10 đề ôn thi hsg lịch sử 9 có đáp án

10 đề ôn thi hsg lịch sử 9 có đáp án

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa 10 đề ôn thi hsg lịch sử 9 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐÈ KIỂM TRA KIẾN THỨC MÔN LỊCH SỬ 9

(ĐỀ 1)

A. LỊCH SỬ VIỆT NAM

Câu 1 (2,0 điểm):

Bằng hiểu biết của em về phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX, em hãy lí giải vì sao Phan Bội Châu là nhà lãnh đao tiêu biểu nhất cho khuynh hướng đó.

Câu 2 (2,0 điểm):

Phân tích chính sách văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam trước Chiến tranh thế giới I. Vì sao trước những chính sách về văn hóa, giáo dục đó nhân dân ta vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc?

Câu 3: (2,0 điểm)

Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?

B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Câu 4.(12 điểm) Trung Quốc sau cuộc nội chiến kéo dài (1946-1949) nhà nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, cũng từ đây đất nước Trung Quốc có nhiều khởi sắc. Em hãy:

  • Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946 – 1949) thành công đã có ảnh hưởng như thế nào đối với sự nghiệp cách mạng Trung Quốc nói riêng và cách mạng thế giới nói chung ? 
  • Tại sao năm 1978, Trung Quốc phải tiến hành cải cách mở cửa ? Nội dung cơ bản của đường lối cải cách là gì ? Thực hiện đường lối cải cách, từ năm 1978 đến năm 2000 Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản như thế nào
  • Trong các đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa từ cuối năm 1978 của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, theo em, đường lối nào là đóng vai trò quyết định dẫn đến thắng lợi của công cuộc cải cách ? Tại sao ? 
  • Theo em, công cuộc cải cách kinh tế – xã hội hiện nay tại Trung Quốc còn có những hạn chế gì ? 
  • Đường lối cải cách của Trung Quốc (năm 1978) và cải tổ của Liên Xô (năm 1985) có những điểm gì giống và khác nhau ?  – Cho biết kết quả của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và công cuộc cải tổ ở Liên Xô, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.

Câu 5 (2,0 điểm):

Bằng hiểu biết chung về các nước Đông Nam Á:

a. Hãy làm rõ biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ II.

b. Việt Nam đứng trước những thuận lợi và khó khăn nào khi ASEAN trở thành Cộng đồng khu vực (12/2015)?

II. Đáp án và thang điểm đề I

CÂU

NỘI DUNG

1

Phan Bội Châu là nhà lãnh đao tiêu biểu nhất cho khuynh hướng dân chủ tư sản.

* Trình bày hoạt động yêu nước tiêu biểu của Phan Bội Châu

- Năm 1904, Phan Bội Châu cùng một số nhà yêu nước lập ra Duy tân hội với mục đích là đánh đuổi thực dân Pháp, lập ra một nước Việt Nam độc lập.

- Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp khí giới, tiền bạc để đánh Pháp nhưng người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này. Hội Duy tân phát động thành viên tham gia phong trào Đông du,..

- Phong trào Đông du phát triển mạnh, thuận lợi, số học sinh sang Nhật có lúc lên tới 200 người.

- Tháng 9 năm 1908, thực dân Pháp câu kết với Nhật và yêu cầu trục xuất những người yêu nước Việt Nam.

- Tháng 3 năm 1909, Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật Bản, phong trào Đông Du tan rã, hội Duy tân ngừng hoạt động.

* Giải thích Phan Bội Châu là nhà lãnh đao tiêu biểu nhất cho khuynh hướng dân chủ tư sản vì:

- Ông xác định đúng kẻ thù là thực dân Pháp, giải quyết được mâu thuẫn lớn nhất trong xã hội là mâu thuẫn dân tộc.

- Biện pháp đấu tranh là bạo động vũ trang phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc…

-Với chủ trương cầu viện, cầu học Phan Bội Châu đã bước đầu hướng cách mạng Việt Nam ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại, tạo mối liên hệ giữa cách mạng trong nước với bên ngoài.

- Phan Bội Châu đã viết nhiều tác phẩm như: Hải ngoại huyết thư, Việt Nam vong quốc sử…khích lệ lòng yêu nước, tố cáo tội ác thực dân Pháp

0.2

0.2

0.2

0.2

0.2

0.25

0.25

0.25

0.25

2

Phân tích chính sách văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp ở Việt Nam trước Chiến tranh thế giới I.

Chính sách văn hóa, giáo dục trước Chiến tranh thế giới I.

- Pháp duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến, một số kì thi có thêm môn Tiếng Pháp.

- Pháp mở một số trường học nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị. Pháp cũng cho mở một số cơ sở văn hóa y tế….

- Khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè…

- Mở trường học một cách hạn chế, chủ yếu là các trường tiểu học,

- Sách báo xuất bản công khai tuyên truyền cho chính sách “khai hóa” của thực dân, gieo rắc ảo tưởng hòa bình hợp tác với đế quốc và phong kiến.

Nhận xét: Các chính sách văn hóa giáo dục của thực dân Pháp nhằm thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa.

0.15

0.15

0.15

0.15

0.15

0.25

Nhân dân ta vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc vì:

- Thực dân Pháp hạn chế mở trường học, tiếng Pháp là môn tự nguyện, nhân dân vẫn chủ yếu học chữ Hán và Quốc ngữ nên nhân dân vẫn duy trì nền văn hóa lâu đời.

- Nền văn hóa Việt Nam có bề dày lịch sử mang đặc sắc riêng của dân tộc Việt

- Nhân dân có tinh thần yêu nước, tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc và luôn có ý thức lưu giữ từ đời này qua đời khác.

0.25

0.25

0.5

Câu 3

- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19-5-1890 ở Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An.

- Tuy khâm phục các nhà yêu nước như : Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng Người không tán thành đường lối hoạt động của họ nên Người quyết định tìm ra cong đường cứu nước cho dân tộc.

- Giữa năm 1911 tại bến cảng Nhà Rồng – Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp để có cơ hội ra nước ngoài xem học làm ăn như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước.

- Người đi qua nhiều nước ở các Châu Âu, Mĩ, Phi với cuộc hành trình dài 6 năm.

- Năm 1917 Người trở về Pháp. Ở đây Người đã làm nhiều nghề, học tập, rèn luyện, tham ra hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước.

- Người viết báo, tuyền đơn tố cao thực dân, tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam.

- Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách Mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của Người đã có những biến chuyển.

- Những hoạt động của Người tuy mới chỉ bước đầu nhưng là điều kiện quan trọng để người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam.

Câu 4

  • Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946 – 1949) thành công đã có ảnh hưởng như thế nào đối với sự nghiệp cách mạng Trung Quốc nói riêng và cách mạng thế giới nói chung ? 

Hướng dẫn làm bài. 

+ Ý nghĩa của sự kiện đó đối với Cách mạng Trung Quốc: 

Thắng lợi này đã chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đánh dấu Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc đã thành công. •

Mở ra cho nhân dân Trung Quốc một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội trong lịch sử Trung Quốc. •

Từ sau thắng lợi đó, nhân dân Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã liên tiếp giành nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng đất nước. •

Đặc biệt, từ năm 1978 đến nay, với đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc đã thu được nhiều thành tựu, nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có thể nói, Trung Quốc là nước chủ nghĩa xã hội đầu tiên tiến hành cải cách mở cửa thành công. 

+ Thành công của Cách mạng Trung Quốc có ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng thế giới nói chung.

Với diện tích bằng ¼ diện tích châu Á và chiếm ¼ dân số toàn thế giới, thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc có tác động to lớn đến Cách mạng thế giới , mà trước hết là tăng cường lực lượng cho phe chủ nghĩa xã hội và động viên cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.•

Việc Trung Quốc thu được nhiều thắng lợi từ sau cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ (1946 – 1949) đã để lại nhiều bài học cho Cách mạng các nước, đặc biệt là Việt Nam, một nước gần Trung Quốc, đang tiến hành cải cách và đổi mới đất nước.•

Thành công của Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc (1946 – 1949) không những có ý nghĩa đối với sự nghiệp Cách mạng Trung Quốc nói riêng mà còn ảnh hưởng rất lớn, tác động tích cực đến sự nghiệp Cách mạng thế giới nói chung.•

  •  Tại sao năm 1978, Trung Quốc phải tiến hành cải cách mở cửa ? Nội dung cơ bản của đường lối cải cách là gì ? Thực hiện đường lối cải cách, từ năm 1978 đến năm 2000 Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản như thế nào ?  

Hướng dẫn làm bài.  

1) Nguyên nhân Trung Quốc phải tiến hành cải cách, mở cửa năm 1978 : 

* Khách quan 

– Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ, tiếp theo là những cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế, tài chính… Những cuộc khủng hoảng này đặt nhân loại đứng trước những vấn đề bức thiết phải giải quyết như tình trạng vơi cạn dần nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số… 

– Yêu cầu cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội để thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học – kỹ thuật và sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ theo xu thế quốc tế hoá. 

– Trong bối cảnh trên, yêu cầu lịch sử đặt ra đối với tất cả các nước là phải nhanh chóng cải cách về kinh tế, chính trị – xã hội để thích ứng. 

* Chủ quan 

– Đối nội: từ năm 1959 đến năm 1978 Trung Quốc trải qua 20 năm không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội. Với việc thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn, sản xuất giảm sút nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn…Trong nội bộ Đảng và Nhà nước Trung Quốc diễn ra những bất đồng gay gắt về đường lối, tranh chấp về quyền lực, đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966 – 1976)… 

– Đối ngoại: xảy ra những cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc với các nước láng giềng như Ấn Độ, Liên Xô… -> Bối cảnh lịch sử trên đòi hỏi Trung Quốc tiến hành cải cách để phù hợp với xu thế chung của thế giới và đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng không ổn định… 

2) Đường lối đổi mới. 

– Tháng 12 – 1978, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, đã vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế, xã hội ở Trung Quốc. 

– Đến đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (cuối năm 1987) đường lối này được nâng lên thành đường lối chung cuả Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc. 

– Trong giai đoạn đầu sẽ xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”. 

Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì nguyên tắc: 

Con đường xã hội chủ nghĩa. •

Chuyên chính dân chủ nhân dân. •

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Mao Trạch Đông. •

– Thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ và văn minh. 

3) Thành tựu. 

* Kinh tế : Năm 1998, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (GDP tăng 8% – năm), đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt. 

* Chính trị – xã hội : đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Thu hồi được Hồng Kông (7 – 1997) và Ma CaO (12 – 1999) 

* Nền khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003: phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian) 

* Về đối ngoại : bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế. 

* Từ sau khi thực hiện cải cách Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, tình hình chính trị, xã hội ổn định. Vai trò của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế. 

Trong các đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa từ cuối năm 1978 của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, theo em, đường lối nào là đóng vai trò quyết định dẫn đến thắng lợi của công cuộc cải cách ? Tại sao ? 

Trong các đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội từ cuối năm 1978 ở Đảng và Nhà nước Trung Quốc thì đường lối đóng vai trò quyết định dẫn đến thắng lợi của công cuộc cải cách là : Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì nguyên tắc: 

– Con đường xã hội chủ nghĩa 

– Chuyên chính dân chủ nhân dân. 

– Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nghĩa Mác – Lênin – Tư tưởng Mao Trạch Đông.  

Bởi vì:  

– Trước năm 1978, do đường lối “ba ngọn cờ hồng” đã làm cho kinh tế Trung Quốc khủng hoảng (nạn đói diễn ra trầm trọng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, sản xuất ngưng trệ, tụt hậu so với thế giới) 

– Kinh tế là nhân tố hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực xã hội, chính trị, quân sự…Vì vậy trong đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc, việc phát triển kinh tế được lấy làm yếu tố trung tâm. 

  • Theo em, công cuộc cải cách kinh tế – xã hội hiện nay tại Trung Quốc còn có những hạn chế gì ? 

– Một là, tụt hậu xa hơn về kinh tế, khoa học – kĩ thuật so với các cường quốc tư bản phương Tây trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện nay. Vì sự phát triển khoa học – kĩ thuật của thế giới vừa tạo ra thời cơ cho những nước tiếp cận được, đồng thời cũng vừa tạo ra nguy cơ đối với những nước không tiếp cận được. 

– Hai là, chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Nguy cơ này dẫn tới mất vai trò lãnh đạo của Đảng, mất định hướng xã hội chủ nghĩa. 

– Ba là nạn tham nhũng, mẫu thuẫn xã hội và các tệ nạn xã hội khi phát triển kinh tế thị trường phải đối mặt với suy thoái đạo đức, phân cực giàu nghèo quá lớn, mất công bằng và ổn định xã hội. 

– Bốn là diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng của Trung Quốc… 

  • Đường lối cải cách của Trung Quốc (năm 1978) và cải tổ của Liên Xô (năm 1985) có những điểm gì giống và khác nhau ?  – Cho biết kết quả của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và công cuộc cải tổ ở Liên Xô, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc Đổi mới ở Việt Nam.

Hướng dẫn làm bài

Để sửa chữa thiếu sót, sai lầm đưa đất nước thoát khỏi suy thoái, khủng hoảng, tiến kịp với xu thế thời đại, Trung Quốc tiến hành cải cách – mở cửa (12 – 1978), Liên Xô tiến hành cải tổ (3 – 1985)…

+ Điểm giống :

Thực hiện đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội trong đó đổi mới kinh tế là trung tâm.

Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước…

Mở rộng quyền tự do dân chủ, đổi mới mọi mặt đời sống xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân…

+ Điểm khác :

Liên Xô

Trung Quốc

– Liên Xô chủ trương đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật đưa kinh tế phát triển theo chiều sâu, đạt mức cao nhất củathế giới về năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả (nóng vội, chưa phù hợp với điều kiện của Liên Xô…).

– Liên Xô thực hiện chế độ tổngthống, đa nguyên chính trị, dân chủ công khai…

– Trung Quốc cải cách – mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắcTrung Quốc, biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh (phù hợp với hoàn cảnh, đặc điểm, bản sắc của Trung Quốc…)

Trung Quốc kiên trì 4 nguyên tắc: chủ nghĩa xã hội ; chuyên chính dân chủ nhân dân; Đảng Cộng sản lãnh đạo; chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông.

 + Kết quả:

Liên Xô

Trung Quốc

– Sau 6 năm cải tổ do chưa có bước đi

đúng đắn, xa rời nguyên tắc chủ nghĩa

Mác – Lênin… nên đất nước khủng

hoảng rối loạn, đời sống khó khăn, Đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo…, tháng 12 – 1990 cải tổ thất bại -> Liên bang CHXHCN Xô viết tan rã…

– Sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế Trung

Quốc có bước phát triển nhanh (GDP tăng…, bình quân đầu người tăng…, tỉ trọng xuất nhập khẩu tăng…; khoa học – kĩ thuật, văn hóa – giáo dục đạt nhiều thành tựu…; chính trị ổn định, địa vị nâng cao trên trường quốc tế…

 + Bài học cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam :

Từ thắng lợi của công cuộc cải cách ở Trung Quốc và thất bại của công cuộc cải tổ ở Liên Xô ta rút ra những bài học kinh nghiệm:

– Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội , làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp…

– Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam; nắm vững nguyên lí chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; lấy dân làm gốc…

– Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị phải thận trọng…

4

a. Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ II.

- Biến đổi lớn nhất là: Sau Chiến tranh thế giới II, các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập.

+ Trước Chiến tranh thế giới II, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa, nửa thuộc địa của các nước thực dân phương Tây (trừ Thái Lan).

+ Tháng 8 năm 1945, ngay khi Nhật đầu hàng, các nước giành độc lập như: In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào

+ Nhiều nước Đông Nam Á tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược trở lại của các nước đế quốc như In-đô-nê-xi-a, Việt Nam…

+ Mĩ trao trả độc lập cho Phi-lip-pin (1946), Anh trao trả độc lập cho Miến Điện (1948), Mã Lai (1957), Pháp công nhận nền độc lập của 3 nước Đông Dương (1954)…

Như vậy đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á giành được độc lập dân tộc, các nước từ thân phận thuộc địa trở thành những quốc gia độc lập…

0.25

0.15

0.15

0.15

0.15

0.15

b. Việt Nam đứng trước những thuận lợi và khó khăn khi ASEAN trở thành Cộng đồng khu vực:

Thuận lợi:

- Tạo điều kiện hội nhập về kinh tế - văn hóa…

- Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài khối ASEAN…

- Chuyển giao công nghệ, học tập tiến bộ KHKT…

Khó khăn:

- Sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt…

- Khó khăn trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tránh nguy cơ hòa tan…

0.5

0.5

Câu 4 (2,0 điểm): Tại sao Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời vào năm 1967? Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, ASEAN đã làm gì để xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển? Việt Nam đã tận dụng những cơ hội khi gia nhập ASEAN như thế nào? Theo em Cộng đồng ASEAN thành lập có tác động như thế nào đến việc giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay?

Ý

Nội dung cần trình bày

Điểm

Ý 1

Tại sao Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời vào năm 1967?

1,0

- Các nước Đông Nam Á có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, lịch sử, văn hóa…

0,25

- Nhiều quốc gia ở Đông Nam Á đã giành được độc lập và bắt tay vào xây dựng, phát triển đất nước, vì vậy, cần tăng cường sự hợp tác giữa các nước…và để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực

0,25

- Xu thế liên kết khu vực trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ…, đặc biệt là thành công của tổ chức EC…

0,25

- Với những điều kiện trên, ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời nhằm phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

0,25

Ý 2

Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay, ASEAN đã làm gì để xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển?

0,5

- Sau khi trở thành ASEAN 10, tổ chức này đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế

0,25

- Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10-15 năm; Năm 1994, lập diễn đàn khu vực (ARF)…

0,25

Ý 3

Việt Nam đã tận dụng những cơ hội khi gia nhập ASEAN như thế nào?

0,5

- Tăng cường giao lưu, hợp tác, mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại, học hỏi kinh nghiệm phát triển đất nước…

0,25

- Tranh thủ diễn đàn ASEAN để bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh khu vực…

0,25

* Cộng đồng ASEAN thành lập có tác động đến việc giải quyết vấn đề Biển Đông:

- Cộng đồng ASEAN thành lập, tạo điều kiện cho các quốc gia có tranh chấp chủ quyền, các quốc gia trong và ngoài khu vực đối thoại, thảo luận và thúc đẩy hòa bình, an ninh ở Biển Đông, do đó có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông

- Các quốc gia có tranh chấp chủ quyền có điều kiện nâng cao năng lực, có thêm các cơ chế để hỗ trợ đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình ở Biển Đông.

Câu hỏi: Tại sao cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946 – 1949) lại được coi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ? Trình bày những thành tựu nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu xây dựng chế độ mới.  

Hướng dẫn làm bài.  

1) Những nét chính về cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc (1946 – 1949): 

– Nguyên nhân cuộc nội chiến :  

+ Chủ quan : Sau cuộc kháng Nhật thành công (1945), lực lượng Cách mạng Trung Quốc ngày càng lớn mạnh: khu giải phóng chiếm 1/4 đất đai và 1/3 dân số, quân chủ lực phát triển lên tới 126 vạn, phong trào đấu tranh cuả quần chúng lên cao.  

+ Khách quan : Sự giúp đỡ cuả Liên Xô về kinh tế và quân sự. Liên Xô chuyển giao vùng Quảng Châu, giúp đỡ vũ khí cho chính quyền Cách mạng đã tác động tích cực đến phong trào cách mạng thế giới. 

+ Tưởng Giới thạch gây nội chiến : Tưởng Giới Thạch cấu kết với Mĩ phát động nội chiến. Ngày 20 – 7 – 1946, Tưởng Giới Thạch tập trung 1,6 triệu quân tấn công vào các vùng giải phóng. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc nội chiến.  

– Diễn biến cuộc nội chiến (được chia làm 2 giai đoạn). 

* Giai đoạn 1: Quân giải phóng Trung Quốc phòng ngự tích cực (từ tháng7 – 1946 đến tháng 6 – 1947), nhằm tiêu diệt sinh lực địch và xây dựng quân giải phóng. 

* Giai đoạn 2: Quân cách mạng phản công và giành thắng lợi (từ tháng 6 – 1947 đến tháng 4 – 1949), quân cách mạng phản công, giải phóng các vùng do Quốc dân đảng thống trị. 

– Kết quả : 

Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Hoa được giải phóng. 

Tập đoàn Tưởng Giới Thạch thất bại, phải rút chạy ra Đài Loan. 

Ngày 1 – 10 – 1950, nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa chính thức được thành lập, đứng đầu là Chủ  tịch Mao Trạch Đông. 

2) Cuộc cách mạng ở Trung Quốc (1946 – 1949) lại được coi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ bởi vì : 

– Mặc dù cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức nội chiến giữa hai đảng phái – đại diện cho hai lực lượng chi phối đời sống chính trị – xã hội Trung Quốc là Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng.

– Đảng Cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân Trung Quốc, đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động Trung Quốc.

– Quốc dân đảng là chính đảng của giai cấp tư sản, do Tưởng Giới Thạch đứng đầu, đại diện cho quyền lợi của tư sản, phong kiến, từng bước thực hiện chính sách phản động đi ngược lại quyền lợi của quần chúng nhân dân và lợi ích dân tộc. Vì quyền lợi giai cấp đã sẵn sàng cấu kết với Mĩ đang muốn can thiệp và đưa Trung Quốc vàOovòng nô dịch.

– Như vậy Đảng Cộng sản đánh đổ sự thống trị của Quốc dân đảng, thực chất là đánh đổ giai cấp phong kiến, tư sản đế quốc can thiệp, tức là thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đang đặt ra đối với Trung Quốc sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật (1945).

3) Những thành tựu nổi bật của Trung Quốc trong 10 năm đầu xây dựng chế độ mới :

– Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, nhiệm vụ hàng đầu là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục.

– Về kinh tế :

Trong những 1950 – 1952, Trung Quốc thực hiện khôi phục kinh tế, cải cách dân chủ, phát triển văn hóa, giáo dục.•

Trong những năm 1953 – 1957, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, kết quả tổng sản lượng công, nông nghiệp tăng 11,8 lần, riêng công nghiệp tăng 10,7 lần. Văn hóa, giáo dục có bước tiến vượt bậc. Bộ mặt đất nước có nhiều thay đổi rõ rệt…•

– Về đối ngoại :

Thi hành chính sách tích cực nhằm củng cố hóa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Điạ vị quốc tế của Trung Quốc được nâng cao.•

Ngày 14 – 2 – 1950, kí với Liên Xô “Hiệp ước hữu nghị, đồng minh và tương trợ Trung – Xô” và nhiều hiệp ước kinh tế, tài chính khác; phái Quân chí nguyện sang giúp nhân dân Triều Tiên chống Mĩ (1950 – 1953); giúp đỡ nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp; ủng hộ các nước Á, Phi và Mĩ Latinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; năm 1955, tham gia Hội nghị các nước Á – Phi ở Bănggung (Inđônêxia)…•

 Dạng câu hỏi tương tự :

1. Cho biết công cuộc cải cách ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay. Từ đó, anh/chị hãy trình bày những suy nghĩ của bản thân về công cuộc đổi mới hiện nay tại Việt Nam ?  (

2. Những nét chính về đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội từ cuối năm 1978 ở Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Theo anh/chị, công cuộc cải cách kinh tế, xã hội hiện nay tại Trung Quốc còn có những hạn chế gì ?

3. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ XVI có viết: “… Những nỗ lực gian khổ và những thành tựu mà Đảng và nhân dân ta giành được đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới và nhất định sẽ ghi vào sử sách vinh quang về sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. 

Bằng những kiến thức lịch sử, anh/chị hãy cho biết: 

– Những thành tựu về kinh tế, khoa học kĩ thuật và ngoại giao mà Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc giành được sau hơn 20 năm cải cách.

– Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, Việt Nam có thể vận dụng được những bài học kinh nghiệm nào từ thành công của Trung Quốc ?

Câu hỏi . Trình bày tóm lược chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong các thời kỳ 1949 – 1959, 1959 – 1978, 1978 – 2000. Từ đó, rút ra nhận xét chung về chính sách đối ngoại của Trung Quốc ?

Hướng dẫn làm bài.

1949 – 1959

1959 – 1978

1978 – 2000

– Trung Quốc thi hành chính sách ngoại giao tích cực nhằm củng cố hoà bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

– Ngày 14 – 2 – 1950, Trung Quốc kí với Liên Xô “Hiệp ước hữu nghị, đồng minh và tương trợ Trung – Xô” và nhiều hiệp ước kinh tế, tài chính khác; phái quân chí nguyện sang giúp nhân dân

Triều Tiên (1950 – 1953); tham gia Hội nghị các nước Á, Phi và Mĩ Latinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

– Ngày 18 – 1 – 1950, Trung Quốc

hiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

– Từ năm 1959 trở đi thi hành đưòng lối ngoại giao bất lợi cho Cách mạng Trung Quốc và Cách mạng thế giới

chống Liên Xô tranh chấp biên giới với Liên Xô và Ấn Độ.

– Việc Trung Quốc kí với Mĩ “Thông cáo chung Thượng Hải” (1972) đã gây nên những tổn thất nghiêm trọng cho sự nghiệp Cách

mạng cuả Trung Quốc và 3 nước Đông Dương.

– Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Việt Nam. Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước

trên thế giới. Góp sức vào việc giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.

– Tháng 7 – 1997, thu hồi

Hồng Công. Tháng 12 - 1999, thu hồi Ma Cao. Những vùng đất này trở thành khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Câu 3 (4 điểm):

Hãy cho biết những nét chính về điểm giống và khác nhau của hai khuynh hướng cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX ? Hãy rút ra những ý nghĩa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ?

- Những điểm giống nhau:

+ Cả hai khuynh hướng cách mạng đều xuất phát từ tấm lòng vì dân vì nước,vì nước mạnh dân cường. (0.25đ)

+ Cả hai khuynh hướng đều muốn nước nhà có độc lập thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu.(0.25đ)

+ Cả hai đều có ý muốn cải tổ, duy tân canh tân đổi mới đất nước trên tất cả các phương diện. (0.25đ)

- Những điểm khác nhau:

+ Một bên chủ trương đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập một thể chế chính trị mới ở Việt Nam.(0.25đ)

+ Một bên chủ trương đánh đổ chế độ quân chủ phong kiến đang ngày càng thối nát,coi đây là điều kiện cần thiết để tiến tới nền độc lập.(0.25đ)

+ Một bên chủ trương sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng để thực hiện mục tiêu của mình… (0.25đ)

+ Một bên là cải cách, ca ngợi thể chế dân chủ, đả phá chuyên chế, vận động học theo cái mới, làm theo cái mới,hô hào chấn hưng thực nghiệp.(0.25đ)

+ Một bên chủ trương dựa vào sự giúp sức củ đế quốc Nhật Bản để xây dựng lực lượng quân sự là bạo động ,một bên chủ trương dựa vào Pháp để yêu cầu cải cách xã hội tiến tới xây dựng dân quyền. (0.25đ)

 Ý Nghĩa:

- Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc vì độc lập tự do của nhân dân ta trong bối cảnh đất nước đó bị biến thành thuộc địa.(0.25đ)

-Ngoài yếu tố yêu nước phong trào đó có thêm những yếu tố cách mạng (Việc từ bỏ thể chế quân chủ, xây dựng thể chế dân chủ sơ khai, đoạn tuyệt cái cũ, cái lạc hậu…)(0.5đ)

-Phong trào đó đề xướng nhữngchủ trươg cứu nước mới,thoát khỏi cách thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến hướng theo con đường dân chủ tư sản gắn giải phóng dân tộc với cải biến xã hội hồ nhập với trào lưu mới.(0.25đ)

-Phong trào đó dấy lây một cuộc vân động sâu rộng và thu hút đông đảo tầng lớp tham gia,đó làm thức tỉnh dân tộc đó tao ra được ý thức tự lực tự cường đất nước.(0.25đ)

-Phong trào đó đạt được những bước tiến về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động,quy mô…đạt cơ sở cho việc tập hợp lực lương,đồn kết các dân tộc chống đế quốc.(0.25đ)

-Phong trào đó có những đóng góp vô cùng to lớn về mặt văn hoá, tạo ra bước đột phá lớn về ngôn ngữ, chữ viết,và cải cách nền giáo dục ở Việt Nam (0.5đ)

ĐỀ 2

ĐỀ ÔN LUYỆN HỌC SINH GIỎI

Môn: Lịch sử LỚP 9 THCS

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (5.0 điểm): Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới? Hướng đi của người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Theo em những hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với dân tộc Việt nam. là

Câu 2 (3,0 điểm).

Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối thế kỉ XX chia làm mấy giai đoạn? Vị trí và ý nghĩa của phong trào trong sự phát triển quan hệ quốc tế?

Câu 3 (3,0 điểm)

Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai có góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới hay không? Vì sao? Làm rõ ý nghĩa thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc thế giới trong các năm 1949, 1959, 1960.

Câu 4. (3.0 điểm): Hiện nay Đông Nam Á gồm những Quốc gia nào? Lập bảng thống kê các nước Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN(1967) về những nội dung sau. Tên nước, tên thủ đô, trước năm 1945 là thuộc địa của những nước đế quốc nào?

Câu 5. (5,0 điểm) Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, các nước châu Á đẵ đạt được những thắng lợi gì và hiện đang đứng trước những khó khăn, thử thách nào?

Đáp án đề 2

Câu 1: (5.0 điểm )

- Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước. Quê ở xã Kim Liên-Huyện Nam Đàn-Tỉnh Nghệ An.

- Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị mất vào tay thực dân Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục xong vẫn không đi đến thắng lợi.

Người tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng không tán thành đường lối hoạt động của họ nên quyết định đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc

* Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo khác với lớp người đi trước:

- Các bậc tiền bối mà tiêu biểu là Phan Bội Châu đã lựa chọn con đường cứu nước đó là đi sang phương Đông, chủ yếu là Nhật Bản vì ở đó từng diễn ra cuộc cải cách Minh Trị làm cho Nhật thoát khỏi thân phận thuộc địa; vì Nhật đã đánh bại đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1905-1907) và Nhật Bản còn là nước "đồng văn, đồng chủng" với Việt Nam.

Đối tượng mà cụ Phan Bội Châu gặp gỡ là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp. Phương pháp của cụ là vận động tổ chức giai cấp, cùng các tầng lớp trên để huy động lực lượng đấu tranh bạo động.

- Còn Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường sang phương Tây, nơi được mệnh danh có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật, có nền văn minh phát triển.

Nguyễn Ái Quốc đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, đi vào phong trào quần chúng, giác ngộ, đoàn kết họ đứng lên đấu tranh giành độc lập thực sự bằng sức mạnh của mình là chính,

Người luôn đề cao học tập, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm cách mạng mới nhất của thời đại và Người đã bắt gặp chân lý cách mạng Tháng Mười Nga.

- Những hoạt đông yêu nước của người tuy mới chỉ bắt đầu ,nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đối với dân tộc ta, cũng như đối với dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác,vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử.

Câu 2. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến cuối thế kỉ XX chia làm mấy giai đoạn? Vị trí và ý nghĩa của phong trào trong sự phát triển quan hệ quốc tế?

- Các giai đoạn

+ Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.

+ Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.

+ Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.

- Vị trí: Là một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại các lực lượng phản cách mạng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Ý nghĩa

- Từng bước phá vỡ hệ thống thuộc địa - một trong những cơ sở tồn tại của chủ nghĩa đế quốc, thu hẹp phạm ảnh hưởng của Mĩ và các nước phương Tây, từng bước xói mòn trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai...

- Phong trào đã đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, …

- Tất cả các quốc gia độc lập tiếp tục đấu tranh để thiết lập một thế giới công bằng, góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh của các dân tộc...

Câu 3. Phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai có góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới hay không? Vì sao? Làm rõ ý nghĩa thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc thế giới trong các năm 1949, 1959,1960.

1. Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh

mẽ ở các nước Á, Phi và Mĩ La-tinh, làm cho bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc.

2. Giải thích:

- Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã xoá bỏ ách thống trị của chủ nghĩa

thực dân, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài nhiều thế kỉ sụp đổ hoàn toàn.

- Đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Các quốc gia độc lập ngày càng

tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

- Góp phần vào quá trình làm "xói mòn" và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta được

thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai…

3. Ý nghĩa thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc thế giới trong các năm

1949, 1959, 1960:

- Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời. Đó là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn: kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm chế độ phong kiến, đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

- Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta ở Cu Ba bị lật đổ. Cuộc cách mạng nhân dân ở Cu Ba đã giành được thắng lợi… Sự kiện này có tác động to lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh…

- Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với sự kiện 17 nước ở lục địa này tuyên bố độc lập. Từ sau đó, hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc lần lượt tan rã, các dân tộc châu Phi giành lại được độc lập và chủ quyền…

Câu 4. (3,0 điểm):

* Hiện nay khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia, : Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Việt Nam, Phi-líp-pin, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Lào, Cam-pu-chia, Đông Ti-mo, Xin-ga-po.

1,0

* Bảng thống kê những nước Đông Nam Á tham gia sáng lập ASEAN (1967) (2.0 điểm)

tt

Tên nước

Là thuộc địa

Thủ đô

1

Thái Lan

Không trở thành thuộc địa

Băng cốc

2

Ma-lai-xi-a

Anh

Cua-la Lăm bua

3

In đô nê xi a

Hà Lan

Gia-các ta

4

Xin-ga-po

Anh

Xin-ga-po

5

Phi-líp pin

TBN và Mĩ

Ma-ni-la

Điểm

0,5

1,0

0,5

Câu 5

* Những thắng lợi của các nước châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:

- Thứ nhất: Giành được độc lập dân tộc, chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc.

Dẫn chứng: Việt Nam, Inđônêxia, Lào… (1945), Trung Quốc (1949), Ấn Độ (1950), Campuchia (1953), Malaixia (1957)….

- Thứ hai: Đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng đất nước và hợp tác phát triển

Dẫn chứng:

+ Nhật Bản trở thành siêu cường về kinh tế, đứng thứ hai trên thế giới

+ Trung Quốc: Thực hiện chính sách mở cửa, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, phóng thành công vệ tinh chinh phục vũ trụ…

+ Ấn Độ: “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ.

+ Bốn con rồng châu Á: Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Công, Xingapo

+ Các nước Đông Nam Á: Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin đạt được các thành tựu về mọi mặt

+ Việt Nam: Thực hiện chính sách đổi mới từ 1986 đến nay kinh tế phát triển, an ninh chính trị ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể.

+ Các tổ chức quốc tế được thành lập trên cơ sở hợp tác cùng phát triển: Tổ chức ASEAN, ASEAN+1 (ASEAN+ Trung Quốc), ASEAN+3 (ASEAN+ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc).

* Các nước châu Á hiện đang đứng trước những khó khăn, thử thách:

- Tình hình chính trị phức tạp và không ổn định: Sự xâm lược, can thiệp của các nước đế quốc, ly khai, khủng bố, xung đột bạo lực…. ở Irắc, Apganixtan, Pakixtan, Thái Lan, Inđônêxia và Philippin…

- Thiên tai hoành hành: Động đất, núi lửa, sóng thần, băo lụt, hạn hán…

- Tệ nạn xă hội, tham nhũng…. - Bệnh dịch, ô nhiễm môi trường…

PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ

TRƯỜNG THCS NGHĨA BÌNH

ĐỀ 3

Đề thi có 01 trang

ĐỀ KIỂM ĐỊNH HSG LỚP 9

Môn: Lịch sử

(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề )

Câu 1. (6.0 điểm)

Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX ở Việt Nam:

a. Nêu hoàn cảnh lịch sử dẫn đến phong trào.

b. Trình bày hiểu biết của em về phong trào Đông du và cuộc vận động Duy tân.

c. Nhận xét về phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.

Câu 2.(4.0 điểm)

Những nét lớn về phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

Câu 3. (5,0 điểm):

Trình bày mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất Đông Nam Á. Tại sao nói từ đầu những năm 90, một thời kì mới đã mở ra cho các nước trong khu vực này? Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN?

Câu 4 (5 đ) Cu Ba “Hòn đảo anh hùng”. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba

Đáp án

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Hiểu biết về phong trào Đông du và cuộc vận động Duy tân. Nhận xét về phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.

6 điểm

Hoàn cảnh dẫn đến phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX

- Cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước do giai cấp phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần Vương thất bại hoàn toàn. Yêu cầu lịch sử đặt ra là cần có một phong trào theo xu hướng cứu nước mới.

0,25

- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc, các giai cấp, tầng lớp mới hình thành. Đây sẽ là lực lượng xã hội tiếp nhận những tư tưởng mới, khởi xướng các phong trào đấu tranh đi theo những xu hướng mới.

0,25

- Đầu thế kỉ XX, tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào Việt Nam, Nhật Bản trở thành nước tư bản giàu mạnh đã kích thích nhiều người Việt Nam yêu nước muốn tìm con đường cứu nước mới.

0,25

- Xuất phát từ lòng yêu nước và những nhận thức mới, những sĩ phu yêu nước tiến bộ đã tiến hành cuộc vận động cứu nước theo xu hướng dân chủ tư sản.

0,25

Hiểu biết về phong trào Đông du

- Diễn ra vào đầu thế kỷ XX, lãnh đạo là Phan Bội Châu.

0,25

- Mục tiêu: Đánh Pháp giành độc lập, lập ra một nước Việt Nam độc lập, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

0,25

- Chủ trương: Dựa vào Nhật để xúc tiến bạo động vũ trang đánh Pháp.

0,25

- Hoạt động: Năm 1904, thành lập hội Duy tân. Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật cầu viện nhờ Nhật giúp khí giới, tiền bạc để đánh Pháp. Hội Duy tân tích cực phát động các thành viên tham gia phong trào Đông du.

0,25

- Kết quả: Tháng 9/1908, Pháp cấu kết với Nhật yêu cầu nhà cầm quyền Nhật trục xuất những người Việt Nam yêu nước ra khỏi nước Nhật. Tháng 3/1909, phong trào Đông du tan rã, hội Duy tân ngừng hoạt động.

0,25

Hiểu biết về cuộc vận động Duy tân

- Diễn ra sôi nổi vào đầu thế kỷ XX ở Trung kỳ. Lãnh đạo phong trào là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…

0,25

- Mục tiêu: Chống phong kiến, cải cách văn hóa, xã hội, nâng cao dân trí, dân quyền nhằm nâng cao lòng yêu nước, tuyên truyền nội dung học tập mới và nếp sống mới mang màu sắc dân chủ.

0,25

- Hoạt động: Mở trường học, diễn thuyết các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới; tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu; cổ động mở mang công thương nghiệp…

0,25

- Năm 1908, dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân, phong trào chống phu, chống sưu thuế diễn ra ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và lan ra cả Trung kì.

0,25

Nhận xét về phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX

- Mục tiêu chung: Giành độc lập dân tộc, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

0,25

- Lãnh đạo: Sĩ phu yêu nước tiến bộ chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản.

0,25

- Lực lượng tham gia: Nông dân, công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc…

0,25

- Phương thức đấu tranh phong phú như: lập hội Duy tân, lập hội yêu nước, vận động giúp đỡ từ bên ngoài, tiến hành cải cách sâu rộng, đấu tranh vũ trang.

0,25

- Tổ chức: Bước đầu thành lập tổ chức chính trị sơ khai như Hội Duy tân.

0,25

- Kết quả: Dấy lên một phong trào yêu nước rộng lớn tuy nhiên các phong trào cuối cùng đều thất bại.

0,25

- Nguyên nhân thất bại: Do thiếu giai cấp lãnh đạo tiên tiến; chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, chưa nhận thức đúng kẻ thù cách mạng…

0,25

Câu 2

Những nét lớn về phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

  • Hoàn cảnh: Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Pháp tham gia chiến tranh nên tăng cường vơ vét sức người sức của của chính quốc và các thuộc địa. Đặc biệt Pháp tăng cường bắt lính ở các thuộc địa dẫn đến phong trào đấu tranh của binh lính Việt trong quân đội Pháp và nhân dân diễn ra sôi nổi

0,5

  • Các phong trào

Vụ mưu khỏi nghĩa ở Huế năm 1916

  • Phản đối việc pháp thực hiện chiến dịch bắt lính Việt sang làm bia đỡ đạn tại chiến trường châu Âu. Thái Phiên và Trần Cao vân liên lạc với binh lính bị tập trung tại thanh phố Huế tổ chức khởi nghĩa và và mời vua Duy Tân cùng tham gia

0,5

  • Kế hoạch dự kiến nổ ra vào đêm mùng 3 rạng ngày 4/5/1916 tại Huế nhưng do sơ hở nên kế hoạch bị bại lộ, thực dân Pháp bắt và tủ hình Thái Phiên và Trần Cao Vân, vua Duy Tân bị truất ngôi rồi đưa đày ở châu Phi, cuộc khởi nghĩa không thành công.

0,5

Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ơt Thái Nguyên 1917

  • Năm 1917 ở khởi nghĩa ở Thái Nguyên, Lương Ngọc Quyến và Trịnh văn Cấn đã lãnh đạo tù chính trị và binh lính giác ngộ nổi dạy khởi nghĩa.

0,5

  • Nghĩa quân nổi dậy giêt tên giám binh Pháp, phá nhà lao thả tù chính trị, chiếm các công sở và làm chủ tỉnh lị trong một tuần lễ nhưng không chiếm được trại lính Pháp nên pháp huy động được lực lượng phản công, Lương Ngọc Quyến anh dũng hi sinh
  • Nghĩa quân rút vào rừng chiến đấu gian khổ suốt 5 tháng. Đội Cấn bị thương và tự sát

0,25

Cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc

  • Trong thời gian1914-1918 cũng đã nổ ra các cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc, chủ yếu ở Tây Nguyên, tiêu biểu là cuộc nổi dậy của đồng bào Mơ Nông do Nơ Trang Lơng chỉ huy

0,25

  • Nhận xét:

- Lực lượng tham gia gồm đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là vai trò của binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

- Phương pháp đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.

- Địa bàn: diễn ra lẻ tẻ từ Bắc đến Nam

- Thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến, nên phong trào nhanh chóng thất bại

- Mặc dù thất bại nhưng đã thể hiện tinh thần chống pháp của binh lính Việt trong quân đội Pháp. Đập tan chính sách dùng “người Việt trị người Viêt” của Pháp

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

Câu 3.

Trình bày mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất Đông Nam Á. Tại sao nói từ đầu những năm 90, một thời kì mới đã mở ra cho các nước trong khu vực này? Quan hệ giữa Việt nam và ASEAN?

* Mục tiêu hoạt động:

- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan).

0,5

- Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

0,5

* Nguyên tắc hoạt động

- Tháng 2/1976, ASEAN họp Hội nghị thượng đỉnh lần thứ I tại Bali (Inđônêxia). Hội nghị đã xác định những xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ của các nước Đông Nam Á.

0,25

- Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

0,25

- Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình.

0,25

- Hợp tác phát triển có hiệu quả…

0,25

* Một thời kỳ mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á

- Sau khi “ chiến tranh lạnh” chấm dứt và vấn đề Cam- pu –chia đã được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt...

0,25

- Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN. Từ 5 nước sáng lập (năm 1967) đã phát triển thành 10 nước (năm 1999)...

0,5

- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á cùng đứng chung trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á “hoà bình, ổn định” cùng phát triển,

0,25

- Năm 1992 (AFTA) – Khu vực mậu dịch tự do ra đời. Năm 1994 lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm nhiều nước trong và ngoài khu vực, tổ chức Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) năm 1996.... Như vây một thời kỳ mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á

0,25

  • Mỗi quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN

Quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN từ năm 1967 đến nay có những lúc diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động tình hình quốc tế và khu vực….

0,25

Giai đoạn 1967-1973 Việt Nam hạn chế quan hệ với ASEAN vì đang tiến hành kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Có thời gian Việt Nam đối lập với các nước ASEAN vì Thái Lan, Philippin tham gia khối quân sự SEATO và trở thành đồng minh của Mĩ

0,25

Giai đoạn 1973-1978: Sau hiệp định Pari, nước ta bắt đầu triển khai, đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước ASEAN. Đặc biệt sau đại thắng mùa xuân năm 1975 vị trí của Việt Nam trong khu vực và thế giới ngày càng tăng. Tháng 2/1976 Việt Nam tham gia kí kết hiệp ước Bali, quan hệ với ASEAN đã được cải thiện bằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến viếng thăm lẫn nhau.

0,25

Giai đoạn 1978-1989: Tháng 12/1978, Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia giúp nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng Pônpốt. Một số nước lớn đã can thiệp, kích động làm cho quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trở lên căng thẳng.

0,25

Giai đoạn 1989 đến nay: ASEAN đã chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại “Muốn làm bạn với tất cả các nước” quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện

0,25

Tháng 7/ 1992 Việt Nam tham gia vào hiệp ước Bali đánh dấu bước phát triển quan trọng trong sự tăng cường hợp tác khu vực vì một “Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển”. Sau khi ra nhập ASEAN (28/7/1995) mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật ngày càng được đẩy mạnh

0,5

Câu 4

. Cu Ba “Hòn đảo anh hùng”. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba

Cu Ba “Hòn đảo anh hùng

Giới thiệu về sơ lược về Cu Ba:- Là một quốc đảo nằm trên vùng biển Ca-ri-bê, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Cu Ba được mệnh danh là “Hòn đảo anh hùng” trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và xây dựng đất nước

0,25

* Trong chiến đấu chống chế độ độc tài Ba-ti-xta (1953 – 1959):

– 1953, được Mĩ giúp, Batixta đã thiết lập chế độ độc tài quân sự, thi hành nhiều chính sách phản động…-> nhân dân CuBa bền bỉ đáu tranh.

– 26/7/1953, Phi đen lãnh đạo 135 thanh niên tấn công pháo đài Môn-ca-đa, mở đầu thời kì đấu tranh vũ trang

– Mặc dù lực lượng chênh lệch, gặp nhiều khó khăn nguy hiểm, nhưng từ năm 1956 – 1958, phong trào cách mạng lan rộng khắp cả nước và chuyển sang thế phản công.

– Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ. Cách mạng giành thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của chính quyền tay sai. CuBa là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh

0,5

0,25

0,25

0,5

* Trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1959 – nay)

– Từ 1959 -1961, Cu Ba tiến hành cải cách dân chủ. Là nước đầu tiên ở Tây bán cầu tuyên bố tiến lên chủ nghĩa xã hội (1961) giữa vòng vây của Mĩ.

– Từ 1961 đến nay, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt nhiều thành tựu…Mặc dù bị Mĩ bao vây cấm vận, chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ nhưng Cu Ba vẫn kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, những thành tựu trong chiến đấu và trong xây dựng bảo vệ tổ quốc đã chứng minh rằng Cu Ba là “hòn đảo anh hùng”

0,25

0,25

0,25

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Cu Ba

Cơ sở:

+ trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc có chung kẻ thù là Mĩ

+ sau khi giành được độc lập: cùng mục tiêu và lý tưởng xây dựng chế độ XHCN

+ Cả hai nước đều do đảng công sản lãnh đạo

0,5

Mối quan hệ Việt Nam-Cu Ba được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Phi đen-ca-xtơ-rô đã dày công xây đắp, đó là mối quan hệ, thuỷ chung son sắt. Mối quan đó được thiết lập từ năm 1960. Cả hai dân tộc đều có sự giúp đỡ nhau to lớn:

- Trong cuộc kháng chiến chống của nhân dân ta, Ph-den Ca-xto-rô là nguyên thủ nước ngoài duy nhất đã vào tuyến lửa Quảng Trị để động viên nhân dân ta.

- Bằng trái tim và tình cảm chân thành, Phi-đen và nhân dân Cu-Ba luôn ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam: “Vì Việt Nam, Cu-Ba sản sàng hiến cả máu”.

- Cu-Ba đã các chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu bệnh sốt rét, mổ cho các thương binh ở chiến trường.

- Sau 1975, Cu-Ba đã giúp nhân dân Việt Nam xây dựng thành phố Vinh, bệnh viện Cu-Ba ở Đồng Hới (Q.Bình).

Ngày nay mối quan hệ ngày càng bền chặt thắm thiếu tình anh em Cu Ba giúp VN rất nhiều và ngược lại VN cũng giúp được Cu ba trong nhiều lĩnh vực

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

- Hiện nay: Việt Nam và Cu Ba đang làm hết sức mình để củng cố, mở rộng mối quan hệ đoàn kết anh em, hợp tác toàn diện trên tinh thần hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Sát cánh bên nhau trong các tổ chức và diễn đàn quốc tế, trong việc bảo vệ những lợi ích chính đáng của mỗi nước và tham gia tích cực vào những nỗ lực chung, để xây dựng một thế giới tốt đẹp và công bằng hơn.

Quan hệ hợp tác Việt Nam – Cu Ba hiện đang được mở rộng trên nhiều lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp, đầu tư, văn hoá, giáo dục, khoa học - kỹ thuật… Việt Nam chuyển giao kỹ thuật và con giống giúp Cu Ba canh tác lúa nước trên quy mô nhỏ, nuôi trai lấy ngọc, phát triển công nghệ gốm sứ, duy trì khối lượng gạo hàng hoá sang thị trường Cuba… Phía Cu Ba tiếp tục hợp tác giúp đỡ Việt Nam trong công nghệ mía đường, chế biến phụ phẩm từ mía đường, nuôi cá sấu, nuôi và sử dụng mồi Mosca diệt sâu hại mía, chuyển giao gen kháng bệnh cho lúa, bắp cải, khoai lang; tư vấn giám sát các công trình

0,5


PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ

TRƯỜNG THCS NGHĨA BÌNH

KỲ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HSG LỚP 9

ĐỀ 4

(Đề thi gồm 01 trang)

Môn: Lịch sử

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (5.0 điểm).

Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu những nội dung chính của các đề nghị cải cách đó. Nhận xét những mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa của các đề nghị cải cách?

Câu 2. (3.0 điểm).

Phong trào Đông du diễn ra như thế nào? Điểm tiến bộ và hạn chế của phong trào? Điểm giống và khác nhau giữa phong trào Đông du và Đông kinh nghĩa thục?

Câu 3. (4.0 điểm).

Những điều kiện lịch sử làm nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỉ XX? Đóng góp của khuynh hướng này đối với lịch sử dân tộc trong thời gian trên.

Câu 4 (8 điểm)

Từ sau khi tiến hành cải cách, mở cửa đến năm 2000, Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Đồng thời, Trung Quốc cũng thu được nhiều kết quả trên lĩnh vực đối ngoại, góp phần tăng cường vị thế trên trường quốc tế. Em hãy:

4a. Cơ sở nào để nói rằng sau 20 năm cải cách, mở cửa (1979-2000), Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới? Trên lĩnh vực đối ngoại, Trung Quốc thu được những kết quả như thế nào ?

4b. Nét khác biệt về đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc so với công cuộc cải tổ của Goóc - ba - chốp (Liên Xô) ?

4c. Em biết gì về việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế, quân sự để thực hiện chính sách bành trướng ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ? Phát biểu suy nghĩ của em về những yêu sách của Trung Quốc tại 02 quần đảo này ?

4d. Mối quan hệ Việt Nam –Trung Quốc hiện nay dựa trên những tinh thần và phương châm nào?

ĐÁP ÁN

Câu 1: (5 điểm)

Nội dung trình bày

Điểm

* Hoàn cảnh

- Vào cuối thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược Nam Kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.

0,5

- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở lên mục ruỗng: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời ssống nhân dân khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt, phong trào khởi nghĩa nông dân, binh lính bùng nổ ở nhiều nơi càng đẩy đất nước vào tình trạng rối ren.

0,5

- Trước tình hình đất nước ngày một nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá... của nhà nước phong kiến.

0,5

* Nội dung:

- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

0,25

- Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

0,25

- Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài.

0,25

- Từ 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục...

0,5

- Vào các năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng hai bản “Thời vụ sách” lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

0,25

* Nhận xét:

- Tích cực: Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX, một số sĩ phu, quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghi kị, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của mình để đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước, nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình.

0,5

- Hạn chế: Tuy nhiên, các đề nghị cải cách mang tính chất rời rạc, lẻ tẻ, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

0,5

- Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận những thay đổi và từ chối các đề nghị cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.

0,5

- Ý nghĩa: Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào tư tưởng lỗi thời, bảo thủ cản trở bước tiến của dân tộc, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết. Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.

0,5

Câu 2: (3 điểm)

Nội dung trình bày

Điểm

- Nguyên nhân: Nhật bản là nước duy nhất ở châu Á nhờ cải cách thiên hoàng Minh Trị đất nước đi theo con đường TBCN mà thoát khỏi ách thống trị của các nước tư bản Âu –Mĩ, lại cùng màu da, cùng nền văn hóa Hán học với Việt Nam có thể nhờ cậy. Phục Nhật, sợ Nhật, muốn nương nhờ Nhật là tâm lý phổ biến của nhân dân các nước châu Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trong đó có Việt Nam

0,25

  • Những nét chính về các hoạt động của phong trào Đông du

+ Năm 1904, Duy tân hội được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu. Hội chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp, khôi phục lại độc lập

0,25

+ Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp khí giới, tiền bạc để đánh Pháp. Người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này. Hội Duy tân phát động thành viên tham gia phong trào Đông du (Từ cầu viện chuyển sang cầu học)

0,25

+ Từ 1905 đến 1908 Hội đã phát động phong trào Đông du, đưa khoảng 200 học sinh Việt nam sang Nhật học nhằm đào tạo nhân tài để xây dựng lược lượng chống Pháp

0,25

+ Tháng 9/1908 thực dân Pháp cấu kết với chính phủ Nhật, trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật

0,25

+ Tháng 3/1909 phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động

0,25

-Ý nghĩa: Cách mạng Việt Nam bắt đầu hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại

0,25

+ Điểm tiến bộ: Đều xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, có tư tưởng tiến bộ tiếp thu học hỏi các phong trào đấu tranh bên ngoài

+ Hạn chế: không nên dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp (vì Nhật cũng là một nước đế quốc, chế độ quân chủ lập hiến không phù hợp với xã hội Việt Nam

0,25

0,25

Giống nhau: Đều là những phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, làm nòng cốt cho cuộc đấu tranh chống Pháp

Khác nhau:

+ Đông kinh nghĩa thục: đem lại trí thức, tu dưỡng lòng yêu nước cho học sinh sinh viên

+ Đông du: đưa học sinh sang Nhật nhờ Nhật đào tạo cán bộ cho cuộc vũ trang chống Pháp

0,25

0,25

0,25

Câu 3 (4 điểm)

Nội dung trình bày

Điểm

* Điều kiện lịch sử

- Con đường yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến cuối thế kỉ XIX thất bại đã đặt ra yêu cầu phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới.

- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến.

- Các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam đã ảnh hưởng đến các sĩ phu yêu nước bấy giờ khiến họ nhận thấy muốn phát triển đất nước thì phải duy tân, cải cách (Phong trào duy tân của Khang Hữu Vy và Lương Khải Siêu; cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc; tư tưởng Triết học Ánh sáng của cách mạng Pháp, Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản). 0,25

- Nhiều nước phương Đông như Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin… cũng bùng nổ phong trào đòi duy tân, cải cách theo khuynh hướng tư sản, gia nhập trào lưu “Châu Á thức tỉnh”. 0,25

0.5

0.5

0.5

0.5

* Đóng góp của khuynh hướng…

- Góp phần làm chuyển biến tư tưởng yêu nước của nhân dân Việt Nam từ lập trường phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản.

- Đem lại cho phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX nhiều hình thức đấu tranh mới: bạo động, cải cách, kết hợp bạo động với cải cách,…

- Tạo nên sự thay đổi trong tư duy kinh tế, văn hóa. Từ đó tạo tiền đề cho việpc thành lập các tổ chức cách mạng về sau này.

1

0.5

0.5

Câu 4 (8 điểm)

4a. Cơ sở nào để nói rằng sau 20 năm cải cách, mở cửa (1979-2000), Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới ? Trên lĩnh vực đối ngoại, Trung Quốc thu được những kết quả như thế nào ?

- Tháng 12/1978, hội nghị ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế, xã hội ở Trung Quốc

0, 5

- Sau 20 năm cải cách, mở cửa (1979-2000), Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới

0, 5

+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trung bình hàng năm tăng 9,6% đạt giá trị 87240,4 tỉ nhân dân tệ đứng hàng thứ 7 trên thế giới

0,5

+ Đến năm 1997, tổng giá trị xuất nhập khẩu là 325,06 USD, các doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào Trung Quốc là 521 tỉ USD và 145000 doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc.

0,5

+ Từ năm 1978-1997, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng từ 133,6 lên 2090,1 nhân dân tệ, ở thành phố từ 34,4 lên 5160,2 nhân dân tệ.

0,5

- Đối ngoại:

+ Bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Lào, Việt Nam. Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới. Góp sức vào việc giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.

0,5

+ Tháng 7/1997, thu hồi Hồng Công. Tháng 12/1999, thu hồi Ma Cao.

0,5

4b. Nét khác biệt về đường lối cải cách mở của của Trung Quốc so với công cuộc cải tổ của Goóc - ba - chốp (Liên Xô) ?

Cải cách, mở cửa ở TQ

Cải tổ của Goóc - ba - chốp

- Xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc

- Xây dựng CNXH theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó (không xuất phát từ thực tiễn của LX)

0,5

- Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm

- Cải tổ chủ yếu tập trung vào chính trị

0,5

- Kiên trì con đường XHCN, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chủ nghĩa M-LN

- Thực hiện đa nguyên về chính trị, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tuyên bố dân chủ và công khai mọi mặt

0,5

4c. Em biết gì về việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế, quân sự để thực hiện chính sách bành trướng ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ? Phát biểu suy nghĩ của em về những yêu sách của Trung Quốc tại 02 quần đảo này ?

* Sự bành trướng của Trung Quốc…

- Nửa sau thế kỷ XX, Trung Quốc nhiều lẫn dùng sức mạnh quân sự để đánh chiếm trái phép các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

0, 5

- Xây dựng, nâng cấp, biến các bãi cạn thành các điểm đóng quân kiên cố, như những pháo đài trên biển.

0, 5

- Sang thế kỷ XXI, TQ tiếp tục có nhiều hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN: Đưa dàn khoan HD981 vào vùng biển của Việt Nam; xây các đảo nhân tạo, đường băng, ngăn cản và tấn công các tàu đánh cá của ngư dân cũng như tàu chấp pháp của Việt Nam…

0,5

* Phát biểu suy nghĩ của em….

- Trung Quốc đã xâm lăng lãnh thổ Việt Nam, vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN cũng như vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên Hiệp Quốc…

0, 25

- Việt Nam (hay bản thân em) cực lực phản đối, lên án những yêu sách phi lý của TQ đã đi ngược lại xu hướng hòa bình, hợp tác của thế giới.

0, 25

- Việt Nam cần phải cảnh giác trước những âm mưu của TQ; phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết; củng cố và tăng cường sức mạnh quốc phòng. Đồng thời tranh thủ dư luận, sự ủng hộ của quốc tế để giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.

0.5

*Mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc hiện nay dựa trên tinh thần 4 tốt:”Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”

0, 25

Phương châm 16 chữ vàng:”Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”

0, 25

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trường THCS Nghĩa Binh

ĐỀ 5

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (3,0 điểm):

Điền các sự kiện lịch sử thế giới tương ứng với các mốc thời gian đã cho:

Thời gian

Tên sự kiện

12.10.1945

4.1949

1.10.1949

9.1954

1957

01.01.1959

08.8.1967

12.1978

1984

21.12.1991

1993

28.7.1995

Câu 2 (4,0 điểm):

Em hãy trình bày khái quát về quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Rút ra nhận xét chung về phong trào?

Câu 3( 4,0 điểm):

Có ý kiến cho rằng “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”. Bằng những hiểu biết về sự tăng trưởng của Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á trong những thập niên qua, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên?

Câu 4 (4,0 điểm):

Sự kiện chính trị nổi bật nhất của khu vực Đông Nam Á từ đầu những năm 90 đến nay là gì? Chứng minh từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, “một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” ? Thời cơ, thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN?

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ 5

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9

MÔN: Lịch sử

Hướng dẫn chấm này gồm 04 trang

I. Yêu cầu chung:

- Chấm theo thang điểm 20 (câu 1: 3,0 điểm; câu 2: 4,0 điểm; câu 3: 4,0 điểm ; câu 4: 4,0 điểm; câu 5: 2,0 điểm; câu 6: 3,0 điểm), cho điểm lẻ đến 0,25.

II. Yêu cầu cụ thể:

Câu

Nội dung cần đạt

Thang điểm

1

3,0 đ

Thời gian

Tên sự kiện

12.10.1945

Lào tuyên bố độc lập.

04.1949

Thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

01.10.1949

Nước CHND Trung Hoa ra đời

09.1954

Thành lập khối quân sự Đông Nam Á(SEATO).

1957

Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên.

01.01.1959

Cách mạng Cu Ba thành công.

08.08.1967

Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập (ASEAN).

12.1978

Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới .

1984

Brunây gia nhập ASEAN.

21.12.1991

Thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).

1993

Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ.

28/07/1995

Việt Nam gia nhập ASEAN.

Mỗi ý đúng được 0,25 đ

3,0 đ

2

4,0 đ

Trình bày khái quát về quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La- tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa…

*Giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 1960

- Ở Đông Nam Á: Khi được tin phát xít Nhật đầu hàng nhân dân các nước Đông Nam Á đã nổi dậy như Việt Nam 2/9/1945, Lào 10/1945, Campuchia 11/1953, Inđônêxia 8/1945.

- Phong trào ở Bắc Á (Trung Quôc)…, Nam Á (Ấn Độ)…

- Ở châu Phi: Ai Cập (1952), An giê ri (1954-1962).

- Ở Mĩ La- tinh: Cách mạng Cu Ba giành thắng lợi năm 1959

Như vậy: Đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã bị sụp đổ.

*Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX

- Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi: Ăng- gô-la,….

- Từ đầu những năm 70 XX nhân dân ba nước này đã đấu tranh vũ trang đến năm 1974 chính phủ mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho các nước này…

*Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX

- Đến cuối những năm 1970 chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức phân biệt chủng tộc (A-Pác-thai) tập trung ở miền nam châu Phi…

- Chính quyền của người da đen được thành lập ở Rô-đê-ri-a (1980), Tây Nam Phi (1990)…

- Năm 1993 chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.

Như vậy: Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.

Nhận xét chung:

- Quy mô:phong trào giải phong dân tộc bùng nổ ở hầu hết các thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, từ châu Á, châu Phi, mĩ la tinh

- Lực lượng lãnh đạo:tư sản dân tộc, công nhân

- Lực lượng tham gia:đông dảo quần chúng nhân dân ủng hộ, tham gia, bao gồm: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức dân tộc…

- Hình thức và phương pháp đấu tranh: đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang. Trong đó đấu tranh vũ trang là hình thức chủ yếu, phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, quyết liệt làm tan rã từng mảng rồi dẫn đến sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa chủ nghĩa đế quốc.

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

3

4,0 đ

*Giới thiệu khái quát về Châu Á:

- Là châu lục đất rộng, người đông, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Trước chiến tranh TG II, châu Á chịu sự nô dịch và bóc lột nặng nề của CNTD...

- Sau CTTG II, phong trào GPDT phát triển mạnh, hầu hết các nước đã giành độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước châu Á bước vào thời kì xây dựng theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều đạt được thành tựu to lớn.

*Chứng minh “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”:

-Ấn Độ:

+ Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ đã thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế, xã hội và đạt được nhiều thành tựu: từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho dân số hơn một tỉ người

+ Về công nghiệp: các sản phẩm công nghiệp chính là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi; những thập niên gần đây, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đang cố gắng trở thành cường quốc công nghiệp phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ.

- Trung Quốc:

+ Từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay, nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tăng trưởng cao nhất thế giới; GDP hàng năm tăng 9,6% đứng thứ 7 thế giới...

+ Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt...

- Xin-ga-po: Từ 1965- 1973 kinh tế tăng trưởng 12% trở thành “con rồng” ở châu Á.

- Ma-lai-xi-a: Từ 1963-1983 tăng trưởng kinh tế 6,3%

-Thái Lan: Từ 1987-1990 tăng trưởng kinh tế 11,4%

=> Với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của các nước châu Á tiêu biểu là Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á nên nhiều người dự đoán “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”:

0,25 đ

0,25 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,25 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ

0,25 đ

4

4,0 đ

*Sự kiện chính trị nổi bật nhất của khu vực Đông Nam Á từ đầu những năm 90 dến nay: Hầu hết các nước đã gia nhập hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN). Các dân tộc Đông Nam Á đã và đang gắn bó với nhau hơn trong công cuộc hợp tác, phát triển vì hòa bình, ổn định của khu vực.

* Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX “ Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á”

- Trước những năm 90, quan hệ giữa các nước Đông Nam Á với 3 nước Đông Dương rất phức tạp, có lúc căng thẳng và đối đầu.

- Sau chiến tranh lạnh và vấn đề Campuchia được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt, xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức này.

+ 7.1995, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành viên thứ 7 của ASEAN.

+ 9.1997 Lào và Mianma gia nhập tổ chức này.

+ 4.1999 Campuchia được kết nạp và là thành viên thứ 10 của ASEAN.

- Trên cơ sở tổ chức thống nhất, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một Đông Nam Á hòa bình ổn định...

- Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do trong vòng 10 đến 15 năm. Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực.

=> Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á

* Thời cơ thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN:

- Thời cơ: Tạo điều kiện cho Việt Nam hòa nhập vào cộng đồng khu vực và thị trường các nước Đông Nam Á, thu hút được vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu, học tập và tiếp thu trình độ KHKT, công nghệ, văn hóa

- Thách thức:

Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta sẽ có nguy cơ tụt hậu... Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt nhất là về kinh tế. Hòa nhập nếu không đứng vững thì sẽ bị tụt hậu về kinh tế và bị “ hòa tan” về chính trị, văn hóa, xã hội...

0,5 đ

0,25 đ

0, 5 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,5 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,5 đ

0,5 đ

PHÒNG GD& ĐT TÂN KỲ

TRƯỜNG THCS NGHĨA BÌNH

Đề 6

ĐỀ THI KIỂM ĐỊNH HỌC SINH GIỎI

Môn thi: Lịch sử 9

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (5,0 điểm):

Trình bày mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất Đông Nam Á. Tại sao nói từ đầu những năm 90, một thời kì mới đã mở ra cho các nước trong khu vực này? Điều đó đã tác động như thế nào đến các nước thành viên?

Câu 2. (4,0 điểm)

Trong những năm 1945, 1949, 1959, 1960 phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ la tinh đã có những thắng lợi to lớn, cổ vũ các nước thuộc địa và phụ thuộc đứng lên giành độc lập. Em hãy trình bày những thắng lợi đó và ý nghĩa của nó.

Câu 3 (6,0 điểm)

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới...”. (Bài 8 - SGK Lịch sử 9.tr33). Em hãy:

a. Cho biết nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh.

b. Chứng minh sự giàu mạnh của nước Mĩ (1945-1950) bằng số liệu cụ thể.

c. Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh. Cho biết những thành công và thất bại của Mĩ trong việc thực hiện chính sách đối ngoại.

Câu 5. (5 điểm)

Hãy nêu những khó khăn to lớn của các nước châu Phi trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay. Để giải quyết khó khăn, các nước châu Phi cần phải làm gì?

Đáp án

1

Trình bày mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất Đông Nam Á. Tại sao nói từ đầu những năm 90, một thời kì mới đã mở ra cho các nước trong khu vực này? Điều đó đã tác động như thế nào đến các nước thành viên?

5.0

* Mục tiêu hoạt động:

- Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan).

- Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

* Nguyên tắc hoạt động (4 ý x 0,25 = 1,0 đ)

- Tháng 2/1976, ASEAN họp Hội nghị thượng đỉnh lần thứ I tại Bali (Inđônêxia). Hội nghị đã xác định những xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ của các nước Đông Nam Á.

- Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

- Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình.

- Hợp tác phát triển có hiệu quả…

* Một thời kỳ mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á (4 ý x 0,5 = 2.0 đ)

- Sau khi “ chiến tranh lạnh” chấm dứt và vấn đề Cam- pu –chia đã được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt...

- Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN. Từ 5 nước sáng lập (năm 1967) đã phát triển thành 10 nước (năm 1999)...

- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á cùng đứng chung trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á “hoà bình, ổn định” cùng phát triển,

- Năm 1992 (AFTA) – Khu vực mậu dịch tự do ra đời. Năm 1994 lập diễn đàn khu vực (ARF) gồm nhiều nước trong và ngoài khu vực, tổ chức Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) năm 1996.... Như vây một thời kỳ mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á

*Tác động đến các nước thành viên

- Tạo môi trường hòa bình, giao lưu để các nước thành viên tăng cường hợp tác song phương, đa phương, học hỏi lẫn nhau để phát triển kinh tế và bảo vệ hòa bình, an ninh khu vực….

- Các nước thành viên cần có chiến lược phát triển phù hợp để tăng sức cạnh tranh, tránh nguy cơ tụt hậu…

(Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng phải lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc)

0,5

0,5

1.0

0,5

0,5

0.5

0.5

0.5

0,5

Câu 2 (4.0 điểm)

a. Thắng lợi trong năm 1945:

- Tháng 8 – 1945, khi phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân. Tiêu biểu là thắng lợi của nhân Inđônêxia (17 – 8 – 1945) đưa tới sự thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia; ngày 19 – 8 – 1945, nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tháng 8 – 1945, nhân dân Lào nổi dậy và ngày 12 – 10 – 1945, tuyên bố Lào là một vương quốc độc lập có chủ quyền. (0,75 điểm)

- Ý nghĩa: Mở đầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai. (0,25 điểm)

b. Thắng lợi trong năm 1949:

- Ngày 1 – 10 – 1949, chủ tịch Mao Trach Đông tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. (0,5 điểm)

- Ý nghĩa: Thắng lợi đã kết thúc ách nô dịch……............. và hệ thống xã hội chủ nghĩa được nối liền…………………………………. (0,5 điểm)

c. Thắng lợi trong năm 1959:

- Ngày 1 – 1 – 1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ, cuộc cách mạng của nhân dân Cu ba đã giành được thắng lợi. (0,5 điểm)

- Ý nghĩa: Là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la tinh, làm thất bại mưu đồ thôn tính Cu ba của Mĩ. Cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới……(0,5 điểm)

d. Thắng lợi trong năm 1960:

- Năm 1960, 17 nước ở châu Phi đã tuyên bố độc lập vàđược lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi”. (0,5 điểm)

- Ý nghĩa: góp phần làm tan rã hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cũng như trên thế giới. (0,5 điểm)

Câu 3 (6,0điểm)

ĐỀ CHÍNH THỨC

a. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh.

+ Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá. (0,5 điểm)

+ Trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến, thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. (0,5 điểm)

+ Do đất nước không có chiến tranh nên thu hút được nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học trên thế giới về sinh sống và làm việc. Thừa hưởng những thành tựu khoa học-kĩ thuật thế giới. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.(0,5 điểm)

b. Chứng minh cho sự giàu mạnh của nước Mĩ.

+ Sản lượng công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47% - 1948) (0,5 điểm)

+ Sản lượng nông nghiệp: Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. (0,5 điểm)

+ Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới (24.6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất. (0,25 điểm)

+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. (0,25 điểm)

c. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.

- Sau cttg2, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” … (0,5 điểm)

- Mĩ đã tiến hành “viện trợ” để lôì kéo, khống chế các nước nhận viện trợ……(0,5 điểm)

- Từ 1991, khi trật tự 2 cực bị phá vỡ, dựa vào sự vượt trội về các mặt kinh tế, khkt, quân sự, giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới đơn cực do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế.(0,5 điểm)

* Thành công và thất bạì của Mĩ khi thực hiện chính sách đối ngoạì từ 1945 đến nay: trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ đã gặp nhiều thất bạì nặng nề như can thiệp vào TQ (1945-1946), Cuba (1959-1960), nhất là thất bạì trong chiến tranh xâm lược VN (1954-1975). (0,5 điểm)

Trong việc xác lập trật tự thế giới “đơn cực” nhằm hoàn toàn chi phối và khống chế thế giới, Mĩ cũng gặp khó khăn, đó là sự phản đối của các nước đồng minh, của nhân loại tiến bộ và các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới. (0,5 điểm)

Tuy nhiên, Mĩ cũng đã thực hiện được 1 số mưu đồ như góp phần làm tan rã chế độ XHCN ở LX và Đông Âu. (0,5 điểm)

Câu 5

Hãy nêu lên những khó khăn to lớn của các nước châu Phi trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội từ những năm 80 của thế kỉ XX đến nay. Để giải quyết khó khăn,các nước châu Phi cần phải làm gì?

3.5

* Những khó khăn to lớn...

- Xung đột, nội chiến đẫm máu kéo dài ở nhiều quốc gia do mâu thuẫn sắc tộc hoặc tôn giáo đã dẫn đến tình trạng bất ổn định nghiêm trọng.

0.5

- Tình trạng đói nghèo, nợ nần chồng chất: 32/57 quốc gia nghèo nhất thế giới, ¼ dân số đói ăn kinh niên...

0.5

- Tỉ lệ gia tăng dân số, tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới.

0.5

- Các loại dịch bệnh hoành hành: số người nhiễm HIV – AIDS cao nhất thế giới; dịch bệnh đặc biệt nghiêm trọng gần đây là E-bo-la cướp đi sinh mạng của nhiều người.

0.5

- Ở nhiều quốc gia, người dân ồ ạt di cư sang các nước châu Á, châu Âu trong thời gian gần đây.

0.5

* Giải pháp cải thiện tình hình châu Phi:

(Đây là câu hỏi mở, học sinh sẽ có nhiều cách trả lời khác nhau, những vấn đề nêu ra ở đây chỉ là gợi ý).

- Thành lập liên minh khu vực để giúp đỡ, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau; tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để phát triển kinh tế, xã hội; giảm gia tăng dân số; thúc đẩy giáo dục phát triển nhằm nâng cao dân trí; giải quyết việc làm cho người lao động;...

1.0

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

Đề thi chính thức

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS

NĂM HỌC 2016 - 2017

Môn thi: LỊCH SỬ - BẢNG A

Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (5.0 điểm)

Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX ở Việt Nam:

a. Nêu hoàn cảnh lịch sử dẫn đến phong trào.

b. Trình bày hiểu biết của em về phong trào Đông du và cuộc vận động Duy tân.

c. Nhận xét về phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.

Câu 2 (5.0 điểm)

Quá trình mở rộng tổ chức ASEAN diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của việc mở rộng tổ chức đó? Làm rõ những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam gia nhập ASEAN.

Câu 3 (6.0 điểm)

Chứng minh rằng: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới, nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề.

Quan hệ giữa Mĩ và Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay có những chuyển biến tích cực nào?

Câu 4 (4.0 điểm)

“Trải qua nửa thế kỉ, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã đạt được những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu trên tất cả các lĩnh vực”

(Trích SGK Lịch sử lớp 9, trang 48, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2005)

  1. Bằng kiến thức lịch sử thế giới đã học, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
  2. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật có tác động như thế nào đến Việt Nam?

---------------------------- Hết -------------------------------

Họ và tên thí sinh: ………………………………………….. SBD …………….

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS

NĂM HỌC 2016 – 2017

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Môn: Lịch sử - Bảng A

(Hướng dẫn chấm này gồm 04 trang)

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Hiểu biết về phong trào Đông du và cuộc vận động Duy tân. Nhận xét về phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.

5 điểm

Hoàn cảnh dẫn đến phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX

- Cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước do giai cấp phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần Vương thất bại hoàn toàn. Yêu cầu lịch sử đặt ra là cần có một phong trào theo xu hướng cứu nước mới.

0,25

- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc, các giai cấp, tầng lớp mới hình thành. Đây sẽ là lực lượng xã hội tiếp nhận những tư tưởng mới, khởi xướng các phong trào đấu tranh đi theo những xu hướng mới.

0,25

- Đầu thế kỉ XX, tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào Việt Nam, Nhật Bản trở thành nước tư bản giàu mạnh đã kích thích nhiều người Việt Nam yêu nước muốn tìm con đường cứu nước mới.

0,25

- Xuất phát từ lòng yêu nước và những nhận thức mới, những sĩ phu yêu nước tiến bộ đã tiến hành cuộc vận động cứu nước theo xu hướng dân chủ tư sản.

0,25

Hiểu biết về phong trào Đông du

- Diễn ra vào đầu thế kỷ XX, lãnh đạo là Phan Bội Châu.

0,25

- Mục tiêu: Đánh Pháp giành độc lập, lập ra một nước Việt Nam độc lập, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

0,25

- Chủ trương: Dựa vào Nhật để xúc tiến bạo động vũ trang đánh Pháp.

0,25

- Hoạt động: Năm 1904, thành lập hội Duy tân. Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật cầu viện nhờ Nhật giúp khí giới, tiền bạc để đánh Pháp. Hội Duy tân tích cực phát động các thành viên tham gia phong trào Đông du.

0,25

- Kết quả: Tháng 9/1908, Pháp cấu kết với Nhật yêu cầu nhà cầm quyền Nhật trục xuất những người Việt Nam yêu nước ra khỏi nước Nhật. Tháng 3/1909, phong trào Đông du tan rã, hội Duy tân ngừng hoạt động.

0,25

Hiểu biết về cuộc vận động Duy tân

- Diễn ra sôi nổi vào đầu thế kỷ XX ở Trung kỳ. Lãnh đạo phong trào là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…

0,25

- Mục tiêu: Chống phong kiến, cải cách văn hóa, xã hội, nâng cao dân trí, dân quyền nhằm nâng cao lòng yêu nước, tuyên truyền nội dung học tập mới và nếp sống mới mang màu sắc dân chủ.

0,25

- Hoạt động: Mở trường học, diễn thuyết các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới; tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu; cổ động mở mang công thương nghiệp…

0,25

- Năm 1908, dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân, phong trào chống phu, chống sưu thuế diễn ra ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và lan ra cả Trung kì.

0,25

Nhận xét về phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX

- Mục tiêu chung: Giành độc lập dân tộc, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

0,25

- Lãnh đạo: Sĩ phu yêu nước tiến bộ chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản.

0,25

- Lực lượng tham gia: Nông dân, công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc…

0,25

- Phương thức đấu tranh phong phú như: lập hội Duy tân, lập hội yêu nước, vận động giúp đỡ từ bên ngoài, tiến hành cải cách sâu rộng, đấu tranh vũ trang.

0,25

- Tổ chức: Bước đầu thành lập tổ chức chính trị sơ khai như Hội Duy tân.

0,25

- Kết quả: Dấy lên một phong trào yêu nước rộng lớn tuy nhiên các phong trào cuối cùng đều thất bại.

0,25

- Nguyên nhân thất bại: Do thiếu giai cấp lãnh đạo tiên tiến; chưa có đường lối cách mạng đúng đắn, chưa nhận thức đúng kẻ thù cách mạng…

0,25

Câu 2

Quá trình mở rộng tổ chức ASEAN. Ý nghĩa của việc mở rộng tổ chức. Làm rõ những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam gia nhập ASEAN.

5 điểm

Quá trình mở rộng ASEAN

- Năm 1967, tổ chức ASEAN được thành lập với sự tham gia của 5 nước:

In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan.

0,25

- Năm 1984, sau khi giành được độc lập, Bru-nây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN.

0, 25

- Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.

0, 25

- Tháng 7/1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN.

0, 25

- Tháng 4/1999, Cam-pu-chia được kết nạp vào ASEAN và trở thành thành viên thứ 10 của tổ chức này.

0, 25

Ý nghĩa của việc mở rộng tổ chức

- Việc mở rộng thành viên thể hiện quá trình phát triển mạnh mẽ của ASEAN trên phương diện tổ chức: Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.

0,5

- Chứng tỏ ASEAN từng bước thực hiện các mục tiêu của Hiệp ước Bali (1976).

0,5

- Tạo điều kiện để ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng phát triển phồn vinh.

0,5

Cùng với mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác thì việc mở rộng thành viên gần tuyệt đối là cơ sở để ASEAN hướng tới hình thành cộng đồng ASEAN.

0.5

Thuận lợi khi Việt Nam gia nhập ASEAN

- Tạo điều kiện cho Việt Nam hòa nhập vào cộng đồng khu vực và thị trường Đông Nam Á.

0,25

- Mở ra cơ hội để Việt Nam thu hút vốn đầu tư, giao lưu học hỏi, tiếp thu khoa học kĩ thuật, công nghệ và áp dụng vào sản xuất để rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và thế giới.

0,5

- Tạo điều kiện để Việt Nam tiếp thu tinh hoa văn hóa của các quốc gia trong khu vực nhằm xây dựng nền văn hóa đa dạng, phong phú, đậm bản sắc dân tộc.

0,25

Khó khăn khi Việt Nam gia nhập ASEAN

- Do khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong tổ chức còn chênh lệch nên Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh quyết liệt về kinh tế.

0,25

- Việt Nam phải đối mặt với sự bất ổn về chính trị của một số nước trong khu vực như Thái Lan, Phi-lip-pin...

0,25

- Việt Nam gặp khó khăn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc khi gia nhập ASEAN....

0,25

Câu 3

Chứng minh: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới, nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề.

Những chuyển biến tích cực trong quan hệ giữa Mĩ và Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay.

6 điểm

Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản, chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt, là trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới.

0,5

- Công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47% - 1948).

0,25

- Từ 1945 – 1950, sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

0,25

- Từ 1945 – 1950, Mĩ nắm ¾ trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới.

0,25

- Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền về vũ khí nguyên tử.

0,25

Theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đề ra “Chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.

0,5

- Mĩ “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước đồng minh, thiết lập các khối quân sự.

0,5

- Gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược như chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam…

0,5

- Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong 10 năm (1991-2000) và sự vượt trội về các mặt khoa học - kĩ thuật, quân sự, giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế.

0,5

Mĩ thất bại nặng nề

- Mĩ thất bại nặng nề trong việc can thiệp vào Trung Quốc (1945-1946),

Cu Ba (1959-1960), chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975).

0,5

- Trong cuộc chạy đua để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ đứng đầu, giới cầm quyền Mĩ liên tục vấp phải sự phản đối của các nước đồng minh, của nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới, khiến Mĩ không dễ dàng thực hiện tham vọng của mình.

0,5

Quan hệ Mĩ và Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay

- Sau năm 1975, Mĩ thực hiện chính sách cấm vận Việt Nam, ngăn cản các hoạt động giúp đỡ của quốc tế đối với Việt Nam. Đến tháng 7/1995, Mĩ tuyên bố chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

0,5

- Hiện nay, Mĩ và Việt Nam kí nhiều Hiệp định thương mại song phương, giá trị thương mại hai chiều ngày càng tăng.

0,5

- Mĩ thường xuyên viện trợ nhân đạo, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh. Việt Nam tích cực giúp đỡ Mĩ tìm kiếm nhân thân, hài cốt binh sĩ Mĩ mất tích trong chiến tranh Việt Nam.

0,5

Câu 4

Làm sáng tỏ nhận định: “Trải qua nửa thế kỉ, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã đạt được những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu trên tất cả các lĩnh vực”. Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đến Việt Nam.

4 điểm

- Từ những năm 40 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực.

0,25

- Con người đã có những phát minh to lớn trong lĩnh vực khoa học cơ bản như Toán, Vật lí, Hóa, Sinh, được ứng dụng vào sản xuất phục vụ cuộc sống.

0,25

- Con người đã phát minh ra nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều… để thay thế dần các nguồn năng lượng đang cạn kiệt.

0,25

- Phát minh ra công cụ sản xuất mới như máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động…

0,25

- Sáng chế ra những vật liệu mới, đặc biệt là chất Pô-li-me với độ bền và giá trị sử dụng cao trong nhiều lĩnh vực của đời sống…

0,25

- Áp dụng cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, tăng năng xuất lao động và thu hoạch cây trồng, khắc phục dần nạn thiếu lương thực và đói ăn kéo dài ở nhiều nước.

0,25

- Đạt được những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc như chế tạo ra máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa cao tốc, hệ thống vệ tinh nhân tạo…

0,25

- Đã có những khám phá mới với những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ như đưa người lên mặt trăng, phóng tàu vũ trụ, tàu con thoi…

0,25

Tác động đến Việt Nam

- Cách mạng khoa học - kĩ thuật tạo bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam.

0,5

- Đưa tới những thay đổi lớn trong cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư trong lao động nông nghiệp và công nhiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong nghành dịch vụ tăng lên.

0,5

- Sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật của Việt Nam ngày càng được quốc tế hóa cao. Tạo cơ hội để Việt Nam rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.

0,5

- Tuy nhiên, nó cũng mang lại những hậu quả tiêu cực như nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, dịch bệnh mới cùng những đe dọa về an ninh, đạo đức xã hội đối với con người. Đặt Việt Nam trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế nếu không bắt kịp những thành tựu khoa học - kĩ thuật.

0,5