Trắc nghiệm sử 6 bài 19: từ sau trưng vương đến trước lý nam đế (giữa thế kỷ 1-giữa thế kỷ 6) có đáp án

Trắc nghiệm sử 6 bài 19: từ sau trưng vương đến trước lý nam đế (giữa thế kỷ 1-giữa thế kỷ 6) có đáp án

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Trắc nghiệm sử 6 bài 19: từ sau trưng vương đến trước lý nam đế (giữa thế kỷ 1-giữa thế kỷ 6) có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TRẮC NGHIỆM BÀI 19 MÔN LỊCH SỬ 6:

TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ

(GIỮA THẾ KỈ I-GIỮA THẾ KỈ VI)

Câu 1: Tuy phải sống dưới chế độ thống trị hà khắc của nhà Ngô, nhưng nhân dân ta ở các làng, xã vẫn giữ được phong tục cổ truyền của mình đó là

A. Xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh dày...

B. Đàn ông mặc khố, đàn bà mặc váy.

C. Xăm mình, phụ nữ mặc yếm, váy, đi guốc ngà.

D. Xăm mình, ăn trầu, cà răng căng tai.

Câu 2: Phật giáo ra đời ở

A. Ấn Độ. B. Trung Quốc.

C. Cả ba quốc gia trên. D. Thái Lan.

Câu 3: Lí do để giai cấp thống trị chọn Nho giáo làm quốc giáo là

A. Nho giáo do Khổng tử sáng lập ra.

B. Theo Nho giáo, mọi người phải coi vua là «Thiên tử» và có quyền quyết định tất cả.

C. Nho giáo được ra đời từ sớm.

D. Nho giáo khuyên con người làm nhiều việc thiện.

Câu 4: Giữa thế kỉ III, ở quận Cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của

A. Bà Triệu B. Hai Bà Trưng C. Mai Hắc Đế D. Lí Bí

Câu 5: Để đàn áp cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, nhà Ngô đã cử Lục Dận đem

A. 5000 quân B. 6000 quân C. 7000 quân D. 8000 quân

Câu 6: Bộ phận giàu có chỉ là số ít, gọi chung là quý tộc bao gồm

A. Hào trưởng Việt. B. Lạc tướng, Bồ chính.

C. Quan lại đô hộ. D. Hào trưởng Việt, địa chủ Hán.

Câu 7: Khi khởi nghĩa thất bại, không chịu khuất phục kẻ thù, Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) đã anh dũng tuẫn tiết tại

A. Núi Nưa (Hậu Lộc, Thanh Hóa). B. Sông Hát (Hát Môn, Hà Nội).

C. Núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hóa). D. Núi Đụn (Thanh Oai, Hà Nội).

Câu 8: Những tôn giáo đã được du nhập vào nước ta thời kì này đó là

A. Nho giáo, Hồi giáo, Phật giáo. B. Nho giáo, Thiên chúa giáo, Đạo giáo.

C. Nho giáo, Ki tô giáo, Phật giáo. D. Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo.

Câu 9: Bộ phận đông đảo nhất trong xã hội nước ta từ thế kỉ I - VI là thành viên các công xã, bao gồm

A. Nông dân lệ thuộc, nô lệ. B. Nông dân công xã, nô tì.

C. Nông dân công xã, nông dân lệ thuộc. D. Nông dân và thương nhân.

Câu 10: Khi bị phong kiến phương Bắc đô hộ, xã hội Âu Lạc bị phân hoá thành các tầng lớp

A. Vua. quý tộc, nông dân công xã, nô tì.

B. Quan lại đô hộ, quý tộc, hào trưởng, nông dân công xã, nông dân lệ thuộc, nô tì.

C. Vua, quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

D. Quan lại đô hộ, hào trưởng Việt, địa chủ Hán, nông dân công xã, nông dân lệ thuộc, nô tì.

Câu 11: Đạo giáo do ai sáng lập?

A. Lão Tử B. Trang Tử C. Khổng Tử D. Hàn Mặc Tử

Câu 12: Đây là tầng lớp làm ra của cải vật chất cho xã hội, họ phải nộp một phần thu hoạch, làm tạp dịch cho các gia đình quý tộc... họ là

A. Nông dân và thợ thủ công. B. Nô tì và nông dân lệ thuộc.

C. Nông dân công xã và nông dân lệ thuộc. D. Nô tỉ và thợ thủ công.

Câu 13: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ năm

A. 248 B. 238 C. 268 D. 258

Câu 14: Mục đích toàn diện nhất mà chính quyền đô hộ mở trường học dạy chữ Hán ở nước ta là:

A. Bắt dân ta học, nói chữ Hán quên đi tiếng mẹ đẻ của mình.

B. Đồng hóa dân tộc ta.

C. Tạo ra lớp người phục vụ cho sự thống trị của người Hán.

D. Tuyên truyền tôn giáo, luật lệ, phong tục, tập quán của người Hán.

Câu 15: Hai câu thơ sau đây nói về gì?

“Hoàng qua đường hồ dị

Đối diện Bà Vương nan”

(Múa ngang ngọn giáo dễ chống hồ

Đối mặt vua Bà thì thực khó)

A. Hai Bà Trưng. B. Bà Lê Chân.

C. Bà Triệu. D. Bà Thánh Thiên.

ĐÁP ÁN

1

A

4

A

7

C

10

D

13

A

2

A

5

B

8

D

11

A

14

B

3

B

6

D

9

C

12

C

15

C