Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ 10 BÀI 12:
ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
Câu 1: Đồ đá cũ sơ kì gắn liền với
A. Đá mới B. Người tinh khôn C. Vượn cổ D. Người tối cổ
Câu 2: Ngành kinh tế chủ yếu trong xã hội cổ đại phương Đông là gì?
A. Thủ công nghiệp. B. Thủy sản. C. Nông nghiệp. D. Thương nghiệp.
Câu 3: Phương thức bóc lột chủ yếu dưới chế độ phong kiến là
A. Bóc lột thông qua tô hiện vật B. Bóc lột thông qua địa tô
C. Bóc lột thông qua tô tiền D. Bóc lột thông qua tô lao dịch
Câu 4: Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung nổi bật của các quốc gia phong kiến phương Đông?
A. Phát triển qua hai giai đoạn: Phân quyền và tập quyền
B. Rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng khoảng thế kỉ XVIII – XIX
C. Chế độ phong kiến hình thành sớm
D. Hầu hết đều bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây
Câu 5: Biết tạo ra lửa và sử dụng lửa, đó là phát mình của:
A. Người tối cổ B. Người tinh khôn.
C. Người tối cổ và Người tinh khôn. D. Người vượn cổ.
Câu 6: Hai giai tầng chính trong xã hội cổ đại phương Đông là
A. Quý tộc, địa chủ B. Quý tộc, nô lệ
C. Quý tộc, nông dân công xã D. Quý tộc, thợ thủ công
Câu 7: Tại sao các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các dòng sông lớn?
A. Đây vốn là địa bàn sinh sống của người nguyên thủy
B. Cư dân ở đây sớm phát hiện ra công cụ bằng kim loại
C. Dân cư sớm tập trung đông đúc
D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, tạo ra được sản phẩm thừa thường xuyên dù trình độ kĩ thuật còn thấp
Câu 8: Hai giai cấp chính trong xã hội phong kiến phương Tây là giai cấp nào!
A. Chủ nô và nô lệ. B. Địa chủ và nông dân
C. Lãnh chúa phong kiến và nông nô. D. Lãnh chúa phong kiến và nông dân.
Câu 9: Điều kiện tự nhiên thuận lợi là yếu tố quyết định cho sự ra đời của các quốc gia cổ đại nào?
A. Phương Tây. B. Cả phương Đông và phương Tây.
C. Phương Đông.
Câu 10: Giai cấp chính trong xã hội phương Tây là
A. Chủ nô, dân tự do B. Dân tự do, nô lệ
C. Chủ nô, nô lệ D. Chủ xưởng, chủ ruộng đất
Câu 11: Nền kinh tế đóng vai trò chủ đạo của các quốc gia cổ đại phương Tây là
A. Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp
B. Nông nghiệp, thủ công nghiệp
C. Thủ công nghiệp, công nghiệp
D. Nông nghiệp
Câu 12: ở các quốc gia phương Đông, ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo
A. Chăn nuôi B. Thủ công nghiệp C. Thương nghiệp D. Nông nghiệp
Câu 13: Hai giai cấp chính trong xã hội phong kiến ở phương Đông là giai cấp nào?
A. Chủ nô và nô lệ. B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh.
C. Địa chủ và nông dân tự canh. D. Chủ nô và nông nô.
Câu 14: Chế độ phong kiến phương Đông ra đời sớm nhưng kết thúc muộn hơn các nước phương Tây. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 15: Giai cấp tư sản ở Tây Âu thời hậu kì trung đại có đặc điểm là
A. Có thế lực về kinh tế B. Giàu có nhưng chưa có quyền lực về chính trị
C. Có quyền lực về chính trị D. Có quyền lực về kinh tế và chính trị
Câu 16: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội chiếm nô ở phương Tây là tầng lớp nào?
A. Nông nô. B. Nô lệ. C. Công nhân. D. Thợ thủ công.
Câu 17: Giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Đông là
A. Địa chủ, nông dân lĩnh canh B. Quý tộc, nông dân công xã
C. Quý tộc, địa chủ D. Địa chủ, nông dân tự canh
Câu 18: Chế độ phong kiến phương Đông rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng vào thời gian nào?
A. Khoảng thế kỉ XVII - XIX. B. Khoảng thế kỉ XVI - XVII.
C. Khoảng thế kỉ XVI - XVIII D. Khoảng thế ki XV - XVIII.
Câu 19: Vượn cổ chuyển biến thành người thông qua quá trình
A. Lao động, chế tạo và sử dụng công cụ lao động
B. Tìm kiếm thức ăn
C. Chế tạo ra cung tên
D. Tạo ra lừa
Câu 20: Giai cấp đóng vai trò chủ đạo trong nền sản xuất xã hội ở phương Tây là
A. Nô lệ B. Dân tự do C. Chủ nô D. Kiều dân
Câu 21: Con người bước vào ngưỡng cửa thời đại văn minh khi
A. Khi biết tạo ra lửa
B. Xã hội hình thành giai cấp và nhà nước
C. Con người biết thưởng thức nghệ thuật và sáng tạo thơ ca
D. Biết làm nhà để ở, may quần áo để mặc
Câu 22: Đặc điểm của chế độ phong kiến phương Tây giai đoạn đầu là
A. Chế độ phong kiến tập quyền B. Chế độ quân chủ chuyên chế
C. Chế độ phong kiến phân quyền D. Chế độ thần quyền
Câu 23: Khoảng 6000 năm trước đây, ta bắt đầu thấy nông dân cày bừa trên ruộng ven sông nào?
A. Sông Nin và Lưỡng Hà. B. Sông Hồng.
C. Sông Hằng và sông Ấn. D. Sông Hoàng Hà.
Câu 24: Nhà nước cổ đại phương Đông là
A. Nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại B. Nhà nước dân chủ chủ nô
C. Nhà nước độc tài chuyên chế D. Nhà nước chiếm hữu nô lệ
Câu 25: Các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải hình thành trên cơ sở nào?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi.
C. Không phải các yếu tố trên. D. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
Câu 26: Hình thức đấu tranh của giai cấp tư sản trong buổi đầu chống chế độ phong kiến là
A. Đấu tranh đòi quyền lợi về chính trị B. Làm cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến
C. Đấu tranh đòi tự do phát triển kinh tế D. Đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng
Câu 27: Xã hội có giai cấp đầu tiên xuất hiện ở
A. Ấn Độ, Trung Quốc B. Gồm cả A, B và C C. Hi Lạp, Rôma D. Ai Cập, Lưỡng Hà
Câu 28: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội phương Đông là tầng lớp nào?
A. Nông nô. B. Nô lệ. C. Nông dân công xã. D. Nông dân tự canh.
Câu 29: Con người đã biết chế tác công cụ lao động từ thời kì nào?
A. Người tinh khôn giai đoạn đá mới B. Vượn cổ
C. Người tinh khôi giai đoạn đầu D. Người tối cổ
Câu 30: Xã hội có giai cấp xuất hiện đầu tiên ở đâu?
A. Sông Hằng và sông Ấn. B. Sông Hồng.
C. Sông Nin và Lưỡng Hà. D. Sông Hoàng Hà.
Câu 31: Nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện tư hữu là
A. Sự xuất hiện sản phẩm thừa thường xuyên
B. Một số người có chức phận đã chiếm đoạt của chung làm của riêng
C. Sự xuất hiện công cụ kim loại
D. Sự xuất hiện gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc
Câu 32: Tầng lớp đóng vai trò chủ yếu trong sản xuất ở phương Đông cổ đại là
A. Quý tộc B. Thợ thủ cônG C. Nô lệ D. Nông dân công xã
Câu 33: Đặc điểm của Người tối cổ là gì?
A. Đã chuyển sang sống thành thị tộc, bộ lạc.
B. Sống thành từng bầy và chưa trút hết lốt vượn nhưng đã biết chế tạo công cụ.
Câu 34: Nguyên tắc vàng trong xã hội nguyên thủy
A. Hợp tác lao động
B. Những người có chức phận, người cao tuổi được hưởng phần nhiều sản phẩm làm ra
C. Sự công bằng bình đẳng
D. Cùng nhau tìm kiếm thức ăn
Câu 35: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu là
A. Vương quốc B. Bang
C. Thành thị D. Lãnh địa phong kiến
Câu 36: Chế độ phong kiến phương Tây suy vong vào thời gian nào?
A. Thể kỉ XV - XVII B. Thế kỉ XVI - XVII
C. Thể kỉ XVII - XVIII. D. Thế kỉ XVI - XVIII
ĐÁP ÁN
1 | D | 9 | C | 17 | A | 25 | D | 33 | B |
2 | C | 10 | C | 18 | A | 26 | D | 34 | B |
3 | B | 11 | C | 19 | A | 27 | D | 35 | D |
4 | A | 12 | D | 20 | A | 28 | C | 36 | A |
5 | B | 13 | B | 21 | B | 29 | D | ||
6 | C | 14 | A | 22 | C | 30 | C | ||
7 | D | 15 | B | 23 | A | 31 | B | ||
8 | C | 16 | B | 24 | A | 32 | D |
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới