Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Câu 1.1: Việc nhân viên bưu điện làm thất lạc thư của công dân là vi phạm quyền được bảo đảm antoàn và
A. chủ động đối thoại trực tuyến. B. bí mật thư tín, điện tín.
C. bảo mật thông tin quốc gia. D. quản lí hoạt động truyền thông.
Câu 1.2: Quyền tự do ngôn luận là quyền
A. tự do cơ bản của mỗi công dân. B. dân chủ cơ bản của công dân.
C. đảm bảo sự bình đẳng của công dân. D. đảm bảo sự công bằng xã hội.
Câu 1.3: Pháp luật quy định: Người nào tự ý bóc, mở, tiêu hủy thư của người khác thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ có thể bị
A. cảnh cáo hoặc khiển trách. B. khiển trách hoặc xử phạt dân sự.
C. kỉ luật hoặc xử phạt dân sự. D. xử phạt hành chính hoặc hình sự.
Câu 2.1: Pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của công dân trong trường hợp
A. chỗ ở đó xây dựng trái pháp luật. B. cần bắt người phạm tội lẩn tránh ở đó.
C. nghi ngờ chỗ ở đó có chứa phương tiện gây án. D. nghi ngờ có chứa tài liệu liên quan đến vụ án.
Câu 2.2: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được hiểu là không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó
A. xem xét. B. kiểm tra. C. đồng ý. D. phát xét.
Câu 2.3: Việc khám xét chỗ ở của người khác chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan nhà nước có
A. đồng ý. B. đồng thuận. C. thẩm quyền. D. chức vụ.
Câu 3.1: Trong trường hợp được pháp luật cho phép khám xét chỗ ở của người khác thì việc khám xét đó
A. được tiến hành tùy tiện. B. được thực hiện tùy ý.
C. phải tuân theo trình tự, thủ tục. D. phải tiến hành theo chỉ định nhất định.
Câu 3.2: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là thư tín, diện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo
A. kiểm soát, kiểm tra. B. an toàn và bí mật. C. tự do cá nhân. D. tự do xã hội.
Câu 3.3: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín khi
A. đính chính thông tin cá nhân. B. thống kê bưu phẩm đã giao.
C. cần chứng cứ để điều tra vụ án. D. kiểm tra hóa đơn dịch vụ.
Câu 4.1: Trường hợp nào dưới đây không vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Tự ý bóc mở thư của người khác. B. Tự ý tiêu hủy thư của người khác.
C. Cố ý giao nhầm thư cho người khác. D. Nhờ người chuyển thư giúp.
Câu 4.2: Nhận định nào dưới đây là đúng? Hành vi tự ý bóc, mở thư của người khác
A. chỉ là vi phạm dân sự. B. chỉ bị phạt hành chính.
C. có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. D. chỉ bị kỉ luật.
Câu 4.3: Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Nhờ người khác viết hộ thư. B. Cho bạn bè đọc tin nhắn mình.
C. Đọc trôm tin nhắn của người khác. D. Cung cấp số điện thoại của người thân.
Câu 5.1: Khi phát hiện chỗ ở của người nào đó có chứa tội phạm đang bị truy nã thì ai có quyền khám xét chỗ ở đó?
A. Bất kì ai cũng có quyền khám xét. B. Không ai có quyền khám xét.
C. Những người có thẩm quyền theo pháp luật. D. Người phát hiện được quyền khám xét.
Câu 5.2: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó không được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó chỉ có
A. bạo lực gia đình. B. phương tiện gây án.
C. tội phạm đang lẩn trốn. D. người đang bị truy nã.
Câu 5.3: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có
A. hoạt động tôn giáo. B. người lạ tạm trú. C. tranh chấp tài sản. D. tội phạm lẩn trốn.
Câu 6.1: Theo quy định cùa pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người
A. đang thực hiện hành vi phạm tội. B. đã tham gia giải cứu nạn nhân.
C. đã chứng thực di chúc thừa kế. D. đang tìm hiểu hoạt động tín ngưỡng.
Câu 6.2: Cơ quan chức năng vi phạm quyền bất khà xâm phạm về thân thể của công dân khi tạm giữ người đang thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Sản xuất tiền giả. B. Tổ chức khủng bố. C. Theo dõi phiên tòa. D. Tham gia bạo loạn.
Câu 6.3: Cơ quan chức năng vi phạm quyền bất khà xâm phạm về thân thể của công dân khi tạm giữ người đang thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Sản xuất tiền giả. B. Tổ chức khủng bố. C. Theo dõi phiên tòa. D. Tham gia bạo loạn.
Câu 7.1: Khiếu nại là quyền cùa công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm
A. lợi ích hợp pháp của mình. B. ngân sách quốc gia.
C. nguồn quỹ phúc lợi. D. tài sàn thừa kế của người khác.
Câu 7.2: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri vi phạm nguyên tắc bầu cử trực tiếp khi
A. đề xuất danh sách ban kiềm phiếu. B. độc lập lựa chọn ứng cử viên.
C. bào mật nội dung viết vào phiêu bâu. D. ủy quyền thực hiện nghĩa vụ bầu cử.
Câu 7.3: Dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, cuả Nhà nước là nội dung hình thức dân chủ
A. trực tiếp. B. gián tiếp. C. tập trung.D. không tập trung.
Câu 8.1: Quyền bầu cử và ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực
A. xã hội. B. kinh tế. C. văn hóa. D. chính trị.
Câu 8.2: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan đại biểu của mình là thực thi hình thức dân chủ
A. trực tiếp. B. công khai. C. gián tiếp. D. tập trung.
Câu 8.3: Công dân đáp ứng điều kiện nào dưới đây về độ tuổi để được ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Đủ 18 tuổi trở lên. B. Đủ 21 tuổi trở lên.
C. Không quy định về độ tuổi. D. Trong độ tuổi lao động.
Câu 9.1: Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp trong bầu cử được thực hiện theo nguyên tắc
A. bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện. B. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
C. trực tiếp, tập trung, dân chủ, tự do. D. bình đẳng, trực tiếp, dân chủ, tự nguyện.
Câu 9.2: Nhân dân được thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là thể hiện quyền
A. phê duyệt chủ trương và đường lối. B. thay đổi kiến trúc thượng tầng.
D. nâng cấp đồng bộ hạ tầng cơ sở. C. tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 9.3: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân gắn liền với việc thực hiện hình thức dân chủ nào?
A. Dân chủ trực tiếp. B. Dân chủ công khai. C. Dân chủ tập trung . D. Dân chủ gián tiếp.
Câu 10.1: Công dân biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. cơ sở. B. cả nước. C. khu vực. D. địa phương.
Câu 10.2: Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có
A. hoạt động tôn giáo. B. tranh chấp tài sản.
C. người lạ tạm trú. D. tội phạm lẩn trốn.
Câu 10.3: Ngăn cản đại biểu trình bày ý kiến của mình trong hội nghị là công dân vi phạm quyền
A. quản lí cộng đồng. B. tự do ngôn luận. C. quản lí truyền thông. D. tự do thông tin
Câu 11.1: Công dân được thực hiện quyền bầu cử trong trường hợp đang
A. chấp hành hình phạt tù. B. công tác ngoài hải đảo.
C. mất năng lực hành vi dân sự. D. bị tước quyền công dân.
Câu 11.2: Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương, công dân đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi
A. cả nước. B. lãnh thổ. C. cơ sở. D. quốc gia.
Câu 11.3: Ở phạm vi cơ sở, quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân không được thực hiện theo cơ chế
A. dân kiểm tra. B. dân bàn. C. dân quản lí. D. dân biết.
Câu 12.1: Theo quy định của pháp luật, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp thông qua quyền
A. bầu cử và ứng cử. B. tự do ngôn luận,
C. độc lập phán quyết. D. khiếu nại và tố cáo.
Câu 12.2: Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân bị xâm phạm là mục đích của
A. tố cáo. B. đền bù thiệt hại. C. khiếu nại. D. chấp hành án.
Câu 12.3: Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích của nhà nước, các tổ chức hoặc công dân là mục đích của
A. tố cáo. B. đền bù thiệt hại. C. khiếu nại. D. chấp hành án.
Câu 13.1: Quyền nào dưới đây không thuộc các quyền dân chủ của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền bầu cử và ứng cử.
C. Quyền ham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền khiếu nại, tố cáo.
Câu 13.2 : Theo quy định của pháp luật, công dân cần thực hiện quyền tố cáo khi phát hiện người nào đó đang
A. tổ chức truy bắt tội phạm. B. tham gia hoạt động tôn giáo.
C. kích động biểu tình trái phép. D. bí mật theo dõi nghi can.
Câu 13.3: Việc quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào dưới đây trong bầu cử?
A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín.
Câu 14.1: Tại một đơn vị bầu cử, nhân viên tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho một ứng viên nào đó là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bầu cử. B. Quyền ứng cử.
C. Quyền học tập . D. Quyền tự do cá nhân.
Câu 14. 2: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri không vi phạm nguyên tắc bầu cử khi
A. tự ý bỏ phiếu thay người khác. B. độc lập lựa chọn ứng cừ viên.
C. ủy quyên thực hiện nghĩa vụ bầu cử. D. bỏ phiếu sai qui định.
Câu 14. 3: Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng cách nào sau đây?
A. Tiếp xúc cử tri. B. Thuyết phục đại biểu.
C. Được giới thiệu ứng cử. D. Tuyên trụyền bầu cử.
Câu 15.1: Công dân báo cho cơ quan có thẩm quyền về hành vi, vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức là thực hiện quyền
A.tố cáo. B. bãi nại. C. truy tố. D. khiếu nại.
Câu 15. 2: Tại thời điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, công dân vi phạm nguyên tắc bầu cử trong trường hợp nào sau đây?
A.Kiểm tra niêm phong hòm phiếu. B.Giám sát hoạt động bầu cử.
C. Bỏ phiếu thay cử tri vắng mặt. D.Nghiên cứu lí lịch ứng cử viên.
Câu 15.3: Theo quy định của pháp luật, công dân cần sử dụng quyền tố cáo khi phát hiện người nào đó đang
A. khống chế tội phạm. B. giải cứu con tin.
C. buôn bán hàng cấm. D. thanh lí tài sản.
Câu 16.1:Vào ngày bầu cử, gia đình V có việc phải đi ăn cỗ ở xa. V đã sang nhờ R – hàng xóm đi bỏ phiếu giúp cả nhà. Hành vi này đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bình đẳng. B. Phổ thông. C. Bỏ phiếu kín. D. Trực tiếp.
Câu 16.2:Trường hợp nào sau đây không có quyền bầu cử?
A. Người đang đảm nhiệm chức vụ. B. Người mất năng lực hành vi dân sự.
C. Người đang đi công tác xa. D. Người đang điều trị tại bệnh viện.
Câu 16.3: Công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây?
A. Bị giao thêm việc ngoài thỏa thuận. B. Phát hiện đường dây cá độ bóng đá.
C. Nhận quyết định điều chuyển công tác. D. Bị hạ bậc lương không rõ lí do.
Câu 17.1: Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao. Nội dung này thể hiện quyền
A. dân chủ của công dân. B. sáng tạo của công dân.
C. phát biểu của công dân. D. học tập của công dân.
Câu 17.2: Công dân có quyền học không hạn chế, từ tiểu học đến hết
A. trung học. B. cao đẳng. C. đại học. D. sau đại học.
Câu 17.3: Mọi công dân đều có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau đại học thể hiện
A. quyền học không hạn chế của công dân.
B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. quyền học thường xuyên học suốt đời.
D. quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.
Câu 18.1: Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời có nghĩa là công dân có thể
A. học tất cả các ngành nghề yêu thích. B. học từ thấp đến cao.
C. học bằng nhiều hình thức. D. học không hạn chế
Câu 18.2:. Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hoặc buổi tối tùy thuộc vào điều kiện công việc của mỗi người là thể hiện nội dung
A. quyền học không hạn chế của công dân. B. quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 18.3: Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện nội dung nào dưới đây của quyền học tập?
A. Quyền học không hạn chế của công dân.
B. Quyền học bất cứ các ngành nghề nào của công dân.
C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
D. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 19.1: Một trong những nội dung cơ bản của quyền học tập là mọi công dân đều được
A. hưởng tất cả chế độ ưu đãi. B. lựa chọn loại hình trường lớp.
C. điều chỉnh phương thức đào tạo. D. thay đổi đồng bộ chương trình giáo dục.
Câu 19.2: Công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế đều khi tiếp cận cơ hội học tập là thể hiện
A. quyền học tập của công dân. B. quyền sáng tạo của công dân.
C. quyền phát triển của công dân. D. quyền tự do của công dân.
Câu 19.3: Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và học ở các loại hìnhtrường, lớp khác nhau là biểu hiện của quyền
A. học thường xuyên, học suốt đời. B. học không hạn chế.
C. học bất cứ nơi nào. D. bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 20.1: Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền học động khoa học công nghệ là nội dung của
A. quyền học tập của công dân. B. quyền sáng tạo của công dân.
C. quyền phát triền của công dân. D. quyền tự do của công dân.
Câu 20.2: Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là thể hiện
A. quyền học tập của công dân. B. quyền sáng tạo của công dân.
C. quyền được phát triển của công dân. D. quyền tự do của công dân.
Câu 20.3: Thực hiện tốt quyền được phát triển sẽ đem lại
A. cơ hội học tập. B. nâng cao dân trí.
C. sự công bằng, bình đẳng cho công dân. D. sự phát triển toàn diện của công dân.
Câu 21.1: Theo quy định của pháp luật, quyền sáng tạo của công dân được hiểu là quyền của mỗi được tự do
A.đưa ra các phát minh, sáng chế. B. sưu tầm tài liệu tham khảo.
C. bày tỏ mọi quan điểm cá nhân. D. bảo mật mọi phong tục, tập quán.
Câu 21.2: Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp đặc biệt, người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được
A.miễn trừ trách nhiệm pháp lí. B. học rút ngắn thời gian.
C. hưởng mọi đặc quyền đặc lợi. D.nhận trợ cấp định kì.
Câu 21.3: Công dân được hưởng sự chăm sóc về y tế; được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng; những người giỏi, có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học là thể hiện:
A. Quyền học tập của công dân. B. quyền sáng tạo của công dân.
C. Quyền được phát triển của công dân. D. quyền tự do của công dân.
Câu 22.1: Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền được phát triển là mọi công dân đều được
A. hưởng chế độ phụ cấp khu vực. B. chăm sóc sức khỏe ban đầu.
C. phê duyệt hồ sơ tín dụng. D. phân bổ ngân sách quốc gia.
Câu 22.2:Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền học tập là mọi công dân đều được
A. học không hạn chế. B. cộng điểm khu vực.
C. hưởng mọi ưu đãi. D. miễn, giảm học phí.
Câu 22.3:Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào
A. không phụ thuộc vào bất cứ yêu cầu gì.
B. không phụ thuộc vào khả năng, điều kiện của mình.
C. phù hợp với khả năng, sở thích và điều kiện của mình.
D. phù hợp với điều kiện bồi dưỡng nhân tài của Nhà nước.
Câu 23.1: Một trong những nội dung của quyền được phát triển của công dân là
A. công dân được sống tự do theo mong muốn của cá nhân.
B. công dân được bồi dưỡng để phát triển tài năng.
C. công dân được sáng tạo những gì mình muốn.
D. công dân được phát triển các ý tưởng của mình.
Câu 23.2: Công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ để phát triển, phù hợp với
A. điều kiện kinh tế của đất nước. B. nhu cầu của công dân.
C. điều kiện của mỗi cá nhân. D. yêu cầu phát triển thể chất.
Câu 23.3: Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là thể hiện:
A. Quyền học tập của công dân. B. Quyền sáng tạo của công dân.
C. Quyền được phát triển của công dân. D. Quyền tự do của công dân.
Câu 24.1: Công dân thực hiện quyền sáng tạo trong trường hợp nào dưới đây?
A.Bình đẳng về cơ hội tìm việc làm. B. Lựa chọn hình thức học phù hợp.
C. Có mức sống đầy đủ về vật chất. D. Tự do nghiên cứu khoa học, kĩ thuật.
Câu 24.2: Quy chế tuyển sinh đại học quy định: Những thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; đã tốt nghiệp Trung học phổ thông được xét tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được phát triển. B. Quyền học tập.
C. Quyền được ưu tiên. D. Quyền học ngành nghề mình thích.
Câu 24.3: Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, đại học và sau đại học thuộc quyền nào dưới đây?
A.Quyền học không hạn chế. B. Quyền học bất cứ ngành nghề nào.
C. Quyền học tập thường xuyên. D. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 25.1: Công dân được lựa chọn học những ngành nghề phù hợp với khả năng và điều kiện của mình là thể hiện nội dung nào dưới đây của quyền học tập ?
A.Tư vấn nghề nghiệp miễn phí. B. Học bất cứ ngành nghề nào.
C. Được hưởng đời sống tinh thần. D. Sáng tạo không giới hạn.
Câu 25.2: Công dân vi phạm quyền sáng tạo trong trường hợp nào sau đây?
A. Làm giả nhãn hiệu hàng hóa. B. Tìm hiểu giá cả thị trường.
C. Sưu tầm tư liệu tham khảo. D. Sử dụng dịch vụ công cộng.
Câu 25.3: Pháp luật nước ta khuyến khích tự do sáng tạo, phổ biến các tác phẩm văn học nghệ thuật nhằm thúc đẩy quyền nào dưới đây của công dân?
A.Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền phát triển.
C.Quyền học tập. D.Quyền sáng tạo.
Câu 26.1: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thuộc quyền được phát triển của công dân?
A. Khuyến khích để phát triển tài năng. B. Nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.
C. Hưởng đời sống vật chất đầy đủ. D. Đăng kí sở hữu trí tuệ.
Câu 26.2: Công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội trong việc học tập là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. B. Bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Bình đẳng về cơ hội phát triển. D. Bình đẳng trong lĩnh vực xã hội.
Câu 26.3: Cá nhân tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí là thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Được phát triển. B. Tự phản biện. C. Tự thẩm tra. D. Được giám định.
Câu 27.1: Cá nhân tự do đưa ra những cãi tiến kĩ thuật để nâng cao năng suất lao động là đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Thẩm tra. B. Phản biện. C. Phán quyệt. D. Sáng tạo.
Câu 27.2: Nội dung quyền được phát triển không thể hiện ở việc công dân
A. được cung cấp thông tin. B. tham gia hoạt động văn hóa.
C. được chăm sóc sức khỏe. D. tự do kinh doanh ngoại tệ.
Câu 28.1: Trường hợp nào sau đây sai khi nói về quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ để phát triển toàn diện?
A. Quyền được chăm sóc sức khỏe. B. Quyền được luyện tập thể thao.
C. Quyền sáng tạo văn học nghệ thuật. D. Quyền được tư vấn dinh dưỡng.
Câu 28.2: Cá nhân chủ động tỉm hiểu kiến thức pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng là thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
A. Được phát triển. B. Tố cáo.
C. Quản trị truyền thông. D. Khiếu nại.
Câu 29.1: Nghi ngờ vợ mình đang tham gia truyền đạo trái phép tại nhà ông P, anh T đã tự ý xông vào nhà ông P để tìm vợ. Anh T vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại, điện tín.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 29.2: Nghi ngờ anh P sản xuất rượu giả, ông M là công an tự ý xông vào nhà anh P lục soát. Ông M vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng. D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 29.3: Nghi ngờ cháu M lấy điện thoại của mình, ông P đã xông vào nhà cháu M trong lúc chỉ có mình M ở nhà để khám xét. Hành vi của ông P xâm phạm đến quyền nào của công dân?
A. Bất khả xâm phạm chỗ ở. B. Nhân thân và tài sản.
C. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm. D. Được đảm bảo bí mật đời tư.
Câu 30.1: Hai anh K và H đang cãi nhau về việc con chó của H làm hỏng vườn hoa của K, cùng lúc đó em của K là G cũng có mặt liền xông vào đánh H làm H bị thương phải nhập viện băng bó. Hành vi của G đã xâm phạm tới quyền gì của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Tự do sáng tạo và phát triển.
D. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 30.2: Cho rằng ông A lấn chiếm một phần lối đi chung của xóm nên bà C bực tức xông vào nhà ông A chửi mắng và bị con ông A bắt, rồi nhốt trong nhà kho hai ngày. Con ông A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Được pháp luật bảo vệ tài sản cá nhân.
C. Được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư. D. Bất khả xâm phạm về danh tính.
Câu 30.3: Cho rằng đàn bò nhà anh S phá nát ruộng lúa nhà mình, nên bà V đã chửi đổng khiến anh S tức giận dùng gậy đánh trọng thương bà V phải nhập viện. Anh S đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Tự do ngôn luận và báo chí.
C. Bảo vệ các thành quả lao động. D. Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe.
Câu 31.1: Trong lúc chị B ra ngoài, thấy điện thoại của chị báo có tin nhắn, anh C cùng phòng mở ra đọc rồi xóa tin nhắn đó. Anh C đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, uy tín, nhân phẩm.
B. Được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. Được tự do lựa chọn thông tin.
D. Được bảo đảm an toàn về tài sản.
Câu 32.2: Trong lúc anh S đi vắng, chị P người giúp việc cho gia đình đã nhận thay gói bưu phẩm và tự ý mở ra xem. Trong trường hợp trên, chị P đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở. B. Bảo đảm an toàn, bí mật thư tín.
C. Bảo mật quan hệ của cá nhân. D. Bất khả xâm phạm về danh tính.
Câu 32.3: Chị H là nhân viên chuyển thư của bưu điện. Do thấy có một bức thư của người lạ gửi cho chồng mình nên chị H đã mở thư ra xem rồi dán lại. Hành vi của chị H đã xâm phạm
A. quyền được pháp luật bảo hộ về đời sống tinh thần.
B. quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín.
Câu 33.1: Anh B viết bài đăng báo kiến nghị về tình trạng một số hộ kinh doanh không tuân thủ quy định bảo vệ môi trường. Việc làm của anh B là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
Câu 33.2: Việc ông M không cho bà K phát biểu ý kiến cá nhân trong cuộc họp tổ dân phố là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tự chủ phán quyết. B. Quản trị truyền thông
C. Tự do ngôn luận. D. Quản lí nhân sự.
Câu 33.3: Ông B viết bài đăng báo bày tỏ quan điểm của mình về việc sử dụng thực phẩm sạch trong chế biến thức ăn. Ông B đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tích cực đàm phán. B. Quản lí nhà nước.
C. Tự do ngôn luận. D. Xử lí thông tin.
Câu 34.1: Công dân T tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến cho dự án mở rộng khu dân cư của xã. Điều này cho thấy công dân T đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây?
A. Được cung cấp thông tin nội bộ. B. Đóng góp ý kiến nơi công cộng
C. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 34.2: Ủy ban nhân dân xã Y tổ chức lấy ý kiến của người dân về kế hoạch lắp đặt hệ thống loa phát thanh ở địa phương là thực hiện nội dung quyền dân chủ nào dưới đây của công dân?
A. Độc lập phán quyết. B. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Tự do ngôn luận. D. Chủ động kiểm toán ngân sách quốc gia.
Câu 34.3: Nhân dân xã A biểu quyết công khai việc xây dựng nhà văn hóa với sự đóng góp của các hộ gia đình. Việc làm này là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền công khai minh bạch.
D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
Câu 35.1: Phát hiện chị A nhân viên dưới quyền biết việc mình tham gia đường đây sản xuất xăng trái phép, giám đốc một doanh nghiệp là anh D đã đưa 20 triệu đồng cho chị A và đề nghị chị giữ im lặng. Vì chị A từ chối nên anh D dọa sẽ điều chuyển chị sang bộ phận khác. Chị A có thể sử dụng quyên nào sau đây?
A. Truy tố. B. Thẩm định. C. Tố cáo. D. Khiếu nại.
Câu 35.2: Nhân viên S phát hiện giám đốc cơ quan Z có hành vi lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản công nên đã đưa thông tin này lên mạng xã hội. Nhân viên S vận dụng sai quyền nào dưới đây của công dân?
A. Khiếu nại. B. Đàm phán. C. Tố cáo. D. Kiến nghị.
Câu 35.3: Gia đình ông Q bị Chủ tịch UBND huyện ra quyết định phá dỡ công trình đang xây dựng. Khi cho rằng quyết định trên là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, gia đình ông Q cần chọn cách giải quyết nào dưới đây theo đúng quy định pháp luật?
A. Làm đơn tố cáo. B. Làm đơn khiếu nại.
C. Làm đơn nộp tiền . D. Kiên quyết chống đối.
Câu 36.1: Ông Nguyên Văn A (60 tuổi) quê ở Bình Thuận đã chế tạo thành công máy rửa cà rốt đa năng. Vậy, ông A đã thực hiện quyền gì của công dân?
A. Quyền sáng tạo. B. Quyền nghiên cứu khoa học.
C. Quyền phát minh. D. Quyền sáng chế.
Câu 36.2: Sau khi biết ông N được cấp chứng nhận bản quyền sáng chế máy bóc tách vỏ lạc, anh M đã bí mật sao chép, tự nhận mình là người tạo nên mẫu thiết kế và sản xuất ra máy đó rồi bán cho người tiêu dùng. Anh M đã vi phạm quyền sáng tạo cùa công dân ở nội dung nào sau đây?
A. Quyền tác giả. B. Chuyển giao kĩ thuật.
C. Nâng cấp sản phẩm. D. ứng dụng công nghệ.
Câu 36.3: Trong kì xét tuyển đại học, cao đẳng bạn A đã lựa chọn đăng kí xét tuyển vào ngành kế toán Học viện Ngân hàng vì đã từ lâu A mơ ước trở thành kế toán. Việc làm này thể hiện nội dung nào dưới đây trong thực hiện quyền học tập của A?
A. Học không hạn chế. B. Bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Học thường xuyên, học suốt đời. D. Học bất cứ ngành nghề nào.
Câu 37.1: Ông A là trưởng thôn, bà B là bí thư Chi bộ thôn X. Trong cuộc họp toàn dân bàn về việc xây dựng đường liên thôn, khi anh M nêu ý kiến trái chiều đã bị ông A yêu cầu dừng phát biểu. Mặc dù vậy, anh M vẫn kiên quyết trình bày quan điểm của mình. Bực tức, bà B đã ép anh M dừng lời và chỉ đạo anh Y là công an viên đuổi anh M ra khỏi cuộc họp. Có mặt tại cuộc họp chị H đã lấy điện thoại ra quay lại toàn bộ sự việc và tung lên mạng xã hội. Những ai sau đây vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Ông A và bà B. B. Ông A, anh Y và anh M.
C. Anh Y và chị H. D. Anh Y, chị H và bà B.
Câu 37.2: Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê K chặn đường bắt chị nhốt tại nhà kho của mình để xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuyên can vợ dừng lại và đưa bằng chứng chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những ai trong trường hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. K, chị H và chồng B. Chị H và K.
C. Chị M, H và K. D. Chị H và chồng.
Câu 37.3: Nhận được tin báo nghi chị K đang dụ dỗ để bắt cóc cháu M, ông Q Chủ tịch phường vội đi công tác nên đã giao anh T nhân viên dưới quyền tìm hiểu thông tin này. Anh T tiếp cận chị K khai thác thông tin, bị chị K chống đối, anh T đã bắt và nhốt chị tại Ủy ban nhân dân phường hai ngày. Để ép anh T thả vợ mình, anh H là chồng chị K đón đường khống chế, đưa cụ A mẹ anh T về nhà mình giam giữ ba ngày. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Ông Q, anh T, chị K và anh H. B. Ông Q và anh H.
C. Anh T và anh H. D. Anh T, ông Q và anh H.
Câu 38.1: Cho rằng ông T đã cố ý dàn xếp để mình bị giám đốc kỷ luật và cho thôi việc, K đã tố cáo ông T với lý do bịa đặt, rằng ông T có quan hệ bất chính với chị Y. Thấy vậy, con ông T là G đã nhờ P và N đến nói chuyện với K nhưng không được. Do thiếu kiềm chế nên N đã chửi bới vợ anh K, còn P đã đánh anh K bị thương phải nhập viện. Chứng kiến cảnh xô xát đó, chị Q liền quay phim và tung lên mạng với nội dung ông T thuê người đánh chồng mình để xiết nợ nhằm hạ uy tín của ông T. Những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Ông T, anh P, N và anh K. B. Anh K, anh N và chị Q.
C. Anh K, N và anh P. D. Chị Q, ông T, anh K và N.
Câu 38.2: Thương con gái mình là chị M bị chồng là anh K đánh trọng thương phải nhập viện điều trị một tháng, ông N nhờ anh T đến nhà thương lượng với con rể. Trong lúc hai bên tranh cãi, anh T đẩy anh K ngã gãy tay nên anh T bị ông P bố anh K áp giải đến cơ quan công an. Những ai dưới đây không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe?
A. Anh K và ông P. B. Anh K và ông N.
C. Chị M, ông N và ông P. D. Chị M, ông N và anh K.
Câu 39.1: Nghi ngờ nhà bà X có chứa tội phạm đang bị truy nã, ông A đã báo cho ông C là công an xã. Ông C lập tức tới và xông vào nhà bà X để khám xét. Cháu nội bà X hoảng sợ, bỏ chạy sang nhà ông G. Vốn có mâu thuẫn với ông C nên ông G đã giấu đứa bé vào nhà kho. Sau hơn một ngày tìm kiếm không được, bà X đến nhà ông C đập phá đồ đạc. Hành vi của những ai dưới đây cần bị tố cáo?
A. Ông A và bà X. B. Ông C, ông G và bà X.
C. Ông A, ông G và bà X. D. Ông A và ông G.
Câu 39.2: Ông C là giám đốc, chị N là kế toán và anh S là nhân viên cùng công tác tại sở X. Lo sợ anh S biết việc mình sử dụng xe ô tô của cơ quan cho thuê để trục lợi, ông C chỉ đạo chị N tạo bằng chứng giả vu khống anh S làm thất thoát tài sản của cơ quan rồi kí quyết định buộc thôi việc đối với anh. Phát hiện chị N đã vu khống mình nên anh S nhờ anh M viết bài công khai bí mật đời tư của chị N trên mạng xã hội. Bức xúc, chị N đã trì hoãn việc thanh toán các khoản phụ cấp của anh S. Hành vi của những ai sau đây có thể vừa bị khiếu nại, vừa bị tố cáo?
A. Ông C và chị N. B. Chị N, anh M và anh S.
C. Anh S và anh M. D. Ông C, chị N và anh M.
Câu 40.1: Anh L được chị Q cho xem luận văn thạc sỹ mà cô N nhờ chị chỉnh sửa cho hoàn chỉnh để chuẩn bị bảo vệ. Theo câu chuyện vui có tính gợi ý của chị Q, anh L đã sao chép toàn bộ luận văn của cô N mà không ghi rõ nguồn gốc và tên tác giả chính thức rồi mang bán cho học viên D. Sau đó học viên D tự thay đổi tên đề tài và ghi tên mình là tác giả rồi đưa lên mạng. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Anh L và học viên D. B. Chị Q và học viên D.
C. Anh L, chị Q, và cô N. D. Chị Q và cô N
Câu 40.2: Vì bị ông N là bố anh K, đối thủ của mình trong một cuộc thi thiết kế thời trang, đe dọa giết nên anh T hoảng sợ buộc phải kí cam kết dừng tất cả những hoạt động liên quan đến lĩnh vực thiết kế. Trong khi đó, anh K đã chủ động đề nghị và được chị S đồng ý chuyển nhượng quyền sử dụng thiết kế mới nhất của chị. Sau đó, anh K tự nhận mình là tác giả rồi gửi thiết kế đó tham dự cuộc thi trên. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền sáng tạo của công dân?
A. Anh K và chị S. B. Anh K và ông N.
C. Anh K, ông N và chị S. D. Anh K, chị S, ông N và anh T.