Trắc nghiệm sử 12 bài 13 có đáp án: phong trào dân tộc dân chủ ở việt nam từ năm 1925 đến 1930

Trắc nghiệm sử 12 bài 13 có đáp án: phong trào dân tộc dân chủ ở việt nam từ năm 1925 đến 1930

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Trắc nghiệm sử 12 bài 13 có đáp án: phong trào dân tộc dân chủ ở việt nam từ năm 1925 đến 1930

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ 12 BÀI 13:

PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1925 ĐẾN NĂM 1930.

Câu 1:  Các yếu nhân trong tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng:

A. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Tôn Trung Sơn.

B. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Phó Đức Chính.

C. Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu, Nguyễn Phan Long.

D. Nguyễn Thái Học, Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu, Phó Đức Chính.

Câu 2:  Vì sao trong nội bộ của Tân Việt cách mạng đảng bị phân hóa?

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh, lí luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin có ảnh hưởng đến số đảng viên trẻ của Tân Việt.

B. Nội bộ Tân Việt không thống nhất.

C. Tác động của tình hình thế giới vào Việt Nam.

D. Sự vận động hợp nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 3:  Từ năm 1925 - 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã tiến hành mấy kì Đại hội ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 4:  Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập vào thời điểm nào ?

A. 2/1925. B. 6/1925. C. 8/ 1925. D. 6/1926.

Câu 5:  Vừa về tới Quảng Châu (Trung Quốc) và trước khi thành lập Hội Việt Nam  Cách mạng Thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức chính trị nào?

A. Hội Liên hiệp thuộc địa.

B. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

C. Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.

D. Tân Việt cách mạng đảng.

Câu 6:  Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào năm 1929 có hạn chế gì?

A. Nội bộ những người cộng sản Việt Nam chia rẽ, mất đoàn kết, ngăn cản sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

B. Phong trào cách mạng Việt Nam có nguy cơ tụt lùi.

C. Phong trào cách mạng Việt Nam phát triển chậm lại.

D. Kẻ thù lợi dụng để đàn áp cách mạng.

Câu 7:  Phân tích các yếu tố cơ bản nào dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930?

A. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.

B. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào tiểu tư sản, phong trào yêu nước.

C. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

D. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân, tư sản dân tộc.

Câu 8:  Nhận xét nào dưới đây là đúng về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3/2/1930)?

A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, soạn thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. B. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương; thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.

C. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương, tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. D. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, bầu ban chấp hành trung ương chính thức của Đảng

Câu 9:  Các sách báo nào sau đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến 1925?

A. “An Nam trẻ”, “Người cùng khổ”, “Thanh niên”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường Kách mệnh”. .

B. “Người cùng khổ”, “Người nhà quê”, “Thanh niên”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

C. “Người cùng khổ”, “Thanh niên”, “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường kách mệnh”, “Nhân đạo”.

D. Tất cá đều đúng.

Câu 10:  Cho các sự kiện:

1. Phong trào “Vô sản hóa”

2. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

3. Thành lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông

Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian

A. 1,2,3 B. 2,3,1 C. 3,2,1 D. 1,3,2.

Câu 11:  Phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929 có điểm nào khác so với giai đoạn 1919- 1925 ?

A. Số lượng các cuộc bãi công không nhiều, nhưng quy mô lớn, tính chất quyết liệt.

B. Các cuộc đấu tranh đã mang tính chất chính trị rõ nét, bắt đầu có sự liên kết thành một phong trào chung.

C. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng cộng sản, phong trào công nhân đã thu được nhiều thắng lợi quan trọng.

D. Tất cả các ý trên

Câu 12:  Nhân vật nào là chủ yếu của Việt Nam Quốc dân đảng?

A. Phan Bội Châu. B. Phan Châu Trinh

C. Tôn Đức Thắng. D. Nguyễn Thái Học.

Câu 13:  Đảng Cộng sản ra đời do tác động của nhiều yếu tố, yếu tố nào sau đây không đúng?

A. Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam.

B. Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng.

C. Sự phố biến chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam.

D. Sự phát triển tự giác phong trào công nhân Việt Nam.

Câu 14: Tháng 12-1927, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính đã thành lập

A. Tân Việt Cách mạng đảng. B. Việt Nam quốc dân đảng.

C. Đông Dương cộng sản đảng. D. Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Câu 15:  Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn đến sự thành lập các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929?

A. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng.

B. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn.

C. Đông Dương cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.

D. An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Câu 16: "Âu là chết đi để trở thành tấm gương chợ người sau nối bước. Không thành công thì cũng thành nhân'' là của ai ?

A. Phó Đức Chính. B. Nguyễn Thái Học. C. Phạm Tuấn Tài. D. Nguyễn Khắc Nhu.

Câu 17:  Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập vào thời gian nào? ở đâu?

A. Tháng 5 - 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc). B. Tháng 6 - 1925 ở Hương Cảng (Trung Quốc).

C. Tháng 7 - 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc). D. Tháng 6 - 1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc).

Câu 18:  An Nam Cộng sản đảng được ra đời từ tổ chức nào?

A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

B. Các hội viên tiên tiến trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kì.

C. Các hội viên tiên tiến trong Tân Việt cách mạng đảng.

D. Số còn lại của Việt Nam Quốc dân đảng.

Câu 19:  Khởi nghĩa Yên Bái (9 - 2 - 1930) thất bại do nguyên nhân khách quan nào?

A. Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.

B. Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng còn non yếu.

C. Khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị động.

D. Đế quốc Pháp còn mạnh.

Câu 20:  Vì sao cuối năm 1928 đầu năm 1929, những người cộng sản Việt Nam thấy cần thiết phải thành lập một Đẳng Cộng sản để lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc?

A. Do phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh.

B. Do phong trào dân tộc và dân chủ, đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh.

C. Trước sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái, Việt Nam Quốc dân đảng tan rã.

D. Sự phát triển mạnh của hai tổ chức Thanh niên và Tân Việt.

Câu 21:  Cho các sự kiện:

1. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

2. Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng.

3. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian

A. 1,2,3 B. 3,2,1 C. 1,3,2 D. 3,1,2

Câu 22:  Chứng minh rằng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặt vĩ đại đối với cách mạng Việt Nam?

A. Là sự kết hợp tất yếu của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.

B. Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối, là bước chuẩn bị đầu tiên có tính chất quyết định cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lối và giai cấp lãnh đạo đối với cách mạng Việt Nam.

D. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng tiến lên một bước mới.

Câu 23:  Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương

A. Tháng 3 năm 1930. B. Tháng 5 năm 1930. C. Tháng 10 năm 1930. D. Thảng 12 năm 1930.

Câu 24:  Tư tưởng của Việt Nam Quốc dân đảng chịu ảnh hướng của tư tưởng nào?

A. Chủ nghĩa dân tộc. B. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn,

C. Chủ nghĩa Mác - Lênin. D. Chủ nghĩa dân sinh.

Câu 25:  Đêm mồng 9, rạng sáng ngày 10/2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng phát động khởi nghĩa ở đâu ?

A. Sơn Tây. B. Yên Bái. C. Hưng Hoá. D. Tất cả các ý trên.

Câu 26:  Ai trong số sau không nằm trong số các đảng viên của chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ?

A. Đỗ Ngọc Du. B. Nguyễn Đức Cảnh. C. Ngô Gia Tự. D. Lê Hữu Cảnh.

Câu 27:  Đầu năm 1929 Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên bị phân hóa thành các tổ chức cộng sản

A. Đông Dương Cộng sản Đảng và nhóm Cộng sản đoàn.

B. An Nam Cộng sản Đảng và Tân Việt cách mạng Đảng.

C. Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng.

D. Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông sản Dương Cộng liên đoàn.

Câu 28:  Báo “Búa liềm” là cơ quan ngôn luận của tô chức cộng sản nào được thành lập năm 1929 ở Việt Nam?

A. Đông Dương cộng sản liên đoàn.

B. Đông Dương cộng sản đảng.

C. An Nam cộng sản đảng.

D. Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng.

Câu 29:  Những điểm hạn chế của Luận cương chính trị 1930?

A. Chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa.

B. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản.

C. Không thấy được khả năng phân hoá và lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Cả ba vấn đề trên.

Câu 30:  Tại Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?

A. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng.

B. Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đàng. Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

C. Đông Dương cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

D. An Nam cộng sản Đảng Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

Câu 31:  Nguyên nhân trực tiếp của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2 - 2 – 1230):

A. Thực dân Pháp tổ chức nhiều cuộc vây ráp.

B. Nhiều cơ sở của đảng bị phá vỡ.

C. Bị động trước tình thế thực dân Pháp khủng bố sau vụ giết chết Ba-danh (9 - 2 - 1929) - trùm mộ phu cho các đồn điền cao su.

D. Thực hiện mục tiêu của đảng: đánh đuổi giặc Pháp, thiết lập dân quyền.

Câu 32:  Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập vào năm nào?

A. Ngày 25 - 12 - 1925, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì

B. Ngày 25 - 12 - 1926, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.

C. Ngày 25 - 12 - 1927, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì.

D. Ngày 25 - 12 - 1927, địa bàn hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.

Câu 33:  Tháng 7/1925, Nguyễn Ái Quốc cùng những người yêu nước Inđônêxia, Triều Tiên ...... đã thành lập :

A. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. Hội Liên hợp các dân tộc bị áp bức Á Đông. D. Cộng sản đoàn.

Câu 34:  Nguyên nhân chủ quan nào là cơ bản làm cho khởi nghĩa Yên Bái thất bại?

A. Thực dân Pháp còn mạnh. B. Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng non yếu.

C. Khởi nghĩa nổ ra bị động. D. Khởi nghĩa nỗ ra chậm so với yêu cầu.

Câu 35:  Nội dung nào dưới đây khẳng định nguyên tắc tư tưởng của Việt Nam Quốc dân đảng?

A. Tự do - Bình đẳng - Bác ái. B. Cổ động bãi công, đánh đuổi giặc Pháp.

C. Đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. D. Độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân.

Câu 36:  Năm 1929, Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có bao nhiêu hội viên ?

A. 75. B. 300. C. 1200. D. 1700.

Câu 37:  Địa điểm nỗ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2 - 2 - 1930)?

A. Yên Bái, Hải Phòng, Hà Nội. B. Yên Bái, Hà Nội, Phú Thọ.

C. Yên Bái, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình. D. Yên Bái.

Câu 38:  Sự phân hóa của Tân Việt cách mạng đảng đã dẫn đến thành lập tổ chức cộng sản nào ở Việt Nam năm 1922?

A. Đông Dương cộng sản đảng.

B. An Nam cộng sản đảng.

C. Đông Dương cộng sản liên đoàn.

D. Đông Dương cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Câu 39:  Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện nào?

A. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời (tháng 3 - 1929).

B. Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Việt Nam Cách mạng Thanh niên (tháng 5 - 1929).

C. Thành lập Đông Dương cộng sản đảng (tháng 6 - 1929).

D. Thành lập An Nam cộng sản đảng (tháng 7 - 1929).

Câu 40:   Chỉ bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời vào thời gian nào?

A. Tháng 1 - 1929. B. Tháng 2 - 1929. C. Tháng 3 - 1929. D. Tháng 4 - 1929.

Câu 41: Câu nói : "Âu là chết đi để trở thành tấm gương chợ người sau nối bước. Không thành công thì cũng thành nhân'' là của ai ?

A. Phó Đức Chính. B. Nguyễn Thái Học. C. Phạm Tuấn Tài. D. Nguyễn Khắc Nhu.

Câu 42:  Những địa danh: Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình có quan hệ với sự kiện lịch sử nào dưới đây?

A. Phong trào công nhân trong những năm 20 của thế kỉ XX.

B. Sự ra đời của công hội (bí mật) ở Sài Gòn - Chợ Lớn (1920).

C. Khởi nghĩa Yên Bái (đêm 9 - 2 - 1930).

D. Vụ ám sát Ba-danh - trùm mộ phu (ngày 9 - 2 - 1929).

Câu 43:  Dưới tác động của hệ tư tưởng nào làm cho Tân Việt cách mạng đảng bị phân hoá?

A. Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn B. Tư tưởng dân chủ tư sản.

C. Chủ nghĩa Mắc - Lênin. D. Hệ tư tưởng phong kiến.

Câu 44:  Địa bàn hoạt động chủ yếu của tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng là ở:

A. Bắc Kì. B. Trung Kì . C. Nam Kì. D. Cả nước.

Câu 45:  Ý nghĩa của việc thành lập ba tổ chức cộng sản đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?

A. Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.

B. Dẫn đến sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam.

C. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Câu A, B và C đều đúng.

Câu 46:  Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929 ?

A. Giai cấp công nhân Việt Nam đã được nâng cao về giác ngộ chính trị.

B. Vai trò tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh của Hội viên Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

C. Những ảnh hưởng của tình hình thế giới, nhất là cách mạng Trung Quốc có ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào công nhân Việt Nam.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 47:  Đâu là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo?

A. Độc lập dân tộc và tự do. B. Độc lập dân tộc và ruộng đất.

C. Độc lập dân tộc và dân chủ. D. Độc lập dân tộc và bình đẳng.

Câu 48:  Hãy nêu rõ thành phần của Tân Việt cách mạng đảng?

A. Công nhân và nông dân B. Tư sản dân tộc, công nhân

C. Trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản D. Tất cả các giai cấp và tầng lớp

Câu 49:  Việt Nam Quốc dân đảng là một đảng chính trị theo xu hướng nào?

A. Dân chủ vô sản. B. Dân chủ tư sản.

C. Dân chủ tiểu tư sản D. Dân chủ vô sản và tư sản.

Câu 50:  Việt Nam Quốc dân đảng quyết định khởi nghĩa sau vụ "Bazanh", điều này chứng tỏ điều gì ?

A. Các lãnh tụ của Quốc dân đảng không nhận thức đầy đủ tình hình khó khăn của cách mạng.

B. Công tác chuẩn bị khởi nghĩa đã được tiến hành đầy đủ, chu đáo.

C. Sự bế tắc của tổ chức Đảng trong tình hình mới.

D. Quốc dân đảng đã phát triển vững mạnh, đủ sức tập hợp quần chúng nổi dậy làm cách mạng.

Câu 51:  Mục tiêu của Việt Nam Quốc dân đảng là gì?

A. Đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ ngôi vua.

B. Đánh đuổi thực dân Pháp, thiết lập dân quyền.

C. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.

D. Đánh đồ ngôi vua, đánh đuổi giặc Pháp, lập nên nước Việt Nam độc lập.

Câu 52:  Ba tư tưởng sau đây được trình bày trong tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quác?

- Cách mạng là sự nghiệp của quân chúng.

- Cách mạng phải do đảng theo chủ nghĩa Mác - Lênin lãnh đạo.

- Cách mạng Việt Nam phải gắn bó và đoàn kết với cách mạng thế giới.

A. Tạp chí “Thư tín quốc tế ” B. “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

C. “Đường kách mệnh ” D. Tất cả đều đúng.

Câu 53:  Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?

A. Báo Búa liềm. B. Báo Thanh niên. C. Báo Tranh đấu. D. Báo Hồn cách mạng.

Câu 54:  Đảng viên của Việt Nam Quốc dân đảng bao gôm những thành phần nào?

A. Học sinh, sinh viên, tiêu tư sản, trí thức trẻ.

B. Học sinh, sinh viên, công nhân, nông dân, thợ thủ công, những người buôn bán nhỏ.

C. Sinh viên, học sinh, công chức, tư sản lớp dưới, nông dân khá giả, thân hào địa chủ, binh lính, hạ sĩ quan người Việt trong quân đội Pháp.

D. Học sinh, sinh viên, công nhân, nông dân, địa chủ, phong kiến.

Câu 55:  Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là:

A. Báo “Thanh niên ”. B. Tác phẩm “Đường kách mệnh ”.

C. “Bản án chế độ thực dân Pháp” D. Báo “Người cùng khổ”.

Câu 56:  Quan hệ giữa Tân Việt cách mạng đảng và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là:

A. Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện của Thanh niên.

B. Tân Việt vận động hợp nhất với Thanh niên.

C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên vận động hợp nhất với Tân Việt.

D. Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện của Thanh niên và vận động hợp nhất với Thanh niên.

Câu 57:  Báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng nào ?

A. Việt Nam Quốc dân đảng. B. An Nam Cộng sản đảng.

C. Đông Dương Cộng sản đảng. D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 58:  Sự non yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng được biểu hiện ở những điểm nào?

A. Thành phân đảng viên của đảng phức tạp.

B. Tổ chức thiếu chặt chẽ, lỏng lẻo.

C. Cơ sở quân chúng ít, hoạt động chủ yếu ở Bắc Kì.

D. Câu A, B và C đều đúng

Câu 59: Câu nào dưới đây là ý nghĩa của sự thành lập ba tổ chức cộng sản năm 19292

A. Chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam.

B. Mở ra một bước ngoặt lịch sử vô cùng to lớn cho cách mạng Việt Nam.

C. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Là kết quả tất yếu của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam.

Câu 60:  Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng nổ ra đêm 9 - 2 - 1930 ở Vên Bái, sau đó nổ ra ở các tỉnh nào?

A. Ở Phú Thọ, Hải Dương, Hà Tĩnh. B. Ở Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La.

C. Ở Vĩnh Yên, Phúc Yên, Yên Thế. D. Ở Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình.

Câu 61:  Ý nghĩa lịch sử lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Bái?

A. Góp phần cô vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta đôi với bẻ lũ cướp nước và tay sai

B. Chấm dứt vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp tư sản dân tộc đối với cách mạng Việt Nam.

C. Đánh dấu sự khủng hoảng của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

D. Việt Nam Quốc dân đảng đáp ứng một phần yêu cầu của nhiệm vụ dân tộc của nhân dân ta.

Câu 62:  Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2/1930 đã chấm dứt tình trạng gì của cách mạng Việt Nam ?

A. Khủng hoảng giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

B. Khủng hoảng đường lối cách mạng Việt Nam.

C. Cuộc đấu tranh để lựa chọn một trong hai con đường : cách mạng tư sản hay vô sản.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 63:  Đông Dương Cộng sản đáng thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 7 - 1929. B. Tháng 8 - 1929. C. Tháng 9 - 1929. D. Tháng 10 - 1929.

Câu 64:  Vì sao Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam?

A. Đánh dấu sự thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

B. Thống nhất phong trào cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản, có đường lối cách mạng đúng đắn.

C. Có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng.

D. Thông qua cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Câu 65:  Trong ba tổ chức cộng sản được thành lập năm 1929, tổ chức nào ra đời sớm nhất?

A. Đông Dương cộng sản liên đoàn.

B. Đông Dương cộng sản đảng.

C. An Nam cộng sản đảng.

D. Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng.

Câu 66:  Ba tổ chức cộng sản đã hoàn thành việc hợp nhất trên thực tế khi nào ?

A. 7/2/1930. B. 15/2/1930. C. 20/2/1930. D. 24/2/1930.

Câu 67:  Từ ngày 3 - 2 đến ngày 1 - 2 - 1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã họp ở đâu?

A. Quảng Châu (Trung Quốc). B. Ma Cao (Trung Quốc).

C. Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc). D. Thượng Hải (Trung Quốc).

Câu 68:  Tân Việt cách mạng đảng đã phân hóa như thế nào dưới tác động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?

A. Một số đảng viên tiên tiến chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

B. Một số đảng viên tiên tiến còn lại tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác - Lênin.

C. Một số gia nhập Việt Nam Quốc dân đảng.

D. Câu A và B đều đúng

Câu 69:Tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện

A. chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời.

B. đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Việt Nam cách mạng thanh niên.

C. thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.

D. thành lập An Nam cộng sản đảng.

ĐÁP ÁN

1

B

11

B

21

C

31

C

41

B

51

C

61

A

2

A

12

D

22

B

32

C

42

C

52

C

62

D

3

A

13

B

23

C

33

C

43

C

53

B

63

C

4

B

14

B

24

B

34

B

44

B

54

C

64

B

5

B

15

A

25

D

35

A

45

D

55

A

65

B

6

A

16

B

26

D

36

D

46

D

56

D

66

D

7

C

17

D

27

C

37

C

47

A

57

B

67

C

8

A

18

B

28

B

38

C

48

C

58

D

68

D

9

C

19

D

29

D

39

A

49

B

59

C

69

A

10

B

20

B

30

A

40

C

50

C

60

D