Đề thi giữa hk2 môn sử 12 năm 2022 có đáp án (đề 3)

Đề thi giữa hk2 môn sử 12 năm 2022 có đáp án (đề 3)

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi giữa hk2 môn sử 12 năm 2022 có đáp án (đề 3)

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GD-ĐT …….

TRƯỜNG THPT ……………

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2021-2022

Môn: Lịch sử – Lớp: 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Những thắng lợi quân sự nào của ta làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

A. Ấp Bắc, Đồng Xoài, An Lão. B. An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.

C. Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài. D. Vạn Tường, Núi Thành, An Lão.

Câu 2. Thực tiễn lịch sử nào là yếu tố quyết định nhân dân Việt Nam phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng sau Hiệp định Giơnevơ 1954?

A. Đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.

B. Đất nước hoàn toàn được giải phóng.

C. Đất nước bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.

D. Thực hiện chủ trương của Đảng đã được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên.

Câu 3. Phong trào “Đồng khởi” ở miền Nam Việt Nam giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, buộc Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược

A. “Đông Dương hóa chiến tranh”. B. “Chiến tranh đặc biệt”.

C. “Chiến tranh cục bộ”. D. “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 4. Một trong những thủ đoạn của Mĩ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”(1965-1968) là

A. dồn dân lập “ấp chiến lược” B. lập Bộ chỉ huy quân sự Mĩ mới (MACV).

C. sử dụng “trực thăng vận”. D. hành quân “tìm diệt” và “bình định”.

Câu 5. Các chiến lược chiến tranh của Mĩ tiến hành ở Việt Nam trong những năm 1961 - 1973 đều là

A. tiến hành các cuộc hành quân “tìm diệt”. B. tiến hành bằng quân đội Mĩ và quân đồng minh Mĩ.

C. loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới. D. mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Câu 6. Ý nào dưới đây là nội dung của Hiệp định Pari năm 1973?

A. các bên thực hiện ngừng bắn, tiến hành tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực.

B. các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

C. nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do.

D. Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sau hai năm.

Câu 7. Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam?

A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.

B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.

C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.

D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.

Câu 8. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1954 là

A. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. B. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. hoàn thành cải cách ruộng đất. D. thực hiện hòa bình thống nhất đất nước.

Câu 9. Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam ở miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa’’ trở lại chiến tranh xâm lược?

A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972. B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

C. Trận "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972. D. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954

Câu 10. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là hình thức

A. chiến tranh xâm lược thực dân mới. B. của “Chiến tranh tổng lực”.

C. chiến tranh xâm lược thực dân cũ. D. Mĩ hóa chiến tranh Việt Nam.

Câu 11. Thắng lợi ngoại giao của nhân dân Việt Nam trong chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969-1973) là

A. tiến hành Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.

B. thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

C. buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam tại Pari.

D. thành lập Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Câu 12. Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam và hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đều

A. đánh dấu chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

B. quy định về khu vực tập kết, chuyển quân và phạm vi chiếm đóng.

C. là văn bản pháp lý công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

D. cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh.

Câu 13. Kết quả lớn nhất của phong trào “Đồng Khởi” (1959-1960) là

A. đập tan bộ máy chính quyền của địch. B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

C. miền Nam Việt Nam được giải phóng. D. thống nhất đất nước và đưa cả nước tiến lên CNXH.

Câu 14. Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

A. “Việt Nam hóa chiến tranh”. B. “Đông Dương hóa chiến tranh”.

C. “Chiến tranh đặc biệt”. D. “Chiến tranh đơn phương”.

Câu 15. Chiến lược“Chiến tranh đặc biệt” và “Việt Nam hóa chiến tranh” đều sử dụng lực lượng chủ yếu là

A. cố vấn và quân đội Mĩ. B. quân đội Sài Gòn. C. quân đội Mĩ. D. đồng minh của Mĩ.

Câu 16. Thắng lợi nào của ta buộc Mĩ kí Hiệp định Pari năm 1973 về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam?

A. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

C. Thắng lợi hai mùa khô. D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Câu 17. Cách mạng XHCN ở miền Bắc có vai trò như thế nào với sự phát triển của cách mạng cả nước?

A. Quan trọng nhất.        B. Cơ bản nhất. C. Quyết định trực tiếp.      D. Quyết định nhất.

Câu 18. Tiếp tục “Dùng người Việt đánh người Việt” là âm mưu của Mĩ trong chiến lược

A.“Chiến tranh đặc biệt”. B.“Chiến tranh cục bộ”.

C.“Việt Nam hóa chiến tranh” D.“Chiến tranh đơn phương”

Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)?

A. làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.

B. buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược.

C. giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.

D. đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng miền Nam.

Câu 20. Điểm khác biệt giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” so với “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là gì?

A. Sử dụng phương tiện chiến tranh hiện đại. B. Mở rộng phạm vi chiến tranh ra toàn miền Nam.

C. Có sự viện về kinh tế và quân sự của Mĩ. D. Sử dụng quân đội Mĩ và quân đồng minh Mĩ.

Câu 21. Thủ đoạn nào sau đây được Mĩ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965)?

A. Tăng cường quân đồng minh Mĩ. B. Tăng cường quân viễn chinh Mĩ.

C. Lập “Ấp chiến lược”. D. Mở các cuộc hành quân "tìm diệt".

Câu 22. Điểm khác biệt về quy mô của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” so với “chiến tranh cục bộ” là

A. chỉ diễn ra ở miền Nam. B. diễn ra cả ở miền Nam và miền Bắc.

C. diễn ra trên toàn Đông Dương. D. chỉ diễn ra ở khu vực Đông Nam Bộ.

Câu 23. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”(1969-1973) của Mĩ được tiến hành bằng lực lượng

A. quân đội Mĩ. B. quân đội Sài Gòn. C. đồng minh của Mĩ. D. quân Mĩ và đồng minh của Mĩ.

Câu 24. Ý nghĩa lớn nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là

A. buộc Mĩ phải ký hiệp định Pa ri. B. Mĩ phải đến hội nghị Pari để đàm phán với ta

C. Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm l­ược. D. buộc Mĩ phải ngừng ném bom miền Bắc.

Câu 25. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" khác với chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" ở

A. tính chất chiến tranh. B. vai trò của chính quyền Sài Gòn. C. mục tiêu chiến tranh. D. vai trò quân Mĩ.

Câu 26. Chiến thắng Ấp Bắc (1963) và chiến thắng Vạn Tường (1965) của ta đều chứng tỏ

A. sự trưởng thành của quân giải phóng miền Nam.

B. sự thất bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ.

C. Tiêu hao một bộ phận lớn sinh lực địch

D. nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh của Mĩ.

Câu 27. Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi”(1959-1960) để lại cho cách mạng miền Nam kinh nghiệm gì?

A. Phải kịp thời đề ra chủ trương cách mạng phù hợp. B. Phải kết hợp đấu tranh chính trị và ngoại giao.

C. Kết hợp giữa đấu tranh binh vận và chính trị. D. Sử dụng bạo lực cách mạng.

Câu 28. Thắng lợi nào dưới đây không góp phần làm phá sản hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?

A. An Lão (1965). B. Đồng Xoài (1965). C. Núi Thành (1965). D. Ba Gia (1965).

Câu 29. Thắng lợi quân sự nào mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam Việt Nam trong những năm 1965 - 1968?

A. Bình Giã. B. Đồng Xoài. C. Vạn Tường. D. Núi Thành.

Câu 30. Sự kiện nào buộc Mĩ chấp nhận đến đàm phán ở Pari để bàn về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam?

A. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. B. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.

C. Thắng lợi hai mùa khô D. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

ĐÁP ÁN

1

B

6

C

11

A

16

A

21

C

26

D

2

A

7

D

12

C

17

D

22

A

27

A

3

B

8

A

13

B

18

C

23

B

28

C

4

D

9

A

14

A

19

B

24

B

29

C

5

C

10

A

15

B

20

D

25

D

30

D