Đề thi thử tốt nghiệp thpt 2022 môn lịch sử có lời giải chi tiết và đáp án (đề 1)

Đề thi thử tốt nghiệp thpt 2022 môn lịch sử có lời giải chi tiết và đáp án (đề 1)

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi thử tốt nghiệp thpt 2022 môn lịch sử có lời giải chi tiết và đáp án (đề 1)

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Thuvienhoclieu.Com

ĐỀ 1

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT

NĂM 2022

MÔN LỊCH SỬ

Câu 1. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ (1991) chính sách đối ngoại của Mĩ là

A. Thiết lập trật tự thế giới “đơn cực“ do Mĩ là siêu cường duy nhất lãnh đạo

B. Từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới, chuyển sang chiến lược chống khủng bố

C. Tiếp tục thực hiện chính sách ngăn chặn, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới

D. Ủng hộ trật tự đa cực, nhiều trung tâm đang hình thành trên thế giới

Câu 2. Năm 1949, Khoa học - kĩ thuật Liên Xô có bước phát triển nhanh chóng được đánh dấu bằng sự kiện nào?

A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo

B. Liên Xô đưa người bay vào vũ trụ

C. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử

D. Liên Xô phóng thành công tàu phương Đông

Câu 3. Vì sao trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại, khoa học lại trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp?

A. Kỹ thuật đi trước mở đường cho khoa học

B. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học công nghệ.

C. Các nhà khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

D. Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học

Câu 4. Tại sao năm 1925, Nguyễn Ái Quốc không thành lập ngay một Đảng cộng sản mà lại thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?

A. Do những điều kiện thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam chưa chín muồi

B. Do chủ nghĩa Mác- Lênin chưa được truyền bá sâu rộng ở Việt Nam

C. Do phong trào yêu nước vẫn nằm trong quỹ đạo của khuynh hướng dân chủ tư sản

D. Do phong trào công nhân vẫn dừng ở trình độ tự phát

Câu 5. Bản chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam là

A. Thực dân Pháp

B. Phát xít Nhật

C. Pháp- Nhật

D. Thực dân Pháp và tay sai

Câu 6. Sự kiện nào đã đưa Đảng Cộng sản Đông Dương từ một đảng hoạt động bất hợp pháp trở thành một đảng nắm quyền trong cả nước

A. Cách mạng tháng Tám thành công 1945

B. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành trung ương lâm thời 1930

C. Hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung ương đảng 1941

D. Thành công của đại hội đảng toàn quốc lần thứ nhất 1935.

Câu 7. Điểm giống nhau cơ bản về tình thế của Pháp khi tiến hành kế hoạch Rơve, kế hoạch Đờlát Đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava trong chiến tranh xâm lược Việt Nam là gì?

A. Pháp lâm vào thế bị động, phòng thủ trên toàn chiến trường Đông Dương.

B. Pháp đã bị thất bại trong các kế hoạch quân sự trước đó.

C. Pháp được Mĩ giúp đỡ, lực lượng rất mạnh.

D. Pháp tiếp tục giữ vững thế chiến lược tấn công.

Câu 8. Điểm khác nhau cơ bản giữa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) với Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) là

A. xây dựng cơ sở vật chất của CNXH.

B. thông qua nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.

C. bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

D. thông qua báo cáo chính trị.

Câu 9. Thiệt hại nghiêm trọng nhất của Việt Nam khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp là

A. nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn

B. bồi thường 20 triệu quan tiền cho thực dân Pháp

C. triều đình phải mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp vào buôn bán

D. mất thành Vĩnh Long nếu triều đình không chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì

Câu 10. Sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949) thắng lợi của cách mạng Cuba (1959) và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam (1975) đã

A. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ

B. Đánh dấu chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước.

C. Góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.

D. Hạ nhiệt mối quan hệ giữa hai hệ thống xã hội đối lập.

Câu 11. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 có sự thay đổi như thế nào so với giai đoạn trước?

A. Xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng

B. Đấu tranh chống thù trong giặc ngoài

C. Giải quyết tàn dư của chế độ cũ để lại

D. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc

Câu 12. Để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mĩ đã:

A. Tăng viện trợ kinh tế, giúp quân đội Sài Gòn đẩy mạnh chính sách "bình định"

B. Tăng đầu tư vốn, kĩ thuật phát triển kinh tế ở miền Nam

C. Tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang bị hiện đại

D. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tăng cường và mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia

Câu 13. Từ thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) cho thấy hậu phương của chiến tranh nhân dân

A. luôn ở phía sau và bảo đảm cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến.

B. ở phía sau và phân biệt rạch ròi với tiền tuyến bằng yếu tố không gian.

C. là người bạn của tiền tuyến, thực hiện nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến.

D. không thể phân biệt rạch ròi với tiền tuyến chỉ bằng yếu tố không gian.

Câu 14. Tương lai của Nhật Bản được quyết định như thế nào theo Hội nghị Ianta (2-1945)?

A. Nhật Bản bị quân đội Mĩ chiếm đóng.

B. Nhật Bản vẫn giữ nguyên trạng.

C. Quân đội Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin của Nhật Bản.

D. Nhật Bản trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Câu 15. Những sự kiện thể hiện sự biến đổi lớn về chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Trung Quốc thu hồi được Hồng Công

B. Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ

C. Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa và sự thành lập hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên

D. Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên

Câu 16. Tình hình chung của các nước Đông Nam Á trong chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan).

B. Trở thành thuộc địa của quân phiệt Nhật.

C. Nhiều nước giành được độc lập hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.

D. Chịu thiệt hại nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 17. Tình hình chung của các nước Đông Nam Á trong chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Đều là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan).

B. Trở thành thuộc địa của quân phiệt Nhật.

C. Nhiều nước giành được độc lập hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.

D. Chịu thiệt hại nặng nề của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 18. Cuộc cải cách nào không được thực hiện ở Nhật Bản trong những năm 1945-1952?

A. Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế.

B. Cải cách ruộng đất.

C. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

D. Dân chủ hóa lao động.

Câu 19. Cuộc cải cách nào không được thực hiện ở Nhật Bản trong những năm 1945-1952?

A. Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế.

B. Cải cách ruộng đất.

C. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

D. Dân chủ hóa lao động.

Câu 20. Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là

A. Tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.

B. Hòa bình, hợp tác và phát triển.

C. Cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.

D. Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi

Câu 21. Tờ báo nào dưới đây là của tầng lớp tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919-1925?

A. Nhân dân

B. Hữu thanh

C. Người cùng khổ

D. Tiếng dội An Nam

Câu 22. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp tập trung đầu tư vào

A. Đồn điền cao su.

B. Công nghiệp hóa chất.

C. Công nghiệp luyện kim. 

D. Ngành chế tạo máy.

Câu 23. Tháng 3 - 1929, tổ chức nào được thành lập tại số nhà 5D phố Hàm Long, Hà Nội?

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. 

B. Chi bộ Cộng sản đầu tiên.

C. Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn.

D. Việt Nam Quốc dân Đảng.

Câu 24.Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là

A. Báo Thanh niên

B. Tác phẩm “Đường Cách Mệnh”

C. Bản án chế độ thực dân Pháp

D. Báo Người cùng khổ

Câu 25. Công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986) không chịu tác động của nhân tố nào sau đây?

A. Cách mạng khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa 

B. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 

C. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố

D. Sự trì trệ, khủng hoảng ở bản thân mỗi nước

Câu 26. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930 -1931 ở Việt Nam?

A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933

B. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới

C. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

D. Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam

Câu 27. Ở Việt Nam, Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương tập hợp quần chúng đấu tranh trong phong trào nào sau đây?

A. Phong trào Dân tộc Dân chủ 1919 – 1930.

B. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945.

C. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.    

D. Phong trào dân chủ 1936 – 1939.

Câu 28. Vì sao trong những năm 1936 - 1939, ta lại có điều kiện để đấu tranh công khai, hợp pháp?

A. Chủ nghĩa Phát xít xuất hiện, đe dọa nền hòa bình, an ninh thế giới.

B. Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền, cho phép nhân dân thuộc địa được tự do đấu tranh.

C. Chính phủ mặt trận nhân dân lên nắm quyền ở Pháp, thực hiện một số cải cách tiến bộ ở thuộc địa.

D. Bọn phát xít lên cầm quyền ở Pháp, thực hiện một số cải cách tiến bộ ở thuộc địa.

Câu 29. Mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam là

A. Hội phản đế Đồng minh Đông Dương.

B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

Câu 30. Bài học kinh nghiệm nào của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng trong công cuộc công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc?

A. Phải linh hoạt kết hợp các hình thức đấu tranh.

B. Kết hợp giữa đấu tranh với xây dựng để ngày càng vững mạnh.

C. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước.

D. Có đường lối đúng đắn, phù hợp.

Câu 31.  Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là

A. Phát xít Nhật.                  

B. Thực dân Pháp.

C. Đế quốc Anh.          

D. Trung Hoa Dân Quốc.

Câu 32.  “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong văn kiện lịch sử nào

A. Chỉ thị toàn dân kháng chiến

B. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi

C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến

D. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam

Câu 33. Mục tiêu cơ bản của kế hoạch Nava do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1953 ở Việt Nam là

A. Xoay chuyển cục diện chiến tranh

B. Giành lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ

C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong danh dự 

D. Buộc Việt Nam phải ngồi vào bàn đàm phán kết thúc chiến tranh

Câu 34. Mục tiêu chiến lược và quan trọng nhất của Pháp khi mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc (1947) là

A. Triệt đường liên lạc giữa ta với quốc tế.

B. Phá hoại các cơ sở kinh tế kháng chiến của ta.

C. Thành lập chính phủ bù nhìn.

D. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta.

Câu 35. Đâu là điểm mới của Mĩ trong âm mưu khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai?

A. Phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

B. Đè bẹp ý chí chống Mĩ của nhân dân miền Nam 

C. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam

D. Cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pari

Câu 36. Ý nghĩa quan trọng nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất là

A. Đề ra chủ trương biện pháp để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước

C. Tạo điều kiện để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực còn lại

D. Tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội

Câu 37. Ý nào sau đây không chứng tỏ hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đã tạo ra thời cơ để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam?

A. So sánh tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho cách mạng

B. Vùng giải phóng được mở rộng

C. Việt Nam đã có cơ sở pháp lý để tiến tới thống nhất đất nước

D. Chính quyền Sài Gòn vẫn còn tồn tại và có sự nhân nhượng với lực lượng cách mạng

Câu 38. Thực chất hành động phá hoại hiệp định Pari của Mĩ nhằm thực hiện âm mưu gì?

A. “Dùng người Việt đánh người Việt”

B. “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”

C. Tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”

D. Giành lại thế chủ động trên chiến trường

Câu 39. Thiệt hại nghiêm trọng nhất của Việt Nam khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp là

A. nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn

B. bồi thường 20 triệu quan tiền cho thực dân Pháp

C. triều đình phải mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp vào buôn bán

D. mất thành Vĩnh Long nếu triều đình không chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì

Câu 40. Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I  (1946) đều đưa ra quyết định nào sau đây?

A. Thông qua danh sách chính phủ Liên Hiệp kháng chiến 

B. Bầu Ban dự thảo hiến pháp

C. Thống nhất về quốc kì, quốc ca, tên nước

D. Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam

ĐÁP ÁN

1A

2C

3D

4A

5B

6A

7B

8A

9A

10A

11A

12A

13D

14A

15C

16B

17B

18C

19V

20B

21B

22A

23B

24A

25D

26C

27D

28C

29D

30C

31B

32B

33C

34C

35D

36B

37D

38C

40B

LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.

Lời giải:  Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ (1991) Mĩ tìm cách vươn lên chi phối và lãnh đạo toàn thế giới. Với sức mạnh kinh tế và khoa học – kĩ thuật vượt trội, trong bối cảnh Liên Xô tan rã, Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực“, trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất sắp đặt và chi phối

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2.

Lời giải:  Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Khoa học – kĩ thuật Liên Xô phát triển nhanh chóng. Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3.

Lời giải: Khoa học lại trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại vì mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Như vậy khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4. 

Lời giải: Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu (Trung Quốc). Sau khi nghiên cứu tình hình trong nước, Nguyễn Ái Quốc cho rằng những điều kiện thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam chưa chín muồi. Vì:

- Chủ nghĩa Mác- Lênin chưa được truyền bá sâu rộng ở Việt Nam.

- Phong trào yêu nước vẫn nằm trong quỹ đạo của khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Phong trào công nhân vẫn dừng ở trình độ tự phát.

=> Do đó xúc tiến những điều kiện thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam chín muồi, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên => Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5. Lời giải: 

Ngày 12-3-1945, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6. Lời giải: 

Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám, Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một đảng cầm quyền, chuẩn bị những điều kiện tiên quyết cho thắng lợi tiếp theo.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7. Lời giải: 

- Đáp án A, D: với kế hoạch Rơve Pháp vẫn đang ở thế chủ động. Sau chiến dịch Biên giới (1950), Pháp lâm vào thế bị động, ta giành thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

- Đáp án B:

+ Kế hoạch Rơve: được đề ra sau khi thất bại trong chiến dịch Việt Bắc (1947).

+ Kế hoạch Đờlát Đơ Tátxinhi: đề ra sau khi thất bại trong chiến dịch Biên giới (1950).

+ Kế hoạch Nava: đề ra sau khi thất bại trong những chiến dịch giữ vững quyền chủ động trên chiến trường của ta (Các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ cuối 1950 – giữa 1951, Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951 - 1952, Chiến dịch Tây Bắc thu – đông 1952, Chiến dịch Thượng Lào xuân – hè 1953)

- Đáp án C: Dù tiếp tục được Mĩ giúp đỡ nhưng Pháp bi thiệt hại đáng kể về lực lượng qua mỗi kế hoạch. Tính đến năm 1953, Pháp bị loại khỏi vòng chiến đấu 29 vạn quân.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8. Lời giải: 

- Đáp án B, C, D loại vì đây là điểm chung của hai Đại hội.

- Đáp án A là điểm khác vì: sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Miền Bắc được giải phóng, còn miền Nam phải tiếp tục thực hiện cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thực tiễn đặt ra yêu cầu đối với miền Bắc là cần khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội và làm nghĩa vụ hậu phương còn miền Nam cần tiến hành chống Mĩ để giải phóng hoàn toàn và đi đến thống nhất đất nước => ở Đại hội III năm 1960, Đảng đề ra nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Điều này là điểm khác biệt so với Đại hội II năm 1951.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9.  Giải thích: Câu liên hệ

Câu 10. - Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) đã chứng tỏ sự thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Quốc dân đảng (do Mĩ đứng sau hậu thuẫn)

Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959) làm thất bại âm sử dụng chế độ độc tài để biến Mĩ Latinh thành thuộc địa kiểu mới.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954 – 1975) đã làm thất bại âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.

=> Ba thắng lợi trên đã góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 11. Lời giải: 

Thành quả lớn nhất mà cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 mang lại cho Việt Nam là độc lập dân tộc và chính quyền nhà nước. Do đó, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam sau khi cách mạng tháng Tám là xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12. Lời giải: 

Để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mĩ đã tăng cường viện trợ kinh tế, giúp quân đội Sài Gòn đẩy mạnh chính sách "bình định", lấn chiếm vùng giải phóng, để giành đất, giành dân. Đây thưc chất là hành động tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Níchxơn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13. Lời giải: 

- Đáp án A, B, C loại vì hậu phương không thể phân biệt rạch ròi với tiền tuyến; hậu phương không chỉ cung cấp sức người, sức của cho tiền tuyến mà còn tham gia kháng chiến. Ví dụ như trong cuộc chiến đấu chống 2 lần chiến tranh phá hoại của Mĩ.

- Đáp án D đúng vì tiền tuyến và hậu phương không có sự phân biệt rạch ròi về mặt không gian. Hậu phương cũng có thể trở thành tiền tuyến bất kì lúc nào, tùy thuộc vào tình hình thực tế.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14. Lời giải:  

Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15.  Lời giải: 

Từ sau năm 1945, tình hình khu vực Đông Bắc Á có nhiều thay đổi về chính trị:

- Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10/1949).

- Sau khi thoát khỏi ách thống trị của Nhật Bản, trong bối cảnh của chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38.

+ Tháng 8-1948, ở phía Nam bán đảo Triều Tiên, Nhà nước Đại hàn Dân quốc (Hàn Quốc) được thành lập.

+ Tháng 9-1948, ở phía Bắc nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 16. Lời giải: 

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á vốn là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan). Trong những năm chiến tranh, các nước này đều bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17. Lời giải: 

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á vốn là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan). Trong những năm chiến tranh, các nước này đều bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 18. Lời giải: 

Trong những năm 1945-1952, SCAP đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn:

- Một là, thủ tiêu nền kinh tế tập trung, trước hết là giải tán các “Daibátxư”.

- Hai là, cải cách ruộng đất, quy định địa chủ không được sở hữu quá 3 hécta ruộng đất, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân.

- Ba là, dân chủ hóa lao động.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19. Lời giải: 

Trong những năm 1945-1952, SCAP đã thực hiện ba cuộc cải cách lớn:

- Một là, thủ tiêu nền kinh tế tập trung, trước hết là giải tán các “Daibátxư”.

- Hai là, cải cách ruộng đất, quy định địa chủ không được sở hữu quá 3 hécta ruộng đất, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân.

- Ba là, dân chủ hóa lao động.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 20. Lời giải: 

Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là hòa bình, hợp tác và phát triển.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21. Lời giải: 

Tiểu tư sản Việt Nam từ năm 1919 – 1925 đã xuất bản một số tờ báo tiếng Việt như: Hữu thanh, Tiếng dân, Đông Pháp thời báo, Thực nghiệp dân báo, …

Đáp án cần chọn là: B

Câu 22. Lời giải: 

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp tập trung vào nông nghiệp (đồn điền cao su) để cung cấp nguyên liệu chiến lược cho sự phát triển của công nghiệp Pháp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 23. Tháng 3-1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội đã lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên với 7 thành viên.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 24. Lời giải: 

Báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận của Hội VNCMTN. Tờ báo này do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21-6-1925.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25. Lời giải: 

Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc, hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau

Đáp án cần chọn là: D

Câu 26. Lời giải: 

Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930 -1931.  Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân. Đầu năm 1930 sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo, chính quyền thực dân tăng cường các hoạt động khủng bố những người Việt Nam yêu nước. Tình hình kinh tế - xã hội trên đã khiến cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 27. Lời giải: 

Hội nghị tháng 7/1936 đã thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, nhằm tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân đấu tranh đòi dân sinh dân chủ giai đoạn 1936 - 1939.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 28. Lời giải: 

Tháng 6-1936, Chính phủ mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp và thi hành một số chính sách tiến bộ với thuộc địa. Đây là điều kiện quan trọng để ta đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, cơm óa và hòa bình bằng hình thức công khai - bí mật, hợp pháp - bất hợp pháp nhằm đáp ứng nhu cầu dân sinh, dân chủ đang đặt ra cấp thiết trong nhân dân. Chính vì thế, Hội nghị tháng 7/1936 đã quyết định sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp trong phong trào dân chủ 1936 – 1939.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 29. Lời giải: 

Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng. Ở Việt Nam Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) được thành lập. Đây là mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam nhằm “Liên hiệp hết thảy với các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, để cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 30. Lời giải: 

Cách mạng tháng Tám là sự kết hợp giữa lực lượng chính trị (đóng vai trò quyết định thắng lợi) và lực lượng vũ trang (đóng vai trò quan trọng hỗ trợ lực lượng chính trị). Sự kết hợp giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang là nhân tố quan trọng cơ bản đưa đến sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.

Các lực lượng yêu nước được tập hợp và tổ chức thành Mặt trận thống nhất, đoàn kết cùng nhau đấu tranh.

=> Bài học kinh nghiệm của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng trong công cuộc công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc là tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 31. Lời giải:

Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” của Trung ương Đảng (25-11-1945) đã chỉ rõ: thực dân Pháp là kẻ thù nguy hiểm hơn, là kẻ thù chính, cần phải tập trung mũi nhọn vào chúng. Xác đinh thực dân Pháp là kẻ thù chính, bởi vì chúng đã và đang trắng trợn vũ trang xâm lược nước ta ở Nam Bộ. Thực dân Pháp rắp tâm đặt lại ách thống trị của chúng ở Đông Dương. Âm mưu đó được thể hiện trong Tuyên ngôn của chính phủ Đờ Gôn ngày 24-3-1945. Nhận rõ âm mưu của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng ta cho rằng, các thế lực đế quốc sẽ đi đến dàn xếp với nhau để cho thực dân Pháp trở lại Đông Dương. Trước sau chính quyền Tưởng Giới Thạch cũng “sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng cho Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng”.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 32. Lời giải: 

“Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 33. Lời giải: 

Với sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đã đề ra và thực hiện kế hoạch Nava với hi vọng trong 18 tháng sẽ giành lấy một thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 34. Lời giải: 

Mục tiêu chiến lược và quan trọng nhất của Pháp khi mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc (1947) nhằm đánh phá các căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta, trệt đường liên lạc quốc tế của ta.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 35. Lời giải: 

Điểm mới trong âm mưu của Mĩ khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai là cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tạo thế mạnh trên bàn đàm phá ở Pari

Đáp án cần chọn là: D

Câu 36. Lời giải: 

Ý nghĩa quan trọng nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất là hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, từ đó tạo điều kiện để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực còn lại, cả nước có thể đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

Đáp án cần chọn là: B

Câu 37. Lời giải: 

Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đã tạo ra thời cơ để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam vì: sau hiệp định Pari, quân Mĩ và quân đồng minh rút khỏi nước ta, chính quyền Việt Nam Cộng hòa suy yếu, so sánh tương quan lực lượng trên chiến trường thay đổi có lợi cho cách mạng; vùng giải phóng được mở rộng; cơ sở pháp lý để Việt Nam tiếp tục đấu tranh được đảm bảo

Đáp án cần chọn là: D

Câu 38. Lời giải: 

Thực chất hành động phá hoại hiệp định Pari của Mĩ nhằm tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “dùng người Việt đánh người Việt”.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 39. 

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 111 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 40. Lời giải: 

Điểm giống nhau trong quyết định của kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I (1946) là đều bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp để xây dựng bản hiến pháp mới, đảm bảo tính hợp hiến của nhà nước

Đáp án cần chọn là: B