Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
ĐỀ 1 | ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II |
Câu 1: Sự thay đổi của các hình thái kinh tế xã hội theo chiều hướng nào?
a. Từ thấp đến cao. b. Từ cao đến thấp
c. Thay đổi về trình độ phát triển. d. Thay đổi về mặt xã hội.
Câu 2: Hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam là gì?
a. Quá độ trực tiếp. b. Quá độ gián tiếp.
c. Thông qua một giai đoạn trung gian. d. Theo quy luật khách quan.
Câu 3: Theo quan điểm của Mác – Lênin CSCN phát triển qua mấy giai đoạn cơ bản?
a. 2 b. 3
c. 4 d. 5
Câu 4: Giai đoạn đầu của xã hội CSCN được gọi là gì?
a. Xã hội chủ nghĩa b. Chủ nghĩa xã hội c. Xã hội của dân d. Xã hội dân chủ
Câu 5: Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua những hình thái kinh tế xã hội nào sau đây?
a. CSNT, CHNL, PK, TBCN, XHCN b. CSNT, PK, TBCN, XHCN
c. CSNT, CHNL, TBCN, XHCN d. CSNT, CHNL, PK, TBCN
Câu 6: Đặc trưng trên lĩnh vực văn hóa ở xã hội XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng là gì?
a. Nền văn hóa kế thừa những truyền thống dân tộc b. Nền văn hóa tiến bộ
c. Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc d. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
Câu 7: Đặc điểm trên lĩnh vực kinh tế thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam là gì?
a. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. b. Xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
c. Kinh tế nhà nước giữ vị trí thống trị. d. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN.
Câu 8: Thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam giai cấp nào giữ vai trò hạt nhân đoàn kết các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội?
a. Nông dân b. Tư sản c. Công nhân d. Địa chủ
Câu 9: Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã tồn tại bao nhiêu kiểu nhà nước?
a. 3 b. 4 c. 5 d. 6
Câu 10: Trong các kiểu nhà nước Nhà nước nào khác về chất so với các nhà nước trước đó?
a. Chiếm hữu nô lệ. b. Phong kiến c. Tư bản. d. XHCN.
Câu 11: Trong lịch sử xã hội loài người nhà nước xuất hiện khi nào?
a. Thời kì giữa xã hội CSNT. b. Thời kì đầu CSNT.
c. Xuất hiện chế độ tư hữu TLSX. d. Cuối xã hội chiếm hữu nô lệ.
Câu 12: Nhà nước xuất hiện do đâu?
a.Do ý muốn chủ quan của con người. b. Do ý chí của giai cấp thống trị.
c. Là một tất yếu khách quan. d. Do lực lượng siêu nhiên áp đặt từ bên ngoài vào.
Câu 13: Bản chất của nhà nước là gì?
a. Vì lợi ích của tất cả các giai cấp trong xã hội. b. Mang bản chất của các giai cấp chủ yếu trong xã hội.
c. Vì lợi ích của giai cấp áp đảo về số lượng. d. Mang bản chất của giai cấp thống trị.
Câu 14: Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện như thế nào?
a. Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác
b. Nhà nước là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác
c. Cả a,b đúng d. cả a, b sai
Câu 15: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào?
a. Giai cấp công nhân. b.Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
c. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. d. Tất cả cá giai cấp trong xã hội.
Câu 16:Bản chất giai cấp của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện tập trung nhất là gì?
a. Phục vụ lợi ích của nhân dân b. Sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đối với nhà nước
c. Thể hiện ý chí của nhân dân d. Do nhân dân xây dựng nên
Câu 17: Dân chủ là gì?
a. Quyền lực thuộc về nhân dân. b. Quyền lực cho giai cấp chiếm số đông trong xã hội
c. Quyền lực cho giai cấp thống trị. d. Quyền lực cho giai cấp áp đảo trong xã hội.
Câu 18: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên các lĩnh vực nào?
a. Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. b. Kinh tế, chính trị, văn hóa.
c. Kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần. d. Chính trị, văn hóa, xã hội.
Câu 19: Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp nào?
a. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. b. Giai cấp chiếm đa số trong xã hội.
c. Giai cấp công nhân. d. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
Câu 20: Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của ai?
a. Giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. b. Người thừa hành trong xã hội.
c. Giai cấp công nhân. d. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.
Câu 21: Nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở kinh tế như thế nào?
a. Chế độ công hữu về TLSX. b. Chế độ tư hữu về TLSX.
c. Kinh tế xã hội chủ nghĩa. d. Kinh tế nhiều thành phần.
Câu 22:Nền dân chủ XHCN dựa trên hệ tư tưởng nào?
a. Giai cấp công nhân. b. Giai cấp nông dân.
c. Giai cấp tư sản. d. Hệ tư tưởng Mác – Lênin.
Câu 23: Một yếu tố không thể thiếu để xây dựng nền dân chủ XHCN là gì?
a. Pháp luật, kỷ luật. b. Pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.
c. Pháp luật,nhà tù. d. Pháp luật, quân đội.
Câu 24: Nước ta muốn có quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí để phát triển nhanh và bền vững thì phải làm như thế nào?
a. Có chính sách dân số đúng đắn b. Khuyến khích tăng dân số
c. Giảm nhan việc tăng dân số d. Phân bố lại dân cư hợp lí
Câu 25:Nói đến chất lượng dân số là nói đến tiêu chí nào sau đây?
a. Yếu tố thể chất b. Yếu tố thể chất, trí tuệ và tinh thần
c. Yếu tố trí tuệ d. Yếu tố thể chất và tinh thần
Câu 26: Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì?
a. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số b. Tiếp tục giảm quy mô dân số
c. Tiếp tục giảm cơ cấu dân cư d. Tiếp tục tăng chất lượng dân số
Câu 27: Một trong những mục tiêu của chính sách dân số nước ta là gì?
a. Nâng cao hiệu quả của chính sách dân số để phát triển nguồn nhân lực
b. Nâng cao chất lượng dân số để phát triển nguồn nhân lực
c. Nâng cao chất lượng cuộc sống để phát triển nguồn nhân lực
d. Nâng cao đời sống nhân dân để phát triển nguồn nhân lực
Câu 28: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì?
a. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền b. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục
c. Làm tốt công tác tuyên truyền d. Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục
Câu 29: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta là gì?
a. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí b. Tăng cường công tác tổ chức
c. Tăng cường công tác giáo dục d. Tăng cường công tác vận động
Câu 30: Tình hình việc làm nước ta hiện nay như thế nào?
a. Việc là thiếu trầm trọng b. Việc là là vấn đề không cần quan tâm nhiều
c. Việc làm đã được giải quyết hợp lí d. Thiếu việc làm là vấn đề bức xúc ở nông thôn và thành thị
Câu 31: Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc là nước ta là gì?
a. Tập trung giải quyết việc là ở cả thành thị và nông thôn
b. Tập trung giải quyết việc là ở cả nông thôn
c. Tập trung giải quyết việc là ở cả thành thị
d. Khuyến khích người lao động làm giàu hợp pháp
Câu 32: Vấn đề nào dưới đây cần tất cả các nước cùng cam kết thực hiện thì mới có thể được giải quyết triệt để?
a. Phát hiện sự sống ngoài vũ trụ b. Vấn đề dân số trẻ
c. Chống ô nhiễm môi trường d. Đô thị hóa và việc làm
Câu 33: Cách xử lí rác nào sau đây có thể đỡ gây ô nhiễm môi trường nhất?
a. Đốt và xả khí lên cao b. Chôn sâu
c. Đổ tập trung vào bãi rác d. Phân loại và tái chế
Câu 34: Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là gì?
a. Khai thác nhanh, nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế
b. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng
c. Cải thiện môi trường, tránh xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt để gây hại cho môi trường
d. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phất triển kinh tế - xã hội bền vững.
Câu 35: Để thực hiện mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường chúng ta cần có những biện pháp nào?
a. Gắn lợi ích và quyền b. Gắn trách nhiệm và nghĩa vụ
c. Khai thác đi đôi với bảo vệ, tái tạo; có biện pháp bảo vệ môi trường d. Xử lí kịp thời
Câu 36: Đâu là biện pháp hiệu quả để giữ cho môi trường trong sạch?
a. Các nhà máy phải có hệ thống xử lí chất gây ô nhiễm
b. Thu gom, xử lí tốt rác thải sinh hoạt
c. Mỗi người phải chấp hành tốt luật bảo vệ môi trường và tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường
d. Tất cả các phương án trên
Câu 37: Nhiệm vụ của giáo dục – đào tạo nước ta hiện nay là gì?
a. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc b. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
c. Phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước d. Cả a, b, c đúng
Câu 38: Đảng và nhà nước ta có quan niệm và nhận định như thế nào về giáo dục và đào tạo?
a. Quốc sách hàng đầu b. Quốc sách
c. Yếu tố then chốt để phát triển đất nước d. Nhân tố quan trọng trong chính sách quốc gia
Câu 39: Một trong những phương hướng cơ bản của khoa học công nghệ là gì?
a. Đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ b. Cung cấp luận cứ khoa học
c. Giải đáp kịp thời vấn đè lí luận và thực tiễn d. Cả a, b, c đúng
Câu 40: Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta cần phải làm gì?
a. Xóa bỏ tất cả những gì thuộc quà khứ b. Giữ nguyên truyền thống dân tộc
c. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
d. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc; tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại
--------
ĐỀ 2 | ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II |
Câu 1: Đảng và nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo là?
A. Chính sách xã hội cơ bản.
B. Yếu tố quyết định để phát triển đất nước.
C. Quốc sách hàng đầu.
D. Nhân tố quan trọng trong chính sách của Nhà nước.
Câu 2: Một trong những nội dung để xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ ở nước ta là?
A. Hoàn thiện cơ sở pháp lí và hiệu lực thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ.
B. Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ.
C. Có chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài.
D. Coi trọng việc nâng cao chất lượng và tăng thêm số lượng đội ngũ cán bộ khoa học.
Câu 3: Việc người nông dân Việt Nam thay đổi thói quen làm kinh tế lâu nay, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài là thể hiện phương hướng nào của chính sách đối ngoại?
A. Chủ động gia nhập thị trường quốc tế.
B. Nâng cao vị thế trên trường quốc tế.
C. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
D. Chủ động phát triển kinh tế quốc tế.
Câu 4: Lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc là?
A. Đảng và Nhà nước. B. Quân đội nhân dân, công an nhân dân.
C. Đảng, Nhà nước và nhân dân. D. Toàn dân.
Câu 5: Chính sách đối ngoại có vai trò
A. tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới đất nước.
B. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kì đổi mới.
C. đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì đổi mới.
D. nâng cao vị thế nước ta trên trường thế giới.
Câu 6: Một trong những nhiệm vụ của văn hóa ở nước ta là?
A. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.
B. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
C. Tạo sự phát triển hài hòa giữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
D. Khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người.
Câu 7: Nhà nước thực hiện miễn giảm học phí cho học sinh thuộc gia đình nghèo, khó khăn. Việc làm này nhằm
A. tạo điều kiện để ai cũng được học.
B. ưu tiên đầu tư ngân sách cho giáo dục.
C. mở rộng quy mô và đối tượng người học.
D. đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của công dân.
Câu 8: Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tôn trọng độc lập, tự do, bình đẳng.
B. Chủ động, tích cực, trách nhiệm.
C. Bình đẳng, tự do, tự nguyện.
D. Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Câu 9: Nội dung nào sau đây là thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo?
A. Hưởng ứng giờ trái đất. B. Quyên góp ủng hộ quỹ vì người nghèo
C. Trao học bổng. D. Tổ chức cuộc thi sáng tạo Robocom.
Câu 10: Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa
A. chứa đựng tinh thần yêu nước và tiến bộ.
B. nhằm mục tiêu tất cả vì con người.
C. chứa đựng nội dung chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
D. chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.
Câu 11: Nền quốc phòng và an ninh của nước ta là
A. nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
B. nền quốc phòng và an ninh nhân dân.
C. nền quốc phòng toàn dân vững mạnh.
D. nền quốc phòng toàn diện.
Câu 12: Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ là nhằm thực hiện nội dung nào dưới đây?
A. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lí luận.
B. Nâng cao trình độ quản lí của hoạt động khoa học và công nghệ.
C. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng về khoa học công nghệ
D. Tạo thị trường cho khoa học công nghệ phát triển.
Câu 13: Nhà nước ta có chính sách tạo điều kiện để người nghèo có cơ hội học tập, người giỏi phát triển tài năng là nhằm thực hiện nội dung nào dưới đây?
A. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục và đào tạo.
B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
C. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo.
D. Mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo.
Câu 14: Nội dung nào dưới đây thuộc chính sách văn hóa?
A. Cải tiến máy móc sản xuất. B. Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường.
C. Phòng chống tệ nạn xã hội. D. Chủ động tìm hiểu các “ châu bản” triều Nguyễn.
Câu 15: Để khai thác được mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, nhà nước ta đã chủ trương
A. coi trọng việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học.
B. đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ.
C. đẩy mạnh đổi mới và ứng dụng công nghệ.
D. xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật.
Câu 16: Để có thị trường cho khoa học và công nghệ, nước ta phải
A. tạo môi trương cạnh tranh bình đẳng.
B. huy dộng các nguồn lực để phát triển khoa học và công nghệ.
C. đầu tư ngân sách của nhà nước vào khoa học và công nghệ
D. xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.
Câu 17: Một trong những nhiệm vụ của khoa học và công nghệ ở nước ta là?
A. Góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. Phát triển nguồn nhân lực, cung cấp cho đất nước một nguồn nhân lực có chất lượng cao.
C. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước.
D. Thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào đời sống.
Câu 18: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về nhiệm vụ của khoa học và công nghệ?
A. Đẩy mạnh nghiên cứu các lĩnh vực khoa học và công nghệ phục vụ đời sống.
B. Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.
C. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.
D. Tập trung phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tiên tiến.
Câu 19: Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong các nội dung của chính sách nào dưới đây?
A. Văn hóa. B. Giáo dục và đào tạo. C. Đối ngoại. D. Quốc phòng và an ninh.
Câu 20: Phải kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh là vì
A. các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá nhà nước.
B. các thế lực đang thực hiện âm mưu “ diễn biến hòa bình”.
C. thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
D. nước ta đang xây chủ nghĩa xã hội.
Câu 21: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về sức mạnh dân tộc?
A. Sức mạnh của văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc.
B. Sức mạnh của quân sự.
C. Sức mạnh của hệ thống chính trị.
D. Sức mạnh của khoa học và công nghệ.
Câu 22: Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta cần phải thực hiện nội dung nào dưới đây?
A. Ngăn chặn sự xâm nhập của văn hóa các nước vào nước ta.
B. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.
C. Tiếp thu các nền văn hóa của các nước trên thế giới.
D. Giữ gìn truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Câu 23: Khi đào móng xây nhà, gia đình ông A phát hiện thấy một chiếc bình cổ. Theo em, gia đình ông A nên chọn cách làm nào sau đây?
A. Đem bán để lấy tiền vì rất đắt.
B. Giữ lại cho gia đình làm của riêng.
C. Giao nộp di vật cho chính quyền.
D. Đem tặng lại cho chùa.
Câu 24: Nhà nước tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế về giáo dục là nhằm
A. tiếp cận chuẩn mực giáo dục tiên tiến trên thế giới.
B. mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo.
C. đa dạng hóa các hình thức giáo dục và đào tạo.
D. mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế.
Câu 25: Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại là nhằm
A. sẵn sàng đối thoại với các nước về kinh tế.
B. mở rộng hợp tác về kinh tế.
C. tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của thế giới.
D. phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
Câu 26: Ông A là cán bộ xã nhưng ông lại không muốn con trai mình phải thực hiện đăng kí nghĩa vụ quân sự. Nếu là người thân trong gia đình ông A, em sẽ khuyên ông A như thế nào?
A. Gặp ban chỉ huy quân sự nhờ giúp đỡ.
B. Không đi đăng kí nghĩa vụ quân sự.
C. Nên cho con đi học để không tham gia nghĩa vụ quân sự.
D. Chấp hành đúng Luật Nghĩa vụ quân sự.
Câu 27: Một trong những phương hướng của chính sách đối ngoại ở nước ta là?
A. Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
B. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
C. Tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình.
D. Nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ trong quan hệ quốc tế.
Câu 28: Cơ sở sản xuất của gia đình B với dây chuyền sản xuất lạc hậu nên không có năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Em hãy giúp gia đình B lựa chọn giải pháp tốt nhất trong các giải pháp sau?
A. Tiếp tục duy trì sản xuất như bình thường mặc dù lợi nhuận thu về rất thấp.
B. Cố gắng tìm nguồn đầu tư để đổi mới dây chuyền sản xuất tiên tiến.
C. Chấm dứt hoạt động sản xuất, chuyển sang lĩnh vực khác.
D. Thu hút lao động có tay nghề cao.
Câu 29: M tình cờ phát hiện một nhóm người lợi dụng việc góp ý, sửa đổi Hiến Pháp để tuyên truyền chống phá Nhà nước. M cần chọn cách làm nào sau đây?
A. Khuyên họ không nên tuyên truyền. B. Không quan tâm vì đó là việc của người lớn.
C. Báo cơ quan công an. D. Bí mật theo dõi.
Câu 30: Quan điểm của nước ta trong việc chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là?
A. Đoàn kết, hợp tác, công bằng và bình đẳng.
B. Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
C. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước.
D. Hợp tác, dân chủ, văn minh và tiến bộ.
Câu 31: Trong giờ học nhóm, cả nhóm đã gặp phải một bài toán cực kỳ khó. Là thành viên của nhóm, em lựa chọn giải pháp nào sau đây?
A. Mượn bài giải của nhóm khác chép lại.
B. Bảo nhóm bỏ bài toán đó qua một bên chờ thầy giúp giải.
C. Cùng nhau tiếp tục bàn bạc thảo luận để có cách giải tốt nhất.
D. Xin thầy đổi cho bài toán khác tương đối dễ hơn.
Câu 32: Nếu phát hiện một người nước ngoài có hành vi xúc phạm truyền thống văn hóa Việt Nam, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Không quan tâm, vì bản thân không có quyền cấm họ.
B. Làm ngơ vì khả năng nói tiếng nước ngoài của mình kém.
C. Nói cho bạn bè biết về hành vi đó.
D. Tìm người phiên dịch để nhắc nhở họ và yêu cầu họ chấm dứt ngay hành vi đó.
Câu 33: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với chiến lược quốc phòng an ninh là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?
A. Kết hợp kinh tế - xã hội với an ninh nhân dân.
B. Kết hợp thế trận an ninh với kinh tế - xã hội.
C. Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh.
D. Kết hợp kinh tế - xã hội với lực lượng quốc phòng.
Câu 34: Đảng và nhà nước ta xác định vai trò của khoa học và công nghệ là?
A. Nhân tố phát huy nguồn lực đất nước.
B. Tiền đề để phát triển kinh tế đất nước.
C. Động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước.
D. Điều kiện cần thiết để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 35: Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả của giáo dục và đào tạo, chúng ta cần phải thực hiện nội dung nào dưới đây?
A. Thực hiện giáo dục toàn diện.
B. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục.
C. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
Câu 36: Văn hóa có vai trò là?
A. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
B. Khơi dậy tiềm năng, phát huy sức sáng tạo của con người.
C. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.
D. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
Câu 37: Đảng và nhà nước ta coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa của đất nước là việc làm thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Giữ nguyên các di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.
B. Bảo vệ những gì thuộc dân tộc.
C. Tạo điều kiện để nhân dân được tham gia các hoạt động văn hóa.
D. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.
Câu 38: Việt Nam tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới là thực hiện nội dung nào dưới đây?
A. Tăng cường quan hệ với các đảng phái, tổ chức chính trị thế giới.
B. Chủ động mở rộng quan hệ đối ngoại.
C. Phát triển công tác đối ngoại nhân dân.
D. Chủ động tham gia vào tiến trình hợp tác quốc tế.
Câu 39: Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo ở nước ta là?
A. Phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
C. Giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh của nhân loại.
D. Đào tạo con người việt nam phát triển toàn diện.
Câu 40: Hành vi nào dưới đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa?
A. Sưu tầm các di sản, cổ vật.
B. Mua bán tự do các báu vật quốc gia.
C. Sữa chữa và làm mới công trình kiến trúc cổ
D. A tự ý đi vào khu khảo cổ để tìm hiểu các di sản khảo cổ.
ĐỀ 3 | ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II |
Câu 1. Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là gì?
A. Khai thác nhanh, nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
B. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại môi trường đang diễn ra nghiêm trọng trong cả nước.
C. Cải thiện môi trường, tránh xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt để gây hại cho môi trường.
D. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phất triển kinh tế - xã hội bền vững.
Câu 2. Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục đào tạo là
A. quốc sách hàng đầu.
B. yêu sách hàng đầu.
C. yếu tố then chốt.
D. nhân tố quan trọngCâu 3. Để có thị trường khoa học công nghệ nước ta cần phải có chính sách như thế nào?
A. Tạo thị trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
B. Khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học và công nghệ
C. Nhà nước đầu tư ngân sách vào các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới
D. Huy động các nguồn lực để đi nhanh vào một số lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và công nghệ tiên tiến.
Câu 4. Một trong những phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là
A. đổi mới cơ chế quản lí văn hóa.
B. tập trung vào nhiệm vụ xây dựng văn hóa.
C. tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
D. tạo môi trường cho văn hóa phát triển.
Câu 5. Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa thể hiện tinh thần
A. yêu nước.
B. yêu nước và tiến bộ.
C. đại đoàn kết.
D. yêu nước và đại đoàn kết.
Câu 6. Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa như thế nào?
A. Nền văn hóa tạo ra sức sống của dân tộc.
B. Nền văn hóa thể hiện bản lĩnh dân tộc.
C. Nền văn hóa chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.
D. Nền văn hóa kế thừa truyền thống.
Câu 7. Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày bao nhiêu?
A. 22/ 12.
B. 22/ 11.
C. 22/ 10.
D. 27/ 07.
Câu 8. Kết hợp quốc phòng với an ninh là kết hợp sức mạnh của
A. lực lượng quốc phòng với sức mạnh của lực lượng an ninh.
B. lực lượng quốc phòng với sức mạnh của thế trận an ninh.
C. thế trận quốc phòng với sức mạnh của thế trận an ninh.
D. lực lượng và thế trận quốc phòng với lực lượng và thế trận an ninh.
Câu 9. Nôi dung nào sai khi nói về vai trò của chính sách đối ngoại đối với sự phát triển của đất nước?
A. Chủ động tạo quan hệ thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới.
B. Góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.
C. Nâng cao vị trí của nước ta trên trường quốc tế.
D. Củng cố tăng cường quốc phòng, an ninh.
Câu 10. Tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đây chính là việc
A. củng cố và tăng cường quan hệ.
B. phát triển công tác đối ngoại nhân dân.
C. đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.
D. chủ động và tích cực hội nhập kinh tếCâu 11. Nhà nước tạo điều kiện để mọi gia đình, cá nhân tự nguyện, chủ động tham gia công tác dân số nhằm mục tiêu nào dưới đây?
A. Phổ biến rộng rãi biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
B. Nâng cao chất lượng dân số.
C. Tăng cường vai trò lãnh đạo và quản lí mình.
D. Thực hiện xã hội hóa công tác dân số.
Câu 12. Khi cán bộ dân số đến một gia đình để tuyên truyền về thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nhưng họ không quan tâm và không hợp tác. Theo em, cán bộ dân số nên làm theo cách nào dưới đây?
A. Vẫn nhiệt tình giải thích, thuyết phục họ hiểu và cộng tác.
B. Cán bộ dân số đứng dậy và ra về.
C. Mời gia đình lên Ủy ban nhân dân xã giải quyết.
D. Phê bình, kỉ luật gia đình đó.
Câu 13. Trong các biện pháp thực hiện chính sách dân số nào dưới đây, biện pháp nào tác dộng trực tiếp tới nhân thức của người dân?
A. Nhà nước tăng cường đầu tư kinh phí.
B. Tranh thủ sự giúp đỡ của Liên hợp quốc.
C. Tuyên truyền, giáo dục về chính sách dân số.
D. Nhà nước chủ động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về dân số.
Câu 14. Quan niệm dân gian nào dưới đây ảnh hưởng xấu đến chính sách dân số của Nhà nước?
A. Con hơn cha là nhà có phúc.
B. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
C. Cha mẹ sinh con trời sinh tính.
D. Đông con hơn nhiều của.
Câu 15. Anh T tốt nghiệp đại học nhưng chưa xin được việc làm. Để có thu nhập, anh đã tự tạo việc làm cho mình bằng cách mở cửa hàng kinh doanh đồ ăn, nhưng lại bị bố mẹ anh phản đối. Theo em, anh T nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Không quan tâm đến ý kiến của bố mẹ.
B. Ngưng công việc đó để chờ xin việc theo ngành đã được học.
C. Động viên và giải thích cho bố mẹ hiểu để ủng hộ.
D. Tìm việc làm theo yêu cầu của bố mẹCâu 16. Để bảo tồn đa dạng sinh học, Nhà nước ta cần có chủ trương
A. giữ gìn và phát huy các vườn quốc gia.
B. bảo vệ rừng đầu nguồn.
C. mở rộng diện tích rừng.
D. ngăn chặn việc săn bắt các loài động vậtCâu 17. Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi bảo vệ môi trường?
A. Quản lí chất thải.
B. Phòng, ngừa, ứng phó với sự cố môi trường.
C. Khai thác gỗ bừa bãi.
D. Phân loại rác.
Câu 18: Anh T luôn đầu tư nghiên cứu, phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật trong sản xuất. Việc làm của anh T thực hiện chính sách nào dưới đây?
A. An ninh quốc phòng.
B, Bảo vệ tài nguyên, môi trường.
C. Khoa học và công nghệ.
D. Giáo dục và đào tạo
Câu 19: Bạn L là người dân tộc thiểu số, nhà ở vùng sâu, vùng xa ở huyện B tỉnh Điện Biên. Bạn được Nhà nước tạo điều kiện đi học ở trường dân tộc nội trú. Đây là phương hướng cơ bản nào của chính sách giáo dục và đào tạo ở nước ta?
A. Thực hiện công bằng trong giáo dục.
B. Mở rộng quy mô giáo dục.
C. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.
D. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục
Câu 20: Các nước phát triển trên thế giới hiện nay sở dĩ họ trở nên giàu có chủ yếu là do
A. nguồn nhân lực dồi dào.
B. nghiên cứu và sử dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại.
C. tài nguyên phong phú.
D. gây chiến tranh để tước đoạt của cải.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm)
1. Nêu nhiệm vụ của sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay? Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục đào tạo là gì? (3 điểm)
2. Em có nhận xét gì về câu nói của Bác: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Từ đó em rút ra ý nghĩa gì trong cuộc sống và học tập? (2 điểm)
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
------------------------------------Hết-----------------------------------
ĐÁP ÁN
I. Phần Trắc nghiệm khách quan:
Câu | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | ○ | ● | ● | ○ | ○ | ○ | ● | ○ | ○ | ○ | ○ | ● | ○ | ○ | ○ | ● | ○ | ○ | ● | ○ |
B | ○ | ○ | ○ | ○ | ● | ○ | ○ | ○ | ○ | ● | ○ | ○ | ○ | ○ | ○ | ○ | ○ | ○ | ○ | ● |
C | ○ | ○ | ○ | ● | ○ | ● | ○ | ○ | ○ | ○ | ○ | ○ | ● | ○ | ● | ○ | ● | ● | ○ | ○ |
D | ● | ○ | ○ | ○ | ○ | ○ | ○ | ● | ● | ○ | ● | ○ | ○ | ● | ○ | ○ | ○ | ○ | ○ | ○ |
II. Phần tự luận:
. 1. a) Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo
- Giáo dục và đào tạo có tầm quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực con người.(0,25đ)
- Đảng Nhà nước ta xác định giáo dục và đào tạolà quốc sách hàng đầu, coi đầu tư cho giáo dục và đào tạolà đầu tư chophát triển.(0,25đ)
- Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tiềm năng trí tuệ, cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao. (0,5đ)
b) Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo (2đ)
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục vàđào tạo; vì đây là đòi hỏi khách quan của đất nước
- Mở rộng qui mô giáo dục; vì trên cơ sở chất lượng và hiệu quả, gắn với yêu cầu phát triển KT- XH, Nhà nước phải mở rộng qui mô giáo dục từ gd mầm non đến gd đại học, tăng nhanh dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp.
- Ưu tiên đầu tư cho giáo dục; Nhà nước phải huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các trường học, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá nhà trường.
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bảo đảm học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân, tạo mọi đk để người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng.
- Xã hội hoá giáo dục; vì phát triển giáo dục là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân, do đó cần đa dạng hoá các loại hình nhà trường, các hình thức giáo dục, xây dựng xã hội học tập đáp ứng nhu cầu học thường xuyên, học suốt đời của nhân dân.
- Phải tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dụcvà đào tạo; phải tiếp cận những chuẩn mực giáo dục tiên tiến của thế giới phù hợp yêu cầu phát triển nước ta, tham gia đào tạo nhân lực khu vực và thế giới..
2. - Phân tích ý nghĩa trong câu nói của Bác Hồ (1,5 đ) mỗi ý đúng 0,75 đ
+ Đạo đức là gốc của con người nhưng chỉ có đạo đức thôi chưa đủ mà phải thường xuyên học tập, rèn luyện thì mới thành tài.
+ Nếu có tài mà không có đức, kiêu căng, tự phụ thì sẽ bị người khác và xã hội không coi trọng vì thế làm việc gì cũng khó thành công.
- Rút ra bài học cho bản thân: Cần phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ văn hóa đồng thời phải rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành con người phát triển toàn diện (0,5đ).
ĐỀ 4 | ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II |
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 3 điểm
Câu 1: Nhà nước pháp quyền có nghĩa là, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân đều được thực hiện trên cơ sở
A. pháp luật B. chính sách C. dư luận xã hội D. niềm tin
Câu 2: Anh A bị một tổ chức chuyên kích động, phá hoại an ninh đất nước mua chuộc và lôi kéo tham gia vào tổ chức đó. Nếu ở trường hợp của anh A, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Rủ thêm một số người tham gia B. Báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết
C. Lờ đi coi như không biết D. Vui vẻ tham gia vào tổ chức đó
Câu 3: Anh A tố cáo người có hành vi trộm cắp tài sản Nhà nước là thực hiện hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Trực tiếp B. Gián tiếp C. Hợp pháp D. Thống nhất
Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Anh X ứng cử vào Hội đồng nhân dân phường B. Chị B tham gia phê bình văn học
C. Anh H tham gia đóng góp ý kiến dự thảo luật D. Chị C phát biểu ý kiến trong cuộc họp cơ quan
Câu 5: Hành vi, việc làm nào dưới đây vi phạm chính sách dân số của Đảng và Nhà nước
A. tuyên truyền, phổ biến biện pháp kế hoạch hóa gia đình
B. cũng cấp các phương tiện tránh thai
C. lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức
D. cung cấp các dịch vụ dân số
Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây của huyện B là để giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương ?
A. Hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất kinh doanh B. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
C. Thu gom và phân loại rác D. Đầu tư nghiên cứu máy thu hoạch rau màu
Câu 7: Chị H mở nhà hàng đặc sản kinh doanh thú rừng. Việc làm của chị H là hành vi
A. hợp pháp, vì công dân có quyền tự do kinh doanh
B. kinh doanh hợp pháp, vì mang lại thu nhập chính đáng
C. phá hoại tài nguyên, môi trường
D. vi phạm Luật Bảo vệ môi trường
Câu 8: Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo ở nước ta là
A. đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện
B. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
C. phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
D. giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại
Câu 9: Ông A là cán bộ xã nhưng ông lại không muốn con trai mình phải thực hiện đăng kí nghĩa vụ quân sự. Nếu là người thân trong gia đình ông A, em sẽ khuyên ông A như thế nào?
A. Chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự
B. Nên cho con đi học để không phải tham gia nghĩa vụ quân sự
C. Gặp ban chỉ huy quân sự huyện giúp đỡ
D. Không đăng kí nghĩa vụ quân sự
Câu 10: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm
A.1998 B. 1996 C. 1997 D. 1995
Câu 11: Một trong những phương hướng của chính sách đối ngoại ở nước ta là
A. Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
B. Nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới
C. Tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
D. Nêu cao tinh thần, tự chủ trong quan hệ quốc tế
Câu 12: Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong các nội dung của chính sách?
A. Dân số B. Văn hóa
C. Quốc phòng và an ninh D. Đối ngoại
II. PHẦN TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 1: 2 điểm
Vì sao Đảng ta xác định: Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư cho sự phát triển bền vững?
Câu 2: 2 điểm
Nêu phương hướng để thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh?
Câu 3: 3 điểm
Thời gian vừa qua, Trung Quốc đã có những hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền lãnh thổ nước ta, vì vậy dẫn đến tình trạng công nhân của nhiều khu công nghiệp đã xuống đường biểu tình, yêu cầu Nhà nước ta phải có những hành động đáp trả Trung Quốc về mặt quân sự.
a. Em có nhận xét gì về việc làm của những công nhân trên?
b. Em hãy nêu ngắn gọn phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta?
------------------ Hết-------------------------
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 3 điểm ( mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | A | B | A | B | C | A | D | B | A | D | A | C |
II. PHẦN TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu hỏi | Đáp án | Thang điểm |
Câu 1 (2 điểm) | Giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu vì: - Giáo dục đào tạo có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại. - Là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. | 0, 5 đ 0,75 đ 0, 75 đ |
Câu 2 (2 điểm) | Phương hướng để thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh: - Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. - Kết hợp quốc phòng với an ninh - Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng an ninh | 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ |
Câu 3 (3 điểm) | - Hành động của những công nhân tham gia biểu tình đòi chính phủ ta phải có hành động đáp trả Trung Quốc về mặt quân sự là sai vì nếu chúng ta hành động như thế sẽ rất không có lợi cho đất nước ta: quan hệ hai nước sẽ căng thẳng, chiến tranh có thể xảy ra, đất nước bị tàn phá… | 0,5 đ |
Phương hướng của Đảng trong phát triển chính sách đối ngoại: - Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác - Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới. - Phát triển công tác đối ngoại nhân dân - Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người, kiên quyết làm thất bại các âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. - Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước | 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ |
ĐỀ 5 | ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II |
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu của chính sách dân số nước ta?
A. tiếp tục giảm quy mô dân số.
B. Nâng cao chất lượng dân số để phát triển nguồn nhân lực.
C. Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số.
D. Sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số vả phân bố dân cư hợp lí.
Câu 2:
Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động là phương hướng nào của chính sách giải quyết việc làm nước ta?
A. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
B. Thúc đẩy phát triển sản xuất, dịch vụ.
C. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
D. Khuyến khích người lao động làm giàu hợp pháp.
Câu 3:
Sau khi tốt nghiệp THPT, N không thi đại học mà ở nhà để mở rộng nghề truyền thống của gia đình. Việc làm của N đã thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách giải quyết việc làm?
A. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.
B. Thúc đẩy phát triển sản xuất, dịch vụ.
C. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
D. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề.
Câu 4:
Chị M và anh N đã có hai con gái là cháu P và Q. Cháu P bị tự kỉ nên việc chăm sóc rất khó khăn. Chị M có bầu được 12 tuần, đi khám ở phòng khám tư nhân của bác sĩ X và được bác sĩ X thông báo chị mang thai con gái. Anh N và mẹ anh là bà Y yêu cầu chị M phá bỏ thai để chăm sóc hai đứa con trong đó có cháu P bị tự kỉ nhưng chị M không đồng ý. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật về dân số?
A. Anh N, bà Y
B. Anh N, bà Y và bác sĩ X.
C. Anh N và bác sĩ X.
D. Anh N, chị M, bác sĩ X và bà Y.
Câu 5:
Mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường nước ta hiện nay là gì?
A. Khai thác nhanh, nhiều tài nguyên để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
B. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại môi trường đang diễn ra nghiêm trọng.
C. Cải thiện môi trường, tránh xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt để gây hại cho môi trường.
D. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
Câu 6:
Để thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, nước ta sẽ kết hợp chặt chẽ hợp lý và hài hòa giữa bảo vệ tài nguyên môi trường với phát triển
A. khoa học và công nghệ.
B. kinh tế - xã hội.
C. du lịch.
D. giáo dục và đào tạo.
Câu 7:
Một đoàn học sinh đi tham quan bán đảo Sơn Trà và được thấy, nghe giới thiệu loài Vooc chà vá chân nâu tại đây. Sau khi ra về, các bạn đã viết bài thu hoạch và đồng thời tuyên truyền ý thức bảo vệ loài linh trưởng quý giá cũng như khu bảo tồn thiên nhiên của Đà Nẵng với gia đình. Việc làm của các bạn học sinh trên thể hiện ý thức trách nhiệm nào của công dân với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
A. Giữ gìn, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên.
B. Sử dụng tiết kiệm, hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
C. Tham gia vệ sinh môi trường.
D. Phê phán việc săn bắt, tiêu diệt động vật quý hiếm.
Câu 8:
Sau mỗi buổi học, E lại vào rừng quốc gia săn bắn động vật để bán lấy tiền để giúp đỡ gia đình. H rất thương bạn nên đã giới thiệu cho E bán số động vật bắn được cho U (kinh doanh động vật quý hiếm) với giá cao hơn các chỗ khác. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Mình E.
B. Bạn E và H.
C. Bạn E, U.
D. Bạn E và H và U.
Câu 9:
Hệ thống những tri thức về các sự vật, hiện tượng, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy là đề cập đến khái niệm nào sau đây?
A. Giáo dục. B. Đào tạo. C. Khoa học. D. Công nghệ.
Câu 10:
Nội dung nào dưới đây thuộc chính sách văn hóa?
A. Cải tiến máy móc sản xuất. B. Phòng chống tệ nạn xã hội.
C. Chủ động tìm kiếm thị trường. D. Lưu giữ các tác phẩm văn hóa nghệ thuật.
Câu 11:
Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí khoa học và công nghệ như thế nào?
A. Tạo ra thị trường cạnh tranh bình đẳng để mọi cá nhân, tổ chức phát huy quyền sáng tạo khoa học.
B. Nâng cao số lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học công nghệ tạo tiềm năng phát triển đất nước
C. Nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học của quốc gia.
D. Đầu tư vào ngân sách các chương trình nghiên cứu quốc gia đạt trình độ khu vực và thế giới.
Câu 12:
Tháng 10/2017, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng phê duyệt đầu tư lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh, giao thông, trật tự trên địa bàn thành phố nhằm thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây của khoa học và công nghệ?
A. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
B. Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
C. Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.
D. Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn cuộc sống đặt ra.
Câu 13:
Thành phố Đà Nẵng đầu tư xây dựng trường THPT chuyên Lê Quý Đôn là thể hiện đang thực hiện nhiệm vụ nào sau đây của giáo dục?
A. Bồi dưỡng nhân tài.
B. Nâng cao dân trí.
C. Đào tạo nhân lực.
D. Nâng cao uy tín của thành phố.
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không phải nói về tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo?
A. Giữ gìn, truyền bá văn minh nhân loại.
B. Thúc đấy công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Phát huy nguồn lực con người.
D. Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn của bản thân.
Câu 15:
Việc các nhà khoa học tìm ra các nguồn năng lượng sạch như: năng lượng mặt trời, năng lượng từ gió,... để thay thế cho một số các nguồn năng lượng có nguy cơ cạn kiện hiện nay như: dầu mỏ, than đá,... là đang thực hiện nhiệm vụ nào dưới đây của khoa học và công nghệ?
A. Nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ.
B. Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
C. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
D. Giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn cuộc sống đặt ra.
Câu 16:
Cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật được tổ chức hàng năm nhằm thực hiện phương hướng phát triển nào của chính sách khoa học và công nghệ?
A. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ.
B. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ.
C. Xây dựng tiềm lực cho khoa học và công nghệ.
D. Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm.
Câu 17:
Việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân thể hiện việc thực hiện phương hướng nào dưới đây?
A. Kế thừa và phát huy những di sản truyền thống của dân tộc.
B. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân.
C. Làm đẹp hơn các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.
D. Thu hút khách du lịch, tạo thêm việc làm cho nhân dân.
Câu 18:
Việc Việt Nam đã thành công bước đầu trong phòng chống đại dịch Covid 19 nhờ các chính sách đúng đắn của Nhà nước đồng thời là ý thức đồng lòng, đoàn kết cao của người dân và chính phủ. Điều này thể hiện đặc điểm nào của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của nước ta?
A. Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – xã hội – Tổ quốc.
B. Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động.
C. Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường của dân tộc.
D. Cần cù, sáng tạo trong lao động, tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống.
Câu 19:
Để học tốt môn Giáo dục công dân, bạn A đã chuyển từ cách học thuộc lòng nội dung sách giáo khoa sang cách nào dưới đây cho phù hợp với trách nhiệm của công dân trong chính sách giáo dục và đào tạo?
A. Tìm hiểu kĩ nội dung bài học và liên hệ, vận dụng vào cuộc sống.
B. Tìm hiểu trước bài học ở nhà và làm các bài tập trong sách giáo khoa.
C. Học và tìm hiểu thông tin trên mạng Internet.
D. Sau giờ học trao đổi bài theo nhóm.
Câu 20:
Các bạn học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tham gia tích cực cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp thành phố. Việc làm đó thể hiện trách nhiệm nào của công dân đối với chính sách khoa học và công nghệ?
A. Tham gia nhiệt tình hoạt động phong trào.
B. Chiếm lĩnh kiến thức khoa học kỹ thuật.
C. Nâng cao trình độ học vấn.
D. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Câu 21:
Hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 tổ chức ngày 11/7 tại Hà Nội cho biết: toàn quốc có khoảng 91,7% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện đang đi học. Tỉ lệ này của nữ cao hơn so với nam, tương ứng là 92,5% và 90,8%. Trong vòng 20 năm qua, tỉ trọng dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện không đi học giảm đáng kể, từ 20,9% năm 1999 xuống còn 16,4% năm 2009 và còn 8,3% năm 2019. Thông tin trên cho biết nhân dân ta đã thực hiện tốt nhiệm vụ nào của chính sách giáo dục và đào tạo?
A. Đào tạo nhân lực.
B. Bồi dường nhân tài.
C. Nâng cao dân trí.
D. Phát triển con người Việt Nam toàn diện.
Câu 22:
Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung của
A. vai trò của chính sách đối ngoại.
B. nhiệm vụ của chính sách đối ngoại.
C. nguyên tắc của chính sách đối ngoại.
D. phương hướng của chính sách đối ngoại.
Câu 23:
Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của nước ta trên trường quốc tế là trách nhiệm của công dân trong thực hiện chính sách:
A. Chính sách dân số.
B. Chính sách đối ngoại.
C. Chính sách giáo dục và đào tạo
D. Chính sách văn hóa.
Câu 24:
Vũ Hoàng Trinh, học viên Trường Trung cấp Du lịch & Khách sạn Saigontourist đã xuất sắc đạt Huy chương Bạc trong kì thi Tay nghề Trẻ thế giới năm 2022. Bạn Trinh đã thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện
A. chính sách khoa học và công nghệ.
B. chính sách đối ngoại.
C. chính sách giáo dục và đào tạo
D. chính sách văn hóa.
II/ Tự luận: (2,0 điểm)
Em hiểu thế nào về quan điểm “Hòa nhập chứ không hòa tan” trong mối quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế?
Trả lời: Câu: “Hòa nhập chứ không hòa tan” là quan điểm của chúng ta trong quá trình hội nhập quốc tế, thể hiện nhiệm vụ tổng hợp của các chính sách. Được hiểu như sau:
+ Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta muốn phát triển thì phải có sự chuyển giao khoa học, công nghệ, tiếp thu những thành tựu tiên tiến, hiện đại của nền khoa học, kĩ thuật công nghệ trên thế giới (0.5 điểm); Đồng thời chúng ta tiếp nhận những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu, phong phú cho nền văn hóa của nước ta, đó là hòa nhập. (0.5 điểm)
+ Tuy nhiên trong quá trình ấy, chúng ta luôn biết kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thông dân tộc, tiếp thu có chọn lọc, không đánh mất bản sắc văn hóa riêng của mình, không bị đồng hóa bởi các dân tộc khác, đó là hòa tan (0.5 điểm). Các truyền thống văn hóa nổi bật của dân tộc Việt đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường của dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – xã hội – Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống. (0.5 điểm).
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới