Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D:
Tiết 1 + 2
Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp.
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
b. Năng lực:
Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6;
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài “Tự lập”;
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 2: Truyền thống là gì? Truyền thống về gia đình, dòng họ là gì?
3. Bài mói:
| |
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. | |
Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi Tổ chức thực hiện: GV cho học sinh nghe bài hát “Lá cờ” Sáng tác Tạ Quang Thắng HS thảo luận câu hỏi: a, Bài hát nói về truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? b, Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó? | -Bài hát thể hiện niềm tin, sự tự hào của cả một thế hệ đã lao động và chiến đấu gian khổ vì Tổ quốc. -Dù có gặp bao khó khăn trên đường đời thì bản thân luôn thấy những điều đó chẳng thấm vào đâu so với bố mẹ ngày xưa và vững bước theo đuổi con đường mình đang đi |
| |
Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ. | 1.Truyền thống gia đình, dòng họ |
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. - Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện Mời một HS đọc to, rõ ràng câu chuyện, cả lớp lắng nghe. Sau khi HS đọc truyện, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi a) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống gì? Em hãy suy nghĩ gì về truyền thống ấy? b) Hãy kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ + GV mời đại diện các nhóm trả lời. GV khen ngợi các bạn có câu trả lời đúng và hay; chỉnh sửa, bổ sung đối với câu trả lời còn thiếu và kết luận + GV tiếp tục cho HS thảo luận về một vài tấm gương về việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ có liên quan tới thực tế cuộc sống để HS suy ngẫm và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là truyền thống của gia đình, của dòng họ? Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập | a) Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống hiếu học. Em suy nghĩ gì về truyền thống ấy là một truyền thống tốt đẹp cần lưu giữ và phát huy. b) Tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết: truyền thống hiếu học, truyền thống làm gốm, truyền thống yêu nước, truyền thống giúp đỡ người khác... Truyền thống là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người thực hiện. Truyền thống của gia đình, của dòng họ là: Nghề nghiệp, học tập, đạo đức, văn hóa. |
Mục tiêu: HS giải thích được ý nghĩa của truyền thống của gia đình, của dòng họ. | 2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ |
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. - Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập � GV hướng dẫn HS đọc tình huống và thảo luận 3 tình huống trong SGK, kết hợp với đọc thông tin và đặt một số câu hỏi để gợi ý HS tìm hiểu về biểu hiện của truyền thống gia đình, dòng họ và trái với truyền thống gia đình, dòng họ trong học tập và sinh hoạt: a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích gì cho Dung? | a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích cho Dung: giúp Dung có động lực để tiếp tục học tập tốt dù ở xa nhà. |
b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho gia đình Nam? | b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều cho gia đình Nam: biết chia sẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau nên cuộc sống gia đình luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm. |
c) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân gia đình, dòng họ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập � GV mời đại diện các nhóm lên trình bày câu trả lời của nhóm mình trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. � GV nhận xét, kết luận. � GV tiếp tục cho HS thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ đối với bản thân, gia đình và xã hội. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập | c) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân gia đình, dòng họ: giúp ta có thêm kinh ngiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. |
Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ. | 3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ |
- Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. - Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập � GV hướng dẫn HS đọc tình huống và thảo luận 3 tình huống trong SGK, kết hợp với đọc thông tin và đặt một số câu hỏi để gợi ý HS a) Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân? | a) Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc và gần gũi nhau hơn cho người thân. |
b) Em có suy nghĩ gì về mong muốn của bạn An? | b) Em có suy nghĩ về mong muốn của bạn An: là 1 suy nghĩa tích cực, rất đáng được phát huy. |
c) Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần làm gì để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập | c) Từ việc làm của gia bạn Linh và bạn An, theo em mỗi người cần cố gắng học tập, nổ lực nhiều hơn để hoàn thiện bản thân cả học tập lẫn đạo đức để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ: Chúng ta cần phải thấy biết ơn, coi trọng và tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ. |
| |
Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể. Nội dung – Tổ chức thực hiện: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? a) Lao động cần cù, chăm chỉ là một nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ. b) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng trân trọng và biết ơn với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. c) Chỉ những gia đình, dòng họ giàu mới có truyền thống đáng tự hào. | Em đồng tình với (a) (b ) - không đồng tình với ý kiến ( c). Vì đã gọi là truyền thống thì dù gia đình nghèo hay giàu gì thì vẫn được gọi là truyền thống. |
Xử lý tình huống | |
Nội dung – Tổ chức thực hiện: � GV hướng dẫn HS đọc tình huống và thảo luận 3 tình huống trong SGK, kết hợp với đọc thông tin và đặt một số câu hỏi để gợi ý HS Theo em, Bình phải lamg gì để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ? Em đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao? | Theo em, Bình cần làm để phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ: cố gắng nổ lực trong học tập, rèn luyện đạo đức tốt. |
Nếu em là Hải, em sẽ nói với người khuyên em: "mặc dù truyền thống làm đồ chơi Trung thu của gia đình là vất cả nhưng đổi lại được đó là niềm vui của các bạn nhỏ được trọn vẹn, và đây cũng là truyền thống của gia đình nên em cũng sẽ tiếp tục theo chân ông bà cha mẹ để giữ truyền thống đó mãi về sau." Em đồng tình với ý kiến bạn Tùng. Vì truyền thống là những gì được lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác thì mới được gọi là truyền thống. | |
| |
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. Em hãy viết thư cho ông bà, bố mẹ để nói lên niềm tự hào của em về truyền thống gia đình, dòng họ và chia sẻ những việc em sẽ làm để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. | Gửi mẹ! Thời gian qua con cảm thấy rất tự hào về truyền thống làm đèn trung thu của mình. Bởi nhờ có những chiếc đèn của gia đình mình làm ra mà các bạn nhỏ đã có 1 cái tết trung thu trọn vẹn. Con sẽ cố gắng học tập tốt hơn để sau này sẽ đưa truyền thống của gia đình mình ngày càng vươn xa. Con của mẹ |
Em hãy lập và thực hiện kế hoạch giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ của em theo bảng mẫu sau: | |
Tên truyền thống | Cách giữ gìn và phát huy |
Truyền thống hiếu học | Cố gắng học tập tốt, rèn luyện đạo đức. |
Truyền thống làm gốm | Học hỏi kinh nghiệm từ bố mẹ và mọi người xung quanh |
Truyền thống giúp đỡ người nghèo | Nổ lực trong học tập, rèn luyện tốt đạo đức, giúp các bạn trong lớp từ những việc nhỏ nhặt nhất. |
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | -Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập -Hệ thống câu hỏi và bài tập -Trao đổi, thảo luận |
Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D:
Tiết 3 + 4
Bài 2: Yêu thương con người
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nêu được khái niệm và một số biểu hiện về yêu thương con người.
- Trình bày được giá trị của tình yêu thương con người.
- Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương của người khác.
- Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người.
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
b. Năng lực:
Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6;
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài “Yêu thương con người”;
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 3: Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thé nào đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?
Tiết 4: Yêu thương con người là gì? Nêu một số việc làm thể hiện yêu thương con người mà em biết?
3. Bài mói:
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. | ||||||||||
Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức Tổ chức thực hiện: HS thảo luận câu hỏi theo cặp. a, Hình ảnh bên gợi cho em nhớ tới sự việc nào xảy ra ở nước ta? b, Trước sự việc đó, Nhà nước và nhân dân ta có những hành động gì? c, Em hãy chia sẻ cảm xúc của mình trước những hành động đó? Lớp nhận xét, góp ý, bổ xung ý kiến. GV vào nội dung bài mới. | a) Hình ảnh gợi cho em nhớ tới sự kiện: lũ lụt miền trung b) Trước sự việc đó, Nhà nước và Nhân dân ta đã có những hành động: hỗ trợ tiền và đồ ăn cho nhân dân, thực hiện di dân cho những hộ ở vùng thấp. c) Cảm xúc của em là cảm thấy rất tự hào vì mình là người Việt Nam, và biết ơn nhà nước, những nhà tài trợ, các nhà hảo tâm cũng như cá nhân mỗi tổ chức... | |||||||||
| ||||||||||
Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là yêu thương con người, biểu hiện của tình yêu thương con người. | 1. Yêu thương con người và biểu hiện của tình yêu thương con người | |||||||||
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. – Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện “Ước nguyện bé Hải An” ở SGK bằng cách mời một HS đọc to, rõ ràng câu chuyện, cả lớp lắng nghe. Sau khi HS đọc truyện, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi a) Ước nguyện bé Hải An là gì? Em có suy nghĩ như thế nào về ước nguyện đó? | a) Ước nguyện bé Hải An là hiến tạng, một phần là muốn cống hiến cho xã hội, giúp người; một phần là muốn mẹ tiếp tục cuộc sống tiếp vì con còn trên thế gian. Em có suy nghĩ về ước nguyện đó là một ước nguyện cao đẹp, đáng được tưởng nhớ và tôn trọng. | |||||||||
b) Theo em, yêu thương con người là gì? | b) Theo em, yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. | |||||||||
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập | Biểu hiện của tình yêu thương con người | |||||||||
Qua thông tin về bé Hải An và bằng trải nghiệm của bản thân, em hãy chỉ ra những biểu hiện của tình yêu thương con người theo bảng mẫu sau: |
| |||||||||
Quan sát hình ảnh và cho biết: Tình yêu thương con người được biểu hiện như thế nào trong các mối quan hệ: gia đình, nhà trường, xã hội. Em cần làm gì để thể hiện tình yêu thương con người? | ||||||||||
Tình yêu thương với gia đìnhÔng bà thương yêu con cháu, cha mẹ thương con, con thương cha mẹ, ông bà. Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả nuôi dạy con nên người. Con cái nghe lời, yêu thương cha mẹ. Mọi người trong gia đình tâm sự, chia sẻ, thấu hiểu lẫn nhau, đồng hành cùng nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn,…Tình yêu thương mọi người trong xã hộiSự thương cảm dành cho những số phận đau khổ, bất hạnh Sự quan tâm, chia sẻ vật chất, tinh thần cho những người khó khăn, thiếu thốn | ||||||||||
Theo em, tình yêu thương con người thường được biểu hiện qua những hành động nào trong cuộc sống? | Tình yêu thương con người được biểu hiện trong các mối quan hệ: gia đình, nhà trường, xã hội là sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, quan tâm nhau trong lúc khó khăn, đau ốm. | |||||||||
Quan sát hình ảnh và cho biết: - Em cần làm để thể hiện tình yêu thương con người: đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ những người trong lúc khó khăn. | ||||||||||
+ Chăm sóc ông bà, bố mẹ khi ốm đau, nhường nhịn em nhỏ. + Bao dung, tha thứ cho người khác; + Biết quan tâm, giúp đỡ, hợp tác với người khác để giải quyết khó khăn; + Quyên góp quần áo, sách vở cho các bạn hs nghèo vùng lũ lụt. + Giúp đỡ mọi người, đặc biệt là nh ng có hoàn cảnh khó khăn. + Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện là thể hiện lòng yêu thương con người. | ||||||||||
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Theo em, yêu thương con người là gì? Em hãy nêu biểu hiện trái với yêu thương con người ? | - Yêu thương con người là bắt nguồn từ sự cảm thông, đau xót trước bất hạnh của người khác, là quan tâm, giúp đỡ người khác, làm nhiều tốt đẹp cho người khác nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn. - Biểu hiện trái với yêu thương con người: sự đồng cảm, chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, tham gia các hoạt động từ thiện, biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ sửa chữa, khi cần thiết có thể hi sinh quyền lợi của bản thân vì người khác. | |||||||||
Mục tiêu: HS giải thích được ý nghĩa của yêu thương con người. | 2. Giá trị của tình yêu thương con người | |||||||||
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. – Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – Tổ chức thực hiện: � GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợp trong SGK và trả lời các câu hỏi. Theo em, Thông tin trên cho biết các chương trình thể hiện tình yêu thương con người như thế nào; Nêu vai trò của từng chương trình nhân đạo này? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Theo em, tình yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người và xã hội? + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập | Thông tin cho biết có các chương tình yêu thương con người: - Cặp lá yêu thương. - Xin chào cuộc sống. - Cùng xây mơ ước Mục đích: Hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống; chữa lành vết thương bằng tình yêu thương dành cho trẻ em khuyết tật; Giảm bớt những căn nhà siêu vẹo, dột nát bằng những viên gạch tình nghĩa, từ bàn tay khối óc và tấm lòng từ cộng đồng. Ý nghĩa đối với mỗi người và xã hội: Tình yêu thương con người mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống; giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn; hoạn nạn; làm cho mỗi quan hệ giữa người với người thêm gần gũi, gắn bó; góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh, tốt đẹp hơn. | |||||||||
| ||||||||||
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. Tìm câu ca dao, tục ngữ về yêu thương con người và thảo luận về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đó. | Một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ => Đoàn kết, yêu thương nhau Lá lành đùm lá rách. => Đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nha Thương người như thể thương thân. => Yêu thương người khác | |||||||||
Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của bạn nào dưới đây? Vì sao? | Em đồng tình: 2 ; 3; => Mai và phúc ở cả 2 tình huống đều biết yêu thương, giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn, hoạn nạn | |||||||||
- Không đồng tình: 1 => hà là người không biết chia sẻ khó khăn và công việc với bố mẹ. | ||||||||||
| ||||||||||
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. Em hãy vẽ bức tranh mang thông điệp yêu thương con người để giới thiệu với bạn bè và thầy cô? | ||||||||||
Em hãy lập kế hoạch và thực hiện việc giúp đỡ 1 bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp trường hoặc ở địa phương? | Kế hoạch giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở trường em. Đầu tiên, khảo sát, tìm hiểu và lên danh sách 20 bạn có hoàn cảnh khó khăn nhất trường để giúp đỡ. Sau khi lên danh sách xong, viết đơn xin nhà trường xem xét để giảm học phí cho các bạn. Nhờ sự can thiệp của một số thầy cô để kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài của các mạnh tường quân. Giờ sinh hoạt cuối tuần kêu gọi các bạn học sinh trong trường quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo còn sử dụng được để giúp đỡ các bạn. Thời gian ủng hộ kéo dài trong hai tuần, cử các bạn đại diện từng lớp nhận sự đóng góp của các bạn. Sau khi nhận được sự hỗ trợ và nhận được sự giúp đỡ từ mọi người, chúng em sẽ tổng kết lại tất cả những gì nhận được và có kế hoạch phân chia cụ thể cho các bạn. |
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | -Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập -Hệ thống câu hỏi và bài tập -Trao đổi, thảo luận |
Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D:
Tiết 5 + 6
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nêu được khái niệm và một số biểu hiện về siêng năng, kiên trì.
- Nhận được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
- Siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hàng ngày.
- Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và của người khác trong học tập, lao động.
- Quý trọng những người siêng năng, kiên trì; Góp ý kiến cho những bạn có biểu hiện lười biếng hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
b. Năng lực:
Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6;
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài “Siêng năng, kiên trì”;
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 5: Nêu ý ngĩa và cách rèn luyện lòng yêu thương con người trong cuộc sống?
Tiết 6: Siêng năng là gì? Siêng năng được biểu hiện qua hành động nào?
3. Bài mói:
| ||
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. | ||
Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” - Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì. Ai tìm được nhanh và nhiều câu đúng hơn sẽ chiến thắng. - Chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đã tìm được. | 1. Cần cù bù thông minh 2. Có chí thì nên. 3. Hữu chí cánh thành. 4. Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững. 5. Mưu cao chẳng bằng chí dày. 6. Thua keo này bày keo khác. 7. Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai. 8. Ai đội đá mà sống ở đời. 9. Ba cái vui thì trẻ, ba cái bẽ thì già. 10. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. | |
| ||
Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là siêng năng kiên trì, biểu hiện của siêng năng kiên trì. | 1. Siêng năng, kiêng trì và biểu hiện của siêng năng, kiên trì | |
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. - Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện “Mạc Đĩnh Chi” ở SGK bằng cách mời một HS đọc to, rõ ràng câu chuyện, cả lớp lắng nghe. Sau khi HS đọc truyện, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi a) Mạc Đĩnh Chi đã nổ lực như thế nào để thi đỗ trạng nguyên? | * Thế nào là siêng năng kiên trì? a) Mạc Đĩnh Chi đã nổ lực để thi đỗ trạng nguyên: tranh thủ ghé qua lớp học ở gần nhà, đứng ngoài cửa nghe thầy giảng, ngày nhặt củi, tối về cậu lại lo ôn luyện, học bài, bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học, dùng lá để tập viết. | |
b) Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì? | b) Em hiểu siêng năng, kiên trì là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn. | |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập | Siêng năng thể hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài trong công việc, làm việc một cách thường xuyên, đều dặn, không tiếc công sức. Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng, không bỏ dở giữa chừng mặc dù có khó khăn, gian khổ hoặc trở ngại. *Biểu hiện của siêng năng, kiên trì: + Biểu hiện của siêng năng: sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên Biểu hiện trái với siêng năng: lười biếng, không muốn làm việc, trốn tránh, ỷ lại…hoặc đùn đẩy việc cho người khác + Biểu hiện của kiên trì: chăm chỉ, cần cù, chịu khó, miệt mài… Biểu hiện trái với kiên trì: Hay nản lòng, chóng chán, làm được đến đâu hay đến đó, không quyết tâm… | |
Em hãy quan sát tranh để trả lời câu hỏi: | ||
a) Xác định các hành vi, việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì và chưa thể hiện siêng năng, kiên trì trong mỗi bức tranh? | a) Việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì: 1, 2, 3 Chưa thể hiện siêng năng, kiên trì: 4 | |
b) Kể thêm các biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong cuộc sống mà em biết? | b) Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong cuộc sống mà em biết: đi học, đi làm đúng giờ, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, không nản lòng khi gặp bài toán khó... | |
Mục tiêu: HS giải thích được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì. | 2. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì | |
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. - Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập � GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợp trong SGK và trả lời các câu hỏi. Em hãy đọc trường hợp dưới đây và cho biết siêng năng, kiên trì của Hoa và Vân đã đem lại kết quả như thế nào? | Em hãy đọc trường hợp dưới đây và cho biết siêng năng, kiên trì của Hoa và Vân đã đem lại kết quả: hoa đã tiến bộ môn tiếng Anh rõ rệt, còn Vân đa giảm được cân nặng. | |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập | Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì: Siêng năng, kiên trì giúp con người tự tin hơn, mạnh dạn dơn, dám nghĩ, dám làm, đạt được mục tiêu đề ra. | |
| ||
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. Em hãy quan sát tranh và trả lời câu hỏi: | ||
Theo em, bạn trong tranh cần làm gì để có kết quả học tập tốt hơn? | Theo em, bạn trong tranh cần kiên trì và chăm chỉ hơn trong học tập để có kết quả học tập tốt hơn. Bạn Nam đã siêng năng, kiên trì tập luyện bóng đá hằng ngày để thực hiện được ước mơ của mình. | |
TH1: a) Theo em, Hân nên tham gia. Tại vì đó là cơ hội để bạn học hỏi và trau dồi thêm những gì mà bạn đang thiếu. b) Hân cần cố gắng, kiên trì, chăm chỉ học từ vựng mỗi ngày. | ||
TH2: a)Việc làm của Hòa trong tình huống trên thể hiện bạn thiếu đức tính chăm chỉ và kiên trì. b) Nếu là bạn của Hoa em sẽ khuyên bạn nên cố gắng chăm chỉ tham gia, vì qua các phong trào này bạn học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là trau dồi cho bạn 1 lượng kiến thức khác lớn. | ||
| ||
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. Em hãy sưu tầm 1 tấm gương về siêng năng, kiên trì và viết bài học rút ra từ tấm gương đó? | Em hãy sưu tầm 1 tấm gương về siêng năng, kiên trì: Nguyễn Ngọc Kí. Bài học rút ra từ tấm gương đó là dù ở bất kể ở tình huống nào, hoàn cảnh khó khăn nào cùng cần phải lạc quan, chăm chỉ, cố gắng thích nghi và chăm chỉ, kiên trì học tập để trở thành người có ích cho xã hội | |
Em hãy xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục những biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì của bản thân, sau đó chia sẻ kết quả thực hiện với thấy cô và các bạn? | Em Hãy xây dựng và thực hiện kế hoạch khắc phục những biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì của bản thân, sau đó chia sẻ kết quả thực hiện với thấy cô và các bạn. (Gợi ý: dậy sớm, làm bài tập thường xuyên, kiên trì tập thể dục...) |
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | -Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập -Hệ thống câu hỏi và bài tập -Trao đổi, thảo luận |
Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D:
Tiết 7
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
-Ôn tập kiến thức đã học qua các bài: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; Siêng năng, kiên trì; Yêu thương con người.
-Giải quyết các tình huống giả định và liên hệ kiến thức đã học vào thực tế.
- Liên hệ với bản thân và mọi người xung quanh và có biện pháp rèn luyện cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức đó.
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
b. Năng lực:
Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6;
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài đã học: Từ bài 1 đến bài 3.
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 7: Siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, nhà trường và xã hội?
A. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
B. Hoạt động khám phá
GV tổ chức cho HS thảo luận câu hỏi ôn tập theo nhóm
Các nhóm làm việc: Các cá nhân nghiên cứu các câu hỏi ôn tập; Đưa vấn đề nhận thức cá nhân cho nhóm thảo luận; Cả nhóm thảo luận các đáp án; Nhóm thống nhất ý kiến.
Các nhóm lắng nghe ý kiến; nhận xét, bổ xung đáp án.
Thống nhất đáp án cho phần ôn tập của từng câu hỏi
Em hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ | Truyền thống là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người thực hiện.Truyền thống của gia đình, của dòng họ là: Nghề nghiệp, học tập, đạo đức, văn hóa. |
Em hãy kể một số biểu hiện về việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ trong cuộc sống mà em biết? | Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.Học tập tốt , rèn luyện tu dưỡng đạo đức góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, đồng thời phát huy truyền thống yêu nước như lời Bác Hồ dạy |
Theo em, vì sao chúng ta phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? | Vì đây là những truyền thống có giá trịu về tinh thần, vô cùng quý giá , góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Những truyền thống đó còn nói lên nét văn hóa, bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam. |
Để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, mỗi người phải làm gì ? | Chúng ta cần phải thấy biết ơn, coi trọng và tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ. |
Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng có sự ganh đua giữa các dòng họ trong làng xã, làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết giữa các dòng họ, cản trở việc học tập những truyền thống tốt đẹp của các dòng họ khác? | Em không tán thành và rất phê phán với hiện tượng ganh đua giữa các dòng họ trong làng xã, làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết. Nó sẽ khiến các cá nhân lười phấn đấu, lười cố gắng để xây dựng văn hóa tốt đẹp. Mặt khác, nó sẽ cản trở việc hoc tập những truyền thống tốt đẹp khác. |
Em hiểu thế nào là yêu thương con người? | Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ, biết hy sinh và tha thứ cho mọi người |
Hãy kể về một việc làm cụ thể của em thể hiện tình thương yêu giúp đỡ mọi người (đối với cha mẹ, anh chị em, bạn bè hoặc hàng xóm láng giềng, người trên đường phố...) | Trong xóm em có một bà cụ đã già nhưng lại không có con cái nương tựa. Thường ngày bà cụ hay buồn rầu, tuổi tác cũng làm cụ yếu đi nhiều, không thể thường xuyên làm việc nhà. Thấy thế, em cùng các bạn thường xuyên đến chơi với cụ, động viên, chăm sóc cụ, xu dọn làm việc nhà giúp cụ. Điều này khiến cụ rất vui và yêu quý chúng em hơn. |
Bé Thuý ở nhà một mình, chẳng may bị ngã. Long đi học về qua, thấy vậy đã vào băng bó vết thương ở tay cho Thuý và mời thầy thuốc đến khám cho em. | Hành vi của Toàn là không có lòng yêu thương con người. Bởi vì, Toàn chỉ quan tâm, giúp đỡ với bạn thân, còn những người khác Toàn dè dặt và không thể hiện lòng yêu thương. |
Thế nào là siêng năng, kiên trì? | Siêng năng thể hiện sự cần cù, tự giác, miệt mài trong công việc, làm việc một cách thường xuyên, đều dặn, không tiếc công sức.Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng, không bỏ dở giữa chừng mặc dù có khó khăn, gian khổ hoặc trở ngại. |
Em hãy tìm những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì. | Em hãy tìm những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì.Biểu hiện trái với siêng năng: lười biếng, không muốn làm việc, trốn tránh, ỷ lại…hoặc đùn đẩy việc cho người khácBiểu hiện của kiên trì: chăm chỉ, cần cù, chịu khó, miệt mài…Biểu hiện trái với kiên trì: Hay nản lòng, chóng chán, làm được đến đâu hay đến đó, không quyết tâm… |
Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D:
Tiết 8
Câu 1: Gia đình E luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Việc làm đó thể hiện điều gì ?
A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. B. Yêu thương con cháu.
C. Giúp đỡ con cháu. D. Quan tâm con cháu.
Câu 2: Câu tục ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói về truyền thống nào ?
A. Truyền thống yêu nước. B. Truyền thống hiếu học.
C. Truyền thống tôn sư trọng đạo. D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
Câu 3: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng được gọi là?
A. Gia đình đoàn kết. B. Gia đình hạnh phúc.
C. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp. D. Gia đình văn hóa.
Câu 4: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?
A. Tinh thần đoàn kết. B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần yêu nước. D. Đức tính tiết kiệm.
Câu 5: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
D. Trêu tức bạn.
Câu 6: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?
A. Mọi người yêu quý và kính trọng. B. Mọi người kính nể và yêu quý.
C. Mọi người coi thường. D. Mọi người xa lánh.
Câu 7: Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì?
A. Tinh thần đoàn kết. B. Lòng yêu thương mọi người.
C. Tinh thần yêu nước. D. Lòng trung thành.
Câu 8: Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì?
A. Đức tính chăm chỉ, cần cù. B. Đức tính tiết kiệm.
C. Tinh thần kỷ luật. D. Lòng yêu thương con người.
Câu 9: Biểu hiện của siêng năng, chăm chỉ là:
A. Học thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp. B. Không học bài cũ.
C. Bỏ học chơi game. D. Đua xe trái phép.
Câu 10: Kiên trì là :
A. Miệt mài làm việc. B. Thường xuyên làm việc.
C. Quyết tâm làm đến cùng. D. Tự giác làm việc.
Câu 11: Câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim nói về ?
A. Đức tính khiêm nhường. B. Đức tính tiết kiệm.
C. Đức tính trung thực. D. Đức tính siêng năng.
Câu 12: Để đạt kết quả cao trong học tập, em cần phải làm gì?
A. Chăm chỉ học tập và không chơi la cà.
B. Chép bài của bạn để đạt điểm cao.
C. Học thuộc lòng trong quyển sách học tốt.
D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bị bài mới.
II. Tự luận:
Câu 1: Em hiểu thế nào là yêu thương con người? Hãy kể về một việc làm cụ thể của em thể hiện tình thương yêu giúp đỡ mọi người (đối với cha mẹ, anh chị em, bạn bè hoặc hàng xóm láng giềng, người trên đường phố...)
Câu 2:
Theo em, vì sao chúng ta phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
Câu 3:
An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: "À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh. Các cậu cũng lấy mà chép, khỏi mất công suy nghĩ".
1/ Việc làm của An trong tình huống trên có điều gì được và chưa được ? Bạn còn thiếu đức tính gì ? 2/ Nếu em là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào ?
Đáp án + thang điểm:
I. Trắc nghiệm:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
A | B | C | B | C | A |
Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
B | D | A | C | D | A |
II. Tự luận:
Câu 1:
Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ, biết hy sinh và tha thứ cho mọi người
Trong xóm em có một bà cụ đã già nhưng lại không có con cái nương tựa. Thường ngày bà cụ hay buồn rầu, tuổi tác cũng làm cụ yếu đi nhiều, không thể thường xuyên làm việc nhà. Thấy thế, em cùng các bạn thường xuyên đến chơi với cụ, động viên, chăm sóc cụ, xu dọn làm việc nhà giúp cụ. Điều này khiến cụ rất vui và yêu quý chúng em hơn.
Câu 2:
Vì đây là những truyền thống có giá trịu về tinh thần, vô cùng quý giá , góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Những truyền thống đó còn nói lên nét văn hóa, bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam.
Câu 3:
An có biểu hiện siêng năng học tập và làm bài tập đầy đủ. Nhưng An lại thiếu tính kiên trì vì không quyết tâm làm bài tập khi gặp bài khó.
Em sẽ khuyên An : Là học sinh, nếu chỉ có tính siêng năng thôi chưa đủ, mà còn phải có tính kiên trì mới đạt kết quả tốt trong học tập. Muốn có tính kiên trì thì cần phải thường xuyên rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.
.........................................................................................................
Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D:
Tiết 9 + 10
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nêu được khái niệm và một số biểu hiện về tôn trọng sự thật.
- Nhận được ý nghĩa của tôn trọng sự thật.
- Hiểu vì sao phải tôn trọng sự thật.
- Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.
- Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật.
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
b. Năng lực:
Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6;
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài “Tôn trọng sự thật”;
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 10: Tôn trọng sự thật là gì? Nêu biểu hiện của tôn trọng sự thật?
3. Bài mói:
| |
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi | |
B. Hoạt động khám phá | |
Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là tôn trọng sự thật, biểu hiện của tôn trọng sự thật. | 1. Tôn trọng sự thật và biểu hiện của tôn trọng sự thật: |
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi - Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV hướng dẫn HS tìm hiểu câu chuyện “Dù sao trái đất vẫn quay” ở SGK bằng cách mời một HS đọc to, rõ ràng câu chuyện, cả lớp lắng nghe. Sau khi HS đọc truyện, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi theo câu hỏi | |
Nhà bác học ga – li -ê đã tôn trọng sự thật như thế nào? | Nhà bác học ga – li -ê đã tôn trọng sự thật: ông thà ngồi tù chứ không từ bỏ chân lí. |
Biểu hiện của tôn trọng sự thật | |
Em hãy tìm biểu hiện của tôn trọng sự thật trong các bức hình dưới đây? | 1. Cả 2 bạn học sinh đã tự giác nhận lỗi lầm của mình. 2. Bạn nam đã dũng cảm nói lên sự thật 3. 2 bạn nữ đã dám đứng lên nói sự cho bác bảo vệ biết. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Thế nào là tôn trọng sự thật? Em hãy kể thêm các biểu hiện của tôn trọng sự thật? + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập | Bài học: - Sự thật là những gì có thật trong cuộc sống, thực hiện và phản ánh đúng thực hiện cuộc sống. - Các biểu hiện của tôn trọng sự thật: Dám chỉ ra việc làm sai của người khác. Luôn dũng cảm nói lên sự thật. |
Mục tiêu: HS giải thích được ý nghĩa của tôn trọng sự thật. | 2. Ý nghĩa của tôn trọng sự thật |
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi - Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập � GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợp trong SGK và trả lời các câu hỏi. a) Nêu suy nghĩ của em về nội dung đoạn hội thoại? | a) Suy nghĩ của em về nội dung đoạn hội thoại: đã giúp em có được 1 bài học quý giá nói thật, sống trung thực giúp tâm hồn thanh thản, bình an và sức khỏe tốt hơn. |
b) Theo em, việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? | b) Theo em, việc tôn trọng sự thật có ý nghĩa trong cuộc sống: Nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình. Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn. Góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân, hướng tới con người đến chân thiện mỹ. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập | Bài học: Tôn trọng sự thật có ý nghĩa trong cuộc sống góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ giá trị đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai; giúp con người tin tưởng; gắn kết với nhau hơn; làm cho tâm hồn thanh thản; và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. |
Mục tiêu: Giúp HS hiểu và biết thực hiện các hành vi, cử chỉ thể hiện tôn trọng sự thật. | 3. Cách tôn trọng sự thật |
Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi - Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Em hãy đọc các thông tin dưới đây để: Nhận xét về cách ứng xử của mỗi nhân vật trong các thông tin? | Nhận xét về cách ứng xử của mỗi nhân vật trong các thông tin: |
Thảo luận về cách tôn trọng sự thật? | |
1. 2 bạn nhỏ đã rất dũng cảm chỉ cho mọi người biết kẻ ăn cắp. | |
2. Dũng là một học sinh biết tôn trọng sự thật và không bao dung cho hành động gian dối. 3. Mẹ Dung là 1 người từ tốn rất biết cách ăn nói, thật thà nói sự thật. | |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập | - Cách tôn trọng sự thật: luôn nói thật với người thân, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái. |
C. Hoạt động luyện tập | |
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. | |
Nhận xét về việc làm của Hoa trong lớp là: bạn là một người dũng cảm, luôn tôn trọng sự thật. Mai được bạn bè yêu quý vì bạn là người biết lắng nghe, cảm thông, đồng cảm và chia sẻ cùng với tất cả mọi người. | |
a) Theo em Hùng nên nói hoàn cảnh của Mai cho cô giáo nghe, để cô giáo biết được sẽ cảm thông cho bạn và đồng thời cô giáo sẽ giúp đỡ được cho bạn phần nào. b) Nếu là Hùng em sẽ nói với cô về hoàn cảnh của Mai, và sẽ cùng cô kêu gọi cá bạn trong lớp giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này. Theo em, Lan nên nói với người lớn biết về sự việc trên, để mọi người có cách phòng tránh, tránh được những trường hợp xấu nhất xảy ra. | |
D. Hoạt động vận dụng | |
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.Em hãy viết về việc làm thể hiện tôn trọng sự thật hoặc chưa tôn trọng sự thật của bản thân và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của em sau mỗi việc làm đó. | |
Em hãy viết cảm nhận của em về câu ca dao dưới đây: Những người tính nết thật thà Đi đâu cũng được người ta tin dùng |
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | -Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập -Hệ thống câu hỏi và bài tập -Trao đổi, thảo luận |
Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D:
Tiết 11 + 12
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nêu được khái niệm về tự lập.
- Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập.
- Hiểu vì sao phải tính tự lập.
- Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và của người khác.
- Tự thực hiện nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hàng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng, không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
b. Năng lực:
Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6;
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài “Tự lập”;
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 2: Nêu ý ngĩa và cách rèn luyện tính trung thực?
Tiết 3: Liêm khiết là gì? Liêm khiết được biểu hiện qua hành động nào?
| |
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “giải ô chữ” - Giải ô chữ để tìm chìa khóa, ai tìm được chìa khóa nhanh nhất sẽ thắng. | |
1. Hàng ngang gồm 7 chữ cái, chỉ thành tích nổi bật của học sinh mức bình thường. | 1. Xuất sắc |
2. Hàng ngang 2 gồm 6 chữ cái , chỉ sự đối lập và ỷ lại. | 2. Tự giác |
3. Hàng ngang số 3 gồm 7 chữ cái chỉ sự đồng nghĩa với làm việc. | 3. Lao động |
4. Hàng ngang 4 gồm 6 chữ cái, chỉ hoạt động chính học sinh, trường học. | 4. Học tập |
5. Hàng ngang số 5 gồm 6 chữ cái, chỉ thái độ tôn trọng và đúng mực đối với người lớn tuổi. - Sau khi chơi, GV yêu cầu HS chia sẻ những hiểu biết về từ chìa khoá “tự lập” và dẫn dắt vào bài học. | 5. Lễ phép |
| |
Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là tự lập. | 1.Tự lập và biểu hiện của tự lập |
- Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập � GV hướng dẫn HS quan sát ba bức tranh trong SGK, kết hợp với đọc thông tin và đặt một số câu hỏi để gợi ý HS tìm hiểu về biểu hiện của tự lập và trái với tự lập trong học tập và sinh hoạt: | Thế nào là tự lập? |
a) Vì sao Bác Hồ quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước? | a) Bác Hồ quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước vì Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. |
b) Từ câu chuyện Bác Hồ em hiểu thế nào là tự lập? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + GV tiếp tục cho HS thảo luận về một vài tấm gương tự lập có liên quan tới thực tế cuộc sống để HS suy ngẫm và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là tự lập? + GV mời từ hai đến ba HS phát biểu, HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét và bổ sung. GV khen ngợi câu trả lời đúng, chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng. | b) Từ câu chuyện Bác Hồ em hiểu tự lập là tự làm lấy công việc của mình trong cuộc sống. |
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập | Bài học Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình; tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. Biểu hiện của tự lập: tự khâu lại áo, tự giác nấu cơm sớm ăn để học bài, phụ giúp gia đình và nhặt rau… |
Mục tiêu: HS giải thích được ý nghĩa của tự lập. | |
- Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập � GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợp trong SGK và trả lời các câu hỏi. Em hãy xác định những biểu hiện của tự lập trong các bức hình và thông tin trên? | 2.Ý nghĩa của tự lập |
TH1: a) Hưng đã biểu hiểu hiện tự lập: tự ý thức trong học tập, lo toan việc nhà, chăm sóc mẹ và em. b) Tính tự lập đã đem lại cho Hưng kết quả học tập khá tốt. | |
TH2: Tính tự lập của anh Luận đã mang lại cho anh điều là: doanh nghiệp của anh ngày càng phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhiều người. | |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Từ các trường hợp trên, em hãy cùng các bạn thảo luận và cho biết ý nghĩa của tự lập đối với bản thân, gia đình và xã hội? Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Kết thúc hoạt động Khám phá, GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học về biểu hiện, ý nghĩa của tự lập và tổng kết những nội dung chính của bài học thông qua phần chốt nội dung chính ở SGK nhằm giúp HS củng cố lại tri thức đã khám phá. | Tự lập có ý nghĩa đối với bản thân, gia đình và xã hội là: thành công trong cuộc sống và xứng đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người. Bài học: Ý nghĩa của tính tự lập + Đối với bản thân: Giúp thành công trong cuộc sống và được mọi người tôn trọng; Có thêm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm trong công việc; Rèn đức tính kiên trì, nhẫn nại để vượt lên mọi hoàn cảnh; + Đối với gia đình: Khi con biết tự lập, cha mẹ rất hạnh phúc vì thấy con mình trưởng thành, tự lo được cho bản thân. Mọi thành viên trong gia đình cũng yên tâm hơn khi mỗi cá nhân đều tự lo cho bản thân, không dựa dẫm, ỷ lại vào gia đình. |
| |
Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể. Nội dung – Tổ chức thực hiện: Em hãy nêu 1 số biểu hiện về tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày? | + Biểu hiện về tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày: - Chăm chỉ làm bài tập. - Phụ giúp gia đình. - Rèn luyện thể dục thường xuyên. + Biểu hiện trái với tự lập trong học tập và sinh hoạt hằng ngày: -Lười biếng làm việc nhà, không làm bài tập được giao; -Phụ thuộc, dựa dẫm, ỷ lại vào người thân, bạn bè; -Đùn đẩy trách nhiệm, trốn tránh công việc; |
Em hãy kể về 1 hành vi ỷ lại , dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác mà em đã gặp hoặc nghe kể trong học tập và cuộc sống. Em rút ra bài học gì từ những hành vi đó? | Biểu hiện của thói ỷ lại: thờ ơ với cuộc sống, công việc học tập của chính mình, không suy nghĩ cho tương lai, để mặc bố mẹ sắp đặt mọi việc, bé thì được mua điểm, lớn thì được chạy việc cho. Hay đơn giản hơn, từ những việc nhỏ nhất như dọn dẹp phòng ở, giặt giũ,... cũng lười nhác, để bố mẹ làm; gặp bài tập khó thì nhờ vả bạn bè,... Hậu quả của thói ỷ lại: Người sống ỷ lại, quen dựa dẫm thường lười lao động, suy nghĩ, tư duy, thiếu năng lực đưa ra quyết định trong những hoàn cảnh cần thiết. Từ đó, họ không làm chủ được cuộc đời, không có bản lĩnh, không có sáng tạo,... dễ gặp thất bại trong mọi việc. Tương lai của đất nước không thể phát triển tốt đẹp nếu những chủ nhân tương lai của đất nước đều lười biếng, ỷ lại như vậy. |
Xử lí tình huống: | |
a) Nếu là Hoa em sẽ gọi điện hỏi mẹ cách nấu và tự tay vào bếp để tập nấu. b) Nếu là Hải em sẽ nói An nên tự giác đến trường, không nên phiền bố mẹ như vậy vì nhà bạn gần trường có thể chịu khó đi, mình nên tập tính tự giác khi còn nhỏ từ những việc mình có thể làm. | |
| |
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. Em hãy lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân, theo gợi ý sau; các lĩnh vực rèn luyện (học tập, sinh hoạt hằng ngày); công việc thực hiện; biện pháp thực hiện; kết quả rèn luyện. | Em hãy lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân, theo gợi ý sau; các lĩnh vực rèn luyện (học tập, sinh hoạt hằng ngày); công việc thực hiện; biện pháp thực hiện; kết quả rèn luyện. |
Sắp tới kì nghỉ hè , bố mẹ dự định cho em về quê ngoại 1 tháng sống cùng ông bà. Em hãy thiết kế 1 cuốn sổ tay; thời gian nội dung nhắc nhở; cách thức thực hiện ;tự đánh giá. | Sắp tới kì nghỉ hè , bố mẹ dự định cho em về quê ngoại 1 tháng sống cùng ông bà. Em hãy thiết kế 1 cuốn sổ tay; thời gian nội dung nhắc nhở; cách thức thực hiện ;tự đánh giá. |
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá | Phương pháp đánh giá | Công cụ đánh giá | Ghi Chú |
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học | - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung | -Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập -Hệ thống câu hỏi và bài tập -Trao đổi, thảo luận |
Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D:
Tiết 13 + 14
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nêu được thế nào là tự nhận thức bản thân, biết được ý nghĩa của tự nhận thức của bản thân.
- Tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yaaus, giá trị, vị trí, tình cảm, các mối quan hệ của bản thân.
- Biết tôn trọng bản thân, xây dựng được kế hoạch phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân.
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
b. Năng lực:
Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6;
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài “Tự nhận thức cá nhân”;
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 2: Nêu ý ngĩa và cách rèn luyện tính trung thực?
Tiết 3: Liêm khiết là gì? Liêm khiết được biểu hiện qua hành động nào?
Em hãy viết lời giới thiệu những điều hài lòng, chưa hài lòng về bản thân và chia sẻ với bạn bên cạnh. | ||
a) Vì sao “con gà” đại bàng không thực hiện được mong ước có thể bay như những chú đại bàng khác. | a) “con gà” đại bàng không thực hiện được mong ước có thể bay như những chú đại bàng khác vì nó luôn nghĩ nó là gà chứ không phải là loài chim nên không thể bay, không nhận thức được khả năng của bản thân mình. | |
b) Qua câu chuyện em rút ra bài học gì cho bản thân? | b) Qua câu chuyện em rút ra bài học cho bản thân: phải biết nhận thức ra được tài năng của bản thân mình và phát huy nó. | |
Trong một cuộc tranh luận “ Thế nào là người biết tự nhận thức bản thân ”, lớp Ngân có 3 ý kiến? | ||
Em đồng ý với ý kiến: tự nhận thức bản thân là tự nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh và điểm yếu … của bản thân; và ý kiến tự nhận thức bản thân là luôn hiểu rõ mình và tự tin tin với điểm mạnh của mình. Em đồng ý với ý kiến 1, không đồng ý với ý kiến 2, 3, 4 | ||
Em đồng ý/ hay không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? | ||
a) Hoa đã tự nhận thức bản thân bằng cách nào? | TH1: a) Hoa đã tự nhận thức bản thân bằng cách: ghi nhật kí hằng ngày, thương xuyên trao đổi với mọi người xung quanh, lắng nghe ý kiến mọi người, tham gia các hoạt động để khám phá bản thân. | |
b) Em còn biết thêm những cách nào để tự nhận thức bản thân? Hãy chia sẻ cùng với bạn? | b) Cách để tự nhận thức bản thân: tham gia các hoạt động, ghi nhật kí, lắng nghe ý kiến… | |
a) Em có nhận xét gì về hành động, việc làm của Bình? | TH2: a) Em có nhận về hành động, việc làm của Bình: Bình nên sống thực với bản thân, không nên vì thần tượng mà thay đổi bản thân. | |
b) Em có đồng tình với hành động, việc làm đó không? Vì sao? | Em không đồng tình với hành động, việc làm đó. Vì Bình đã không nhận thức được bản thân mình có đúng như vậy không mà chỉ vì thần tượng. | |
Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D:
TIẾT 15, 16 - HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương tỉnh Yên Bái
I. Mục tiêu
Kiến thức:
Kiểm tra hiểu biết của học sinh về lịch sử địa phương
Kĩ năng:
Nhận biết về các di tích địa danh lịch sử của địa phương
Năng lực:
Có ý thức tự tìm hiểu tuyên truyền cho mọi người về ý thức giữ gìn di tích lịch sử.
II. Chuẩn bị:
Tài liệu về các truyền thống văn hóa, lịch sử địa phương tỉnh Yên Bái
III. Tiến trình lên lớp
1.Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
| |
GV mở nhạc cho HS nghe bài: Yên Bái Một Vùng Quê | HS thảo luận: Bài hát nêu đặc điểm, địa danh gì về Yên Bái? |
| |
- GV cho HS quan sát tranh, ảnh và nêu hiểu biết của mình về nội dung từng bức tranh. | - Các nhóm thảo luận, đại diện trình bày ý kiến. - Lớp nhận xét, bổ xung ý kiến |
1. Chiến khu Vần | |
Di tích chiến khu Vần là một mốc son của sự kiện lịch sử Yên Bái nói riêng và của vùng Tây Bắc nói chung. Chiến khu Vần đã có vai trò quyết định trong việc chuẩn bị lực lượng để đấu tranh giành chính quyền cách mạng ở hai tỉnh Phú Thọ - Yên Bái và huyện Phù Yên (Sơn La) đồng thời là căn cứ đảm bảo cho địa phương trong công cuộc chuẩn bị đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp quyết liệt (1946 - 1954), là nơi thành lập Ban cán sự Đảng liên tỉnh Yên Bái - Phú Thọ, nơi hình thành và ra đời của Đảng bộ tỉnh Yên Bái. | |
Lãnh đạo chiến khu gồm có các đồng chí: Trần Quang Bình, Bình Phương, Ngô Minh Loan, Nguyễn Phúc, Trấn Đức Sắc (tức GS Văn Tân). Chiến khu cũng là nơi an toàn đón các đồng chí cách mạng kiên trung vượt ngục nhà tù Sơn La về và một số hoạt động ở miền xuôi bị lộ lên tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng. | |
Đèo Lũng Lô | |
Đèo Lũng Lô nằm trên Quốc lộ 37 (tức Đường 379 cũ, nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32B) tại vùng đất giáp ranh giữa bản Bau xã Mường Cơi huyện Phù Yên tỉnh Sơn La và bản Dạ xã Thượng Bằng La huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái Trong Chiến tranh Đông Dương, đèo Lũng Lô nằm trên một trong những con đường tiếp vận vũ khí đạn dược và lương thực cho Chiến dịch Điện Biên Phủ. Lực lượng của Pháp ném xuống đây gần 12.000 tấn bom. | |
Đèo Lũng Lô được Bộ VHTT & DL công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia tại quyết định số 1409/QĐ-BVHTTDL ngày 27/8/2012 | |
Bến Âu Lâu | |
Bến Âu Lâu (hay bến phà Âu Lâu) nay nằm trên địa bàn xã Âu Lâu và phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái, là nơi góp phần quan trọng vận chuyển cán bộ, bộ đội, dân công, lương thực và vũ khí phục vụ các chiến dịch lớn thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, mở đường đến thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, lập lại hòa bình ở miền Bắc năm 1954. | |
Chiến dịch Tây Bắc diễn ra, đêm 10-11/10/1952 bến Âu Lâu là một trong bốn bến mà trung đoàn 36, trung đoàn 174 của đại đoàn 316 và đại đoàn 308 vượt sông Hồng vào Ca Vịnh, Ba Khe, đèo Hồng đánh căn cứ Cửa Nhì. Cuối tháng 11/1952, theo chỉ thị của Trung ương Đảng và Bộ Tổng tư lệnh yêu cầu gấp rút mở rộng tuyến đường 13 từ Việt Bắc qua Yên Bái. | |
Đèo Khau Phạ | |
Do đèo thường mịt mù sương phủ và đỉnh đèo núi như nhô lên trên biển mây, trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời[6] (chiếc sừng núi nhô lên tận trời[7]), hay đôi khi còn được hiểu là Cổng Trời | |
Trước năm 1945, đội du kích Khau Phạ đã lợi dụng địa hình và nương theo mây gió đánh giặc trên đèo, "xuất quỷ nhập thần" liên tục đánh chặn các cuộc hành quân của Pháp từ Nghĩa Lộ đi Lai Châu, Lào Cai và ngược lại bằng súng kíp hoặc bẫy đá, khiến quân Pháp hãi hùng kiêng nể gọi là "những chiến binh mây mù" Hiện nay, Yên Bái đang làm hồ sơ di tích, dựng đài bia tưởng niệm "Đội du kích Khau Phạ" trên đỉnh đèo. | |
Di tích lịch sử Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái | |
Di tích khu mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930, nằm trong khuôn viên công viên Yên Hòa (rộng 30 ha), bên cạnh đại lộ mang tên nhà yêu nước Nguyễn Thái Học, thuộc phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên BáiDi tích khu mộ Nguyễn Thái Học và các chiến sĩ trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930, nằm trong khuôn viên công viên Yên Hòa (rộng 30 ha ), bên cạnh đại lộ mang tên nhà yêu nước Nguyễn Thái Học, thuộc phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái được tỉnh Yên Bái xây dựng từ năm 2001 là nơi an nghỉ, ghi dấu tinh thần anh dũng quyết hy sinh cho phong trào cách mạng của nhà yêu nước Nguyễn Thái Học và các chiến sỹ những năm đầu thế kỷ XX. |
Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D:
Tiết 17: Ôn tập cuối học kỳ I
Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D:
Tiết 18: Kiểm tra cuối học kỳ I
Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D:
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
b. Năng lực:
Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6;
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài “Ứng phó với tình huống nguy hiểm”;
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 2: Nêu ý ngĩa và cách rèn luyện tính trung thực?
Tiết 3: Liêm khiết là gì? Liêm khiết được biểu hiện qua hành động nào?
Em hãy chia sẻ về một tình huống nguy hiểm mà em đã từng gặp hoặc chứng kiến theo gợi ý sau: Tình huống đã diễn ra khi nào? | Một tình huống nguy hiểm mà em đã từng gặp hoặc chứng kiến theo gợi ý sau: có người lạ đi theo khi em đi học về. Tình huống đã diễn ra khi: em đi học về 1 mình |
- Em đã làm gì khi gặp tình huống đó? | Em đã làm khi gặp tình huống đó: em đã tìm sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. |
a) Các thông tin, tình huống trên đề cập đến những tình huống nguy hiểm nào? Những tình huống này có thể gây ra hậu quả gì? | a) Các thông tin, tình huống trên đề cập đến những tình huống nguy hiểm; Những tình huống này có thể gây ra hậu quả: 1. Bị người lạ lừa. => mất trộm, bắt cóc. 2. Mưa dông, lốc xoay. => nguy hiểm đến tính mạng. 3. Hỏa hoạn. => nguy hiểm đến tính mạng. 4. Lũ quét, lũ ống, sạt lở đất. => => nguy hiểm đến tính mạng. |
b) Hãy kể thêm những tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày. | b) Những tình huống nguy hiểm mà em biết hoặc đã trải qua trong cuộc sống hằng ngày: Té ngã trong sân trường, chạy xe phóng nhanh vượt ẩu… |
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: | |
a) Nếu là hoa trong trường hợp trên, em sẽ lựa chọn cách nào dưới đây để thoát khỏi nguy hiểm? Vì sao? | a) Nếu là hoa trong trường hợp trên, em sẽ lựa chọn cách để thoát khỏi nguy hiểm: Nói thật to và rõ: “Dừng lại ngay đi” hoặc “Cứu tôi với” để người xung quanh phát hiện ra tới giúp… Vì có như vậy thì mọi người xung quanh mới biết và đến giúp mình. |
Em sẽ không đi 1 mình nơi vắng người để tránh gặp phải tình huống. - Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn: thông báo cho mọi người xung quanh, gọi 114. - Khi bị mắc kẹt trong đám cháy: thoát ngay theo đường hành lang, cầu thang bộ và ban công ở tầng thấp; nếu đám cháy lan tới nơi mình đứng cần dùng khăn thấm nước che mặt, che người; đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát khỏi đám cháy; đóng các cửa trên đường di chuyển để tránh lửa lan rộng ra ra. - Khi gặp người bị đuối nước: nhanh chóng tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh. | |
| Khi bản thân bị đuối nước: Bình tĩnh, hít thật nhiều hơi vào phổi, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng người để nước đẩy sát lên mặt nước; dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người trôi đi dễ dàng bởi vì trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn; khi chuyển động lên xuống, há miệng to hit vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước , ngậm miệng thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước. - Khi gặp người bị đuối nước: nhanh chóng tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Cần làm tránh đuối nước bằng cách: không đi bơi 1 mình, không chơi gần ao hồ, sông , suối… |
Cần làm khi có mưa dông, lốc, sét: ở trong nhà, tắt thiết bị điện, tìm nơi trú ẩn an toàn, không trú dưới gốc cây, cột điện. Em còn biết cách ứng phó khác khi gặp mưa dông, lốc, set: không cầm nắm các vật bằng kim loại, không nên xem ti vi… Làm khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất: thường xuyên xem dự báo thời tiết, chủ động chuẩn bị phòng chống (đèn pin, thực phẩm, áo mưa…); không đi qua sông suối khi có lũ, gọi 112… Cách ứng phó khác khi xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất: không nên ra ngoài, tìm nơi cao ráo để trú ngụ… | |
Chơi trò chơi ”tiếp sức” kể về những tình huống nguy hiểm trong thực tiễn cuộc sống? Hãy nhận xét sự nguy hiểm có thể xảy ra và cách xử lí mỗi nhân vật trong các tình huống dưới đây: | |
a)Thấy chuông báo cháy của chung cư vang lên, Hằng chạy ngay ra thang máy để thoát hiểm. | a) Thấy chuông báo cháy của chung cư vang lên, Hằng chạy ngay ra thang máy để thoát hiểm. => Có thể xảy ra hỏa hoạn, Hằng làm rất đúng. |
b)Trời nắng nóng, sau khi đi chơi đá bóng, các bạn rủ nhau xuống sông tắm nhưng Nam từ chối và khuyên và khuyên các bạn không nên tắm sông. | b) Trời nắng nóng, sau khi đi chơi đá bóng, các bạn rủ nhau xuống sông tắm nhưng Nam từ chối và khuyên và khuyên các bạn không nên tắm sông => Có thể bị đuối nước, Nam từ chối và khuyên các bạn là đúng. |
c)Hòa vẫn lội qua suối để về nhà dù trời mưa to và có thể xảy ra lũ quét. | c) Hòa vẫn lội qua suối để về nhà dù trời mưa to và có thể xảy ra lũ quét => Hòa làm vậy là rất nguy hiểm. |
1. Em sẽ ra nơi đông người và nhờ mọi người gọi nhờ điện thoại về cho người thân tới đón. 2. Nếu là Mai em khuyên mọi người không nên trú ở gốc cây vì rất nguy hiểm. 3. Em sẽ khuyên các bạn nên ở trong lớp không nên ra lượm như vậy rất nguy hiểm. | |
Em hãy cùng các bạn thiết kế 1 sản phẩm tuyên truyền kĩ năng ứng phó với 1 tình huống nguy hiểm. | |
Em hãy tìm hiểu những tình huống nguy hiểm thường xảy ra ở địa phương em và nêu cách ứng phó với tình huống theo bảng mẫu sau đây: |
Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D:
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
b. Năng lực:
Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6;
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài “Tiết kiệm”;
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 2: Nêu ý ngĩa và cách rèn luyện tính trung thực?
Tiết 3: Liêm khiết là gì? Liêm khiết được biểu hiện qua hành động nào?
Em hãy cùng các bạn nghe/ hát bài hát “Đội em làm kế hoạch nhỏ” (sáng tác: Phong Nhã) Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa hoạt động “làm kế hoạch nhỏ” của các bạn thiếu niên trong bài hát. | Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa hoạt động “làm kế hoạch nhỏ” của các bạn thiếu niên trong bài hát: các bạn đang làm 1 việc hết sức có ý nghĩa,biết sử dụng giấy để làm việc có ích, tránh được lãng phí. |
a) Em có suy nghĩ như thế nào về hành động của bạn Hải? | a) Em có suy nghĩ về hành động của bạn Hải: bạn đã biết dùng giấy qua sử dụng để làm việc có ích, bạn biết kiệm những gì bạn đang có. |
b) Em hiểu thế nào là tiết kiệm? | b) Tiết kiệm là: biết sử dụng 1 cách hợp lí, đúng mức của cải, vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. |
Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi: | |
Những biểu hiện của tiết kiệm và chưa tiết kiệm trong các bức tranh:- Biểu hiện của tiết kiệm: 1, 2, 5,- Chưa tiết kiệm: 3, 4, 6.Những biểu hiện tiết kiệm:- Tái sử dụng những vật đã dùng.- Dùng lại những vật còn sử dụng được.Những biểu hiện lãng phí: Không bảo quản những vật dụng đang dùng. | |
Em hãy nghiên cứu các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: | |
a) Em có nhận xét về cách chi tiêu của anh Hòa: anh chi tiêu không hợp lí và không biết tiết kiệm.b) Cách chi tiêu đó dẫn đến hậu quả: khi đau ốm anh không có tiền để chi trả viện phí và trang trải các khoản chi tiêu cần thiết.Từ câu chuyện của Quang, em rút ra ý nghĩa của việc tiết kiệm thời gian là: sắp xếp được công việc mình làm một cách phù hợp và khoa học, làm được nhiều việc có ích hơn.Ý nghĩa của tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng: tiết kiệm được chi phí trong gia đình và tài nguyên quốc gia. | |
Thực hiện tiết kiệm tiền | Thực hiện tiết kiệm tiền |
Em hãy nêu những cách khác tiết kiệm điện? | Bạn gái đã liệt kê ra những cái cần thiết nhất để mua để tiết kiệm tiền. Cách tiết kiệm tiền của em là : không ăn quà vặt, bảo quản tốt dụng cụ học tập, không mua những vật dụng không cần thiết, bỏ heo đất.Bạn Nam đã thực hiện tiết kiệm thời gian bằng cách lập thời gian biêu và thực hiện. Cách tiện kiệm thời gian của em: lập cho mình thời gian biểu và thực hiện theo 1 cách hợp lí, không dùng thời gian làm những việc không có ích.a) Nội dung các bức tranh nhắc em cần làm để tiết kiệm nước: khóa vòi nước khi đang sử dụng, sửa vòi nước khi bị rò rỉ.b) Những cách khác để tiết kiệm nước: không nên xả nước lãng phí,1. Kiểm tra rò rỉ do bồn vệ sinh…2. Không nên sử dụng bồn cầu như gạt tàn hay thùng rác…3. Khóa vòi nước trong khi đánh răng…4. Đặt chai nhựa hoặc phao nổi vào ngăn chứa nước xả của bồn nước…Cách tiết kiệm điện: Sử dụng thiết bị điều chỉnh độ sáng đèn điện. ... Sử dụng công tắc thông minh. ... Sử dụng công cụ giám sát thiết bị điện trong nhà ... |
Em hãy cùng các bạn trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ như sau:-Liệt kê những biểu hiện lãng phí đồ dùng học tập và cách tiết kiệm đồ dùng đồ dùng học tập của học sinh. | - Liệt kê những biểu hiện lãng phí đồ dùng học tập: Viết giấy chưa hết trang đã bỏ, dùng bút vẽ bậy vào tập, xe giấy vứt bừa bãi…- Cách tiết kiệm đồ dùng đồ dùng học tập của học sinh: bảo quản dụng cụ học tập tốt, không dùng viết vẽ bậy, thu gom giấy vụ gây quỹ cho lớp. |
-Liệt kê những biểu hiện lãng phí thời gian và cách tiết kiệm thời gian của học sinh: | - Liệt kê những biểu hiện lãng phí thời gian và cách tiết kiệm thời gian của học sinh: không cố gắng học tập, ngủ gục, chơi game… |
Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây:a) Khi ăn tự chọn ở nhà hàng, Lan chỉ lấy vừa đủ thức ăn. | a) Khi ăn tự chọn ở nhà hàng, Lan chỉ lấy vừa đủ thức ăn.=> Bạn là người biết tiết kiệm thức ăn tránh lãng phí. |
b)Dương thường bật điều hòa, quạt trần, ti vi suốt ngày cả khi ra sân chơi với các bạn. | b)Dương thường bật điều hòa, quạt trần, ti vi suốt ngày cả khi ra sân chơi với các bạn. => lãng phí điện |
c) Quân rủ Tuấn ra quán chơi điện tử, tiêu hiết cả số tiền mẹ cho để mua sách. | c) Quân rủ Tuấn ra quán chơi điện tử, tiêu hiết cả số tiền mẹ cho để mua sách. => lãng phí tiền bạc. |
Xử lí tình huống: | |
1. Nếu là Lan em sẽ từ chối các bạn, và nói các bạn gia đình mình còn khó khăn nên phải biết tiết kiệm không nên lãng phí tiền và những thứ chưa quan trọng được.2. Em có nhận xét về cách sử dụng thời gian của Hùng đang rất là lãng phí, sử dụng không hợp lí. Điều này sẽ làm cho kết quả học tập của bạn ngày càng đi xuống và không có kết quả tốt.Em có lời khuyên cho Hùng: không nên sử dụng thời gian của mình vào những việc vô bổ như vậy,hãy dành thời gian đó cho học tập, phụ giúp bố mẹ.3. Em không đông tình với cách tiết kiệm của Tuyết. Vì với Tuyết làm như vậy không phải là tiết kiệm. | |
Em hãy cùng các bạn trong lớp xây dựng và thực hiện dự án thực hành tiết kiệm “Làm kế hoạch nhỏ” (vd: thu gom sách báo, truyện cũ, ) | |
Em hãy cùng các bạn thiết kế 1 sản phẩm tuyền truyền về tiết kiệm điện, nước. |
Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D:
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
b. Năng lực:
Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6;
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài “Công dân nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”;
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 2: Nêu ý ngĩa và cách rèn luyện tính trung thực?
Tiết 3: Liêm khiết là gì? Liêm khiết được biểu hiện qua hành động nào?
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 (năm 2020, 2021) Chính phủ Việt Nam đã tổ chức nhiều chuyến bay đón công dân Việt Nam từ những vùng dịch nguy hiểm trên thế giới về nước an toàn? | Thực hiện các chuyến bay giải cứu (đối với các trường hợp khó khăn, thực sự cần thiết). Hành khách trên mọi chuyến bay về nước thì đều phải được cách ly 14 ngày Cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam đã kéo dài thời gian cách ly của người nhập cảnh sau khi nhập cảnh vào Việt Nam từ 14 ngày lên 21 ngày |
Theo em, vì sao chính phủ Việt Nam quan tâm đến việc đưa công dân Việt Nam về nước ? Hãy chia sẻ cảm xúc của em khi được là công dân Việt Nam. | Theo em, Chính phủ Việt Nam quan tâm đến việc đưa công dân Việt Nam về nước vì chính phủ lo đến sức khỏe, tính mạng của đồng bào, của công dân Việt Nam, muốn bảo vệ công dân Việt Nam 1 cách tốt nhất. Cảm xúc của em khi được là công dân Việt Nam là tự hào, hạnh phúc. |
Em hãy quan sát các cuốn hộ chiếu dưới đây và cho biết đó là hộ chiếu quốc gia nào? Ý nghĩa của cuốn hộ chiếu đó. | Hộ chiếu quốc gia lần lượt là: Việt Nam, Nga, Nhật Bản. Ý nghĩa của cuốn hộ chiếu đó để cho biết mình thuộc công dân của quốc gia nào. |
Theo em, ý kiếm của bạn Toàn thể hiện đầy đủ khái niệm công dân. Vì những ai có quốc tịch Việt Nam, sống và làm việc , được quốc gia đó cấp quyền. | |
Căn cứ nào để xác định 1 người là công dân Việt Nam? | |
Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào là trẻ em Việt Nam? | - Trẻ em sinh ra có cha và mẹ là công dân Việt Nam. - Trẻ em sinh ra có cha là công dân Việt Nam, Mẹ là công dân nước ngoài. - Trẻ em sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam , cha là người không quốc tịch. - Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam. - Trẻ em bị bỏ rơi, không rõ cha mẹ là ai. |
Quan sát các mẫu giấy tờ dưới đây, quốc tịch của 1 người được ghi nhận vào giấy tờ nào? | |
Quốc tịch của 1 người được ghi nhận vào: Hộ chiếu. | |
1. Theo em, Hùng không là công dân Việt Nam vì cha mẹ Hùng có quốc tịch nước ngoài. 2. Lan là công dân Việt Nam vì lan sinh ra ở Việt Nam và bố là người quốc tịch Việt Nam. | |
Em hãy vẽ một bức tranh hoặc sưu tầm tranh ảnh có nội dung thể hiện thông điệp tự hào là công dân Việt Nam. | |
Sưu tầm về câu chuyện tấm gương học sinh tiêu biểu thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng ở tỉnh Yên Bái . Viết những điều bản thân em đã học được từ tấm gương đó. | Em Nguyễn Thị Mai - Trường THPT Thác Bà là một trong 75 em học sinh được tuyên dương tại Liên hoan thiếu nhi vượt khó và Tổng phụ trách Đội giỏi năm 2015. Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, song em không chán nản, bỏ bê học hành mà luôn phấn đấu vươn lên trong học tập. Nhiều năm nay, em luôn đạt danh hiệu học sinh khá giỏi, nhiệt tình tham gia các phong trào do Liên Đội nhà trường tổ chức, đã góp phần vào thành tích chung của nhà trường. Em tâm sự: “Gia đình em khó khăn, bố mẹ vất vả mưu sinh chính là động lực giúp e vượt khó để vươn lên trong học tập, giúp bố mẹ yên tâm công tác. Ước mơ của em sau này được trở thành cô giáo để dạy học và giúp đỡ cho các em học sinh nghèo thiết thực hơn’’. |
Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D:
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt.
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
b. Năng lực:
Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6;
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”;
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 2: Nêu ý ngĩa và cách rèn luyện tính trung thực?
Tiết 3: Liêm khiết là gì? Liêm khiết được biểu hiện qua hành động nào?
Lớp 6A có 1 số bạn nhà xa nên thường đi xe đạp điện đến trường. Trong đó, một vài bạn không đội nón bảo hiểm. | |
Theo em, học sinh lớp 6A có được sử dụng xe đạp điện không? | Theo em, học sinh lớp 6A không được sử dụng xe đạp điện. |
Người điều khiển xe đạp điện khi tham gia có bắt buộc phải đội nón bảo hiểm không? Vì sao? | Người điều khiển xe đạp điện khi tham gia bắt buộc phải đội nón bảo hiểm không. Vì như vậy sẽ an toàn hơn khi tham gia giao thông |
Xác định các nhóm có quyền và nêu nội dung các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam được quy định trong hiến pháp 2013. | Xác định các nhóm có quyền và nêu nội dung các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam được quy định trong hiến pháp 2013: đó là các quyền cơ bản về chính trị , dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến Pháp, Pháp luật. |
Ghép các hình ảnh vào quyền và nghĩa vụ phù hợp? | 1. 8 2. 1 3. 9 4. 4 5. 3, 5, 6, 7, 2 |
a) Em hãy xác định những ai đã thực hiện đúng, ai thực hiện chưa đúng quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Vì sao? | a) Những bạn đã thực hiện đúng: Hương, Minh, Hà, Liên Bạn thực hiện chưa đúng: Bình, Phương, Thắng, Trang. |
b) Là học sinh em đã được hưởng quyền và phải thực hiện các nhiệm vụ cơ bản nào của công dân? Em đã làm gì để thực hiện đúng nghĩa vụ đó? | b) Là học sinh em đã được hưởng quyền: được học tập, bảo vệ, chăm sóc, vui chơi và phải thực hiện các nhiệm vụ cơ bản có nghĩa vụ học tập. Mọi người có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Em đã chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức, bảo vệ môi trường… để thực hiện đúng nghĩa vụ đó. |
Em hãy tìm hiểu và ghi chép nội dung các quyền và nghĩa vụ cơ bản của những công dân được quy định trong Hiến Pháp 2013. | |
Em hãy cho biết, bạn nào dưới đây thực hiện tốt, bạn nào thực hiện chưa tốt quyền va nghĩa vụ của công dân. | |
a)Ngoái giờ ra chơi, Kim thường tự học ở nhà và dành thời gian làm việc nhà giúp bố mẹ. | a) Ngoái giờ ra chơi, Kim thường tự học ở nhà và dành thời gian làm việc nhà giúp bố mẹ. Bạn thực hiện chưa tốt quyền va nghĩa vụ của công dân |
b)Mặc dù nhà rất nghèo nhưng bố mẹ vẫn cố gắng để Thu được tới trương. Tuy nhiên, Thu cho rằng: “ Nhà mình nghèo, có cố gắng học cũng không mang lại lợi ích gì.” Thu đến trường chỉ vì bố mẹ, do vậy kết quả học tập của thu rất kém. | b) Mặc dù nhà rất nghèo nhưng bố mẹ vẫn cố gắng để Thu được tới trương. Tuy nhiên, Thu cho rằng: “ Nhà mình nghèo, có cố gắng học cũng không mang lại lợi ích gì.” Thu đến trường chỉ vì bố mẹ, do vậy kết quả học tập của thu rất kém. |
c)Nam thường quát mắng, dọa nạt và quát mắng, dọa nạt và đánh em gái vì em hay khóc và bày đồ chơi bừa bãi. | c) Nam thường quát mắng, dọa nạt và quát mắng, dọa nạt và đánh em gái vì em hay khóc và bày đồ chơi bừa bãi. |
d)Hưng là học sinh cá biệt, hay nghịch, hôm nay Hùng rủ các bạn đá bóng trong sân trường và làm vỡ kính lớp học. Cô giáo chủ nhiệm gửi giấy thông báo và nhờ Hưng đưa cho bố mẹ. Trên đường về, Hưng đã bóc ra xem trước. | d) Hưng là học sinh cá biệt, hay nghịch, hôm nay Hùng rủ các bạn đá bóng trong sân trường và làm vỡ kính lớp học. Cô giáo chủ nhiệm gửi giấy thông báo và nhờ Hưng đưa cho bố mẹ. Trên đường về, Hưng đã bóc ra xem trước. |
Xử lí tình huống | |
1. Lan nên giải thích cho bố mẹ biết lợi ích của việc tham gia các hoạt động của lớp. 2. a) Em suy nghĩ Hà như vậy là sai, bạn phải biết phụ giúp bố mẹ b) Theo em Hà cần cố gắng học tập, phụ giúp bố mẹ để thực hiện và nghĩa vụ của học sinh. | |
Em hãy vẽ bức tranh hoặc sưu tầm 1 câu chuyện thể hiện việc làm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và thuyết minh về bức tranh đó. | Thông qua bức tranh, hy vọng các bạn học sinh tiếp tục nâng cao kiến thức, nhận thức tự phòng ngừa cũng như tuyên truyền cho gia đình, bạn bè về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Bức tranh có giá trị về mặt tinh thần trong giai đoạn cả nước đang chung tay phòng, chống dịch bệnh hiện nay. |
Em hãy viết khoảng nửa trang giấy về nghĩa vụ của học sinh và những việc làm để thực hiện nghĩa vụ đó? | a) Quyền học tập - Mọi công dân đều có quyền học tập, không hạn chế về trình độ, độ tuổi. - Được học bằng nhiều hình thức. - Học bất cứ ngành nghề gì phù hợp với điều kiện, sở thích của mình. b. Nghĩa vụ học tập: - CD từ 6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc GD tiểu học; Từ 11 đến 18 tuổi phải hoàn thành bậc THCS. - Gia đình phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập. |
Ngày soạn:
Ngày giảng 6A: 6B: 6C: 6D:
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
2. Kĩ năng và năng lực
a. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành, kĩ năng làm việc nhóm
b. Năng lực:
Năng lực phát hiện vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, Bài tập Giáo dục công dân 6;
- Tranh ảnh, truyện, thơ, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, trò chơi, những ví dụ thực tế… gắn với bài “Thực hiện quyền trẻ em”;
- Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,…
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 2: Nêu ý ngĩa và cách rèn luyện tính trung thực?
Tiết 3: Liêm khiết là gì? Liêm khiết được biểu hiện qua hành động nào?
Cùng nghe bài hát “Dấu chấm hỏi” (sáng tác: Thế Hiển). Bạn nhỏ trong bài hát không được hưởng những quyền nào của trẻ em? Theo em, ai sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em của bạn nhỏ này. | Bạn nhỏ trong bài hát không được hưởng những quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ, học tập và vui chơi của trẻ em. Theo em, nhà nước sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em của bạn nhỏ này. |
Em hãy cho biết, trong các tình huống trên, bạn nào đã thực hiện đúng, bạn nào thực hiện chưa đúng quyền và bổn phận của trẻ em? Vì sao? | Bạn đã thực hiện đúng: 1, 3 Bạn thực hiện chưa đúng: 2 |
Theo em, học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em? | Theo em, học sinh có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em: tích cực chủ động thực hiện các quyền trẻ em để phát triển và bảo vệ bản thân, đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em và phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em. |
Theo em, gia đình xã hội có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em? | Theo em, gia đình xã hội có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền trẻ em: tiến hành khai sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em, tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu phù hợp; quản lí và bảo vệ quyền trẻ em khỏi các nguy cơ bị xâm hại , bị lạm dụng bị mua bán, đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện, xử lí nghiệm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em, xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em, cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ. |
Theo em, những hành vi xâm phạm quyền trẻ em sẽ bị xử lí như thế nào? | Theo em, những hành vi xâm phạm quyền trẻ em sẽ bị xử lí: tùy theo mức độ vi phạm của hành vi sẽ bị xử lí dưới nhiều hình thức khác nhau. |
Em hãy nêu 1 số biểu hiện thực hiện tốt và chưa tốt quyền trẻ em ở gia đình, trường học, địa phương em? | |
Em tán thành hoặc không tán thành ý kiến nào dưới đây? Vì sao? | |
Xử lí tình huống: | |
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới