Đề thi học sinh giỏi lịch sử 12 chuyên quảng nam 2019-2020 có đáp án

Đề thi học sinh giỏi lịch sử 12 chuyên quảng nam 2019-2020 có đáp án

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi học sinh giỏi lịch sử 12 chuyên quảng nam 2019-2020 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI HỌC SINH GIỎI THPT CHUYÊN

VÀ CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

Năm học 2019 – 2020

(Đề thi gồm có 01 trang)

Môn thi : LỊCH SỬ

Thời gian : 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Ngày thi : 09/10/2019

Câu 1. (3.0 điểm)

Việt Nam gia nhập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có những đóng góp gì cho sự phát triển của tổ chức?

Câu 2. (2.5 điểm)

Hãy nêu những nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tại sao khẳng định khoa học kĩ thuật là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nước tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Câu 3. (3.0 điểm)

Qua trình bày sự phân hóa cơ cấu giai cấp xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hãy nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị (10 – 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 4. (3.0 điểm)

Hãy làm rõ sự phát triển về chủ trương giải quyết nhiệm vụ dân tộc trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (11 - 1939) và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (5 - 1941) của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 5. (3.0 điểm)

Phân tích mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chế độ mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946). Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Câu 6. (3.0 điểm)

Trình bày khái quát sự thất bại của kế hoạch Nava. Hãy nêu vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954).

Câu 7. (2.5 điểm)

So sánh công cuộc đổi mới ở Việt Nam (từ 1986) và cải tổ ở Liên Xô (từ 1985) về bối cảnh lịch sử, nội dung và kết quả. Qua đó, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay.

---------------- HẾT -----------------

(Giám thị không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh......................................................... SBD............................Phòng thi...................

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

QUẢNG NAM

KỲ THI HỌC SINH GIỎI THPT CHUYÊN

VÀ CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

Năm học 2019 - 2020

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN

Môn: LỊCH SỬ

(Hướng dẫn chấm này gồm có 07 trang)

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những yêu cầu cơ bản về nội dung, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo chính xác, lôgíc,…tuỳ mức độ để cho điểm cho phù hợp.

2. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm.

II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

CÂU 1

Việt Nam gia nhập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

3,0

a. Bối cảnh Việt Nam gia nhập ASEAN:

- Chiến tranh lạnh chấm dứt, tình hình thế giới chuyển biến theo xu hướng hòa dịu, sự đối đầu của 2 nhóm nước ở khu vực ĐNA đã không còn.

- Vấn đề Campuchiađược giải quyết (1991) chấm dứt thời kì băng giá trong hệ Việt Nam – ASEAN, mở ra một thời kì mới trong quan hệ hợp tác và xu hướng liên kết khu vực.

- ASEAN cần tăng cường sức mạnh thông qua sự hợp tác giữa các nước trong khu vực. Việc phát triển quan hệ với Việt Nam là chính sách của ASEAN.

- Sự phát triển của KHKT và xu thế toàn cầu hóa...

- Đại hội thứ VII (1991) của Đảng đã khẳng định đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam muốn làm bạn của các nước trên thế giới.... Đẩy mạnh hợp tác với ASEAN là mục tiêu hàng đầu giúp Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp và hội nhập vào sự phát triển năng động của khu vực.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

b. Đóng góp

- Việt Nam tham gia tổ chức đã mở ra một thời kì mới của ASEAN, chấm dứt tình trạng đối đầu căng thẳng và thực hiện mục tiêu biến ASEAN thành một tổ chức toàn khu vực, tạo thuận lợi cho Lào, Mianma, Campuchia gia nhập vào tổ chức.

0,25

- Việt Nam đã góp phần quan trọng mở rộng hợp tác quốc tế của ASEAN, góp phần tăng mối quan hệ ASEAN với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, EU và Mĩ. Việt Nam đã và đang đóng góp vào việc cân bằng chiến lược và ảnh hưởng giữa các nước lớn, đặc biệt là cân bằng chiến lược Mĩ - Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở ĐNA.

0,25

- Việt Nam không những tham gia tích cực vào các chương trình hợp tác sẵn có, mà còn đóng góp quan trọng cho sự hình thành các sáng kiến các cơ chế hợp tác mới của ASEAN:

0,25

+ Khi chưa gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tham gia vào ARF (diễn đàn an ninh khu vực).

+ Khi là thành viên, Việt Nam đã cam kết và tiến hành thực hiện các cơ chế hợp tác của ASEAN, như tham gia khu vực mậu dịch tự do (AFTA); tham gia chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO)...góp phần khắc phục những yếu kém của tổ chức, thúc đẩy hợp tác khu vực phát triển.

0,25

+ Tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần 6 ở Hà Nội (1998) thông qua chương trình hành động Hà Nội đã đóng góp về ý tưởng và biện pháp nhằm thu hẹp khoảng cách và sự phát triển tiểu vùng.

+ Tạo dựng ý tưởng và xây dựng cộng đồng dựa trên ba trụ cột...trong đó cộng đồng văn hóa – xã hội là do Việt Nam đề xuất.

0,25

+ Việt Nam đã trở thành thành viên sáng lập ASEM (1996) và APEC (1998), mở rộng không gian hợp tác với các nước Đông Á qua cơ chế ASEAN + 1 (Trung Quốc), ASEAN + 3 (3 nước Đông Á).

0,25

CÂU 2

Hãy nêu những nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Tại sao khẳng định khoa học kĩ thuật là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nước tư bản sau chiến tranh?

2,5

a. Khái quát sự phát triển của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản (các nước từ sau CTTG2 đều tập trung vào phát triển kinh tế... đến đàu TN70 hình thành 3 trung tâm kinh tế- tài chính)

0,25

b. Nguyên nhân chung

- Áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất

- Vai trò của người lao động...

- Quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao của các công ty tư bản...

- Vai trò điều tiết, quản lí có hiệu quả của nhà nước...

1,0

(Mỗi ý 0,25)

c. Lí giải

- CM KHKT làm thay đổi các nhân tố sản xuất, tổ chức quản lí, quy trình công nghệ... làm cho kinh tế các nước TB phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

- Với cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 đã báo hiệu cho thế giới rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt, các nước tư bản như Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu đều tập trung phát triển khoa học - kĩ thuật, tận dụng chất xám. Do đó nền kinh tế của họ phát triển mạnh nhiều hơn trước đó.

- Khi phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và giành thắng lợi, hệ thống thuộc địa của CNTD sụp đổ, nguồn tài nguyên và nhân công rẻ từ các nước thuộc địa cung cấp cho chính quốc cũng hết, nhưng nền kinh tế các nước tư bản vẫn phát triển mạnh mẽ chính là nhờ khoa học - kĩ thuật.

- Các nước nghèo tài nguyên như Nhật Bản, Tây Âu nhưng lại đạt những thành tựu kì diệu về kinh tế chính là nhờ thành tựu khoa học - kĩ thuật.... Các nước có nhiều tài nguyên...lại không có nền kinh tế phát triển do họ không biết tận dụng khoa học - kĩ thuật.

- Ngày nay, nước nào làm chủ khoa học - kĩ thuật thì nước đó vươn lên, nước không tận dụng được khoa học - kĩ thuật thì tụt hậu.

1,25

(Mỗi ý 0,25)

CÂU 3

Từ sự phân hóa của cơ cấu giai cấp xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hãy nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng tham gia cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị (10 – 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương.

3,0

a. Sự phân hóa giai cấp

- Giai cấp đại chủ phong kiến phân hoá thành 3 bộ phận: tiểu, trung và đại địa chủ; một bộ phận thành công cụ tay sai cho thực dân, một bộ phận có lòng yêu nước, có ý thức dân tộc

0,25

- Giai cấp nông dân vẫn là lực lượng đông đảo, chiếm 90% dân số, bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hoá, căm thù sâu sắc thực dân, tay sai, hăng hái tham gia cách mạng...

0,25

- Giai cấp tư sản: trong quá trình phát triển bị Pháp chèn ép phân hoá thành 2 bộ phận: tư sản mại bản quyền lợi gắn liền với thực dân Pháp; tư sản dân tộc kinh doanh hàng nội hoá, có tinh thần dân tộc, dân chủ...

0,25

- Giai cấp cấp tiểu tư sản: cuộc sống bấp bênh, bị khinh miệt, bạc đãi, đa số là những người có học, nhạy cảm với thời cuộc; là lực lượng quan trọng của cách mạng...

0,25

- Giai cấp công nhân: tăng nhanh về số lượng (22 vạn) và chất lượng. Công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng....

0,5

b. Nhận xét

* Cương lĩnh

- Trình bày: Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc thì lợi dụng hoặc trung lập.

- Nhận xét

+ Đó là chủ trương đúng đắn, phù hợp với thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam... không máy móc, giáo điều...

+ Thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc để giải quyết mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa, tạo cơ sở hình thành mặt trận dân tộc thống nhất sau này....

0,25

0,25

0,25

* Luận cương chính trị tháng 10 – 1930

- Trình bày: Luận cương chính trị xác định động lực cách mạng là công nhân, nông dân.

- Nhận xét:

+ Đánh giá chưa đúng về khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản và khả năng liên minh có điều kiện với tư sản dân tộc; không thấy được khả năng phân hóa và lôi kéo một bộ phận địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.

+ Đây là hạn chế của Luận cương (máy móc, giáo điều...) và cũng là điểm khác giữa Luận cương và Cương lĩnh.

0,25

0,25

0,25

CÂU 4

Hãy làm rõ sự phát triển về chủ trương giải quyết nhiệm vụ dân tộc trong Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (11 - 1939) và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (5 - 1941) của Đảng Cộng sản Đông Dương.

3,0

a. Khái quát hoàn cảnh giải thích lí do đưa nhiệm vụ dân tộc lên hàng đầu (do sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước... do vậy, Đảng CSĐD chủ trương đề ra đường lối cách mạng cho phù hợp)

0,25

b. Sự phát triển

Xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng: giải phóng dân tộc là hàng đầu

- Hội nghị tháng 11-1939 xác định nhiệm vụ chiến lược là giải phóng các dân tộc Đông Dương (trong khuôn khổ 3 nước Đông Dương)

- Hội nghị tháng 5-1941 khẳng định: giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp bách và chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ theo từng nước Đông Dương...

- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất....

0,5

Chủ trương tập hợp lực lượng

- Hội nghị tháng 11-1939, chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương nhằm tập hợp rộng rãi tất cả các giai cấp, các đảng phái, các phần tử phản đế muốn giải phóng cho dân tộc.

- Hội nghị tháng 5-1941, chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng, nhằm đánh thức được tinh thần dân tộc xưa nay trong nhân dân, Việt Nam độc lập đồng minh với các đoàn thể quần chúng mang tên "cứu quốc" ra đời.... (chủ trương tập hợp lực lượng của toàn dân tộc, không phân biệt tuổi tác, giới tính, tôn giáo, đảng phái...)

0,5

Chủ trương khởi nghĩa vũ trang, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

* Hình thái khởi nghĩa:

- Hội nghị tháng 11-1939 đấu tranh trực tiếp đánh đổ đế quốc và tay sai (chưa nêu rõ hính thái khởi nghĩa giành chính quyền)

- Hội nghị tháng 5-1941 khẳng định hình thái của cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần lên Tổng khởi nghĩa

* Chuẩn bị:

- Hội nghị 11-1939: chủ trương khởi nghĩa vũ trang nhưng chưa có sự chuẩn bị cụ thể.

- Hội nghị 5-1941: Nhấn mạnh chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân... (gồm có lực lượng chính trị, vũ trang...)

0,75

* Chính quyền nhà nước:

- Hội nghị tháng 11-1939 chủ trương thành lập chính quyền nhà nước với hình thức cộng hoà dân chủ trong phạm vi toàn Đông Dương.

- Hội nghị tháng 5-1941 đã giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương và chủ trương sau khi đánh đuổi được Pháp - Nhật sẽ thành lập một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - chính quyền cách mạng của toàn thể dân tộc.

0,5

c. Đánh giá:

- Đây là chủ trương đúng đắn, sang tạo, phù hợp với thực tiển VN... khắc phục được hạn chế của Luận Cương... để lại những bài học lịch sử vô cùng quý báu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

- CMT8 thắng lợi là sự kết hợp của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan... Trong đó, chủ trương giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là nhân tố đầu tiên quyết định.

0,25

0,25

CÂU 5

Phân tích mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chế độ mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946). Nêu suy nghĩ của Anh/Chị về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

3.0

a. Khái quát bối cảnh

Cách mạng tháng Tám thành công nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòara đời đất nước ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc ...xây dựng và củng cố chế độ mới là nhiệm vụ cấp bách

0,25

b. Xây dựng và bảo vệ

*Nhiệm vụ xây dựng chính quyền cách mạng:

- Tổ chức tổng tuyển cử bầu Quốc Hội trong cả nước; bầu cử hội đồng nhân dân các cấp kiện toàn buồn máy nhà nước; Quốc Hội thông qua hiến pháp mới...

- Giải quyết khó khăn về kinh tế, tài chính, văn hóa giáo dục:

+ Kinh tế: trước mắt, lâu dài...

+ Tài chính: Tuần lễ vàng, Quỹ Độc lập...

+ Văn hóa, giáo dục: xóa mù chữ, bài trừ tệ nạn...

0,5

- Nhiệm vụ bảo vệ chế độ mới, đấu tranh chống thù trong giặc ngoài

+ Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai ở phía Bắc...

+ Đối phó với mưu tại chiếm Việt Nam của Pháp ở miền Nam...

+ Hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước...

0,5

c. Mối quan hệ

- Đây là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, có quan hệ khắn khít với nhau, xây dựng để bảo vệ và ngược lại bảo vệ là để tạo cơ sở xây dựng và phát triển

- Xây dựng chế độ mới là xây dựng chính quyền vững mạnh từ trung ương đến địa phương giải quyết những khó khăn của đất nước, mang lại quyền lợi cho nhân dân thể hiện tính ưu việt của chế độ mới đồng thời tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ thành quả cách mạng tháng Tám, đủ lực để chống thù trong giặc ngoài.

- Thành công của việc xây dựng và bảo vệ chế độ mới đã giáng một đòn mạnh mẽ vào mưu toan chia rẽ lật đổ và xâm lược của các thế lực đế quốc và tay sai, giữ vững chế độ mới đồng thời tạo điều kiện cho công cuộc xây dựng chế độ mới.

- Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm - nội phản là để bảo vệ, giữ vững chính quyền, không thể xây dưng đất nước khi có chiến tranh, hoặc mất độc lập chủ quyền...

1,0

(Mỗi ý 0,25)

d. Ý kiến về mối quan hệ ngày nay (HS có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những nội dung cơ bản dưới đây. Nếu HS có liên hệ việc bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay thì có thể cho điểm với điều kiện phần này chưa đạt tổng điểm (0,75)

- Ðảng ta xác định: "Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam”... phải kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ vì:

0,25

+ Sự ổn định và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội sẽ bảo đảm cho sự phát triển bền vững của mục tiêu dân giàu, nước mạnh...đồng thời là nền tảng của quốc phòng - an ninh. Không có quốc phòng, an ninh mạnh, không thể có ổn định chính trị - xã hội và càng không thể đối phó với những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch. ... Mặt khác, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội là góp phần thiết thực tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Sự kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược là kết hợp chặt chẽ giữa quân sự, quốc phòng với chính trị, kinh tế, đối ngoại, khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội; giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quân sự, và ngược lại; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; kết hợp quốc phòng với an ninh và hoạt động đối ngoại.

0,25

0,25

CÂU 6

Trình bày khái quát sự thất bại của kế hoạch Nava. Hãy nêu vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954).

3,0

a. Khái quát: Giữa 1953, Pháp vạch ra kế hoạch Nava gồm 2 bước... nhằm tìm lối thoát trong thắng lợi...

0,25

b. Sự thất bại của kế hoạch Nava

* Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản

- Chủ trương của Đảng: 9/1953, BCH TU Đảng họp và chỉ ra phương hướng và phương châm chiến lược cho cuộc tiến công chiến lược 1953 – 1954: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu...”

- Thực hiện chủ trương: Ta mở một loạt chiến dịch khắp Đông Dương... (4 chiến dịch lớn)

0,5

- Kết quả:

+ Tiêu diệt một bộ phận lớn sinh lực địch, giải phóng dân, đất đai,

+ Buộc Pháp phải phân tán lực lượng đối phó (thành 5 nơi tập trung quân: ĐBBB, Điện Biên Phủ, Sêno, Luông Pha Bang và Playcu)... > Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản

0,5

* Kế hoạch Nava bị phá sản hoàn toàn

- Kế hoạch của Pháp: đầu tháng 12/1953, Nava xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm => từ chỗ không có trong kế hoạch, Điện Biên Phủ trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Nava và chọn làm trận quyết chiến chiến lược với ta...

0,25

- Chủ trương của Đảng ta: quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đây với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

- Trải qua 3 đợt, với 56 ngày đêm chiến đấu anh hùng, quân ta đã làm nên chiến thắng ĐBP, tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của địch ở ĐBP.

0,25

- Ý nghĩa:

+ Đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, đánh bại âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của Pháp và Mĩ;

+ Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi ở Giơnevơ

0,5

b.Vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

- Tham mưu Bộ Chính trị, Trung ương Đảng vạch chủ trương, kế hoạch tác chiến...

- Linh hoạt, sáng tạo trong thay đổi phương châm tác chiến.... chuyển phương châm tác chiến từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc (trong chiến dịch Điện Biên Phủ).

- Là người trực tiếp chỉ huy chiến dịch, động viên tinh thần, đưa ra các cách đánh sáng tạo, chủ động cho các đợt tấn công -> tạo nên sự toàn thắng của chiến dịch.

0,25

0,25

0,25

Câu 7

So sánh công cuộc đổi mới ở Việt Nam (từ 1986) và cải tổ ở Liên Xô (từ 1985) về bối cảnh lịch sử, nội dung và kết quả. Qua đó, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay.

2,5

a. So sánh

* Về bối cảnh lịch sử

- Giống nhau: đều tiến hành trong hoàn cảnh đât nước gặp khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài cần phải thay đổi để tồn tại và phát triển.

- Khác nhau:

+ Liên Xô tiến hành cải tổ trong điều kiện đất nước có hòa bình, để xây dựng, phát triển trong thời gian dài. Liên Xô là nước công nghiệp.

+ Việt Nam: tiến hành trong điều kiện đất nước chịu tác động lớn của hậu quả chiến tranh kéo dài, là nước nông nghiệp lạc hậu...lại bị nhiều thế lực thù địch bao vây cấm vận.

0,25

* Về nội dung đường lối

- Giống nhau:

+ Đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, đều hướng tới mục tiêu cao nhất, lâu dài xây dựng CNXH ưu việt đúng như bản chất của nó.

+ Chuyển từ mô hình tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường...

- Khác nhau:

+ Liên Xô tiến hành cải tổ nóng vội triển khai, thực hiện đa nguyên đa đảng...

+ Việt Nam tiến hành từng bước vừa thực hiện đổi mới, vừa bổ sung điều chỉnh..., không đa nguyên đa Đảng, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.

0,75

* Kết quả

- Liên Xô: thất bại dẫn đến sự sụp đổ của chế độ XHCN

- Việt Nam: thành công, ổn dịnh và phát triển

0,25

b. Suy nghĩ

- Chứng tỏ đường lối đổi mới là đúng đắn, bước đi phù hợp với yêu cầu thực tiển Việt Nam... phù hợp với xu thế chung của thế giới.

- Làm cho nền kinh tế - xã hội Việt Nam vượt qua khủng hoảng, ổn định và phát triển... nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ... Việt Nam thoát khỏi nước nghèo... chính trị ổn định, tăng cường sức mạnh đoàn kết toàn dân... tạo ra sức mạnh tổng hợp để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia...

- Quan hệ đối ngoại được mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa... hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế... vị thế quốc gia được nâng cao trên trường quốc tế... (LHQ, ASEAN, các tổ chức liên kết khu vực...)

0,25

0,5

0,5

---------------HẾT--------------