Trắc nghiệm địa 10 bài 6 có đáp án: hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất

Trắc nghiệm địa 10 bài 6 có đáp án: hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Trắc nghiệm địa 10 bài 6 có đáp án: hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 BÀI 6:

HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT

Câu 1:  Nơi nào sau đây không có sự chênh giữa ngày và đêm?

A. Chí tuyến. B. Xích đạo. C. Hai cực. D. Vòng cực.

Câu 2:  Theo dương lịch, các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ở bán cầu Bắc lần lượt là:

A. 22 – 12; 23 – 9 ; 22 – 6 ; 21 – 3. B. 21 – 3 ; 22 – 6 ; 23 – 9 ; 22 – 12.

C. 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3 ;22 – 6. D. 22 – 6 ; 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3.

Câu 3:  Trong năm, bán cầu Nam ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào ngày

A. 22 – 12 B. 22 – 6. C. 23 – 9. D. 21 – 3.

Câu 4:  Nhận định nào sau đây không đúng về ngày, đêm theo mùa và theo vĩ độ ở bán cầu Bắc?

A. Càng gần cực ngày, đêm địa cực càng tăng.

B. Ngày dài nhất trong năm là ngày Đông chí.

C. Mùa hạ ngày dài hơn đêm.

D. Càng xa xích đạo chênh lệch ngày, đêm càng lớn.

Câu 5:  Ở nơi mặt trời lên thiên đỉnh, vào đúng giữa trưa , tia sáng mặt trời sẽ tạo với bề mặt một góc là

A. 180o B. 66o33’’ C. 90o D. 23o27’

Câu 6:  Trên bề mặt trái đất nơi không có hiện tượng mặt trời lên thiên đình trong năm là

A. các địa điểm nằm giữa hai chí tuyến.

B. các địa điểm nằm trên hai chí tuyến.

C. các địa điểm nằm trên xích đạo.

D. các địa điểm nằm giữa hai chí tuyến đến hai cực.

Câu 7:  Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất là do

A. Trái Đất tự chuyển động quanh trục.

B. Trái Đất tự chuyển động tịnh tuyến quanh Mặt Trời.

C. trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi tự quay quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục.

Câu 8:  Những nơi nào sau đây trong năm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

A. Chí tuyến và Xích đạo. B. Xích đạo và vòng cực.

C. Vòng cục và chí tuyến. D. Chí tuyến và hai cực.

Câu 9:  Mặt Trơi lên thien đỉnh ở chí tuyến Nam vào ngày

A. 21/3 B. 22/12. C. 22/6. D. 23/9

Câu 10:  Nhận định nào sau đây đúng khi nói về mùa đông ở bán cầu Bắc?

A. Ngày dài hơn đêm. B. Mặt Trời đang ở nửa cầu Bắc.

C. Ngày ngắn hơn đêm. D. Mặt trời đang ở xích đạo.

Câu 11:  Các chuyển động để sinh ra các mùa trên trái đất là

A. Trái đất vừa tự quay quanh mình vừa chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng.

B. Trái đất tự quay quanh mình theo hướng từ tây sang đông trục trái đất nghiêng.

C. Trái đất chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng và không đối phương trong quá trình chuyển động.

D. Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ trục trái đất nghiêng.

Câu 12:  Theo dương lịch, các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ở bán cầu Nam lần lượt là

A. 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3 ; 22 – 6. B. 22 – 12 ; 21 – 3 ; 22 – 6 ; 23 – 9 .

C. 21 – 3 ; 22 – 6 ;23 – 9 ; 22 – 12 . D. 22 – 6 ; 23 – 9 ; 22 – 12 ; 21 – 3.

Câu 13:  Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh , Nha Trang , Vinh , Hà Nội nơi có 2 lần mặt trời đi qua thiên đình gần nhau nhất là

A. Hà Nội B. Tp . Hồ Chí Minh. C. Vinh. D. Nha Trang.

Câu 14:  Trong năm, bán cầu Bắc ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào thời gian

A. 21 – 3. B. 22 – 6. C. 23 – 9. D. 22 – 12.

Câu 15:  Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại mỗi nơi khác nhau, chủ yếu vào nhân tố nào sau đây?

A. Thời gian được chiếu sáng và góc nhập xạ . B. Tốc độ quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.

C. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. D. Thời gian được chiếu sáng của Mặt Trời.

Câu 16:  Trong năm, bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời vào thời gian

A. Từ 22 – 12 đến 22 – 6. B. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.

C. Từ 22 – 6 đến 22 – 12. D. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.

Câu 17: “Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười, chưa cười đã tối.”

Câu ca dao trên, phản ánh đúng hiện tượng đêm tháng năm, ngày tháng mười ở khu vực

A. nửa cầu Bắc (trừ vòng cực đến cực). B. xích đạo.

C. Nửa cầu Nam (trừ vòng cực đến cực) D. hai cực.

Câu 18:  Vùng nào sau đây trên Trái Đất đón Giáng sinh Noel (25 tháng 12) toàn là đêm, mà không có ngày?

A. Xích đạo. B. Chí tuyến Bắc, Nam.

C. Cực Bắc. D. Cực Nam.

Câu 19:  Nơi nào sau đây trong năm có hai lần Mặt Tròi lên thiên đỉnh gân nhau nhất?

A. Xích đạo. B. Chí tuyến, C. Cận xích đạo. D.  Cận chí tuyến.

Câu 20:  Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày

A. 22/12. B. 21/3 C. 22/6. D. 23/9

Câu 21:  Trên bề mặt trái đất nơi được mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm là

A. Vùng nằm giữa hai chí tuyến. B. Vùng từ chí tuyến nên cực.

C. Khắp bề mặt trái đất. D. Cực Bắc và cực Nam.

Câu 22:  Nơi nào sau đậy trọng một năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh?

A. Ngoại chí tuyến. B. Xích đạo. C. Chí tuyến Nam. D. Chí tuyên Băc.

Câu 23:  Ở bán cầu Nam, hiện tượng ngày dài hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9. B. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.

C. Từ 23 – 9 đến 21 – 3. D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 24:  Những nơi nào sau đây trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

A. Vòng cực và hai cực. B. Xích đạo và vòng cực.

C. Vòng cực và chí tuyến. D. Xích đạo và hai cực.

Câu 25:  Trên bề mặt trái đất nơi được mặt trời lên thiên đỉnh một lần trong năm là

A. các địa điểm nằm trên hai chí tuyến. B. các địa điểm nằm trên xích đạo.

C. các địa điểm nằm trên hai vòng cực. D. 2 cực.

Câu 26:  Trong quá trinh chuyển động biểu kiến hằng năm , Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam vào ngày

A. 21 – 3. B. 22 – 6. C. 23 – 9. D. 22 – 12.

Câu 27:   Nhận định nào sau đây không đúng về mùa?

A. Có đặc điểm riêng về thời tiết, khí hậu. B. Hai bán cầu có mùa trái ngược nhau.

C. Mọi nơi trên Trái Đất đều có mùa như nhau. D. Một năm có bốn mùa.

Câu 28:  Tại bán cầu Bắc, Việt Nam là mùa xuân (21 /3 đến 22/6) thì tại Nam Phi (ở bán cầu Nam) đang là mùa nào sau đây?

A. Mùa đông. B. Mùa xuân. C. Mùa thu. D. Mùa hạ.

Câu 29:  Một năm trên Trái Đất có độ dài so với một năm trên Thuỷ tinh là:

A. Bằng nhau B. Dài gấp khoảng 3 lần

C.  Dài gấp khoảng 4 lần D. Ngắn hơn

Câu 30:  Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời là

A. chuyển động có thực của mặt trời trong năm giữa hai chí tuyến.

B. chuyển động có thực của mặt trời trong năm giữa hai cực.

C. chuyển động do ảo giác của mặt trời trong năm giữa hai chí tuyến.

D. chuyển động do ảo giác của mặt trời trong năm giữa hai cực.

Câu 31:   Vào mùa xuân ở bán cầu Bắc, xảy ra hiện tượng ngày và đêm như thế nào?

A. Ngày, đêm bằng nhau. B. Ngày dài, đêm ngắn.

C. Ngày ngắn hơn đêm. D. Ngày, đêm dài sáu tháng.

Câu 32:   Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần tại khu vực nào sau đây?

A. Chí tuyến Bắc, Nam. B. Cực Bắc và Nam.

C. Ngoại chí tuyến. D. Nội chí tuyến.

Câu 33:  Nước Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc ( từ Xích Đạo đến chí tuyến Bắc ), nằm trông Mặt Trời lần lượt đi qua thiên đỉnh ở các địa điểm trên đất nước Việt Nam trong khoảng thời gian

A. Từ 23 – 9 đến 21 – 3. B. Từ 22 - 6 đến 22 – 12.

C. Từ 22 – 12 đến 22 – 6. D. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.

Câu 34:  Khu vực có ngày, đêm kéo dài suốt 24 giờ xảy ra tại

A. vòng cực đến cực. B. xích đạo đến cực. C. xích đạo. D. chí tuyến.

Câu 35:  Nơi nào trên trái đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau ?

A. Ở 2 cực. B. Các địa điểm nằm trên xích đạo.

C. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực. D. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.

Câu 36:  Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là

A. chuyển động không có thực của Mặt Trời. B. chuyển động có thực của Mặt Trời.

C. Mặt trời ở đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa. D. chuyển động của Mặt Trời tự quay quanh trục.

Câu 37:  Nơi nào sau đây trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

A. Nội chí tuyến. B.  Xích đạo. C. Ngoại chí tuyến D. Chí tuyến

Câu 38:  Trong quá trình chuyển động biểu kiến hằng năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích Đạo vào các ngày

A. 21 – 3 và 23 – 9. B. 22 – 6 và 22 – 12. C. 22 – 12 và 21 – 3 D. 21- 3 và 22 – 6.

Câu 39:  Theo dương lịch , mùa hạ ở bán cầu bắc từ ngày 22 – 6 đến ngày 23 – 9 . Vậy mùa hạ ở bán cầu Nam theo dương lịch sẽ là

A. Từ 21 – 3 đến 22 – 6. B. Từ 22 – 6 đến 23 – 9.

C. Từ 22 – 12 đến 21 – 3. D. Từ 23 – 9 đến 22 – 12.

Câu 40:  Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày dài hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9. B. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.

C. Từ 23 – 9 đến 21 – 3. D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 41:  Trong năm, có 2 ngày không bán cầu nào ngả nhiều hơn về phía mặt trời . Đó là các ngày

A. 22 – 6 và 23 – 9. B. 21 – 3 và 22 – 6. C. 23 – 9 và 21 – 3. D. 22 – 6 và 22 – 12.

Câu 42:  Nhận định nào sau đây đúng, khi Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời?

A. Sự sống trên Trái Đất vẫn tồn tại B. Ngày – đêm vẫn luân phiên 24 giờ.

C. Trái Đất không có ngày – đêm. D. Trái Đất không tồn tại sự sống.

Câu 43:  Khu vực nào sao đây có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm chỉ 1 lần?

A. Ngoại chí tuyến. B. Cực Bắc, Nam.

C. Nội chí tuyến. D. Tại chí tuyến Bắc, Nam.

Câu 44:  Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa, gọi là

A. Mặt Trời lên thiên đỉnh. B. chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

C. các mùa trong năm. D. chuyển động không thật của Trái Đất.

Câu 45: Những ngày nao sau đây trong năm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh ở xích đạo?

A. 23/9 và 22/6. B.  22/6 và 22/12. C. 21/3 và 23/9. D. 22/12 và 21/3.

Câu 46:  Những này nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt trái đất đều có ngày và đêm dài như nhau ?

A. Ngày 21 – 3 và ngày 22 – 6. B. Ngày 21 – 3 và ngày 23 – 9.

C. Ngày 22 – 6 và ngày 23 – 9. D. Ngày 22 – 6 và ngày 22 – 12.

Câu 47:  Trong năm, khu vực nào sau đây nhận được lượng nhiệt từ Mặt Trời lớn nhất?

A. Cực. B. Vòng cực. C. Chí tuyến. D. Xích đạo.

Câu 48:  Nguyên nhân tạo nên hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là do

A. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất chuyển động.

B. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.

C. Trái Đất tự chuyển động quanh trục của mình,

D. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất quay quanh trục.

Câu 49:  Trong quá trình chuyển động biểu kiến hằng năm , Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày

A. 23 – 9. B. 21 – 3. C. 22 – 6. D. 22 – 12.

Câu 50:   Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh không xuất hiện ở nơi nào sau đây?

A. Vùng nội chí tuyến. B. Xích đạo.

C. Chí tuyến Bắc, Nam. D. Vùng ngoại chí tuyến.

Câu 51:  Tại hai cực, hiện tượng ngày và đêm diễn ra như thế nào?

A. Ngày dài, đêm ngắn. B. Sáu tháng ngày, sáu tháng đêm.

C. Ngày, đêm bằng nhau. D. Ngày địa cực, đêm địa cực.

Câu 52:   Ý nào sau đây đúng với chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời?

A. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

B. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất.

C. Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời.

Câu 53:   Ở Lũng Cú (23023’ Bắc ) thuộc tỉnh Hà Giang, nhận định nào đúng về hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh tại Lũng Cú?

A. Không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh. B. Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần.

C. Mỗi năm Mặt Trời lên thiên đỉnh chỉ một lần. D. Mặt Trời lên thiên đỉnh tùy từng năm.

Câu 54:  Trong năm, bán cầu Nam ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào thời gian

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9. B. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.

C. Từ 22 – 6 đến 22 – 12. D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

-----------------------------------------------ĐÁP ÁN

1

B

12

B

23

A

34

A

45

C

2

D

13

A

24

A

35

C

46

C

3

D

14

B

25

A

36

A

47

D

4

B

15

A

26

D

37

C

48

B

5

C

16

B

27

C

38

B

49

C

6

D

17

A

28

C

39

D

50

D

7

C

18

C

29

C

40

A

51

B

8

A

19

D

30

C

41

D

52

C

9

B

20

C

31

B

42

D

53

B

10

C

21

A

32

D

43

D

54

B

11

A

22

B

33

D

44

A