Đề thi giữa hk2 môn sử 11 có đáp án (đề 3)

Đề thi giữa hk2 môn sử 11 có đáp án (đề 3)

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi giữa hk2 môn sử 11 có đáp án (đề 3)

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GD VÀ ĐT …

TRƯỜNG THPT ….

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2021-2022

Môn: Lịch sử – Lớp: 11

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm (7đ) 

Câu 1. Sự kiện nào dưới đây đã chấm dứt chiến tranh thế giới thứ II ở châu Âu?

A. Trận Matxcova (12/1941). B. Trận Xtalingrat (11/1942).

C. Trận Beclin (4/1945). D. Trận Cuocxco (8/1943).

Câu 2. Liên minh phát xít hình thành trong những năm 30 của thế kỉ XX gồm những nước nào?

A. Đức, Nhật, Pháp. B. Đức, Italia, Anh

C. Đức, Italia, Nhật. D. Đức Anh, Pháp.

Câu 3. Liên Xô đã có hành động gì đối với chủ nghĩa phát xít?

A. Nhượng bộ phát xí. B. Đứng về phía các nước phát xít.

C. Đứng về phe trung lập. D. Liên kết chặt chẽ với Anh, Pháp để cùng chống Phát xít.

Câu 4. Viên tướng chỉ huy quân đội Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai là

A. Napoleon. B. Rivie. C. Cuốc bê. D. Gacniê.

Câu 5. Nguyên nhân trực tiếp nào dưới đây dẫn đến bùng nổ chiến tranh thế giới thứ II (1939 -1945)?

A. Nhu cầu về nhân công và thị trường.

B. Sự phát triển không đều giữa các nước tư bản.

C. Trật tự Vecxai – Oasinhton không còn phù hợp.

D. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933.

Câu 6. Nhận xét nào sau đây đúng nhất nói về ý nghĩa chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ?

A. Thể hiện lòng yêu nước, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

B. Thể hiện sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ của nhân dân ta trong việc phá thế vòng vây của địch.

C. Thể hiện lối đánh tài tình của nhân dân ta.

D. Thể hiện lòng yêu nước, ý chí quyết tâm sẵn sàng tiêu diệt giặc của nhân dân ta.

Câu 7. Ý nghĩa cơ bản của chiến thắng Matxcova của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ II là gì?

A. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng Minh. B. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh.

C. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hitle. D. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.

Câu 8. Đốt cháy tàu Ét-pê-răng (10/12/1861) trên sông Vàm cỏ là chiến công của

A. nghĩa quânTrương Quyền. B. nghĩa quân Nguyễn Trung Trực.

C. nghĩa quân Trương Định. D. nghĩa quân Tôn Thất Thuyết.

Câu 9. Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuẩn bị kế hoạch gì tiếp theo?

A. Kéo quân vào đánh Gia Định. B. Đánh thẳng Kinh thành Huế.

C. Cố thủ chờ viện binh. D. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp.

Câu 10. Với hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), nhà Nguyễn đã nhượng hẳn cho Pháp

A. Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.

B. Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn.

C. Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn.

D. An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn.

Câu 11. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam kì sau Hiệp ước 1862 là

A. khởi nghĩa Trương Quyền. B. khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực.

C. khởi nghĩa Trương Định. D. khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm.

Câu 12. Vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam trong tình trạng như thế nào?

A. phát triển nhanh chóng. B. kinh tế kém phát triển.

C. tình hình ổn định. D. khủng hoảng, suy yếu.

Câu 13. Một trong những âm mưu của thực dân Pháp khi đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia Định(2-1959)

A. buộc nhà Nguyễn đầu hàng không điều kiện.

B. hoàn thành chiếm Trung kì.

C. làm bàn đạp tấn công Kinh thành Huế.

D. cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình.

Câu 14. Đức tấn công Ba Lan bằng chiến lược gì?

A. Đánh du kích. B. Đánh lâu dài.

C. Chiến tranh chớp nhoáng. D. Đánh chắc, tiến chắc.

Câu 15. Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam?

A. Sau khi Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt kí kết. B. Sau khi đánh chiếm Kinh thành Huế .

C. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng. D. Sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai

Câu 16. Triều đình Huế thực hiện kế sách gì khi Pháp tấn công Gia Định ?

A. xây dựng phòng tuyến để phòng ngự. B. Thương lượng để quân Pháp rút lui.

C. Chiêu tập binh sĩ, tích cực đánh Pháp. D. đề nghị quân Pháp đàm phán .

Câu 17. Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất là ai?

A. Nguyễn Tri Phương. B. Nguyễn Trung Trực.

C. Hoàng Diệu. D. Nguyễn Lâm.

Câu 18. Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần hai là

A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Tri Phương.

C. Phan Thanh Giản. D. Tôn Thất Thuyết.

Câu 19. Ngày 17/2/1859 diễn ra sự kiện nào sau đây ?

A. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định.

B. Liên quân Pháp –Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.

C. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

D. Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa.

Câu 20. Lấy cớ gì Pháp đưa quân ra đánh Hà Nội lần thứ hai

A. Triều đình nhà Nguyễn ngang nhiên chống lại Pháp.

B. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874.

C. Pháp có đặc quyền, đặc lợi ở Việt Nam.

D. Nước Pháp bắt đầu bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa nên phải có thuộc địa.

Câu 21. Hiệp ước nào triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp?

A. Patơnốt. B. Hác Măng. C. Giáp Tuất. D. Nhâm Tuất.

PHẦN II: TỰ LUẬN (3điểm).

Câu 1. Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên?. Hãy so sánh tinh thần chống Pháp của triều Nguyễn và nhân dân từ (1858-1873). (3điểm)

------ HẾT ------

ĐÁP ÁN

I. Trắc Nghiệm:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

C

C

A

B

D

D

C

B

A

A

C

D

D

C

A

A

A

A

A

B

C

II. Tự Luận:

Câu 1. Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên? Hãy so sánh tinh

thần chống Pháp của triều Nguyễn và của nhân dân từ 1858 – 1873.

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:

- Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng. (0,5đ)

- Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế,buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam. (1.0đ)

-Là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo

dân ủng hộ (0.5đ)

* So sánh tinh thần chống Pháp của triều Nguyễn và của nhân dân từ 1858 - 1873:

- Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng nề

về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những

đòi hỏi của thực dân Pháp.... (0.5đ)

+ Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, ... (0.5đ)

(Lưu ý: giáo viên linh hoạt trong khi chấm. Học sinh có thể trình bày nhiều cách, nếu đảm bảo

đúng, đủ ý vẫn cho điểm tối đa)