Trắc nghiệm sử 11 bài 10: liên xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941) có đáp án

Trắc nghiệm sử 11 bài 10: liên xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941) có đáp án

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Trắc nghiệm sử 11 bài 10: liên xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941) có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ 11 BÀI 10:

LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921 - 1941)

Câu 1:  Trong những năm 1922 – 1925, những cường quốc tư bản nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô?

A. Anh, Pháp, Tây Ban Nha B. Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật Bản

C. Đức, Anh, Bồ Đào Nha D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia

Câu 2:  Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1925-1941 là:

A. hoàn thành tập thể hoá nông nghệp.

B. hơn 60 triệu người dân Liên Xô thoát nạn mù chữ.

C. Liên Xô từ một nước nông nghiệp (chiếm 2/3 tổng sản phẩm kinh tế quốc dân) trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

D. đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được tăng lên.

Câu 3:  Một trong những hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô trong những năm 1921-1941 là

A. Chưa thực hiện tốt nguyên tắc bình đẳng trong phân phối sản phẩm

B. Chưa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung trong công nghiệp hóa

C. Chưa thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ trong đời sống nhân dân

D. Chưa thực hiện tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa nông nghiệp

Câu 4:  Ý nào không phải là đặc điểm nổi bật của nền kinh tế nông nghiệp Liên Xô trong những năm 1921- 1941?

A. Nông nghiệp tập thể hóa

B. Nông nghiệp được cơ giới hóa

C. Nông nghiệp có quy mô sản xuất lớn

D. Tiến hành “cách mạng xanh” trong nông nghiệp

Câu 5:  Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đặt ra yêu cầu gì đối vơi các dân tộc trên lãnh thổ nước Nga Xô viết:

A. Một, hai dân tộc liên minh với nhau giành quyền lực.

B. Độc lập với nhau để phát huy sức mạnh của mỗi dân tộc.

C. Liên minh, đoàn kết với nhau nhằm tăng cường sức mạnh.

D. Liên kết với các nước bên ngoài để nhận sự giúp đỡ.

Câu 6:  Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với Mĩ năm nào?

A. Năm 1936. B. Năm 1933 C. Năm 1934 D. Năm 1935.

Câu 7:  Liên Xô đặt quan hệ ngoại giao với các nước: Đức, Anh, Ý, Pháp, Nhật trong khoảng thời gian nào?

A. Trong những năm 1922-1925. B. Trong những năm 1922-1928.

C. Trong những năm 1022-1924 D. Trong những năm 1921-1925.

Câu 8:  Việt Nam học được gì trong Chính sách kinh tế mới ở Nga Xô viết, khi chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường?

A. Chuyển từ nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

B. Chuyển nền kinh tế quốc dân sang kinh tế tập thể.

C. Chuyển nền kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường.

D. Chuyển nền kinh tế lạc hậu sang nền kinh tế hiện đại.

Câu 9:  Sau Cách mạng tháng Mười, chính quyền Xô viết đã thiết lập quan hệ ngoại giao với

A. Một số nước châu Phi

B. Một số nước ở khu vực Mĩ Latinh

C. Một số nước láng giềng châu Á và châu Âu

D. Một sốnước ở châu Đại Dương

Câu 10:  Ý nào không phải là thành tựu mà Liên Xô đạt được về văn hóa – giáo dục trong những năm 1921 – 1941?

A. Thanh toán nạn mù chữ

B. Thành lập những trường đại học lớn hàng đầu thế giới

C. Hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học và tiếp ục thực hiện đối với Trung học cơ sở

D. Xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất

Câu 11:  Từ 1922 đến 1933 nhiều nước trên thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô điều này chứng tỏ:

A. khẳng định uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.

B. Liên Xô trở thành thị trường tiềm năng đối với nền kinh tế các nước lớn.

C. các nước đế quốc đã nể sợ Liên Xô.

D. mâu thuẫn giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đã chấm hết.

Câu 12:  Với việc thực hiện Chính sách kinh tế mới thì kinh tế quốc dân nước Nga Xô viết có sự thay đổi như thể nảo?

A. Không có sự thay đôi. B. Khủng hoảng hơn trước.

C. Có sự chuyền biến rõ rệt. D. Bước đầu phát triển.

Câu 13:  Trong thời kì thực hiện công nghiệp hóa, ngành công nghiệp nào chưa được Chính phủ Liên Xô chú trọng đầu tư phát triển

A. Công nghiệp chế tạo máy, nông cụ

B. Công nghiệp quốc phòng

C. Công nghiệp hàng không – vũ trụ

D. Công nghiệp năng lượng ( điện, han, dầu mỏ), khai khoáng

Câu 14:  Năm 1925, Liên Xô đã đạt được những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực đối ngoại là

A. Hơn 20 quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô

B. Ấn Độ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô

C. Triều Tiên công nhận và thiết lập ngoại giao với Liên Xô

D. Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật Bản đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô

Câu 15:  Việc nhiều nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô chứng tỏ điều gì?

A. Liên Xô có tiềm lực kinh tế và quốc phòng mạnh

B. Các nước buộc phải thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô

C. Liên Xô có khả năng ngoại giao chi phối các nước

D. Uy tín ngày càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế

Câu 16:  Năm 1933, thành tựu đối ngoại nổi bật mà Liên Xô đạt được là

A. Trung Quốc công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô

B. Mông Cổ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô

C. Iran công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô

D. Mĩ công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô

Câu 17:  Vai trò của nhà nước được thể hiện như thế nào trong Chính sách kinh tế mới của nước Nga?

A. Lũng đoạn, chi phối nền kinh tế quốc dân.

B. Phát triển kinh tế nhiều thành phần có sự kiếm soát của nhà nước.

C. Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt trong nền kinh tế nhiều thành phần.

D. Thả nổi nền kinh tế cho tư nhân.

Câu 18:  Trong kinh tế, Nhà nước Xô viết không nắm ngành nào sau đây? :

A. Công nghiệp. B. Du lịch. C. Giao thông vận tải. D. Ngân hàng.

Câu 19:  Việt Nam chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô khi nào?

A. Năm 1954. B. Năm 1975. C. Năm 1950. D. Năm 1945.

Câu 20:  Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời, đầy sáng tạo từ nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền sang một nền kinh tế:

A. nhiều thành phần nhưng vẫn đặt dưới sự kiếm soát của nhà nước.

B. nhà nước chỉ nắm các mạch máu kinh tế.

C. nhiều thành phần đặt dưới sự kiểm soát của pháp luật.

D. tập trung quan liêu, bao cấp.

ĐÁP ÁN

1

B

5

C

9

C

13

C

17

B

2

D

6

B

10

B

14

A

18

B

3

D

7

A

11

A

15

D

19

C

4

D

8

A

12

C

16

D

20

A