Đề thi hk2 lịch sử 11 sở gd quảng nam 2019-2020 có đáp án

Đề thi hk2 lịch sử 11 sở gd quảng nam 2019-2020 có đáp án

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi hk2 lịch sử 11 sở gd quảng nam 2019-2020 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020

QUẢNG NAM Môn: Lịch sử – Lớp 11

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 605

(Đề gồm có 2 trang)

I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)

Câu 1: Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1918) đã A. tuyên truyền và khích lệ tinh thần yêu nước của Việt kiều ở Pháp.

B. tạo điều kiện thuận lợi để Người đến các nước tư bản khác.

C. kết thúc thắng lợi hành trình tìm đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

D. tạo cơ sở để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

Câu 2: Sau chiến thắng của quân và dân ta tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) triều Nguyễn A. kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874).

B. tiến hành cải cách - duy tân đất nước.

C. quyết tâm lãnh đạo nhân dân kháng chiến.

D. tìm cách chiếm lại sáu tỉnh Nam Kì.

Câu 3: Hoạt động nào của Việt Nam Quang phục hội đầu thế kỉ XX thể hiện con đường cứu nước bằng bạo lực của Phan Bội Châu?

A. Cử người bí mật về nước trừ khử những tên thực dân đầu sỏ.

B. Tổ chức tuyên truyền quần chúng tham gia cách mạng.

C. Mở lớp huấn luyện đội ngũ cán bộ tại Quảng Châu.

D. Tiến hành đấu tranh chính trị chống thực dân Pháp.

Câu 4: Đâu không phải là mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

A. Đòi quyền tự do kinh doanh.

B. Đòi quyền tham gia vào các tổ chức kinh tế.

C. Đòi quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.

D. Đòi quyền tự chủ về chính trị.

Câu 5: Điểm khác biệt cơ bản giữa con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX là

A. mục tiêu. B. tư tưởng. C. kết quả. D. biện pháp.

Câu 6: Vào giữa thế kỷ XIX, trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây, triều đình nhà Nguyễn thực hiện chính sách

A. bế quan tỏa cảng. B. cải cách văn hóa.

C. tự do tôn giáo. D. cải cách, mở cửa.

Câu 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884) của nhân dân Việt Nam có đặc điểm gì?

A. Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và ngoại giao.

B. Hình thành một mặt trận thống nhất do các văn thân, sĩ phu tiến bộ lãnh đạo.

C. Lan rộng từ Bắc vào Nam theo sự mở rộng địa bàn xâm lược của thực dân Pháp.

D. Từ chống ngoại xâm đến kết hợp chống ngoại xâm và phong kiến đầu hàng.

Câu 8: Vì sao từ cuối tháng 8 - 1858 đến đầu tháng 2 - 1859, liên quân Pháp - Tây Ban Nha bị cầm chân trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng)?

A. Quân ít, thiếu viện binh, địa hình không thuận lợi.

B. Quân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược.

C. Bị nhân dân Pháp và nhân dân Tây Ban Nha phản đối.

D. Quân Pháp và Tây Ban Nha không quen khí hậu Việt Nam.

Câu 9: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước

A. Đức, Italia, Nhật Bản. B. Đức, Liên Xô, Anh.

C. Mĩ, Liên Xô, Anh. D. Italia, Hung-ga-ri, Áo.

Câu 10: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt năm 1888, phong trào Cần vương A. bị thực dân Pháp đàn áp dã man và chấm dứt hoạt động.

B. vẫn tiếp tục hoạt động nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Bộ.

C. vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn.

D. chỉ hoạt động cầm chừng ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì.

Câu 11: Chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX là A. dựa vào Pháp chống phong kiến.

B. dùng bạo lực giành độc lập.

C. cải cách nâng cao dân trí, dân quyền.

D. chống Pháp và phong kiến.

Câu 12: Trong những năm 1925 – 1926, ở Campuchia đã diễn ra phong trào đấu tranh tiêu biểu nào? A. Phong trào đấu tranh chống phong kiến đầu hàng.

B. Phong trào đòi tự do báo chí của tầng lớp tiểu tư sản.

C. Phong trào chống thuế, chống bắt phu.

D. Phong trào vũ trang chống Pháp.

Câu 13: Chiến thắng Béc-lin của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) có ý nghĩa gì?

A. Đánh bại “Chiến tranh chớp nhoáng” của Hit-le.

B. Tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh.

C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng minh.

D. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.

Câu 14: Tính chất của phong trào Cần vương từ năm 1885 – 1896 là gì? A. Phong trào nông dân tự phát.

B. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản.

C. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến.

D. Phong trào yêu nước theo xu hướng vô sản.

Câu 15: Chiến thắng của quân và dân ta trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) làm cho thực dân Pháp

A. thay đổi kế hoạch. B. hoang mang, lo sợ. C. vô cùng căm phẫn. D. phản ứng dè dặt.

II. Phần tự luận. (5 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày kết cục và tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Câu 2 (3,0 điểm). Tóm tắt những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu từ năm 1904 đến năm 1913. Trình bày những điểm giống nhau trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX.

------ HẾT ------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II ( 2019-2020)

QUẢNG NAM Môn: Lịch sử – Lớp 11

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)

1

D

4

B

7

D

10

C

13

C

2

A

5

D

8

B

11

B

14

C

3

A

6

A

9

A

12

C

15

B

II. Phần tự luận. (5 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

Trình bày kết cục và tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). a. Kết cục:

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, Italia, Nhật. - Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chống phát xít. Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại là vô cùng nặng nề… - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới… b. Tính chất:

- Trước khi Liên Xô tham chiến (1/9/1939 đến trước 22/6/1941) là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa…

- Từ khi Liên Xô tham chiến, là cuộc chiến tranh chính nghĩa, vệ quốc và bảo vệ nền hòa bình thế giới.

0.25

0.25

0,25

0.25

0.5

0.5

2

Tóm tắt những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu từ 1904 đến 1913. Trình bày những điểm giống nhau trong chủ trương cứu nước của Phan Bội

Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX.

a. Những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu từ 1904 đến 1913.

- Tháng 5/1904, Phan Bội Châu cùng với một số sĩ phu yêu nước thành lập Hội Duy tân tại Quảng Nam với chủ trương đánh Pháp, giành độc lập và thành lập chính thể quân chủ lập hiến.

- Hội tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại Nhật Bản. Năm 1908 phong trào Đông du tan rã.

- 6/1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội tại Quảng Châu (Trung Quốc). Tôn chỉ hoạt động: đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.

- Năm 1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt và giam ở nhà tù Quảng Đông.

b. Những điểm giống nhau trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX.

- Đều xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân. Đều có chung mục đích làm cách mạng để cứu nước, cứu dân…

- Đều chịu ảnh hưởng của tư tưởng mới từ bên ngoài, chủ trương cứu nước theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản.

- Đều ra nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm làm cách mạng của các nước về làm cách mạng ở Việt Nam.

- Đều bị thất bại nhưng cổ vũ mạnh mẽ lòng yêu nước của nhân dân, chuẩn bị điều kiện cho phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau.

0,75

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

-----------Hết----------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019-2020

QUẢNG NAM Môn: Lịch sử – Lớp 11

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 606

(Đề gồm có 2 trang)

I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)

Câu 1: Vào giữa thế kỷ XIX, trước nguy cơ xâm lược của các nước tư bản phương Tây, triều đình nhà Nguyễn thực hiện chính sách

A. cấm đạo. B. cải cách văn hóa.

C. cải cách kinh tế. D. tự do tôn giáo.

Câu 2: Sự kiện nào có ảnh hưởng lớn đến buổi đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1918)?

A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.

C. Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.

D. Sự thành lập hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn.

Câu 3: Chiến thắng Xta-lin-grát của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) có ý nghĩa gì?

A. Phát xít Đức phải đầu hàng Đồng minh.

B. Thắng lợi vĩ đại nhất trong lịch sử quân sự Liên Xô.

C. Tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh.

D. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô.

Câu 4: Tôn chỉ hoạt động của Việt Nam Quang phục hội do Phan Bội Châu thành lập đầu thế kỉ XX chịu ảnh hưởng của

A. Cải cách ở Xiêm 1868. B. Cách mạng Tân Hợi 1911.

C. Duy tân Minh Trị 1868. D. Duy tân Mậu Tuất 1898.

Câu 5: Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) là

A. đòi tự do kinh doanh, tự chủ chính trị. B. đòi quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

C. đánh đổ đế quốc, giải phóng dân tộc. D. đòi các nước đế quốc trao trả độc lập. Câu 6: Thực dân Pháp căn bản hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam sau khi A. chiếm thành Hà Nội lần thứ hai (1882).

B. Hiệp ước Patơnốt (1884) được kí kết.

C. đánh chiếm Đà Nẵng (1858).

D. chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất (1873).

Câu 7: Chiến thắng của quân và dân ta trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873) làm cho thực dân Pháp

A. thay đổi kế hoạch. B. vô cùng căm phẫn.

C. tìm cách thương lượng. D. phản ứng dè dặt.

Câu 8: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX thất bại là do A. triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến.

B. thực dân Pháp được sự giúp đỡ của nhiều nước tư bản.

C. triều đình nhà Nguyễn không đứng lên kháng chiến.

D. nhân dân không đoàn kết với triều đình nhà Nguyễn.

Câu 9: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le?

A. Chiến thắng vòng cung Cuốc-xcơ. B. Chiến thắng Lê-nin-grat.

C. Chiến thắng Xta-lin-grat. D. Chiến thắng Mát-xcơ-va.

Câu 10: Sau khi cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế thất bại, ngày 13 - 7 - 1885, Tôn Thất Thuyết đã

A. lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương.

B. rút quân khỏi kinh thành, tiếp tục chỉ huy cuộc chiến đấu.

C. bổ sung lực lượng quân sự, chờ thời cơ phản công trở lại.

D. lấy danh nghĩa của mình xuống chiếu Cần vương.

Câu 11: Điểm khác biệt cơ bản giữa con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX là

A. biện pháp. B. tư tưởng. C. kết quả. D. mục tiêu.

Câu 12: Vào giữa thế kỉ XIX, nhà Nguyễn thực hiện chính sách “cấm đạo” đã dẫn đến hậu quả gì? A. Gây ra mâu thuẫn, khiến người dân theo các tôn giáo khác lo sợ.

B. Gây bất hòa trong nhân dân, tạo kẽ hở cho kẻ thù lợi dụng.

C. Khiến cho đất nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.

D. Làm cho Thiên Chúa giáo không thể phát triển ở Việt Nam.

Câu 13: Chủ trương của Phan Bội Châu và các đồng chí của ông khi thành lập Hội Duy tân đầu thế kỉ XX là

A. đánh đổ ngôi vua, phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa.

B. đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

C. duy tân, cải cách làm cho đất nước cường thịnh để giành độc lập.

D. đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ chế độ phong kiến, thành lập chính thể cộng hòa.

Câu 14: Nội dung chủ yếu trong chiếu Cần vương của vua Hàm Nghi ngày 13 - 7 - 1885 là

A. kêu gọi tiến hành cải cách chính trị, đồng thời tố cáo tội ác của thực dân Pháp.

B. kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến.

C. kêu gọi nhân dân đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc.

D. đề ra đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Câu 15: Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) là gì?

A. Phong trào đòi quyền lợi kinh tế phát triển mạnh.

B. Phong trào đấu tranh rầm rộ, lôi cuốn nhiều lực lượng tham gia.

C. Giai cấp tư sản ra đời, nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo.

D. Giai cấp vô sản trưởng thành, tham gia lãnh đạo cách mạng.

II. Phần tự luận. (5 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày kết cục và tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Câu 2 (3,0 điểm). Tóm tắt những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu từ năm 1904 đến năm 1913. Trình bày những điểm giống nhau trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX.

------ HẾT ------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II ( 2019-2020)

QUẢNG NAM Môn: Lịch sử – Lớp 11

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)

1

A

4

B

7

C

10

A

13

B

2

B

5

A

8

A

11

A

14

B

3

C

6

B

9

D

12

B

15

D

II. Phần tự luận. (5 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

Trình bày kết cục và tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). a. Kết cục:

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, Italia, Nhật. - Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chống phát xít. Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

- Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại là vô cùng nặng nề… - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới… b. Tính chất:

- Trước khi Liên Xô tham chiến (1/9/1939 đến trước 22/6/1941) là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa…

- Từ khi Liên Xô tham chiến, là cuộc chiến tranh chính nghĩa, vệ quốc và bảo vệ nền hòa bình thế giới.

0.25

0.25

0,25

0.25

0.5

0.5

2

Tóm tắt những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu từ 1904 đến 1913. Trình bày những điểm giống nhau trong chủ trương cứu nước của Phan Bội

Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX.

a. Những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu từ 1904 đến 1913.

- Tháng 5/1904, Phan Bội Châu cùng với một số sĩ phu yêu nước thành lập Hội Duy tân tại Quảng Nam với chủ trương đánh Pháp, giành độc lập và thành lập chính thể quân chủ lập hiến.

- Hội tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại Nhật Bản. Năm 1908 phong trào Đông du tan rã.

- 6/1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội tại Quảng Châu (Trung Quốc). Tôn chỉ hoạt động: đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.

- Năm 1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt và giam ở nhà tù Quảng Đông.

b. Những điểm giống nhau trong chủ trương cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX.

- Đều xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân. Đều có chung mục đích làm cách mạng để cứu nước, cứu dân…

- Đều chịu ảnh hưởng của tư tưởng mới từ bên ngoài, chủ trương cứu nước theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản.

- Đều ra nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm làm cách mạng của các nước về làm cách mạng ở Việt Nam.

- Đều bị thất bại nhưng cổ vũ mạnh mẽ lòng yêu nước của nhân dân, chuẩn bị điều kiện cho phong trào đấu tranh ở giai đoạn sau.

0,75

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

-----------Hết----------