Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức tuần 19

Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức tuần 19

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức tuần 19

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TUẦN 19

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: NHỮNG SẮC MÀU THIÊN NHIÊN

Bài 01: BẦU TRỜI (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù.

- Đọc đúng, rõ ràng bài “Bầu trời” , ngữ liệu phù hợp với cảnh thiên nhiên sinh động; biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu câu.

- Nhận biết được một số thông tin về bầu trời: những sự vật có trên bầu trời, màu sắc, tầm quan trọng của bầu trời đối với muôn vật.

- Hiểu nội dung bài: Bài văn nói về vẻ đẹp và vai trò của bầu trời đối với cuộc sống của muôn loài trên Trái Đất.

- Nói được những hiểu biết, cảm nhận của bản thân về bầu trời.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài tập đọc.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý, bảo vệ bầu trời, bảo vệ trái đất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS hát và vận động theo nhạc để khởi động bài học.

- GV chiếu tranh lên bảng.

- GV giới thiệu chủ đề mới: Những sắc màu thiên nhiên.

- GV chiếu tranh lên bảng.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi quan sát bầu trời và cho biết:

+ Nói về những gì em thấy trên bầu trời?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS thực hiện

- HS quan sát tranh

- Lắng nghe

- HS quan sát tranh

+ Trả lời: Những đám mây trắng, xốp nhẹ, nằm lửng lơ trên bầu trời: Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ. Những tia nắng chiếu rọi xuống mặt đất khiến cho cây lá trở nên xanh biếc; Đàn chim sải cánh bay lên bầu trời cao xanh vời vợi, đón nhận ánh nắng rực rỡ,…

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài - Ghi vở

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Đọc đúng, rõ ràng bài “Bầu trời”, ngữ liệu phù hợp với cảnh thiên nhiên sinh động; biết ngắt, nghỉ hơi sau dấu câu.

+ Nhận biết được một số thông tin về bầu trời: những sự vật có trên bầu trời, màu sắc, tầm quan trọng của bầu trời đối với muôn vật.

+ Hiểu nội dung bài: Bài văn nói về vẻ đẹp và vai trò của bầu trời đối với cuộc sống của muôn loài trên Trái Đất.

+ Nói được những hiểu biết, cảm nhận của bản thân về bầu trời.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc đúng, rõ ràng ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, giọng đọc thể hiện được cảm xúc tươi vui trước vẻ đẹp sinh động của bầu trời; lên cao giọng và nhấn giọng ở hai câu hỏi và đoạn cuối.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia đoạn: (3 đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu đến gió nhẹ.

+ Đoạn 2: Tiếp theo cho đến cầu vồng.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Luyện đọc từ khó: xanh biếc, giọt mưa, dập dờn, rực rỡ, duy trì, sức sống,…

- Luyện đọc câu dài: Bạn có thể thấy/ những con chim đang bay,/những vòm cây xanh biếc,/ những tia nắng/ xuyên qua những đám mây trắng muốt như bông.//

- HD HS giải nghĩa từ:

+ dập dờn:

+ duy trì:

- GV cho HS giải nghĩa từ

- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm.

- GV nhận xét các nhóm.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Nhìn lên bầu trời có thể thấy những gì?

+ Câu 2: Màu sắc của bầu trời như thế nào?

+ Câu 3: Bầu trời quan trọng như thế nào đối với mọi người, mọi vật?

+ Câu 4: Tìm ý tương ứng với mỗi đoạn trong bài.

* GDKNS, tích hợp giáo dục BĐKH: Biết yêu quý, bảo vệ bầu trời, bảo vệ trái đất, giữ gìn môi trường sống bằng những việc làm cụ thể như không xả rác thải, khí thải, chất thải ra môi trường, trồng nhiều cây xanh.

- GV mời HS nêu nội dung bài.

- GV Chốt: Bài văn nói về vẻ đẹp và vai trò của bầu trời đối với cuộc sống của muôn loài trên Trái Đất.

2.3. Hoạt động : Luyện đọc lại.

- GV đọc diễn cảm toàn bài.

- HS đọc nối tiếp, Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- HS đọc từ khó.

- 2-3 HS đọc câu dài.

+ dập dờn: chuyển động nhịp nhàng, lúc gần lúc xa, lúc ẩn lúc hiện.

+ duy trì: giữ cho tiếp tục tồn tại trong tình trạng như cũ.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi.

+ Thấy những chú chim, những vòm cây, những tia nắng, những đám mây trắng muốt, những giọt mưa, đàn bướm.

+ Màu xanh lơ vào ban ngày, màu đen vào ban đêm. Tuy vậy, tùy vào thời tiết mà bầu trời có nhiều màu sắc đa dạng. Có khi có cả bảy sắc cầu vồng.

+ Bầu trời bao quanh Trái Đất, cung cấp không khí cho con người, loài vật và cây cối.

- Lắng nghe

- HS nêu theo hiểu biết của mình.

- 2-3 HS nhắc lại

  1. Nói và nghe: Bầu trời trong mắt em

- Mục tiêu:

+ Nói được những hiểu biết, cảm nhận về bầu trời.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

    1. Hoạt động 3: Ngắm nhìn bầu trời.

- GV gọi HS đọc chủ đề và yêu cầu nội dung.

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: HS nói 3 - 5 câu về bầu trời trong ngày hôm nay.

+ Đặc điểm của bầu trời (màu sắc, độ cao, độ rộng,…)

+ Cảnh vật xuất hiện trên bầu trời.

+ Cảm nhận của em về bầu trời

- GV khuyến khích HS nói về bầu trời theo cách nhìn của riêng mình.

- GV nhắc HS quan sát bầu trời vào những thời điểm khác nhau trong ngày: bầu trời buổi sáng trước giờ em đi học; bầu trời vào buổi trưa, bầu trời vào buổi chiều,…

- Gọi HS trình bày trước lớp.

- GV nận xét, tuyên dương.

    1. Hoạt động 4: Khám phá những điều thú vị trên bầu trời.

- GV gọi HS đọc yêu cầu trước lớp.

- GV cho HS làm việc nhóm 2: Nếu vẽ tranh về bầu trời em sẽ vẽ những gì?

- Mời các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc to chủ đề: Bầu trời trong mắt em.

- HS thảo luận nhóm và nói về bầu trời trong ngày hôm nay.

- HS trình bày trước lớp, HS khác có thể nêu câu hỏi. Sau đó đổi vai HS khác trình bày.

- Mỗi HS nói 3 - 5 câu.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS chia sẻ với bạn suy nghỉ của mình.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

+ GV cho HS vẽ tranh về bầu trời.

- Mời HS chia sẻ với các bạn về bức tranh của mình.

- Nhận xét, tuyên dương

* Liên hệ: Em đã làm gì để bảo vệ môi trường, bầu trời, trái đất – mái nhà chung của chúng ta?

- GV nhận xét giờ học.

- GV nhận xét chung tiết học.

- HS vẽ tranh.

- HS chia sẻ.

- Không xả rác thải, chất thải, chặt phá rừng,…. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn bầu trời và bảo vệ môi trường thiên nhiên để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TIẾNG VIỆT

Nghe – Viết: BUỔI SÁNG (T3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Viết đúng chính tả bài thơ “Buổi sáng” trong khoảng 15 phút.

- Viết đúng từ ngữ chứa ch hoặc tr (at hoặc ac).

- Tìm đọc được bài văn, bài thơ,… viết về hiện tượng tự nhiên (nắng, mưa, gió).

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các bài tập trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia làm việc trong nhóm để trả lời câu hỏi trong bài.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu cảnh đẹp, quê hương qua bài viết.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa c.

+ Câu 2: Xem tranh đoán tên đồ vật chứa k.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi

+ Trả lời: cá chép

+ Trả lời: quả khế

- HS lắng nghe.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Viết đúng chính tả bài thơ em yêu mùa hè trong khoảng 15 phút.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

2.1. HĐ chuẩn bị viết chính tả.

- GV giới thiệu nội dung: Bài thơ nói về cảnh vật, không gian làng quê vào buổi sáng bình yên.

- GV đọc toàn bài thơ.

- Mời 4 HS đọc nối tiếp bài thơ.

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 nêu cách thức trình bày chính tả thông qua các câu hỏi gợi ý:

+ Đoạn chính tả có mấy khổ thơ?

+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?

+ Hết mỗi khổ thơ cần trình bày thế nào?

+ Những chữ nào trong bài viết cần viết hoa?

- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con và viết một số từ dễ nhầm lẫm.

- Nhận xét bài viết bảng của học sinh, gạch chân những âm, vần cần lưu ý.

2.2. HĐ viết bài chính tả.

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 3 ô; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.

2.3. HĐ soát lỗi và nhận xét bài.

- GV đọc lại bài thơ cho HS soát lỗi.

- GV cho HS đổi vở dò bài cho nhau.

- Giáo viên nhận xét 3-5 bài về cách trình bày và nội dung bài viết của học sinh.

- GV nhận xét chung.

3. HĐ làm bài tập:

Bài 2. Chọn chuyền hoặc thuyền thay vào ô trống (làm việc cá nhân).

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS chọn và viết vào vở từ ngữ có tiếng chuyền hoặc truyền.

- 1 - 2 HS trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

Bài 3 b. (làm việc nhóm 4)

- GV mời HS nêu yêu cầu.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Chọn ch hoặc tr thay cho ô vuông.

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- GV gọi các nhóm nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- 4 HS đọc nối tiếp nhau.

- Thảo luận nhóm 4

+ Bài thơ có 4 khổ

+ Mỗi dòng có 4 chữ

+ Giữa hai khổ thơ cách ra một dòng.

+ Những chữ đầu dòng thơ

- Luyện viết bảng con: sóng xanh, la đà, xà xuống.

- Lắng nghe.

- HS viết bài.

- HS nghe, dò bài.

- HS đổi vở dò bài cho nhau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS trình bày kết quả.

- Kết quả: truyền tin, chuyền cành, truyền hình, chơi chuyền, dây chuyền, truyền thống, bóng chuyền, lan truyền.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Các nhóm làm việc theo yêu cầu.

- Đại diện các nhóm trình bày

- Các nhóm nhận xét.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- Cho học sinh nêu lại tên bài học

- Cho HS đặt câu với một số từ ngữ: chuyền, truyền

- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em viết chữ đẹp, trình bày cẩn thận, tiến bộ.

- Tìm đọc được bài văn, bài thơ,… viết về hiện tượng tự nhiên (nắng, mưa, gió).

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- Học sinh nêu

- Đặt câu

- Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM: NHỮNG SẮC MÀU THIÊN NHIÊN

Bài 02: MƯA (T1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Đọc đúng, rõ ràng bài thơ Mưa, ngữ điệu phù hợp với cảnh thiên nhiên sinh động. Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ, biết nghỉ hơi sau mỗi dòng hơ, đoạn thơ.

- Nhận biết được một số hình ảnh thơ về thế giới tự nhiên như: mặt trời, cây lá, sấm chớp,…; về con người: cảnh gia đình bình dị, ấm áp. Hiểu được nội dung bài thơ dựa vào các chi tiết hình ảnh.

- Hiểu được nội dung bài: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.

- Ôn lại chữ hoa O, Ô, Ơ cỡ nhỏ, thông qua viết ứng dụng (tên riêng và câu).

- Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học (có khả năng quan sát các sự vật xung quanh); có tình yêu với thiên nhiên.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, đọc bài và trả lời các câu hỏi. Nêu được nội dung bài.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia đọc trong nhóm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu những con người lao động.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý những con người lao động cần cù, chăm chỉ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Kiểm tra kiến thức đã học của học sinh ở bài trước.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.

+ Câu 1: Đọc đoạn 1 bài Nhìn lên bầu trời có thể thấy những gì?

+ GV nhận xét, tuyên dương.

+ Câu 2: Đọc đoạn 3 bài “Ngày gặp lại” và nêu nội dung bài.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV chiếu câu đố lên bảng, yêu cầu 1-2 HS đọc câu đố.

Tôi từ trời xuống

Tôi cho nước uống

Cho ruộng dễ cày

Cho đầy dòng sông

Cho lòng đất mát

(Tôi là gì)

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi phán đoán về đáp án.

- Mời các nhóm trình bày.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS tham gia trò chơi.

+ Đọc và trả lời câu hỏi: + Thấy những chú chim, những vòm cây, những tia nắng, những đám mây trắng muốt, những giọt mưa, đàn bướm.

+ Đọc và trả lời câu hỏi: Bài văn nói về vẻ đẹp và vai trò của bầu trời đối với cuộc sống của muôn loài trên Trái Đất.

- HS lắng nghe.

- Thảo luận nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm trình bày.(Đáp án: Mưa)

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Học sinh đọc đúng rõ ràng bài thơ “Mưa”.

+ Biết nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ và giữa các dòng thơ.

+ Bước đầu thể hiện cảm xúc qua giọng đọc.

+ Hiểu được nội dung bài: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.

+ Tìm đọc được bài văn, bài thơ,… viết về hiện tượng tự nhiên (nắng, mưa, gió).

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, có tình yêu với thiên nhiên.

- Cách tiến hành:

2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản.

- GV đọc mẫu: Đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ.

+ Giọng đọc thể hiện được cảm xúc tưi vui trước hình ảnh thiên nhiên trong mưa; đọc trầm giọng xuống và nhấn giọng ở khổ thơ cuối.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV chia khổ thơ: (5 khổ)

+ Khổ 1: Từ đầu đến trong mây.

+ Khổ 2: Tiếp theo cho đến nước mát.

+ Khổ 3: Tiếp theo cho đến mưa rào.

+ Khổ 4: Tiếp theo cho đến reo tí tách.

+ Khổ 5: Còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- Hướng dẫn HS luyện đọc từ khó: lũ lượt, chiều nay, lật đật, nặng hạt, làn nước mát, cụm lúa, xó kim, lửa reo, tí tách,...

- Nhận xét, tuyên dương.

- Đọc mẫu, yêu cầu HS dùng bút chì đánh dấu cách ngắt nghỉ hơi.

- Gọi HS nêu cách ngắt nghỉ nhịp thơ:

Chớp đông/ chớp tây//

Giọng trầm/ giọng cao//

Chớp dồn tiếng sấm//

Chạy trong mưa rào.//

- GV mời HS nêu từ ngữ giải nghĩa trong SGK. GV giải thích thêm.

- Luyện đọc khổ thơ: GV tổ chức cho HS thi đọc khổ thơ giữa các nhóm.

- GV nhận xét các nhóm.

- Mời 1 HS đọc lại toàn bài.

2.2. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi. GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

+ Câu 1: Tìm từ ngữ, chi tiết tả cảnh vật trên bầu trời trước lúc mưa?

+ Câu 2: Dựa vào khổ thơ 2 và 3, em hãy tả lại từng sự vật trong cơn mưa (cây, lá, gió, chớp).

- 1 HS đọc khổ thơ 2 và 3.

- HS thảo luận nhóm 4.

- Đại diện nhóm trả lời.

- GV nhận xét các nhóm.

+ Câu 3: Buổi chiều mưa, mọi người trong gia đình làm gì?

+ Câu 4: Vì sao mọi người lại thương bác ếch?

+ Câu 5: Hình ảnh của bác ếch gợi cho em nhớ tới ai ?

+ Câu 6: Em thích khổ thơ nào nhất? Vì sao?

- GV mời HS nêu nội dung bài thơ.

* Nội dung: Tả cảnh trời mưa và khung cảnh sinh hoạt ấm cúng của gia đình trong cơn mưa thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gia đình của tác giả.

2.3. Hoạt động 3: Luyện đọc thuộc lòng (làm việc cá nhân, nhóm 2).

- GV cho HS học thuộc 4 khổ thơ đầu và đọc một lượt.

- GV cho HS luyện đọc theo cặp.

- GV cho HS luyện đọc nối tiếp.

- GV mời một số học sinh thi đọc thuộc trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe cách đọc.

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS quan sát

- HS đọc nối tiếp theo đoạn.

- Học sinh luyện đọc từ khó (cá nhân, cả lớp).

- 2-3 HS đọc câu thơ.

- HS đọc giải nghĩa từ.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- HS trả lời lần lượt các câu hỏi.

+ Mây đen lũ lượt kéo về, mặt trời chui vào trong mây.

- HS đọc khổ thơ 2 và 3.

- HS thảo luận nhóm.

- Nhận xét câu trả lời của nhóm bạn.

+ Cả nhà ngồi bên bếp lửa, bà xâu kim, chị ngồi đọc sách, mẹ làm bánh khoai. Khung cảnh gia đinhg thật ấm áp, mặc dù bên ngoài trời mưa gió.

+ Vì bác lặn lội trong mưa gió để xem từng cụm lúa đã phất cờ chưa.

+ Đến các bác nông dân đang lặn lội làm việc ngoài đồng trong gió mưa. (…)

- HS nêu chọn một khổ thơ mà mình yêu thích, nói rõ lí do vì sao em thích.

- 2-3 HS nhắc lại nội dung bài thơ.

- HS chọn 4 khổ thơ và đọc lần lượt.

- HS luyện đọc theo cặp.

- HS luyện đọc nối tiếp.

- Một số HS thi đọc thuộc trước lớp.

3. Luyện viết.

- Mục tiêu:

+ Ôn lại chữ hoa O, Ô, Ơ cỡ nhỏ, thông qua viết ứng dụng (tên riêng và câu).

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

3.1. Hoạt động 4: Ôn chữ viết hoa (làm việc cá nhân, nhóm 2)

- GV dùng video giới thiệu lại cách viết chữ hoa O, Ô, Ơ.

- GV viết mẫu lên bảng.

- GV cho HS viết bảng con (hoặc vở nháp).

- Nhận xét, sửa sai.

- GV cho HS viết vào vở.

- GV chấm một số bài, nhận xét tuyên dương.

3.2. Hoạt động 5: Viết ứng dụng (làm việc cá nhân, nhóm 2).

a. Viết tên riêng.

- GV mời HS đọc tên riêng.

- GV giới thiệu: Sông Ông Đốc thuộc tỉnh Cà Mau. Ddây là nơi chứng kiến những sự kiện lịch sử của vùng đất Cà Mau từ thời kì đầu khai phá đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ của nhân dân ta.

- GV yêu cầu HS viết tên riêng vào vở.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

b. Viết câu.

- GV yêu cầu HS đọc câu.

- GV giới thiệu câu ứng dụng: Hai câu ca dao thể hiện niềm vui của người nông dân về thời tiết thuận hòa đã giúp cho công việc nhà nông trở nên thuận lợi.

- GV nhắc HS viết hoa các chữ trong câu thơ: Ơ, N. Lưu ý cách viết thơ lục bát.

- GV cho HS viết vào vở.

- GV yêu cầu nhận xét chéo nhau trong bàn.

- GV chấm một số bài, nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát video.

- HS quan sát.

- HS viết bảng con.

- HS viết vào vở chữ hoa O, Ô, Ơ.

- HS đọc tên riêng: sông Ông Đốc.

- HS lắng nghe.

- HS viết tên riêng sông Ông Đốc vào vở.

- 1 HS đọc yêu câu:

Ơn trời mưa nắng phải thì,

Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.

(Ca dao)

- HS lắng nghe.

- HS viết câu thơ vào vở.

- HS nhận xét chéo nhau.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng để củng cố kiến thức và giáo dục HS.

=>Tổng kết nội dung bài, giáo dục bảo vệ môi trường: Mưa làm cho cây cối, đồng ruộng thêm tươi tốt; mưa cung cấp nguồn nước cần thiết cho con người chúng ta. Chúng ta cần bảo vệ môi trường để có nguồn nước mưa sạch.

+ Vậy cần bảo vệ môi trường như thế nào?

- Nhận xét, tuyên dương

- HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

- Lắng nghe

+ Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ bầu không khí,.…

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

---------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (T3)

BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN.

CÂU CẢM, CÂU KHIẾN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Mở rộng vốn từ về các hiện tượng tự nhiên.

- Phân biệt câu theo mục đích nói: câu cảm, câu khiến (thể hiện qua dấu câu và các công cụ của từng kiểu câu).

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe, viết bài đúng, kịp thời và hoàn thành các nội dung trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua quan sát và tìm hiểu các hình ảnh trong bài.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo nhạc bài: “Em yêu biển lắm”

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS thát và vận động theo nhạc.

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Mở rộng vốn từ về các hiện tượng tự nhiên.

+ Phân biệt câu theo mục đích nói: câu cảm, câu khiến (thể hiện qua dấu câu và các công cụ của từng kiểu câu).

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

Bài 1: Sắp xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. (Làm việc nhóm 2)

- GV mời cầu HS đọc yêu cầu bài 1.

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc.

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- Mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Nhận xét, chốt đáp án:

Từ ngữ chỉ hiện tượng thiên nhiên

Từ ngữ chỉ đặc điểm

Mưa, gió, nắng, bão, lũ, hạn hán

Nóng, xối xả, mát rượi, lạnh, nứt nẻ, chói chang

Bài 2: Ghép thẻ chữ để gọi tên các loại mưa và gió (làm việc nhóm 4)

- GV mời HS nêu yêu cầu bài tập 2.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm làm việc.

- Các nhóm lần lượt ghép các thẻ chữ chứa tiếng mưa, gió với các tiếng cột bên.

- Mời đại diện nhóm trình bày.

- Mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

Bài 3: Xếp các câu dưới đây vào kiểu câu thích hợp. (làm việc cá nhân)

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3.

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc.

- GV mời HS trình bày kết quả.

Câu cảm:

+ Hãy đội mũ khi đi ra ngoài trời nắng!

+ Sắp mưa rồi, con cất quần áo đi!

Câu khiến:

+ Trời ơi! Nóng quá!

+ Gió thổi mát quá!

- GV yêu cầu HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, chốt đáp án

- 1 HS đọc yêu cầu bài 1

- HS làm việc theo nhóm 2.

- Đại diện nhóm trình bày:

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- HS suy nghĩ, ghép thẻ.

- Một số HS trình bày kết quả.

- Đáp án: + mưa phùn, mưa rào, mưa bóng mây

+ gió mùa đông bắc, gió heo may

- HS nhận xét bạn.

- HS đọc yêu cầu bài tập 3.

- HS làm việc theo yêu cầu.

- HS trình bày.

- Các nhóm nhận xét chéo nhau.

- Theo dõi bổ sung.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- Hôm nay các em học bài gì?

+ Em hãy đặt 1 câu cảm thán và 1 câu câu khiến.

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm thêm các từ ngữ chỉ thiên nhiên, đặt câu theo kiểu câu cảm thán và câu khiến.

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------

---------------------------------------------------------

TIẾNG VIỆT

LUYỆN VIẾT ĐOẠN (T4)

BÀI: VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ LẠI DIỄN BIẾN

CỦA MỘT HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết kể lại một sự việc dựa vào nội dung tranh và sơ đồ gợi ý.

- Viết được đoạn văn nói về diễn biến của sự việc dựa vào điều đã nói.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: lắng nghe và kịp thời hoàn thành các nội dung trong SGK.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia làm việc nhóm trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Biết yêu quê hương, đất nước qua quan sát và tìm hiểu các hình ảnh trong bài.

- Phẩm chất nhân ái: Biết yêu quý và tôn trọng bạn trong làm việc nhóm.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ viết bài, trả lời câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động.

- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- Cho HS nghe bài hát: “Hãy chung tay bảo vệ môi trường

- GV dẫn dắt vào bài mới

- Nghe bài hát: “Hãy chung tay bảo vệ môi trường

2. Khám phá.

- Mục tiêu:

+ Biết kể lại một sự việc dựa vào nội dung tranh và sơ đồ gợi ý.

+ Viết được đoạn văn nói về diễn biến của sự việc dựa vào điều đã nói.

+ Tìm hiểu về các hiện tượng thiên nhiên.

+ Đọc mở rộng theo yêu cầu.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

Bài tập 1: Quan sát tranh, nói nội dung từng tranh. (làm việc nhóm)

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát tranh, dựa vào câu nói trong tranh để nói về nội dung của mỗi tranh.

- GV yêu cầu HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương và chốt đáp án.

Tranh 1: Kể về một giờ hocjvex ngoài trời của các bạn HS. Thầy giáo nhắc các bạn hãy quan sát và chọn cảnh mình thích nhất để vẽ.

Tranh 2: Bạn nhỏ đang say mê vẽ tranh./ Các bạn nhỏ ngồi dưới những gốc cây và say sưa vẽ tranh./ Dưới một gốc cây, một bạn nữ đã vẽ xong bức tranh về nặt trời. Một bạn nữ khác đang vẽ tranh bông hoa đỏ thắm. Ở một gốc cây gần đó, một bạn nam cũng rất chăm chú với bức vẽ của mình.

Tranh 3: Cả lớp đang vẽ thì trời đổ mưa. Các bạn vội vàng gọi nhau tìm chỗ trú.

Tranh 4: Bức tranh của các bạn rất đặc biệt. Vì bạn nào cũng vẽ cảnh vật trong mưa. Bông hoa nở trong mưa. Chiếc lá trong mưa và cả chú chim đứng trú mưa dưới tán lá.

Bài tập 2: Dựa vào sơ đồ dưới đây, nói về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia. (làm việc nhóm đôi)

- GV mời HS đọc yêu cầu bài 2.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi.

* Nội dung hỏi đáp 1: Giới thiệu về hoạt động

+ Bạn sẽ kể về hoạt động gì?

+ Giờ học vẽ ở đâu? Có những ai tham gia?

* Nội dung hỏi đáp 2: Nêu diễn biến của hoạt động.

+ Việc gì diễn ra đầu tiên? Những việc gì diễn ra tiếp theo?

+ Việc gì ấn tưởng nhất?

+ Buổi học vẽ kết thúc thế nào?

* Nội dung hỏi đáp 3: Nêu nhận xét về hoạt động

+ Bạn có cảm nghĩ gì về giờ học vẽ đó?

- GV yêu cầu HS trình bày kết quả.

- GV mời HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

Bài tập 3: Viết đoạn văn kể lại diễn biến của một hoạt động ngoài trời dựa vào những điều em đã nói ở ý b bài tập 2. (Làm việc cá nhân)

- GV mời HS đọc yêu cầu bài 3.

- HS viết vào vở đoạn văn kể lại diễn biến của một hoạt động ngoài trời.

- GV yêu cầu HS trình đoạn văn.

- GV mời HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- HS quan sát tranh, suy nghĩ và trả lời.

- HS làm việc theo nhóm 4.

- Đại diện nhóm trình bày:

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu bài 2.

- Đại diện các nhóm HS thực hành hỏi đáp theo cặp đôi.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu bài 3.

- HS viết đoạn văn vào vở.

- HS trình bày kết quả.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe, điều chỉnh.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

+ Phát triển năng lực ngôn ngữ.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS đọc bài mở rộng “Mèo con và hoa nắng” trong SGK.

- GV trao đổi với HS về những hiện tượng thiên nhiên xuất hiện trong bài.

- GV giao nhiệm vụ HS về nhà tìm đọc thêm những bài văn, bài thơ,...viết hiện tượng thiên nhiên (nắng, mưa, gió).

- Nhận xét, đánh giá tiết dạy.

- HS đọc bài mở rộng.

- HS trả lời theo ý thích của mình.

- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------------------------------------