Kế hoạch giáo dục lịch sử 10 năm 2020-2021

Kế hoạch giáo dục lịch sử 10 năm 2020-2021

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Kế hoạch giáo dục lịch sử 10 năm 2020-2021

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

(Mẫu này dành cho tổ chuyên môn)

Mẫu 1a

SỞ GDĐT ...............

TRƯỜNG THPT ...............

TỔ: SỬ - ĐỊA - GDCD

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC - NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: LỊCH SỬ

KHỐI: 10

  1. Thông tin:
  2. Tổ trưởng: ............... . 2. Nhóm trưởng chuyên môn: ...............
  3. Kế hoạch cụ thể:

HỌC KỲ I

Từ tuần 1 đến tuần 18 (thực học)

Tiết

Tuần

Tên chủ đề /Bài học

Nội dung/Mạch kiến thức

Yêu cầu cần đạt

Hình thức tổ chức dạy học

Ghi chú

1

2

Tuần 1

(7/9 -12/9)

Tuần 2

(14-19/9)

Bài 1. Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thuỷ

Bài 13. Việt Nam thời nguyên thuỷ( mục 1, mục 2)

  1. sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy
  2. người tinh khôn và óc sáng tạo

cuộc cách mạng thời đá mới

1. Kiến thức

- Hiểu và nắm vững nguồn gốc loài người, quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ, Người tinh khôn.

- Hiểu được đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội trong giai đoạn đầu của xã hội nguyên thuỷ.

-Biết được cách ngày nay 30 – 40 vạn năm, trên đất nước ta đã có con người sinh sống (Người tối cổ). Việt Nam là một trong những quê hương của loài người.

2. Tư tưởng

-Giúp HS thấy được vai trò, tác dụng của lao động trong tiến trình phát triển của xã hội loài người.

- Biết so sánh giữa các giai đoạn lịch sử để rút ra những biểu hiện của sự chuyển biến về: kinh tế, xã hội…Biết quan sát hình ảnh các hiện vật ở bài học để rút ra nhận xét.

3. Kĩ năng

- Giúp HS rèn luyện kĩ năng trình bày nội dung lịch sử kết hợp với sử dụng tranh ảnh lịch sử.

Dạy tập trung trên lớp

3

Tuần 3

(21-26/9)

Bài 2. Xã hội nguyên thuỷ

Bài 13. Việt Nam thời nguyên thuỷ

(mục 3)

1Thị tộc - bộ lạc

2.Buổi đầu của thời đại kim khí

3.Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp

1. Kiến thức

- Hiểu được đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.

- Mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của công cụ kim loại.

2. Tư tưởng

Nuôi dưỡng giấc mơ chính đáng - xây dựng một thời đại Đại Đồng trong văn minh. Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm với lao động xây dựng quê hương đất nước.

3. Kỹ năng

Rèn cho HS kỹ năng phân tích và đánh giá tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc. Kĩ năng phân tích và tổng hợp về quá trình ra đời của kim loại - nguyên nhân - hệ quả của chế độ tư hữu ra đời.

Dạy tập trung trên lớp

4

5

6

7

Tuần 4

(28-3/10)

Tuần5

(5/10-10/10)

Tuần6

(12-17/10)

Tuần7

(14-24/10)

Chủ đề: Các quốc gia cổ đại

I.Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế

II. Sự hình thành các quốc gia cổ đại và thể chế các quốc gia cổ đại

III. Xã hội cổ đại

IV. Văn hóa cổ đại

1. Kiến thức:

-Trình bày được những đặc điểm của điều kiện tự nhiên của các quốc gia phương Đông và sự phát triển ban đầu của các ngành kinh tế; từ đó thấy được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế đến quá trình hình thành Nhà nước, cơ cấu xã hội, thể chế chính trị... ở phương Đông.

-Biết được cơ sở hình thành, thời gian xuất hiện của các quốc gia cổ đại phương Đông. Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông.

-Thông qua việc tìm hiểu cơ cấu bộ máy Nhà nước và quyền lực của nhà vua, học sinh phải giải thích được thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại.

  • -Liệt kê được những thành tựu lớn về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông. Giải thích được nguyên nhân ra đời của các thành tựu này cũng như tác dụng của nó đối với đời sống con người. Điều kiện thiên nhiên của vùng Địa Trung Hải với sự phát triển TCN và thương nghiệp đường biển và với chế độ chiếm nô.

Từ cơ sở KT-XH đã dẫn đến việc hình thành thể chế nhà nước dân chủ cộng hòa ở Hi Lạp và Rôma

2. Tư tưởng

Thông qua bài học bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu văn hóa của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam. :

Mâu thuẫn giai cấp gay gắt làm bùng cháy các cuộc khởi nghĩa của nô lệ và dân nghèo. Qua đó GV làm cho HS hiểu được mô hình thứ hai của XH cổ đại, XH chiếm nô vùng Địa Trung Hải, đồng thời giúp HS nhận thức rõ về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.

3. Về kỹ năng

  • Biết sử dụng bản đồ để phân tích những thuận lợi, khó khăn và vai trò của các điều kiện địa lý ở các quốc gia cổ đại
  • Quan sát, nhận xét, đánh giá các bức tranh.

Dạy tập trung trên lớp

8

9

8

(26/10-31/10)

9

(1/11-7/11)

Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến

  1. Trung Quốc thời Tần, Hán
  2. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường
  3. Trung Quốc thời Minh, Thanh

4. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến

1. Về kiến thức

Nắm được:

  • Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc và các quan hệ trong xã hội.
  • Bộ máy chính quyền phong kiến được hình thành, củng cố từ thời Tần - Hán cho đến thời Minh - Thanh. Chính sách xâm lược chiếm đất đai của các hoàng đế Trung Hoa.
  • Những đặc điểm về kinh tế Trung Quốc thời phong kiến: Nông nghiệp là chủ yếu, hưng thịnh theo chu kỳ, mầm mống kinh tế TBCN đã xuất hiện nhưng còn yếu ớt.
  • Văn hóa Trung Quốc phát triển rực rỡ.

2. Về tư tưởng, tình cảm

  • Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
  • Quý trọng các di sản văn hóa, hiểu được các ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam.

3. Về kỹ năng

  • Trên cơ sở các sự kiện lịch sử, giúp HS biết phân tích và rút ra kết luận.
  • Biết vẽ sơ đồ hoặc tự vẽ được lược đồ để hiểu được bài giảng.
  • Nắm vững các khái niệm cơ bản.

Dạy tập trung trên lớp

10

11

10

(8-15/11)

11

(17-22/11)

Chủ đề: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa truyền thống Ấn Độ

  1. Vương triều Gúp-ta và sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ

2. Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn

1. Kiến thức:

  • Biết được Ấn Độ là quốc gia có nền văn minh lâu đời, phát triển cao, cùng với Trung Quốc có ảnh hưởng sâu rộng ở châu Á và trên thế giới.
  • Biết được thời Gúp-ta, định hình truyền thống văn hóa Ấn Độ. Biết được sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống của Ấn Độ.
  • Hiểu rõ sự hình thành và phát triển

chính sách về chính trị, kinh tế, tôn giáo và sự phát triển của kiến trúc của các vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn.

  • Nêu được nội dung truyền thống văn hóa Ấn Độ.

2. Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp.

3. Thái độ:

Trân trọng những giá trị văn hóa của Ấn Độ và những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với Việt Nam.

Dạy tập trung trên lớp

12

12

(24-29/11)

Kiểm tra 45 phút Giữa HK.

Kiểm tra tập trung trên lớp

13

13

(1/12-06/12)

Bài 8. Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính Đông Nam Á

1.Sự ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

2. sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

1. Kiến thức:

  • Biết được những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
  • Sự ra đời và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

2. Kỹ năng:

Rèn HS kỹ năng khái quát hóa sự hình thành và phát triển của các quốc gia Đông Nam Á, kỹ năng lập bảng thống kê về sự phát triển của các quốc gia Đông Nam Á qua các thời kỳ lịch sử.

3. Thái độ:

Nâng cao tình đoàn kết giữa các nước Đông Nam Á và trân trọng những giá trị lịch sử.

Dạy tập trung trên lớp

14

Tuần 14

(08-13/12

Bài 9. Vương quốc Campuchia và vương quốc Lào.

1.Vương quốc Campuchia

2. vương quốc Lào.

1. Kiến thức:

  • Biết vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của các nước láng giềng gần gũi với Việt Nam.
  • Biết rõ những giai đoạn phát triển lịch sử của hai Vương quốc Lào và Cam-pu-chia.
  • Biết được những ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ và việc xây dựng nền văn hóa dân tộc của hai nước này.

2. Kỹ năng:

  • Rèn luyện kỹ năng tổng hợp, phân tích các sự kiện lịch sử về các giai đoạn phát triển của Vương quốc Lào và Cam-pu-chia.
  • Kỹ năng lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của hai Vương quốc Lào và Cam-pu-chia.

3. Thái độ:

  • Yêu quý, trân trọng những giá trị lịch sử truyền thống của hai dân tộc láng giềng gần gũi của Việt Nam.
  • Hiểu rõ được mối quan hệ mật thiết của ba nước từ xa xưa, từ đó hiểu rõ việc xây dựng quan hệ láng giềng tốt, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau là cần thiết cho cả ba nước, ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương.

Dạy tập trung trên lớp

15

15

(15-20/12)

Bài 10. Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (thế kỉ V đến thế kỉ XIV

1.sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu

2. xã hội phong kiến Tây âu

3.sự xuất hiện các thành thị trung đại

1. Kiến thức:

  • Hiểu được nguyên nhân và quá trình dẫn đến sự ra đời của các quốc gia pohng kiến ở Tây Âu.
  • Biết được các giai cấp và địa vị xã hội của từng giai cấp trong xã hội; hiểu được thế nào là lãnh địa và đời sống kinh tế, chính trị của lãnh địa.
  • Hiểu được nguyên nhân, hoạt động và vai trò của các thành thị trung đại.

2. Kỹ năng:

  • Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp đánh giá về sự ra đời của các vương quốc phong kiến Tây Âu, sự ra đời của các thành thị và vai trò của nó.
  • Biết khai thác nội dung tranh ảnh trong SGK.

3. Thái độ:

Giáo dục cho HS thấy được bản chất của giai cấp bóc lột, tinh thần lao động của quần chúng nhân dân.

Dạy tập trung trên lớp

16

17

16

(22-27/12)

Bài 11: Tây Âu thời hậu kì Trung đại

1.những cuộc phát kiến địa lý

2.phong trào văn hóa phục hưng

1. Kiến thức:

  • - Trình bày được các cuộc phát kiến địa lí

- Trình bày được nguyên nhân, thành tựu của Văn hóa Phục hưng

2. Kỹ năng:

  • Kỹ năng phân tích, đánh giá sự kiện
  • Kỹ năng khai thác lược đồ “Những cuộc phát kiến địa lý”, khai thác tranh ảnh về những thành tựu hội họa của Văn hóa Phục hưng.

3. Thái độ:

Giúp các em thấy được công lao của các nhà phát kiến địa lý, trân trọng những giá trị văn hóa của nhân loại thời kỳ Phục hưng để lại và tinh thần đấu tranh của nhân dân lao động trong trận tuyến chống lại chế độ phong kiến.

Dạy tập trung trên lớp

17

(29-02/1/21)

Bài 12. Ôn tập lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại

1.Xã hội nguyên thủy

2.xã hội phong kiến – trung đại

1. Kiến thức

Giúp học sinh nắm và trình bày lại khái quát những điều cơ bản nhất của khoá trình. Học sinh có những hình ảnh sinh động cụ thể, còn những gì có thể đọng lại chính là ở bài tổng kết.

2. Kĩ năng

Giúp học sinh nắm vững phương pháp khái quát hóa.

3. Thái độ

Thái độ học tập nghiêm túc. Bồi dưỡng tinh thần biết trân trọng những giá trị lịch sử.

Dạy tập trung trên lớp

18

18

(04/1-9/1)

Kiểm tra cuối học kỳ I

Theo yêu cầu của sở.

Theo quy định của trường

HỌC KỲ II

Tuần

Tiết

Tên chủ đề /Bài học

Nội dung/Mạch kiến thức

Yêu cầu cần đạt

Hình thức tổ chức dạy học

Ghi chú

19

19,

20

Bài 14. Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

1. Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc

2. quốc gia cổ Chăm pa

3. quốc gia cổ Phù Nam

1. Kiến thức

HS nắm và trình bày được đặc điểm chính về kinh tế vật chất, chính trị xã hội, đời sống văn hóa tinh thần của các quốc gia cổ đại: Văn Lang - Âu Lạc, Phù Nam cổ và ChămPa cổ. Nhận xét về đời sống kinh tế - văn hóa của cư dân Văn Lang - Âu Lạc. Rút ra được bài học kinh nghiệm về giữ nước ngày nay.

2. Tư tưởng

Bồi dưỡng tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về cội nguồn dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

3. Kĩ năng

Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh các hình ảnh để rút ra nhận xét. Bước đầu rèn luyện kĩ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian và xã hội.

4. Định hướng các năng lực hình thành

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tái hiện sự kiện

- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.

Dạy tập trung trên lớp

Tuần 20

21

chủ đề: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc

  1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

1. Kiến thức

HS nắm và trình bày được những nội dung cơ bản chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta và những chuyển biến kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta trong thời Bắc thuộc. Nhận xét được các chính sách của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta thời kỳ này.

2. Tư tưởng

Giáo dục tinh thần đấu tranh bền bỉ chống đồng hóa giành độc lập dân tộc của nhân dân ta.

3. Kĩ năng

Bồi dưỡng kĩ năng trình bày, phân tích và liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả, chính trị với kinh tế, văn hóa, xã hội.

4. Định hướng các năng lực hình thành

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tái hiện sự kiện

- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.

Dạy tập trung trên lớp

Tuần 20

22

chủ đề: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (tt)

2.Một số cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ta từ thế kỉ I đến thế kỉ X

1. Kiến thức

- HS nắm được tính liên tục rộng lớn, quần chúng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta trong các thế kỷ I - IX.

- Nắm và trình bày được những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng, Lý Bí, chiến thắng Bạch Đằng (938). Nhận xét được quá trình đấu tranh chống ngoại xâm trong suốt thời kỳ Bắc thuộc của nhân dân ta.

2. Tư tưởng

- Giáo dục lòng căm thù quân xâm lược và đô hộ.

- Giáo dục lòng biết ơn các vị anh hùng dân tộc, tự hào về những chiến thắng oanh liệt của dân tộc.

3. Kĩ năng

Rèn kĩ năng hệ thống hóa kiến thức, lập bảng thống kê, sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến.

Dạy tập trung trên lớp

Tuần 21

23

Bài 17. Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)

I.bước đầu xây dựng nhà nước độc lập ở thế kỉ X

II. Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến trong các thế kỉ X-XV

1. Kiến thức

Giúp HS nắm, trình bày và hiểu được:

- Quá trình xây dựng và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến Việt Nam diễn ra trong một thời gian lâu dài trên một lãnh thổ thống nhất.

- Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương lập quyền, có pháp luật, quân đội và có chính sách đối nội đối ngoại đầy đủ tự chủ và độc lập.

- Trên bước đường phát triển, mặc dù tính giai cấp ngày càng gia tăng, nhà nước phong kiến Việt Nam vẫn giữ được mối quan hệ gần gũi với nhân dân.

2. Tư tưởng

- Bồi dưỡng ý thức độc lập dân tộc, bảo vệ sự thống nhất nước nhà.

- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc.

3. Kĩ năng

Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp vấn đề. Khả năng nhận xét về tính giai cấp trong xã hội.

Dạy tập trung trên lớp

Tuần 21

24

Bài 18. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X - XV

1.Mở rộng, phát triển nông nghiệp

2. phát triển thủ công nghiệp

3. mở rộng thương nghiệp

1. Kiến thức

- Trình bày được những nội dung chính của nền kinh tế Việt Nam thời phong kiến

- Phân tích và rút ra nhận xét, so sánh kinh tế nước ta qua các thời kỳ

2. Tư tưởng

- Tự hào về những thành tựu kinh tế dân tộc đã đạt được.

- Thấy được sự hạn chế trong nền kinh tế phong kiến ngay trong giai đoạn phát triển của nó, từ đó liên hệ với thực tế hiện nay.

3. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích, nhận xét.

- Rèn kĩ năng liên hệ thực tế.

Dạy tập trung trên lớp

22

25

Bài 19. Những cuộc chiến đấu chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV

I. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống.

1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê

2. Kháng chiến chống Tống thời Lý

II. Các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên ở thế kỷ XIII.

III. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn.

1. Kiến thức

- Trình bày được những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

- Phân tích được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của những chiến thắng đó.

2. Tư tưởng

- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ nền độc lập và thống nhất của Tổ quốc.

- Bồi dưỡng ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc.

- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc vai trò lòng biết ơn với các thế hệ tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì Tổ quốc.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tích cực bồi dưỡng kĩ năng phân tích, tổng hợp.

Dạy tập trung trên lớp

22

26

Bài 21. Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI - XVIII

1.Sự sụp đổ của triều Lê sơ- Nhà Mạc thành lập

2. Đất nước bị chia cắt

1. Kiến thức

- Hiểu được sự sụp đổ của triều đình nhà Lê đã dẫn đến sự phát triển của các thế lực phong kiến.

- Biết được nhà Mạc ra đời và tồn tại hơn nữa thế kỷ đã góp phần ổn định xã hội trong một thời gian.

- Hiểu đuợc chiến tranh phong kiến diễn ra trong bối cảnh xă hội Việt Nam thế kỷ XVI – XVIII đă dẫn đến sự chia cắt đất nước.

2. Tư tưởng

- Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề.

- Khả năng nhận xét về tính giai cấp trong xã hội.

3. Kĩ năng

- Bồi dưỡng ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước thống nhất.

- Bồi dưỡng tinh thần dân tộc.

Dạy tập trung trên lớp

Tuần 23

27

Bài 22. Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI – XVIII

1. 1. Tình hình nông nghiệp ở các thế kỉ XVI – XVIII

2. Sự phát triển của thủ công nghiệp

3. sự phát triển của thương nghiệp

4. Sự hưng khởi của các đô thị

1. Kiến thức

- Trình bày được tình hình nông nghiệp, sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp ở nước ta thế kỷ XVI – XVIII.

- Nêu được sự hưng khởi của các đô thị và đánh giá được vai trò của các đô thị đối với sự phát triển kinh tế thời kì này.

- Phân tích được những yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế nước ta thế kỷ XVI – XVIII.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp tài liệu, liên hệ thực tế.

- Rèn luyện kĩ năng đánh giá các sự kiện lịch sử

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức về tính hai mặt của kinh tế thị trường, từ đó biết định hướng về các tác động tích cực.

- Bồi dưỡng những nhận thức về hạn chế của tư tưởng phong kiến.

Dạy tập trung trên lớp

Tuần 23

28

Bài 23. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII

I.Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII

II. Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỷ XVIII

III. Vương triều Tây Sơn

1. Kiến thức

- Thế kỷ XVI – XVIII, nước ta bị chia làm hai miền có hai chính quyền riêng biệt mà hầu như các tập đoàn phong kiến đang thống trị không còn khả năng thống nhất lại.

- Trước tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến ở cả hai miền, nguy cơ chia cắt đất nước ngày càng gia tăng và chính phong trào Tây Sơn, trong quá trình đánh đổ các tập đoàn phong kiến đang thống trị đã làm nên thành tựu xoá bỏ tình trạng chia cắt, bước đầu thống nhất lại đất nước.

- Trong quá trình đấu tranh của mình, phong trào nông dân còn hoàn thành hai cuộc kháng chiến (chống Xiêm và Thanh), bảo vệ độc lập dân tộc, góp thêm những chiến công huy hoàng vào sự nghiệp giữ nước anh hùng của dân tộc.

2. Tư tưởng

- Giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước.

- Tự hào về người nông dân Việt Nam.

3. Kĩ năng

- Tiếp tục bồi dưỡng kỹ năng sử dụng bản đồ lịch sử.

- Bồi dưỡng khả năng phân tích, nhận định sự kiện lịch sử.

Dạy tập trung trên lớp

Tuần 24

29

Chủ đề: Xây dựng và phát triển văn hoá trong các thế kỉ X - XVIII

I.Tư tưởng, tôn giáo

II. Giáo dục

1. Kiến thức

- Biết được trong những thế kỷ độc lập, mặc dù trải qua nhiều biến động, nhân dân ta vẫn nổ lực xây dựng cho mình một nền văn hóa dân tộc tiến lên.

- Hiểu được trải qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý Trần, Hồ, Lê sơ ở các thế kỷ X – XV, công cuộc xây dựng văn hóa được tiến hành đều đặn nhất quán. Đây cũng là giai đoạn hình thành của nền văn hóa Đại Việt (còn gọi là văn hóa Thăng Long).

- Hiểu được nền văn hóa Thăng Long phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, tự hào và độc lập dân tộc.  Biết được ở các thế kỷ XVI – XVIII, văn hóa Việt Nam có những điểm mới, phản ánh thực trạng của xã hội đương thời.

- Hiểu được trong lúc Nho giáo suy thoái thì Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện mở rộng mặc dù không như thời Lý - Trần. Bên cạnh đó xuất hiện tôn giáo mới: Thiên Chúa giáo đạo Ki-tô).

- Biết được văn hóa - nghệ thuật chính thống sa sút, mất đi những nét tích cực. Trong lúc đó, hình thành, phát triển một trào lưu văn học - nghệ thuật dân gian phong phú làm cho văn hóa mang đậm màu sắc nhân dân.

- Biết được khoa học, kỹ thuật có những chuyển biến mới.

2. Tư tưởng

Quan sát, phát hiện di sản văn hóa.

3. Kĩ năng

- Bồi dưỡng niềm tự hào về nền văn hóa đa dạng của dân tộc.

- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ các di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc

Dạy tập trung trên lớp

Tuần 24

30

Xây dựng và phát triển văn hoá trong các thế kỉ X – XVIII (tt)

III. Văn học

IV. Nghệ thuật

V. Khoa học, kĩ thuật

25

31

Bài 25. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)

I.Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, chính sách ngoại giao

II. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn

III. Tình hình văn hóa - giáo dục

1. Kiến thức

- Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa ở nước ta nửa đầu thế kỷ XIX dưới vương triều Nguyễn.

- Nhận xét được chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn

2. Tư tưởng

- Bồi dưỡng cho HS ý thức vươn lên, đổi mới trong học tập.

- Giáo dục ý thức quan tâm đến đời sống nhân dân đất nước mà trước hết là những người xung quanh.

3. Kĩ năng

Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày, phân tích, so sánh gắn sự kiện với thực tế cụ thể.

Dạy tập trung trên lớp

25

32

Bài 26. Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân

1.Tình hình xã hội và đời sống của nhân dân.

2. phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính

3.đấu tranh của các dân tộc ít người

1. Kiến thức

- Từ đầu thế kỷ XIX tình hình chính trị xã hội Việt Nam dần dần trở lại ổn định, nhưng mâu thuẫn giai cấp vẫn không dịu đi.

- Mặc dù nhà Nguyễn có một số cố gắng nhằm giải quyết những khó khăn của nhân dân nhưng sự phân chia ngày càng tách biệt, bộ máy quan lại sa đọa, mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra.

- Cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra liên tục và ngày càng mở rộng ra hầu hết cả nước, lôi cuốn cả một bộ phận binh lính.

2. Tư tưởng

Bồi dưỡng kiến thức trách nhiệm với nhân dân, quan tâm đến đời sống cộng đồng.

3. Kĩ năng

Tiếp tục rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày, phân tích, tổng hợp, nhận xét đánh giá.

Dạy tập trung trên lớp

Tuần 26

33

Lịch sử địa phương: Các di tích Lịch sử trên quê hươngPhú Ninh Đình Chiên Đàn – Ngôi đình lớn nhất ............... và Chứng tích Khánh Thọ- Biểu tượng của sự đấu tranh dũng cảm của nhân dân Phú Ninh, ...............

I. Sơ lược vị trí địa lý, hành chính tỉnh ..............., và huyện Phú Ninh.

II. Đình Chiên Đàn – Ngôi đình lớn nhất ............... và Chứng tích Khánh Thọ- Biểu tượng của sự đấu tranh dũng cảm của nhân dân Phú ninh, ................

1: Đình Chiên Đàn – Ngôi đình lớn nhất ................:

2. Chứng tích Khánh Thọ- Biểu tượng của sự đấu tranh dũng cảm của nhân dân Phú ninh, ................

1.Về kiến thức:

+ Vị trí địa lí huyện Phú Ninh, đình Chiên Đàn và khu chứng tích Khánh Thọ

+ Nhận thức một cách khái quát về phong trào đấu tranh của nhân dân Phú Ninh trong kháng chiến chống TD Pháp và đế quốc Mỹ, góp phần chung vào quá trình cách mạng của dân tộc.

2.Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng ôn tập, kĩ năng sưu tầm, liên hệ lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương.

Góp phần rèn luyện kĩ năng nhận thưc lịch sử qua bản đồ, tranh ảnh.

3. Thái độ:

Bồi dưỡng tình yêu quê hương, tự hào về địa phương ...............

Dạy tập trung trên lớp

Tuần 26

34

Bài 27. Quá trình dựng nước và giữ nước

Bài 27. Quá trình dựng nước và giữ nước

I.Các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước

II. Công cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc

Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến

I. sự hình thành của truyền thống yêu nước VN

2. Phát triển và tôi luyện truyền thống yêu nước trong các thế kỉ phong kiến độc lập

3. Nét đặc trưng của truyền thống yêu nước VN thời phong kiến

1. Kiến thức

- Nước Việt Nam có lịch sử giữ nước lâu đời, trải qua nhiều biến động thăng trầm.

- Trong quá trình tồn tại, phát triển nhân dân ta đã từng bước hợp nhất, đoàn kết xây dựng một quốc gia thống nhất, có tổ chức nhà nước hoàn chỉnh, có nền kinh tế đa dạng ổn định, có nền văn hóa tươi đẹp giàu bản sắc riêng đặt nền móng vững chắc cho sự vươn lên của các thế hệ nối tiếp.

- Trong quá trình lao động sáng tạo, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam còn phải liên tục cầm vũ khí chung sức, đồng lòng tiến hành hàng loạt các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ độc lập Tổ quốc.

- Truyền thống yêu nước là sự kết tinh của nhiều nhân tố, sự kiện đã diễn ra trong một thời kỳ lịch sử lâu dài.

- Trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến do tác động của tiến trình lịch sử dân tộc với những nét riêng biệt yếu tố chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập Tổ quốc, trở thành nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến

2. Tư tưởng

- Bồi dưỡng lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

- Bồi dưỡng ý thức vươn lên trong học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp vấn đề, so sánh, phân tích.

Hướng dẫn học sinh tự đọc

Tuần27

35

Ôn tập Trắc nghiệm kiểm tra giữa học kì

Dạy tập trung trên lớp

Tuần27

36

Kiểm tra 45 phút

CÓ ĐỀ VÀ MA TRẬN.

28

37

Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh.

2.cách mạng tư sản Anh.

1. Kiến thức

- HS trình bày được tình hình nước Anh trước cách mạng. Phân tích được nguyên nhân sâu xa của cuộc CMTS Anh.

- Nêu được nét chính về diễn biến.

- Nêu và rút ra được ý nghĩa, tính chất của cuộc cách mạng tư sản Anh.

2. Tư tưởng

- Cách mạng tư sản trong buổi đầu thời cận đại thể hiện mặt tích cực ở việc loại bỏ chế độ phong kiến ở một số quốc gia châu Âu, song chỉ là sự thay đổi hình thức bóc lột khác mà thôi. Một chế độ bóc lột mới, tinh vi và tàn bạo đang hình thành.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện.

Dạy tập trung trên lớp

1.Cách mạng Hà Lan(hướng dẫn học sinh tự đọc)

28

38

Bài 30. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

1.sự phát triển CNTB ở Bắc Mĩ-Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh

2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ

3. kết quả, ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập

1. Kiến thức

- Trình bày và phân tích được nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

- Nắm được các sự kiện cơ bản của diễn biến. Nêu được nội dung của Tuyên ngôn độc lập, liên hệ đến bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta.

- Phân tích, rút ra được ý nghĩa lịch sử và tính chất của cuộc chiến

2. Tư tưởng

Chiến tranh giành độc lập thắng lợi, hợp chủng quốc Mĩ ra đời, góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh chống phong kiến châu Âu và phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau này. Tuy vậy, chế độ nô lệ vẫn tồn tại ở Mĩ, quần chúng nhân dân vẫn không được hưởng những thành quả cách mạng mà họ đã phải đổi bằng xương máu của chính mình.

3. Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan, kĩ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện.

Dạy tập trung trên lớp

Tuần 29

39

Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

I.Tình hình kinh tế, xã hội

II. tiến trình Cách mạng

III. Ý nghĩa cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

1. Kiến thức

- Trình bày và phân tích được nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII.

- Nắm được các sự kiện cơ bản của diễn biến. Nêu được nội dung của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. liên hệ đến bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta.

- Chứng minh được thời kỳ Giacobanh là đỉnh cao của cách mạng

- Phân tích, rút ra được ý nghĩa lịch sử và tính chất của cuộc chiến

2. Tư tưởng

- Quần chúng nhân dân, động lực chủ yếu thúc đẩy sự nghiệp cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao là nền chuyên chính Gia-cô-banh, họ xứng đáng là người sáng tạo ra lịch sử.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan, kĩ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện.

Dạy tập trung trên lớp

Tuần 29

40

Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

Tuần 30

41

Bài 32. Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu

1.cách mạng Công nghiệp ở Anh

2.Hệ quả của cách mạng công nghiệp

1. Kiến thức

- Nắm được các mốc thời gian và thành tựu chủ yếu của cuộc Cách mạng công nghiệp ở nước Anh,.

- Nắm được hệ quả của Cách mạng công nghiệp về kinh tế, xã hội và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Hiểu được tác dụng của cuộc Cách mạng công nghiệp đối với việc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay.

2. Tư tưởng

Cùng với việc nâng cao năng suất lao động, giai cấp tư sản bóc lột đối với chủ công nhân ngày càng tinh vi và triệt để hơn. Đời sống của người lao động bị sa sút do đồng lương thấp kém, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng thêm sâu sắc.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích đánh giá bước phát triển của máy móc, tác động của cách mạng công nghiệp đối với kinh tế xã hội.

Dạy tập trung trên lớp

Tuần 30,31

42,43

Bài 33. Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mĩ giữa thế kỉ XIX

Mục 1. Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức

Mục 2. Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li- a

3. Nội chiến ở MĨ

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản sau: giữa thế kỷ XIX, cùng với sự phát triển kinh tế TBCN, phong trào dân tộc dân chủ chống chế độ phong kiến diễn ra rộng khắp châu Âu và Mỹ dưới nhiều hình thức, điển hình là cuộc đấu tranh thống nhất Đức, thống nhất Italia, nội chiến ở Mỹ

2. Tư tưởng

Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc dân tộc chống các thế lực phong kiến, bảo thủ, lạc hậu đòi quyền tự do dân chủ.

3. Kĩ năng

Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, giải thích các sự kiện lịch sử qua đó khẳng định tính chất đó chính là những cuộc Cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau. Kĩ năng khai thác lược đồ, tranh ảnh.

Hướng dẫn học sinh tự học

Tiết 2, mục 3 dạy học tập trung trên lớp

31

44

Bài 34. Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

1.những thành tựu về KHKT cuối thế kỷ XIX – đầu thees kỉ XX

1. Kiến thức

- Nắm và trình bày được những thành tựu chủ yếu về khoa học kĩ thuật cuối thế kỷ XIX

- Phân tích sự ảnh hưởng của nó đến lực lượng sản xuất xã hội.

2. Tư tưởng

Biết trân trọng những công trình nghiên cứu, những phát minh của các nhà khoa học trong việc khám phá nguồn năng lượng vô tận của thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu và cuộc sống con người.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện cho HS kĩ năng nhận xét đánh giá sự kiện lịch sử về sự hình thành với tổ chức độc quyền.

- Kĩ năng khai thác và sử dụng tranh ảnh lịch sử về những thành tựu của khoa học kĩ thuật

dạy học tập trung trên lớp

Tuần 32

45

Bài 35. Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ và sự bành trướng thuộc địa

1. nướcAnh

2. nước pháp

3. nước Đức

4. nước Mĩ

1. Kiến thức

- Những nét khái quát về tình hình kinh tế, chính trị của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ hồi cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX; những nét chung và đặc điểm riêng.

- Hiểu và phân tích được đây là thời kì các nước đế quốc đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa, phân chia lại thị trường thế giới làm cho mâu thuẫn giữa các đế quốc với đế quốc và giữa để quốc với thuộc địa ngày càng sâu sắc.

2. Tư tưởng

Giúp HS nâng cao nhận thức về bản chất của chủ nghĩa đế quốc, ý thức cảnh giác cách mạng; đấu tranh chống các thế lực gây chiến, bảo vệ hòa bình.

3. Kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để thấy được từng đặc điểm riêng của chủ nghĩa đế quốc.

Hướng dẫn học sinh tự học

32

46

Bài 36. Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân

2. phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỉ XIX

3.Chủ nghĩa xã hội không tưởng

1. Kiến thức

Trình bày được sự ra đời và tình cảnh của giai cấp công nhân công nghiệp, qua đó giúp các em hiểu được cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản lớn mạnh dần.

- Phân tích được mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.

- Trình bày được sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Phân tích được những mặt tích cực và hạn chế của hệ tư tưởng này.

2. Tư tưởng

- Giúp HS nhận thức sâu sắc được quy luật "Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh", song những cuộc đấu tranh chỉ giành thắng lợi khi có tổ chức và hướng đi đúng đắn.

- Thông cảm và thấu hiểu được tình cảnh khổ cực của giai cấp vô sản.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng phân tích đánh giá các sự kiện lịch sử nói về đời sống của giai cấp vô sản công nghiệp, những hạn chế trong cuộc đấu tranh của họ. Đánh giá về những mặt tích cực và hạn chế của hệ thống tư tưởng xã hội không tưởng.

- Kỹ năng khai thác tranh ảnh lịch sử.

4. Định hướng các năng lực hình thành

Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tái hiện sự kiện

- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.

dạy học tập trung trên lớp

Tuần 33

47

Bài 37. Mác và ăng - ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

1.Buổi đầu hoạt động cách mạng của C.Mác và Ph.Ăng-ghen

2.Tổ chức đồng minh những người cộng sản và tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

1. Kiến thức

- Trình bày được công lao của Mác và Ăng-ghen những nhà sáng lập ra chủ nghĩa xă hội khoa học đối với sự nghiệp Cách mạng của giai cấp công nhân.

- Trình bày được sự ra đời của tổ chức Đồng minh những người Cộng sản, những luận điểm quan trọng của Tuyên ngôn độc lập của Đảng cộng sản và ý nghĩa của văn kiện này.

2. Tư tưởng

Giáo dục cho HS lòng tin vào chủ nghĩa Mác, tin vào sự nghiệp Cách mạng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang đi, lòng biết ơn đối với những người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học.

3. Kĩ năng

- Kỹ năng phân tích nhận định đánh giá vai trò của Mác và Ăng-ghen về những đóng góp của chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Khoa học đối với lý luận đấu tranh của giai cấp công nhân.

- Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm phong trào công nhân, phong trào cộng sản, chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học.

4. Định hướng các năng lực hình thành

Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

dạy học tập trung trên lớp

33

48

Bài 38. Quốc tế thứ nhất và Công xã Pa-ri 1871

I. Quốc tế thứ nhất

II.Công xã Pa-ri 1871

1. Kiến thức

- Nắm được hoàn cảnh ra đời và những hoạt động của Quốc tế thứ nhất. Qua đó nhận thấy sự ra đời của Quốc tế thứ nhất là kết quả tất yếu của sự phát triển của phong trào công nhân Quốc tế và những đóng góp tích cực C.Mác và Ăng-ghen.

- Nắm được sự thành lập của công xã Pa-ri và những thành tích to lớn của Công xã.

- Hiểu được ý nghĩa và những bài học lịch sử của Công xã Pa-ri.

2. Tư tưởng

- Giáo dục tinh thần quốc tế vô sản và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, củng cố niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp Cách mạng giai cấp vô sản.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.

- Kỹ năng về đọc sơ đồ bộ máy Công xã Pa-ri.

4. Định hướng các năng lực hình thành

Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tái hiện sự kiện

dạy học tập trung trên lớp

Tuần 34

49

Bài 39. Quốc tế thứ hai

1Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX

2. Quốc tế thứ hai

1. Kiến thức

- Nắm được sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX.

- Nắm và hiểu được hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ 2 và những đóng góp của tổ chức này đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Ăng-ghen.

- Hiểu được cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trong quốc tế thứ hai phản ánh cuộc đấu tranh giữa 2 luồng tư tưởng: Mác xít và phi Mác xít trong phong trào công nhân quốc tế.

2. Tư tưởng

- Giúp HS hiểu rõ công lao to lớn của Ph.Ăng-ghen và người kế tục là V.I.Lênin đối với phong trào Cộng sản và công nhân Quốc tế.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định các sự kiện và vai trò của cá nhân trong tiến trình lịch sử.

4. Định hướng các năng lực hình thành

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tái hiện sự kiện

dạy học tập trung trên lớp

34

50

Bài 40. Lê - nin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỉ XX

I. Hoạt động bước đầu của Lê nin trong phong trào công nhân Nga

II. Cách mạng 1905-1907 ở Nga

1. Kiến thức

Nắm vững hoạt động của Lênin trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội, qua đó hiểu được nhờ những hoạt động đó của Lê-nin, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga ra đời đã triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân lao động.

- Nắm được tình hình Nga trước Cách mạng; diễn biến của Cách mạng, tính chất và ý nghĩa của Cách mạng Nga 1905 - 1907.

2. Tư tưởng

- Bồi dưỡng lòng kính yêu và biết ơn những lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới, những người cống hiến cả cuộc đời và sức lực cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lao động bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới.

3. Kĩ năng

- Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm: Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ, Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, chuyên chính vô sản.

4. Định hướng các năng lực hình thành

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tái hiện sự kiện

dạy học tập trung trên lớp

35

51

Ôn tập học kì 2

35

52

Kiểm tra cuối học kỳ 2

DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU TỔ TRƯỞNG NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN