Giáo án tiếng việt lớp 3 chân trời sáng tạo tuần 33

Giáo án tiếng việt lớp 3 chân trời sáng tạo tuần 33

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tiếng việt lớp 3 chân trời sáng tạo tuần 33

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

KẾ HOẠCH BÀI DẠY _ TUẦN 33

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

BÀI 3: MỘT MÁI NHÀ CHUNG (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Nói được sự thay đổi màu sắc của bầu trời vào các buổi trong ngày hoặc các mùa trong năm; nêu được sự phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.

+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.

- Năng lực văn học: Hiểu được nội dung bài đọc: Mọi người, mọi vật ai cũng có mái nhà của riêng mình và đều sống dưới mái nhà chung là bầu trời cao xanh rực rỡ sắc cầu vồng.

2. Năng lực chung.

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Yêu tiếng Việt.

- Phẩm chất nhân ái: Nhận thức được mọi người, mọi vật ai cũng có mái nhà của riêng mình từ đó trân trọng vả có ý thức bảo vệ ngôi nhà chung.

- Phẩm chất chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao.

- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.

- Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGV, SGK, tranh ảnh, video clip ghi lại sự thay đổi của bầu trời vào các buổi trong ngaỳ hoặc các mùa trong năm.

- HS: SGK, thước kẻ, bút,…

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, thảo luận nhóm 2

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi, nói với bạn về sự thay đổi màu sắc của bầu trời vào các buổi trong ngày hoặc các mùa trong năm;

- GV cũng có thể cho HS xem tranh, clip ghi lại sự thay đổi của bầu trời và trao đổi những điều em thấy trong tranh ảnh, video

– GV giới thiệu bài mới, GV ghi tên bài đọc Một mái nhà chung

– HS đọc yêu cầu của hoạt động khởi động, thảo luận nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ:

-HS quan sát tranh minh hoạ, nêu phỏng đoán về nội dung bài học.

- HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc Chú sẻ và bông hoa bằng lăng.

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (27 phút)

B.1 Hoạt động Đọc (24 phút)

1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)

a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, đàm thoại, thực hành, cá nhân, nhóm

a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: giọng đọc trong sáng, thể hiện sự vui tươi; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm, tên gọi nhắc đến trong bài thơ.

b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ

GV hướng dẫn:

+ Cách đọc một số từ ngữ khó: lợp, rập rình, rực rỡ,…

+ Giải thích thêm nghĩa của một số từ ngữ khó (nếu cần), VD: lợp (làm cho được phủ kín lên trên bằng một lớp vật liệu thích hợp như lá, ngói,…)

- Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu.

c. Luyện đọc bài thơ:

- Chia đoạn: 6 khổ thơ

- Luyện đọc các dòng thơ:

+ GV hướng dẫn cách ngắt nhịp một số dòng thơ:

Bạn ơi,/ ngước mắt

Ngước mắt/ lên trông

Bãn ơi/ hãy hát

Hát/câu cuối cùng

Một/ mái nhà chung

Một/ mái nhà chung

- Luyện đọc từng khổ thơ.

GV cho HS đọc nối tiếp từng khổ

d. Luyện đọc cả bài thơ:

- Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài thơ.

- HS nghe GV đọc mẫu

HS lắng nghe và lặp lại

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe và lặp lại

- HS đọc nối tiếp đoạn

- HS đọc luân phiên cả bài thơ.

2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút)

a. Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Mọi người, mọi vật ai cũng có mái nhà của riêng mình và đều sống dưới mái nhà chung là bầu trời cao xanh rực rỡ sắc cầu vồng.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, đàm thoại, thực hành, cá nhân, nhóm

GV cho HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi 1 – 3 trong SHS, kết hợp giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó. VD: Dím (loài gặm nhắm có lông nhọn hình que, sống trong hang đất ở vùng rừng núi),…

1. Mái nhà của mỗi con vật dưới đây có đặc điểm gì?

2. Nhà của các bạn nhỏ được nhắc đến ở khổ 3 có gì đẹp?

3. Mái nhà chung được nhắc đến trong bài thơ là gì?

4. Em cảm thấy như thế nào khi được sống dưới mái nhà chung?

– GV yêu câu HS rút ra nội dung bài trên cơ sở trả lời các câu hỏi đọc hiểu.

.

1. Mỗi mái nhà riêng có nét khác biệt đáng yêu : mái nhà của chim thì lợp nghìn chiếc lá biếc, mái nhà của cá là sóng xanh rập rình, mái nhà của dím ẩn sâu trong lòng đất, mái nhà của ốc là chiếc vỏ tròn ngay bên mình

2. Mái nhà của em thì có giàn gấc có quả đỏ che nghiêng, còn nhà của bạn thì có hoa giấy hồng trên mái.

3. Mái nhà chung của muôn vật là bầu trời xanh đến vô cùng, là vòm trời cao rực rỡ bảy sắc cầu vồng.

4. Em muốn nói với những người bạn chung một mái nhà rằng chúng ta rất hạnh phúc được sống dưới mái nhà chung là bầu trời xanh.
– HS rút ra nội dung bài trên cơ sở trả lời các câu hỏi đọc hiểu: Chúng ta phải biết sống thân ái với nhau và cùng góp sức giữ gìn bầu trời chung để nó không bị ô nhiễm bởi khói bụi và nhiều thứ khí độc hại.

* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Cho HS nhắc lại nội dung bài đọc.

- Chuẩn bị: mang theo sách có truyện về cảnh đẹp và phiếu đọc sách đã ghi chép về truyện đã đọc.

- Mọi người, mọi vật ai cũng có mái nhà của riêng mình và đều sống dưới mái nhà chung là bầu trời cao xanh rực rỡ sắc cầu vồng.

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

BÀI 3: MỘT MÁI NHÀ CHUNG(Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Nói được về tranh minh họa bài đọc; nêu được phỏng đoán về nội dung bài qua tên bài đọc và tranh minh họa.

+ Đọc trôi chảy bài thơ, xác định đúng giọng đọc và nhịp thơ, một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài.

+ Tìm một số câu so sánh về hành ảnh có cảnh đẹp và viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn.

- Năng lực văn học: Hiểu được nội dung bài đọc: Mọi người, mọi vật ai cũng có mái nhà của riêng mình và đều sống dưới mái nhà chung là bầu trời cao xanh rực rỡ sắc cầu vồng.

2. Năng lực chung.

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Yêu tiếng Việt.

- Phẩm chất nhân ái: Nhận thức được mọi người, mọi vật ai cũng có mái nhà của riêng mình từ đó trân trọng vả có ý thức bảo vệ ngôi nhà chung.

- Phẩm chất chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao.

- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.

- Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGV, SGK, tranh ảnh, video clip ghi lại sự thay đổi của bầu trời vào các buổi trong ngaỳ hoặc các mùa trong năm.

- HS: SGK, thước kẻ, bút,…

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vận động, hát, cá nhân, toàn lớp

- GV cho HS vận động và hát bài “Trái đất này là của chúng mình”

- HS vận động và hát.

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (27 phút)

B.1 Hoạt động Đọc (15 phút)

3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại và học thuộc lòng (15 phút)

a. Mục tiêu: HS thuộc 4 khổ thơ đầu.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

- GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ sở hiểu nội dungbài thơ. HS nhắc lại nội dung bài. Từ đó bước đầu xác định đúng giọng đọc và nhịp thơ, một số từ ngữ cần nhấn giọng trên cơ sở hiểu nội dung bài.

- GV đọc mẫu 4 khổ thơ đầu

- GV yêu cầu HS đọc 4 khổ thơ đầu và học thuộc lòng bằng pp tự nhẩm thuộc, xoá dần hoặc thay chữ bằng hình.

GV nhận xét.

- Nội dung bài đọc: Mọi người, mọi vật ai cũng có mái nhà của riêng mình và đều sống dưới mái nhà chung là bầu trời cao xanh rực rỡ sắc cầu vồng.

- Giọng đọc trong sáng, thể hiện sự vui tươi; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm, tên gọi nhắc đến trong bài thơ.

- HS nghe GV đọc mẫu.

- HS luyện đọc và thực hiện học thuộc lòng 4 khổ thơ.

- HS đọc/ thi đọc trước lớp hay cho HS khá giỏi đọc cả bài.

B.2 Hoạt động Đọc mở rộng (12 phút)

a. Mục tiêu: Tìm đọc một bài thơ về thiên nhiên và viết được Phiếu đọc sách và biết cách chia sẻ với bạn.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, thảo luận, cá nhân, nhóm

1.2.1 Viết Phiếu đọc sách

- HS đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,..) một truyện về một bài thơ về thiên nhiên theo hướng dẫn GV

- GV hướng dẫn HS viết vào phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị sau khi đọc bài thơ về thiên nhiên: tên bài thơ, tên tác giả, tên cảnh đẹp, màu sắc, âm thanh, tranh ảnh minh hoạ,…

- GV hướng dẫn HS có thể trang trí Phiếu đọc sách đơn giản theo nội dung chủ điểm.

1.2.2 Chia sẻ câu thơ có hình ảnh so sánh.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm nhỏ về cảnh thiên nhiên được nhắc đến trong bài thơ. Có thể đọc bài thơ cho bạn nghe hoặc chia sẻ cho các bạn cùng đọc.

- GV cho một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp hoặc dán Phiếu đọc sách vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm của lớp.

- GV nhận xét.

- HS đọc ở nhà (hoặc ở thư viện lớp, thư viện trường,..) một truyện một bài thơ về thiên nhiên theo hướng dẫn GV

- Viết vào phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị sau khi đọc bài thơ về thiên nhiên: tên bài thơ, tên tác giả, tên cảnh đẹp,…

- HS có thể trang trí Phiếu đọc sách đơn giản.

- HS dựa vào Phiếu đọc sách chia sẻ trong nhóm nhỏ về về cảnh thiê nhiên được nhắc đến trong bài thơ. Có thể đọc bài thơ cho bạn nghe hoặc chia sẻ truyện cho các bạn cùng đọc.

- Một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp hoặc dán Phiếu đọc sách vào Góc sáng tạo/ Góc sản phẩm của lớp.

- HS nghe bạn và GV nhận xét.

* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, lớp, đàm thoại

- GV hỏi một vài HS: Em ấn tượng nhất với bài thơ nào của các bạn đã đọc?

- Chuẩn bị: bút mực, vở

- HS trả lời

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

BÀI 3: MỘT MÁI NHÀ CHUNG( (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Năng lực ngôn ngữ: Nhớ viết đúng Một mái nhà chung, phân biệt d/gi hoặc ươn/ương.

- Năng lực văn học: Hiểu được nội dung bài đọc: Mọi người, mọi vật ai cũng có mái nhà của riêng mình và đều sống dưới mái nhà chung là bầu trời cao xanh rực rỡ sắc cầu vồng.

2. Năng lực chung.

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Yêu tiếng Việt.

- Phẩm chất nhân ái: Nhận thức được mọi người, mọi vật ai cũng có mái nhà của riêng mình từ đó trân trọng vả có ý thức bảo vệ ngôi nhà chung.

- Phẩm chất chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao.

- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.

- Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, SGV

- HS: Bảng con, bút, SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- GV cho HS vận động và hát bài “Trái đất này là của chúng mình”.

- HS vận động và hát.

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút)

B.3 Hoạt động Viết (27 phút)

1. Hoạt động 1: Nhớ_viết (10 phút)

a. Mục tiêu: Viết đúng bốn khổ thơ đầu trong bài Một mái nhà chung.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, làm mẫu, cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu trong bài thơ Một mái nhà chung (từ đầu đến xanh đến vô cùng)

- GV đặt 1,2 câu hỏi về nội dung đoạn thơ:

Mái nhà của mỗi con vật dưới đây có đặc điểm gì?

- GV yêu cầu HS đánh vần một số từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo, do ngữ nghĩa,… (nghiêng, dím, giàn, lợp, rập rình,…) và luyện viết vào bảng con.

- Yêu cầu HS nhớ viết đoạn thơ vào vở.

- Yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh tự đánh giá bài viết của mình và của bạn theo hướng dẫn của GV.

- GV nhận xét một số bài viết.

- HS đọc theo yêu cầu GV

Mỗi mái nhà riêng có nét khác biệt đáng yêu : mái nhà của chim thì lợp nghìn chiếc lá biếc, mái nhà của cá là sóng xanh rập rình, mái nhà của dím ẩn sâu trong lòng đất, mái nhà của ốc là chiếc vỏ tròn ngay bên mình
- HS luyện đọc và luyện viết các từ khó vào bảng con.

- HS luyện tập nhớ viết đoạn thơ.

- HS tự đánh giá bài viết của mình và của bạn theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe

2. Hoạt động 2: Phân biệt d/gi ( 5 phút)

a. Mục tiêu: Phân biệt được d/gi

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: làm mẫu, thực hành, cá nhân

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT2 và đoạn văn.

- GV cho HS làm bài vào VBT.

- GV tổ chức cho HS chơi Tiếp sức để chữa bài, đọc lại đoạn văn đã chữa lỗi, giải nghĩa một số từ ngữ khó.

- GV nhận xét.

- HS đọc.

- HS làm bài vào VBT. Chia sẻ và thống nhất kết quả trong nhóm( giữa, dậy, gió, giã)

- HS chơi theo hướng dẫn GV

-HS lắng nghe

3. Hoạt động 3: Phân biệt l/n hoặc ươn/ương(7 phút)

a. Mục tiêu: Phân biệt l/n hoặc ươn/ương

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: làm mẫu, thực hành, cá nhân

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT3

- GV yêu cầu HS chọn 1 trong 2 nội dung của bài tập để làm vào VBT.

- GV cho HS chia sẻ kết quả trong nhóm.

- Yêu cầu HS đọc lại đoạn thơ và giải nghĩa một số từ khó.

VD: ngủ nướng (ngủ dậy muộn. cố gắng ngủ thêm thời gian so với giờ giấc đã quy định hằng ngày)

- GV nhận xét

- HS đọc

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS chia sẻ.

a. nay, nướng, năm, lắc, loa, luyện

b. vươn, đường, hương, vượn ,vườn, thương

- HS đọc và lắng nghe

- HS lắng nghe

* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Đánh giá bài viết: GV nhận xét một số bài viết.

- Chuẩn bị: Xem trước tiết 4.

- HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.

– HS nghe GV nhận xét một số bài viết.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

BÀI 3: MỘT MÁI NHÀ CHUNG(Tiết 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Năng lực ngôn ngữ: Tìm và sử dụng được một số từ ngữ về thiên nhiên có nghĩa trái ngược; đặt được câu có sử dụng được một số từ ngữ về thiên nhiên có nghĩa trái ngược; giải được ô chữ và nói về một số loài vật.

2. Năng lực chung.

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Yêu tiếng Việt.

- Phẩm chất nhân ái: Nhận thức được một số từ ngữ về thiên nhiên và yêu quý mọi vật xung quanh.

- Phẩm chất chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao.

- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.

- Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, SGV, thẻ từ

- HS: SGK, SGV, bút, thước,…

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, đàm thoại, cá nhân

- GV cho HS hát bài “Trái đất này là của chúng mình”.

- HS hát.

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút)

B.4 Hoạt động Luyện từ, luyện câu (22 phút)

1. Hoạt động 1: Luyện từ (10 phút)

a. Mục tiêu: MRVT về từ trái nghĩa.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

Bài 1:

- GV gọi HS đọc yêu câu bài.

- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ trái ngược với từ in đậm và yêu cầu vài nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV giải thích nghĩa.

- GV nhận xét

– HS xác định yêu cầu của BT 1.

– HS đọc chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm nhỏ.

− 1 − 2 nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp. (Đáp án: xuống_lên; đầu tiên-cuối cùng; vào_ra)

– HS nghe GV nhận xét

2. Hoạt động 2: Luyện câu (12 phút)

a. Mục tiêu: HS điền đúng từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau và đặt câu.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: làm mẫu, thực hành, cá nhân, nhóm

Bài 2:

- GV yêu cầu HS đọc đề.

- Cho HS thảo luận theo nhóm đôi và làm bài vào VBT.

- GV cho HS vài nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV có thể giải thích thêm nghĩa của các câu thành ngữ trên

- GV chốt, nhận xét.

Bài 3:

- GV yêu cầu HS đọc đề.

-GV phân tích mẫu (tìm cặp từ trái nghĩa, đặt câu có sử dụng từ trái nghĩa đó.)

- Cho HS thảo luận theo nhóm đôi tìm tử và đặt câu.

- Cho một vài nhóm chia sẻ trước lớp.

- GV nhận xét.

- HS đọc đề

- HS trình bày:

a. Lên rừng xuống biển

b. Bên lở bên bồi

c. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe nhận xét.

- HS đọc đề

-HS lắng nghe

-HS tìm từ và đặt câu.

-HS chia sẻ

-HS lắng nghe

B. Hoạt động Vận dụng: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS giải được ô chữ và nói 1-2 câu về một con vật.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp, cá nhân, nhóm

Bài 1:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài

- GV cho HS thảo luận nhóm 4 cho HS chơi giải ô chữ tính điểm thưởng bằng sao, bằng hoa theo nhóm,

- GV nhận xét, khuyết khích HS nói lời cảm ơn theo các cách khác nhau.

Bài 2:

GV yêu cầu HS đọc đề bài

- Cho HS thực hiện yêu cầu bài tập trong nhóm nhỏ.

- Cho một vài nhóm chia sẻ trước lớp.

-GV nhận xét

- HS đọc yêu cầu Giải ô chữ.

- HS đóng vai để nói và đáp lời cảm ơn trong nhóm 4

- Vài nhóm đóng vai trước lớp. Lắng nghe bạn nhận xét.

-HS tham gia trò chơi.

-HS đọc.

-HS thực hiện

-HS chia sẻ

-HS lắng nghe

* Hoạt động nối tiếp: ( 3 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Cho HS chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả học tập của mình.

- Chuẩn bị: đọc trước bài Đi tàu trên sông Von-ga

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

BÀI 4: ĐI TÀU TRÊN SÔNG VON-GA (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Nói được về cảnh đẹp trong tranh minh hoạ bài đọc, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.

+ Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.

- Năng lực văn học: Hiểu được nội dung bài đọc: Chuyến đi bằng tàu thuỷ trên sông Von-ga cùng bà khi còn nhỏ vào những ngày thu vô cùng đẹp đẽ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả.

2. Năng lực chung.

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Yêu tiếng Việt.

- Phẩm chất nhân ái: Nhận thức được vẻ đẹp thiên nhiên và yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên.

- Phẩm chất chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao.

- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.

- Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh ảnh, video clip cảnh sông Von-ga vào các buổi trong ngày, các mùa trong năm, có cảnh hai bên bờ sông; bảng phụ

- HS: SGV, bút, thước, tranh ảnh về thiên nhiên

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

-GV cho HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn nói về cảnh đẹp bức tranh:

+ Tranh vẽ cảnh gì?

+ Dòng sông, con tàu kéo xà lan, cây cối nhà cửa hai bên và mặt trời như thế nào?

+ Màu sắc như thế nào?

– GV cho HS đọc tên bài và quan sát hình thức trình bày để phỏng đoán nội dung bài đọc.

– GV giới thiệu bài mới, GV ghi tên bài đọc mới Đi tàu trên sông Von-ga

– HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn về cảnh đẹp bức tranh.

– HS đọc tên bài và quan sát hình thức trình bày để phỏng đoán nội dung bài đọc.

– HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Đi tàu trên sông Von-ga.

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút)

B.1 Hoạt động Đọc (27 phút)

1. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)

a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

a. Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài. Lưu ý: giọng đọc trong sáng, vui tươi, nhấn giọng những từ ngữ tả cảnh, cảm xúc của bà và cháu,…

b. Luyện đọc từ, giải nghĩa từ

GV hướng dẫn:

+ Cách đọc một số từ ngữ khó: boong, Von-ga, uể oải, lững lờ,…

+ Giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó, VD: boong tàu(sản lộ thiên trên tàu thuỷ); nom(nhìn); y phục (quần áo, dùng với sắc thái sang trọng),…

-GV giải thích thêm:

Sông Von-ga nằm ở miền tây nước Nga, là con sông dài nhất châu Âu, là một trong những biểu tượng của văn hoá Nga, người Nga rất yêu quý và tự hào về sông Von-ga.

- Yêu cầu nhóm đôi đọc nối tiếp từng câu.

c. Luyện đọc đoạn

- Chia đoạn:2 đoạn

+ Đoạn 1: từ đầu ….như con bọ đất.

+Đoạn 2: Mặt trời… trên mặt nước

+Đoạn 3: Cháu nhìn xem…vui sướng

- Luyện đọc câu dài:

+Cách ngắt nghỉ một số câu dài: Dưới bầu trời trong sáng/đôi bờ sông Von-ga/ được mủa thu thuê lên một màu vàng óng/ như hai dải lụa.// Những ngọn đồi xanh/ giống như những nếp gấp lộng lẫy/ trên bộ y phục sang trọng của mặt đất.// hai bên bờ sông/các thành phố/và làng mạc/ nom xa như những chiếc bánh//;…

- Luyện đọc từng đoạn:

- HS đọc luân phiên

d. Luyện đọc cả bài:

- Yêu cầu HS đọc luân phiên cả bài...

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe và luyện đọc

- HS lắng nghe và luyện đọc

-HS lắng nghe và luyện đọc

- HS lắng nghe và luyện đọc

- HS đọc luân phiên cả bài

- HS đọc.

2. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (12 phút)

a. Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài đọc: Chuyến đi bằng tàu thuỷ trên sông Von-ga cùng bà khi còn nhỏ vào những ngày thu vô cùng đẹp đẽ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, thảo luận nhóm

- GV giải thích thêm từ uể oải (hoạt động chậm chạp) ; lững lờ (đi chuyển chậm chạp và êm ả, tựa như vẫn đứng yên)

- GV cho HS trả lời câu 1 đến câu 5:

Câu hỏi 1. Tác giả cùng bà đi tàu trên sông Von-ga vào mùa nào?

Câu hỏi 2. Đôi bờ sông Von-ga được so sánh với gì? Vì sao?

Câu hỏi 3. Cảnh vật hai bên bờ sông được tả trong đoạn 3 có gì đẹp?

Câu hỏi 4. Chỉ tiết nào cho thấy bà của tác giả rất thích chuyến đi?

Câu hỏi 5. Em thích cảnh đẹp  được tả trong bài:

- GV cho HS thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung

bài học.

- HS lắng nghe

- Tác giả cùng bà đi tàu trên sông Von-ga vào mùa thu

- Đôi bờ sông Von-ga được so sánh với hai dải lụạ. Vì đôi bờ sông Von-ga được mùa thu thêu lên một màu vòng óng

- Cảnh vật hai bên bờ sông được tả trong đoạn 3 có đẹp:

  • Mặt trời lững lờ di chuyển trên sông, cảnh vật đổi mới từng giờ, từng phút. Những ngọn đổi xanh giống như những nếp gấp lộng lẫy trên bộ y phục sang trọn của mặt đất. Hai bên bờ sông, các thành phố và làng mạc nom xa như những chiếc bánh. Thỉnh thoảng có chiếc lá thu vàng bập bềnh trên mặt nước.

- Chi tiết cho thấy bà của tác giả rất thích chuyến đi:

  • Chốc chốc bà tôi lại nhắc lại, nét mặt bà rạng rỡ, đôi mặt rưng rưng vì vui sướng...

"Mặt trời lừng lững di chuyển trên sông, cảnh vật đổi mới từng giờ, từng phút."

=> Qua hình ảnh này cho thấy cảnh vật trên sông luôn thay đổi làm cho mọi vật trở nên lộng lẫy và bắt mắt, phong cảnh rất nên thơ, hữu tình

- Nội dung bài đọc: Chuyến đi bằng tàu thuỷ trên sông Von-ga cùng bà khi còn nhỏ vào những ngày thu vô cùng đẹp đẽ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả.

3. Hoạt động 3: Luyện đọc củng cố (15 phút)

a. Mục tiêu:

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- GV hướng dẫn HS xác định giọng đọc trên cơ sở hiểu nội dung văn bản. HS nhắc lại nội dung bài. Từ đó bước đầu xác định được giọng đọc trong sáng, vui tươi, nhấn giọng những từ ngữ tả cảnh, cảm xúc của bà và cháu,…

- GV đọc mẫu đoạn Mặt trời lững lờ…đến hết.

- GV cho HS luyện đọc lại đoạn trên trong nhóm nhỏ hay đọc trước lớp.

- GV tổ chức HS thi đọc/ đọc trước lớp hay cho HS khá giỏi đọc cả bài.

- Nội dung bài đọc: Chuyến đi bằng tàu thuỷ trên sông Von-ga cùng bà khi còn nhỏ vào những ngày thu vô cùng đẹp đẽ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả.

- HS nghe GV đọc mẫu

- HS luyện đọc lại 1 đoạn (tự chọn hoặc có hướng dẫn) trong nhóm nhỏ hay đọc trước lớp.

- HS đọc/ thi đọc trước lớp hay cho HS khá giỏi đọc cả bài.

* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học

- Chuẩn bị: tiết 2

- HS nhắc lại nội dung bài học

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

BÀI 4: ĐI TÀU TRÊN SÔNG VON-GA (tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Năng lực ngôn ngữ: Nói câu thể hiện cảm xúc trước cảnh đẹp thiên nhiên.

Xem tranh và kể lại được câu chuyện Bông lúa.

2. Năng lực chung.

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Yêu tiếng Việt.

- Phẩm chất nhân ái: Nhận thức được vẻ đẹp thiên nhiên và yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên.

- Phẩm chất chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao.

- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.

- Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, SGV,

- HS: SGK, bút, ….

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, thảo luận nhóm

- GV cho Học sinh hát bài Lý cây đa

Học sinh hát bài Lý cây đa

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút)

B.4 Hoạt động Nói và nghe(12 phút)

a. Mục tiêu: Nói câu thể hiện cảm xúc trước cảnh đẹp thiên nhiên.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT và phân tích gợi ý (nếu có).

- Yêu cầu HS nói trong nhóm 1-2 câu thể hiện cảm xúc của em trước cảnh đẹp thiên nhiên.

- Yêu cầu một số nhóm HS nói trước lớp.

- GV nhận xét

- HS xác định yêu cầu BT và phân tích gợi ý (nếu có).

- Nói câu thể hiện cảm xúc của em trước cảnh đẹp về thiên nhiên. (ôi, chao, a, thật, quá, tuyệt vời,…)

- Một số nhóm HS nói trước lớp.

- HS lắng nghe

B.5 Hoạt động: Kể chuyện(13 phút)

a. Mục tiêu: Xem tranh và kể lại câu chuyện

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: kể chuyện, thảo luận nhóm

- Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT và phân tích gợi ý (nếu có).

_Cho HS đọc tên truyện và tranh minh hoạ, phòng đoán nội dung câu chuyện?

-GV yêu cầu HS quan sát bức tranh đoạn 1, đọc câu dưới tranh và các câu trong bóng nói. Gv hướng dẫn kể đoạn 1 dựa vào các câu hỏi gợi ý:

+ Chuyện diễn ra khi nào?Ở đâu?

+ Có những nhân vật nào?

+ Chuyện gì xảy ra với các nhân vật đó?

- Gọi 1-2 HS kể trước lớp.

-GV yêu cầu HS quan sát bức tranh đoạn 2,3,4, đọc câu dưới tranh và các câu trong bóng nói. Gv hướng dẫn kể đoạn 1 dựa vào các câu hỏi gợi ý:

+ Khi thấy gà trống đưa bao lúa mì, hai chú chuột nói gì?Gà trống hỏi 2 chú chuột điều gì? Hai chú chuột trả lời ra sao?

+ Gà trống làm gì trong bếp?

+ Khi thấy gà mang bánh ra, hai chú chuột nói gì?

- Gọi 1-2 HS kể trước lớp.

- Yêu cầu HS quan sát các bức tranh kết hợp với các câu hỏi gợi ý kể tiếp từng đoạn câu chuyện trong nhóm 4 (lưu ý: ánh mắt, cử chỉ khi kể, phân biệt giọng các nhân vật)

- Yêu cầu một số nhóm HS kể nốt tiếp từng đoạn câu chuyện trước lớp.

- GV yêu cầu 1 vài HS kể lại toàn bộ câu chuyện trươc lớp.

- Gv nhận xét phần kể chuyện.

- HS xác định yêu cầu BT: Xem tranh và kể lại từng đoạn câu chuyện Bông lúa.

- HS đọc.

-HS làm theo GV hướng dẫn

-HS kể, các bạn lắng nghe

- HS thực hiện

-HS kể chuyện

- HS thực hiện kể trong nhóm

-HS kể chuyện

- HS kể chuyện

-HS kể lắng nghe

* Hoạt động nối tiếp: (3phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Đánh giá bài viết: GV nhận xét một số bài viết.

- Chuẩn bị: tiết 3, đọc lại Đi tàu trên sông Von-ga

- HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

BÀI 4: ĐI TÀU TRÊN SÔNG VON-GA(Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Năng lực ngôn ngữ: Nói và viết được đoạn văn ngắn về một việc làm của em hoặc bạn em góp phần bảo vệ môi trường. Chia sẻ với bạn về một bức tranh về thiên nhiên, nói được 1-2 câu về hình ảnh em thích trong tranh.

2. Năng lực chung.

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Yêu tiếng Việt.

- Phẩm chất nhân ái: Nhận thức được vẻ đẹp thiên nhiên và yêu quý cảnh đẹp thiên nhiên.

- Phẩm chất chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ cô giao.

- Trách nhiệm: Tự giác trong việc tự học, hoàn thành nhiệm vụ cô giao.

- Trung thực: Chia sẻ chân thật nhiệm vụ học tập của nhóm, cá nhân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGV, SGK, thẻ từ màu xanh và hồng ở BT1

- HS: SGK, bút, vở,…

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

Hát bài “ Trái Đất này là của chúng mình”

Hát bài “ Trái Đất này là của chúng mình”

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (25 phút)

B.5 Hoạt động Viết sáng tạo (20 phút)

a. Mục tiêu: Nói và viết được đoạn văn ngắn về một việc làm của em hoặc bạn em góp phần bảo vệ môi trường. Chia sẻ với bạn về một bức tranh về thiên nhiên, nói được 1-2 câu về hình ảnh em thích trong tranh.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, thảo luận nhóm.

Bài 1:

- GV gọi HS đọc đề

- GV cho hS quan sát tranh đọc và trả lời các câu hỏi gợi ý:

+ Việc đó xảy ra vào lúc nào? Ở đâu?

+ Có ai tham gia?

+ Công việc diễn ra ra sao?

+Kết quả ra sao?

- GV cho HS nói trong nhóm đôi và nhận xét, giúp bạn hoàn chỉnh bài mới.

- Một vài HS nói trước lớp.

-GV nhận xét.

Bài 2:

- GV gọi HS đọc đề

- GV lưu ý cho HS một số lưu ý khi viết:

+ Nội dung

+Hình thức

+Độ dài

…..

- GV mời HS viết bài vào VBT

- GV nhận xét

Bài 3:

-GV gọi HS đọc đề.

-GV yêu cầu HS trao đổi bài đọc theo nhóm đôi.

- GV cho HS trao đổi những điều em thích ở bài viết của bạn theo gợi ý.

- Một vài HS chia sẻ trước lớp.

-GV nhận xét.

-GV cho HS chia sẻ với bạn về một bức tranh thiên nhiên.

- GV cho HS nói 1-2 câu về hình ảnh mà em thích.

– HS đọc.

– HS trả lời các câu hỏi.

− HS thực hiện.

– Một vài cá nhân/ nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp.

– HS nghe bạn và GV nhận xét.

- HS xác định yêu cầu của BT. Viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 8 đến 10 câu) kể về một việc làm của em hoặc bạn em góp phần bảo vệ môi trường.

– HS lắng nghe.

– HS viết bài vào VBT.

– Một vài HS chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS nghe bạn và GV nhận xét.

-HS đọc đề bài.

-HS thực hiện.

-HS trao đổi với bạn

-HS chia sẻ

-HS lắng nghe

-GV lắng nghe

_HS chia sẻ về một bức tranh

-HS nói về hình ảnh em thích.

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức

- Đánh giá bài viết: GV nhận xét một số bài viết.

- Thi nói về một bức tranh thiên nhiên.

-Chuẩn bị: tiết sau

- HS lắng nghe

– Mỗi nhóm cử một HS nói về bức tranh thiên nhiên.

– HS nghe GV nhận xét hoạt động vận dụng.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................