Giáo án địa lí 7 cả năm ptnl phương pháp mới

Giáo án địa lí 7 cả năm ptnl phương pháp mới

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án địa lí 7 cả năm ptnl phương pháp mới

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn: 04/9/2018

Ngày dạy: 06/9/2018

Tuần 1

Tiết 1

Bài 1 : DÂN SỐ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS:

1. Kiến thức: Có những hiểu biết về:

- Dân số và tháp tuổi.

- Tình hình gia tăng dân số thế giới, nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng đó.

- Bùng nổ dân số và hậu quả của nó đặc biệt đối với môi trường, biện pháp khắc phục.

2. Kĩ năng

- Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua biểu đồ dân số.

- Rèn kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ tháp tuổi và biểu đồ dân số thế giới.

- Đọc và hiểu cách xây dựng tháp tuổi.

3. Thái độ, hành vi

- Ý thức về sự cần thiết phải phát triển dân số một cách có kế hoạch.

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.

4. Định hướng phát triể̉n năng lực

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán...

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê, hình vẽ…

* Lưu ý: Mục 3 "Sự bùng nổ dân số": từ dòng 9-12 SGK không dạy (giảm tải).

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên

- H1.1, H1.2/sgk phóng to

- Bảng phụ ghi nội dung trò chơi nhỏ

- Tranh sưu tầm về nạn đói, bùng nổ dân số,...

2. Đối với học sinh

- Sách, vở, bảng nhóm.

- Đọc trước nội dung bài và thử trả lời các câu hỏi.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (4 phút)

GV giới thiệu sơ lược về chương trình Địa lí 7 và giới thiệu bao quát về nội dung phần "Thành phần nhân văn của môi trường".

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về dân số, nguồn lao động qua tháp tuổi và điều tra dân số (9 phút)

1. Mục tiêu: HS có hiểu biết về dân số, nguồn lao động. Biết khai thác kiến thức và phân biệt các tháp tuổi thông qua biểu đồ.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, vấn đáp, diễn giảng… KT học tập hợp tác …

3. Hình thức tổ chức: Cá nhân và nhóm cặp

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

- GV giới thiệu bảng thuật ngữ, cho HS đọc thuật ngữ “dân số”. GV giới thiệu vài số liệu nói về dân số

+ TG hiện nay gần 7.6 tỉ người.

+ Năm 2018 nước ta có khoảng >96 triệu người

(theo thống kê Liên Hiệp Quốc)

Bước 1:

- GV giới thiệu 2 tháp tuổi về cấu tạo, màu sắc thể hiện của 3 nhóm tuổi

- GV hướng dẫn HS dựa vào H1.1 trao đổi theo nhóm cặp đôi và trả lời các câu hỏi:

+ Tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra đến 4 tuổi ở mỗi tháp, ước tính có bao nhiêu bé trai, gái ?

+ So sánh hình dạng 2 tháp tuổi (đáy, thân )

+ Tháp tuổi có hình dạng như thế nào thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động cao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV ghi bảng phụ, đánh giá và chuẩn xác kiến thức - Từ 2 tháp GV dẫn dắt HS đến những hiểu biết về tháp tuổi

+ Biểu hiện dân số của một địa phương

+ Các độ tuổi, nam-nữ, số người dưới - trong - trên tuổi lao động

+ Nguồn lao động hiện tại và tương lai

+ Dân số già hay trẻ

1. Dân số, nguồn lao động

- Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động ... của một địa phương, một quốc gia .

- Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của dân số (giới tính, độ tuổi, nguồn lao động...)

GV chuyển ý

* HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu tình hình gia tăng dân số trên thế giới thông qua khai thác biểu đồ dân số (12 phút)

1. Mục tiêu: HS biết tình hình gia tăng dân số trên thế giới thông qua khai thác biểu đồ dân số, nguyên nhân và hậu quả của sự gia tăng đó.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng thảo luận nhóm, tranh ảnh, SGK,…KT học tập hợp tác

3. Hình thức tổ chức: Nhóm

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

- GV cho HS đọc các thuật ngữ: tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử, gia tăng dân số

- GV giới thiệu cách tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ giới

Bước 1:

- GV chia lớp thành 6 nhóm, hướng dẫn HS đọc thông tin SGK, biểu đồ H1.2 trao đổi và trả lời các câu hỏi:

+ Nhóm 1, 2, 3: Dân số thế giới tăng chậm trong khoảng thời gian nào? Vì sao ?

+ Nhóm 4, 5, 6: Dân số thế giới tăng nhanh từ năm nào? Tăng vọt từ năm nào? Giải thích nguyên nhân từ các hiện tượng trên ?

Bước 2: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời.

Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

- GV giải thích thêm và rút ra kết luận :

Sau 1950 một số nước kém phát triển ở Châu Á –Phi – Mĩ Latinh giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.

* GV kết luận: Dân số thế giới tăng nhanh ở các thế kỉ XIX- XX

2.Tình hình gia tăng dân số thế giới

- Dân số thế giới tăng chậm chạp ở nhiều thế kỉ trước do dịch bệnh, đói kém, chiến tranh.

- Dân số thế giới tăng nhanh từ đầu thế kỉ XIX đến nay nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội, y tế .

GV chuyển ý

* HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về Bùng nổ dân số: nguyên nhân, hậu quả, cách giải quyết (12 phút)

1. Mục tiêu: HS có hiểu biết về bùng nổ dân số và hậu quả của nó, biện pháp khắc phục.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, tranh ảnh, video…KT tự học ,tự hợp tác

3. Hình thức tổ chức: cá nhân - cặp

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV yêu cầu HS xem một số tranh về bùng nổ dân số ở Châu Phi, nạn đói,.. đọc thông tin mục 3, lần lượt trả lời các câu hỏi:

- Bùng nổ dân số là gì? Xảy ra khi nào ?

- Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển ?

- Hậu quả bùng nổ dân số? Theo em thấy, ở địa phương giữa 2 gia đình có mức thu nhập như nhau, 1 gia đình 2 con và gia đình 4 con thì có sự khác nhau về mức sống như thế nào?

- Biện pháp khắc phục, liên hệ địa phương?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, có thể so sánh kết quả làm việc với bạn cùng bàn để hoàn thành nội dung

GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS.

Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc, các bạn khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS và chuẩn kiến thức.

3. Sự bùng nổ dân số

- Dân số tăng nhanh và đột biến (tỉ lệ gia tăng dân số >2.1%) -> bùng nổ dân số.

- Từ những năm 50 của thế kỉ XX, bùng nổ dân số diễn ra ở các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.

+ Nguyên nhân: do các nước này giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn cao.

+ Hậu quả: Tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội,...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (Nhóm - Chơi trò chơi nhỏ -6 phút)

Bước 1: GV phổ biển thể lệ trò chơi:

- Có 2 gói các cụm từ có trong bài học, mỗi gói 3 cụm từ.

+ Gói 1: bùng nổ dân số; hơn 7,6 tỉ người; thất nghiệp.

+ Gói 2: tháp tuổi;96 triệu người; ô nhiễm môi trường.

- Cử 2 đội chơi, mỗi đội 3 HS (Lần lượt)

- Trong vòng 2 phút 1 hs diễn tả bằng hình thể, bằng lời nhưng không được nhắc đến từ có trong đáp án.

- Hết thời gian cho mỗi đội, đội nào diễn tả được nhiều hơn, ít thời gian hơn sẽ giành chiến thắng.

- Bước 2: GV tổ chức trò chơi.

- Bước 3: Tổng kết, khen thưởng cho HS

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: (2 phút)

- GV hướng dẫn :

+ Thực hiện bài tập 2/SGK/trang 6

+ Về nhà : Sưu tầm tranh ảnh về các chủng tộc trên thế giới.

Tuần: 1

Tiết: 2

Bài 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ -CÁC CHỦNG TỘC TRÊN

THẾ GIỚI

NS:

NG:

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần đạt được

1.Kiến thức

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đều trên TG.

- Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-gro-it và Ơ-rô-pê-it về hình thái bên ngoài của cơ thể(màu da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.

2.Kĩ năng

- Đọc bản đồ, lược đồ phân bố dân cư Tg, Phân bố dân cư châu Á để nhận biết các vùng đông dân, thưa dân trên Tg và ở châu Á

3. Thái độ

- Giáo dục hs ý thức tôn trọng , đòan kết các dân tộc trên thế giới.

4. Định hướng năng lực được hình thành 

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên:

- Bản đồ phân bố dân số thế giới hay dân cư châu Á

- Tranh ảnh 3 chủng tộc chính. Bảng phụ.

2. Học sinh: SGK, vở ghi, tập bản đồ 7.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) 3’

1. Mục tiêu

- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết về sự phân bố dân cư và các chủng tộc trênTG, sử dụng kĩ năng đọc lược đồ, tranh ảnh về nơi dân đông, dân thưa và tranh ảnh về các màu da để nhận biết sự phân bố dân cư cũng như sự khác nhau giữa các chủng tộc.

=> Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết để kết nối với bài học ...

2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân.

3. Phương tiện: Một số tranh ảnh về dân cư và màu da

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Giáo viên cung cấp một số hình ảnh và yêu cầu học sinh nhận biết:

Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 1. Dân cư trên thế giới phân bố như thế nào? (Thời gian: 20’)

1. Mục tiêu

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đều trên TG.

- Đọc bản đồ, lược đồ phân bố dân cư Tg, Phân bố dân cư châu Á để nhận biết các vùng đông dân, thưa dân trên Tg và ở châu Á

- Năng lực sử dụng bản đồ, tư duy tổng hợp, sử dụng tranh ảnh.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK… KT học tập hợp tác …

3. Hình thức tổ chức: Cá nhân/ cặp

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung Ghi bảng

Hoạt động : Cá nhân

Bước 1: GV giới thiệu và phân biệt 2 thuật ngữ”dân số “và “dân cư”.

- Dân số là tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ nhất định, được tính ở một thời điểm cụ thể.

- Dân cư là tất cả những người sinh sống trên một lãnh thổ, được định lượng bằng mật độ dân số.

Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “mật độ dân số”.

Bước 3: Áp dụng hiểu biết về mật độ dân số, tính mật độ dân số bài tập 2/9 sgk.

- GV dùng bảng phụ ghi bài tập, gọi HS tính mật độ dân số năm 2001 của nước sau:

Tên nước

Diện tích(k)

Dân số(tr.ng)

Mật độ(ng/km2)

-Việt Nam

-Tr/Quốc.

-Inđônêxia

330.991

9.579.000

1.919.000

78,7

1273,3

206,1

238

133

107

Công thức: Mật độ dân số = Số dân

Diện tích.

Áp dụng tính mật độ dân số năm 2002 biết:

  • Diện tích : 149 tr. k
  • Dân số: 6.294tr.ng( MĐDS:)

Bước 4: gv nhận xét.

HĐ nối tiếp: Cặp

Bước 1: HS cùng bàn và trao đổi theo các câu hỏi GV đưa ra.

- Quan sát lược đồ hình 2.1 SGK. Cho biết trên lược đồ ph/bố dân cư được biểu hiện bằng kí hiệu gì? (Chấm đỏ)

- Qua đó, những dấu chấm đỏ đó nói lên điều gì ?

- Kể tên khu vực đông dân của thế giới (từ châu Á sang châu Mỹ). Chủ yếu phân bố tập trung ở những nơi đâu?

- Khu vực thưa dân nằm ở những vị trí nào?

- Nguyên nhân của sự phân bố?

Bước 2: Đại diện các cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

Bước 3: GV nhận xét, kết luận

Những khu vực đông dân là những thung lũng, đồng bằng châu thổ, các sông lớn: Hòang Hà, sông Ấn Hằng, Sông Nin, sông Lưỡng Hà.

Những khu vực có nền kinh tế phát triển ở các châu lục: Tây và Trung Âu, Đông bắc Hoa Kì, Đông Nam Braxin, Tây Phi.

Những khu vực thưa dân: hoang mạc, các địa cực, vùng núi hiểm trở, vùng rất xa biển.

Bước 4: Mở rộng kiến thưc: Tại sao nói rằng “ ngày nay con người có thể sống ở mọi nơi trên Trái Đất? ( phương tiện đi lại với kĩ thuật hiện đại, khoa học kĩ thuật phát triển…).

1. Sự phân bố dân cư trên thế giới:

- Dân cư thế giới phân bố không đều.

+ Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như :

đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hòa đều có dân cư tập trung đông đúc.

+ Các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc,..

khí hậu khắc nghiệt có dân cư thưa thớt.

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về các chủng tộc trên TG ( 15’)

1. Mục tiêu

- Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn-gô-lô-it, Nê-gro-it và Ơ-rô-pê-it về hình thái bên ngoài của cơ thể(màu da, tóc, mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.

- Giáo dục hs ý thức tôn trọng , đòan kết các dân tộc trên thế giới.

- Năng lực sử dụng tư duy tổng hợp, sử dụng tranh ảnh.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, tranh ảnh, …

3. Hình thức tổ chức: Nhóm/ cả lớp

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung Ghi bảng

Hoạt động cả lớp

Bước1: GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ ‘chủng tộc”

Bước2: HS quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi Căn cứ vào đâu để chia dân cư trên thế giới ra thành các chủng tộc?

Hoạt động nhón

Bước1: GV tổ chức cho HS họat động nhóm:

- Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm trao đổi, thảo luận một chủng tộc lớn về vấn đề sau:

- Đặc điểm hình thái bên ngòai ; Địa bàn sinh sống chủ yếu (theo phiếu học tập GV phát cho nhóm)

Nhóm 1: chủng tộc Ơrôpêốit.

Nhóm 2: Chủng tộc:Nêgrốit.

Nhóm 3: Chủng tộc Môngôlốit.

HS các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức

Bước2: Các nhóm thảo luận

Bước3: Đại diện nhóm lên trình bày trên bảng phụ

Bước4: Gv chuẩn xác kiến thức, nhận xét ở bảng tư liệu bên dưới

2. Các chủng tộc:

- Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it(thường gọi là người da trắng): sống chủ yếu ở châu Âu- châu Mĩ.

- Chủng tộc Nê-gro-it(thường gọi là người da đen) sống chủ yếu ở châu Phi.

- Chủng tộc Môn-gô-lô-it(thường gọi là người da vàng) sống chủ yếu ở châu Á.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)

1. Hoạt động cá nhân

- HS lên bảng xác định trên bản đồ những khu vực dân cư thế giới sống chủ yếu.

2. Bài tập trắc nghiệm

HS làm bài tập trắc nghiệm. Chọn phương án trả lời đúng trong câu sau

Câu 1. Mật độ dân số là

    1. số dân sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ.
    2. số diện tích trung bình của một người dân.
    3. dân số trung bình của các địa phương trong nước.
    4. dân số trung bình sinh sống trên 1 đơn vị diện tích lãnh thổ.

Câu 2. Dân số phân bố không đều giữa các khu vực trên thế giới là do

  1. sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế.
  2. điều kiện tự nhiên ảnh hưởng.
  3. điều kiện sống và đi lại của con người chi phối.
  4. khả năng khắc phục trở ngại của con người khác nhau.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: (2’)

- Sưu tầm tranh ảnh thể hiện làng xóm ở nông thôn và thành thị Việt Nam hoặc thế giới.

-Thử tìm hiểu cách sinh sống và đặc điểm công việc của dân cư sống ở thành thị và nông thôn có gì giống và khác nhau.?

Phụ lục: HĐ 2

-----Hết-----

Ngày soạn: 30/9/18 Ngày giảng: 02/10/18

Bài 10: DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN,

MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức: Học sinh cần nắm được các nội dung sau khi học.

+ Dân số đới nóng đông, tập trung ở một số khu vực. Dân số tăng nhanh, kinh tế đang phát triển ảnh hưởng lớn đến tài nguyên và môi trường.

+ Biết được mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên và môi trường ở đới nóng.

2- Kỹ năng:

+ Luyện cách đọc, phân tích biểu đồ và sơ đồ các mối quan hệ.

+ Bước đầu luyện tập cách phân tích các số liệu thống kê.

3. Thái độ, hành vi:

+ Ý thức về sự cần thiết phải phát triển dân số một cách có kế hoạch.

+ Có thái độ nghiêm túc trong học tập.

4. Định hướng phát triể̉n năng lực:

+ Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán...

+ Năng lực chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê, hình vẽ, tranh ảnh…

5. Nội dung tích hợp:

5.1 Tích hợp giáo dục BVMT

5.2 Tích hợp giáo dục ANQP: Chứng Minh sự bùng nổ đô thị làm gia tăng các tệ nạn xã hội, từ đó phá vỡ môi trường tự nhiên và xã hội. Một số giải pháp khắc phục bảo vệ tài nguyên và môi trường.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Đối với giáo viên

+ Sưu tầm các ảnh về tài nguyên, môi trường bị hủy hoại do khai thác bừa bãi để minh họa thêm cho bài học.

2. Đối với học sinh

+ Sách, vở, đồ dùng học tập.

+ Đọc trước nội dung bài và thử trả lời các câu hỏi.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

A.CÁC BƯỚC LÊN LỚP

A1.Ổn định lớp: (1 phút)

A2.Kiểm tra bài cũ: Không

A3 Hoạt động khởi động (Tình huống xuất phát ) (3 phút)

1. Mục tiêu: HS nắm được: Con người có tác động lớn đến môi trường.

2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân, thảo luận cặp.

3. Phương tiện: 2 hình ảnh

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Giáo viên cung cấp 2hình ảnh và yêu cầu học sinh nhận biết con người có tác động ntn đến môi trường.

Đốt rừng làm nương rẫy. Hệ thống xử lí nước thải

Hình 1và 2: Con người có tác động ntn đến môi trường? Cụ thể ở 2hình ntn?

Bước 2: HS quan sát ảnh và bằng hiểu biết để trả lời.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, các HS khác nhận xét.

Bước 4: GV dẫn dắt HS vào bài. Con người có tác động lớn đến môi trường. Như vậy dân số ở đới nóng ntn và có tác động ntn đến môi trường đới nóng. Chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài hôm nay

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về dân số. (15 phút)

1. Mục tiêu: HS: Biết được dân cư đới nóng đông và tập trung đông đúc ở một số khu vực.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, vấn đáp, diễn giảng… KT học tập hợp tác …

3. Phương tiện: Hình 2.1 Sgk, kênh chữ SGK

4. Hình thức tổ chức: Cá nhân

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Bước 1: Giao nhiệm vụ (cá nhân)

- H 2.1 SGK trang 7 Lược đồ phân bố dân cư TG

? Dân cư thế giới tập trung đông ở các khu vực nào?

? Khu vực nào của đới nóng?

? Nhận xét về dân cư đới nóng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: Trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

GV: Các nước đới nóng mới giành được độc lập, kinh tế đang phát triển, dân số tăng nhanh dẫn đến bùng nổ dân số.

GV kết luận

+ Dân số đới nóng có 2 đặc điểm (+ Đông nhưng chỉ sống tập trung một số khu vực.

+ Dân số đới nóng đông và tăng nhanh nhưng kinh tế còn chậm phát triển)

* Tình hình trên sẽ có tác động lớn đến tài nguyên, môi trường (Chuyển ý)

1- Dân số :

- Dân số đới nóng đông chiếm gần 50% dân số thế giới tập trung ở một số khu vực như Nam Á, Đông Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Bra xin….

- Dân số tăng nhanh dẫn đến bùng nổ dân số, tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường .

*HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường. (15 phút)

1. Mục tiêu: HS: Dân số tăng nhanh gây sức ép lớn đến tài nguyên và môi trường

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng thảo luận nhóm, tranh ảnh, SGK,…KT học tập hợp tác

3. Phương tiện: Hình 10.1 Sgk, Bảng số liệu trang 34SGK

4. Hình thức tổ chức: cá nhân và nhóm.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Bước 1: Giao nhiệm vụ. Hs thảo luận nhóm:

Nhóm 1,2: Dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên ntn?

Nhóm 3,4: Dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến môi trường và chất lươngj cuộc sống con người ntn?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi ở nhóm và ghi vào giấy nháp. GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

GV giới thiệu H 10.1 Biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số và lương thực của châu Phi

? Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có diễn biến như thế nào? (Tăng từ 100% lên 168%)

? Sản lượng lương thực có diễn biến ntn? ( Tăng 100% lên khoảng 110%)

? Bình quân lương thực theo đầu người ntn? (Giảm từ 100% xuống còn 80%)

? Nguyên nhân làm cho bình quân lương thực giảm? (Dân số tăng quá nhanh so với việc tăng lương thực)

GV: kết luận dân số tăng nhanh làm cho chất lượng cuộc sống con người giảm

? Phân tích bảng số liệu dân số và rừng ở Đông Nam Á từ 1980 đến 1990?

+ Dân số như thế nào? (tăng từ 360tr lên 442 triệu người)

+ Diện tích như thế nào? (Giảm từ 240,2 xuống 208,6 triệu ha)

? Em nêu nhận xét tương quan giữa dân số và diện tích rừng qua bảng số liệu?

( + Dân càng tăng, rừng càng giảm)

? Nguyên nhân diện tích rừng giảm? (Phá rừng lấy đất canh tác, xây dựng nhà máy, lấy củi đun nấu, lấy gỗ làm nhà hoặc xuất khẩu để nhập lương thực và hàng tiêu dùng)

GV: Dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến tài nguyên rừng bị giảm sút.

GV: Liên hệ thực tế ở VN

? Để khắc phục những mặt tiêu cực trên nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường cần có biện pháp gì?

(Giảm tỷ lệ dân số, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của con người)

  • Tích hợp giáo dục ANQP

Gv chiếu bản đồ hành chính Việt Nam

GV yêu cầu HS xác định 2 thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) của nước ta.

CH: Em hãy cho biết số dân hiện nay của 2 thành phố trên ?

CH: Dân số của 2 thành phố lớn ở nước ta đông như vậy sẽ gây sức ép tới tài nguyên và môi trường ở đó như thế nào?

dự kiến sản phẩm: số dân vào thời điểm năm 2017 của Hà Nội: 7.654.800 người.

TP Hồ Chí Minh năm 2017: 8224.000 người.

Dân số đông nhu cầu lương thực thiếu hụt, nhu cầu củi gỗ tăng=> diện tích rừng ngày càng thu hẹp, đất bị xóa mòn, bạc màu k/s bị khai thác cạn kiệt, thiếu nước sạch ->ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí.,ô nhiễm đất…

Dân số đông vấn đề nhà ở đất chật người đông ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị

Kìm hãm sự phát triển kinh tế, gây sức ép lên nền kinh tế, thất nghiệp tăng, giáo dục, văn hóa, y tế chậm phát triển…

2- Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường :

Sức ép dân số đến:

- Tài nguyên: Rừng bị thu hẹp, đất bị bạc màu, khoáng sản cạn kiệt…

- Môi trường bị ô nhiễm (nguồn nước, không khí…)

- Chất lượng cuộc sống của người dân giảm sút.

- Việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế nâng cao đời sống người dân ở đới nóng có tác động tích cực tới tài nguyên, môi trường.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (Cá nhân - 5 phút)

Câu 1: Đặc điểm dân cư đới nóng?

Câu 2: Điền vào …….. trong sơ đồ về hậu quả dân số tăng nhanh?

C/ lượng cuộc sống ……………………….…………………………………………..…..

Tài nguyên:

…………………

…………..………………………….……..…..

Môi trường: ……………………….………………..………………………..…..…..

Dân số tăng nhanh dẫn đến …………….………………..

ảnh hưởng đến

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: ( 4 phút)

GV hướng dẫn:

- Thực hiện bài tập 1/SGK/trang 35

- Về nhà:

+ Học bài kết hợp SGK.

+ Xem trước bài mới: Bài 11 “ Di dân và bùng nổ đô thị ở đới nóng”

+ Làm bài tập bản đồ.

Tuần: Ngày soạn: 03/10/18

Tiết: 10 Ngàydạy: 05/10/18

Bài 11: DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG

I/ Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Trình bày được vấn đề di dân, sự bùng nổ đô thị ở đới nóng; nguyên nhân và hậu quả.

2. Kĩ năng

- Phân tích các sự vật, hiện tượng địa lí, các nguyên nhân di dân.

- Phân tích ảnh địa lý về vấn đề môi trường đô thị ở đới nóng.

3. Thái độ

Ủng hộ các chính sách dân số, các vấn đề di dân có tổ chức ở đới nóng.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, …

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, …

5. Nội dung tích hợp: Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh.

- Biết được nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội do đô thị hóa dẫn đến.

- Biết được tác động của các tệ nạn xã hội đến quốc phòng an ninh.

II Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

Bản đồ phân bố dân cư và đô thị thế giới.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Sgk, tranh ảnh về hậu quả đô thị hoá ở đới nóng.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định: (Thời gian: 1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: (Thời gian: 4 phút)

Câu hỏi 1: Em hãy nêu hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng? Biện pháp khắc phục?

Câu hỏi 2: Vẽ sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối với tài nguyên, môi trường?

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) 3 phút

Bước 1: Giao nhiệm vụ: giáo viên cho học sinh xem video về những hậu quả của quá trình đô thị hóa quá nhanh và không có kế hoạch.

? Hậu quả của đô thị hóa tự phát.

Bước 2: HS theo dõi và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét bổ sung).

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài. Dân số gia tăng quá nhanh ở đới nóng đã ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế, đời sống chậm được cải thiện làm xuất hiện các luồng di dân và thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển. Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân, hậu quả của các hiện tượng này các em cùng phân tích trong bài học hôm nay.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 1. Trình bày được vấn đề di dân ở đới nóng, nguyên nhân. (14 phút)

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK… KT học tập hợp tác .

2. Hình thức tổ chức: Cá nhân

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ.

- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu mục 1 sgk trang 36.

?Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến sự di dân ở đới nóng.

?Hậu quả của việc di dân không theo kế hoạch.

?Tình hình gia tăng dân số ở các nước đới nóng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: Học sinh trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

1. Sự di dân.

- Đới nóng là nơi có làn sóng di dân cao.

- Nguyên nhân di dân rất đa dạng:

+ Di dân tự do: do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói, thiếu việc làm.

+ Di dân có kế hoạch: nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển.

HOẠT ĐỘNG 2. Trình bày được sự bùng nổ đô thị ở đới nóng và hậu quả (cá nhân). (Thời gian: 16 phút)

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, tranh ảnh, …

2. Hình thức tổ chức: Cá nhân.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

2. Đô thị hóa.

Bước 1 Giáo viên giao nhiệm vụ.

Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung trong SGK.

?Dựa vào sgk cho biết tình hình đô thị hóa ở đới nóng diễn ra như thế nào?

- Nêu những biểu hiện tích cực và tiêu cực của việc đô thị hóa có kế hoạch và không có kế hoạch ở hình 11.1 và hình 11.2?

- Cho biết những tác động xấu tới môi trường do đô thị hóa tự phát ở đới nóng gây ra?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS.

Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc.

Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của học sinh và chuẩn kiến thức.

Tích hợp giáo dục quốc phòng an ninh.

Khi dòng người từ nông thôn di dân về đô thị quá đông làm đẩy nhanh quá trinh đô thị hóa và dẫn tới phá vỡ kế hoạch phát triển đô thị. Nhiều vấn đề về xã hội đặt ra trong khi đó chính quyền không thể kiểm soát được tình hình dẫn đến những hậu quả sấu xảy ra trong đó có các tệ nạn xã hội như nạn trộm cắp, ma túy, mại dâm… làm mất an ninh trật tự tại đô thị.

Ví dụ:Khi người lao động đến các đô thị để sinh sống làm ăn nhưng không tìm được việc làm thì những người thất nghiệp này có thể lâm vào các tệ nạn xã hội, nạn trộm cắp, giết người cướp quả, buôn bán ma túy diễn ra hoặc bị lôi kéo rũ rê để chống lại Đảng, nhà nước ta dẫn đến mất an ninh.

2. Đô thị hóa.

- Tốc độ đô thị hóa cao.

- Hậu quả: Sự bùng nổ đô thị ở đới nóng chủ yếu do di dân tự do đã tạo ra sức ép lớn đối với việc làm, nhà ở, môi trường, phúc lợi xã hội ở các đô thị.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP : (Thời gian: 4 phút)

(Cá nhân):

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến làng sóng di dân ở đới nóng?

  1. Thu nhập ở vùng nông thôn quá thấp.
  2. Thiên tai thường xuyên xảy ra làm mất mùa.
  3. Xung đột tộc người thường xảy ra.
  4. Bị chính quyền ép buộc phải bỏ quê.

Câu 2. Hệ quả của việc di dân theo kế hoạch là

  1. góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
  2. gây ô nhiễm môi trường.
  3. góp phần làm tăng dân số thành thị.
  4. Gây sức ép việc làm đến các đô thị.

II. Tự luận

Câu 1. Đô thị hóa không theo kế hoạch dẫn đến hậu quả gì?

Câu 2. Hãy cho biết những hậu quả của sự đô thị hóa nhanh ở Việt Nam.

Câu 3. Vì sao ở các đô thị phát triển tự phát tệ nạn xã hội thường xảy ra nhiều hơn những đô thị phát triển theo kế hoạch.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian: 2 phút)

Dựa vào biểu đồ tỉ lệ dân đô thị. Hãy nhận xét tốc độ tăng tỉ lệ dân đô thị ở một số nơi trên thế giới.

Dặn dò: (Thời gian: 1 phút)

HS về nhà chuẩn bị bài 12. Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng.

Tuân 6

Tiết 12

Bài 12: THỰC HÀNH

NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG

Ngày soạn: 07/10/2018

Ngày dạy: 09/10/18

I. Mục tiêu bài học: Qua bài thực hành học sinh nắm được:

1. Kiến thức:

- Về các kiểu khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa.

- Đặc điểm về các kiểu môi trường ở đới nóng.

2.Kĩ năng:

- Củng cố các kĩ năng đọc, phân tích so sánh các yếu tố địa lí qua tranh ảnh, biểu đồ.

- Rèn luyện các kĩ năng đã học, củng cố và nâng cao thêm các kĩ năng sau đây:

+ Kĩ năng nhận biết các môi trường của đới nóng qua ảnh địa lí, qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

+ Kĩ năng phát triển tư duy địa lí, phân tích mối quan hệ giữa khí hậu với môi trường.

+ Giao tiếp và tự nhận thức

+ Tư duy , xử lí thông tin

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức khám phá thiên nhiên

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: đọc, khai thác biểu đồ, sử dụng tranh ảnh.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên :

- Lược đồ các kiểu môi trường trong đới nóng

-Tranh ảnh các kiểu môi trường đới nóng

-Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa BT 2 SGK phóng to

2. Học sinh: SGK, vở ghi, tập bản đồ 7.

III. Tiến trình bài dạy:

Ổn định lớp: (1 phút)

A. Tình huống xuất phát: (3 phút)

- Mục tiêu: giúp học sinh nắm lại vị trí, giới hạn, các kiểu môi trường thuộc đới nóng

- Phương pháp: Phương pháp trực quan- Cá nhân.

- Phương tiện: Lược đồ Các kiểu môi trường trong đới nóng, tranh ảnh các kiểu môi trường đới nóng.

- Các bước hoạt động:

+ B1: Giao nhiệm vụ: Giới thiệu LĐ các kiểu môi trường trong đới nóng

+ B2: HS qua sát bản đồ

+ B3: Gv dẫn dắt vào bài.

Dựa vào các kiểu môi trường trong đới nóng, Xác định vị trí của Việt Nam trên LĐ ( Cho HS xác định vị trí của VN trên LĐ). VN thuộc kiểu môi trường nào?

Ngoài môi trường đó, đới nóng còn có những kiểu môi trường nào? ( GV kết hợp cho điểm KT bài cũ)

Từ đó GV khởi động bài mới: Đới nóng chiếm một phần khá lớn diện tích đất nổi trên TĐ, có ĐKTN hết sức đa dạng và phong phú. Vận dụng những kiến thức đã học, chúng ta cùng nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng qua bài TH hôm nay.

B. Hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1: Cho các em mô tả cảnh quan trong bức ảnh🡪 xác định các kiểu môi trường trong ảnh.

- Mục tiêu: Nhận biết đặc điểm môi trường qua tranh ảnh

- Thời gian: 13 phút

Phương pháp: Trực quan, tư duy, vận dụng: khai thác tranh ảnh

Hình thức học tập: cặp đôi

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

Bước 1: Cho học sinh quan sát hình ảnh BT1/ SGK trao đổi trả lời câu hỏi

-GV: hướng dẫn HS quan sát các ảnh trang 39 SGK, vận dụng kiến thức đã học về khí hậu, các đặc điểm khác của môi trường đới nóng

+ Mô tả cảnh quan của từng bức ảnh (GV kết hợp cho điểm KT bài cũ)

+ xác định từng ảnh thuộc kiểu môi trường nào.

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm cặp

Bước 3: đại diện các cặp đôi trình bày, HS khác bổ sung

Bước 4:gv nhận xét và chuẩn xác kiến thức.

1. BT1: Quan sát ảnh, xác định ảnh thuộc kiểu môi trường nào?

A: Xahara : hoang mạc nhiệt đới ở Bắc Phi.

B: Vườn quốc gia Sêragat: xavan ở môi trường nhiệt đới.

C: Bắc công gô: rừng râm ở môi trường xích đạo ẩm.

Hoạt động 2:

-Tên hoạt động: BT2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trang 41- SGK, chọn ra một biểu đồ thuộc đới nóng. Cho biết lí do.

-Mục tiêu: Học sinh đọc, phân tích được các biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa, vận dụng kiến thức đã học để tổng hợp, lựa chọn

-Thời gian: 20 phút.

-Phương pháp: Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với đàm thoại, tư duy, tổng hợp

-Hình thức tổ chức: nhóm 4

Bước 1. GV treo các BĐ trang 41/SGK phóng to, hướng dẫn cho HS phân tích yếu tố nhiệt và lượng mưa của từng BĐ

+ Nhiệt độ tháng nóng nhất? Bao nhiêu độ? Tháng lạnh nhất? Bao nhiêu độ? Dao động nhiệt?

+ Lượng mưa trung bình? Mưa lớn vào mùa nào?

Giao nhiệm vụ cho các nhóm

+ N1: BĐ A

+ N2: BĐ B

+ N3: BĐ C

+ N4: BĐ D& E

Bước 2: các nhóm thảo luận, thư kí ghi ra bảng phụ

Bước 3: đại diện các nhóm trình bày, treo bảng phụ lên bảng, các khác bổ sung

Bước 4: HS thảo luận nhóm cặp, chọn biểu đồ thuộc đới nóng

Bước 5:gv chuẩn xác kiến thức

2. BT 2:

+ BĐ A:

-Có nhiêù tháng nhiệt độ xuống thấp < 150c vào mùa hạ

- Lượng mưa TB năm thấp, tập trung vào mùa hạ

=> không phải của đới nóng.

+BĐ B:

- Nóng quanh năm nhiệt độ > 200c và nhiệt độ có 2 lần lên cao vào tháng 4 và tháng 9

- Lượng mưa TB năm lớn, mưa nhiều vào mùa hạ

=> đúng của đới nóng.

+BĐ C:

- Nhiệt độ Tháng cao nhất của mùa hạ <200c , mùa đông ấm 50c

- Lượng mưa trung bình, phân bố đều trong năm

=> không đúng của đới nóng.

+ BĐ D:

  • Có mùa hạ 200c, mùa đông <-150c
  • mưa ít và mưa vào mùa hạ

=> không phải của đới nóng.

+ BĐ E:

- Có mùa hạ trên 250c, đông 150c

- Lượng mưa ít, tập trung vào thu đông

=> không phải của đới nóng

* Giáo viên kết luận : B là biểu đồ của đới nóng , thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa.

C. Luyện tập, vận dụng: (5 ph)

- HS xác định vị trí môi trường nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, MT xích đạo ẩm trên LĐ các kiểu môi trường trong đới nóng.

- Dựa vào 3 ảnh/39 mô tả lại đăc điểm các kiểu môi trường trong ảnh

- Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn”

Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 4 em

.

BT trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất

Câu 1: Rừng thưa và xa van là thảm thực vât phổ biến ở môi trường

A. nhiệt đới gió mùa. B. hoang mạc. C. xích đạo ẩm . D. nhiệt đới .

Câu 2: Làm ruộng bậc thang và canh tác theo đường đồng mức ở vùng đồi núi có ý nghĩa

A. Tiết kiệm nước tưới. B. Chống ngập nước.

C. Chống xói mòn đất. D. Tận dụng đất trồng

D. Vận dụng mở rộng (2 ph)

- Hướng dẫn làm bài tập bản đồ.

- hướng dẫn chuẩn bị bài mới.

Tuần: 6

Tiết: 12

ÔN TẬP

Ngày soạn: 10/10/18

Ngày giảng: 12/10/18

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức chương I - Phần Hai cho các em và qua đó đánh giá lại quá trình tiếp thu tri thức cho học sinh.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng tổng hợp kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ.

- Kỹ năng làm bài tập

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường cho học sinh

II. Chuẩn bị phương tiện dạy học

1. Giáo viên

- Lược đồ các kiểu môi trường địa lí

Bản đồ kinh tế thế giới

2. Học sinh

- Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên.

III. Hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

? Trình bày đặc điểm chung của khí hậu đới nóng ?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

* Hoạt động 1: Nhóm

- GV: Quan sát H 5.1, sgk / tr.16, hãy:

? Xác định vị trí, giới hạn đới nóng ?

? Xác định vị trí các kiểu môi trường thuộc đới nóng ?

- GV: chia lớp thành 3 nhóm thảo luận ( 2 phút )

+ N1 : Trình bày đặc điểm môi trường xích đạo ẩm ?

+ N2 : Trình bày đặc điểm môi trường nhiệt đới?

+N3 : Trình bày đặc điểm môi trường nhiệt đới gió mùa ?

- HS nhớ lại kiến thức và trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

? Rút ra đặc điểm chung của mội trường đới nóng ?

* Hoạt động 2 : Cá nhân / Cả lớp

? Đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở đới nóng ?

? Nêu các loại nông sản chính ở đới nóng ? Xác định trên bản đồ thế giới, các nước và các khu vực ở đới nóng sản xuất nhiều các loại nông sản đó.

* Hoạt động 3: Cá nhân

? Vì sao nguồn tài nguyên thiên nhiên của các nước thuộc đới nóng ngày càng cạn kiệt ?

? Vẽ sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối với tài nguyên, môi trường?

? Đọc bảng số liệu trang 34, sgk. Nhận xét về tương quan giữa dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á ?

? Để bảo vệ tài nguyên và môi trường chúng ta cần có những biện pháp gì?

? Trình bày những nguyên nhân di dân ở đới nóng ?

? Nêu những tác động xấu tới môi trường do quá trình đô thị hóa ở đới nóng gây ra?

Nội dung

1. Các môi trường thuộc đới nóng

a. Môi trường xích đạo ẩm : nóng ẩm quanh năm

b. Môi trường nhiệt đới : Nóng quanh năm, mưa theo mùa

c. Môi trường nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường.

- Đặc điểm khí hậu chung của đới nóng : nắng nóng quanh năm và mưa nhiều

2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng

- Khí hậu thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên cũng gây những khó khăn lớn trong sản xuất

- Biện pháp khắc phục:

- Các nông sản chính : lúa nước, ngũ cốc, cây công nghiệp…chăn nuôi : gà, vịt, lợn, trâu, bò, dê, cừu.

3. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng

- Nhằm đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng đông, tài nguyên thiên nhiên được khai thác với tốc độ ngày càng nhanh cạn kiệt và suy giảm dần

4. Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng

- Đới nóng là nơi có sự di dân lớn và tốc độ đô thị hóa cao đã Tác động xấu tới tài nguyên, môi trường và đời sống xã hội.

4. Củng cố, dặn dò:

a, Củng cố

- GV chuẩn xác lại toàn bộ kiến thức trọng tâm toàn chương I

- Vẽ biểu đồ thể hiện dân số và diện tích rừng ờ khu vực Đông Nam á theo số liệu sau :

Năm

Dân số ( triệu người )

Diện tích rừng ( triệu ha )

1980

360

240,2

1990

442

208,6

GV hướng dẫn HS tập làm quen với cách vẽ biểu đồ hình cột đôi theo từng bước.

- GV yêu cầu HS vẽ biểu đồ vào vở

b, Dặn dò

- Nhắc nhở HS ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm từ bài 5 - 12, trả lời các câu hỏi trong SGK chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết.

Tuần Ngày soạn: 14/10/18

Tiết 13 Ngày dạy: 16/10/18

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

Nắm vững các kiến thức cơ bản về thành phần nhân văn của môi trường, môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng một cách khái quát.

2. Kĩ năng:

Kỹ năng đọc, phân tích, nhận biết các môi trường qua ảnh.

3. Thái độ:

Có tinh thần hợp tác, nghiên cứu, tìm hiểu, đóng góp ý kiến

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video clip.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Bản đồ tự nhiên châu Á, bản đồ các môi trường địa lí.

2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học.

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Tiến trình bài học:

Khởi động: Trong thời gian qua chúng ta đã được biết về thành pần nhân văn của môi trường. Môi trường đới nóng. Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng. Để kiểm tra xem kết quả học tập của các em trong thời gian qua như thế nào. Đồng thời qua tiết ôn tập này các em một lần nữa được nghe, được ôn lại các kiến thức một cách khái quát hơn.

Hoạt động 1: Hệ thống hóa các kiến thức đã học: (cá nhân).

* Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học.

* Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.

* Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; ...

I. Thành phần nhân văn của môi trường

Câu 1: Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn?

Quần cư nông thôn

Quần cư đô thị

- Nhà cửa xen ruộng đồng, tập hợp thành làng xóm.

- Dân cư thưa thớt

- Hoạt động chính: nông – lâm – ngư nghiệp

- Nhà cửa xây thành phố phường

- Dân tập trung đông

- Sản xuất công nghiệp và dịch vụ

Câu 2: Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới?

- Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hòa đều có dân cư tập trung đông đúc.

- Các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn, vùng cực giá lạnh hoặc hoang mạc … khí hậu khắc nghiệt có dân cư thưa thớt.

Câu 3: Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa 3 chủng tộc chính trên thế giới về hình thái bên ngoài và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc?

Chủng tộc

Đặc điểm hình thái bên ngoài

Địa bàn sinh sống chủ yếu

Môn-gô-lô-ít

Da vàng, tóc đen, mượt, mắt đen, mũi tẹt

Chủ yếu ở Châu Á

Nê-grô-ít

Da đen, tóc xoăn, mũi thấp to cánh mũi rộng, môi dày

Chủ yếu ở Châu phi

Ơ-rô-pê-ô ít

Da trắng, tóc nâu hoặc vàng gợn sống, mắt xanh, mũi dài nhọn, môi mỏng

Chủ yếu ở Châu Âu

Câu 4: Hãy kể tên một số siêu đô thị trên thế giới?

Niu I-oóc, Mê-hi-cô Xi ty (Bắc Mĩ), Xao Pao-lô (Nam Mĩ), Tô-ki-ô, Mun-bai, Thượng hải (châu Á), Luân đôn, Pa ri, Mát-xcơ-va (châu Âu).

II. Các môi trường địa lí

Câu 5: Phân biệt sự khác nhau cơ bản của 3 kiểu môi trường: xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa?

Môi trường xích đạo ẩm

Môi trường nhiệt đới

Môi trường nhiệt đới gió mùa

- Nóng, ẩm

- Rừng rậm xanh quanh năm

- Nóng quanh năm, có thời kì khô hạn

- Lượng mưa và thảm thực vật thay đổi từ xích đạo về phía hai chí tuyến: Rừng thưa ->đồng cỏ cao nhiệt đới (xavan) -> nửa hoang mạc

- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường

- Thảm thực vật phong phú, đa dạng

Câu 6: Cho biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng?

Môi trường xích đạo ẩm

Môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa

Thuận lợi

Nhiệt độ và độ ẩm cao, trồng nhiều loại cây, nuôi nhiều con, xen canh, tăng vụ quanh năm

Nóng quanh năm, mưa tập trung theo mùa. Chủ động bố trí mùa vụ và lựa chọn cây trồng vật nuôi phù hợp

Khó khăn

Khí hậu nóng ẩm nên mầm bệnh phát triển gây hại cho cây trồng vật nuôi

Chất hữu cơ phân hủy nhanh nên tầng mùn mỏng. Vì vậy dễ bị rữa trôi lớp đất màu mỡ

- Mưa tập trung vào một mùa dễ gây lũ lụt, xói mòn đất

- Mùa khô kéo dài gây hạn hán, hoang mạc dễ phát triển

- Thời tiết diễn biến thất thường, gây thiên tai

Câu 7: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với tài nguyên môi trường ở đới nóng?

Dân số đông, gia tăng dân số nhanh đã đẩy nhanh tốc độ khai thác tài nguyên làm suy thoái môi trường, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản cạn kiệt, thiếu nước sạch ...

Câu 8: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng di dân ở đới nóng?

- Nguyên nhân di dân rất đa dạng:

+ Di dân tự do: do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, nghèo đói và thiếu việc làm.

+ Di dân có kế hoạch: nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi, ven biển.

Hoạt động 2: Rèn kĩ năng làm bài tập địa lí: (cá nhân).

* Phương pháp dạy học: Đàm thoại gợi mở; sử dụng bản đồ; giải quyết vấn đề; tự học.

* Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi; học tập hợp tác.

* Hình thức tổ chức hoạt động: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; ...

Câu 9: Cho bảng số liệu sau: Hãy tính mật độ dân số của các nước châu Á.

Tên nước

Diện tích (km2)

Dân số (triệu người)

Mật độ dân số (người/km2)

Việt nam

330991

78,8

Trung quốc

9597000

1273,3

In-đô-nê–xi-a

1919000

206.1

Câu 10: Dựa vào hai biểu đồ dưới đây, em hãy so sánh sự khác biệt về nhiệt độ và lượng mưa giữa hai khu vực và cho biết chúng thuộc vào kiểu môi trường nào em đã học?

A B

IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:

1. Tổng kết:

Nhận xét, ghi điểm cho các học sinh tích cực, động viên khuyết khích các học sinh yếu.

2. Hướng dẫn học tập:

Về nhà học thật kỹ nội dung ôn tập để tiết sau kiểm tra một tiết.

Ngày soạn: 15/10/18 Ngày dạy: 24/10/14

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 7

1.Mục tiêu:

- HS hệ thống kiến thức về dân số, các chủng tộc trên thế giới, sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị, hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng và đới ôn hòa\.

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong các nội dung từ bài 1 đến bài 12, để ra các biện pháp để kịp thời điều quá trình dạy học .

2.Hình thức kiểm tra:

- Đề kiểm tra kết hợp câu hỏi dạng tự luận (5 điểm) và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm).

- Thời gian làm bài: 45 phút.

3. Ma trận đề kiểm tra:

Cấp độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Thành phần nhân văn của mội trương.

Bùng nổ dân số ở châu Á, Phi, Mĩ la tinh. Đặc điểm các chủng tộc.

Nguyên nhân dân sơ thế giới phân bố không đều.

Quần cư nông thôn và quần cư đô thị.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ:%

3câu

1,5đ

15%

1câu

0,5đ

5%

1câu

2

20%

5 câu

40%

Môi trường đới nóng. Hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng.

Đặc điểm môi trường xích đạo ẩm và thảm thực vật. Nguyên nhân gây ô nhiễm và suy thoái tài nguyên ở đới nóng. Hình thức canh tác. Nguyên nhân di dân.

Phân tích biểu đồ nhiệt độ lương mưa. Cảnh quan môi trường đới nóng. Nền sản xuất nông nghiệp.

Liên hệ các hình thức sản xuất ở Việt Nam

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ:%

3 câu

1,5đ

10%

1 câu

10%

2 câu

10%

1/2

1

10

1/2 c

10%

7 câu

5.5đ

55%

Môi trường đới ôn hòa. Hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hòa.

Nguyên nhân thay đổi thời tiết.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ:%

1 câu

0,5đ

5%

1 câu

0,5đ

5%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ:%

7 câu

4 điểm

40%

5 câu

3 điểm

30%

1 câu

2 điểm

20%

1/2 câu

1 điểm

10%

13 câu

10đ

100%

Họ và tên: ...............................

Lớp :7

BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT

MÔN: ĐỊA LÝ 7

Năm học 2018-2019

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 5 điểm) Em hãy chọn và khoanh tròn vào ý đúng nhất. (mỗi câu 0,5 điểm )

Câu 1. Sự bùng nổ dân số từ những năm 50 của thế kỉ XX diễn ra ở các nước thuộc

A. châu Á, châu Phi và Mĩ la Tinh. B. Bắc Mĩ và châu Đại Dương.

C. châu Mĩ, châu Âu. D. châu Âu, châu Mĩ.

Câu 2. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc, người ta căn cứ vào

A. chỉ số thông minh. B. cấu tạo cơ thể.

C. hình thái bên ngoài. D. tình trạng sức khoẻ.

Câu 3. Đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm là

A. nắng nóng và mưa nhiều quanh năm.

  1. nắng nóng và mưa nhiều theo mùa trong năm.

C. lượng mưa trung bình từ 1500 – 2500 mm/năm.

D. chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm hơn 200 C.

Câu 4.Thảm thực vật tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là

A. xa van. B. rừng thưa.

C. rừng lá kim. D. rừng rậm xanh quanh năm

Câu 5. Nguyên nhân chính gây tác động tiêu cực tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng là

A. kinh tế chậm phát triển. B. dân số tăng quá nhanh.

C. đời sống người dân quá khó khăn. D. khai thác tài nguyên không hợp lí

Câu 6. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho thời tiết đới ôn hòa thay đổi thất thường là do

A. gió Tây ôn đới. C. ảnh hưởng của dòng biển nóng.

B. diện tích rộng lớn. D. nằm ở vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.

`Câu 7: Em hãy cho biết biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa dưới đây thuộc kiểu môi trường nào ?

A. môi trường nhiệt đới. B. môi trường ôn đới lục địa.

C. môi trường nhiệt đới gió mùa. D.môi trường ôn đới hải dương.

Câu 8. Em hãy cho biết sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao ở hình vẽ dưới đây thuộc môi trường nào ?

A. đới lạnh. B. đới nóng. D. hoang mạc. C. đới ôn hòa.

Câu 9: Làm ruộng bậc thang và canh tác theo đường đồng mức ở vùng đồi núi có ý nghĩa

A. Tiết kiệm nước tưới. B. Chống ngập nước.

C. Chống xói mòn đất. D. Tận dụng đất trồng

Câu 10. Dân số phân bố không đều giữa các khu vực trên thế giới là do

  1. sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế.
  2. điều kiện tự nhiên ảnh hưởng.
  3. điều kiện sống và đi lại của con người chi phối.
  4. khả năng khắc phục trở ngại của con người khác nhau.

II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 5 điểm )

Câu 1 (2,0 điểm) So sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn với quần cư đô thị.

Câu 2. (1,0 điểm) Nêu những nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng?

Câu 3 (2,0 điểm). Hãy cho biết nền sản xuất ngông nghiệp ở đới nóng có những hình thức nào? Hãy liên hệ ở Việt Nam.

HẾT

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA I TIẾT HỌC KỲ I

MÔN ĐỊA LÝ 7 (45’)

NĂM HỌC 2018-2019

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM :(5đ)

Học sinh chọn ý đúng nhất, mỗi câu đúng 0,5đ.

Câu1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu7

Câu 8

Câu 9

Câu10

A

C

A

D

B

D

C

A

C

A

II/ PHẦN TỰ LUẬN : ( 5 đ)

II. Tự luận: (5 điểm)

Học sinh khuyết tật không làm câu 1 và ý hai của câu 3. Câu 2 hai điểm; Câu 3 Ba điểm.

Câu

Đáp án

Điểm

1

2 đ

So sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn với quần cư đô thị.

a) Quần cư nông thôn:

- Hoạt động sản xuất: nông, lâm và ngư nghiệp.

0,25đ

- Mật độ dân số: phân tán, mật độ dân số khá thấp. (0,25

0,25đ

- Cách thức tổ chức cư trú: làng mạc, thôn xóm xen với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước.

0,5đ

b) Quần cư đô thị:

- Hoạt động sản xuất: công nghiệp và dịch vụ.

0,25 đ

- Mật độ dân số: tập trung, mật độ dân số cao.

0,25 đ

- Cách thức tổ chức cư trú: các khu phố, dãy nhà xen lẫn với một số nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh.

0,5 đ

2

Nêu những nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng?

-Di dân tự do: do thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển,nghèo đói, thiếu việc làm.

0,5 đ

- Di dân có kế hoạch: nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng núi ven biển.)

0,5 đ

3

Hãy cho biết nền sản xuất ngông nghiệp ở đới nóng có những hình thức nào? Hãy liên hệ ở Việt Nam.

    1. a. Các hình thức sản xuất nông nghiệp ở đới nóng: Làm rẩy, lúa nước và sản xuất nông nghiệp hang hòa quy mô lớn.

1 đ

b. Học sinh lien hệ được ở Việt Nam cũng có các hình thức sản xuất nông nghiệp tương tự như trên vì Việt Nam cũng là quốc gia ở đới nóng.

1 đ

DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ

Nguyễn Văn Tâm

Câu 1 (2,0 điểm)

Câu 2 (1,0 điểm) Nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng là:

Câu 3 (2,0 điểm). Hiện trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hoà ; nguyên nhân và hậu quả

- Ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hòa đã đến mức báo động. Các hiện tượng mưa axit, thủy triều đỏ, hiệu ứng nhà kính... ngày càng tăng. (1,0 điểm)

- Nguyên nhân: do sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông; do sự tập trung phần lớn các đô thị chạy dọc ven biển. (0,5 điểm)

- Hậu quả: làm biến đổi khí hậu; các nguồn nước biển, nước sông, nước hồ, nước ngầm... bị ô nhiễm, gây nguy hiểm tới sức khỏe con người và các sinh vật sống dưới nước. (0,5 điểm).

DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ

Nguyễn Văn Tâm

Tuần 8

Tiết 15

Chương II Bài 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA

NS: 21/9/2018

ND: 23/10/18

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh đạt được:

1. Kiến thức:

- Biết vị trí đới ôn hòa trên bản đồ Tự nhiên thế giới

-Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của các môi trường đới ôn hòa:

+ Tính chất trung gian của khí hậu.

+ Sự thay đổi của thiên nhiên theo thời gian và không gian.

2. Kĩ năng:

+Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí của đới ôn hòa, các kiểu môi trường ở đới ôn hòa

+ Nhận biết các kiểu môi trường ở đới ôn hòa (ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải…) qua tranh ảnh và biểu đồ khí hậu

3. Thái độ:

+Yêu thiên nhiên và nghiêm túc trong học tập

4. Định hướng phát triển năng lực

+ Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác, giải quyết vấn đề.

+ Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: - Bản đồ các đới khí hậu trên trái đất

-Tranh ảnh đới ôn hòa.

2. Học sinh: SGK, vở ghi, tập bản đồ 7, chuẩn bị bài mới

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) 5’

1. Mục tiêu

-: Đới ôn hoà chiếm ½ diện tích đất nổi trên Trái Đất, trải dài từ chí tuyến đến vòng cực . Với vị trí trung gian, môi trường đới ôn hoà có những nét khác biệt với môi trường khác và hết sức đa dạng . Vậy bài học hôm nay giúp các em hiểu được những điều đó-> Kết nối với bài học .

2. Phương pháp - kĩ thuật: Trực quan,vấn đáp, cá nhân.

3. Phương tiện: Một số tranh ảnh minh họa về hoạt động của đới ôn hòa

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về tự nhiên và yêu cầu học sinh nhận biết hình ảnh nào đặc trưng cho đới ôn hòa.

Bước 2:

HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả ( HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 1. KHÍ HẬU (15’)

1. Mục tiêu

-Trước hết học sinh xác định được vị trí của đới ôn hòa

- Sau khi phân tích(H 13.1) hiểu rỏ hơn các yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa như thế nào, qua đó hiểu được sự thất thường thời tiết đới ôn hòa

- Tác động của các yếu tố thời tiết rất lớn đối với s/x và đời sống của nhân dân.

- Năng lực tư duy tổng hợp,sử dụng tranh ảnh.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, phát vấn, KT học tập hợp tác …

3. Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung Ghi bảng

HĐ1: Khí hậu

Bước 1: chia nhóm phân công nhiệm vụ để trả lời câu hỏi.

CH1? Nêu rõ vị trí và đặc điểm khí hậu của đới ôn hòa?

1a? Phân tích bảng số liệu SGK, tr 42 để thấy tính chất trung gian của khí hậu đới ôn hòa.

1b? Quan sát (H 13.1) SGK tr 43, phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết đới ôn hòa?

CH2? Liên hệ để thấy được sự thất thường của thời tiết ảnh hưởng sản xuất n/nghiệp đời sống người dân?

Bước 2: Bốn nhóm cùng thảo luận bổ sung và hoàn thiện câu hỏi 1,2

Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung.

- HS căn cứ vào bảng số liệu trang 42 SGK.Tìm trên lược đồ hình 13.1 và bản đồ thế giới các địa điểm . Ac-khan-gen, Côn, TP HCM .

HS phân tích bảng số liệu để thấy tính chất trung gian của khí hậu ôn hoà .

So sánh 3 nơi về vị trí, nhiệt độ, lượng mưa => ở đới ôn hoà

Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức, nhận xét.

1. Khí hậu

HS: xác định vị trí nằm ở giữa đới nóng và đới lạnh , từ 2 chí tuyến đến 2 đường vòng cực. Tập trung chủ yếu ở bán cấu Bắc

- Khí hậu đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh .

- Do vị trí trung gian nên thời tiết đới ôn hoà thay đổi thất thường .

-H13.1 Đọc tên, xác định được 5 kiểu môi trường ở đới ôn hòa.

- 4 yếu tố thời tiết (Gió Tây ôn đới, đợt khí lạnh , đợt khí nóng, Gió Tây ôn đới)

GV. Do khí hậu phức tạp và đa dạng => môi trường có sự phân hoá .

GV giới thiệu cho học sinh hiểu thêm ở khí hậu ôn hoà thời tiết có 4 mùa : Xuân , Hạ , Thu , Đông

Hoạt động 2: Sự phân hóa của môi trường( 15’)

1. Mục tiêu: Học sinh hiểu được thiên nhiên đới ôn hòa thay đổi theo không gian và thời gian, sự thay đổi đó phụ thuộc vào(vĩ độ, ảnh hưởng của dòng biển và gió tây ôn đới) các nước thuộc phạm vi chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển về thuận lợi cũng như khó khăn do biển gây ra. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển, sinh vật trước sự tác động biến đổi khí hậu và tác động con người.

- Năng lực sử dụng bản đồ, sử dụng tranh ảnh tư duy tổng hợp.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP phân tích thấy được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, sử dụng SGK, tranh ảnh một cách hợp lí. Hoạt động cá nhân, hợp tác

3. Hình thức tổ chức: Cặp đôi

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung Ghi bảng

HĐ2.Sự phân hóa của môi trường.

*HĐ(cặp đôi)

GV: Treo bản đồ lên.

HS? Quan sát H13.1 đọc tên và xác định vị trí các kiểu môi trường (từ tây sang đông lục địa Á-Âu, Bắc Mĩ và từ bắc xuống nam có 4 môi trường)

HS? Nêu vai trò của dòng biển nóng và gió tây ôn đới đối với khí hậu đới ôn hòa?

HS (Dòng biển nóng: nhiệt độ cao, mưa nhiều; dòng biển lạnh: nhiệt độ thấp ít mưa)

VD? Cho thấy mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật?

(HSVí dụ) Môi trường ôn đới hải dương mưa nhiều hình thành rừng lá rộng, môi trường ôn đới lục địa ít mưa hình thành rừng lá kim và các môi trường khác…)

GV Kết luận: Sự phân hóa của môi trường đới ôn hòa(theo thời gian) thể hiện 4 mùa rõ rệt trong năm.

-Sự phân hóa theo không gian thể hiện sự thay đổi của cảnh quan thảm thực vật, khí hậu….từ tây sang đông, từ bắc xuống nam.(từ rừng lá rộng sang rừng hổn giao đến rừng lá kim, từ rừng lá kim sang rừng hổn giao, thảo nguyên, đến rừng cây bụi gai).Từ khí hậu ôn dới hải dương sang ôn đới lục địa hay khí hậu địa trung hải.

2.Sự phân hóa của môi trường.

Thiên nhiên đới ôn hoà thay đổi theo thời gian một năm có 4 mùa : xuân, hạ, thu, đông.

- Môi trường đới ôn hoà thay đổi theo không gian : Từ bắc xuống nam, từ tây sang đông .

- Sự biến đổi của thiên nhiên theo không gian : từ rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng hỗn giao, cây bụi

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5’)

1. Hoạt động cá nhân

CHVD1: đọc biểu đồ khí hậu 48oB, 56oB, 41oB (SGK-tr 44) và điền vào mẫu bảng sau

Biểu đồ khí hậu

Nhiệt độ (oC)

Lượng mưa (mm)

Tháng 1

Tháng 7

Tháng 1

Tháng 7

Biểu đồ 48oB ôn đới hải

Dương

6

16

133

62

Biểu đồ 56oB ôn đới lục địa

-10

19

31

74

Biểu đồ 41oB khí hậu địa trung hải

10

28

69

9

CHVD2a? Quan sát H.13.2,13.3,13.4 và biểu đồ bên cạnh. Giải thích tại sao môi trường ôn đới hải dương hình thành rừng lá rộng ?

HS mưa nhiều, nhiệt độ vào mùa đông không lạnh lắm.

CHVD2b? Tại sao môi trường ôn đới lục địa có rừng lá kim .

HS lượng mưa ít, nhiệt độ vào mùa đông lạnh.

CHVD2c? Tại sao môi trường địa trung hải rừng cây bụi gai?

HS lượng mưa ít, nhiệt độ luôn cao.

*GV: Đó là mối quan hệ giữa khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa) và sự phát triển của thực vật.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG:(5’)

- Học bài.

- Xem bài 14 (Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa)

GV:Hướng dẫn

-Quan sát 5 ảnh (SGK) nêu các hình thức sản xuất n/ng và đặc điểm của nó.

-Quan sát các ảnh (SGK) nêu những biện pháp áp dụng KHKT trong sản xuất n/ng đới ôn hòa.

- Tìm hiểu vùng phân bố các sản phẩm n/ng chủ yếu.

Tuần 8

Tiết 16

Bài 14 : HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HÒA

NS :24/10/18

NG:26/10/18

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần đạt:

1. Kiến thức:

- Hiểu và trình bày được đặc điểm của hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa.

2. Kĩ năng:

- Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày một số đặc điểm của các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa.

-Xác định trên BĐ các cây trồng ,vật nuôi ở đới ôn hòa.

3. Thái độ, hành vi:

- Ý thức về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường ở đới ôn hòa.

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.

4. Định hướng phát triể̉n năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, ...

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, hình vẽ…

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Đối với giáo viên

- Bản đồ các môi trường tự nhiên thế giới

-Bản đồ nông nghiệp Hoa Kì .

- Tranh ảnh

- H14.1, H14.2, H14.3, H14.4, H14.5, H14.6 /sgk phóng to.

- Bảng phụ

2. Đối với học sinh

- Sách, vở, đồ dùng học tập

- Đọc trước nội dung bài và thử trả lời các câu hỏi

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5 phút)

1. Mục tiêu: HS nắm được một số nội dung chính hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa. đọc tranh ảnh để nhận biết các sản phẩm chủ yếu ở đới ôn hòa , sự phân hóa môi trường ở đới ôn hòa -> tạo nên sản phẩm đa dạng..

2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân, thảo luận cặp.

3. Phương tiện: Một số tranh ảnh về kĩ thuật sản xuất và các sản phẩm chủ yếu ở đới ôn hòa .

4. Các bước hoạt động

Bước 1:- Giáo viên cung cấp một số hình ảnh và yêu cầu học sinh nhận biết.

Các kênh hình sau thể hiện nội dung gì? Hình 1....., Hinh 2......

Hình 1................... Hình 2............................

Hình 3...................... Hình 4................

Hình 5................ Hình 6................

Bước 2: HS quan sát ảnh và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: HS trả lời, các HS khác nhận xét.

Bước 4: GV dẫn dắt HS vào bài.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về nền nông nghiệp tiên tiến (15 phút)

1. Mục tiêu: - HS biết được đới ôn hòa có 1 nền nông nghiệp tiên tiến. Các hình thức tổ chức SX chính, biện pháp khoa học- kĩ thuật được áp dụng.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, vấn đáp, … KT học tập hợp tác …

3. Hình thức tổ chức: Cá nhân và nhóm cặp

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1:GV giao nhiệm vụ

-HS dựa vào kênh chữ mục 1 kết hợp kênh hình 14.3, 14.4, 14.5 -SGK cho biết:

- Đới ôn hòa có những hình thức sản xuất nông nghiệp chính nào?(cá nhân)

- Các hình thức sản xuất nông nghiệp này có những đặc điểm gì giống và khác nhau? (Nhóm, cặp)

-Để phát triển Sx nông nghiệp ở đới ôn hòa con người đã áp dụng những biện pháp khoa học kỹ thuật nào để khắc phục những khó khăn do thời tiết , khí hậu gây ra cho nông nghiệp? (Nhóm, cặp)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV ghi bảng phụ, đánh giá và chuẩn xác kiến thức -

+ Giống nhau: Trình độ SX tiên tiến , sử dụng dịch vụ nông nghiệp tiên tiến.

+ Khác nhau: quy mô , trình độ ,cơ giới hóa

*Biện pháp: Thủy lợi, tưới tự động, phun sương, trồng cây trong nhà kính....

-Qua nghiên cứu kênh chữ và các hình nông nghiệp Hoa kì hãy nêu:

-Đặc điểm sản xuất nông nghiệp của đới ôn hòa có gì khác so với đới nóng?

Gợi ý:

- so sánh trình độ Sx quy mô năng suất chất lượng.

( Trình độ SX : Tuyển chọn giống, chuyên môn hóa từng loại giống cây trồng chất lượng cao đồng đều)

-Sx theo kiểu CN, khối lượng nông sản lớn.

-GV: Về kĩ thuật đặc biệt là tuyển chọn và lai tạo giống cây trồng vật nuôi-> tạo ra nông sản lớn, chất lượng cao.

? Các nước ở đới ôn hòa nổi tiếng về xuất khẩu loại sản phẩm nào?

-HS trả lời

1.Nền nông nghiệp tiên tiến:

- Hai hình thức sản xuất nông nghiệp chính:

+ Hộ gia đình

+ Trang trại.

* Trình độ kĩ thuật tiên tiến, tổ chức sản xuất theo kiểu công nghiệp, sản xuất được chuyên môn hóa với quy mô lớn, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học - kĩ thuật

: :

GV : chuyển ý môi trường đới ôn hòa có sự thay đổi như thế nào?Kết hơp kiểm tra bài cũ .

-HS trả lời

-GV .Khí hậu mang tính trung gian giữa đới nóng và đới lạnh

-Thiên nhiên phân hóa theo thời gian và không gian nên sản phẩm nông nghiệp ở môi trườngđới ôn hòa như thế nào->HĐ2

* HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu(15 phút)

1. Mục tiêu:

- HS biết được sản phẩm nông nghiệp chủ yếu thay đổi theo kiểu môi trường.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng thảo luận nhóm, tranh ảnh, SGK,…KT học tập hợp tác

3. Hình thức tổ chức: Nhóm

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1:GV giao nhiệm vụ hoàn thành nội dung ở bảng phụ( Đính kèm phần phụ lục dưới)

Nhóm 1,2:Tên các loại nông sản chính môi trường Ôn đới hải dương, Ôn đới lục địa, ĐịaTrung Hải

Nhóm 3,4:Tên các loại nông sản chính môi trường Cận NĐ gió mùa,Hoang mạc ôn đới, Ôn đới lạnh Bước 2: HS làm việc theo nhóm trao đổi kết quả làm việc và hoàn thành nội dung. Trong quá trình HS làm việc, GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ

Bước 3: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV ghi bảng phụ, đánh giá và chuẩn xác kiến thức -

Bước 5 :HS nhận xét về các sản phẩm nông nghiệp ở đới ôn hòa.

Bước 6:GV chuẩn xác kiến thức -

2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu:

- Phong phú đa dạng thay đổi theo kiểu môi trường.

-GV hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy

C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (Cá nhân -2 phút)

Chọn ý đúng nhất ở các câu sau

Câu 1. Đới ôn hòa có nền nông nghiệp phát triển nhờ

  1. sử dụng đất đai hợp lí. B.có các hình thức sản xuất phù hợp.

C.cải tạo môi trường sản xuất D.áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.

. Câu 2: Điểm khác biệt trong sản xuất nông nghiệp ở vùng ôn đới so với vùng nhiệt đới là:

A. chỉ chú trọng canh tác các loại cây lương thực.

B. cân đối giữa trồng trọt và chăn nuôi .

C. phần lớn tập trung cho ngành chăn nuôi .

D. phát triển mạnh ngành trồng trọt.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: (7 phút)

Câu 1.Học sinh xác định trên BĐ các loại cây trồng vật nuôi chủ yếu ở đới ôn hòa.

Câu 2.Liên hệ thực tế hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương có điểm nào khác so với ở đới ôn hòa?

* Dặn dò; a. Học bài theo câu hỏi sách giáo khoa -làm bài tập bản đồ

b. Soạn bài 15 và trả lời các câu hỏi sgk.

*Phụ lục

* Nội dung bảng phụ

Kiểu môi trường

Đặc điểm khí hậu

Nông sản chính

Ôn đới hải dương

Ẩm ướt quanh năm, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ mát mẻ.

Lúa mì, củ cải đường,rau, hoa quả, chăn nuôi bòthịt, bò sữa

Ôn đới lục địa

Mùa đông lạnh có tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng.

Lúa mì, đại mạch,khoai tây , ngô, chăn nuôi bò,ngựa lợn.

ĐịaTrung Hải

Mùa hạ nóng và khô, mùa đông ấm áp, mưa mùa thu- đông.

Nho, rượu vang, cam, chanh, ôliu...

Cận NĐ gió mùa

Mùa đông ẩm khô, mùa hạ nóng ẩm.

Lúa nước, đậu tương, bông, hoa quả nhiệt đới...

Hoang mạc ôn đới

Nóng, khô khắc nghiệt.

Chăn nuôi cừu

Ôn đới lạnh

Mùa đông lạnh, mùa hạ mát, có mưa.

Lúa mạch đen, khoai tây, chăn nuôi hươu ở Bắc cực.

**********************************

Tuần 9

Tiết 17

Bài 15 : HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HÒA

NS :28/10/18

NG:30/10/18

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức: Học sinh cần nắm được các nội dung sau khi học.

- Trình bày đặc điểm CN của các nước ở đơi ôn hòa.

- Phân biệt được các cảnh quan CN phổ biến ở đới ôn hòa: khu CN ,TT CN, và vùng CN.

2- Kỹ năng:

- Biết phân tích lược đồ phân bố ở đới ôn hòa và xác định được trên BĐ các vùng CN cũ, mới của đới ôn hòa.

- Luyện tập kĩ năng phân tích bố cục một bức ảnh địa lí.

3. Thái độ, hành vi:

+ Ý thức về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường ở đới ôn hòa

+ Có thái độ nghiêm túc trong học tập.

4. Định hướng phát triể̉n năng lực:

+ Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, …..

+ Năng lực chuyên biệt: sử dụng hình vẽ, tranh ảnh…

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Đối với giáo viên

- BĐ công nghiệp TG.

- Ảnh về các cảnh quan CN ở một số nước đới ôn hòa.

- Ảnh về một số cảng biển trên thế giới.

2. Đối với học sinh

+ Sách, vở, đồ dùng học tập.

+ Đọc trước nội dung bài và thử trả lời các câu hỏi.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

A.CÁC BƯỚC LÊN LỚP

A1.Ổn định lớp: (1 phút)

A2.Kiểm tra bài cũ: (4’)

-Để SX ra khối lượng nông sản có giá trị cao, nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hòa đã áp dụng những biện pháp gì?

- Xác định trên BĐ sự phân bố các loại cây trồng vật nuôi chủ yếu ở đói ôn hòa?

A3 Hoạt động khởi động (Tình huống xuất phát ) (3 phút)

1. Mục tiêu: - HS vận dụng vốn hiểu biết và sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết nền CN ở đới ôn hòa. Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết -> Kết nối với bài học ...=> tạo hứng thú trong học tập.

2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân

3. Phương tiện: Một số tranh ảnh về hoạt động CN ở đới ôn hòa.

4.Các bước hoạt động:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Giáo viên cung cấp các hình ảnh và yêu cầu học sinh nhận biết :Qua các hình ảnh sau các em biết được những gì về nền công nghiệp ở đới hòa?

H1-Một cơ sở công nghệ cao H2- cơ quanthung lũng silicon ở Mĩ

kiểu mới ở Tây Âu với thảm cỏ

và cây xanh bao quanh

H3- Sản xuất máy bay ở Mĩ H4-Khai thác dầu mỏ Tây Xi-bia (Nga)

Bước 2: HS quan sát ảnh và bằng hiểu biết để trả lời.

Bước 3: HS trả lời, các HS khác nhận xét.

Bước 4: GV dẫn dắt HS vào bài. Vậy nền công nghiệp đới ôn hòa có đặc điểm gì? Các cảnh quan CN, hệ thống giao thông ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.

4. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm sản xuất công nghiệp:. (14 phút)

1. Mục tiêu: HS: Biết đặc điểm CN của các nước ở đới ôn hòa

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, vấn đáp, diễn giảng… KT học tập hợp tác …

3. Phương tiện:Kênh hình, kênh chữ SGK

4. Hình thức tổ chức: Cá nhân ,cặp

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1

Bước 1: Giao nhiệm vụ.GV trình chiếu kênh hình HS quan sát kênh hinh kết hợp với kênh chữ và BĐ CN thế giới nhận xét nền CN đới ôn hòa( lịch sử phát triển, trình độ, cơ cấu ngành, vị trí so với thế giới)

- Nêu nhân xét về sự phân bố CN?

H1.Mô hình động cơ hơi nước của James Watt. Sự phát triển máy hơi nước khơi mào cho cuộc cách mạng công nghiệp Anh và lan nhanh ra khắp châu Âu . Bắt đầu cuộc cách mạng KHKT lần I kể từ năm 1767

H2-Một cơ sở công nghệ kiểu mới ở Tây Âu với thảm cỏvà cây xanh bao quanh

H3- Sản xuất máy bay ở Mĩ

H4-Khai thác dầu mỏ Tây Xi-bia (Nga)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi với bạn và ghi vào giấy nháp. GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

Giáo viên chuyển ý

1.Đặc điểm SX công nghiệp:

- Phát triển sớm nhất, hiện đại;

- CN chế biến là thế mạnh của nhiều nước, phát triển rất đa dạng

- Các nước CN hàng đầu : Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, LB Nga, Anh, pháp, Ca na đa.

- Chiếm 3/4 tổng sản phẩm Cn toàn thế giới.

-Nhập phần lớn nguyên- nhiên liệu.

* HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các cảnh quan công nghiệp (14’)

1. Mục tiêu: HS: Biết được các cảnh quan CN phổ biến ở đới ôn hòa: khu CN ,TT CN và vùng CN.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, vấn đáp, diễn giảng… KT học tập hợp tác …

3. Phương tiện:Kênh hình, kênh chữ SGK

4. Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 2

HĐ 2.1Bước 1: Giao nhiệm vụ thảo luận nhóm(5’)-HS đọc thuật ngữ cảnh quan CN.

-HS quan sát kênh hinh 15.1, 15.2 15.3 kết hợp với kênh chữ

H1-Một cơ sở công nghệ caokiểu mới ở Tây Âu với thảm cỏvà cây xanh bao quanh

H2- cơ quanthung lũng silicon ở Mĩ

H3. Trung tâm CN của Hoa Kì

Nhóm 1,2: phân biệt sự khác nhau giữa khu CN, trung tâm CN, vùng CN

- Mô tả cảnh quan của từng khu CN?

-Hai khu CN này khu CN nào gây ô nhiểm môi trường nhiều? Tại sao?

Nhóm 3,4-Xu thế của toàn cầu khi xây dựng các khu CN?

-Nhận xét sự phân bố các trung tâm CN, các vùng CN ở đới ôn hòa và giải thích.

-Nêu tên một số vùng CN lớn của đới ôn hòa và thế giới. Cho biết những vùng CN nào mới phát triển.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi với bạn và ghi vào giấy nháp. GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

HĐ2.2. cá nhân(2’)

Bước 1: Giao nhiệm vụ

-Vì sao các nhà máy có liên quan với nhau thường tập trung gần với nhau?

-Cảnh quan công nghiệp nhiều nảy sinh ra hiện tượng gì?

` Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Gọi HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2. Cảnh quan công nghiệp

-Khắp mọi nơi.

-Các nhà máy có liên quan với nhau được phân bố tập trung thành các khu công nghiệp.

-Nhiều khu CN hợp thành một trung tâm CN.

- Các trung tâm CN tập trung trên một lãnh thổ sẽ tạo nên vùng CN.

-Các vùng CN lớn(SGK)

- Các trung tâm CN phân bố chủ yếu ở ven biển.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (Cá nhân - 5 phút)

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp cào chỗ trống

1. Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa ngày nay chiếm tới ……………sản phẩm công nghiệp của toàn thế giới. Các nước công nghiệp hàng đầu là …………………………………………………………

2.Các nhà máy có liên quan với nhau được phân bố ……………...thành các ………………… .

Nhiều ………….............. hợp thành một ……………………………

Các ……………………………. tập trung trên ………………… sẽ tạo nên ………………………

3. Chọn ý đúng nhất

Ngành công nghiệp có thế mạnh nổi bật ở đới ôn hòa là

A. công nghiệp chế biến.

B. công nghiệp khai khoáng.

C. công nghiệp cơ khí hóa chất.

D. công nghiệp hàng không vũ trụ.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: ( 4 phút)

1.Xác định trên BĐ CN thế giới các trung tâm CN, vùng CN ở đớiôn hòa.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 (SGK) trang 52

* Dặn dò: Học bài-Làm bài tập bản đồ

- Chuẩn bị bài 16

Tuần 9

Tiết 17

Bài 16 : ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐỚI ÔN HÒA

NS :31/10/18

NG:02/11/18

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức: Sau bài học HScần nắm được:

-Những đặc điểm cơ bản của đô thị hóa và các vấn đề môi trường,kinh tế- xã hội đặt ra ở các đô thị ở đới ôn hòa.

2- Kỹ năng:

-Quan sát tranh ảnh nhận xét và trình bày một số đặc điểm về đô thị,ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa

3. Thái độ, hành vi:

+ Ý thức về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường ở đới ôn hòa

+ Có thái độ nghiêm túc trong học tập.

4. Định hướng phát triể̉n năng lực:

+ Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, …..

+ Năng lực chuyên biệt: sử dụng hình vẽ, tranh ảnh…

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Đối với giáo viên

-Hình ảnh khí thải, nước thải làm tăng khả năng gây ô nhiểm môi trường ở đới ôn hoà.

- Hình ảnh các công trình điêu khắc, kiến trúc, xây dựng…ở đíi ôn hoà bị phá hủy do mưa a xít.

-Ảnh chụp ổ thủng tầng ô dôn trong khí quyển bao quanh trái đất.

2. Đối với học sinh

+ Sách, vở, đồ dùng học tập.

+ Đọc trước nội dung bài và thử trả lời các câu hỏi.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

A.CÁC BƯỚC LÊN LỚP

A1.Ổn định lớp: (1 phút)

A2.Kiểm tra bài cũ: (4’)

. a.Nêu đặc điểm SX CN ở đới ôn hòa,

b.Sự phân bố các trung tâm CN? Kể tên các trung tâm CN lớn và xác định trên BĐ?

A3 Hoạt động khởi động (Tình huống xuất phát ) (5 phút)

1. Mục tiêu: - HS vận dụng vốn hiểu biết và sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết các vấn đề đô thị ở đới ôn hòa. Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết -> Kết nối với bài học ...=> tạo hứng thú trong học tập.

2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân

3. Phương tiện: Một số tranh ảnh về đô thị và các vấn đề nảy sinh ở đới ôn hòa.

4.Các bước hoạt động:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Giáo viên cung cấp các hình ảnh và yêu cầu học sinh nhận biết :Qua các hình ảnh sau các em biết được những gì về đô thị và các vấn đề nảy sinh ở đới hòa?

H1- Thành phố Pa- ri H2- Thành phố Niu-jooc ( Hoa Kì)

H3- Khói bụi tạo thành lớp mỏng H4. Nạn kẹt xe thường xuyên xảy

sương mù bao phủ bầu trời ra nhất là vào các giờ cao điểm

Bước 2: HS quan sát ảnh và bằng hiểu biết để trả lời.

Bước 3: HS trả lời, các HS khác nhận xét.

Bước 4: GV dẫn dắt HS vào bài. Với sự phát triển mạnh mẽ của CN, dịch vụ thì sự phát triển đô thị hóa có đặc điểm gì và các vấn đề nảy sinh. Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm đô thị hóa:. (15 phút)

1. Mục tiêu: HS biết những đặc điểm cơ bản của đô thị hóa ở đới ôn hòa.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, vấn đáp, diễn giảng… KT học tập hợp tác …

3. Phương tiện:Kênh hình, kênh chữ SGK

4. Hình thức tổ chức: Cá nhân ,cặp

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1

Bước 1: Giao nhiệm vụ.GV trình chiếu kênh hình 3.3 Tr11 SGK HS quan sát kết hợp với các hình 1, 2,3,4 và kênh chữ nhận xét:

- Tỉ lệ dân thành thị?

-Các đô thị phát triển ntn? ( Mở rộng chiều cao, chiều sâu)

+ Lối sống.

- So với đới nóng đô thị hóa ở đới ôn hòa có gì khác biệt?

- Đọc tên các siêu đô thị ở đới ôn hòa.

-Nhận xét sự phân bố các siêu đô thị

và xác định trên BĐ

Hình1 Tỉ lệ dân thành thị cao

Hình 2

Hình 3

Hình4 : Các đô thị phát triển theo quy hoạch

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi với bạn và ghi vào giấy nháp. GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

-Gv chuyển ý

1.Đặc điểm đô thị hóa:

- Tỉ lệ dân thành thị cao, là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới.

- Các đô thi phát triển nhanh theo quy hoạch

- Lối sống đô thị trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư.

* HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các vấn đề của đô thị(13’)

1. Mục tiêu: HS biết các vấn đề môi trường,kinh tế- xã hội đặt ra ở các đô thị ở đới ôn hòa.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, vấn đáp, diễn giảng… KT học tập hợp tác …

3. Phương tiện: Kênh hình, kênh chữ SGK

4. Hình thức tổ chức: nhóm

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 2

HĐ 2.1 Bước 1: Giao nhiệm vụ. thảo luận nhóm(5’) GV trình chiếu kênh hình HS quan sát kênh hinh kết hợp với kênh chữ nhận xét

-Khi các đô thị phát triển khá nhanh sẽ nảy sinh những vấn đề gì?

+ Môi trường

+ Giao thông.

+ Nhà ở, việc làm

.+ Trật tự xã hội.

-Hướng giải quyết.

H1- Khói bụi tạo thành lớp mỏng

sương mù bao phủ bầu trời

H2. Nạn kẹt xe thường xuyên xảy

ra nhất là vào các giờ cao điểm

H3. Thất nghiệp

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi với bạn và ghi vào giấy nháp. GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

HĐ 2.2 Cá nhân (2’)

Bước 1: GVGiao nhiệm vụ

Dựa vào H:15.3 và BĐ CN thế giới.

-Nêu tên một số vùng CN lớn của đới ôn hòa và thế giới. Cho biết những vùng Cn nào mới phát triển.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Hs xác định trên BĐ, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.Các vấn đề của đô thị

- Đô thị phát triển nhanh🡪ô nhiểm MT, ùn tắc giao thông,thiếu nhà ở và công trình công cộng, thất nghiệp, tệ nạn xã hội…..

- Biện pháp:

+Quy hoạch lại đô thị theo hướng “phi tập trung”

+ Xây dựng các thành phố vệ tinh.

+ Mở rộng CN và dịch vụ đến vùng mới.

+ Đô thị hóa nông thôn.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (Cá nhân - 3 phút)

1.Điền vào chỗ trống những cụm từ đúng để nói lên nét đặc trưng của các đô thị ở đới ôn hoà:
a) Tỉ lệ dân đô thị cao, ...........................................................

b) Đô thị hoá phát triển theo ................ không chỉ mở rộng ra xung quanh mà còn..............................................
c) Các đô thị mở rộng, kết nối với nhau thành .......................

d) Lối sống đô thị ................................................................

2.Những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết?

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: ( 4 phút)

- Xác định trên BĐ những vùng công nghiệp mới

* Dặn dò: Học bài-Làm bài tập bản đồ

- Chuẩn bị bài 17

Tuần: 9

Tiết: 18

Bài 17 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA

Ngày soạn: 04/11/2018

Ngày giảng: 06/11/18

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, học sinh đạt được:

1. Kiến thức

- Biết hiện trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hoà; nguyên nhân và hậu quả.

2. Kĩ năng

- Vẽ biểu đồ hình cột và phân tích ảnh Địa lý.

- Vẽ đồ về một số vấn đề MT ở đới ôn hòa.

- Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày một số đặc điểm ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa.

*Các KNS được giáo dục

- Tư duy:

+ Tìm kiếm và xử lí thông tin qua bài viết và tranh ảnh về vấn đề ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hòa.

+ Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước.

+ Phê phán những tác động tiêu cực của con người tới môi trường.

- Giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.

- Tự nhận thức: Tự tin khi trình bày 1 phút.

3. Thái độ

- Có ý thức bảo vệ MT đặc biệt MT nước và không khí.

- GD bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Mục:1)

- Ủng hộ các biện pháp BVMT chống ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước.

- Không có hành động tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến MTKK và MT nước.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề ,sáng tạo ....

- Năng lực riêng: sử dụng công nghệ thông tin ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh...

5. Các nội dung tích hợp

5.1. Tích hợp GDMT

- Biết nội dung Nghị định thư Ki-ô- tô về cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm bảo vệ bầu khí quyển của Trái Đất.

5. 2. Tích hợp an ninh quốc phòng

- Giải thích nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên

- Các ảnh về ô mhiễm môi trường không khí và nước ở các nước phát triển đới ôn hoà và ở nước ta.

- Ảnh chụp Trái Đất với lỗ thủng tầng ozon

2. Đối với học sinh

- SGK + vở + tập bản đồ + tìm hiểu kỹ bài mới.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) (Thời gian: 5 phút)

1. Mục tiêu

- Giúp cho HS có những hiểu biết về sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp ,của các phương tiện giao thông đã làm cho bầu không khí và các nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề .Sử dụng kĩ năng đọc,quan sát tranh ảnh để nhận biết sự ô nhiễm đó gây tác hại to lớn thiên nhiên con người ra sao và giải pháp bảo vệ bầu không khí và nguồn nước như thế nào ? Từ đó giúp cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường nơi mình đang học tập và sinh sống ,thêm yêu quê hương đất nước của mình hơn.

- Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về ô nhiễm môi trường đới ôn hòa -> Kết nối với bài học ...để tìm hiểu về các môi trường khác

2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân. Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, tích hợp bảo vệ môi trường.

3. Phương tiện: Một số tranh ảnh về sự phát triển công nghiệp và phương tiện giao thông.

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp ,phương tiện giao thông ở đới ôn hòa và yêu cầu học sinh nhận biết: Trong các hình dưới đây, hình nào thể hiện sự phát triển của công nghiệp ,hình nào thể hiện sự phát triển của phương tiện giao thông, thể hiện sự phát triển của nông nghiệp ,thể hiện quá trình đô thị hóa ở đới ôn hòa. Em đã biết những đặc điểm đó như thế nào?

Hình 1....................

Hình 2............................

Hình 3......................

Hình 4................

Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

Qua các hình ảnh trên chúng ta thấy được sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông, sự phát triển của nông nghiệp cùng với đó là quá trình đô thị hóa đã làm cho bầu không khí và nguồn nước ở đới ôn hoà bị ô nhiễm nặng nề. Sự ô nhiễm đó gây tác hại to lớn tới thiên nhiên, con người ra sao? Giải pháp bảo vệ nguồn nước và không khí như thế nào? Các em sẽ được tìm hiểu qua bài học hôm nay “Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà”

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 1. Ô nhiễm không khí (Thời gian: 15 phút)

1. Mục tiêu : Nắm được nguyên nhân, hậu quả, biện pháp ô nhiễm không khí

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Trực quan ,đàm thoại gợi mở, sử dụng tranh ảnh địa lý, tích hợp kiến thức liên môn sinh học, hóa học, lịch sử

3.Phương tiện: Hình ảnh về ô nhiễm không khí đới ôn hòa

4. Hình thức tổ chức: Cá nhân,nhóm

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

HĐ1 Ô nhiễm không khí

Hoạt động nhóm :

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho các nhóm

- Nhóm 1,2: Hiện trạng, nguyên nhân

- Nhóm 3,4: Hậu quả

- Nhóm 5,6: Biện pháp

- Quan sát các H16.3; 16.4, 17.1; 17.2 Cho biết: Các bức ảnh đều chụp chung 1 chủ đề gì? Gợi cho em suy nghĩ gì về hiện trạng ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà? Nguyên nhân,hậu quả,biện pháp khắc phục ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa ?

Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào bảng phụ. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: Các nhóm trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức .GV dẫn dắt HS mở rộng và giải thích thêm hiện tượng mưa axit ,hiệu ứng nhà kính ,thủng tầng ozon và tác hại của nó.

-Mưa axit là Là hiện tượng mưa gây ra trong điều kiệnkhông khí bị ô nhiễm, do có chứa một tỉ lệ cao (SO2). Ở các thành phố lớn, trong khói các lò cao, khí thải của các loại động cơ xe máy thường chứa lượng (SO2). Khi gặp nước mưa, oxit lưu huỳnh(SO2) hòa hợp với nước thành axít sunfuric

- Hiệu ứng nhà kính là gì? (Là hiện tượng lớp không khí gần mặt đất nóng lên như trong nhà kính. Nguyên nhân là do khí thải tạo ra lớp màn chắn ngăn cản nhiệt thoát ra ngoài).

- Thủng tầng ôzôn: Tăng lượng tia cực tím độc hại chiếu xuống mặt đất gây ra bệnh ung thư da, hỏng mắt do đục thuỷ tinh thể.

Liên hệ ô nhiễm không khí ở Việt Nam

GV hướng dẫn Hoạt động cá nhân :

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở nước ta là gì ?

- Biến đổi khí hậu đã tác động như thế nào tới Việt Nam?

- Liên hệ đến Việt Nam: Để bảo vệ môi trường chúng ta cần phải làm gì ?

- Liên hệ những việc làm của bản thân góp phần bảo vệ môi trường ?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ,trả lời câu hỏi

Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp ,nhận xét bổ sung

Bước 4: GV nhận xét ,bổ sung và chuẩn kiến thức

Mở rộng : Liên hệ thức tế vào địa phương nơi trường mình đóng để nhằm giáo dục ý thức BVMT cho các em

GV mở rộng thêm về tình hình ô nhiễm không khí của Hoa Kì, Pháp

Biểu đồ lượng khí thải vào môi trường của Hoa Kì và Pháp 2000 và nhận xét.

- Hoa Kỳ là nước có lượng khí thải độc hại cao nhất thế giới, chiếm 1/4 lượng khí thải toàn cầu nhưng lại là nước không chịu kí nghị định thư Ki ô tô.

- Chiếu video “ 10 sự thật khi Trái Đất nóng lên”

Tích hợp môi trường: GV cung cấp cho học sinh nội dung Nghị định thư Ki-ô- tô về cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm bảo vệ bầu khí quyển của Trái Đất.

Tích hợp ANQP: Sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông ở đới ôn hoà đòi hỏi phải sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu, làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. Hằng năm, các nhà máy và các loại xe cộ hoạt động ở Bắc Mĩ. châu Âu. Đông Bắc Á đã đưa vào khí quyển hàng chục tỉ tấn khí thải. Gió đưa không khí bị ô nhiễm đi xa có khi đến hàng trăm, hàng nghìn kilômét. 

Chuyển ý: Không chỉ ô nhiễm môi trường không khí, ở đới ôn hoà còn có hiện tượng ô nhiễm nguồn nước rất trầm trọng mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở mục 2.

1. Ô nhiễm không khí

a. Hiện trạng

- Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.

b. Nguyên nhân

- Do sự phát triển của công nghiệp => khói bụi từ các nhà máy và các phương tiện giao thông, hoạt động sinh hoạt của con người...thải vào khí quyển.

c. Hậu quả

- Mưa axit

- Khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính ,Trái Đất nóng lên ,khí hậu toàn cầu biến đổi gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người

- Thủng tầng ozon

d. Biện pháp

- Ký nghị định thư Ki –ô- tô nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu không khí trong lành của Trái Đất

HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu về ô nhiễm nước (Thời gian: 15 phút)

1. Mục tiêu: Nắm được nguyên nhân ,tác hại của ô nhiễm nước biển ,sông ngòi

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Trực quan,PP sử dụng SGK, đàm thoại gợi mở, sử dụng tranh ảnh địa lý, tích hợp kiến thức liên môn lịch sử…

3. Phương tiện: SGK, hình ảnh về ô nhiễm nguồn nước sông, biển

4. Hình thức tổ chức: Cá nhân, thảo luận nhóm, cặp đôi

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Phân công nhóm :

+ Các nhóm chẵn (2,4,6,) phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông ngòi? Tác hại?

+ Các nhóm lẻ (1,3,5,) phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển và đại dương? Tác hại?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, có thể so sánh kết quả làm việc với bạn bên cạnh để hoàn thành nội dung.

GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS.

Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc.

Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS (chọn một vài sản phẩm giống và khác biệt nhau giữa các HS để nhận xét, đánh giá) và chuẩn kiến thức.

2. Ô nhiễm nước

(Bảng kiến thức phiếu học tập)

PHIẾU HỌC TẬP

Ô nhiễm nước sông ngòi

Ô nhiễm nước biển và đại dương

Nguyên nhân

Tác hại

KẾT QUẢ BẢNG KIẾN THỨC PHIẾU HỌC TẬP

Ô nhiễm nước sông ngòi

Ô nhiễm nước biển và đại dương

Nguyên nhân

- Nước thải từ các nhà máy.

- Lượng phân hoá học, thuốc trừ sâu dư thừa

- Chất thải sinh hoạt đô thị.

- Tập trung chuỗi đô thị ở trên bờ biển ở đới ôn hoà.

- Váng dầu do chuyên chở, đắm tàu, giàn khoan trên biển.

- Chất phóng xạ, chất thải CN từ sông ngòi chảy ra.

Tác hại

- Ảnh hưởng xấu đến ngành nuôi trồng thuỷ sản, hải sản, huỷ hoại cân bằng sinh thái.

- Tạo hiện tượng thuỷ triều đỏ, thuỷ triều đen gây tác hại mọi mặt ở ven bờ ĐTD.

Tích hợp ANQP: GV đưa ra một số hình ảnh về nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước

Mở rộng : Giải thích hiện tượng thuỷ triều đen, thủy triều đỏ

+ Thuỷ triều đen: là hiện tượng váng dầu trên mặt nước ở ven biển do dầu tràn hoặc dầu từ các phương tiện giao thông thải ra, do rửa tàu hoặc tàu đắm.

+ Thuỷ triều đỏ : là hiện tượng nước bị ô nhiễm và có màu đỏ do nước quá thừa đạm từ nước thải sinh hoạt, từ phân hoá học trên đồng ruộng trôi xuống kênh rạch, sông ngòi ra biển.

Hoạt động cặp đôi :

Bước 1: Giao nhiệm vụ (2 bạn một bàn )

-Nêu biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước đới ôn hòa ?

-Tình trạng môi trường nước ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ,trả lời câu hỏi

Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp ,nhận xét bổ sung

Bước 4: GV nhận xét ,bổ sung và chuẩn kiến thức

Mở rộng :Liên hệ ô nhiễm nguồn nước sông, biển ở các khu công nghiệp ở VN

Hoạt động cá nhân

Bước 1: Giao nhiệm vụ

-Ở địa phương em có hiện tượng ô nhiễm nguồn nước không? Nêu nguyên nhân của sự ô nhiễm nguồn nước ở địa phương em ?Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước ở địa phương em ?

- Là HS em sẽ làm gì để góp phần khắc phục ô nhiễm nguồn nước nơi địa phương em sinh sống ?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ,trả lời câu hỏi

Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp ,nhận xét bổ sung

Bước 4: GV nhận xét ,bổ sung và chuẩn kiến thức

* Kết hợp kiểm tra kiến thức cũ:

Điều gì khiến cho ô nhiễm không khí ,ô nhiễm nguồn nước ngày càng nặng nề

-> Tác động của ô nhiễm không khí ,nước lên bề mặt Trái Đất?

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 5 phút)

1. (Cá nhân) - Nguyên nhân, hậu quả gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước đới ôn hòa ?

2. (Cặp đôi) - Bản thân em làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh em đang sinh sống và học tập?

1. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa là

A. tàu chở dầu bị đắm.

B. khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông.

C. phân bón, thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng.

D. hóa chất thải ra từ các nhà máy.

2. Không khí bị ô nhiễm gây ra hậu quả gì?

A.Mưa axit, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôzôn.

  1. Mưa axit, lốc xoáy, mưa lớn.

C. Hiện tượng sương mù axit, thủng tầng đối lưu.

D. Hiệu ứng nhà kính, băng tan, nước biển dâng.

3. Thủng tầng ôzôn gây ra hậu quả gì?

A. Lũ lụt, hạn hán B. Sóng thần

C. Gây ra các bệnh ngoài da C. Tất cả các đáp án trên dều sai

4. Để bảo vệ bầu khí quyển trong lành các nước trên thế giới đã

A. kí hiệp định Matxcova B. kí hiệp định Pari

C. kí nghị định thư kyoto D. kí hiệp định Luân Đôn

5. Nước nào không tham gia nghị định thư Kyoto?

A. Mĩ B. Anh C. Pháp D. Nhật Bản

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian: 5 phút)

Câu hỏi cấp độ vận dụng thấp

-Vẽ được sơ đồ tư duy ô nhiễm không khí ,ô nhiễm nước đới ôn hòa?

Câu hỏi cấp độ vận dụng cao

1. Bản thân em làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh em sinh sống và học tập ?

- GV hướng dẫn HS làm được bài tập 2 SGK trang 58.Học bài cũ ,chuẩn bị bài mới “Thực hành :Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hòa

Tiết : 19

Bài 18:

Thực hành: NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ

NS: 07/11/2018

ND: 09/11/2018

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Qua bài thực hành , HS củng cố được các kiến thức cơ bản về :

- Các kiểu khí hậu của đới ôn hoà và nhận biết được qua biểu đồ khí hậu

- Nắm được tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở đới ôn hoà đang ở mức báo động và biết được nguyên nhân và hậu quả của tình trạng này.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện và củng cố kĩ năng phân tích, so sánh và nhận xét, đọc biểu đồ khí hậu

3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường.

4. Định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh.

II. Phương tiện dạy học:

- Giáo viên : + Lược đồ các môi trường ở đới ôn hòa

+ Các hình SGK phóng to.

+ Phiếu học tập.

+ Ti vi, tư liệu sưu tầm.

- Học sinh : + SGK.

+ Dụng cụ học tập.

+ Tập bản đồ địa lí 7.

III. Tổ chức các hoạt động học tập:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (Tình huống xuất phát- 5 phút)

1. Mục tiêu

- HS củng cố lại những kiến thức về khí hậu và các kiểu môi trường ở đới ôn hòa.

2. Phương pháp - kĩ thuật: trực quan, thuyết trình

3. Phương tiện: Tivi , lược đồ: Các môi trường ở đới ôn hòa

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ : “Các môi trường ở đới ôn hòa” và kết hợp kiến thức đã học trả lời các câu hỏi :

- Kể tên các môi trường ở đới ôn hòa ?

- Đặc điểm và sự phân hóa của các môi trường  ở đới ôn hòa?

Bước 2: HS quan sát lược đồ và bằng hiểu biết để trả lời.

Bước 3: HS trình bày kết quả, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học => Môi trường đới ôn hòa rất đa dạng với nhiều kiểu khí hậu và thực vật khác nhau. Việc nhận biết được các kiểu môi trường đó là rất cần thiết. Và tình trạng ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa hiện nay như thế nào, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

*HOẠT ĐỘNG 1:

Bài tập 1: (Thời gian: 20 phút)

1. Mục tiêu: Xác định kiểu môi trường qua biểu đồ khí hậu.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Trực quan, thuyết trình, hoạt động nhóm

3. Phương tiện: Các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa trong SGK phóng to.

4. Hình thức tổ chức: nhóm.

Hoạt động của giáo viên & học sinh

Nội dung chính

Bước 1: Giao nhiệm vụ: 3 nhóm.

- Nhóm 1: Nhận xét biểu đồ A

- Nhóm 2: Nhận xét biểu đồ B

- Nhóm 3: Nhận xét biểu đồ C

* Yêu cầu: Phân tích các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa theo gợi ý và điền vào phiếu học tập sau:

NHIỆT ĐỘ

LƯỢNG MƯA

- Nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu? Vào tháng mấy? Mùa nào?

- Nhiệt độ thấp nhất là bao nhiêu? Tháng mấy?Mùa nào?

-Thời gian có tuyết rơi

- Biên độ nhiệt độ trong năm là bao nhiêu?

- Lượng mưa nhiều là bao nhiêu? Mưa nhiều vào những tháng nào? Mùa nào?

- Lượng mưa ít nhất vào những tháng nào? Mùa nào?

Đối chiếu với đặc điểm khí hậu các môi trường đã học để xác định xem biểu đồ đó thuộc môi trường nào ?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

* Biểu đồ A :

NHIỆT ĐỘ

LƯỢNG MƯA

-Nhiệt độ không quá 100C (mùa hạ) có 9 tháng nhiệt độ <00C, mùa đông lạnh <-300C. Biên độ nhiệt độ: 390C

-Lượng mưa ít, tháng nhiều <50mm có 9 tháng mưa dưới dạng tuyết rơi.

=> Kiểu môi trường: ÔN ĐỚI LỤC ĐỊA (CẬN CỰC)

* Biểu đồ B :

NHIỆT ĐỘ

LƯỢNG MƯA

-Nhiệt độ mùa hạ 250C, mùa đông ấm 100C, biên độ nhiệt độ: 350C

- Mùa hạ khô hạn, mưa vào thu đông,tháng nhiều nhất 110mm

=> Kiểu môi trường: ĐỊA TRUNG HẢI

* Biểu đồ C:

NHIỆT ĐỘ

LƯỢNG MƯA

-Nhiệt độ: Mùa đông ấm (nhiệt độ > 50C), mùa hạ mát mẻ < 130C. Biên độ nhiệt độ: 170C

-Mưa quanh năm: Thấp nhất 80mm, cao nhất 250mm

=> Kiểu môi trường: ÔN ĐỚI HẢI DƯƠNG

Câu 2 giảm tải .

1. Bài tập 1:

- Biểu đồ A: ôn đới lục địa (cận cực)

- Biểu đồ B: khí hậu Địa Trung Hải

- Biểu đồ C: Khí hậu ôn đới hải dương

HOẠT ĐỘNG 2:

Bài tập 2 (Thời gian: 15 phút)

1. Mục tiêu: Nắm được tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở đới ôn hoà đang ở mức báo động và biết được nguyên nhân và hậu quả của tình trạng này

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: trực quan, nhóm đôi, vấn đáp.

3. Phương tiện: số liệu SGK và một số hình ảnh về ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa

4. Hình thức tổ chức: Cá nhân.

Hoạt động của giáo viên & học sinh

Nội dung chính

Hoạt động cặp đôi:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh chia theo nhóm cặp đôi ( theo bàn),

- GV chiếu bảng số liệu, yêu cầu HS đọc bảng số liệu và khai thác thông tin SGK trả lời các câu hỏi :

BẢNG SỐ LIỆU (Đơn vị: phần triệu)

Năm 1840

Năm 1957

Năm 1980

Năm 1997

275

312

335

355

+ Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét lượng khí CO2 từ cuộc cách mạng công nghiệp đến năm 1997?

+ Giải thích nguyên nhân ?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

Mở rộng: Thời kì đầu năm 1840 thế gới mới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp. Đến nay nền công nghiệp đã phát triển gấp nhiều lần lượng khí thải ngày càng tăng nhanh hơn, giai đoạn sau tăng nhanh hơn giai đoạn trước. Mỗi năm TB hoạt động công nghiệp và phương tiện giao thông trên thế giới thải TB 6 triệu tấn CO2 vào không khí. Đã làm cho nhiệt độ Trái Đất ngày càng nóng lên.

-GV cho HS xem thêm một vài hình ảnh:

Hoạt động cá nhân:

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

  • Để bảo vệ môi trường không khí, chúng ta cần phải làm gì?
  • Liên hệ những việc làm của bản thân góp phần bảo vệ môi trường ?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, nhận xét, bổ sung và lên bảng xác định.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

nửa cầu trên quả địa cầu.

2. Bài tập 3:

- Lượng CO2 từ năm 1840 – 1997 ngày càng tăng do tình hình sản xuất công nghiệp và do tiêu dùng chất đốt ngày càng gia tăng

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (3 phút)

* Dựa vào đặc điểm khí hậu hãy điền vào chỗ trống tên kiểu môi trường ở đới ôn hòa?

1.Mùa đông lạnh kéo dài, hạ ngắn, nhiệt độ TB năm <0oC, mưa ít chủ yếu dưới dạng tuyết

=> Kiểu môi trường: ÔN ĐỚI LỤC ĐỊA (CẬN CỰC)

2. Mùa đông ấm, hạ khô nóng; mưa vào thu đông

=> Kiểu môi trường: ……ĐỊA TRUNG HẢI

3. Khí hậu mùa đông ấm, hạ mát, mưa quanh năm.

=> Kiểu môi trường: ÔN ĐỚI HẢI DƯƠNG

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG/ MỞ RỘNG: (2 phút)

- Học bài , làm bài tập bản đồ

- Chuẩn bị: Bài 19: Môi trường hoang mạc.

Ngày soạn: 11/11/18 Ngày dạy: 13/11/18

Tiết: 21

Bài 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm TN cơ bản của MT hoang

mạc.

-Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở (đới nóng và ở đới lạnh).

-Biết được sự thích nghi của thực vật và động vật ở môi trường hoang mạc.

2. Kĩ năng:

-Đọc và phân tích lược đồ hoang mạc thế giới đề biết nguyên nhân hình thành hoang mạc.

-Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở MT hoang mạc để trình bày khí hậu hoang mạc.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ thích thú tìm tòi, khám phá về hoang mạc và có ý thức bảo vệ môi trường.

4. Năng lực hình thành :

-Năng lực chung : Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo.

-Năng lực chuyên biệt : Tư duy tổng hợp, so sánh , sử dụng bản đồ, khai thác tranh ảnh.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Giáo viên

+ Lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới và biểu đồ H19.2 và H19.3 ở SGK.

+ Ảnh chụp các hoang mạc ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mĩ, Ôxtrâylia.

+ Phiếu học tập.

+ Ti vi, tư liệu sưu tầm.

- Học sinh :

+ SGK.

+ Dụng cụ học tập.

+ Tư liệu sưu tầm về hoang mạc

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (Tình huống xuất phát- 5 phút)

1. Mục tiêu:

- HS biết gợi nhớ, hiểu biết về các hoang mạc trên Trái Đất Đất ; từ đó tạo hứng thú hiểu biết của hoang mạc trên Trái Đất.

- Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về các hoang mạc trênTrái Đất … ->Kết nối với bài học ...

2. Phương pháp - kĩ thuật: Khai thác kiến thức từ tranh ảnh.

3. Phương tiện: Tivi, video.

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Giáo viên cung cấp tranh ảnh để học sinh quan sát các hoang mạc trên Trái Đất và trả lời các câu hỏi :

- Hình ảnh trên cho em biết về môi trường nào ?

- Môi trường này có đặc điểm gì nổi bật ?

Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời.

Bước 3: HS trình bày kết quả, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học => Trên Trái Đất có nhiều hoang mạc, đây là nơi có khí hậu khắc nghiệt.Tuy nhiên có sự khác nhau giữa hoang mạc nhiệt đới và hoang mạc ôn đới. Vì sao như vậy ? Bài học hôm nay ta cùng tìm hiểu về môi trường hoang mạc.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

HOẠT ĐỘNG 1:

Đặc điểm của môi trường (Thời gian: 20 phút)

1. Mục tiêu: Xác định vị trí và nêu đặc điểm của môi trường hoang mạc.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Sử dụng tranh ảnh, lược đồ, SGK.

3. Phương tiện: Hình ảnh về các hoang mạc, lược đồ phân bố các hoang mạc trên thế giới.

4. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1. Giao nhiệm vụ

GV cho HS quan sát lược đồ các hoang mạc trên thế giới kết hợp với Hình19.2,19.3,19.4, 19.5 sgk, thảo luận nhóm các nội dung sau:

+ Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu?

+ Nêu nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của hoang mạc Xahara và Gôbi?

+ Tìm sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hoà?

+ Từ các nhận xét trên, nêu rõ đặc điểm của khí hậu hoang mạc?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

GV mở rộng: diện tích các hoang mạc trên thế giói ngày càng mở rộng do nhiều nguyên nhân song chủ yếu là do con người

- Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo hai chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.

- Khí hậu rất khô hạn, khắc nghiệt

+Lượng mưa trong năm rất thấp nhưng lượng bốc hơi rất lớn.

+ Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm rất lớn.

- Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,...

- Quang cảnh hoang mạc.

+ Cát, đá chủ yếu.

+ Động, thực vật nghèo nàn.

HOẠT ĐỘNG 2:

Sự thích nghi của thực vật, động vật với môi trường:

(Thời gian: 14 phút)

1. Mục tiêu: Nắm được các cách thích nghi của thực vật, động vật với khí hậu khắc nghiệt của môi trường hoang mạc

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Sử dụng tranh ảnh, SGK.

3. Phương tiện: Tranh+ SGK.

4. Hình thức tổ chức: Cặp đôi.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung chính

Bước 1. Giao nhiệm vụ

Đọc mục 2sgk trang 63, quan sát tranh trả lời các câu hỏi :

- Nêu cách thích nghi của TV,ĐV với môi trường.

- Cho ví dụ minh họa cho từng loại

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, nhận xét, bổ sung và lên bảng xác định.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

Thực vật, động vật nghèo nàn thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách:

- Tự hạn chế sự mất hơi nước.

- Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể (dẫn chứng)

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG: (4 phút)

* Câu hỏi trắc nghiệm: Hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới la

A.Gô-bi . B.Xim-sơn .

C. Xa-ha-ra . D.Vic-to-ri-a .

* Thực hành:

- GV gọi một số học sinh xác định trên lược đồ các hoang mạc lớn trên thế giới

D. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG: (2 phút)

- Học bài + làm bài tập + đọc SGK

- Chuẩn bị: Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc

+ Các biện pháp cải tạo hoang mạc thành đồng ruộng

+Sưu tầm các tranh ảnh về các hoạt động của con người hạn chế sự mở rộng của hoang mạc

Tiết : 21

Bài 20 : HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC

NS: 14/11/2018

ND: 16/11/2018

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết các hoạt động kinh tế của con người là một trong những tác động làm cho diện tích hoang mạc ngày càng mở rộng trên thế giới.

- Biết một số biện pháp cải tạo và ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc .

2. Kỹ năng:

Phân tích ảnh địa lí về một số biện pháp cải tạo hoang mạc, ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc.

3. Thái độ: Tích cực bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn sự mở rộng của hoang mạc.

4. Năng lực hình thành :

- Năng lực chung: Phân tích số liệu, giải quyết vấn đề, quản lí, giao tiếp, tính toán, thảo luận nhóm nhỏ.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy, tranh ảnh.

II. Phương tiện dạy học:

- Giáo viên : + Ảnh về các hoạt động kinh tế và cách phòng chống hoang mạc hoá trên thế giới.

+ Phiếu học tập.

+ Ti vi, tư liệu sưu tầm.

- Học sinh : + SGK.

+ Dụng cụ học tập.

+ Tư liệu sưu tầm về cách phòng chống hoang mạc hóa.

III. Tổ chức các hoạt động học tập:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (Tình huống xuất phát- 5 phút)

1. Mục tiêu:

- HS được gợi nhớ, hiểu biết về các đặc điểm của hoang mạc, sự thích nghi của thực vật và động vật ở hoang mạc, từ đó tạo hứng thú hiểu biết con người sống trong môi trường này đã thích nghi với cuộc sống nơi đây như thế nào?

- Tìm ra những nguyên nhân làm mở rộng hoang mạc và những biện pháp ngăn chặn sự mở rộng của hoang mạc … ->Kết nối với bài học ...

2. Phương pháp - kĩ thuật: Khai thác kiến thức từ video.

3. Phương tiện: Tivi, video.

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Giáo viên cung cấp video để học sinh quan sát hoang mạc lớn trên thế giới (Xa-ha-ra) và trả lời các câu hỏi :

- Nêu các đặc điểm của khí hậu hoang mạc ?

- Con người sinh sống trong môi trường này đã làm gì để có thể thích nghi được?

Bước 2: HS quan sát video và bằng hiểu biết để trả lời.

Bước 3: HS trình bày kết quả, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học => Hoang mạc tuy khô khan, cát đá mênh mông nhưng con người vẫn sinh sống ở đó từ lâu đời. Những hoạt động kinh tế của con người ở đây đã góp phần làm mở rộng hoang mạc. Vậy những hoạt động kinh tế này là gì, nó ảnh hưởng như thế nào đến môi trường này. Bài học hôm nay ta cùng tìm hiểu về những hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

*HOẠT ĐỘNG 1:

Hoạt động kinh tế (Thời gian: 20 phút)

1. Mục tiêu: Nắm được các hoạt động kinh tế truyền thống và hiện đại của con người ở hoang mạc và một số biện pháp cải tạo hoang mạc.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Sử dụng tranh ảnh, SGK.

3. Phương tiện: Hình ảnh về các hoạt động kinh tế ở hoạng mạc.

4. Hình thức tổ chức: Cá nhân - cặp đôi.

Hoạt động của giáo viên & học sinh

Nội dung chính

Bước 1: Giao nhiệm vụ

GV: Giới thiệu một số tranh ảnh về các hoạt động kinh tế ở hoang mạc (Hình 20.1; 20.2; 20.3 và 20.4) yêu cầu học sinh đọc và khai thác thông tin (từ đoạn Do trồng trọt khó khăn ... đến cho người dân ở hoang mạc) và trả lời các câu hỏi:

-Nêu các hoạt động kinh tế cổ truyền của con người ở hoang mạc?

-Ngoài chăn nuôi du mục, ở hoang mạc còn có hoạt động kinh tế cổ truyền nào khác?

- Phân tích vai trò của kĩ thuật khoan sâu ?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

Mở rộng : GV giới thiệu kĩ thuật khoan sâu cũng là biện pháp cải tạo hoang mạc

1. Hoạt dộng kinh tế:

- Hoạt động kinh tế cổ truyền: chăn nuôi du mục và trồng trọt trong ốc đảo.

- Hoạt động kinh tế hiện đại: Khai thác nước ngầm, khoáng sản và du lịch.

HOẠT ĐỘNG 2:

Hoang mạc đang ngày càng mở rộng (Thời gian: 14 phút)

1. Mục tiêu: Nắm được những nguyên nhân làm hoang mạc mở rộng, chủ yếu là do tác động của con người. Những biện pháp nhằm ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Sử dụng tranh ảnh, SGK.

3. Phương tiện: Hình 20.5 + 20.6 SGK.

4. Hình thức tổ chức: Cá nhân - Cặp đôi.

Hoạt động của giáo viên & học sinh

Nội dung chính

Hoạt động cá nhân:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Quan sát tranh cho biết:

- Nêu những nguyên nhân làm cho hoang mạc mở rộng?

- Nêu một số thí dụ cho thấy tác động của con người đã làm tăng diện tích hoang mạc trên thế giới?

- Nêu một số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của hoang mạc?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Học sinh trình bày trước lớp, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

GV mở rộng về hiện tượng hoang mạc hóa ở Việt Nam

2. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng

* Nguyên nhân:

- Do cát lấn

- Do biến đổi khí hậu.

- Do tác động của con người.

* Biện pháp: Trồng cây gây rừng để chống cát bay và cải tạo hoang mạc.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (4 phút)

* Câu hỏi trắc nghiệm: Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc là

A. chăn nuôi du mục. B. trồng trọt.

C. đốt rừng làm nương rẫy. D. du lịch.

Nguyên nhân nào làm cho quá trình hoang mạc hóa diễn ra nhanh nhất:

A. Mùa khô kéo dài B. Do cát lấn

C. Biến đổi khí hậu D. Tác động của con người

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG/ MỞ RỘNG: (2 phút)

- Học bài + làm bài tập SGK

- Chuẩn bị: Bài 21: Môi trường đới lạnh.

Tuần: 12

Tiết: 23

Bài 21.MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH

Ngày soạn: 18/11/18

Ngày giảng: 20/11/18

I. Mục tiêu bài dạy:

Sau bài học, học sinh đạt được:

  1. Kiến thức:

- Biết vị trí đới lạnh trên bản đồ Tự nhiên thế giới

- Trình bày và giải thích( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của đới lạnh

- Biết được sự thích nghi của động vật và thực vật với môi trường đới lạnh

2. Kĩ năng:

- Đọc bản đồ về môi trường đới lạnh ở vùng Bắc Cực và vùng Nam Cực để nhận biết vị trí, giới hạn của đới lạnh.

- Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một vài địa điểm ở môi trường đới lạnh để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh.

3. Thái độ

Hiểu được sự khó khăn của con người khi sống trong môi trường đới lạnh. Từ đó hình thành trong các em có ý thức vượt lên khó khăn trong cuộc sống.

4. Năng lực được hình thành

- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh (mức 1,2)

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1.Giáo viên:

+ Lược đồ môi trường đối lạnh ở vùng bắc cực,Nam cực

+ Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hon-man

+ Tranh ảnh về môi trường đới lạnh

2. Học sinh:SGK, vở ghi,tập bản đồ địa 7

III. Tổ chức các hoạt động học tập:

A. Hoạt động khởi động ( 3 phút)

1. Mục tiêu:

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Phương pháp trực quan,vấn đáp.

3. Hình thức: Cá nhân

4. Phương tiện: Một số tranh ảnh về đới lạnh.

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số tranh ảnh về đới lạnh yêu cầu học sinh nhận biết:

+ Quan sát các hình dưới đây,em hãy nêu hiểu biết của mình về môi trường đới lạnh

+ Những loài sinh vật nào sinh sống được với môi trường này?

Hình 1

Hình 2

Bước 2: Học sinh quan sát tranh để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả ( HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: Giáo viên dẫn dắt vào bài.Đới lạnh có vị trí gần cực nhất , được coi là xứ sở của băng tuyết quanh năm. Do tính chất khắc nghiệt của môi trường đó gây ra vô vàn khó khăn cho con người. Đến nay đới lạnh vẫn còn nhiều điều rất bí ẩn. Bài học hôm nay, chỉ đề cập đến một số đặc điểm khái quát nhất của môi trường đặc biệt này.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu đặc điểm của môi trường (phút)

1.Mục tiêu:

+ Nêu được vị trí của môi trường đới lạnh

+ Nhận xét sự khác nhau giữa MT đới lạnh ở BBC và MT đới lạnh ở NBC

+ Đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một vài địa điểm ở môi trường đới lạnh để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh.

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy hoc: Thảo luận,cá nhân,vấn đáp, sử dụng tranh ảnh, KTgiao nhiệm vụ, KT động não, KT trình bày.

3. Hình thức dạy học: Cá nhân, Nhóm

4. Phương tiện: Lược đồ MT đới lạnh ở cực Bắc và cực Nam,biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở HonMan

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Đặc điểm của môi trường.

B1.GV: Treo lược đồ môi trường đới lạnh ở Bắc Cực và ở Nam Cực và giới thiệu một số kí hiệu cần thiết(Vòng tròn nét đứt màu xanh thẫm là đường vòng cực, đường nét đứt đỏ đậm là ranh giới đới lạnh…)->

Xác định vị trí của đới lạnh?

Quan sát lược đồ, cho biết đặc điểm khác biệt nhất giữa đới lạnh BBC và đới lạnh NBC là gì?(đới lạnh BBC là biển đại dương, đới lạnh NBC là lục địa nên khí hậu BBC không lạnh bằng NBC)

*Thảo luận nhóm: Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm:

+Nhóm 1,2: Quan sát biểu đồ 21.3 và nội dung sgk em hãy nêu diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm ở Honman? Từ sự phân tích, em hãy nêu đặc điểm về khí hậu ở môi trường đới lạnh?

1. Nhiệt độ thấp nhất: tháng 2 < -300C.

- Nhiệt độ cao nhất: tháng 7 < 100C.

- Biên độ nhiệt: khoảng 400C.

- Có tới 8, 5 tháng nhiệt độ dưới 00C.

- Nhiệt độ TB năm thấp đạt -120C.

+Nhóm 2: HS quan sát hình 21.4, 21.5, so sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi. (Tỉ lệ - kích thước, thể tích băng trôi nhỏ hơn. Núi băng khó tan chảy hơn)

Núi băng

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Cá nhân,đại diện các nhóm trình bày; HS khác,nhóm khác bổ sung

Bước 4:gv nhận xét và chuẩn xác kiến thức.

1. Đặc điểm của môi trường.

a. Vị trí:

- Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.

b. Khí hậu:

- Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo:

+Nhiệt độtrung bình luôn xuống dưới 00C.

+Mùa đông rất dài, bão tuyết dữ dội,bề mặt đóng băng quanh năm,mùa hạ ngắn,nhiệt độ có tăng nhưng ít khi vượt quá 100C

+ Mưa ít và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi.

Nguyên nhân: Nằm ở vĩ độ cao.

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thích nghi của động thực vật với môi trường.

Mục tiêu: HS biết tên và cách thích nghi của một số loài thực vật và động vật với môi trường đới lạnh

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy hoc: Thảo luận,cá nhân,vấn đáp, sử dụng tranh ảnh

3. Hình thức dạy học: Cá nhân, Nhóm

4. Phương tiện: Tranh ảnh về các loài thực vật và động vật đới lạnh

Bước 1: Gv cho HS quan sát hình

Nhóm 1,2. Quan sát hình 21.6,21.7

cho biết thực vật ở đây gồm những loại cây nào? Vậy, thực vật trong môi trường đới lạnh có đặc điểm thích nghi với điều kiện khắc nghiệt ở đây như thế nào?

-Nhóm 1,2. Quan sát hình 21.8, 21.9, 21.10

Kể tên những loài động vật tiêu biểu ở đới lạnh?

Em hãy cho biết: vì sao các loại động vật đó sống sống được ở môi trường đới lạnh?

Cá nhân: Vì sao động vật phong phú hơn thực vật?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Cá nhân,đại diện các nhóm trình bày; HS khác,nhóm khác bổ sung

Bước 4:gv nhận xét và chuẩn xác kiến thức.

Cho HS quan sát một số tranh ảnh về thực vật và độngvật tiêu biểu:

2. Sự thích nghi của động, thực vật với môi trường.

a. Thực vật

- Chỉ phát triển được trong mùa hạ ngắn ngủi.

- Cây thấp lùn, mọc xen kẽ rêu, địa y…

b. Động vật:

- Có lớp mở dày ( Hải cẩu, cá voi…)

- Có lớp lông dày ( Gấu trắng, tuần lộc).

- Có lớp lông không thấm nước ( chim cánh cụt).

- Một số động vật ngủ đông hay di cư để tránh mùa đông lạnh.

C. Luyện tập, vận dụng:

- Xác định trên bản đồ phạm vi của đới lạnh của hai bán cầu.

- Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào?

- Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất

D. Mở rộng:

-Về nhà học thuộc bài cũ, làm bài tập sau sgk.

- Đọc kĩ bài mới chú ý hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh như thế nào, những khó khăn trở ngại gì?

Ngày soạn: 21/11/18 Ngày dạy: 23/11/18

Tiết: 24 Bài 22

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

- Nắm được kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại ở đới lạnh.

- Thấy được những khó khăn do tính chất khắc nghiệt của khí hậu.

- Hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động kinh tế con người

và sự suy giảm các loài động vật ở đới lạnh.

-Thấy được sự cần thiết bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc lược đồ và phân tích ảnh địa lý

- Phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế của con người với nguồn tài nguyên sinh vật ở môi trường đới lạnh.

3. Thái độ:

- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

- Có ý thức chấp hành tốt pháp luật.

4. Năng lực hình thành:

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video...

II. Phương tiện dạy học:

- Giáo viên;

+Một số tranh ảnh trong bài ,tìm thêm tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở đới lạnh,sgk

- Học sinh:

+ SGK

+ Dụng cụ học tập

III. Tổ chức các hoạt động học tập

  1. Khởi động( 5 p)
  2. Mục tiêu:
  • HS hiểu biết về đới lạnh, biết được vị trí địa lý của đới lạnh . Biết được đặc điểm khí hậu đới lạnh.Từ đó hiểu biết về các hoạt động kinh tế ở đơi lạnh
  1. Phương pháp- kĩ thuật: Khai thác kiến thức từ lược đồ trong SGK
  2. phương tiện: Ti vi
  3. Các bước hoạt động

B1: Giao nhiệm vụ; GV cung cấp hình ảnh về địa bàn cư trú của các dân tộc trong môi trường đới lạnh phương bắc ( hình 22.1 sgk) để HS quan sát và trả lời các câu hỏi;

  • Nêu vị trí địa lý của đới lạnh
  • Nhận xét về đặc điểm khí hậu ở đới lạnh

B2: HS kết hợp kiến thức đã học và hình ảnh để trả lời

B3: HS trình bày kết quả và bổ sung

B4; Gv nhận xét và dẫn dắt vào bài học; Đới lạnh là nơi có khí hậu lạnh lẽo quanh năm, mặt đất luôn bị băng bao phủ, điều kiện sống rất khó khăn thế nhưng vẫn có các dân tộc sinh sống ở đó. Họ là những dân tộc nào, họ sống bằng nghề gì. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu , cùng khám phá về vùng đất lạnh lẽo này.

  1. Hình thành kiến thức mới.

HĐ1

Hoạt động kinh tế của các dân tộc phương bắc( 18 p)

  1. Mục tiêu: Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người ở đới lạnh
  2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:Đàm thoại gợi mở, sử dụng tranh ảnh, SGK, giải quyết vấn đề, tự học. Đặt câu hỏi, hợp tác trong học tập
  3. Phương tiện: Hình ảnh về địa bàn cư trú các dân tộc sống ở phương bắc.
  4. hình thức tổ chức: cá nhân

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

B1: Giao nhiệm vụ:

  • GV cho HS quan sát hình 22.1 SGK và trả lời các câu hỏi:
  • Kể tên các dân tộc sinh sống ở đới lạnh phương bắc.

-Gv cho HS quan sát hình 22.2 và 22.3 SGK trả lời câu hỏi:

  • kể tên các dân tộc sống bằng nghề chăn nuôi. Họ cư trú chủ yếu ở đâu?
  • Dân tộc nào sống bằng nghề săn bắn. Cư trú ở đâu?
  • Những khó khăn trong hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh.

B2: HS thực hiện nhiệm vụ trả lời các câu hỏi:

B3: HS trình bày trước lớp, các học sinh trong lớp đưa ra nhận xét, bổ sung

B4; GV nhận xét bổ sung và chuẩn kiến thức.

-Mở rộng: Gv giới thiệu thêm về hình ảnh các dân tộc phương bắc săn bắt và chăn nuôi.

  1. Hoạt động kinh tế các dân tộc ở phương bắc

a.Hoạt động kinh tế cổ truyền

  • Chăn nuôi tuần lộc, săn bắn động vật để lấy thịt, da, lông, mỡ
  • Nguyên nhân: Khí hậu khắc nghiệt lạnh lẽo

b. Hoạt động kinh tế hiện đại

- Khai thác tài nguyên thiên nhiên

- Chăn nuôi thú có lông quý

- Nguyên nhân: Khoa học kĩ thuật phát triển.

HĐ2

Việc nghiên cứu và khai thác môi trường( 12 p)

1. Mục tiêu: - HS biết được ở đới lạnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú

- Biết bảo vệ các loại động vật bị đe dọa tuyệt chủng, biết được sự khó khăn về thiếu nhân lực để khai thác nguồn tài nguyên ở đới lạnh.

2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, gợi mở, giải quyết vấn đề, tự học...

Kĩ thuật day học: Đặt câu hỏi, học tập hợp tác.

3. Phương tiện: Tranh ảnh, SGK

4.hình thức tổ chức: cặp đôi, nhóm lớn

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Giao nhiệm vụ

GV cho HS đọc đoạn văn”đới lạnh đến vùng cực”

- Gv cho HS quan sát hình 22.4 và 22.5 để trả lời các câu hỏi.

-Em hãy nêu các nguồn tài nguyên ở đới lạnh.

- Cho biết mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động kinh tế của con người và sự suy giảm các loài động vật ở đới lạnh.

B2: HS trả lời câu hỏi.

B3: HS trình bày trước lớp, các Hs khác nhận xét, bổ sung

B4: Gv nhận xét bổ sung và chuẩn kiến thức.

Hoạt động nhóm( 5 p)

B1: Giao nhiệm vụ

Câu hỏi thảo luận: Tại sao cần phải giải quyết 2 vấn đề lớn ở đới lạnh là thiếu nhân lực và nguy cơ tuyệt chủng của các loại động vật quý?

B2; HS thực hiện nhiệm vụ, thảo luận nhóm

B3; Các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

  • Các nhóm nhận xét và bổ sung
  • B4: Gv nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
  • GV liên hệ thực tế ở VN về vấn đề bảo vệ các loại động vật hoang dã.
  • Biện pháp để bảo vệ các loại động vật quý hiếm.
  • Thiếu nguồn nhân lực để phát triển kinh tế.
  • Nguy cơ tuyệt chủng một số loài động vật quý.
  • Biện pháp: Đưa các loài động vật quý vào sách đỏ, ban hành luật cấm đánh bắt động vật quý hiếm.
  1. Hoạt động luyện tập.( 8 p)
  • GV giao nhiệm vụ cho HS, yêu cầu các em thảo luận nhóm:
  • Vấn đề quan tâm rất lớn của môi trường phải giải quyết ngay ở đới nóng, đới ôn hòa, đới lạnh là gì?

+ Nhóm 1: Đới nóng ( xói mòn đất, suy giảm diện tích rừng...)

+ Nhóm 2: Đới ôn hòa(Ô nhiễm không khí , nước)

+ Nhóm 3; Đới lạnh ( săn bắt quá mức cá voi, thú có lông quý...)

  • Bài tập 3 ở SGK

D. Hoạt động vận dụng, mở rộng ( 2 p)

- Học bài và làm bài tập SGK

- Chuẩn bị bài mới: Môi trường vùng núi.

+ HS trả lời được câu hỏi 1 và 2 ở phần câu hỏi và bài tập .

Ngày soạn: 23/12/18 Ngày dạy: 25/12/18

Tiết: 24

BÀI 30. KINH TẾ CHÂU PHI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Sau bài học, HS đạt được:

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản ) đặc điểm kinh tế chung và các ngành kinh tế của Châu Phi.

BVMT: Hiểu được hoạt động nông nghiệp và công nghiệp với kĩ thuật lạc hậu đã tác động xấu đến môi trường.

2. Kỹ năng

- Rèn cho HS đọc bản đồ kinh tế ( Nông nghiệp, công nghiệp).

- BVMT: Phân tích, nhận xét mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế của con người châu Phi tới môi trường.

- Phát triển tư duy địa lý.

3. Thái độ

- Thấy được sự gia tăng dân số nó ảnh hưởng đến tất cả các mặt trong đời sống.

BVMT: Biết gìn giữ và bảo vệ môi trường sống.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, sáng tạo, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ,sử dụng bản đồ, tranh ảnh địa lý.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên

- Lược đồ kinh tế chung châu Phi.

- Các số liệu và tranh ảnh về kinh tế châu Phi.

2. Học sinh

- Nghiên cứu bài trước ở nhà.

- Ôn lại các kiến thức bài trước .

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG( Tình huống xuất phát) (Thời gian 5phút)

a. Mục tiêu

Học sinh có được hình ảnh sơ lược về nền kinh tế châu Phi, từ đó gợi mở được nội dung kiến thức cần khai phá và lĩnh hội trong bài.

b. Phương pháp – kỹ thuật.

Phương pháp trực quan, vấn đáp, hoạt động cá nhân.

c. Phương tiện

Hình ảnh về một số hoạt động kinh tế của Châu Phi.

d. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ . Giáo viên cung cấp hình ảnh về một số hoạt động kinh tế của Châu Phi và nêu câu hỏi. Qua hình ảnh và sự hiểu biết của bản thân thì em hãy thử nhận xét về kinh tế Châu Phi ?

Bước 2: HS bằng những hiểu biết của mình để trả lời.

Bước 3: HS trả lời, HS nhận xét.

Bước 4: Từ đó giáo viên nhận xét  và dẫn dắt vào bài mới

Chúng ta đã học về tự nhiên và dân cư xã hội Châu Phi. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đặc điểm và tình hình phát triển các ngành nông nghiệp và công nghiệp của châu Phi.

2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 1:Tổ chức cho HS tìm hiểu về nông nghiệp của châu Phi (15’ )

Mục tiêu:

- Nắm vững đặc điểm và tình hình phát triển của nông nghiệp châu Phi

Phương pháp/ Kỹ  thuật dạy học,phương tiện

- Phương pháp: Đàm thoại, trực quan,thảo luận nhóm

- Kỹ thuật: Hợp tác, sử dụng bản đồ, tranh ảnh.

-Phương tiện: Lược đồ nông nghiệp châu Phi . Các số liệu về nông nghiệp châu Phi

Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp đôi, cả lớp.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG GHI BẢNG

Bước 1:  GV giao việc cho các nhóm

-GV: Treo lược đồ nông nghiệp châu Phi và yêu cầu HS quan sát, sau đó thực hiện nhiệm vụ theo 4 nhóm

Dựa vào nội dung mục 1. Nông nghiệp trong SGK và dựa vào lược đồ 30.1 -30.2 các nhóm thảo luận tìm hiểu:

      + Nhóm 1 : Tình hình sản xuất, phân bố các cây công nghiệp ?

      +Nhóm 2 : Tình hình sản xuất , phân bố các cây ăn quả ?

      + Nhóm 3 : Tình hình sản xuất , phân bố cây lương thực?

      + Nhóm 4: Nhận xét về  tình hình chăn nuôi của Châu Phi?kể tên một số vật nuôi

- Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ.

- Bước 3: Học sinh cử đại diện trả lời

        + Nhóm 1 : Cây công nghiệp ( Ca cao, cọ dầu, cà phê, lạc..)Phân bố chủ yếu ở ven vịnh Ghi- nê, cao nguyên Đông Phi, Trung Phi...được trồng nhiều trong các đồn điền thuộc sở hưu các công ti nước ngoài

        + Nhóm 2 : Cây ăn quả ( Nho, Ôliu, cam,...) Được trồng nhiều ở cực Bắc và cực Nam châu Phi.

        + Nhóm 3: Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ canh tác lạc hậu , thiếu thốn gồm có : kê, lúa mì, ngô, lúa gạo...

         + Nhóm 4: Chăn nuôi còn kém phát triển một số quốc gia: Xu-đăng, Ê-ti-ô-phi-a, Tan-da-ni-a...chăn thả gia súc trên các cao nguyên và vùng nửa hoang mạc các vật nuôi: cừu, dê, lợn...

- Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức.

1. Nông nghiệp

a.Trồng trọt



- Có sự khác nhau về tỉ trọng, kĩ thuật canh tác giữa ngành trồng cây công nghiệp để xuất khẩu và ngành trồng cây lương thực .

- Cây công nghiệp được chú trọng theo hướng chuyên môn hóa nhằm mục đích xuất khẩu.

- Cây lương thực tỉ trọng nhỏ, kĩ thuật canh tác lạc hậu ....

+ Cây CN: Cà fe, Ca cao, Cọ dầu

Phân bố : ven vịnh Ghi lê, Phía tây ,đông châu Phi

- Cây ăn quả : Nho, Cam

Phân bố: Cực Bắc và Cực Nam Châu Phi

- Cây lương thực : Kê, Lúa mì, Ngô( CH Nam Phi), Lúa gạo(Ai Cập)

b. Chăn nuôi

- Kém phát triển

Hoạt động 2: Tổ chức cho HS tìm hiểu về công nghiệp của châu Phi (15’ )

Mục tiêu:

- Học sinh nắm được một số ngành công nghiệp và tình hình phát triển công nghiệp của châu Phi.

- Hiểu và phân tích được những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp châu Phi.

Phương pháp/ Kỷ thuật, phương tiện

- Nêu vấn đề, trực quan

-Phương tiện: Lược đồ công nghiệp châu Phi .

Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp đôi.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG GHI BẢNG

Bước 1: GV treo bản đồ Công nghiệp châu Phi và yêu cầu HS quan sát và tìm hiểu thông tin mục 2. Công nghiệp, sau đó trả lời câu hỏi sau:

? Nêu các ngành công nghiệp chính của châu Phi và sự phân bố của các ngành công nghiệp đó ?

? Nêu tình hình phát triển công nghiệp của châu Phi?

? Những khó khăn, trở ngại nào choảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp của châu Phi?

? Nêu những quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm

Bước 3: HS vụ quan sát lược đồ, trả lời các câu hỏi.

- Ngành khai khoáng là ngành truyền thống phát triển

- Công nghiệp thực phẩm, lắp giáp cơ khí, luyện kim phát triển ở một số nước

- Các nước cố nền công nghiệp tương đối phát triển là : Nam Phi, An- giê- ri...

- Khó khăn : Thiếu lao động kĩ thuật, thiếu vốn, cơ sở hạ tầng lạc hậu...

HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4:  GV nhận xét chuẩn xác kiến thức:

?Rút ra đặc điểm chung của nền kt châu Phi

2. Công nghiệp


- Phần lớn các nước có nền công nghiệp chậm phát triển.

Nguyên nhân : Thiểu lao động có kĩ thuật, cơ sở vật chất lạc hậu, thiếu vốn nghiêm trọng

- Công nghiệp khai khoáng để xuất khẩu có vai trò quan trọng

*Đặc điểm chung: Phần lớn các quốc gia có nề KT lạc hậu, chuyên môn hóa phiến diện, chú trọng trồng cây CN nhiệt đới và khai thác K/S xuất khẩu.

3. Hoạt động luyện tập(3’)

- Hs làm bài tập trắc nghiệm và tự luận

Câu 1: Loại cây được trồng nhiều nhất ở Châu Phi là

A. cây lương thực.

B. cây công nghiệp.

C. cây ăn quả.

D. cây lấy gỗ.

Câu 2: Loại hình chăn nuôi phát triển nhất Châu Phi là

A. nuôi trồng thủy hải sản.

B. chăn thả gia cầm.

C. chăn nuôi gia súc.

D. chăn thả gia súc lớn.

Câu 3: Ngành công nghiệp phát triển nổi bật nhất Châu Phi là

A. hóa chất.

B. ô tô.

C. luyện kim.

D. khai khoáng.

Câu 4. Vì sao công nghiệp châu Phi còn kém phát triển?

Trả lời: Trình độ dân trí thấp, thiếu lao động có kĩ thuật, CSVC lạc hậu và thiếu trầm trọng nguồn vốn.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng( 2’).

- Câu hỏi về nhà tìm hiểu:

+ Nhận xét về tác động của nền nông nghiệp và công nghiệp lạc hậu tới môi trường ở châu Phi?

+ Nêu một vài giải pháp em biết để góp phần bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất của con người?

- Tìm hiểu thêm về kinh tế châu Phi

- Chuẩn bị cho bài mới: Bài 31: Kinh tế châu Phi ( tiếp theo)

- Sưu tầm các số liệu về ngành dịnh vụ và vấn đề đô thị hoá ở châu Phi.

Ngày soạn: 20/01/19

Ngày dạy: 22/01/19

BÀI 32 : CÁC KHU VỰC CHÂU PHI

I. Mục tiêu : Sau bài học , học sinh cần :

1. Kiến thức:

- Biết châu Phi được chia làm 3 khu vực.

- Nắm được đặc điểm tự nhiên, kinh tế của khu vực Bắc Phi, Trung Phi.

- Biết hoạt động kinh tế của các quốc gia ở Trung Phi đã làm cho đất nhanh chóng bị thoái hóa và suy giảm diện tích rừng.

2. Kỹ năng:

- Xác định vị trí, đọc lược đồ tự nhiên, lược đồ kinh tế để trình bày đặc điểm tự

nhiên, dân cư, kinh tế của các khu vực châu Phi.

- Phân tích ảnh địa lí về các hoạt động kinh tế của các quốc gia Trung Phi.

3. Thái độ:

- Tự bồi dưỡng kiến thức bộ môn.

4. Định hướng phát triển năng lực :

- Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực riêng : sử dụng bản đồ.

5. Các nội dung tích hợp :

- Ý thức bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị :

1. Học sinh :

- SGK, bài mới.

2. Giáo viên :

- Lược đồ kinh tế châu Phi, lược đồ tự nhiên châu Phi

- Lược đồ ba khu vực châu Phi

III. Phương pháp dạy học:

- Trực quan, vấn đáp, bản đồ tư duy

IV. Tiến trình dạy học:

1. Tình huống xuất phát : (3p)

- Mục tiêu : Tạo hứng thú cho người học .

- Phương pháp – kĩ thuật :Vấn đáp qua tranh ảnh.

- Phương tiện : hình ảnh về 1 số đặc điểm tự nhiên , dân cư, kinh tế nổi bật của châu Phi

- Các bước hoạt động :

+ Bước 1 :giao nhiệm vụ

- Giáo viên giới thiệucác hình ảnh về đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế nổi bật châu Phi có liên quan tới nội dung bài học và yêu cầu HS cho biết các hình ảnh thể hiện điều gì về đặc điểm khu vực châu Phi ?

+ Bước 2 : HS quan sát hình ảnh

+ Bước 3 :HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

+ Bước 4 : GV dẫn dắt vào bài.

2. Hình thành kiến thức mới :

Hoạt động 1 : Các khu vực châu Phi 5’

- Mục tiêu :

+ Kiến thức :Biết châu Phi được chia làm 3 khu vực.

+ Kỹ năng : Xác định vị trí của châu Phi.

+ Thái độ : tự bồi dưỡng kiến thức môn học.

- Phương pháp – kĩ thuật dạy học : đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, tự học.

- Phương tiện : Lược đồ ba khu vực châu Phi.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nộ dung bài học

Các khu vực châu Phi :

* Bước 1 : giáo viên giao nhiệm vụ :

Quan sát h32.1 cho biết châu Phi được chia thành mấy khu vực?

* Bước 4 : GV nhận xét, bổ sung, chốt ý .

* Bước 2 :HS nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ.

- Học sinh xác định, vị trí, giới hạn của 3 khu vực trên bản đồ tự nhiện.

* Bước 3 : HS trả lời câu hỏi.

*Các khu vực châu Phi:

Châu Phi gồm 3 khu vực:

+ Bắc Phi

+ Trung Phi

+ Nam Phi

Hoạt động 2 : Khu vực Bắc Phi 15’

- Mục tiêu :

+ Kiến thức : nắm được đặc điểm tự nhiên, kinh tế của khu vực Bắc Phi.

+ Kĩ năng : Xác định vị trí, đọc lược đồ tự nhiên, lược đồ kinh tế để trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của các khu vực Bắc Phi.

+ Thái độ : Tìm hiểu, yêu thích môn học.

- Phương pháp – kĩ năng dạy học : đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, hoạt động nhóm.

- Phương tiện :Lược đồ kinh tế châu Phi, lược đồ tự nhiên châu Phi

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nộ dung bài học

Khu vực Bắc Phi :

* Bước 1 : GV giao nhiệm vụ cho HS

- Gv cho hs quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi, đọc sgk.

- GV cho HS thảo luận nhóm :

+Nhóm 1, 3 : Nêu đặc điểm địa hình,khí hậu trong khu vực Bắc Phi ?

+ Nhóm 2,4 : Kinh tế - xã hội ở đây có đặc điểm gì?

* Bước4 :

- Gv nhận xét, phân tích.

* Bước 2 : HS nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ :

- HS quan sát, đọc SGK.

- HS hoạt động nhóm

* Bước 3 :

- Đại diện học sinh trong nhóm trình bày.

1. Khu vực Bắc Phi :

a. Tự nhiên:

- Thiên nhiên thay đổi từ ven biển phía tây bắc vào nội địa theo sự thay đổi của lượng mưa.

- Hoang mạc Xa- ha- ra là hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới: khí hậu khô, nóng, thảm thực vật

nghèo nàn.

b. Kinh tế - xã hội:

- Dân cư chủ yếu là Ả rập, Bec-be và theo đạo Hồi.

- Kinh tế: tương đối phát triển, chủ yếu dựa vào ngành dầu khí và du lịch.

Hoạt động 3: Khu vực Trung Phi 15’

- Mục tiêu :

+ Kiến thức :Nắm được đặc điểm tự nhiên, kinh tế của khu vực Trung Phi.

+ Kĩ năng : Xác định vị trí, đọc lược đồ tự nhiên, lược đồ kinh tế để trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của các khu vực Trung Phi.

+ Thái độ : Ý thức bảo vệ môi trường

- Phương pháp – KT dạy học : đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, hoạt động nhóm , đặt câu hỏi.

- Phương tiện : Lược đồ kinh tế châu Phi, lược đồ tự nhiên châu Phi

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nộ dung bài học

Khu vực Trung Phi

* Bước 1 : Giáo viên chia nhóm và yêu cầu trả lời câu hỏi

Nhóm 1, 3 :

- Nêu đặc điểm địa hình khu vực Trung Phi ( Các dạng địa hình, sự phân bố)?

- Đặc điểm khí hậu Trung Phi?

- Sông ngoài ra sao?

Nhóm 2, 4 : Kể tên các nước thuộc khu vực Trung Phi?

- Dân cư chủ yếu là người nào, tín ngưỡng?

( Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)

- Kinh tế phát triển những ngành nào?

- Nhận xét về trình độ phát triển kinh tế?

* Bước 4 : GV chuẩn xác lại kiến thức và ghi bảng.

* Bước 2 : Học sinh nhận nhiệm vụ và làm việc.

- HS thảo luận nhóm.

* Bước 3:

- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả.

- Nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung.

2. Khu vực Trung Phi :

a. Tự nhiên :

a. Tự nhiên:Có sự khác nhau giữa phía tây và phía đông

Dẫn chứng :

* Phía Tây

- Nhiều bồn địa

- Có hai môi trường tự nhiên khác nhau:

+ Môi trường xích đạo ẩm

+ Môi trường nhiệt đới

* Phía Đông

- Nhiều sơn nguyên, hồ kiến tạo.

- Khoáng sản phong phú

- Khí hậu có một mùa mưa và mùa khô rõ rệt

- Có "xa van công viên" độc đáo

b. Kinh tế xã hội :

- Dân cư : là khu vực đông dân nhất châu Phi, chủ yếu là người Ban tu thuộc chủng tộc Nê-gro-it, có tín ngưỡng rất đa dạng.

- Kinh tế : chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, khoáng sản, trông cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu.

=> Kinh tế chậm phát triển.

3. Luyện tập : (5p)

- Nêu đặc điểm khí hậu Trung Phi

- Phân biệt kinh tế - xã hội của Trung Phi và Bắc Phi.

- Tại sao cây trồng có sự khác nhau giữa các vùng?

=> Do có sự khác nhau về khí hậu từ bắc xuống nam nên cơ cấu cây trồng có sự khác nhau giữa các vùng.

- Nhận xét về trình độ phát triển kinh tế?

4 . Vận dụng – mở rộng : (2p)

- Theo em cần làm gì để vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo về vấn đề môi trường ?

- Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Chuẩn bị các khu vực châu Phi ( tiếp theo).

Tuần 21

Tiết thứ 41

BÀI 36 :THIÊN NHIÊN BẮC MĨ

Ngày soạn :10/02/19

Ngày dạy :12/02/19

I.MỤC TIÊU BÀI DẠY

1. Kiến thức: - Biết được vị trí địa lí ,giới han,của Bắc Mĩ

-Trình bày được đặc điểm địa hình Bắc Mĩ:Cấu trúc địa hình đơn giản ,chia làm 3 khu vực địa hình theo chiều kinh tuyến .

-Trình bày được đặc điểm của các sông,hồ lớn của Bắc Mĩ.

-Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ.

2. Kĩ năng:

-Xác định trên bản đồ Châu Mĩ hoặc bản đồ thế giới vị trí địa lí của khu vực Bắc Mĩ

-Sử dụng các bản đồ,lượt đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của Bắc Mĩ

-Phân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ để biết và trình bày sự phân hóa về địa hình theo hướng Đông-Tây của Bắc Mĩ.

* Các kĩ năng sống:

-Thu thập thông tin,xử lí thông tin,phân tích so sánh(H Đ1.H Đ2)

-Trình bày suy nghĩ, ý tưởng,giao tiếp lắng nghe,hợp tác làm vệc nhóm(HĐ1)

3. Thái độ : HS cã lòng yêu thiên nhiên.

4.Định hướng phát triển năng lực:

-Năng lực chung:Tự học,giải quyết vấn đề,hợp tác tư duy

-Năng lực chuyên biệt:Sử dụng bản đồ,phân tích lát cắt địa lí,sử dụng hình vẽ.

II.CHUẨN BỊ:

1.GV:Bản đồ tự nhiên và khí hậu Bắc Mĩ.

-Lát cắt địa hình Bắc Mĩ cắt ngang hoa Kì vĩ tuyến 400 Bắc.

2. HS:-Nội dung kiến thức bài

-Sgk,vở ghi,bả

III. PHƯƠNG PHÁP:

-Thảo luân nhóm,đàm thoại gợi mở,thuyết giản,trình bày

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định tổ chức,điểm danh:1’

2.Kiểm tra bài cũ:5’

- Laõnh thoå chaâu Mó keùo daøi treân khoaûng bao nhieâu vó ñoä. Chaâu Mó naèm trong caùc vaønh ñai khí haäu naøo?

Đáp án:châu Mĩ trải dài gần 139 vĩ độ nên châu Mĩ có đủ các đới tự nhiên thuộc cả 3 vành đai nhiệt trên mặt địa cầu.

-Tại sao có sự khác nhau giữa dân cư khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ ?

Đáp án:Vì trước đây khu vực Bắc Mĩ là thuộc địa của Đế quốc Anh,có nhiều người di dân từ Anh và Ai-len sang ,nên tiếng Anh là ngôn ngữ chính.

-Khu vực Trung và Nam Mĩ là thuộc địa của 2 đế quốc Tây-Ban-Nha và Bồ Đào Nha có nhiều người di cư từ Tây Ban Nha và Bồ Đao Nha sang nên có ngôn ngữ chính là tiếng TâyBan Nha và Bồ Đao Nha

3.Bài mới

GV. Bắc Mĩ gồm 3 quốc gia: Canađa, Hoa Kì, Mêhicô. Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, nhưng khí hậu da dạng...

HOẠT ĐỘNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ,GIỚI HẠN,ĐỊA HÌNH BẮC MĨ

1.Mục tiêu:

. Kiến thức:

-Biết được vị trí địa lí ,giới hạn của Bắc Mĩ .

-Trình bày được đặc điểm địa hình Bắc Mĩ:Cấu trúc địa hình đơn giản,chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến.

-Trình bày được đặc điểm của các sông ,hồ lớn ở Bắc Mĩ

. Kĩ năng:

-Xác định được trên bản đồ lược đồ châu Mĩ hoặc bản đồ thế giới vị trí của khu vực Bắc Mĩ.

-Sử dụng các bản đồ ,lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của Bắc Mĩ

-Phân tích lát cắt địa hình để nhận biết và trình bày sự phân hóa địa hình theo hướng Tây-Đông của Bắc Mĩ

2.Phương pháp:

-Thảo luân nhóm,đàm thoại gợi mở,thuyết giản,trình bày

3.Phương tiện:

-Bản đồ tự nhiên và khí hậu Bắc Mĩ.

-Lát cắt địa hình Bắc Mĩ cắt ngang hoa Kì vĩ tuyến 400 Bắc.

4.Thời gian:15

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Giới thiệu lược đồ H36.1 và H36.2

HĐ/nhóm.

-Giao nhiệm vụ

Câu 1.

-Vị trí địa lí ,giới hạn của Bắc Mĩ?

-Từ Tây sang sông địa hình Bắc Mĩ có thể chia thành mấy miền địa hình ?

Câu 2.

- Dựa vào hình 36.2, xác định giới hạn,quy mô, độ cao của hệ thống Cooc-đi-e?

- Sự phân bố các dãy núi và cao nguyên trên hệ thống núi như thế nào?

-Dựa vào H36.2, cho biết hệ thống Cooc-đi-e có những khoáng sản gì?

Câu3.

- Quan sát H36.1 và H36.2, kÕt hîp sgk cho biết đặc điểm của miền đồng bằng Trung tâm?

Xác định trªn lược đồ hệ thống Hồ lớn và hệ thống sông Mit-xi-xi-pi, Mi-xu-ri, cho biết giá trị to lớn của hệ thống sông và hồ của miền ?

Câu4.

-Quan sát lượt 6.2, cho biết miền núi già và sơn nguyên phía đông gồm các bộ phận nào?

- Miền núi giµ và sơn nguyên phía §ông có đặc điểm gì?

-Theo dõi quá trình HS thực hiện nhiệm vụ,hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn.

-Tổ chức cho các nhóm bào cáo kết quả

+Hướng dẫn các nhóm trình bày sản phẩm

+Tổ chức các nhóm khác bổ sung góp ý.

Đánh giá hoạt động chuẩn hóa kiến thức

-Dùng lát cắt H36.1vaf bản đồ tự nhiên Bắc Mĩ phân tích cụ thể mối tương quan giữa các miền địa hình ở Bắc Mĩ.

NhómDựa vào H36.1 và H36.2

-Triển khai hoạt động

+Cá nhân tìm hiểu thông tin sgk kiếm phương án trả lời.

+Nhóm:tổng hợp ý kiến cá nhân rút ra kết luận.

-Dự kiến sản phẩm:

Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả theo yêu cầu của GV

Câu 1:

Vị trí địa lí và giới hạn của Bắc Mĩ

-Từ vòng cực Bắc đến ví tuyến 150B.

Từ Tây sang Đông địa hình Bắc Mĩ có thể chia 3 miền địa hình:

-Phía Tây là hệ thống núi trẻ Cooc-đi-e.

- Ở giữa là đồng bằng Trung tâm.

- Phía Đông là dãy núi già A-pa-lát.

xác định trên H36.2

Câu 2.

- Là miền núi trẻ, cao đồ sộ, hiÓm trë dài 9000km, theo hướng Bắc - Nam.

- Cao trung b×nh 3000 - 4000m

- Gồm nhiều dãy chạy song song, xen kẽ các sơn nguyên và cao nguyên.

- Là miền có nhiều khoáng sản quý, chủ yếu là kim loại màu với trữ lượng lớn.

Câu 3.

-Miền đồng bằng rộng lớn, hình lòng máng.

- Cao phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về phía Nam và đông Nam.

- Nhiều hồ lớn và sông dài có giá trị kinh tế cao.

Câu4.

Miền núi già và sơn nguyên ë phía §ông.

- Miền núi già A-pa-lát cæ thấp, hướng Đông Bắc - Tây Nam và cao nguyên.

- Dãy A-pa-lát là miền rất giàu khoáng sản.

-Các nhóm khác theo dõi góp ý ,bổ sung.

Bài ghi

1.Vị trí địa lí và giới hạn của Bắc Mĩ

-Từ vòng cực Bắc đến ví tuyến 150B.

Từ Tây sang Đông địa hình Bắc Mĩ có thể chia 3 miền địa hình:

2.Đặc điểm địa hình:Cấu trúc địa hình đơn giản ,chia làm 3 khu vực địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến.

-Phía Tây là hệ thống núi trẻ Cooc-đi-e.

- Ở giữa là đồng bằng Trung tâm.

- Phía Đông là dãy núi già A-pa-lát.

a.Hệ thốngCo oc-đi-e phía tây

- Là miền núi trẻ, cao đồ sộ, hiÓm trë dài 9000km, theo hướng Bắc - Nam.

- Cao trung bình 3000 - 4000m

- Gồm nhiều dãy chạy song song, xen kẽ các sơn nguyên và cao nguyên.

- Là miền có nhiều khoáng sản quý, chủ yếu là kim loại màu với trữ lượng lớn

b.Miền đồng bằng ở giữa.

-Miền đồng bằng rộng lớn, hình lòng máng.

- Cao phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về phía Nam và đông Nam.

- Nhiều hồ lớn và sông dài có giá trị kinh tế cao.

c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía Đông.

- Miền núi già A-pa-lát cæ thấp, hướng Đông Bắc - Tây Nam vµ cao nguyªn.

- Dãy A-pa-lát là miền rất giàu khoáng sản.

Miền núi già và sơn nguyên ë phía §ông.

- Miền núi già A-pa-lát cæ thấp, hướng Đông Bắc - Tây Nam và cao nguyên.

- Dãy A-pa-lát là miền rất giàu khoáng sản.

HOẠT ĐỘNG 2. II.SỰ PHÂN HÓA KHÍ HẬU

1.Mục tiêu

. Kiến thức:

-Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ

. Kĩ năng:

-Sử dụng các bản đồ ,lượt đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của Bắc Mĩ

-Phân tích lát cắt địa hình Bắc Mĩ để nhận biết và trình bày sự phân hóa địa hình theo Đông-Tây của Bắc Mĩ.

2.Phương pháp

- Thảo luận theo nhóm,trực quan,phân tích lược đồ.

3.Phương tiện

-Bản đồ tự nhiên và khí hậu Bắc Mĩ.

-Lát cắt địa hình Bắc Mĩ cắt ngang hoa Kì vĩ tuyến 400 Bắc.

4.Thời gian15’.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Giới thiệu bản đồ tự nhiên và khí hậu Bắc Mĩ

Giao nhiệm vụ

* Nhóm/cặp

Câu1.

-Dựa vào vị trí, giới hạn của Bắc Mĩ và hình 36.3, cho biết Bắc Mĩ có các kiểu khí hậu nào ? Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất ?

- Tại sao khí hậu có sự phân hoá theo chiều Bắc – Nam ?

Câu2.

-Dựa vào H36.2 và H36.3,giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu

giữa phần phía Đông và phía Tây kinh tuyến 1000T của Hoa Kì ?

-Ngoài ra khí hậu Bắc Mĩ còn phân hoá theo yếu tố nào ? Thể hiện rõ ở đâu ?

Theo dõi quá trình HS thực hiện nhiệm vụ ,hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn

-Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả

+Hướng dẫn các nhóm trình bày sản phẩm

+Tổ chức các nhóm khác bổ sung góp ý

-Đánh giá hoạt động chuẩn hóa kiến thức.

Nhóm/cặp

Dựa vào bản đồ tự nhiên và khí hậu Bắc Mĩ

-Triển khai hoạt động”

+Cá nhân:Tự tìm hiểu,tìm kiếm phương án trả lời

+Nhóm:Tổng hợp ý kiến cá nhân,rút ra kết luận.

Dự kiến sản phẩm:

Câu1.

-Có các kiểu khí hậu: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

- Khí hậu ôn đới có diện tích lớn nhất.

-Do lãnh thổ Bắc Mĩ trải dài từ 800B->150B

Câu2.

Sự phân hoá khí hậu theo chiều Bắc – Nam.

- Có các kiểu khí hậu: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

- Khí hậu ôn đới có diện tích lớn nhất.

-Sự phân hoá khí hậu theo chiều tõ từTây Đông

- Trong mỗi đới khí hậu ®Òu có sự phân hoá theo chiều từ Tây sang §ông.

-Khí hậu Bắc Mĩ chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự tương phản rõ rệt giữa 2 miền địa hình núi già phía Đông và hệ thống núi trẻ phía Tây.

- Nguyên nhân do địa hình ngăn chặn ảnh hưởng của biển vào.

-Sự phân hoá khí hậu theo độ cao.

Thể hiện ở miền núi trẻ Cooc-đi-e.

- Chân núi có khí hậu cận nhiệt hoặc ôn đới, lên cao thời tiết thay đổi do nhiệt độ giảm theo quy luật. cø lªn cao 100m t0 gi¶m ®i 0,60C.

- Nhiều đỉnh cao 3.000m – 4.000m có băng tuyết vĩnh cửu.

-Các nhóm khác theo dõi góp ý

Bài ghi

II. Sự phân hoá khí hậu.

a. Sự phân hoá khí hậu theo chiều Bắc – Nam.

- Có các kiểu khí hậu: Hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.

- Khí hậu ôn đới có diện tích lớn nhất.

b. Sự phân hoá khí hậu theo chiều từ Tây ->Đông

- Trong mỗi đới khí hậu ®Òu có sự phân hoá theo chiÒu từ Tây sang §ông.

c. Sự phân hoá khí hậu theo độ cao.

Thể hiện ở miền núi trẻ Cooc-đi-e.

4.Luyện tập(4’)

Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung bài học.

Phiếu học tập

* Đánh dấu x vào ô vuông ý em cho là đúng.

1. Mối quan hệ giữa địa hình và khí hậu của Bắc Mĩ nào sau đây là đúng.

  • A. Địa hình và khí hậu tương đối đơn giản.
  • B. Địa hình và khí hậu rất phức tạp và đa dạng.
  • C. Địa hình phức tạp nhưng khí hậu đa dạng.
  • D. Địa hình đơn giản nhưng khí hậu phức tạp.

2. Kiểu khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ chiếm diện tích lớn nhất, vì:

  • A. Bắc mĩ có 3 mặt giáp đại dương.
  • B. Địa hình Bắc Mĩ phân hoá thành 3 khu vực khác nhau.
  • C. Phần lớn diện tích Bắc Mĩ nằm trong giới hạn từ chí tuyến Bắc

đến vòng cực Bắc.

  • D. Tất cả đều đúng.

5. Mở rộng và giao nhiệm vụ:3’

Học bài ở nhà,chuẩn bị cho giờ sau :

- Học bài, trả lời câu hỏi 1và 2 trang 115 sách giáo khoa.

- Làm bài tập 1, 2 trang 29 – Tập bản đồ địa lí 7.

- Chuẩn bị bài 37: Dân cư Bắc Mĩ”:

E. Rút kinh nghiệm

-Về kiến thức:..........................................................................................

-Về phương pháp:.....................................................................................

-Về hiệu quả bài dạy:.................................................................................

-Về hoạt động của lớp:................................................................................

10 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

BÀI 36 THIÊN NHIÊN BẮC MĨ -ĐỊA LÍ LỚP 7

I.Nhận biết:(4 câu)

Câu1. Lãnh thổ Bắc Mĩ trải dài từ vòng cực đến vĩ tuyến

A.50B. B.100B. C.150B. D.200B.

Câu 2.Chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ là kiểu khí hậu

A.cận nhiệt đới. B.ôn đới.

C.hoạng mạc. D.hàn đới.

Câu 3.Địa hình Bắc Mĩ theo thứ tự từ Đông sang Tây,lần lượt có

A.núi trẻ,núi cổ,.đồng bằng lớn. B.đồng bằng lớn,núi trẻ,núi cổ.

C.núi cổ,đồng bằng lớn,núi trẻ. D.núi trẻ ,đồng bằng lớn, núi cổ.

Câu 4.Khu vực chứa nhiều đồng ,vàng,quặng đa kim ở Bắc Mĩ là

A.vùng núi cổ A-pa-lát B.vùng núi Cooc-đi-e.

C.đồng bằng trung tâm. D.khu vực phía nam Hồ lớn

II.Thông hiểu(3 câu)

Câu 5.Bắc Mĩ không nằm trong vành đai khí hậu nào?

A.Xích đạo. B.Ôn đới.

C.Hàn đới. D.Nhiệt đới.

Câu 6.Dãy núi A-pa-lát ở Hoa Kì chạy theo hướng

A..vòng cung B.tây nam

C.đông bắc-tây nam. D.tây-đông

Câu 7.Sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến1000 T của Hoa Kì là do

A.vị trí. B.khí hậu.

C.địa hình. D.ảnh hưởng các dòng biển.

III.Vận dụng thấp(2câu)

Câu 8.Phần đất phía Tây kinh tuyến1000 T của Hoa Kì có khí hậu khô hạn,khắc nghiệt là do

A. dãy núi Cooc-đi-e chắc gió ẩm Thái Bình Dương.

B. ven biển phía tây có dòng biển lạnh.

C. sự xâm nhập của khối khí lạnh phương bắc.

D. sự di chuyển các khối khí nóng phương nam

Câu 9.Vùng đất Bắc Mĩ thường bị các khối khí nóng ẩm xâm nhập gây bão,lũ lớn là

A.đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô.. B.miền núi phía tây.

C.ven biển Đại Tây Dương. D.khu vực phía bắc Hồ lớn

III.Vận dụng cao(1câu)

Câu 10.Dựa vào bản đồ tự nhiên châu Mĩ,dòng chính của sông Mississipi chảy qua mấy bang ở nước Mỹ

A.5. B.7 C 10 D.12

Tuần 22

Tiết 42

BÀI 37: DÂN CƯ BẮC MĨ

Ngày soạn :13/02/19

Ngày dạy:15/02/19

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sing cần đạt :

1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm của dân cư Bắc Mĩ.

- Dân cư phân bố không đều, nguyên nhân.

- Tỉ lệ dân đô thị cao.

2. Kĩ năng: - Sử dụng các bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm d/cư của Bắc Mĩ.

- Rèn cho HS kĩ năng đọc bản đồ dân cư đô thị, kĩ năng phân tích các tranh ảnh hình vẽ...

3. Thái độ: - Có nhận thức đúng đối với các chính sách dân cư.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Lược đồ phân bố dân cư & đô thị Bắc Mĩ.

- Các tranh ảnh, số liệu về dân cư, đô thị Bắc Mĩ.

2. Học sinh: - Nội dung kiến thức bài.

- Sgk, vở ghi, vở bài tập, bảng nhóm.

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Phương pháp quan sát, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở…

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5’ )

1. Mục tiêu: Giúp cho HS được gợi nhớ hiểu biết về vấn đề dân cư Bắc Mĩ và quá trình đô thị hóa của khu vực, qua đó tạo hứng thú tìm hiểu về dân cư và đô thị Bắc Mĩ, tạo sự kết nối với bài học.

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp qua tranh ảnh

3. Phương tiện: Một số tranh ảnh về đô thị ở Bắc Mĩ.

4. Hình thức tổ chức: Cá nhân

5. Tiến trình tổ chức:

Bước 1: - Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số tranh ảnh về đô thị khu vực: + Quan sát các hình ảnh dưới đây, em hãy cho biết các hình này nói lên vấn đề gì đang được quan tâm trên thế giới nói chung và ở Bắc Mĩ nói riêng hiện nay?

Hình 1: Thành phố Niu- Yoóc Hình 2: Thành phố Si- ca- gô

Bước 2: Học sinh quan sát ảnh để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả ( HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá -> dẫn dắt kết nối vào bài mới:

Sự phân bố dân cư và quá trình đô thị hoá ở Bắc Mĩ một mặt tuân theo những qui luật chung, mặt khác mang đậm những tính chất rất đặc thù. Chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này trong bài học ngày hôm nay: Dân cư Bắc Mĩ.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

* HOẠT ĐỘNG 1: 1/ Sự phân bố dân cư (15’)

1. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm, nguyên nhân sự phân bố dân cư ở khu vực Bắc Mĩ

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, vấn đáp, thảo luận, KT hợp tác …

3. Hình thức tổ chức: Cá nhân và nhóm

HĐộng của GV

HĐộng của HS

* HĐộng cá nhân.

- Dựa vào thông tin sách giáo khoa, em cho biết:

- Dân số Bắc Mĩ năm 2001 là bao nhiêu?

- Mật độ dân số?

(+)trong 415, 1 triệu: Hoa Kì: 284,5 triệu, Ca- na- đa: 31 triệu, Mê- hi- cô: 99,9 triệu)

* HĐộng nhóm.

. Giới thiệu lược đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ:

- Dựa vào hình 37.1 nêu nhận xét tình hình phân bố dân cư ở Bắc Mĩ? (Phiếu học tập)

. Chia lớp ra 5 nhóm để thảo luận từng loại mật độ dân số, sau đó giải thích nguyên nhân.

- Phát phiếu học tập

- Chuẩn xác theo bảng sau:

- Nhận nhiệm vụ:

- Cá nhân đọc thông tin và nêu số dân và mật độ

- Nhận nhiệm vụ:

HS phân thành 5 nhóm, mỗi nhóm một loại mật độ.

Nhóm 1: dưới 1 người

Nhóm 2: 1- 10 người

Nhóm 3: 11- 50 người

Nhóm 4: 51- 100 người

Nhóm 5: trên 100 người.

- Nhận phiếu học tập

- Các nhóm quan sát H 37.1 và tiến hành trao đổi, trả lời theo nội dung ở bảng (Phiếu học tập)

- Đại diện nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét bổ sung.

Mật độ

dân số (người/km2)

Vùng phân bố chủ yếu

Giải thích về sự phân bố

Dưới 1

- Bán đảo Alaxca, và phía Bắc Ca-na-đa.

- Khí hậu rất lạnh giá.

1 – 10

- Phía Tây hệ thống Cooc-đi-e.

- Có địa hình hiểm trở.

11 – 50

- Dải đồng bằng ven biển Thái Bình Dương.

- Sườn đón gió phía Tây Cooc-đi-e mưa nhiều.

51 – 100

- Phía Đông Hoa Kì.

- Là khu vực công nghiệp sớm phát triển, mức độ đô thị hóa cao, tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp lớn, nhiều hải cảng lớn.

Trên 100

- Ven bờ phớa Nam Hồ Lớn và vùng Duyên hải Đông Bắc Hoa Kì.

Công nghiệp phát triển sớm, mức độ đô thị hóa cao.

- Qua bảng em có nhân xét như thế nào về sự phân bố dân cư và mật độ dân số giữa các vùng ở Bắc Mĩ ?

- Qua bảng em rút ra nguyên nhân chính dẫn đến sự phân bố dân cư khác nhau giữa miền bắc và miền nam, giữa phía tây và phía đông ở Bắc Mĩ là gì ?

- Ngày nay các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao, năng động xuất hiện miền Nam và ven TBD của Hoa Kì (vành đai Mặt Trời) sẽ làm thay đổi sự phân bố dân cư trên lãnh thổ Hoa Kì như thế nào ?

* HĐộng cá nhân.

Cá nhân dựa vào kết quả ở bảng và trả lời

- Dự kiến sản phẩm:

+ Dân cư Bắc Mĩ phân bố rất không đều, nơi đông dân, nơi thưa dân.

+ Do sự phân hóa của tự nhiên như: khí hậu, địa hình,...

+ Do đặc điểm phát triển kinh tế như: công nghiệp, đô thị hóa,...

- Dự kiến sản phẩm:

+ Sự phân bố dân cư ngày nay có nhiều biến động cùng với các chuyển biến kinh tế . Một bộ phận dân cư Hoa Kì di chuyển từ các vùng công nghiệp truyền thống lâu đời từ phía nam vùng Hồ Lớn, đông bắc ven Đại Tây Dương tới vùng công nghiệp mới ở phía Nam và ven Thái Bình Dương.

Ghi bảng:

- Dân số: 486 triệu người. MĐTB 20 người/ km2. (2001)

- Phân bố: rất không đều:

+ Nơi thưa nhất: Bán đảo Alatxca, Bắc Canađa. dưới 1 người / km2.

+ Nơi đông nhất: Quanh vùng hồ lớn và ven biển(ĐN Canađa và ĐB Hoa Kì) trên 100 người/ km2

- Phân bố dân cư Hoa Kì đang có sự dịch chuyển về phía Nam và Duyên Hải ven TBD ( Hoa Kì).

GV chuyển ý: Hoàn cảnh tự nhiên và tình hình phân bố công nghiệp cũng là nguyên nhân dẫn đến đặc điểm đô thị hoá của Bắc Mĩ.

* HOẠT ĐỘNG 2: Đặc điểm đô thị hóa (13 phút)

1. Mục tiêu: Nắm được đặc điểm đô thị hóa ở Bắc Mĩ

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng lược đồ, thảo luận,…KT học tập hợp tác

3. Hình thức tổ chức: Cặp nhóm

HĐộng của GV

HĐộng của HS

- Giao nhiệm vụ

- Dựa vào hình 37.1 SGK, hãy nêu tên các đô thị có quy mô dân số:

+ Trên 10 triệu dân?

+ Từ 5 đến 10 tr dân?

+ Từ 3 đến 5 tr dân ?

- Tiếp theo GV cho HS Dựa vào H.37.1, nêu tên và xác định một số thành phố lớn nằm trên hai dãy siêu thị từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn và từ Si-ca-gô đến Môn- trê-an?

- Giao nhiệm vụ:

- Giải thích tại sao Bắc Mĩ có tỉ lệ dân thành thị cao ?

- Giải thích thêm, chuẩn xác kiến thức

- Quan sát hình 37.1 lược đồ phân bố đô thị nhận xét sự phân bố các thành phố ở Bắc Mĩ?

(+) Ngày nay các ngành công nghệ đòi hỏi kỹ thuật cao, năng động xuất hiện miền Nam và ven Thái Bình Dương (Vành đai Mặt Trời)

🡪- Vậy sẽ làm thay đổi cơ cấu CN của Hoa kì như thế nào?

- Đô thị phát triển quá nhanh thì những vấn đề gì xã hội nảy sinh cần giải quyết?

*Liên hệ đến Việt Nam

- Bổ sung

* HĐộng nhóm.

- Nhận nhiệm vụ

Quan sát lược đồ và trả lời qui mô đô thị

- Dự kiến sản phẩm:

+ Trên 10 triệu dân: Niw- yóoc, Lốt- an- giơ- lét, Mê- hi- cô.

+ Từ 5 - 10 triệu dân: Ốt- ta- oa, Si- ca- gô, Oa- sinh- tơn,...

+ Từ 3 – 5 triệu dân: Môn- trê- an, Tô- rôn- tô,.....

- Dự kiến sản phẩm:

+ Từ Bô-xtơn đến Oa-sinh-tơn: Bô-xtơn, Niw yóoc, Phi-la- đen- phi- a, Oa sinh tơn.

+ Từ Si-ca-gô đến Môn-trê-an: Si-ca-gô, Đi- tơ- roi, Tô- rôn- tô, Môn- trê- an.

* HĐộng cặp nhóm.

- Nhận nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ

- Đại diện cặp báo cáo – nhận xét.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Do quá trình CNH phát triển cao, các thành phố ở Bắc Mĩ phát triển rất nhanh đã thu hút số dân rất lớn để phục cụ trong các nghành CN và DV, vì vậy tỉ lệ dân thành thị cao.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Các thành phố tập trung ở phía nam Hồ Lớn và ven Đại tây dương, vào sâu nội địa đô thị nhỏ và thưa hơn .

- Dự kiến sản phẩm:

+ Giảm bớt hoạt động của các ngành truyền thống, tập trung phát triển các ngành công nghệ cao và dịch.vụ )

+ Vấn đề môi trường, chỗ ở, việc làm,...

Ghi bảng:

2. Đặc điểm đô thị Bắc Mĩ.

- Tỉ lệ dân thành thị cao: chiếm >76% dân số.

- Phần lớn các thành phố tập trung ở phía nam Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương, vào sâu nội địa đô thị nhỏ và thưa dần .

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (Cá nhân - 5 phút)

- Trình bày sự thay đổi trong phân bố dân cư Bắc Mĩ?

- Phía đông Bắc Mĩ dân cư tập trung đông đúc hơn phía tây là do: (chọn ý đúng)

a. chủ yếu là đồng bằng, nhiều đô thị, khu công nghiệp.

b. nhiều đồi núi thuận lợi cho nông nghiệp.

c. nhiều sơn nguyên và núi già.

d. nguồn tài nguyên phong phú.

- Sự xuất hiện của các dãi siêu đô thị ở Bắc Mĩ phần lớn gắn liền với: (chọn ý đúng)

a. sự phong phú của tài nguyên.

b. nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao.

c. vùng có lịch sử khai phá sớm.

d. sự phát triển của mạng lưới giao thông đường thủy.

- Sắp xếp các ý ở cột A với các ý ở cột B cho hợp lý rồi điền vào cột C.

(A) Các khu vực

(B) Mật độ dân số

C

1. Bán đảo Alatxca, phía bắc Canađa.

2. Dải đồng bằng hẹp ven TBD.

3. Phía đông Hoa Kì.

4. Phía Nam Hồ Lớn, duyên hải ĐB Hoa Kì.

5. Phía Tây trong khu vực Cóocđie.

a. >100 (người/ km2)

b. 1 – 10 (người/ km2)

c. Dưới 1 (người/ km2)

d. 51 – 100 (người/ km2)

e. 11 – 50 (người/ km2)

1 – c

2 – e

3 – d

4 – a

5 - b

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: (2’)

- GV hướng dẫn :

+ Học và trả lời các câu hỏi phần bài tập SGK

- Chuẩn bị bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ

+ Việc áp dụng KH- KT trong NN ở Bắc Mĩ như thế nào?

+ Trình bày sự phân bố một số nông sản trên lãnh thổ Bắc Mĩ qua H38.2 ?

E. RÚT KINH NGHIỆM:

- Về kiến thức :............................................................................................................

- Về phương pháp:.......................................................................................................

- Về hiệu quả bài dạy:..................................................................................................

- Về hoạt động của HS:...............................................................................................

BỘ 10 CÂU HỎI TNKQ BÀI 37- DÂN CƯ BẮC MĨ

Câu 1: Dân cư Bắc Mỹ phân bố như thế nào?

A. rất đều. B. đều. C. không đều. D. rất không đều.

Câu 2: Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mỹ là

A. Alaxca – Bắc Canada. B. Bắc Canada – Tây Hoa Kỳ.

C. Tây Hoa Kỳ – Mê-hi-cô. D. Mê-hi-cô – Alaxca.

Câu 3: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ gắn liền với quá trình

A. di dân. B. chiến tranh. C. công nghiệp. D. tác động thiên tai.

Câu 4: Vấn đề đáng quan tâm nhất ở các đô thị Bắc Mỹ hiện nay là

A. quá đông dân. B. ô nhiễm môi trường.

C. ách tắc giao thông. D. thất nghiệp.

Câu 5: Ven phía nam Hồ Lớn và vùng duyên hải Đông Bắc Hoa Kì đông dân cư nhất vì

A. phát triển công nghiệp sớm. B. mức độ đô thị hóa cao.

C. do nông nghiệp phát triển. D. là khu tập trung nhiều thành phố. khu công nghiệp, hải cảng lớn.

Câu 6: Phía đông Bắc Mĩ dân cư tập trung đông đúc hơn phía tây là do

a. chủ yếu là đồng bằng, nhiều đô thị, khu công nghiệp.

b. nhiều đồi núi thuận lợi cho nông nghiệp.

c. nhiều sơn nguyên và núi già.

d. nguồn tài nguyên phong phú.

Câu 7: Sự xuất hiện của các dãi siêu đô thị ở Bắc Mĩ phần lớn gắn liền với

A. sự phong phú của tài nguyên.

B. nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao.

C. vùng có lịch sử khai phá sớm.

D. sự phát triển của mạng lưới giao thông đường thủy.

Câu 8: Những thành phố (siêu đô thị) ở Bắc Mĩ có trên 10 triệu dân là

A. Mê- hi- cô City, Niu Y- ooc, Xan- phran- xi- xcô.

B. Phi- la- đen- phi- a, Si- ca- go, Niu- Y-ooc.

C. Niu Y- ooc, Mê- hi- cô Citi, Lôt- an- giơ- lét.

D. Lôt-an- giơ- lét, Oa-sinh- tơn, Si- ca- go.

Câu 9: Vùng kinh tế ven biển phía Nam mang tính chất chuyên môn hóa thể hiện ở cơ cấu các ngành tập trung vào các lĩnh vực

A. quân sự. B. kỹ thuật cao. C. luyện kim. D. truyền thống.

Câu 10: Sắp xếp các ý ở cột A với các ý ở cột B cho hợp lý rồi điền vào cột C.

(A) Các khu vực

(B) Mật độ dân số

C

1. Bán đảo Alatxca, phía bắc Canađa.

2. Dải đồng bằng hẹp ven TBD.

3. Phía đông Hoa Kì.

4. Phía Nam Hồ Lớn, duyên hải ĐB Hoa Kì.

5. Phía Tây trong khu vực Cóocđie.

a. >100 (người/ km2).

b. 1 – 10 (người/ km2).

c. Dưới 1 (người/ km2).

d. 51 – 100 (người/ km2).

e. 11 – 50 (người/ km2).

1 – c

2 – e

3 – d

4 – a

5 - b

Ngày soạn: 17/02/19

NGày dạy: 19/02/19

Bài 38: KINH TẾ BĂC MĨ

I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần

1.Kiến thức:

Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Bắc Mĩ

- Nông nghiệp tiến tiến, hiệu quả cao do tự nhiên thuận lợi, áp dụng tiến bộ KH - KT. Sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa chiếm vị trí hàng đầu thế giới.

-Phân bố nông nghiệp cũng có sự phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.

2.Kĩ năng:

- Phân tích lược đồ nông nghiệp để xác định được các vùng nông nghiệp chính của Bắc Mĩ

- Sử dụng các bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm kinh tế của Bắc Mĩ.

- Đọc và phân tích biểu đồ hoặc số liệu thống kê kinh tế của Bắc Mĩ.

3.Thái độ:

-Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đất, nước .

4. Định hướng phát triể̉n năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán...

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê, hình vẽ…

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

-Lược đồ nông nghiệp Bắc Mĩ .Một số hình ảnh, tư liệu về nông nghiệp Hoa Kì

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa , vở ghi, bài tập thực hành

III. Phương pháp:

- Nêu vấn đề; thảo luận nhóm; trực quan; đàm thoại gợi mở.

IV. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

-Trình bày sự thay đổi trong phân bố dân cư của Bắc Mĩ?

-Thiên nhiên Bắc Mĩ có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp Bắc Mĩ?

3.Bài mới:

3.1. Khởi động

1. Mục tiêu: Điều hướng học sinh tập trung vào kiến thức trọng tâm bài học.

2. Phương pháp - kĩ thuật dạy học: Vấn đáp qua tranh ảnh.

3. Phương tiện: Một số tranh ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp Bắc Mỹ.

4. Hình thức tổ chức học tập: Cá nhân.

5. Các bước hoạt động

- GV giới thiệu một số hình ảnh về sản xuất nông nghiệp Bắc Mỹ

CH: Hãy nêu những nhân xét về sản xuất nông nghiệp Bắc Mỹ

- GV: Nông nghiệp Bắc Mĩ là nền nông nghiệp hang hoá, phát triển đạy đến trình độ cao. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa nền nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa với nền nông nghiệp của Mê hi cô.

3.1.Hình thành kiến thức mới

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

+ Hoạt động 1: Đặc điểm nông nghiệp(15 phút)

Mục tiêu: tìm hiểu đặc điểm nền nông nghiệp tiên tiến

PP: Cá nhân / nhóm nhỏ.

- GV: Nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Song trình độ phát triển của nền nông nghiệp giữa các nước không đồng đều.

CH: Nền nông nghiệp Bắc Mĩ có những điều kiện tự nhiên thuận lợi, khó khăn gì?

HS

CH:Việc sử dụng khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp như thế nào?

HS Phát triển khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất.

GV yêu cầu HS quan sát bảng só liệu SGK

CH: Trình độ phát triển nông nghhiệp giữa các nước trong khu vực?

- HS: Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn. Mê-hi-cô có trình độ phát triển nông nghiệp kém hơn.

GV: Hướng dẫn học sinh tính mức lương thực bình quân đầu người (lấy tổng sản lượng lương thực chia cho tổng số dân)

- HS: Thực hiện..

+ Hoa Kì: 1,14 tấn/ng/năm

+ Ca-na-đa: 1,42 tấn/ng/năm.

+ Mê-hi-cô: 0,3 tấn/ng/năm.

CH: Qua số liệu trên em hãy cho biết những nước nào có thể xuất khẩu được lương thực?

- HS: Hoa Kì và Ca-na-đa.

GV: Hướng dẫn hs quan sát H38.1 SGK.

CH: Nhận xét việc áp dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kì và Ca-na-đa?

- HS: Áp dụng công nghệ sinh học, sử dụng nhiều máy móc và phân bón, riêng Mê-hi-cô có trình độ phát triển thấp hơn.

CH: Rút ra đánh giá chung về bộ mặt nền nông nghiệp Bắc Mĩ?

GV: chốt ý

GV: Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ cũng gặp phải một số khó khăn

CH: Đó là những khó khăn nào?

- HS: Một số loại nông sản có giá thành cao, phân hoá học thuốc từ sâu gây ô nhiễm môi trường.

+Hoạt động 2: Phân bố nông nghiệp (20’)

Mục tiêu: Tìm hiểu phân bố sản xuát nông nghiệp

Phương pháp; Nhóm

GV: Hướng dẫn hs quan bản đồ nông nghiệp Bắc Mĩ và H38.2 SGK

CH: Sản xuất nông nghiệp Bắc Mỹ có những sự phân bố nào?

GV

CH: Dựa vào H38.2: Trình bày sự phân bố nông sản trên lãnh thổ Bắc Mĩ.-

HS: Hoạt động nhóm: 4 nhóm – Tg 4’

- Nhóm 1.2: Phân bố nông sản từ Bắc xuống Nam

- Nhóm 3.4:Phân bố nông sản từ Tây sang Đông

HS: Nhóm chẳn trả lời - nhóm lẻ bổ sung.

GV nhận xét, kết luận:

- Phía Bắc Canađa khí hậu lạnh giá nên ứng dụng KH-KT trồng trọt trong nhà kính.

- Đồng bằng Canađa có rừng lá kim nên phát triển khai thác gỗ cho công nghiệp gỗ và giấy.

- Quần đảo cực Bắc rất lạnh, người Exkimô khai thác thiên nhiên săn bắt, đánh cá.

- HS đọc kết luận sách giáo khoa.

1. Nền nông nghiệp tiện tiến:

a. Đặc điểm nông nghiệp:

+ Những hạn chế trong nông nghiệp Bắc Mĩ

- Nông nghiệp tiến tiến, hiệu quả cao do tự nhiên thuận lợi, áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật. Sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa chiếm vị trí hàng đầu thế giới.

- Nông sản có giá thành cao, bị cạnh tranh mạnh

- Gây ô mhiễm môi trường do sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu.

b. Phân bố:

Phân bố nông nghiệp cũng có sự phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông .

- Phân bố sản xuất theo hướng từ Bắc sang Nam

+ Phía Bắc Canađa và Bắc Hoa Kì trồng lúa mì

+ Xuống phía Nam trồng ngô, lúa mì, chăn nuôi bò sữa.

+ Ven vịnh Mêhicô trồng cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía…), cây ăn quả

- Phân bố sản xuất theo hướng từ Tây sang Đông

+ Phía Tây khí hậu khô hạn trên các vùng núi và cao nguyên: chăn nuôi

+ Phía Đông khí hậu cận nhiệt đới hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp và vành đai chăn nuôi .

4.  Luyện tập: (5’-7’)

? Dựa vào bản đồ trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ?

Học sinh thực hiện trên bản đồ treo tường.

? Dựa vào kiến thức đã học hãy vẽ sơ đồ thể hiện nền nông nghiệp có hiệu quả cao ở Bắc Mĩ?

Điều kiện TN thuận lợi

Trình độ KHKT cao

Sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao

Nền nông nghiệp hàng hoá

? Cho bảng gồm cột sản phẩm và vùng phân bố sản xuất nông nghiệp Bắc Mỹ

I ( Sản phẩm)

II ( Phân bố)

1. Ngô, cây Công nghiệp nhiệt đới.

2. Bông, mía, Cây Công nghiệp nhiệt đới.

3. Chăn nuôi.

4. Lúa mì.

a. Núi, cao nguyên phía Tây.

b. Sơn nguyên Mê-hi-cô.

c. Nam Ca-na-đa, phía Bắc Hoa Kì.

d. Ven vịnh Mê-hi-cô.

Cách ghép nào sau đây dúng với vùng phân bố và sản phẩm

A. 1+b, 2+a, 3+d, 4+c B. 1+b, 2+d, 3+c, 4+a

C. 1+b, 2+c, 3+a, 4+d D. 1+b, 2+d, 3+a, 4+c

5.Vận dụng mở rộng: (3’)

- Học bài và trả lời câu hỏi sgk .

- Chuẩn bị bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ ( tt)

+ Nền công nghiệp Bắc Mĩ đã phát triển như thế nào ?

+ Trong công nghiệp có sự chuyển biến như thế nào ?

+ Mối quan hệ giữa các nước thành viên NAFTA và vai trò của Hoa Kì trong NAFTA ra sao ?

10 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA 7, BÀI 38: KINH TẾ BẮC MĨ

Câu 1. Bắc Mĩ có nền nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả cao do

  1. có diện tích đất nông nghiệp lớn, trình độ KHKT tiên tiến.
  2. có số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới, trình độ KHKT tiên tiến.
  3. tự nhiên thuận lợi, áp dụng tiến bộ KHKT.
  4. phát triển được nền nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn.

Câu 2. Những nước sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí hàng đầu thế giới là

  1. Hoa Kì, Ca-na-đa. B. Hoa kì, Mê-hi-cô.
  2. Ca-na-đa, Mê-hi-cô. D. Hoa Kì, Cu-ba.

Câu 3. Cho bảng gồm cột sản phẩm và vùng phân bố sản xuất nông nghiệp Bắc Mỹ

I ( Sản phẩm)

II ( Phân bố)

1. Ngô, cây Công nghiệp nhiệt đới.

2. Bông, mía, Cây Công nghiệp nhiệt đới.

3. Chăn nuôi.

4. Lúa mì.

a. Núi, cao nguyên phía Tây.

b. Sơn nguyên Mê-hi-cô.

c. Nam Ca-na-đa, phía Bắc Hoa Kì.

d. Ven vịnh Mê-hi-cô.

Cách ghép nào sau đây đúng với vùng phân bố và sản phẩm

A. 1+b, 2+a, 3+d, 4+c B. 1+b, 2+d, 3+c, 4+a

C. 1+b, 2+c, 3+a, 4+d D. 1+b, 2+d, 3+a, 4+c

Câu 4. Hoa Kì và Ca-na-đa là những nước

  1. chưa ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất.
  2. có diện tích đất nông nghiệp nhỏ.
  3. xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
  4. có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất cao.

Câu 5. Ở vùng núi và cao nguyên phía Tây của Hoa Kì có khí hậu

  1. ẩm ướt. B. khô hạn.

C. cận nhiệt đới. D. nóng, mưa nhiều.

Câu 6. Loại cây trồng chủ yếu ở ven vịnh Mê-hi-cô là

  1. lúa mì. B. ngô, lúa mì.

C. nho, cam, chanh, ooliu. D. cây công nghiệp nhiệt đới.

Câu 7. Đâu không phải là nguyên nhân giúp Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển được nền nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn?

  1. Diện tích đất nông nghiệp lớn. B. Trình độ KHKT tiên tiến.

C. Lượng phân bón sử dụng thấp. D. Số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới.

Câu 8. Sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ không có hạn chế nào?

  1. Nông sản có giá thành cao. B. Tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp.

C. Sử dụng nhiều phân hóa học. D. Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu.

Câu 9. So với Ca-na-đa và Mê-hi-cô, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp của Hoa Kì

  1. cao hơn Mê-hi-cô, thấp hơn Ca-na-đa.
  2. thấp hơn Ca-na-đa, cao hơn Mê-hi-cô.
  3. cao hơn Ca-na-đa và Mê-hi-cô.
  4. thấp hơn Ca-na-đa và Mê-hi-cô.

Câu 10. Dựa vào bảng thống kê năm 2001

Tên nước

Dân số(triệu người)

Lương thực có hạt

(triệu tấn)

Bình quân lương thực có hạt/đầu người (kg/người)

Hoa Kì

288,0

325,31

.................................................

Ta tính được sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu người của Hoa Kì khoảng

A. 1.130 kg/người. B. 1.129 kg/người.

C. 1.310 kg/người. D. 1.295 kg/người.

Ngày soạn : 20/02/2019

Ngày dạy : 22/02/2019

BÀI 39: KINH TẾ BẮC MĨ

(Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Sau bài học, học sinh cần:

1. Kiến thức:

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Bắc Mĩ.

+ Công nghiệp: Nền công nghiệp hiện đại, phát triển cao. Trình độ phát triển công nghiệp của 3 nước khác nhau.

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.

- Trình bày được Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA): các thành viên, mục đích, vai trò của Hoa Kì.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm kinh tế của Bắc Mĩ.

- Phân tích lược đồ Công nghiệp Hoa Kì để trình bày về sự phân hóa không gian công nghiệp, xu hướng chuyển dịch vốn và nguồn LĐ trong công nghiệp Hoa Kì.

- Đọc và phân tích biểu đồ hoặc số liệu thống kê về kinh tế của Bắc Mĩ.

* Các kĩ năng sống:

- Thu thập và xử lí thông tin qua bài viết, lược đồ và bảng số liệu (HĐ1, HĐ2, HĐ3).

- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, lắng nghe, phản hồi tích cực, hợp tác và làm việc nhóm (HĐ1).

- Tự nhận thức: tự tin khi trình bày 1 phút (HĐ1, HĐ2).

3. Thái độ:

- Nâng cao tinh thần học hỏi về công nghệ hiện đại để phát triển kinh tế. Nhận thức được ý nghĩa và vai trò hợp tác quốc tế để phát triển kinh tế.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học; hợp tác; ...

- Năng lực riêng: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh...

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên:

- SGK, giáo án, tập bản đồ.

- Bản đồ công nghiệp Bắc Mĩ.

- Một số hình ảnh về các ngành công nghiệp hàng không, vũ trụ, công nghệ thông tin ... của Bắc Mĩ.

2. Đối với học sinh: Sách, vở, đồ dùng học tập, bảng nhóm.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định tổ chức; điểm danh. (2p’)

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

3. Hoạt động khởi động: (5 phút):

a. Mục tiêu

- Gợi trí tò mò của học sinh về kinh tế Bắc Mĩ.

b. Phương pháp - kĩ thuật dạy học: Vấn đáp qua các hình ảnh.

c. Phương tiện: Các hình ảnh về kinh tế Bắc Mĩ.

d. Hình thức tổ chức học tập: Cá nhân.

e. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Giáo viên cung cấp các hình ảnh về kinh tế Bắc Mĩ, từ đó dẫn dắt học sinh vào bài học.

Hình 1 Hình 2

Sau khi xem các hình ảnh, GV đặt câu hỏi: Các hình ảnh trên khiến em liên tưởng đến nền kinh tế của khu vực nào?

Bước 2: Hs quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: GV dẫn dắt kết nối vào bài.

4. Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu công nghiệp của Bắc Mĩ chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới.: (10phút)

a. Mục tiêu:

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Bắc Mĩ.

+ Công nghiệp: Nền công nghiệp hiện đại, phát triển cao. Trình độ phát triển công nghiệp của 3 nước khác nhau.

b. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK… KT học tập hợp tác …

c. Hình thức tổ chức: Nhóm – cá nhân

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

HĐ 1.1 (7’)

GV hướng dẫn HS quan sát H39.1/sgk/122 kết hợp kênh chữ SGK.

Giao nhiệm vụ cho HS:

- GV chia lớp thành 8 nhóm.

- Các nhóm tìm hiểu và hoàn thành PHT

Tên quốc gia

Các ngành công nghiệp

Phân bố tập trung

Ca-na-da

Hoa Kì

Mê-hi-co

- Tổ chức, theo dõi các nhóm làm việc. Hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn.

- Tổ chức các nhóm báo cáo kết quả.

- Nhận xét, đánh giá hoạt động và chuẩn hóa kiến thức.

HĐ 1.2 Cá nhân (5’)

Quan sát H39.2 và H39.3, em có nhận xét gì về trình độ phát triển của ngành công nghiệp hàng không và vũ trụ Hoa Kì?

HĐ 1.1

HS nhận nhiệm vụ

- Tổ chức hoạt động : Thành lập nhóm, cử nhóm trưởng , thư kí ,chuẩn bị phương tiện thảo luận và nhận nhiệm vụ được giao.

- Triển khai hoạt động :

+ HĐ cá nhân : Tự tìm hiểu, tìm kiếm phương án trả lời

+ HĐ nhóm : Tổng hợp ý kiến cá nhân, rút ra kết luận.

- Dự kiến câu trả lời của Hs

Tên quốc gia

Các ngành công nghiệp

Phân bố tập trung

Ca-na-da

- Khai thác và chế biến lâm sản, hóa chất, luyện kim, công nghiệp thực phẩm.

- Phía Bắc Hồ Lớn.

- Ven Đại Tây Dương.

Hoa Kì

- Phát triển tất cả các ngành kĩ thuật cao.

- Phía Nam Hồ Lớn, Đông Bắc.

- Phía Nam, ven Thái Bình Dương (vành đai Mặt Trời).

Mê-hi-co

- Cơ khí, luyện kim, hóa chất, đóng tàu, lọc dầu, công nghiệp thực phẩm.

- Thủ đô Mê-hi-cô.

- Các thành phố ven vịnh Mê-hi-cô.

HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp.

Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.

* Dự kiến câu trả lời của HS:

Ngành hàng không và vũ trụ phát triển mạnh mẽ.

Bài ghi

2. Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới.

a. Sự phân bố công nghiệp ở Bắc Mĩ.

Tên quốc gia

Các ngành công nghiệp

Phân bố tập trung

Ca-na-da

- Khai thác và chế biến lâm sản, hóa chất, luyện kim, công nghiệp thực phẩm.

- Phía Bắc Hồ Lớn.

- Ven Đại Tây Dương.

Hoa Kì

- Phát triển tất cả các ngành kĩ thuật cao.

- Phía Nam Hồ Lớn, Đông Bắc.

- Phía Nam, ven Thái Bình Dương (vành đai Mặt Trời).

Mê-hi-co

- Cơ khí, luyện kim, hóa chất, đóng tàu, lọc dầu, công nghiệp thực phẩm.

- Thủ đô Mê-hi-cô.

- Các thành phố ven vịnh Mê-hi-cô.

b. Công nghiệp Bắc Mĩ phát triển ở trình độ cao:

- Nền công nghiệp hiện đại, phát triển cao.

- Hoa Kì có nền công nghiệp đứng đầu thế giới.

- Đặc biệt ngành hàng không và vũ trụ phát triển mạnh mẽ.

HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu dịch vụ của Bắc Mĩ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. (7 phút)

a. Mục tiêu:

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Bắc Mĩ.

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.

b. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK… KT học tập hợp tác …

c. Hình thức tổ chức: Cặp đôi

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

- GV hướng dẫn HS quan sát bảng số liệu sgk/124 kết hợp kênh chữ SGK và bảng phụ – nội dung bảng số liệu sgk/124.

- Giao nhiệm vụ cho HS:

1. Dựa vào bảng số liệu GDP của các nước Bắc Mĩ, cho biết vai trò của các ngành dịch vụ trong nền kinh tế Bắc Mĩ năm 2001?

2. Dịch vụ hoạt động mạnh trong lĩnh vực nào? Phân bố tập trung ở đâu?

- Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

- GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức

- HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp.

- Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.

* Dự kiến câu trả lời của HS:

1. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.

2.

- Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.

- Phân bố tập trung các thành phố công nghiệp lớn, khu công nghiệp mới “Vành đai Mặt Trời”.

Bài ghi:

3. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.

- Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. (Hoa Kì: 72%, Canađa, Mêhicô: 68%)

HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu Tìm hiểu hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ: (NAFTA). (8 phút)

a. Mục tiêu:

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về kinh tế của Bắc Mĩ.

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.

b. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK… KT học tập hợp tác …

c. Hình thức tổ chức: cá nhân

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

- GV hướng dẫn HS quan sát kênh chữ SGK.

- Giao nhiệm vụ cho HS:

1. NAFTA thành lập năm nào? Gồm bao nhiêu nước tham gia ?

2. NAFTA có ý nghĩa gì với các nước Bắc Mĩ ?

- Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

- GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức

- HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp.

- Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.

* Dự kiến câu trả lời của HS:

- Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) được thông qua năm 1993, gồm Hoa Kì, Ca-na-đa, Mê-hi-cô.

- Mục đích: kết hợp thế mạnh của cả 3 nước, tạo nên thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Bài ghi:

4. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ: (NAFTA).

- Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) được thông qua năm 1993, gồm Hoa Kì, Ca-na-đa, Mê-hi-cô.

- Mục đích: kết hợp thế mạnh của cả 3 nước, tạo nên thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Vai trò của Hoa Kì: chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Ca-na-đa.

- Mở rộng thị trường nội địa và thế giới.

5. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 3 phút)

Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1. Bắc Mĩ có nền công nghiệp:

a. Phát triển ở trình độ cao.

b. Chiếm vị trí hàng đầu thế giới.

c. Phát triển mạnh ở Hoa Kì và Ca-na-đa.

d. Tất cả các trên.

Câu 2. Tính chất hiện đại, tiên tiến của nền kinh tế Bắc Mĩ thể hiện ở cơ cấu GDP, trong đó:

a. Chiếm tỉ lệ cao nhất là dịch vụ.

b. Chiếm tỉ lệ thấp nhất là nụng nghiệp.

c. Chiếm tỉ lệ cao nhất là cụng nghiệp.

d. Câu (a + b) đúng.

6. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian: 5 phút)

* Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau.

Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 trang 124 sách giáo khoa.

Làm bài tập 1, 2, 3 trang 32 – Tập bản đồ Địa lí 7.

Chuẩn bị bài 40: “Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kỳ và vùng công nghiệp Vành đai Mặt Trời”:

CÂU HỎI TN BÀI 39 KINH TẾ BẮC MỸ (TT)

Câu 1: Ngành CN nào sau đây ở Bắc Mỹ không phải là CN hàng đầu TG?

A. Hàng không B. Vũ trụ C. Nguyên tử D. Cơ khí.

Câu 2: Trong cơ cấu kinh tế ở Bắc Mỹ, lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất là

A. nông nghiệp B. công nghiệp c. Dịch vụ D. Ba lĩnh vực bằng nhau.

Câu 3: Quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất ở Bắc Mỹ là

A. Canada B. Hoa kỳ C. Mê-hi-cô D. Ba nước bằng nhau.

Câu 4: Hãng máy bay Bôing là hãng máy bay của

A. Canada B. Hoa kỳ C. Mê-hi-cô D. Ba nước hợp tác.

Câu 5: Các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kỳ tập trung ở

  1. vùng Tây Bắc và ven vịnh Mê Hi Cô.
  2. phía nam hồ lớn và vùng đông bắc ven Đại Tây Dương.
  3. phía Nam và duyên hải Thái Bình Dương.
  4. vùng trung tâm Hoa Kỳ.

Câu 6: Các ngành công nghiệp không quan trọng của Canada là

  1. khai thác khoáng sản, luyện kim.
  2. chế tạo xe lửa, hóa chất
  3. điện tử, viễn thồng, hàng không vũ trụ
  4. công nghiệp gỗ, bột giấy, giấy thành phẩm.

Câu 7: Thế mạnh kinh tế của Mê -hi –cô là

  1. có nguồn nhân công giá rẻ, dồi dào.
  2. công nghệ hiện đại
  3. khoáng sản phong phú
  4. thị trường rộng lớn.

Câu 8: Các ngành công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kỳ có thời kỳ sa sút vì

  1. sau những khủng hoảng kinh tế.
  2. công nghiệp chưa kịp đổi mới
  3. bị các nền công nghiệp mới cạnh tranh gay gắt.
  4. công nghệ chưa theo kịp đà phát triển.

Câu 9: Vùng kinh tế ven biển phía nam mang tính chất chuyên môn hóa thể hiện ở cơ cấu các ngành tập trung vào các khu vực

A. quân sự . B. kỹ thuật cao. C. luyện kim. D. truyền thống.

Câu 10: Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là thế mạnh của “ Vành đai mặt trời ”

A. Công nghiệp dệt may và thực phẩm.

B. Công nghiệp hóa chất lọc đầu.

C. Công nghiệp hàng không vũ trụ .

D.Công nghiệp điện tử và vi điện tử .

Ngày soạn: 24/02/2019

Ngày dạy: 26/02/2019

Bài 40

THỰC HÀNH TÌM HIỂU VÙNG CÔNG NGIỆP TRUYỀN THỐNG Ở

ĐÔNG BẮC HOA KÌ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP “ VÀNH ĐAI MẶT TRỜI”

I/Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần:

1-Kiến thức:

- Hiểu rõ cuộc CM KHKT làm thay đổi trong phân bố sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì.

- Sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất CN ở vùng CN Đông Bắc và vùng “ Vành đai mặt trời”..

2-Kĩ năng: -Rèn luyện và củng cố cho học sinh kĩ năng đọc phân tích lược đồ, số liệu. * Các kĩ năng sống:

- Thu thập và xử lí thông tin, phân tích và giải thích qua bài viết, lược đồ ( HĐ 1, HĐ 2).

- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, giao tiếp, lắng nghe, phản hồi tích cực, hợp tác và làm việc nhóm ( HĐ 1, HĐ 2).

3-Thái độ tình cảm:- Có nhận thức đúng đắn về chính sách lao động và phân bố dân cư.

4 -Định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực chung:tự học, tự giải quyết vấn đề, tư duy, hợp tác...

+ Năng lực chuyên biệt: sử dụng lược đồ

II/Chuẩn bị:

1/ Đối với giáo viên:

-Lược đồ Công nghiệp Hoa Kì.

- Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ.

- Một số hình ảnh, tư liệu về CN của Hoa Kì.

- Các câu hỏi trắc nghiệm.

2/ Đối với học sinh:

-Nội dung kiến thức bài.

- SGK, vở ghi, bảng nhóm...

III/Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại ,gợi mở, trình bày 1 phút ....

IV. Tổ chức các hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức, điểm danh: ( 1’)

2. Kiểm tra: (3’): Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ?

Đáp án:

- Tạo ra sức mạnh tổng hợp để có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới.

- Tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ từ Hoa kì, Ca-na-đa sang Mê-hi-cô.

- Tận dụng nguyên liệu, lao động của Mê-hi-cô.

- Mở rộng thị trường nội địa.

3. Tình huống xuất phát: (2’)

a. Hình thức, phương pháp : thuyết trình .

b. Mục đích : Điều hướng học sinh tập trung vào kiến thức trọng tâm bài học.

c. Nội dung : Vùng Công nghiệp truyền thống Đông Bắc Hoa kì và vùng Công nghiệp ‘‘Vành đai mặt trời’’ là hai vùng Công nghiệp quan trọng nhất của Hoa kì hiện nay. Có ý nghĩa quyết định tạo nên diện mạo và sức mạnh của nền Công nghiệp Hoa Kì. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về hai vùng công nghiệp này.

4.Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG 1: Vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì

a. Mục tiêu:

- Kiến thức: Hiểu rõ cuộc CM KHKT làm thay đổi trong phân bố sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì.

- Kỹ năng : Phân tích lược đồ.

b. Phương pháp: + Thảo luận, đàm thoại, gợi mở....

c. Phương tiện:

+ SGK , Lược đồ công nghiệp Bắc Mĩ, Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩ.

d. Thời gian: 14’

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

- GV giới thiệu lược đồ H37.1, 39.1, 40.1/sgk yêu cầu HS quan sát.

-Yêu cầu HS xác định trên lược đồ vị trí vùng công nghiệp Đông Bắc Hoa Kì

- Chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu 1 nội dung yêu cầu trong SGK?

- Nhóm 1: Quan sát hình 40.1, xác định vị trí của vùng công nghiệp truyền thống Hoa Kì, xác định tên các đô thị lớn ? (Nằm phía đông bắc lãnh thổ của quốc gia Hoa Kì, trải rộng từ vùng Hồ Lớn đến ven bờ Đại Tây Dương).

- Nhóm 2: Dựa vào hình 37.1, 36.1 và kiến thức đã học, cho biết tên các ngành công nghiệp ở vùng Đông Bắc Hoa Kì?

- Nhóm 3: Vì sao các ngành công nghiệp truyền thống vùng Đông Bắc Hoa Kì bị sa sút?

- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.

+ Hướng dẫn các nhóm trình bày sản phẩm.

+ Tổ chức các nhóm khác bổ sung, góp ý.

- Đánh giá hoạt động, chuẩn hóa kiến thức.

- Học sinh đọc và hiểu lược H 37.1, 39.1, 40.1/SGK.

- HS xác định vị trí vùng công nghiệp Đông Bắc Hoa Kì.

- Tổ chức hoạt động : Thành lập nhóm, cử nhóm trưởng , thư kí ,chuẩn bị phương tiện thảo luận và nhận nhiệm vụ được giao.

- Triển khai hoạt động :

+ HĐ cá nhân : Tự tìm hiểu, tìm kiếm phương án trả lời

+ HĐ nhóm : Tổng hợp ý kiến cá nhân, rút ra kết luận.

- Báo cáo kết quả hoạt động

+ Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả theo yêu cầu của GV.

* Dự kiến sản phẩm

N1. Tên các đô thị lớn ở Đông Bắc Hoa Kì xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ.

Niuyook – Oasintơn, Sicagô Philađenphia, Đitôroi – Bôxtơn.

N2.Tên các ngành Công nghiệp chính ở vùng Công nghiệp Đông Bắc Hoa kì.

Luyện Kim đen, Luyện Kim Màu, Chế tạo máy công cụ, Hoá Chất, Dệt, Thực Phẩm.

N3.Tại sao các ngành Công nghiệp truyền thống ở vùng Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút vì:

- Bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp ( 1970 – 1973, 1980 – 1982).

- Công nghệ chưa kịp đổi mới.

- Bị cạnh tranh bởi hang hoá liên minh Châu Âu, Nhật Bản, NIC…

+ Các nhóm khác theo dõi, góp ý

Bài ghi:

1-Vùng CN truyền thống ở ĐB Hoa Kì:

- Các đô thị lớn : Niu-Yooc, Si-ca-gô,Đi-tơ-roi, Phi-la-đen-phi-a, Oa –sinh-tơn . . .

- Các ngành CN chính : Luyện kim đen, luyện kim màu, hóa chất, sản xuất ô-tô. . .

- Nguyên nhân:

+ Công nghệ lạc hậu.

+ Bị cạnh tranh gay gắt.

+Chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới.

HOẠT ĐỘNG 2: Sự phát triển của vành đai công nghiêp mới

a. Mục tiêu:

- Kiến thức: Sự thay đổi trong cơ cấu sản xuất CN ở vùng CN Đông Bắc và vùng “ Vành đai mặt trời”..

- Kỹ năng : Phân tích biểu đồ.

b. Phương pháp:

+ Nêu vấn đề, thảo luận nhóm.

c. Phương tiện:

+ Hình 40.1 SGK- Lược đồ không gian công nghiệp Hoa Kì

d. Thời gian: 17’

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

-GV giới thiệu lược đồ H 40.1/sgk yêu cầu HS quan sát.

- Chia lớp thành 3 nhóm , các nhóm thảo luận theo nội dung:

- Nhóm 1: Quan sát hình 40.1 và kiến thức đã học, cho biết hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì ?

- Nhóm 2: Vì sao có sự chuyển dịch vốn và lao động đó ?

- Nhóm 3: Vị trí của vùng công nghiệp “vành đai Mặt Trời” có những thuận lợi gì ? (Phía Nam lãnh thổ Hoa Kì, trên 4 khu vực: Bán đảo Flo-ri-đa, vùng ven biển vịnh Mê-hi-cô, ven biển phía Tây Nam Hoa Kì, ven biển Tây Bắc giáp biên giới Ca-na-đa).

- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả.

+ Hướng dẫn các nhóm trình bày sản phẩm.

+ Tổ chức cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Đánh giá nhận xét hoạt động và chuẩn hóa kiến thức.

- HS đọc và hiểu biểu đồ hình 40.1 SGK

- Triển khai hoạt động :

+ HĐ cá nhân : Tự tìm hiểu, tìm kiếm phương án trả lời

+ HĐ nhóm : Tổng hợp ý kiến cá nhân, rút ra kết luận.

- Các nhóm báo cáo kết quả

* Dự kiến sản phẩm

N1. Hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì.

- Từ các vùng Công nghiệp phía Nam Hồ Lớn và đồng bằng ven ĐTD tới các vùng Công nghiệp mới ở phía Nam và duyên hải ven ĐTD.

N2. Tại sao có sự chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì?

- Là do sự phát triển mạnh mẽ của vành đai Công nghiệp mới ở phía Tây và phía Nam của Hoa Kì trong giai đoạn hiện nay nên nó thu hút vốn và nguồn nhân lực từ Đông Bắc xuống.

N3.Vị trí của vùng Công nghiệp “ vành đai mặt trời” có những thuận lợi gì?

- Gần biên giới Mêhicô, dễ nhập khẩu nguyên

liệu và xuất khẩu hàng hoá sang các nước Trung và Nam MĨ.

- Giao thông huận lợi cho việc xuất, nhập

khẩu hàng hoá với các khu vực Châu Á TBD.

- Gần nguồn nhân công rẻ, có kĩ thuật từ Mêhicô di chuyển lên.

+ Các nhóm khác theo dõi, góp ý, bổ sung.

Bài ghi

2. Sự phát triển của vành đai công nghiêp mới

- Hướng chuyển dịch vốn và lao động từ vùng phía Nam Hồ Lớn và ĐB Hoa Kì xuống phía

Nam và ven Thái Bình Dương.

- Nguyên nhân: Cần thay đổi công nghệ, đầu tư mạnh các ngành CN mới.

- Vị trí của vùng CN “ Vành đai Mặt trời

- Gần nguồn nguyên liệu từ Trung và Nam Mĩ lên.

- Phía Tây thuận lợi cho việc giao tiếp với các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.

V. Luyện tập. ( 5’ )Chọn một ý đúng trong các câu sau

Câu 1.Vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" là nơi chiếm ưu thế của ngành

A. luyện kim và cơ khí. B. dệt và thực phẩm.

C. điện tử và hàng không vũ trụ. D. khai thác than, sắt, dầu mỏ.

Câu 2.Vùng "Vành đai Mặt Trời" là vùng công nghiệp mới của Hoa Kì phát triển nhanh và năng động, được tập trung ở

A. phía Tây và Đông Nam. B. phía Bắc và Tây Bắc.

C. phía Nam và Tây Nam . D. phía Tây và Tây Bắc.

Câu 3.Vùng "Vành đai Mặt Trời" của Hoa Kì có các trung tâm công nghiệp chính

A. Đa-lat, Phê-nic. B. Đi-tơ-roi, At-lan-ta.

C. Xít-tơn, Đen-vơ D. Xan Phran-xi-cô, Lốt An-giơ-lét

Câu 4 .Các ngành công nghiệp chính của vùng Đông Bắc Hoa Kì là

A.công nghiệp khai thác. B. công nghiệp truyền thống

C.công nghiệp chế biến. D. công nghiệp năng lượng.

Câu 5. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho ngành công ngiệp truyền thống ở Hoa Kì có thời kì bị sa sút?

A.Thiếu nguồn nhân lực. . B.Khủng hoảng kinh tế liên tiếp xảy ra.

C. Công nghệ chưa kịp thời đổi mới. D. Các ngành CN mới cạnh tranh gay gắt.

VI. Mở rộng và vận dụng: ( 3’ )

1. Giao nhiệm vụ :

- Học bài và trả lời các câu hỏi theo SGK – làm BT trong vở BT.

- Ôn lại nội dung đã học từ bài 35→40 đã học . Tiết sau ôn tập

2 Hướng HS thực hiện nhiệm vụ.

Hệ thống câu hỏi ôn tập như sau:

Câu 1.Vị trí -Giới hạn của châu Mĩ.

Câu 2.Trình bày được những đặc điểm khái quát về lãnh thổ, dân cư, dân tộc của châu Mĩ.

-Em có nhận xét gì về qui mô, lãnh thổ của Bắc Mĩ?

-Theo em, dân cư Bắc Mĩ có đặc điểm nổi bật nhất là gì?

Câu 3.Vị trí- Giới hạn của Bắc Mĩ

Câu 4.Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ.

Câu 5.Đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ.

Câu 6.Đặc điểm kinh tế Bắc Mĩ.

- Em có nhận xét gì về nền kinh tế Bắc Mĩ

Câu 7.Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA): Thành viên, mục đích, vai trò của Hoa Kì.

VII. Rút kinh nghiệm:

- Về kiến thức :............................................................................................................

- Về phương pháp:.......................................................................................................

- Về hiệu quả bài dạy:..................................................................................................

- Về hoạt động của HS:...............................................................................................

Câu hỏi trắc nghiệm bài 40:

THỰC HÀNH TÌM HIỂU VÙNG CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG Ở ĐÔNG BẮC HOA KÌ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP “VÀNH ĐAI MẶT TRỜI”

Câu 1.Vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" là nơi chiếm ưu thế của ngành

A. luyện kim và cơ khí. B. dệt và thực phẩm.

C. điện tử và hàng không vũ trụ. D. khai thác than, sắt, dầu mỏ.

Câu 2.Vùng "Vành đai Mặt Trời" là vùng công nghiệp mới của Hoa Kì phát triển nhanh và năng động, được tập trung ở

A. phía Tây và Đông Nam. B. phía Bắc và Tây Bắc.

C. phía Nam và Tây Nam . D. phía Tây và Tây Bắc.

Câu 3.Vùng "Vành đai Mặt Trời" của Hoa Kì có các trung tâm công nghiệp chính

A. Đa-lat, Phê-nic. B. Đi-tơ-roi, At-lan-ta.

C. Xít-tơn, Đen-vơ D. Xan Phran-xi-cô, Lốt An-giơ-lét

Câu 4. Hướng chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì

A.từ Nam lên Bắc

B.từ đông Bắc đến phía Nam và Tây nam

C.từ phía tây sang phía đông kinh tuyến 100o T.

D.từ phía đông sang phía tây kinh tuyến 100oT

Câu 5.Các ngành công nghiệp nào sau đây không phải là thế mạnh của “ vành đai mặt trời ”?

A. Công nghiệp hóa chất lọc đầu B. Công nghiệp điện tử và vi điện tử

C. Công nghiệp hàng không vũ trụ D. Công nghiệp dệt may và thực phẩm

Câu 6. Vùng công nghiêp truyền thống của Hoa Kì ở

A.Đông Bắc B. Tây Bắc.

C. Tây Nam D. trung tâm

Câu 7 .Các ngành công nghiệp chính của vùng Đông Bắc Hoa Kì là

A.công nghiệp khai thác. B. công nghiệp truyền thống

C.công nghiệp chế biến. D. công nghiệp năng lượng.

Câu 8. Các đô thị 5-10 triệu dân ở Đông Bắc của Hoa Kì là

A. Si-ca-gô, Oa-sinh-tơn, Ôt-ta-oa. B. Si-ca-gô, Oa-sinh-tơn, Đi-tơ-roi

C. Si-ca-gô, Oa-sinh-tơn, Môn-trê-an. D.Si-ca-gô, Oa-sinh-tơn, Phi-la-đen-phi-a

Câu 9.Vành đai mặt trời đang phát triển công nghiệp rất nhanh, là khu vực

A.gần xích đạo B. Gần Đại Tây Dương

C.Gần chí tuyến Bắc D. Gần chí tuyến Nam

Câu 10. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho ngành công ngiệp truyền thống ở Hoa Kì có thời kì bị sa sút?

A.Thiếu nguồn nhân lực. . B.Khủng hoảng kinh tế liên tiếp xảy ra.

C. Công nghệ chưa kịp thời đổi mới. D. Các ngành CN mới cạnh tranh gay gắt.

Tuần 24

Tiết 46

BÀI 41. THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ

Ngày soạn : 27/02/19

Ngày dạy : 29/02/19

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần

- Biết được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi của khu vực Trung và Nam Mĩ.

- Trình bày và giải thích ( ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng ti và lục địa Nam Mĩ.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng các bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung và Nam Mĩ.

- Xác định trên bản đồ, lược đồ châu Mĩ hoặc bản đồ thế giới vị trí địa lí của khu vực Trung và Nam Mĩ.

3. Thái độ:

- Giúp học sinh hiểu giá trị kinh tế của eo đất và kinh tế Trung và Nam Mĩ

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học; hợp tác; giải quyết vấn đề ...

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lảnh thổ, sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh...

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN

Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên Châu Mĩ.

- Lát cắt địa hình Nam Mĩ dọc theo vĩ tuyến 200N.

- Tranh ảnh về kênh đào Pa na ma, đồng bằng A-ma-zon, sông A- ma- zon..

Học sinh: - Sách vở, đồ dùng học tập

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) (5 phút)

1. Mục tiêu

- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết về các dạng địa hình, các địa danh tiêu biểu của khu vực Trung và Nam Mĩ, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết về các dạng địa hình…-> Kết nối với bài học

2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp, Cá nhân.

3. Phương tiện: Một số tranh ảnh về rừng A-ma-zon,đồng bằng A-ma-zon, kênh đào Pa-na-ma.

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Giáo viên cho Hs xem một số tranh ảnh trực quan về rừng A-ma- zon, đồng bằng A-ma-zon và kênh đào Pa- na -ma. Quan sát các hình ảnh trên, em hãy cho biết các hình ảnh trên thuộc khu vực nào của Châu Mĩ.

Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 1: Biết được vị trí địa lí,giới han,phạm vi của khu vực Trung và Nam Mĩ (Thời gian: 8 phút)

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng lược đồ, KT học tập hợp tác…

2. Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp đôi

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG CHÍNH

  1. Khái quát tự nhiên

Gv: Cho biết diện tích của Trung và Nam Mĩ?

Bước 1 : GV giao nhiệm vụ

- Yêu cầu học sinh quan sát hình 41.1 xác định phạm vi khu vực Trung và Nam Mĩ.

- Trung và Nam Mĩ tiếp giáp với biển và đại dương nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: HS lên xác định khu vực Trung và Nam Mĩ trên lược đồ,các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

1. Khái quát tự nhiên:

- Bao gồm: Eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng- ti và toàn bộ lục địa Nam Mĩ.

HOẠT ĐỘNG 2: trình bày và giải thích được một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng- ti (Thời gian: 12 phút)

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng lược đồ, tranh ảnh...

2. Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp đôi, thảo luận nhóm….

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục a, kết hợp quan sát hình 41.1 trong SGK (trang 43) trả lời câu hỏi (Cá nhân)

+ Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng- ti nằm trong môi trường nào ?

+ Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió gì , thổi theo hướng nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, có thể so sánh kết quả làm việc với bạn bên cạnh để hoàn thành nội dung.

GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS.

Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc.

Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS và chuẩn kiến thức trên lược đồ.

* GV cho HS làm việc cặp đôi

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục a trả lời câu hỏi

+ Eo đất Trung Mĩ có đặc điểm gì ? Vì sao ở đây có nhiều núi lửa hoạt đông?

GV: xác định kênh đào Pa-na-ma trên lược đồ H41.1

+ Em hãy cho biết giá trị của kênh đào Pa na ma

+ Quần đảo Ăng -ti có đặc điểm gì ?

+ Hs quan sát lược đồ và trình bày những khoáng sản chủ yếu ở eo đất Trung Mĩ và QĐ Ăng-ti.

Bước 2: HS làm việc cặp đôi, có thể so sánh kết quả làm việc với cặp đôi bên cạnh để hoàn thành nội dung.

Bước 3: Một số cặp đôi báo cáo kết quả làm việc.

Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc

Gv dùng lược đồ giới thiệu và chuyển mục

b. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng –ti

- Eo đất Trung Mĩ :các dãy núi chạy dọc eo đất có nhiều núi lửa.

- Quần đảo Ăng –ti : là một vòng cung đảo

HOẠT ĐỘNG 3: trình bày và giải thích được một số đặc điểm tự nhiên khu vực Nam Mĩ (Thời gian: 12 phút)

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, tranh ảnh. KT thảo luận nhóm.

2. Hình thức tổ chức: Làm việc theo nhóm, cá nhân

GV: Dựa vào hình 41.1 và tại vĩ tuyến 200N từ Tây sang Đông cho biết Nam Mĩ có các khu vực địa hình nào ?

Hs trả lời nội dung

GV : xác định ba khu vực địa hình trên lược đồ.

Bước 1 : GV giao nhiệm vụ

Gv chia lớp thành 6 nhóm

Nhóm 1,2 tìm hiểu về núi trẻ A- đét

Nhóm 3,4 tìm hiểu về Đồng bằng

Nhóm 5,6 tìm hiểu về sơn nguyên

Bước 2: HS làm việc theo nhóm, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời.

Bước 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

GV : giới thiệu một vài tranh ảnh về từng khu vực.

c. Khu vực Nam Mĩ

- Lục địa Nam mĩ :

+ Phía Tây là miền núi trẻ An-đét

+ Ở giữa đồng băng

+ Phía Đông là cao nguyên

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 5 phút)

Chọn một số câu (cá nhân)

Câu 1. Khu vực Trung và Nam Mĩ bao gồm những bộ phận

A. toàn bộ lục địa Nam Mĩ, eo đất Trung Mĩ.

B. eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca ri bê.

C. các quần đảo trong biển Ca ri bê, toàn bộ lục địa Nam Mĩ.

D. eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca ri bê, lục địa Nam Mĩ.

Câu 2. Trung và Nam Mĩ giáp với các đại dương nào ?

A. Thái B ình Dương, Đại Tây Dương.

B. Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương.

C. Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương

D. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương.

Câu 3. Khu vực Trung và Nam Mĩ có diện tích là

A.20 triệu km2 . B. 20,5 triệu km2 .

C.21 triệu km2. . D.21,5 triệu km2.

Câu 4. Trung và Nam Mĩ có các dạng địa hình

A. núi ở phía Tây, đồng bằng ở phía Đông, sơn nguyên ở giữa .

B. núi ở phía Đông , đồng bằng ở phía Tây , sơn nguyên ở giữa .

C. núi ở phía Tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên phía Đông.

D. núi ở giữa, đồng bằng phía Đông, sơn nguyên phía Tây.

* Câu hỏi thông hiểu

Câu 5. Đặc điểm tự nhiên nổi bật nhất của eo đất Trung Mĩ là

A. khô hạn nhất thế giới. B. lạnh nhất thế giới.

C. mưa nhiều nhất thế giới. D. nhiều núi lửa hoạt động.

Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với quần đảo Ăng-ti ?

A. Là quần đảo lớn nhất thế giới.

B. Là một vòng cung gồm vô số các đảo lớn nhỏ.

C. Phía Đông các đảo có mưa nhiều, rừng rậm phát triển.

D. Phía Tây mưa ít nên phát triển xa van , rừng thưa cây bụi.

Câu 7. Đặc điểm nổi bật nhất của của đồng bằng A-ma-zon là

A. kém phì nhiêu. B. nhỏ hẹp, nhiều đầm lầy .

C. địa hình thấp dần về phía Tây. D. rộng và bằng phẳng nhất thế giới.

* Câu hỏi vận dụng thấp

Câu 8. Nhận xét nào sau đây không đúng với sơn nguyên Braxin ?

A. Bề mặt bị cắt xẻ.

B. Bị bào mòn mạnh. .

C. Được hình thành từ lâu.

D. Khí hậu nóng ẩm ướt, rừng cây phát triển rậm rạp.

Câu 9. Tự nhiên của lục địa Nam Mĩ và Châu Phi giống nhau ở đặc điểm

A. lượng mưa lớn rải đều quanh năm.

B. đại bộ phận lãnh thổ nằm trong đới nóng.

C. phía Bắc lục địa có hoang mạc phát triển.

D. đồng bằng có diện tích lớn và phân bố ở trung tâm .

* Câu hỏi vận dụng cao

Câu 10 . Trung và Nam Mĩ có diện tích là 20,5 triệu km2, dân số gần 605 triệu người thì mật độ dân số trung bình là

A.27,5 người/km2 B. 28,5 người /km2

C.29,5 người/km2 D. 30,5 người /km2

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian: 3 phút)

1. Dựa vào H 41.1 và 41.2 nêu tên các khiểu khí hậu Trung Và Nam Mĩ .Sự phân bố các kiểu khí hậu này có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố địa hình ?

2. Sưu tầm tư liệu tranh ảnh về sông A- ma-zon.

Tuần:

Tiết:

Bài 42: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ (tt)

Ngày soạn: 03/3/2019

Ngày giảng: 05/3/2019

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, học sinh đạt được:

1. Kiến thức :

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu và thiên nhiên Trung và Nam Mỹ.

- Biết được sự phân hóa khí hậu ở Trung và Nam Mĩ, vai trò của sự phân hóa địa hình ảnh hưởng tới phân bố khí hậu.

- Đặc điểm các môi trường ở Trung và Nam Mĩ.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích các mối quan hệ của các yếu tố địa hình với khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác.

- Kĩ năng phân tích, so sánh để thấy rõ sự phân hóa địa hình và khí hậu, hiểu được sự đa dạng của môi trường tự nhiên khu vực.

3. Thái độ: Thái độ học tập tốt, phát huy tính tích cực trong học bài học.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ,...

- Năng lực riêng: Thu thập và xử lí thông tin qua bài viết, sử dụng tranh ảnh, lược đồ để phân tích sự phân hóa về tự nhiên và môi trường của khu vực Trung và Nam Mĩ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên:

- SGK, giáo án.

- Lược đồ tự nhiên và khí hậu Trung và Nam Mĩ.

- Các tranh ảnh, tài liệu về môi trường Trung và Nam Mĩ.

2. Đối với học sinh:

- SGK, nghiên cứu bài trước ở nhà.

- Ôn lại các kiến thức bài trước.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Thời gian: 5 phút)

1. Mục tiêu

- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết về mối quan hệ của vị trí, địa hình với cảnh quan thiên nhiên của khu vực Trung và Nam Mỹ, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết về các dạng cảnh quan thiên nhiên; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về điều kiện tự nhiên của một khu vực.

- Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về đặc điểm khí hậu và cảnh quan thiên nhiên … -> Kết nối với bài học ...

2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân.

3. Phương tiện: Một số tranh ảnh về cảnh quan bán hoang mạc, thảo nguyên, rừng rậm nhiệt đới,...

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi: Qua bài học trước, em hãy nhắc lại đặc điểm vị trí giới hạn, địa hình Trung và Nam Mỹ ?

- Giáo viên gợi mở: Với vị trí địa lí và địa hình đã tạo cho thiên nhiên Trung và Nam Mỹ phân hóa rất đa dạng với nhiều loại cảnh quan.

- GV cung cấp một số hình ảnh về các dạng cảnh quan và yêu cầu học sinh nhận biết: Trong các hình dưới đây, thể hiện những cảnh quan gì?

Hình 1....................

Hình 2............................

Hình 3............................

Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài: Những cảnh quan này hình thành ở đâu trong khu vực Trung và Nam Mỹ, đó chình là nôi dung bài học ngày hôm nay cô và các em tìm hiểu…

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 1. Khí hậu. (Thời gian: 15 phút)

- Mục tiêu: Trình bày và giải thích đặc điểm khí hậu.

1. Phương pháp: Đàm thoại, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, tự học,…

2. Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, so sánh,…

3. Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân,…

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

a. Khí hậu

- Bước 1: Gv giao nhiệm vụ

+ Xác định lại vị trí, giới hạn của Trung và Nam Mỹ?

+ Quan sát hình 42.1, cho biết: ? Trung và Nam Mĩ có các kiểu khí hậu nào?(lên xác định và đọc tên trên bản đồ).

+ Đi từ bắc đến nam lục địa Nam Mỹ có những kiểu khí hậu nào?

+ Dọc theo chí tuyến nam từ đông sang tây có những kiểu khí hậu nào?

+ Theo em, vì sao lại có sự phân hóa đó?

=> Nhận xét chung về đặc điểm khí hậu của khu vực Trung và Nam Mỹ?

+ Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mỹ với khí hậu Trung Mỹ và quần đảo Ăng-ti?

- Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.

- Bước 3: Hs báo cáo kết quả, học sinh khác lắng nghe, bổ sung, nhận xét.

- Bước 4: GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.

2. Sự phân hóa tự nhiên

a. Khí hậu

- Có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất: Xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.

- Khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn.

- Khí hậu Trung và Nam Mĩ phân hóa đa dạng và phong phú từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông và từ thấp lên cao.

HOẠT ĐỘNG 2. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên (Thời gian: 20 phút)

- Mục tiêu: Trình bày và giải thích đặc điểm các môi trường thiên nhiên của Trung và Nam Mỹ.

1. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, hợp tác,…

2. Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, học tập hợp tác,…

3. Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân,…

b. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên

*Nhóm: Chia lớp thành 6 nhóm

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho nhóm.

+ Hoàn thành phiếu học tập sau (phụ lục).

+ Đặt câu hỏi chung cho từng nhóm về nguyên nhân hình thành các kiểu cảnh quan.

- Bước 2:

+ Đại diện nhóm trình bày kết quả các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Bước 3:

+ GV chuẩn xác kiến thức, ghi điểm cho các nhóm.

+ GV mở rộng, kết hợp giáo dục môi trường:

Rừng A-ma-dôn được xem là “ lá phổi xanh” của thế giới nhưng hiện nay đang bị khai thác quá mức làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên cũng như khí hậu trên trái đất.

Liên hệ việc khai thác rừng ở Việt Nam…

* Cá nhân:

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ

+ Dựa vào hình 42.1. Giải thích vì sao dải đất duyên hải phía Tây An đét lại có hoang mạc?

- Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.

- Bước 3: Hs báo cáo kết quả, học sinh khác lắng nghe, bổ sung, nhận xét.

- Bước 4: GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.

GV chuẩn xác: Ven biển trung Anđét có dòng biển lạnh Pê-ru chảy rất mạnh sát ven bờ, hơi nước từ buển đi qua dòng biển lạnh ngưng đọng thành sương mù. Khi không khí vào đất liền mất hơi nước nên không cho mưa, do đó tạo điều kiện cho hoang mạc phát triển, điển hình là hoang mạc A-ta-ca-na.

b. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên

- Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ phân hoá từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao.

* Bắc xuống Nam.

- Đồng bằng A ma zôn: Rừng xích đạo ẩm.

- Phía Đông eo đất Trung Mĩ - quần đảo ăng ti: Rừng nhiệt đới ẩm.

- Phía Tây eo đất Trung Mĩ - quần đảo Ăng ti: Rừng thưa, Xa van.

- Đồng bằng Pam pa: thảo nguyên.

- Miền duyên hải phía Tây vùng Trung An đét: hoang mạc.

- Trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni-a phía Nam của Nam Mĩ có bán hoang mạc ôn đới.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 4 phút)

1. (Cá nhân)

Câu 1: Đới khí hậu nào sau đây không thuộc khu vực Trung và Nam Mĩ ?

A. Nhiệt đới. B. Xích đạo.

C. Ôn đới. D. Hàn đới.

Câu 2: Ở Trung và Nam Mĩ, rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở

A. quần đảo Ăng-ti. B. đồng bằng A-ma-dôn.

C. phía đông eo đất Trung Mĩ. D. sơn nguyên Pa-ta-gô-ni.

Câu 3: Thảo nguyên Pam-pa ở Nam Mỹ là môi trường đặc trưng của kiểu khí hậu

A. ôn đới lục địa. B. ôn đới hải dương.

C. cận xích đạo. D. cận nhiệt đới hải dương.

Câu 4: Sự thay đổi thiên nhiên Trung và Nam Mỹ chủ yếu là do tác động của

A. Địa hình, vĩ độ. B. Khí hậu, hướng gió.

C. Vĩ độ, dòng biển. D. Vị trí, khí hậu.

2. (Cặp đôi)

? Vì sao cảnh quan thiên nhiên ở khu vực Trung và Nam Mỹ lại có sự phân hóa?

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian: 1 phút)

1. Sưu tầm một số tranh ảnh về các cảnh quan thiên nhiên của Trung và Nam Mỹ.

2. Tìm các bài viết, tranh ảnh về quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ.

BẢNG PHỤ LỤC

Môi trường tự nhiên chính

Phân bố

1. Rừng xích đạo xanh quanh năm.

a. Đồng bằng A-ma-dôn.

2. Rừng rậm nhiệt đới.

b. Phía đông eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăng-ti.

3. Rừng thưa và xavan

c. Phía tây eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăng-ti, đồng bằng Ôri nô cô.

4. Thảo nguyên.

d. Đồng bằng Pampa.

5. Hoang mạc và bán hoang mạc.

e. Đồng bằng duyên hải tây Anđet, cao nguyên Pa-ta-gô-ni.

6. Thiên nhiên thay đổi từ Bắc – Nam, từ chân núi lên đỉnh núi.

g. Miền núi Anđet.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( Theo tỉ lệ: 4, 3, 2, 1 ).

BÀI 42: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ (tt)

A. BÀI TẬP: Khoanh tròn chữ cái đứng đầu ý trả lời đúng nhất.

1. Nhận biết: (4 câu)

Câu 1: Đới khí hậu nào sau đây không thuộc khu vực Trung và Nam Mĩ ?

A. Nhiệt đới. B. Xích đạo.

C. Ôn đới. D. Hàn đới.

Câu 2: Ở Trung và Nam Mĩ, rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở

A. quần đảo Ăng-ti. B. đồng bằng A-ma-dôn.

C. phía đông eo đất Trung Mĩ. D. sơn nguyên Pa-ta-gô-ni.

Câu 3: Thảm thực vật ở phía nam của An-đet là

A. thảo nguyên. B. rừng thưa và xavan.

C. rừng cận nhiệt và ôn đới. D. rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

Câu 4: Khí hậu khu vực Trung và Nam Mĩ có bao nhiêu kiểu môi trường?

A. Ba. B. Bốn. C. Năm. D. Sáu.

2. Thông hiểu (3 câu)

Câu 5: Thảo nguyên Pam-pa ở Nam Mỹ là môi trường đặc trưng của kiểu khí hậu

A. ôn đới lục địa. B. ôn đới hải dương.

C. cận xích đạo. D. cận nhiệt đới hải dương.

Câu 6: Nơi nào ở Trung và Nam Mỹ có cảnh quan bán hoang mạc ôn đới phát triển?

A. Quần đảo Ăng-ti. B. Eo đất Trung Mỹ.

C. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni. D. Đồng bằng Ô-ri-nô-cô.

Câu 7: Ở Trung và Nam Mỹ, nơi có thực vật và động vật phong phú nhất là

A. dãy An-đet. B. đồng bằng A-ma-dôn.

C. quần đảo Ăng-ti. D. eo đất Trung Mỹ.

3. Vận dụng (2 câu)

Câu 8: Trung và Nam Mĩ có gần đủ các đới khí hậu trên Trái Đất vì

A. nằm ở bán cầu tây.

B. có diện tích rộng lớn (20,5 triệu km2).

C. giáp với hai đại dương lớn là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

D. địa hình đa dạng, trải dài từ vùng chí tuyến Bắc đến gần vùng cực Nam.

Câu 9: Sự thay đổi thiên nhiên Trung và Nam Mỹ chủ yếu là do tác động của

A. Địa hình, vĩ độ. B. Khí hậu, hướng gió.

C. Vĩ độ, dòng biển. D. Vị trí, khí hậu.

4. Vận dụng cao (1 câu)

Câu 10: Dựa vào lược đồ hình 42.1, cho biết nguyên nhân nào sau đây làm cho dải đất duyên hải phía tây An-đet có hoang mạc?

A. Lượng mưa ít.

B. Khí hậu khô hạn.

C. Địa hình núi cao.

D. Chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru.

B. ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

D

6

C

2

B

7

B

3

C

8

D

4

C

9

A

5

D

10

D

Ngày soạn: 06/3/2019

Ngày dạy: 08/3/2019

Bài 43: DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, học sinh đạt được:

1. Kiến thức:

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm về dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ

- Nắm vững đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ.

- Hiểu rõ Trung và Nam Mĩ nằm trong sự kiểm soát của Hoa Kì

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc và phân tích lược đồ đô thị

3. Thái độ:

- Qua bài học, HS có nhận thức tốt về vấn đề dân cư và sự phát triển của các đô thị ở Trung và Nam Mĩ làm nảy sinh các vấn đề XH phức tạp.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, ngôn ngữ, hợp tác.

- Năng lực riêng: sử dụng bản đồ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên:

- Lược đồ dân cư và đô thị châu Mĩ

2. Đối với học sinh:

- Sách, vở, đồ dùng học tập

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát)

(Thời gian: 5 phút)

1. Mục tiêu

- HS gợi nhớ, huy động hiểu biết về dân cư, đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ; sử dụng kĩ năng đọc lược đồ để nhận biết về dân cư đô thị; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về nền văn hóa Mĩ la tinh độc đáo và tên các thành phố đông dân ở khu vực này.

- Tìm ra các nội dung học sinh chưa biết về đặc điểm dân cư, tốc độ đô thị hóa…

-> Kết nối với bài học ...

2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh, cá nhân, nhóm.

3. Phương tiện: Lược đồ về dân cư, đô thị châu Mĩ.

4. Các bước hoạt động:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Giáo viên cung cấp số liệu về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, tỉ lệ dân đô thị.

- Qua những số liệu trên, em hãy nêu hiểu biết của mình về dân cư ở Trung và Nam Mĩ.

Bước 2: HS nắm số liệu và dựa vào hiểu biết để trả lời.

Bước 3: HS báo cáo kết quả- HS khác nhận xét.

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 1. Nhận biết về các đặc điểm của dân cư Trung và Nam Mĩ

( thời gian 17 phút)

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:

- PP sử dụng lược đồ, SGK… , kĩ thuật giao nhiệm vụ, KT động não, KT trình bày.

2. Hình thức tổ chức:

- Cá nhân, thảo luận nhóm

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

Tìm hiểu đặc điểm dân cư khu vực Trung và Nam Mĩ.

● Đàm thoại, gợi mở

- GV yêu cầu Hs dựa vào H35.2 cho biết các luồng nhập cư vào khu vục Trung và Nam Mĩ.

- HS trả lời. Gv nhận xét và hỏi: Với các luồng nhập cư khác nhau đã tạo nên thành phần dân cư ntn ở khu vực? Có nền văn hóa gì? Nguồn gốc của nền văn hóa đó?

- HS trả lời – nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét - chuẩn kiến thức và mở rộng: Sự hình thành dân cư gắn liền với sự hình thành thành phần người lai và nền văn hóa Mĩ Latinh, tạo đk cho các quốc gia trong khu vực xóa bỏ tệ phân biệt chủng tộc.

- GV yêu cầu HS quan sát H43.1 cho nhận xét và trình bày sự phân bố dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ. Nguyên nhân?

- HS quan sát và trả lời – nhận xét – bổ sung.

- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

* Thảo luận nhóm 4 phút:

+ Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm.

- Câu hỏi: Nêu sự khác nhau cơ bản trong phân bố dân cư giữa Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ.

+ Bước 2: HS làm việc cá nhân

+ Bước 3: HS thảo luận nhóm.

+ Bước 4: đại diện một số nhóm trình bày các ý đã thảo luận.

+ Bước 5: GV tóm tắt và chốt kiến thức.

- Về cơ bản thì tương tự nhưng lại khác nhau ở hai điểm nổi bật:

+ Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố trên mạch núi An-đét, trong khi ở hệ thống núi Cooc-đi-e dân cư lại thưa thớt.

+ Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố thưa thớt trên các đồng bằng sông A-ma-dôn, trong khi ở Bắc Mĩ dân cư tập trung rất đông ở đồng bằng trung tâm.

1. Dân cư:

- Do có nhiều luồng nhập cư khác nhau nên phần lớn dân cư là người lai, có nền văn hóa Mĩ Latinh độc đáo được kết hợp từ 3 dòng văn hóa Anh Điêng, Phi và Âu.

- Dân cư phân bố không đồng đều

+ Chủ yếu tập trung ở vùng ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ.

+ Thưa thớt ở các vùng sâu trong nội địa.

+ Nguyên nhân: do ảnh hưởng của tự nhiên.

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về đô thị hóa (Thời gian: 17 phút)

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:

- PP sử dụng lược đồ, SGK…, kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ, kĩ thuật động não, kt trình bày 1 phút.

2. Hình thức tổ chức:

- Cá nhân, thảo luận nhóm

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

Tìm hiểu đặc điểm đô thị hóa

● Thảo luận nhóm nhỏ

+ GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm

+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm

  • Câu hỏi cho các nhóm

CH: Dựa vào nội dung kênh chữ sgk cho biết đặc điểm đô thị hóa, tỉ lệ dân đô thị ở khu vực Trung và Nam Mĩ?

* Nhóm 1+ 2: Quan sát hình 43.1, hãy:

- Cho biết sự phân bố các đô thị từ 3 triệu dân trở lên ở Trung và Nam Mĩ.

- Nêu tên các đô thị ở Trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu người.

* Nhóm 3-4: Cho biết các vấn đề nảy sinh do quá trình đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mĩ?

- Các nhóm thảo luận.

+ Các nhóm trình bày nội dung đã thảo luận

– Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

CH: So sánh sự khác nhau về quá trình đô thị hóa giữa Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ?

CH: phân tích môi trường bị ô nhiễm do những nguyên nhân nào?

  • Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường…

2. Đô thị hóa:

- Trung và Nam Mĩ có tốc độ đô thị hóa đứng đầu thế giới.

- Tỉ lệ dân đô thị cao 75% dân sống ở đô thị.

- Các đô thị lớn nhất: Ri-ô-đê Gia-nê-rô, Xao-pao-lô, Bu-ê-nôt Ai-ret.

- Đô thị hóa mang tính tự phát nên làm nảy sinh các vấn đề:

+ Xuất hiện các khu nhà ổ chuột, vấn đề việc làm, giao thông đi lại khó khăn,…

+ Môi trường đô thị bị ô nhiễm…

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 4 phút)

● Trình bày một phút

- GV yêu cầu HS trình bày đặc điểm dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ.

CH1: Vùng A: Vùng đảo cực bắc Canada. Khí hậu hàn đới khắc nghiệt, chỉ có người Anh-điêng và người E-xki-mô sinh sống.

Vùng B: Hệ thống núi Cooc-đi-e, chủ yếu là vùng núi và cao nguyên, khí hậu hoang mạc khắc nghiệt, ít người sống.

Vùng C: đồng bằng Ama-dôn, chủ yếu là rừng rậm xích đạo và nhiệt đới. Khí hậu nhiệt đới ẩm, đất đai màu mỡ nhưng chưa được khai thác hợp lí, ít người sinh sống.

Vùng D: hoang mạc trên núi cao phía nam hệ thống An-đét. Khí hậu khắc nghiệt, ít người sinh sống.

CH2: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa

Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ diễn ra với tốc độ nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian: 2 phút)

- Sưu tầm tranh ảnh về những vấn đề xã hội nảy sinh do đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mĩ.

- Nêu những biện pháp hạn chế tốc độ đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ.

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi bài tập SGK.

- Xem trước bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

MÔN ĐỊA LÍ 7

Bài 43: DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ

Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu ý đúng nhất trong các câu sau:

1. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của các nước Trung và Nam Mĩ là

A. dưới 1,7%. B. trên 1,7%. C. dưới 1,2%. D. trên 2,1%.

2. Tỉ lệ dân số đô thị của Trung và Nam Mĩ chiếm khoảng

A. 57%. B. 67%. C. 75%. D. 76%.

3. Đô thị nào sau đây không thuộc khu vực Trung và Nam Mĩ?

A. Niu-Iooc. B. Xao-Pao-lô. C. Ri-ô đê Gia-nê-rô. D. Bu-ê-nốt Ai-ret

4. Dân cư Trung và Nam Mĩ tập trung chủ yếu ở

A. ven biển, cửa sông. B. đồng bằng A-ma-dôn.

C. vùng sâu trong nội địa. D. ven biển, cửa sông, trên các cao nguyên.

5. Nước nào ở khu vực Trung và Nam Mĩ có lãnh thổ nằm hoàn toàn trong nội địa?

A. Pê-Ru. B. Ac-hen-ti-na. C. Bô-li-vi-a. D. Bra-xin.

6. Dân cư Trung và Nam Mĩ chủ yếu là người lại giữa

A. người Tây Ban Nha, Bồ Đồ Nha với người gốc Phi.

B. người Tây Ban Nha, Bồ Đồ Nha với người Anh Điêng.

C. người da đen châu Phi với người Tây ban Nha và Bồ đồ Nha.

D. người gốc Phi và người Anh Điêng với người Tây Ban Nha và Bồ Đồ Nha.

7. Đâu không phải là nguyên nhân làm cho vùng đồng bằng A-ma-dôn dân cư thưa thớt?

A. Rừng rậm phát triển. B. Giao thông khó khăn.

C. Diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ. D. Tài nguyên chưa được khai thác hợp lí.

8. Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ

A. đô thị hóa còn chậm, kinh tế phát triển nhanh.

B. đô thị hóa nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển.

C. đô thị hóa nhanh chưa gắn với quá trình công nghiệp hóa.

D. đô thị hóa không tương xứng với quá trình công nghiệp hóa.

9. Ý nào sau đây không phải là những vấn đề xã hội nảy sinh do đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ?

A. Bùng nổ dân số. B. Đời sống khó khăn.

C. Ô nhiễm môi trường. D. Thiếu chỗ ở, thiếu việc làm.

10. Biện pháp chủ yếu để hạn chế tốc độ đô thị hóa ở các nước Trung và Nam Mĩ là

A. phát triển kinh tế. B. quan tâm đến môi trường. C. nâng cao đời sống nhân dân. D. thực hiện tốt chính sách dân số.

Tuần: 26

Tiết: 49

Bài 44 KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ

Ngày soạn: 10/3/2019

Ngày giảng: 12/3/2019

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, học sinh đạt được:

1. Kiến thức:

- Hiểu rõ được sự phân chia đất đai ở Trung và Nam Mĩ không đồng đều, với hai hình thức sản xuất nông nghiệp đại điền trang (La-ti-fun-đia) và tiểu điền trang (Mi-ni-fun-đia).

- Cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công.

- Nắm vững sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc phân tích lược đồ, ảnh địa lí để thấy được các hình thức sản xuất nông nghiệp, sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.

3. Thái độ: HS có thái độ học tập đúng đắn

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học; hợp tác; ...

- Năng lực riêng: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh...

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên

- Bản đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ.

- Một số hình ảnh về tiểu điền trang và đại điền trang.

2. Đối với học sinh

- Chuẩn bị bài, SGK, TBĐ

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) (Thời gian: 5 phút)

1. Mục tiêu

- HS biết về sự phân chia đất đai ở Trung và Nam Mĩ không đồng đều với hai hình thức sản xuất tiểu điền trang và đại điền trang

2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua lược đồ - Cá nhân/nhóm.

3. Phương tiện: Lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ.

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh và lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ để nắm được :

- Nhiều diện tích đất đai ở Trung và Nam Mĩ lại thuộc quyền sở hữu của các công ty tư bản nước ngoài tại sao vậy?

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh và lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ để nắm được sự phân bố cây trồng, vật nuôi.

Bước 2: HS quan sát lược đồ để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu các hình thức sở hữu trong nông nghiệp (Thời gian: 20 phút)

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK… KT học tập hợp tác …

2. Hình thức tổ chức: Cá nhân/nhóm

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

- GV: Hướng dẫn hs đọc từ “Ở Trung và Nam Mĩ .... phần lớn trồng các cây lương thực để tự túc” và hướng dẫn học sinh quan sát H44.1 và H44.3 SGK.

-Tổ chức thảo luận nhóm:

B.1 GV chia nhóm và giao nhiệm vụ

Quan sát H44.1 và H44.3 kết hợp với nội dung SGK cho biết ở Trung và Nam Mĩ có những hình thức sở hữu nào trong nông nghiệp, nêu đặc điểm của hình thức đó?

B.2 HS Thảo luận theo nhóm

B.3 HS đại diện báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

B.4 GV chuẩn hóa kiến thức.

Gồm hai hình thức:

+ Đại điền trang: H44.3 Sản xuất trên qui mô lớn.

+ Tiểu điền trang: H44.1 Sản xuất trên qui mô nhỏ.

? Nhiều diện tích đất đai ở Trung và Nam Mĩ lại thuộc quyền sở hữu của các công ty tư bản nước ngoài tại sao vậy?

- HS: Các công ty tư bản nước ngoài mua những vùng đất rộng lớn để lập đồn điền......

? Em có nhận xét gì về chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ?

- HS: Sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ còn rất bất hợp lí

? Để giảm bớt những bất hợp lí đó các quốc gia ở Trung và Nam Mĩ đã làm gì và đạt được kết qua như thế nào?

- GV: Riêng Cu Ba đã tiến hành thành công cải cách ruộng đất tại sao như vậy?

- HS: Vì Cu Ba là nước xã hội chủ nghĩa tiến bộ ở Trung và Nam Mĩ.

1. Nông nghiệp

a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp

Ở Trung và Nam Mĩ có hai

hình thức sở hữu trong nông nghiệp: Đại điền trang sản xuất trên qui mô lớn. Tiểu điền trang sản xuất trên qui mô nhỏ.

- Một số quốc gia ở Trung và Nam Mĩ ban hành luật cải cách ruộng đất nhưng kết quả thu được rất hạn chế.

HOẠT ĐỘNG 2. Các ngành nông nghiệp (Thời gian: 15 phút)

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, lược đồ, …

2. Hình thức tổ chức: Cá nhân/nhóm

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ nông nghiệp treo tường kết hợp với H44.4 SGK.

THẢO LUẬN NHÓM

B.1 GV chia nhóm và giao nhiệm vụ

? Cho biết ở Trung và Nam Mĩ có những loại cây trồng nào phân bố ở đâu?

B.2 HS Thảo luận theo nhóm

B.3 HS đại diện báo cáo kết quả thảo luận nhóm(Trình bày trên bản đồ)

B.4 GV chuẩn hóa kiến thức

+ Eo đất Trung Mĩ trồng mía, bông, cà fê, chuối.

+ Quần đảo Ăng Ti trồng cà fe, ca cao, thuốc lá và đặc biệt là mía.

+ Các quốc gia ở Nam Mĩ trồng bông, chuối, cà phê.

? Đánh giá chung về ngành trồng trọt ở Trung và Nam Mĩ?

? Dựa vào bản đồ và H44.4 H44.2 SGK cho biết loại gia súc nào được nuôi ở Trung và Nam Mĩ, chúng được nuôi ở đâu, vì sao?

- HS: Bò, cừu, lạc đà la ma được nuôi ở các đồng cỏ trên sườn núi An Đét.

? Đánh giá chung và ngành chăn nuôi đánh cá ở Trung và Nam Mĩ?

- GV: Hướng dẫn hs tóm tắt lại những kiến thức cơ bản trong nội dung bài.

b. Các ngành nông nghiệp.

* Trồng trọt:

- Trồng trọt ở Trung và Nam Mĩ mang tính chất độc canh chủ yếu trồng cây công nghiệp, cây ăn quả để xuất khẩu nhiều nước phải nhập khẩu lương thực.

* Chăn nuôi và đánh cá:

- Chăn nuôi ở Trung và Nam Mĩ phát triển với qui mô lớn.

- Pê Ru có sản lượng cá biển vào bậc nhất trên thế giới.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 3 phút)

- Tại sao nói chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ bất hợp lí, hậu quả?

- Dựa vào bản đồ và H44.4 SGK cho biết loại gia súc nào được nuôi ở Trung và Nam Mĩ, chúng được nuôi ở đâu ?

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ: 2 phút)

1. Sưu tầm thông tin: Các ngành công nghiệp của Trung và Nam Mĩ.

2. Tìm hiểu thông tin về rừng A-ma-dôn

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Môn: Địa lí Lớp 7

BÀI 44. KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ

Câu 1: Trong tổng dân số Trung và Nam Mĩ các đại điền chủ chiếm bao nhiêu phần trăm dân số ?

A. Gần 5%. B. 10%. C. 15 %. D. 20%.

Câu 2: Năng xuất các đại điền trang thấp do

A. thiếu lao động canh tác. B. sản xuất theo lối chuyên canh.

C.sản xuất theo lối quảng canh. D. đất đai kém màu mỡ dễ bạc màu.

Câu 3: Các công ti tư bản của Hoa Kỳ và Anh mua những vùng đát rộng lớn ở Trung và nam Mĩ chủ yếu không phải để

A. chăn nuôi.

B. lập đồn điền trồng trọt.

C. thành lập các khu nghỉ dưỡng.

D. xây dựng các khu chế biến nông sản xuất khẩu.

Câu 4: Quốc gia nào của Trung và Nam Mĩ đã tiến hành thành công cuộc cải cách ruộng đất

A. Cu ba. B. Bra xin. C. Achentina. D.Vê- nê-xu-ê-la.

Câu 5: Ngành trồng trọt ở nhiều nước Trung và Nam Mĩ mang tính chất độc canh do

A. điều kiện khí hậu. B. tập quán ăn uống.

C. lệ thuộc vào nước ngoài. D. chính sách của nhà nước.

Câu 6: Loại cây được trồng nhiều nhất ở eo đất Trung Mĩ là:

A. Mía. B. Chuối. C. Ca cao. D. Đậu tương.

Câu 7: Các quốc gia trồng nhiều cà phê ở Nam Mĩ là :

A. E- cu-a-đo, Chi-lê. B. U-ruguay, Chi-lê.

C. Bra-xin, Co-lom-bia. D. Ac-hen-ti-na, Pê-ru.

Câu 8: Nơi nào ở Trung và Nam Mĩ xuất khẩu lúa mì ?

A. Bra-xin, Ac-hen-ti-na. B. Bra-xin, U-ruguay.

C. U-ruguay, Ac-hen-ti-na. D. U-ruguay, Pa-raguay.

Câu 9: Nước nào ở Trung và Nam Mĩ sản lượng cá lớn nhất thế giới ?

A. Chi-lê. B. Pê-ru. C. U-ruguay. D. Bra-xin.

Câu 10: Trên sườn núi Trung An-đet người ta chăn nuôi con con nuôi con gì?

A. Cừu. B. Bò sữa. C. Lạc Đà D. Cừu, lạc đà Lama

Tuần: 25

Tiết: 48

Phần ba: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI

Ở CÁC CHÂU LỤC

Bài 45: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MỸ (TT)

Ngày soạn: 13/3/2019

Ngày giảng: 15/3/2019

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Trình bày và giải thích một số đặc điểm kinh tế Trung và Nam Mĩ
  • Hiểu được vấn đề khai thác vùng A-ma-don và những vấn đề môi trường cần quan tâm
  • Trình bày được về khối kinh tế Mec-co-xua của Nam Mĩ
  1. Kĩ năng
  • Sử dụng các bản đồ lược đồ kinh tế của Trung và Nam Mĩ
  • Khai thác kiến thức từ tranh ảnh
  1. Thái độ

Thấy được vai trò của rừng đối với sự sống và phát triển kinh tế

  1. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: tự học; hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh...

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên:

- Lược đồ phân bố công nghiệp Trung và Nam Mĩ.

- Hình ảnh rừng Amadon, phá hoại rừng Amadon

- Hình ảnh khối thị trường chung Mec-co-xua

2. Đối với học sinh:

- Sách, vở, đồ dùng học tập

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát)

(Thời gian: 5 phút)

1. Mục tiêu

- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết, nhắc lại các kí hiệu về các ngành công nghiệp được thể hiện trên lược đồ và phân bố các ngành công nghiệp

- Hiểu được việc khai thác quá mức phục vụ cho phát triển kinh tế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên

Kết nối bài học ...

2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp - Cá nhân.

3. Phương tiện: Lược đồ phân bố công nghiệp của Trung và Nam Mĩ.

4. Các bước hoạt động:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Giáo viên cho HS xem lược đồ (không có phần đi chú thích) phân bố các ngành công nghiệp của Trung và Nam Mĩ

  • Quan sát lược đồ phân bố các ngành công nghiệp Trung và Nam Mĩ. Hãy cho biết có những ngành công nghiệp nào thể hiện trong lược đồ?
  • Theo em thì những ngành công nghiệp này phân bố ở đâu?

Bước 2: HS quan sát lược đồ và suy luận để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài

Việc phát triển và phân bố các ngành công nghiệp của Trung và Nam Mĩ không đồng đều, phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu tại chổ. Để hiểu rõ hơn đặc điểm phát triển và phân bố các ngành công nghiệp Trung và Nam Mĩ như thế nào. Bên cạnh đó việc phá hoại tự nhiên, rừng nguyên sinh đã ảnh hưởng đến cuộc sống con người ra sao. Chúng ta cùng vào bài mới.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động sản xuất công nghiệp Trung và Nam Mĩ (thời gian 12 phút)

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:

- PP sử dụng lược đồ, hình ảnh

- Kĩ thuật: Kĩ thuật giao nhiệm vụ, trình bày.

2. Hình thức tổ chức:

- Thảo luận cặp đôi

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

2. Công nghiệp

  • Bước 1: GV giao nhiệm vụ

- Dựa vào hình 45.1 SGK, trình bày sự phân bố sản xuất của các ngành công nghiệp chủ yếu ở khu vực Trung và Nam Mỹ ?

- Nêu một số nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực?

  • Vì sao mà các nước ở khu vực Anđét phát triển công nghiệp khai khoáng, vùng biển Caribê phát triển công nghiệp thực phẩm và sơ chế nông sản?
  • Em hãy cho biết các ngành công nghiệp chủ yếu của Trung- Nam Mĩ?

Bước 2: HS làm việc theo cặp

Bước 3: HS báo cáo kết quả, các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung

Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức

2.Công nghiệp

- Các ngành công nghiệp chủ yếu : Khai thác khoáng sản, sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm để xuất khẩu

- Công nghiệp phát triển tương đối toàn diện là Bra Xin, Ac Hen Ti Na, Chi Lê, Vê-Nê- Xu-ê- La.

HOẠT ĐỘNG 2. Vấn đề khai thác rừng Amadon (Thời gian: 12 phút)

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:

- PP sử dụng SGK, tranh ảnh, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật động não, trình bày.

2. Hình thức tổ chức:

- Thảo luận nhóm

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

3. Vấn đề khai thác rừng Amadon

Bước 1: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ

Nhóm 1 và 2: Lợi ích của rừng Amadon?

Nhóm 3 và 4: Vì sao phải bảo vệ rừng Amadon?

Nhóm 5 và 6: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng Amadon?

Bước 2: Các nhóm thảo luận

Bước 3: Đại diện một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung

Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức, minh họa bằng hình ảnh (phụ lục 1)

  1. Vấn đề khai thác rừng A-ma-dôn

- Khai thác rừng Amadon, góp phần phát triển kinh tế.

- Việc khai thác rừng Amadon vào mục đích kinh tế đã làm hủy hoại môi trường, ảnh hưởng đến khí hậu khu vực và toàn cầu

HOẠT ĐỘNG 3. Khối thị trường Mec-co-xua (Thời gian: 7 phút)

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:

- PP sử dụng tranh ảnh, SGK

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, KT động não, KT trình bày.

2. Hình thức tổ chức:

- Cá nhân

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

  1. Khối thị trường chung Mec-co-xua

Bước 1: GV cho HS xem các hình ảnh liên quan đến khối thị trường chung Mec-co-xua (phụ lục 2), đọc khai thác thông tin và trả lời câu hỏi:

- Thời gian thành lập khối Mec-co-xua?

- Khối Mec-co-xua gồm những quốc gia nào?

- Mục tiêu của khối Me-co-xua?

- Nêu thành tựu của khối thị trường Mec-co-xua?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

Trong quá trình HS làm việc GV phải quan sát theo dõi đánh giá thái độ

Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức

4.Khối thị trường chung Mec-co-xua

Năm 1991 các nước Bra Xin, Ac Hen Ti Na, U Ru Goay,Pa ra Goay đã thống nhất cùng nhau hình thành 1 thị trường chung

  • Mục tiêu

Tháo gỡ hàng rào thuế quan, tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kỳ.

  • Thành tựu

Việc tháo dỡ hàng rào thuế quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khôi đã góp phần làm tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 5 phút)

GV cho HS trình bày một trong các nội dung đã học:

- Đặc điểm phát triển công nghiệp Trung và Nam Mĩ

- Nguyên nhân và hậu quả của việc khai thác rừng Amadon

- Trình bày đặc điểm khối thị trường Mec-co-xua?

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian: 4 phút)

- Sưu tầm hình ảnh về tác hại của việc phá rừng Amadon

- Vì sao chúng ta cần bảo vệ rừng Amadon.

- Nắm vững nội dung kiến thức bài. Làm BT 1, 2, 3. (GV hướng dẫn bài tập 2).

- Tìm hiểu bài mới: Thực hành: Sự hóa thảm thực vật ở sườn Đông sườn Tây dãy An-det

10 CÂU HỎI TNKQ CỦA BÀI 45: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ (tt)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất

Câu 1/ Những nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Mĩ là

A. Chi –lê, Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Pê-ru.

B. Chi –lê, Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay.

C. Chi –lê, Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Pa-ra-guay.

D. Chi –lê, Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Vê-nê-xu-ê-la.

Câu 2/ Thế mạnh trong công nghiệp của các nước Nam Mĩ là

A. điện tử, lọc dầu, hóa chất. B. cơ khí, lọc dầu, thực phẩm.

C. khai thác khoáng sản, đóng tàu. D. khai thác khoáng sản, sơ chế nông sản, chế biến thực phẩm để xuất khẩu.

Câu 3/ Khối thị trường chung Méc-cô-xua được hình thành vào năm nào?

A. 1990. B.1991. C.1992. D.1993.

Câu 4/ Các nước thành viên khối thị trường chung Méc-cô-xua gồm

A. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay, Pê-ru.

B. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay, Bô-li-vi-a.

C. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay, Bô-li-vi-a, Chi-lê.

D. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay,Pa-ra-guay, Bô-li-vi-a, Chi-lê.

Câu 5/ Mục tiêu của khối thị trường chung Méc-cô-xua là

A. tăng cường phát triển kinh tế của các nước thành viên trong khối.

B. hợp tác trao đổi kinh tế của các nước thành viên nhắm tăng khả năng cạnh tranh

trên thị trường thế giới.

C. tăng cường quan hệ ngoại thương giữa các thành viên, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.

D. tăng cường quan hệ ngoại thương giữa các thành viên, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Câu 6/ Các nước ở khu vực An –đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh ngành công nghiệp nào?

A. Hóa chất. B. Thực phẩm. C. Khai khoáng. D. Sản xuất ô tô.

Câu 7/ Những thành tựu đã đạt được của khối Mec-cô-xua

A. tăng khả năng cạnh tranh của các nước thành viên trên thị trường thế giới.

B. đã kết hợp được thế mạnh của các nước thành viên tạo nên một thị trường chung rộng lớn.

C. việc tháo dỡ hàng rào thế quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối đã góp phần gia tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối.

D. việc tháo dỡ hàng rào thế quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối đã góp phần gia tăng sự thịnh vượng của các thành viên trong khối, đã kết hợp được thế mạnh của các nước thành viên tạo nên một thị trường chung rộng lớn.

Câu 8/ Dựa vào lược đồ phân bố công nghiệp Trung và Nam Mĩ. Các nước vùng biển Ca-ri-bê phát triển mạnh những ngành công nghiệp nào?

A. Sơ chế nông sản, đóng tàu. B. Đánh bắt cá, chế biến thực phẩm.

C. Sơ chế nông sản, chế biến thực phẩm. D. Sơ chế nông sản, chế biến thực phẩm, đánh bắt hải sản.

Câu 9/ Dựa vào lược đồ phân bố công nghiệp Trung và Nam Mĩ. Ngành sản xuất ô tô phát triển mạnh ở nước nào?

A. Pê-ru. B. Chi-lê. C. U-ru-guay. D. Bra-xin.

Câu 10/ Vì sao chúng ta phải đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn?

A. Đây là vùng dự trữ sinh học quý giá.

B. Có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông.

C. Đây là vùng dự trữ sinh học quý giá, có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận tải đường sông.

D. Bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế tác động xấu tới môi trường của khu vực và toàn cầu.

Tuần: 27

Tiết: 51

Bài 46: Thực Hành

SỰ PHÂN HOÁ CỦA THẢM THỰC VẬT Ở SƯỜN ĐÔNG VÀ SƯỜN TÂY

CỦA DÃY NÚI ANĐÉT

Ngày soạn: 18/3/2019

Ngày giảng: 20/3/2019

I MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài thực hành HS cần:

1. Kiến thức:

- Nắm vững sự phân hoá của môi trường theo độ cao của Anđét.

- Hiểu rõ sự khác nhau giữa sườn đông và sườn tây của dãy Anđét. Sự khác nhau trong vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở sườn đông và sườn tây dãy Anđét.

2. Kĩ năng:

- Quan sát sơ đồ lát cắt, qua đó nhận biết được qui luật phi địa đới thể hiện ở sư thay đổi thảm thực vật ở 2 sườn Đông & Tây An-đét.

3. Thái độ:

-Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.

- Có ý thức ham học hỏi

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học; hợp tác, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng tranh ảnh, lược đồ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên

- Lát cắt sườn đông và sườn tây của dãy Anđét.

- Lược đồ tự nhiên Nam Mĩ.

2. Đối với học sinh

- Lược đồ miền Bắc của dãy Anđét.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Thời gian: 5 phút)

1. Mục tiêu.

- Học sinh được gợi nhớ về sự phân hóa của thảm thực vật theo độ cao và hướng sườn của 2 bên dãy núi An đét, sử dụng kĩ năng đọc sơ đồ để nhận biết.

-Tìm ra những đặc điểm mà học sinh chưa biết về sườn Đông và sườn Tây của dãy núi An đét.

1. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua tranh ảnh - Cá nhân.

2. Phương tiện: Sơ đồ sườn Tây và sườn Đông An-đét qua lãnh thổ Pê-ru

3. Các bước hoạt động:

Bước 1. Giao nhiệm vụ

Giáo viên cung cấp một số hình ảnh về sơ đồ sườn Tây và sườn Đông An-đét và yêu cầu học sinh nhận biết: Quan sát các hình dưới đây, em hãy kể tên sự phân hóa của thảm thực vật ở 2 bên sườn Tây và sườn Đông của dãy núi An-đét?

Bước 2. Học sinh quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3. Học sinh báo cáo kết quả (HS trả lời, HS khác nhận xét)

Bước 4. GV dẫn dắt vào bài: Tại sao lại có sự khác nhau về thảm thực vật ở sườn Tây và sườn Đông của dãy núi An-đét -> Tìm hiểu bài mới.

B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

1. HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu các đai thực vật theo chiều cao ở sườn Tây và sườn Đông dãy An-đét (thời gian: 25 phút)

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:

- PP sử dụng tranh ảnh, SGK, kĩ thuật giao nhiệm vụ, KT động não, KT trình bày.

2. Hình thức tổ chức:

- Cá nhân, thảo luận nhóm.

1. Bài tập 1, 2.

Bước 1: Phân chia nhóm và giao nhiệm vụ

Bài tập 1 & 2: Dựa vào Hình 46.1&2 SGK yêu cầu các nhóm ghi cụ thể thứ tự các đai thực vật ở sườn Đông, Tây An-đét theo chiều cao, giới hạn phân bố của từng đai.

- Nhóm 1 + 2 : Tìm hiểu sườn Đông; - Nhóm 3 + 4: Tìm hiểu sườn Tây.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: Trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

Độ cao (met)

Sự phân bố thực vật theo đai cao ở An-đet

Sưn Đông

Sườn Tây

0 → 1000

- Rừng nhiệt đới.

- Thực vật ½ hoang mạc.

1000 → 1300

- Rừng lá rộng.

- Cây bụi, xương rồng.

1300 → 2000

- Rừng lá kim.

- Cây bụi, xương rồng.

2000 → 3000

- Rừng lá kim.

- Đồng cỏ, cây bụi.

3000 → 4000

- Đồng cỏ.

- Đồng cỏ núi cao.

4000 → 5000

- Đồng cỏ núi cao.

- Đồng cỏ núi cao.

> 5000

- Đồng cỏ núi cao + Băng tuyết.

- Băng tuyết

HOẠT ĐỘNG 2. Giải thích tại sao từ độ cao 0 -1000m, ở sườn Đông có rừng nhiệt đới còn ở sườn Tây là thực vật nửa hoang mạc (Thời gian: 9 phút)

1. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học:

- PP sử dụng SGK, tranh ảnh…, kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ, kĩ thuật động não, đặt câu hỏi, học tập hợp tác.

2. Hình thức tổ chức: Cá nhân

2. Bài tập 3

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS Quan sát Hình 46.1 & 46.2, kết hợp bảng so sánh bài tập 1 & 2 để giải thích sự khác nhau về thảm thực vật ở độ cao 0 -1000 m giữa sườn Đông và sườn Tây của dãy An-đét đi qua lãnh thổ Pê-ru.

- Phần lớn lãnh thổ Trung và Nam Mĩ nằm trong đới khí hậu nào? Có loại gió gì thổi thường xuyên quanh năm?

- Xác định các dòng hải lưu chảy qua khu vực Trung và Nam Mĩ? Nêu ảnh hưởng của các dòng hải lưu đối với khí hậu khu vực?

- Dựa vào các điều kiện tự nhiên vừa tìm hiểu được, hãy giải thích sự phân hóa khí hậu khác nhau giữa sườn Đông và Tây của dãy An-đét?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…

Bước 3: Trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

* Nguyên nhân của sự phân hóa thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây của dãy An-đét:

- Ở sườn Đông An-đét: Là sườn đón gió Tín phong hướng Đông Bắc và Đông Nam thổi thường xuyên quanh năm mang lại hơi ẩm của dòng biển nóng Guy-a-na và Bra-xin chạy ven bờ vào sâu trong đất liền, do đó khí hậu mang tính chất nóng ẩm, mưa nhiều và mưa quanh năm tạo điều kiện cho rừng nhiệt đới phát triển.

- Ở sườn Tây An-đét: Sau khi gió trút hết hơi nước ở sườn đón gió, vượt núi trở nên biến tính khô và nóng (hiệu ứng phơn), cộng với tác dụng của dòng biển lạnh Pê-ru chảy sát ven biển làm cho khối khí từ biển vào bị mất hơi nước trở nên khô, dẫn đến khí hậu ở sườn Tây khô hình thành thảm thực vật nửa hoang mạc.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 4 phút)

- GV cho HS trình bày một trong các nội dung đã học.

+ Ở độ cao 4000 - 5000 m của sườn Đông và sườn Tây có đai thực vật nào?

+ Tại sao từ độ cao 0 -1000m ở sườn Đông có rừng nhiệt đới còn ở sườn Tây là thực vật nửa hoang mac?

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (Thời gian: 2 phút)

- Nắm vững các BT 1, 2, 3 sgk và rèn luyện thêm trong tập bản đồ.

- Ôn lại toàn bộ Châu Mĩ để tiết sau ôn tập.

10 câu hỏi trắc nghiệm bài 46 – Địa lí 7

Nhận biết

Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu ý trả lời đúng nhất

Câu 1: Quan sát H46.1, ở độ cao từ 0m đến 1000 m, có đai thực vật

A. cây bụi xương rồng. B. đồng cỏ cây bụi.

C. đồng cỏ núi cao. D. thực vật nửa hoang mạc.

Câu 2: Quan sát H46.1, xác định các đai thực vật theo chiều cao từ 1000 m đến 2000 m?

A. Băng tuyết. B. Cây bụi xương rồng.

C. Đồng cỏ núi cao. D. Đồng cỏ cây bụi.

Câu 3: Đai thực vật rừng lá rộng ở H46.2 được phân bố ở độ cao nào?

A. 0 đến 1000 m. B. 1000 đến 1300 m.

C. 1300 m đến 3000 m. D. 3000 đến 4000 m.

Câu 4: Đai thực vật rừng lá kim ở H46.2 được phân bố ở độ cao nào?

A. 1300 đến 3000 m. B. 3000 đến 4000 m.

C. 4000 m đến trên 5000 m. D. trên 5000 m đến 6000 m.

Thông hiểu

Câu 5: Quan sát H46.1, xác định các đai thực vật theo thứ tự từ chân núi đến đỉnh núi?

A. Thực vật nửa hoang mạc -> Cây bụi xương rồng -> Đồng cỏ cây bụi -> Băng tuyết -> Đồng cỏ núi cao.

B. Thực vật nửa hoang mạc->Cây bụi xương rồng -> Đồng cỏ cây bụi -> Đồng cỏ núi cao ->Băng tuyết.

C. Băng tuyết -> Đồng cỏ núi cao -> Đồng cỏ cây bụi ->Cây bụi xương rồng -> Thực vật nửa hoang mạc.

D. Cây bụi xương rồng -> Đồng cỏ cây bụi -> Đồng cỏ núi cao -> Thực vật nửa hoang mạc -> Băng tuyết.

Câu 6: Quan sát H46.2, xác định các đai thực vật theo thứ tự từ đỉnh núi xuống chân núi?

A. Băng tuyết -> Đồng cỏ núi cao -> Đồng cỏ -> Rừng lá kim -> Rừng lá rộng -> Rừng nhiệt đới.

B. Đồng cỏ -> Băng tuyết -> Rừng lá kim -> Rừng lá rộng -> Rừng nhiệt đới -> Đồng cỏ núi cao.

C. Rừng lá kim -> Rừng lá rộng -> Rừng nhiệt đới -> Đồng cỏ núi cao -> Băng tuyết -> Đồng cỏ.

D. Rừng lá rộng -> Rừng lá kim -> Băng tuyết ->Rừng nhiệt đới -> Đồng cỏ núi cao -> Đồng cỏ.

Câu 7: Quan sát H 46.1 và H46.2, ở cùng độ cao 4000m – 4500 m có các đai thực vật nào giống nhau?

A. Đồng cỏ. B. Đồng cỏ núi cao.

C. Rừng lá kim. D. Đồng cỏ cây bụi.

Vận dụng thấp

Câu 8: Quan sát H46.2, cho biết thảm thực vật nào thích hợp với khí hậu nóng, ẩm ướt, mưa nhiều?

A. Đồng cỏ. B. Rừng lá kim.

C. Rừng lá rộng. D. Rừng nhiệt đới.

Câu 9: Quan sát H46.1, cho biết thảm thực vật nào thích hợp với khí hậu khô, ít mưa?

A. Đồng cỏ cây bụi. B. Cây bụi xương rồng.

C. Đồng cỏ núi cao. D. Thực vật nửa hoang mạc.

Vận dụng cao

Câu 10: Từ độ cao 0- 1000m, ở sườn đông có rừng nhiệt đới còn ở sườn tây là thực vật nửa hoang mạc là do

A. sườn đông mưa nhiều, thực vật phát triển, sườn tây khô hạn hơn.

  1. sườn tây có nhiệt độ cao, ít mưa còn sườn đông ẩm, mưa nhiều.

C. sườn tây ảnh hưởng của dòng lạnh Pê-ru, sườn đông ảnh hưởng của dòng nóng Guy-a-na và gió Tín Phong Đông Bắc.

D. sườn đông ảnh hưởng của dòng lạnh Pê-ru, sườn tây ảnh hưởng của dòng nóng Guy-a-na và gió Tín Phong Đông Bắc.

Ngày soạn : 20/3/2019

Ngày giảng: 22/3/2019

Tiết 52: ÔN TẬP

I. Mục tiêu bài học :

1. Kiến thức:

- Nhằm hệ thống hoá và củng cố kiến thức đã học cho học sinh nắm từ Châu phi đến châu mỹ

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng đọc lược đồ và trả lời các câu hỏi ở dạng giải thích .

3. Tư tưởng:

- Nắm được hệ thống ôn, để làm bài kiểm tra cho tốt.

- Có ý thức kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình để để hệ thống lại nội dung ôn tập trong chương châu Phi và châu Mĩ

II. Chuẩn bị phương tiện dạy học:

1.Giáo viên:

- Bản đồ tự nhiên Châu Phi và Châu Mĩ.

2.Học sinh:

- SGK, tài liệu tham khảo

III.Hoạt động dạy học:

1.Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3.Bài tập:

* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập

1. Nêu sự khác biệt về kinh tế giữa khu vực Bắc Phi và khu vực trung Phi?

- Các nước Bắc Phi ven điạ trung hải trồng lúa mì, ô liu, các nước phía nam Xahara trồng lạc, ngô, bông. Ngành công nghiệp chính là khai khoáng và khai thác dầu mỏ.

- Các nước Trung Phi trồng trọt và chăn nuôi theo lố cổ truyền, khai thác khoáng sản, lâm sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu.

2. Sự khác nhau về dân cư, xã hội giữa khu vực trung và Bắc Phi?

- Khu vực Bắc Phi: Đa số là người ả rập, Béc Be thuộc chủng tộc Ơrôpêôit chủ yếu theo đạo hồi. Kinh tế tương đối phát triển nhờ vào sản xuất nông nghiệp và khai thác dầu mỏ.

- Khu vực trung Phi: Thuộc chủng tộc Nê grô ít có tín ngưỡng đa dạng hầu hết các nước trong khu vực kinh tế còn thấp kém dựa vào khai thác lâm sản, khủng hoảng kinh tế, nạn đói xảy ra.

3. Tại sao khí hậu Nam Phi ẩm và dịu hơn khu vực Bắc Phi?

- Lãnh thổ khu vực Nam Phi hẹp hơn Bắc Phi, có dòng biển nóng chảy ven bờ và gió đông nam từ AĐD thổi vào đem theo hơi nước làm cho thời tiết ở đây quanh năm mưa nhiều hơn Bắc Phi.

4. Trình bày sự phân hoá của khí hậu Bắc Mĩ? Giải thích sự phân hoá đó?

- Trải dài từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 150B, Bắc Mĩ nằm cả 3 vành đai khí hậu hàn đới, ôn đới và nhiệt đới. Trong mỗi đới khí hậu lại có sự phân hoá theo chiều tây – đông, đặc biệt là sự phân hoá giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100 độ T cảu HOA Kỳ, cso thể chia 4 vùng khí hậu:

a) Các đảo phía bắc, Alaxca, Bắc Canada cso khí hậu hàn đới.

b) Hầu hết sơn nguyên phía đông và đông bắc trung tâm có khí hậu ôn đới.

c) Phía tây dãy Coócđie cso khí hậu núi cao.

d) Miền nam lục địa có khí hậu nhiệt đới.

5. Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kỳ và Canada phát triển đến trình độ cao?

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Đồng bằng rộng lớn, khí hậu ôn đới.

- Ưu thế về khoa học kỹ htuật: Có nhiều thiết bị tự động hoá được sự hỗ trợ đắc lực của cả việc nghiên cứu về giống, phân bón, thuốc trừ sâu.

- Cách tổ chức sản xuất nông nghiệp tiến tiến, chuên môn hoá cao.

6. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ?

- Khối kinh tế này được thành lập để kết hợp được thế mạnh của 3 nước tạo nên thị trường chung rộng lớn tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

+ Hoa Kỳ va Canada cso nền kinh tế phát triển, Mê Hi Cô có nguồn lao dộng dồi dào, giá rẻ.

7. So sánh đặc điểm địa hình Bắc Mĩ với đặc điểm địa hình Nam Mĩ?

+ Điểm giống nhau: Gồm 3 dạng địa hình chính phân bố như nhau từ tây sang đông, núi trẻ, đồng bằng núi già và cao nguyên.+

+ Điểm khác nhau: ở Bắc Mĩ hệ thống núi Coóc đie và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ trong khi ở Nam Mĩ hệ thống Anđét cao và đồ sộ hơn nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với hệ thống Coócđie ở Bắc Mĩ.

8. Nêu tên các kiểu khí hậu ở trung và Nam Mĩ? Sự phân bố các kiểu khí hậu này có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố địa hình?

- Khí hậu cận nhiệt đới: 280N – 400N

- Khí hậu nhiệt đới xích đạo: 100N – 280N

- Khí hậu ôn đới: 400N trở xuống.

* Theo địa hình, khí hậu giữa khu tây (dãy Andét ) và khu đông (ĐB) trung tâm và cao nguyên phía đông của Nam Mĩ có sự phân hoá khác.

9. Trình bày các kiểu môi trường ở trung và Nam Mĩ?

- Từ bắc đến nam: Đồng bằng Amazon: Rừng xích đạo phát triển quanh năm, thực vật, động vật rất phong phú. Phía đông eo đất trung Mĩ và quần đảo ăng ti là rừng rậm nhiệt đới.

+ Phía tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng ti và đông bằng ô ri nô cô(Nam Mĩ ) rừng thưa và Xavan phát triển .

+ ở đồng bằng PamPa: Thảo nguyên phát triển rộng lớn.

+ Miền duyên hải phía tây vùng trung Anđét: Hoang mạc.

+ Trên cao nguyên Patagônia phía nam Nam Mĩ có bán hoang mạc ôn đới.

- Thấp lên cao: Thiên nhiên vùgn Andét thay đổi theo 2 chiều bắc nam từ chân núi đến đỉnh núi.

+ ở chân núi vùng bắc và trung An đét có số rừng xích đạo quanh năm rậm rạp. Vùng nam Anđét rừng cận nhiệt và ôn đới phát triển.

+ Lên cao các cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo độ cao và thay đổi của nhiệt độ.

10. Giải thích vì sao phía tây Andét lại có hoang mạc?

- Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pêru rất mạnh chảy sát bờ biển làm cho hơi nước từ biển vào đi qua dòng biển này gặp lạnh ngưng đọng thành sương mù. Khi không khí vào đến đất liền đã mất hơi nước trở nên mưa khô rất hiếm tạo điều kiện cho hoang mạc phát triển.

11. Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào?

- ở Bắc Mĩ phát triển đô thị gắn với việc phát triển kinh tế công nghiệp hoá, hình thành nhiều trung tâm công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành dịch vụ … giải quyết được công ăn việc làm, nâng cao đời sống người dân.

- ở Nam Mĩ: đô thị phát triển nhanh nhưng kinh tế chậm phát trỉên dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về đời sống và môi trường.

12. Nêu sự bất hợp lý trong chế độ sở hữu ruộng đất ở trung và Nam Mĩ?

- Đại đa số nông dân bản địa sở hữu chưa tới 40% đất đai canh tác, trong khi chỉ 5% đại điền chủ và mọtt số công ty nước ngoài chiếm tới 60% quốc gia Trung và Nam Mĩ lệ thuộc vào nước ngoài.

13. Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon?

- Rừng Amazon ở Nam Mĩ có diện tích rộng lớn, đất đai màu mỡ, bao phủ bởi rừng nhiệt đới, mạng lưới sông ngòi rộng lớn, dày đặc, nhiều khoáng sản. Đây không chỉ là lá phổi của thế giới, vùng dự trữ sinh học quý giá mà còn là vùng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế: Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải. Do đó bảo vệ môi trường được đặt ra là cần thiết.

Hoạt động 2 Củng cố - Gv chốt lại một số câu hỏi.

* Hoạt động 2: Củng cố - dặn dò

* Củng cố

- Gv hệ thống tàn bộ nội dung ôn tập.

* Dặn dò

- Yêu cầu hs ôn tập tiết sau kiểm tra 1 tiết.

Tuần: 29 Ngày soạn: 03/4/2019

Tiết: 56 Ngày dạy: 05/4/2019

Bài 49: DÂN CƯ VÀ KINH TẾ CHÂU ĐẠI DƯƠNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm vững đặc điểm dân cư và lịch sử phát triển kinh tế - xã hội Châu Đại Dương, đặc biệt là của Ôx-trây-li-a và Niu-di-lân.

- Hiểu rõ mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên với sự phân bố dân cư, sự phát triển công, nông nghiệp.

2. Kĩ năng: 

- Củng cố kĩ năng đọc, phân tích, nhận xét nội dung các lược đồ, bảng số lệu.

3. Thái độ:

- Tinh thần học hỏi, ham hiểu biết

- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên

II. Chuẩn bị của GV và HS:

1. GV:

- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị ở Ôx-trây-li-a.

- Bản đồ kinh tế Ôx-trây-li-a.

- Ảnh về thổ dân ở Ôx-trây-li-a, ảnh về cảnh chăn nuôi khai khoáng.

2. HS:

- Tìm hiểu nội dung bài mới

- Sưu tầm tranh ảnh tài liệu liên quan đến nội dung bài học

III. Tổ chức các hoạt động dạy học::

1. Ổn định: (2’)

- Điểm danh:

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Trình bày đặc điểm khí hậu, thực vật và động vật ở Châu Đại Dương?

- Phần lớn các đảo của Châu Đại Dương có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều hoà. Quần đảo Niu-di-len và phía nam lục địa Ôx-trây-li-a có khí hậu ôn đới. Phần lớn diện tích lục địa Ôx-trây-li-a là hoang mạc.

- Thực vật: Rừng xích đạo xanh quanh năm, rừng mưa nhiệt đới, rừng dừa.

- Động vật: Rất độc đáo với các loài thú có túi, cáo mỏ vịt....

A. Hoạt động khởi động (Tình huống xuất phát)

- Thời gian: (5’)

- Gv: Treo bản đồ Bản đồ phân bố dân cư và đô thị ở Ôx-trây-li-a, bản đồ kinh tế Ôx-trây-li-a.

? Quan sát bản đồ, nhận xét về sự phân bố dân cư và trình độ phát triển kinh tế của các nước Châu Đại Dương?

- Hs: Phát biểu cá nhân

- Gv: Nhận xét, chốt kiến thức: Châu Đại Dương dân số không đông (năm 2001 là 31 triệu người) nhưng lại chia thành nhiều quốc gia, các quốc gia có nền kinh tế phát triển hết sức trênh lệch.

B. Hình thành kiến thức mới.

- Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư Châu Đại Dương (15’)

1. Mục tiêu:

- Nắm vững về sự phát triển kinh tế đặc điểm dân cư và lịch sử xã hội Châu Đại Dương

2. Phương pháp:

- Hướng dẫn hs quan sát bảng số liệu, bản đồ, rút ra kết luận; Thảo luận nhóm; đàm thoại; vấn đáp.

3. Hình thức tổ chức:

- Chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí.

4. Các bước hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bảng

- GV: Hướng dẫn hs đọc bảng số liệu SGK.

? Qua đọc bảng số liệu hãy nhận xét về mật độ dân số và tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia thuộc Châu Đại Dương?

- HS: thảo luận nhóm.

- HS: Báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

- Gv: Đánh giá, chốt kiến thức.

+ Mật độ dân số trung bình toàn châu lục rất thấp

+ Tỉ lệ dân thành thị rất cao 69% năm 2001. Tỉ lệ dân thành thị ở Ôx-trây-li-a và Niu-di-len cao hơn các quốc gia khác.

 

- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát trên bản đồ dân cư và đô thị Châu Đại Dương.

? Quan sát trên bản đồ rút ra nhận xét về sự phân bố dân cư và đô thị ở Châu Đại Dương?

- HS: Xác định trên bản đồ. Sự phân bố dân cư và đô thị ở Châu Đại Dương không đồng đều.

 

- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H49.1

? Xác định vị trí thành phố Xít-ni trên bản đồ?

- HS: Thực hiện trên bản đồ.

- GV: giới thiệu vài nét về thành phố Xít-ni (Ô-xtrâ-li-a)

- GV: Hướng dẫn hs đọc từ dân cư ... đến hết mục 1 và quan sát H49.2.

? Thành phần dân cư Châu Đại Dương có đặc điểm gì?

1. Dân cư.

 

 

 

 

  

- Số dân: 31triệu người (năm 2001)

- Mật độ dân số thấp (3,6 ng/km2)

- Tỉ lệ dân thành thị rất cao 69% (năm 2001)

 

 

 - Dân cư phân bố không đồng đều, phần lớn dân cư tập trung ở dải đất hẹp phía đông, đông nam lục địa Ôx-trây-li-a, bắc Niu-di-len.

 

- Thành phần dân cư gồm người bản địa và người nhập cư. Người bản địa chiếm khoảng 20% dân số, người nhập cư chiếm khoảng 80% dân số.

- Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế Châu Đại Dương (12’)

1. Mục tiêu:

- Nắm vững về đặc điểm sự phát triển kinh tế của Châu Đại Dương

- Hiểu rõ mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên với sự phát triển công, nông nghiệp.

2. Phương pháp:

- Hướng dẫn hs đọc, phân tích bảng số liệu, quan sát bản đồ, rút ra nhận xét.

- Đàm thoại

3. Hình thức tổ chức:

- Cả lớp cùng tham gia.

4. Các bước hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung ghi bảng

- GV: Hướng dẫn hs đọc phân tích bảng số liệu SGK.

? Dựa vào bảng số liệu SGK nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia ở Châu Đại Dương?

- HS: Trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia Châu Đại Dương không đồng đều, Phát triển nhất là Ôx-trây-li-a và Niu-di-len.

 

 - GV: Hướng dẫn học sinh quan sát trên bản đồ kinh tế và lược đồ H49.3 SGK.

? Nhận xét về nguồn tài nguyên khoáng sản và sự phân bố khoáng sản ở Châu Đai Dương?

- HS: Khoáng sản có trữ lượng lớn tập trung trên các đảo lớn thuộc tây Thái Bình Dương.

? Dựa vào lược đồ kể tên các sản phẩm nông nghiệp chính và nêu sự phân bố?

- HS: Trình bày trên bản đồ gồm: Củ cải đường, cam, chanh, táo, nho, mía .... phân bố ở ven biển và trên các đảo.

? Kể tên các ngành công nghiệp và sự phân bố công nghiệp ở Châu Đại Dương?

- HS: Cơ khí, hoá chất, sản xuất Ôtô, khai khoáng ... Công nghiệp chế biến tập trung trong các đô thị, công nghiệp khai khoáng tập trung ở vùng có nhiều khoáng sản.

- GV: Ngoài ra kinh tế du lịch cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với nhiều quốc gia thuộc Châu Đại Dương.

2. Kinh tế.

 

 

 - Trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia Châu Đại dương rất chênh lệch. Ôx-trây-li-a và Niu-di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển.

C. Luyện tập: (4’)

- Bài tập trắc nghiệm: Hãy chọn một chữ cái in hoa cho ý trả lời đúng.

1/ Mật độ dân số Châu Đại Dương so với thế giới:

A. Thấp nhất B. Trung bình C. Khá cao D. Cao

2/ Nước nào ở Châu Đại Dương nổi tiến về xuất khẩu lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa?

A. Va-nu-a-tu. B. Pa-pua Niu Ghi-nê C.Ôx-trây-li-a và Niu-di-len D. Palau

D. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: (2’)

- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.

- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.

- Chuẩn bị trước bài 50 “Thực hành viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ôx-trây-li-a”

Tuần : 30 Tiết : 57 N.S: 08/4/2019 N.D 10/4/2019

Bài 50 : THỰC HÀNH: VIẾT BÁO CÁO VỀ ĐẶC ĐIỂM

TỰ NHIÊN CỦA ÔXTRÂYLIA

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Đặc điểm tự nhiên(địa hình, khí hậu) của 3 địa điểm đại diện cho 3 kiểu khí hậu khác nhau của lục địa Ôxtrâylia và nguyên nhân của sự khác nhau đó

2. Kĩ năng:

- Nhận xét lát cắt địa hình, giải thích mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên

- Đọc , phân tích ảnh và bản đồ .

- Kĩ năng viết báo cáo và trình bày một phút .

- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục :

- Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin từ lược đồ và lát cắt để viết một bài báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ôxtrâylia.

- Giao tiếp:Trình bày suy nghĩ, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm .

- Tự nhận thức: Tự tin khi viết báo cáo và trình bày.

- Làm chủ bản thân : Đặt mục tiêu và quản lí thời gian khi viết báo cáo .

3. Thái độ :

- Ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngon ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ, video….

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên

- Bản đồ tự nhiên của châu Đại Dương.

- Lược đồ hình 50.3 sgk .

- Lát cắt địa hình lục địa Ôxtrâylia.

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa

- Tranh ảnh, tài liệu về lục địa Ô- xtrây-li -a

- Tập bản đồ địa lý 7

III. Tổ chức các hoạt động học tập:

Ổn định: ( 1 phút)

Kiểm tra bài cũ : (4ph)

- Trình bày đặc điểm dân cư châu Đại Dương .

- Nêu sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu- Di-len với các quốc đảo còn lại trong Châu Đại Dương?

A. Hoạt động khởi động: (3 phút)

- Mục tiêu: giúp học sinh nhận biét đặc điểm địa hình, khí hậu của lục địa Ô- xtrây-li-a

- Phương pháp: Phương pháp trực quan- Cá nhân.

- Phương tiện: Bản đồ

- Các bước hoạt động:

+ B1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp, bản đồ và nêu câu hỏi

+ B2: HS qua sát tranh ảnh và bản đồ

+ B3: GV dẫn dắt vào bài.

Dựa vào bản đồ dưới đây em nhắc lại đặc điểm về vị trí của Châu Đại Dương mà các em đã học.

Từ đó GV khởi động bài mới: Châu Đại dương có khoảng hơn một vạn đảo lớn nhỏ với nhiều quốc gia, trong đó Ô- xtrây- li-a là một quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất, chiếm 89,5% diện tích toàn châu lục. Do đó việc tìm hiểu sâu lục địa này là một việc rất cần thiết và quan trọng khi học Châu Đại Dương. Trong bài thực hành hôm nay ta cùng đi sâu nghiên cứu “ Đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a.

B. Hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1: Đặc điểm địa hình (15 phút)

- Mục tiêu: Giúp học sinh quan sát vào bản đồ và lát cắt trình bày đặc điểm địa hình của lục địa

- Phương pháp: Trực quan, đàm thoại: Sử dụng bản đồ tự nhiên châu Đại Dương, kết hợp hình vẽ lát cắt lục địa Ô- xtrây- li-a theo vĩ tuyến 300 N, câu hỏi gợi ý trong SGK.

- Hình thức tổ chức: thảo luận nhóm

- Các bước hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1:

GVcho học sinh quan sát bản đồ tự nhiên Châu Đại Dương và lát cắt địa hình:

GV chia nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

Nhóm 1:

- Địa hình có thể chia thành mấy khu vực?

Nhóm 2 và 3:

- Trình bày đặc điểm địa hình và độ cao chủ yếu của mỗi khu vực?

Nhóm 4:

- Đỉnh núi cao nhất nằm ở đâu? Cao khoảng bao nhiêu ?

Bước 2: học sinh thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.

Bài tập1:

- Gồm 3 khu vực

+ Phía tây: cao nguyên tây Ôxtrây-li-a cao trung bình khoảng 500m , 2 /3 diện tích lục địa tương đối bằng phẳng , giữa là những sa mạc.

+ Ơ giữa: đồng bằng trung tâm có hồ Ây-rơ sâu 16m , sông Đac-linh

+ Phía đông: dãy đông Ôxtrây-li-a cao 1600m. Chạy dài hướng BN: 3400m sát biển, Sườn Tây thoải, sườn đông dốc, đỉnh RaođơMao cao 1600m, nơi cao nhất là núi Côxiuxcô cao 2230m .

Hoạt động 2: Khí hậu của lục địa (17 phút)

- Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về các loại gió và hướng gió thổi đến lục địa. Tìm hiểu về sự phân bố lượng mưa và sự phân bố các hoang mạc, giải thích được sự phân bố đó.

- Phương pháp: Trực quan, đàm thoại: Sử dụng bản đồ tự nhiên châu Đại Dương, kết hợp với lược đồ hình 50.2 lược đồ hướng gió và sự phân bố lượng mưa ở lục địa Ô- xtrây-li-a, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm trên lục địa Ô-xtrây-li-a, câu hỏi gợi ý trong SGK.

-Hình thức tổ chức: thảo luận nhóm

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

Bước 1:

GV cho học sinh quan sát bản đồ, lược đồ và hình ảnh về biểu đồ (H48.1; H50.2; H50.3 sgk)

GV chia nhiệm vụ vho các nhóm:

Nhóm 1,2 :

- Xác định các loại gió và hướng gió thổi đến lục địa Ô- xtrây-li-a?

Nhóm 3:

- Nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên lục địa Ô- xtrây-li-a . Giải thích sự phân bố đó?

Nhóm 4:

- Nhận xét về sự phân bố hoang mạc ở lục địa Ô-xtrây-li-a.Giải thích sự phân bố đó?

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét và chuẩn xác kiến thức.

Bài tập 2 :

- Các loại gió và hướng gió:

+ Gió Tín Phong: hướng đông nam

+ Gió mùa: hướng đông bắc hướng tây bắc

+ Gió tây ôn đới: hướng tây đông

- Sự phân bố lượng mưa và giải thích sự phân bố:

+ Mưa nhiều: ven biển phía bắc và đông bắc do gần xích đạo, địa hình ven biển thấp, ảnh hưởng của dòng biển nóng và địa hình đón gió của dãy Đông Ô- xtrây-li-a.

+ Mưa ít: ven biển phía tây do ảnh hưởng dòng biển lạnh, gió tín phong đông nam với khí hậu lục địa khô nóng. Ven biển tây nam, đông nam do hướng gió thổi song song với bờ biển

  • Sự phân bố hoang mạc

+ Phía tây: do ảnh hưởng của dòng biển lạnh

+ Trung tâm: sâu trong nội địa, có đường chí tuyến nam đi qua, phía đông có địa hình chắn gió.

C. Luyện tập, vận dụng: 3 phút

BT trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất

CÂU HỎI NHẬN BIẾT

Câu 1. Địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a có thể chia làm mấy khu vực:

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 2. Dãy núi cao nhất nằm ở phía:

A. đông. B. tây. C. nam. D. bắc.

Câu 3. Dãy Đông Ô-xtrây-li-a có độ cao trung bình là:

A. 500m. B. 700-800m. C. 1000m. D. 1500m

Câu 4. Đặc điểm địa hình cao nguyên tây Ô- xtrây –li-a là:

A. gồm các sa mạc. B. cao nguyên ở giữa có nhiều hồ.

C. sườn tây thoải, sườn đông dốc. D. chiếm 2/3 diện tích lục địa.

CÂU HỎI THÔNG HIỂU

Câu 5. Gió Tín phong thổi theo hướng :

A. tây bắc. B. đông nam. C.tây nam. D. đông bắc.

Câu 6. Mưa từ 1001 đến 1500mm phân bố chủ yếu ở đâu :

A. rìa bắc và đông bắc của lục địa.

B. Pa-Pua-Niu-Ghi-Nê.

C. một phần diện tích bắc nam và đông của lục địa.

D. sâu trong lục đia.

Câu 7. Vùng ven biển phía tây mưa ít vì:

A. vị trí. B. địa hình.

C. nơi đón gió. D. có dòng biển lạnh chảy qua.

CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP

Câu 8. Địa hình miền tây Ô-xtrây-li-a chủ yếu là :

A. đồng bằng thấp trũng cao khoảng cao khoảng 100-200m.

B. cao nguyên có độ cao khoảng 500m.

C. dãy núi ven biển cao dưới 1000m.

D. cao nguyên có độ cao 1000-1500m.

Câu 9. Ở lục địa Ô-x trây-li-a hoang mạc phân bố chủ yếu ở :

A. phía tây và bắc. B. phía tây và nam.

C. phía tây và đông. D. phía tây và nội địa.

CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO

Câu 10. Vì sao phía đông của lục địa Ô- xtrây- li-a lại có mưa nhiều ?

A. Do gió thổi song song với ven biển.

B. Do có đường chí tuyến nam chạy ngang qua .

C. Do ảnh hưởng của dòng biển nóng và địa hình đón gió.

D. Do vùng ven biển và có núi cao xung quanh.

D. Hoạt động mở rộng: 2ph

- Chuẩn bị bài 51 : Thiên nhiên Châu Âu.

+ Xem trước lược đồ tự nhiên Châu Âu và lược đồ khí hậu Châu Âu

+ Trả lời các câu hỏi gợi ý trong bài .

- Liên hệ thực tế ở Việt Nam.

Tuần 30

Tiết 58

Bài 51 : THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU

NS: 10/4/2019

NG: 12/4/2019

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần đạt:

1. Kiến thức:

- Nắm vững vị trí địa lý, hình dạng và kích thước lãnh thổ của Châu Âu, để thấy được Châu Âu là châu lục ở đới ôn hòa với nhiều bán đảo.

- Nắm vững các đặc điểm của thiên nhiên Châu Âu.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích biểu đồ, lược đồ để khắc sâu kiến thức và thấy được mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên của châu Âu.

3. Thái độ, hành vi:

- Có tinh thần hợp tác, nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, hiểu biết thêm về thực tế.

4. Định hướng phát triể̉n năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, ...

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, …

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

  1. Đối với giáo viên

- Bản đồ tự nhiên Châu Âu.

-Bản đồ khí hậu Châu Âu.

2. Đối với học sinh

- Sách, vở, đồ dùng học tập...

- Đọc trước nội dung bài và thử trả lời các câu hỏi.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (5 phút)

1. Mục tiêu: HS nắm được một số nội dung chính trong bài thiên nhiên châu Âu, xác định vị trí địa lý, mô tả đặc điểm địa hình khí hậu, sông ngòi, cảnh quan châu Âu.

2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp qua bản đồ - Cá nhân, thảo luận cặp, nhóm.

3. Phương tiện: Bản đồ tự nhiên, khí hậu, ....

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

- Giáo viên cung cấp bản đồ tự nhiên châu Âu và yêu cầu học sinh xác định vị trí địa lý, địa hình từ đó rút ra nhận xét về khí hậu.

- Tìm hiểu sông ngòi và thực vật của châu lục.

Bước 2: HS quan sát bản đồ và bằng hiểu biết để trả lời câu hỏi.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, các HS khác nhận xét.

Bước 4: GV dẫn dắt HS vào bài.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vị trí địa lý, địa hình châu Âu (15 phút)

1. Mục tiêu: Tìm hiều vị trí, địa hình châu Âu

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: pp dùng bản đồ cho HS xác định vị trí địa lý, địa hình của châu Âu.

3. Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp đôi.

4. Các bước hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: Gv: Giới thiệu khái quát vị trí, giới hạn Châu Âu trên bản đồ tự nhiên.( Cá nhân/ nhóm cặp).

Bước 2: GV đặt câu hỏi, học sinh trả lời :

? Châu Âu giáp với châu lục và đại dương nào?

TL:

- Bắc giáp BBD

- Nam giáp biển ĐTH

- Tây giáp ĐTD

- Đông giáp châu Á

? Châu Âu nằm trong giới hạn nào?

TL: Nằm từ vĩ tuyến 360B- 710B.

? Em có nhận xét gì đường bờ biển châu Âu?

TL:- Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh , tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh và biển ăn sâu vào đất liền.

? Xác định trên bản đồ các biển Địa Trung Hải, Măng Sơ, Biển Bắc, biển Ban Tích, Biển Đen, Biển Trắng( Bạch Hải), Các bán đảo: Xcan-đi-na-vi, I-bê –rích, I-ta-li-a, Ban – Căng.

? Địa hình châu Âu có mấy dạng?

TL: Có 3 dạng: đồng bằng, núi già, núi trẻ.

Yêu cầu thảo luận nhóm cặp nội dung sau:( Dựa vào hình 51.1 SGK/153) Nêu đặc điểm địa hình châu Âu:

  • Phân bố?
  • Hình dạng?
  • Tên địa hỉnh chủ yếu?
  • Hs các nhóm báo cáo.

Bước 3: GV nhận xét.

Bước 4: GV chốt ý, ghi bảng.

1.Vị trí, địa hình:

a. Vị trí:

- Diện tích trên 10 triệu km2.

- Nằm khoảng giữa các vĩ tuyến 360B- 710B, chủ yếu trong đới ôn hòa, có ba mặt giáp biển và đại dương.

b. Địa hình:

- Địa hình chủ yếu là đồng bằng.

- Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh.

GV chuyển ý: Vậy khí hậu, sông ngòi, thảm thực vật châu Âu như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiều phần 2.

HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu khí hậu, sông ngòi, thảm thực vật. (15 phút)

1. Mục tiêu:

- Dựa vào bản đồ và vị trí địa lý châu Âu đã học, tìm hiểu về khí hậu sông ngòi, thực vật.

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng thảo luận nhóm, bản đồ, SGK,…KT học tập hợp tác

3. Hình thức tổ chức: Nhóm

4. Các bước hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG

Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS đọc thông tin SGK, bản đồ, trao đổi và trả lời các câu hỏi:

+ Nhóm 1,2 : Tìm hiểu về khí hậu

+ Nhóm 3 :Xác định sông ngòi: tên sông, vị trí, hướng chảy trên bản đồ.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu thực vật

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời.

Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức và rút ra kết luận (ghi bảng)

2. Khí hậu, sông ngòi, thảm thực vật:

a. Khí hậu:

- Phần lớn diện tích có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.

- Nguyên nhân:

+Châu Âu nằm trong vùng hoạt động của gió tây ôn đới.

+ Phía tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương phân hóa sâu sắc khí hậu phía tây ấm áp mưa nhiều hơn phía Đông lục địa.

b. Sông ngòi:

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào

- Sông lớn: Đa-nuýp, Rai-nơ,Von-ga.

c. Thực vật

- Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (Cá nhân 5 phút)

Câu 1:

Xác định vị trí và mô tả đặc điểm địa hình Châu Âu bằng bản đồ?

Câu 2: Châu Âu có các kiểu khí hậu nào? Phân bố ở đâu?

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: (5 phút)

- GV hướng dẫn :

+ Thực hiện bài tập trong SGK

+ Về nhà :

  1. Bài tập về nhà:

4 câu hỏi nhận biết

Câu 1: Châu Âu thuộc lục địa nào sau đây?

  1. Á-Âu.
  2. Phi.
  3. Bắc Mỹ.
  4. Nam Mỹ.

Câu 2: Châu Âu có diện tích là bao nhiêu?

  1. trên 30 triệu km2.
  2. trên 10 triệu km2.
  3. trên 44.4 triệu km2.
  4. trên 42 triệu km2.

Câu 3: Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu gì?

  1. địa trung hải.
  2. ôn đới lục địa.
  3. hàn đới.
  4. ôn đới.

Câu 4: Ranh giới tự nhiên giữa châu Á và châu Âu là dãy núi nào?

  1. An-pơ.
  2. Trường Sơn.
  3. Uran.
  4. Hi-ma-lay-a.

3 câu hỏi thông hiểu

Câu 5: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn ở châu Âu là?

  1. Đồng bằng.
  2. Núi trẻ.
  3. Núi già.
  4. Sơn nguyên.

Câu 6: Đồng bằng nào lớn nhất châu Âu?

  1. Bắc Âu.
  2. Đông Âu.
  3. Bắc Pháp.
  4. Trung lưu sông Đa- Nuýp.

Câu 7: Rừng lá rộng chủ yếu ở đâu của châu Âu?

  1. Sâu trong lục địa.
  2. Ven biển Tây Âu.
  3. Đông nam.
  4. Ven Địa Trung Hải.

2 câu hỏi vận dụng thấp

Câu 8: Các sông đổ ra Bắc Băng Dương đóng băng về mùa đông vì có khí hậu?

  1. Ôn đới lục địa .
  2. Ôn đới hải dương.
  3. Hàn đới.
  4. Địa trung hải.

Câu 9: Vùng ven biển Tây Âu có rừng lá rộng vì?

  1. Mưa nhiều.
  2. Không mưa.
  3. ít mưa.
  4. khô hạn.

1 Câu hỏi vận dụng cao

Câu 10: Rừng lá kim phân bố ở đâu của châu Âu?

  1. ven biển Tây Âu.
  2. phía nam châu Âu.
  3. vùng nội địa.
  4. ven Địa Trung Hải.

ĐÁP ÁN:

1-A 2-B 3-D 4-C 5-A

6-B 7-B 8-C 9-A 10-C

  1. Tìm hiểu bài mới tiếp theo (bài 52)

Tuần: 31

Tiết: 59

Bài 52:

THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU

(Tiếp theo)

Ngày soạn: 15/4/2019

Ngày dạy: 17/4/2019

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Trình bày phân bố, đặc điểm chính về khí hậu, sông ngòi, thực vật của các kiểu môi trường ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải, núi cao

ở châu Âu.

- Giải thích (ở mức độ đơn giản) sự khác nhau giữa các kiểu môi trường.

2. Kĩ năng:

- Phân tích biểu đồ khí hậu.

- Phân tích tranh ảnh để nắm các đặc điểm môi trường, mối quan hệ giữa cảnh quan với khí hậu.

3. Thái độ:

- Yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, ...

- Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, sơ đồ, bảng số liệu.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

  1. Giáo viên:
  • Bản đồ khí hậu châu Âu. Bản đồ tự nhiên châu Âu.
  • Tranh ảnh về các môi trường tự nhiên châu Âu.
  1. Học sinh:
  • Tranh ảnh về môi trường tự nhiên châu Âu.
  • Bảng kẻ sẵn ở nhà:

Nhóm 1,2,3:

Tên môi trường: …… Biểu đồ trạm ……

1. Nhiệt độ:

- Mùa hè: tháng 7

- Mùa đông: tháng 1

- Biên độ nhiệt

………

……….

………

2. Lượng mưa:

- Mùa mưa (tháng)

- Tháng cao nhất

- Tháng thấp nhất

- Lượng mưa cả năm

…..

…….

……

……..

3. Tính chất chung

….

4. Phân bố

…..

* Nhóm 4:

Yếu tố

MT ôn đới hải dương

MT ôn đới lục địa

MT Địa Trung Hải

Sông ngòi

Thực vật

* Cá nhân:

Kẻ vào vở bảng sau: (BẢNG A)

Yếu tố

MT ôn đới hải dương

MT ôn đới lục địa

MT Địa Trung Hải

MT núi cao

Phân bố

Khí hậu

Sông ngòi

Thực vật

III. Tổ chức các hoạt động học tập:

- Ổn định: 1 phút

- Kiểm tra bài cũ: 5 phút

CH: + Nêu sự phân bố các loại địa hình chủ yếu của châu Âu?

+ Giải thích vì sao phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp, mưa nhiều hơn phía đông?

  1. Hoạt động khởi động: 2 phút.
  • Mục tiêu: Ôn kiến thức, tạo đà cho bài học mới.
  • Phương pháp- kĩ thuật: Hỏi đáp.
  • Hình thức tổ chức: Cả lớp.
  • Các bước hoạt động:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 2: thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: HS thảo luận nội dung và trả lời câu hỏi

CH: Các em đã học qua những kiểu môi trường nào?

(MT đới nóng, MT đới ôn hòa, MT đới lạnh, MT hoang mạc)

CH: Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu nằm trong môi trường nào?

(đới ôn hòa)

Bước 4: GV: Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu nằm trong đới ôn hòa, vì trải dài theo hướng vĩ tuyến nên châu Âu gồm nhiều kiểu môi trường tự nhiên. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu đó là những môi trường tự nhiên nào, đặc điểm phân bố, khí hậu, sông ngòi, thực vật tương ứng với từng kiểu môi trường.

  1. Hình thành kiến thức mới:
  • Hoạt động 1: Các môi trường tự nhiên.
  • Thời gian: 27 phút
  • Mục tiêu:

Phân tích biểu đồ khí hậu kết hợp vận dụng kênh chữ trong sách giáo khoa trình bày được đặc điểm khí hậu, sông ngòi, thực vật, phân bố các kiểu môi trường tự nhiên châu Âu

  • Phương pháp- kĩ thuật: Đàm thoại.
  • Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm, hoạt động cả lớp.
  • Các bước hoạt động:

GV và HS

Nội dung

B1: Chia 3 nhóm

-N1: Trạm Bret- MT OĐHD

-N2: Trạm Ca-dan- MT OĐLĐ

-N3 Trạm Pa-let-mô- MT ĐTH

-N4: sông ngòi, thực vật của 3 môi trường.

B2: HS thảo luận, điền vào bảng chuẩn kiến thức.

B3: Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung.

B4: GV dùng bảng chuẩn kiến thức để đối chứng, đánh giá, chốt kiến thức.

3. Các môi trường tự nhiên châu Âu:

Bảng chuẩn xác kiến thức:

Yếu tố

a. Ôn đới hải dương

b. Ôn đới lục địa

c. Địa trung hải

1. Nhiệt độ:

- Mùa hè: tháng 7

- Mùa đông: tháng 1

- Biên độ nhiệt:

180C

80C

100C

200C

-120C

320C

250C

100C

150C

2. Lượng mưa:

- Mùa mưa (tháng)

- Tháng cao nhất

- Tháng thấp nhất

- Lượng mưa cả năm

T10- 1 năm sau

T11: 100mm

T5: 50mm

820mm

T5- T10

T7: 70mm

T2: 20mm

443mm

T10- T3 năm sau

T1: 120mm

T7: 15mm

711mm

3. Tính chất chung (Khi hậu)

Hè mát, đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 00C. Mưa quanh năm.

Đông lạnh khô, có tuyết rơi (vùng sâu lục địa), hè không nóng lắm.

Mùa đông không lạnh, mưa nhiều, mùa hạ nóng, khô.

4. Phân bố

Ven biển Tây Âu

Khu vực Đông Âu

Nam Âu- Ven Địa Trung Hải.

5. Sông ngòi

Nhiều nước quanh năm, không đóng băng

Nhiều nước mùa xuân, hè (CH), đông đóng băng

Ngắn, dốc, nhiều nước mùa thu, đông.

6. Thực vật

Rừng lá rộng phát triển (sồi, dẻ)

Thay đổi từ B- N, rừng lá kim và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích.

Rừng thưa, cây lá cứng và bụi gai phát triển.

(HS ghi vào BẢNG A phần 3,4,5,6.)

GV: Ngoài 3 kiểu môi trường trên còn có môi trường núi cao, điển hình là dãy An-pơ

HS xác định dãy An-pơ trên bản đồ tự nhiên châu Âu.

Hoạt động cả lớp:

CH:

- Quan sát H52.4 SGK kể tên, độ cao của các đai thực vật trên dãy An-pơ? Tại sao các đai thực vật phát triển khác nhau theo độ cao? (thay đổi độ ẩm, nhiệt dộ)

- Trên dãy An-pơ sườn đông hay sườn tây mưa nhiều hơn? Vì sao? (sườn tây vì là sườn đón gió tây ôn đới)

* Môi trường núi cao:

(HS ghi váo BẢNG A phần phân bố, khí hậu, thực vật)

- Phân bố: trên dãy An-pơ.

- Mưa nhiều ở các sườn đón gió phía tây.

- Thực vật thay đổi theo độ cao.

  1. Luyện tập, vận dụng:
  • Thời gian: 7 phút
  • Mục tiêu: Củng cố kiến thức, đánh giá học sinh.
  • Phương pháp: Hỏi đáp
  • Hình thức: Trắc nghiệm dạng kĩ năng.

Câu 1: Chọn kiểu môi trường thích hợp với các đặc điểm tự nhiên sau:

Đặc điểm tự nhiên

Kiểu môi trường

1. Rừng cây lá cứng, cây bụi.

2. Mùa hạ nóng, khô.

3. Mưa đều quanh năm.

4. Rừng lá kim, thảo nguyên.

5. Rừng lá rộng.

6. Lũ vào thu, đông.

7. Đông lạnh khô, có tuyết rơi.

8. Lũ vào xuân, hè.

Câu 2: Xác định vị trí các kiểu môi trường trên bản đồ tự nhiên châu Âu hoặc bản đồ khí hậu châu Âu.

Câu 3: Xác định kiểu môi trường qua tranh ảnh.

Câu 4: Nêu nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về khí hậu giữa môi trường ôn đới hải dương với môi trường ôn đới lục địa?

  1. Mở rộng: Thời gian: 3 phút
  • Chuẩn bị bài thực hành:

+ Ôn cách tính biểu đồ khí hậu. Ôn lại các kiểu khí hậu châu Âu.

+ Mối quan hệ giữa khí hậu và thảm thực vật.

+ Chuẩn bị bảng:

Đặc điểm khí hậu

BĐ trạm A

BĐ trạm B

BĐ trạm C

1. Nhiệt độ:

- Tháng 1

- Tháng 7

- Biên độ nhiệt

- Nhận xét chung

2. Lượng mưa:

- Các tháng mưa nhiều

- Các tháng mưa ít

- Nhận xét chung

Kiểu khí hậu

Kiểu thảm thực vật tương ứng

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 7, BÀI 52- THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU

I. NHẬN BIẾT:

Câu 1: Dãy núi nào có môi trường núi cao điển hình ở châu Âu?

A. Xcan-đi-na-vi. B. Cac-pat.

C. U-ran. D. An-pơ

Câu 2: Rừng thưa với cây bụi gai, cây lá cứng phát triển quanh năm ở châu Âu thuộc môi trường:

  1. ôn đới lục địa. B. ôn đới hải dương.

C. địa trung hải. D. núi cao.

Câu 3: Ở châu Âu, sông ngòi nhiều nước mùa xuân, hè, đóng băng về mùa đông thuộc môi trường:

  1. ôn đới hải dương. B. ôn đới lục địa.

C. địa trung hải. D. núi cao.

Câu 4: Mưa quanh năm, lượng mưa tương đối lớn (800-1000mm/ năm) thuộc môi trường:

  1. ôn đới hải dương. B. ôn đới lục địa.

C. địa trung hải. D. núi cao.

II. THÔNG HIỂU:

Câu 5: Điểm nào dưới đây không phải là nét đặc trưng của khí hậu ôn đới hải dương ở châu Âu?

  1. Nhiệt độ trung bình năm trên 00C.
  2. Lượng mưa trên 1500mm và phân hóa theo mùa.
  3. Mùa hạ mát, mùa đông ấm.
  4. Gió Tây ôn đới thổi thường xuyên.

Câu 6: Sự thay đổi thảm thực vật theo chiều bắc- nam của vùng khí hậu ôn đới lục địa châu Âu biểu hiện ở thứ thự sắp xếp:

  1. rừng lá kim, thảo nguyên, đồng rêu.
  2. thảo nguyên, đồng rêu, rừng lá kim.
  3. đồng rêu, rừng lá kim, thảo nguyên.
  4. thảo nguyên, rừng lá kim, đồng rêu.

Câu 7: Điểm nào dưới đây không phải là nét đặc trưng của khí hậu ôn đới lục địa ở châu Âu?

  1. Mùa đông kéo dài và có tuyết rơi.
  2. Mùa hạ nóng, có mưa.
  3. Lượng mưa không lớn, trên dưới 700mm.
  4. Mùa hè nóng, khô.

III. VẬN DỤNG THẤP:

Câu 8: Vì sao sông ngòi ở môi trường địa trung hải vào mùa thu- đông lại nhiều nước hơn mùa hạ?

  1. Do băng tuyết tan.
  2. Do có mưa lớn.
  3. Do nước từ vùng Đông Âu chảy đến.
  4. Do nước từ vùng Bắc Âu chảy đến.

Câu 9: Nước nào có khí hậu hải dương điển hình của châu Âu?

  1. Liên bang Nga. B. Tây Ban Nha.

C. Anh. D. Thụy Điển.

IV. VẬN DỤNG CAO:

Câu 10: Điền các cụm từ sau (a,b,c...) vào A. Môi trường ôn đới hải dương hoặc B. Môi trường ôn đới lục địa cho phù hợp.

a. Đông lạnh khô, có tuyết rơi. b. Đông không lạnh, mưa nhiều. c. Hè mát, đông không lạnh lắm. d. Hè nóng, khô. e. Sông nhiều nước quanh năm. g. Sông nhiều nước vào mùa xuân, hè. h. Sông nhiều nước vào mùa thu, đông. i. Rừng thưa, cây lá cứng. k. Rừng lá kim. l. Rừng lá rộng.

A. Môi trường ôn đới hải dương.

B. Môi trường ôn đới lục địa.

ĐA: A: c, e, l B: a, g, k

TUẦN 31:

Tiết 60:

Bài 53: THỰC HÀNH:

ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CHÂU ÂU

Ngày soạn : 17/4/2019

Ngày giảng:19/4/2019

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

- Nắm được đặc điểm khí hâu, sự phân hóa khí hậu châu Âu, mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích biểu đồ khí hậu, xác định các thảm thực vật tương ứng với các kiểu khí hậu.

3. Thái độ:

- Có tinh thần trách nhiệm trong công việc.

4. Năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, sáng tạo và năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình ảnh (mức 1,2), sử dụng bản đồ ( mức 1)

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

1. Giáo viên:

- Máy vi tính, projector, bảng phụ.

- Các phần mền trong ứng dụng công nghệ thông tin như phần mềm Photo story, phần mềm cắt và ghép phim...

- Lược đồ khí hậu châu Âu.

- Các bài tập trắc nghiệm.

- Cây chỉ bản đồ.

2. Học sinh:

- Nghiên cứu trước nội dung bài học.

- Vở, sách giáo khoa.

- Chuẩn bị bảng nhóm, bút lông, giấy A3, bút màu.

- Sưu tầm tranh ảnh có liên quan.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động:

- Thời gian: 3 phút

- Mục tiêu:

+ Giới thiệu nội dung bài học.

- Phương pháp- kĩ thuật: Trực quan, đàm thoại gợi mở, kĩ năng phân tích tranh ảnh, video

- Phương tiện dạy học: tranh ảnh và video.

- Hình thức tổ chức: cá nhân

GV sử dụng 1 số tranh ảnh về các cảnh quan môi trường tự nhiên ở châu Âu để HS sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh nhận biết về các kiểu môi trường ở châu Âu; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về khí hậu của các môi trường tự nhiên châu Âu. Từ đó, GV kết nối vào bài học mới.

2. Hình thành kiến thức mới.

*HOẠT ĐỘNG 1: NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU CỦA CHÂU ÂU

- Thời gian: 15 phút

- Mục tiêu: Nắm được đặc điểm khí hậu, sự phân hóa khí hậu châu Âu

- Phương pháp- kĩ thuật: Trực quan, thuyết giảng tích cực, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, kĩ thuật chuyên gia, kĩ năng phân tích.

- Phương tiện dạy học:

+ Máy vi tính, projector, bảng phụ.

+ Lược đồ khí hậu châu Âu.

+ Cây chỉ bản đồ.

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

Mô tả hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động của GV

Nội dung của HS

* Bước 1: GV chia lớp 3 nhóm thảo luận. Mỗi nhóm 1 nội dung thảo luận:

- Nhóm 1: Cho biết vì sao cùng vĩ độ nhưng miền ven biển của bán đảo Xcandinavi có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn Ai-xơ-len?

- Nhóm 2: Quan sát các đường đẳng nhiệt tháng giêng, nhận xét về nhiệt độ của châu Âu vào mùa đông.

- Nhóm 3: Nêu tên các kiểu khí hậu ở châu Âu. So sánh diện tích của các vùng có các kiểu khí hậu đó.

* Bước 2: GV hướng dẫn yêu cầu của bài tập, giải thích những thắc mắc của HS về những kiến thức liên quan tới yêu cầu của đề bài.

* Bước 3: HS thảo luận và nêu kết quả.

* Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức, nhận xét và chuuyển ý.

HS thảo luận nhóm và trình bày nội dung theo các nhóm.

- Các nhóm nhận xét và bổ sung.

1/ Giải thích sự khác biệt nhiệt độ

- Tuy cùng vĩ độ nhưng nhiệt độ ven biển vùng bán đảo Xcan-đi-na-vi ấm và mưa nhiều hơn Ai-xơ-len vì : Ảnh hưởng của dòng biển Bắc Đại Tây Dương chảy ven bờ nên đã sưởi ấm cho các lãnh thổ ven bờ, làm tăng độ bốc hơi của vùng biển tạo mưa nhiều cho khu vực này.

2/ Nhận xét đường đẳng nhiệt tháng giêng:

a.Trị số đường đẳng nhiệt tháng giêng

- Vùng Tây Âu : 00C

- Vùng đồng bằng Đông Âu: - 100C

- Vùng núi Uran : - 200C

b. Nhận xét:

- Số liệu biến thiên nhiệt độ về mùa đông cho thấy càng đi về phía đông nhiệt ddooj hạ dần, từ 00C đến – 100C 🡪 - 200C

- Mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa phía tây châu lục và phía đông châu lục rất lớn: Về mùa đông phía tây ấm, càng vào sâu phía đông càng rất lạnh.

c. Các kiểu khí hậu của châu Âu xếp theo thứ tự lớn đến nhỏ theo diện tích:

- Ôn đới lục địa

- Ôn đới hải dương

- Khí hậu địa trung hải

- Khí hậu hàn đới

*HOẠT ĐỘNG 2: PHÂN TÍCH MỘT SỐ BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU CHÂU ÂU VÀ XÁC ĐỊNH KIỂU THẢM THỰC VẬT TƯƠNG ỨNG.

- Thời gian: 20 phút

- Mục tiêu: Nắm được mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật.

- Phương pháp- kĩ thuật: Trực quan, thuyết giảng tích cực, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, kĩ năng phân tích.

- Phương tiện dạy học:

+ Máy vi tính, projector, bảng phụ.

+ Lược đồ khí hậu châu Âu.

+ Cây chỉ bản đồ.

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

Mô tả hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

* Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm thảo luận theo nội dung sau:

Phân tích các biểu đồ H 53.1, theo trình tự sau:

-Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng I và tháng VII. Nhận xét chung về chế độ nhiệt.

-Các tháng mưa nhiều. Các tháng mưa ít. Nhận xét chung về chế độ mưa.

-Xác định kiểu khí hậu từng trạm. Cho biết lí do.

-Xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (D,E,F) thành từng cặp cho phù hợp.

- Mỗi nhóm thảo luận mỗi biểu đồ để xác định đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa từng trạm.

3. Luyện tập:

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:

- Câu 1: Bán đảo Xcan-đi-na-vi cùng vĩ độ với Ai-xơ-len nhưng lại có khí hậu ấm hơn và mưa nhiều hơn Ai-xơ-len vì:

A. có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy ven bờ.

B. đảo Ai-xơ-len nằm gần vòng cực bắc hơn.

C. Xcan-đi-na-vi là một bộ phận của đất liền, Ai-xơ-len là đảo nhỏ nằm trên biển.

D. bán đảo Xcanđinavi nằm ở vĩ độ thấp.

- Câu 2: Đường đẳng nhiệt tháng giêng ở châu Âu cho thấy nhiệt độ:

A. giữa các vùng chênh lệch nhau lớn.

B. càng về phía đông nhiệt độ càng tăng

C. càng về phía tây nhiệt độ càng giảm

D. giữa các vùng chênh lệch nhau nhỏ

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

- Bài tập: Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng về đặc điểm 1 kiểu khí hậu và thảm thực tương ứng ở châu Âu. (HS tự chọn 1 trong các kiểu khí hậu sau: ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, địa trung hải).

- Học bài cũ.

- Làm bài tập các câu hỏi cuối bài và tập bản đồ.

- Chuẩn bị bài mới: Dân cư, xã hội Châu Âu

+ Tìm hiểu tại sao dân cư châu Âu có xu hướng già đi.

+ Ôn lại phương pháp nhận biết đặc điểm dân số qua tháp tuổi.

TUẦN 32:

Tiết 61:

Bài 54:

DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU

Ngày soạn : 22/4/2019

Ngày giảng:24/4/2019

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về dân cư, xã hội châu Âu.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ, lược đồ để nắm được tình hình đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu.

3.Thái độ:

- Hiểu về hậu quả của quá trình đô thị hóa quá mức ở châu Âu.

4. Năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, sáng tạo và năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình ảnh (mức 1,2), sử dụng bản đồ ( mức 1)

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

1. Giáo viên:

- Máy vi tính, projector, bảng phụ.

- Lược đồ tự nhiên châu Âu.

- Lược đồ phân bố dân cư và đô thị châu Âu

- Tranh ảnh có liên quan.

- Các bài tập trắc nghiệm.

- Cây chỉ bản đồ.

2. Học sinh:

- Nghiên cứu trước nội dung bài học.

- Vở, sách giáo khoa.

- Chuẩn bị bảng nhóm, bút lông, giấy A3, bút màu.

- Sưu tầm tranh ảnh có liên quan.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động:

- Thời gian: 3 phút

- Mục tiêu:

+ Giới thiệu nội dung bài học.

- Phương pháp- kĩ thuật: Trực quan, đàm thoại gợi mở, kĩ năng phân tích tranh ảnh, video

- Phương tiện dạy học: tranh ảnh và video.

- Hình thức tổ chức: cá nhân

GV sử dụng 1 số tranh ảnh về tôn giáo, văn hóa của 1 số ở châu Âu để HS thi 1 trò chơi “ Ai nhanh hơn ai”. HS sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh nhận biết về các nền văn hóa ở châu Âu; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu. Từ đó, GV kết nối vào bài học mới: Tuy không phải là cái nôi của nền văn minh nhân loại nhưng ở châu Âu tôn giáo, văn hóa cũng rất đa dạng và độc đáo. Nơi đây dân cư có đặc điểm phát triển rất chậm và ở đây còn có những chính sách khuyến khích tăng dân. Tại sao như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.....

2. Hình thành kiến thức mới.

*HOẠT ĐỘNG 1: SỰ ĐA DẠNG VỀ TÔN GIÁO, NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA

- Thời gian: 15 phút.

- Mục tiêu : Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa châu Âu.

- Phương pháp - kĩ thuật: Trực quan, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, liên hệ thực tế, kĩ năng phân tích tranh ảnh, video

- Phương tiện dạy học: tranh ảnh và video.

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm.

Mô tả hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

GV: Trên thế giới có bao nhiêu chủng tộc lớn? kể tên và nơi phân bố?

GV: Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc lớn nào trên thế giới?

GV: Dân cư châu Âu theo đạo gì?

GV sử dụng cho HS quan sát các tranh ảnh về các tôn giáo ở châu Âu.

GV liên hệ thực tế tôn giáo ở VN. Từ đó giáo dục tư tưởng cho HS ( bài trừ mê tín dị đoan)

GV:Cho HS thảo luận nhóm: Dựa vào H54.1 SGK: Cho biết châu Âu có các nhóm ngôn ngữ nào?Các nước thuộc từng nhóm?

- GV chuẩn xác kiến thức

Chuyển ý

HS trả lời

HS trả lời

HS trả lời

HS liên hệ thực tế trả lời.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung.

1. Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa:

-Dân cư thuộc chủng tộc Ơ rô pê ô ít.

-Chủ yếu theo đạo cơ đốc giáo, phần nhỏ theo đạo Hồi.

-Có các nhóm ngôn ngữ: Giéc manh, La tinh, Xlavơ, Hi Lạp và một số nhóm ngôn ngữ khác.

*HOẠT ĐỘNG 2:DÂN CƯ CHÂU ÂU ĐANG GIÀ ĐI, MỨC ĐỘ ĐÔ THỊ HÓA CAO

- Thời gian: 25 phút

- Mục tiêu: Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về dân cư,

đô thị ở châu Âu.

- Phương pháp -kĩ thuật: đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm liên hệ thực tế, kĩ năng phân tích biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh.

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm.

2. Dân cư châu Âu đang già đi,mức độ đô thị hóa cao:

a.Đặc điểm dân cư:

-Dân số: 727 triệu người (2001)

-Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên quá thấp, chưa tới 0,1%

-Dân số châu Âu đang già đi.

-Phân bố không đều.

b.Đô thị hóa ở châu Âu:

-Tỉ lệ dân thành thị cao (75% dân số)

GV:Cho HS quan sát h54.2/ SGK, thảo luận nhóm: Nhận xét sự thay đổi kết cấu dân số theo độ tuổi của châu Âu so với thế giới trong giai đoạn (1960-2000)?

GV chuẩn xác kiến thức.

GV: Qua phân tích tháp tuổi và kết cấu dân số, em có nhận xét gì về đặc điểm dân cư châu Âu?

GV: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên, hậu quả của nó?

GV cho HS liên hệ với đặc điểm dân cư, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của VN. Giáo dục HS về chính sách dân số và KHHGĐ.

GV: Quan sát h54.3, h54.1 SGK, cho biết đặc điểm phân bố dân cư ở châu Âu?

GV:Cho HS quan sát h54.3 SGK: Hãy cho biết tên các đô thị trên 5 triệu dân ở châu Âu?

GV: Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm gì? Nguyên nhân tỉ lệ dân thành thị cao?

GV liên hệ với quá trình đô thị hóa ở VN.

GV cho HS quan sát tranh ảnh.

GV Kết luận

-Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, kết luận.

HS nhận xét

HS trả lời

HS trả lời

HS trả lời

HS: -Các thành phố nối tiếp nhau tạo thành dải đô thị.

-Quá trình đô thị hóa ở nông thôn đang phát triển.

HS quan sát tranh ảnh.

3. Luyện tập: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:

- Câu 1: Cơ cấu dân số châu Âu có xu hướng :

A. trẻ lại B. già đi

C. không có sự thay đổi D. trẻ lại hóa

- Câu 2: Những nơi có mật độ dân số thấp dưới 25 người/km2 ở châu Âu là các vùng:

A. phần lớn địa hình là núi non hiểm trở.

B. có khí hậu nóng, khô khắc nghiệt.

C. nằm sâu trong lục địa.

D. nằm phía Bắc vĩ tuyến 600B

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

Chọn 1 trong 2 nội dung sau:

- Bài 1: Sưu tầm, tư liệu về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam.

- Bài 2: Ở quê hương em, quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào? Cho ví dụ minh họa.

- Hướng dẫn cho HS về nhà:

+ Học bài cũ.

+ Làm câu hỏi SGK

+ Làm bài tập trong tập bản đồ.

+ Chuẩn bị bài mới: Kinh tế châu Âu

TUẦN 32:

Tiết 62:

Bài 55:

KINH TẾ CHÂU ÂU

Ngày soạn :24/4/2019

Ngày giảng:26/4/2019

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

-Biết được châu Âu có nền nông nghiệp hàng hóa phát triển cao.

-Biết được công nghiệp châu Âu là công nghiệp hiện đại có lịch sử phát triển từ rất sớm.

-Biết được dịch vụ châu Âu năng động, đa dạng chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế - là lĩnh vực kinh tế phát triển nhất.

2. Kĩ năng:

-Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ nông nghiệp và công nghiệp châu Âu.

3. Thái độ:

- Giáo dục bảo vệ môi trường cho HS thông qua các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp.

4. Năng lực được hình thành:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, sáng tạo và năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình ảnh (mức 1,2), sử dụng bản đồ ( mức 1)

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

1. Giáo viên:

- Máy vi tính, projector, bảng phụ.

- Lược đồ tự nhiên châu Âu.

- Lược đồ kinh tế châu Âu

- Tranh ảnh có liên quan.

- Các bài tập trắc nghiệm.

- Sơ đồ tư duy để hệ thống hoá kiến thức của bài học.

- Cây chỉ bản đồ.

2. Học sinh:

- Nghiên cứu trước nội dung bài học.

- Vở, sách giáo khoa.

- Chuẩn bị bảng nhóm, bút lông.

- Sưu tầm tranh ảnh về nền kinh tế châu Âu.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Hoạt động khởi động:

- Thời gian: 3 phút

- Mục tiêu:

+ Giới thiệu nội dung bài học.

- Phương pháp- kĩ thuật: Trực quan, đàm thoại gợi mở, kĩ năng phân tích tranh ảnh, video

- Phương tiện dạy học: tranh ảnh và video.

- Hình thức tổ chức: cá nhân

GV sử dụng phim tư liệu về sự phát triển ở châu Âu; từ đó tạo hứng thú để HS tìm hiểu về đặc điểm kinh tế châu Âu. Từ đó, GV kết nối vào bài học mới: Châu Âu được biết đến là một châu lục có nền kinh tế phát triển nhờ vào sự tiến bộ khoa học kĩ thuật. Chính vì vậy nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ châu Âu đều phát triển mạnh mẽ. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay….

2. Hình thành kiến thức mới.

*HOẠT ĐỘNG 1: NÔNG NGHIỆP

- Thời gian: 12 phút.

- Mục tiêu : Biết được châu Âu có nền nông nghiệp hàng hóa phát triển cao.

- Phương pháp - kĩ thuật: Trực quan, đàm thoại gợi mở, so sánh, kĩ năng phân tích tranh ảnh, video

- Phương tiện dạy học: lược đồ kinh tế châu Âu, tranh ảnh.

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm.

Mô tả hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động của GV

Nội dung của HS

GV nhắc lại một số kiểu nông nghiệp hiện đại: nông nghiệp kiểu châu Âu, kiểu Bắc Mĩ, kiểu Nam Mĩ.

GV:Cho biết hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở châu Âu?Quy mô phát triển?

GV:Nguyên nhân nào thúc đẩy nền nông nghiệp ở châu Âu đạt hiệu quả kinh tế cao?

GV:Dựa vào H55.1 / SGK cho biết tỉ trọng giữa chăn nuôi và trồng trọt ở các nước châu Âu?

GV:Cho biết các cây trồng, vật nuôi chính ở châu Âu và sự phân bố của chúng? Vì sao có sự phân bố như vây?

GV bổ sung

Chuyển ý

HS trả lời

HS trả lời

HS: +Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến.

+ Gắn chặt với nông nghiệp chế biến.

HS trả lời

HS: Khí hậu ấm, ẩm, mưa nhiều.

1. Nông nghiệp:

- Nền nông nghiệp tiên tiến, đạt hiệu quả kinh tế cao.

+Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến.

+Gắn chặt với nông nghiệp chế biến.

*HOẠT ĐỘNG 2: CÔNG NGHIỆP

- Thời gian: 15 phút

- Mục tiêu: Biết được công nghiệp châu Âu là công nghiệp hiện đại có lịch sử phát triển từ rất sớm.

- Phương pháp- kĩ thuật: Trực quan, thuyết giảng tích cực, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, kĩ năng phân tích.

- Phương tiện dạy học:+ Máy vi tính, projector, bảng phụ.

+ Lược đồ kinh tế châu Âu.

+ Cây chỉ bản đồ.

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

Mô tả hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV:Cách mạng khoa học kĩ thuật lần I năm 1769 từ châu Âu lan sang các nước Bắc Mĩ và khắp thế giới.

GV:Kể tên các sản phẩm công nghiệp truyền thống của châu Âu nổi tiếng về chất lượng cao?

GV :Nêu những khó khăn của ngành công nghiệp truyền thống?

GV bổ sung thêm và chuẩn xác kiến thức.

GV:Trình bày sự phát triển công nghiệp ở châu Âu?

GV: chia HS thành các nhóm thảo luận: quan sát H55.3/SGK, nêu sự hợp tác rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất máy bay ở châu Âu?

GV chuẩn xác kiến thức.

Chuyển ý

HS: Luyện kim, sản xuất ô tô, đóng tàu, dệt may…

HS: dựa SGK trình bày

HS trình bày

-Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, kết luận.

2. Công nghiệp:

- Nền công nghiệp châu Âu phát triển sớm nhất thế giới.

- Nền công nhiệp hiện đại như: điện tử, cơ khí chính xác, tự động hóa, công nghiệp hàng không...

*HOẠT ĐỘNG 3: DỊCH VỤ

- Thời gian: 10 phút

- Mục tiêu: Biết được dịch vụ châu Âu năng động, đa dạng chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế - là lĩnh vực kinh tế phát triển nhất.

- Phương pháp- kĩ thuật: Trực quan, thuyết giảng tích cực, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, kĩ năng phân tích.

- Phương tiện dạy học:+ Máy vi tính, projector, bảng phụ.

+ Tranh ảnh về địa điểm du lịch ở châu Âu.

- Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

Mô tả hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV:Dịch vụ ở châu Âu phát triển như thế nào?

GV:Nêu những điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển?

GV bổ sung

Kết luận.

HS trả lời

HS: Giao thông hiện đại, phong phú, tiện lợi, nhiều trung tâm ngân hàng, bảo hiểm lớn, nhiều trường đại học, viện nghiên cứu.

Nhiều danh lam thắng cảnh đẹp…

3. Dịch vụ:

- Là ngành kinh tế phát triển nhất

- Du lịch là ngành quan trọng và là nguồn thu ngoại tệ lớn.

3. Luyện tập: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:

- Câu 1: Ngành sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa của các nước ven Địa Trung Hải là:

A. Trồng lương thực B. Trồng cây ăn quả

C. Chăn nuôi bò, lợn D. Chăn nuôi cừu, dê.

- Câu 2: Lĩnh vực nào không phải là thế mạnh của dịch vụ du lịch miền Trung Âu:

A. Tham quan di tích thời Trung cổ

B. Tắm biển mùa hè.

C. Leo núi mùa hè.

D. Trượt tuyết mùa đông.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

- Bài tập: Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng về sự phát triển kinh tế của 1nước ở châu Âu.

- Học bài cũ.

- Làm câu hỏi 1,2, 3 SGK/ 167

- Làm bài tập ở tập bản đồ.

- Chuẩn bị bài mới: Khu vực Bắc Âu

+ Tìm hiểu tự nhiên Bắc Âu (Địa hình, khí hậu, khoáng sản....)

+ Đặc điểm kinh tế Bắc Âu.

Tuần: BÀI 56 NS :

Tiết: KHU VỰC BẮC ÂU NG:

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, học sinh cần đạt được:

1. Kiến thức

  • Nắm vững đặc điểm địa hình của khu vực Bắc Âu, đặc biệt là bán đảo Xcan-đi-na-vi.
  • Nắm các đặc điểm chung về kinh tế, hiểu rõ đặc điểm của ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên của khu vực Bắc Âu.

2. Kĩ năng

Dựa vào bản đồ, lược đồ, tranh ảnh địa lí, bảng số liệu học sinh xác định được:

  • Địa hình núi già, băng hà cổ.
  • Tài nguyên tự nhiên được khai thác hợp lí.
  • Vẽ, phân tích và nhận xét biểu đồ.

3. Thái độ

  • Có thái độ ham hiểu biết, tìm tòi khám phá những điều mới
  • Có ý thưc giữ gìn, bảo vệ môi trường

4. Định hướng phát triển năng lực

  • Năng lực chung: tự học; hợp tác, trình bày; ...
  • Năng lực riêng: sử dụng lược đồ; át lát địa lí, tranh ảnh...

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên

  • Lược đồ các nước khu vực Bắc Âu
  • Lược đồ tự nhiên khu vực Bắc Âu
  • Một số hình ảnh về địa hình băng hà núi cao, bờ biển Na Uy, khai thác thủy sản

2. Đối với học sinh

Vở ghi, SGK, bảng nhóm, bút lông, nam châm , tập bản đồ, sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động kinh tế ở Bắc Âu

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định:

2. Bài cũ: (5 phút) GV mời 2 HS lên bảng trình bày những đặc điểm kinh tế châu Âu. HS khác nhận xét bổ sung, GV đánh giá ghi điểm.

3. Bài mới:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát): 5 phút

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết vị trí 1 khu vực của châu Âu sắp học

2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp - Trực quan

3. Phương tiện: Lược đồ các nước khu vực Bắc Âu - Lược đồ châu Âu

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Cho HS quan sát Lược đồ các nước khu vực Bắc Âu, đối chiếu với Lược đồ châu Âu và yêu cầu: Khu vực có vị trí như thế nào với châu Âu? Bao gồm những quốc gia nào?

Bước 2: HS quan sát hình ảnh và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Khái quát tự nhiên Bắc Âu (Thời gian: 20 phút)

1. Mục tiêu:

  • Nắm được vị trí địa lí của Bắc Âu.
  • Nắm được các đặc điểm tự nhiên của Bắc Âu: Địa hình, sự phân hóa khí hậu, sông ngòi, vùng biển,...

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:

  • PP trực quan-khai thác tranh ảnh, PP vấn đáp, đàm thoại, PP thảo luận nhóm
  • KT đặt câu hỏi …

3. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

NỘI DUNG CHÍNH

Bước 1:

GV: Hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ các nước thuộc khu vực Bắc Âu.

Cho biết Bắc Âu gồm những quốc gia nào, hãy xác định trên bản đồ?

Bước 2:

GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H56.2,56.3 và bản đồ tự nhiên Châu Âu, yêu cầu:

  • Địa hình các nước Bắc Âu có đặc điểm như thế nào?
  • Em hiểu thế nào là địa hình băng hà cổ, fio, hồ băng hà?

HS: Trả lời

GV: Chuẩn kiến thức

Bước 3:

GV: Cho HS thảo luận nhóm:

- Nhóm 1&2: Vị trí địa lí làm cho khí hậu ở đây có những đặc điểm gì?

  • Nhóm 3&4: Bằng những kiến thức đã học hãy giải thích tại sao có sự khác biệt giữa khí hậu phía đông và phía tây, giữa phía bắc và phía nam?
  • Nhóm 5&6: Quan sát trên bản đồ tự nhiên và qua sự chuẩn bị bài ở nhà cho biết ở khu vực Bắc Âu có những nguồn tài nguyên nào?

HS: Đại diện các nhóm trình bày, các HS khác nhận xét

GV: Chuẩn kiến thức

  1. Khái quát tự nhiên

- Phần lớn diện tích bán đảo Xcan-đi-na-vi là núi và cao nguyên với đặc điểm băng hà cổ rất phổ biến.

- Phần lớn điện tích khu vực Bắc Âu nằm trong khu vực ôn đới lục địa lạnh, có sự khác biệt từ tây sang đông, từ bắc xuống nam.

- Tài nguyên phong phú đa dạng gồm khoán sản, rừng, hải sản, thuỷ năng ...

Hoạt động 2: Kinh tế Bắc Âu (Thời gian: 11 phút)

1. Mục tiêu:

  • Nắm các đặc điểm chung về kinh tế
  • Hiểu rõ đặc điểm ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên của khu vực Bắc Âu.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:

  • PP vấn đáp,đàm thoại gợi mở, PP liên hệ thực tế
  • KT đặt câu hỏi …

3. Hình thức tổ chức: cả lớp

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

NỘI DUNG CHÍNH

Bước 1:

GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung phần 2 SGK:

  • Với nguồn tài nguyên kể trên giúp cho các nước Bắc Âu có thể phát triển những ngành kinh tế nào?
  • Rút ra nhận xét chung về cơ cấu nền kinh tế của các nước Bắc Âu?

HS: Trả lời

GV: Chuẩn kiến thức

Bước 2:

GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H56.5 SGK:

Trong quá trình khai thác tự nhiên để phát triển kinh tế các nước Bắc Âu đã có những định hướng biện pháp gì để nhằm duy trì sử dụng lâu dài, hãy lấy ví dụ để chứng minh?

HS: Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên

VD: Khai thác rừng có kế hoạch đi đôi với công tác trồng mới và bảo vệ ...

GV: Chuẩn kiến thức, đồng thời tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.

2. Kinh tế

Các nước Bắc Âu có nền kinh tế phát triển cao, cơ cấu đa dạng nhiều ngành.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 2 phút)

1. (Cá nhân): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu hỏi, bài tập sau đây:

Câu 1: Khu vực Bắc Âu có bao nhiêu quốc gia?

A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

Câu 2: Mùa đông ở ven biển phía Tây của Bắc Âu không lạnh lắm do

A. không tiếp giáp biển. C. ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương.

B. gần Bắc Cực. D. gió Tây ôn đới hoạt động mạnh.

Câu 3: Đây là một tài nguyên quan trọng của Bắc Âu

A. Kim cương B. Dầu mỏ

C. Rừng D. Thủy năng

2. (Cặp đôi) Tại sao lâm nghiệp ở Bắc Âu phát triển theo hướng kết hợp khai thác và bảo vệ rừng?

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: (Thời gian: 2 phút)

1. Ở nước ta, việc phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường có được chú trọng hay không? Liên hệ thực tế địa phương em

2. Làm bài tập bản đồ, học bài cũ

3. Chuẩn bị bài mới: “Khu vực Tây và Trung Âu”:

  • Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên
  • Tình hình phát triển kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ

Tuần: BÀI 57 NS : 06/5/2019

Tiết: KHU VỰC TÂY VÀ TRUNG ÂU NG: 08/5/2019

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, học sinh cần đạt được:

1. Kiến thức

  • Nắm vững đặc điểm tự nhiên khu vực Tây và Trung Âu
  • Nắm vững tình hình phát triển kinh tế khu vực Tây và Trung Âu

2. Kĩ năng

  • Rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK
  • Kĩ năng phân tích, tổng hợp để nắm được đặc điểm địa hình của ba miền trong khu vực
  • Củng cố kĩ năng đọc phân tích lược đồ tự nhiên để nắm vững phân bố các ngành kinh tế trong ba miền khu vực Tây và Trung Âu

3. Thái độ

  • Có thái độ ham hiểu biết, tìm tòi khám phá những điều mới
  • Có ý thưc giữ gìn, bảo vệ môi trường

4. Định hướng phát triển năng lực

  • Năng lực chung: tự học; hợp tác, trình bày; ...
  • Năng lực riêng: sử dụng lược đồ; Atlat địa lí, tranh ảnh...

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên

  • Lược đồ tự nhiên khu vực Bắc Âu.
  • Lược đồ nông nghiệp châu Âu.
  • Lược đồ công nghiệp châu Âu.
  • Một số hình ảnh về tự nhiên và kinh tế Tây và Trung Âu.

2. Đối với học sinh

Vở ghi, SGK, bảng nhóm, bút lông, nam châm , tập bản đồ, sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động kinh tế ở Tây và Trung Âu.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định:

2. Bài cũ(5 phút) : GV mời 1 HS lên bảng, yêu cầu:

1/ Trình bày đặc điểm tự nhiên Bắc Âu?

2/ Kinh tế Bắc Âu có đặc điểm gì?

3. Bài mới:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) 3 phút

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết vị trí 1 khu vực của châu Âu sắp học

2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp - Trực quan

3. Phương tiện: Lược đồ tự nhiên khu vực Tây và Trung Âu - Lược đồ tự nhiên châu Âu

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Cho HS quan sát 1 số tranh ảnh về các dạng địa hình quan trọng ở Tây và Trung Âu, yêu cầu HS rút ra nhận xét đặc điểm chung địa hình Tây và Trung Âu.

Bước 2: HS quan sát hình ảnh và bằng hiểu biết để trả lời.

Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Khái quát tự nhiên Tây và Trung Âu (Thời gian: 15 phút)

1. Mục tiêu:

  • Nắm được vị trí địa lí của Tây và Trung Âu.
  • Nắm được các đặc điểm tự nhiên của Tây và Trung Âu: sự phân hóa 3 miền địa hình, khí hậu, sông ngòi, vùng biển,...

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:

  • PP trực quan-khai thác tranh ảnh, PP vấn đáp, đàm thoại, PP thảo luận nhóm
  • KT đặt câu hỏi …

3. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

NỘI DUNG CHÍNH

Bước 1:

GV: Hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ các nước Châu Âu.

Dựa vào H57.1 SGK và bản đồ hãy xác định vị trí và kể tên các nước trong khu vực?

GV: Hướng dẫn học sinh quan sát trên bản đồ tự nhiên, kết hợp với lược đò khí hậu H51.2 SGK.

  • Với vị trí như vậy khí hậu và sông ngòi của khu vực có đặc điểm gì?
  • Giải thích vì sao khí hậu ở đây chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển song lại có sự phân hoá từ tây sang đông?
  • Với đặc điểm khí hậu như vậy sông ngòi ở đây có đặc điểm gì?

HS: Trả lời

GV: Chuẩn kiến thức

Bước 2:

GV: Cho HS thảo luận theo 6 nhóm:

Quan sát trên bản đồ tự nhiên và H57.1 SGK cho biết trong khu vực có những dạng địa hình nào, sự phân bố. Có những loại khoáng sản nào? Thế mạnh để phát triển kinh tế trong những khu vực địa hình đó?

HS: Báo cáo kết quả thảo luận nhóm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

GV: Chuẩn kiến thức

  1. Khái quát tự nhiên

* Vị trí:

- Trải dài từ quần đảo Anh – Ailen đến dãy Các Pát. Gồm 13 quốc gia.

* Khí hậu – Sông ngòi

- Nằm hoàn toàn trong vành đai ôn hoà có gió tây ôn đới holạt động, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển, có sự phân hoá từ tây sang đông.

- Sông ngòi ở phía tây nhiều nước quanh năm, các sông ở phía đông đóng băng vào mùa đông.

* Địa hình.

Địa hình gồm ba miền:

+ Đồng bằng ở phía bắc.

+ Núi già ở trung tâm.

+ Núi trẻ ở phía nam.

Hoạt động 2: Kinh tế Tây và Trung Âu (Thời gian: 15 phút)

1. Mục tiêu:

  • Nắm các đặc điểm chung về 3 ngành kinh tế.
  • Ghi nhớ tên 1 số cường quốc công nghiệp của khu vực này.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:

  • PP vấn đáp, PP trực quan-khai thác bản đồ, PP liên hệ thực tế
  • KT đặt câu hỏi …

3. Hình thức tổ chức: cả lớp

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

NỘI DUNG CHÍNH

Bước 1:

GV: Hướng dẫn học sinh quan sát trên bản đồ kinh tế chung, kết hợp với quan sát trên lược đồ H55.2 SGK.

Quan sát trên lược đồ, bản đồ, kết hợp với sự chuẩn bị bài ở nhà hãy cho biết công nghiệp ở khu vực này có những đặc điểm gì, chỉ trên bản đồ các khu vực công nghiệp lớn?

- HS: Thực hiện trên bản đồ.

Bước 2:

GV: Hướng dẫn học sinh quan sát trên bản đồ kinh tế chung, kết hợp với lược đồ H55.1 SGK, yêu cầu:

  • Kể tên các sản phẩm nông nghiệp, khu vực phân bố những sản phẩm nông nghiệp đó?
  • Qua sự chuẩn bị bài ở nhà em có đánh giá gì về ngành nông nghiệp trong khu vực?

Bước 3:

GV: Yêu cầu:

  • Nhắc lại đặc điểm ngành dịch vụ ở Châu Âu?
  • Với đặc điểm đó em có liên hệ gì với riêng khu vực Tây và Trung Âu

HS: Trả lời

GV: Chuẩn kiến thức, tích hợp giáo dục môi trường cho HS

  1. Kinh tế
  2. Công nghiệp

Là khu vực tập trung nhiều cường quốc công nghiệp của thế giới với nhiều vùng công nghiệp, ngành công nghiệp hiện đại và hải cảng lớn

b. Nông nghiệp

- Nông nghiệp đạt trình độ tham canh cao với nhiều loại sản phẩm có giá trị, đồng bằng có nền nông nghiệp đa dạng, vùng núi phát triển chăn nuôi

c. Dịch vụ

- Các ngành dịch vụ phát triển mạnh chiếm 2/3 tổng thu nhập quốc dân, đặc biệt là du lịch

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (Thời gian: 5 phút)

1. (Cá nhân): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu hỏi, bài tập sau đây:

Câu 1. Dãy núi trẻ cao nhất khu vực này là

A. Dãy An-đet C. Dãy U-ran

C. Dãy An-pơ D. Dãy Cac-pat

Câu 2: Các khu vực địa hình từ Bắc xuống Nam của Tây và Trung Âu là:

A. Đồng bằng, núi già, núi trẻ C. Núi trẻ, núi già, đồng bằng

B. Đồng bằng, núi trẻ, núi già D. Núi trẻ, đồng bằn, núi già

Câu 3: Câu nào không đúng khi nói về công nghiệp Tây và Trung Âu?

    1. Nông nghiệp tiên tiến, hiện đại
    2. Tập trung nhiều cường quốc công nghiệp của thế giới
    3. Có nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng
    4. Có nhiều hải cảng lớn, nhiều ngành công nghiêọ hiện đại

Câu 4. Ngành dịch vụ Tây và Trung Âu phát triển, chiếm........tổng thu nhập quốc dân

A. 3/4 B. 2/4 C. 2/3 D. 1/3

2. (Nhóm) Làm ý 1, bài tập 2, SGK trang 174

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: (Thời gian: 2 phút)

1. So sánh tình hình phát triển kinh tế của Bắc Âu với Tây và Trung Âu

2. Làm bài tập bản đồ, học bài cũ

3. Chuẩn bị bài mới: “Khu vực Nam Âu”:

  • Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên
  • Tình hình phát triển kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ

Tuần: BÀI 58 NS : 08/5/2019

Tiết: KHU VỰC NAM ÂU NG: 10/5/2019

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, học sinh cần đạt được:

1. Kiến thức

  • Nắm vững đặc điểm địa hình khu vực Nam Âu: đây là khu vực hông ổn định của lớp vỏ Trái Đất
  • Hiểu rõ tình hình phát triển kinh tế của khu vực Nam Âu; vai trò của khí hậu, văn hóa-lịch sử và phong cảnh đối với du lịch Nam Âu

2. Kĩ năng

Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, lược đồ, biểu đồ và tranh ảnh địa lí để tìm ra những đặc điểm tự nhiên và kinh tế của khu vực Nam Âu.

3. Thái độ

  • Có thái độ ham hiểu biết, tìm tòi khám phá những điều mới
  • Có ý thức gìn giữ các giá trị di sản của địa phương

4. Định hướng phát triển năng lực

  • Năng lực chung: tự học; hợp tác, trình bày; ...
  • Năng lực riêng: sử dụng lược đồ; át lát địa lí, tranh ảnh...

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Đối với giáo viên

  • Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Âu.
  • Lược đồ nông nghiệp châu Âu.
  • Lược đồ công nghiệp châu Âu.
  • Một số hình ảnh về tự nhiên và kinh tế Nam Âu.

2. Đối với học sinh

Vở ghi, SGK, bảng nhóm, bút lông, nam châm , tập bản đồ, sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động kinh tế ở Nam Âu.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

1. Ổn định:

2. Bài cũ (5 phút): GV mời 1 HS lên bảng, yêu cầu:

1/ Trình bày những đặc điểm khái quát về tự nhiên Tây và Trung Âu?

2/ Kinh tế Tây và Trung Âu có đặc điểm gì?

3. Bài mới:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (Tình huống xuất phát) 3 phút

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết vị trí 1 khu vực của châu Âu sắp học

2. Phương pháp - kĩ thuật: Vấn đáp - Trực quan

3. Phương tiện: Lược đồ tự nhiên khu vực Tây và Trung Âu - Lược đồ tự nhiên châu Âu

4. Các bước hoạt động

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Cho HS quan sát Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Âu, yêu cầu HS khoanh vùng vị trí, rút ra ý nghĩa vị trí của khu vực.

Bước 2: HS quan sát hình ảnh và bằng hiểu biết để trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Khái quát tự nhiên khu vực Nam Âu (Thời gian: 14 phút)

1. Mục tiêu:

  • Nắm được vị trí địa lí của Nam Âu.
  • Nắm được các đặc điểm tự nhiên quan trọng của Nam Âu: yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu,..

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:

  • PP trực quan-khai thác tranh ảnh, PP vấn đáp, đàm thoại, PP thảo luận nhóm
  • KT đặt câu hỏi …

3. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

NỘI DUNG CHÍNH

Hoạt động 1:

Bước 1:

GV: Hướng dẫn học sinh quan sát vị trí giới hạn trên bản đồ tự nhiên, yêu cầu:

  • Em có nhận xét gì về vị trí lãnh thổ của khu vực?
  • Dựa vào màu sắc biểu thị độ cao địa hình trên bản đồ và kiến thức đã học hãy trình bày đặc điểm địa hình của khu vực Nam Âu?
  • Dựa vào lược đồ nêu tên một số dãy núi cao ở Nam Âu?

HS: Trả lời

GV: Chuẩn kiến thức

Bước 2:

GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H58 SGK, yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm: Phân tích lược đồ H58.2 SGK và rút ra nhận xét về khí hậu của khu vực?

HS: Đại diện 2 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

GV: Chuẩn kiến thức

  1. Khái quát tự nhiên

* Địa chất - Địa hình.

- Địa chất: Nằm trên vùng không ổn định của vỏ Trái Đất, một số vùng được nâng lên, một số vùng biển lại sụt xuống.

- Địa hình: Phần lớn diện tích là núi trẻ và cao nguyên, đồng bằng nhỏ hẹp ở ven biển hoặc xen kẽ với núi

* Khí hậu Nam Âu nằm trong môi trường Địa Trung Hải.

Hoạt động 2: Kinh tế Nam Âu (Thời gian: 17 phút)

1. Mục tiêu:

  • Hiểu rõ tình hình phát triển kinh tế của khu vực Nam Âu;
  • Nắm được vai trò của khí hậu, văn hóa-lịch sử và phong cảnh đối với du lịch Nam Âu

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:

  • PP trực quan-khai thác tranh ảnh, PP vấn đáp, đàm thoại, PP thảo luận nhóm
  • KT đặt câu hỏi …

3. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

NỘI DUNG CHÍNH

Hoạt động 2:

Bước 1:

GV: Yêu cầu:

  • Kể tên một số sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng, độc đáo ở các vùng có khí hậu Địa Trung Hải?
  • Với đặc điểm khí hậu như vậy ngành sản xuất nông nghiệp ở Nam Âu có đặc điểm gì?
  • Bằng kiến thức SGK em có đánh giá như thế nào về trình độ sản xuất nông nghiệp ở Nam Âu?

HS: Trả lời

GV: Chuẩn kiến thức

Bước 2:

GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H58.4 SGK và H58.5 SGK.

  • Em có nhận xét gì về tiềm năng du lịch của các nước Nam Âu?
  • Em có đánh giá gì về nguồn thu từ du lịch của các nước Nam Âu?

HS: Trả lời

GV: Chuẩn kiến thức, liên hệ đến du lịch thành phố Hội An, tích hợp giáo dục di sản cho HS

  1. Kinh tế

* Sản xuất nông nghiệp:

- Nông nghiệp vùng Địa Trung Hải có nhiều sản phẩm độc đáo đặc biệt là cây ăn quả cận nhiệt đới, nhiều nước vẫn phải nhập lương thực, chăn nuôi phổ biến dưới hình thức chăn thả.

* Công nghiệp: Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao

* Du lịch: Là nguồn thu ngoại tệ rất quan trọng cho nhiều nước ở Nam Âu

D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (Thời gian: 3 phút)

1. (Cá nhân): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu hỏi, bài tập sau đây:

Câu 1: Đặc điểm địa chất-địa hình của khu vực Nam Âu có gì đặc biệt?

A. Vùng có đặc điểm địa chất ổn định, địa hình chủ yếu là núi

B. Phần lớn địa hình là núi và cao nguyên, đồng bằng hẹp

C. Nằm trên vùng không ổn định của lớp vỏ Trái Đất, quá tình tạo núi đang tiếp diễn

D. Địa hình gồm 3 khu vực theo chiều vũ tuyến: Núi - đồng bằng - cao nguyên

Câu 2: Vùng khí hậu địa trung hải thích hợp cho trồng loại cây gì?

A. Củ cải đường, lúa mì C. Lúa mạch, lạc.

B. Đậu tương, ngô. D. Nho, cam, chanh, ôliu

Câu 3: Đâu là một công trình kiến trúc của Nam Âu?

A. Đấu trường La Mã B. Tháp nghiêng Pi-da

C. Kim tự tháp D. Tháp đồng hồ Big Bang

2. (Nhóm) Vì sao nói kinh tế Nam Âu chưa phát triển bằng Bắc Âu, Tây và Trung Âu?

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG: (Thời gian: 3 phút)

1. So sánh tình hình phát triển kinh tế của 3 khu vực: Bắc Âu, Tây và Trung Âu và Nam Âu bằng cách hoàn thành bảng sau:

Bắc Âu

Tây và Trung Âu

Nam Âu

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

2. Làm bài tập bản đồ, học bài cũ

3. Chuẩn bị bài mới: “Khu vực Đông Âu”:

  • Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên
  • Tình hình phát triển kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ

Tuần : 35 Ngày soạn: 13/5/2019

Tiết : 66 Ngày dạy : 15/5/2019

Bài 59: KHU VỰC ĐÔNG ÂU

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Đông âu chiếm ½ diện tích châu Âu, chủ yếu là đồng bằng, khí hậu ôn đới lục địa, giàu tài nguyên khoáng sản, các ngành công nghiệp truyền thống giữ vai trò chủ đạo.

2. Kỹ năng:

- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh địa lí để rút ra được những đặc điểm tự nhiên kinh tế của khu vực Đông Âu.

3. Thái độ:

-Tinh thần học hỏi, ham hiểu biết

-Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên

II. Phương tiện dạy học:

- Lược đồ tự nhiên Đông Âu .

- Sơ đồ thảm thưc vật Đông Âu, Hinh ảnh rừng và thảo nguyên...

III. Chuẩn bị:

Gv: -Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Âu.

- Sơ đồ lát cắt thảm thực vật ở Đông Âu theo chiều bắc nam.

- Tranh ảnh về thiên nhiên, văn hoá, kinh tế các nước trong khu vực Đông Âu

Hs: -SGK

- Tập bản đồ

IV. Đinh hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Thảo luận theo nhóm nhỏ; đàm thoại, gợi mở; tích cực

- Năng lực riêng: khai thác lược đồ phân bố dân cư, tranh ảnh

V. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp: Báo cáo sĩ số và nhận xét trực nhật 1’

2. Kiểm tra bài cũ 4’

1/ Tại sao nói kinh tế Nam âu kém phát triển hơn Bắc âu & Tây-Trung âu?

2/ Nêu những tiềm năng để phát triển du lịch Nam âu ?

3. Bài mới :

* Hoạt động1:Khái quát tự nhiên: 20’

- Mục tiêu: Hs nắm vững tự nhiên thảm thực vật,rừng, thảo nguyên.

- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng, bản đồ, lược đồ , sgk.

- Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, cặp, vấn đáp, nhận xét..

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

? Quan sát hình 59.1 cho HS thảo luận nhóm 4 nhóm về địa hình chủ yếu của Đông âu ?

GV: Nhận xét (phần lớn diện tích là đồng bằng cao từ 100 - 200m ; phía Bắc có băng hà; còn ven biển Catxpi thấp dưới mực nước biển 28m)

1. Khái quát tự nhiên:

? Quan sát hình 59.2 giải thích sự thay đổi từ Bắc xuống Nam của thảm thực vật Đông âu?

(phần phía Bắc có khí hậu giá lạnh có đồng rêu → rừng cây lá kim → rừng hỗn giao → rừng cây lá rộng → thảo nguyên → nửa hoang mạc)

- Khu vực Đông Âu là một dải đồng bằng rộng lớn, chiếm ½ diện tích châu Âu. Khí hậu mang tính chất lục địa. Thảm thực vật thay đổi rõ rệt từ bắc xuống nam.

? Quan sát hình 59.1 cho HS thảo luận cặp theo bàn đặc điểm khí hậu của Đông âu?

GV: Nhận xét (càng xuống vĩ độ thấp nhận được nhiều nhiệt & ánh sáng nên mùa đông bớt lạnh và ngắn , mùa hạ dài và ấm hơn

(Đông âu là đồng bằng nên các khối khí từ địa cực dễ dàng di chuyển xuống phía Nam làm nhiệt độ ở phía Nam giảm ; còn khối khí nóng từ lục địa di chuyển lên phía Bắc làm nhiệt độ tăng lên đột ngột)

* Hoạt động 2: Kinh tế: 15’

- Mục tiêu: Hs nắm vững công nghiệp, nông nghiệp khu vưc Bắc Âu.

- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng, tranh ảnh về công nghiệp khoáng sản , sgk.

- Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, cặp, vấn đáp, nhận xét..

? Quan sát hình 59.1 cho biết sự phân bố khoáng sản ở Đông âu?

(than, đồng, sắt, mangan, dầu mỏ ở LB Nga & Ucraina)

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và nông nghiệp . Công nghiệp khá phát triển , đặc biệt là các ngành truyền thống . Các nước phát triển hơn cả là Nga, U-crai-na.

? Quan sát hình 59.1 cho HS thảo luận cặp theo bàn về sự phân bố các ngành công nghiệp Đông âu?

GV: nhận xét (sản xuất máy bay, ôtô, luyện kim màu, hoá chất, lọc dầu)

? Nông nghiệp trồng được những loại nào?

(lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường; chăn nuôi bò thịt, bò sữa, lợn , gia cầm theo qui mô lớn)

- Sản xuất nông nghiệp được tiến hành theo qui mô lớn. U-crai-na là một trong những vựa lúa lớn của châu Âu.

? GV cho hs thao luận 4 nhóm Cho biết kinh tế Đông âu có những gì khác biệt so với các khu vực khác của châu Âu?

GV nhận xét (nền công nghiệp châu Âu khá phát triển , nhưng những ngành truyền thống như : khai thác khoáng sản, luyện kim & cơ khí giữ vai trò chủ đạo)

(nông nghiệp phát triển theo qui mô lớn, chủ yếu là sản xuất lúa mì & các nông sản ôn đới)

4. Luyện tập, vận dụng: Thời gian: 3’

Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố lại các kiến thức đã học trong bài.

- Khắc sâu những kiến thức trọng tâm.

Phương pháp: hỏi đáp, gợi mở

Câu hỏi 1: Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật cuả châu Âu?

Câu hỏi 2: Cho biết kinh tế Đông âu có những gì khác biệt so với các khu vực khác của châu Âu?

Hs: Trã lời.

Gv: Nhận xét.

5. Hoạt động tiếp nối,mở rộng: Thời gian: 2’

Mục tiêu: - Giúp hs chuẩn bị những kiến thức ở bài mới.

Phương pháp: Đọc, phân tích, thảo luận, bạn học, nhận xét truyền đạt cho địa phương.

- Học bài cũ

- Chuẩn bị bài mới: Liên minh Châu Âu

Rút kinh nghiệm:........................................................................................................

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

CÂU HỎI TRĂC NGHIÊM BÀI 59

Tên chủ đê

Nhận biết

Thông Hiểu

Vân dung

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Bài 59

KHU VUC ĐÔNG ÂU

Nêu được các khái niệm diện tích độ cao, băng hà, sông ngòi

Hiểu Được khí hậu, sông ngòi, thực vật rùng và thảo nguyên

Phân tích được tài nguyên, khoáng sản,rừng, đất đai..

Chứng minh ngành công nghệp,trử lượng, phương án khai thác như thế nào?

Đề kiểm tra 10 câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Bề mặt diện tích có hình dạng gi?

  1. Bằng phẳng.
  2. Đồi Núi.
  3. Lượn sóng.
  4. Băng hà.

Câu 2: Mặt đất cao bao nhiêu mét

  1. 100- 200m.
  2. 300- 400m.
  3. 500-600m.
  4. 700-800m.

Câu 3: Ven biển Ca-xpi có dãi đất thấp hơn đại dương là

  1. 26 m.
  2. 27m.
  3. 28m.
  4. 29m.

Câu 4: Đông Âu có kiểu môi trường khí hậu nào?

  1. Ôn đới Hải dương. B. Ôn đới lục địa.

C. Ôn đới Hoang mạc. D. Ôn đới Sa mạc.

Câu 5: Sơ đồ thảm thực vật khu vực Đông Âu từ Bắc xuống Nam là

  1. đồng rêu,rừng lá kim,rừng hôn giao, rừng lá rộng,thao nguyên
  2. thao nguyên đồng rêu,rừng lá kim,rừng hôn giao, rừng lá rộng
  3. rừng lá kim, đồng rêu, rừng hôn giao, rừng lá rộng,thao nguyên
  4. rừng lá rộng,đồng rêu,rừng lá kim,rừng hôn giao, thao nguyên

Câu 6: Rừng Lá kim thuộc đới khí hậu nào?

  1. Đới nóng, đới lạnh B. Đới Lạnh, đới ôn hòa

C. Đới ôn hòa, đới nóng D. Đói hoang mạc, Đới ôn hòa

Câu 7: Các koáng có trữ lượng lớn tập trung ở đâu?

  1. BaLan, Đức B. Thủy Điển, Phân Lan

C. U-crai-na, Phần Lan. D, Liên ban Nga, U-crai-na

Câu 8: Đồng bằng Đông Âu rộng khoàng bao nhiêu kilomet?

  1. 200.000kilomet.
  2. 3000.000kilomet.
  3. 4000.kilomet.
  4. 5000.000kilomet.

Câu : Phương án nào dưới đây không phải là lý do để khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lí và tiết kiệm?

A. Để hình thành phải mất hàng vạn, hàng triệu năm.

B. Tài nguyên khoáng sản là vô tận, rất dễ phục hồi.

C. Giảm thiểu tình trạng khai thác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường.

D. Có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển.

Câu 10: Tại sao ngành công nghiệp Đông Âu lai gặp khó khăn?

  1. Không đổi mới công nghệ.
  2. Bi lừa đảo cộng nghệ.
  3. Không Phối hợp công nghệ.
  4. Chậm đổi mới công nghệ.

Tuần: 36 Ngày soạn: 22/5/2019

Tiết : 69 Ngày dạy: 24/5/2019

BÀI 60: LIÊN MINH CHÂU ÂU

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần đạt được:

1. Kiến thức:

- Học sinh nắm được sự hình thành và mở rộng của liên minh châu Âu về lãnh thổ, về các mục tiêu kinh tế - văn hóa - xã hội.

- Liên minh châu Âu là mô hình toàn diện nhất, một tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.

2. Kĩ năng:

Rèn kĩ năng đọc, phân tích lược đồ sgk.

3. Thái độ:

Ý thức được vai trò của sự hợp tác trong đời sống kinh tế.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, ...

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video, clip.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

- Máy vi tính, projector, bảng phụ.

- Các phần mền trong ứng dụng công nghệ thông tin như phần mềm Photo story, phần mềm cắt và ghép phim...

- Lược đồ khí hậu châu Âu.

- Các bài tập trắc nghiệm.

- Cây chỉ bản đồ.

2. Học sinh:

- Nghiên cứu trước nội dung bài học.

- Vở, sách giáo khoa.

- Chuẩn bị bảng nhóm, bút lông, giấy A3, bút màu.

- Sưu tầm tranh ảnh có liên quan.

III. Tổ chức các hoạt động học tập:

1. Ôn định tổ chức, điểm danh: 1 phút

2.Kiểm tra bài cũ: trong quá trình học bài mới

3. Tình huống xuất phát: ( 3 phút)

1. Mục tiêu: giới thiệu bài học tạo hứng thú học tập cho học sinh

2. Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP trực quan, vấn đáp, diễn giảng… KT học tập hợp tác …

3. Hình thức tổ chức: Cá nhân và nhóm cặp

Các bước hoạt động:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Quan sát các hình ảnh em hãy cho biết những hình ảnh sau đây có liên quan đến tổ chức nào ?

- Bước 2: HS quan sát hình ảnh để trả lời

- Bước 3: HS báo cáo kết quả (Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).

- Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.

4. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: 22 phút.

1. Mục tiêu:

- Biết được sự hình thành và mở rộng của liên minh châu Âu (cả lớp) 22 phút.

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: : Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; PP trực quan-khai thác tranh ảnh, PP vấn đáp, PP thảo luận nhóm ,KT đặt câu hỏi …

3. Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

NỘI DUNG

* Bước 1: (GVyêu cầu học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)

- Cho biết diện tích của liên minh châu Âu?

- Dân số của liên minh châu Âu?

* Bước 2:

GV Chốt ý và giới thiệu sự mở rộng của liên minh châu Âu qua từng giai đoạn?

- 25/3/1957: Thành lập cộng đồng kinh tế châu Âu, mở ra thị trường rộng lớn, áp dụng công nghệ kĩ thuật hiện đại -> hiệu quả cao

- 1/11/1993: Cộng đồng kinh tế châu Âu trở thành liên minh châu Âu? Quan sát H60.1 nêu sự mở rộng của liên minh châu Âu qua các giai đoạn

GV: Giới thiệu sự ra đời của liên minh châu Âu

- 18/4/1951: Hiệp ước thành lập cộng đồng châu Âu về than, thép gồm: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà lan, Lúc - xem - bua

Đọc sgk

trả lời

trả lời

Ghi bài và lắng nghe

1. Sự mở rộng liên minh châu Âu.

- Diện tích: 4.381.376km² (2017).

- Dân số: 512 triệu người(1.1.2017)

 

Danh sách 28 quốc gia thành viên của liên minh châu Âu xếp theo năm gia nhập:

- 1957: Bỉ, Đức, Hà Lan, Luxembourg, Pháp, Ý

-1973: Anh (chuẩn bị ra đi sau trưng cầu dân ý ngày 24/6/2016), Đan Mạch (chuẩn bị tổ chức trưng cầu dân ý về việc rời khỏi EU), Ireland

- 1981: Hy Lạp

-1986: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha

-1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển

Ngày 1/5/2004: Ba Lan, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Séc, Síp, Slovakia, Slovenia

- Ngày 1/1/2007: Bulgaria, Romania

-1/7/2013: Croatia

Hoạt động 2: (10 phút.)

1. Mục tiêu:

- Hiểu được vì sao liên minh châu Âu là một mô hình toàn diện nhất

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: : Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...

PP trực quan-khai thác tranh ảnh, Đặt câu hỏi; học tập hợp tác

3. Hình thức tổ chức: cặp nhóm

* Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho hs:

- Tại sao nói liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực trên thế giới hiện nay?

- Chính trị có cơ quan gì?

- Kinh tế có chính sách gì?

- Văn hóa - Xã hội chú trọng vấn đề gì?

- Xã hội quan tâm đến vấn đề gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, có thể so sánh kết quả làm việc với bạn bên cạnh để hoàn thành nội dung.

GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS.

Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm

việc.

Bước 4.Giáo viên chốt ý và liên hệ thực tiễn ở Việt Nam về vấn đề: quốc tịch, tôn giáo, dân tộc và đa dạng về văn hoá.

Trả lời

Trả lời

Lắng nghe ,

2. Liên minh châu Âu một mô hình toàn diện nhất trên thế giới.

Có cơ cấu tổ chức cao nhất, toàn diện

- Chính trị: Cơ quan lập pháp là nghị viện châu Âu.

- Kinh tế: Chính sách chung, hệ thống tiền tệ chung (ơ rô), tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn.

- Văn hóa: Chú trọng bảo vệ tính đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ .

- Xã hội: Tài trợ học ngoại ngữ, trao đổi sinh viên, đào tạo lao động có tay nghề cao.

Hoạt động 3: (10 phút.)

1. Mục tiêu:

- Biết được liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: : Đàm thoại gợi mở; giải quyết vấn đề; sử dụng bản đồ, tự học; ...

3. Hình thức tổ chức: Hình thức “ bài lên lớp”; cá nhân; nhóm

* Bước 1:

- Dựa vào sgk cho biết từ năm 1980 trong ngoại thương liên minh châu Âu có thay đổi gì?

- Quan sát H60.3 nhận xét về hoạt động thương mại?

- Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới?

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ,.

GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS.Cá nhân báo cáo kết quả làm việc.

Bước 4.Giáo viên chốt ý bổ sung

- Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức kinh tế trên toàn cầu.

(Vì khu vực này là khu vực tập trung những nước có

trình độ công nghiệp , KHKT rất cao , nên chiếm tỉ trọng 40% hoạt động ngoại thương của thế giới )

- GV liên hệ việc Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 25.7.1995 và nêu ý nghĩa của nó.

Vấn đề thương mại của EU trong quan hệ kinh tế Việt Nam, việc EU đặt quan hệ với các nước ASEAN qua hội nghị ASEAN hàng năm . . .

Quan hệ của EU với Việt Nam bao gồm các trao đổi văn hóa, tri thức và khoa học. Các trao đổi này ngày càng quan trọng trong việc đưa Việt Nam và EU xích lại gần nhau hơn”.

Gọi học sinh yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)

3. Liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.

- Không ngừng mở rộng quan hệ với các nước và tổ chức kinh tế trên thế giới, đặc biệt với Việt Nam

4. Luyện tập: 2 phút.

Câu 1; Liên Minh Châu Âu được thành lập năm nào ?

A.1951 B.1957 C.1973 D1993

Câu 2: Số lượng các nước thành viên EU khi mới thành lập :

A. 6 nước B.9 nước C.10 nước D .12 nước

Câu 3: Số lượng các nước thành viên EU tính đến năm 2013:

A. 20 B.25 C.28 D.29

Câu 4: Mục đích của EU là xây dựng , phát triển một khu vực tự do lưu thông hàng hoá , dich vụ , con người , tiền vốn giữa các nước châu Âu với các nước kinh tế phát triển trên thế giới

A Đúng B Sai

Câu 5:Tại sao nói Liên minh châu Âu (EU) là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế hiện nay trên thế giới. Hoàn thành sơ đồ dưới đây:

Liên minh châu âu (Eu)

Liên minh toàn diện nhất thế giới

...…………………………………………………………………………….

...…………………………………………………………………………….

...…………………………………………………………………………….

Liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực diện trên thế giới

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:

- Ôn tập nêu tên, vị trí các quốc gia thuộc 4 khu vực châu Âu.

- Vị trí các nước trong EU.

- Ôn phương pháp phân tích cơ cấu kinh tế.

IV. RÚT KINH NGHIỆM:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................