Giáo án đạo đức lớp 3 kết nối tri thức tuần 21

Giáo án đạo đức lớp 3 kết nối tri thức tuần 21

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án đạo đức lớp 3 kết nối tri thức tuần 21

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TUẦN 21

ĐẠO ĐỨC

CHỦ ĐỀ 6: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

Bài 07: KHÁM PHÁ BẢN THÂN (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau bài học, học sinh sẽ:

- Nêu được một số điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

- Nêu được vì sao cần biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

- Thực hiện một số cách đơn giản tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: điều chỉnh hành vi , phát triển bản thân,kĩ năng kiểm soát,nhận thức, quản lí bản thân,lắng nghe, trả lời câu hỏi, làm bài tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: tham gia trò chơi, vận dụng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm.

-Rèn luyện để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Có biểu hiện yêu nước qua thái độ nghiêm túc rèn luyện bản thân góp phần xây dựng đất nước

- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy, thơ ca bài hát về chủ đề khám phá bản thân.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

- Cách tiến hành:

- GV cho chơi trò chơi: “Đi tìm điểm mạnh của bản thân ” theo nhóm 4 hoặc 5 để khởi động bài học.

+ GV gợi ý câu hỏi bạn nêu điểm mạnh của bản thân mình. Nhận xét, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.

- GV Kết luận, Ai cũng có điểm mạnh, chúng ta cần phát huy và nhân lên điểm mạnh của mình - GV dẫn dắt vào bài mới.

- HS nêu câu hỏi mình có điểm mạnh nào? Cho bạn trong nhóm trả lời

+ HS trả lời theo hiểu biết của bản thân về bạn

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

Hoạt động 1: Khám phá điểm mạnh điểm yếu của bản thân. (Làm việc cá nhân)

- Mục tiêu:

+ Nhận biết và tự nêu được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

- Cách tiến hành:

- GV yêu cầu 1HS đọc đoạn hội thoại trong SGK.

+ Các bạn trong tranh có điểm mạnh, điểm yếu gì?

+ Các bạn dự định sẽ làm gì để khắc phục điểm yếu đó?

+ Em thấy mình có điểm mạnh, điểm yếu gì?

-

GV nhận xét tuyên dương, sửa sai (nếu có)

- 1 HS đọc đoạn hội thoại, quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

+ Điểm mạnh của tớ là tốt bụng, cẩn thận, điểm yếu của tớ là nhút nhát, tớ sẽ cố gắng mạnh dạn hơn

+ Tớ là người hài gước, trung thực, điểm yếu là sợ nước. Mùa hè tớ sẽ đi học bơi để không còn sợ nước

+ Hs tự nếu điểm mạnh, điểm yếu của mình.

+ HS lắng nghe, rút kinh nghiêm.

3. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức về tìm hiểu khám phá điểm mạnh của bản thân

+ Vận dụng vào thực tiễn để thực hiện phát huy điểm mạnh để cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức vận dụng bằng hình thức thi “trồng cây thành công”

+ GV yêu cầu học sinh chia ra thành các nhóm (3-4 nhóm). Mỗi nhóm thực hành làm 1 cây thành công.

+ Gợi ý thành công có thể là: giải được bài toán khó, được cô khen bài làm tốt, giúp đỡ được 1 ai đó hay khắc phục được lỗi hay điểm yếu của mình

+ Mời các thành viên trong lớp nhận xét trao giải cho nhóm có nhiều thành công nhất.

- Nhận xét, tuyên dương

- HS chia nhóm và tham gia thực hành nêu những thành tích và thành công trong học tập của mình và thành tích các hoạt động của bản thân ghi vào giấy cắt thành hình trái cây và dán lên cây theo hình sách giáo khoa.

+ Lần lượt các nhóm thực hành theo yêu cầu giáo viên.

+ Các nhóm nhận xét bình chọn

- HS lắng nghe,rút kinh nghiệm

4. Điều chỉnh sau bài dạy:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................