Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn sử 12 có đáp án (đề 1)

Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn sử 12 có đáp án (đề 1)

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề kiểm tra giữa học kỳ 2 môn sử 12 có đáp án (đề 1)

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN LỊCH SỬ  12

Thời gian làm bài : 45 phút

Câu 1: Sau Tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân Xuân 1968 Mĩ phải:

    A. Thất bại chiến tranh Đặc Biệt.                          B. Tuyên bố phi mĩ hóa.

    C. Mĩ kí kết hiệp định ở Pari.                                D. Mĩ rút hết quân về nước.

Câu 2: Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 ta làm phá sản:

    A. Chiến tranh Đơn phương.                                  B. Việt Nam hóa chiến tranh.

    C. Chiến tranh cục bộ.                                            D. Chiến tranh  Đặc biệt.

Câu 3: Một trong những ý nghĩa của phong trào Đồng khởi năm 1960 là:

    A. Thất bại chiến tranh Đặc Biệt.                          B. Làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm.

    C. Ngừng ném bom phá hoại Miền Bắc.               D. Mĩ rút hết quân về nước.

Câu 4: Chiến thắng Vạn Tường ( 18- 8- 1965 ) đã chứng tỏ điều gì ?

    A. Quân viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu.

    B. Miền Nam đã giành thắng lợi trong chiến tranh cục bộ  .

    C. Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành.

    D. Nhân dân miền Nam đủ sức  đánh bại quân Mĩ.

Câu 5: Thắng lợi nào của ta buộc Mĩ kí kết hiệp định ở Pari năm 1973 :

    A. Chiến thắng Điện Biên Phủ.                              B. Điện Biên Phủ trên không.       

    C. Chiến thắng Vạn tường.                                     D. Tổng tiến công Mậu Thân.

Câu 6: Niên đại 27/1/1973 phù hợp với sự kiện nào ?

    A. Quần đảo Trường Sa được giải phóng.                   B.  kí hiệp định Pari về Việt Nam.

    C. Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện.        D. Miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Câu 7: Một trong những âm mưu của Mĩ khi tiến hành xâm lược Việt Nam là biến Việt Nam thành :

    A. Căn cứ quân sự duy nhất.                                  B. Đồng  minh duy nhất.

    C. Thuộc địa kiểu mới.                                           D. Thị trường xuất khẩu.

Câu 8: Mở đầu cuộc tổng tiến công chiến lược 1972, quân ta tấn công vào:

    A. Nam Trung Bộ.            B. Đông Nam Bộ.              C. Quảng Trị.                    D. Tây Nguyên.

Câu 9: Nhằm tạo thắng lợi quân sự quyết định buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mĩ, Mĩ đã:

    A. Tiến hành đàm phán, hòa hoãn với Liên Xô và Trung Quốc.

    B. Mở cuộc tập kích 12 ngày đêm vào Hà Nội Hải Phòng .

    C. Tăng cường dồn dân lập ấp chiến lược.

    D. Mở cuộc tập kích đánh vào Vạn Tường.         

Câu 10: Nhiệm vụ của cách mạng hai miền Nam, Bắc sau năm 1954 là:

    A. Tăng cường nhờ sự viện trợ của quốc tế nhằm giúp nhân dân ta kháng chiến, đoàn kết quốc tế.

    B. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

    C. đấu tranh chống Mĩ - Diệm.

    D. Cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Câu 11: Sau thắng lợi Vạn Tường khắp Miền Nam dấy lên phong trào:

    A. Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công.                  B. không một tất đất bỏ hoang.

    C. Tìm Mĩ mà đánh lùng Ngụy mà diệt.               D. Một tất không đi ,một li không rời.

Câu 12: Sau thắng lợi phong trào Đồng khởi ta đạt kết quả nào dưới đây ?

    A. Giải phóng toàn bộ Miền Nam .

    B. Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam ra đời.

    C. Nắm quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

    D. Giải phóng 1/2 diện tích Tây Nguyên với 4 vạn dân.

Câu 13: Với thắng lợi trong phong trào Đồng Khởi 1960 ta buộc Mĩ-Diệm phải:

    A. Tuyên bố “Mĩ hóa”.                                           B. Tuyên bố “phi Mĩ hóa”.

    C. kí hiệp định Pari rút quân về nước.                  D. Đưa ra loại hình chiến tranh mới.          

Câu 14: Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ 1954 là:

    A. Miền Bắc chưa được giải phóng.                      B. Đất nước hoàn toàn giải phóng.

    C. Miền Bắc được giải phóng.                               D. Miền Nam được giải phóng.

Câu 15: Một trong những hành động của Mĩ thực hiện trong chiến tranh Đặc Biệt?

    A. Dồn dân lập ấp chiến lược.                               B. Tấn công Vạn Tường.           

    C. Mở tập kích 12 ngày đêm.                                 D. Phá hoại Miền BắC lần 2

Câu 16: Để đem quân phá hoại Miền Bắc lần thứ nhất Mĩ đã dựng lên sự kiện gì?

    A. Thất bại ở Ấp Bắc.

    B. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ.                                               

    C. Ta tấn công trại lính của chúng ở Playku.                

    D. Thất bại ở Vạn Tường .        

Câu 17: Trong giai đoạn 1965 – 1968, đế quốc Mĩ đã thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

    A. Chiến tranh cục bộ.                                            B. Chiến tranh Đặc biệt.

    C. Chiến tranh Đơn phương.                                  D. Việt Nam hóa chiến tranh .

Câu 18: Về quy mô Việt Nam hóa chiến tranh khác gì so với Chiến tranh đặc biệt ?

    A. Lớn hơn mở rộng ra Đông Dương.

    B. Như nhau đều sử dụng quân Mĩ làm nòng cốt.

    C. Nhỏ hơn chỉ diễn ra ở Miền Bắc.

    D. Nhỏ hơn chỉ diễn ra ở Miền Nam.

Câu 19: Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ?

    A. Buộc Mĩ tuyên bố thất bại hòa toàn trong chiến tranh cục bộ.

    B. Buộc Mĩ  rút quân Mĩ và quân đồng minh về nước.

    C. Mở ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

    D. Buộc Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Câu 20: Chiến thắng nào của ta làm phá sản Việt nam hóa chiến tranh của Mĩ:

    A. chiến thắng Vạn Tường                                     B. chiến thắng Âp Bắc.

    C. Tiến công chiến lược  năm 1972.                     D. Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968 .

Câu 21: Chiến tranh cục bộ được Mĩ đưa ra trong hoàn cảnh:

    A. Thất bại trong trong chiến tranh Đặc Biệt.

    B. Thất bại trong Tổng tiến công Mậu Thân.

    C. Thất bại trong chiến trang đơn phương .

    D. Thất bại trong phong trào Đồng khởi năm 1960 .

Câu 22: Tại sao nói chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh thủ đoạn của Mĩ  thâm độc hơn so với các chiến lược chiến tranh trước?

    A. Do Mĩ thực hiện âm mưu dùng người Việt đánh người Việt.

    B. Do Mĩ tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.

    C. Do đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.

    D. Do được tiến hành bằng quân Sài Gòn là chủ yếu.

Câu 23: Cùng với thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam, Mĩ còn mở rộng chiến tranh ở đâu ?

    A. Chiến tranh ở Lào.                                              B. Chiến tranh ở Campuchia.

    C. Chiến tranh phá hoại miền Bắc.                       D. Chiến tranh cả Đông Dương.

Câu 24: Thắng lợi nào đưa nhân dân Miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công:

    A. Chiến dịch Biên giới 1950.                               B. Phong trào Đồng Khởi.

    C. Chiến thắng ẤP Bắc.                                          D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.

Câu 25: Trận "Điện Biên Phủ trên không"(1972) là thắng lợi nào của quân dân miền Bắc ?

    A. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ ở miền Bắc.

    B. Đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ ở miền Bắc.

    C. Cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm của Mĩ ra miền Bắc.

    D. Đánh bại hai lần chiến tranh phá hoại của Mĩ ở miền Bắc.

Câu 26: Điểm tương đồng trong các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện ở Miền Nam Việt Nam (1961-1973)  là:

    A. Âm mưu chia cắt lâu dài nước ta .

    B. Dùng người Việt đánh người Việt.

    C. Sử dụng quân Mĩ và quân chư hầu làm nòng cốt.

    D. Sử dụng quân đội Sài Gòn làm nòng cốt.

Câu 27: Nội dung nào không phải mục đích Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại ra Miền Bắc:

    A. Làm lung lay ‎ chí chiến đấu của nhân dân ta.

    B. Phá hoại tiềm lực kinh tế , quốc phòng miền Bắc.

    C. Ngăn chặn chi viện cho Miền Nam.

    D. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong danh dự.

Câu 28: Hội nghị lần 15( 1/1959)cho nhân dân Miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ Mĩ- Diệm chủ yếu là đấu tranh:

    A. Ngoại giao.                   B. Biểu tình.                      C. Chính trị.                      D. Tư tưởng.

Câu 29: Sự kiện nào sau đây đã buộc Mĩ phải tuyên bố rút quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ về nước?

    A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

    B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.

    C. Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.

    D. Thất bại trong “Điện Biên Phủ” trên không năm 1972.

Câu 30: Một trong những điểm chung giữa hiệp định Giơnevơ và Pari là:

    A. Giải phóng hoàn toàn Miền Nam .

    B. Chứng tỏ nước ta hoàn toàn độc lập,thống nhất.

    C. Được ký kết sau thắng lợi quân sự lớn của ta.                                

    D. Giải phóng Miền Bắc từ vĩ tuyến 17.                 

Câu 31: Phong trào Đồng Khởi lan rộng khắp Miền Nam tiêu biểu nhất là ở :

    A. Vạn Tường.                B. Mĩ Tho.                        C. Quảng Ngãi.               D. Bến Tre.

Câu 32: Chiến tranh đặc biệt được Mĩ đưa ra trong hoàn cảnh:

    A. Sau thất bại Chiến tranh đơn phương.             B. Sau thất bại Chiến tranh cục bộ.

    C. Sau thất bại Việt nam hóa chiến tranh .          D. Sau thất bại vào tết Mậu Thân 1968.

Câu 33: Việt Nam hóa chiến tranh có điểm chung gì so với Chiến tranh đặc biệt ?

    A. Sử dụng quân Mĩ làm nòng cốt

    B. Làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm.

    C. Tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.

    D. Dùng người Việt đánh người Việt.

Câu 34: Với việc đề ra chiến lược việt nam hóa chiến tranh thực chất Mĩ đang tiếp tục thực hiện âm mưu:

    A. chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh.             B. chính sách tố cộng ,diệt cộng.

    C. dùng người Việt đánh người Việt.                    D. chiến thuật đánh lâu dài với ta.

Câu 35: Đế quốc Mĩ chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam ở Hội nghị Pari năm 1973, vì:

    A. Bị thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai.

    B. Bị đánh bất ngờ trong Tết Mậu Thân 1968 .

    C. Bị thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

    D. Bị thua trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc.

Câu 36: Tội ác tàn bạo nhất của đế quốc Mĩ trong việc đánh phá miền Bắc Việt Nam (1965 - 1968) là:

    A. Ném bom vào các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, các công trình thủy lợi.

    B. Ném bom vào các đầu mối giao thông (cầu cống, đường sá).

    C. Ném bom vào các mục tiêu quân sự.

    D. Ném bom vào khu đông dân, trường học, nhà trẻ, bệnh viện.

Câu 37: “Ý Đảng, lòng dân gặp nhau” thể hiện ở phong trào nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam từ 1954 - 1975?

    A. Phong trào “Đồng khởi”.

    B. Phong trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

    C. Phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

    D. Phong trào phá “ấp chiến lược”.

Câu 38: Miền Nam có vai trò gì trong việc đánh đổ thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai, thống nhất đất nước?

    A. Có vai trò cơ bản nhất.                        B. Có vai trò quan trọng nhất.                 

    C. Có vai trò quyết định trực tiếp.                 D. Có vai trò quyết định nhất.

Câu 39: Một trong những ý nghĩa quan trọng của hiệp định Pari 1973 là:

    A. Tạo điều kiện nhân dân ta đánh bại Pháp.

    B. Tạo điều kiện tiến lên giải phóng hoàn toàn Miền Nam.

    C. Tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế.

    D. Tạo điều kiện cho nước ta gia nhập vào Liên Hợp Quốc.

Câu 40: Để tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, Mĩ đã sử dụng:

    A. Quân đội Mĩ.                                         B. Quân đồng minh.                         

    C. Quân đội Sài Gòn.                                D. Quân Mĩ  và quân đồng minh.      

 

------ HẾT ------

ĐÁP ÁN

1

B

11

C

21

A

31

D

2

B

12

B

22

B

32

A

3

B

13

D

23

C

33

D

4

D

14

C

24

B

34

C

5

B

15

A

25

C

35

B

6

B

16

B

26

A

36

D

7

C

17

A

27

D

37

A

8

C

18

A

28

C

38

C

9

B

19

B

29

C

39

B

10

D

20

C

30

C

40

C