Giáo án toán lớp 1 sách cánh diều tuần 24

Giáo án toán lớp 1 sách cánh diều tuần 24

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án toán lớp 1 sách cánh diều tuần 24

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 24

MÔN: TOÁN

BÀI : DÀI HƠN - NGẮN HƠN

Ngày: - - 2021

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Có biếu tượng về “dài hơn”, “ngắn hơn”, “dài nhất” “ngắn nhất”.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tinh huống thực tế.

Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh

- Thông qua việc thực hành đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân, que tính, kẹp giấy, ..., HS có cơ hội phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

- Thông qua việc quan sát tranh tình huống, trao đổi, nhận xét, chia sẻ ý kiến, mô tả, diễn đạt nhận xét cách đo với công cụ khác nhau, HS có cơ hội đu ọ c pliá triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

II/ CHUẨN BỊ

- Các băng giấy có độ dài ngắn khác nhau.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động khởi động

Hoạt động hình thành kiến thức

GV gắn hai băng giấy lên bảng, chẳng hạn

HS lên bảng, xếp lại hai băng giấy, chẳng hạn:

C. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1.

Bài 2.

Bài 3.

Hoạt động vận dụng

Bài 4.

Củng cố, dặn dò

Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến so sánh độ dài, chiều cao sử dụng các từ “dài hơn”, “ngắn hơn”, “cao hơn”, “thấp hơn” để hôm sau chia sẻ với các bạn.

HS thực hiện Các hoạt động sau theo cặp:

Mỗi HS lấy ra một băng giấy, hai bạn cạnh nhau cùng nhau quan sát các băng giấy, nói cho bạn nghe: băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn.

Đại diện cặp HS gắn hai băng giấy của mình lên bảng và nói cách nhận biết băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn.

HS quan sát tranh, nhận xét bút chì xanh dài hơn bút chì đỏ, bút chì đỏ ngắn hơn bút chì xanh. HS nói suy nghĩ và cách làm của mình để biết bút chì nào dài hơn, bút chì nào ngắn hơn.

HS chỉ vào băng giấy dài hơn, nói: “Băng giấy đỏ dài hơn băng giấy xanh; Băng giấy xanh ngắn hơn băng giấy đỏ”.

Thực hiện theo nhóm 4: bốn bạn trong nhóm đặt các băng giấy của mình lên bàn, nhận xét băng giấy nào dài nhất, băng giấy nào ngắn nhất.

HS thực hiện các thao tác:

Quan sát hình, trong từng trường hợp xác định: Đồ vật nào dài hơn? Đồ vật nào ngắn hơn? Chiếc thang nào dài hơn? Chiếc thang nào ngắn hơn?

Giải thích cho bạn nghe.

HS thực hiện các thao tác:

Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “dài hơn”, “ngắn hơn”, “dài nhất”, “ngắn nhất” để nói về các chiếc váy có trong bức tranh.

Một vài cặp HS chia sẻ trước lớp.

HS thực hiện các thao tác:

Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “cao hơn”, “thấp hơn”, để mô tả các con vật.

Một vài cặp HS chia sẻ trước lớp.

HS thực hiện các thao tác:

Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “cao hơn”, “thấp hơn”, “cao nhất”, “thấp nhất” để mô tả mọi người trong bức tranh.

Một vài cặp HS chia sẻ trước lớp.

HS so sánh một số đồ dùng như bút chì, tẩy, hộp bút, ... với bạn rồi nói kết quả, chẳng hạn: Bút chì của tớ dài hơn bút chì của bạn, ...

GIÁO VIÊN

Nguyễn Thị Tâm

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 24

MÔN: TOÁN

BÀI : ĐO ĐỘ DÀI

Ngày: - - 2021

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

Biết đo độ dài bằng nhiều đơn vị đo khác nhau như: gang tay, sải tay, bước chân, que tính, ...

Thực hành đo chiều dài bảng lớp học, bàn học, lóp học, ...

Phát triển các NL toán học.

II/ CHUẨN BỊ

Một số đồ dùng để đo như: que tính, kẹp giấy, ...

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động khởi động

Hoạt động hình thành kiến thức

1. GV hướng dần HS đo bằng gang tay, sải tay, bước chân:

GV hướng dần mẫu, gọi HS lên bảng thực hành theo mẫu cho các bạn xem, nói kết quả đo, chẳng hạn: Chiếc bàn dài khoảng 10 gang tay.

GV nhận xét cách đo của các nhóm, nhắc HS các lưu ý khi đo. Đặt câu hỏi giúp HS hiểu có thể dùng gang tay, sải tay, bước chân để đo độ dài nhưng cũng có thế dùng que tính hoặc các vật khác để đo.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1.

Bài 2.

Nhận xét: Có thể dùng kẹp giấy, kim băng hoặc các đồ vật khác đế đo độ dài; cùng một vật đo bằng các đồ vật khác nhau thì có kết quả khác nhau (chiếc bút dài bằng 6 ghim giấy và dài bằng 4 cái tẩy).

Hoạt động vận dụng

Bài 3.

Củng cố, dặn dò

Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?

Về nhà, em hãy dùng gang tay, sải tay, bước chân, que tính để đo một sổ đồ dùng, chẳng hạn đo chiều dài căn phòng em ngủ dài bao nhiêu bước chân bàn học của em dài mấy que tính, ... để hôm sau chia sẻ với các bạn

HS thực hiện các hoạt động sau theo cặp:

Quan sát tranh và chia sẻ với bạn xem các bạn nhỏ trong bức tranh đang làm gì? (Đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân, ...).

Hãy suy nghĩ xem, ngoài gang tay, sải tay, bước chân chúng ta có thể dùng cái gi để đo?

HS thực hành đo theo nhóm, ghi lại kết quả đo, chẳng hạn:

Đo bàn học bằng gang tay, đo chiều dài lớp học bằng bước chân, đo chiều dài bảng lớp bàng sải tay, đo ghế ngồi của em bằng que tính.

Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả đo trước lớp.

HS nhận xét, qua thực hành rút ra kinh nghiệm khi đo và ghi kết quả đo.

HS thực hiện các thao tác:

Quan sát tranh vẽ, nói với bạn về hoạt động của các bạn trong tranh.

Nói kết quả đo (đã thực hiện ở hoạt động ở phần B).

HS thực hiện các thao tác sau rồi trao đối với bạn:

Quan sát hình vẽ, nêu chiều dài của chiếc bút, của chiếc lược.

HS thực hiện các thao tác:

Quan sát hình vẽ, đặt câu hỏi cho bạn sử dụng các từ “cao hơn”, “thấp hơn' “cao nhất”, “thấp nhất”, “bằng nhau” để mô tả các ngôi nhà trong bức tranh.

Một vài cặp HS chia sẻ trước lớp.

GIÁO VIÊN

Nguyễn Thị Tâm

KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần 24

MÔN: TOÁN

BÀI : XĂNG-TI-MÉT

Ngày: - - 2021

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

Biết xăng-ti-mét là đơn vị đo độ dài, viết tắt là cm.

Cảm nhận được độ dài thực tế 1 cm.

Biết dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo độ dài đoạn thẳng, vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

Cơ hội học tập trải nghiêm và phát triển năng lực cho học sinh

Thông qua các hoạt động quan sát, đo đạc, so sánh, trao đổi, nhận xét, chia sẻ ý kiến để nắm vững cách đo, đơn vị đo xăng-ti-mét, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán. Kích thích trí tò mò cứa HS về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác; cảm nhận sự kết nổi chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.

II/ CHUẨN BỊ

Thước có vạch chia xăng-ti-mét.

- Một số băng giấy với độ dài xăng-ti-mét định trước.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Hoạt động khởi động

GV cũng dùng gang tay của mình đo chiều rộng bàn và nói kết quả đo.

Hoạt động hình thành kiến thức

1. GV giới thiệu khung công thức trang 117 SGK.

Trong bàn tay của em, ngón tay nào có chiều rộng khoảng 1 cm?

Tìm một số đồ vật, sự vật trong thực tế có độ dài khoảng 1 cm.

GV hướng dẫn HS dùng thước đo độ dài theo 3 bước:

Bước 1: Đặt vạch số 0 của thước trùng với một đầu của vật, để mép thước dọc theo chiều dài của vật.

Bước 2: Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu còn lại của vật, đọc kèm theo đơn vị đo cm.

Bước 3: Viết số đo độ dài đoạn thẳng vào chỗ thích hợp.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập

Bài 1.

Bài 2. HS thực hiện các thao tác:

Bài 3

GV nhắc HS đế đo độ dài không máy móc, cần thực hành linh hoạt trong trường hợp không thể đo bắt đầu từ vạch số 0 (thước gẫy, thước bị mờ....) thì vẫn có thể đo được nhưng phải đếm số xăng-ti-mét tương ứng với độ dài cra vật cần đo.

Hoạt động vận dụng

Bài 4.

Củng cố, dặn dò

Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

Từ ngừ toán học nào em cần chủ ý?

Khi dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo em nhắn bạn điều gì?

Về nhà, em hãy tập ước lượng một số đồ dùng, đồ vật sử dụng đơn vị đo độ dài xăng-ti-mét, em cũng có thể dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để kiểm tra lại xem mình đã ước lượng đúng chưa.

HS dùng gang tay để đo và đọc kết quả đo (GV gọi đại diện HS mà có gang tay dài, ngắn khác nhau).

HS nhận xét, cùng do chiều rộng bàn GV nhưng mỗi người đo lại có kết quả khác nhau. Tại sao? (Có bạn tay to, có bạn tay nhỏ, tay cô giáo to)

Thao luận nhóm: Làm thế nào để có kết quả đo chính xác, khi đo một vật ai đo cũng có kết quả giống nhau?

HS lấy thước, quan sát thước, trao đổi với bạn các thông tin quan sát được:

Nhận xét các vạch chia trên thước.

Các số trên thước, số 0 là điểm bắt đầu.

HS tìm trên thước các độ dài 1 cm (các độ dài từ 0 đến 1; từ 1 đến 2; ...), HS dùng bút chì tô vào một đoạn giữa hai vạch ghi số trên thước kẻ nói: “một xăng-ti-mét”.

Lấy kéo cắt băng giấy thành các mẩu giấy nhỏ dài 1 cm, cho bạn xem và nói: “Tớ có các mẩu giấy dài 1 cm”.

Thực hành đo độ dài theo nhóm, mỗi HS dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo chiều dài mỗi băng giấy rồi viết kết quả đo vào băng giấy, đọc kết quả đo và nói cách đo trong nhóm.

HS thực hiện thao tác: Đọc chiều dài của hộp màu.

HS dùng thước đo độ dài mỗi băng giấy và nêu kết quả đo. HS nhận xét cách đo và nêu những lưu ý để có số đo chính xác.

HS thảo luận tìm băng giấy dài nhất, băng giấy ngắn nhất. Nêu cách xác định băng giấy dài nhất, băng giấy ngắn nhất (so sánh trực tiếp các băng giấy hoặc so sánh gián tiếp qua số đo của chúng).

HS thực hiện các thao tác: HS chọn câu đúng, lập luận câu nào đúng, câu nào sai, tại sao; Từ đó, HS nêu cách đo đúng và nhắc các bạn tránh lỗi sai khi đo độ dài.

HS chơi trò chơi “Ước lượng độ dài” theo cặp hoặc nhóm:

HS trong nhóm đứng cùng nhau, chỉ vào một số đồng dùng học tập rồi đoán độ dài của đồ dùng đó. Sau đó, kiểm tra lại bằng thước.

GIÁO VIÊN

Nguyễn Thị Tâm