Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 3 cánh diều học kỳ 1

Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 3 cánh diều học kỳ 1

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 3 cánh diều học kỳ 1

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TUẦN 1

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU

Sinh hoạt theo chủ đề: LỚP HỌC CỦA CHÚNG EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Xây dựng được ý tưởng trang trí lớp học của mình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu cách trang trí lớp học để tham gia trang trí cùng với lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trang trí lớp học đẹp, trang nhã, phù hợp với nội quy nhà trường.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí lớp mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí lớp để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí lớp phù hợp, sáng tạo.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” để khởi động bài học.

+ GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS Chia sẻ với GV về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu: Xây dựng được ý tưởng trang trí lớp học của mình.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: quan sát lớp học (làm việc chung cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV phát phiếu khảo sát để HD quan sát lớp và điền thông tin.

- GV mời HS trình bày trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- HS tiến hành quan sát lớp học của mình và điền những thông tin quan sát được trong lớp để đưa vào phiếu:

+ Cuối lớp: có khẩu hiệu

+ Hai bên tường: chưa trang trí.

+ ...

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Tạo và giới thiệu được với bạn nét riêng của mình qua sản phẩm tạo hình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Quan sát, nhận xét trang trí lớp. (Làm việc nhóm 2)

- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2: Nhận xét về ý tưởng trang trí lớp học trong các tranh dưới đây:

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

Hoạt động 3. Xây dựng ý tưởng trang trí lớp học. (Làm việc nhóm 4)

- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4: Thảo luận và xây dựng ý tưởng trang trí lớp.

- Các nhóm trình bày ý tưởng.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận và trình bày:

+ Tranh 1: trang trí góc sáng tạo rất đẹp, có vẽ bình hoa, các phiếu sáng tạo hình trái tim.

+ Tranh 2: Góc lớp cửa ra vào được bố trí đẹp, khoa học. Có bảng nội quy lớp bằng cây xanh, có chậu cây cảnh nhỏ,..

- Các nhóm nhận xét, bổ sung

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận nnoms 4, đưa ra những ý tưởng sáng tạo, pù hợp để đề xuất trang trí lớp.

+ Trồng thêm châu hoa trước cửa lớp.

+ Làm nội quy bằng những bông hoa đẹp.

+ ....

- Các nhóm nhận xét, bổ sung

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu và đưa ra những ý tưởng để cuối tuần cùng chung tay trang trí lớp:

+ Tìm tranh ảnh trang trí lớp.

+ Tìm thêm mộtt số cây hoa để trồng trước cửa lớp,....

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU

Sinh hoạt cuối tuần: CHUẨN BỊ TRANG TRÍ LỚP HỌC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh biết phân công nhiệm vụ, chuẩn bị được những đồ dùng, dụng cụ cần thiết để trang trí lớp học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết chuẩn bị các dụng cụ trang trí lớp học để tham gia trang trí cùng với lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trang trí lớp học đẹp, trang nhã, phù hợp với nội quy nhà trường.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí lớp mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí lớp để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí lớp phù hợp, sáng tạo.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Trường học thân thiện” để khởi động bài học.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu: Học sinh biết phân công nhiệm vụ, chuẩn bị được những đồ dùng, dụng cụ cần thiết để trang trí lớp học.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Chuẩn bị trang trí lớp học. (Làm việc theo tổ)

- GV nêu yêu cầu lớp trưởng phân công nhiệm vụ cho các tổ tưởng. Tổ trưởng điều hành tổ mình chuẩn bị các dụng cụ đã có sắn từ tiết học chủ đề để trang trí lớp.

- GV Theo dõi giúp đỡ các tổ làm việc.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Lớp trưởng phân công nhiệm vụ cho các tổ.

Tổ trưởng điều hành các tổ viện chuản bị dụng cụ để trang trí lớp:

Tổ 1: trông chậu hoa nhỏ trước cửa lớp.

Tổ 2: làm bảng nội quy lớp nằng cây hoa.

Tổ 3: Trang trí góc sáng tạo.

Tổ 4: Làm khẩu hiệu ai bên lớp

- Các tổ làm việc, nếu không xong thì tuần sau tiếp tục.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tiếp tục chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ để tuần sau trang trí và hoàn thiện lớp học.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 2

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU

Sinh hoạt theo chủ đề: LỚP HỌC CỦA CHÚNG EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS có khả năng làm việc, hợp tác theo nhóm để thực hiện trang trí, lao động vệ sinh lớp học.

- Biết giữ an toàn trong khi trang trí lớp học.

- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu cách trang trí lớp học để tham gia trang trí cùng với lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trang trí lớp học đẹp, trang nhã, phù hợp với nội quy nhà trường.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí lớp mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí lớp để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí lớp phù hợp, sáng tạo.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Vui đến trường” để khởi động bài học.

+ GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS Chia sẻ với GV về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ HS có khả năng làm việc, hợp tác theo nhóm để thực hiện trang trí lớp học.

+ Biết giữ an toàn trong khi trang trí lớp học.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Trang trí lớp học (làm việc chung cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV chia lớp thành nhóm 4( nhóm đã chia tuần trước).

- GV mời một số HS nhắc lại ý tưởng trang trí lớp học và nhấn mạnh việc đảm bảo an toàn khi thực hiện. 

- GV yêu cầu các nhóm kiểm tra đồ dùng, dụng cụ đã chuẩn bị.

- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết, khen ngợi tinh thần tích cực tham gia trang trí lớp học của HS. 

- GV khen ngợi những nhóm có tinh thần hợp tác tốt và hoàn thành sản phẩm trang trí lớp học đẹp, ấn tượng.

- GV mời HS trình bày trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- HS lắng nghe lại những yêu cầu để đảm bảo an toàn thực hiện.

- Các nhóm kiểm tra đồ dùng, dụng cụ đã chuẩn bị. 

- Các nhóm thực hành trang trí lớp học theo ý tưởng đã xây dựng và thống nhất. 

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ HS biết dọn dẹp đồ dùng, dụng cụ và vệ sinh lớp học sạch đẹp sau khi trang trí.

+ Tự đánh giá việc trang trí lớp học của nhóm mình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Vệ sinh lớp học. (Làm việc chung cả lớp).

- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV tổ chức cho các nhóm tự dọn dẹp đồ dùng, dụng cụ và vệ sinh khu vực lớp học sau khi trang trí. 

Hoạt động 3. Chia sẻ kết quả và cảm nghĩ của em sau khi trang trí lớp học(Làm việc nhóm 4).

- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV sử dụng kĩ thuật “phòng tranh”: 

+ HS đi tham quan các khu vực lớp học đã được trang trí. 

+ Mỗi nhóm chia sẻ 3 điều nhóm mình thấy hài lòng sau khi trang trí và 3 việc nhóm mình sẽ làm để giữ gìn lớp học sạch đẹp. 

- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp. 

- GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV khen ngợi sự sáng tạo của các nhóm khi trang trí lớp học.

- GV kết luận: Lớp học được trang trí, vệ sinh sạch đẹp sẽ là môi trường thuận lợi để các em học tập và vui chơi.

- GV khen ngợi sự sáng tạo và tinh thần tham gia của HS, đồng thời khuyến khích HS phát huy điều đó để lớp học luôn sạch đẹp.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS các nhóm tự dọn dẹp đồ dùng, dụng cụ và vệ sinh khu vực lớp học sau khi trang trí.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS tham quan các khu vực lớp học đã trang trí.

- Đại diện các nhóm chia sẻ suy nghĩ theo yêu cầu.

- Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung

- HS lắng nghe GV kết luận.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập để cuối tuần cùng chung tay sáng tạo tranh về chủ đề “Trường lớp thân yêu”

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ học tập.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

--------------------------------

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU

Sinh hoạt cuối tuần: SÁNG TẠO TRANH VỀ CHỦ ĐỀ

TRƯỜNG LỚP THÂN YÊU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh thể hiện tình cảm yêu quý, gắn bó với rường lớp.

- Học sinh có ý thức vệ sinh, giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ để tham gia sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết vẽ sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ về bức tranh sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu để giới thiệu với các bạn.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Em yêu trường em” để khởi động bài học.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu:

+ Thực hiện sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu. (Làm việc theo nhóm 6).

- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS chuẩn bị: các loại hạt, giấy, bút màu, vật liệu tái chế, kéo, hồ dán,...

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 6: Thảo luận sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu.

- GV phổ biến yêu cầu: Các nhóm sử dụng các vật liệu đã chuẩn bị để sáng tạo tranh về chủ đề Trường lớp thân yêu. GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm còn lúng túng hoàn thành.

- GV mời một số HS lên chia sẻ trước lớp theo các câu hỏi gợi ý sau:

+ Em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao?

+ Em sẽ làm gì để thể hiện sự yêu quý trường lớp của mình?

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

=> GV kết luận: Trường, lớp là nơi chúng ta có rất nhiều kỉ niệm với thầy cô và bạn bè. Hãy trân trọng những khoảnh khắc khi ở bên nhau. .

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS chuẩn bị đồ dùng theo yêu cầu của giáo viên.

- Các nhóm thảo luận ý tưởng và thực hiện sáng tạo tranh.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời theo suy nghĩ của cá nhân.

+ Yêu quý, kính trọng thầy cô giáo

+ Hòa thuận, vui vẻ cùng bạn bè

+ Giữ gìn vệ sinh trường lớp, trang trí trường lớp

+ Không phá hoại của công.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tiếp tục giới thiệu về bức tranh sáng tạo về chủ điểm Trường lớp thân yêu với các thành viên trong gia đình.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 3

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU

Sinh hoạt theo chủ đề: LỚP HỌC THÂN THIỆN CỦA CHÚNG EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

Sau khi tham gia các hoạt động, HS có khả năng:

- Thiết kế biểu tượng trang trí lớp học.

- Có ý thức tự giác, tích cực tham gia xây dựng lớp học thân thiện.

- Thể hiện tình cảm yêu quý trường lớp; thân thiện với thầy cô, bạn bè.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có ý thức tự giác, tích cực tham gia xây dựng lớp học thân thiện.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự thiết kế biểu tượng trang trí lớp học thân thiện.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học thân thiện.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí lớp hox5 thân thiện mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí lớp để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí lớp phù hợp, sáng tạo.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” để khởi động bài học.

+ GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.

- GV đặt câu hỏi: Qua bài hát em thích một lớp học như thế nào?

=> GV dẫn dắt vào nội dung chủ đề: Một lớp học vui vẻ thân thiện là một lớp học mang lại cho chúng ta cảm giác thoải mái và có được sự tôn trọng từ mọi người? Vậy làm thế nào để có thể xây dựng được một lớp học thân thiện?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ về nội dung bài hát.

- HS chia sẻ về lớp học em yêu thích dựa theo gợi ý sau:

+ Không gian lớp học

+ Sự thân thiện giữa các thành viên trong lớp

+ Sự tâm lý của thầy cô giáo

2. Khám phá:

- Mục tiêu: Xây dựng được ý tưởng trang trí lớp học của mình.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Nhận xét và chia sẻ (làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS. GV chiếu hình ảnh câu chuyện về lớp học của bạn Linh, yêu cầu HS quan sát và thảo luận các câu hỏi theo gợi ý:

+ Hãy kể lại câu chuyện lớp học của bạn Linh.

+ Lớp học của bạn Linh có điểm gì đặc biệt?

+ Lớp học của em có những điểm nào giống và khác lớp học của bạn Linh?

+ Em và các bạn đã làm gì để thể hiện việc ứng xử thân thiện với nhau?

- GV mời một số nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

=> GV kết luận: Lớp học của bạn Linh đã xây dựng những biểu tượng thân thiện để mọi người cùng thực hiện theo. Các bạn trong lớp đều yêu thương, gắn bó và ứng xử thân thiện với nhau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc nhóm 4 quan sát hình ảnh câu chuyện về lớp học của bạn Linh để thảo luận và trả lời các câu hỏi theo gợi ý:

+ Bạn Linh là học sinh của lớp 3A. Trước cửa lớp bạn có treo một bảng gồm các hoạt động khác nhau được vẽ rất tỉ mỉ. Mỗi ngày khi đến lớp, Linh và các bạn sẽ chọn những hoạt động trong tranh để thực hiện. Ngoài ra, khi bước vào chỗ ngồi, mỗi bạn sẽ thực hiện một cử chỉ thân thiện với bạn bên cạnh như đập tay, chào hỏi,... Vì thể buổi học nào của lớp Linh cũng diễn ra trong sự vui vẻ, thân thiện.

+ Lớp học của bạn Linh đã xây dựng những biểu tượng thân thiện để mọi người cùng thực hiện theo. Các bạn trong lớp đều yêu thương, gắn bó và ứng xử thân thiện với nhau.

- HS tự liên hệ và so sánh theo suy nghĩ của mình.

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả

- HS nhận xét.

- HS chú ý lắng nghe giáo viên

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ HS thiết kế được biểu tượng trang trí lớp học để nhắc nhở nhau cùng xây dựng lớp học thân thiện.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Xây dựng lớp học thân thiện. (Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV chia lớp mỗi nhám 4 HS và GV phát cho mỗi nhóm một Phiếu thảo luận

- GV giao cho HS thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Viết ra giấy những việc làm để xây dựng lớp học thân thiện.

+ Dùng bút, bút màu, thiết kế biểu tượng trang trí lớp học để nhắc nhở các bạn cùng xây dựng lớp học thân thiện.

- GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ về những việc làm để xây dựng lớp học thân thiện.

- GV yêu cầu các nhóm lần lượt trao đổi Phiếu thảo luận cho nhau và vẽ biểu tượng cảm xúc vào sản phẩm của nhóm bạn.


- GV mời các nhóm nhận xét , bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương những nhóm hoàn thành đúng thời gian quy định, có biểu tượng trang trí đẹp, ý nghĩa và nhấn mạnh: Các em hãy ứng xử thân thiện và đoàn kết với nhau.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ mà GV đã giao trên phiếu BT.

- Những việc làm để xây dựng lớp học thân thiện:

+ Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và đời sống

+ Khi có tranh chấp không nên cãi vã hay đánh nhau mà bình tĩnh để hóa giải trong hòa bình.

+ Trong giờ học luôn tươi cười, niềm nở với các bạn.

+ …..

- Biểu tượng trang trí lớp học:

- Đại diện các nhóm lên chia sẻ những việc mà nhóm mình sẽ làm để xây dựng lớp học thân thiện

- Các nhóm lần lượt trao đổi Phiếu thảo luận cho nhau và vẽ biểu tượng cảm xúc vào sản phẩm của nhóm bạn. 

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu và đưa ra những cảm nghĩ của mình về lớp học thân thiện để cuối tuần cùng chia sẻ cảm nghĩ về lớp học thân thiện theo gợi ý:

+ Khu vực trong lớp học em thích nhất.

+ Những việc em muốn làm để xây dựng lớp học thân thiện.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

----------------------------------------

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU

Sinh hoạt cuối tuần: CẢM NGHĨ VỀ LỚP HỌC THÂN THIỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS vui vẻ, đoàn kết, thân thiện với nhau.

- HS có thái độ yêu quý và giữ gìn các góc,khu vực trong lớp học.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết chuẩn bị các tư liệu để tham gia chia sẻ cảm nghĩ về lớp học thân thiện.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết nêu cảm nghĩ về lớp học thân thiện.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn những việc em muốn làm để xây dựng lớp học thân thiện.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ cảm nghĩ về lp71 học thân thiện mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu để giới thiệu với các bạn những việc cần làm để xây dựng lớp học thân thiện.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” để khởi động bài học.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu: Học sinh biết phân công nhiệm vụ, chuẩn bị được những đồ dùng, dụng cụ cần thiết để trang trí lớp học.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Cảm nghĩ về lớp học thân thiện. (Làm việc nhóm 2)

- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2: Chia sẻ cảm nghĩ về lớp học thân thiện theo các câu hỏi gợi ý sau:

+ Em thích nhất khu vực nào trong lớp của mình? Vì sao?

+ Em muốn làm những việc gì để xây dựng lớp học thân thiện?

- GV mời 1 số nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS các nhóm khác nhận xét.

- Các HS cùng chia sẻ và đóng góp ý kiến. GV nhận xét và rút ra kết luận.

- GV kết luận: Một lớp học lí tưởng là một lớp học có không gian học tập đẹp mắt, sạch sẽ và các thành viên trong lớp luôn thân thiện và tôn trọng lẫn nhau.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận nhóm 2, đưa ra những cảm nghĩ về lớp học thân thiện và trả lời các câu hỏi:

+ HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân.

+ Những việc em muốn làm để xây dựng lớp học thân thiện:

+ Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và đời sống

+ Khi có tranh chấp không nên cãi vã hay đánh nhau mà bình tĩnh để hóa giải trong hòa bình.

+ Trong giờ học luôn tươi cười, niềm nở với các bạn.

+ Xây dựng góc học tập gần gũi…

- Các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe kết luận của giáo viên

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV hưỡng dẫn học sinh cách bảo quản và giữ gìn các đồ dùng trong lớp học.

+ Không vẽ lên mặt bàn ghế.

+ Tưới nước thường xuyên cho các chậu canh cảnh.

+ Sắp xếp đồ dùng trong lớp gọn gàng, ngăn nắp...

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 4

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU

Sinh hoạt theo chủ đề: THẦY CÔ CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Kể tại những điều ấn tượng nhất về thầy cô.

- Sáng tạo bức tranh về chủ đề Thầy cô của em.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu cách trang trí, vẽ tranh để tham gia chia sẻ cùng với lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sáng tạo, tự vẽ, trang trí tranh từ các vật liệu khác nhau theo chủ đề phù hợp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về chủ đề thầy cô.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Thể hiện tình cảm yêu quý, kính trọng và biết ơn thầy cô.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí tranh vẽ từ nhiều vật liệu khác nhau để giới thiệu với các bạn những ý tưởng phù hợp, sáng tạo.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Bụi phấn” để khởi động bài học.

+ GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS Chia sẻ với GV về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ HS nêu được kỉ niệm với thầy cô và chia sẻ những điều ấn tượng về thầy cô.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Kỉ niệm về thầy cô (Làm việc nhóm đôi)

1. Kỉ niệm về thầy cô.

* Kể về một kỉ niệm nhớ nhất của em với thầy cô.

* Chia sẻ điều em ấn tượng nhất về thầy cô.

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV tổ chức HS thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau:

+ Em nhớ nhất thầy cô giáo nào?

+ Kỉ niệm nào về thầy cô khiến em nhớ nhất?

+ Chia sẻ điều mà em ấn tượng nhất về thầy cô giáo đó?

- GV mời HS trình bày trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt: Thầy cô là những người đã yêu thương, dạy dỗ em thành người. Có rất nhiều ấn tượng về thầy cô khiến chúng ta không thể quên, những ấn tượng đó sẽ là kỉ niệm đẹp theo em đi suốt cuộc đời.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- HS thảo luận nhóm đôi theo gợi ý.

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ HS thực hành sáng tạo tranh về thầy cô từ nhiều vật liệu khác nhau.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Sáng tạo tranh về chủ đề Thầy cô của em (Làm việc nhóm 4)

2. Sáng tạo tranh về chủ đề Thầy cô của em.

* Chuẩn bị: bút màu, giấy màu, các loại hạt, hồ dán,...

* Tiến hành:

- Nhớ về thầy cô đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất .

- Sử dụng các vật liệu đã chuẩn bị để sáng tạo tranh về chủ đề Thầy cô của em.

- Chia sẻ bức tranh với các bạn.

- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV tổ chức HS làm việc nhóm 4.

- GV phổ biến nhiệm vụ: HS sử dụng bút màu, giấy màu, các loại hạt, hồ dán và các vật liệu khác nhau để vẽ, tạo hình, trang trí, tô màu,... sáng tạo tranh về chủ đề Thầy cô của em.

- Gọi một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt: GV khen ngợi những bạn có bức tranh ý nghĩa, sáng tạo và nhấn mạnh: Các em hãy luôn nhớ ơn thầy cô giáo đã dạy mình nên người và cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để không phụ công ơn của thầy cô.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài, tiến hành sáng tạo tranh và chia sẻ tranh của mình với các bạn trong nhóm.

- HS chia sẻ trước lớp về ý tưởng bức tranh của mình. Mô tả những điểm ấn tượng trong bức tranh liên quan đến thầy cô giáo của mình.

- HS nhận xét, bổ sung

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà chia sẻ với bố mẹ, người thân về bức tranh em đã sáng tạo chủ đề Thầy cô của em.

+ Sáng tạo thêm các bức tranh bằng những vật liệu khác.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

--------------------------------------------------

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC MẾN YÊU

Sinh hoạt cuối tuần: EM VUI TẾT TRUNG THU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS thể hiện sự khéo léo, cẩn thận của bản thân thông qua việc bày mâm cỗ Trung thu.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết chuẩn bị các dụng cụ trang trí lớp học để tham gia trang trí cùng với lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trang trí lớp học đẹp, trang nhã, phù hợp với nội quy nhà trường.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí lớp mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trang trí lớp để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí lớp phù hợp, sáng tạo.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò “Trang trí lớp học”

Cách chơi: GV chiếu slide câu hỏi, HS chọn đáp án viết vào bảng con, giơ bảng khi có hiệu lệnh. Trả lời đúng sẽ giúp lớp học được trang trí thêm 1 đồ vật.

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi.

Gợi ý câu hỏi:

+ Tết Trung thu là ngày nào trong năm?

  1. 15/7(âm lịch)
  2. 15/8(âm lịch)

+ Tết Trung thu thường bầy như thế nào?

  1. Mâm ngũ quả
  2. Mâm cỗ với các món ăn

+ Tết Trung thu mang ý nghĩa gì?

  1. Tết đoàn viên
  2. Tết thiếu nhi.

+ Đồ chơi yêu thích của trẻ em Việt Nam trong ngày Tết Trung thu là gì?

  1. Lê-gô
  2. Đèn ông sao

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời

- Câu 1: Đáp án b

- Câu 2: Đáp án a

- Câu 3: Đáp án a

- Câu 4: Đáp án b

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

………………………………................................

* Tồn tại

………………………………................................

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu: Học sinh thể hiện sự khéo léo, cẩn thận của bản thân thông qua việc bày mâm cô Trung thu.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Lớp em vui Tết Trung thu. (Làm việc theo tổ)

* Thi trình bày mâm cỗ Trung thu.

* Tham gia phá cỗ cùng các bạn.

- GV nêu yêu cầu tổ trưởng phân công nhiệm vụ cho các tổ viên. Tổ trưởng điều hành tổ viên chuẩn bị các dụng cụ đã chuẩn bị từ ở nhà để trang trí mâm cỗ Trung thu.

- GV theo dõi giúp đỡ các tổ làm việc. GV tạo không gian để HS trưng bày mâm cỗ của tổ.

- Các tổ bình bầu bằng cách dán trái tim hoặc thẻ màu vào vị trí cạnh mâm cỗ của tổ đó.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Tổ trưởng điều hành các tổ viên chuẩn bị dụng cụ để trang trí mâm cỗ Trung thu.

- Các tổ làm việc, bày lên chỗ quy định.

- Cả lớp quan sát, bình bầu.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Thực hành.

- Mục tiêu:

+ Học sinh tham gia phá cỗ Trung thu.

- Cách tiến hành:

5. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Trường học mến yêu.

- Hoàn thành phiếu đánh giá sau chủ đề.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 5

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

Sinh hoạt theo chủ đề: NÉT RIÊNG CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS nhận ra được nét riêng của bản thân và các bạn.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Yêu quý những nét riêng của bản thân và tôn trọng nét riêng của người khác.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV giới thiệu tên trò chơi “Chụp ảnh”

- GV phổ biến luật chơi: Hai bạn sắm vai chụp ảnh cho nhau.

- GV tổ chức HS tham gia trò chơi.

- GV dẫn dắt HS vào chủ đề “Nét riêng của em” bằng cách đặt ra các câu hỏi yêu cầu HS trả lời cá nhân.

+ Em thấy bạn như thế nào?

+ Bạn có đặc điểm gì khiến em ấn tượng?

- GV nhận xét.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS tham gia trò chơi.

- HS chia sẻ theo cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nhận diện được những nét riêng của bạn ngồi cạnh.

+ Có thái độ tôn trọng nét riêng của các bạn.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Cùng chơi Chuyền bóng. (Làm việc cả lớp)

1. Cùng chơi Chuyền bóng.

* Tham gia trò chơi Chuyền bóng.

* Nêu một nét riêng của bạn ngồi cạnh khi em nhận được bóng.

* Chia sẻ cảm xúc của em sau khi tham gia trò chơi.

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV phổ biến luật chơi: HS sẽ nhận một quả bóng và chuyền bóng cho một bạn bất kì trong lớp. Khi quả bóng đến tay bạn nào thì ngay lập tức bạn đó sẽ nói nhanh một nét riêng của bạn ngồi cạnh mình.

- GV tổ chức HS tham gia trò chơi. Gợi ý để HS nêu được nét riêng của bạn về:

+ Đặc điểm hình dáng bên ngoài (cao, mảnh mai,...)

+ Đặc điểm những đường nét trên khuôn mặt (mũi cao, mắt to, mặt trái xoan, ...)

+ Đặc điểm tính cách (tốt bụng, thân thiện, ...)

+ Đặc điểm riêng (ít nói, má lúm, tóc xoăn, ...)

...

- GV mời HS chia sẻ cảm xúc sau khi tham gia trò chơi trước lớp.

- GV mời các HS theo dõi, đóng góp ý kiến.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt: Mỗi người trong chúng ta đều có những nét riêng về đặc điểm hình dáng bên ngoài. Bên cạnh đó, mỗi người còn có những nét riêng về tính cách, sở thích, năng khiêu, cá tính, thói quen, ... Như vật, nét riêng là những đặc điểm riêng biệt mang tính đặc trưng nổi bật của mỗi người. Các em nên có thái độ tôn trọng nét riêng của các bạn.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- HS lắng nghe

- HS tham gia trò chơi.

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

- HS đóng góp ý kiến (nếu có).

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ HS yêu quý nét riêng của bản thân và tôn trọng nét riêng của người khác.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Trình diễn tiểu phẩm Ai cũng có nét riêng (Làm việc nhóm 6)

* Đóng vai thể hiện nội dung tiểu phẩm

* Chia sẻ suy nghĩ của em về tiểu phẩm.

- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV tổ chức HS làm việc nhóm 6.

- GV phổ biến nhiệm vụ: HS quan sát 2 bức tranh trong SGK trang 18. Thảo luận, phân công đóng vai thể hiện tiểu phẩm Ai cũng có nét riêng.

- Gợi ý HS thảo luận theo nội dung:

+ Bạn Hoa có những nét riêng nào? Hoa cảm thấy như thế nào về những nét riêng đó?

+ Điều gì xả ra với Hoa khi đi chơi cùng bố?

+ Khi kể lại câu chuyện với mẹ, mẹ đã chia sẻ điều gì với Hoa?

+ Qua câu chuyện của Hoa, em rút ra được điều gì?

- Mời đại diện nhóm lên đóng vai thể hiện tiểu phẩm trước lớp.

- Gọi một số HS chia sẻ các nội dung như gợi ý:

+ Em có nhận xét về phần đóng tiểu phẩm của các bạn?

+ Em có suy nghĩ gì sau khi xem tiểu phẩm?

- GV có thể mở rộng bằng cách cho HS chỉ ra những nét riêng của các bạn trong nhóm đóng tiểu phẩm với nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV chốt: Nét riêng của mỗi người đều rất đáng quý. Em hãy yêu quý những nét riêng của mình và tôn trọng nét riêng của các bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS chia nhóm 6, đọc yêu cầu bài, tiến hành thảo luận, phân vai đóng kịch với các bạn trong nhóm.

- Đại diện nhóm lên đóng vai.

- HS chia sẻ theo cảm nhận của mình.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà chia sẻ với bố mẹ, người thân về những nét riêng của các bạn trên lớp.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

Sinh hoạt cuối tuần: LỰA CHỌN TÀI NĂNG CỦA LỚP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tự tin thể hiện được năng khiếu của bản thân thông qua hoạt động trình diễn tài năng.

- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, vui vẻ với bạn bè.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu bài để hoàn thành tốt nội dung tiết học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt động học tập, trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Yêu quý những nét riêng của bản thân và tôn trọng nét riêng của người khác.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở video “Gottalent nhí”để khởi động bài học.

- GV và HS trao đổi về nội dung video.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời về nội dung video

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

* Ưu điểm:

………………………………................................

* Tồn tại

………………………………................................

- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.

- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.

- Tích cực học tập để nâng cao chất l­ượng.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh tr­­ường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu:

+ Tự tin thể hiện được năng khiếu của bản thân thông qua hoạt động trình diễn tài năng.

+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện, vui vẻ với bạn bè.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Lựa chọn tài năng của lớp (Làm việc theo tổ)

* Trình diễn tài năng của em trước lớp.

* Bình chọn tiết mục tham gia cuộc thi của trường.

- GV nêu yêu cầu: Mỗi tổ chọn một tiết mục biểu diễn trước lớp theo chủ đề tự chọn. (Ví dụ: múa, hát, nhảy hiện đại, ...)

- GV theo dõi giúp đỡ các tổ làm việc. GV tạo không gian để HS biểu diễn trước lớp.

- Cả lớp bình chọn tiết mục tài năng ấn tượng nhất để tham gia cuộc thi của trường.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV hỗ trợ những HS tham gia tiết mục được chọn tập luyện thêm để sang tuần tham gia cuộc thi của trường.

- Tổ trưởng điều hành thảo luận, chọn ra tiết mục biểu diễn trước lớp.

- Đại diện các tổ biểu diễn tài năng trước lớp.

- Cả lớp bình chọn.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Thực hành.

- Mục tiêu:

+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện, vui vẻ với bạn bè.

- Cách tiến hành:

5. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học xong bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh chia sẻ với bố me và người thân về hoạt động tìm kiếm tài năng của lớp.

+ Chuẩn bị một bức ảnh cá nhân để chia sẻ với các bạn trong giờ học sau.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 6

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

Sinh hoạt theo chủ đề: NÉT RIÊNG CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận ra được những nét riêng của bản thân và các bạn.

- Yêu quý những nét riêng của bản thân và tôn trọng nét riêng của người khác.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm ra những nét riêng của bản thân và các bạn.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giới thiệu được những nét riêng đáng quý của bản thân cũng như của người khác

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về những nét riêng của bản thân và các bạn.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng nét riêng của bạn, biết lắng nghe những chia sẻ về nét riêng của bạn

- Phẩm chất chăm chỉ: cố gắng phát huy những nét riêng đáng quý.

- Phẩm chất trách nhiệm: tôn trọng yêu quý nét riêng của bản thân và của các bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Quốc tế thiếu nhi” để khởi động bài học.

+ GV yêu cầu HS chia sẻ về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ với GV về nội dung bài hát: “ Là ngày đặc biệt mồng 1 tháng 6 quốc tế thiếu nhi của cả nước”

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nêu được những nét riêng của bản thân.

+ Yêu quý nét riêng của bản thân và tôn trọng nét riêng của người khác.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1:Giới thiệu bản thân (Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4:

+ Các em sử dụng bức ảnh đã chuẩn bị để giới thiệu về bản thân với các bạn trong nhóm.

+ Chia sẻ những điều mình thích nhất ở nét riêng của mỗi bạn.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận nhóm 4, giới thiệu bản thân với các bạn trong nhóm.

Ví dụ: Mình là Linh. Năm nay, mình tám tuổi. Hiện tại, mình đang là học sinh lớp 3. Gia đình của mình có bốn thành viên là bố, mẹ, mình và em gái. Đây là bức ảnh bố đã chụp cho mình vào tháng trước. Lúc ấy mình có mái tóc ngắn, làn da hơi ngăm đen cho cái nắng mùa hè. Mình đã ôm quyển sách vì sở thích của tôi là đọc sách. Môn học mà tôi giỏi nhất là môn Toán. Ước mơ của tôi là trở thành một nhà khoa học. 

+ Chia sẻ điều em thích về nét riêng của bạn: có thể về ngoại hình, tính cách hoặc những hay,điểm mạnh mà em học được ở bạn.

Ví dụ: Màu tóc của bạn màu nâu sáng rất lạ, khác biệt với mọi người nhưng rất đẹp. Nó giúp cho mình nhận ra bạn ngay nếu bạn đi từ xa.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ HS viết và vẽ được sơ đồ tư duy về những nét riêng của mình.

+ Giới thiệu được nét riêng của bản thân với các bạn.

+ Tôn trọng, yêu quý nét riêng của bản thân và của các bạn.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2.Khám phá nét riêng của em. (Làm việc cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV đưa gợi ý yêu cầu HS thực hiện theo gợi ý để giới thiệu về nét riêng của mình.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- HS tiến hành quan sát và thực hiện:

+ Dán ảnh hoặc viết tên em vào ô chính giữa.

+ Viết và trang trí sơ đồ các đặc điểm của em theo gợi ý:

Ví dụ:

+ Tính cách: vui vẻ, hòa đồng, thân thiện.

+ Ngoại hình: Tóc ngắn, mắt đen, gầy.

+ Sở thích: Đọc sách, học toán, làm việc nhà.

- HS nhận xét nét riêng của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu học sinh về nhà giới thiệu những nét riêng của bản thân cũng như của các bạn cho gia đình của mình.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

Sinh hoạt cuối tuần: TRÒ CHƠI ĐOÁN TÊN BẠN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Giúp HS hiểu hơn về bạn, biết tôn trọng, yêu quý các bạn.

- Tạo sự vui vẻ, gắn kết giữa các thành viên trong lớp.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm ra những nét riêng của các bạn.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giới thiệu được những nét riêng đáng quý của người khác

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về những nét riêng của các bạn.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng nét riêng của bạn, biết lắng nghe những chia sẻ về nét riêng của bạn

- Phẩm chất chăm chỉ: cố gắng phát huy những nét riêng đáng quý.

- Phẩm chất trách nhiệm: tôn trọng yêu quý nét riêng của các bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Quả gì” để khởi động bài học.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS trả lời về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu:

+ HS đoán được tên bạn qua những nét riêng của bạn.

+ Tạo sự vui vẻ, gắn kết giữa các thành viên trong lớp.

Hoạt động 3.Trò chơi Đoán tên bạn(Làm việc nhóm 4)

- GV nêu yêu cầu và phổ biến luật chơi.Cả lớp chia theo đội 4 người tham gia chơi.

+ Luật chơi: Mỗi bạn cầm bức ảnh của bạn khác trong đội và mô tả những đặc điểm ngoại hình, sở thích, tính cách, thói quen,... của bạn trong ảnh. Đội còn lại sẽ đoán tên bạn được mô tả, Đội nào đoán đúng nhiều nhất sẽ là đội thắng cuộc.

- GV mời một số HS chia sẻ cản xúc sau khi kết thúc trò chơi.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Các nhóm HS cùng nhau tham gia trò chơi.

- HS chia sẻ Cảm xúc sau khi tham gia trò chơi: vui vẻ, hào hứng.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu học sinh tiếp tục về nhà giới thiệu những nét riêng của bản thân cũng như của các bạn cho gia đình của mình.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 7

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

Sinh hoạt theo chủ đề: SỞ THÍCH CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Giới thiệu được các sở thích của bản thân.

- Giao lưu, chia sẻ với các bạn có cùng sở thích.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm ra những sở thích của bản thân.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giới thiệu được những sở thích của bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Giao lưu, chia sẻ với các bạn có cùng sở thích

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng sở thích riêng của bạn, biết lắng nghe những chia sẻ về sở thích của bạn

- Phẩm chất chăm chỉ: cố gắng phát huy những sở thích đáng quý.

- Phẩm chất trách nhiệm: tôn trọng yêu quý sở thích của bản thân và của các bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Em muốn làm” để khởi động bài học.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS trả lời về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ HS viết ra được những sở thích của bản thân

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1:Tạo những Chiếc hộp sở thích. (Làm việc cá nhân)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV phổ biến nhiệm vụ: Mỗi bạn viết lên các mảnh giấy màu tên và sở thích của bản thân theo nội dung của mỗi chiếc hộp.Sau đó, HS sẽ xếp mảnh giấy màu vào chiếc hộp có nội dung tương ứng.

- GV quan sát và nhận xét chung.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- Học sinh nhận nhiệm vụ và tiến hành: Viết tên và sở thích của em vào những mảnh giấy màu.

Ví dụ: Sở thích của em là đọc sách, xem phim.

+ Xếp mảnh giấy vào chiếc hộp có nội dung tương ứng.

- Học sinh lắng nghe

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Giao lưu, chia sẻ với các bạn có cùng sở thích

+ Bước đầu xây dựng được hoạt động của nhóm cùng sở thích.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 2:Khám phá Chiếc hộp sở thích (Làm việc cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu đại diện HS lên đọc các mảnh giấy trong mỗi chiếc hộp để HS tìm và kết bạn theo nhóm có cùng sở thích.

- GV nhận xét chung.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- Học sinh đọc các mảnh giấy trong mỗi chiếc hộp, tìm và kết bạn theo nhóm có cùng sở thích.

Ví dụ: + Lan, Nguyên, Bình, An thích học môn Toán.

+ Anh, Phong, Đức, Việt thích chơi bóng đá.

+….

- Học sinh lắng nghe.

* Hoạt động 3: Chơi trò chơi phóng viên nhí.

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV phổ biến luật chơi:Một bạn đóng vai phóng viên đi phỏng vấn các bạn trong lớp về sở thích.

+ Thảo luận để xây dựng hoạt động của nhóm cùng sở thích.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- Học sinh tham gia trò chơi.

+ Những câu hỏi có thể phỏng vấn bạn:

+ Bạn thích làm gì vào những lúc rảnh rỗi?

+ Bạn thích môn thể thao nào?

+ Bạn thích loài vật nào?

+ Bạn thích học môn nào nhất?

+.....

- HS thảo luận và đưa ra những hoạt động xây dựng của nhóm cùng sở thích.

+ Tổ chức các buổi sinh hoạt, họp nhóm về sở thích

+ Tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm, kĩ năng trong nhóm

+ Tổ chức các buổi giao lưu…

- HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu học sinh về nhà chia sẻ những sở thích của bản thân cũng như của các bạn cho gia đình của mình.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

Sinh hoạt cuối tuần: THAM GIA TRÒ CHƠI YÊU THÍCH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS vui vẻ, gắn kết với các bạn trong lớp thông qua những trò chơi yêu thích.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Kể ra những trò chơi yêu thích.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giới thiệu được những trò chơi yêu thích của bản thân với bạn bè.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Giao lưu, chia sẻ với các bạn có cùng trò chơi yêu thích.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng trò chơi yêu thích của bạn, biết lắng nghe những chia sẻ về trò chơi yêu thích của bạn

- Phẩm chất chăm chỉ: cố gắng phát huy gắn kết tình cảm giữa các bạn trong lớp thông qua những trò chơi yêu thích.

- Phẩm chất trách nhiệm: tôn trọng yêu quý những trò chơi yêu thích của bản thân và của các bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Kéo co” để khởi động bài học.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS trả lời về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu: HS vui vẻ, gắn kết với các bạn trong lớp thông qua những trò chơi yêu thích.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3.Kể tên các trò chơi yêu thích. (Làm việc cá nhân)

- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu học sinh kể tên một trò chơi em yêu thích.

- GV mời HS khác nhận xét,bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS suy nghĩ và đưa ra các trò chơi yêu thích:

+ Ví dụ: - Bịt mắt bắt dê

- Rồng rắn lên mây

- Nhảy ô

- Trốn tìm

- Chi chi chành chành

-.........

- HS khác nhận xét,bổ sung nếu có.

- HS lắng nghe.

Hoạt động 4.Tham gia trò chơi yêu thích(Làm việc theo nhóm tùy vào trò chơi)

- GV yêu cầu HS di chuyển ra sân trường.

- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện:

+ Nói tên một trò chơi mình yêu thích.

+ Tìm những bạn có chung sở thích về trò chơi đó

+ Cùng các bạn tham gia trò chơi.

- GV mời một số HS chia sẻ cảm xúc sau khi chơi

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- HS thực hiện.

- HS nhận nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà chia sẻ với bố mẹ và người thân về sở thích của mình.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 6

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

Sinh hoạt theo chủ đề: NÉT RIÊNG CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận ra được những nét riêng của bản thân và các bạn.

- Yêu quý những nét riêng của bản thân và tôn trọng nét riêng của người khác.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm ra những nét riêng của bản thân và các bạn.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giới thiệu được những nét riêng đáng quý của bản thân cũng như của người khác

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về những nét riêng của bản thân và các bạn.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng nét riêng của bạn, biết lắng nghe những chia sẻ về nét riêng của bạn

- Phẩm chất chăm chỉ: cố gắng phát huy những nét riêng đáng quý.

- Phẩm chất trách nhiệm: tôn trọng yêu quý nét riêng của bản thân và của các bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Quốc tế thiếu nhi” để khởi động bài học.

+ GV yêu cầu HS chia sẻ về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ với GV về nội dung bài hát: “ Là ngày đặc biệt mồng 1 tháng 6 quốc tế thiếu nhi của cả nước”

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ Nêu được những nét riêng của bản thân.

+ Yêu quý nét riêng của bản thân và tôn trọng nét riêng của người khác.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1:Giới thiệu bản thân (Làm việc nhóm 4)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4:

+ Các em sử dụng bức ảnh đã chuẩn bị để giới thiệu về bản thân với các bạn trong nhóm.

+ Chia sẻ những điều mình thích nhất ở nét riêng của mỗi bạn.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận nhóm 4, giới thiệu bản thân với các bạn trong nhóm.

Ví dụ: Mình là Linh. Năm nay, mình tám tuổi. Hiện tại, mình đang là học sinh lớp 3. Gia đình của mình có bốn thành viên là bố, mẹ, mình và em gái. Đây là bức ảnh bố đã chụp cho mình vào tháng trước. Lúc ấy mình có mái tóc ngắn, làn da hơi ngăm đen cho cái nắng mùa hè. Mình đã ôm quyển sách vì sở thích của tôi là đọc sách. Môn học mà tôi giỏi nhất là môn Toán. Ước mơ của tôi là trở thành một nhà khoa học. 

+ Chia sẻ điều em thích về nét riêng của bạn: có thể về ngoại hình, tính cách hoặc những hay,điểm mạnh mà em học được ở bạn.

Ví dụ: Màu tóc của bạn màu nâu sáng rất lạ, khác biệt với mọi người nhưng rất đẹp. Nó giúp cho mình nhận ra bạn ngay nếu bạn đi từ xa.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ HS viết và vẽ được sơ đồ tư duy về những nét riêng của mình.

+ Giới thiệu được nét riêng của bản thân với các bạn.

+ Tôn trọng, yêu quý nét riêng của bản thân và của các bạn.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2.Khám phá nét riêng của em. (Làm việc cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV đưa gợi ý yêu cầu HS thực hiện theo gợi ý để giới thiệu về nét riêng của mình.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- HS tiến hành quan sát và thực hiện:

+ Dán ảnh hoặc viết tên em vào ô chính giữa.

+ Viết và trang trí sơ đồ các đặc điểm của em theo gợi ý:

Ví dụ:

+ Tính cách: vui vẻ, hòa đồng, thân thiện.

+ Ngoại hình: Tóc ngắn, mắt đen, gầy.

+ Sở thích: Đọc sách, học toán, làm việc nhà.

- HS nhận xét nét riêng của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu học sinh về nhà giới thiệu những nét riêng của bản thân cũng như của các bạn cho gia đình của mình.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

-------------------------------------

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

Sinh hoạt cuối tuần: TRÒ CHƠI ĐOÁN TÊN BẠN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Giúp HS hiểu hơn về bạn, biết tôn trọng, yêu quý các bạn.

- Tạo sự vui vẻ, gắn kết giữa các thành viên trong lớp.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm ra những nét riêng của các bạn.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giới thiệu được những nét riêng đáng quý của người khác

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về những nét riêng của các bạn.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng nét riêng của bạn, biết lắng nghe những chia sẻ về nét riêng của bạn

- Phẩm chất chăm chỉ: cố gắng phát huy những nét riêng đáng quý.

- Phẩm chất trách nhiệm: tôn trọng yêu quý nét riêng của các bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Quả gì” để khởi động bài học.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS trả lời về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu:

+ HS đoán được tên bạn qua những nét riêng của bạn.

+ Tạo sự vui vẻ, gắn kết giữa các thành viên trong lớp.

Hoạt động 3.Trò chơi Đoán tên bạn(Làm việc nhóm 4)

- GV nêu yêu cầu và phổ biến luật chơi.Cả lớp chia theo đội 4 người tham gia chơi.

+ Luật chơi: Mỗi bạn cầm bức ảnh của bạn khác trong đội và mô tả những đặc điểm ngoại hình, sở thích, tính cách, thói quen,... của bạn trong ảnh. Đội còn lại sẽ đoán tên bạn được mô tả, Đội nào đoán đúng nhiều nhất sẽ là đội thắng cuộc.

- GV mời một số HS chia sẻ cản xúc sau khi kết thúc trò chơi.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Các nhóm HS cùng nhau tham gia trò chơi.

- HS chia sẻ Cảm xúc sau khi tham gia trò chơi: vui vẻ, hào hứng.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu học sinh tiếp tục về nhà giới thiệu những nét riêng của bản thân cũng như của các bạn cho gia đình của mình.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 7

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

Sinh hoạt theo chủ đề: SỞ THÍCH CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Giới thiệu được các sở thích của bản thân.

- Giao lưu, chia sẻ với các bạn có cùng sở thích.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm ra những sở thích của bản thân.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giới thiệu được những sở thích của bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Giao lưu, chia sẻ với các bạn có cùng sở thích

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng sở thích riêng của bạn, biết lắng nghe những chia sẻ về sở thích của bạn

- Phẩm chất chăm chỉ: cố gắng phát huy những sở thích đáng quý.

- Phẩm chất trách nhiệm: tôn trọng yêu quý sở thích của bản thân và của các bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Em muốn làm” để khởi động bài học.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS trả lời về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu:

+ HS viết ra được những sở thích của bản thân

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1:Tạo những Chiếc hộp sở thích. (Làm việc cá nhân)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV phổ biến nhiệm vụ: Mỗi bạn viết lên các mảnh giấy màu tên và sở thích của bản thân theo nội dung của mỗi chiếc hộp.Sau đó, HS sẽ xếp mảnh giấy màu vào chiếc hộp có nội dung tương ứng.

- GV quan sát và nhận xét chung.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- Học sinh nhận nhiệm vụ và tiến hành: Viết tên và sở thích của em vào những mảnh giấy màu.

Ví dụ: Sở thích của em là đọc sách, xem phim.

+ Xếp mảnh giấy vào chiếc hộp có nội dung tương ứng.

- Học sinh lắng nghe

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Giao lưu, chia sẻ với các bạn có cùng sở thích

+ Bước đầu xây dựng được hoạt động của nhóm cùng sở thích.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 2:Khám phá Chiếc hộp sở thích (Làm việc cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu đại diện HS lên đọc các mảnh giấy trong mỗi chiếc hộp để HS tìm và kết bạn theo nhóm có cùng sở thích.

- GV nhận xét chung.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- Học sinh đọc các mảnh giấy trong mỗi chiếc hộp, tìm và kết bạn theo nhóm có cùng sở thích.

Ví dụ: + Lan, Nguyên, Bình, An thích học môn Toán.

+ Anh, Phong, Đức, Việt thích chơi bóng đá.

+….

- Học sinh lắng nghe.

* Hoạt động 3: Chơi trò chơi phóng viên nhí.

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV phổ biến luật chơi:Một bạn đóng vai phóng viên đi phỏng vấn các bạn trong lớp về sở thích.

+ Thảo luận để xây dựng hoạt động của nhóm cùng sở thích.

- GV mời HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- Học sinh tham gia trò chơi.

+ Những câu hỏi có thể phỏng vấn bạn:

+ Bạn thích làm gì vào những lúc rảnh rỗi?

+ Bạn thích môn thể thao nào?

+ Bạn thích loài vật nào?

+ Bạn thích học môn nào nhất?

+.....

- HS thảo luận và đưa ra những hoạt động xây dựng của nhóm cùng sở thích.

+ Tổ chức các buổi sinh hoạt, họp nhóm về sở thích

+ Tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm, kĩ năng trong nhóm

+ Tổ chức các buổi giao lưu…

- HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu học sinh về nhà chia sẻ những sở thích của bản thân cũng như của các bạn cho gia đình của mình.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

Sinh hoạt cuối tuần: THAM GIA TRÒ CHƠI YÊU THÍCH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS vui vẻ, gắn kết với các bạn trong lớp thông qua những trò chơi yêu thích.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Kể ra những trò chơi yêu thích.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giới thiệu được những trò chơi yêu thích của bản thân với bạn bè.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Giao lưu, chia sẻ với các bạn có cùng trò chơi yêu thích.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng trò chơi yêu thích của bạn, biết lắng nghe những chia sẻ về trò chơi yêu thích của bạn

- Phẩm chất chăm chỉ: cố gắng phát huy gắn kết tình cảm giữa các bạn trong lớp thông qua những trò chơi yêu thích.

- Phẩm chất trách nhiệm: tôn trọng yêu quý những trò chơi yêu thích của bản thân và của các bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Kéo co” để khởi động bài học.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS trả lời về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu: HS vui vẻ, gắn kết với các bạn trong lớp thông qua những trò chơi yêu thích.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3.Kể tên các trò chơi yêu thích. (Làm việc cá nhân)

- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu học sinh kể tên một trò chơi em yêu thích.

- GV mời HS khác nhận xét,bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS suy nghĩ và đưa ra các trò chơi yêu thích:

+ Ví dụ: - Bịt mắt bắt dê

- Rồng rắn lên mây

- Nhảy ô

- Trốn tìm

- Chi chi chành chành

-.........

- HS khác nhận xét,bổ sung nếu có.

- HS lắng nghe.

Hoạt động 4.Tham gia trò chơi yêu thích(Làm việc theo nhóm tùy vào trò chơi)

- GV yêu cầu HS di chuyển ra sân trường.

- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện:

+ Nói tên một trò chơi mình yêu thích.

+ Tìm những bạn có chung sở thích về trò chơi đó

+ Cùng các bạn tham gia trò chơi.

- GV mời một số HS chia sẻ cảm xúc sau khi chơi

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- HS thực hiện.

- HS nhận nhiệm vụ và tham gia trò chơi.

- HS chia sẻ.

- HS lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà chia sẻ với bố mẹ và người thân về sở thích của mình.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 8:

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

Sinh hoạt theo chủ đề: SÁNG TẠO SẢN PHẨM EM YÊU THÍCH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh sáng tạo được sản phẩm theo sở thích và giới thiệu sản phẩm đố với bạn.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu sáng tạo cho sản phẩm của mình lựa chọn.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Biết tạo sản phẩm yêu thích của mình một cách sáng tạo và giới thiệu sản phẩm với bạn.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về sản phẩm của mình .

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm tòi để tạo ra các sản phẩm độc đáo của riêng mình và giới thiệu với các bạn những ý tưởng sáng tạo đó.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở video“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” để khởi động bài học.

+ GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

-HS lắng nghe và vận động theo

-HS chia sẻ với bạn cảm nhận về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

-Mục tiêu:

+HS thiết kế được sản phẩm mình yêu thích.

+ HS giới thiệu được sản phẩm yêu thích của mình với các bạn.

-Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Thiết kế được sản phẩm mình yêu thích. (làm việc nhóm)

- GV chia lớp thành các nhóm (nhóm 4-6)

- GV nêu YC: các nhóm thiết kế được sản phẩm mình yêu thích theo chủ đề tự chọn( Ví dụ: đồ chơi, mô hình, bức tranh, thiết kế trang phục,...)

-GV có thể gợi ý cho HS làm từ những vật liệu tái chế để bảo vệ môi trường.

-GV nêu các bước tiến hành:

+Trao đổi nhóm để lựa chọn và nêu ý tưởng thiết kế sản phẩm yêu thích.

+Thực hành làm sản phẩm theo ý tưởng đã thiết kế.

-Gv bao quát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

=>Chốt: Mỗi em sẽ có những ý tưởng khám phá, sáng tạo khác nhau.

-Gv khen HS đã tích cực hoạt động để thiết kế được sản phẩm mình yêu thích.

- Học sinh chia nhóm 4-6

-> HS lắng nghe + nhắc lại các bước tiến hành:

=>HS thống nhất về ý tưởng và sử dụng các vật liệu cần thiết để tiến hành làm sản phẩm mình yêu thích.

-HS thực hành làm

-HS lắng nghe

Hoạt động 2. Triển lãm sản phẩm yêu thích:

- GV tổ chức cho HS trưng bày các sản phẩm đã được thiết kế ở 4 đến 6 góc trong lớp học.

-GV mời HS giới thiệu về sản phẩm mình thiết kế

=>KL: Mỗi người có những sở thích và lựa chọn khác nhau. Tất cả tạo nên sự đa dạng nhiều sắc mầu của cuộc sống, làm cho bản thân mình tốt đẹp hơn.

-GV khen ngợi cả lớp đã khéo léo, tìm tòi và sáng tạo ra sản phẩm theo ý tưởng riêng của mình.

-HS tiếp tục làm theo nhóm.

- Cả lớp cùng đi xem và nhận xét về sản phẩm.

-Các HS khác có thể nhận xét và đặt câu hỏi thêm về các sản phẩm.

-HS bình chọn sản phẩm mình thiết kế mình yêu thích bằng cánh dán ngôi sao vào sản phẩm đó.

-HS lắng nghe

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu và đưa ra những ý tưởng tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường.

+ Tìm vật liệu có thể tái chế tạo ra sản phẩm yêu thích.

+Chuẩn bị bộ trang phục yêu thích cho giờ học sau.

- Nhận xét sau tiết dạy

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

Sinh hoạt cuối tuần: Trình diễn trang phục em yêu thích

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Đánh giá được kết quả hoạt động trong tuần và đề ra pương phương hoạt động tuần mới.

- Học sinh có khả năng thể hiện được sở thích về trang phục của mình. Học sinh tự tin trình diễn thời trang trước lớp.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu cách biểu diễn trang phục để tham gia cùng với lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết lựa chọn những trang phục đẹp, phù hợp với bản thân và trình diễn trang phục một cách sáng tạo.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn ý tưởng biểu diễn trang phục theo phong cách của nhóm mình.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ về ý tưởng biểu diễn trang phục theo phong cách.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách trình diễn trang phục để chia sẻ với các bạn những ý tưởng sáng tạo.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm với lựa chọn của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV mở cho cả lớp xem một video trình diễn thời trang đặc sắc của các bạn nhỏ.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung của video, nhận xét về trang phục và cách biểu diễn của các bạn.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS xem video.

- HS trả lời về nội dung video.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu: Học sinh biết phân công nhiệm vụ, chuẩn bị được những trang phục, ý tưởng sáng tạo để trình diễn trang phục theo ý thích.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Chuẩn bị trình diễn trang phục theo ý thích.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, sau đó giáo viên nêu yêu cầu HĐ: Các nhóm tham gia trình diễn thời trang theo chủ đề trang phục em yêu thích.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận để chuẩn bị và lên ý tưởng biểu diễn trang phục theo phong cách của nhóm mình.

- GV yêu cầu từng nhóm giới thiệu về bộ trang phục yêu thích của nhóm mình.

- Yêu cầu các nhóm lên trình diễn trang phục.

Yêu cầu lớp nhận xét, bình chọn phong cách trình diễn ấn tượng.

- GV khen ngợi sự tự tin và sáng tạo của HS.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Lớp thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Các nhóm tham gia thảo luận về ý tưởng trình diễn trang phục.

- Lần lượt các nhóm lên giới thiệu về bộ trang phục của nhóm mình.

- Học sinh trình diễn trang phục theo nhóm.

- Học sinh nhận xét và bình chọn.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tiếp tục chuẩn bị trang phục và ý tưởng biểu diễn trang phục.

- GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả đã đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ đề Khám phá bản thân , sau đó tự hoàn thành phiếu đánh giá sau chủ đề trong vở thực hành HĐTN 3

- GV nhận xét đánh giá tiết học.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu và ứng dụng ở nhà.

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

-HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 9

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: EM YÊU LAO ĐỘNG

Sinh hoạt theo chủ đề: THỜI GIAN BIỂU CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết sắp xếp thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân.

- Hiểu được ý nghĩa của việc lập thời gian biểu các hoạt động và công việc trong ngày của bản thân.

- Bước đầu thực hiện được thời gian biểu đề ra.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự lập được thời gian biểu của bản thân.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sắp xếp các hoạt động, các công việc trong thời gian biểu một cách khoa học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về thời gian biểu của mình.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ về thời gian biểu của bạn.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ, chịu khó hoàn thành các công việc đã sắp xếp trong thời gian biểu.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Thói quen hàng ngày” để khởi động bài học.

+ GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS chia sẻ với GV về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu: Biết kể thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Chia sẻ về một ngày của em (làm việc nhóm đôi->chung cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV cho HS chia sẻ trong nhóm đôi nội dung sau:

+ Giờ em thức dậy vào buổi sáng:

+ Những việc làm chuẩn bị trước khi đi học:

+ Những hoạt động em tham gia ở trường:

+ Những hoạt động vui chơi của em ngoài giờ học:

+ Những việc làm giúp đỡ gia đình em khi ở nhà.

- GV mời HS trình bày trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

Kết luận: Trong một ngày, mỗi người đều thực hiện nhiều công việc, hoạt động khác nhau. Để mỗi ngày trôi qua có ý nghĩa hơn, chúng ta nên làm nhiều việc có ích cho bản thân, gia đình, xã hội bằng cách sắp xếp các hoạt động, công việc theo một thời gian nhất định và cố gắng hoàn thành các công việc đó theo đúng kế hoạch.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- HS chia sẻ trong nhóm đôi. VD:

+ Buổi sáng, em thức dậy lúc 5giờ 30 phút.

+ Việc làm chuẩn bị trước khi đi học: tập thể dục, vệ sinh cá nhân, ăn sáng, ...

+ Những hoạt động vui chơi: đá cầu, nhảy dây, ...

+ Việc làm giúp đỡ gia đình: quét nhà, cắm cơm, chơi với em, ...

- HS lắng nghe chia sẻ của bạn và nhận xét về các công việc, các hoạt động của bạn đã làm.

- HS nghe.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Hiểu được ý nghĩa của việc lập thời gian biểu các hoạt động và công việc trong ngày của bản thân.

+ Biết sắp xếp thứ tự các hoạt động, công việc trong ngày của bản thân.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Lập thời gian biểu. (Làm việc cá nhân)

- GV mời HS đọc yêu cầu bài: Lập thời gian biểu các hoạt động và công việc trong ngày của bản thân theo mẫu gợi ý sau.

Phân tích mẫu bảng:

- Thời gian biểu chia mấy cột, cột 1 ghi gì? Có mấy buổi ? Cột 2, cột 3 ghi gì ?

- Bước 1: Làm việc cá nhân. GV HD:

+ Viết các hoạt động, công việc cần thực hiện trong ngày và thời gian tương ứng.

+ Sử dụng bút màu trang trí thời gian biểu.

- Bước 2: Làm việc cả lớp.

+ Cho HS chia sẻ thời gian biểu của mình với các bạn.

+ HD HS nhận xét: Buổi sáng, bạn làm việc gì ? buổi trưa, buổi chiều bạn có những hoạt động và công việc gì? Em thấy mỗi ngày bạn có làm được nhiều việc không? Các hoạt động và công việc đó có được sắp xếp khoa học không?...

- Em thấy việc lập thời gian biểu có tác dụng gì với bản thân?

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

Kết luận: Lập thời gian biểu các HĐ, công việc trong ngày là giúp các em thực hiện công việc một cách đầy đủ và hiệu quả. Lập thời gian biểu còn giúp em hình thành được nếp sống khoa học. Các em hãy cố gắng thực hiện đầy đủ các hoạt động công việc theo thời gian biểu.

- 1HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát mẫu thời gian biểu.

- Học sinh trả lời các câu hỏi.

- HS làm việc cá nhân.

- 2- 3 HS chia sẻ thời gian biểu của mình trước lớp.

- HS khác lắng nghe, nhận xét.

- HS nêu theo suy nghĩ cá nhân:

Lập thời gian biểu giúp em nhớ được các việc cần làm trong ngày/giúp em hoàn thành công việc đúng thời gian/ ...

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận nnoms 4, đưa ra những ý tưởng sáng tạo, pù hợp để đề xuất trang trí lớp.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV HDHS:

+ Chia sẻ thời gian biểu với người thân.

+ Dán thời gian biểu ở vị trí dễ thấy trong ngôi nhà của em.

+ Thực hiện các công việc, các hoạt động trong ngày theo thời gian biểu đã xây dựng.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

--------------------------------------------------------

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: EM YÊU LAO ĐỘNG

Sinh hoạt cuối tuần: KẾT QUẢ THỰC HIỆN THỜI GIAN BIỂU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh chia sẻ được kết quả thực hiện thời gian biểu trước lớp. Đồng thời học hỏi được kinh nghiệm về việc lập và thực hiện thời gian biểu từ các bạn.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết cách sắp xếp thứ tự các hoạt động công việc trong ngày của bản thân.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết lập thời gian biểu các hoạt động, công việc hàng ngày.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ thời gian biểu trước lớp, học hỏi được kinh nghiệm về việc lập và thực hiện thời gian biểu từ các bạn.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: chịu khó tìm hiểu cách lập thời gian biểu một cách hợp lý để chia sẻ với các bạn trong lớp.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm công việc của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Thói quen hàng ngày” để khởi động bài học.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

-HS trả lời về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu:Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu:Học sinh chia sẻ được kết quả thực hiện thời gian biểu của bản thân.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Kết quả thục hiện thời gian biểu. (Làm việc cá nhân)

- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả thời gian biểu các hoạt động và công việc trong ngày của bản thân theo gợi ý:

- Những việc em đã làm được theo thời gian biểu?

- Những việc em chưa làm được theo thời gian biểu và lí do chưa thực hiện được?

- Những điều chỉnh của em về thời gian biểu?

- GV theo dõi.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân khi sử dụng thời gian biểu?

-HS chia sẻ kết quả thời gian biểu của bản thân theo gợi ý của GV.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

-HS nêu cảm nghĩ.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà thực hiện công việc mình đã lập trong thời gian biểu.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 10

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ 3: EM YÊU LAO ĐỘNG

Sinh hoạt theo chủ đề: TRANG TRÍ NGÔI NHÀ CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Khám phá được một số cách sắp xếp, trang trí ngôi nhà

- Xây dựng được ý tưởng trang trí phù hợp với ngôi nhà của mình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: - Hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng không gian xanh ở gia đình.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trang trí ngôi nhà đẹp, dọn vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp và bài trí đồ dùng , vật dụng gọn gàng, đẹp mắt.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí ngôi nhà .

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ trang trí ngôi nhà mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: - Có ý thức cùng bố mẹ, người thân trồng và chăm sóc cây xanh ở gia đình để trang trí ngôi nhà của mình.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS nghe và vận động theo bài hát để khởi động bài học.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS hát

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu: - Khám phá được một số cách sắp xếp, trang trí ngôi nhà.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu cách trang trí ngôi nhà (làm việc nhóm 2)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV cho HS thảo luận nhóm về cách trang trí ngôi nhà theo 2 tranh SGK trang 31.

- GV mời HS trình bày trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

-> Kết luận: Ngôi nhà là không gian sinh hoạt của mỗi gia đình. Vì thế, nó cần được dọn dẹp gọn gàng và trang trí cho đẹp. Mỗi ngôi nhà và từng khu vực trong nhà đều có những cách trang trí riêng để nó trở nên gọn gàng , sạch đẹp hơn. Các em cần lựa chọn cách trang trí phù hợp với ngôi nhà của mình.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- HS quan sát tranh thảo luận.

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

+ Tranh 1: theo phong cách hiện đại

+ Tranh 2: theo phong cách truyền thống.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Tạo và giới thiệu được với bạn nét riêng của mình qua sản phẩm tạo hình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Xây dựng ý tưởng trang trí ngôi nhà. (Làm việc cá nhân)

- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu học sinh xây dựng ý tưởng trang trí ngôi nhà và các khu vực trong nhà của mình theo gợi ý:

+ Xác định trong ngôi nhà sẽ trang trí: góc học tập, phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp, ban công...

+ Lên ý tưởng trang trí như: vệ sinh sạch sẽ khu vực đã xác định; ý tưởng về cách sắp xếp, bài trí đồ dùng, vật dụng...

+ Chuẩn bị những đồ dùng, dụng cụ cần thiết phục vụ việc trang trí ngôi nhà

+ Tìm người hỗ trợ trang trí ngôi nhà.

- Gv mời HS chia sẻ trước lớp

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Kết luận: Để ngôi nhà sạch và đẹp hơn thì mỗi khu vực trong nhà đều cần được sắp xếp, trang trí. Các công việc cần được thực hiện để trang trí bao gồm: dọn vệ sinh sạch sẽ; sắp xếp và bài trí đò dùng, vật dụng gọn gàng, đẹp mắt. Để thực hiện trang trí cho ngôi nhà em cần chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ cần thiết, đồng thời có thể nhờ người thân hỗ trợ việc trang trí.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS lên xây dựng theo hướng dẫn.

+ Xác định khu vực sẽ trang trí: góc học tập

+ Dự kiến về cách sắp xếp đồ dùng, vật dụng: Bàn học, ghế, giá sách, đèn học, chậu hoa nhỏ, ống bút,....

+ Chuẩn bị những đồ dùng, dụng cụ cần thiết: kéo, giấy, màu,....

+ Tìm người hỗ trợ việc trang trí ngôi nhà: bố mẹ

HS chia sẻ

- Các nhóm nhận xét, bổ sung

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV giới thiệu mẫu một số ngôi nhà trang trí theo gợi ý trên.

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà cùng người thân thực hiện trang trí ngôi nhà theo ý tưởng đã xây dựng.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Quan sát

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: EM YÊU LAO ĐỘNG

Sinh hoạt cuối tuần: TRÒ CHƠI MẢNH GHÉP NGÔI NHÀ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Phát triển được khả năng tư duy thiết kế về không gian.

- Vui vẻ, gắn kết cùng các bạn trong lớp.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết chuẩn bị các đồ dùng, vật dụng để tham gia trò chơi cùng các bạn.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết sắp xếp các đồ dùng, vật dụng vào vị trí phù hợp trong bức tranh ngôi nhà.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về cách trang trí lớp học.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó sắp xếp các đò dùng, vật dụng để giới thiệu với các bạn những ý tưởng phù hợp, sáng tạo.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Nhà của tôi” để khởi động bài học.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu:

+ Học sinh Phát triển được khả năng tư duy thiết kế về không gian.

+ Vui vẻ, gắn kết cùng các bạn trong lớp.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Trò chơi “Mảnh ghép ngôi nhà”. (Làm việc theo nhóm)

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi: Thảo luận để sắp xếp các đồ dùng, vật dụng vào vị trí phù hợp trong bức tranh ngôi nhà. Đội nào hoàn thành đúng và nhanh nhất là người chiến thắng.

- GV mời các nhóm giới thiệu sản phẩm.

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

HS thực hiện theo hướng dẫn

2-3 nhóm giới thiệu sản phẩm.

Nhận xét nhóm bạn

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà sưu tầm những bài văn, bài thơ hoặc vẽ tranh, viết bài về thầy cô để chuẩn bị làm báo tường.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà chuẩn bị nội dung bài sau.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 11

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ 3: EM YÊU LAO ĐỘNG

Sinh hoạt theo chủ đề: BÁO TƯỜNG VỀ CHỦ ĐỀ NHỚ ƠN THẦY CÔ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh được tham gia làm báo tường về chủ đề Nhớ ơn thầy cô

- Học sinh bày tỏ được lòng kính trọng và biết ơn thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Hiểu được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết lên ý tưởng thiết kế, trang trí báo tường về chủ đề Nhớ ơn thầy cô.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ những việc cần làm, những hoạt động cần tham gia để hưởng ứng phong trào Tri ân thầy cô.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô giáo .

- Phẩm chất chăm chỉ: - Có ý thức chăm chỉ hoàn thành nội dung cùng bạn bè trong lớp.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Ngày đầu tiên đi học” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: Bài hát gợi nhớ cho em về điều gì?

+ GV mời ba HS chia sẻ về cảm xúc ngày đầu tới lớp

- GV Nhận xét, tuyên dương.

Kết luận: GV nói về cảm xúc của mình trong ngày đầu đón HS tới trường.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

-HS trả lời: Gợi nhớ lại cảm xúc ngày đầu tới lớp, gặp bạn bè, thầy cô, tạo không khí thoải mái cho HS trước khi vào học.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu: + HS tham gia làm báo tường về chủ đề Nhớ ơn thầy cô.

+ HS bày tỏ được lòng kính trọng và biết ơn thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Thực hành làm báo tường (làm việc cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS làm báo tường theo gợi ý:

+ Lên ý tưởng thiết kế chung cho báo tường của lớp. Ví dụ: Tiêu đề, cách sắp xếp, bố cục nội dung, tông màu trang trí...

+ Sử dụng tranh ảnh bài thơ, bài văn đã văn đã viết hoắc sưu tầm được để trình bày nội dung tờ báo tường theo bố cục đã xác định.

+ Sử dụng đồ làm thủ công để trang trí báo tường thật sinh động và sáng tạo.

GV yêu cầu HS thực hành

-> Kết luận: Báo tường là sản phẩm riêng của từng lớp, thể hiện tinh thần đoàn kết, khả năng sáng tạo và tình cảm các em dành cho thầy cô giáo của mình.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

Lắng nghe

- HS thực hành theo hướng dẫn.

Chuẩn bị: giấy khổ lớn, bút màu, hồ dán,...

- Sử dụng tranh ảnh, bài thơ, bài văn đã viết hoặc sưu tầm được để trình bày nội dung báo tường.

- Trang trí tờ báo tường.

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

+ Tranh 1: theo phong cách hiện đại

+ Tranh 2: theo phong cách truyền thống.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ HS giới thiệu được ý tưởng và nội dung của báo tường.

+ HS chia sẻ được tình cảm cuả mình với thầy cô ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Thông điệp gửi thầy cô. (Làm việc cá nhân)

- GV tổ chức cho đại diện HS giới thiệu tờ báo tường đã làm.

- Gv mời HS chia sẻ trước lớp

- GV mời HS Chia sẻ cảm xúc và điều em muốn nói với thầy cô qua tờ báo tường

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Kết luận: Làm báo tường về chủ đề Nhớ ơn thầy cô là một trong những cách để các em thể hiện tình cảm với thầy cô và là hoạt động ý nghĩa để tri ân thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11. Để tỏ lòng biết ơn thầy cô, ngoài việc làm báo tường, các em hãy nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi. Đó chính là món quà ý nghĩa nhất để gửi tặng thầy cô giáo của mình.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

HS chia sẻ

- Cảm xúc và những điều em muốn nói qua tờ báo tường.

+ Lòng biết ơn, tri ân sâu sắc đến thầy cô.

+ Sự yêu thương, kính trọng với thầy cô

Lắng nghe

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS thi đọc thơ, hát một số bài hát về thầy cô giáo.

GV nhận xét

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- HS thi..

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: EM YÊU LAO ĐỘNG

Sinh hoạt cuối tuần: CHUẨN BỊ VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS chuẩn bị được các tiết mục văn nghệ để tham gia buổi lễ Chào mừng ngày Nhà giáo Việ Nam 20-11 của trường.

- HS được trải nghiệm không khí vui tươi, phấn khởi của ngày Nhà giáo Việ Nam 20-11.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Hiểu được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 20 -11

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết chuẩn bị các bài hát, thơ, bài văn, nhảy, múa,…về chủ đề Nhớ ơn thầy cô.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ những việc cần làm, những hoạt động cần tham gia để hưởng ứng phong trào Tri ân thầy cô.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô giáo .

- Phẩm chất chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ, sôi nổi trong các hoạt động.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Nhớ ơn thầy cô” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: bài hát nói về điều gì?

+ Mời học sinh trình bày.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

-HS trả lời: bài hát nói về thầy cô

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu:

+ HS chuẩn bị được các tiết mục văn nghệ để tham gia buổi lễ Chào mừng ngày Nhà giáo Việ Nam 20-11 của trường.

+ - HS được trải nghiệm không khí vui tươi, phấn khởi của ngày Nhà giáo Việ Nam 20-11.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Hướng dẫn HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ . (Làm việc cả lớp)

- GV cho HS đăng kí các tiết mục văn nghệ theo tổ, nhóm.

+ Nội dung: Các tiết mục có nội dung về thầy cô và ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11

+ Hình thức: Hát, múa, nhảy, biểu diễn nhạc cụ, đọc thơ...

- GV mời các nhóm đăng kí.

- GV tổ chức cho HS luyện tập các tiết mục văn nghệ.

- GV nhận xét chung

Lắng nghe

-HS đăng kí

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà ôn lại các tiết mục văn nghệ để tham gia buổi lễ Chào mừng ngày Nhà giáo Việ Nam 20-11 của trường.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà chuẩn bị nội dung bài sau.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 12

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Sinh hoạt theo chủ đề: SẢN PHẨM TRI ÂN THẦY CÔ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Xây dựng được ý tưởng về các sản phẩm để tri ân thầy cô nhân dịp 20/11.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu về các sản phẩm có thể tri ân thầy cô nhân dịp 20/11

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tạo ra những sản phẩm đẹp từ nhiều chất liệu khác nhau như tấm thiệp, bông hoa,…phù hợp với nội dung tri ân thầy cô.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn hiểu biết của mình về những sản phẩm tri ân thầy cô.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Yêu quý, biết ơn thầy cô giáo, tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ về những sản phẩm mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách làm ra những sản phẩm đẹp để tỏ lòng biết ơn thầy cô.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

- HS chuẩn bị giấy màu, kéo, hồ dán….

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học. Giúp HS hiểu được ý nghĩa ngày 20.11.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Biết ơn thầy cô giáo” để khởi động bài học.

+ GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

+ Yêu cầu HS nói về chủ điểm thi đua của tháng.

+ Nêu hiểu biết của em về ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS Chia sẻ với GV về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

- HS nêu chủ điểm thi đua.

- HS nêu theo ý hiểu của mình.

2. Khám phá:

- Mục tiêu: Biết lựa chọn ý tưởng làm quà tri ân tặng thầy cô nhân ngày Nhà giáo VN.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Xác định sản phẩm và cách làm (làm việc chung cả lớp)

* Lựa chọn sản phẩm

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- Cho HS quan sát hình ảnh, nêu tên hai sản phẩm gợi ý.

- Ngoài bưu thiếp và bông hoa em còn có thể làm được sản phẩm nào nữa?

- Cho HS lựa chọn sản phẩm sẽ làm.

- Nêu ý tưởng về sản phẩm của mình.

- Em dùng những vật liệu gì để làm các sản phẩm của mình?

* Hướng dẫn HS cách làm sản phẩm

- Làm tấm thiệp: (HS đã được làm từ lớp 2)

+ Yêu cầu HS nêu các bước làm.

+ Gợi ý cách trang trí sáng tạo trên tấm thiệp: Vẽ, dán thêm các bông hoa, đề thơ, lời chúc mừng, tri ân...

- Hướng dẫn làm bông hoa giấy

+ Bước 1: Cuốn giấy màu quanh thân que làm cành hoa.

+ Bước 2: Cắt giấy màu để làm cánh hoa.

+ Bước 3: Tạo cánh hoa

+ Bước 4: Trang Trí hoa: Cắt thêm lá, chỉnh sửa bông hoa cho đẹp.

- Xác định sản phẩm em sẽ làm theo gợi ý.

- Bưu thiếp, bông hoa

- HS chia sẻ trước lớp: Hộp quà, vẽ tranh, bình hoa...

- HS lựa chọn sản phẩm

- 1, 2 HS nêu ý tưởng của mình

- Kéo, bút màu, giấy màu, hồ dán.....

- 1 vài HS nêu cách làm tấm thiệp

- HS cùng nêu thêm ý tưởng.

- HS lắng nghe, có thể làm thử bằng giấy nháp.

3. Luyện tập – Thực hành:

- Mục tiêu:

+ Thực hành làm các sản phẩm đã lựa chọn, giới thiệu được với bạn nét riêng của mình qua sản phẩm vừa làm.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2: Làm sản phẩm tri ân thầy cô (làm việc nhóm 4)

- Yêu cầu HS thực hành làm các sản phẩm đã lựa chọn.

+ GV kiểm tra đồ dùng, nhắc nhở HS giữ vệ sinh, an toàn khi tạo các sản phẩm của mình.

+ Quan sát, hỗ trợ HS làm sản phẩm.

- HS thực hành làm các sản phẩm theo nhóm.

- HS lắng nghe.

Kết luận: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các em có rất nhiều cách để tri ân thầy cô giáo. Làm sản phẩm sáng tạo gửi tặng thầy cô là một việc làm giàu ý nghĩa. Sản phẩm sáng tạo có thể là tấm thiệp, bông hoa, nơ cài tóc, chuỗi vòng,... tùy theo ý tưởng của các em. Mỗi sản phẩm các em làm ra để gửi tặng thầy cô nhân dịp đặc biệt này đều có giá trị tinh thần vô vô cùng to lớn đối với thầy cô giáo.

Hoạt động 3: Chia sẻ về sản phẩm tri ân thầy cô

- Yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm, chia sẻ trong nhóm và lựa chọn sản phẩm trưng bày giới thiệu trước lớp.

- Yêu cầu 1 số đại điện của các loại sản phẩm lên giới thiệu, chia sẻ về sản phẩm của mình.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- HS trưng bày sản phẩm, chia sẻ trong nhóm.

- 1 số HS chia sẻ trước lớp.

- Tham gia nhận xét sản phẩm của bạn.

4. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- Làm xong các sản phẩm vừa rồi em sẽ sử dụng chúng như thế nào?

- Khi tặng thầy cô em sẽ nói gì, thái độ ra sao?

- Bạn nào có thể thực hành việc tặng quà và nói lời tri ân với cô ngay tại giờ học hôm nay.

- Các em có nhiều cách để bày tỏ lòng biết ơn thày cô giáo. Một trong những cách đó là sáng tạo ra những sản phẩm như bông hoa, bưu thiếp... để tặng thầy cô. Tuy nhiên món quà ý nghĩa hơn cả là các em luôn chăm ngoan học giỏi, vâng lời cha mẹ, thầy cô.

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tiếp tục hoàn thiện sản phẩm của mình theo ý tưởng riêng và chủ động tặng quà tri ân cho các thầy cô nhé!

- Giờ sau chúng ta sẽ tham gia trò chơi hái hoa dân chủ về chủ đề tri ân thầy cô.

- HS tự nêu ý kiến của mình.

- HS trình bày ý kiến.

- 1 vài HS thực hiện tặng quà tri ân.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Sinh hoạt cuối tuần: TRÒ CHƠI: HÁI HOA DÂN CHỦ VỀ CHỦ ĐỀ

TRI ÂN THẦY CÔ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh tích cực tham gia vào hoạt động ý nghĩa để hình thành hiểu biết và có tình cảm tốt đẹp với nghề giáo viên.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động tham gia trò chơi.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Mạnh dạn tự tin khi trả lời các câu hỏi

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trả lời câu hỏi đúng trọng tâm, lời nói, cư xử với bạn bè, thầy cô đúng mực.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Yêu quý, biết ơn thầy cô giáo, tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ về những sản phẩm mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu, trả lời các câu hỏi.

- Phẩm chất trách nhiệm: tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, Cây thông, câu hỏi chuẩn bị cho trò chơi Hái hoa dân chủ.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Ngôi trường mến yêu” để khởi động bài học.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,... tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề: Tri ân thầy cô.

- Mục tiêu:

+ Học sinh nắm được cách chơi. Hiểu được ý nghĩa của trò chơi.

+ HS Tích cực tham gia trò chơi “Hái hoa dân chủ”. Trả lời đúng trọng tâm các câu hỏi.

- Cách tiến hành:

- GV để cây thông có gắn các bông hoa ghi nội dung câu hỏi ở giữa bục giảng.

- Giáo viên giới thiệu Trò chơi.

- Nêu cách chơi

- Cho HS chơi thử

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

- Tạo hứng thú cho HS tham gia trò chơi.

- HS quan sát, có thể hỗ trợ cô giáo chuẩn bị trò chơi.

- HS nêu tên trò chơi

- HS nhắc lại luật chơi.

- 1 HS chơi thử

- HS tham gia chơi trò chơi.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Tự đánh giá và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- Cho HS phát biểu cảm xúc khi tham gia trò chơi.

- Yêu cầu HS nhắc lại các hoạt động đã tham gia của chủ đề Em yêu lao động.

- Hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả đã đạt được sau các bài học.

- Hoàn thành Phiếu tự đánh giá trong vở bài tập.

- Tuyên dương, khuyến khích HS chăm chỉ lao động, tự mình làm ra những sản phẩm có ích mang lại niềm vui cho mọi người xung sống quanh em.

- Chuẩn bị bài sau: Những người sống quanh em.

- HS nêu cảm xúc của mình.

- HS nêu tên các hoạt động trong chủ điểm.

- HS lắng nghe.

- HS tự hoàn thành bài sau giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 13

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM

Sinh hoạt theo chủ đề: QUAN TÂM ĐẾN NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù

- HS biết quan tâm, giúp đỡ những người sống xung quanh bằng lời nói và việc làm vừa sức mình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết cách thể hiện sự quan tâm đến những người sống xung quanh.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thể hiện được sự quan tâm đến những người xung quanh trong một số tình huống cụ thể.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về sự quan tâm và cách thể hiện sự quan tâm đối với mọi người.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Thấu hiểu mọi người, biết quan tâm chia sẻ với mọi người.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu bài học. Thực hiện những việc tốt để thể hiện sự quan tâm đến mọi người.

- Phẩm chất trách nhiệm: Làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Nhà mình rất vui” để khởi động bài học.

+ GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS Chia sẻ với GV về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu: HS nhận xét được cách thể hiện sự quan tâm tới những người sống xung quanh và ý nghĩa của những việc làm đó.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Nhận xét và chia sẻ (làm việc nhóm – cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV chia lớp thành các nhóm.

- GV tổ chức cho các nhóm quan sát tranh và thảo luận về cách thể hiện sự quan tâm đến những người xung quanh của các bạn nhỏ trong mỗi bức tranh.

- Chia sẻ trước lớp: Kết thúc thảo luận, GV mời đại diện 2 đến 3 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp và nêu bài học rút ra được qua phần thảo luận.

- GV gọi nhận xét.

- GV nhận xét và kết luận:

Quan tâm, giúp đỡ những người sống xung quanh bằng việc làm vừa sức là trách nhiệm của mỗi người trong xã hội. Các em tuy còn nhỏ nhưng cũng cần thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ người khác bằng lời nói và việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng của mình.

- Học sinh đọc yêu cầu bài.

- HS tiến hành thảo luận nhóm:

+ Tranh 1: Bạn nhỏ cùng bố tặng quà cho người vô gia cư.

+ Tranh 2: Hai bạn nhỏ động viên một bạn bị đau chân đang lo lắng về việc học tập.

+ Tranh 3: Một bạn nhỏ đề nghị giúp bà xách đồ trên đường đi chợ về.

+ Tranh 4: Một bạn nhỏ nằng bé gái đứng dậy khi bẻ bị ngã.

- Một số HS đại diện chia sẻ trước lớp.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Thực hành

- Mục tiêu:

+ HS được thực hành thể hiện sự quan tâm đến những người sống xung quanh trong một số tình huống cụ thể gần gũi với các em.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Thực hành thể hiện sự quan tâm đến những người xung quanh (Làm việc nhóm – cả lớp)

- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV chia lớp thành các nhóm 4.

- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận về cách xử lí các tình huống trong SGK trang 39. Các nhóm thể hiện cách xử lí qua hình thức đóng vai. Hai tình huống được đưa ra là:

+ Tình huống 1: Một bạn nữ nhìn thấy hai bạn nam đang bắt nạt (cụ thể là do lấy bút) của một em lớp dưới.

+ Tình huống 2: Bạn nhỏ thấy cha mẹ đang gói những phần quà để gửi tặng những người gặp hoàn cảnh khó khăn.

- GV quan sát và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.

Làm việc cả lớp: - Với mỗi tình huống, GV mời 1 đến 2 nhóm thể hiện cách xử lí qua hình thức đóng vai trước lớp.

- Gv nhận xét phần thực hiện của các nhóm.

- Kết thúc hoạt động, GV mời một số HS chia sẻ bài học các em rút ra được qua xử lý tình huống.

GV kết luận: Hằng ngày, các em hãy có những việc làm cụ thể như hỏi han, giúp đỡ, chia sẻ, động viên,... để thể hiện sự quan tâm đến những người xung quanh mình.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận nhóm 4, tìm cách xử lí tình huống sau đó phân công và tập đóng vai.

- Các nhóm lên đóng vai, nhóm khác nhận xét và đóng góp ý kiến.

- 1 số HS chia sẻ bài học được rút ra.

4. Vận dụng

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà thực hành thể hiện sự quan tâm đến những người sống xung quanh:

+ Quan tâm đến thầy cô, bạn bè trên lớp.

+ Quan tâm đến ông bà, bố mẹ, anh chị em, người thân...

+ Quan tâm hàng xóm.

+...

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

TUẦN 13

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM

Sinh hoạt cuối tuần: MÓN QUÀ YÊU THƯƠNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Thể hiện sự quan tâm tới những người xung quanh qua những việc làm cụ thể

- Học sinh biết chuẩn bị được những đồ dùng, dụng cụ cần thiết để hoàn thành sản phẩm là món quà tặng một người sống quanh em.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết chuẩn bị các đồ dùng để làm sản phẩm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trang trí trang trí sản phẩm đẹp, khéo léo và sáng tạo.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về sản phẩm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ về sản phẩm mà bạn đưa ra. Yêu thích sản phẩm của mình và của bạn.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu cách làm sản phẩm để giới thiệu với các bạn những ý tưởng trang trí sản phẩm phù hợp, sáng tạo.

- Phẩm chất trách nhiệm: Làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Có thái độ yêu quý những người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Mùa xuân tươi xanh” để khởi động bài học.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu: Học sinh biết chuẩn bị được những đồ dùng, dụng cụ cần thiết để hoàn thành sản phẩm một món quà tặng một người sống quanh em.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Lựa chọn sản phẩm. (Làm việc cá nhân)

- GV nêu yêu cầu cho HS xác định người em muốn tặng quà, lựa chọn sản phẩm em định làm.

- GV lưu ý sản phẩm HS lựa chọn phù hợp với người muốn tặng

- GV kiểm tra các đồ dùng, dụng cụ cần thiết

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

Hoạt động 4. Thực hành làm sản phẩm.

- GV cho HS làm sản phẩm, GV theo dõi và hướng dẫn thêm với HS còn lúng túng. Nhắc HS đảm bảo an toàn trong khi làm sản phẩm

- GV cho HS chia sẻ trong nhóm về sản phẩm của mình.

- Cho các nhóm đại diện trình bày trước lớp. Nêu cảm nghĩ của mình về sản phẩm.

- GV nhận xét sản phẩm HS.

- HS suy nghĩ về ý tưởng và nêu trước lớp người em muốn tặng quà, sản phẩm em định làm

- HS lắng nghe

- Chuẩn bị dụng cụ để làm sản phẩm....

- HS thực hành với thái độ tích cực, nghiêm túc

- Chia sẻ với bạn

- HS nêu

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tặng quà cho một người sống xung quanh mà em muốn tặng. Chú ý lời nói, thái độ khi tặng quà thể hiện tình cảm yêu quý, tôn trọng.

- Nhận xét sau tiết dạy

- Dặn HS về nhà sưu tầm những tấm gương người tốt, việc tốt quanh em để chia sẻ với bạn bè.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng tặng quà.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 14

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM

Sinh hoạt theo chủ đề: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau khi tham gia các oạt đọng, HS có khả năng:

1. Năng lực đặc thù:

- Hiểu được ý nghĩa của việc cư xử tốt với những người xung quanh.

- Ý thức được trách nhiệm thực hiện những việc làm tốt trong cuộc sống hàng ngày.

- Nêu được những việc tốt có thể làm với những người xung quanh.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết thực hiện những việc làm tốt trong cuộc sống hàng ngày.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết cư xử tốt với những người xung quanh.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về những việc làm tốt.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu ý nghĩa với việc cư xử tốt với mọi người để giới thiệu với các bạn những ý tưởng phù hợp, sáng tạo.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” để khởi động bài học.

+ GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS Chia sẻ với GV về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu: Hiểu được sự cần của việc cư xử tốt với những người xung quanh.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Chia sẻ những việc làm tốt của em. (làm việc nhóm)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

_ Quan sát tranh trong SGK trang 41 và chia sẻ:

+ Kể lại việc làm tốt của em thể hiện sự quan tâm đối với người xung quanh trong mỗi bức tranh.

+ Nêu cảm nghĩ của em khi thực hiện được những việc làm đó?

- GV mời đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV cho Hs xung phong kể việc mà tốt của bản thân em và chia sẻ về cảm nghĩa của mình khi thực hiện được những việc làm đó.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.; GV kết luận

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- HS tiến hành chia sẻ trong nhóm và cử đại diện chia sẻ trước lớp.

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- 3 -4 em trình bày.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Nêu được những việc làm tốt có thể làm với những người xung quanh.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Điều em có thể làm. (Làm việc cá nhân – lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV và HS cùng chuẩn bị 1 hộp việc tốt và những mảnh giấy nhỏ

+ Cá nhân mỗi người tự viết vào mảnh giấy những việc tốt có thể làm với những người xung quanh.

+ Sau khi viết xong đặt mảnh giấy vào chiếc hộp việc tốt.

+ HS cả lớp cùng mở hộp và lớp trưởng đọc những lời chia sẻ trước lớp về những điều đã viết.

- GV cho HS thảo luận và nhóm lập danh mục những việc làm tốt em có thể làm với những người xung quanh.

- Các nhóm trình bày ý tưởng.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV kết luận

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh viết vào mảnh giấy những việc tốt có thể làm với những người xung quanh

- Cùng nhau chia sẻ trước lớp những điều các em đã ghi trong hộp quà, nhận xét, nêu cảm nghĩ của mình.

- Các nhóm chia sẻ, nhận xét, bổ sung

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà điểm danh lại những việc tốt sẽ làm với những người xung quanh

- Phát động HS cùng tham gia thử thách 1 tuần thực hiện những việc làm tốt theo danh mục của lớp đã lựa chọn

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm và thực hiện thử thách.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM

Sinh hoạt cuối tuần: KẾT QUẢ THAM GIA THỬ THÁCH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh chia sẻ được những việc tốt đã làm để tham gia thử thách.

- HS hiểu được để thực hiện những việc làm tốt không khó, điều quan trọng là bản thân mỗi người cần chú ý và cố gắng rèn luyện mỗi ngày.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết thực hiện những việc làm tốt trong cuộc sống hàng ngày.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết cư xử tốt với những người xung quanh.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về những việc làm tốt.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu ý nghĩa với việc cư xử tốt với mọi người để giới thiệu với các bạn những ý tưởng phù hợp, sáng tạo.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Trường học thân thiện” để khởi động bài học.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm - chung cả lớp)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4 – cả lớp)

- Các nhóm thảo luận đưa ra những giải pháp khắc phục tuần trước và bàn thêm kế hoạch tuần sau.

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Nhóm thảo luận thông nhất trình bày trước lớp.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu: Học sinh chia sẻ được những việc tốt đã làm để tham gia thử thách.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Chia sẻ tham gia thử thách. (Làm việc theo nhóm – cả lớp)

- GV nêu yêu cầu lớp trưởng phân công nhiệm vụ cho các nhóm. Nhóm trưởng điều hành nhóm mình chia sẻ với nhau về kết quả tham gia của mình theo gợi ý:

+ Những việc tốt em đã làm được với những người xung quanh;

+ Cảm xúc của người được giúp đỡ.

+ Cảm xúc của em khi thực hiện được việc tốt.

+ Mong muốn của em trong thời gian tới.

- Cho các nhóm cùng chia sẻ trước lớp.

- GV Theo dõi khen ngợi HS đã làm tốt và khích lệ các em tiếp tục thực hiện thử thách trong thời gian tới

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Lớp trưởng phân công nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận.

- Các nhóm làm việc và tham gia trình bài chia sẻ trước lớp.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu những truyền thống của dân tộc Việt Nam và của quê hương mình.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 1

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI SỐNG XUNG QUANH EM

Sinh hoạt theo chủ đề: TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS biết được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và của quê hương mình.

- Có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những hành động, việc làm cụ thể.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những hành động, việc làm cụ thể.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng việc làm thực tế.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về những truyền thống tốt đẹp cảu dân tộc Việt Nam và của quê hương.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu các truyền thống của dân tộc mình để giới thiệu với các bạn phù hợp, sáng tạo.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Việt Nam quê hương tôi” để khởi động bài học.

+ GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS Chia sẻ với GV về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu: HS biết được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và của quê hương mình.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Tự hào về truyền thống quê hương (làm việc chung cả lớp)

- Làm việc nhóm: GV chiếu tranh SGK trang 43,44

+ GV cho các nhóm quan sát tranh và thảo luận về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong mỗi bức tranh.

- GV mời nhóm trình bày trước lớp.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

_ GV cho HS chia sẻ về những truyền thống tốt đẹp của quê hương mình.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

-GV tổng kết

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- HS tiến hành quan sát tranh và tham gia thảo luận thống nhất

- Nhóm chia sẻ trước lớp.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Một số Hs chia sẻ.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu: Có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những hành động, việc làm cụ thể.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Thắp sáng truyền thống quê hương. (Làm việc nhóm 4 – Cả lớp)

- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4: Xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động góp phần thắp sáng truyền thống quê hương:

+ Tên truyền thống

+ Các hoạt động, cong việc sẽ thực hiện.

+ Thời gian thực hiện

+ Địa điểm thực hiện

- Các nhóm lên trình bày

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận và trình bày:

- Nhóm trình bày

- Các nhóm nhận xét, bổ sung đóng góp ý kiến cho bản kế hoạch.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV chiều một số hình ảnh về truyền thống của dân tộc Việt Nam

- Quan sát nêu cảm nhận của mình.

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà các em chủ động thực hiện các hoạt đọng theo kế hoạch để góp phần thắp sáng truyền thống của Dân tộc Việt Nam và quê hương mình.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Quan sát và nêu cảm nghĩ

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI SỐNG XUNG QUANH EM

Sinh hoạt cuối tuần: TRÒ CHƠI GIẢI Ô CHỮ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh có thêm hiểu biết truyền thống tốt đẹp của quê hương, địa phương mình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những hành động, việc làm cụ thể.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng việc làm thực tế.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về những truyền thống tốt đẹp cảu dân tộc Việt Nam và của quê hương.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu các truyền thống của dân tộc mình để giới thiệu với các bạn phù hợp, sáng tạo.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Việt Nam quê hương tôi” để khởi động bài học.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu: Học sinh có thêm hiểu biết truyền thống tốt đẹp của quê hương, địa phương mình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Trò chơi giải o chữ. (Làm việc cả lớp)

- GV nêu cách chơi: Các em quan sát cùng nhau giải ô chữ:

Trò chơi gồm 6 hàng ngang, mỗi hàng ngang trả lời 1 câu hỏi ứng với số ô chữ và câu hỏi:

Câu 1: Từ có 7 con chữ nói về phẩm chất của người Việt Nam bắt đầy bằng con chữ Y ( Yêu nước)

Câu 2: Khi đã có được truyền thống tốt đẹp của đất nước chúng ta cần phải làm gì, 1 từ có 6 chữ cái bắt đầu con chữ P? ( Phát huy)

Câu 3: Khi đất nước có quân ..... Dân tộc ta phải đứng lên bào vệ, từ đó là từ gì, từ đó gồm 7 chữ cái? ( xâm lược)

Câu 4: Khi dân tộc đã có truyền thống tốt đẹp chúng ta cần phải làm gì, từ đó gồm 6 chữ cái? ( giữ gìn)

Câu 5: Từ chỉ sự vật nói về trước đây mỗi địa phương trước sân của làng thường xây dựng cái gì, từ đó 7 chữ cái bắt đầu bằng chữ M? ( mái đình)

Câu 6: Một từ giúp cho người này hiểu được và cùng nhau thực hiện từ đó là từ gì gồm 6 chữ cái? ( chia sẻ)

Kết quả hàng dọc là 1 từ khoá: NHÂN ÁI

-Tiến hành chơi: HS nghe và giải đáp nhanh

- Chia sẻ những điều em khám phá qua trò chơi

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Quan sát và nghe lệnh của trò chơi

- HS tham gia trò chơi

- 3 -4 HS chia sẻ

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- Cho HS xem vi deo một số hình ảnh, địa danh thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Nêu cảm nhận của mình.

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu một só hoạt động nhân đạo, tình nguyện do nhà trường, địa phương em tổ chức.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Quan sát và nêu cảm nhận

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng với các thành viên trong gia đình.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 16

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM

Sinh hoạt theo chủ đề: CHUNG TAY XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Biết được những hoạt động tình nguyện vì cộng đồng mà các em có thể tham gia.

- Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tình nguyện phù hợp với bản thân.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu những hoạt động tình nguyện vì cộng đồng có thể tham gia.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc sách và có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống.

- Phẩm chất trách nhiệm: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập của cá nhân, tham gia thảo luận nhóm một cách nghiêm túc và có trách nhiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” để khởi động bài học.

+ GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS Chia sẻ với GV về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu: + Biết được những hoạt động tình nguyện vì cộng đồng mà các em có thể tham gia.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Hoạt động tình nguyện vì cộng đồng

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV chia nhóm 6, giao việc cho các nhóm quan sát tranh, trả lời các câu hỏi:

+ Kể tên các hoạt động tình nguyện trong mỗi bức tranh.

+ Nêu ý nghĩa những hoạt động đó.

- GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV kết luận: Hoạt động tình nguyện là hoạt động mà các cá nhân tự nguyện tham gia thực hiện với mục đích xây dựng cộng đồng trở nên tốt đẹp hơn. Một số hoạt động tình nguyện mà các em có thể tham gia gồm: quét dọn đường phố; nhặt rác nơi công cộng; chăm sóc vườn hoa, cây cảnh ở nhà trường, địa phương; giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn; ...

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- Các nhóm nhận việc

-Đại diện nhóm trình bày

+ Tranh 1: HS quét dọn nhà văn hoá => giúp nhà văn hoá sạch sẽ.

+Tranh 2: HS dọn rác công viên => giúp công viên sạch sẽ.

+ Tranh 3: HS tặng sách cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn => giúp các bạn có sách vở đi học.

+ Tranh 4: HS trồng và chăm sóc cây trong vườn trường => giúp cây phát triển, làm đẹp thêm cảnh quan nhà trường.

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tình nguyện phù hợp với bản thân.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Tham gia hoạt động tình nguyện

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV chia lớp thành nhóm 6.

- GV phổ biến nhiệm vụ:

+Các nhóm thảo luận để lựa chọn tham gia các hoạt động tình nguyện phù hợp.

+Thống nhất các việc làm để tham gia hoạt động tình nguyện đó.

- GV có thể gợi ý một số hoạt động như:

+Quét dọn sân trường, đường phố

+ Nhặt rác nơi công cộng

+Chăm sóc vườn hoa, cây cảnh ở nhà trường, địa phương

+Giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn bằng vật phẩm

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

-GV kết luận: Mỗi người trong chúng ta đều có trách nhiệm tham gia vào các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Khi chúng ta tham gia vào các hoạt động tình nguyện, chúng ta đã trực tiếp góp sức của mình để làm cho cộng đồng trở nên tốt đẹp hơn.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh chia nhóm 6, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận và trình bày:

+ Em mua tăm ủng hộ người khuyết tật.

+ Em quét đường phố, nhặt rác đường phố

+ Em chăm sóc bồn cây sân trường.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV khuyến khích HS tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

------------------------------------

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM

Sinh hoạt cuối tuần: ĐỘI NHI ĐỒNG TÌNH NGUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Học sinh ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia các hoạt động tình nguyện để góp phần xây dựng trường lớp của mình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu kế hoạch hoạt động của Đội nhi đồng tình nguyện.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập thông tin để giải quyết vến đề.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ đọc sách và có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống.

- Phẩm chất trách nhiệm: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập của cá nhân, tham gia thảo luận nhóm một cách nghiêm túc và có trách nhiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Trường học thân thiện” để khởi động bài học.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu: Học sinh ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia các hoạt động tình nguyện để góp phần xây dựng trường lớp của mình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Đội Nhi đồng tình nguyện

- GV tổ chức cho HS:

+ Thảo luận lựa chọn những bạn tiêu biểu tham gia Đội Nhi đồng tình nguyện của lớp để triển khai và tổ chức các hoạt động tình nguyện cho các bạn trong lớp.

+ Thảo luận xây dựng kế hoạch hoạt động của Đội Nhi đồng tình nguyện.

- GV mời 1 số bạn trong Đội tình nguyện chia sẻ cảm xúc và thể hiện sự quyết tâm trong việc dẫn dắt hoạt động tình nguyện của lớp trong thời gian tới.

- HS tự ứng xử, đề cử bạn tham

gia Đội Nhi đồng tình nguyện

của lớp.

- HS thảo luận, trao đổi trước lớp.

- HS chia sẻ cảm xúc, thể hiện sự quyết tâm trong việc dẫn dắt hoạt động tình nguyện của lớp trong thời gian tới. .

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả đạt được sau khi tham gia các hoạt động của chủ để Những người sống quanh em

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh hoàn thành Phiếu tự đánh giá sau chủ đề trong Vở thực hành HĐTN3.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 17

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: NGHỀ EM YÊU THÍCH

Sinh hoạt theo chủ đề:: NGHỀ YÊU THÍCH CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Chia sẻ được về nghề mình yêu thích.

- Nêu được một số đức tính cần có của người lao động trong nghề nghiệp mình yêu thích.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết trang trí lớp sơ đồ tư duy về đức tính cần có của nghề yêu thích.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về nghề mình yêu thích.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Trân trọng người lao động.

- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực, hào hứng tham gia sưu tầm bài thơ, bài hát, tranh ảnh về nghề yêu thích.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Chú bộ đội” để khởi động bài học.

+ GV cùng trao đổi với HS về nội dung bài hát.

+ Bài hát nói về nghề gì?

+ Nội dung bài hát nói về điều gì?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu: + HS nêu được tên nghề mình yêu thích và lí do yêu thích nghề.

+ HS kể được các công việc vụ thể và một số đức tính cần có của người lao động trong nghề yêu thích.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Khám phá nghề yêu thích

- GV phát cho mỗi HS 1 mảnh giấy, yêu cầu HS viết tên nghề mình yêu thích vào giấy.

- GV chia nhóm các HS có cùng nghề yêu thích dựa theo mảnh giấy thu được.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận về nghề mà nhóm yêu thích theo các gợi ý:

+ Tên nghề yêu thích

+ Các công việc cụ thể

+ Một số đức tính của nghề

+ Dụng cụ làm việc chủ yếu

+ Trang phục làm việc đặc trưng của nghề

+ Lí do em yêu thích nghề đó.

- GV mời đại diện nhóm trình bày trước lớp.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV khen ngợi HS, đưa ra kết luận: Nghề nghiệp trong cuộc sống rất phong phú và đa dạng. Mỗi người đều có niềm yêu thích một nghề khác nhau. Mỗi nghề đều có những đóng góp riêng cho xã hội, góp phần tạo nên bức tranh đầy đủ của xã hội. Chúng ta hãy trân trọng điều đó.

- Học sinh viết tên nghề mình yêu thích vào giấy.

-HS nhận nhóm

-Các nhóm thảo luận, ghi lại vào giấy A4

- Đại diện các nhóm trình bày

- HS lắng nghe, đóng góp ý kiến.

-HS đặt câu hỏi cho nhóm bạn

- Lắng nghe.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ HS vẽ được sơ đồ tư duy về các đức tính cần có của nghề yêu thích.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2. Xác định đức tính của nghề

- GV mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu HS dùng bút và bút màu vẽ sơ đồ tư duy về các đức tính cần có của nghề yêu thích lên giấy. Khuyến khích HS thiết kế, trang trí cho sơ đồ tư duy sinh động, sáng tạo.

- GV quan sát, hỗ trợ HS lúng túng.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ sơ đồ tư duy của mình.

-GV khen ngợi sự tích cực tham gia hoạt động của HS.

-GV kết luận: Mỗi nghề nghiệp trong xã hội đòi hỏi người lao động có những đức tính khác nhau. Sẽ có những đức tính đặc thù riêng cho từng nghề, sẽ có những đức tính mà nghề nào cũng cần phải có như chăm chỉ, chịu khó,...

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh vẽ sơ đồ tư duy theo ý thích của bản thân.

- Chia sẻ sơ đồ tư duy của mình.

- HS khác quan sát, đặt câu hỏi về các đức tính trên sơ đồ tư duy của bạn.

-Lắng nghe.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu HS thực hành quan sát người lao động trong nghề mình yêu thích tại 1 thời điểm thuận lợi rồi ghi lại kết quả quan sát vào phiếu theo gợi ý:

PHIẾU QUAN SÁT

Người được quan sát

?

Công việc cụ thể

?

Đức tính cần có

?

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

--------------------------------------------------

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: NGHỀ EM YÊU THÍCH

Sinh hoạt cuối tuần: TIỂU PHẨM VỀ NGHỀ YÊU THÍCH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Tự tin trình diễn tiểu phẩm.

- Có thêm hiểu biết về các nghề nghiệp trong xã hội.

- Có thái độ tôn trọng các nghề nghiệp khác nhau trong xã hội.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập thông tin từ tình huống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về suy nghĩ của mình về nội dung tiểu phẩm.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: Trân trọng người lao động.

- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực, hào hứng tham gia sưu tầm bài thơ, bài hát, tranh ảnh về nghề yêu thích.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.

+ Xây dựng kĩ năng quan sát để nhận ra đặc điểm khác biệt trong ngoại hình, trang phục của mọi người xung quanh.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Bác đưa thư vui tính” để khởi động bài học.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS lắng nghe, vận động theo bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu: Học sinh ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia các hoạt động tình nguyện để góp phần xây dựng trường lớp của mình.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Tác phẩm về nghề yêu thích

- GV tổ chức cho 1 nhóm HS trình diễn tiểu phẩm Nghề nào cũng cao quý.

- GV mời một số HS nhận xét phần trình diễn của các bạn, chia sẻ cảm nghĩ của bản thân về nội dung tiểu phẩm.

- GV nhận xét, đánh giá chung hoạt động, khen ngợi sự tích cực tham gia của HS.

-HS tự phân vai, trình diễn tiểu phẩm.

-Cả lớp xem, cổ vũ các bạn trình diễn.

- HS phát biểu theo cảm nghĩ cá nhân.

- Lắng nghe

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV cho HS vận động theo bài hát “Em tập lái ô tô”

+ Bài hát nói về nghề gì?

+ Theo em, người lái xe cần có đức tính gì?

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh vận động theo bài hát

-HS trả lời

-HS trả lời

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 18

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: NGHỀ EM YÊU THÍCH

Sinh hoạt theo chủ đề: NGHỀ YÊU THÍCH CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận diện được những đức tính của bản thân liên quan đến nghề mình yêu thích.

- Tự tin đóng vai thể hiện được công việc đặc trưng và đức tính cần có của nghề yêu thích.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự tìm hiểu cách vẽ các bức tranh nói về nghề mình đã chọn để tham gia cùng với lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết vẽ các bức tranh nói về nghề mình đã chọn

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về nghề mình yêu thích.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ nghề của bạn thích mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu về nghề mình yêu thích để giới thiệu với các bạn những ý tưởng phù hợp, sáng tạo.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Lớn lên em sẽ làm gì?” để khởi động bài học.

+ GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS Chia sẻ với GV về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu: HS nêu được một số đức tính của bản thân liên quan đến nghề yêu thích.

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Chia sẻ những đức tính của em liên quan đến nghề yêu thích (làm việc chung cả lớp)

- GV mời HS đọc yêu cầu.

- GV phát phát cho học sinh những ngôi sao đã chuẩn bị trước.

? Trong nững đức tính cần có của nghề em yêu thích , em đac có các đức tính nào.

? Những đức tính nào của nghề em yêu thích mà em chưa có.

? Em muốn rèn luyện để có những đức tính đó không. Vì sao.

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV chốt : Qua các hoạt động các em đã nhận ra được những đức tính mình có liên quan đến nghề nghiệp yêu thích. Các em hãy phát huy những đức tính tốt và rèn luyện để có thêm nhiều thêm nhiều đức tính phù hợp với nghề mình yêu thích nhé!

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- Học sinh đọc yêu cầu bài

- HS nhìn lại những đúc tính cần có của nghề yêu thích trên sơ đồ tư duy mình đã làm trong tiết trước.

-HS suy nghĩ và dán các ngôi sao vào vị trí những đức tính mà em có ở trên sơ đồ

- Một số HS chia sẻ trước lớp.

- HS trả lời

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Học sinh tự tin đóng vai thể hiện công việc đặc trưng và đức tính cần có của nghề yêu thích.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 2: Thực hành nghề em yêu thích

Đóng vai thể hiện công việc đặc trưng và đức tính cần có của nghề mình yêu thích. ( Làm việc theo nhóm)

- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

- GV yêu cầu học sinh đóng vai theo nhóm thể hiện công việc đặc trưng và các đức tính cần có của nghề mình yêu thích.

- Xác định nghề yêu thích mình sẽ đóng vai.

- Thảo luận để xây dựng kịch bản và phân công đóng vai;

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV mời 1 số hs chia sẻ cảm nghĩ của bản thân qua hoạt độn đóng vai.

- Gv khen ngợi những nhóm HS hoặc cá nhân đóng vai hay, có nội dung kịch bản hấp dẫn.

-GV tổ chức cho cả lớp cùng hát bài “ Bạn muốn làm nghề gì”

- GV chốt : Hoạt động đóng vai đã giúp các em đuọc trải nghiệm công việc đặc trưng và đức tính cần có của nghề yêu thích. Các em hãy tiếp tục khám phá bản thân và cố gắng rèn luyện mỗi ngày để có những đức tính của nghề mình yêu thích nhé!

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận và trình bày:

+ Các nhóm thực hành đóng vai trước lớp.

-Các nhóm khác nhận xét đóng góp ý kiến về phần đóng vai của nhóm bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS thảo luận nnoms 4, đưa ra những ý tưởng sáng tạo, pù hợp để đề xuất trang trí lớp.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu các em hãy tiếp tục khám phá bản thân và cố gắng rèn luyện mỗi ngày để có những đức tính của nghề mình yêu thích nhé!

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

TUẦN 18

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

CHỦ ĐỀ: NGHỀ EM YÊU THÍCH

Sinh hoạt theo chủ đề: VẼ TRANH NGHỀ YÊU THÍCH CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- HS vẽ được bức tranh nghề mình yêu thích

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết chuẩn bị các dụng cụ để vẽ các bức tranh nói về nghề mình đã chọn để tham gia cùng với lớp.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết vẽ các bức tranh nói về nghề mình đã chọn

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết chia sẻ với bạn về hiểu biết của mình về nghề mình yêu thích.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất nhân ái: tôn trọng bạn, biết lắng nghe những chia sẻ nghề của bạn thích mà bạn đưa ra.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chịu khó tìm hiểu về nghề mình yêu thích để giới thiệu với các bạn những ý tưởng phù hợp, sáng tạo.

- Phẩm chất trách nhiệm: làm việc tập trung, nghiêm túc, có trách nhiệm trước tập thể lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Lớn lên em sẽ làm gì?” để khởi động bài học.

+ GV cùng chia sẻ với HS về nội dung bài hát.

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe.

- HS Chia sẻ với GV về nội dung bài hát.

- HS lắng nghe.

2. Sinh hoạt cuối tuần:

- Mục tiêu: Đánh giá kết quả hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới..

- Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Đánh giá kết quả cuối tuần. (Làm việc nhóm 2)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

+ Kết quả sinh hoạt nền nếp.

+ Kết quả học tập.

+ Kết quả hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, tuyên dương. (Có thể khen, thưởng,...tuỳ vào kết quả trong tuần)

* Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạch hoạt động tuần tới. Yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung các nội dung trong kế hoạch.

+ Thực hiện nền nếp trong tuần.

+ Thi đua học tập tốt.

+ Thực hiện các hoạt động các phong trào.

- GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét chung, thống nhất, và biểu quyết hành động.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) đánh giá kết quả hoạt động cuối tuần.

- HS thảo luận nhóm 2: nhận xét, bổ sung các nội dung trong tuần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại nội dung.

- Lớp Trưởng (hoặc lớp phó học tập) triển khai kế hoạt động tuần tới.

- HS thảo luận nhóm 4: Xem xét các nội dung trong tuần tới, bổ sung nếu cần.

- Một số nhóm nhận xét, bổ sung.

- Cả lớp biểu quyết hành động bằng giơ tay.

3. Sinh hoạt chủ đề.

- Mục tiêu: Học sinh biết phân công nhiệm vụ, chuẩn bị được những đồ dùng, dụng cụ cần thiết để trang trí lớp học.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Vẽ tranh nghề mình yêu thích

( Làm việc cá nhân.)

- GV Mời HS đọc yêu cầu bài.

-GV yêu cầu hs trưng bày sp của mình trên bảng lớp

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

-HS nêu yêu cầu bài

- HS vẽ tranh và trình bày sản phẩm

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV nêu các em hãy tiếp tục khám phá bản thân và cố gắng rèn luyện mỗi ngày để có những đức tính của nghề mình yêu thích nhé!

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

- Học sinh tiếp nhận thông tin và yêu cầu để về nhà ứng dụng.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................