Giáo án toán 3 bài tính giá trị của biểu thức sách ctst

Giáo án toán 3 bài tính giá trị của biểu thức sách ctst

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án toán 3 bài tính giá trị của biểu thức sách ctst

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

BÀI : TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Tính giá trị của biểu thức số chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân,chia và không có dấu ngoặc.

- Vận dụng để giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính toán.

2.Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học.

3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng việt.

Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ, nhân ái.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK

- HS: SGK, vở viết.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: …

- HS quan sát hình ảnh đầu trang sách.

- GV kể một câu chuyện để dẫn dắt các em viết biểu thức biểu thị số con vịt sau cùng.

+ Lúc đầu trong hồ có 14con vịt đang vui chơi( HS viết trên bảng con : 14).

+ Sau đó có 5 con vịt lên bờ để rỉa lông ( HS viết tiếp : 14 – 5).

+ Có 3 con vịt khác chạy tới, nhào xuống hồ ( HS viết tiếp: 14 – 5 + 3 ).

- HS quan sát, theo dõi, lắng nghe.

2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (... phút)

2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá

a. Mục tiêu: Tính giá trị của biểu thức số chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân,chia và không có dấu ngoặc.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: : hỏi đáp, quan sát, động não, đặt câu hỏi

1.Hình thành quy tắc tính giá trị của biểu thức chỉ có phép tính cộng , trừ

- GV : Để tính số con vịt có trong hồ lúc này, ta tính giá trị của biểu thức 14 – 5 + 3 .

- GV giới thiệu thứ tự thực hiện các phép tính, chính xác hóa nội dung HS đã được học ở các lớp dưới ( vừa nói vừa viết bảng ):

Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ.

Thì ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

- GV hướng dẫn tính giá trị của biểu thức và cách trình bày.

+ Biểu thức này có mấy dấu phép tính?

+ Ta tính theo thứ tự nào?

+ Trình bày như sau ( GV viết trên bảng lớp):

14 – 5 + 3 = 9 + 3

= 12

Lưu ý, cũng có thể trình bày như sau:

14 – 5 + 3

=9 + 3

= 12

+ Lúc này trong hồ có bao nhiêu con vịt?

- Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính.

( Có thể nói ngắn gọn: Nếu chỉ có cộng, trừ, tính từ trái sang phải.)

  1. Hình thành quy tắc tính giá trị của biểu thức chỉ có phép tính nhân , chia.

GV dẫn dắt các em viết biểu thức.

- HS quan sát hình ảnh giữa trang sách.

+ Có tất cả bao nhiêu con vịt?

+Người ta xếp đều 10 con vịt vào mấy hộp?

+ Cô / Thầy lấy 3 hộp

- GV : Để tính số con vịt mà Cô/ Thầy đã lấy đi, ta tính giá trị của biểu thức 10 : 5 x 3.

- GV giới thiệu thứ tự thực hiện các phép tính, chính xác hóa nội dung HS đã được học ở lớp 2( vừa nói vừa viết lên bảng):

Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia

Thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

- GV hướng dẫn tính giá trị của biểu thức và cách trình bày.

10 : 5 x 3

+ Biểu thức này có mấy dấu phép tính?

+ Ta tính theo thứ tự nào?

+ Trình bày như sau(GV viết trên bảng lớp, HS viết trên bảng con):

10 : 5 x 3 = 2 x 3

= 6

Lưu ý, cũng có thể trình bày như sau

10 : 5 x 3

= 2 x 3

= 6

+ Yêu cầu HS nói: 6 là giá trị của biểu thức 10 : 5 x 3.

+ Cô / Thầy lấy đi bao nhiêu con vịt?

- Yêu cầu HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính.

(Có thể nói ngắn gọn: nếu chỉ có nhân, chia, tính từ trái sang phải.)

- Hstheo dõi, quan sát.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi.

- HS theo dõi, trả lời.

- Hai dấu phép tính: trừ và cộng.

- Trừ trước cộng sau.

- HS viết lên bảng con

- HS theo dõi.

+ HS nói: 12 là giá trị của biểu thức 14 – 5 + 3.

- 12 con vịt.

- HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS viết trên bảng con: 10

- HS viết tiếp : 10 : 5

- HS viết tiếp: 10 : 5 x 3

- HS lăng nghe, ghi nhớ.

- HS theo dõi và trả lời.

- Hai dấu phép tính : chia và nhân.

- Ta tính chia trước , nhân sau.

- HS viết trên bảng con.

10 : 5 x 3 = 2 x 3

= 6

- HS nói: 6 là giá trị của biểu thức 10 : 5 x 3.

- 6 con vịt.

- HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính.

2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức đã học bằng cách giải bài tập

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, cá nhân.

Bài 1:

- HS đọc yêu cầu, thực hiện cá nhân rồi rồi chia sẻ nhóm đôi.

- Khi sữa bài, HS trình bày thứ tự thực hiện các phép tính.

Ví dụ:

a. 82 + 13 – 76 ( có hai phép tính cộng và trừ, ta tính 82 + 13 trước)

= 95 - 76

= 19

Nói: giá trị của biểu thức 82+13-76 là 19.

Bài 2:

- HS nhóm đôi đọc kĩ đề bài, xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán.

- HD HS tìm cách giải.

+ Tìm khối lượng thùng sơn đỏ và 1 thùng sơn xanh

-> Phải tìm khối lượng 4 thùng đỏ

-> 2 kg được lấy 4 lần

->2 x 4 = 8

+ 4 thùng sơn đỏ và 1 thùng sơn xanh

-> Gộp 8 kg và 5 kg

-> 8 + 5 = 13

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Sửa bài: HS trình bày và giải thích cách làm.

- HS đọc yêu cầu , xác định việc phải làm.

- HS thực hiện cá nhân.

- HS trình bày.



- HS tìm hiểu đề bài: nhận xét yêu cầu.

- HS tìm cách thực hiện.

- HS thực hiện.

- HS làm bài cá nhân.

Bài giải

2 x 4 = 8

4 thùng sơn đỏ nặng 8 kg.

8+5=13

4 thùng sơn đỏ và 1 thùng sơn xanh nặng 13 kg.

- HS lắng nghe.

* Hoạt động nối tiếp: (... phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, hỏi đáp, cả lớp.

- Gọi HS nói thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức:

+ Chỉ có các phép tính cộng, trừ.

+ Chỉ có các phép tính nhân, chia.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho tiết học sau: Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo)

- Học sinh thực hiện.

- Lắng nghe, tiếp thu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tính giá trị của biểu thức số có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia có đến hai dấu phép tính và không có dấu ngoặc.
- Vận dụng để giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính toán.

2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất: trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.

Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: tranh SGK

- HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại

c. Hình thức: nhóm đôi

– HS quan sát bức tranh gặt lúa.
– GV giới thiệu ngắn gọn: Vào mùa gặt, người ta có thể dùng máy để gặt lúa.
+ Máy sẽ gặt, đập rồi đóng lúa vào bao.
+ Sau đó máy cuộn rơm thành các bó rơm có dạng hình gì?

GV tổng kết:
+ Có 3 đống rơm, mỗi đống rơm có 5 bó 5 được lấy 3 lần 5 × 3
+ Có 2 bó rơm lẻ và 5 × 3 bó rơm 2 + 5 × 3

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

– HS nhóm đôi quan sát các bó rơm, viết biểu thức tính tất cả số bó rơm trên thửa ruộng.
– HS có thể viết theo các cách khác nhau

- Lắng nghe

- Mở vở ghi bài

2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (27 phút)

2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá

a. Mục tiêu: Hình thành quy tắc tính giá trị của biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia có đến hai dấu phép tính.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

c. Hình thức: Cá nhân - Lớp

– GV: Để tính số bó rơm có tất cả, ta tính giá trị của biểu thức 2 + 5 × 3.
– GV giới thiệu thứ tự thực hiện các phép tính (vừa nói vừa viết bảng):
Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia:
ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.

– GV hướng dẫn tính giá trị của biểu thức và trình bày

+ Biểu thức này có mấy dấu phép tính?

+ Ta tính theo thứ tự nào?

+ Trình bày như sau (GV viết trên bảng lớp)

2 + 5 × 3 = 2 + 15
= 17
Lưu ý, cũng có thể trình bày như sau:
2 + 5 × 3
= 2 + 15
= 17

Giáo viên gọi hs nêu kết quả.

+ Có tất cả bao nhiêu bó rơm?

+ gv yêu cầu hs đếm các bó rơm trong bức tranh để kiểm tra.
+ Nếu làm theo thứ tự từ trái sang phải thì kết quả là bao nhiêu bó rơm?

– HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính.

Hs quan sát

Học sinh trả lời

(Hai dấu phép tính: cộng và nhân.)
(Nhân trước, cộng sau.)

HS viết trên bảng con.

+ HS nói: 17 là giá trị của biểu thức 2 + 5 × 3.
+ 17 bó rơm

+ 21 bó Sai
+ Hs có thể nói ngắn gọn: Nhân, chia trước; cộng, trừ sau.)

2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành

a. Mục tiêu: Vận dụng để giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính toán.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Phương pháp thực hành, đàm thoại, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

c. Hình thức: Cá nhân - Cặp - Lớp

Bài 1:

- Quan sát và giúp đỡ HS trình bày và thực hiện đúng theo thứ tự

Bài 2:
– GV nhóm đôi HS đọc yêu cầu, thảo luận tìm cách giải thích.
– Khi sửa bài, HS giải thích vì sao đúng hoặc sai.
a) Đúng (chỉ có cộng, trừ từ trái sang phải).
b) Đúng (chỉ có nhân, chia từ trái sang phải).
c) Sai (50 không là giá trị của biểu thức;
cộng và nhân nhân trước, cộng sau giá trị của biểu thức là 18).


Vui học

Giáo viên yêu cầu hs quan sát tranh

Học sinh làm vào vở và trình bày kết quả.

– GV tổng kết.
GV lưu ý HS: Nếu có quá nhiều quả cà chua không đếm xuể; nếu các phép tính phức tạp không tính nhẩm được; khi đó việc viết biểu thức rồi tìm giá trị của biểu thức sẽ rất hữu ích.

– HS đọc yêu cầu, thực hiện cá nhân rồi chia sẻ nhóm đôi.
– Khi sửa bài, HS trình bày thứ tự thực hiện các phép tính.
Dự kiến kết quả:
a) 80 – 2 × 7 = 80 – 14
= 66
b) 35 + 12 : 2 = 35 + 6

= 41

c) 45 : 5 – 9 = 9 – 9

= 0

HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm đôi.

Hs báo cáo kết quả trước lớp

a) Đúng
b) Đúng

c) Sai

Hs nhận xét - bổ sung

– HS có nhiều cách để làm bài (đếm, nhân và cộng).

Học sinh báo cáo kết quả trước lớp.
9 + 5 × 7 = 9 + 35
= 44.
Có tất cả 44 quả cà chua.

* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Phương pháp đàm thoại.

c. Hình thức: Cá nhân

– HS nói thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức:

1 số học sinh nhắc lại.

- Về nhà xem lại bài chuần bị bài “ Tính giá trị của biểu thức (tiếp theo)

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được biểu thức có dấu ngoặc.

- Tính được giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính và có dấu ngoặc theo
nguyên tắc thực hiện trong dấu ngoặc trước.

- Vận dụng để giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính toán.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học.

3. Phẩm chất: trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.

Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: tranh SGK

- HS: SGK, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động Khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại

c. Hình thức: nhóm đôi

– HS quan sát hình ảnh trên bảng lớp.

– GV yêu cầu HS: viết biểu thức tính tất cả số bút chì trong mỗi hình.
Có thể chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm tính số bút chì ở một hình. Đại diện nhóm báo cáo.
GV tổng kết:

GV: Với các biểu thức có dấu ngoặc, có riêng quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính.

- Giới thiệu bài - Ghi tên bài.

- HS nhóm đôi thực hiện.
- HS có thể viết theo các cách khác nhau.

- Mở vở ghi tên bài.

2. Hoạt động Kiến tạo tri thức mới (27 phút)

2.1 Hoạt động 1 (12 phút): Khám phá

a. Mục tiêu: Giới thiệu biểu thức có dấu ngoặc và hình thành quy tắc tính giá trị của biểu thức có đến hai dấu phép tính và có dấu ngoặc

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

c. Hình thức: Cá nhân - Lớp

– GV giới thiệu thứ tự thực hiện các phép tính (vừa nói vừa viết bảng):
Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) thì trước tiên ta thực hiện các phép tính
trong ngoặc.
– GV hướng dẫn tính giá trị của biểu thức và trình bày.
+ Biểu thức này có gì đặc biệt?
+ Ta tính theo thứ tự nào?
+ Trình bày như sau (GV viết trên bảng lớp, HS viết vào bảng con):
(2 + 3) × 4 = 5 × 4
= 20
Lưu ý, cũng có thể trình bày như sau:
(2 + 3) × 4
= 5 × 4
= 20
+ Có tất cả bao nhiêu bút chì?
+ Giá trị của biểu thức 2 + 3 × 4 là bao nhiêu?
GV lưu ý HS: Tuy các số tham gia phép tính và các phép tính trong hai biểu thức đều giống nhau nhưng do biểu thức thứ hai có dấu ngoặc nên giá trị của hai biểu thức khác nhau.

1 số hs trả lời trước lớp

+ Biểu thức có dấu ngoặc.

+ Trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

+ HS nói: 20 là giá trị của biểu thức (2 + 3) × 4.
+ 20 bút chì. HS đếm số bút chì trong hình thứ hai để kiểm tra.

+ 14
– HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính. (Có thể nói ngắn gọn: Trong ngoặc trước; ngoài ngoặc sau.)

2.2 Hoạt động 2 (15 phút): Thực hành

a. Mục tiêu: Hs biết tính được giá trị của biểu thức số có đến hai dấu phép tính và có dấu ngoặc theo nguyên tắc thực hiện trong dấu ngoặc trước.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Phương pháp thực hành, đàm thoại, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.

c. Hình thức: Cá nhân - Cặp - Lớp

Bài 1: Gv yêu cầu hs nêu yêu cầu của bài

– Khi sửa bài, HS trình bày thứ tự thực hiện các phép tính.

Giáo viên nhận xét-sửa bài.


Bài 2:

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài toán và phân tích

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

Thử thách

- Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm

– HS đọc yêu cầu, thực hiện cá nhân rồi chia sẻ nhóm đôi.
Dự kiến kết quả:

a) 80 – (30 + 25) = 80 – 55
= 25
b) (72 – 67) × 8 = 5 × 8

= 40

c) 50 : (10 : 2) = 50 : 5

= 10

– HS nhóm đôi đọc kĩ đề bài, xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán.
– HS tìm cách giải. HS làm bài cá nhân.
Bài giải
1 + 4 = 5
Mỗi túi có 5 quyển truyện và vở.
5 × 10 = 50
10 túi có 50 quyển truyện và vở.

– HS thảo luận nhóm và làm bài.

- Hs báo cáo kết quả. Nhận xét.

* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Phương pháp đàm thoại.

c. Hình thức: Cá nhân

– Yêu cầu hs nói thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.

1 số học sinh nhắc lại.

- Về nhà xem lại bài chuần bị bài “Làm tròn số”

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................