Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 1 học kỳ 2 sách cánh diều

Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 1 học kỳ 2 sách cánh diều

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án hoạt động trải nghiệm lớp 1 học kỳ 2 sách cánh diều

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

CHƠI TRÒ CHƠI DÂN GIAN

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Tham gia được các trò chơi dân gian do nhà trường tổ chức.

- Hồ hởi, tích cực chơi các trò chơi dân gian.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

* Gợi ý cách tiến hành

- Dưới sự hướng dẫn của GV Tổng phụ trách Đội/Ban tổ chức nhà trường, các lớp tổ chức cho các em thực hành chơi các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi tiểu học như: Cướp cờ, Kéo co, Chuyền bóng.

- Hướng dẫn các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ theo chủ đề mùa xuân..)

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

GIỚI THIỆU TRÒ CHƠI DÂN GIAN

CÓ THỂ THỰC HIỆN TRONG TIẾT SINH HOẠT DƯỚI CỜ

I. Trò chơi Cướp cờ

1. Mục đích.

Giúp các em rèn luyện khả năng tập trung và phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo trong hoạt động.

2. Chuẩn bị

- Lựa chọn sân bãi phù hợp để đảm bảo an toàn khi chơi.

– Một cái khăn (khăn mặt, khăn đỏ) tượng trưng cho cờ.

- Vẽ một vòng tròn trung tâm cách đều 2 vạch xuất phát của 2 đội.

- Vẽ 2 vạch xuất phát cũng là đích của 2 đội.

3. Cách chơi

- Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau, mỗi đội có từ 5 - 6 bạn.

- Mỗi bên đứng hàng ngang ở vạch xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ

tự 1, 2, 3, 4, 5,... Các bạn phải nhớ số của mình.

- Khi quản trò gọi tới số nào thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng tròn trung tâm để tìm cách nhanh chóng cướp được cờ và chạy nhanh về

đích của nhóm mình (vạch xuất phát của đội mình).

- Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về.

- Một lúc quản trò có thể gọi hai, ba, bốn số.

4. Luật chơi

- Khi đang cầm cờ nếu bị bạn cùng số vỗ vào người là thua cuộc. - Khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người, thắng cuộc.

- Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua.

- Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ vào không thua.

- Số nào bị thua rồi quản trò không gọi số đó chơi nữa.

- Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ.

- Cờ ra khỏi vòng tròn, đưa cờ lại vòng tròn, chỉ được cướp cờ khi cờ trong vòng tròn. - Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau.

II.Trò chơi Kéo co

1. Trang phục :

- Các đội sẽ mặc quần áo thể thao thích hợp, đi giày thể thao (không được đi chân đất, giày da).

2. Luật chơi

- Mỗi đội gồm 7 thành viên, thi đấu ở 3 hiệp, đội nào thắng 2 hiệp là thắng chung cuộc.

- Hình thức thi đấu:

Vòng 1: Bắt thăm thứ tự thi đấu loại trực tiếp (áp dụng cho tất cả các vòng thi đấu); sau mỗi hiệp kéo, các đội được nghỉ giải lao 2 phút giữa các hiệp.

Vòng 2: Chọn 3 đội thắng thi đấu vòng tròn để tranh giải nhất, nhì, ba.

- Hai đội, mỗi đội 7 thành viên xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau.

Mỗi đội chọn một thành viên khoẻ nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các thành viên khác cũng cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của trọng tài thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu người đứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.

3. Quy định chung

- Trong quá trình thi đấu các đội không được phép thay người.

- Tất cả HS tham gia thi phải đi giày thể thao.

- Các đội phải đủ thành phần theo quy định của Ban tổ chức.

Lưu ý: Nếu không đáp ứng được các yêu cầu trên thì trọng tài có quyền không cho đội đó thi đấu tiếp.

4. Khen thưởng

- Ban tổ chức sẽ phát các giải thưởng như sau: 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba, 3 giải khuyến khích.

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

VƯỜN HOA TRƯỜNG EM

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Biết cần phải chăm sóc cây hoa trong trường để quang cảnh của trường thêm tươi đẹp.

- Thực hiện được công việc cụ thể để chăm sóc cây hoa trong vườn trường như: nhổ cỏ, tưới cây, xới đất.

- Có ý thức, trách nhiệm giữ gìn quang cảnh trường lớp sạch, đẹp.

II. CHUẨN BỊ:

- Không gian thiên nhiên trong vườn trường để HS trải nghiệm.

- Dụng cụ chăm sóc cây xanh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định:

- Hát

- Giới thiệu bài

Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về vườn hoa của trường.

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

*Mục tiêu:

- Biết cần phải chăm sóc cây hoa trong trường để quang cảnh của trường thêm tươi đẹp.

- Thực hiện được công việc cụ thể để chăm sóc cây hoa trong vườn trường như: nhổ cỏ, tưới cây, xới đất.

Hoạt động 1. Cùng đi thăm vườn hoa

*Mục tiêu:

- HS hiểu để quang cảnh trường học trở nên tươi đẹp thì cần trồng cây, hoa trong

khuôn viên nhà trường.

- Yêu thiên nhiên, có ý thức, tránh nhiệm giữ gìn quang cảnh trường học sạch, đẹp.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS đi thăm vườn hoa trong trường và trao đổi, thảo luận với HS về các nội dung:

- Trong vườn có những loài hoa gì?

- Mọi người trồng hoa để làm gì?

- Để cây hoa tươi tốt chúng ta cần làm gì?

- HS đi thăm vườn hoa trong trường; quan sát và trình bày những gì quan sát được.

*GV kết luận.

- Để quang cảnh trường học trở nên tươi đẹp hơn thì thầy cô giáo và các em HS có thể trồng thêm cây xanh, hoa. Mỗi thành viên trong trường đều có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cây cối trong trường.

- Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2. Chăm sóc vườn hoa

*Mục tiêu:

- HS thực hiện được một số công việc cụ thể để chăm sóc cây, hoa trong trường như nhổ cỏ, xới đất quanh gốc cây, tưới cây.

* Cách tiến hành :

- GV tổ chức cho HS:

+ Thảo luận, phân công kế hoạch chăm sóc vườn hoa.

+ Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ để chăm sóc cây, hoa.

+ Thực hiện các việc chăm sóc cây, hoa.

+ Tự đánh giá kết quả của việc chăm sóc cây, hoa của bản thân và các bạn trong lớp.

+ Chia sẻ về cảm xúc của em sau buổi thực hành chăm sóc cây, hoa.

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.

+ Làm việc theo nhóm

+ HS chuẩn bị : thùng tưới cây, bay,…

+ Ra trực tiếp chăm sóc cây hoa.

+ Tự đánh giá kết quả

+ Chia sẻ về cảm xúc của mình ngay tại vườn hoa.

* Kết luận:

- Để cây, hoa phát triển tươi tốt mỗi người cần thực hiện các công việc cụ thể để chăm sóc cây như: nhổ cỏ, tưới cây.

- Lắng nghe, ghi nhớ

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà chia sẻ với người thân về cảnh quan và cảm nhận của mình về vườn hoa của trường.

- Lắng nghe

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT LỚP

EM THÍCH TRÒ CHƠI DÂN GIAN NÀO NHẤT?

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Biết chia sẻ cảm xúc sau khi chơi các trò chơi dân gian.

- Muốn được thường xuyên chơi các trò chơi dân gian.

II. CHUẨN BỊ:

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định: Hát

2. Các bước sinh hoạt:

2.1. Nhận xét trong tuần 19

- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

2.2.Phương hướng tuần 20

- Thực hiện dạy tuần 20, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

2.3. Em thích Trò chơi dân gian nào nhất?

- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm với các nội dung:

+ Em có thích chơi các trò chơi dân gian không?

+ Các hoạt động khi tham gia các trò chơi dân gian đem lại cho em những cảm nghĩ gì?

+Mong muốn của em về việc tổ chức các trò chơi dân gian ở trường và ở nhà?

- GV hướng dẫn HS nhận xét về các trò chơi dân gian:

+ Nhóm của em hoạt động có vui không? + Em thích vai trò nào trong mỗi trò chơi?

- GV nhận xét chung, nêu ưu điểm và hạn chế của HS trong các hoạt động, nhận xét ý thức, thái độ của HS trong khi chơi trò chơi dân gian.

- Hướng dẫn và tổ chức cho HS luyện tập văn nghệ theo chủ đề mùa xuân.

- Dặn dò HS những lưu ý và nội dung cần chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo.

 

- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.

+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- HS thực hiện theo hướng dẫn. Thảo luận trong nhóm các nội dung gợi ý.

- HS nhận xét về các trò chơi

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

***************************************

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

MÚA HÁT VỀ CHỦ ĐỀ MÙA XUÂN

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Được trải nghiệm về mùa xuân qua các bài hát.

- Hồ hởi tham gia các hoạt động của lớp, của trường.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

* Gợi ý cách tiến hành

- Tổng phụ trách Đội/Ban tổ chức điều khiển chương trình biểu diễn văn nghệ của các lớp theo chủ đề “Mùa xuân của em”.

- Nhà trường động viên, khen ngợi các lớp đã tham gia biểu diễn chương trình văn nghệ.)

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

EM ƯƠM CÂY XANH

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động:

- Biết được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh và cách chăm sóc để cây xanh tươi tốt.

- Hiểu được sự phát triển của cây từ hạt và cách gieo hạt để có cây con.

- Thực hành gieo trồng và chăm sóc cây xanh ở vườn trường.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh vẽ hình cây, tranh về sự phát triển của cây, tranh in hình mũi tên.

- Thẻ được đánh số từ 1 đến 5.

- Hạt giống cây, đất, xẻng nhỏ xúc đất, bình tưới nước.

- Bút chì, bút sáp màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định:

- Hát

- Giới thiệu bài

Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về ươm trồng cây xanh qua bài : Em ươm cây xanh.

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

*Mục tiêu:

- Biết được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây xanh và cách chăm sóc để cây xanh tươi tốt.

- Hiểu được sự phát triển của cây từ hạt và cách gieo hạt để có cây con.

- Thực hành gieo trồng và chăm sóc cây xanh ở vườn trường.

Hoạt động 1. Tập làm bác sĩ cây xanh

* Mục tiêu:

- HS kể tên được những bộ phận chính của cây xanh, nói được những điều kiện cần cho cây xanh phát triển.

- HS biết được một số bệnh của cây xanh và nêu được cách chăm sóc và bảo vệ

cây xanh.

* Cách tiến hành:

- GV cho HS chơi trò chơi “Bác sĩ cây xanh”:

+ GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm có 2 HS, 1 HS đóng vai làm bác sĩ, 1 HS đóng vai làm y tá.

+ Bác sĩ sẽ khám bệnh cho vườn cây xanh của trường, y tá vẽ lại cây và đánh dấu vào chỗ cây bị bệnh theo lời bác sĩ nói.

+ Sau khi khám bệnh xong, các bác sĩ của các nhóm cùng thảo luận về các bệnh mà vườn cây xanh của trường gặp phải.

- HS chơi trò chơi theo hướng dẫn.

+ Chia thành các nhóm đôi.

+ HS ra vườn cây và thực hiện các thao tác đánh dấu các nơi bị bệnh của cây.

+ HS thảo luận về các bệnh mà vườn cây xanh của trường gặp phải.

*GV kết luận.

- Cây xanh gồm các bộ phận chính là thân cây, rễ cây, cành lá, hoa, quả. Để cây xanh phát triển tốt thì cây phải được chăm bón, tưới nước đầy đủ. Một số yếu tố có thể làm cho cây chậm phát triển hoặc bị chết như: thiếu chất dinh dưỡng, thiếu nước, thiếu ánh sáng, sâu bệnh.

- Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2. Trò chơi “Gieo hạt”

* Mục tiêu:

- HS biết được các giai đoạn phát triển của cây từ hạt, phát triển kĩ năng chơi trong nhóm lớn và kĩ năng lắng nghe tích cực.

* Cách tiến hành :

- GV cho HS chơi trò chơi “Gieo hạt” theo gợi ý:

- GV phổ biến luật chơi:

+ HS xếp thành vòng tròn.

+ Quản trò hô “Gieo hạt” thì HS thả nắm tay xuống đất mô phỏng động tác gieo hạt. + Quản trò hô “Nảy mầm” thì HS chụm hai tay thành mầm non vươn nhẹ lên phía trên. + Quản trò hô “Một cây”, “Hai cây” thì HS lần lượt giơ một tay rồi hai tay.

+ Quản trò hô “Một nụ, hai nụ, một hoa, hai hoa” thì HS xoè tay đan thành nụ thành hoa. + Quản trò hô “Thành quả, quả chín” thì HS khép hai bàn tay thành hình quả.

- GV tổ chức cho HS chia sẻ những điều em biết được về các giai đoạn phát triển của cây và cảm xúc của em sau khi chơi.

- GV cho HS xem tranh về sự phát triển của cây và đưa ra kết luận.

- HS chơi trò chơi

+ Xếp đội hình vòng tròn.

+ Thực hiện theo quản trò.

- HS lên chia sẻ.

- Quan sát, theo dõi.

* Kết luận

- Quá trình phát triển của cây thường là từ mầm hạt giống được gieo trồng, nếu có đủ điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm thì hạt mầm đó sẽ đâm chồi, nảy lộc, ra hoa rồi kết trái.

- Để có một hành tinh tươi đẹp mỗi người cần tích cực trồng và chăm sóc cây xanh.

- Lắng nghe.

Hoạt động 3: Ươm cây xanh

* Mục tiêu:

- HS được trải nghiệm ươm cây, chăm sóc vườn ươm và chăm sóc cây xanh ở vườn trường.

- Phát triển các kĩ năng hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp.

* Cách tiến hành

- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm tự chọn vật liệu, dụng cụ và loại hạt giống để ươm cây.

- GV hướng dẫn cho các nhóm thảo luận về thứ tự các việc cần làm để ươm và chăm sóc vườn cây ở trường.

- GV hướng dẫn các nhóm thực hành ươm và chăm sóc cây ở vườn trường:

+ Xới đất cho tơi, bới đất tạo ra các khoảng trống, tra hạt giống vào các khoảng trống đó.

+Vun đất để lấp kín hạt giống, tưới nước và nhổ cỏ sau khi gieo hạt.

- GV đàm thoại với HS theo các câu hỏi:

+ Điều gì sẽ xảy ra sau khi gieo hạt?

+ Để hạt phát triển thành cây con, chúng ta cần làm gì tiếp theo?

+ Trồng và chăm sóc cây có lợi ích gì? ".

- GV cho HS chia sẻ cảm xúc và những điều HS học được khi cùng các bạn ươm

và chăm sóc vườn cây ở trường.

- HS chia nhóm, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu.

- HS thảo luận quy trình ươm và chăm sóc cây.

- HS thực hành ươm tại vườn trường.

- HS trả lời

- HS chia sẻ cảm xúc.

* Kết luận

Cây thường được trồng từ hạt. Để trồng cây từ hạt, em cần xới đất tơi xốp, vun trồng hạt giống vào đất tơi xốp, tưới nước đầy đủ, để ở nơi thoáng, đủ ánh sáng.

- Theo dõi

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà chia sẻ với người thân về cách ươm trồng cây xanh.

- Lắng nghe

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT LỚP

CHIA SẺ VỀ HOẠT ĐỘNG EM YÊU THÍCH

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Biết chia sẻ cảm xúc sau các hoạt động của chủ đề.

- Bước đầu vận dụng được điều đã học vào cuộc sống hằng ngày.

II. CHUẨN BỊ:

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định: Hát

2. Các bước sinh hoạt:

2.1. Nhận xét trong tuần 20

- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

2.2.Phương hướng tuần 21

- Thực hiện dạy tuần 21, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

2.3. Chia sẻ về hoạt động em yêu thích

- GV cho HS làm việc theo nhóm, tổ với nội dung:

+ Em hãy kể những việc đã làm được theo chủ đề “Mùa xuân của em”;

+ Nêu những điều em đã học được khi tham gia các hoạt động trong chủ đề?;

+ Em thích các hoạt động nào trong chủ đề?

+ Em mong muốn điều gì từ các hoạt động tiếp theo?

- GV chốt lại những điều đã học được của HS, khen ngợi những HS đã làm tốt.

- Nhắc nhở, chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo)

 

- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.

+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- HS làm việc nhóm 4

- HS chia sẻ trước lớp

- Lắng nghe

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ :

THÔNG BÁO KẾ HOẠCH THAM QUAN CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Biết được nội dung, hình thức và kế hoạch tham quan quê hương em.

- Hào hứng tham gia hoạt động.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

* Gợi ý cách tiến hành

- Nhà trường phổ biến cho HS nội dung, hình thức và kế hoạch tham quan cảnh đẹp quê hương.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu cảnh đẹp quê hương (qua việc tự tìm hiểu xung quanh, hỏi bố, mẹ, người lớn).

- Hướng dẫn các lớp chuẩn bị cho HS tham quan cảnh đẹp quê hương.

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Biết được một vài cảnh đẹp của quê hương.

-Biết chia sẻ với nhau về nét đẹp của quê hương, tập cách làm hướng dẫn viên

du lịch để giới thiệu về cảnh đẹp quê hương..

- Có cảm xúc thích thú khi được nhìn, được xem video về cảnh đẹp quê hương.

II. CHUẨN BỊ:

- Chuẩn bị một số tranh ảnh về cảnh đẹp quê hương tuỳ theo từng vùng miền.

Đó có thể là cảnh đồi núi, cảnh con thuyền ra khơi, cảnh công viên xanh mát bởi những hàng cây.

- Phương tiện cho vai diễn Hướng dẫn viên du lịch như: tranh ảnh, cờ dẫn đoàn, ô, mũ, loa cầm tay, sổ tay ghi, thông tin. câu hỏi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định:

- Hát

- Giới thiệu bài

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cảnh đẹp quê hương em.

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

*Mục tiêu:

- Biết được một vài cảnh đẹp của quê hương.

-Biết chia sẻ với nhau về nét đẹp của quê hương, tập cách làm hướng dẫn viên

du lịch để giới thiệu về cảnh đẹp quê hương..

Hoạt động 1. Tìm hiểu cảnh đẹp quê hương

* Mục tiêu:

- Cung cấp cho HS biết được một vài cảnh đẹp của quê hương, đất nước. Từ đó. các em biết cách tự sưu tầm cảnh đẹp quê hương.

* Cách tiến hành:

- GV treo một vài hình ảnh về cảnh đẹp quê hương. YC HS quan sát và nhận xét về các hình ảnh này.

- GV để HS tự do phát biểu, chia sẻ với nhau. Sau đó, GV mời một vài HS nêu

ý kiến của mình về cảnh đẹp vừa được xem.

- HS quan sát, đưa ra những nhận xét, đặt ra câu hỏi, ví dụ như:

+ “Cảnh đẹp thật bạn nhỉ”;

+ “Quê hương bạn có những cảnh đẹp nào, hãy kể cho mình nghe”;

+ “Mình thấy cảnh con thuyền đi trên biển đẹp quá, ước gì mình được ngồi trên con thuyền đó nhỉ”.

*GV kết luận.

- HS đã được làm quen với các cảnh đẹp và nhận ra được giá trị của những cảnh đẹp đó.

- Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2. Tập làm hướng dẫn viên du lịch.

* Mục tiêu:

- HS được thực hành công việc của người hướng dẫn viên du lịch.

* Cách tiến hành :

- Treo 1, 2 hình ảnh về cảnh đẹp quê hương trên bảng. Hoặc HS tự mang đến một cảnh đẹp mà các em sưu tầm được.

- Mời HS lên giới thiệu cho lớp những hiểu biết của mình về cảnh đẹp đó như là một người hướng dẫn viên du lịch.

- GV khen ngợi HS đã mạnh dạn giới thiệu về cảnh đẹp cho lớp biết, đồng thời khuyến khích những HS khác tiếp tục tìm những cảnh đẹp khác để hôm sau mang đến lớp.

- HS quan sát.

- HS lên giới thiệu, HS khác đặt câu hỏi cho bạn, như: “Cảnh đẹp này ở đâu thế bạn?”, “Bạn đã sưu tầm được từ đâu?”.

- Lắng nghe.

* Kết luận:

- HS bước đầu được rèn luyện kĩ năng trình bày trước tập thể về những cảnh đẹp của quê hương, qua đó các em thêm yêu và tự hào về quê hương mình.

- Lắng nghe, ghi nhớ

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà chia sẻ với người thân về cảnh đẹp của quê hương mình.

- Lắng nghe

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT LỚP

CHUẨN BỊ ĐI THAM QUAN

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Biết được mục đích, yêu cầu và nội dung của buổi tham quan.

- Tích cực chuẩn bị cho buổi tham quan.

II. CHUẨN BỊ:

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định: Hát

2. Các bước sinh hoạt:

2.1. Nhận xét trong tuần 21

- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

2.2.Phương hướng tuần 22

- Thực hiện dạy tuần 22, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

2.3. Chuẩn bị đi thăm quan

Địa điểm: có thể trong lớp hoặc ngoài sân trường.

- GV giới thiệu mục đích, yêu cầu và nội dung của buổi tham quan, lịch trình và thời gian tham quan. Giới thiệu khái quát về cảnh đẹp quê hương mà các em sẽ đi tham quan.

- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm:

+ Các nhóm chia sẻ các nội dung tìm hiểu được về cảnh đẹp quê hương (qua việc tìm hiểu xung quanh, hỏi bố, mẹ, người lớn).

+ Trao đổi, chuẩn bị các vật dụng cần thiết khi đi tham quan.

- GV nêu các quy định chung khi đi tham quan, hướng dẫn HS cách thực hiện các hoạt động tham quan trải nghiệm.

 

- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.

+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe

- HS hoạt động nhóm 4 theo hướng dẫn

+ HS chia sẻ các hiểu biết của mình về các cảnh đẹp quê hương.

+ HS đưa ra các vật dụng cần thiết khi đi tham quam

- Lắng nghe.

*********************************

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ :

PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUÊ HƯƠNG.

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- HS hiểu được nội dung của phong trào “Bảo vệ môi trường quê hương mà nhà trường phát động trong tiết sinh hoạt dưới cờ.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

* Gợi ý cách tiến hành:

- Bên cạnh các nội dung hoạt động khác trong tiết sinh hoạt dưới cờ của nhà trường, đại diện nhà trường lên phát động phong trào “Bảo vệ môi trường quê hương” (nêu nội dung của phong trào, chỉ ra các yêu cầu cho các lớp trong trường thực hiện).

- Đại diện HS hưởng ứng phát động của nhà trường và nêu lời hứa thực hiện.

- Các lớp thể hiện lời hứa của lớp mình bằng một bản cam kết phù hợp với HS của lớp. Mỗi khối lớp cử 1 đại diện đọc bản cam kết của khối lớp mình.

- Hoạt động văn nghệ (nếu có).)

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

GIỮ GÌN CẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Hiểu được sự cần thiết phải giữ gìn cảnh đẹp quê hương, đó là trách nhiệm của HS.

- Biết cách giữ gìn vệ sinh và nhắc nhở các bạn cùng giữ vệ sinh để giữ gìn cảnh

đẹp quê hương.

- Có hứng thú và phấn khởi với việc làm của mình.

II. CHUẨN BỊ:

- Một vài tranh/hình ảnh về cảnh đẹp quê hương đang bị con người phá hoại.

- Tranh vẽ mô tả hình ảnh trong SGK về những điều nên và không nên làm để giữ gìn cảnh đẹp quê hương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định:

- Hát

- Giới thiệu bài

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về giữ gìn cảnh đẹp quê hương.

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

*Mục tiêu:

- Hiểu được sự cần thiết phải giữ gìn cảnh đẹp quê hương, đó là trách nhiệm của HS.

- Biết cách giữ gìn vệ sinh và nhắc nhở các bạn cùng giữ vệ sinh để giữ gìn cảnh

đẹp quê hương.

Hoạt động 1: Liên hệ và chia sẻ

Mục tiêu:

- Liên hệ và chia sẻ được về các hành vi nên và không nên làm để giữ gìn cảnh đẹp quê hương.

* Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh đã chuẩn bị hoặc hình ảnh trong SGK.

- GV cùng HS nhận xét

- Tổ chức cho HS đóng vai theo nội dung ở tranh trong bài,

- GV mời một vài HS nêu ý kiến của mình về những hành vi nên và không nên làm để giữ gìn cảnh đẹp quê hương.

- HS quan sát, HS lựa chọn một trong số các hình ảnh đó, diễn tả bằng hành động để bạn bên cạnh đoán được nội dung của hình ảnh mà em muốn diễn tả.

- HS nhận xét bạn

- HS đóng vai một bạn HS nam đang cùng trao đổi với một vài bạn.

+ Bạn nam hỏi các bạn: Chúng mình cần làm gì để giữ gìn cảnh đẹp quê hương?

+ Bạn nữ trả lời: Chúng mình cần bảo vệ môi trường.

- HS đưa ra các ý kiến của mình về những hành vi nên và không nên làm để giữ gìn cảnh đẹp quê hương.

*GV kết luận.

- HS hiểu được sự cần thiết phải giữ gìn cảnh đẹp quê hương bằng các hành vi cụ thể

- Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2. Đóng vai

*Mục tiêu:

- HS biết thể hiện ý tưởng của mình trong việc xử lý các tình huống giữ gìn cảnh đẹp quê hương khi đóng vai.

* Cách tiến hành :

- YC HS xem tranh trong SGK để nhận ra được các hành vi của các bạn trong các tình huống.

- GV tổ chức cho HS đóng vai theo nội dung của những bức tranh này.

- GV cho HS được thử sức một vài lần sao cho có nhiều em cũng được chơi đóng vai.

- HS quan sát tranh

- HS xung phong đóng vai theo nội dung của những bức tranh.

+ Vai diễn về nhặt rác thải trên bãi biển bỏ vào thùng đựng rác;

+ Vai diễn về bạn đang hái hoa ngoài công viên thì bạn khác chạy lại nhắc nhở.

- HS lần lượt lên đóng vai.

* Kết luận:

- Qua hoạt động đóng vai HS vui vẻ, hứng thú khi tự đặt mình vào tình huống thực tế và tự thực hiện một công việc tốt giúp giữ gìn cảnh đẹp quê hương.

- Lắng nghe, ghi nhớ

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà chia sẻ với người thân về những việc cần làm để giữ gìn cảnh đẹp quê hương

- Lắng nghe

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT LỚP

GIỚI THIỆU CẢNH ĐẸP EM YÊU THÍCH

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Giúp HS rèn luyện kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể lớp về những cảnh đẹp của quê hương mà em yêu thích.

II. CHUẨN BỊ:

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định: Hát

2. Các bước sinh hoạt:

2.1. Nhận xét trong tuần 22

- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

2.2.Phương hướng tuần 23

- Thực hiện dạy tuần 23, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

2.3. Giới thiệu cảnh đẹp em yêu thích

- GV cho giới thiệu bức ảnh đẹp về cảnh đẹp quê hương mà bản thân yêu thích.

- GV mời 2 đến 3 HS trình bày ý kiến của mình về cảnh đẹp mà em đã chọn. GV gợi ý nội dung cần giới thiệu về cảnh đẹp quê hương, chẳng hạn như:

+ Cảnh đẹp ở đâu, vì sao em lại thích cảnh đẹp đó, em có thể hỏi cả lớp xem có ai đã biết hoặc từng ngắm trực tiếp cảnh đẹp này chưa.

- GV khen ngợi những HS đã giới thiệu rất cụ thể cho các bạn trong lớp cùng biết về cảnh đẹp quê hương.

 

- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.

+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- HS lựa chọn những bức ảnh đẹp về cảnh đẹp quê hương mà bản thân yêu thích để mang tới lớp giới thiệu cho các bạn và thầy/cô cùng nghe. Các em trong từng bàn giới thiệu cho nhau về bức ảnh của mình.

- HS trình bày ý kiến.

- Lắng nghe.

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

PHÁT ĐỘNG HỘI DIỄN THEO CHỦ ĐỀ QUÊ HƯƠNG EM

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Biết được nội dung, kế hoạch hội diễn văn nghệ của nhà trường.

- Hào hứng tham gia hoạt động chuẩn bị.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

* Gợi ý cách tiến hành

- Nhà trường/GV Tổng phụ trách Đội triển khai kế hoạch tổ chức hội diễn văn nghệ theo chủ đề “Quê hương em”:

- Mục đích tổ chức hội diễn văn nghệ: ca ngợi Tổ quốc, tình yêu quê hương, đất nước. - Hướng dẫn các lớp chuẩn bị các tiết mục văn nghệ theo chủ đề “Quê hương em” đa dạng về hình thức, phong phú về loại hình.

- Hướng dẫn các lớp xây dựng nội dung, chương trình văn nghệ và tổ chức luyện tập các tiết mục văn nghệ theo chủ đề “Quê hương em”.)

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

MÔI TRƯỜNG QUANH EM

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Biết được những biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường sống quanh em.

- Mô tả được sự ô nhiễm môi trường sống xung quanh.

II. CHUẨN BỊ:

- Một vài tranh/hình ảnh về sự ô nhiễm môi trường.

- Bài hát Như một hòn bi xanh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

- Một vài câu chuyện về ô nhiễm môi trường sống xung quanh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định:

- Hát

- Giới thiệu bài

Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về môi trường quanh em.

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

*Mục tiêu:

- Biết được những biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường sống quanh em.

- Mô tả được sự ô nhiễm môi trường sống xung quanh.

Hoạt động 1. Tìm hiểu môi trường quanh em.

*Mục tiêu:

- HS biết được một số biểu hiện của sự ô nhiễm môi trường sống xung quanh thông qua các hình ảnh.

* Cách tiến hành:

- GV treo bảng các hình ảnh/tranh vẽ về sự ô nhiễm môi trường sống.

- GV đưa ra hệ thống câu hỏi:

+ Các em nhìn thấy được những gì có trong tranh?

+ Những hình ảnh trong tranh có giống với nơi em sinh sống không?

+ Em hãy đặt tên cho bức tranh được không?

- GV tổ chức cho cả lớp chia sẻ theo những

câu hỏi gợi ý ở trên. Có thể cho từng bàn HS, hoặc cặp đôi HS chia sẻ. Sau đó thi xem ai là người trả lời nhanh và đúng nhất.

- HS quan sát các hình ảnh/tranh vẽ về sự ô nhiễm môi trường sống.

- HS trả lời:

+ HS đưa ra các hiện tượng ô nhiễm quan sát được.

+ HS đưa ra nhận định giống hoặc khác.

+ HS đặt tên theo quan điểm cá nhân.

- HS chia sẻ

*GV kết luận.

- HS biết được những biểu hiện cụ thể về sự ô nhiễm môi trường sống xung quanh.

- Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2. Thực hành bảo vệ môi trường

* Mục tiêu:

- Tạo điều kiện để HS thực hành những công việc cụ thể về bảo vệ môi trường xung quanh

* Cách tiến hành :

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh trong SGK. Sau đó tổ chức cho HS thể hiện những hành động, việc làm mà các em thấy và hiểu được từ hình ảnh đã quan sát.

- GV mời một vài HS đóng vai thể hiện việc làm như các bạn trong tranh.

GV đưa ra các câu hỏi :

+ Rác thì bỏ vào đâu nhỉ?

+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì vậy?

- Kết thúc hoạt động, cả lớp cùng hát bài Như một hòn bi xanh.

- Quan sát theo nhóm. Tìm cách thể hiện những hành động, việc làm mà thấy và hiểu được từ hình ảnh đã quan sát.

- Các nhóm xung phong đóng vai

- Trả lời các câu hỏi của GV sau khi đóng vai

- Hát tập thể.

* Kết luận:

- HS được làm quen với một vài công việc hay hoạt động giữ gìn môi trường xung quanh.

- Lắng nghe, ghi nhớ

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà chia sẻ với người thân về những việc cần làm để giữ gìn môi trường xung quanh.

- Lắng nghe

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT LỚP

CHUẨN BỊ HỘI DIỄN

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Biết chia sẻ với các bạn trong việc chuẩn bị tham gia hội diễn của lớp.

- Tích cực tham gia các tiết mục trong hội diễn của lớp.

II. CHUẨN BỊ:

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định: Hát

2. Các bước sinh hoạt:

2.1. Nhận xét trong tuần 23

- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

2.2.Phương hướng tuần 24

- Thực hiện dạy tuần 24, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

2.3. Chuẩn bị hội diễn

- GV thông báo kế hoạch tổ chức hội diễn của nhà trường

- Hướng dẫn HS trao đổi, chia sẻ theo tổ hoặc nhóm nhỏ theo nội dung:

+ Nhóm mình sẽ tham gia các tiết mục văn nghệ nào?

+ Giới thiệu các bạn tham gia đội văn nghệ của lớp.

- Đội văn nghệ của lớp sẽ luyện tập như thế nào? Thời gian, địa điểm luyện tập?

+ Những việc cần GV hỗ trợ.

- GV :

+Công bố danh sách HS tham gia đội văn nghệ của lớp.

+Các tiết mục văn nghệ của lớp sẽ tham gia hội diễn và phân công HS thực hiện.

 

- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.

+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe

- HS trao đổi, chia sẻ các nội dung mà GV gợi ý.

- Theo dõi

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

HỘI DIỄN VĂN NGHỆ

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Trải nghiệm về quê hương qua các bài hát được biểu diễn.

- Hồ hởi tham gia các hoạt động của lớp, của trường về việc ca ngợi vẻ đẹp quê hương.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

* Gợi ý cách tiến hành

- Tổng phụ trách Đội và Ban tổ chức điều khiển chương trình biểu diễn văn nghệ

của các lớp theo chủ đề “Quê hương em”.

- Nhà trường động viên, khen ngợi các lớp đã biểu diễn chương trình văn nghệ.)

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG QUÊ EM

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động:

- Biết được những công trình công cộng của quê hương mình.

- Phấn khởi và hào hứng với việc tìm hiểu về các công trình công cộng của quê hương.

II. CHUẨN BỊ:

- Một vài hình ảnh về các công trình công cộng.

- Giấy vẽ, bút màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định:

- Hát

- Giới thiệu bài

Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về các công trình công cộng.

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

*Mục tiêu:

- Biết được những công trình công cộng của quê hương mình.

- Phấn khởi và hào hứng với việc tìm hiểu về các công trình công cộng của quê hương.

Hoạt động 1. Kể tên các công trình công cộng ở quê em

* Mục tiêu:

- HS biết và gọi tên được một số công trình công cộng của quê hương.

* Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh về công trình công cộng có trong SGK.

- GV mời một vài HS giới thiệu về những công trình công cộng mà mình biết sau khi quan sát, chia sẻ cùng các bạn.

- HS quan sát

- HS trao đổi với bạn bên cạnh về những công trình công cộng mà mình đã biết (tên công trình công cộng, công trình đó ở đâu, công trình công cộng phục vụ về cái gì).

- HS trình bày những gì biết và quan sát được.

*GV kết luận.

- HS biết được một vài công trình công cộng có ý nghĩa đối với bản thân, với quê hương.

- Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2. Thực hành giữ gìn công trình công cộng ở quê em

* Mục tiêu:

- HS biết thực hiện các việc làm cụ thể của mình để tham gia giữ gìn công trình công cộng ở quê hương.

* Cách tiến hành :

- Y/C HS quan sát tranh có trong SGK.

- GV tổ chức cho HS thể hiện các hành động để giữ gìn công trình công cộng bằng hoạt động đóng vai.

- GV nhận xét.

- GV mời một nhóm HS gồm 3 em: 1 em cầm túi đựng rác và bỏ rác vào túi đựng, 1 em thì đang xóa những vết bẩn trên tường của công trình công cộng, 1 em cầm chổi quét rác xung quanh.

- Kết thúc hoạt động, GV cho HS tự nêu và gọi tên các hoạt động các em đã làm đó là gì để giúp các em khắc sâu việc cần làm

- HS quan sát tranh có trong SGK.

- HS thực hành đóng vai theo nhóm thể hiện các hành động giữ gìn công trình công cộng.

- HS xung phong lên thực hiện.

- Vài HS nêu.

* Kết luận

- Hoạt động thực hành sẽ tạo cho HS niềm vui, hứng thú khi tự mình làm ra sản phẩm cụ thể, đó là làm cho công trình công cộng luôn được sạch, đẹp.

- Lắng nghe

Lưu ý: Nếu có điều kiện, GV có thể đưa HS tới một công trình công cộng như nhà văn hoá, hoặc cổng trường học để thực hành.

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà chia sẻ với người thân về cảnh quan và cảm nhận của mình về các công trình công cộng ở địa phương.

- Lắng nghe

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT LỚP

ĐIỀU EM HỌC ĐƯỢC TỪ CHỦ ĐỀ QUÊ HƯƠNG EM

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Biết chia sẻ với các bạn về chủ đề “Quê hương em”.

- Tích cực tham gia các hoạt động làm đẹp quê hương của lớp.

II. CHUẨN BỊ:

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định: Hát

2. Các bước sinh hoạt:

2.1. Nhận xét trong tuần 24

- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

2.2.Phương hướng tuần 25

- Thực hiện dạy tuần 25, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

2.3. Điều em học được từ chủ đề quê hương

- GV cho HS làm việc theo nhóm, tổ với nội dung:

+ Em hãy nêu những cảm nghĩ khi được trải nghiệm chủ đề “Quê hương em”.

+ Em thích cảnh đẹp nào của quê hương mình?

+ Em sẽ làm gì để giữ gìn cảnh đẹp quê hương?)

 

- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.

+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- HS làm việc theo nhóm

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

PHÁT ĐỘNG HỘI DIỄN CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8 – 3

I. MỤC TIÊU:

- Định hướng cho HS chuẩn bị các nội dung cho hoạt động đầu tháng 3 hướng đến chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

*. Gợi ý cách tiến hành

- Nhà trường nhận xét, đánh giá các hoạt động dạy học và giáo dục của HS trong tuần. - Nhận xét về các hoạt động trải nghiệm trong chủ đề trước, nhấn mạnh đến những kiến thức, kĩ năng, thái độ và giá trị mà HS đã đạt được sau khi tham gia trải nghiệm chủ đề trước.

- Triển khai một số hoạt động của chủ đề “Gia đình em”. Phát động hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3.

- Gợi ý một số nội dung triển khai:

+ Ý nghĩa của hội diễn: tôn vinh vẻ đẹp và khẳng định vai trò của phụ nữ Việt Nam.

+ Mỗi lớp (hoặc mỗi khối lớp) lựa chọn và đăng kí một tiết mục văn nghệ để tham gia hội diễn. Khuyến khích nhiều HS trong các lớp tham gia.

+ Nội dung các tiết mục văn nghệ: nói về phụ nữ Việt Nam, về bà, về mẹ.

+ Hình thức: đơn ca, song ca, tốp ca, múa, kịch, tiểu phẩm do cô giáo và HS

các lớp biên đạo, dàn dựng và biểu diễn.

+ Thời gian để các lớp chuẩn bị và tham gia: 1 tuần. Dự kiến thời gian tổ chức

hội diễn vào tuần tiếp theo.)

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

MẸ CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Bày tỏ cảm xúc với mẹ.

- Nói được lời yêu thương và thực hành làm một món quà để tặng mẹ.

II. CHUẨN BỊ:

- Nhạc và lời một bài hát về mẹ (Ví dụ: Bàn tay mẹ - Sáng tác: Bùi Đình Thảo).

- 6 đến 8 giỏ nhựa nhỏ (mỗi nhóm có một giỏ nhựa).

- Một đoạn dây chun hoặc dây cước nhỏ và hạt vòng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định:

- Hát

- Giới thiệu bài

Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng chia sẻ về mẹ của mình.

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

*Mục tiêu:

- Bày tỏ cảm xúc với mẹ.

- Nói được lời yêu thương và thực hành làm một món quà để tặng mẹ.

Hoạt động 1. Cùng nhau hát

Mục tiêu:

- Hiểu được công ơn chăm sóc của mẹ đối với con cái, qua đó yêu thương mẹ hơn

* Cách tiến hành:

- GV cho HS đứng lên hát bài Bàn tay mẹ (Sáng tác: Bùi Đình Thảo).

- GV hỏi:

+ Bàn tay mẹ đã làm những gì để chăm sóc, yêu thương con?

+ Em đã làm gì để thể hiện tình yêu với mẹ?

- HS đứng dậy (có thể đứng thành hàng dọc giữa các lối đi), GV bật nhạc (không có lời), HS hát theo lời bài hát Bàn tay mẹ (Sáng tác: Bùi Đình Thảo).

- HS trả lời câu hỏi:

+ HS trả lời.

+ HS nêu các việc mình đã làm để thể hiện tình yêu với mẹ

*GV kết luận.

- Mẹ là người đã sinh ra và chăm sóc em hằng ngày, nuôi dưỡng em khôn lớn. Các em hãy thể hiện sự yêu thương dành cho mẹ bằng những hành động thể hiện sự quan tâm, chăm sóc phù hợp với khả năng của mình..

- Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2. Quan sát và thực hành làm chiếc vòng yêu thương tặng mẹ.

* Mục tiêu:

- HS nói được lời yêu thương và thực hành làm một chiếc vòng để tặng mẹ.

* Cách tiến hành :

Bước 1. Hướng dẫn chung cả lớp:

- GV nêu yêu cầu: Mỗi HS sẽ làm một chiếc vòng yêu thương để tặng cho mẹ.

+ GV chiếu lên bảng video hoặc tranh ảnh các bước xâu và làm thành chiếc vòng:

+ Buộc một nút thắt ở một đầu sợi dây.

+ Lần lượt chọn các hạt vòng theo màu sắc mình thích và xuyên vào sợi dây.

+Khi đã xuyên đủ số hạt để ướm vừa cổ tay mẹ (khoảng 16cm) thì cầm hai đầu sợi dây buộc nút lại với nhau.

+ Dùng kéo cắt đi phần dây thừa ra (nếu có).

- GV thực hành xuyên vòng và tạo thành một chiếc vòng hoàn chỉnh theo các bước cho HS quan sát.

Bước 2. Thực hành làm vòng theo nhóm:

- GV cho HS chia nhóm.

- Từng HS thực hành làm vòng và hướng dẫn các bạn trong nhóm.

- Cho các nhóm chọn chiếc vòng đẹp nhất.

Bước 3. Trưng bày sản phẩm:

- Cho các nhóm lên trưng bày sản phẩm.

- GV cho HS chia sẻ:

+ Tại sao bạn lại chọn các hạt màu sắc như thế này?

+Khi làm vòng, bạn thấy khó nhất là bước nào?

+ Khi tặng chiếc vòng này cho mẹ, bạn sẽ nói với mẹ điều gì?

- GV đặt các câu hỏi mở rộng:

+ Em có thuộc bài hát nào về mẹ không ?

+ Em đã bao giờ tặng quà cho mẹ chưa? Khi mẹ nhận được quà của em thì cảm xúc của mẹ như thế nào?

- HS lắng nghe.

+ Xem để nắm các bước thực hiện.

- Theo dõi giáo viên làm mẫu.

- HS tạo thành các nhóm 4 đến 6 HS.

- HS thực hiện cá nhân.

- Các nhóm quan sát, góp ý cho nhau về cách chọn màu sắc cho vòng

- Mỗi nhóm bình chọn ra những chiếc vòng đẹp nhất.

- Các nhóm HS treo các sản phẩm của nhóm mình vào các móc treo quanh lớp học.

- HS đi quan sát sản phẩm của các bạn và chọn ra những chiếc vòng đẹp nhất.

- Một số bạn chia sẻ trước lớp về chiếc vòng yêu thương của mình.

+ HS đưa ra lí do của mình.

+ HS chia sẻ.

+ HS chia sẻ các câu nói với mẹ.

+ HS hát

+ HS trả lời theo vốn sống của mình.

* Kết luận:

- Bằng sự khéo léo của mình, các em có thể tự làm ra những món quà để tặng mẹ. Đó có thể là những bức tranh tự vẽ, những chiếc vòng tự làm. Hãy dành những món quà đó dành tặng mẹ và nói với mẹ những lời yêu thương nhất để thể hiện tình cảm của các em.

- Lắng nghe, ghi nhớ

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà tặng chiếc vong mới làm cho mẹ và nói với mẹ những lời yêu thương nhất.

- Lắng nghe

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT LỚP

HÁT VỀ BÀ VÀ MẸ

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động:

- Giúp HS thể hiện tình cảm và thái độ đối với bà, với mẹ và cô giáo bằng việc tham gia các tiết mục văn nghệ để chuẩn bị cho hội diễn chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8 – 3.

II. CHUẨN BỊ:

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định: Hát

2. Các bước sinh hoạt:

2.1. Nhận xét trong tuần 25

- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

2.2.Phương hướng tuần 26

- Thực hiện dạy tuần 26, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

2.3. Hát về bà và mẹ

- GV lựa chọn bài hát, các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 8 – 3; phân công,

lựa chọn HS tham gia.

- Cho HS cùng luyện tập các tiết mục văn nghệ của lớp.

 

- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.

+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- HS nhận sự phân công.

- HS cùng luyện tập các tiết mục văn nghệ của lớp để tham gia hội diễn của trường.

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

HỘI DIỄN VĂN NGHỆ

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- HS bày tỏ tình cảm với bà, với mẹ và cô giáo thông qua việc tham gia các hoạt động văn nghệ.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

* Gợi ý cách tiến hành:

- Nhà trường tổ chức các hoạt động để chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8 - 3, theo kế hoạch và nội dung đã được triển khai đến các lớp từ tuần trước.

- Hội diễn văn nghệ theo các khối lớp hoặc toàn trường.)

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

VỆ SINH NHÀ CỬA

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

-Biết được một số công việc khi vệ sinh nhà cửa và đồ dùng cần thiết để thực hiện công việc đó.

-Thực hiện được một số việc làm cụ thể như lau dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng gọn gàng để vệ sinh nhà cửa.

- Có ý thức và thái độ làm việc nhà để giúp đỡ cha mẹ, người thân.

II. CHUẨN BỊ:

- Đồ dùng để HS thực hành vệ sinh nhà cửa như: chổi quét nhà, chổi lau nhà, khăn lau, găng tay, nước rửa kính.

- Tranh ảnh về các dụng cụ, đồ dùng trong nhà.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định:

- Hát

- Giới thiệu bài

Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu công việc vệ sinh nhà cửa.

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

*Mục tiêu:

-Biết được một số công việc khi vệ sinh nhà cửa và đồ dùng cần thiết để thực hiện công việc đó.

-Thực hiện được một số việc làm cụ thể như lau dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng gọn gàng để vệ sinh nhà cửa.

Hoạt động 1: Kể tên dụng cụ lau dọn nhà

* Mục tiêu:

- HS kể tên được một số đồ dùng, dụng cụ dùng để vệ sinh nhà cửa. Kể tên được những công việc cụ thể để vệ sinh nhà cửa.

* Cách tiến hành:

- GV cho HS các nhóm nhận bộ tranh về các dụng cụ, đồ dùng trong gia đình (có thể dùng hình ảnh trong SGK).

- Cho HS thảo luận phân loại tranh vẽ đồ dùng để lau dọn nhà và tranh không vẽ đồ dùng lau dọn nhà.

- Gọi đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.

- Nhóm trưởng lên nhận bộ dụng cụ.

- Thảo luận với bạn trong nhóm để phân loại tranh thành 2 nhóm: tranh vẽ đồ dùng để lau dọn nhà và tranh không vẽ đồ dùng lau dọn nhà.

- Nói với các bạn trong nhóm về tên gọi và công dụng của mỗi đồ dùng được vẽ trong tranh.

- Các nhóm lần lượt lên chia sẻ.

*GV kết luận.

- Để vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng chúng ta cần sử dụng nhiều loại đồ dùng dụng cụ khác nhau như: chổi quét nhà, chổi lau nhà, khăn lau bàn ghế, nước lau nhà. nước rửa kính.

- Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2. Tập làm vệ sinh nhà cửa

* Mục tiêu:

- HS biết kể tên những công việc nhà và biết một số đồ dùng, dụng cụ lao động được dùng khi làm việc nhà.

- HS biết những công việc nhà mình có thể làm để giúp đỡ bố mẹ và để tự phục vụ bản thân.

* Cách tiến hành :

- GV hướng dẫn HS:

+ Vẽ tranh ngôi nhà của em.

+ Đánh dấu (x) vào những vị trí cần dọn trong nhà.

+ Nói với bạn bên cạnh em những việc cần làm khi dọn nhà.

- GV sắp xếp các góc lớp thành các góc mô phỏng một gia đình, đồ dùng chưa được sắp xếp gọn gàng.

- GV hướng dẫn HS:

+ Chia thành các nhóm.

+ Mỗi nhóm đóng vai là các thành viên trong gia đình.

+ Các thành viên trong gia đình phân công nhau để dọn dẹp nhà cửa.

+ Sau khi dọn dẹp xong, HS giới thiệu về công việc em đã làm để nhà của em trở nên gọn gàng, sạch đẹp.

- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.

+ HS vẽ ngôi nhà của mình.

+ Thực hành đánh dấu : bếp, nhà tắm,…

+ Chia sẻ những việc cần làm khi dọn nhà.

- HS tham gia sắp xếp cùng GV.

+ Chia nhóm

+ HS đóng vai theo sự phân công

+ Thực hiện sự phân công dọn dẹp nhà cửa.

+ Lần lượt lên chia sẻ.

* Kết luận:

- Để vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng em cần thực hiện các công việc sau: quét nhà, lau nhà, lau bàn ghế, cửa kính. Khi dọn nhà em cần lưu ý: đeo khẩu trang, đi găng tay để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

- Lắng nghe, ghi nhớ

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà chia sẻ với người thân về các công việc khi vệ sinh nhà cửa.

- Lắng nghe

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT LỚP

CHIA SẺ VIỆC LÀM TỐT GIÚP GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- HS có khả năng tự liên hệ để nhận xét, đánh giá hành vi đã làm được và chưa làm được trong cuộc sống hằng ngày để giúp đỡ gia đình.

II. CHUẨN BỊ:

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định: Hát

2. Các bước sinh hoạt:

2.1. Nhận xét trong tuần 26

- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

2.2.Phương hướng tuần 27

- Thực hiện dạy tuần 27, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

2.3. Chia sẻ việc làm tốt giúp gia đình

- GV tổ chức cho HS quan sát một số hình ảnh giúp đỡ gia đình của các bạn

(có thể sử dụng các hình ảnh trong SGK). - Cho HS trao đổi theo cặp về những việc đã làm được để giúp đỡ gia đình.

- GV gợi ý cho HS liên hệ qua các câu hỏi:

+ Em đã làm gì để giúp đỡ gia đình?

+ Mọi người trong gia đình có thái độ như thế nào khi em thực hiện những việc làm đó?

+ Em có vui khi làm được những việc để giúp đỡ gia đình không? Vì sao?

+Em sẽ tiếp tục làm những việc gì để giúp đỡ gia đình?

- Mời 1 vài cặp HS chia sẻ trước lớp

 

- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.

+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- HS quan sát.

- Từng cặp HS trao đổi, liên hệ với nhau về những việc đã làm được để giúp đỡ

gia đình.

+ HS đưa ra các công việc đã giúp đỡ gia đình.

+ HS nói về thái độ của mọi người.

+ HS nói về cảm giác của mình khi đó.

+ Chia sẻ những việc sẽ làm để giúp đỡ gia đình.

- Một số cặp HS chia sẻ trước lớp về những tình cảm và việc làm mà bản thân

đã làm được và những dự định mong muốn sẽ làm tiếp để giúp đỡ gia đình

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

PHÁT ĐỘNG VẼ TRANH “GIA ĐÌNH CỦA EM”

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

– HS biết cách thể hiện tình cảm với những người thân và tình yêu gia đình.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

* Gợi ý cách tiến hành

- GV giới thiệu cho HS về ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 – 3 và ý nghĩa của ngày này cho HS toàn trường.

- Phổ biến hoạt động của nhà trường để hưởng ứng chào mừng ngày Quốc tế Hạnh phúc: Hội thi vẽ tranh “Gia đình của em”.

- Gợi ý một số nội dung triển khai:

+Ý nghĩa của cuộc thi: bày tỏ tình cảm và thái độ đối với những người thân yêu trong gia đình.

+ HS các lớp vẽ tranh theo chủ đề và lựa chọn những tranh vẽ tiêu biểu để triển lãm và giới thiệu trước toàn trường.

+ Nội dung tranh vẽ: vẽ tranh về hoạt động của gia đình, kỉ niệm với những người thân trong gia đình, về những người thân mà em yêu quý hoặc mong ước về một gia đình hạnh phúc.

+ Thời gian để các lớp chuẩn bị và tham gia: 1 tuần. Dự kiến thời gian tổ chức triển lãm và chia sẻ tranh vẽ vào tuần học tiếp theo.)

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

SẮP XẾP ĐỒ DÙNG CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Sắp xếp được đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

- Biết chia sẻ cách thực hiện công việc nhà với các bạn trong lớp.

- Có ý thức tự giác sắp xếp đồ dùng cá nhân hợp lí.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh ảnh minh hoạ.

- Không gian để HS thực hành sắp xếp đồ dùng cá nhân.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định:

- Hát

- Giới thiệu bài

Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu công việc sắp xếp đồ dùng của mình.

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

*Mục tiêu:

- Sắp xếp được đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

- Biết chia sẻ cách thực hiện công việc nhà với các bạn trong lớp.

Hoạt động 1. Chia sẻ về đồ dùng của em

* Mục tiêu:

- HS kể tên được một số đồ dùng cá nhân như giày, dép, quần, áo.

- HS hiểu được mỗi người cần phải tự sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

* Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS: Chia sẻ theo cặp về đồ dùng cá nhân của mình theo gợi ý:

+ Em có những đồ dùng cá nhân nào?

+ Chúng thường để ở đâu?

+Ai là người sắp xếp đồ dùng cá nhân của em?

+ Cách sắp xếp như vậy đã gọn gàng, ngăn nắp hay chưa? Vì sao?

- Cho HS lên chia sẻ nội dung thảo luận trước lớp.

- Làm việc theo cặp

+ Kể các đồ dùng cá nhân: cặp sách, quần áo,…

+ Kể về nơi thường để

+ Chia sẻ về người thường sắp xếp đồ dùng cá nhân của mình.

+ HS chia sẻ cách sắp xếp

- Đại diện một số cặp chia sẻ nội dung thảo luận trước lớp.

*GV kết luận.

- Mỗi người thường có những đồ dùng cá nhân cần thiết như: quần áo, giày dép, mũ, đồ dùng học tập, đồ dùng vệ sinh cá nhân. Để hoạt động hằng ngày của chúng ta trở nên thuận lợi thì mỗi người đều cần phải tự mình sắp xếp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp, đúng chỗ.

- Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2. Thực hành sắp xếp đồ dùng của em.

* Mục tiêu:

- HS biết cách sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

- Có ý thức tự giác trong sắp xếp đồ dùng cá nhân, tự làm việc của mình.

* Cách tiến hành :

- GV tổ chức cho HS:

+ Tự sắp xếp lại giày dép, đồ dùng học tập, đồ dùng vệ sinh cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

- Mời HS lên ý nghĩa của việc sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

- HS thực hiện theo gợi ý của GV.

+ Thực hành sắp xếp

- Chia sẻ về ý nghĩa của việc sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

* Kết luận:

Khi sắp xếp đồ dùng cá nhân em cần lưu ý: + Đồ dùng cá nhân cần được sắp xếp ngay ngắn, đúng nơi, đúng chỗ để thuận tiện cho việc tìm kiếm, lựa chọn và sử dụng.

+ Để đồ dùng cá nhân bền, đẹp em cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ chúng.

- Lắng nghe, ghi nhớ

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà chia sẻ với người thân về các công việc sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

- Lắng nghe

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT LỚP

CÙNG VẼ TRANH

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- HS thể hiện thái độ và tình cảm của bản thân đối với gia đình thông qua các bức tranh hưởng ứng cuộc thi vẽ tranh của nhà trường.

II. CHUẨN BỊ:

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định: Hát

2. Các bước sinh hoạt:

2.1. Nhận xét trong tuần 27

- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

2.2.Phương hướng tuần 28

- Thực hiện dạy tuần 28, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

2.3. Cùng vẽ tranh

- GV nêu ý nghĩa của hội thi vẽ tranh theo chủ đề “Gia đình của em”.

- Giới thiệu cho HS quan sát một số tranh vẽ về chủ đề này hoặc đưa ra những gợi ý hướng dẫn các ý tưởng để HS lựa chọn nội dung thể hiện qua tranh vẽ thông qua các câu hỏi dẫn dắt:

+ Em có yêu quý gia đình mình không? Vì sao?

+ Hằng ngày, em và gia đình thường tham gia những hoạt động nào cùng nhau?.

+ Em mong ước điều gì cho gia đình của mình?

+ Em sẽ làm gì để bày tỏ tình cảm với gia đình của mình?

- Cho HS vẽ tranh theo nội dung đã chọn.

 

- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.

+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

+ HS nói về tình cảm của mình.

+ HS chia sẻ các hoạt động cùng tham gia.

+ Chia sẻ những mong ước của mình.

+ HS chia sẻ.

- HS vẽ tranh theo nội dung đã chọn để tham gia hội thi vẽ tranh của trường.

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

GIỚI THIỆU BỨC TRANH CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- HS cảm nhận và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về hạnh phúc thông qua các tranh vẽ theo chủ đề “Gia đình của em”.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

* Gợi ý cách tiến hành

- Nhà trưởng tổng kết số lượng bài thi vẽ tranh của các lớp, ý tưởng và mong

muốn của HS về gia đình. Tuyên dương, khen ngợi những tập thể lớp và cá nhân đã có những bài vẽ ấn tượng.

- Tổ chức cho một số cá nhân có bức vẽ hay, độc đáo, ý nghĩa trong cuộc thi lên thuyết trình, giới thiệu trước HS toàn trường về bức vẽ của mình.

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

AN TOÀN KHI Ở NHÀ

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động:

- Nhận biết được một số tình huống có thể dẫn đến nguy hiểm cho bản thân khi ở nhà. - Phân biệt được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà. - Thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ bản thân trong một số tình huống cụ thể khi ở nhà.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh ảnh minh hoạ.

- Thẻ mặt cười, mặt mếu

- Băng dán cá nhân, băng gạc để thực hành băng vết thương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định:

- Hát

- Giới thiệu bài

Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu việc giữ an toàn cho bản thân và gia đình khi ở nhà.

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

*Mục tiêu:

- Nhận biết được một số tình huống có thể dẫn đến nguy hiểm cho bản thân khi ở nhà.

- Phân biệt được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà.

- Thực hiện được một số hành vi tự bảo vệ bản thân trong một số tình huống cụ thể khi ở nhà.

Hoạt động 1. Quan sát tranh và liên hệ với những tình huống có thể gây nguy hiểm khi ở nhà.

* Mục tiêu:

- HS nhận biết được một số tình huống có thể dẫn đến nguy hiểm cho bản thân khi ở nhà, bước đầu phân biệt được những việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi ở nhà.

* Cách tiến hành:

Bước 1. Làm việc cá nhân:

- Cho HS quan sát hành động của các bạn trong các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 trong SGK, suy nghĩ để chọn mặt cười vào những hành động em thấy an toàn và mặt mếu vào những hành động em thấy không an toàn.

Bước 2. Làm việc cặp đôi:

- Cho trao đổi, so sánh bài của mình với bạn và trao đổi với nhau về những hình ảnh đã chọn mặt mếu.

Bước 3. Làm việc chung cả lớp:

- YC cả lớp giơ thẻ mặt cười, mặt mếu theo hiệu lệnh.

- Nhận xét và rút ra kết luận.

- HS làm việc cá nhân.

- HS quay sang tạo thành cặp đôi, trao đổi từng cặp, so sánh bài của mình với bạn và trao đổi với nhau về những hình ảnh đã chọn mặt mếu theo các câu hỏi:

+ Tại sao bạn lại chọn mặt mếu?

+ Điều gì có thể xảy ra với bạn nhỏ trong tranh đó?

+ Nếu là bạn, bạn có làm theo bạn nhỏ trong hình đó hay không?

- HS cả lớp giơ thẻ mặt cười, mặt mếu theo từng tranh dưới hiệu lệnh của GV.

*GV kết luận.

- Khi ở nhà, các em cần tránh: leo trèo cầu thang vì có thể gây ngã; không bật bếp để đun nấu vì có thể bị bỏng; không tự ý sờ cắm vào ổ điện vì có thể bị điện giật; không nghịch dao, kéo và những vật sắc nhọn vì có thể bị đứt tay, bị thương.

- Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2. Đóng vai

*Mục tiêu:

- Bước đầu biết cách ứng xử với người lạ khi ở nhà một mình, có khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác khi thấy nguy hiểm.

* Cách tiến hành :

Bước 1. Làm việc cặp đôi:

- GV yêu cầu HS đóng vai tình huống.

Bước 2. Làm việc chung cả lớp:

- Mời HS lên đóng vai.

- GV cùng HS nhận xét.

- GV đặt thêm các câu hỏi để khai thác thêm cách ứng xử của các nhóm:

+ Theo em, chú đó có thể là kẻ xấu không?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu cho chú ấy vào nhà?

- GV nhận xét và giới thiệu các số điện thoại khẩn cấp cho HS: số 113, 114, 115.

- HS tạo thành các cặp đôi để quan sát tranh và thảo luận nêu ra cách xử lí tình huống. Tình huống: Mẹ đi chợ chưa về, chỉ có một mình Hoa ở nhà. Đang ngồi xem ti vi, Hoa nghe thấy tiếng chuông cửa. Nhìn qua khe cửa, Hoa thấy có một chú mặc áo đồng phục bưu điện đang đứng ngoài cửa. Bạn hỏi: “Ai đấy ạ?”, chú lạ mặt đáp: “Chú ở bên công ty điện thoại, chú đến để kiểm tra điện thoại, cháu mở cửa cho chú nhé”. Nếu em là Hoa trong tình huống đó, em sẽ làm gì?

- Các cặp đôi đóng vai trong nhóm.

- 2 đến 4 cặp đôi lên trước lớp đóng vai.

- HS trả lời theo nhận thức của mình.

- Lắng nghe và ghi nhớ.

* Kết luận

- Khi ở nhà một mình, em tuyệt đối không cho người lạ nào vào nhà dù bất cứ lí do nào. Chúng ta có thể từ chối họ, nếu không được hãy nhanh chóng gọi điện cho bố mẹ, người thân hoặc hét lên thật to để mọi người xung quanh nghe thấy. Còn khi phát hiện có cháy, em nên hét to lên để mọi người đến giúp đỡ hoặc nhanh chóng gọi cho các chú cứu hoả số 114 nhé.

- Lắng nghe và ghi nhớ.

Hoạt động 3: Thực hành băng bó vết thương

* Mục tiêu:

HS bước đầu biết cách băng vết thương khi bị đứt tay, bị xước da chảy máu để tự bảo vệ bản thân.

* Cách tiến hành

- GV dẫn dắt và gọi 2 HS lên bảng để thực hành băng vết thương ở đầu gối và ngón tay cho HS quan sát.

- Cho HS thực hành băng vết thương.

- Gọi 2 đến 3 cặp HS lên bảng thực hành trước lớp.

- GV nhận xét và kết luận.

- HS quan sát giáo viên

- Từng cặp HS thực hành băng vết thương cho nhau ở ngón tay và cánh tay hoặc đầu gối.

- HS quan sát.

* Kết luận :

Khi ở nhà một mình mà chẳng may chúng ta bị thương nhẹ như: đứt tay, trầy xước thì các con có thể lấy bằng gạc để tự băng vết thương của mình.

- Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà chia sẻ với người thân về việc giữ an toàn cho bản thân và gia đình khi ở nhà.

- Lắng nghe

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT LỚP

CHIA SẺ NHỮNG VIỆC EM ĐÃ LÀM ĐỂ GIÚP ĐỠ GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- HS bày tỏ tình cảm về gia đình của mình qua tranh đã vẽ.

- HS quan sát và chia sẻ trước lớp về những việc bản thân đã làm được trong chủ đề.

II. CHUẨN BỊ:

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định: Hát

2. Các bước sinh hoạt:

2.1. Nhận xét trong tuần 28

- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

2.2.Phương hướng tuần 29

- Thực hiện dạy tuần 29, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

2.3. Chia sẻ những việc em đã làm để giúp đỡ gia đình.

- Tổ chức triển lãm tranh vẽ “Gia đình của em” tại lớp học:

+ GV tổ chức cho HS treo tranh vẽ của mình vào các vị trí xung quanh lớp học.

+ GV tổ chức cho HS bày tỏ cảm xúc của mình thông qua triển lãm tranh vẽ theo chủ đề Gia đình của em thông qua các câu hỏi: Em thích bức vẽ nào nhất? Tại sao?

- Tổ chức cho HS tự đánh giá những điều đã làm được trong chủ đề: Em thích hoạt động nào nhất trong chủ đề này? Tại sao? Sau chủ đề này, em đã làm được điều gì?

 

- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.

+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

+ HS treo tranh theo vị trí được phân công.

+ HS đi quanh lớp để quan sát tranh vẽ của các bạn HS khác trong lớp.

+ HS chia sẻ cảm xúc của mình về chủ đề Gia đình.

- HS tự đánh giá bản thân thông qua phiếu.

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO “NHÂN ÁI, SẺ CHIA”

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Biết được nội dung phong trào “Nhân ái, sẻ chia”.

- Có ý thức tích cực, sẵn sàng tham gia các hoạt động liên quan.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

* Gợi ý cách tiến hành

- Nhà trường/GV Tổng phụ trách Đội phát động phong trào “Nhân ái, sẻ chia cho HS với các nội dung chính sau:

- Chủ đề của phong trào: Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, chia sẻ với các bạn vùng khó khăn.

- Mục đích của phong trào là động viên HS tình nguyện, nhiệt tình, kịp thời đóng góp, giúp đỡ các bạn vùng khó khăn.

- Nhà trường phổ biến nội dung, hình thức và kế hoạch triển khai thực hiện phong trào.

- Hướng dẫn các lớp triển khai, động viên HS tham gia phong trào “Nhân ái, sẻ chia” và chuẩn bị cho kế hoạch thực hiện..)

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

NHỮNG NGƯỜI BẠN CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Hiểu hơn về sở thích, khả năng của bạn mình và làm cho mối quan hệ bạn bè thân tình, gắn bó hơn.

- Biết cùng nhau tham gia các hoạt động tập thể, biết kể về những người bạn của mình.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế nhựa, bảng con, phấn.

– Bài hát Mời bạn vui múa ca - Sáng tác: Phạm Tuyên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định:

- Hát

- Giới thiệu bài

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về những người bạn của em.

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

*Mục tiêu:

- Hiểu hơn về sở thích, khả năng của bạn mình và làm cho mối quan hệ bạn bè thân tình, gắn bó hơn.

- Biết cùng nhau tham gia các hoạt động tập thể, biết kể về những người bạn của mình.

Hoạt động 1. Trò chơi “Hiểu ý bạn”

* Mục tiêu:

- Giúp HS có cảm xúc thích thú và phấn khởi khi tham gia trò chơi cùng các bạn trong lớp. Qua đó các em cũng hiểu hơn về bạn của mình.

* Cách tiến hành:

GV phổ biến cách chơi và luật chơi như sau: - Trên bục giảng, 2 HS ngồi trên ghế nhựa, lưng quay vào nhau trong tư thế cúi đầu chuẩn bị viết. Mỗi em cầm trên tay tấm bảng con và viên phấn chuẩn bị tham gia trò chơi.

- Khi GV ra hiệu lệnh bằng việc nêu câu hỏi, chẳng hạn như:

+ Đố em biết bạn mình có thích chơi bóng đá không?

+ Hoặc bạn có thích hát không nhỉ? hoặc em sẽ tặng bạn một đồ vật gì mà em cho là bạn rất thích?

Lập tức, cả 2 HS sẽ viết nhanh câu trả lời vào bảng con của mình. Sau đó quay lưng lại và cho bạn xem. Nếu bạn cười tức là câu trả lời đúng. Nếu bạn lắc đầu thì câu đó là chưa đúng. Khi đó em có thể hỏi về sở thích của bạn là gì. Hãy nói cho cả lớp biết.

- GV cho HS chơi trong vòng 15 phút.

- Lắng nghe

- 2 HS lên thực hiện mẫu.

- HS chơi trò chơi.

*GV kết luận.

- HS phấn khởi và thích thú với hoạt động chơi trò chơi “Hiểu ý bạn” và hiểu hơn về sở thích của nhau.

- Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2. Kể về những người bạn của em.

* Mục tiêu:

- Giúp HS cởi mở, thân thiện khi nói về bạn của mình một cách tự nhiên.

* Cách tiến hành :

- GV tổ chức hoạt động này ở ngoài sân tập. - GV chia HS thành nhiều nhóm HS. Mỗi nhóm có từ 5 đến 6 em.

- GV YC HS trong nhóm kể cho nhau nghe về những người bạn của mình.

- Kết thúc hoạt động, cho HS cả lớp cùng hát bài Mời bạn vui múa ca - Sáng tác: Phạm Tuyên.

- HS tập hợp

- HS chia nhóm theo hướng dẫn của GV.

- HS trong nhóm thực hiện kể cho nhau nghe về những người bạn của mình. Bạn tên là gì, bạn có hát hay không, bạn có thích chơi trò chơi gì không, bạn múa có đẹp không.

- HS hát

* Kết luận:

- HS học được cách thể hiện thái độ, tình cảm của mình với các bạn khi tham gia các hoạt động cùng nhau.

- Lắng nghe, ghi nhớ

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà chia sẻ với người thân về những người bạn của mình.

- Lắng nghe

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT LỚP

TÌM HIỂU KHÓ KHĂN CỦA BẠN

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động:

- Biết được khó khăn của các bạn vùng sâu, vùng xa.

- Tích cực tham gia các hoạt động nhân ái, sẻ chia.

II. CHUẨN BỊ:

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định: Hát

2. Các bước sinh hoạt:

2.1. Nhận xét trong tuần 29

- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

2.2.Phương hướng tuần 30

- Thực hiện dạy tuần 30, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

2.3. Tìm hiểu khó khăn của bạn.

- GV cung cấp cho HS một số thông tin (xem tranh, ảnh, các video clip) về những khó khăn, gian khổ của nhân dân và HS các vùng bị bão lụt, lũ quét.

- Nêu ý nghĩa, mục đích của phong trào “Nhân ái, sẻ chia” (hoạt động thiện nguyện.

- Cho HS hoạt động nhóm chia sẻ nội dung:

+ Làm thế nào để giúp đỡ các bạn vùng khó khăn?

+ Các hoạt động sẽ tham gia để thực hiện phong trào “Nhân ái, sẻ chia”.

- GV thành lập tiểu ban quyên góp quà tặng giúp đỡ, ủng hộ các bạn HS vùng khó khăn, vùng bị thiên tai, bão lũ của lớp.

- Hướng dẫn HS chuẩn bị một số quà tặng giúp đỡ, ủng hộ các bạn HS vùng khó khăn, vùng bị thiên tai, bão lũ.

 

- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.

+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- HS xem video

- HS lắng nghe

- HS làm việc theo nhóm thảo luận cách giúp đỡ các bạn vùng khó khăn.

- HS trong tiểu ban đứng lên quyên góp quà tặng giúp đỡ, ủng hộ các bạn HS vùng khó khăn, vùng bị thiên tai, bão lũ của lớp.

- Theo dõi, thực hiện.

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

MÓN QUÀ SẺ CHIA

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Vui vẻ, tự hào khi được tham gia đóng góp trong Ngày hội sẻ chia.

- Sẵn sàng, tích cực tham gia các hoạt động liên quan.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

* Gợi ý cách tiến hành:

- GV Tổng phụ trách Đội/Liên đội trưởng hướng dẫn các lớp/khối báo cáo kết quả quyên góp và mang các sản phẩm lên khu vực dành cho mỗi khối lớp.

- Đánh giá và khen ngợi chung các khối/lớp đã tích cực tham gia trong phong trào “Nhân ái, sẻ chia”.)

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

GIÚP BẠN KHI GẶP KHÓ KHĂN

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Hiểu được những hoàn cảnh khó khăn, vất vả của các bạn còn thiếu thốn hoặc

sống ở những nơi gặp thiên tai.

- Biết thể hiện tình cảm của mình khi tham gia hoạt động chia sẻ với các bạn gặp khó khăn.

II. CHUẨN BỊ:

- Một số đồ vật để tham gia hoạt động như: vở viết, đồ chơi, hộp bút nhựa.

- Một vài dụng cụ để làm hộp bút xinh tặng bạn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định:

- Hát

- Giới thiệu bài

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

*Mục tiêu:

- Hiểu được những hoàn cảnh khó khăn, vất vả của các bạn còn thiếu thốn hoặc

sống ở những nơi gặp thiên tai.

- Biết thể hiện tình cảm của mình khi tham gia hoạt động chia sẻ với các bạn gặp khó khăn.

Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.

* Mục tiêu:

-Giúp HS nhận biết được những khó khăn, vất vả của những người bạn đang sống trong những hoàn cảnh thiếu thốn hoặc gặp phải thiên tai.

* Cách tiến hành:

- Cho HS quan sát hình ảnh trong SGK và thảo luận về những gì thấy trong tranh từ 3 đến 5 phút.

- GV đưa thêm tranh ảnh, video về các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn.

- GV mời một vài HS nêu hiểu biết của mình về những khó khăn, thiếu thốn mà các bạn trong ảnh đang gặp phải.

- GV đặt câu hỏi: Em nhận thấy những điều gì ở các bạn HS trong ảnh? Vì sao bạn lại như vậy?

- Từng cặp HS quan sát hình ảnh trong SGK và thảo luận.

- HS xem tranh ảnh, video.

- HS quan sát và trình bày những gì quan sát và mình biết được về những khó khăn, thiếu thốn mà các bạn trong ảnh, video đang gặp phải.

- HS thay nhau trả lời các câu hỏi của GV.

*GV kết luận.

- Trong thực tế cuộc sống, vẫn có những bạn HS như chúng ta đang còn gặp nhiều khó khăn do hoàn cảnh đưa đến.

- Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2. Chia sẻ và liên hệ

* Mục tiêu:

- HS hiểu được trách nhiệm của mình là phải giúp đỡ các bạn HS khác còn đang gặp khó khăn.

* Cách tiến hành :

- GV cho HS chia thành nhóm 6.

- GV yêu cầu HS thảo luận về những việc làm giúp đỡ các bạn gặp khó khăn.

- GV mời một vài nhóm nêu ý kiến của nhóm mình.

- HS chia nhóm theo yêu cầu của giáo viên.

- HS cùng nhau thảo luận những việc làm thiết thực mà các em có thể làm để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn.

- HS trình bày những cảm nhận của cá nhân các em với bạn trong nhóm.

- Đại diện các nhóm lần lượt lên chia sẻ trước lớp.

- HS nhận xét nhóm bạn

* Kết luận:

- Việc làm của các em tuy nhỏ nhưng lại mang nhiều ý nghĩa thiết thực, thể hiện tình yêu thương, sẻ chia với các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

- Lắng nghe, ghi nhớ

Hoạt động 3. Làm hộp bút xinh tặng bạn

* Mục tiêu:

- Rèn luyện cho HS tính tiết kiệm, tính sáng tạo trong việc làm ra những sản phẩm phục vụ cho học tập và sinh hoạt hằng ngày, giúp đỡ các bạn gặp khó khăn.

* Cách tiến hành :

- GV yêu cầu từng nhóm HS cùng nhau làm ra một sản phẩm cụ thể từ những vật dụng hay phế liệu do các em mang từ nhà đến lớp.

- GV cho các nhóm mang sản phẩm lên trưng bày.

- GV cùng học sinh bình chọn sản phẩm đẹp nhất.

- Đại diện các nhóm lần lượt lên chia sẻ cảm nhận của nhóm mình trước lớp.

- Làm việc theo nhóm.

- HS trình bày sản phẩm của tổ mình.

Cả lớp cùng nhau đánh giá và tìm ra những sản phẩm đẹp nhất để làm quà tượng trưng tặng các bạn gặp khó khăn.

- HS trình bày những cảm nhận của cá nhân các em với bạn trong nhóm.

* Kết luận:

- Sản phẩm do chính tay chúng ta làm ra để giúp bạn khi gặp hoàn cảnh khó khăn là có ý nghĩa nhất.

- Lắng nghe, ghi nhớ

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà chia sẻ với người thân về

- Lắng nghe

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT LỚP

VIẾT LỜI YÊU THƯƠNG

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Biết thể hiện sự yêu thương với các bạn vùng khó khăn.

- Mong muốn được tham gia các hoạt động liên quan.

II. CHUẨN BỊ:

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định: Hát

2. Các bước sinh hoạt:

2.1. Nhận xét trong tuần 30

- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

2.2.Phương hướng tuần 31

- Thực hiện dạy tuần 31, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

2.3. Viết lời yêu thương

- GV hướng dẫn HS trao đổi, chia sẻ nội dung viết lời yêu thương cho các bạn vùng khó khăn:

+ Mỗi em hãy viết một lời yêu thương cho các bạn vùng khó khăn.

+ Trao đổi, chia sẻ theo nhóm nhỏ về sản phẩm của mình.

- Đại diện nhóm chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình.

- GV khen các em đã viết được lời yêu thương cho các bạn vùng khó khăn.

- Hướng dẫn HS chuyển lời yêu thương cùng với các món quà sẻ chia cho các

bạn vùng khó khăn.

 

- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.

+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Theo dõi làm theo hướng dẫn.

+ HS viết cá nhân

+ Trao đổi trong nhóm 4

- Lần lượt các nhóm lên chia sẻ.

- Lắng nghe

- Lắng nghe

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

TỔNG KẾT PHONG TRÀO “NHÂN ÁI, SẺ CHIA”

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

– Vui vẻ, tự hào khi được đóng góp, tham gia phong trào “Nhân ái, sẻ chia”.

– Sẵn sàng, tích cực tham gia các hoạt động liên quan.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

* Gợi ý cách tiến hành

- Nhà trường đánh giá, tổng kết phong trào “Nhân ái, sẻ chia”, các bài học kinh nghiệm đã rút ra được từ phong trào. Biểu dương khen ngợi các lớp, khối lớp đã có thành tích trong phong trào “Nhân ái, sẻ chia”.

- GV Tổng phụ trách Đội/Liên đội trưởng công bố số lượng các loại sản phẩm

mỗi khối/lớp đã quyên góp được.

- Hướng dẫn các lớp đóng gói sản phẩm chuẩn bị chuyển đến tận tay các bạn vùng khó khăn.)

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

HÀNG XÓM CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Biết cách ứng xử khi gặp hàng xóm ở nơi công cộng.

- Có thái độ lễ phép khi gặp người lớn.

II. CHUẨN BỊ:

- Phiếu hoạt động.

- Một vài tình huống chào hỏi khi gặp hàng xóm ở đường, ở nhà.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định:

- Hát

- Giới thiệu bài

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách ứng xử khi gặp gỡ hàng xóm của mình.

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

*Mục tiêu:

- Biết cách ứng xử khi gặp hàng xóm ở nơi công cộng.

- Có thái độ lễ phép khi gặp người lớn.

Hoạt động 1. Liên hệ và chia sẻ về hàng xóm của em

* Mục tiêu:

- Giúp HS biết tự mình nói về những người hàng xóm bằng hiểu biết, bằng những kỉ niệm cụ thể.

* Cách tiến hành:

- GV cho HS cùng nhau chia sẻ về những người hàng xóm mà mình biết về tên, về tuổi, về tính tình.

- GV cho HS lên chia sẻ trước lớp.

HS cùng nhau chia sẻ về những người hàng xóm mà mình biết về tên, về tuổi, về tính tình khi tiếp xúc. Các em kể những câu chuyện về người hàng xóm của mình cho các bạn cùng biết.

*GV kết luận.

- HS biết thể hiện sự hiểu biết của mình về những người hàng xóm.

- Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2. Đóng vai

* Mục tiêu:

- HS biết thể hiện cách ứng xử đúng mực trong những tình huống trong đời sống hằng ngày.

* Cách tiến hành : Hoạt động này diễn ra dưới hình thức thi đóng vai.

- GV chia lớp thành các tổ

- GV phân công cho mỗi tổ HS quan sát 1 bức tranh trong SGK.

- GV đề nghị các em làm theo hành động của bạn nhỏ trong tranh. Tổ nào xung phong lên đóng vai trước là tổ đó thắng cuộc. Tổ thắng cuộc có quyền mời một tố khác lên thực hiện đóng vai như nhiệm vụ được giao.

- HS chia lớp thành 4 tổ

- Các tổ quan sát tranh được phân công.

- Các thành viên của tổ giải quyết tình huống, phân vai chọn lời thoại, xung phong lên đóng vai.

Tình huống 1: Em cùng các bạn đang đi học về. Em thấy bạn Nam hàng xóm của em đang đi xe lăn. Em chợt nghĩ: “Mình làm gì để giúp bạn nhỉ?”. Em trao đổi với bạn và thống nhất sẽ làm gì.

Tình huống 2: Em đang đi chơi thì gặp một em bé ở gần nhà mình bị trượt chân ngã. Em sẽ làm gì?

- Cuộc thi kết thúc, GV tuyên dương tổ thực hiện đóng vai đúng nhất.

- HS theo dõi

* Kết luận:

- HS học được cách ứng xử phù hợp khi gặp mặt những người hàng xóm ở nơi công cộng.

- Lắng nghe, ghi nhớ

Hoạt động 3. Thực hành chào hỏi

*Mục tiêu:

- Giúp HS biết được cách chào hỏi như thế nào là đúng khi gặp mặt.

* Cách tiến hành :

- GV mời một vài HS thể hiện cách chào hỏi với cụ già, với cô chú, với anh chị.

- GV nhận xét.

- GV phát phiếu hoạt động cho HS thực hiện: Hãy nối câu chào của em đúng với người mà em đã chào hỏi khi gặp mặt?

- Vài HS lên bảng thể hiện cách chào hỏi của mình.

- Lắng nghe.

- HS nhận phiếu và thực hiện nối theo yêu cầu.

Ông, bà

Cháu chào chú ạ

Anh, chị lớp lớn

Em chào anh, em chào chị ạ

Chú hàng xóm

Cháu chào ông, cháu chào bà ạ

Cô - bạn của mẹ

Cháu chào cô ạ

- GV cho HS lên bảng chữa

- GV cùng HS nhận xét bài chữa.

- HS lên bảng chữa

- HS nhận xét bài chữa

* Kết luận:

- Mỗi tình huống gặp mặt có những cách chào hỏi khác nhau. Em hãy tập luyện hằng ngày để thích ứng với bất kì tình huống nào khi gặp mặt.

- Lắng nghe, ghi nhớ

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà chia sẻ với người thân về cách chào hỏi những người hàng xóm mỗi khi gặp mặt.

- Lắng nghe

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT LỚP

KHÚC HÁT YÊU THƯƠNG

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- HS trình bày được các bài hát thể hiện tình cảm yêu thương của bản thân với mọi người.

II. CHUẨN BỊ:

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định: Hát

2. Các bước sinh hoạt:

2.1. Nhận xét trong tuần 31

- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

2.2.Phương hướng tuần 31

- Thực hiện dạy tuần 31, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

2.3. Khúc hát yêu thương

- Căn cứ vào danh mục các bài hát lớp 1 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành và các bài hát dành cho thiếu nhi, GV lựa chọn các bài hát có liên quan tới lòng yêu thương, hướng dẫn HS tập và trình bày các bài hát này (Ví dụ: Cả nhà thương nhau - Phan Văn Minh, Ba ngọn nến lung linh – Ngọc Lễ, Chim vành khuyên – Hoàng Vân).

 

- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.

+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- HS tập và trình bày bài hát theo gợi ý của học sinh.

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

HÁT MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM 30 - 4

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Bước đầu biết được ý nghĩa ngày Giải phóng miền Nam 30 – 4 – 1975.

- Tự hào được hát về ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

* Gợi ý cách tiến hành

- Hiệu trưởng nhà trường nêu khái quát về ý nghĩa ngày Giải phóng miền Nam 30 - 4 Nhắc nhở HS tích cực học tập rèn luyện xứng đáng với công lao của thế hệ cha ông.

- GV Tổng phụ trách Đội/Liên đội trưởng điều khiển chương trình biểu diễn.

- Các nhóm văn nghệ của các lớp biểu diễn các tiết mục văn nghệ theo nội dung “Chào mừng ngày Giải phóng miền Nam 30 – 4 – 1975”.

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

CÙNG HỢP TÁC

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động:

- Biết cùng nhau hợp tác trong các hoạt động hằng ngày ở trường, ở nơi công cộng

- Biết thể hiện thái độ nhiệt tình, say mê trong hoạt động cùng nhau.

II. CHUẨN BỊ:

- Một vài phương tiện cho hoạt động như: quả bóng, rổ đựng bóng.

- Trang phục gọn gàng khi tham gia trò chơi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định:

- Hát

- Giới thiệu bài

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về ngày giải phóng miền nam 30-4-1975

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

*Mục tiêu:

- Bước đầu biết được ý nghĩa ngày Giải phóng miền Nam 30 – 4 – 1975.

- Tự hào được hát về ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hoạt động 1. Quan sát và liên hệ

* Mục tiêu:

- Giúp HS biết rằng trong những việc làm cụ thể hằng ngày luôn cần có sự hợp tác cùng nhau.

* Cách tiến hành:

- YC HS xem tranh trong SGK và nói về những việc làm cụ thể của các bạn trong tranh.

- YC HS liên hệ bản thân về những việc làm thể hiện sự hợp tác với mọi người trong cuộc sống hằng ngày.

- GV cho HS lên trình bày kết quả làm việc.

- HS xem tranh trong SGK. Các em nói về những việc làm cụ thể của các bạn trong tranh:

+ Bạn thì bỏ rác vào thùng đựng rác, bạn tưới cây

+ Bạn nhổ cỏ cho vườn cây

+ Tất cả đang cùng nhau chăm sóc vườn cây xanh.

- HS tự liên hệ bản thân về những việc làm cụ thể của bản thân mình thể hiện sự hợp tác với mọi người trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình, ở trường hay nơi công cộng.

- HS lần lượt lên bảng chia sẻ.

*GV kết luận.

- HS hiểu được rằng chúng ra sẽ cùng nhau thực hiện rất nhiều hoạt động hợp tác cụ thể trong đời sống hằng ngày.

- Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2. Chia sẻ

*Mục tiêu:

- Tập cho HS biết cách trao đổi cùng nhau về những việc làm thể hiện sự hợp tác trong cuộc sống hằng ngày.

* Cách tiến hành :

- GV tổ chức cho HS chia sẻ cặp đôi về những việc đã làm cùng nhau ở lớp.

- GV cho HS lên chia sẻ trước lớp.

- GV và HS nhận xét

- HS chia sẻ với bạn trong nhóm. HS trao đổi về công việc cụ thể đã làm như:

+ Cùng tưới cây, cùng dọn vệ sinh và bỏ rác vào thùng rác (cùng trực nhật). + Cùng nhau tập văn nghệ, làm vòng làm hộp bút.

- Đại diện từng cặp lần lượt lên chia sẻ trước lớp.

- HS nhận xét nhóm bạn

* Kết luận

- HS học được cách hợp tác cùng các bạn khi làm việc tập thể sẽ mang lại nhiều điều lí thú và bổ ích.

- Theo dõi

Hoạt động 3: Trò chơi “Đưa bóng vào rổ”

* Mục tiêu:

- Giúp HS biết hợp tác cùng nhau khi tham gia trò chơi.

* Cách tiến hành

- GV hướng dẫn cách chơi : Toàn lớp xếp thành hai hàng. Phía trước là chiếc rổ rỗng để đựng các quả bóng khi HS đưa bóng vào rổ. Khi có hiệu lệnh từ phía GV, 2 HS đại diện 2 hàng nhanh chóng chạy lên đưa bóng vào rổ bằng cách để quả bóng vào giữa trán của 2 bạn, di chuyển sao cho quả bóng không bị rơi. Khi đến rổ, 2 bạn cần khéo léo để cùng thả được quả bóng vào rổ.

- GV tổ chức cho học sinh chơi.

- HS lắng nghe để chủ động tham gia trò chơi.

- HS chia thành 2 hàng

- HS chơi khi có hiệu lệnh

* Kết luận :

- Nếu chúng ta biết hợp tác cùng nhau khi chơi trò chơi hay làm bất kì việc nào thì sẽ đạt được kết quả.

- Lắng nghe.

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà chia sẻ với người thân về những việc làm luôn cần có sự hợp tác cùng nhau.

- Lắng nghe

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT LỚP

EM HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ CHỦ ĐỀ “CHIA SẺ VÀ HỢP TÁC”?

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Biết chia sẻ những điều học được và lợi ích khi hợp tác, làm việc cùng nhau.

-Tích cực khi làm việc cùng các bạn khác.

II. CHUẨN BỊ:

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định: Hát

2. Các bước sinh hoạt:

2.1. Nhận xét trong tuần 32

- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

2.2.Phương hướng tuần 33

- Thực hiện dạy tuần 33, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

2.3. Em học được gì từ chủ đề “chia sẻ và hợp tác”

- GV cho HS trao đổi theo nhóm nhỏ, với nội dung:

+ Em học được gì khi làm việc cùng với các bạn?

+ Em có cảm xúc thế nào khi giúp đỡ được các bạn gặp khó khăn?

- Mời các đại diện nhóm lên chia sẻ trước lớp.

- GV khen ngợi HS đã có được cảm xúc tích cực và các sản phẩm đẹp thông qua các hoạt động theo chủ đề.

+ Hướng dẫn HS chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo.

 

- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.

+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- HS làm việc nhóm 4

- Đại diện nhóm lên chia sẻ trước lớp kết quả của nhóm mình.

- Lắng nghe.

*************************************

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

MỪNG NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Định hướng các hoạt động kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ mà HS ở một khối lớp sẽ tham gia phù hợp với lứa tuổi.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

* Gợi ý cách tiến hành

- Đại diện nhà trường phổ biến nội dung hoạt động của tháng hướng về kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu và chuẩn bị tổng kết năm học. Định hướng nội dung hoạt động của từng khối lớp.

- Các lớp đăng kí thực hiện nội dung hoạt động của tháng.

- Ca hát về Bác Hồ.)

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

BÁC HỒ KÍNH YÊU

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Hiểu được tình cảm của Bác Hồ với các cháu thiếu nhi.

- Thể hiện được thái độ yêu quý Bác Hồ.

II. CHUẨN BỊ:

- Chương trình hát về Bác Hồ kính yêu.

- Câu chuyện Quả táo Bác Hồ.

- Một vài phần thưởng nhỏ như: quyển vở, hộp bút, tranh ảnh về Bác Hồ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định:

- Hát

- Giới thiệu bài

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu của chúng ta.

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

*Mục tiêu:

- Định hướng các hoạt động kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ mà HS ở một khối lớp sẽ tham gia phù hợp với lứa tuổi.

Hoạt động 1. Hát về Bác Hồ

* Mục tiêu:

- Tạo cơ hội để HS tập luyện các bài hát về Bác Hồ kính yêu.

* Cách tiến hành:

- GV bắt nhịp cho toàn lớp hát bài Em mơ gặp Bác Hồ (Sáng tác: Xuân Giao).

- Cho HS lần lượt hát các bài hát về Bác Hồ được HS trình bày theo một chương trình đã chuẩn bị.

- Cả lớp hát theo nhạc

- HS lần lượt lên trình bày các tiết mục văn nghệ.

*GV kết luận.

- Chúng ta sẽ luôn ghi nhớ công ơn lớn lao của Bác Hồ đối với dân tộc, với đất nước.

- Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2. Kể chuyện về Bác Hồ

* Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS khi tham gia hoạt động Kể chuyện về Bác Hồ.

* Cách tiến hành :

- GV kể câu chuyện Quả táo Bác Hồ một vài lần.

- GV yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị rồi cử đại diện lên kể chuyện theo câu chuyện Quả táo Bác Hồ theo thời gian quy định. Kể chuyện phải kết hợp động tác, cử chỉ, lời kể hấp dẫn, rõ ràng để lôi cuốn các bạn trong lớp cùng lắng nghe.

- GV mời đại diện từng tổ lên kể chuyện.

- GV yêu cầu toàn lớp nhận xét, lựa chọn tổ kể chuyện hay và hấp dẫn nhất và phát thưởng cho tổ đó.

- GV mời một vài HS phát biểu cảm tưởng sau khi nghe các câu chuyện về Bác Hồ.

- HS lắng nghe.

- HS nghe yêu cầu của GV và chuẩn bị tiết mục kể chuyện kết hợp với các động tác, cử chỉ biểu cảm hỗ trợ.

- Đại diện từng tổ lên kể chuyện.

- Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất.

- 2-3 HS phát biểu cảm tưởng

* Kết luận:

- Bác Hồ luôn yêu quý và quan tâm tới HS mặc dù bận trăm công nghìn việc. Mỗi HS chúng ta hãy cố gắng chăm ngoan học giỏi để xứng đáng là Cháu ngoan Bác Hồ.

- Lắng nghe, ghi nhớ

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà chia sẻ với người thân về những câu chuyện kể về Bác Hồ kính yêu.

- Lắng nghe

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT LỚP

ĐỌC THƠ VỀ BÁC HỒ

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động:

- Giúp HS biết lựa chọn những bài thơ về Bác Hồ và thể hiện tình cảm của mình khi đọc thơ trước lớp

II. CHUẨN BỊ:

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định: Hát

2. Các bước sinh hoạt:

2.1. Nhận xét trong tuần 33

- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

2.2.Phương hướng tuần 34

- Thực hiện dạy tuần 34, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

2.3. Đọc thơ về Bác Hồ.

- GV yêu cầu từng HS giới thiệu các bài thơ viết về Bác Hồ kính yêu để các bạn cùng biết.

- Mời HS đọc tên bài thơ mà mình biết.

- GV tổng hợp số bài thơ mà HS đã giới thiệu.

- Một HS lên đọc bài thơ trong số các bài thơ mà mình yêu thích nhất.

- GV có thể hỏi HS về nội dung bài thơ để khuyến khích các em suy nghĩ, trình bày.

 

- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.

+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- HS giới thiệu các bài thơ viết về Bác Hồ kính yêu cho các bạn trong nhóm.

- Lần lượt từng HS đọc tên bài thơ mà mình biết.

- HS theo dõi

-Các em khác lắng nghe và chuẩn bị xung phong đọc thơ.

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

NGHE KỂ CHUYỆN VỀ BÁC HỒ

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Tạo cơ hội để HS được trực tiếp nghe những câu chuyện về Bác Hồ qua lời kể của người lớn.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

* Gợi ý cách tiến hành:

- Trên sân khấu, một bác đứng tuổi hoặc đại diện thấy cô kể chuyện cho HS toàn trường nghe một câu chuyện về Bác Hồ. Khi kể chuyện, người kể có thể dừng lại hỏi HS vài câu tuỳ theo nội dung của câu chuyện, chẳng hạn như: câu chuyện này nói về ai nhỉ? Bác Hồ của chúng ta rất yêu thương nhi đồng, vậy các em có yêu quý Bác Hồ không nào? Các em đã được vào Lăng viếng Bác Hồ chưa? HS có thể thanh trả lời, hoặc một vài em lên sân khấu nêu ý kiến của mình trước toàn trường..)

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

SAO NHI ĐỒNG CỦA EM

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Hiểu được hoạt động của Sao Nhi đồng là rất thiết thực cho bản thân mỗi người

HS lớp 1.

- Rèn luyện kĩ năng tham gia sinh hoạt Sao Nhi đồng.

- Hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động của Sao Nhi đồng.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh cờ Đội và huy hiệu Đội trong SGK. Nếu có cờ và huy hiệu Đội thì HS sẽ được nhìn thực tế hơn.

- Bảng lời hứa của nhi đồng.

- Một vài dụng cụ để tổ chức sinh hoạt Sao Nhi đồng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định:

- Hát

- Giới thiệu bài

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về Sao nhi đồng

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

*Mục tiêu:

- Hiểu được hoạt động của Sao Nhi đồng là rất thiết thực cho bản thân mỗi người

HS lớp 1.

- Rèn luyện kĩ năng tham gia sinh hoạt Sao Nhi đồng.

Hoạt động 1: Giới thiệu về cờ Đội và huy hiệu.

*Mục tiêu:

- Giúp HS nhận biết được cờ Đội và huy hiệu Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

* Cách tiến hành:

- GV treo hình ảnh cờ Đội và huy hiệu Đội.

- GV gọi một vài HS phát biểu những gì em thấy trong hình ảnh cờ Đội và huy hiệu Đội.

- GV giới thiệu, mô tả rõ hơn về cờ Đội, huy hiệu Đội và giải thích tại sao trên cờ và huy hiệu Đội lại dùng hình ảnh búp măng non, có chữ “SẴN SÀNG”. Ngoài ra, GV có thể giới thiệu thêm cho HS về khăn quàng đỏ và Đội ca.

+ Cờ Đội: nền đỏ, hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Ở giữa có hình huy hiệu Đội, đường kính huy hiệu bằng hai phần năm chiều rộng cờ. Cờ Đội tượng trưng cho truyền thống cách mạng, truyền thống Đội, tượng trưng cho lòng yêu Tổ quốc, niềm vinh dự và tự hào của Đội. Dưới cờ Đội hàng ngũ sẽ chỉnh tề hơn, thúc giục đội viên tiến lên. Mỗi chi đội và liên đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh đều có cờ Đội. Chiều rộng cờ bằng hai phần năm chiều dài cán cờ.

+ Huy hiệu Đội: hình tròn, ở trong có hình búp măng non trên nền cờ đỏ sao vàng, ở dưới có băng chữ “SẴN SÀNG”. Nền đỏ sao vàng là cờ Tổ quốc. Măng non tượng trưng cho lứa tuổi thiếu niên là thế hệ tương lai của dân tộc Việt Nam anh hùng. Băng chữ “SẴN SÀNG” là khẩu hiệu hành động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đeo huy hiệu Đội nhắc nhở đội viên học tập và rèn luyện để sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng vinh quang của Đảng, của Bác Hồ và của dân tộc.

+ Khăn quàng bằng vải màu đỏ (gọi là Khăn quàng đỏ): hình tam giác cân, có đường cao bằng một phần tư cạnh đáy. Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc, màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng. Đeo khăn quàng đỏ, đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội viên đeo khăn quàng đỏ khi đến trường, trong mọi sinh hoạt và hoạt động của Đội.

+ Đội ca: là bài hát Cùng nhau ta đi lên, do nhạc sĩ Phong Nhã sáng tác mang nội dung kêu gọi đội viên theo bước Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, kêu gọi yêu nước, yêu lao động, chăm học.

- GV mời một vài HS đọc Lời hứa nhi đồng:

Vâng lời Bác Hồ dạy

Em xin hứa sẵn sàng

Là con ngoan trò giỏi

Cháu Bác Hồ kính yêu.

- HS xem hình ảnh cờ Đội và huy hiệu Đội.

- HS mô tả các hình ảnh trong cờ Đội và huy hiệu Đội.

- HS theo dõi, lắng nghe.

*GV kết luận.

- HS biết rằng cờ Đội và huy hiệu Đội là biểu tượng của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2. Sinh hoạt Sao

*Mục tiêu:

- Giúp HS hào hứng khi tham gia các hoạt động trong buổi sinh Sao Nhi đồng

* Cách tiến hành :

- GV nhường quyền điều hành cho anh/chị phụ trách Sao tổ chức cho đội viên nhi đồng tham gia các hoạt động khác nhau, chẳng hạn như: tập bài hát mới, kể chuyện, chơi trò chơi, chọn lựa tên sao cho sao của mình.

- Hoạt động này thực hiện trong khoảng 15 đến 20 phút.

- HS tập bài hát mới, kể chuyện, chơi trò chơi, chọn lựa tên sao cho sao của mình.

* Kết luận:

- Sinh hoạt Sao Nhi đồng vừa là quyền lợi, vừa là dịp để HS được thể hiện khả năng của mình trước các bạn.

- Lắng nghe, ghi nhớ

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà chia sẻ với người thân về những hiểu biết của mình về Đội TNTPHCM, về Sao nhi đồng.

- Lắng nghe

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT LỚP

TRIỂN LÃM TRANH BÁC HỒ VỚI THIẾU NHI”

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Hiểu được tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, thể hiện thái độ kính yêu Bác Hồ bằng những việc làm cụ thể trong học tập và rèn luyện hằng ngày.

II. CHUẨN BỊ:

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định: Hát

2. Các bước sinh hoạt:

2.1. Nhận xét trong tuần 34

- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

2.2.Phương hướng tuần 35

- Thực hiện dạy tuần 35, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

2.3. Triển lãm tranh “Bác Hồ với thiếu nhi”

- GV cho HS triển lãm tranh ảnh về Bác Hồ.

- Cho HS chia sẻ những cảm nhận của mình trong về buổi triển lãm.

– Cho HS giơ cao tranh/ảnh mà mình thích nhất.

- GV nhận xét.

 

- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.

+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Tranh/ảnh về Bác Hồ treo xung quanh lớp, hoặc để ngay trên bàn của HS.

- HS quan sát, chia sẻ cùng nhau về các bức tranh/ảnh đó để lựa chọn tranh/ảnh

mà mình yêu thích nhất.

- Khi giơ cao tranh/ảnh đó, HS nói rõ vì sao lại thích, giải thích nội dung trong tranh/ảnh đó.

********************************

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

HỘI DIỄN ĐÀI SEN DÂNG BÁC

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Tạo cơ hội để HS được tham gia hoạt động và thể hiện khả năng của mình trước các HS trong toàn trường.

II. CHUẨN BỊ:

- Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

- Nhà trường tổ chức lễ sinh hoạt dưới cờ đầu tiên của năm học mới:

+ Ổn định tổ chức.

+ Chỉnh đốn trang phục, đội ngũ

+ Đứng nghiêm trang

+ Thực hiện nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca

+ Tuyên bố lí do, giới thiệu thành phần dự lễ chào cờm chương trình của tiết chào cờ.

+ Nhận xét và phát động các phong trào thi đua của trường.

- GV giới thiệu và nhân mạnh cho HS lớp 1 và toàn trường về tiết chào cờ đầu tuần:

+ Thời gian của tiết chào cờ : là hoạt động sinh hoạt tập thể được thực hiện thường xuyên vào đầu tuần.

+ Ý nghĩa của tiết chào cờ : giáo dục tình yêu tổ quốc, củng cố và nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống, gắn bó với trường lớp, phát huy những gương sáng trong học tập và rèn luyện, nâng cao tinh thần hiếu học, tính tích cực hoạt động của học sinh.

+ Một số hoạt động của tiết chào cờ:

* Thực hiện nghi lễ chào cờ

* Nhận xét thi đua của các lớp trong tuần

* Tổ chức một số hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

* Góp phần giáo dục một số nội dung : AN toàn giao thông, bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, giá trị sống.

*. Gợi ý cách tiến hành

- HS toàn trường, trong đó có sự góp mặt của HS lớp 1 thể hiện chương trình hội

diễn “Đài sen dâng Bác” đã được tập luyện.

- Kết thúc hội diễn, nhà trường phát phần thưởng cho cá nhân và tập thể lớp đã

có nhiều cố gắng thực hiện tốt chủ đề “Cháu ngoan Bác Hồ”.

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

KHI MÙA HÈ VỀ

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Bày tỏ cảm xúc cá nhân với bạn bè, thầy cô khi mùa hè đến.

- Sử dụng lời nói để bày tỏ mong muốn của bản thân khi hè về.

- Thực hiện vui chơi an toàn khi nghỉ hè.

II. CHUẨN BỊ:

- Băng, đĩa nhạc một bài hát về mùa hè (ví dụ: Bài hát Mùa hè đến, Sáng tác :Nguyễn Thị Nhung).

- Màu, bút vẽ, giấy màu, giấy bìa mỏng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động (3 phút)

- Ổn định:

- Hát

- Giới thiệu bài

+ Giáo viên viết lên bảng lớp tên bài và giới thiệu: Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về mùa hè.

- Lắng nghe

2. Các hoạt động chủ yếu. (35 phút)

*Mục tiêu:

- Bày tỏ cảm xúc cá nhân với bạn bè, thầy cô khi mùa hè đến.

- Sử dụng lời nói để bày tỏ mong muốn của bản thân khi hè về.

- Thực hiện vui chơi an toàn khi nghỉ hè.

Hoạt động 1. Chia sẻ mong ước khi hè về.

*Mục tiêu:

- HS bày tỏ cảm xúc, mong muốn của bản thân khi hè về.

* Cách tiến hành:

- Cho HS chia sẻ cặp đôi theo các câu hỏi:

+ Khi mùa hè đến, bạn thường làm gì?

+ Khi nghỉ hè, tạm xa mái trường, xa bạn bè, bạn có buồn không?

+ Em muốn được làm gì trong kì nghỉ hè?

- Mời HS chia sẻ trước lớp về mong muốn của bản thân khi hè đến.

- HS làm việc theo cặp đôi: thảo luận và trả lời các câu hỏi gợi ý theo hình thức người hỏi người trả lời.

Một số HS chia sẻ trước lớp về mong muốn của bản thân khi hè đến.

*GV kết luận.

- Mùa hè ai cũng muốn được vui chơi và tham gia các hoạt động năng khiếu theo sở thích.

- Theo dõi, lắng nghe

3. Hoạt động luyện tập và vận dụng.

Hoạt động 2. Quan sát tranh và liên hệ thực tế

*Mục tiêu:

- HS liên hệ và tự đánh giá những hoạt động vui chơi mà bản thân mình đã tham

gia trong kì nghỉ hè.

- Nhận biết được những việc nên làm và không nên làm trong kì nghỉ hè để đảm bảo vui chơi an toàn.

* Cách tiến hành :

Bước 1. Làm việc cả lớp: HS quan sát các tranh trong SGK (hoặc do GV trình chiếu lên bảng) và trả lời một số câu hỏi:

+ Các bạn trong tranh đang làm gì?

+ Việc làm đó nên làm hay không nên làm? Vì sao?

Bước 2. Làm việc theo nhóm:

- GV chia HS thành các nhóm 4 người. Các nhóm thảo luận theo các câu hỏi:

+ Em đã thực hiện những việc làm nào giống các bạn trong các tranh trên?

+ Em cần làm gì để đảm bảo vui chơi an toàn?

- GV cho các nhóm lên bày tỏ ý kiến.

- GV nhận xét và rút ra kết luận:

Mùa hè, các em được tham gia rất nhiều hoạt động vui chơi, học tập khác nhau: bạn muốn được học bơi, bạn muốn đi tắm biển, bạn muốn được về quê thả diều. Chúc cho kì nghỉ hè của các em sẽ đạt được mong muốn và các em cần lưu ý các nguyên tắc an toàn khi đi bơi, tắm biển, tắm ao hồ, sông suối.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- HS chia nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi.

- HS bày tỏ ý kiến.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

* Kết luận:

- Mùa hè đến, HS được nghỉ học và tham gia rất nhiều hoạt động bổ ích khác. Các em cần chú ý đảm bảo vui chơi an toàn trong kì nghỉ hè.

- Lắng nghe, ghi nhớ

Hoạt động 3. Cùng hát về mùa hè.

*Mục tiêu:

- HS trải nghiệm cảm xúc, thái độ với các nhân vật trong lời bài hát, từ đó bày tỏ cảm xúc cá nhân khi hè về.

* Cách tiến hành :

- GV cho HS đứng thành hàng dọc giữa các lối đi.

- GV bật nhạc không có lời bài hát Mùa hè đến (Sáng tác: Nguyễn Thị Nhung).

- Gọi HS trả lời câu hỏi:

+ Em có thích mùa hè không?

+ Bạn nhỏ trong lời bài hát có vui khi hè về không?

- HS đứng thành hàng dọc giữa các lối đi.

- HS hát theo lời bài hát.

- 2 đến 3 HS trả lời câu hỏi:

* Kết luận:

- Mùa hè đến, các em được nghỉ học để vui chơi, thư giãn sau một năm học tập chăm chỉ. Nhưng khi đó, cũng là lúc chúng ta tạm chia tay nhau, chia tay cô giáo cũ để vào lớp 2, tạm chia xa các bạn trước khi vào năm học mới và môi bạn sẽ có những cảm xúc, tâm trạng khác nhau.

- Lắng nghe, ghi nhớ

3. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- Về nhà chia sẻ với người thân về một mùa hè an toàn, vui vẻ và bổ ích.

- Lắng nghe

Ngày soạn:……………………...

Ngày dạy:……………………….

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

SINH HOẠT LỚP

CHÁU NGOAN BÁC HỒ

I. MỤC TIÊU:

Sau hoạt động, HS có khả năng:

- Giúp HS phấn khởi và tự tin nhìn lại quá trình rèn luyện của mình sau một năm học đầu tiên ở trường tiểu học.

II. CHUẨN BỊ:

- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:

 Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1.Ổn định: Hát

2. Các bước sinh hoạt:

2.1. Nhận xét trong tuần 35

- GV yêu cầu các trưởng ban báo cáo:

+Đi học chuyên cần:

+ Tác phong , đồng phục .

+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập

+ Vệ sinh.

+ GV nhận xét qua 1 tuần học:

* Tuyên dương:

- GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.

* Nhắc nhở:

- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.

2.2.Phương hướng tuần 35

- Thực hiện dạy tuần 35, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.

- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới.

2.3. Cháu ngoan Bác Hồ

- GV cho HS chia sẻ với nhau theo cặp về Giấy chứng nhận đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ.

- GV cho HS chia sẻ cảm xúc về những việc đã làm, về hình ảnh Bác Hồ,…

- Kết thúc hoạt động, GV cho cả lớp hát bài Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh (Sáng tác: Phạm Tuyên).

 

- Các trưởng ban, phó ban, phụ trách các hoạt động của ban mình tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần.

+ Trưởng ban nề nếp báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban học tập báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng văn nghệ báo cáo kết quả theo dõi

+ Trưởng ban vệ sinh báo cáo kết quả theo dõi

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- Lắng nghe để thực hiện.

- HS chia sẻ giới thiệu về Giấy chứng nhận đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ của mình.

- Các em nêu lên cảm xúc của mình, lời hứa với Bác kính yêu về những việc làm cụ thể trong năm học tới để luôn xứng đáng là cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.

- HS hát