Giáo án tiếng việt lớp 3 chân trời sáng tạo tuần 27

Giáo án tiếng việt lớp 3 chân trời sáng tạo tuần 27

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tiếng việt lớp 3 chân trời sáng tạo tuần 27

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 3

BÀI 27: Ôn tập giữa học kì II (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Ôn tập về các văn bản truyện đã học từ đầu học kì II: đọc đúng một đoạn, trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc.

- Ôn luyện viết chữ hoa: viết đúng các chữ V, H, O, Q, U, Ư, Y, X hoa, viết đúng tên địa danh Việt Nam và câu ca dao ứng dụng.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra các ý kiến để giải quyết các câu hỏi trong bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức tự suy nghĩ tìm tòi sáng tạo trong học tập và cuộc sống.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, biết ơn công lao của cha ông, biết trân trọng giữ gìn những di tích văn hóa của đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Phiếu cho HS bốc thăm đoạn đọc và câu hỏi. Mẫu chữ viết hoa V, H, O, Q, U, Ư, Y, X ( cỡ nhỏ). Bản đồ hành chính thủ đô Hà Nội. Tranh ảnh video clip một số hình ảnh Hồ Gươm, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Bút Tháp, Việt Nam thời Tiền Lý, vua Lê Hoàn, nhà thơ Lê Anh Xuân ( nếu có).

- HS: SGK, đồ dùng học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cả lớp.

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi hoặc hát.

- Giới thiệu bài học.

- HS tham gia chơi trò chơi hoặc hát.

- Lắng nghe.

B.Hoạt động thực hành: (27 phút)

1.Hoạt động 1: Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (12 phút)

a. Mục tiêu: Ôn tập về các văn bản truyện đã học từ đầu học kì II: đọc đúng một đoạn, trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đọc.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: nhóm, cả lớp.

Bài 1:

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- HS bắt thăm theo nhóm 4, đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.

- GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét.

- HS đọc.

- Hoạt động nhóm 4. Đọc và nghe bạn đọc để nhớ lại tên tác giả, nội dung bài.

- HS nghe bạn và GV nhận xét phần đọc và trả lời câu hỏi bằng bông hoa cảm xúc.

2. Hoạt động 2: Ôn luyện viết hoa V, H, O, Q, U, Ư, Y, X ( cỡ nhỏ)

a. Mục tiêu: Ôn luyện viết chữ hoa: viết đúng các chữ V, H, O, Q, U, Ư, Y, X hoa, viết đúng tên địa danh Việt Nam và câu ca dao ứng dụng.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Cá nhân, cả lớp.

2.1. Ôn viết chữ V, H, O, Q, U, Ư, Y, X hoa.

- GV yêu cầu HS quan sát các mẫu chữ V, H, O, Q, U, Ư, Y, X hoa, cỡ nhỏ, nhắc lại chiều cao, độ rộng các chữ (theo nhóm chữ).

- GV viết mẫu và nhắc lại quy trình viết .

- GV gọi HS nhắc lại quy trình viết chữ 1 – 2 chữ hoa cỡ nhỏ.

- GV yêu cầu HS viết chữ V, H, O, Q, U, Ư, Y, X hoa cỡ nhỏ vào vở tập viết.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2.2. Luyện viết từ ứng dụng.

- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu về tên Quốc Oai, Ứng Hòa, Yên Viên.

- Giáo viên giới thiệu vị trí Hà Nội trên bản đồ Việt Nam, vị trí huyện Quốc Oai, huyện Ứng Hòa, huyện Gia Lâm và thị trấn Yên Viên trên bản đồ hành chính thủ đô Hà Nội nếu được.

- GV viết mẫu các tên riêng.

- GV yêu cầu HS xác định độ cao các con chữ, vị trí đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các tiếng,...

- Giáo viên viết từ Yên Viên

- GV yêu cầu HS viết các tên riêng Quốc Oai, Ứng Hòa, Yên Viên vào VTV.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2.3. Luyện viết câu ứng dụng.

- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của bài ca dao.

- GV hướng dẫn HS cách viết.

- GV yêu cầu HS viết vào vở tập viết.

- GV nhận xét.

2.4. Luyện viết thêm.

- GV yêu cầu HS đọc và nêu tên riêng: Lê Hoàn, Lê Anh Xuân, Lý Công Uẩn.

- Học sinh đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng.

- GV yêu cầu HS viết nội dung luyện viết thêm vào VTV

2.5. Đánh giá bài viết.

- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài viết của mình và của bạn.

- Giáo viên nhận xét một số bài viết.

- HS quan sát.

- HS quan sát GV viết mẫu

- HS nhắc lại quy trình viết chữ 1 – 2 chữ hoa cỡ nhỏ.

- HS viết vở tập viết.

- Lắng nghe.

- HS đọc và tìm hiểu về tên địa danh Quốc Oai

( một huyện nằm ở phía tây thủ đô Hà Nội), Ứng Hòa

( một huyện nằm ở phía nam thủ đô Hà Nội), Yên Viên

( một thị trấn thuộc huyện Gia Lâm, thủ đô Hà Nội).

- Lắng nghe.

- HS quan sát, nhận xét cách viết các tên riêng Quốc Oai, Ứng Hòa, Yên Viên.

- HS nêu.

- HS quan sát cách giáo viên viết từ Yên Viên.

- HS viết vào VTV.

- Lắng nghe.

- HS đọc và nêu: Ca ngợi vẻ đẹp cổ kính của Thăng Long – Hà Nội, gửi gắm niềm tự hào về các giá trị văn hóa mà cha ông để lại, nhắn nhủ thế hệ sau biết ơn công lao của cha ông, biết trân trọng giữ gìn những di tích văn hóa của đất nước.

- Theo dõi.

- HS viết vở tập viết.

- Lắng nghe.

- Học sinh đọc và tìm hiểu về tên riêng người Việt Nam: Lê Hoàn (941- 1005, một trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc), Lê Anh Xuân ( 1940 – 1968, tên thật là Ca Lê Hiến, ông là một nhà thơ, một chiến sĩ, đã được nhà nước Việt Nam truy tặng giải thưởng Nhà nước và danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân); Lý Công Uẩn ( là người đã sáng lập lên nhà Lý của nước Việt ta, năm 1010 ông quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng Long)

- HS đọc và nêu nghĩa: Vạn Xuân là tên nước Việt Nam thời Tiền Lý.

- HS viết VTV.

- HS đánh giá bài viết.

- Lắng nghe.

* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: cả lớp.

- GV yêu cầu HS viết các chữ hoa: Quốc Oai, Ứng Hòa, Yên Viên.

- GV nhận xét.

- Dặn HS về nhà luyện viết thêm và chuẩn bị bài cho tiết học sau.

- HS viết bảng con.

- Lắng nghe.

- Theo dõi.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

TUẦN 27 KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

Ngày soạn:

Ngày dạy:

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2

(Tiết 2)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức, kĩ năng:

Ôn tập về các vǎn bản thông tin đã học từ đầu học kì II: đọc đúng

một đọan, trả lời được câu hỏi về nội dung đọan đọc.

Nghe – viết được bài Cá linh; viết hoa đúng tên người và địa danh nước ngoài; phân biệt được s/ x hoặc ǎc/ ǎt.

2. Năng lực chung

-Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ qua hoạt động nói và viết

-Năng lực giao tiếp và hợp tác qua các hoạt động nhóm

-Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

3. Phẩm chất :

- Yêu nước: biết yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên …

- Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, yêu trường, yêu lớp

- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn

-Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, có trách nhiệm với bản thân

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  1. Giáo viên:

-Tranh minh họa cho 1 số bài đọc đã học từ đầu học kì 2

-Phiếu cho HS bắt thǎm đoạn đọc và câu hỏi.

-Tranh ảnh cây mâm xôi, cây xấu hổ, chim sẻ, sóc, hoa đã quy, hoa ngủ sắc (trâm oi), cỏ hông, cỏ đuôi chồn,…

-Thẻ ghi từ ngữ ở BT 4 cho HS thực hiện trò chơi học tập.

2. Học sinh :

-Sách tiếng Việt 3, tập 2; vở bài tập

-Dụng cụ học tập

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (3 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm

- c. Cách tiến hành :

Ghép tranh với tên bài đọc phù hợp

- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1

- YC HS thảo luận nhóm đôi: 1 HS chỉ vào tranh minh họa, 1HS nêu bài đọc tương ứng.

- Mời 2 nhóm thi tiếp sức kết quả trước lớp.

- NX, tuyên dương HS.

- HS quan sát tranh,

-HS thảo luận nhóm đôi

-HS đoán tên bài đọc

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút)

B.1 Hoạt động 1: Ôn tập đọc (15 phút)

1. Hoạt động 1: Ôn đọc thành tiếng à trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, h ghi nhớ nội dung và trả lời đúng câu hỏi

b.Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc cá nhân (từ khó, câu) , nhóm (đoạn) .

c.Cách tiến hành :

- Gọi HS đọc YC bài tập

-GV nhấn mạnh yêu cầu

-GV nêu tiêu chí nhận xét, đánh giá

-Mời một số HS đọc bài trước lớp, Trả lời một trong 2 câu hỏi của bài.

-Gọi Hs nêu và nêu tên tác giả , nội dung bài đọc

- NX, tuyên dương HS.

-GV giáo dục HS qua nội dung bài đọc

-HS đọc Bt , xác định YC

-HS bắt thǎm theo nhóm 4,

-HS đọc thành tiếng một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc.

-HS lớp lắng nghe bạn đọc nhớ và nêu tên tác giả , nội dung bài đọc

- Nghe và nhận xét

2. Hoạt động 2: Ôn chính tã ( 15 phút)

a.Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chính tả , phân biệt được s/ x hoặc ǎc/ ǎt, viết hoa tên và địa danh nước ngoài

b.Phương pháp,hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi , cá nhân

c.Cách tiến hành

2.1 Nghe – viết

-Gọi HS đọc BT 2

- GV đọc mẫu bài chính tả Cá linh,

-Gọi 1 HS đọc bài chính tả Cá linh,

-Gọi trả lời câu hoi: Ðoạn vǎn tả về hiện tượng gì?

-GV yêu cầu HS tìm từ ngữ khó ,dễ viết nhầm lẫn, và đánh vần

-GV lưu ý âm vần , dấu thanh , nhận xét , sửa sai phát âm và chữ viết

- GV đọc bài lần 2 , đọc từng cụm từ , từng câu cho HS viết bài

-GV đọc lại cả bài cho HS dò soát chữ

-GV hướng dẫn cách bắt lỗi , yêu cầu HS đổi VBT bắt lỗi

-GV kiểm vài bài HS viết

-GV tổng kết chung , hướng dẫn sửa lỗi

2.2Viết hoa tên người và địa danh nước ngoài

-GV nhấn mạnh yêu cầu của BT 3

(GV gợi ý HS nhớ lai các tên riêng có trong các bài từ tuần 19, 20, 21).

-Gọi HS nêu cách viết hoa tên người và riêng địa danh nước ngoài

(Ðáp án: Mô-da, Lê-ô-pôn, Rô-ma).

-GV nhận xét , sửa sai

2.3. phân biệt được s/ x hoặc ǎc/ ǎt.

-GV gọi HS đọc BT 4

-GV nhấn mạnh yêu cầu

-GV chọn 1 trong 2 phân cho HS thực hiện

–GV tổ chức cho HS chơi trò chơi t/sức để sửa bài ( kết hợp cho HS xem tranh ảnh liên quan )

(Ðáp án: a. sao, sương, xôi, xấu, sẻ, sóc;

b. Mắt, sắc, sắc, mặc, ngắt).

-H/dẫn HS giải nghĩa 1 số từ ngữ và đặt câu với từ ngữ vừa điền .

-GV nhận xét sửa sai

-HS xác định yêu cầu

-HS lắng nghe

-1 HS đọc cả bài chính tả , lớp đọc thầm - HS trả câu hỏi về nội dung bài đọc

-HS trả lời, nhận xét, bổ sung

-HS đọc thầm , nêu từ ngữ khó ,dễ viết nhầm lẫn

-Hs đánh vần từ ngữ khó

-HS viết bảng con các từ ngữ khó

-Vài HS đọc các từ ngữ khó đã viết

-HS đọc nhẩm lại bài trước khi viết

-HS chăm chú nghe , viết bài vào VBT

-HS đổi bài bắt lỗi , tự nhận xét bài mình và bạn

-HS nghe GV nhận xét bài bạn và sửa lỗi

-Hs đọc Bt 3

-HS xác định yêu cầu của BT 3

-HS nêu các tên riêng có trong các bài từ tuần 19, 20, 21).

-HS viết vào vở bài tập

-1 Hs làm bảng phụ

-HS nhận xét , sửa sai

-Hs đọc Bt 4

-HS xác định yêu cầu của BT 4

-HS thực hiện

-HS nhận xét sửa sai

-HS giải nghĩa 1 số từ ngữ và đặt câu

-HS nhận xét sửa sai

C. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: đàm thoại , hỏi đáp , cá nhân

c. Cách tiến hành :

-GV nhận xét tiết học, khen ngợi, động viên HS

- Chuẩn bị tiết ôn tập tiếp theo

-HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................


KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3

TUẦN 27 - BÀI: ÔN TẬP GIỮA HKII (Tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ:

- Biết đọc thuộc lòng 1 đoạn trong bài thơ, nói được cảm xúc sau khi đọc đoạn thơ.

- Ôn tập về từ ngữ theo chủ đề đã học từ đầu HKII.

- Giải được ô chữ Niềm vui; đặt được câu với những từ ngữ vừa tìm được.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giải quyết nhiệm vụ học tập; tích cực tham gia học tập, biết xử lí tình huống và liên hệ bản thân.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ, có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên.

- Phẩm chất chăm chỉ: Thích đọc sách, truyện và biết trao đổi lại với bạn cảm xúc của em sau khi đã đọc bài thơ.

- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện tình cảm của bản thân với quê hương, đất nước qua những việc làm cụ thể, phù hợp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Sách GV; Thẻ từ ghi tên bài đọc và từ ngữ ở Bài tập 1 cho HS chơi tiếp sức (Phiếu cho HS bắt thăm bài đọc); Thẻ ghi các chữ cái xuất hiện trong ô chữ ở BT2 cho HS chơi trò chơi.

- HS: SGK, từ điển Tiếng Việt.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (3 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi-đáp, Trò chơi

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

- GV giới thiệu bài mới: Ôn tập (tiết 3)

- HS chia hai đội, đọc tên các bài thơ em đã học của các chủ đề Bốn mùa mở hội; Niềm vui thể thao;Thiên nhiên kì thú

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (27 phút)

B.1 Hoạt động Đọc

1. Hoạt động 1: Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (15 phút)

a. Mục tiêu: Đọc thuộc lòng 1 đoạn trong bài thơ, nói được cảm xúc sau khi đọc đoạn thơ.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Động não, trực quan, cá nhân, cả lớp.

- Yêu cầu HS đọc BT1

- HS bốc thăm theo nhóm 4, học thuộc lòng 1 đoạn trong bài và trả lời câu hỏi nêu cảm xúc của em trong khi đọc.

+ Hội xuân

+ Nghệ nhân Bát Tràng

+ Chơi bóng với bố

+ Chuyện hoa, chuyện quả

- Yêu cầu HS nhớ lại tên tác giả, nội dung bài.

- GV nhận xét phần đọc và trả lời câu hỏi

- HS nêu:

+ Đọc thuộc lòng một đoạn trong bài thơ em thích.

+ Nói về cảm xúc của em sau khi đọc.

- HS đọc bài

-HS lắng nghe nhận xét phần đọc và trả lời câu hỏi của bạn bằng bông hoa cảm xúc.

2. Hoạt động 2: Ôn mở rộng vốn từ và mở rộng câu (12 phút)

a. Mục tiêu: HS tìm được từ ngữ phù hợp theo chủ đề đã học từ đầu HKII. Giải được ô chữ Niềm vui; đặt được câu với những từ ngữ vừa tìm được.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, hoạt động nhóm, giảng giải, động não. Cá nhân, cả lớp.

a. Yêu cầu HS đọc lại BT2

- GV nêu: Ô chữ gồm 7 hàng ngang, sau khi. giải được sẽ xuất hiện từ khoá hàng dọc thể hiện nội dung chung của ô chữ.

- Yêu cầu HS đọc kĩ câu hỏi, xem gợi ý để trả lời được từ hàng ngang.

Mẫu: Hàng ngang thứ 2 và thứ 4; đây là từ gồm 3 chữ cái …

1. Hoạt động dùng chân điều khiển bóng

2. Cuộc vui tổ chức chung cho nhiều người tham dự theo phong tục hoặc nhân dịp nào đó

3. Người diễn viên hài, làm vui cho khán giả.

4. Làm những động tác. mềm mại, nhịp nhàng liên tiếp.

5. Đập hai lòng bàn tay vào nhau cho phát ra thành tiếng

6. Mùa trước mùa đông, sau mùa hè.

7. Có nghĩa trái ngược lại với khóc.

🡪 Đáp án (hàng dọc): Niềm vui

- GV nhận xét, tổng kết bài tập 2.

b. Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT3

- Yêu cầu HS nêu lại các từ tìm được ở BT2:

đá bóng, hội, chú hề, múa, vỗ tay, thu, cười.

- HS thảo luận và chia sẻ kết quả trong nhóm nhỏ

- Một vài HS trình bày trước lớp

- HS nghe GV nhận xét phần đặt câu.

* Lưu ý phần trình bày khi HS đặt câu: Đầu câu viết hoa, cuối câu phải có dấu chấm.

- HS nêu: Giải ô chữ

- HS chơi theo đội giải ô chữ hàng ngang.

- HS động não, tìm câu trả lời

Đáp án: đá bóng, hội, chú hề, múa, vỗ tay, thu, cười.

- HS làm bài cá nhân vào VBT, sửa bài.

- HS xác định: Đặt 1-2 câu với từ ngữ vừa tìm được ở BT2.

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân vào VBT, sửa bài.

- HS nghe bạn và GV nhận xét

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

a. Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, động não. Cá nhân, cả lớp.

- Tuyên dương những HS đặt câu đúng yêu cầu, đặt câu có nội dung hay, trình bày rõ ràng, sạch đẹp.

- Chuẩn bị: Bài văn em thích, đọc bài, phiếu đọc sách; viết đoạn văn ngắn về hoạt động ở trường mà em thích dựa theo gợi ý/74 - SGK

- HS kể kỉ niệm của bản thân

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

TUẦN 27

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 (TIẾT 4)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Ôn tập các văn bản miêu tả đã học từ đầu học kì 2, đọc đúng một đoạn trong bài văn, trả lời được câu hỏi về nội dung đã đọc.

- Ôn về viết sáng tạo: Viết được đoạn văn thuật lại một hoạt động ở trường.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: viết đoạn văn sáng tạo, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia trong nhóm.

3. Phẩm chất.

Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, Phiếu ghi tên bài đọc.

- HS: SGK, bông hoa cảm xúc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi, phấn khởi, hứng thú cho HS vào tiết học.

Cách tiến hành:

GV mở bài hát: Quả

Cho HS hát, vận động theo nhạc

- Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh.

- Giới thiệu bài mới

- Ghi bảng đầu bài.

HS hát và vận động theo nhạc

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

2. Luyện tập:

Mục tiêu: Ôn tập các văn bản miêu tả đã học từ đầu học kì 2, đọc đúng một đoạn trong bài văn, trả lời được câu hỏi về nội dung đã đọc.

Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Ôn đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.

Gv yêu cầu HS nêu yêu cầu của BT1

GVcho HS bốc thăm bài đọc.

Theo dõi, giúp đỡ và nhận xét.

2.2. Hoạt động 2: Viết lại đoạn văn ngắn thuật lại hoạt động.

GV gợi ý một số nội dung:

Nội dung: Thuật lại một hoạt động như: vui chơi, hoạt động thể thao… Theo gợi ý:

+Giới thiệu hoạt động: Hoạt động em thích tên gì? Hoạt động diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?

+ Các sự việc chính: Em tham gia hoạt động với ai? Hoạt động diễn ra thế nào? Điều gì làm em thích nhất?

+ Cảm xúc: Hoạt động đem lại lợi ích gì? Em cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó?

Hình thức: Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm, trình bày sạch sẽ, không sai chính tả…

Độ dài: Viết từ 7-9 câu.

GV chấm một số bài, sửa bài.

Nhận xét, tuyên dương.

- HS xác định yêu cầu của BT 1

- HS bốc thăm theo nhóm 4.

- HS đọc và trả lời câu hỏi.

HS nghe bạn đọc để nhớ lại tên tác giả, nội dung bài đọc, HS nhận xét bạn bằng bông hoa cảm xúc.

- HS xác định yêu cầu của BT 2

Đọc sơ đồ gợi ý trong SGK

HS xác định yêu cầu của BT 2

HS hoàn thành gợi ý theo nhóm.

HS Viết vào VBT

Một vài HS trình bày trước lớp.

HS nhận xét bạn bằng bông hoa cảm xúc.

* Hoạt động nối tiếp:

Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

Cách tiến hành:

Gọi hs nêu lại các nội dung vừa ôn tập.

Hướng dẫn HS vận dụng trong bài viết.

HS trình bày.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Ngày soạn: …/…/20…. Ngày dạy: …./…/20….


KẾ HOẠCH BÀI DẠY

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 – Tuần 27

BÀI ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 2 (Tiết 5 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc trôi chảy bài Hoa thắp lửa, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; đọc lời các nhân vật và người dẫn chuyện với giọng phù hợp.

- HS trả lời được các câu hỏi tìm hiểu bài, hiểu được nội dung bài đọc: Ngợi ca vẻ đẹp của cây gạo bà trồng, cảnh vật và tình cảm bà cháu.

- Tìm được từ trái nghĩa và đặt được câu có hình ảnh so sánh.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực.

- Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực riêng:

+ Lắng nghe và nhận xét bạn.

+ Năng lực điều hành của các ban cán sự.

+ Liên hệ đến bản thân về kiến thức liên quan đến bài học.

+ Tự tin: Chia sẻ trước lớp những ý kiến cá nhân.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

- Phẩm chất nhân ái: Biết giúp đỡ các bạn trong nhóm trong quá trình tìm hiểu bài.

- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực trong các hoạt động học tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Tích cực học tập tốt để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giầu mạnh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

a. Đối với giáo viên:

- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

- Tranh ảnh hoặc video clip bài hát Tháng ba hoa gạo ( nhạc Quang Hiển thơ Thanh Vân ) Cháu yêu bà ( Nhạc & lời:Xuân Giao), và một số bài thơ, bài hát ca ngợi tình cảm bà cháu, gia đình.

- Youtube bài “Cây gạo đẹp nhất” đài PTTH Thanh Hóa. Và một số hình ảnh cây hoa gạo.

b. Đối với học sinh

- Sách giáo khoa

- Vở Bài tập tập hai.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. Hoạt động khởi động: (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi – đáp; quan sát.

- Yêu cầu HS hoạt động cả lớp thông qua video “Tháng ba hoa gạo” ( nhạc Quang Hiển thơ Thanh Vân ).

- Cho HS xem một số hình ảnh về cây hoa gạo ở VN”

? Qua hoạt động khởi động và quan sát em có phỏng đoán gì về nội dung bài học?

- GV giới thiệu về bài đọc: Hoa gạo còn có một tên gọi khác là “ Mộc miên, Hồng miên hay hoa Pơ -lang…Hoa gạo gắn liền vói tháng ba, cái màu hoa đỏ thắm rưng rức trong kí ức của những người con xa sứ. Ngoài ra cây gạo còn có gì đẹp chúng ta cùng tìm hiểu nhé. 🡪 Ghi đầu bài

- Quan sát – lắng nghe.

- Trao đổi với bạn về điều mình biết, mình thấy trong tranh.

- Liên quan đến dòng sông, suối…

- Lắng nghe – ghi đầu bài vào vở.

B. Hoạt động Khám phá và luyện tập: (30 phút)

B.1 Hoạt động Đọc ( phút)

I. Hoạt động 1: Ôn luyện đọc thành tiếng (10 phút)

a. Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, đọc đúng đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. , ngắt nghi đúng nhịp, dấu câu của bài tập đọc.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

- Yêu cầu HS đọc tên bài, QS tranh phỏng đoán về nội dung bài đọc.

- GV giới thiệu bài đọc “ Hoa Thắp lửa

-*GV chia đoạn: HDHS chia đoạn(3 đoạn)

- Theo các con bài coa mấy đoạn?

+ Đoạn 1: Từ đầu đến bà nội trồng.

+ Đoạn 2:Tiếp theo đến mà đón tết..

+ Đoạn 3: Tiếp theo đến hết.

- GVHD nhóm trưởng HD các bạn đọc nối tiếp theo đoạn.

- GVHDHS nhận xét.

- GV nhận xét

HS thực hiện trong nhóm nhỏ ( N2)

- Lắng nghe.

- 3 đoạn

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm nhỏ và đọc cả bài trong nhóm đôi, trước lớp.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Lắng nghe.

II. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (10 phút)

a. Mục tiêu:

- Giúp HS thấy được vẻ đẹp của cây gạo bà trồng, cảnh đẹp cảnh vật và tình cảm bà cháu. ( Trả lời được các câu hỏi SGK)

- HS liên hệ bản thân: Những việc em sẽ làm để thể hiện “tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên”. Ca ngợi tình yêu gia đình, tình yêu bà cháu.

b. Phương pháp, hình thức tổ chức:

c. Cách thực hiện

- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp/ nhóm để TLCH bài tập 2/ 76 SHS.

a.Cây gạo trước nhà Thắm do ai trồng?

b.Tháng ba cây gạo thay đổi như thế nào?

c. Theo mẹ Thắm, vì sao cây gạo ra hoa thưa thớt ròi rụng lá, héo khô?

d. Vì sao khi hoa cải nở vàng và chinm chóc bay về ven sông, Thắm thấy nhớ bà nội?

*GV hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Nêu nội dung của bài?

=>Tổng kết nội dung bài.

- GV đặt câu hỏi để HS liên hệ bản thân:

+ Quê hương em có cây gạo không?

+ Em đã nhìn thấy cây hoa gạo nở ngoài thực tế chưa?

- Thực hiện theo yêu cầu.

+ Thực hiện theo N2

+ Bà nội.

+ Nở hoa đỏ ối một góc trời.

+ Năm kia bà mất, cây gạo buồn vì nhớ bà.

+ Vì nơi đó đã tùng có một cây gạo, một cây gạo gắn liền tình cảm và hình bóng của bà nội.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 4 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.

* Nội dung: Ngợi ca vẻ đẹp của cây gạo bà trồng, cảnh vật và tình cảm bà cháu.

-HS trả lời theo hiểu biết của mình.

III/ Hoạt động 3: Ôn luyện từ và câu ( 10 phút)

a. Mục tiêu: : - Tìm được từ trái nghĩa và đặt và nói được câu có hình ảnh so sánh.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

b. Cách thực hiện

* Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với từ cho trước.

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT 2/ e tr. 76 SHS.

- Yêu cầu HS tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với từ cho trước:

+ Buồn

+mới

+ nhớ

- HD HS chữa bài.

- HDHS đánh giá bài làm của bạn. – GV đánh giá bài làm của HS

*Đặt một câu có hình ảnh so sánh vè hoa gạo?

- Yêu cầu HS đọc yêu cầu BT 2/ g tr. 76 SHS.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân -chia sẻ theo nhóm nhỏ

- HD Nhóm trưởng chia sẻ..

- HD HS chữa bài.

- HDHS đánh giá bài làm của bạn. – GV đánh giá bài làm của HS

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS làm việc CN thống nhất N2

( vui – vui vẻ- vui tươi, cũ- cũ rich- cũ xì, quên – quên lãng…)

- Một vài nhóm nói trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS thực hiện.

-HS trả lời theo ý thích của mình.( HS khá giỏi có thể đặt 2,3 câu)

- Nhóm trưởng tiến hành thục hiện theo hướng dẫn của GV

- Một vài nhóm nói trước lớp.

- HS lắng nghe.

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

-GV cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”

Câu 1: Nêu lại nội dung bài thơ “Hoa thắp lửa”

Câu 2: Nơi em ở có cây hoa gạo nào không?.

Câu 3: Ở nhà em thường làm gì giúp ông bà?

Câu 4: Tình cảm con dành cho ông bà như thế nào?

Câu 5: Cho HS nghe bài hát “ Cháu yêu bà”

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Cho HD xem yotube về cây hoa gạo đẹp nhất Việt Nam của đài PTTH Thanh Hóa.

- Trả lời các câu hỏi.

- Lắng nghe

- Quan sát - Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

TUẦN 27

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 (TIẾT 6)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Ôn tập dấu câu đã học: Dấu phẩy

- Ôn luyện về câu: Câu khiến, câu cảm.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, trả lời các câu hỏi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: viết câu, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia trong nhóm.

3. Phẩm chất.

Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, Phiếu ghi tên bài đọc.

- HS: SGK, bông hoa cảm xúc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi, phấn khởi, hứng thú cho HS vào tiết học.

Cách tiến hành:

GV mở bài hát

Cho HS hát, vận động theo nhạc

- Kiểm tra sách vở chuẩn bị của học sinh.

- Giới thiệu bài mới

- Ghi bảng đầu bài.

HS hát và vận động theo nhạc

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

2. Luyện tập:

Mục tiêu: Ôn tập dấu câu đã học: Dấu phẩy. Viết được câu khiến và câu cảm.

Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Ôn dấu câu: Dấu phẩy

Gv yêu cầu HS nêu yêu cầu của BT1

GVcho HS làm bài vào VBT

Theo dõi, giúp đỡ và yêu cầu HS trình bày.

- Giải thích dấu phẩy ở câu a: Dùng ngăn cách giữa các từ ngữ cùng trả lời câu hỏi “Cái gì?”, của kiểu câu “Ai là gì?”

- Giải thích dấu phẩy ở câu b: Dùng ngăn cách các từ ngữ cùng trả lời câu hỏi “Làm những gì?” của kiểu câu “Ai làm gì?”

- Giải thích dấu phẩy ở câu c: Dùng ngăn cách các từ ngữ cùng trả lời câu hỏi “Khi nào?”

2.2. Hoạt động 2: Ôn luyện về câu khiến, câu cảm

- Gọi HS đọc yêu cầu BT và xác định yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài

- Gọi HS đọc bài làm

- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét và tuyên dương

- Gọi HS xác định yêu cầu BT3

- Yêu cầu HS quan sát mẫu

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân và trao đổi với bạn trong nhóm.

- Gọi HS trình bày trước lớp

- Nhận xét và khen HS

- HS xác định yêu cầu của BT 1

- HS làm bài

- HS trình bày

a) Bóng đá, bơi lội, cờ vua, võ thuật là những môn thể thao được trẻ em yêu thích.

b) Lớp em tham gia tốp ca, diễn kịch, nhảy dân vũ.

c) Sáng sớm, khi mặt trời vừa lên, những chú chim đã cất tiếng véo von.

- HS xác định yêu cầu BT 2

- Làm bài

- Câu cảm: Ôi chao, con cá sấu to quá!

- Câu khiến: Ở đây chơi với chúng em một chút nào!

- Xác định

- Quan sát

- Thực hiện.

- Một vài HS trình bày trước lớp.

* Hoạt động nối tiếp:

Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

Cách tiến hành:

Gọi hs nêu lại các nội dung vừa ôn tập.

HS trình bày.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

TUẦN 27

TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 (TIẾT 7)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Ôn tập các văn miêu tả đã học từ đầu học kì 2, viết được một đoạn văn ngắn về một việc làm bảo vệ môi trường dựa vào gợi ý.

- Các em biết trang trí và trưng bày bài viết của mình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe và viết được đoạnvăn

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: viết đoạn văn sáng tạo, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia trong nhóm.

3. Phẩm chất.

Trách nhiệm, yêu nước, nhân ái.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, hình ảnh một số việc làm về bảo vệ môi trường

- HS: SGK, sáp màu

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi, phấn khởi, hứng thú cho HS vào tiết học.

Cách tiến hành:

GV mở bài hát: Lý cây xanh

Cho HS hát, vận động theo nhạc

- Nội dung bài hát nói về điều gì?

- Giới thiệu bài mới

- Ghi bảng đầu bài.

HS hát và vận động theo nhạc

HS nêu

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

2. Luyện tập:

Mục tiêu: Các em viết được một đoạn văn ngắn về một việc làm bảo vệ môi trường dựa vào gợi ý và trang trí bài viết của mình.

Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Thảo luận và viết 1 đoạn văn ngắn về một việc làm bảo vệ môi trường

- HS đọc yêu cầu bài BT1

- GV yêu cầu HS thảo luận nội dung dựa vào gợi ý:

+ Việc làm em thích bảo vệ môi trường là gì? Hoạt động diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?

+ Em tham gia hoạt động với ai? Hoạt động diễn ra thế nào? Điều gì làm em thích nhất?

+ Hoạt động đem lại lợi ích gì? Em cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó?

- Học sinh thảo luận nhóm 2 theo gợi ý

- GV theo dõi, giúp đỡ và nhận xét.

- Đại diện 1 số nhóm lên trình bày- nhận xét- bổ sung.

- GV chốt lại- nhận xét

- HS viết bài vào vở

Độ dài: Viết từ 7-9 câu.

- GV chấm một số bài, sửa bài.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2.2. Hoạt động 2: Trang trí đoạn văn ngắn kể về một việc làm bảo vệ môi trường

- HS đọc yêu cầu BT2

Hình thức:

- Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm, trình bày sạch sẽ, không sai chính tả và trang trí bài làm của mình.

- HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS nghe GV nhận xét chung (nội dung và cách trang trí)

- HS đọc yêu cầu của BT 1

- Nhóm 2 học sinh thảo luận

- 1 vài nhóm nêu kết quả

- HS lắng nghe

- HS viết vào VBT

- Một vài HS trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe

- 1 HS nêu yêu cầu BT2

- HS lắng nghe

- HS quan sát- nhận xét bài bạn và bài của mình

- HS quan sát và lắng nghe

* Hoạt động nối tiếp:

Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, chuẩn bị bài cho tiết sau.

Cách tiến hành:

- HS nêu lại các nội dung vừa ôn tập.

- Hướng dẫn HS vận dụng trong bài viết.

- HS trả lời cá nhân

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................