Trắc nghiệm sử 11 bài 5: châu phi và khu vực mĩ latinh thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 có đáp án

Trắc nghiệm sử 11 bài 5: châu phi và khu vực mĩ latinh thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 có đáp án

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Trắc nghiệm sử 11 bài 5: châu phi và khu vực mĩ latinh thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ 11 BÀI 5:

CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH (THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX)

Câu 1:  Ý nào không phản ánh đúng ý đồ của Mĩ trong việc thành lập tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ “ (gọi tắt là Liên Mĩ) năm 1889?

A. Tiếp tục bành trướng ở khu vực Mĩ Latinh

B. Lấy danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mĩ nhằm biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ

C. Đoàn kết với các nước châu Mĩ để cùng phát triển

D. Độc chiếm vùng lãnh thổ giàu có ở Mĩ Latinh

Câu 2:  Sau khi giành được độc lập, vấn đề quan trọng nhất mà nhân dân Mĩ Latinh phải tiếp tục đối mặt là

A. Kinh tế xã hội lạc hậu B. Chính sách bành trướng của Mĩ

C. Tình trạng nghèo đói D. Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo

Câu 3:  Cuối thế kỉ XVIII, cuộc khởi nghĩa của quốc gia nào có tác dụng cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?

A. Cu-ba B. Ha-i-ti C. Bra-xin D. Pê-ru

Câu 4:  Một trong các phương diện của hoc thuyết Mơn-rô của Mĩ là:

A. Mï phải quan tâm đến cuộc tranh chấp ở khu vực Mĩ Latinh.

B. Mĩ không tham gia vào các cuộc chanh chấp kinh tế, chính trị ở khu vực Mĩ Latinh.

C. Mĩ tự cho rằng mình phải có "trách nhiệm bảo vệ" an ninh nước Mĩ.

D. Mĩ phải quan tâm đến toàn cục ở khu vực Mĩ Latinh.

Câu 5:  Nguyên nhân dẫn đến thất bại trong phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân châu Phi là

A. Các phong trào diễn ra lẻ tẻ B. Chưa có chính đảng lãnh đạo

C. Chưa có sự liên kết đấu tranh D. Trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch

Câu 6:  Nước nào ở châu Phi là nơi đã diễn ra cuộc khởi nghĩa lớn tiêu biểu do Áp-đen Ca-đe lãnh đạo?

A. Xu-đăng. B. An-giê-ri. C. Ê-ti-ô-pi-a. D. Ai Cập.

Câu 7: Trước chính sách cai trị của thực dân phương Tây, thái độ của nhân dân châu Phi như thế nào?

A. Không có phản ứng gì. B. Vùng dậy đấu tranh giành độc lập.

C. Chấp nhận những chính sách cai trị đó. D. Nhờ sự giúp đỡ bên ngoài.

Câu 8:  Năm 1898, Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha nhằm mục đích gì?

A. Chiếm những thuộc địa của Tây Ban Nha

B. Đánh bại thực dân Tây Ban Nha

C. Tranh giành ảnh hưởng với Tây Ban Nha tại khu vực Mĩ Latinh

D. Thể hiện sức mạnh của Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh

Câu 9: Sau khi giành được độc lập từ tay Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, các nước Mĩ Latinh tiếp tục phải đương đầu với chính sách bành trướng của nước nào?

A. Anh. B. Pháp C. Đức D.

Câu 10: Học thuyết của Mĩ về châu Mĩ Latinh có tên gọi là

A. Học thuyết Mơnrô B. Học thuyết đôminô

C. Học thuyết Aixenhao D. Học thuyết Truman

Câu 11:  Mục tiêu bao trùm của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh là:

A. tạo ra một liên minh hợp tác cùng phát triển.

B. hỗ trợ các nước Mĩ Latinh xây dựng phát triển kinh tế.

C. biến các nước Mĩ Latinh thành Đồng minh của Mĩ.

D. biến các nước Mĩ Latinh thành sân sau của Mĩ.

Câu 12:  Chính sách thống trị nổi bật của thực dân phương Tây ở Mĩ Latinh là

A. Thi hành chính sách thực dân mới, trao quyền cho người bản xứ

B. Thiết lập chế độ thống trị phản động, gây ra nhiều tội ác dã man, tàn khốc

C. Thành lập các tổ chức chính trị, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc

D. Lôi kéo lực lượng tay sai, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc

Câu 13:  Chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đôla” được Mĩ đề xướng vào thời gian nào?

A. Giữa thế kỉ XX B. Đầu thế kỉ XX

C. Cuối thế kỉ XIX D. Cuối thế kỉ XX

Câu 14:  Chính sách “Cái gậy lớn”, “Ngoại giao đồng đôla” nhằm không chế khu vực Mĩ Latinh là của nước nào?

A. B. Bra-xin. C. Ca-na-da. D. Ác-hen-ti-na.

Câu 15:  Khu vực Mĩ Latinh bao gồm

A. Trung Mĩ, Nam Mĩ một phần Bắc Mĩ và những quần đảo thuộc vùng biển Caribê

B. Toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của châu Mĩ

C. Toàn bộ khu vực phía Tây của châu Mĩ

D. Bắc Mĩ, Trung Mĩ, một phần Nam Mĩ

Câu 16:  Nước cộng hoà da đen đầu tiên được thành lập ở Mĩ Latinh là

A. Cu-ba. B. Cô-lôm-bia. C. Ha-i-ti. D. Bra-xin.

Câu 17:  Khẩu hiệu “Châu Mĩ là của người châu Mĩ” nhằm độc chiếm khu vực Mĩ Latinh giàu có là của nước nào?

A. Ác-hen-ti-na. B. Ca-na-da. C. Bra-xin. D. Mĩ.

Câu 18:  Đến đầu thế kỉ XIX, hầu hết các nước Mĩ Latinh đều trở thành thuộc địa của nước thực dân nào?

A. Pháp, Mĩ. B. Anh, Pháp.

C. Đức, Mĩ D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

Câu 19:  Năm 1823, Mĩ đưa ra học thuyết gì ở Mĩ Latinh?

A. “Liên minh dân tộc các nước cộng hoà châu Mĩ”.

B. “Châu Mĩ của người châu Mĩ”.

C. “Châu Mĩ của người Bắc Mĩ”.

D. “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đông đôla”.

Câu 20:  Từ thế kỉ XV, các nước Mĩ Latinh là thuộc địa sớm nhất của nước nào!

A. Pháp. B. Anh. C. Tây Ban Nha. D. Mĩ.

Câu 21:  Các quốc gia độc lập ở châu Mĩ Latinh lần lượt được hình thành vào thời gian nào?

A. Hai thập niên đầu thế kỉ XVIII B. Hai thập niên cuối thế kỉ XVIII

C. Hai thập niên đầu thế kỉ XIX D. Hai thập niên cuối thế kỉ XIX

Câu 22:  Để thực hiện học thuyết Mơnrô về châu Mĩ Latinh, Mĩ đã làm gì?

A. Thành lập tổ chức chính trị và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược

B. Thiết lập liên minh quân sự và tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược

C. Dung chính sách ngoại giao để mua chuộc, chia rẽ các nước

D. Dùng chính sách kinh tế để khống chế, nô dịch các nước

ĐÁP ÁN

1

C

6

B

11

D

16

C

21

C

2

B

7

B

12

B

17

D

22

A

3

B

8

C

13

B

18

D

4

A

9

D

14

A

19

B

5

D

10

A

15

A

20

C