Giáo án lịch sử 8 cả năm phương pháp mới ptnl

Giáo án lịch sử 8 cả năm phương pháp mới ptnl

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án lịch sử 8 cả năm phương pháp mới ptnl

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

NS: 04 /9/2018

ND: 06 /9/2018

PHẦN I LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

(Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Chương I: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

(TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX)

TIẾT 1 BÀI 01: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

- Biết được nguyên nhân diễn biến kết quả ý nghĩa và kết quả của cách mạng Hà Lan

- Biết được nguyên nhân trình bày được diễn biến và ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh

- Biết vài nét về tình hình 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, trình bày được diễn biến kết quả ý nghĩa của cuộc chiến tranh

GDBVMT: Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán.Tình trạng nông dân bị đuổi khỏi ruộng đất vì địa chủ quý tộc rào đất cướp đất làm đồng cỏ thuê công nhân nuôi cười lấy lông bán làm len

2. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS

- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc C/m TS

- Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ song cũng là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ P/k

3. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ thế giới, lược đồ cuộc nội chiến ở Anh …

- Độc lập giải quyết các vấn đề trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

II. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp trực quan, nhóm

III. Phương tiện:

- Bản đồ TG

- Lược đồ cuộc nội chiến ở Anh, 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word

- Một số tư liệu có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về cuộc nội chiến ở Anh, 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ

IV. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu về các cuộc cách mạng tư sản Hà Lan, CMTS Anh (nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa). Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- GV giới thiệu bài mới: Đôi nét về chương trình Lịch sử lớp 8 (cấu trúc chương trình). Trong lòng xã hội phong kiến suy yếu đã nảy sinh và phát triển nền sản xuất tư bản Chủ nghĩa dẫn tới mâu thuẫn ngày càng tăng giữa phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân lao động, một cuộc cách mạng sẽ nổ ra là tất yếu. Và cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở đầu tiên ở quốc gia nào? Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1

Mục I. Sự biến đổi kinh tế xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV-XVII. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.

1. Một nền sản xuất mới ra đời: Đọc thêm

2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI

- Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân diễn biến kết quả ý nghĩa và kết quả của cách mạng Hà Lan

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: Bản đồ thế giới

- Thời gian: 14 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS ñoïc phaàn 1 và trả lời các câu hỏi sau:

- Nguyeân nhaân caùch maïng buøng noå laø gì?

- Trình baøy dieãn bieán chính cuûa cuoäc caùch` maïng?

- Caùch maïng Haø Lan dieãn ra döôùi hình thöùc naøo?

- Vì sao caùch maïng Haø Lan ñöôïc xem laø cuoäc caùch maïng tö saûn ñaàu tieân treân theá giôùi?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Nguyeân nhaân: Phong kieán Taây Ban Nha kìm haõm söï phaùt trieån cuûa chuû nghóa tö baûn ôû Neâ-ñeùc-lan

- Chính sách cai trị hà khắc của phong kiến Tây Ban Nha ngày càng tăng thêm mâu thuẫn dân tộc.

2. Diễn biến

+ 8/1566, nhân dân Nê-đéc-lan nổi dậy chống lại Tây Ban Nha

+ 1581, các tỉnh Miền Bắc thành lập nước cộng hòa

3. Keát quaû: Năm 1648 Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Hà Lan→ Haø Lan ñöôïc giaûi phoùng

4. Ý nghĩa: Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới

- Lật đổ ách thống trị của Tây Ban Nha

- Mở đường cho CNTB phát triển

2. Hoạt động 2

Mục II: CMTS Anh giữa TK XVII:

1. Sự phát triển của CNTB ở Anh:

- Mục tiêu: - Biết được nguyên nhân trình bày được diễn biến của cách mạng tư sản Anh

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện

- Thời gian: 11 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 phần II SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

Nhóm 1+ 2: Những biểu hiện sự phát triển của CNTB Anh có gì khác với Tây Âu?

Nhóm 3+ 4: Sự phát triển kinh tế TBCN ở Anh đưa tới hệ quả? (Thành phần xã hội có biến đổi gì? Vì sao nhân dân phải bỏ quê hương đi nơi khác ?)

Nhóm 5+ 6: Xã hội Anh trong TK XVII đã tồn tại những mâu thuẫn nào? Kết quả của những mâu thuẫn đó?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các nhóm trình bày kết quả

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GV: Yêu cầu HS chú ý vào phần chữ in nhỏ trong SGK và cho biết các con số chứng tỏ điều gì?

GV: Em có nhận xét gì về vị trí, t/c của tầng lớp quý tộc mới trong XH Anh trước C/m?

GDBVMT: Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán.Tình trạng nông dân bị đuổi khỏi ruộng đất vì địa chủ quý tộc rào đất cướp đất làm đồng cỏ thuê công nhân nuôi cười lấy lông bán làm len.

a.Kinh tế:

- Đầu thế kỉ XVII nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh đã phát triển mạnh với nhiều công trường thủ công như luyện kim, làm đồ sứ, dệt len dạ... Trong đó, Luân Đôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính lớn nhất nước Anh.

b. Xã hội:

- Hình thành tầng lớp quý tộc mới

- Mâu thuẫn gay gắt giữa TS, quý tộc mới với CĐ quân chủ chuyên chế

2. Hoạt động 3

Mục II: CMTS Anh giữa TK XVII:

2. Tiến trình cách mạng: Đọc thêm

3. Ý nghĩa lịch sử của CMTS Anh giữa TK XVII:

- Mục tiêu: - Biết được]]ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện

- Thời gian: 8 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Cuộc cách mạng Tư sản Anh có ý nghĩa gì đối với nước Anh? Cuộc cách mạng này đem lại quyền lợi cho giai cấp nào?

Phân tích điểm hạn chế của cách mạng?

Tại sao nói đây là cuộc cách mạng không triệt để?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV đưa ra các câu hỏi gợi mở.

Tại sao nói đây là cuộc cách mạng không triệt để?

- Những kết quả của cuộc cách mạng Anh cho thấy đó là cuộc cách mạng Tư sản không triệt để vì lãnh đạo cách mạng là liên minh Tư sản + quí tộc mới nên không tiêu diệt được chế độ Phong kiến (vẫn duy trì quân chủ lập hiến) không giải quyết ruộng đất cho nông dân nghèo chỉ đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc. Đây chính là hạn chế của cuộc cách mạng Tư sản Anh.

Em hiểu thế nào về câu nói của Mác: “Thắng lợi của giai cấp tư bản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, của chế độ tư hữu TBCN với phong kiến”(G)

- GCTS thắng lợi đã xác lập CNTB hình thức là quân chủ lập hiến, SXTBCN phát triển và thoát khỏi sự thống trị của chế độ phong kiến

- Cuộc CM TS Anh nổ ra dưới hình thức là một cuộc nội chiến, giữa nhà vua và quốc hội. Kết qủa: Nhà vua bị xử tử, Anh trở thành nước cộng hoà, chế độ quân chủ lập hiến được thành lập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Mở đường cho CNTB phát triển.

- Đem lại quyền lợi cho TS và quí tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì.

->Cuộc cách mạng không triệt để.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các cuộc cách mạng tư sản Hà Lan và CMTS Anh

- Thời gian: 6 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Đặc điểm nổi bật nhất của Nê-đéc-lan trước khi bùng nổ cách mạng tư sản là (B)
A. nền kinh tế phong kiến phát triển mạnh, khống chế toàn bộ hoạt động trong xã hội.
B. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, không bị chế độ phong kiến kìm hãm.
C. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh nhất Tây Âu với nhiều thành phố và hải cảng lớn.
D. nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và thủ công nghiệp.

Câu 2. Từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIV, Nê-đéc- lan bị lệ thuộc vào vương quốc nào? (B)
A. Vương quốc Tây Ban Nha. B. Vương quốc Bồ Đào Nha.
C. Vương quốc Bỉ.         D. Vương quốc Anh.

Câu 3. Thế kỉ XVI, XVII trong sự phát triển chung của châu Âu, quan hệ tư bản chủ nghĩa ở nước nào phát triển mạnh nhất?  (H)
A. Hà Lan. B. Anh.      
C. Pháp.     D. Mĩ.

Câu 4. Quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Anh thể hiện ở điểm nào? (B)
A. Sự phát triển của các công trường thủ công.
B. Sự phát triển của ngành ngoại thương.
C. Sự phát triển của các công trường thủ công và ngành ngoại thương.
D. Sự xuất hiện của các trung tâm về công nghiệp.

Câu 5. Từ thế kỉ XVI, ngành sản xuất nào nổi tiếng nhất ở Anh? (H)
A. Sản xuất thủ công nghiệp. 
B. Sản xuất nông nghiệp.
C. Sản xuất len dạ.        
D. Sản xuất và chế biến thủy tinh.

Câu 6. Trước cách mạng ở Anh nảy sinh mâu thuẫn nào mới? (B)
A. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc địa chủ.
B. Mâu thuẫn giữa quý tộc mới, giai cấp tư sản với chế độ quân chủ.
C. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc mới.
D. Mâu thuẫn giữa quý tộc địa chủ với tư sản.
Câu 7. Các Mác viết: “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến”, Đó là ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản nào? (H)
A. Cách mạng tư sản Hà Lan.
B. Cách mạng tư sản Anh.
C. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.
D. Cách mạng tư sản Pháp.
Câu 8. Cách mạng tư sản Anh mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản bảo thủ không triệt để bởi yếu tố nào sau đây? (VD)
A. Là cuộc cách mạng chỉ đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc  mới, quyền lợi của nông dân lao động không được đáp ứng.
B. Là cuộc cách mạng do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
C. Là cuộc cách mạng mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
D. Là cuộc cách mạng đưa nước Anh trở thành nước cộng hoà.
  3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? Em hiểu thế nào là một cuộc cách mạng Tư sản ?

- Thời gian: 3 phút.

- Dự kiến sản phẩm: CMTS là cuộc CM do giai cấp TS lãnh đạo, nhằm đánh đổ CĐPK đã lỗi thời, mở đường cho CNTB phát triển.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

Chuẩn bị bài 1, tiết 2, Mục III chiến tranh giành độc lập

NS: 05 /9/2018 ND: 07 /9/2018

PHẦN I LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

(Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Chương I: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

(TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX)

TIẾT 2 BÀI 01: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

- Biết được nguyên nhân diễn biến kết quả ý nghĩa và kết quả của cách mạng Hà Lan

- Biết được nguyên nhân trình bày được diễn biến và ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh

- Biết vài nét về tình hình 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, trình bày được diễn biến kết quả ý nghĩa của cuộc chiến tranh

GDBVMT: Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán.Tình trạng nông dân bị đuổi khỏi ruộng đất vì địa chủ quý tộc rào đất cướp đất làm đồng cỏ thuê công nhân nuôi cười lấy lông bán làm len

2. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS

- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc C/m TS

- Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ song cũng là chế độ bóc lột thay thế cho chế độ P/k

3. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, ảnh.

- Độc lập làm việc trong quá trình học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

II. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thuyết trình

- Phương pháp trực quan, nhóm

III. Phương tiện:

- Bản đồ TG

- Lược đồ cuộc nội chiến ở Anh, 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word

- Một số tư liệu có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về cuộc nội chiến ở Anh, 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ

- Sưu tầm một số tư liệu phục vụ bài học: Chân dung và sự nghiệp của Oa-sinh- tơn.

IV. Tiến trình dạy - học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu về cuộc chiến tranh của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa). Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn

- Tổ chức hoạt động: GV cho học sinh xem lược đồ thế giới và xác định vị trí nước Mĩ. Sau đó cho HS xem tiếp hình ảnh Chân dung của Oa-sinh- tơn và cho biết đây là ai?

- Dự kiến sản phẩm: Oa-sinh- tơn

- Thời gian: 3 phút.

- GV giới thiệu bài mới: Giờ trước các em đã học 2 cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở châu Âu ( Hà Lan và Anh) Tiết này chúng ta đi tìm hiểu một cuộc cách mạng diễn ra ở châu Mĩ, xem các cuộc cách mạng này có gì giống và khác 2 cuộc CM trên.Và cuộc cách mạng đem lại kết quả như thế nào, do ai lãnh đạo? Bài học hôm nay sẽ giúp ta giải quyết

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1

Mục III. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:

1. Tình hình các thuộc địa và nguyên nhân của chiến tranh:

- Mục tiêu: HS cần nắm được vài nét về tình hình 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ,

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện : Lược đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

- Thời gian: 19 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Dùng bản đồ giới thiệu vị trí của 13 thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ

- HS đọc mục 1 SGK (4 phút) và thực hiện các yêu cầu sau:

Nêu vài nét về sự xâm nhập và thành lập các thuộc địa của TD Anh ở Bắc Mỹ?

Tình hình KT của 13 thuộc địa ntn?

TD Anh có thái độ ntn đối với 13 thuộc địa?

Vì sao nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mỹ đấu tranh chống TD Anh?

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh là gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Vì sao thực dân Anh kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa? Điều đó dẫn tới hệ quả gì ?

- Do kinh tế của mười ba thuộc địa phát triển đã cạnh tranh với chính quốc, nhưng do thực dân Anh chỉ coi nơi này là nơi cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc nên đã tìm mọi cách để ngăn cản kinh tế thuộc địa.

=> Cư dân thuộc địa hầu như là người Anh di cư sang mâu thuẫn với chính quốc. Đó là nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV chốt lại nội dung toàn bài

+ Mâu thuẫn giữa chế độ Phong kiến với sự phát triển của sản xuất Tư bản Chủ nghĩa là nguyên nhân dẫn tới các cuộc cách mạng Tư sản: Hà Lan, Anh, chiến tranh giành độc lập…

GDBVMT: Vùng đất ở Anh chiếm làm thuộc địa.

a. Tình hình thuộc địa:

- Thế kỷ XVIII, thực dân Anh đã thành lập được 13 thuộc địa và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở đây.

- Kinh tế phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

b. Nguyên nhân của chiến tranh:

- Anh tìm ngăn cản sự phát triển của kinh tế thuộc địa

-> Thuộc địa mâu thuẫn chính quốc.

=> Cuộc chiến tranh giành độc lập bùng nổ.

2. Hoạt động 2

Mục 2.Diễn biến cuộc chiến tranh: Đọc thêm

- Mục 3. Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:

- Mục tiêu: HS cần nắm được kết quả ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện

- Thời gian: 14 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 3 SGK (4 phút), thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau:

Nhóm 1+3: Nêu K/q của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?

Nhóm 2+ 4: Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ có ý nghĩa gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

Những điểm nào thể hiện sự hạn chế của HP 1787 của Mỹ?

Ngoài việc thoát khỏi ách TD, chiến tranh còn đưa lại những kết quả gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

a.Kết quả:

+ 1783 Anh thừa nhận nền độc lập của 13 thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ ra đời.

+ 1787: Mĩ ban hành hiến pháp qui định Mĩ là nước CH liên bang, đứng đầu là Tổng thống.

b.Ý nghĩa: - Là cuộc cách mạng tư sản, nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc là lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển .

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Thời gian: 5 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

 Câu 1: Mục tiêu của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là (H)
A. thành lập một nước cộng hoà.
B. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Mĩ.
C. giành độc lập thoát khỏi sự lệ thuộc vào tư bản Anh.
D. tạo điều kiện cho nền kinh tế các thuộc địa phát triển.
Câu 2. Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ bằng văn kiện nào? (B)
A. Hòa ước Mác xây.     B. Hòa ước Brer-li-tốp.
C. Hiệp ước Véc-xai.      D. Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Câu 3. Trước khi người Anh di cư đến vùng Bắc Mĩ, đây là vùng đất (B)

A.chưa có người cư trú. B. của thổ dân da đỏ

C.có người da đen cư trú D.có những tộc người da trắng cư trú
Câu 4. Tại sao thực dân Anh ra sức kìm hãm sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa Bắc Mĩ? (VD)

A.Nền kinh tế 13 thuộc địa đang thoát dần khỏi sự kiểm soát của nước Anh

B.Nền kinh tế 13 thuộc địa phát triển một cách tự phát

C.Tạo ra phát triển cân đối giữa hai miền Nam và Bắc của 13 thuộc địa

D.Nền kinh tế 13 thuộc địa trở thành đối thủ cạnh tranh với chính quốc

Câu 5. Ý không phản ánh đúng chính sách của chính phủ Anh đối với 13 thuộc địa? (H)

A.Cấm 13 thuộc địa sản xuất nhiều mặt hàng công nghiệp, cấm mở doanh nghiệp

B.Cấm đưa hàng hóa từ Anh sang thuộc địa

C.Ban hành chế độ thuế khóa nặng nề

D.Cấm không được khai khẩn những vùng đất ở miền Tây

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Câu 1: So với cuộc CMTS Anh giữa TK XVIII em thấy có điểm nào giống và khác nhau? Câu 2: Phân tích điểm tích cực và hạn chế của cuộc chiến tranh?

- Thời gian: 4 phút.

- Dự kiến sản phẩm:

Câu 1: - Giống: Đều dùng vũ trang dành độc lập

- Khác: Anh là cuộc nội chiến :

+ Một bên là vua (quý tộc và PK)

+ Một bên là TS Quý tộc mới, ND

- Mĩ là hình thức đấu tranh giành độc lập chống lại ngoại bang. Kết quả là thêm một nước TB mới xuất hiện nền KT Mĩ phát triển nhanh chóng.

Câu 2: - Tích cực: Giải thoát cho Mĩ không còn là thuộc địa của Anh, làm cho kinh tế của Mĩ phát triển mạnh

- Hạn chế: Cuộc chiến tranh thắng lợi do quần chúng nhân dân nhưng sau đó công nhân - nông dân vẫn cực khổ, vì cách mạng TS chỉ thay đổi chế độ bóc lột " Mĩ tuy thành công đã hơn 150 năm nay( tinh đến năm 1927 , vẫn cứ lo tính CM lần 2"

- GV giao nhiệm vụ cho HS

- Học và trả lời các câu hỏi trong SGK, làm bài tập 1 (SGK)

- Đọc trước bài mới: Bài 2

NS: 09/9/2018 ND: 12 và 13/9/2018

Tiết 3+ 4: Bài 2: NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG (1789-1794)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: HS hiểu và biết:

-Tình hình kinh tế xã hội Pháp trước cách mạng

- Việc chiếm ngục Bati ( 14-7 -1789)

- Diễn biến chính của cách mạng những nhiệm vụ đã giải quyết: chống thù trong giặc ngoài

- Ý nghĩa lịch sử của C/m TS Pháp cuối thế kỉ XVIII:

GDBVMT: Tình hình lạc hậu của nông nghiệp nước Pháp, xác định các địa phương phản cách mạng tấn công nước Pháp 1793

2. Tư tưởng:

- Nhận thức tính chất hạn chế của C/m TS

- Bài học kinh nghiệm rút ra từ C/m TS Pháp 1789

3. Kĩ năng:

- RL KN sử dụng bản đồ, lập niên biểu, bảng thống kê

- Biết phân tích, so sánh các sự kiện, liên hệ kiến thức đang học với cuộc sống

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Rút ra bài học kinh nghiệm qua cuộc cách mạng tư sản Pháp

II. Đồ dùng dạy học:

- Bản đồ TG, hình ảnh trong sách giáo khoa.

- Bảng phụ

III.Phương pháp dạy học: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày diễn biến cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?

- Ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?

3. Bài mới:

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được về tình hình nước Pháp trước cách mạng, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 10 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV dùng bản đồ thế giới thiếu sơ lược về nước Pháp hiện tại.Yêu cầu xác định ranh giới của nước Pháp.

- Dự kiến sản phẩm: Đó là vị trí của nước Pháp trên bản đồ thế giới. HS chỉ được ranh giới của nước Pháp.

Trên cơ sở GV nhận xét và vào bài mới: Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII có những điểm giống nhau và khác nhau so với cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của lịch sử. Trước khi cách mạng Pháp nổ ra tình hình nước Pháp như thế nào? Chúng ta tìm hiểu bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Tình hình kinh tế:

- Mục tiêu: Biết được tình hình kinh tế Pháp trước cách mạng

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm cặp đôi

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 5 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Tình hình KT nước P trước C/m có gì nổi bật?

+ Vì sao NN Pháp lạc hậu?

+ Chế độ P/k đã có những chính sách gì đối với sự phát triển của CTN?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

+ Tình hình KT nước P trước C/m có gì nổi bật?

+ Vì sao NN Pháp lạc hậu?

+ Chế độ P/k đã có những chính sách gì đối với sự phát triển của CTN?

+ So với sự PT của CNTB ở Anh thì sự PT CNTB ở Pháp có đặc điểm gì khác?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Nhấn mạnh tình hình Kt P trước C/m…

Tích hợp môi trường: Tình hình lạc hậu của nông nghiệp nước Pháp

Hoạt động 2: Tình hình chính trị - xã hội:

- Mục tiêu: Biết được Tình hình chính trị xã hội Pháp trước cách mạng.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện hình 5 SGK, sơ đồ ba đẳng cấp.

- Thời gian: 7 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Tình hình chính trị, xã hội P trước C/m có gì nổi bật?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

Yêu cầu HS Q/s H5 (SGK) Em có nhận xét gì về bức tranh?

Nêu mqh giữa các đẳng cấp trong XH P lúc bấy giờ ntn?

Cho HS vẽ sơ đồ 3 đẳng cấp

Nêu vị trí, quyền lợi

Các tầng lớp nhân dân

Tăng lữ

Quý tộc

Đẳng cấp thứ ba

-Có mọi quyền lợi

-Không phải đóng thuế

Nông dân

Tư sản

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày, cá nhân trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Tình hình nước P tước C/m về các mặt KT, CT, XH làm cho mâu thuẫn giữa g/c thống trị với TS, các tầng lớp nhân dân càng sâu sắc C/m bùng nổ

Hoạt động 3: Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng:

- Mục tiêu: Biết được đấu tranh trên mặt trận tư tưởng ở Pháp diễn ra như thế nào:

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện: Hình 6,7,8 SGK /11

- Thời gian: 7 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS Q/s H6,7,8 (SGK), thảo luận và trả lời câu hỏi:

Em hãy nêu 1 vài điểm chủ yếu trong tư tưởng của Mông tex kie, Vôn ten Rút xô?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

Em hãy nêu 1 vài điểm chủ yếu trong tư tưởng:

Mông tex kie?

Vôn te?

Rút xô?

- GV giải thích: “Trào lưu triết học ánh sáng” là tiếng nói của G/c tư sản đấu tranh chống CĐPK, đề xướng quyền tự do của con người đóng góp tích cực về mặt tư tưởng cho việc thực hiện quyết tâm đánh đổ CĐPK.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày, cá nhân trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Hoạt động 4: Cách mạng bùng nổ

- Mục tiêu: Biết được diễn biến chính của cách mạng những nhiệm vụ đã giải quyết: chống thù trong giặc ngoài

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện: Hình 9 SGK

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS đọc mục II (SGK), thảo luận và trả lời câu hỏi:

Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiện ở những điểm nào?

Vì sao nhân dân nổi dậy đấu tranh?

Trình bày tóm tắt về Hội nghị 3 đẳng cấp?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiện ở những điểm nào?

Vì sao nhân dân nổi dậy đấu tranh?

Trình bày tóm tắt về Hội nghị 3 đẳng cấp?

Dấu hiệu nào chứng tỏ sự mở đầu của CM?

Quan sát H9: Vì sao ciệc đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày, cá nhân trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Dùng bức tranh"Tấn công pháo đài..." để miêu tả.

Chốt ý ghi bảng...

I. Nước Pháp trước cách mạng:

1. Tình hình kinh tế:

- Nông nghiệp: lạc hậu, công cụ sản xuất thô sơ, năng suất thấp

- Công-Thương nghiệp: P/triển nhưng bị chế độ P/k kìm hãm

2. Tình hình chính trị - xã hội:

- Chế độ chính trị: quân chủ chuyên chế

- Xã hội chia 3 đăng cấp:

+ Tăng lữ

+ Quý tộc

+ Đẳng cấp thứ ba

3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng:

- Trào lưu triết học ánh sáng phê phán chế độ P/k tiêu biểu như Mông te xki ơ, Vônte, Rút xô

II.Cách mạng bùng nổ

1.Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế

- Chế độ PK suy yếu

- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra

2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng

-5/5/1789 hội nghị 3 đẳng cấp

- 17/6/1789 Đẳng cấp thứ ba tự họp thành lập Hội đồng dân tộc, tuyên bố thành lập Quốc hội lập hiến

- 14/7/1789 quần chúng tấn công pháo đài - nhà ngục Ba-xti

TIẾT 4 NS

ND:

Hoạt động 1: Chế độ quân chủ lập hiến (từ 14/7/1789 đến ngày 10/8/1789):

Mục tiêu: Diễn biến chính của cách mạng những nhiệm vụ đã giải quyết: chống thù trong giặc ngoài

Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: giáo án.

- Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi:

Chế độ quân chủ lập hiến (từ 14/7/1789 đến ngày 10/8/1789)

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Thắng lợi ngày 14/7/1789 đưa đến kết quả gì?

- Sau khi lên nắm chính quyền đại TS đã làm gì?

- Cho HS đọc đoạn chữ nhỏ ND của Tuyên ngôn độc lập

- Qua những điều trên, em có nhận xét gì về “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”? (Văn kiện toàn bộ…)

- Tuyên ngôn có mặt hạn chế gì?

- Tuyên ngôn và HP đem lại quyền lợi cho ai?

- Sự thoả hiệp của G/c TS với CĐPK thể hiện ở ngững điểm nào?

- Để tỏ thái độ với đại TS, vua P’ đã có những hàng động gì?

- Em có suy nghĩ gì về hành động của vua Pháp?

- Hành động đó có gì giống với ông vua nào nước ta mà em đã học ở lớp 7?

- Nhân dân Pháp đã hành động ntn khi “Tổ quốc lâm nguy”? Kết quả ra sao?

- Cuộc K/n 10/8/1792 đưa tới kết quả gì?

- K/q này có cao hơn giai đoạn trước không? Thể hiện ở những điểm nào?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày, cá nhân trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Hoạt động 2: Bước đầu của nền cộng hoà (từ ngày 21/9/1792 đến 2/6/1793):

Mục tiêu: Diễn biến chính của cách mạng những nhiệm vụ đã giải quyết: chống thù trong giặc ngoài

Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: giáo án. Lược đồ H 10 SGK.

- Thời gian: 7 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS đọc phần chữ in nhỏ SGK và cho Q/s lược đồ cụ thể hoá tình hình “Tổ quốc lâm nguy” thảo luận và trả lời câu hỏi:

- Trước tình hình cách mạng Pháp như vậy thái độ của phái Ghi-rông-đanh ntn?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Trước tình hình cách mạng Pháp như vậy thái độ của phái Ghi-rông-đanh ntn?

- Thái độ đó buộc n/dân Pháp phải làm gì?

- Kết quả cuộc k/n 2/6/1789 ntn?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày, cá nhân trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Hoạt động 3: Chuyên chính dân chủ cách mạng

Gia- cô-banh (Từ 2/6/1793 đến 27/7/1794):

Mục tiêu: Diễn biến chính của cách mạng những nhiệm vụ đã giải quyết: chống thù trong giặc ngoài

Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: giáo án. Lược đồ H 11 SGK.

- Thời gian: 8 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS đọc và quan sát H11 (SGK)

Nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia- cô-banh (Từ 2/6/1793 đến 27/7/1794) diễn ra như thế nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Nêu 1 vài phẩm chất tốt đẹp của Rô-be-xi-ki-e?

- C/q Gia-cô-banh đã làm gì để ổn định tình hình và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân?

- Em có nhận xét gì về các biện pháp của chính quyền C/m Gia-cô-banh?

- Vậy tại sao ch/quyền Gia-cô-banh lại thất bại? tại sao TS phản c/m tiến hành cuộc đảo chính? Sự kiện đó có tác động ntn đến c/m P? (Ngăn chặn c/m tiếp tục phát triển c/m P kết thúc)

- Vì sao sau năm 1794, CMTS P không tiếp tục phát triển

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày, cá nhân trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- GV mở rộng: So với CMTS Anh, Mỹ

c/m Pháp thời Gia-cô-banh phát triển điển hình, triệt để nhất đáp ứng nguyện vọng, y/c ruộng đất của nông dân

Hoạt động 4. Ý nghĩa lịch sử của C/m TS Pháp cuối thế kỉ XVIII:

Mục tiêu: Biết được ý nghĩa lịch sử của C/m TS Pháp cuối thế kỉ XVIII

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: giáo án.

- Thời gian: 6 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Yêu cầu HS đọc nội dung mục 4 SGK và trả lời câu hỏi: CMTS P có ý nghĩa ntn?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Vì sao nói CMTS P là 1 cuộc CMTS triệt để?

- Nêu những hạn chế của CMTS P

- HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK dựa vào đoạn trích trên, em hãy nhận xét về các cuộc c/m Mỹ và Pháp trong TK XVIII?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày, cá nhân trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- GV kết luận: CMTS P được coi là cuộc CMTS triệt để nhất và được Lê-nin đánh giá cao, đó là “Cuộc đại c/m Pháp”

II. Sự phát triển của Cách mạng:

1. Chế độ quân chủ lập hiến (từ 14/7/1789 đến ngày 10/8/1789):

-Tầng lớp đại TS lên nắm quyền thành lập chế độ quân chủ lập hiến

-8/1789: Quốc hội thông qua “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”

-9/1791: Thông qua hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến

-4/1792: Liên minh Áo Phổ tấn công Pháp

-10/8/1792: Nhân dân Pari đứng lên lật đổ CĐ quân chủ lập hiến

xoá bỏ chế độ p/k

2. Bước đầu của nền cộng hoà (từ ngày 21/9/1792 đến 2/6/1793):

-21/9/1792: Nền cộng hoà đầu tiên của nước Pháp thành lập

-21/1/1793: Vua Lu-i XVI bị xử tử

-Mùa xuân 1793: quân Anh và các nước Châu Âu tấn công Pháp

-2/6/1793: Nhân dân Pari lật đổ phái Gi-rông-đanh

Bảo vệ tổ quốc

3. Chuyên chính dân chủ cách mạng

Gia- cô-banh (Từ 2/6/1793 đến 27/7/1794):

-Nền chuyên chính dân chủ C/m Gia-cô- banh được thành lập

-Tình hình hành nhiều chính sách tiến bộ

- 26/6/1794: Liên minh chống Pháp bị đánh bại

-27/7/1794: Phái Gia-cô-banh bị lật đổ TS phản C/m lên nắm chính quyền. C/m kết thúc

4. Ý nghĩa lịch sử của C/m TS Pháp cuối thế kỉ XVIII:

-Ý nghĩa: LËt ®æ chÕ ®é phong kiÕn, ®­a giai cÊp t­ s¶n lªn cÇm quyÒn, më ®­êng cho CNTB ph¸t triÓn

Là cuộc C/m TS triệt để nhất

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình kinh tế chính trị xã hội Pháp trước cách mạng.

- Thời gian: 10 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1. Vì sao trước cách mạng, nông nghiệp Pháp kém phát triển? 
A. Công cụ, kĩ thuật canh tác còn thô sơ.
B. Đất đai bị bỏ hoang nhiều, năng suất cây trồng thấp.
C. Một số địa chủ chuyển sang kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa.
D. Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì với phương thức bóc lột cũ.
Câu 2: Tính chất lạc hậu của nền nông nghiệp Pháp thể hiện cơ bản là điểm nào?
A. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu.
B. Chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất thấp,
C. Ruộng đất bị bỏ hoang.
D. Mất mùa đói kém xảy ra thường xuyên.
E. Không có đơn vị tiền tệ và đo lường xảy ra thường xuyên. 
Câu 3. Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào? 
A. Quân chủ lập hiến
B. Cộng hoà tư sản
C. Quân chủ chuyên chế
D. Quân chủ lập hiến đan xen với quân chủ chuyên chế
 Câu 4. Xã hội Pháp trước cách mạng gồm có những đẳng cấp nào?
 A. Tăng lữ, Quý tộc, nông dân.
B. Tăng lữ, Quý tộc, Đẳng cấp thứ ba.
C. Tăng lữ, Quý tộc, tư sản.
D. Nông dân, tư sản, các tầng lớp khác.
 Câu 5. Trước cách mạng, ở Pháp đẳng cấp nào được hưởng đặc quyền, không phải đóng thuế?
 A. Đẳng cấp tăng lữ.     
B. Đẳng cấp quý tộc.
C. Đẳng cấp thứ ba.      
D. Đẳng cấp tăng lữ và quý tộc.
 Câu 6. Trong Đẳng cấp thứ ba gồm có các giai cấp và tầng lớp nào của xã hội Pháp?
 A. Tư sản, nông dân.
B. Tư sản, nông dân, công nhân,
C. Tư sản, quý tộc phong kiến.
D. Công nhân, nông dân và thợ thủ công.
 Câu 7. Trước cách mạng, lực lượng nào chiếm số lượng đông đảo nhất ở nước Pháp?
 A. Công nhân.     
B. Tư sản.
C. Nông dân.       
D. Thợ thủ công.
 Câu 8. Vào thế kỉ XVIII, ở Pháp mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản nhất?
 A. Mâu thuẫn giữa phong kiến, nhà thờ với các tầng lớp nhân dân trong Đẳng cấp thứ ba.
B. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc phong kiến.
C. Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ.
D. Mẫu thuẫn giữa công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.
 Câu 9. Biểu hiện nào sau đây không thể hiện sự suy yếu của chế độ quân chủ chuyên chế Pháp ?.
 A. Chế độ phong kiến ngày càng suy yếu, số nợ Nhà nước vay của tư sản không trả được.
B. Công, thương nghiệp đình đốn, nông nghiệp lạc hậu, kinh tế suy yếu.
C. Đời sống nhân dân cực khổ, nhân dân đấu tranh mạnh mẽ.
D. Công thương nghiệp phát triển, xã hội ổn định.

Câu 10. Ở Pháp vào thế kỉ XVIII nổi lên ba nhà tư tưởng lớn, đó là những ai?
 A. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê.
B. phu-ri-ê, Ô-oen, Vôn-te.
C. Vôn-te, Rut-xô, Mông-te-xki-ơ.
D. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
Câu 11. Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp?.
 A. Pháo đài Ba-xti trượng trưng cho uy quyền nhà Vua.
B. Pháo đài được xây dựng để bảo vệ thành Pa-ri.
C. Pháo đài là nơi giam cầm những người chống chế độ phong kiến.
D. Chế độ quần chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu tiên quan trọng, cách mạng bước đầu thắng lợi và tiếp tục phát triển.
 Câu 12. Phái Lập hiến của tầng lớp đại tư sản lên cầm quyền đã làm được những gì?
 A. Phế truất vua Lu-i XVI
B. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền,
C. Hạn chế quyền vua.
D. Xoa dịu sự căm phẫn của nhân dân.
 Câu 13. Cách mạng 1789 thắng lợi ở Pháp, phái Lập hiến lên nắm quyền. Phái Lập hiến thuộc tầng lớp nào?
A. Đại địa chủ.

B. Đại tư sản,
C. Quý tộc mới.   
D. Tư sản công thương.
 Câu 14. Cuộc khởi nghĩa ngày 10-8-1792 của nhân dân Pa-ri cùng tình nguyện quân các địa phương đã đưa đến kết quả gì?
 A. Đánh bại liên minh Áo-Phổ.
B. Đánh bại bọn phản động nước Pháp.
C. A + B đúng

D. Lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xoá bỏ chế độ phong kiến.
Câu 15. Ngày 28 - 8 - 1789 diễn ra sự kiện lịch sử nào ở Pháp?
 A. Công nhân, thợ thủ công đánh chiếm nhà tù Ba-xti.
B. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ra đời.
C. Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp mới.
D. Quốc hội lập hiến tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân.
Câu 16. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp (đã thể hiện mặt tiến bộ ở điểm nào)?
A.Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.
C. A + B đúng.

D. Đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người
 Câu 17. Chính sách tiến bộ nhất của phái Lập hiến trong cách mạng tư sản Pháp là gì?
 A. Tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân.
B. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
C. Ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu.

D.Thông qua Hiến pháp mới, xác định chế độ quân chủ lập hiến cho nước Pháp.
Câu 18. Mặt hạn chế của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là gì?
A. Chỉ phục vụ cho quyền lực của giai cấp tư sản.
B. Phục vụ cho quyền lợi của giai cấp công nhân.
C. Phục vụ cho quyền lợi của tầng lớp địa chủ phong kiến,
d. Phục vụ cho các tầng lớp tham gia đấu tranh.
Câu 19: Sau ngày 10 - 8 - 1792 đến trước ngày 02 - 6 - 1793, phái nào lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Pháp?
A. Phái Lập hiến.
B. Phái quân chủ Lập hiến,
C. Phái Gia-cô-banh.    
D. Phái Gi-rông-đanh. 
Câu 20. Thái độ của phái Gi-rông-đanh trước sự tấn công của quân Anh và phong kiến châu Âu như thế nào?
A. Tập hợp nhân dân chống ngoại xâm.
B. Tập hợp nhân dân chống ngoại xâm và nội phản.
C. Ổn định đời sống cho nhân dân, củng cố nhà nước.
D. Không lo tổ chức chống ngoại xâm và nội phản và ổn định đời sống nhân dân mà chỉ lo củng cố quyền lực.

Câu 21. Trong các biện pháp sau của phái Gia – cô – banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất của người nông dân? 
A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
B. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu
C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì
D. Quy định mức lương tối đa cho công nhân
Câu 22. Vì sao tư sản phản cách mạng tiến hành cuộc đảo chính lật đổ phái Gia – cô – banh?
 A. Để tranh giành quyền lực
B. Để bảo vệ quyền lực của giai cấp tư sản
C. Do mâu thuẫn sâu sắc giữa phái Gia – cô – banh và tư sản phản cách mạng
D. Ngăn chặn cách mạng tiếp tục phát triển vì động chạm nhiều đến quyền lợi của giai cấp tư sản
 Câu 23. Nguyên nhân cơ bản nào chứng minh Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?.
 A. Thiết lập được nền cộng hoà tư sản

B. Cách mạng đã đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia – cô – banh.
C. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.
B. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
 Câu 24. Tính chất của cuộc cách mạng Pháp 1789 là gì?
A. Cách mạng giải phóng dân tộc
B. Cách mạng tư sản
C. Cách mạng vô sản
D. Cách mạng dân chủ nhân dân
 3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Rút ra được bài học kinh nghiệm khi học bài tình hình nước Pháp trước cách mạng. Ảnh hưởng của cuộc cách mạng tư sản Pháp đến với phong trào cách mạng tư sản thế giới nói chung và cách mạng tư sản Việt Nam nói riêng.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? Em có nhận xét gì về thắng lợi mở đầu của cuộc cách mạng tư sản Pháp?

Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng tư sản Pháp là gì? Nhận xét về cuộc cách mạng Mĩ và Pháp trong thế kỉ XVIII?

- Thời gian: 5 phút.

- Dự kiến sản phẩm Cách mạng Pháp bùng nổ bước đầu đã dành được những thắng lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cách mạng Pháp. Nêu nhận xét...

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Về nhà soạn tiếp phần tiếp theo của bài CNTB được xác lập trên phạm vi thế giới:

- Cách mạng công nghiệp Anh, Pháp diễn ra như thế nào? Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới như thế nào?

Ngày soạn: 17/9/18

Ngày giảng: 19 và 20/9/18

TIẾT 5 + 6 – BÀI 06

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Biết được một số phát minh lớn cách mạng công nghiệp, hệ quả cách mạng công nghiệp

- Biết được sự bành trướng của các nước tư bản ở các nước Á, Phi

GDBVMT: Khai thác nội dung hình 12,13,15,16 để nhận thấy sự biến đổi môi trường lao động ; những nơi nào đặt nhà máy chạy bằng sức nước ảnh hưởng của kiểu lao động mới đến sức người lao động và môi trường sinh sống.

2. Thái độ:

- ND thực sự là người sáng tạo, chủ nhân của các thành tựu SX

- Sự áp bức, bóc lột của CNTB đã gây nên bao nhiêu đau khổ cho N/dân lao động trên thế giới

3. Kỹ năng:

- Học sinh biết sử dụng kênh hình SGK.

- Biết phân tích sự kiện để rút ra kết luận, nhân định, liên hệ thực tế.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

II. Đồ dùng dạy học:

- Sử dụng các BĐ trong SGK

- Sử dụng các kênh hình trong SGK

III. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm

IV. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK. Tìm hiểu nội dung các kênh hình trong bài, lược đồ nước Anh giữa TK XVIII và nửa đầu TK XIX.

2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước.

V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định

2. Kiểm tra: 3 phút

? Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp cuối TK XVIII?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu về cuộc cách mạng công nghiệp, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 5 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV dùng bản đồ thế giới và trả lời câu hỏi sau

Nêu tên và xác định vị trí các nước công nghiệp ở châu Âu?

- Dự kiến sản phẩm: Anh, Pháp, Đức..... HS xác định được vị trí các nước đã nêu.

* Giới thiệu bài: Cách mạng công nghiệp khởi đầu ở Anh và lan nhanh ra các nước tư bản khác ( Pháp, Đức ) cách mạng công nghiệp ra đời làm cho kinh tế tư bản phát triển mạnh => hệ qủa hình thành hai giai cấp của xã hội tư bản....

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: I. Cách mạng công nghiệp

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh

- Mục tiêu: Biết được một số phát minh lớn trong cách mạng công nghiệp

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 20 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung KT cần đạt

Giaỉ thích CM CN

- Là việc cải tiến và phát minh nhiều máy móc để đẩy nhanh sx, sản phẩm ngày càng nhiều và phức tạp hơn.

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Máy móc được phát minh và sử dụng đầu tiên ở nước nào? từ ngành gì?

Nguyên nhân của việc phát minh ra máy móc ở Anh cuối Thế kỉ XVIII là gì?

Quan sát hình 12,13,14,15 sgk và trả lời các câu hỏi sau:

Tại sao máy móc được phát minh và sử dụng trước tiên là ngành dệt?

Q/s H13,14,em hãy cho biết việc kéo sợi đã thay đổi ntn?

Theo em điều gì sẽ xảy ra trong ngành dệt của nước Anh khi máy kéo sợi Gien-ni được sử dụng rộng rãi?

Máy kéo sợi ra nhiều đòi hỏi phải cải tiến máy dệt

Máy dệt ra đời có tác dụng gì?

Cho HS đọc đoạn chữ in nhỏ trong SGK và q/s h14

Hãy kể tên các cải tiến phát minh quan trọng và ý nghĩa tác dụng của nó?

Tại sao máy móc được sử dụng nhiều trong GTVT?

Tường thuật buổi lễ khánh thành đường sắt đầu tiên ở Anh vào năm 1825

Vì sao giữa thế kỉ XIX Anh đẩy mạnh SX gang thép, than đá?

Nêu k/q của cuộc C/m CN ở Anh?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GDBVMT: Khai thác nội dung hình 12,13,15,16 để nhận thấy sự biến đổi môi trường lao động ; những nơi nào đặt nhà máy chạy bằng sức nước ảnh hưởng của kiểu lao động mới đến sức người lao động và môi trường sinh sống.

I. Cách mạng công nghiệp

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh

a.Phát minh máy móc

- 1764 Giêm -ha- gri-vơ sáng chế máy kéo sợi Gien ni.

- 1769, Ac- Crai- tơ- chế ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.

- 1785 Et-mơn-các-rai chế tạo máy dệt đầu tiên.

- 1784 Giêm – oát phát minh ra máy hơi nước.

b. Kết quả

- Từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn máy móc

- Từ một nước nông nghiệp, Anh đã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới , là “ công xưởng của thế giới”.

Hoạt động 2: I. Cách mạng công nghiệp

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp - Đức (Giảm tải)

3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp

- Mục tiêu: Biết được hệ quả của cách mạng công nghiệp

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 17 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung KT cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Chia nhóm thảo luận: 4 nhóm. Thời gian: 4 phút

Nhóm 1 + 2: Quan sát lược đồ H17,18 (SGK) em hãy nêu những biến đổi của nước Anh sau khi hoàn thành C/m CN? Cách mạng công nghiệp đã đưa đến những hệ quả gì ?

Nhóm 3 + 4: Cách mạng công nghiệp đã làm cho cơ cấu xã hội thay đổi ntn? Cho biết mối quan hệ giữa hai giai cấp này 

GDBVMT: Quan sát hình 17 để nêu những biến đổi của nước Anh sau khi hoàn thành cách mạng Công nghiệp

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp - Đức (Giảm tải)

3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp

- Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản như:

+ Hình thành các trung tâm kinh tế , thành phố lớn

+ Năng suất lao động tăng

- Xã hội: Hình thành hai giai cấp Tư sản và vô sản mâu thuẫn với nhau → đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.

Nước Anh giữa thế kỷ XVIII

Nước Anh nửa đầu TK XIX.

- Chỉ có 1 số trung tâm sản xuất thủ công

Xuất hiện vùng công nghiệp mới bao trùm hầu hết nước Anh.

Xuất hiện các trung tâm khai thác than đá.

- Có 4 thành phố trên 50.000 dân

- Có 14 thành phố trên 50.000 dân.

- Chưa có đường sắt.

- Có mạng lưới đường sắt nối liền các thành phố, hải cảng, khu công nghiệp

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

Hoạt động 3: II. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới

1. Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX. (Giảm tải)

2. Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương tây đối với các nước Á-Phi.

- Mục tiêu: - Biết được sự bành trướng của các nước tư bản ở các nước Á, Phi

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 25 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung KT cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Đọc sách giáo khoa.

Theo em lúc này, trên thế giới, kinh tế của những nước nào phát triển nhất. ( Anh, pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha..)

Vì sao các nước tư bản phương tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa?

Hãy xác định những quốc gia ở châu Á bị thực dân phương Tây xâm chiếm trên lược đồ?

Đọc từ “ Châu Phi.... đất liền ”. ( sgk- 27 ).

Xác định những quốc gia ở châu Phi bị thực dân phương Tây xâm chiếm trên lược đồ?

Sự xâm lược của CNTB phương tây đưa đến kết quả gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

Kết luận: Khoảng cuối thế kỉ XIX các nước tư bản phương Tây đã chia nhau xâm chiếm và thống trị các nước ở Á, Phi, Mĩ -la- tinh => Chủ nghĩa tư bản đã được xác lập trên phạm vi thế giới.

- Về sau hầu hết các nước Á, Phi lần lượt trở thành thuộc địa, phụ thuộc vào các nước thực dân phương Tây.

2. Sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương tây đối với các nước Á-Phi

a. Nguyên nhân

- Nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, nhân công, tài nguyên tăng mạnh

b. Quá trình xâm lược thuộc địa

- Chính phủ TS đẩy mạnh xâm chiếm phương Đông: Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á .

- Châu Phi: Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ... ráo riết xâu xé, biến châu lục này thành thuộc địa.

c. Kết quả: Cuối TK XIX – đầu XX, hầu hết các nước Á, Phi lần lượt trở thành thuộc địa, phụ thuộc của thực dân Phương Tây.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cách mạng công nghiệp và sự xác lập chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới.

- Thời gian: 12 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Nội dung quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp ở Anh là (Nhận biết)
A. chuyển nền sản xuất thủ công sang cơ khí.
B. phát minh và sử dụng máy móc.
C. cải tiến kĩ thuật sản xuất trong nông nghiệp.
D. thực hiện công nghiệp hóa trong toàn bộ nền kinh tế.
Câu 2. Ngành nào được sử dụng máy móc đầu tiên? (Nhận biết)
A. Đóng tàu B. Ngành dệt
C. Thuộc da D. Khai mỏ
Câu 3. Năm 1764, ai là người phát minh ra máy kéo sợi Gien – ni ? (Nhận biết)
A. Giêm Ha-gri-vơ. B. Ác-crai-tơ.
C. Giêm Oát D. Gien – ni
Câu 4. Năm 1784 đã ghi dấu ấn gì trong cuộc cách mạng công nghiệp của Anh? (Nhận biết)
A. Cuộc cách mạng công nghiệp hoàn thành ở Anh.
B. Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
C. Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước.
D. Nước Anh trở thành công xưởng của thế giới.
Câu 5. Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp là (Thông hiểu)
A. tư bản, nhân công.
B. vốn, đội ngũ công nhân làm thuê.
C. tư bản, nhân công và sự phát triển khoa học kĩ thuật.
D. tư bản và các thiết bị máy móc; 
Câu 6. Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mệnh danh là (Thông hiểu)
A. “Nước có nền cổng nghiệp phát triển nhất thế giới”.
B. “Nước công nghiệp hiện đại”
C. “Nước đi tiên phong trong công nghiệp”.
D. “Công xưởng của thế giới”.
Câu 7. Từ năm 1760 đến năm 1840, ở Anh diễn ra quá trình (Thông hiểu)
A. từ một nền sản xuất nhỏ sang một nền sản xuất lớn.
B. từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc.
C. từ một nước nông nghiệp trở thành một nước công nghiệp phát triển.
D. từ một nước nông nghiệp trở thành nước công- nông nghiệp.
Câu 8. Vì sao sau khi tiến hành cách mạng công nghiệp, nước Anh được coi là “công xưởng của thế giới”? (Vận dụng cao)
A. Anh đã tiến hành một cuộc cách mạng công nghiệp sản xuất ra nhiều máy móc.
B. Cách mạng công nghiệp đã làm cho sản xuất phát triển, của cải làm ra dồi dào.
C. Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.
D. Công nghiệp hoá diễn ra đầu tiên ở Anh.
Câu 9. Vì sao máy móc được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải ở Anh đầu thế kỉ XIX? (Vận dụng thấp)
A. Do nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá, khách hàng tăng.
B. Do đường sắt đầu tiên được khánh thành ở Anh.
C. Do Anh là nước khởi đầu cách mạng công nghiệp.
D. Do Anh cỏng nghiệp hoá việc sản xuất.
Câu 10. Ấn Độ là nơi tranh chấp của hai nước nào? (Nhận biết)
A. Nhật và Nga.   B. Nhật và Mĩ.
C. Anh và Pháp.  D. Anh và Đức.

Câu 11. Vì sao các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa? (Vận dụng thấp)
A. Vì muốn mở rộng lãnh thổ của mình.
B. Vì muốn gây ảnh hưởng của mình với nước khác.
C. Vì nhu cầu về tài nguyên, nhân công, thị trường tiêu thụ hàng hoá.
D. Vì sự phát triển mạnh của cách mạng công nghiệp.

Câu 12. Hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX là (Thông hiểu)
A. làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu.
B. thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông- nghiệp và giao thông.
C. góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
D. hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản

 3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Câu 1: Vì sao giữa thế kỉ XIX Anh đẩy mạnh sản xuất gang thép và than đá?

Câu 2: Những sự kiện nào chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới?

- Thời gian: 8 phút.

- Dự kiến sản phẩm:

Câu 1: - Lúc đầu, máy móc mới được sử dụng trong ngành dệt vải, về sau được đưa dần vào các ngành kinh tế khác.

- Nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu đến nhà máy và đưa hàng hóa đi các nơi ngày một tăng. Từ đó, máy móc được sử dụng trong giao thông vận tải, nhất là đường săt.

- Máy móc và đường sắt phát triển đòi hỏi công nghiệp nặng phát triển.

⟹ Vì vậy, vào giữa thế kỉ XIX Anh đẩy mạnh sản xuất gang, thép và than đá. Năm 1850, Anh sản xuất được một nửa số gang, thép và than đá của thế giới.

Câu 2: Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới được thể hiện ở thắng lợi của cách mạng tư sản dưới nhiều hình thức khác nhau ở các nước châu Âu và Mĩ Latinh.

- Năm 1830, chế độ phong kiến bị lật đổ ở Pháp, sau đó cách mạng tư sản lan nhanh ra nhiều nước châu Âu.

- Năm 1848 - 1849, cách mạng tư sản ở nhiều nước châu Âu góp phần củng cố sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Pháp và làm rung chuyển chế độ phong kiến ở châu Âu.

- Năm 1859 - 1870 hoàn thành thống nhất I-ta-li-a; Năm 1864 - 1871 hoàn thành thống nhất nước Đức; Năm 1861 cải cách nông nô ở Nga đã tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở những nước này.

- Các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Hầu hết các nước châu Á, châu Phi lần lượt trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào các nước tư bản phương Tây.

*GV giao nhiệm vụ cho HS

- Về nhà học bài đầy đủ

- Đọc và tìm hiểu bài 4: Phong trào công nhâ n và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

Tuần: 4 Ngày soạn: 24 /09/2018

Tiết: 7+8 Ngày day: 26 và 27 /09/2018

Bài 4 Phong trào công nhân và sự ra đời của Chủ nghĩa Mác

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Giúp cho HS nắm vững

- Biết được một số nét chính về sự ra đời của giai cấp công nhân gắn liền với sự phát triển của CNTB.Tình cảnh của giai cấp công nhân

- Biết được một số nét chính về những cuộc đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân trong những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX

- Biết được một số nét chính về Mác – Ăng-ghen và sự ra đời của CNXHKH. Những hoạt động cách mạng đóng góp to lớn của 2 ông đối với phong trào công nhân quốc tế

- Hiểu được nội dung tiêu biểu của Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

- Hiểu được phong trào công nhân quốc tế ( Quốc tế thứ nhất) sau khi CNXHKH ra đời

2. Thái độ

- Lòng biết ơn các nhà sáng lập ra CNXH

- GD tinh thần QTVS, tinh thần đoàn kết đấu tranh của G/c CN

3. Kỹ năng:

- Quan s¸t h×nh 24 sgk nhËn xÐt vÒ lao ®éng trÎ em trong hÇm má

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Biết đánh giá một số thành tựu, lòng biết ơn các nhà sáng lập ra CNXH + GD tinh thần QTVS, tinh thần đoàn kết đấu tranh của G/c CN.

5. Nội dung tích hợp: GDBVMT: Sưu tầm tài liệu tranh ảnh về đời sống công nhân vô cùng khốn khổ ; lao động trong môi trường vô cùng tồi tệ

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh, SGK

- Chân dung C.Mác, Phi Ăng-ghen

III.Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp thảo luận

- Phương pháp bản đồ

IV. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

- Cho HS lên làm bài tập qua bảng phụ

- Vì sao CNTB phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa? Kết quả?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là xác định được một số nét chính về sự ra đời của giai cấp công nhân gắn liền với sự phát triển của CNTB.Tình cảnh của giai cấp công nhân . Biết được một số nét chính về Mác – Ăng-ghen và sự ra đời của CNXHKH. Những hoạt động cách mạng đóng góp to lớn của 2 ông đối với phong trào công nhân quốc tế

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 10 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV trực quan xem ảnh. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Em có nhận xét gì qua bức tranh H24, H. 25?

- Dự kiến sản phẩm: Việc sử dụng trẻ em trong các hầm mỏ… dẫn đến các phong trào đấu tranh.

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Phong trào đập phá máy móc và bãi công.

- Mục tiêu: Biết được những nét chính về các hình thức đấu tranh và những phong trào tiêu biểu của hai giai cấp công nhân.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình.

- Phương tiện: Giao án , sgk, hình sgk.

- Thời gian: 19 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK chia nhóm thảo luận với ND: Vì sao ngay khi mới ra đời g/c CN đã đấu tranh chống CNTB?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Cho HS Q/s H24 (SGK)

- Em có nhận xét gì qua bức tranh H24?

- Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em? -HS: Lao động nhiều giờ Lương thấp chưa có ý thức đấu tranh…

- Cho HS liên hệ phát biểu suy nghĩ của mình về trẻ em hôm nay?

- Bị áp bức bóc lột, CN đã đấu tranh chống CNTB, họ đã đấu tranh bằng hình thức nào?

- Vì sao CN lại đập phá máy móc? Hành động này thể hiện sự nhận thức ntn của CN?

- Muốn cuộc đấu tranh chống TB thắng lợi, CN phải làm gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GDBVMT: Sưu tầm tài liệu tranh ảnh về đời sống công nhân vô cùng khốn khổ ; lao động trong môi trường vô cùng tồi tệ

Hoạt động 2: Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840

- Mục tiêu: Biết được những nét chính về các hình thức đấu tranh và những phong trào tiêu biểu của hai giai cấp công nhân.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình.

- Phương tiện: Giao án , sgk

- Thời gian: 18 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS N/c SGK và chia nhóm thảo luận với ND: Nêu những P/t đấu tranh tiêu biểu của G/c CN trong những năm 30-40 của thế kỉ XIX?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Hướng dẫn HS hiểu khẩu hiệu: “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu ” có nghĩa ntn?

- Quyền được lao động, không bị bóc lột và quyết tâm chiến đấu bảo vệ quyền lao động của mình

- Mục tiêu của p/t đấu tranh?

- Q/s H25 (SGK)

- Nhấn mạnh p/t hiến chương ở Anh có tính chất quần chúng rộng lớn, có tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét

- P/t CN Châu Âu (1830-1840)có những điểm chung gì khác so với p/t trước đó?

-HS: Đoàn kết đấu tranh, trở thành lực lượng chính trị độc lập, đấu tranh chính trị độc lập chống lại G/c TS

- Kết quả của p/t đấu tranh của CN Châu Âu trong những năm đầu thế kỉ XIX?

- Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

I. Phong trào Công nhân nửa đầu thế kỉ XIX:

1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công:

a. Nguyên nhân:

Do bị TS bóc lột nặng nề CN đấu tranh

b. Hình thức đấu tranh:

- P/t đập phá máy móc, đốt công xưởng

- Bãi công

c.Kết quả: Thành lập các tổ chức công đoàn

2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840:

- Pháp: 1831CN dệt tơ thành phố Li-Ông k/nghĩa

- Đức: 1844 CN dệt Sơ-lê-đin

- Anh: 1836-1848 P/t hiến chương

- Kết quả: Thất bại

- Ý nghĩa: + Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế

+ Tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Mác và Ăng ghen

Hs đọc tiểu sử Mác và Ăng ghen

Hoạt động 2: Đồng minh những người cộng sản và tuyên ngôn của Đảng cộng sản

- Mục tiêu: Biết được những hoạt động của Mác và Ăng ghen đối với phong trào công nhân quốc tế.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình.

- Phương tiện: Giao án , sgk

- Thời gian: 20 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- P/t đấu tranh của Cn nửa đầu thế kỉ XIX ntn?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Tại sao trong những năm 1848-1849 p/t CN Châu Âu phát triển mạnh

- Tường thuật cuộc k/n tháng 6/1848 của CN và nhân dân lao động Pa ri

- Vì sao g/c CN ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của sự đoàn kết quốc tế?

- P/t CN từ sau 1848-1849 đến những năm 1870 có nét gì nổi bật?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Hoạt động 3: Phong trào Công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 Quốc tế thứ nhất

- Mục tiêu: Biết được những hoạt động của Mác và Ăng ghen đối với phong trào công nhân quốc tế.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình.

- Phương tiện: Giao án , sgk

- Thời gian: 18 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK: Từ ngày 28/9/1864…

- Quốc tế thứ nhất được thành lập ntn?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Em có nhận xét gì qua bức tranh H29?

- Tường thuật buổi thành lập quốc tế thứ nhất

- Quốc tế thứ nhất có những hoạt động ntn?

- Nêu vai trò của Mác trong việc t/lập quốc tế I?

- Sự ra đời và hoạt động của quốc tế I có ý nghĩ gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

II. Sự ra đời của Chủ nghĩa Mác:

1. Mác và Ăng ghen:

- Tiểu sử: (SGK)

- Cùng có tư tưởng:Đấu tranh chống CNTB, XD 1 XH tiến bộ

2. Đồng minh những người cộng sản và tuyên ngôn của Đảng cộng sản:

a. Đồng minh những người cộng sản: Chính là đảng độc lập đầu tiên của Vô sản quốc tế

b. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản:

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Do yêu cầu phát triển của P/t CN quốc tế đòi hỏi phải có lí luận C/m

+ Tháng 2/1848: Tuyên ngôn ĐCS được tuyên bố

Noäi dung:

+ Neâu roõ qui luaät phaùt trieån cuûa xaõ hoäi loaøi ngöoøi laø suï thaéng lôïi cuûa CNXH.

+ Giai caáp voâ saûn laø löïc löôïng laät ñoå cheá ñoä tö baûn vaø xaây döïng cheá ñoä xaõ hoäi chuû nghóa.

+ Neâu cao tinh thaàn ñoaøn keât quoác teá.

- yù nghóa:laø vuõ khí lí luaän cuûa giai caáp coâng nhaân trong cuoäc ñaáu tranh choáng chuû nghóa tö baûn

3. Phong trào Công nhân từ năm 1848 đến năm 1870 Quốc tế thứ nhất:

a. Phong trào Công nhân từ 1848-1870:

- P/t tiếp tục phát triển

CN trưởng thành trong đấu tranh, nhận thức rõ về g/c của mình và tinh thần đoàn kết quốc tế

b. Quốc tế thứ nhất:

- Thành lập: 28/9/1864

- Hoạt động:

+ Truyeàn baù hoïc thuyeát Maùc vaøo phong traøo coâng nhaân.

+Ñoùng vai troø trung taâm thuùc ñaåy phong traøo coâng nhaân phaùt trieån.

- Ý nghĩa: Thúc đẩy p/t CN quốc tế tiếp tục phát triển

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về quá trình ra đời của chủ nghĩa Mác, quá trình thành lập quốc tế thứ nhất.

- Thời gian: 10 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1. Giai cấp tư sản ra đời từ những thành phần nào trong xã hội?
 A. Chủ công xưởng, nhà máy, chủ đồn điền.

B. Chủ công xưởng, chủ đồn điền, công nhân giàu có.
C. Chủ công xưởng, nhà máy, chủ đồn điền, quý tộc mới.
D. Tất cả các thành phần trên.
 Câu 2. Hàng ngũ những người vô sản chủ yếu bắt nguồn từ đâu?
 A. Nông dân bị phá sản, mất đất.
B. Thợ thủ công bị thất nghiệp, phá sản.
C. Nông dân và thợ thủ công bị phá sản.
D. Nô lệ bị bắt ở các nước trong chiến tranh.
 Câu 3. Giai cấp vô sản là giai cấp:
 A. Chỉ có rất ít tư liệu sản xuất.
B. Hoàn toàn không có tư liệu sản xuất,
C. Không có tài sản, chỉ có sức lao động.
D. Chỉ có một ít tư liệu sản xuất và hoàn toàn không có tài sản.
 Câu 4. Giai cấp vô sản công nghiệp thế giới ra đời sớm nhất ở nước nào?
 A. Nước Pháp.
B. Nước Mĩ.
C. Nước Đức.
D. Nước Anh.
 Câu 5. Khấu hiệu “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu” được sử dụng trong cuộc khởi nghĩa nào?.
 A. Khởi nghĩa của công nhân dệt tơ Li - ông (Pháp) 1831.
B. Khởi nghĩa của công nhân dệt Li - ông (Pháp) 1834. 
C. Khởi nghĩa của công nhân dệt Sơ - lê - din (Đức) 1844.
D. Phong trào “Hiến chương” ở Anh.
 Câu 6. Nguyên nhân nào là cơ bản làm cho những cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra mạnh mẽ mà không đi đến thắng lợi?
 A. Phong trào thiếu tính tổ chức.
B. Phong trào nổ ra lẻ tẻ.
C. Phong trào chưa có đường lối chính trị rõ rệt và một tổ chức cách mạng lãnh đạo.
D. Phong trào nổ ra khi kẻ thù còn rất mạnh.
 Câu 7. Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào?
 A. Bỏ trốn tập thể để khỏi bị hành hạ.
B. Đánh bọn chủ xưởng, bọn cai ký.
C. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
D. Đập phá máy móc, đánh chủ xưởng.
 Câu 8. Phong trào đấu tranh tự phát của công nhân Anh diễn ra vào khoảng thời gian nào?
 A. Khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
B. Khoảng những năm 20-30 của thế kỉ XIX.
C. Khoảng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
D. Khoảng những năm 1836 - 1848.
 Câu 9. Trong những năm 20 - 30 của thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi quyền lợi gì?
 A. Đòi tăng lương, giảm giờ làm.
B. Đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.
C. Đòi quyền tuyền cử.
D. Đòi Quốc hội Anh thông qua đạo luật cải cách tuyển cử.
 Câu 10. “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu” đó là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào?
 A. Nước Anh.
B. Nước Pháp.
C. Nước Đức.
D. Nước Mĩ.
Câu 11. Năm 1831, công nhân dệt thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi quyền lợi gì?
 A. Thiết lập nền cộng hòa.     
B. Nghỉ ngày chủ nhật có lương
C. Được tự do bầu cử.
D. Tăng lương, giảm giờ làm.
 Câu 12. Ở Đức, để được làm việc trong các nhà máy công nhân phải đóng thuế đặc biệt cho bọn nào?
 A. Giai cấp tư sản.        
B. Tầng lớp quý tộc mới.
C. Bọn chủ nhà máy.    
D. Bọn địa chủ.
 Câu 13. Trong các cuộc đấu tranh dưới đây của công nhân, cuộc đấu tranh nào tồn tại lâu nhất?
 A. Khởi nghĩa Li-ông ở Pháp.
B. Phong trào Hiến chương ở Anh.
C. Khởi nghĩa Sơ-lê-din ở Đức.
D. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) và phong trào Hiến chương (Anh).
 Câu 14. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho các cuộc đấu tranh của công nhân Anh, Pháp, Đức bị thất bại?
 A. Lực lượng công nhân còn rất ít.
B. Giai cấp tư sản còn đang rất mạnh.
C. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
D. Chưa có sự liên minh với giai cấp nông dân.  
Câu 15. Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng- ghen là gì?
 A. Nhận thức rõ được bản chất của chế độ tư bản.
B. Có tư tưởng đấu tranh chống lại xã hội tư bản bất công, xây dựng xã hội bình đẳng.
C. Chỉ rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản để giải phóng mình và giải phóng loài người.
D. Chỉ rõ nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới chế độ tư bản.
 3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Học sinh biết đánh giá đúng về những đón góp của Mác.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? Em hãy đánh giá vai trò của Mác đối với việc thành lập Quốc tế thứ nhất?

- Thời gian: 5 phút.

- Dự kiến sản phẩm…

HS trả lời.

- GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Học bài cũ, soạn bài 4: Công xã Pari, hoàn cảnh ra đời, hoạt động của Công xã Pari ?

Ngày soạn: 30/9/18

Ngày dạy: 02/10/18

CHƯƠNG II CÁC NƯỚC ÂU - MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

TIẾT 09 – BÀI 05: CÔNG XÃ PA- RI 1871

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Nhận biết về hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri; những nét chính về cuộc diễn biến ngày 18 – 03 – 1971 và sự ra đời của công xã Pa- ri

- Ý nghĩa lịch sử của Công xã.

2. Thái độ

- HS có lòng tin tưởng vào năng lực, quản lí của nhà nước giai cấp vô sản.

hình thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng thông qua những tấm gương chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ công xã Pa- ri.

- Lòng căm thù đối với giai cấp bóc lột.

3. Kỹ năng

- Vận dụng khả năng trình bày, phân tích đánh giá một sự kiện lịch sử.

- Sưu tầm, phân tích tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học, liên hệ kiến thức đã học với cuộc sống hàng ngày.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

II. Đồ dùng dạy học:

- Sử dụng các BĐ trong SGK

- Sử dụng các kênh hình trong SGK

III. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm

IV. CHUẨN BỊ

1. GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK.

- Bản đồ Pa- ri và vùng ngoại ô, nơi diễn ra công xã Pa- ri.

2. HS: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước

- Tìm hiểu các thuật ngữ, khái niệm Lịch sử học trong bài.

V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định

2. Kiểm tra

- Kiểm tra vở bài tập

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản một số hình ảnh về nước Pháp tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV cho học sinh xem về một số hình ảnh của nước Pháp và yêu cầu học sinh trả lời : Đây là hình ảnh về công trình nào của nước Pháp?

Hình 1 Hình 2

- Dự kiến sản phẩm: Hình 1: Nhà thờ Đức Bà Pari, Hình 2: Tháp Eiffel

* Giới thiệu bài: Trong những năm cuối TK XIX giai cấp vô sản Pháp đã vùng dậy đấu tranh làm nên 1 kì tích trong lịch sử đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới: Đó là thành lập ra nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới- Công xã Pa- ri. Hoàn cảnh nào => Sự ra đời của công xã Pa- ri., quá trình đấu tranh => sự thành lập công xã, những việc làm của công xã khẳng định Công xã Pa – ri là nhà nước kiểu mới, ý nghĩa lịch sử của công xã Pa- ri như thế nào.......

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: I. Sự thành lập Công xã

1. Hoàn cảnh ra đời của Công xã

- Mục tiêu: Biết về hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 14 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung KT cần đạt

GV: Trong những năm 1852-1870 dưới nền thống trị của đế chế thứ II là Napôlêông III thực chất là nền chuyên chế phản động G/c Vô sản mâu thuẫn với G/c TS không thể điều hoà nguyên nhân sâu xa bùng nổ cách mạng.

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Trong bối cảnh đó -> - 1870 Pháp đánh phổ.

Pháp đánh Phổ nhằm mục đích gì?

Đọc phần chữ in nghiêng ( Sgk- 35 ).

Qua phần đọc, em có nhận xét gì về việc Pháp đánh Phổ (diễn ra trong điều kiện ntn?

Kết quả của chiến tranh Pháp- Phổ ra sao?

Trước tình hình đó nhân dân Pa-ri đã làm gì?

Lúc này thành quả cách mạng và chính quyền thuộc về tay ai?

Theo đà chiến thắng quân Phổ có hành động nào?

Khi tổ quốc bị lâm nguy thì thái độ của “ chính phủ vệ quốc ” và ND Pháp thể hiện ntn?

Nhận xét gì về thái độ của “Chình phủ vệ quốc ” và của nhân dân Pháp?

Tại sao lại có thái độ khác nhau đó?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

I. Sự thành lập công xã

1. Hoàn cảnh ra đời của công xã

- Pháp tuyên chiến với Phổ .

- 2/9/1870 Hoàng đế Na-pô-lê-ông III cùng toàn bộ 10 vạn quân chủ lực bị Phổ bắt làm tù binh.

- Ngày 4-9-1870 nh/dân Pari đứng lên k/ng. Chính quyền Na-pô-lê-ông III bị lật đổ .

- Thành lập chính phủ lâm thời Tư sản – “ Chính phủ vệ quốc”.

- Quân Phổ kéo vào nước Pháp, bao vay Pa-ri; chính phủ Tư sản hèn nhát vội vàng xin đình chiến. Quần chúng nhân dân đứng lên chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Hoạt động 2: I. Sự thành lập Công xã

2. Cuộc khởi nghĩa 18/ 3 /1871. Sự thành lập Công xã

- Mục tiêu: Biết những nét chính về cuộc diễn biến ngày 18 – 03 – 1971 và sự ra đời của công xã Pa- ri

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 12 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung KT cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa 18/ 3/ 1871?

Dùng lược đồ công xã Pa- ri để trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa 18-3-1871

Sau cuộc khởi nghĩa 18-3-1871 chính quyền thuộc về tay ai?

Cuộc cách mạng này mang tính chất gì ?

- Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chính quyền tư sản bị lật đổ, một trong những thủ đô lớn nhất .

+ Ủy ban trung ương quốc dân trở thành chính phủ vô sản lâm thời.

+ Trong cuộc cách mạng vô sản này giai cấp công nhân đóng vai trò quan trọng là lực lượng quyết định đến thắng lợi của cách mạng.

Rõ ràng Chi-e là người châm ngòi lửa cuộc nội chiến giữa tư sản và vô sản. Nhưng ủy ban trung ương quốc dân quân đã không tận dụng thắng lợi ngày 18/3. Đáng lẽ phải lập tức tiến quân -> Véc- xai đập tan sào huyệt của bọn phản động , khi chúng đang hoang mang -> cực điểm, thì lại tỏ ra ngần ngại, vội vã chuyển chính quyền cho một cơ quan dân cử ( tức Hội đồng công xã - gọi tắt là công xã ).

Đây là những hạn chế của ủy ban trung ương quốc dân quân (làm cách mạng chưa triệt để).

Sau khi khởi nghĩa thắng lợi nhân dân Pa- ri đã có những việc làm gì?

+ Bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.

+ Nhân dân ăn mặc như ngày hội nô nức đi bỏ phiếu – họ thực hiện quyền công dân.

+ 86 đại biểu đã trúng cử hầu hết là công nhân và tri thức tiến bộ đại diện cho nhân dân lao động thủ đô.

Các-mác đánh giá sự ra đời của công xã Pa- ri “Công xã là điềm báo trước vẻ vang của xã hội mới, là kì công của những người dám tấn công trời ”.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

2. Cuộc khởi nghĩa 18/ 3 /1871. Sự thành lập Công xã

a.Cuộc khởi nghĩa 18/ 3 1871

- Mâu thuẫn giữa chính phủ tư sản với nhân dân Pa- ri ngày càng tăng. Chi-e, tiến hành âm mưu bắt hết ủy viên ban Trung ương.

- 18-3-1871, Chi e cho quân đánh úp đồi Mông-mac, nhưng cuối cùng bị thất bại. Nhân dân nhanh chóng làm chủ Pari. và đảm nhiệm vai trò chính phủ lâm thời.

* Tính chất: Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên

b. Sự thành lập Công xã

26/3/1871 nhân dân Pa –ri tiến hành bầu cử Hội đồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu

Hoạt động 3:

II. Tổ chức bộ máy và chính sách của công xã Pa- ri

(Hương dẫn đọc thêm)

III.Nội chiến ở Pháp.Ý nghĩa lịch sử của công xã Pari

1.Nội chiến ở Pháp (Hương dẫn đọc thêm)

2. Ý nghĩa lịch sử của công xã Pari

- Mục tiêu: Biết về ý nghĩa lịch sử của Công xã.

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Nêu ý nghĩa và bài học rút ra từ Công xã pa-ri ?

GV:Công xã pa-ri là bản anh hùng ca cách mạng, thể hiện ý chí quật cường của nhân dân lao động, nó khẳng định vai trò to lớn của giai cấp công nhân trên vũ đài chính trị, nó chứng minh được chủ nghĩa Mác vạch ra là đúng quy luật phát triển của lịch sử.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

III.Nội chiến ở Pháp.Ý nghĩa lịch sử của công xã Pari

1.Nội chiến ở Pháp (Hương dẫn đọc thêm)

2. Ý nghĩa lịch sử :

+ Công xã là hình ảnh thu nhỏ của 1 chế độ xã hội mới .

+ Đem lại tương lai tốt đẹp cho nhân dân lao động

- Bài học:

Phải có Đảng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông, trấn áp kẻ thù

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức hoàn cảnh ra đời của Công xã và ý nghĩa lịch sử sự thành lập Công xã.

- Thời gian: 4 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

 Câu 1. Để chuẩn bị lực lượng chống quân Phổ xâm lược, quần chúng nhân dân Pa-ri đòi thành lập các đơn vị.
A. Cộng hòa.        B. Quốc dân quân,
C. Quân đội nhân dân.   D. Vệ quốc quân.

Câu 2. Khi quân Phổ chuẩn bị tấn công vào nước Pháp, giai cấp tư sản Pháp thành lập chính phủ lâm thời với tên gọi là gì?
A. “Chính phủ Lập quốc”.      B. “Chính phủ Vệ quốc”,
C. “Chính phủ Cứu quốc”.      D. “Chính phủ yêu nước”.

 Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18 - 3 - 11871 của nhân dân Pa-ri?
 A. Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hoà giữa quần chúng nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản.
B. Bất bình trước thái độ ươn hèn của chính phủ tư sản khi Phổ tấn công.
C. Chống lại sự đầu hàng phản bội lợi ích dân tộc của tư sản Pháp để bảo vệ tổ quốc.
D. Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác.
 Câu 4. Vì sao cuộc cách mạng ngày 18 - 3 - 1871 được gọi là cuộc cách mạng vô sản?
 A. Vì cuộc cách mạng này lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản.
B. Vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản lãnh đạo.
C. Vì cuộc cách mạng này đánh đuổi được quân Phổ và thiết lập nên chuyên chính vô sản.
D. Vì cuộc cách mạng này thành lập bộ máy nhà nước của giai cấp vô sản.
Câu 5. Ngày 26 - 3 - 1872, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Pháp?

 A. Quốc dân quân đánh chiếm các trụ sở của Chính phủ lâm thời.
B. Lá cờ cách mạng phất phới tung bay trên nóc nhà thị chính.
C. Tổ chức bầu cử Hội đồng công xã.
D. Hội đồng công xã làm lễ ra mắt trước quốc dân đồng bào.  

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Thời gian: 2 phút

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Vì sao nhân dân Pa-ri đấu tranh và thành lập Công xã Pa-ri?

Dự kiến sản phẩm: Nhân dân Pa-ri đấu tranh và thành lập Công xã Pa-ri vì nhân dân chống lại giai cấp tư sản đầu hàng Đức và đàn áp quần chúng.

*GV giao nhiệm vụ cho HS

Học và trả lời các câu hỏi trong SGK- Đọc trước bài mới: bài 6

Ngày soạn: 01/10/18

Ngày giảng: 03/10/18

TIẾT 10 – BÀI 6

CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX- ĐẦU THẾ KỶ XX

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS biết được

- Những nét chính về các nước A,P,Đ,M

+ Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế

+ Những đặc điểm về chính trị, xã hội

+ Chính sách bành trướng và xâm lược , tranh giành thuộc địa

2. Thái độ

- HS nâng cao nhận thức về bản chất của chủ nghĩa tư bản.

- Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống các thế lực gây chiến, bảo vệ hoà bình.

3. Kỹ năng

- Bồi dưỡng và nâng cao kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để hiểu được đặc điểm và vị trí của chủ nghĩa đế quốc.

- Rèn luyện khả năng sưu tầm tài liệu để phục vụ cho học tập.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích trên bản đồ.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

5. Tích hợp GDMT

- Làm sáng tỏ các vấn đề liên quan về mặt địa lí kinh tế: Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm

chiếm thuộc địa.Bản đồ thế giới có những biến đổi gì sau khi các nước đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa

II. Đồ dùng dạy học:

- Sử dụng các lược đồ trong SGK

- Sử dụng các kênh hình trong SGK

III. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm

IV. Chuẩn bị

- Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK.

- Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu TK XIX.

- Học sinh: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước

V. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định

2. Kiểm tra

Câu 1: Trình bày sự ra đời của Công xã Pari?

Câu 2: Ý nghĩa LS, bài học của CX Pa ri?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản về các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 4 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV cho học sinh xem lược đồ thế giới và xác định vị trí của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

- Dự kiến sản phẩm: HS lên xác định vị trí các nước trên

* Giới thiệu bài: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX, CNTB chuyển mạnh sang chủ nghĩa đế quốc ở một số nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Mĩ. Để tìm hiểu xem quá trình các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa diễn ra ntn? Đặc điểm riêng của từng đế quốc trên và đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc ra sao ? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 6.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1:

1. Anh

- Mục tiêu: Biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của Anh.

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 17 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung KT cần đạt

GV: Nhắc lại tình hình nước Anh sau cách mạng công nghiệp?

- Cách mạng công nghiệp khởi đầu sớm nhất ,đứng đầu thế giới về công nghiệp.

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Chia nhóm thảo luận: 6 nhóm. Thời gian: 4 phút

Nhóm 1+ 2: Kinh tế

Nhóm 3+4: Chính trị

Nhóm 5+6: Đối ngoại

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

Đến cuối thế kỉ XIX nền kinh tế Anh phát triển ntn?

Vì sao từ cuối thế kỉ XIX, tốc độ phát triển công nghiệp Anh bị chậm lại bị Mĩ rồi Đức vượt qua?

Vì sao giai cấp tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?

Tình hình chính trị ở Anh có đặc điểm gì đáng chú ý?

Cho biết chính sách đối ngoại của Anh?

Dùng bản đồ thế giới chỉ cho HS các thuộc địa trên khắp thế giới mà Anh xâm lược

Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh?

Vì sao gọi là CNĐQ thực dân?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các nhóm lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

1. Anh

a. Kinh tế

- Trước 1870 Anh đứng đầu t/g về sản xuất công nghiệp.

- Từ sau 1870 Anh mất dần vị trí này tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau M, Đ)

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.

b. Chính trị

- Là nước quân chủ lập hiến , hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền. , bảo vệ quyền lợi giai cấp tư sản.

c. Đối ngoại: Đẩy mạnh ch/sách xâm lược thuộc địa. Đến 1914 thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới.

=> Lênin gọi CNĐQ Anh là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

Hoạt động 2:

2. Pháp

- Mục tiêu: Biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của Pháp.

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 17 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS

Nội dung KT cần đạt

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Chia nhóm thảo luận: 6 nhóm. Thời gian: 4 phút

Nhóm 1+ 2: Kinh tế

Nhóm 3+4: Chính trị

Nhóm 5+6: Đối ngoại

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

Tình hình kinh tế nước Pháp sau năm 1870?

Nguyên nhân nào làm cho công nghiệp Pháp phát triển chậm lại tụt xuống hàng thứ tư thế giới?

Để giải quyết khó khăn trên giai cấp tư sản Pháp đã làm gì?

So sánh hình thức xuất cảng tư bản giữa Anh và Pháp có điểm gì khác nhau?

Trình bày tình hình chính trị nước Pháp?

Cho biết chính sách đối ngoại của Pháp?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các nhóm lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

HS liên hệ: VN nói riêng và ĐNA nói chung là thuộc địa của Pháp

GDBVMT: Làm sáng tỏ các vấn đề liên quan về mặt địa lí kinh tế: Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâ chiếm thuộc địa.Bản đồ thế giới có những biến đổi gì sau khi các nước đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa

2. Pháp

a. Kinh tế

- Sau năm 1870 công nghiệp chậm phát triển, tụt xuống hàng thứ 4 thế giới (sau Mĩ, Đức Anh, Pháp)

- Tuy nhiên Pháp vẫn phát triển mạnh nhất là ngành khai mỏ , đường sắt , luyện kim chế tạo ôtô …nhiều công ty độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp.

- Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi suất cao nên Lênin gọi CNĐQ Pháp “CNĐQ cho vay lãi”

b. Chính trị

- Thể chế chính trị cộng hoà

( nền Cộng hòa thứ 3 ).

- Tăng cường đàn áp nông dân.

c. Đối ngoại: Chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của Anh và Pháp.

- Thời gian: 5 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Vào những thập niên cuối của thế kỉ XIX, nước Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, bị các nước nào vượt qua?
 A. Nước Pháp, Mĩ.        
B. Nước Mĩ, Đức.
C. Nước Mĩ, Nga.
D. Nước Mĩ, Pháp, Đức.
 Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức?
 A. Công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, thiết bị trở nên lạc hậu.
B. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa.
C. Anh không chú trọng đầu tư đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.
D. Sự phát triển vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức.
Câu 3. Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về
 A. công nghiệp. B. nông nghiệp.
C. xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. D. đầu tư vào thuộc địa.

Câu 4. Vì sao Lê- nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”?
 A. Nước Anh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”
B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa.
C. Chủ nghĩa đế quốc Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
D. Chủ nghĩa đế quốc Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.
 Câu 5. Chủ nghĩa đế quốc Anh được mệnh danh là
A. chủ nghĩa đế quốc thực dân B. chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi
C. chủ nghĩa đế quốc quân phiệt và hiếu chiến D. chủ nghĩa đế quốc bành trướng

Câu 6. Bị tụt xuống thứ tư (sau Mĩ, Đức, Anh) về công nghiệp, để tiếp tục phát triển, Pháp đã làm gì?
 A. Đầu tư vào các thuộc địa.
B. Đầu tư khai thác các thuộc địa để sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt.
C. Phát triển một số ngành công nghiệp mới, đầu tư ra nước ngoài với hình thức cho vay lấy lãi.
D. Thành lập các công ty độc quyền.
 Câu 7. Vì sao đến cuối thế kỉ XIX nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại?

A. Pháp thua trận phải bồi thường chiến phí, tài nguyên nghèo.
B. Pháp lo đầu tư khai thác thuộc địa
C. Pháp chỉ lo cho vay lấy lãi.
D. Kinh tế Pháp phát triển không đều, chỉ tập trung vào ngành ngân hàng.
 Câu 8. Từ sau năm 1871, công nghiệp của Pháp đứng sau các nước nào?
 A. Mĩ, Đức, Anh.
B Mĩ, Nga, Trung Quốc,
C. Đức, Nga, Mĩ. 
D. Nga, Pháp, Hà Lan.
 Câu 9. Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, một số ngành công nghiệp ở Pháp mới ra đời đạt được nhiều thành tựu, đó là:
 A. Khai thác mỏ, luyện kim.
B. Điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô, điện ảnh.
C. Luyện kim, hóa chất, đóng tàu.
D. Khai thác mỏ, hóa chất, đóng tàu;.
 Câu 10. Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp có gì khác so với Anh ?
 A. Pháp cho vay lãi để thu lợi nhuận, Anh đầu tư khai thác ở thuộc địa.
B. Pháp cho các nước giàu vay, Anh đầu tư chủ yếu vào thuộc địa.
C. Pháp cho các nước nghèo vay, Anh chủ yếu đầu tư cho các thuộc địa Bắc Mĩ.
D. Pháp cho các thuộc địa vay, Anh đầu tư vào tất cả các thuộc địa.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

- Thời gian: 2 phút

*GV giao nhiệm vụ cho HS

Học và trả lời các câu hỏi trong SGK- Đọc trước bài mới: bài 6 phần 3,4.

Tuần:6

Tiết: 11

BÀI 6:

CÁC NƯỚC ANH –PHÁP –ĐỨC –MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX-ĐẦU THẾ KỈ XX

Ngày soạn: 07/10/18

Ngày giảng: 09/10/18

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1/ Kiến thức: Giúp HS nắm được- Những nét chính về các nước đế quốc Đức ,Mĩ

+ Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế.

+ Những đặc điểm về chính trị, xã hội.

+ Chính sách bành trướng, xâm lược và tranh giành thuộc địa.

2/ Thái độ:

- Nhận thức rõ bản chất chủ nghĩa tư bản ,chủ nghĩa đế quốc .

- Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng , đấu trang chống các thế lực gây chiến ,bảo vệ hòa bình

3/ Kĩ năng:

- Bồi dưỡng kỹ năng phân tích sự kiện lịch sử để hiểu đặc điểm ,vị trí lịch sử của chủ nghĩa đế quốc

- Sưu tầm tài liệu ,lập hồ sơ học tập về các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX –đầu thế kỉ XX

4/ Định hướng ph át triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,năng lực trình bày một nội dung lịch sử. năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực làm sáng tỏ đặc điểm của CNĐQ Đ-M

II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, thực hành ,so sánh.

III. PHƯƠNG TIỆN:

Tranh ảnh, máy chiếu…

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word

- Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu tk XX , tranh hình 32/sgk

- Phiếu học tập.

- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị nội dung giáo viên giao về trong tiết trước

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1.Ổn định:

2.Bài cũ: (5PHÚT)

Trình bày tình hình kinh tế và chính trị của Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? Em hiều thế nào về câu nói “ Mặt trời không bao giờ lặn trên nước Anh

3.Bài mới:

3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT.(10 phút)

1. Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.:Nêu những hiểu biết của em về nước Đ-M ?Từ tk cuối XI X –đầu tkXX tình hình kinh tế chính trị của Đ-M có nhiều thay đổi quan trọng, cụ thể ra sao chúng ta cùng

tìm hiểu qua bài học.

2. Phương thức:

+ Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ TG và yêu cầu :

Em hãy xác định vị trí nước Đ-M?

+ Em hãy cho biết nền kinh tế,chính tri của Đ-M vào cuối XIX?.Nguyên nhân ?

+Đăc điểm của CNĐQ Đ-M

+Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”.

+TỔ chức độ quyền của MĨ khác với tổ chức độc quyền của A-P-Đ như thế nào?

3. Dự kiến sản phẩm

- Học sinh quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:

+ĐỨC:. - Công nghiệp phát triển mạnh mẽ, đứng thứ 2 TG (sau Mỹ )

- Thể chế liên bang nhưng vẫn là nước chuyên chế .

+MĨ: Từ năm 1870 trở đi Công nghiệp đứng đầu thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp ½ các nước Tây Âu gộp lại.

. Nhiều công ty độc quyền ở Mĩ ra đời như “Vua dầu mỏ”Rốc-phe-lơ, vua thép Moócgan, vua ô tô Pho… đã chi phối toàn bộ nền KT-CT Mĩ

=Nguyên nhân:HSdựa sgk

+Đức được mệnh danh là “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”

Tổ chức độc quyền ở mĩ : khổng lồ đã chi phối toàn bộ nền kinh tế Mi.

- GV:Trên cơ sở nội dung trả lời của HS thì GV vào bài:.

Cuối thế kỉ XIX –Đầu thế kỉ XX các nước tư bản Đức ,Mỹ phát triển nhanh chóng và chuyển mình sang giai đoạn CNĐQ. Trong quá trình đó, sự phát triển của các nứơc này có điểm gì giống và khác nhau., chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp qua tiết học hôm nay

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

HOẠT ĐỘNG THẦY-TRÒ

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

(NỘI DUNG)

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Hoạt động 1: . (10p)

*Mục tiêu: Tìm hiểu được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

*Phương thức: Hoạt động cá nhân /nhóm nhỏ…

* Tổ chức hoạt động:

. GV: Em có nhận xét gì về nền kinh tế Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

HS: Thống kê tình hình phát triển của Đức.

GV: Vì sao công nghiệp Đức phát triển nhảy vọt?

G V: nói về các xanhđica….

GV: Nét nổi bật về tình hình chính trị Đức?

HS: Nhà nước liên bang, trong thì đàn áp công nhân, ngoài thì chạy đua vũ trang, chiến tranh xâm lược.

Gv: Giải thích thêm về từ : “quân phiệt, hiếu chiến” cho HS.

Hoạt động 2: . (15p)

Mục tiêu: Tìm hiểu được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

*Phương thức: Hoạt động cá nhân /nhóm nhỏ…

* Tổ chức hoạt động:

GV: Tình hình kinh tế Mĩ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?

GV: Vì sao kinh tế Mĩ phát triển mạnh?

GV: Các công ty độc quyền được hình thành trên cơ sở nào?

HS: Kinh tế phát triển vượt bậc 🡪Độc quyền.

? Tại sao nói Mĩ là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”.

🟒 HS thảo luận: Qua các ông “vua” công nghiệp: Rốcpheolơ, Moócgan ” vua thép …em thấy tổ chức độc quyền tơrớt của Mỹ có gì khác với hình thức độc quyền xanhđica của Đức ?

→ Về hình thức độc quyền có khác nhau, song đều tồn tại trên cơ sở bóc lột gcấp công nhân và nhân dân lao động

+ Xanhđica: tổ chức độc quyền dựa trên cơ sở cạnh tranh ttrung thu hút liên hiệp các công ty yếu→ ht các cty lớn kdoanh theo sự chỉ đạo chung .

+ Tơrớt: tổ chức độc quyền dựa trên cơ sở cạnh tranh tập trung tiêu diệt các cty khác ,buộc các cty nhỏ phá sản, cty lớn thì tồn tại và lớn mạnh .

GV: cho HS quan sát hình 32 nói về quyền lực của tổ chức độc quyền và tầm ảnh hưởng của nó đối với nước MĨ….

?Em có nhận xét gì về sự phát triển công nghiệp của A-P-Đ-M?

? Về lĩnh vực nông nghiệp của Mĩ phát triển như thế nào.

GV: Tình hình chính trị Mĩ có gì giống,khác Anh?

GV: Dùng bản đồ chỉ các khu vực ảnh hưởng và thuộc địa của Mĩ?

?

GV: GDMT Hậu quả cuộc xâm lược đối với nhân dân các nước trở thành thuộc địa, phụ thuộc. Lãnh thổ các nước thuộc địa đã thay đổi khi bị các nước đế quốc xâm chiếm.

Nội dung

I. Tình hình các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

3.Đức

a) Kinh tế :

- Công nghiệp phát triển mạnh mẽ, đứng thứ 2 TG (sau Mỹ )

Nhiều công ti độc quyền ra đời nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép chi phối nền kinh tế Đức

b) . Chính trị :

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể liên bang.

+ Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại hết sức phản động như: đề cao chủng tộc Đức, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang 🡪 Đức được mệnh danh là “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”

4.MĨ

a) Kinh tế :

Từ năm 1870 trở đi Công nghiệp đứng đầu thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp ½ các nước Tây Âu gộp lại.

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ.Nhiều công ty độc quyền ở Mĩ ra đời như “Vua dầu mỏ”Rốc-phe-lơ, vua thép Moócgan, vua ô tô Pho… đã chi phối toàn bộ nền KT,CT Mĩ.

-Nông nghiệp, vừa đáp ứng lương thực trong nước vừa xuất khẩu cho thị trường Châu Âu.

b) Chính trị :

- chế độ Cộng hoà liên bang với hai Đảng Dân chủ và Cộng hoà thay nhau cầm quyền ,bảo vệ quyền lợi cho g/c TS.

- Đẩy mạnh bành trướng khu vực: Thái Bình Dương, gây ch.tranh với TBN để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La tinh.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: tình hình các nước Đ-M cuối tk XI X-đầu XX.

2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. (5 phút

  • Hãy khoanh vào ô đúng nhất :

Câu 1 * Nối tên nước và đặc điểm của mỗi đế quốc.

Tên nước

Đặc điểm

1.Anh

2.Pháp

3.Mĩ

4Đức

A./ Chủ nghĩa đế quốc thực dân .

B./ Chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến.

C./ Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi .

D/ Xứ sở của các ông vua công nghiệp

a. 1-A 2-C 3-D 4-B

b. 1-D 2-A 3-C 4-B

c. 1-D 2-B 3-C 4-.A

d 1-B 2-A 3-D 4-C

Câu 2:

*. Bài tập 1 sgk/ trang 44: ….

Năm Vị trí

Thứ 1

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

1870

1913

Câu 3 : Các tổ chức độc quyền khổng lồ hình thành ở :

  1. ANH b. PHÁP c. MĨ d. ĐỨC

4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà:

Câu 1: Vì sao nước ĐỨC được mênh danh là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt ,hiếu chiến?.

  1. Đứng đầu nhà nước là quân phiệt
  2. Nhân dân Đức thích đi gây chiến tranh
  3. Thực hiện chính sách đối nội đối ngoại phản động.
  4. Bọn quân phiệt dùng vũ lực để đàn áp nhân dân và gây chiến tranh để chia lại thị trường ,và khu vực ảnh hưởng.

Câu 2:Vì sao nói Mĩ là sứ sở của các ông Vua công nghiệp?

  1. Vì công nghiệp của Mĩ phát triển mạnh

b. Nước Mĩ có nhiều công ti độc quyền.

c. Vua công nghiệp chi phối kinh tế nước Mĩ.

d. Chủ của các công ti độc quyền khổng lồ có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế chính trị nước Mĩ.

3.4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:

- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- HS biết nhận xét, phân tích ,đánh giá ..

- Hoàn thành nội dung bài mới giáo viên giao khi chuẩn bị ở nhà.

2. Phương thức: Giao bài tập về nhà (5 phút)

Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức

Câu 1: Mâu thuẫn chủ yếu giữa các nước đế quốc già(Anh,Pháp) với các nước đế quốc trẻ(Đức, Mĩ)là:

  1. Về kinh tế.
  2. Về thuộc địa
  3. Về tài nguyên
  4. Về sự phát triển không đều về kinh tế và sự phân chia thuộc địa không đều.

Câu 2:Việt Nam đã từng là nạn nhân trong chính sách xâm lược bành trướng lãnh thổ của những nào vào nữa cuối thế kỉ XI X?

  1. ANH b. PHÁP c. ĐỨC d. MĨ

Câu 3:Giao bài tập về nhà:

-Tình hình kinh tế, chính trị của nước Đức và Mỹ có những điểm gì giống và khác với hai nước Anh, Pháp?

- Nhận xét về tình hình kinh tế A-P-Đ-M cuối TK XI X- đầu XX?

- Chuẩn bị bài mới Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, tìm hiểu:

Chuẩn bị bài mới:Phần II

+ Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, chuyện kể về Lê-nin

-Những điểm nào chứng tỏ Đảng công nhân xã hội Nga là đảng kiểu mới?

-Trình bày diễn biến “ngày chủ nhật đẫm máu”.

-Ý nghĩa của cách mạng Nga 1905-1907.

+Tìm hiểu về Lê-nin

3. Dự kiến sản phẩm:

Câu 1-d

Câu 2-b.

Câu 3: +Sản xuất công nghiệp của Đức vươn lên thứ 2/TG,Mĩ thứ 1/TG.

+Giống: đều có các công ti độc quyền…chi phối kinh tế đất nước…

+Khác : các công ti độc quyền ở Mì chi phối cả kt-ct.

+ Không đều:Kinh tế A-P suy giảm còn Đ-M tăng…

HS dựa vào bài 7 để hoàn thành bài tập về nhà

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi

Tuần 6

Tiết 13

BÀI 7 :

PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX

NS: 08 /10/2018

NG: 10 /10/2018

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu biết:

- Nắm được đôi nét về Lênin và việc thành lập dẩng vô sản kiểu mới ở Nga.

- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cách mạng Nga 1905 – 1907

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, phân tích và rút ra nhận xét

3. Thái độ

- Học tập tinh thần đấu tranh vì hoà bình và công bằng xã hội

- Giáo dục ý thức yêu chuộng hoà bình, đấu tranh cho công bằng, bình đẳng.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ So sánh, phân tích các sự kiện lịch sử bằng PP tư duy LS đúng đắn

+ Vận dụng kiến thức thực hành.

II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.

III.PHƯƠNG TIỆN: Tranh ảnh, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan.

- Phiếu học tập.

- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước

+ Tìm hiểu về Lê-nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga

+ Tìm hiểu Nguyên nhân Diễn biến Kết quả ý nghĩa Cách mạng Nga (1905-1907)
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Bài cũ: Em hãy trình bày tình hình kinh tế chính trị của nước Anh và Pháp? 5’

Hs trình bày, Gv nhận xét ghi điểm

3.Bài.mới:
3.1 Hoạt động khởi động/ Đặt vấn đề/Tình huống xuất phát

- Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.

Gv cho Hs quan sát tranh ảnh sau:

Đây là ai? ( Lê nin)

- Phương pháp – kĩ thuật: Giáo viên cho học sinh trình bày những hiểu biết về lê nin và yêu cầu HS trả lời câu hỏi

Câu hỏi: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Lê nin?

- Thời gian : 3 phút

- Tổ chức hoạt động: cá nhân quan sát, nhận xét.

- Dự kiến sản phẩm:

Vơlađimia Ilich Lênin (Vladimir Ilits Lenin) sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 ở Simbirsk (nay là Ulianovsk).

Vơlađimia Ilich Lênin tên thật là Vơlađimia Ilich Ulianôp (Vladimir Ilits Ulianov), người lại tập hợp những người Mácxít cách mạng thành lập đảng.

Ông tham gia Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga,…và là người có công lớn trong cuộc cách mạng Nga. Để hiểu rõ hơn điều này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay…

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: Cá nhân

Mục 1. Lê-nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga

- Mục tiêu: HS nắm được nét về Lênin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga

- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động cá nhân, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Hoạt động 1 : Cá nhân

* Tổ chức hoạt động:

-B1: GV giao nhiệm vụ cho cả lớp cứu sgk, trả lời câu hỏi

? Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Lênin?

? Lênin có vai trò như thế nào đối với sự ra đời của Đảng XH dân chủ ở Nga ?

?Tại sao nói : Đảng CNXH dân chủ Nga là đảng kiểu mới ?

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu

B3: HS: trả lời câu hỏi

B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Lê-nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga

- Lê nin sinh ngày 22/4/1870 trong 1 gia đình nhà giáo tiến bộ.

- Tham gia CM chống Nga hoàng từ thời SV.

- 1893 trở thành người lãnh đạo công nhân Macxit ở Pê-téc-bua.

- 1903 Đảng công nhân XH dân chủ Nga thành lập.

=> Đảng XH dân chủ Nga là đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.

2. Hoạt động 2: Nhóm

Mục 2. Cách mạng Nga (1905-1907)

- Mục tiêu: HS nắm được Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cách mạng Nga 1905 – 1907.

- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động nhóm, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.

- Thời gian: 15phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động 2 : Nhóm

* Tổ chức hoạt động:

GV dùng bản đồ giới thiệu ĐQ Nga cuối TK XIX đầu TK XX

B1: Cả lớp chia thành 6 nhóm. GV giao nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:

+ N1,2: Trình bày nguyên nhân bùng nổ CM Nga

+ N3,4: Trình bày diễn biến, kết quả CM Nga

+ N5,6: Trình bày ý nghĩa CM Nga

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu , khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

-B3: HS: báo cáo, thảo luận

-B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

2. Cách mạng Nga (1905-1907)
a. Nguyên nhân

- Đất nước khủng hoảng nghiêm trọng

- Mâu thuẫn XH gay gắt

=>CM Nga bùng nổ

b. Diễn biến SGK

c. Kết quả

- Đều bị đàn áp

d.Ý nghĩa

- Giáng 1 đòn chí tử vào GCTS và địa chủ .

- Làm suy yếu chế độ Nga Hoàng

- Là bước chuẩn bị cho cuộc CMXHCN năm 1917.

3.3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 5’)

- Mục tiêu: HS hệ thống kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để thực hành

+ HS xác định biết được công lao, vai trò của Lê nin đối với CM Nga.

+ Nắm được diễn biến chính của CM Nga và ý nghĩa của nó đối với nước Nga và thế giới.

+ HS nắm được nội dung của bài học và vận dụng để làm bài tập.

- Phương thức tiến hành: thực hành.

- Dự kiến sản phẩm: GV chuẩn bị đáp án đúng.

Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

Câu hỏi:

  • GV treo bảng phụ, câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Chính đảng vô sản kiểu mới lần đầu tiên trên thế giới đó là

A. Đảng Xã hội Pháp.

B. Đảng Xã hội dân chủ Đức.

C. Đảng Cộng hòa Mĩ.

D. Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga.

Câu 2: Trong Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga , phái đa số theo Lê nin gọi là gì?

A. Bôn –sê-vích.

B. Men-sê-vích.

C. Lê-nin-nít.

D. Những người Nga tích cực.

Câu 3: Lực lượng nào tham gia trong phong trào cách mạng 1905-1907 ở Nga?

A. Công nhân, nông dân.

B. Công nhân, nông dân, binh lính.

C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản

D. Công nhân, nông dân, tư sản.

Câu 4: Nhiệm vụ trước mắt của Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga là

A. lật đổ chính quyền Nga Hoàng.

B. lật đổ tư sản Nga giành quyền về tay Xô viết.

C. lật đổ chính quyền tư sản, thành lập chính quyền vô sản.

D. chống chiến tranh đế quốc.

Câu 5: Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga có điểm gì mới ?

A. Chính đảng của người lao động Nga.

B. Đấu tranh vì quyền lợi của vô sản Nga.

C. Kết hợp CN Mác với phong trào công nhân.

D. Lần đầu tiên giai cấp vô sản Nga có chính đảng.

Câu 6: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phong trào CM Nga là:

A. Nước Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

B. Số công nhân thất nghiệp ngày càng tăng.

C. Tiền lương công nhân giảm sút.

D. Hậu quả của cuộc chiến tranh Nga- Nhật.

Câu 7: Sự kiện nào sau đây được xem là đỉnh cao của CM 1905-1907:

A. Sự kiện “ Ngày chủ nhật đẫm máu”

B. Cuộc nổi dậy pá dinh cơ của đại chủ phong kiến của nông dân.

C. Cuộc khởi nghĩa của chiến hạm Pô-tem-kin.

D. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va.

3.4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG, VẬN DỤNG (2’)

1. Mục tiêu: HS trình bày được những thành tựu chủ yếu về kỹ thuật, những tiến bộ về khoa học tự nhiên TK XVIII – XIX.

2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành

+ HS có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)

- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi.

3. Dự kiến sản phẩm: Hs trình bày được những thành tựu trong :

Công nghiệp , giao thông vận tải , nông nghiệp , quân sự , khoa học tự nhiên ,khoa học xã hội

Tuần 7

Tiết 14

BÀI 8 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KỸ THUẬT, KHOA HỌC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT THẾ KỶ XVIII - XIX

NS: /10/2018

NG: /10/2018

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu biết:

- Giúp HS nắm được những thành tựu trong thế kỷ XVIII – XIX về

+ Kỹ thuật

+ Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội

2. KÜ n¨ng:

Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, phát hiện, kỹ năng học tập theo nhóm

3. Th¸i ®é:

Giáo dục ý thức học tập chủ động, sáng tạo

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ So sánh, phân tích các sự kiện lịch sử bằng PP tư duy LS đúng đắn

+ Vận dụng kiến thức thực hành.

II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.

III.PHƯƠNG TIỆN: Tranh ảnh, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan.

- Phiếu học tập.

- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước

+ Tìm hiểu về Lê-nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga

+ Tìm hiểu Nguyên nhân Diễn biến Kết quả ý nghĩa Cách mạng Nga (1905-1907)
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Bài cũ: Em hãy trình bày cuộc cách mạng Nga 1905-1907? 5’

Hs trình bày, Gv nhận xét ghi điểm

3.Bài.mới:
3.1 Hoạt động khởi động/ Đặt vấn đề/Tình huống xuất phát 3’

- Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.

Gv cho nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời

? Vì sao mác và Ăng-ghen nhận định: “Giai cấp tư sản không thể tồn tại nếu không thường xuyên tiến hành cách mạng công cụ lao động” ?

Hs trả lời theo hiểu biết của mình.

Gv: TK XVIII-XIX là thế kỉ của những phát minh khoa học vĩ đại về tự nhiên cũng như về XH; là thế kỉ phát triển rực rỡ của những trào lưu văn học, nghệ thuật với những tên tuổi còn sống mãi với thời gian. Và bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc CM KHKT này…

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: Nhóm

Mục I. Những thành tựu chủ yếu về kỹ thuật

- Mục tiêu: HS nắm được những thành tựu trong các lĩnh vực : Công nghiệp, Giao thông vận tải, Nông nghiệp, Quân sự.

- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động nhóm, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.

- Thời gian: 17 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Hoạt động 1 : Nhóm

B1: Cả lớp chia thành 8 nhóm. GV giao nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:

- N1,2: Nêu những tiến bộ về lĩnh vực công nghiệp.

- N3,4: Nêu những tiến bộ về lĩnh vực nông nghiệp.

- N5,6: Nêu những tiến bộ về lĩnh vực GTVT

- N7,8: Nêu những tiến bộ về lĩnh vực quân sự

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu , khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

-B3: HS: báo cáo thảo luận

-B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

Gv cho HS xem tranh một số thành tựu về kĩ thuật.

Nội dung tích hợp giáo dục môi trường:

? Cách mạng công nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống?

I. Những thành tựu chủ yếu về kỹ thuật
1. Công nghiệp

- Kỹ thuật luyện kim

- Nhiều máy chế tạo công cụ ra đời

- Nhiều nguồn nhiên liệu mới

- Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi

2. Nông nghiệp

- Phân hoá học

- Máy kéo, máy cày, máy gặt …

3. Giao thông vận tải

- Tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước

- Đầu máy xe lửa

- Máy điện tín

4. Quân sự

- Nhiều vũ khí mới được sản xuất

2. Hoạt động 2: Nhóm

Mục II. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên, và KHXH.

- Mục tiêu: HS nắm được Những tiến bộ về khoa học tự nhiên, và KHXH.

- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động nhóm, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.

- Thời gian: 15phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động 2 : Nhóm

* Tổ chức hoạt động:

B1: Cả lớp chia thành 4 nhóm. GV giao nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:

+ N1,2: Trình bày những thành tựu về KHTN

+ N3,4: Trình bày những thành tựu về KHXH

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu , khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

-B3: HS: báo cáo thảo luận

-B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

Nội dung tích hợp:

? Những thành tựu khoa học giúp con người hiểu biết gì về tự nhiên và xã hội ?

II. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên,vàKHXH
1. Khoa học tự nhiên

- Thuyết vạn vật hấp dẫn – Niutơn

- Định luật bảo toàn… Lô-mô-nô-xốp.

- Sự phát triển của thực vật …- Puốc-ken-giơ

- Thuyết tiến hoá và di truyền – Đac-uyn

2. Khoa học xã hội

- CN duy vật và phép biện chứng – Phoi-ơ-bách và Hê-ghen

- Chính trị kinh tế học TS ra đời – Xmít và Ri-các-đô

- CNXH không tưởng – Xanh-xi-mômg, phu-ri-ê, Ô-oen

- CNXH khoa học – Mác và Ăng-ghen

3.3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3’)

- Mục tiêu: HS hệ thống kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để thực hành

+ Nắm được những thành tựu về Công nghiệp, Giao thông vận tải, Nông nghiệp, Quân sự., và những tiến bộ về KHTN , KHXH.

+ HS nắm được nội dung của bài học và vận dụng để làm bài tập.

- Phương thức tiến hành: thực hành.

- Dự kiến sản phẩm: GV chuẩn bị đáp án đúng.

Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

Câu hỏi:

  • GV treo bảng phụ, câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Từ nửa sau TK XVIII ở Anhđã tiến hành cuộc CM gì?

A. CM tư sản.

B. CMCN.

C. CM về kĩ thuật và khoa học.

D. CM văn học nghệ thuật.

Câu 2: B nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa XH không tưởng là

A. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Crôm-oen.

B. Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ, Ô-oen.

C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ru-xô.

D. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen.

Câu 3: Ai là tác giả của thuyết tiến hóa và di truyền?

A. Đác-Uyn.

B. Lô-mô-nô-xốp.

C. Puốc-kin –giơ.

D. Niu-tơn.

Câu 4: Thành tựu cơ bản nhất trong nền công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?
A. Kĩ thuật luyện kim được cải tiến.
B. Nhiều máy chế tạo công cụ ra đời.
C. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
D. Phát triển nghề thai thác mỏ.

Câu 5: Thành tựu quan trọng nhất trong nền nông nghiệp đầu thế kỉ XIX là gì?
 A. Sử dụng phân hóa học, máy kéo, máy cày, tăng hiệu quả làm đất và năng suất cây trồng.
B. Áp dụng những tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
C. Áp dụng phương pháp canh tác mới.
D. Máy móc được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp.

Câu 6: Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?
A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.
B. Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân,
C. Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản.
D. Chưa vạch ra con đường đúng để thủ tiêu việc bóc lột,  xây dựng xã hội mới.

Câu 7: Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên.
A. Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh.
B. Khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật.
C. Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này, thúc đẩy sản xuất và kĩ thuật phát triển.
D. Tấn công mạnh mẽ vào những giáo lí của thần học.

3.4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG, VẬN DỤNG (2’)

1. Mục tiêu: HS trình bày được quá trình thực dân Anh xâm lược Ấn Độ và phong trào dấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ.

2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành

+ HS có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)

- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi.

3. Dự kiến sản phẩm: Hs trình bày được quá trình thực dân Anh đã gạt Pháp và hoàn thành công cuộc chinh phục và đặt ách thống trị ở Ấn Độ🡪 dẫn đến nhiều hậu quả cho XH và nhân dân; từ đó Hs nắm được phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ diễn ra rất sôi nổi nhưng bị thất bại.

Tuần 8

Tiết 15

BÀI 9 : ẤN ĐỘ THẾ KỶ XVIII - ĐẦU THẾ KỶ XIX

NS: /10/2018

NG: /10/2018

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu biết:

- Giúp HS nắm được sự xâm lược và thống trị của thực dân Anh đối với Ấn Độ và hậu quả của nó

- Nắm được các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, rút ra kết luận, kỹ năng trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa

3. Thái độ: - Giáo dục ý thức đấu tranh vì công bằng, bình đẳng

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ So sánh, phân tích các sự kiện lịch sử bằng PP tư duy LS đúng đắn

+ Vận dụng kiến thức thực hành.

II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.

III.PHƯƠNG TIỆN: Tranh ảnh, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan.

- Phiếu học tập.

- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước

+ Tìm hiểu về quá trình thực dân Anh đã gạt Pháp và hoàn thành công cuộc chinh phục và đặt ách thống trị ở Ấn Độ🡪 dẫn đến nhiều hậu quả cho XH và nhân dân; từ đó Hs nắm được phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ diễn ra rất sôi nổi nhưng bị thất bại.

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Bài cũ: Trình bày những tiến bộ về kĩ thuật, khoa học TK XVIII- XIX? 5’

Hs trình bày, Gv nhận xét ghi điểm

3.Bài.mới:
3.1 Hoạt động khởi động/ Đặt vấn đề/Tình huống xuất phát 3’

- Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.

Gv cho HS xem tranh và nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời

Đây là hình ảnh em bé thuộc đất nước nào?( Ấn Độ)

Em biết gì về ĐN Ấn Độ ngày nay? Hs trả lời theo hiểu biết của mình.

Em có biết cũng như Việt Nam và các nước châu Á khác , Đn Ấn Độ vào các thế kỉ XVIII- XIX cũng chịu sự xâm lược và thống trị của các ĐQ phương Tây ( Anh) . Nhân dân Ấn Độ đã anh dũng đấu tranh để giành lại độc lâp. Vậy nhân dân Ấn Độ đã bị thực dân Anh xâm lược và họ đã đấu tranh giành độc lập ntn bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn điều đó.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: Cá nhân

Mục I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh

- Mục tiêu: HS nắm được quá trình TD Anh xâm lược Ấn Độ và những hậu quả của chính sách thống trị của Anh ở Ấn Độ.

- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động cá nhân, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.

- Thời gian: 17 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Hoạt động 1 : Cá nhân

* Tổ chức hoạt động:

-B1: GV treo bản đồ và giới thiệu vị trí của Ấn Độ trên bản đồ: Ấn Độ nằm ở vùng nam á với S rộng 4 triệu km2 được coi là tiểu lục địa, dân số đông và có nền văn hoá lâu đời và sau đó giao nhiệm vụ cho cả lớp cứu sgk, trả lời câu hỏi

? Đầu thế kỷ XVIII Pháp và Anh tranh giành Ấn Độ và gây ra chiến tranh giữa 2 nước, Cho biết kết quả cuộc chiến tranh này ?

- GV yêu cầu HS n/c bảng thống kê trong SGK

- Yêu cầu HS nhận xét chính sách thống trị của thực dân Anh với Ấn Độ

? Sự thống trị của thực dân Anh đã gây ra những hậu quả gì cho Ấn Độ

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu

B3: HS: trả lời câu hỏi

B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- GV liên hệ với c/s bóc lột của Pháp với VN.

1. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh
- Đầu thế kỷ XVIII Anh chiếm Ấn Độ và đặt ách thống trị ở Ấn Độ

- Chính sách thống trị và áp bức nặng nề

+ Chính trị : Chia để trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc

+ Kinh tế : Bóc lột, kìm hãm nền kinh tế

=> Nền kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ

2. Hoạt động 2: Nhóm

Mục 2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ

- Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân, các cuộc đấu tranh tiêu biểu và ý nghĩa của Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ.

- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động nhóm, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.

- Thời gian: 15phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động 2 : Nhóm

* Tổ chức hoạt động:

B1: Cả lớp chia thành 6 nhóm. GV giao nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:

+ N1,2: Nêu các cuộc đấu tranh tiêu biểu ? Diễn biến chính của các cuộc đấu tranh?

+ N3,4: Đảng Quốc Đại đề ra mục tiêu đấu tranh như thế nào ? Trong đấu tranh bị phân hoá ra sao ? Yêu cầu HS nhận xét về sự phân hoá

+ N5,6 : Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong thời kỳ này ?

Trình bày ý nghĩa của các cuộc đấu tranh.

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu , khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

-B3: HS: báo cáo, thảo luận

-B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ
a. Nguyên nhân

- Do >< nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh ngày càng gay gắt .

b. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu

- Cuộc khởi nghĩa Xi-Pay (1857 – 1859)

- 1885 Đảng Quốc Đại ra đời .

- 1905 nhân dân Ấn Độ tiến hành nhiều cuộc biểu tình.

-7/1908 công nhân Bom-Bay tổ chức bãi công .

=> Đều bị đàn áp dã man.

c. Ý nghĩa

- Thể hiện tinh thần yêu nước, khao khát tự do.

- Đặt cơ sở cho những thắng lợi sau này.

3.3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3’)

- Mục tiêu: HS hệ thống kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để thực hành

+ Nắm được quá trình TD Anh xâm lược Ấn Độ và những hậu quả của chính sách thống trị của Anh ở Ấn Độ.

+ HS nắm được nguyên nhân, các cuộc đấu tranh tiêu biểu và ý nghĩa của Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ.

+ HS nắm được nội dung của bài học và vận dụng để làm bài tập.

- Phương thức tiến hành: thực hành.

- Dự kiến sản phẩm: GV chuẩn bị đáp án đúng.

Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

Câu hỏi:

Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu nào thực dân phương Tây, nhất Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ?
A. Ấn Độ đất rộng người đông, tài nguyên phong phú.
B. Ấn Độ có truyền thống văn hóa lâu đời.
C. Ấn Độ là miếng mồi ngon không thể bỏ qua.
D. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo và Phật giáo)

Câu 2. Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ?
A. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu.

B. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.
C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ
D. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái.

Câu 3. Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là
A. lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.
B. thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ.
C. dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ.
D. giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế.

Câu 4. Đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX là phong trào nào?
A. Phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1905.
B. Phong trào đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1908.
C. Phong trào đấu tranh của quân chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905.
D. Phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1908.

Câu 5. Ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX lực lượng tiên tiến nào đứng ra tổ chức và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc?
A. Giai cấp tư sản         
B. Giai cấp phong kiến
C. Giai cấp công nhân  
D. Binh lính Ấn Độ

3.4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG, VẬN DỤNG (2’)

1. Mục tiêu: HS trình bày được Quá trình TQ bị các nước ĐQ chia xẻ ntn, CM Tân Hợi: diễn biến, kết quả, hạn chế.

2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành

+ HS có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)

- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi.

3. Dự kiến sản phẩm: Hs trình bày được quá trình TQ bị các nước ĐQ chia xẻ ntn; diễn biến, kết quả, hạn chế của CM Tân Hợi.

Ngày soạn: 14/10/18 Tuần 7

Ngày dạy: 16/10/18 Tiết 13

LÀM BÀI TẬP

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

-Củng cố thêm kiến thức cho học sinh sau các bài đã học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.

- Học sinh thực hành những nội dung đã học từ phần lịch sử thế giới.

-Tình hình và đặc điểm của từng nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ

2.Thái độ:

-Nhận thức rõ bản chất của CNTB.

- Giáo dục tinh thần yêu nước và yêu thích học tập môn lịch sử.

3.Kĩ năng:

- Rèn luyện các loại kĩ năng lịch sử, Lập bảng thống kê, phân tích, nhận xét các sự kiện.

4. Phát triển năng lực:

- Phân tích.

- Đánh giá.

II.Chuẩn bị:

  • GV: SGK, bản đồ, lược đồ.
  • Hệ thống câu hỏi và bài tập

III.Các bước lên lớp:

1.Ổn định lớp:

2.Kiêmt tra bài cũ:

Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh ở nhà

3.Bài mới:

*Bài tập 1:

Lập bảng thống kê các loại máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất từ thế kỉ XVIII ở Anh.

Thời gian

Máy móc được phát minh

Người phát minh

1765

*Bài tập 2:

Lập bảng niên biểu các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu trong những năm từ 1830 đến 1871.

Thời gian

Sự kiện

Tháng 7 – 1830

1848 – 1849

1859 – 1870

1861

1864 – 1871

*Bài tập 3:

Lập bảng thống kê các sự kiện chủ yếu của phong trào công nhân từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm 1830-1840.

Thời gian

Nơi xảy ra các cuộc đấu tranh

Mục đích đấu tranh

Kết quả

*Bài tập 4:

Lập bảng so sánh về tình hình kinh tế, chính trị, đối nội, đối ngoại của các nước đế quốc: Anh, Pháp, Đức.?

Trước 1870

Sau 1870

Tên nước

Vị trí

Tên nước

Vị trí

Anh

Pháp

Đức

Mỹ

1

2

3

4

Anh

Pháp

Đức

Mỹ

3

4

2

1

*Bài tập 5:

Lập bảng tóm tắt tình hình các nước Anh, Pháp, Đức và Mĩ trong sản xuất công nghiệp ở hai thời điểm: 1870 – 1913.

Lĩnh vực

Anh

Pháp

Đức

Kinh tế

Nhận xét chung

Chính trị

Nhận xét chung

4.Củng cố:

5.Dặn dò:

-Soạn bài 8, sưu tầm tranh ảnh

-Mục II.3 không học

Tuần 7

Tiết 14

BÀI 8 : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KỸ THUẬT, KHOA HỌC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT THẾ KỶ XVIII - XIX

NS: 15 /10/2018

NG: 17 /10/2018

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu biết:

- Một vài thành tựu tiêu biểu về kĩ thuật, khoa học, nghệ thuật; các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ thiên tài, họa sĩ nổi tiếng và một số tác phẩm tiêu biểu của họ.

2. Kĩ năng

- Phân tích vai trò của kỹ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật đối với sự phát triển của lịch sử.

3. Thái độ

- Nhận thức được cuộc CM khoa học kĩ thuật là 1 bước tiến lớn của lịch sử, có khả năng làm thay đổi nhận thức và tạo ra cuộc sống ngày càng no đủ cho con người.

- Củng cố thêm niềm tin vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta hiện nay.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ So sánh, phân tích các sự kiện lịch sử bằng PP tư duy LS đúng đắn

+ Vận dụng kiến thức thực hành.

5. Tích hợp GDBVMT

- Cách mạng công nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sinh sống

- Những thành tựu khoa học giúp con người hiểu biết về tự nhiên và xã hội

II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.

III.PHƯƠNG TIỆN:

- Tranh những thành tựu KH-KT ở thế kỉ XVIII-XIX

- Chân dung các nhà KH, nhà văn, nhạc sĩ của thời kì này: Niu-tơn, Đác-uyn, Bét-tô- ven….

- Máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan.

- Phiếu học tập.

- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Bài cũ: 5 phút

Câu hỏi: Em hãy trình bày cuộc cách mạng Nga 1905-1907?

Hs trình bày, Gv nhận xét ghi điểm

3.Bài.mới:
3.1 Hoạt động khởi động/ Đặt vấn đề/Tình huống xuất phát

- Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.

Thời gian: 4 phút

Gv cho nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời

? Vì sao mác và Ăng-ghen nhận định: “Giai cấp tư sản không thể tồn tại nếu không thường xuyên tiến hành cách mạng công cụ lao động” ?

Hs trả lời theo hiểu biết của mình.

Gv: TK XVIII-XIX là thế kỉ của những phát minh khoa học vĩ đại về tự nhiên cũng như về XH; là thế kỉ phát triển rực rỡ của những trào lưu văn học, nghệ thuật với những tên tuổi còn sống mãi với thời gian. Và bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc CM KHKT này…

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1

Mục I. Những thành tựu chủ yếu về kỹ thuật

- Mục tiêu: HS nắm được những thành tựu trong các lĩnh vực : Công nghiệp, Giao thông vận tải, Nông nghiệp, Quân sự.

- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động nhóm, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.

- Thời gian: 29 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Hoạt động cá nhân

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Để hoàn toàn chiến thắng chế độ p/k về kinh tế , g/c TS cần phải tiếp tục cuộc c/m thứ hai sau c/m TS, đó là cuộc c/m gì?

Cách mạng công nghiệp bắt đầu ở đâu? Lấy dẫn chứng? Kết quả?

- Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh, sau đó Pháp, Đức, Mĩ....đã tạo nên một cuộc cách mạng trong sản xuất, chuyển từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc, đưa nền kinh tế tư bản các nước phát triển nhanh chóng.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các nhóm lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

Hoạt động nhóm

B1: Cả lớp chia thành 8 nhóm. GV giao nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:

- N1,2: Nêu những tiến bộ về lĩnh vực công nghiệp.

- N3,4: Nêu những tiến bộ về lĩnh vực nông nghiệp.

- N5,6: Nêu những tiến bộ về lĩnh vực GTVT

- N7,8: Nêu những tiến bộ về lĩnh vực quân sự

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu , khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

-B3: HS: báo cáo thảo luận

-B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

Gv cho HS xem tranh một số thành tựu về kĩ thuật.

Hoạt động cá nhân

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Những thành tựu về kĩ thuật có ý nghĩa như thế nào ?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Nội dung tích hợp giáo dục môi trường:

? Cách mạng công nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống?

I. Những thành tựu chủ yếu về kỹ thuật
1. Công nghiệp

- Kỹ thuật luyện kim

- Nhiều máy chế tạo công cụ ra đời

- Nhiều nguồn nhiên liệu mới

- Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi

2. Nông nghiệp

- Phân hoá học

- Máy kéo, máy cày, máy gặt …

3. Giao thông vận tải

- Tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước

- Đầu máy xe lửa

- Máy điện tín

4. Quân sự

- Nhiều vũ khí mới được sản xuất

*Ý nghĩa

- Tạo ra chuyển biến căn bản trong quá trình sản xuất từ thủ công sang máy móc, năng xuất chất lượng cao

- Giai cấp tư sản ngày càng giàu hơn, CNTB chiến thắng tuyệt đối với các chế độ xã hội trước đó

- Nhân loại bước vào nền văn minh thứ 2 – Văn minh CN

2. Hoạt động 2:

Mục II. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên, và KHXH: giảm tải

3.3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (4’)

- Mục tiêu: HS hệ thống kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để thực hành

+ Nắm được những thành tựu về Công nghiệp, Giao thông vận tải, Nông nghiệp, Quân sự., và những tiến bộ về KHTN , KHXH.

+ HS nắm được nội dung của bài học và vận dụng để làm bài tập.

- Phương thức tiến hành: thực hành.

- Dự kiến sản phẩm: GV chuẩn bị đáp án đúng.

Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

Câu hỏi:

  • GV treo bảng phụ, câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Từ nửa sau TK XVIII ở Anhđã tiến hành cuộc CM gì?

A. CM tư sản.

B. CMCN.

C. CM về kĩ thuật và khoa học.

D. CM văn học nghệ thuật.

Câu 2: B nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa XH không tưởng là

A. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Crôm-oen.

B. Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ, Ô-oen.

C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ru-xô.

D. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen.

Câu 3: Ai là tác giả của thuyết tiến hóa và di truyền?

A. Đác-Uyn.

B. Lô-mô-nô-xốp.

C. Puốc-kin –giơ.

D. Niu-tơn.

Câu 4: Thành tựu cơ bản nhất trong nền công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?
A. Kĩ thuật luyện kim được cải tiến.
B. Nhiều máy chế tạo công cụ ra đời.
C. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
D. Phát triển nghề thai thác mỏ.

Câu 5: Thành tựu quan trọng nhất trong nền nông nghiệp đầu thế kỉ XIX là gì?
 A. Sử dụng phân hóa học, máy kéo, máy cày, tăng hiệu quả làm đất và năng suất cây trồng.
B. Áp dụng những tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.
C. Áp dụng phương pháp canh tác mới.
D. Máy móc được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp.

Câu 6: Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?
A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.
B. Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân,
C. Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản.
D. Chưa vạch ra con đường đúng để thủ tiêu việc bóc lột,  xây dựng xã hội mới.

Câu 7: Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên.
A. Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh.
B. Khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật.
C. Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này, thúc đẩy sản xuất và kĩ thuật phát triển.
D. Tấn công mạnh mẽ vào những giáo lí của thần học.

3.4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG, VẬN DỤNG (3’)

1. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS

Tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỷ sắt, máy móc động cơ hơi nước?

3. Dự kiến sản phẩm: - Vì: Sắt là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất máy móc: xây dựng đường sắt .....

- Các nước tư bản đã đang hoàn thành cách mạng công nghiệp, máy móc đã thay thế lao động thủ công, máy móc được sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất, máy hơi nước là nguồn động lực ngày càng phổ biến.

+ Phát minh ra máy hơi nước đưa đến tiến bộ vượt bật trong công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, quân sự,...

*GV giao nhiệm vụ cho HS

- Học và trả lời các câu hỏi trong SGK

- Chuẩn bị bài mới: Ấn Độ thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX

Tuần 8

Tiết 15

BÀI 9 : ẤN ĐỘ THẾ KỶ XVIII - ĐẦU THẾ KỶ XIX

NS: 21 /10/2018

NG: 23 /10/2018

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu biết:

- Giúp HS nắm được sự xâm lược và thống trị của thực dân Anh đối với Ấn Độ và hậu quả của nó

- Nắm được các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, rút ra kết luận, kỹ năng trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa

3. Thái độ: - Giáo dục ý thức đấu tranh vì công bằng, bình đẳng

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ So sánh, phân tích các sự kiện lịch sử bằng PP tư duy LS đúng đắn

+ Vận dụng kiến thức thực hành.

II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.

III.PHƯƠNG TIỆN: Tranh ảnh, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan.

- Phiếu học tập.

- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước

+ Tìm hiểu về quá trình thực dân Anh đã gạt Pháp và hoàn thành công cuộc chinh phục và đặt ách thống trị ở Ấn Độ🡪 dẫn đến nhiều hậu quả cho XH và nhân dân; từ đó Hs nắm được phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ diễn ra rất sôi nổi nhưng bị thất bại.

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Bài cũ: Trình bày những tiến bộ về kĩ thuật, khoa học TK XVIII- XIX? 5’

Hs trình bày, Gv nhận xét ghi điểm

3.Bài.mới:
3.1 Hoạt động khởi động/ Đặt vấn đề/Tình huống xuất phát 3’

- Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động:

- Dự kiến sản phẩm: HS xác định trên bản đồ.

Gv cho HS xem tranh và nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời

Đây là hình ảnh em bé thuộc đất nước nào?( Ấn Độ)

Em biết gì về ĐN Ấn Độ ngày nay? Hs trả lời theo hiểu biết của mình.

Em có biết cũng như Việt Nam và các nước châu Á khác , Đn Ấn Độ vào các thế kỉ XVIII- XIX cũng chịu sự xâm lược và thống trị của các ĐQ phương Tây ( Anh) . Nhân dân Ấn Độ đã anh dũng đấu tranh để giành lại độc lâp. Vậy nhân dân Ấn Độ đã bị thực dân Anh xâm lược và họ đã đấu tranh giành độc lập ntn bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn điều đó.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: Cá nhân

Mục I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh

- Mục tiêu: HS nắm được quá trình TD Anh xâm lược Ấn Độ và những hậu quả của chính sách thống trị của Anh ở Ấn Độ.

- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động cá nhân, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.

- Thời gian: 17 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Hoạt động 1 : Cá nhân

* Tổ chức hoạt động:

-B1: GV treo bản đồ và giới thiệu vị trí của Ấn Độ trên bản đồ: Ấn Độ nằm ở vùng nam á với S rộng 4 triệu km2 được coi là tiểu lục địa, dân số đông và có nền văn hoá lâu đời và sau đó giao nhiệm vụ cho cả lớp cứu sgk, trả lời câu hỏi

? Đầu thế kỷ XVIII Pháp và Anh tranh giành Ấn Độ và gây ra chiến tranh giữa 2 nước, Cho biết kết quả cuộc chiến tranh này ?

- GV yêu cầu HS n/c bảng thống kê trong SGK

- Yêu cầu HS nhận xét chính sách thống trị của thực dân Anh với Ấn Độ

? Sự thống trị của thực dân Anh đã gây ra những hậu quả gì cho Ấn Độ

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu

B3: HS: trả lời câu hỏi

B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- GV liên hệ với c/s bóc lột của Pháp với VN.

1. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh
- Đầu thế kỷ XVIII Anh chiếm Ấn Độ và đặt ách thống trị ở Ấn Độ

- Chính sách thống trị và áp bức nặng nề

+ Chính trị : Chia để trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc

+ Kinh tế : Bóc lột, kìm hãm nền kinh tế

=> Nền kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ

2. Hoạt động 2: Nhóm

Mục 2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ

- Mục tiêu: HS nắm được nguyên nhân, các cuộc đấu tranh tiêu biểu và ý nghĩa của Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ.

- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động nhóm, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.

- Thời gian: 15phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động 2 : Nhóm

* Tổ chức hoạt động:

B1: Cả lớp chia thành 6 nhóm. GV giao nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:

+ N1,2: Nêu các cuộc đấu tranh tiêu biểu ? Diễn biến chính của các cuộc đấu tranh?

+ N3,4: Đảng Quốc Đại đề ra mục tiêu đấu tranh như thế nào ? Trong đấu tranh bị phân hoá ra sao ? Yêu cầu HS nhận xét về sự phân hoá

+ N5,6 : Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong thời kỳ này ?

Trình bày ý nghĩa của các cuộc đấu tranh.

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu , khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

-B3: HS: báo cáo, thảo luận

-B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ
a. Nguyên nhân

- Do >< nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh ngày càng gay gắt .

b. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu

- Cuộc khởi nghĩa Xi-Pay (1857 – 1859)

- 1885 Đảng Quốc Đại ra đời .

- 1905 nhân dân Ấn Độ tiến hành nhiều cuộc biểu tình.

-7/1908 công nhân Bom-Bay tổ chức bãi công .

=> Đều bị đàn áp dã man.

c. Ý nghĩa

- Thể hiện tinh thần yêu nước, khao khát tự do.

- Đặt cơ sở cho những thắng lợi sau này.

3.3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3’)

- Mục tiêu: HS hệ thống kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để thực hành

+ Nắm được quá trình TD Anh xâm lược Ấn Độ và những hậu quả của chính sách thống trị của Anh ở Ấn Độ.

+ HS nắm được nguyên nhân, các cuộc đấu tranh tiêu biểu và ý nghĩa của Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ.

+ HS nắm được nội dung của bài học và vận dụng để làm bài tập.

- Phương thức tiến hành: thực hành.

- Dự kiến sản phẩm: GV chuẩn bị đáp án đúng.

Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

Câu hỏi:

Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu nào thực dân phương Tây, nhất Anh, Pháp lại tranh giành Ấn Độ?
A. Ấn Độ đất rộng người đông, tài nguyên phong phú.
B. Ấn Độ có truyền thống văn hóa lâu đời.
C. Ấn Độ là miếng mồi ngon không thể bỏ qua.
D. Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn (Ấn Độ giáo và Phật giáo)

Câu 2. Lợi dụng cơ hội nào các nước phương Tây đua tranh xâm lược Ấn Độ?
A. Phong trào nông dân chống chế độ phong kiến Ấn Độ làm cho Ấn Độ suy yếu.

B. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến trong nước làm cho Ấn Độ suy yếu.
C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với đông đảo nông dân ở Ấn Độ
D. Kinh tế và văn hóa Ấn Độ bị suy thoái.

Câu 3. Mục tiêu cơ bản nhất của Đảng Quốc đại là
A. lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.
B. thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ.
C. dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ.
D. giành quyền tự chủ, phát triển kinh tế.

Câu 4. Đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XX là phong trào nào?
A. Phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1905.
B. Phong trào đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1908.
C. Phong trào đấu tranh của quân chúng nhân dân ở sông Hằng năm 1905.
D. Phong trào đấu tranh của công nhân ở Can-cút-ta năm 1908.

Câu 5. Ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX lực lượng tiên tiến nào đứng ra tổ chức và lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc?
A. Giai cấp tư sản         
B. Giai cấp phong kiến
C. Giai cấp công nhân  
D. Binh lính Ấn Độ

3.4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG, VẬN DỤNG (2’)

1. Mục tiêu: HS trình bày được Quá trình TQ bị các nước ĐQ chia xẻ ntn, CM Tân Hợi: diễn biến, kết quả, hạn chế.

2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà hoàn thành

+ HS có thể viết báo cáo trước lớp (cá nhân hoặc nhóm)

- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử…

- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi.

3. Dự kiến sản phẩm: Hs trình bày được quá trình TQ bị các nước ĐQ chia xẻ ntn; diễn biến, kết quả, hạn chế của CM Tân Hợi.

Tuần: 8 Ngày soạn: 24/10/2018

Tiết:16 Ngày day: 26/10/2018

Bài 10: TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỈ XIX –ĐẦU THẾ KỈ XX

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: HS cần nắm vững:

- Tình hình TQ trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản

- Một số phong trào tiêu biểu giữa thế kỉ XIX đến cuộc cách mạng Tân Hợi( 1911): cuộc vận động Duy tân( 1898) phong trào Nghĩa Hòa đoàn, Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi

GDBVMT: Sự xâm lược của các nước đế quốc gây những ảnh hưởng gì đến môi trường sinh thái của các nước thuộc địa

2. Tư tưởng:

Biểu lộ sự thông cảm, khâm phục nhân dân TQ trong cuộc đấu tranh chống ĐQ. Đặc biệt là c/m Tân Hợi và vai trò của Tôn Trung Sơn

3. Kĩ năng:

- Quan sát hình 42 sgk và nêu nhận xét về việc các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc

- Xác định trên lược đồ các vùng của Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm chiếm

- Quan sát hình 43 sgk Lược đồ phong trào Nghĩa hoà đoàn sgk để tìm hiểu địa điểm diễn ra và diễn biến các phong trào.

- Quan sát hình 44sgk tìm hiểu nét chính về cuộc đời hoạt động của Tôn Trung Sơn

- Quan sát hình 45 sgk để xác định phạm vi của cách mạng .Trình bày diễn biến trên lược đồ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bản đồ các nước Châu Á

- Lược đồ p/t Nghĩa Hoà Đoàn, c/m Tân Hợi

III.Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp,thảo luận, bản đồ

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là Tình hình TQ trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 5 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV trực quan treo bản đồ các nước Châu Á: Giới thiệu khái quát về TQ khi bước vào thời kì Cận đại

- Dự kiến sản phẩm: - Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, đông dân.

- Cuối thế kỉ XIX triều đình p/k Mãn Thanh suy yếu…

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: 1.Trung Quốc bị các nước ĐQ chia xẻ:

Mục tiêu: Biết được những nét chính về quá trình phân chia, xâu xé TQ của các nước đế quốc giữa thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 13 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Hoạt động 1: Trung Quốc bị các nước ĐQ chia xẻ:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

-GV: Treo bản đồ các nước Châu Á: Giới thiệu khái quát về TQ khi bước vào thời kì Cận đại

-HS: Đọc mục 1 và kết hợp q/s H42 (SGK)

-HS thảo luận nhóm 4 người với ND:

+ Tình hình TQ nửa sau t/k XIX ntn?

+ Các nước ĐQ tranh nhau xâm chiếm TQ ntn?

+ Vì sao các nước ĐQ lại xâu xé TQ như vậy?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

-HS thảo luận nhóm 4 người với ND:

+ Tình hình TQ nửa sau t/k XIX ntn?

+ Các nước ĐQ tranh nhau xâm chiếm TQ ntn?

+ Vì sao các nước ĐQ lại xâu xé TQ như vậy?

-GV nhấn mạnh: Viện cớ triều đình Mãn Thanh thực hiện chính sách “Bế quan toả cảng”, TD Anh đã gây ra cuộc “Chiến tranh thuốc phiện” (6/1840) Mở đầu cho quá trình xâm lược của các nước ĐQ đối với TQ

TQ là nước rộng lớn, đông dân Các nước ĐQ thoả hiệp với nhau cùng xâu xé xâm lược TQ Hậu quả nặng nề đối với TQ

-GV: Cho HS chỉ bản đồ khu vực xâm chiếm của các nước ĐQ

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GDBVMT: Bọn thực dân đế quốc tăng cường khai thác tài nguyên của các nước thuộc địa và đế quốc như thế nào?Hậu quả của công việc này ra sao?

-GV giải thích “nước nửa thuộc địa, nửa p/k”: CĐXH còn tồn tại, CĐPK được độc lập về chính trị nhưng thực tế chịu ảnh hưởng chi phối về kinh tế, c/trị của 1 hay nhiều nước ĐQ

Liên hệ: VN về cơ bản là 1 nước p/k nhưng thực tế chịu sự chi phối về chính trị, k/tế của ĐQ Pháp

GDBVMT: Địa bàn của phong trào đấu tranh chống xâm lược và giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc.

Hoạt động 2 : II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:

Mục tiêu: Biết được những nét chính tên phong trào, thời gian, người lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

  • Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Hướng dẫn HS đọc mục II (SGK)

-HS thảo luận nhóm 4 người với ND:

+ Mục tiêu, kết quả, ý nghĩa của p/t Duy Tân?

+ Mục tiêu, diễn biến, kết quả của p/t Nghĩa Hoà Đoàn?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

-GV: Sử dụng đèn chiếu và tư liệu

-HS: Đại diện nhóm lên trình bày qua đèn chiếu

-GV: Nhận xét và bổ sung

-GV: Vì sao p/t Nghĩa Hoà Đoàn lại thất bại?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

- GV sơ kết: 14/8/1900 Bắc Kinh thất thủ, Từ Hi Thái Hậu, Vua Quang Trị cùng quần thần chạy khỏi kinh đô…Quân đội các nước ĐQ tàn sát, đốt phá Bắc Kinh Triều đình p/k thoả hiệp với các nước ĐQ chống lại Nghĩa Hoà Đoàn

Hoạt động 3 : Cách mạng Tân Hợi (1911):

Mục tiêu: Biết về Tôn Trung Sơn, học thuyết Tam dân; trình bày được nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Cho HS q/s H44 (SGK) và giới thiệu vài nét về tiểu sử của Tôn Trung Sơn.

-GV: TQ Đồng Minh Hội được thành lập ntn?

-GV: Mục tiêu của TQ Đồng Minh Hội là gì?

-GV: Nguyên nhân, diễn biến, Kết quả c/m Tân Hợi?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

-GV: Trình bày diễn biến của c/m Tân Hợi

-GV: Kết quả của c/m Tân Hợi?

GV: c/m Tân Hợi thắng lợi có ý nghĩa LS gì?

-GV: Tại sao nói c/m Tân Hợi là cuộc c/m TS không triệt để?

HS:Tuy nhiên cách mạng còn nhiều hạn chế , đó là không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

-GV: Vì sao các p/t đấu tranh của nhân dân TQ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đều thất bại?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

I. Trung Quốc bị các nước ĐQ chia xẻ:

a. Nguyên nhân:

- Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, đông dân.

- Cuối thế kỉ XIX triều đình p/k Mãn Thanh suy yếu

b. Cuộc chiến tranh xâm lược:

- + 1840-1842 Anh tiến hành chiến tranh thuốc phiện mở đầu xâm lược Trung Quốc

+ Các nước ĐQ Âu, Mĩ, Nhật Bản tăng cường xâm lược TQ

TQ biến thành nước nửa thuộc địa, nửa p/k

II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:

Hướng dẫn học sinh lập niên biểu

a. Nguyên nhân:

- Các nước đế quốc xâm lược

- Triều đình Mãn Thanh thỏa hiệp

b. Các phong trào đấu tranh.

- 1850 – 1864 phong trào Thái bình Thiên quốc

- 1898, phong trào vận động Duy tân

- Cuối TKXIX – đầu TKXX, phong trào nghĩa hòa đoàn

c. Kết quả:

Tất cả các phong trào đều bị thất bại.

III. Cách mạng Tân Hợi (1911):

1. Tôn Trung Sơn và Học thuyết Tam dân.

- Tôn Trung Sơn (1866 – 1925).

- 8/1905 Trung Quốc Đồng minh hội được thành lập với mục tiêu – Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Nhằm “đánh đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện bình đẳng về ruộng đất.

2. Cách mạng Tân Hợi 1911.

a.Nguyên nhân

9/5/1911, chính quyền Mãn Thanh bán rẻ quyền lợi dân tộc.

b. Diễn biến:

+ 10/10/1911: K/n bùng nổ ở Vũ Xương…

+ 29/12/1911: Chính phủ lâm thời thành lập Trung Hoà Dân Chủ

c. Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để .

d.Ý nghĩa : tạo điều kiện cho CNTB phát triển ở Trung Quốc.Ảnh hưởng đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình TQ trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản

- Một số phong trào tiêu biểu giữa thế kỉ XIX đến cuộc cách mạng Tân Hợi( 1911): cuộc vận động Duy tân( 1898) phong trào Nghĩa Hòa đoàn, Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi

- Thời gian: 5 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Cuộc chiến tranh thuốc phiện do thực dân Anh gây ra ở Trung Quốc vào thời gian nào?
 A. Tháng 6 - 1840 đến tháng 7 - 1842.
B. Tháng 8 - 1840 đến tháng 6 - 1842.
C. Tháng 6 - 1840 đến tháng 8 - 1842.
D. Tháng 6- 1840 đến tháng 6 - 1842.
Câu 2. Tại sao không phải một nước mà nhiều nước đế quốc cùng xâu xé, xâm lược Trung Quốc ?
A. Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh.
B. Vì Trung Quốc đất rộng, người đông.
C. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh.
D. Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp.
Câu 3 . Mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc thực dân Anh đã làm gì?
A. Khuất phục triều đình Mãn Thanh.
B. Cấu kết với các đế quốc khác để xâu xé Trung Quốc,
C. Tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện.
D. Tiến hành chiến tranh với nước đế quốc Âu, Mĩ, Nhật Bản.
Câu 4. Vùng nào của Trung Quốc chịu ảnh hưởng của Nhật?
A. Bắc kinh
B. Thượng Hải
C. Hồng Kông     
D. Đài Loan và Đông Bắc Trung Quốc
 Câu 5. Vùng đồng bằng sông Dương Tử của Trung Quốc bị nước nào chiếm đóng?
 A. Nước Đức
B. Nước Pháp      
C. Nước Anh
D. Nước Nga 
Câu 6. Đến cuối thế kỉ XIX, Đức xâm chiếm vùng nào ở Trung Quốc?
A. Tỉnh Sơn Đông.       
B. Vùng Châu thổ sông Dương Tử.
C. Vùng Đông Bắc.       
D. Thành phố Bắc Kinh.
Câu 7. Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc nổ ra vào thời gian nào? Ở đâu ?
A. Ngày 01 - 11 - 1851. Ở Quảng Tây (Trung Quốc).
B. Ngày 11 - 01 - 1852. ở Quảng Đông (Trung Quốc),
C. Ngày 11 - 01 – 1851. ở Quảng Tây (Trung Quốc).
D. Ngày 01 - 01 - 1851. ở Thiên Kinh (Trung Quốc).
 Câu 8. Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc do ai khởi xướng ?
 A. Từ Hi Thái Hậu
B. Vua Quang Tự
C. Khang Hữu Vi-Lương Khải Siêu
D. Tôn Trung Sơn
Câu 9. Mục đích của cuộc vận động Duy Tân (1898) ở Trung Quốc là, gì?
A. Thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ tư bản chủ nghĩa.
B. Thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến,
C. Mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ ở Trung Quốc.
D. Phục hồi triều đình phong kiến Mãn Thanh.
Câu 10. Mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hòa đoàn ở Trung Quốc là:
A. Chống triều đình phong kiến Mãn Thanh.
B. Chống sự xâm lược của các nước đế quốc.
C. Chống lại Từ Hi Thái Hậu vì ra lệnh bắt vua Quang Tự.
D. Chống lại các thế lực phong kiến cát cứ ở Trung Quốc.
 Câu 11. Khi liên quân tám nước tấn công Bắc Kinh, triều đình phong kiến Mãn Thanh có thái độ như thế nào?
 A. Phối hợp với nghĩa quân Nghĩa Hòa đoàn chống lại.
B. Kêu gọi nhân dân cả nước ủng hộ Nghĩa Hòa đoàn,
C. Triều đình Mãn Thanh cấu kết với các nước đế quốc.
D. Triều đình Mãn Thanh cho quân đến đàn áp cuộc khởi nghĩa.
Câu 12. Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của giai cấp nào?
A. Tư sản.  
B. Vô sản.
C.  Phong kiến     
D. Công nhân, nông nhân.. 
Câu 13. Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn có nội dung gì?
 A. “Đánh đuổi đế quốc, xóa bỏ ngôi vua, thiết lập dân quyền”.
B. “Dân tộc độc lập, quân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.
C. “Dân tộc độc lập, dân quyền hạnh phúc, dân sinh tự do”.
D. “Tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình”.
Câu 14. Cương lĩnh của Đồng minh hội là gì?
 A. Đánh đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh giành ruộng đất cho dân cày.
B. Đánh đổ sự thống trị của các nước đế quốc giành độc lập.
C. Đánh đổ Mãn thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.
D. Đánh đổ chế độ phong kiến và đánh đổ đế quốc.
Câu 15. Ngày 10 - 10 - 1911 diễn ra sự kiện gì ở Trung Quốc?
 A. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống.
B. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương,
C. Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở miền Nam.
D. Triều đình Mãn Thanh bị sụp đổ.
 Câu 16. Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân hợi (1911)?
 A. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.
B. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, lập chế độ cộng hòa.
C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.
D. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.
 Câu 17. Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để:
A. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.
B. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.
C. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 18. Ngày 12 - 2 - 1912, lịch sử Trung Quốc diễn ra sự kiện gì?
 A. Khởi nghĩa Vũ Xương.
B. Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng Thống.
C. Hoàng đế Phổ Nghi từ ngôi, nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.
D. Tôn Trung Sơn từ chức Đại tổng thống.
Câu 19. Sự kiện nào chứng tỏ cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc chấm dứt?
 A. Nền quân chủ Mãn Thanh sụp đổ.
B. Tôn Trung Sơn từ chức Đại Tổng thống, trao quyền cho Viên Thế Khải.
C. Khởi nghĩa ở Vũ Xương bị thất bại.
D. Triều đình Mãn Thanh cấu kết với đế quốc đàn áp cách mạng.
 - Dự kiến sản phẩm:

+ Phần trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

ĐA

C

B

C

B

C

B

A

C

C

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

B

C

A

B

C

B

B

A

D

B

 3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Rút ra bài học kinh nghiệm qua nội dung bài

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? Em hãy tóm tắc phong trào đấu tranh của nhân dânTrung Quốc từ năm 1840-1911?

- Thời gian: 2 phút.

- Dự kiến sản phẩm

- GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Lập bảng niên biểu.

+ Chuẩn bị bài mới: Các nước Đông Nam Á.

Ngày soạn: 28/10/2018

Ngày day: 30/10/2018

Tuần 9

Tiết 17 Bài 11

CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh cần

- Biết được quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á.

- Biết được nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.

2. Kĩ năng

- Sử dụng lược đồ để trình bày những sự kiện tiêu biểu.

- Phân biệt những nét chung, riêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

3. Thái độ

- Nhận thức đúng về thời kì phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.

- Có tinh thần đoàn kết hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, …..

III. Phương tiện: Lược đồ các nước Đông Nam Á.

IV. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, các tài liệu về các nước Đông Nam Á, phiếu học tập….

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

+ Trình bày phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX?

+ Cuộc cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng không triệt để, vì:

A. vua vẵn còn nắm quyền cai trị đất nước.

B. giai cấp vô sản chưa nắm quyền lãnh đạo.

C. không chia ruộng đất cho nông dân và không xóa bỏ ách nô dịch của nước ngoài.

D. giai cấp công nhân có ảnh hưởng mạnh đến cách mạng.

3. Bài mới:

3.1 Hoạt động khởi động/ Đặt vấn đề/Tình huống xuất phát

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản về các nước Đông Nam Á tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 4 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV cho học sinh xem lược các nước Đông Nam Á và trả lời câu hỏi sau: Khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia? Kể tên?

- Dự kiến sản phẩm: 11 quốc gia

Giới thiệu bài mới: Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, khi chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, các nước tư bản đua nhau xâm chiến thuộc địa. Ở châu Á, Ấn Độ đã trở thành thuộc địa của Anh, Trung Quốc bị các đế quốc xâu xé, còn các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam thì như thế nào? Chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: Qúa trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á

- Mục tiêu: HS cần nắm được quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á.

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 17 phút

- Tổ chức hoạt động

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

GHI BẢNG

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

- GV sử dụng lược đồ các nước Đông Nam Á, giới thiệu khái quát về Đông Nam Á.

- Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng dòm ngó, xâm lược của các nước tư bản phương Tây

- Để thực hiện ý đồ của mình, các nước TB Phương Tây đã phân chia xâm lược ĐNA ntn?

- Hậu quả của quá trình xâm lược ấy là gì ?

- Dùng lược đồ chỉ các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á

- Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu.

- Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược Đông Nam Á.

+ Anh: chiếm M.Lai, M/ Điên

+ Pháp: chiếm VNam, Lào, CPC

+ TBNha, Mĩ: chiếm Phi-lip-pin

+ H/Lan, rồi BĐNha: In-đô-nê-xi-a.

- Thái Lan là nước duy nhất vẫn còn giữ được độc lập.

2. Hoạt động 2: Qúa trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á

- Mục tiêu: HS cần nắm được nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á.

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 17 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động cá nhân

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

- Đặc điểm chung nổi bật trong chính sách thống trị của thực dân phương tây đối với Đông Nam Á là gì?

- Vì sao nhân dân Đông Nam Á tiến hành cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân?

- Mục tiêu chung các cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á đặt ra là gì ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Hoạt động nhóm

Bước 1: GV giao nhiệm vụ

Hãy nêu các phong trào giải phóng dân tộc tiêu biểu ở các nước Đông Nam Á .

- GV sử dụng lược đồ giới thiệu từng quốc gia

Nhóm 1: In-đô-nê-xia

Nhóm 2: Phi-líp-pin

Nhóm 3: Cam-pu-chia

Nhóm 4: Lào và Việt Nam

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Hoạt động cá nhân

Bước 1: GV giao nhiệm vụ

- Cho biết kết quả đấu tranh của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á ?

Các phong trào đều thất bại .

- Vì sao các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ĐNA lại thất bại?

+ Lực lượng bọn thực dân xâm lược còn mạnh.

+ Chính quyền phong kiến ở nhiều nước đầu hàng, làm tay sai cho giặc => phản bội dân tộc.

+ Chưa có đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu tổ chức, thiếu kiên quyết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV sơ kết bài: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, cùng với quá trình hoàn thành xâm lược các nước Đông Nam Á làm thuộc địa, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã phát triển mạnh mẽ trở thành một phong trào lớn.

II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

1. Nguyên nhân

- Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm gây gắt, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra

2. Diễn biến

- In-đô-nê-xia: từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn thành lập.

- Phi-líp-pin: cuộc cách mạng 1896 -1898, chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, thành lập nước Cộng hoà.

- Cam-pu-chia: khởi nghĩa của A-cha Xoa, nhà sư Pu-côm-bô.

- Lào: Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét đấu tranh vũ trang. Cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven.

- Việt Nam: phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế.

4. Củng cố:

A. Trắc nghiệm:

Câu 1: Đâu không phải là lý do để các nước đế quốc tập trung xâm chiếm vùng Đông Nam Á?

A. Đông Nam Á có vị trí chiến lược quan trong.

B. Đông Nam Á giàu tài nguyên.

C. Giúp đỡ các nước Đông Nam Á phát triển kinh tế.

D. Chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang khủng hoảng.

Câu 2: Khi Pháp xâm lược Việt Nam, phong trào yêu nước lớn nhất do sĩ phu phong kiến lãnh đạo chống thực dân Pháp là

A. Khởi nghĩa Bắc Sơn. B. Yên Thế.

C. Nam Kỳ khởi nghĩa. D. Cần Vương.

Câu 3: Thuộc địa của Anh ở Đông Nam Á là
A. Mã Lai, Miến Điện.   B. Việt Nam, Cam-pu-chia.
C. In-đô-nê-xia, Mã Lai. D. Mã Lai, Lào.

Câu 4. Thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á là
A. Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xia. B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
C. Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai. D. Việt Nam, Phi-líp-pin, Bru-nây.
Câu 5. Trước họa mất nước và chính sách cai trị hà khắc của chính sách đô hộ, thái độ của nhân dân Đông Nam Á như thế nào?
A. Nổi dậy khởi nghĩa.

B. Thành lập các tổ chức yêu nước.
C. Đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc.

D. Tiến hành những cuộc đấu tranh vũ trang.
 Câu 6. Cuộc khởi nghĩa của nhăn dân Xa-van-na-khét (Lào) năm 1901 do ai lãnh đạo?
A. Nô-rô-đôm. B. A-cha-xoa.      
C. Pu-côm-bô.      D. Pha-ca-đuốc.
Câu 7. Qua ba cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cam-pu-chia chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX, cuộc khởi nghĩa nào có sự phối hợp chiến đấu với nhân dân Việt Nam?
A. Khởi nghĩa Si-vô-tha.        B. Khởi nghĩa A-cha-Xoa.

C. Khởi nghĩa Pu-côm-bô.      D. Khởi nghĩa A-cha-Xoa và Pu-côm-bô.

Câu 8. Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm chung nào nổi bật?
A. Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa.
B. Tìm cách kìm hãm sự phát triển của kinh tế thuộc địa.
C. Vơ vét, đàn áp, chia để trị.
D. Tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính

Câu 9. Năm 1905, diễn ra sự kiện lịch sử gì gắn liền với phong trào đấu tranh của công nhân ở In-đô-nê-xi-a?
A. Hiệp hội công nhân đường sắt được thành lập.
B. Hiệp hội công nhân xe lửa ra đời.
C. Liên minh xã hội dân chủ In-đô-nê-xi a thành lập.
D. Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a ra đời 

Câu 10. Vì sao Thái Lan là nước duy nhất ở Đông Nam Á còn giữ được độc lập?
A. Nhà nước phong kiến Thái Lan còn mạnh.
B. Thái Lan được Mĩ Giúp đỡ.
C. Là nước phong kiến nhưng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển.
D. Thái Lan có chính sách ngoại giao khôn khéo, biết lợi dụng mâu thuẫn giữa Anh và Pháp nên giữ được chủ quyền.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á?

- Thời gian: 2 phút

Dự kiến sản phẩm:

Đặc điểm chung của các phong trào đấu tranh ở ĐNA:

- Phạm vi: Rộng

- Thành phần tham gia: Đông, nhiều tầng lớp

- Đã có sự đoàn kết.

- Gây khó khăn cho kẻ thù trong công cuộc xâm lược

- Nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất của nhân dân Đông Nam Á

*GV giao nhiệm vụ cho HS

- Về nhà học bài, làm bài tập.

- Chuẩn bị bài sau "Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX", trả lời các câu hỏi trong SGK.

Ngày sọan: 29/10/2018 Tuần: 9

Ngày dạy: 31/10/2018 Tiết: 18

Bài 12

NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

+ Những cải cách tiến bộ của Thiên Hoàng Minh Trị năm 1868. Thực chất đây là cuộc cách mạng tư sản, đưa nước Nhật nhanh chóng phát triển sang giai đoạn tư bản chủ nghĩa.

+ Thấy được chính sách xâm lược từ rất sớm của giới thống trị Nhật Bản cũng như cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối TK XIX- đầu TK XX.

2. Thái độ:

- Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc.

3.Kĩ năng:

- Nắm được khái niệm “cải cách” và sử dụng bản đồ khi học.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II.Chuẩn bị:

+GV:

- Bản đồ nước Nhật cuối TK XIX- đầu TK XX.

- Tranh ảnh sách giáo khoa.

+HS: Sgk, soạn bài theo câu hỏi SGK

- Thảo luận nhóm, đàm thoại

III. Các bước lên lớp:

1.Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ

? Trình bày khái quát quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?

? Những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á? Vì sao các phong trào đều thất bại?

3.Bài mới:

Cuối TK XIX- đầu TK XX, trong khi hầu hết các nước C.Á đều trở thành thuộc địa và phụ thuộc vào các nước TB Phương Tây thì Nhật lại vẫn giữ được độc lập và còn phát triển KT nhanh chóng trở thành đế quốc? Điều gì đã đưa nước Nhật có những chuyển biến to lớn đó? Chúng ta cùng tìm hiểu bài để giải đáp vấn đề nêu ra.

Hoạt động dạy

Ghi bảng

Hoạt động 1:Trình bày được những nội dung chính, ý nghĩa của cuộc Duy Tân Minh Trị

*GV tích hợp Âm nhạc để giới thiệu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Tình hình Nhật bản Giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX như thế nào?

HS:

-Chế độ phong kiến mục nát.

-Các nước TB ph/ Tây can thiệp, đòi “mở cửa”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV hướng dẫn bằng những câu hỏi gợi mở:

GV: trình bày nội dung và kết quả cuộc duy tân Minh Trị?

* Mĩ là đế quốc đầu tiên quyết định dùng vũ lực buộc Nhật phải mở cửa, Mĩ coi Nhật là một thị trường, là bàn đạp tấn công Trung Quốc và Triều Tiên.

* Thiên Hoàng Minh Trị lên ngôi từ lúc 15 tuổi, thông minh, biết lo việc nước, biết dùng người.

? Hãy nêu nội dung của cuộc Duy Tân Minh Trị?

HS:...

HS thảo luận theo cặp

? Căn cứ vào đâu để chứng tỏ cuộc Duy Tân Minh Trị là một cuộc CMTS?

HS:

+ Đưa quý tộc tư sản và đại tư sản lên nắm quyền.

+ Thống nhất tiền tệ, xoá bỏ quyền sở hữu ruộng đất.

+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

GV nhận xét, và kết luận: Cuộc duy tân Minh Trị là cuộc CMTS từ trên xuống, có nhiều hạn chế. Nhưng dù sao nó cũng đã mở đường cho CNTB phát triển, đưa Nhật bản trở thành nước có nền công thương nghiệp phát triển nhất Châu Á.

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện.

GV chốt ý, ghi bảng:

Hoạt động 2: Biết được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu Thế Kỉ XX

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Trong sự phát triển kinh tế của Nhật Bản em thấy có điểm nào giống với các nước tư bản Âu- Mĩ cuối TK XIX?

HS:

-Nhiều công ty độc quyền ...

-Đẩy mạnh chính sách xâm lược ......

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV hướng dẫn bằng những câu hỏi gợi mở:

GV sử dụng lược đồ đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX, yêu cầu HS dựa vào lược

đồ trình bày quá trình xâm lược, bành trướng mở rộng thuộc địa của đế quốc Nhật.

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện.

GV chốt ý, ghi bảng:

I. Cuộc Duy Tân Minh Trị.

1. Hoàn cảnh:

- Đến giữa TK XIX, c/độ PK Nhật rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, các nước

TB P/Tây lại tìm cách xâm nhập nước này.

2. Nội dung:

- Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành 1 loạt cải cách tiến bộ.

+Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, tăng cường phát triển kinh tế tư bản….

+Về chính trị: Đưa Qúy tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền, lập c/độ quân chủ lập hiến…

+Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo ph/Tây, thực hiện nghĩa vụ quân sự…

+Giáo dục: Thi hành giáo dục bắt buộc, cử HS ưu tú đi học, đưa nội dung KHKT vào dạy học..

- Cuối TK XIX – đầu TK XX, Nhật Bản trở thành nước tư bản công nghiệp.

II.Nhật bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc

-Nhiều công ty độc quyền ra đời như Mít-xưi; Mít-su-bi-si...

-Đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng. Nhật mang đặc điểm là ĐQ PK quân phiệt.

4.Củng cố:

- Trò chơi ô chữ.

-Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?

-Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX –đầu thế kỉ XX Nhật trở thành nước đế quốc?

5.Dặn dò: Tuần sau kiểm tra 1 tiết

Ngày soạn: 04/11/18 Ngày dạy: 06/11/18

Tuần 10. Tiết 19

Bài 13

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT 1914-1918

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, vì bản chất của các nước đế quốc là gây chiến tranh xâm lược.

- Các giai đoạn của cuộc chiến tranh. Hậu quả của chiến tranh.

2. Kĩ năng:

Phân biệt đựơc phái niệm"chiến tranh đế quốc" "chiến tranh cách mạng","chiến tranh cách mạng,"chiến tranh chính nghĩa", "chiến tranh phi nghĩa".Biết trình bày diễn biến cơ bản của chiến tranh trên bản đồ thế giới.

3. Thái độ:

Giáo dục tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hoà bình ủng hộ đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, vì bản chất của các nước đế quốc là gây chiến tranh xâm lược.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, …..

III. Phương tiện: Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918.

IV. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, các tài liệu về chiến tranh thế giới thứ nhất, phiếu học tập...

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

A. Trắc nghiệm:

Câu 1: Nội dung nào của cải cách Minh Trị mang ý nghĩa nhân quyền và dân quyền?

A. Ban bố quyền tự do buôn bán.

B. Tăng cường nội dung khoa học - kỹ thuật trong chương trình giảng dạy.

C. Thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất.

D. Bãi bỏ chế độ đẳng cấp và thực hiện quyền bình dẵng giữa các công dân.

Câu 2: Hai công ty độc quyền đã chi phối đời sống kinh tế và chính trị củaNhật Bản?

A. Mít-xưi, Mít-su-bi-si. B. Honda, Sâmsung.

C. Mít-su-bi-si, Honda. D. Mít-xưi, Sâmsung.

Câu 3: Nội dung nào của cải cách Duy Tân Minh Trị không thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển theo hướng tư bản?

A. Thống nhất lãnh thổ.

B. Thống nhất thuế quan và tiển tệ.

C. Tự do buôn bán và đi lại.

D. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật.

Câu 3: Ý nghĩa của cải cách Duy Tân Minh Trị là:

A. Nhật Bản trở thành nước TBCN đầu tiên ở Châu Á.

B. xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản.

C. thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn,…

D. quân đội được huấn luyện theo kiểu phương Tây.

B. Tự luận:

Câu 4: Trình bày những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị?

Đầu năm1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ.

+ Chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản.

+ Kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn,…

+ Quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây.

+ Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật.

3. Bài mới:

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được sơ lược về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất qua một số hình ảnh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số tranh ảnh về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Hình ảnh này cho các em thấy được điều gì?

+ Qua hình ảnh này em thấy cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác hại như thế nào đến các nước tham chiến?

- Dự kiến sản phẩm: Đó là những hình ảnh về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất...

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Trong lịch sử loài người đã từng có nhiều cuộc chiến tranh diễn ra, song tại sao lại gọi là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của nó ra sao? Các em hãy theo dõi bài học để giải đáp những vấn đề nêu trên. Chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung này trong bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH

- Mục tiêu: HS cần nắm được nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

GHI BẢNG

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục I.

+ Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.

- GV: Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên: Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898); chiến tranh Anh - Bô-ơ (1899 - 1902); chiến tranh Nga-Nhật (1904 - 1905).

? Em có nhận xét gì về các cuộc chiến tranh này?

(Đều là các cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thuộc địa lẫn nhau giữa các nước đế quốc (Mĩ-Tây Ban Nha, Nga-Nhật). Chiến tranh để giành thuộc địa và thôn tính đất đai (Anh-Bô-ơ)).

- Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập.

- HS đọc phần tư liệu SGK trang 71.

GV: Sự kiện trên chỉ là duyên cớ để bùng nổ chiến tranh.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Hoạt động 2: II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CHIẾN SỰ:

- Mục tiêu: HS cần nắm được diễn biến chính của cuộc chiến tranh.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 18 phút.

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK.

+ Trình bày diễn biến chính của cuộc chiến tranh qua 2 giai đoạn?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

- GV dùng lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất để tường thuật diễn chính của cuộc chiến tranh.

- HS trình bày trên lược đò.

? Vì sao cuộc chiến tranh năm 1914-1918 lại gọi là cuộc chiến tranh thế giới?

(Lúc đầu chỉ có 5 cường quốc châu Âu tham chiến, sau đó có 38 nước tham chiến. Chiến tranh bùng nổ với qui mô toàn thế giới).

- GV yêu cầu HS xem hình 51 SGK

? Bức tranh đó nói lên điều gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các cặp đôi trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Hoạt động 3: III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT:

- Mục tiêu: HS cần nắm được hậu quả của cuộc chiến tranh.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 7 phút.

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV giao nhiệm vụ: Phiếu học tập: Trình bày hậu quả của cuộc chiến tranh?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

+ HS thực hiện và GV hướng dẫn:

- GV yêu cầu HS thống kê các con số, qua đó nhận xét gì về hậu quả của chiến tranh?

(Sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh về người và của. Tổn hại to lớn cho nhân loại về cả vật chất và tinh thần).

? Em hãy nêu tính chất của cuộc chiến tranh?

(Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa).

?Em suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến tranh đó?

(Chiến tranh do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới, nhưng nhân dân lao động là người phải gánh chịu mọi hi sinh về người và của).

+ HS trình bày kết quả.

+ Đánh giá kết quả thực hiện.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các cặp đôi trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH

- Sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị.

- Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.

- Thành lập hai khối quân sự đối lập:

+ Năm 1882, khối Liên minh: Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a.

+ Năm 1907, khối Hiệp ước: Anh, Pháp, Nga.

- Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới.

II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CHIẾN SỰ:

1. Giai đoạn thứ nhất (1914-1916):

- Từ 1-3/8, Đức tuyên chiến với Nga và Pháp.

- 4/8, Anh tuyên chiến với Đức.

- Từ 1916, chiến tranh chuyển sang thế cầm cự đối với cả hai phe.

- Cả hai phe đều lôi kéo nhiều nước tham gia.

- Sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại, đã giết hại và làm bị thương hàng triệu người.

2. Giai đoạn thứ hai (1917-1918):

- 4/1917, Mĩ nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước.

- Phe Liên minh liên tiếp bị thất bại.

- Từ cuôí năm 1917, phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.

- 11/11/1918, Đức đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT:

- 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phá huỷ,… chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la.

- Đức mất hết thuộc địa, Anh-Pháp-Mĩ mở rộng thêm thuộc địa.

- Phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

- Thời gian: 4 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

A. Trắc nghiệm:

Câu 1: Mâu thuẫn giữa hai khối Liên minh và Hiệp ước chủ yếu là mâu thuẫn giữa hai nước nào?

A. Đức và Pháp. B. Ý và Anh.

C. Áo - Hung và Nga. D. Đức và Anh.

Câu 2: Nguyên cớ của chiến tranh thé giới thứ nhất là:

A. Nga tấn công Bôxnia.

B. Thái tử Áo-Hung bị phần tử khủng bố ở Xec-bi ám sát.

C. Áo-Hung tấn công vùng Bancăng.

D. nhân dân Bôxnia nổi dậy chống Áo-Hung.

Câu 3: Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. phi nghĩa thuộc về khối Liên minh.

B. Phi nghĩa thuộc về khối Hiệp ước.

C. Chiến tranh đế quốc, xâm lược, phi nghĩa.

D. Chính nghĩa thuộc về các nước thuộc địa.

Câu 4: Sau thế chiến I, bản đồ thế giới chia lại như thế nào?

A. Mỹ chiếm nhiều nơi trên thế giới.

B. Đức bị chia hai, Anh và Pháp trả độc lập cho các nước thuộc địa.

C. Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mỹ mở rộng thêm thuộc địa.

D. Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp trả độc lập cho các nước thuộc địa.

B. Tự luận:

Câu 5: Nêu nguyên nhân, tính chất và kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

Câu 6: Lập niên biểu về sự kiện chính của của diễn biến trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

- Dự kiến sản phẩm

Câu

1

2

3

4

ĐA

D

B

C

C

Câu 5: Nêu nguyên nhân, tính chất và kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

* Nguyên nhân:

+ Sự phát triển không đều của các nước đế quốc.

+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa.

* Kết cục:

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, công trình bị phá hủy, chi phí cho chiến tranh tới 85 tỉ USD.

+ Đức mất hết thuộc địa. Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thuộc địa của mình...

* Tính chất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa

Câu 6: Lập niên biểu về sự kiện chính của của diễn biến trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

Thời gian

Sự kiện

28/6/1914

Thái tử Áo-Hung bị phần tử khủng bố ở Xec-bi ám sát.

1-3/8/1914

Đức tuyên chiến với Nga và Pháp.

4/8/1914

Anh tuyên chiến với Đức.

2/1917

Mĩ nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước.

Cuối 1917

Phe Hiệp ước liên tục tấn công phe Liên minh

11/11/1918

Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện, chiến tranh kết thúc

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để chứng minh được tác hại của cuộc chiên tranh thế giới thứ nhất đến xã hội loài người.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Bằng những kiến thức đã học, chứng minh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam

- Thời gian: 3 phút.

- Dự kiến sản phẩm: “Kẻ gieo gió thì phải gặp bão” Đức đã thất bại hoàn toàn, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc nhưng hậu quả mà nó để lại cho nhân loại thì vô cùng nặng nề. Đối với Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc tăng cường khai thác thuộc địa để bù vào những tổn thất do chiến tranh để lại ở các nước chính quốc…

5.Hướng dẫn về nhà:

- Về nhà học bài, làm bài tập.

- Chuẩn bị bài sau "Ôn tập lịch sử thế giới cận đại", trả lời các câu hỏi trong SGK.

Ngày sọan:05/11/2018 Tuần: 10

Ngày dạy: 07/11/2018 Tiết: 20

ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

(TỪ GIỮA THẾ KỶ XVI - 1917)

MỤC TIÊU

1. Kiến Thức

Củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học từ phần chương I đến chương IV của lịch sử thế giới Cận đại.

2. Thái độ:

Giáo dục ý thức giai cấp và tinh thần đoàn kết quốc tế.

3. Kĩ năng

Rèn kỹ năng hệ thống hoá kiến thức, khái quát hoá các vấn đề lịch sử. Kỹ năng lập bảng thống kê, rút ra kết luận.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II.Chuẩn bị:

+GV: Bảng thống kê các sự kiện lịch sử Cận đại.

+HS: Soạn bài

III.Các bước lên lớp

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ:

-Nêu những sự kiện chính của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?

-Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất?

3.Bài mới:

Các em vừa tìm hiểu xong phần lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến 1917). Đây là thời kì lịch sử có nhiều chuyển biến quan trọng, tác động to lớn đến sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Chúng ta cùng ôn tập lại những chuyển biến đó.

I. Những sự kiện lịch sử chính

? Lập bảng thống kê những sự kiện chính của lịch sử thế giới (theo mẫu)?

-Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng những sự kiện cơ bản nhất.

CÁC SỰ KIỆN CHÍNH CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI

Thời gian

Sự kiện

Kết quả

8/1566

Cách mạng Hà Lan

Lật đổ ách thống trị của vương quốc Tây Ban Nha

1640 – 1688

Cách mạng tư sản Anh

Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển

1775

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh

ở Bắc Mỹ

Anh công nhận nền độc lập của thuộc địa.

Thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (USA)

1789 – 1794

Cách mạng tư sản Pháp

Phá bỏ tận gốc chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển

2/1848

Tuyên ngôn Đảng Cộng sản ra đời

Nêu bật quy luật phát tiển của xã hội loài người và sự thắng lợi của CNXH

1848 – 1849

Phong trào cách mạng ở Pháp và Đức

Giai cấp vô sản xác định được sứ mệnh của mình, có sự đoàn kết quốc tế

1868

Minh Trị Duy Tân

Đưa Nhật Bản chuyển sang CNTB rồi CNĐQ

1871

Công xã Pari

Là cuộc CMVS đầu tiên trên thế giới, lật đổ chính quyền giai cấp tư sản

1911

Cách mạng Tân Hợi

Là cuộc CMTS lật đổ chế độ phong kiến ở Trung Quốc, ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Âu

1914 – 1918

Chiến tranh

thế giới thứ nhất

Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, ảnh hưởng đến tình hình thế giới sau chiến tranh

10/1917

Cách mạng Tháng 10 Nga

Là cuộc CMVS thắng lợi đầu tiên trên thế giới. Mở đầu thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại

? Những sự kiện nào chứng tỏ một nền sản xuất mới ra đời trong lòng xã hội phong kiến?

? Mâu thuẫn chế độ phong kiến, tư sản và các tầng lớp nhân dân biểu hiện ở những điểm nào? Kết quả của mâu thuẫn này là gì?

? Em hãy kể tên các cuộc cách mạng tư sản? Hình thức của các cuộc cách mạng tư sản? Tại sao lại có những hình thức khác nhau đó?

? Căn cứ vào đâu để khẳng định: Cuối TK XIX đầu TK XX- chủ nghĩa tư bản đã được xác lập trên phạm vi toàn thế giới?

? Để phục vụ cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản ở các nước đã thi hành chính sách gì?

? Nhân dân các nước thuộc địa đã làm gì trước sự xâm lược của thực dân phương Tây?

? Cùng với phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa chống thực dân phương Tây còn có phong trào nào khác.

? Bên cạnh sự phát triển về kinh tế thì thời kỳ này đã có những thành tựu gì về kỹ thuật, văn hoá- nghệ thuật?

? Nguyên nhân, diễn biến, kết cục và tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ I?

Câu 1: Em hãy chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất của lịch sử thế giới Cận đại và giải thích vì sao?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các câu hỏi còn lại.

II. Những nội dung chủ yếu.

- Sự ra đời và phát triển của nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa dẫn đến mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến- tư sản và các tầng lớp nhân dân gay gắt → cách mạng tư sản bùng nổ.

+ Cách mạng tư sản Hà Lan TK XVI.

+ Cách mạng tư sản Anh TK XVII.

+ Chiến tranh giành độc lập của 13 Bang thuộc địa Bắc Mĩ.

+ Cách mạng tư sản Pháp 1789 …

=> Chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới→ một số nước chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, sự xâm lược của thực dân phương Tây đối với các nước phương Đông được đẩy mạnh→ phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa diễn ra sôi nổi.

- Phong trào công nhân phát triển mạnh, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, các tổ chức quốc tế của công nhân thành lập.

- Văn học- nghệ thuật, khoa học- kỹ thuật phát triển.

- Chiến tranh thế giới I: Nguyên nhân, diễn biến, tính chất và kết cục→ là cuộc chiến tranh phi nghĩa.

II. Bài tập thực hành.

Câu 1: Năm sự kiện tiêu biểu nhất.

- Cách mạng Hà Lan: mở đầu thời kỳ lịch sử thế giới Cận đại.

- Cách mạng tư sản Pháp: Cuộc cách mạng triệt để nhất .

- Phong trào công nhân: Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản.

- Sự ra đời của chủ nghĩa Mác: Vũ khí đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới.

- Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự thắng lợi của CMT10 Nga 1917: mở ra thời kỳ mới- Thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại.

4. Hoạt động luyện tập(5p)

-Mục tiêu: Giúp học sinh cũng cố lại những kiến thức đã học một cách chắc chắn

-Phương thức tiến hành: cho HS làm các dạng bài tập

1.Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên báo hiệu sự tháng lợi của chủ nghĩa tư bản

A. cách mạng tư sản Anh . B.cách mạng tư sản Hà Lan.

C.cách mạng tư sản Pháp. D.chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở bắc Mĩ.

2. Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới là

A. cách mạng Nga 1905-1907. B. công xã Pa Ri1871.

C. Cách mạng Tân Hợi. D. cách mạng tháng 10 Nga 1017.

3.Hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp là

A. nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh.

B. Nhiều trung tâm công nghiệp, thành phố mới ra đời

C. Hình thành 2 giai cấp tư sản và vô sản

D. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ phong kiến

4. Các nhân vật sau gắn liền với các sự kiện lịch sử nào dưới đây?

Nhân vật

Sự kiện

1. Thiên hoàng Minh Trị

A.Cách mạng tư sản Pháp

2. Oa-sinh-tơn

B.Cuộc duy tân 1868 ở Nhật Bản

3. Rô- be- spie

C.cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

4. Chi-e

D.Tuyên ngôn của đảng cộng sản

5.Ô-li-vơ- Crôm oen

E.Công xã Pa Ri

6.CMác và Ăng ghen

F.Cách mạng tư sản Anh

1B, 2C, 3A, 4E, 5F, 6 D

5. Hoạt động tìm tòi và mở rộng( 4p)

-Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểủ và chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn

-Phương thức tiến hành: cho HS làm bài tập và trả lời câu hỏi

1.Sắp xếp các sự kiện lịch sử sao cho phù hợp với các mốc thời gian sau

Thời gian

Sự kiện

1. 1566

A.Minh trị duy tân

2. 1640-1688

B.Cách mạng tư sản Pháp

3.1776

C.Cách mạng tư sản Anh

4.1789-1794

D.Cách mạng Hà Lan

5.1848

E. Công xã Pa-ri

6.1868

F. Tuyên ngôn của Đảng CS

7.1871

H.Tuyên ngôn độc lập của Mĩ

8.1904-1905

I.Chiên tranh thế giới nhất

9.1914-1918

K.Chiến tranh Nga Nhật

ĐA:1D, 2C,3H,4B,5F ,6A,7E,8K,9I

2. Chọn 5 sự kiện tiêu biểu lịch sử thế giới cận đại và giải thích?

1. Cách mạng tư sản Hà Lan vì đây là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới

2. Cách mạng tư sản Pháp vì đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất

3. Công xã Pa ri 1871 đây là nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới

4. Tuyên ngôn của Đảng Cs đây là lí luận cách của chủ nghĩa xã hội khoa học

5. Chiến tranh thế giới thứ nhất gây nhiều tổn hại cho dân tộc

6. Dặn dò:

Về xem và học kỉ các nội dung chính của bài ôn tập, nắm vững sang giai đoạn hiện đại các em mau lĩnh hội kiến thức hơn. Làm hết các bài tập mà các em còn bỏ trống

*Chuẩn bị bài mới:cách mạng tháng mười Nga 1917.

+ “Đọc” kênh hình SGK.

+Trả lời các câu hỏi trong SGK, xoáy vào nội dung chính sau:

.Tình hình nước Nga ntn trước khi bùng nổ cách mạng?

.Hai cuộc cách mạng nổ ra nguyên nhân do đâu, kết quả , ý nghĩa thế nào? Hai cuộc cách mạng này có điểm giống và khác nào?

Tuần 12, 12 Ngày soạn 11/11/18 Ngày dạy: 13 và 20/11/18

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

(Từ năm 1917 đến năm 1945)

Chương I

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921- 1941)

Tiết 22, 23. Bài 15

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU

TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 – 1921)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS

- Biết được tình hình kinh tế-xã hội nước Nga trước cách mạng và trình bày được những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa Cách mạng tháng Mười năm 1917

2. Kỹ năng

Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định nước Nga trên bản đồ và cuộc đấu tranh bảo vệ nước Nga.

3. Thái độ

Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tình cảm cách mạng đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, …..

III. Phương tiện: Bản đồ nước Nga; tranh ảnh nước Nga và cách mạng tháng Mười Nga.

IV. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, các tài liệu về nước Nga và cách mạng tháng Mười Nga, phiếu học tập...

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra 1 tiết.

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được sơ lược về nước Nga qua một số hình ảnh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 5 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số tranh ảnh về đất nước Nga. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Hình ảnh này cho các em liên tưởng đến quốc gia nào?

- Dự kiến sản phẩm: Đó là những hình ảnh về nước Nga...

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất .Trong quá trình chiến tranh phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc không ngừng phát triển, nổi bật là cách mạng tháng Mười Nga .Cách mạng tháng Mười đã mở ra một thời kì mới của nhân loại.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: 1. Hai cuộc cách mạngở nước Nga năm 1917

- Mục tiêu: HS cần nắm được tình hình kinh tế-xã hội nước Nga trước cách mạng.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện: SGK

- Thời gian: 20 phút

- Tổ chức hoạt động

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

GHI BẢNG

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Trình bày tình hình kinh tế-xã hội nước Nga trước cách mạng?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.

- GV sử dụng bản đồ đế quốc Nga giới thiệu khái quát nước Nga đầu thế kỉ XX.

? Em hãy nêu những nét chính về tình hình nước Nga vào đầu thế kỉ XX?

? Nhận xét gì qua hình 52 SGK?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

I. Hai cuộc cách mạngở nước Nga năm 1917

1. Tình hình nước Nga trước cách mạng

- Nước Nga là một đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II.

- Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.

- Những mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, phong trào phản chiến lan rộng khắp nơi đòi lật đổ chế độ Nga hoàng.

2. Hoạt động 2: 2. Cách mạng tháng Hai năm 1917

- Mục tiêu: HS cần nắm được những nét chính về diễn biến Cách mạng tháng Hai năm 1917.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện: SGK

- Thời gian: 25 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Trình bày những nét chính về diễn biến Cách mạng tháng Hai năm 1917?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.

- GV: Tường thuật diễn biến cách mạng tháng Hai.

? Vì sao nước Nga trong thời kỳ này 2 chính quyền song song tồn tại?

- HS nhận xét hình 53.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.GV chốt ý, ghi bảng:

2. Cách mạng tháng Hai năm 1917:

a. Diễn biến

- Tháng 2/1917 cuộc cách mạng bùng nổ

- 23/2, biểu tình của nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát.

- 27/2, chuyển từ tổng bãi công thành khởi nghĩa vũ trang. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.

- Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ.

- Các Xô viết đại biểu của công nhân, nông dân và binh lính được thành lập. Giai cấp tư sản lập ra Chính phủ lâm thời nhằm giành lại chính quyền từ các Xô viết.

b. Kết quả

+ Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga Hoàng.

+ Hai chính quyền song song tồn tại. (TS, VS)

3. Hoạt động 3: 3. Cách mạng tháng Mười năm 1917

- Mục tiêu: HS cần nắm được diễn biến, kết quả, ý nghĩa Cách mạng tháng Mười năm 1917

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện: SGK

- Thời gian: 30 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa Cách mạng tháng Mười năm 1917?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các HS làm việc.

? Tình hình nước Nga sau cách mạng tháng Hai ? (Hai chính quyền song song và tồn tại).

? Trước tình hình đó Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích có chủ trương như thế nào?

(Chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, thiết lập chính quyền hoàn toàn về tay các Xô viết).

? Thái độ của chính phủ lâm thời?

(Tiếp tục tham gia chiến tranh đế quốc, đàn áp quần chúng)

- GV: Trình bày diễn biến cách mạng tháng Mười.

- HS quan sát H54 - Cuộc tấn công Cung điện Mùa Đông và tường thuật diễn biến cuộc tấn công này.

? Ý nghĩa của cách mạng tháng Mười đối với nước Nga và đối với thế giới?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.GV chốt ý, liên hệ CM tháng Tám ở Việt Nam, ghi bảng:

GV sơ kết bài: Đây là cuộc cách mạng XHCN đầu tiên thắng lợi trên thế giới; mặc dù đến nay chế độ XHCN đã sụp đổ ở Liên Xô nhưng Đảng và nhân dân ta vẫn rất coi trọng ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười.

3. Cách mạng tháng Mười năm 1917

a. Mục tiêu

- Chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, thiết lập chính quyền Xô Viết.

b. Diễn biến:

- Đầu tháng 10, không khí CM bao trùm cả nước, Lê-nin về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng.

- 24/10, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

- 25/10, Cung điện Mùa Đông bị đánh chiếm. Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ.

c. Kết quả: lật đổ chính phủ lâm thời tư sản

d. Ý nghĩa:

- Đối với nước Nga: + Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Đối với thế giới: + Đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cách mạng tháng Hai và tháng Mười Nga

- Thời gian: 5 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1. Đầu thế kỉ XX, đứng đầu Nhà nước quân chủ chuyên chế ở Nga là
A. Nga hoàng Ni-cô-lai I.       
B. Nga hoàng Ni-cô-lai II.
C. Nga hoàng Ni-cô-lai III.     
D. Nga hoàng đại đế.
Câu 2. Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giời thứ nhất (1914 - 1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng
A. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế.
B. nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm trọng,
C. khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
D. bị các nước đế quốc thôn tính.
Câu 3. Lực lượng tham gia cách mạng tháng Hai-1917 ở Nga là
A. Phụ nữ, nông dân
B. Phụ nữ, công nhân, binh lính,
C. Phụ nữ, công nhân, nông dân.
D. Công nhân, nông dân.
 Câu 4. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính gì?
A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân.
D. Lật đổ chế độ Nga hoàng.
 Câu 5. Sau Cách mạng tháng Hai tình hình nước Nga có điểm gì nổi bật?
A. Hai chính quyền song song tồn tại.
B. Chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh.
C. Chính quyền Xô viết tuyên bố nước Nga rút khỏi chiến tranh.
D. Quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh.
 Câu 6. Đêm 24-10-1917 Lê nin trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa tại  
A. Cung điện Mùa Đông, B. Điện Xmô-nưi.
C. Điện Crem-li. D. Thành phố Pê-tơ-rô-grát.
 Câu 7. Kết quả lớn nhất của cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông đêm 25-10-1917 là
A. các bộ trưởng của chính phủ lâm thời tư sản bị bắt.
B. cung điện Mùa Đông bị quân khởi nghĩa chiếm,
C. toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt.
D. quân khởi nghĩa chiếm toàn bộ Pê-tơ-rô-grát.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học để vận dụng trả lời câu hỏi

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?

- Thời gian: 5 phút.

- Dự kiến sản phẩm: Cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ tháng Hai 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
- Cuộc cách mạng thứ hai do Lênin và Đảng Bôn-sê-vích Nga vạch kế hoạch và lãnh đạo thực hiện thắng lợi, lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất toàn quốc của Xô-viết. Đó là cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.-

 - Về nhà học bài, làm bài tập.

- Xem trước Bài 16:" Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội", để tiết sau học, trả lời các câu hỏi trong SGK.

Tuần 12 Ngày soạn: 19/11/18 Ngày dạy: 21/11/18

Tiết 24: Bài 16

LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1921-1941

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm:

- Vì sao nước Nga Xô viết phải thực hiện chính sách kinh tế mới.Nội dung chủ yếu và tác dụng của nó.

- Những thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925-1941.

2. Kỹ năng:

Giúp HS tập hợp tư liệu, sự kiện lịch sử để nhìn nhận ,đánh giá bản chất của sự vật hiện tượng.

3. Thái độ:

Giúp HS nhận thức được sức mạnh,tính ưu việt của chế độ XHCN đồng thời có cái nhìn chính xác, đúng đắn về những sai lầm, thiếu sót của những nhà lãnh đạo Liên Xô trước đây trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Nhận xét, đánh giá thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925-1941.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

III. Phương tiện: Bản đồ Liên Xô; tranh ảnh về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô..

IV. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, các tài liệu về Liên Xô, phiếu học tập...

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là những thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925-1941qua một số hình ảnh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số tranh ảnh về các Những thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925-1941.

. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Những hình ảnh trên hình 58, 59, 60 nói lên điều gì?

- Dự kiến sản phẩm

+ H.58 thể hiện tinh thần của nhân dân LX sẳng sàng tham gia sản xuất khắc phục hậu quả chiến tranh .

+ H.59 hình ảnh nhà máy thủy điện Đơ nhi ép xây dựng 1927.

+ H. 60 máy kéo ở một trang trại tập thể 1936.

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới:: Sau khi ổn định được tình hình, bảo vệ thành quả cách mạng, nước Nga bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vậy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã diễn ra như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: I. CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI VÀ CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ (1921-1925)

- Mục tiêu: Biết được nét nổi bật về nội dung Chính sách kinh tế mới và công cuộc và công cuộc khôi phục kinh tế.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 1.

+ Trình bày những nội dung Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925)?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các HS làm việc.

? Vì sao nước Nga phải thực hiện "Chính sách kinh tế mới"?

? Bức áp phích trên nói điều gì?

? Nội dung của Chính sách kinh tế mới?

? Chính sách kinh tế mới tác động như thế nào với công cuộc khôi phục kinh tế ở nước Nga ?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày, phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh, liên hệ ở Việt Nam, giáo dục lòng yêu nước, Bác Hồ…., ghi bảng:

Hoạt động 2: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1925-1941)

- Mục tiêu: HS cần nắm được những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở LX.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút.

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK.

+ GV giao nhiệm vụ: Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở LX?

+ Quan sát H59, h60.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS:

? Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô được tiến hành như thế nào?

HS: Trả lời

- GV cho HS quan sát H59 và 60. Qua đó em có nhận xét gì về những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô?

? Quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

  • HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của HS.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GV liên hệ công cuộc XD CNXH ở Việt Nam, giáo dục lòng yêu nước, Bác Hồ…., ghi bảng:

GV sơ kết bài: Quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô đã đem lại những thành tựu to lớn: 6-1941, công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô tạm thời dừng lại, Liên Xô bắt tay vào cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.

I. CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI VÀ CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ (1921-1925)

1. Chính sách kinh tế mới

- Nước Nga sau chiến tranh, kinh tế suy sụp, nạn đói trầm trọng, sự chống phá của các thế lực phản cách mạng.

- Tháng 3-1921, Thực hiện Chính sách kinh tế mới, với nội dung:

+ Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.

+ Tự do buôn bán.

+ Mở các xí nghiệp nhỏ, ...

2. Công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925)

- Chính sách kinh tế mới đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp: nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển.

- Tháng 12-1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập.

II. CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1925-1941)

- Hai kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) và lần thứ hai (1933-1937).

- Thành tựu:

+ Kinh tế: sản lượng công nghiệp đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

+ Văn hóa - giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, đạt nhiều thành tưụ rực rỡ về khoa học - kĩ thuật và văn hoá nghệ thuật.

+ Xã hội: các giai cấp bóc lột đã bị xoá bỏ.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nước Nga Xô, nội dung chính sách kinh tế mới. Những thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925-1941.

- Thời gian: 7 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

A. Trắc nghiệm:

Câu 1: Đâu không phải là những chính sách Lê nin thực hiện để cứu vãn tình hình nước Nga sau cách mạng tháng Mười?

A. Chính sách tập thể hóa nông nghiệp. B. Chính sách Cộng sản thời chiến.

C. Chính sách kinh tế mới. D. Tăng cường bóc lột nhân dân lao động.

Câu 2: Tại sai Liên Xô ưu tiên phát triển công nghiệp năng?

A. Liên Xô giàu tài nguyên.

B. Để khai thác vùng Xibêri khắc nghiệt nhưng nhiều mỏ.

C. Là ngành mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong nề kinh tế.

D. Thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp nhẹ, nông nghiệp và củng cố quốc phòng.

Câu 3: Để cải tạo nền nông nghiệp, trong năm 1928 - 1929, Liên Xô đã thực hiện những biện pháp gì?

A. Tịch thu ruộng đất của địa chủ. B. Hạn chế kinh tế phú nông.

C. Chia ruộng đất cho nông dân. D. Phát triển tập thể hóa nông nghiệp.

+ Tự luận:

Câu 4: Trình bày nội dung của Chính sách kinh tế mới? Quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô đã đạt được những thành tựu gì?

- Dự kiến sản phẩm

Câu

1

2

3

ĐA

D

D

D

Câu 4:

* Tháng 3-1921, Thực hiện Chính sách kinh tế mới, với nội dung:

+ Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.

+ Tự do buôn bán.

+ Mở các xí nghiệp nhỏ,...

* Thành tựu:

+ Kinh tế: sản lượng công nghiệp đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).

+ Văn hóa - giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, đạt nhiều thành tưụ rực rỡ về khoa học - kĩ thuật và văn hoá nghệ thuật.

+ Xã hội: các giai cấp bóc lột đã bị xoá bỏ.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích vì sao qua hai kế hoạch 5 năm, trong vòng 10 năm (1928-1937), nhân dân Liên Xô đã xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Vì sao trong kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1937-1942) nhân dân LX phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước?

- Thời gian: 5 phút.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Sau khi hoàn thành kế hoạch 5 năm lần 1 và lần 2, LX tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần 3 nhưng đến năm 1941 Đức tấn công LX, nhân dân LX tạm gác công cuộc xây dựng kinh tế để tập trung tiến hành chiến tranh giữ nước vĩ đại.

* GV giao nhiệm vụ cho HS

- Về nhà học bài, làm bài tập.

- Chuẩn bị bài sau "Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới", trả lời các câu hỏi trong SGK.

 

Tuần 13 Ngày soạn: 25/11/18 Ngày dạy: 27/11/18

Chương II CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)

Tiết 25: Bài 17

CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 1918-1939

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm:

- Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939.

- Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản.

2. Kỹ năng: Rèn luyện tư duy Lôgíc, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch, hiểu rõ mối qua hệ “nhân” “quả” trong một số sự kiện điển hình.

3. Thái độ:

HS cần thấy rõ sự phát triển phức tạp của chủ nghĩa tư bản.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ So sánh, nhận xét, đánh giá những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939.

+ Vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học về sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, …..

III. Phương tiện: Bản đồ châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

IV. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, các tài liệu về châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), phiếu học tập...

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được sơ lược về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939.

, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV trực quan sát lược đồ châu Âu trong những năm 1918-1939. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Quan sát lược đồ Châu âu hãy cho biết trong những năm 1918-1929 tình nhình châu Âu như thế nào?

- Dự kiến sản phẩm

+ Những năm 1918-1923 xuất hiện một số quốc gia mới trên cơ sở tan rã của đế quốc Đức Áo Hung: Áo, Ba Lan, Nam Tư, Phần Lan. Kinh tế suy sụp do chiến tranh tàn phá. Chính trị lâm vào khủng hoảng do cao trào cách mạng 1918- 1923.

+ Những năm 1924-1929 chính quyền tư sản các nước đã đẩy lùi cao trào cách mạng và củng cố nền nền thống trị. Kinh tế phục hồi và phát triển.

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và trước chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945) tình hình thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là châu Âu đã trải qua cao trào cách mạng (1918-1923) ở các nước tư bản. Chúng ta sẽ tìm hiểu những nét khái quát về tình hình châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ở bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: I. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1918-1929

- Mục tiêu: HS cần nắm được sự biến đổi của châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 1.

+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Âu có những biến đổi gì?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.

? Trong những năm 1924-1929, tình hình các nước tư bản châu Âu có gì thay đổi?

? Qua bảng thống kê trên em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp của 3 nước đó?

(Sản xuất công nghiệp tăng nhanh)

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Hoạt động 2: II. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939

- Mục tiêu: HS cần nắm diễn biến, hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Những nét chính và hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.

- Trình bày diễn biến

? Cuộc khủng hoảng này gây ra những hậu quả gì?

? Để giải quyết cuộc khủng hoảng này, hệ thống tư bản thế giới giải quyết ra sao?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

+ Giáo dục bảo vệ môi trường….

GV sơ kết bài: Tình hình châu Âu có nhiều biến đổi trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

I. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1918-1929

1. Những nét chung

- Một số quốc gia mới đã ra đời.

- Hầu hết các nước châu Âu đều bị suy sụp về kinh tế.

- Trong những năm 1924-1929, các nước tư bản châu Âu trở lại ổn định.

2. Cao trào cách mạng 1918 -1923. Quốc tế cộng sản thành lập (đọc thêm)

II. CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và những hậu quả của nó

- Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ trong thế giới tư bản.

- Hậu quả:

+ Tàn phá nặng nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

+ Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người đói khổ.

- Để thoát ra khỏi khủng hoảng:

+ Anh, Pháp… cải cách kinh tế, xã hội.

+ Đức, Ý, Nhật phát xít hoá chế độ thống trị và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939.

- Thời gian: 7 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

A. Trắc nghiệm:

Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân làm bùng nổ cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản?

A. Sự cổ vũ của CM tháng Mười Nga.

B. Sự bót lột nặng nề của giới cầm quyền.

C. Hậu quả của chiên tranh TG thứ nhất: Mâu thuẫn xã hội phát triển.

D. Cách mạng tháng Mười Nga đã chỉ rỗ cho giai cấp công nhân con đường đấu tranh để tự giải phóng.

Câu 2: Giữa năm 1918, tình hình nước Đức như thế nào?

A. Phản công về quân sự, kinh tế ổn định, chính trị khủng hoảng.

B. Thất bại về quân sự, cầu hòa với Mĩ, công nhân có việc làm.

C. Kinh tế khủng hoảng, chính trị ổn định, quân sự sa sút.

D. Thất bại về quân sự, kinh tế khủng hoảng, công nhân bãi công.

Câu 3: Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế thế giới là:

A. lạm phát, dân đói.

B. năng suất tăng, sản xuất ồ ạt.

C. sản suất giảm, cung không đủ cầu.

D. năng suất tăng, thị trường tiêu thụ giảm.

Câu 4: Mĩ, Anh, Pháp đã chọn biện pháp nào để vượt qua khủng hoảng?

A. Đẩy nhanh tốc độ xâm chiếm thuộc địa để bán hàng dư thừa.

B. Tích cực tăng năng suất để đủ hàng cung cấp cho thị trường.

C. Đóng cửa các xí nghiệp, giảm thợ để giảm bớt áp lực thất nghiệp.

D. Tiến hành cải cách kinh tế khôn ngoan, duy trì nền dân chủ tư sản.

Câu 4: Đâu không phải là cách để Đức, Ý thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới?

A. Phát xít hóa chế độ thống trị.

B. Đẩy nhanh tốc độ xâm chiếm thuộc địa.

C. Phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới.

D. Tiến hành cải cách bằng những biện pháp dân chủ tư sản.

B. Tự luận:

Câu 5: Trình bày những hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?

- Dự kiến sản phẩm

Câu

1

2

3

4

ĐA

B

D

D

D

Câu 5: Trình bày những hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?

+ Tàn phá nặng nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa.

+ Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người đói khổ.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đến các nước trên thế giới.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

- Tại sao gọi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất, kéo dài nhất, gây thiệt hại nặng nề nhất ?

- Thời gian: 5 phút.

- Dự kiến sản phẩm

- Đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất vì làm ảnh hưởng và lan rộng đến tất cả các nước ,dù là nước tư bản phát triển như Anh ,Pháp ... hay các nước thuộc địa ,phụ thuộc .

- Kéo dài nhất vì đây là cuộc khủnge hoảng kéo dài 5 năm (từ 1929-1933) ,dài hơn các cuộc khủng hoảng trước đó

- Gây thiệt hại nặng nề nhất vì những thiệt hại do cuộc khủng hoảng đưa đến là không thể tính được .Cuộc khủng hoảng diễn ra trên tất cả các mặt của nền kinh tế thế giới . Đặc biệt ,hậu quả chính trị -xã hội tai hại nhất là nạn thất nghiệp ,phong trào đấu tranh ngày càng tăng của nhân dân các nước ,dẫn đén việc chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước ...

* GV giao nhiệm vụ cho HS

- Về nhà học bài, làm bài tập.

- Chuẩn bị bài sau "Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới", trả lời các câu hỏi trong SGK.

Tuần 13 Ngày soạn: 26/11/18 Ngày dạy: 28/11/18

Tiết 26: Bài 18

NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 1918-1939

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm:

- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và nguyên nhân của sự phát triển đó.

- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và “Chính sách mới” nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.

2. Kỹ năng:

- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế xã hội .

- Bước đầu biết tư duy so sánh rút bài học lịch sử ,những sự kiện lịch sử.

3. Thái độ:

- Học sinh nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội Mĩ.

- Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức,bất công xã hội tư bản.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Quan sát Qua hình 65, 66 nêu nhận xét về tình hình kinh tế Mĩ?

+ Vận dụng kiến thức đã học để rút những vấn đề thực tiễn đặt ra .

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, …..

III. Phương tiện:

IV. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, những hình ảnh về kinh tế Mĩ và xã hội Mĩ..,

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được sơ lược về nước Mĩ qua một số hình ảnh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 5 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số tranh ảnh về nước Mĩ . Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Quan sát hình 65, hình 66 nêu nhận xét về tình hình kinh tế Mĩ?

- Dự kiến sản phẩm

- Trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.

- Năm 1928, chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.

- Đứng đầu thế giới về công nghiệp ô tô, dầu mỏ, thép,…

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới:: Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đối với nước Mĩ và chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: I. NƯỚC MĨ TRONG THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỈ XX

- Mục tiêu: Giúp HS biết được tình hình kinh tế-xã hội nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình.

- Phương tiện

+ Ti vi, máy vi tính.

- Thời gian: 14 phút.

- Tổ chức hoạt động

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 1 và trả lời các câu hỏi:

+ Nêu những nét chính về tình hình kinh tế-xã hội nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến HS theo dõi, hỗ trợ HS.

? Em cho biết tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) phát triển như thế nào?

? Em cho biết những thành tựu kinh tế Mĩ trong những năm 1923-1929?

GV: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển kinh tế Mỹ trong giai đoan này?

? Qua hình 65, 66 nêu nhận xét về tình hình kinh tế Mĩ?

? Em hãy cho biết tình hình xã hội nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Học sinh trả lời các câu hỏi của GV.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các bạn.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Hoạt động 2: II. NƯỚC MỸ TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939.

- Mục tiêu: HS cần nắm được cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ và nội dung và tác dụng của Chính sách mới.

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình.

- Phương tiện

+ Ti vi, máy vi tính.

- Thời gian: 17 phút.

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 2 và trả lời các câu hỏi:

Nêu những nét chính cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ và nội dung và tác dụng của Chính sách mới?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến HS theo dõi, hỗ trợ HS.

? Em hãy cho biết cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ diễn ra như thế nào?

? Nội dung chính của chính sách mới là gì?

? Quan sát hình 69, em hãy nhận xét về Chính sách mới của Ru-dơ-ven?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Học sinh trả lời các câu hỏi của GV.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các bạn.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

  • Giáo dục BVMT….

GV sơ kết bài: Trong những năm 20 của thế kỷ XX, do những điều kiện thuận lợi, nước Mĩ phát triển mạnh. Mĩ vẫn không tránh khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Chính sách mới đã cứu nước Mĩ thoát khỏi tình trạng nguy kịch.

I. NƯỚC MĨ TRONG THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỈ XX

1. Kinh tế

- Trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.

- Năm 1928, chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.

- Đứng đầu thế giới về công nghiệp ô tô, dầu mỏ, thép,…

- Nguyên nhân:

+ Cải tiến kĩ thuật.

+ Sản xuất dây chuyền.

+ Tăng cường độ lao động của công nhân.

2. Xã hội

- Nạn phân biệt chủng tộc.

- Phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong nước.


II. NƯỚC MỸ TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939.

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ

- Cuối tháng 10-1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy.

- Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.

2. Chính sách mới của Ru-dơ-ven

a. Nội dung

- Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng.

- Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế-tài chính

b. Tác dụng

- Góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế.

- Đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ.

- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và “Chính sách mới” nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.

.

- Thời gian: 5 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1: Năm 1928, so với tổng sản lượng công nghiệp thế giới, sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm:

A. 18%. B. 48%. C. 84%. D. 98%.

Câu 2: Đâu là biện pháp Mĩ không dùng để phát triển kinh tế?

A. Cải tiến kĩ thuật.

B. Sản xuất dây chuyền.

C. Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.

D. Tăng cường gây chiến tranh xâm lược thuộc địa.

Câu 3: Tổng thống Rudơven đã làm gì để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng?

A. Tuyên chiến với Đức, Ý.

B. Thực hiện chính sách mới.

B. Tiến hành chiến tranh xâm lược với Mĩ Latinh.

C. Xuất khẩu hàng hóa sang các nước Mĩ Latinh.

Câu 4: Sau khi thực hiện chính sách mới, nền kinh tế Mĩ có những nét mới nào?

A. Nền kinh tế do tư nhân Mĩ quản lý.

B. Nền kinh tế phát triển theo quy luật thị trường.

C. Nhà nước kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế.

D. Nhà nước hoạch định nền kinh tế một cách chặt chẽ.

B. Tự luận:

Câu 5: Nêu nội dung của chính sách mới và tác dụng của nó đối với cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ (1929-1939)?

- Dự kiến sản phẩm

Câu

1

2

3

4

ĐA

B

D

B

C

Câu 5: Nêu nội dung của chính sách mới và tác dụng của nó đối với cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ (1929-1939)?

* Nội dung

- Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng.

- Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế-tài chính

* Tác dụng

- Góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế.

- Đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng các nội dung kiến thức vào thực tiễn, giải thích về sự phát triển của nên kinh tế Mĩ.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Em hãy giải thích sự phát triễn nhanh của nên kinh tế Mĩ?

- Thời gian: 4 phút.

- Dự kiến sản phẩm

Trong những năm 20 của thế kỷ XX, do những điều kiện thuận lợi, nước Mĩ phát triển mạnh. Mĩ vẫn không tránh khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Chính sách mới đã cứu nước Mĩ thoát khỏi tình trạng nguy kịch….

VI. Hướng dẫn về nhà:

- Về nhà học bài, làm bài tập.

- Chuẩn bị bài sau "Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới", trả lời các câu hỏi trong SGK.

Tuần: 14 Ngày soạn: 02/12/2018

Tiết: 27 Ngày dạy: 04/12/2018

BÀI TẬP LỊCH SỬ CHƯƠNG I

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức phần chương I.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải quyết các câu hỏi trong sách giáo khoa.

3. Thái độ:: Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

1. Chuẩn bị của giáo viên: Hệ thống câu hỏi ôn tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

III. PHƯƠNG PHÁP. Phân tích, tổng hợp các sự kiện lịch sử.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định lớp. (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ. (7 phút)

Hỏi: Nội dung của chính sách kinh tế mới là gì? (Học sinh trung bình)

Trả lời:

- Bỏ trưng thu lương thực thừa thay bằng thuế lương thực.

- Thực hiện tự do buôn bán, mở lại chợ.

- Tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh.

3. Bài mới.

G/v giới thiệu bài mới.

Bài tập 1: (10 phút) Khoanh tròn vào đáp án đúng?

Câu 1: những năm đầu TK XX nước Nga là một nước:

A. quân chủ chuyên chế. B. quân chủ lập hiến.

C. cộng hòa tư sản. D. xã hội chủ nghĩa.

Câu 2: cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ hai nổ ra vào:

A. 21-2-1917. B. 23-2-1917.

C. 27-2-1917. D. 29-2-1917.

Câu 3: cuộc cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng:

A. cuộc cách mạng dân chủ tư sản B. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

C. cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. D. cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giành thắng lợi.

Đáp án: 1 – A, 2- B, 3 – D.

Bài tập 2: (10 phút) Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại diễn ra hai cuộc cách mạng?

- Sau cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại. Chính phủ lâm thời tư sản và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp đối lập nhau nên không thể tồn tại.

- Chính phủ lâm thời tư sản vẫn tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, đàn áp nhân dân lao động.

- Yêu cầu tất yếu của lịch sử nước Nga lúc bấy giờ là phải làm cuộc cách mạng vô sản lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, giành chính quyền về tay nhân dân lao động.

Bài tập 3: (5 phút) Lê-nin có vai trò như thế nào trong cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?

  • Lê-nin là người sáng lập ra Đảng Bôn-sê-vích Nga.
  • Vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn.
  • Trực tiếp chỉ đạo cách mạng.
  • Có những quyết định táo bạo và sáng suốt, trong hành động thì mau lẹ, đúng thời cơ.

Bài tập 4: (7 phút) Khoanh tròn vào đáp án đúng?

Câu 1: nước Nga xô viết bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước từ năm:

A. 1917. B. 1918.

C. 1920. D. 1921.

Câu 2: liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết được thành lập vào thời gian:

A. 10-1917. B. 10-1921.

C. 11-1922. D. 12-1922.

Câu 3: bước vào thời kì xây dựng CNXH, Liên Xô là một nước có nền kinh tế:

A. nông nghiệp lạc hậu. B. công nghiệp phát triển..

C. công-nông nghiệp phát triển.. D. đứng hàng trung bình ở châu Âu..

4. Củng cố. (3 phút) GV kiểm tra lại các phần bài tập đã làm.

5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (2 phút) Yêu cầu học sinh đọc trước bài mới.

Ngày soạn: 03/12/18

Ngày giảng: 05/12/18

Chương III. CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939)

Tuần 14 - Tiết 28

BÀI 19: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Biết được tình hình kinh tế - xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Biết được cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền ở Nhật

2. Kĩ năng

Chỉ được bản đồ, phân tích, so sánh, liên hệ thực tế.

3. Thái độ

- Hs nhận thức rõ: Bản chất phản động, hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít Nhật.

- Hs căm thù tội ác mà chủ nghĩa phát xít gây ra.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Biết nắm các sự kiện lịch sử, chỉ được bản đồ, phân tích.

- Năng lực chuyên biệt: Vẽ bản đồ đẹp chính xác, biết so sánh, liên hệ thực tế.

Biết được mối quan hệ nước ta với Nhật Bản hiện nay.

II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Đàm thoại, phân tích, bản đồ, so sánh, hệ thực tế.

III.PHƯƠNG TIỆN: Bản đồ châu Á, bảng phụ, tranh ảnh về Nhật Bản

IV.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1.Chuẩn bị của GV : Gíao án, bản đồ, bảng phụ, tranh ảnh.

Bản đồ thế giới (Hoặc châu Á) phấn màu, tài liệu.

2.Chuẩn bị của GV

Bảng phụ, sưu tầm tranh ảnh, phấn, thước.

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC DẠY HỌC:

1. Ổn định

2. Bài cũ: (3P)

? Mỹ thoát khỏi cơn khủng hoảng đó bằng cách nào?

3. Bài mới: (3P)

3.1 TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT:

1. Mục tiêu: Dẫn dắt HS vào bài học thông qua bản đồ và tranh ảnh, tạo tư thế học tập hứng thú

2. Phương thức: Nhìn vào bản đồ và trả lời bài tập sau:

Nhật Bản ở khu vực nào của châu Á? ( Khu vực ĐÁ…)

Cuối TK XIX đầu TK XIX nền kinh tế của Nhật phát triển như thế nào?

3.Dự kiến sản phẩm

HS suy nghĩ, trao đổi trả lời: Khu vực ĐÁ…là nước duy nhất ở châu Á không bị các nước TB phương Tây xâm lược, có nền kinh tế phát triển…

Từ đó GV dẫn dắt vào bài NB giống như các nước TB châu Âu và Mĩ có nền kinh tế phát triển theo con đường TBCN, nhưng phát triển không cân đối, chạy theo lợi nhuận….

3.2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

1Hoạt động1. I. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất

- Mục tiêu: Tình hình kinh tế Nhật sau chiến tranh

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY-TRÒ

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Tình hình kinh tế Nhật sau CTTGI?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

? Hãy nêu những nét khái quát sự phát triển kinh tế Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?

? Em cho biết sự phát triển phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhât?

? Trình bày cuộc khủng hoàng tài chính ở Nhật?

? So sánh kinh tế Nhật – Mỹ trong thời gian?

- Giống: Sau chiến tranh kinh tế đều phát triển.

- Khác: Nhật khủng hoảng tài chính sớm 1927, trong khi Mỹ vẫn đang còn phát triển. Từ 1929 – 1933 kinh tế Mỹ mới bị khủng hoảng.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

-HS lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh

1. Kinh tế

- Đã thu được nhiều lợi nhuận, nhất là về kinh tế.

- Sau chiến tranh, Kinh tế ngày càng gặp khó khăn, nông nghiệp lạc hậu.

2. Xã hội

- Năm 1918, “cuộc bạo động lúa gạo” bùng nổ, lôi cuốn 10 triệu người tham gia.

- Phong trào bãi công diễn ra sôi nổi.

- Tháng 7-1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập, lãnh đạo phong trào công nhân.

- Năm 1927, Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính.

2. Hoạt động 2 II. Nhật Bản trong những năm 1929- 1939

Tình hình kinh tế của NB lâm vào khủng hoảng.

- Mục tiêu: Biết được cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền ở Nhật

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 19 phút

- Tổ chức hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY-TRÒ

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Nhật đã diễn ra như thế nào?

? Để đưa nước Nhật ra khỏi khủng hoảng, giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì?

? Thái độ của nhân dân Nhật đối với chủ nghĩa phát xít ra sao?

GV cho HS quan sát h71 và yêu cầu HS nhận xét về chính sách đối ngoại của Nhật, so sánh với Đức.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh

GV sơ kết bài: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản ổn định về kinh tế một thời gian ngắn rồi rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Để tìm lối thoát khủng hoảng, Nhật Bản đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Nhật

- Giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản.

+ Sản lượng công nghiệp giảm tới 1/3.

2. Quá trình phát xít hóa bộ máy chính quyền

- Giới cầm quyền Nhật chủ trương quân sự hóa đất nước.

- Phát động chiến tranh xâm lược để thoát khỏi khủng hoảng.

- Tháng 9/1931, tấn công vùng Đông Bắc trung Quốc.

- Trong thập niên 30, đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát xít với việc sử dụng triệt để bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ chuyên chế.

- Nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh mạnh mẽ, đã làm chậm lại quá trình phát xít hoá ở Nhật.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự phát triển thăng trầm của nền kinh tế Nhật, khủng hoảng, gây chiến tranh xâm lược.

- Thời gian: 4 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Chọn câu đúng ( Trả lời cá nhân)

Câu 1: Cuối TK XIX đầu TK XX Nhật là nước duy nhất ở châu Á

A. chuyển sang chủ nghĩa đế quốc

B. chủ nghĩa tư bản hình thành

C. xây dựng nhà nước tự do

D. chủ nghĩ phát xít hình thành

Câu 2: Khi lâm vào khủng hoảng 1929 – 1939 Nhật đã

A. tiến hành cải cách kinh tế- xã hội

B. phát xít hóa gây chiến tranh

C. hợp tác với các nước tư bản ở châu Âu

D. đầu tư kinh doanh ở nước ngoài

Câu 3: Năm 1927 Nhật Bản bắt đầu khủng hoảng từ lĩnh vực

A. ngân hàng C. công Nghiệp

B. nông nghiệp D. xây dựng

Câu 4: Sau khi phát xít hóa Nhật xâm lược quốc gia đầu tiên là

A. Thái Lan C. Lào

B. Việt Nam D. Trung Quốc

Câu 5. Ý nào sau đây không phản ánh nền kinh tế Nhật Bản hiện nay?

A. Áp dụng khéo léo thành tựu KHKT vào sản xuất kinh doanh

B. Người Nhật cần cù lao động, sáng tạo và tiết kiệm

C. Thường nhận viện của nước ngoài để phát triển kinh tế

D. Có nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới sau Mĩ và Trung Quốc

3.4. Hoạt động luyện tập(1P)

- Chuẩn bị bài mới:

BÀI 20: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918 – 1939).

- Đọc SGK nắm những nét mới về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á như thế nào?

- Vẽ bản đồ châu Á, chuẩn bảng nhóm

- Chú trọng đến các nước ĐNÁ, điểm nổi bật là gì?

- Nắm tình hình CM ở các nước TQuốc, MCổ, Ân Độ, các nước ĐNA

Tuần 15 Ngày soạn: 09/12/18 Ngày dạy: 11/12/18

Tiết 29, 30 Bài 20

PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918-1939)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh

- Biết được những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918-1939, trình bày được những sự kiện quan trọng và nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc.

- Biết được những nét lớn của tình hình Đông Nam Á đầu thế kỉ XX, trình bày được phong trào độc lập dân tộc diễn ra ở một số nước Đông Nam Á.

2. Kĩ năng: Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ.

3. Thái độ: Bồi dưỡng nhận thức về tính chất tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa,phụ thuộc nhằm giành độc lập dân tộc; thấy được những nét tương đồng và sự gắn bó lịch sử đấu tranh giành độc lập của các nước ở khu vực Đông Nam Á.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

5. Tích hợp GDBVMT : Sự áp bức bóc lột của các nước tư bản đế quốc với nhân dân các nước Châu Á và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Châu Á trong thời gian giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, …..

III. Phương tiện: Bản đồ châu Á; Lược đồ các nước ĐNA.

IV. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, các tài liệu về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1039)

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (linh động)

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản về một số nước châu Á tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 4 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV cho học sinh xem lược đồ thế giới và xác định vị trí của các nước Trung Quốc, Ấn Độ và các nước trong khu vực Đông Nam Á

- Dự kiến sản phẩm: HS lên xác định vị trí các nước trên

* Giới thiệu bài: Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và chiến tranh thế giới thứ nhất, thế giới có nhiều biến động: chủ nghĩa phát xít hình thành, kinh tế khủng hoảng đe dọa hòa bình và an ninh thế giới. -> phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ ở Châu Á, lan rộng toàn châu lục. Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu những nét chung của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á và một số nét cụ thể ở Trung Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Tiết 1

Hoạt động 1

I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở Chấu Á. Cách mạng TQ trong những năm 1919 - 1930

1. Những nét chung

- Mục tiêu: HS cần nắm được những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918-1939.

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, trực quan

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 19 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Trình bày những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918-1939?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

?Thắng lợi của c/m TM Nga và sự kết thúc của CTTG I đã có tác động ntn đối với p/t GPDT ở Châu Á?

? Hãy trình bày diễn biến của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.

GDBVMT: Nhân dân các nước Châu Á còn bị áp bức bóc lột nặng nề và sự bóc lột của bọn tư bản đế quốc và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.Vì vậy nhân dân ngày càng đói khổ họ đã vùng dậy đấu tranh ở khắp các nước nổi bật là TQ, Ấn Độ, VN, In đô nê xia…

? C/m ở TQ có gì mới?

? C/m ở Mông Cổ có gì mới? P/t c/m ở ĐNA phát triển ra sao? P/t c/m ở Ấn Độ có gì mới? P/t c/m ở Thổ Nhĩ Kì ra sao? P/t c/m ở VN phát triển ntn

? Nét mới của p/t ĐLDT ở Châu Á sau CTTG I là gì?

G/c công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành ĐLDT đóng vai trò lãnh đạo c/m Các ĐCS ra đời ở 1 số nước Châu Á…

Nhấn mạnh:Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là sự trưởng thành của giai cấp công nhân

Cho HS quan sát hình 72 và tìm hiểu một số nét chính về M. Gan-đi.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chốt ý, lưu ý Đảng cộng sản Việt Nam thành lập 03/02/1930, ghi bảng:

I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở Chấu Á. Cách mạng TQ trong những năm 1919 - 1930:

1. Những nét chung

- - Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á bước sang thời kỳ phát triển mới.

- Phong trào diễn ra mạnh, lan rộng ở nhiều khu vực, tiêu biểu phong trào ở:

+ Trung Quốc: 1919, phong trào Ngũ tứ.

+ Mông Cổ: cách mạng thành công thành lập nhà nước Cộng hòa nhân dân Mông Cổ.

+ Ấn Độ: phong trào đấu tranh của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M.Ganđi đứng đầu.

+ Thổ Nhĩ Kỳ: chiến tranh giải phóng giành thắng lợi, thành lập Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

* Kết quả

- GCCN tích cực tham gia đấu tranh CM.

- ĐCS thành lập: TQ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, lãnh đạo PTCM.

Hoạt động 2

2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939

- Mục tiêu: HS cần nắm được những sự kiện quan trọng và nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc.

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 22 phút

- Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Trình bày những sự kiện quan trọng và nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918-1939?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

GV: Trình bày về phong trào Ngũ Tứ (4-5- 1919)

GV: Ngũ Tứ đây là phong trào mở đầu cho thời kì phát triển mới ở Trung Quốc.

? Giải thích vì sao gọi là “P/t Ngũ Tứ”

Phong trào Ngũ Tứ (hay còn gọi là Ngũ Tứ vận động), là một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức Trung Quốc, vì nổ ra đúng vào ngày 4 tháng 5 năm 1919 nên được gọi là phong trào Ngũ Tứ.

? Trong những năm 1926-1939, cách mạng Trung Quốc diễn ra như thế nào?

?Hãy kể tên các khẩu hiệu đấu tranh của “P/t Ngũ Tứ” và nhận xét tính chất của p/t?

-HS: Vừa chống ĐQ vừa chống p/k Tiến bộ hơn c/m Tân Hợi ĐCS TQ ra đời

? Theo em, khẩu hiệu đấu tranh của p/t NT có gì mới so với khẩu hiệu “Đánh đổ Mãn Thanh” trong c/m Tân Hợi?

? P/t c/m TQ (1927-1937) có những đặc điểm gì nổi bật?

? Vì sao năm 1937 ĐCS TQ bắt tay hợp tác với Quốc Dân Đảng?

? Năm 1937, trước nguy cơ xâm lược của NB, c/m TQ phát triển ntn?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939

a. Từ 1919-1925

* Phong trào Ngũ Tứ ( 4/5/1919): cuộc biểu tình của 3000 HS ở Bắc Kinh chống lại âm mưu xâu xé của đế quốc, lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân, công nhân tham gia.

- Kết quả: mở đầu cao trào chống đế quốc – PK.

+ Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin.

- 1/7/1921, ĐCS Trung quốc thành lập

b. Từ 1926-1937

- Tình hình chính trị Trung Quốc có nhiều biến động.

- 1926-1927: cuộc chiến tranh Bắc phạt của các lực lượng cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị nhiều vùng trong nước.

- 1927 – 1937, cuộc nội chiến giữa Quốc Dân Đảng (Tưởng Giới Thạch) và Đảng Cộng Sản TQ.

- 7/1937, Nhật phát động cuộc tấn công xâm lược TQ.

- Đảng cộng sản TQ và Quốc dân đảng đã đình chiến, cùng hợp tác chống Nhật.

- Cách mạng TQ chuyển sang thời kỳ mới: Quốc – Cộng hợp tác, kháng chiến chống Nhật.

Tiết 2

Hoạt động 3

II. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á

1. Tình hình chung

- Mục tiêu: HS cần nắm được những nét lớn của tình hình Đông Nam Á đầu thế kỉ XX.

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, trực quan

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 18 phút

- Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Trình bày những nét lớn của tình hình Đông Nam Á đầu thế kỉ XX?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

? Tình hình chung của các quốc gia Đông Nam Á đầu thế kỉ XX như thế nào?

- GV yêu cầu HS dùng lược đồ Đông Nam Á để chỉ các thuộc địa của các đế quốc thực dân khác nhau.

? Phong trào cách mạng Đông Nam Á đầu thế kỉ XX phát triển như thế nào?

? Từ những năm 20 của thế kỉ XX trở đi, phong trào cách mạng Đông Nam Á có nét gì mới?

? Sự trưởng thành của các ĐCS có tác động ntn đối với p/t ĐLDT ở các nước ĐNA?

Cho HS đọc phần tư liệu SGK

Hướng dẫn HS xem H73, 74 (SGK)

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

II. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á:

1. Tình hình chung:

- Đầu thế kỉ XX hầu hết đều là thuộc địa(Trừ Thái Lan ).

- Cách mạng phát triển mạnh, vận động theo hướng dân chủ tư sản.

- Nét mới

+ Giai cấp vô sản trưởng thành.

+ Một loạt các đảng Cộng sản ra đời.

- Những phong trào điển hình.

+ Khởi nghĩa Xu- na- tơ - ra( In đô nê xi a ).

+ Xô viết Nghệ Tĩnh (VN).

Hoạt động 4:

2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á:

- Mục tiêu: HS cần nắm được phong trào độc lập dân tộc diễn ra ở một số nước Đông Nam Á.

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, trực quan

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 20 phút

- Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Trình bày những nét chính về phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á đầu thế kỉ XX?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.

? Phong trào ở Đông Dương phát triển như thế nào?

? Phong trào cách mạng ở các nước Đông Nam Á hải đảo phát triển như thế nào?

- GV: Cho HS xem ảnh của Xu-các-nô lãnh tụ phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a

- GV: Năm 1940 phát xít Nhật tiến vào Đông Dương và toàn bộ khu vực Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

HS lần lượt trình bày

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV sơ kết bài: Phong trào độc lập dân tộc trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1919) lên cao và lan rộng. Ở Trung Quốc, cuộc đấu tranh thời kì này mở đầu bằng phong trào Ngũ tứ, rồi sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á có nhiều nét mới: phong trào dâng cao, sự lớn mạnh của giai cấp vô sản trẻ tuổi.

2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á:

- Phong trào diễn ra sôi nổi, liên tục ở nhiều nước.

- Ở Đông Dương: phong trào diễn ra sôi nổi, phong phú.

- Ở Đông Nam Á hải đảo, lôi cuốn hàng triệu người tham gia.

- Từ 1940 chống Phát xít Nhật.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á

- Thời gian: 6 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).

+ Phần trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Phong trào nào đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á?

A. Phong trào Ngũ Tứ. B. Phong trào Cần Vương.

C. Khởi nghĩa Gia va. D. Cách mạng Mông Cổ.

Câu 2: Phong trào Ngũ Tứ mở đầu bằng sự kiện nào?

A. Cuộc bãi công của công nhân Thượng Hải.

B. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước Bắc Kinh.

C. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước Nam Kinh.

D. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản ở Thượng Hải.

Câu 3: Trong các khẩu hiệu sau, khẩu hiệu nào không phải được nêu ra trong phong trào Ngũ Tứ?

A. Trung Quốc là người của Trung Quốc. B. Phế bỏ Hiệp ước 21 điều.

C. Đánh đổ Mãn Thanh. D. Kháng Nhật cứu nước.

Câu 4: Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kỳ Quốc - Cộng hợp tác nhằm mục đích

A. hợp tác để chống Tưởng Giới Thạch. B. thỏa hiệp để cùng dưỡng quân.

C. cùng nhau kháng chiến chống Nhật xâm lược. D. đánh đổ Mãn Thanh.

Câu 5: Nước nào ở Đông Nam Á không phải là thuộc địa hoặc nửa thuộc địa?

A. Việt Nam. B. Thái Lan. C. Inđônêxia. D. Brunây.

Câu 6: Bắt đầu từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á có nét gì mới?

A. Giai cấp vô sản phát triển nhưng chưa trưởng thành.

B. Phong trào tiểu tư sản ra đời và lần lượt thất bại.

C. Giai cấp tư sản thỏa hiệp với đế quốc.

D. Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.

Câu 7: Trong năm 1930, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở những nước nào trong khu vực Đông Nam Á?

A. Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia.

B. Philippin, Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia.

C. Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia.

D. Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Malaixia.

Câu 8: Vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, ở Việt Nam có phong trào nổi tiếng nào?

A. Cao trào kháng Nhật cứu nước. B. Phong trào Ngũ Tứ.

C. Phong trào Duy Tân. D. Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.

Câu 9: Từ năm 1940, phong trào độc lập dân tộc Đông Nam Á có kẻ thù mới là ai?

A. Quân phiệt Tưởng Giới Thạch. B. Phát xít Đức.

C. Phát xít Nhật. D. Thực dân Pháp.

Tự luận

Câu 10: Trình bày những sự kiện quan trọng và nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918-1939?

- Phong trào Ngũ Tứ: 4-5-1919, khởi đầu là cuộc biểu tình của 3000 học sinh Băc Kinh, sau đó nhanh chóng lan rộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- 1/7/1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

- 1926-1927, tiến hành cuộc chiến tranh Bắc phạt nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt.

- 1927-1937, cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng - Tưởng Giới Thạch và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã diễn ra.

- 7-1937, Quốc - Cộng hợp tác, kháng chiến chống Nhật.

Câu 11: Trình bày những nét lớn của tình hình Đông Nam Á đầu thế kỉ XX?

- Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

- Sau thất bại của phong trào “Cần Vương”, tầng lớp trí thức mới chủ trương đấu tranh giành độc lập theo con đường dân chủ tư sản.

- Giai cấp vô sản từng bước trưởng thành.

- Nhiều Đảng Cộng sản đã ra đời.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

- Thời gian: 1 phút

*GV giao nhiệm vụ cho HS

- Về nhà học bài, làm bài tập.

- Chuẩn bị bài sau "Chiến tranh thế giới thứ 2 ( 1939-1945)", trả lời các câu hỏi trong SGK.

Ngày soạn: 16/12/2018 Ngày dạy: 18/12/2018

20/12/2018

Tuần 16

Tiết 31, 32 - BÀI 21: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Những nét chính về quá trình dẫn đến chiến tranh : nguyên nhân chiến tranh.

- Trình bày sơ lược về mặt trận ở châu Âu và mặt trận Thái Bình Dương : chiến tranh bùng nổ ở châu Âu, lan nhanh ra khắp thế giới ; Liên Xô tham gia mặt trận chống phát xít, làm cho tính chất chiến tranh thay đổi ; những trận chiến lớn, chiến tranh kết thúc.

- Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.

GDBVMT: Việc tranh giành thuộc địa của các nước đế quốc .Địa bàn diễn ra chiến tranh thế giới

2. Kĩ năng:

- Phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.

- Kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử.

- Quan sát hình 75 sgk và nhận xét về chính sách đối ngoại của các nước đế quốc Châu Âu

- Quan sát hình 77,78,79 sgk nhận xét về mức độ ác liệt của chiến tranh

3. Thái độ:

Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về hậu quả của cuộc chiến tranh đối với toàn nhân loại, nâng cao ý thức chống chiến tranh bảo vệ hoà bình.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện diễn ra trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II.

- Liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra .

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, kể chuyện, nhóm…..

III. Phương tiện: Tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ quân Đức đánh chiếm châu Âu (1939-1941)……

IV. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập….

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

Trắc nghiệm:

Câu 1: Nước nào ở Đông Nam Á không phải là thuộc địa hoặc nửa thuộc địa?

A. Việt Nam. B. Thái Lan. C. Inđônêxia. D. Brunây.

Câu 2: Bắt đầu từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á có nét gì mới?

A. Giai cấp vô sản phát triển nhưng chưa trưởng thành.

B. Phong trào tiểu tư sản ra đời và lần lượt thất bại.

C. Giai cấp tư sản thỏa hiệp với đế quốc.

D. Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.

Câu 3: Trong năm 1930, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở những nước nào trong khu vực Đông Nam Á?

A. Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia.

B. Philippin, Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia.

C. Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia.

D. Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Malaixia.

Câu 4: Vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, ở Việt Nam có phong trào nổi tiếng nào?

A. Cao trào kháng Nhật cứu nước. B. Phong trào Ngũ Tứ.

C. Phong trào Duy Tân. D. Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.

Câu 5: Từ năm 1940, phong trào độc lập dân tộc Đông Nam Á có kẻ thù mới là ai?

A. Quân phiệt Tưởng Giới Thạch. B. Phát xít Đức.

C. Phát xít Nhật. D. Thực dân Pháp.

Tự luận :

Câu 6: Trình bày những nét lớn của tình hình Đông Nam Á đầu thế kỉ XX?

- P/t công nhân Các ĐCS thành lập

+ Indonesia : Cuộc khởi nghĩa do Giava và Xumatora ( 1926 – 1927)

+ Việt Nam: Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh ( 1930 – 1931)

- P/t c/m DCTS phát triển mạnh hơn

3. Bài mới:

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản về những nét chính của cuộc chiến tranh thế giới thứ II.

- Phương pháp: Nêu vấn đề

- Thời gian: 10 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV nêu vấn đề

- Dự kiến sản phẩm

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, một số nước tư bản đã phát xít hoá chính quyền. Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước đã đặt nhân loại trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới - chiến tranh thế thứ hai. Vậy chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, diễn ra và để lại những hậu quả gì thì tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai:

- Mục tiêu: HS cần nắm được những nét chính về nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai.

-Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 20 phút

- Tổ chức hoạt động

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

GHI BẢNG

Tiết 1:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

Em hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ 2?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV hướng dẫn bằng những câu hỏi gợi mở:

+ Em hãy cho biết sau chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc nảy sinh những mâu thuẫn gì?

+ Các nước đế quốc làm gì để giải quyết mâu thuẫn này?

+ Quan sát hình 75 và nhận xét về chính sách đối ngoại của các nước đế quốc châu Âu?

? Q/s bức tranh, em hãy giải thích tại sao Hit le lại tấn công các nước Châu Âu trước?

+ Từ đó em hãy cho biết nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai?

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện.

GV chốt ý, ghi bảng:

- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước đế quốc nảy sinh những mâu thuẫn.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, làm gay gắt thêm các mâu thuẫn đó.

- Hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau với các chính sách đối ngoại khác nhau.

GDBVMT: Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa là nguyên nhân chủ yếu đưa tới chiến tranh thế giới thứ 2 bên cạnh các nguyên nhân khác chủ yếu là mâu thuẫn giữa các tư bản và Liên Xô

Trên khắp thế giới với các mặt trận châu Âu và châu Á TBD. Địa bàn rộng hơn chiến tranh thế giới thứ 2 nên sự tàn phá càng lớn hơn.

2. Hoạt động 2. II. Những diễn biến chính:

- Mục tiêu: HS cần nắm được những nét chính về diễn biến giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút.

- Tổ chức hoạt động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ Trình bày diễn biến giai đoạn đầu của chiến tranh thế giới thứ 2?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV hướng dẫn bằng những câu hỏi gợi mở:

+ Trong giai đoạn đầu của chiến tranh, Đức thực hiện chiến thuật gì?

(Chiến thuật chớp nhoáng và sau đó tấn công LX)

+ Em trình bày tình hình chiến sự diễn ra ở châu Á.

(GV: Dùng lược đồ để tường thuật diễn biến giai đoạn đầu.

GV: Với bản chất hiếu chiến, tàn bạo chủ nghĩa phát xít gây ra nhiều tội ác đối với nhân loại.)

GV: Từ đây trở đi, Mĩ chính thức tham chiến.

+ Tình hình chiến sự tại mặt trận Bắc Phi ra sao?
GV: Tháng 1- 1942, khối Đồng minh chống phát xít đã được hình thành do ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh làm trụ cột.

-HS: Q/s H77, 78 (SGK)

-GV: Em có nhận xét gì qua H77, 78?

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện.

GV chốt ý, ghi bảng:

- Đức đã đánh chiếm phần lớn các nước châu Âu.

- 22-6-1941, Đức tấn công Liên Xô.

- 7-12-1941, Nhật Bản bất ngờ tập kích Trân Châu Cảng, chiếm vùng Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương.

- 9-1940, Ý tấn công Ai Cập.

- 1-1942, khối Đồng minh chống phát xít đã được hình thành.

Tiết 2:

Hoạt động 3: Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (từ đầu 1943 đến tháng 8-1945)

- Mục tiêu: HS cần nắm được những nét chính về

diễn biến giai đoạn hai của cuộc chiến tranh.

-Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 20 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ Trình bày những nét chính về diễn biến giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV hướng dẫn tìm hiểu kiến thức:

GV: Dùng lược đồ chiến tranh thế giới thứ hai để chỉ các cuộc phản công của Hồng quân Liên Xô và liên quân Mỹ, Anh trên các mặt trận.

?Chiến thắng Xta-lin-grat có ý nghĩa gì?

-GV: Phát xít Đức thất bại ntn?

GV: Ngày 9/5/1945 Phát xít Đức đầu hàng Chiến tranh kết thúc ở Châu Âu với sự thất bại của phát xít Đức và I-ta-li-a.

-GV: Mặt trận Châu Á- Thái Bình Dương, chiến sự diễn ra ntn

GV: Ở mặt trận Châu Á -Thái Bình Dương, Hồng quân Liên Xô cùng nhân dân các nước Châu Á đánh bại quân Nhật và việc Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. 15/8/1945 Nhật Bản đầu hàng, chiến tranh kết thúc.

GV: Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít?

HS: Liên Xô là lực lượng đi đầu, lực lượng chủ chốt, quyết định để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện.

GV chốt ý, ghi bảng:

- 2-1943, chiến thắng Xta-lin-grát.

- Cuối năm 1944, Liên Xô đã quét sạch quân Đức ra khỏi lãnh thổ.

- Chiến dich công phá Bec-lin. Phát xít Đức đầu hàng đồng minh không điều kiện (9/5/1945).

- 15-8-1945, Nhật đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Hoạt động 4: III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ 2

- Mục tiêu: HS cần nắm được kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai.

diễn biến giai đoạn hai của cuộc chiến tranh.

-Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

Phát phiếu HĐ nhóm

+ Em hãy cho biết kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV hướng dẫn tìm hiểu kiến thức.

HS q/s H77, 78,79 (SGK) và trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về hậu quả của CTTG II đối với nhân loại?

-GV: Em có nhận xét gì về tính chất của CTTG II?

-HS: Trả lời

GV: Có 2 thời kì khác nhau

+9/1939 6/1941: ĐQ chủ nghĩa, phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến

+ 6/1945: CTTG II kết thúc: LX tham chiến Thay đổi tính chất của cuộc chiến tranh Chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh giải phóng của LX và các dân tộc nhằm tiêu diệt CN Phát xít

Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện.

GV chốt ý, ghi bảng:

Chiến tranh lần này đã để lại hậu quả rất nặng nề cho nhân loại cả về người và của, loài người ra sức ngăn chặn chiến tranh.

- Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bị thất bại hoàn toàn.

- Tàn phá nặng nề: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ.

- Tình hình thế giới có những biến đổi căn bản.

GV sơ kết bài: Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra vẫn do mâu thuẫn về quyền lợi của các nước đế quốc. Song tính chất của chiến tranh có thay đổi khi nhân dân Liên Xô tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Chiến tranh lan rộng hầu hết thế giới, gây nhiều tai hoạ cho nhân loại.

I. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai:

- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước đế quốc nảy sinh những mâu thuẫn.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, làm gay gắt thêm các mâu thuẫn đó.

- Hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau với các chính sách đối ngoại khác nhau.

- Chính sách thoả hiệp của Anh, Pháp, Mỹ

II. Những diễn biến chính:

1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ ngày 1/9/1939 đến đầu năm 1943)

a. Châu Âu:

- 1/9/1939: Đức tấn công Ba Lan đánh chiếm hầu hết các nước Châu Âu

- 22/6/1941: Đức t/công LX

b. Châu Á:

- 7/12/1941: NB tấn công Trân Châu Cảng chiếm ĐNA - TBD

c. Châu Phi:

- 9/1940: Ý tấn công Ai Cập

chiến tranh lan rộng khắp TG

- 1/1942: Mặt trận Đồng Minh chống Phát xít thành lập

2. Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (từ đầu 1943 đến tháng 8-1945)

a. Châu Âu:

- Chiến thắng Xta-lin-grat (- 2-1943) →Tạo nên bước ngoặt cho cuộc CTTG II

- Mặt trận Xô- Đức: Hồng Quân LXphản công…

- Chiến dich công phá Bec-lin. Phát xít Đức đầu hàng đồng minh không điều kiện (9/5/1945).

b. Châu Á:

-15/8/1945: Nhật đầu hàng không điều kiện

-CTTG II kết thúc

III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ 2:

- Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bị thất bại hoàn toàn.

- Tàn phá nặng nề: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ.

- Tình hình thế giới có những biến đổi căn bản.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cuộc chiến tranh thế giới thứ II.

- Thời gian: 7 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Trắc nghiệm

Câu 1: Trước CTTG thứ hai, các nước Anh-Pháp- Mĩ đã thực hiện đường lối như thế nào đối với các nước phát xít? (B)

  1. Thỏa hiệp, nhượng bộ.
  2. Kiên quyết đấu tranh.
  3. Hòa bình, thương lượng.
  4. Công khai ủng hộ phe phát xít.

Câu 2: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đã hình thành hai khối đế quốc đối lập, đó là (B)

  1. Mĩ, Anh,Đức đối lập với Pháp, I-ta-li-a, Nhật Bản.
  2. Mĩ, I-ta-li-a, Nhật đối lập với Đức, Anh, Pháp.
  3. Đức, Áo, Hung đối lập với Mĩ, Anh,Pháp.
  4. Mĩ, Anh, Pháp đối lập với Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

Câu 3: Giai đoạn đầu của CTTG thứ hai ưu thế thuộc về: (B)

  1. phía Liên Xô.
  2. phe Anh- Pháp- Mĩ.
  3. cả hai bên ở thế cầm cự.
  4. phe phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.

Câu 4: Ngày 9/5/1945, đã diễn ra sự kiện lịch sử gì ở mặt trận Châu Âu trong CTTG thứ hai? (B)

  1. Hội nghị Pốt-xđam khai mạc.
  2. Hít-le tự tử dưới hầm chỉ huy.
  3. Quân Đồng minh vượt sông Ranh vào nước Đức.
  4. Phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng Đồng minh không điều kiện, chiến tranh kết thúc ở Châu Âu.

Câu 5: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại thuộc về (B)

  1. phe Liên minh.
  2. phe Hiệp ước.
  3. phe phát xít.
  4. phe Đồng minh.

Câu 6: Tháng 1-1942, mặt trận Đồng minh thành lập nhằm mục đích (H)

A. chống lại sự tấn công của phát xít Đức ở Châu Âu.

B. trả thù sự tấn công của Nhật vào hạm đội Mĩ.

C. đoàn kết và tập hợp các lực lượng trên toàn thế giới để tiêu diệt CNPX.

D. liên kết giữa khối phát xít và khối các nước đế quốc để chống Liên Xô.

Câu 7: Trong CTTG thứ hai, chiến thắng nào của quân Đồng minh tạo nên bước ngoặt làm xoay chuyển tình thế chiến tranh? (H)

  1. Chiến thắng Xta-lin-grát ( 2/2/1943).
  2. Chiến thắng Liên quân Anh, Mĩ đổ bộ vào Bắc Pháp (6/6/1944).
  3. Chiến thắng của Hồng quân Liên xô trong chiến dịch công phá Béc-lin (9/5/1945).
  4. Mĩ ném bom nguyên tử vào Nhật Bản (ngày 6 và ngày 9/8/1945).

Câu 8: Em có nhận xét gì về vai trò của Liên Xô trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít?

A. Liên Xô là nước quyết định số vận của phe phát xít.

B. Liên Xô là nước khơi ngòi cho chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.

C. Không có Liên Xô thì chủ nghĩa phát xít không bị tiêu diệt.

D. Liên Xô là lực lượng đi đầu, lực lượng chủ chốt, quyết định để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Tự luận:

Câu 9: Trình bày nguyên nhân làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai. (B)

Câu 10: Lập bảng niên biểu các sự kiện chính của chiến tranh thế giới thứ hai. (VT)

Câu 11: Trình bày kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai. (B)

Câu 12: Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ II? (H)

- Dự kiến sản phẩm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

ĐA

A

D

D

D

C

C

A

D

b- Tự luận:

Câu 9: Trình bày nguyên nhân làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai.

- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước đế quốc nảy sinh những mâu thuẫn.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, làm gay gắt thêm các mâu thuẫn đó.

- Hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau với các chính sách đối ngoại khác nhau.

Câu 10: Lập bảng niên biểu các sự kiện chính của chiến tranh thế giới thứ hai?

Thời gian

Sự kiện chính

1- 9 - 1939

Đức tấn công Ba-lan chiến tranh bùng nổ.

9-1940

Quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập.

22 - 6 – 1941

Đức tấn công và tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.

7 - 12 – 1941

Nhật Bản bất ngờ tập kích hạm đội Mĩ ở Trân Châu cảng (đảo Ha-oai)

1 – 1942

Mặt trận Đồng minh chống phát xít đã được thành lập

2- 2 - 1943

Chiến thắng Xta-lin-grát

9 - 5 - 1945

Phát xít Đức đầu hàng đồng minh. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu.

15 - 8 – 1945

Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Câu 11: Trình bày kết cục của chiến tranh thế giới thứ II.

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức- I-ta-li-a - Nhật Bản. Khối Đồng minh (Liên Xô - Mĩ - Anh) đã chiến thắng.

- Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người : 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ.

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Câu 1: Em có suy nghĩ gì về việc Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản? Từ đó em hãy liên hệ đến hậu quả của việc Mỹ rải chất độc màu da cam trong chiến tranh xâm lược ở Việt Nam?

- Thời gian: 3 phút.

- Dự kiến sản phẩm

- HS có thể viết theo suy nghĩ của mình nhưng cần thể hiện được hậu quả của việc Mỹ ném hai quả bom nguyên tử ở thời điểm đó và di chứng của nó đến ngày hôm nay.

- Liên hệ đến những tác hại của chất độc màu da cam đến Việt Nam .

5. Hướng dẫn về nhà:

- Về nhà học bài, làm bài tập.

- Chuẩn bị bài sau "Sự phát triển khoa học -kĩ thuật và văn hoá thế giới nửa đầu thế kỉ XX", trả lời các câu hỏi trong SGK.

Tuần 17

Tiết 33

BÀI 22:

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KH-KT VÀ VĂN HOÁ THẾ GIỚI NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

NS: 25 /12/2018

NG: 27 /12/2018

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu biết:

- Giúp HS hiểu được những tiến bộ vượt bậc của KH-KT thế giới nửa đầu thế kỷ XX .
+ Thấy được sự hình thành và phát triển của nền văn hoá mới – Văn hoá Xô Viết trên cơ sở tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lê nin và sự kế thừa những tinh hoa văn hóa của nhân loại
+ Hiểu rõ những tiến bộ KHKT cần được sử dụng vì lợi ích của con người .
2. Thái độ : Giáo dục ý thức đấu tranh vì công bằng, bình đẳng

3. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, rút ra kết luận.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ So sánh, phân tích các sự kiện lịch sử bằng PP tư duy LS đúng đắn

+ Vận dụng kiến thức thực hành.

II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.

III.PHƯƠNG TIỆN: Tranh ảnh, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan.

- Phiếu học tập.

- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước

+Sự phát triển của KHKT thế giới nửa đầu thế kỷ XX .
+ Nền văn hoá Xô Viết hình thành và phát triển ntn?
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định: kiểm tra sĩ số HS

2. Bài cũ: - Nêu hậu quả của chiến tranh thế giới II ? 3 phút
3.Bài.mới:
3.1 Hoạt động khởi động/ Đặt vấn đề/Tình huống xuất phát 3’

- Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.

Gv cho HS xem tranh và nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời

Đây là gì? ( Hình ảnh chiếc máy bay đầu tiên)

Gv giới thiệu thêm và dẫn dắt vào bài.

Nửa đầu thế kỉ XX nền KHKT thế giới có sự phát triển vượt bậc. Với sự ra đời của hàng loạt những phát minh vĩ đại của con người trong các lĩnh vực KHTN và văn học nghệ thuật. Vậy để biết được nền KHKT thế giới phát triển ntn chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: Nhóm

Mục I. Sự phát triển của KHKT thế giới nửa đầu thế kỷ XX

- Mục tiêu: HS nắm được Sự phát triển của KHKT thế giới nửa đầu thế kỷ XX

- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động nhóm, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.

- Thời gian: 17 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Hoạt động 1 : Nhóm

* Tổ chức hoạt động:

-B1: Cả lớp chia thành 6 nhóm. GV giao nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:

Nhóm 1+2+ 3:

? Em hãy nêu những thành tựu, những phát minh lớn của KH-KT?

? Em biết gì về Anhxtanh?

? Nêu những phát minh KH-KT mà em biết đầu thế kỉ XX?

Nhóm 4+5+6:

? Cuối TK XIX-đầu TK XX những phát minh nào được sử dụng? Những phát minh đó có tác dụng gì đến đời sống con người?

? Bên cạnh những tác dụng , sự phát triển KH-KT còn có hạn chế gì?

? Đọc trích dẫn câu nói của Noben. Em biết gì về Noben và hiểu gì về câu nói của ông?

Liên hệ giải Noben thế giới..., liên hệ chiến tranh ngàynay.
.B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu , khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

-B3: HS: báo cáo thảo luận

-B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

I. Sự phát triển của KHKT thế giới nửa đầu thế kỷ XX
* Các thành tựu khoa học :
- Vật lí : Sự ra đời của lý thuyết nguyên tử hiện đại

- Các khoa học khác : Hoá học, Sinh học, khoa học về Trái Đất…đều đạt được những tiến bộ phi thường.


* Tác dụng :
- Nâng cao đời sống con người
- Sử dụng điện thoại, điện tín, ra đa, hàng không, điện ảnh…
* Hạn chế :
- Lợi dụng để sản xuất phương tiện giết người hàng loạt .

2. Hoạt động 2: Nhóm

Mục 2. Nền văn hoá Xô Viết hình thành và phát triển

- Mục tiêu: HS nắm được nền văn hoá Xô Viết hình thành và phát triển ntn.

- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động nhóm, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.

- Thời gian: 17 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động 2 : Cặp đôi

* Tổ chức hoạt động:

-B1: GV giao nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:
GV yêu cầu HS quan sát H82,83 và nhận xét

? Nền văn hoá Xô viết được hình thành trên cơ sở nào?

? Nêu những thành tựu của công cuộc xây dựng nền văn hoá Xô viết?

? Tại sao xoá nạn mù chữ là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng 1 nền VH mới?

? Nêu những thành tựu trong nền văn hoá nghệ thuật? Kể tên các tác giả, tác phẩm văn học Liên xô?

? Những thành tựu này có ý nghĩa gì?

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu, khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

-B3: HS: báo cáo thảo luận

-B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

II. Nền văn hoá Xô Viết hình thành và phát triển
a. Cơ sở hình thành

- Tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin

- Tinh hoa văn hoá nhân loại
b. Thành tựu

- Xoá bỏ mù chữ, thất học.

- Sáng tạo chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết.

- Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.

- Nền văn hóa – nghệ thuật đã có những cống hiến xuất sắc vào kho tàng văn hóa – nghệ thuật nhân loại.

3.3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3’)

- Mục tiêu: HS hệ thống kiến thức đã học, vận dụng kiến thức để thực hành

+ HS nắm được sự phát triển của KHKT thế giới nửa đầu thế kỷ XX
+ HS nắm được sự hình thành và phát triển nền văn hoá Xô Viết

+ HS nắm được nội dung của bài học và vận dụng để làm bài tập.

- Phương thức tiến hành: thực hành.

- Dự kiến sản phẩm: GV chuẩn bị đáp án đúng.

Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.

Câu hỏi:

Câu 1. An-be Anh-xtanh đã phát minh ra thành tựu khoa học nào?
A. Lí thuyết tương đôi.
B. Lí thuyết nguyên tử hiện đại.
C. Khái niệm vật lý về không gian và thời gian.
D. Năng lượng nguyên tử.
Câu 2. Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới do ai chế tạo?
A. An-be Anh-xtanh (Người Đức)
B. Nô-ben (người Thụy Điển)
C. ô- vin (người Mĩ)
D. ô-vin và Uyn - bơ-Rai (người Mĩ)

Câu 3. Ở Liên Xô, nạn mù chữ căn bản được thanh toán vào thời gian nào?
 A. Cuối những năm 20 của thế kỉ XX.
B. Cuối những năm 30 của thế kỉ XX.
C. Cuối những năm 40 của thế kỉ XX.
D. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX.

Câu 4. Việc xây dựng một nền văn hoá mới ở Liên Xô trong nửa đầu thế kỉ XX nhiệm vụ nào được đặt lên hàng đầu ?
A. Sáng tạo các chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết.
B Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.

C. . Xoá nạn mù chữ và thất học.
D. Phát triển vãn hoá, nghệ thuật.

Câu 5. “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Đó là câu nói của ai ?
 A. Nhà khoa học A Nô-ben
B. Nhà khoa học An-be Anh-Xtanh.
C. Nhà khoa học C.Xi-ôn-cốp-Xki.
D Nhà khoa học Uyn-bơ Rai.
3.4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG, VẬN DỤNG (2’)

1. Mục tiêu: HS trình bày được những sự kiện lịch sử chính và những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ 1917 đến 1945.

2. Phương thức tiến hành: Giao bài tập cho HS về nhà tìm hiểu.

1/ Những sự kiện lịch sử chính từ 1917-1945?

2/ Những nội dung cần nắm vững của LSTG trong những năm 1917-1945 là gì?

3/ Trong những sự kiện lịch sử từ 1917-1945, em hãy chọn 5 sự kiện LS tiêu biểu nhất và nêu lí do vì sao em chọn sự kiện đó?

4/ Nêu những nội dung chủ yếu của LSTG từ 1917-1945?

3. Dự kiến sản phẩm:

Ôn tập phần Lịch sử thế giới hiện đại. Lập bảng thống kê các sự kiện giai đoan lịch sử từ 1917-1945.

Nêu 5 nội dung chủ yếu của giai đoạn này

Tuần 17

Tiết 34

BÀI 23 :

ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

( Từ 1917-1945)

NS: 25/12/2018

NG: 27/12/2018

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu biết:

- Củng cố, hệ thống hoá những sự kiện cơ bản của lịch sử thế giới giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Nắm được những nội dung chính thức trong những năm từ 1917 – 1945.
2. Thái độ: - Củng cố nâng cao tư tưởng, tình cảm cách mạng, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính, tinh thần chống chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít và bảo vệ hoà bình thế giới
3. Kĩ năng: - Giúp HS phát triển kỹ năng lập bảng thống kê, lựa chọn lịch sử tiêu biểu, tổng hợp, so sánh và hệ thống hoá sự kiện lịch sử

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ So sánh, phân tích các sự kiện lịch sử bằng PP tư duy LS đúng đắn

+ Vận dụng kiến thức thực hành.

II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan.

III.PHƯƠNG TIỆN: Tranh ảnh, máy chiếu, bảng nhóm, phiếu học tập.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan.

- Phiếu học tập.

- Chuẩn bị sẵn sản phẩm bài học

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Chuẩn bị nội dung sẵn nội dung mà GV giao về nhà trong tiết trước

+ Hs nắm được những sự kiện lịch sử chính và những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ 1917 đến 1945.

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định: kiểm tra sĩ số HS

2. Bài cũ: Trình bày những thành tựu của nền văn hóa Xô Viết ?3’

3.Bài.mới:
3.1 Hoạt động khởi động/ Đặt vấn đề/Tình huống xuất phát 3’

- Mục tiêu: Đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho HS đi vào tìm hiểu bài mới.

Gv nêu câu hỏi và yêu cầu HS trả lời

Trong môn Lịch sử lớp 8 mà các em đã được học, phần “lịch sử thế giới hiện đại”; vậy lịch sử thế giới hiện đại được xác định bắt đầu từ thời gian nào?

Hs: từ năm 1917

GV: Trong vòng gần 30 năm ( 1917-1945) lịch sử thế giới đã diễn ra nhiều sự kiện nổi bật. Bài học hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau ôn lại những sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian đó.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: Nhóm

Mục I. Những sự kiện lịch sử chính

- Mục tiêu: HS hệ thống lại toàn bộ những sự kiện lịch sử chính trong LSTGHĐ

- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động nhóm, trình bày, nhận định, vấn đáp.

- Phương tiện: phiếu học tập, tranh ảnh.

- Thời gian: 17 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)

Hoạt động 1 : Nhóm

* Tổ chức hoạt động:

-B1: Cả lớp chia thành 6 nhóm. GV giao nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:

N1,2,3: Trình bày các sự kiện lịch sử chính của

Liên Xô: Thời gian, sự kiện, kết quả , ý nghĩa.

N4, 5,6: Trình bày những sự kiện lịch sử chính của các nước khác: Thời gian, sự kiện, kết quả , ý nghĩa
.B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu , khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

-B3: HS: báo cáo thảo luận

-B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

? GV yêu cầu HS đọc câu nói của Nôben và nêu ý nghĩa của câu nói đó ?

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. (Trường hợp cần thiết). Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

I. Những sự kiện lịch sử chính

1. Nước Nga ( Liên Xô )

Thời gian

Sự kiện

Kết quả , ý nghĩa

1. 2/1917
2. 7/11/1917
3. 1921 – 1941

Thời gian

Sự kiện

Kết quả , ý nghĩa

1. 2/1917

2. 7/11/1917


3. 1921 – 1941

- CMDC tư sản Nga thắng lợi

- CM XHCN tháng Mười Nga thắng lợi

Nước Nga bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước.

- Lật đổ chế độ Nga Hoàng . Hai chính quyền song song tồn tại
- Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.

-Thành lập chính quyền Xô Viết.

- Sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất- Tạo điều kiện xây dựng XHCN.

-Cổ vũ phong trào CMTG.

- Kinh tế được phục hồi nhanh chóng.

2. Các nước khác

Thời gian

Sự kiện

Kết quả

1918-1923

Cao trào CMTG (châu Âu, Á)

- Phong trào phát triển mạnh ở các nước TS.

- Đảng CS ra đời ở một số nước

- Quốc tế CS ra đời lãnh đạo phong trào CMTG (1919-1943)

1924-1929

Thời kì ổn định và phát triển của CNTB

KT phát triển nhanh chóng, CT ổn định ở các nước TB.

1929-1933

Khủng hoảng KT thế giới (bắt đầu từ Mĩ)

- Kinh tế TG giảm sút nghiêm trọng, chính trị không ổn định, CNFX ra đời

1933-1939

Các nước TB tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng

- Anh, Pháp, Mĩ: cải cách KT-CT duy trì DCTS

- Đức, Ý, Nhật: Chuẩn bị gây chiến tranh bành trướng xâm lược

1939-1945

CTTG II

- 72 nước tham chiến

- CNFX thất bại hoàn toàn

- Thắng lợi thuộc về các nước tiến bộ trên TG.

- Hệ thống XHCN ra đời

2. Hoạt động 2: Nhóm cặp đôi

Mục II. Những nội dung chủ yếu:

-Mục tiêu: Nắm và hiểu 5 nội dung chủ yếu của LSTG.

- Phương pháp – kĩ thuật: trực quan, hoạt động nhóm, trình bày, nhận định, vấn đáp

- Phương thức tiến hành: Trên cơ sở bài tập đã chuẩn bị, hoạt động nhóm cặp đôi khái quát hóa lại rút ra 5 nội dung chủ yếu.

- Thời gian: 17 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động 2 : Nhóm cặp đôi

* Tổ chức hoạt động:

-B1: Cả lớp chia thành các cặp đôi. GV giao nhiệm vụ Các nhóm nghiên cứu sgk, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập:
?Từ 1917-1945, LSTG có những nội dung chủ yếu gì ?

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu, khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

-B3: Gọi Hs trả lời

-B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

Gv nhận xét chốt KT:

1/ CMXHCN tháng Mười Nga thành công và sự tồn tại vững chắc của nhà nước Xô viết đầu tiên.

2/ Cao trào CM 1918-1923, một loạt các ĐCS ra đời, Quốc tế CS thành lập.

3/ Sự phát triển thăng trầm đầy kịch tính của CNTB

4/ Phong trào đấu trang giải phóng dân tộc lên cao

5/ Tổng khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)->CNFX ra đời

6/ Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, hệ thống các nước XHCN ra đời.

II/ Những nội dung chủ yếu.

- Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thắng lợi.

- Phong trào cách mạng ở các nước tư bản có nhiều chuyển biến mới Các đảng Cộng sản ra đời . Quốc tế cộng sản thành lập .

-Phong trào độc lập dân tộc phát triển, GCVS bước đầu trưởng thành .

- Cuộc KHKT (1929-1933)dẫn đến CNPX lên nắm chính quyền ở 1 số nước Đức , Ý , Nhật nguy cơ chiến tranh thế giới.

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ 1939-1945, gây tổn thất khủng khiếp nhât trong lịch sử nhân loại .

3.3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3’)

- Mục tiêu: Nhằm củng cố lại tất cả các kiến thức đã ôn, gây hứng thú cho HS

- Phương thức tiến hành: Hoạt động cá nhân

1/ Trong những sự kiện lịch sử từ 1917-1945, em hãy chọn 5 sự kiện LS tiêu biểu nhất và nêu lí do vì sao em chọn sự kiện đó?

Chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất:

- CM XHCN tháng Mười Nga

- Cao trào CM 1918-1923 ở châu Âu

- Phong trào độc lập dân tộc châu Á

- Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Gọi HS lên nêu các lý do, các HS khác có thể bổ sung.

2/ Nêu những nội dung chủ yếu của LSTG hiện đại từ 1917-1945?

3/ Các em hãy sắp xếp những tài liệu, tranh ảnh, bản đồ đã sưu tầm có liên quan đến từng 5 nội dung chủ yếu từ 19171945.

3.4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG, VẬN DỤNG (2’)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã ôn, nắm kỹ những sự kiện lịch sử một cách hệ thống. Ôn kỹ nắm vững những nội dung lịch sử chủ yếu từ 1917-1945.

- Phương thức tiến hành: Giao bài tập cho HS về nhà tìm hiểu.

Nắm kĩ những nội dung đã học và đã ôn, sưu tầm thêm tranh ảnh tài liệu 1 số sự kiện LS đã học. Giải các bài tập LS.

- Dự kiến sản phẩm:

Hình thành đề cương, ôn tập thi học kì I.

Tuần 20,21 NS: 21/01/19

Tiết 36,37 ND: 23 và 30/01/19

Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918

Chương I

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

Bài 24

CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Giúp HS:

- Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta.

- Âm mưu xâm lược của chúng.

- Quá trình xâm lược của thực dân Pháp: tấn công Đà Nẵng và Gia Định.

- Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta.

- Thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất ba tỉnh miền Tây.

- Các hình thức đấu tranh phong phú của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Nam Kì.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện HS kỹ năng sử dụng bản đồ, quan sát tranh ảnh lịch sử để rút ra những nhận xét minh hoạ cho những kiến thức cơ bản của bài học.

3. Thái độ:

- Bản chất tham lam, tàn bạo, xâm lược của bọn thực dân.

- Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khất của nhân dân ta trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Học sinh cần thấy rõ và trân trọng sự chủ động, sáng tạo, quyết tâm đứng lên kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta.

- Giáo dục cho các em kính yêu các lãnh tụ nghĩa quân, họ đã quyết phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, tổng hợp …..

III. Phương tiện: TV, bảng phụ, phiếu Bt.

IV. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan đến bài học…

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: ? vì sao các nước TB phương Tây tăng cường xâm lược, bóc lột thuộc địa?

- Dự kiến sản phẩm: Do nhu cầu về TT, nguyên liệu...

Trên cơ sở GV nhận xét và vào bài mới: : Nửa cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây ào ạt sang phương Đông xâm chiếm thuộc địa, Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Nhưng nhân dân ta đã kiên quyết đứng lên chống Pháp ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược, trong lúc đó triều đình Huế chống trả yếu ớt, hoà hoãn với giặc. Hôm nay, chúng ta học bài cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1858 đến 1873.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Tiết 36

3.2.1. Hoạt động 1. I. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến 1873

- Mục tiêu: HS cần nắm được nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam và những nét chính về diễn biến chiến sự tại Đà Nẵng; trình bày được diễn biến chiến sự ở Gia Định và biết được nội dung cơ bản một số điều khoản trong Hiệp ước Nhâm Tuất.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện: TV, phiếu BT.

- Thời gian: 30 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát phiếu BT, yêu cầu HS đọc sgk mục 1. Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

? Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? (nêu nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp, duyên cớ).

? Bước đầu quân pháp đã thất bại ntn?

? Em có nhận xét gì về thái độ của triều đình nhà Nguyễn trong việc chống Pháp?

? Chiến sự ở Gia Định diễn ra như thế nào?

? Em cho biết nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.

- GV trình chiếu lược đồ các nước ĐNÁ trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân P/Tây. Lược đồ chiến trường Gia Định 1859-1861. Và một số tranh ảnh có liên quan.

- Hs trình bày kết hợp chỉ lược đồ….

C1. Nguyên nhân sâu xa: các nước TB cần mở rộng TT và thuộc địa.

Nguyên nhân trực tiếp: do chế độ Pk nhà Nguyễn suy yếu…

Duyên cớ: bảo vệ đạo Gia Tô.

C2. SGK

C3. Thái độ của triều đình…

C4. Học sinh trình bày

C5. Nội dung (sgk)

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Trình chiếu hình ảnh Nguyễn Tri Phương và sơ lược vài nét về ông.

1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858-1859

a. Nguyên nhân thực dân pháp xâm lược Việt Nam.

- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.

- Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.

- Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu.

b. Chiến sự ở Đà Nẵng

- Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng.

- Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, lập phòng tuyến, anh dũng chống trả.

- Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

2. Chiến sự Gia Định năm 1859

- 17-2-1859, Pháp tấn công thành Gia Định quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.

- Ngày 24-2-1861, Pháp chiếm được Đại đồn Chí Hoà, thừa thắng lần lượt chiếm ba tỉnh miền Đông và thành Vĩnh Long.

- Ngày 5-6-1862, Triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận quyến cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn…

Tiết 37

3.2.2. Hoạt động 2. II. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 – 1884)

- Mục tiêu:

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, cặp đôi.

- Phương tiện: TV

- Thời gian:

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS đọc sgk mục 1. Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

? Nêu thái độ của nhân dân ta trước hành động xâm lược của thực dân Pháp?

Cho HS thực hiện trên bảng phụ

* Các phong trào chống Pháp tiêu biểu (Mục 1)

T/gian

Tên P/T

Tên người lãnh đạo

Địa điểm nổ ra

Kết quả

? So sánh thái độ và hành động của nhân dân và triều đình trước cuộc XL của thực dân Pháp?

? Bối cảnh nước ta sau Hiệp ước 1862? (triều đình Huế và Pháp)

? Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì?

? Độc một đoạn thơ của Nguyễn Đình Chiểu về cuộc KC chống Pháp?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.

- Gv trình chiếu lược đồ H86 (khuyến khích HS trình bày kết hợp với chỉ lược đồ), chân dung Nguyễn Đình Chiểu.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GV sơ kết bài: Năm 1858, thưc dân Pháp xâm lược Việt Nam. Quân dân ta đã anh dũng chiến đấu, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch. Tuy vậy, triều đình Huế vẫn kí Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), nhượng cho Pháp nhiều quyền lợi.

1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì

a. Tại Đà Nẵng

- Nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.

b. Tại ba tỉnh Miền Đông Nam Kì

- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

- Khởi nghĩa Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.

2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì

a. Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất ba tỉnh miền Tây Nam Kì

- Triều đình Huế ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi binh.

- Do thái độ cầu hòa của triều đình Huế, Pháp chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn (8-1867).

b. Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú

- Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh.

- Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông…

4. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.

- Thời gian: 10 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

* Trắc nghiệm:

Câu 1: Tại sao Việt Nam trở thành đích ngắm cho sự xâm lượt của thực dân Pháp?

A. Vị trí thuận lợi, dân tuy nghèo nhưng đông.

B. Giàu tài nguyên, thị trường béo bở, vị trí thuận lợi, chế độ phong kiến suy yếu.

C. Tuy vị trí không thuận lợi nhưng tài nguyên phong phú.

D. Chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu.

Câu 2: Ngày 31/8/1858 đã có sự kiện lịch sử quan trọng gì xãy ra?

A. Liên quân Pháp, Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng.

B. Triều đình ký Hiệp ước nhường 3 tỉnh miền Đông cho Pháp.

C. Pháp tấn công kinh thành Huế.

D. Pháp tấn công Gia Định.

Câu 3: Pháp lấy lý do gì để tấn công nước ta?

A. Tự Đức không thực hiện những điều mà Nguyễn Ánh đã cam kết với Pháp trước đây.

B. Triều đình Nguyễn giết sứ thần của Pháp.

C. Chiến thuyền của nhà Nguyễn bắn vào tàu Pháp.

D. Triều đình nhà Nguyễn khủng bố đạo Gia tô.

Câu 4: Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả cuộc xâm lượt của Pháp tại Đà Nẵng?

A. Phan Thanh Giản. B. Hoàng Diệu.

C. Nguyễn Tri Phương. D. Trương Định.

Câu 5: Trận đánh Đà Nẵng có kết quả như thế nào?

A. Pháp thua phải rút về nước.

B. Pháp bị sa lầy phải chuyển vào đánh Gia định.

C. Pháp chiếm Đà Nẵng, quân triều đình rút lui về Huế.

D. Triều đình giảng hòa với Pháp.

Câu 6: Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh, Pháp làm gì?

A. Kéo quân vào Gia Định.

B. Xin thêm viện binh để đánh lâu dài.

C. Rút quân về nước.

D. Đàm phán với triều đình Huế.

Câu 7: Trận đánh Gia Định có kết quả như thế nào?

A. Quân triều đình bao vây quân Pháp trong thành Gia Định.

B. Pháp thua phải quay trở ra Đà Nẵng.

C. Quân triều đình tan rã nhanh chóng, quân Pháp chia nhau chiếm giữ những vị trí quang trọng trong thành Gia Định.

D. Quân triều đình tan rã nhanh chóng nhưng Pháp phải rút xuống tàu để khỏi bị dân ta tập kích.

Câu 8: Hiệp ước đầu tiên triều đình ký với Pháp là:

A. Hiệp ước Hác măng 1883. B. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862.

C. Hiệp ước Pa tơ nốt 1884. D. Hiệp ước Giáp Tuất 1874.

Câu 9: Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 là gì?

A. 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ và đảo Côn Lôn thuộc Pháp.

B. 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ và đảo Phú Quốc thuộc Pháp.

C. 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ và đảo Côn Lôn thuộc Pháp.

D. Nam Kỳ lục tỉnh và đảo Côn Lôn thuộc Pháp.

Câu 10: Nghĩa quân của ai đã đốt cháy tàu Hy vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ?

A. Trương Định. B. Thiên Hộ Dương.

C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Hữu Huân.

Câu 11: Hai chiến công vang dội của Nguyễn Trung Trực là gì?

A. Đánh lui quân Pháp ở Đồng Tháp Mười và giết Tổng đốc Phương.

B. Tấn công quân Pháp ở thành Gia Định và bao vây thị xã Mỹ Tho.

C. Đốt đồn Rạch Giá và giết quan ba Pháp ngay tại Sài Gòn.

D. Đốt tàu Hy Vọng trên sông Vàm Cỏ và chiếm đồn Rạch Giá.

Câu 12: Nguyễn Trung Trực đã có câu nói nổi tiếng nào?

A. “Phá cường địch, báo hoàng ân”.

B. “Vì vua cứu nước”.

C. “Thà làm quỹ nước Nam còn hơn làm vương đất Tây”.

D. “Bao giờ người Tây nhổ hất cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

Câu 13: Một vài nhà nho sĩ yêu nước chống pháp bằng ngòi bút của mình:

A. Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Thông.

B. Nguyễn Đình Chiểu, Trương Định, Hoàng Diệu.

C. Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Phan văn Trị.

D. Phan Văn Trị Nguyễn Thông, Nguyễn Trung Trực.

Câu 14: Ba tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi cuộc khởi nghĩa của Trương Định là:

A. văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thơ điếu Trương Văn Định, văn tế Trương Công Định.

B. văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thơ điếu Trương Văn Định, văn tế vong hồn thập loại chúng sinh.

C. văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, thơ điếu Trương Văn Định, văn tế chiến sĩ tử vong.

D. văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, văn tế chiến sĩ tử vong, văn tế Trương Công Định.

* Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? Nhận xét về P/T chống Pháp của nhân dân ta?

- Thời gian: 4 phút

- Dự kiến sản phẩm: Trái ngược với thái độ do dự, suy tính thiệt hơn của trình đình nhà Nguyễn, nhân dân ta kiên quyết chống Pháp với tinh thần yêu nước bất khuất, gây cho Pháp nhiều khó khăn….

* Giao nhiệm vụ cho HS

- Về nhà học bài cũ, soạn trước bài mới theo các câu hỏi trong SGK.

- Tìm hiểu thêm vài nét về Hoàng Diệu.

Tuần 26

Tiết 42

Bài 27

KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI THẾ KỈ XIX

NS: 11/03/2019

ND: 13/03/2019

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Giúp HS biết được phong trào nông dân Yên Thế: thời gian tồn tại, diễn biến, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa.

2. Kỹ năng: Dùng tư liệu lịch sử và bản đồ miêu tả những sự kiện lịch sử. Đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử.

3. Thái độ

- Giáo dục cho các em lòng biết ơn những anh hùng dân tộc.

- Nhận thấy rõ khả năng cách mạng to lớn,có hiệu quả của nông dân Việt Nam.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, tổng hợp …..

III. Phương tiện

- TV

- Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế.

IV. Chuẩn bị

- GV: Giáo án, sách giáo khoa, các tư liệu liên quan đến bài dạy.

- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

? Trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Giải thích khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phoang trào Cần vương?

- Dự kiến sản phẩm

- Địa bàn: huyện Hương Khê và Hương Sơn thuộc tỉnh Hà Tỉnh.

- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

- Diễn biến:

+ Từ 1885 đến 1889, nghĩa quân xây dựng lực lượng, luyện tập quân đội, rèn đúc vũ khí.

+ Từ 1889 đến 1895, khởi nghĩa bước vào giai đoạn quyết liệt, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần dần tan rã.

* Giải thích:

- Về thời gian: Tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương: 10 năm.

- Về địa bàn hoạt động: 4 tỉnh bắc Trung Kỳ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Về tổ chức, trang – thiết bị quân sự: Về tổ chức: chia làm 4 căn cứ lớn với 15 quân thứ.

Về trang thiết bị quân sự: cùng kiểu trang phục, được xây dựng công sự, rèn – đúc – chế tạo vũ khí (đặc biệt là súng trường và chông…)

- Về phương thức tác chiến: Dựa vào địa hình hiểm trở, đánh du kích, sử dụng phương thức tác chiến linh hoạt….

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình.

- Thời gian: 2 phút.

- Phương tiện:

- Tổ chức hoạt động

Gv nhận xét câu trả lời của HS sau đó lồng ghép vào việc dẫn dắt bài mới: Cùng với phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX, phong trào tự vệ vũ trang kháng Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX đã gây cho thực dân Pháp không ít khó khăn, điển hình nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế (tồn tại gần 30 năm). Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về khởi nghĩa Yên Thế.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

* Hoạt động 1. I. Khởi nghĩa Yên Thế

- Mục tiêu: Biết được nguyên nhân, trình bày diễn biến theo lược đồ và kết quả, ý nghĩa của KN Yên Thế.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện: TV.

- Thời gian: 30 phút

- Tổ chức hoạt động

HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Ghi bảng

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: dùng lược đồ xác định vị trí Yên Thế, giới thiệu địa hình, phong thổ, vị trí, con người của vùng đất này.

- GV yêu cầu HS đọc sgk mục 1. Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

? Vì sao nổ ra cuộc KN yên Thế?

- GV hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê 3 giai đoạn của cuộc khởi nghĩa.

Thời gian

Sự kiện chính (nội dung)

? GV trình chiếu lược đồ H96. Lược đồ căn cứ Yên Thế-> yêu cầu HS trình bày lại diễn biến trên lược đồ.

? Nhận xét về cuộc KN Yên Thế (thời gian, tính chất, nguyên nhân thất bại)

GV cho HS quan sát hình 97 và nhận xét về vai trò của Hoàng Hoa Thám đối với cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Đại diện nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- GV cho học sinh xem một đoạn phim tư liệu về KN Yên Thế.

GV sơ kết bài: Mặc dù thất bại, phong trào nông dân Yên Thế vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn. Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.

1. Nguyên nhân

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân vô cùng khó khăn.

- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị vi phạm.

-> Nthân dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.

2. Diễn biến

- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

- Giai đoạn 1893-1908, nghĩa quân vừa xây dựng, vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

- Giai đoạn: 1909-1913, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10-2-1913, Đề Thám bị sát hại . Phong trào tan rã.

3. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa

- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh, câu kết với phong kiến lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu. Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

- Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.

4. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.

- Thời gian: 3 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

* Trắc nghiệm

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nổ ra cùng thời với phong trào Cần vương là:

A. khởi nghĩa Phan Bá Vành. B. khởi nghĩa Yên Thế.

C. khởi nghĩa Lê Văn Khôi. D. khởi nghĩa Trà Lũ.

Câu 2: Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra bao nhiêu giai đoạn?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 3: Hoàng Hoa Thám có biệt hiệu là:

A. Hùm thiêng Yên Thế. B. Bình Tây đại nguyên soái.

C. Ngũ linh Thiên hộ. D. Quận He.

Câu 4: Tại sao cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế là phong trào nông dân?

A. Lãnh đạo và lực lượng khởi nghĩa đều là nông dân.

B. Vì cuộc khởi nghĩa nổ ra ở thành thị nhưng được nông dân hưởng ứng tích cực.

C. Vì cuộc khởi nghĩa này chỉ chống triều đình phong kiến nhà Nguyễn.

D. Vì cuộc khởi nghĩa này làm chậm quá trình bình định của Pháp.

Câu 5: Tại sao phong trào nông dân Yên Thế thất bại?

A. Phạm vi hoạt động bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập.

B. So sánh lực lượng chênh lệch, bị thực dân Pháp và phong kiên câu kết đàn áp.

C. Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.

D. Hoàng Hoa Thám đầu hàng triều đình.

* Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng

- Phương thức tiến hành: câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

? Trình bày nguyên nhân bùng nổ, diễn biến, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?

- Thời gian: 5 phút

- Dự kiến sản phẩm

1. Nguyên nhân bùng nổ

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, họ nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.

- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị vi phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.

2. Diễn biến

- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

- Giai đoạn 1893-1908, nghĩa quân vừa xây dựng, vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

- Giai đoạn: 1909-1913, Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10-2-1913, Đề Thám bị sát hại . Phong trào tan rã.

3. Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh, câu kết với phong kiến lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu. Cách thức tổ chức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

4. Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.

* Giao nhiệm vụ cho HS

- Về nhà học bài cũ.

- Chuẩn bị bài sau "Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối TK XIX”, trả lời các câu hỏi trong SGK.

3.3. Hoạt động luyện tập ( 5 phút )

- Mục tiêu: Hs củng cố những những kiến thức cơ bản về cuộc KN Yên Thế .

Anh

- Phương thức tiến hành: Hs trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Phong trào nông dân Yên Thế diễn ra trong thời gian nào? 
 A. Từ năm 1884 đến 1913.    
B. Từ năm 1885 đến 1895.
C. Từ năm 1885 đến 1913.     
D. Từ năm 1884 đến 1895.
Câu 2. Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?
 A. Công nhân.     
B. Nông dân.
C. Các dân tộc sống ở miền núi.
D. Nông dân và công nhân.
 Câu 3. Yên Thế thuộc địa phận của tỉnh nào?
 A. Bắc Giang.      
B. Bắc Ninh.       
C. Hưng Yên.      
D. Thanh Hóa.
 Câu 4. Vị chỉ huy tối cao của nghĩa quân Yên Thế là ai?
A. Đề Nắm.
B. Đề Thám.        
C. Đề Thuật        
D. Đề Chung.
Câu 5. Lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế thuộc tầng lớp nào?
A. Văn thân, sĩ phu.
B. Võ quan
C. Nông dân.
D. Địa chủ

Câu 6. Giai đoạn 1893-1908 là thời kì nghĩa quân Yên Thế làm gì?
A. Xây dựng phòng tuyến
B. Tìm cách giải hoà với quân Pháp
C. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở
D. Tích luỹ lương thực, xây dựng quân tinh nhuệ

Câu 7. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?
A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu.
B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.
Câu 8. Tính chất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
A. Thể hiện tính dân tộc yêu nước sâu sắc.
B. Là phong trào giải phóng dân tộc.
C. Phong trào mang tính chất bảo vệ dân tộc.
D. Phong trào mang tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng ( 3 phút )

- Mục tiêu: so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Yên Thế với phong trào Cần Vương

- Phương thức tiến hành: Hs trả lời câu hỏi sau: có thể cho HS về nhà làm bài

? Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa cuộc khởi nghĩa Yên Thế với phong trào Cần Vương ?

- Dự kiến sản phẩm

Giống nhau: đều là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. 
đều bị thất bại 
Khác nhau: 
+ Lãnh đạo: phong trào Cần Vương gồm các Văn thân sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ Cần Vương. 
phong trào nông dân Yên Thế Nông dân đứng đầu là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám) 
+ Mục tiêu: 
phong trào Cần Vương là chống pháp dành lại độc lập dan tộc 
khởi nghĩa Yên Thế là mong muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và sơ khai về kinh tế xã hội. 
+ Địa bàn hoạt động: 
phong trào Cần Vương hoạt động rộng khắp Bắc Kỳ và Trung Kỳ 
khởi nghĩa Yên Thế hoạt đông ở vùng núi Yên Thế của tỉnh Bắc Giang 
+ Tính chất: 
pt Cần Vương là phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến 
kn Yên Thế là phong trào nông dan mang tính tự phát 
phong trà Cần Vương phát triển qua 2 giai đoạn và kết thúc sớm hơn phong trào nông dân Yên Thế 
phong trào nông dân Yên Thế phát triển qua 3 giai đoạn và kết thúc trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra. 

4. Dặn dò:

- Học bài và làm các bài tập trong vở bài tập lịch sử

- Xem trước bài 28 Trào lưu cải cách duy tân ở VN nửa cuối TK X I X:

+ Bối cảnh đưa đấn các đề nghị cải cách duy tân ra đời ở VN nửa cuối TK XIX?

+ Cho biết nội dung? Các nhà cải cách tiêu biểu?

+ Kết quả và hạn chế, ý nghĩa của các đề nghị cải cách?

Ngày soạn: 18/3/2019

Ngày dạy: 20/3/2019

Tiết 43 Bài 28: TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM

NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX

I.Mục tiêu bài học

1.Kiến thứcHS cần nắm nước

-Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

-Nội dung cải cách duy tân và nguyên nhân vì sao những cải cách này không được thực hiện.

- Ý nghĩa cải cách duy tân

2.Thái độ: Giáo dục cho HS thấy rõ

-Đây là một hiện tượng mới của lịch sử Việt Nam, thể hiện khía cạch của lòng yêu nước.

-Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực thẳng thắn và thận trọng những đề xướng cải cách của các nhà duy tân nửa cuối thế kỉ XIX, muốn tạo ra thực lực chống ngoại xâm.

3.Kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận định một vấn đề lịch sử, hướng dẫn các em liên hệ giữa lí luận và thực tiễn.

4. Định hướng phát triển năng lực của học sinh:

- Năng lực chung : giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ , sáng tạo .

- Năng lự chuyên biệt : tái tạo kiến thức , xác định mối quan hệ giữa các sự kiện.

II.Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng

- Xây dưng giáo án điện tử.

-Tài liệu về các nhân vật lịch sử: Nguyễn Trường Tộ

- Phiếu học tập.

- Bảng phụ

III.Các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định lớp:

2. Bài cũ

3. Bài mới

3.1 Khởi động:

- Mục tiêu: Sự xuất hiện các đề nghị cải cách trong hoàn cảnh nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.

- Phương pháp – kĩ thuật: Cho HS quan sát hai hình trên và nêu vấn đề.

- Thời gian: 3 phút

- Tổ chức hoạt động: Cho HS nhắc lại hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XIX

- Dự kiến sản phẩm:

Nửa cuối TK XI X , tình hình nước ta có nhiều biến động lớn: Khủng hoảng KT- chính trị-XH…. trầm trọng. TD Pháp xâm lược hòng biến nước ta thành thuộc địa để vơ vét, bóc lột dân ta. Trong hoàn cảnh LS đầy biến động ấy, xuất hiện nhiều để nghị cải cách nhằm cải thiện tình hình. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về những cải cách này ra sao nhé.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm:

Mục tiêu: Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

Phương pháp – kĩ thuật: thảo luận nhóm

Phương tiện: Bảng nhóm

Thời gian: 4 phút

Tổ chức hoạt động:

B1: Các nhóm trong lớp : Tìm hiểu về tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX ?

B2: GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời có sự hỗ trợ kịp thời để các nhóm hoàn thành.

B3: Cho lần lượt 2 nhóm lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

B4: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả 2 nhóm trên đã trình bày.

GV bổ sung phần phân tích, nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

(-Chính trị: Nhà Nguyễn vẫn thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu, bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương mục ruỗng.

-Kinh tế: Nông nghiệp, thủ công nghiệp đình trệ, tài chính kiệt quệ

-Xã hội: Nhân dân đói khổ, mâu thuẫn xã hội sâu sắc dẫn đến nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.)

=> Đây cũng chính là bối cảnh cho các trào lưu cải cách duy tân ra đời.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:

Mục tiêu: Động cơ, những sĩ phu tiêu biểu, nội dung chính của cải cách.

Phương pháp – kĩ thuật: thảo luận nhóm

Phương tiện: Bảng nhóm

Thời gian: 4 phút

Tổ chức hoạt động:

B1:

- Nhóm chẵn: Động cơ dẫn tới cải cách.

- Nhóm lẽ: Những sĩ phu tiêu biểu, nội dung chính của cải cách.

B2: GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời có sự hỗ trợ kịp thời để các nhóm hoàn thành.

B3: Cho nhóm chẵn- lẽ lần lượt lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

B4: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả nhóm trên đã trình bày.

GV bổ sung phần phân tích, nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

( - 1868: Trần đình Túc và Ng Huy Tế

-1872: Viện thương bạc

- 1863 -> 1871: Ng Trường Tộ với 30 bản điều trần.

- 1877 và 1882: Ng Lộ Trạch dâng 02 bản “Thời vụ sách” lên vua.)

Hoạt động 3: Thảo luận nhóm:

Mục tiêu: Kết cục và ý nghĩa của các đề nghị cải cách

Phương pháp – kĩ thuật: thảo luận nhóm

Phương tiện: Bảng nhóm

Thời gian: 4 phút

Tổ chức hoạt động:

B1:

- Nhóm chẵn: Kết cục của các đề nghị cải cách.

- Nhóm lẽ: Ý nghĩa của các đề nghị cải cách

B2: GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời có sự hỗ trợ kịp thời để các nhóm hoàn thành.

B3: Cho nhóm chẵn- lẽ lần lượt lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

B4: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả nhóm trên đã trình bày.

GV bổ sung phần phân tích, nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

I. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX:

1. Chính trị:

2.Kinh tế: SGK

3. Xã hội:

=> Đây cũng chính là bối cảnh cho các trào lưu cải cách duy tân ra đời.

II.Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX

1. Động cơ

-Trước tình trạng đất nước ngày càng khốn đốn.

- Xuất phát từ lòng yêu nuớc thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh.

2. Nội dung: SGK

III. Kết cục của các đề nghị cải cách

1. Kết cục

- Những đề nghi cải cách không thực hiện được. Vì:

+ Các cải cách còn mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong.

+ Do triều đình nhà nguyễn bảo thủ.

2. Ý nghĩa

- Tấn công vào tư tưởng bảo thủ

- Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người việt nam hiểu biết thức thời.

- Góp phần cho sự ra đời của trào lưu Duy tân đầu thế kỉ XX

3.3. Hoạt động luyện tập ( 5 phút )

- Mục tiêu: Hs củng cố những những kiến thức cơ bản về các đề nghị cải cách

- Phương thức tiến hành: Hs trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam những năm 60 của thế kỉ XIX như thế nào?

A. Kinh tế, xã hội khủng hoảng nghiêm trọng.

B. Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đình trệ.

C. Tài chính cạn kiệt, nhân dân đói khổ.

D. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt.

Câu 2. Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?

A. Thực hiện chính sách cải cách kinh tế, xã hội.

B. Thực hiện chính sách cải cách duy tân.

C. Thực hiện chính sách ngoại giao mở cửa.

D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.

Câu 3. Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, một yêu cầu đặt ra đó là:

A. Thay đổi chế độ xã hội hoặc cải cách xã hội cho phù hợp.

B. Cải cách duy tân đất nước.

C. Thực hiện chính sách đổi mới đất nước.

D. Thực hiện chính sách canh tân đất nước.

Câu4. Từ năm 1863 đến 1871, Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình bao nhiêu bản điều trần?

A. 25 bản.        B. 30 bản.         C. 35 bản.          D. 40 bản.

Câu 5. Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Dức 2 bản “Thời vụ sách”, đề nghị cải cách vấn đề gì?

A. Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

B. Đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai thác mỏ.

C. phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.

D. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, cải tổ giáo dục.

Câu 6. Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển nào để thông thương?

A. Cửa biển Hải Phòng.            B. Cửa biển Trà Lí (Nam Định).

C. Cửa biển Thuận An (Huế).       D. Cửa biển Đà Nẵng.

Câu 7. Lí do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực?

A. Chưa hợp thời thế.

B. Rập khuôn hoặc mô phỏng nước ngoài.

C. Điều kiện nước ta có những điểm khác biệt.

D. Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi sự thay đổi.

Câu 8. Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX?

A. Đã gây được tiếng vang lớn.

B. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội.

C. Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ đang cản trở, bước tiến hoá của dân tộc.

D. Góp phần vào sự chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX.

Câu 9. “Bộ máy chính quyền TW đến địa phương mục ruỗng, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn giữa dân tộc ngày càng gay gắt”. Đó là tình hình Việt Nam vào thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ XVIII           B. Đầu thế kỉ XIX

C. Giữa thế kỉ XIX           D. Cuối thế kỉ XIX

Câu 10. Trước tình hình đất nước ngày càng nguy khốn, đồng thời xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đề nghị gì với nhà nước phong kiến?

A. Đổi mới công việc nội trị

B. Đổi mới nền kinh tế, văn hoá.

C. Đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá.

D. Đổi mới chính sách đối ngoại.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng ( 3 phút )

- Mục tiêu: HS tìm hiểu cải cách cuối thế kỉ XIX ở nước ta lại thất bại, nhưng công cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản năm 1868 lại thành công

- Phương thức tiến hành: Hs trả lời câu hỏi sau: có thể cho HS về nhà làm bài: Vì sao cải cách cuối thế kỉ XIX ở nước ta lại thất bại, nhưng công cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật Bản năm 1868 lại thành công?

- Dự kiến sản phẩm:

5. Dặn dò: Hs về nhà nghiên cứu trả lời các câu hỏi trong sách GK và học từ bài 24 đến bài 28 để tuần sau làm kiểm tra một tiết.

Ngày soạn: 08/4/2019

Ngày dạy: 10/4/2019

CHƯƠNG II: XÃ HỘI VIỆT NAM TỪ NĂM 1897 ĐẾN NĂM 1918

Tiết 46: Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP

VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Biết được chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp.

- Hiểu được mục đích, phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

2. Kỹ năng: Sử dụng bản đồ

3. Thái độ: Thấy được âm mưu dã tâm của thực dân Pháp và lòng căm thù giặc Pháp.

4. Định hướng năng lực cần hình thành:

-Năng lực chung: tự học,hợp tác,giải quyết vấn đề, giao tiếp.

Năng lực chuyên biệt:

Năng lực tái hiện lại sự kiện khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam.

Năng lực thực hành bộ môn:Khai thác kênh hình,, tư liệu.sử dụng sơ đồ…

Phân tích, so sánh . liên hệ thực tiễn….

II. PHƯƠNG PHÁP:

Trực quan ,phát vấn,phân tích, kể chuyện, mô tả, làm việc nhóm,nêu và giải quyết vấn đề…

III. PHƯƠNG TIỆN: Máy tính, máy chiếu,

- Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương

IV.CHUẨN BỊ:

  1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Máy móc, phương tiện có liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh:

-Chuẩn bị bài mới

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài cũ và bài mới.

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu tình hình Việt Nam nửa cuối TK XIX?

- Nội dung những đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối TK XIX?

3. Bài mới:

3.1 Hoạt động khởi động/ tình huống xuất phát

Mục tiêu:Kích thích sự tìm hiểu bài mới cho học sinh.

Phương pháp tiến hành:

GV cho học sinh xem hình ảnh hình 98,99, 100 SGK Đặt câu hỏi, HS trả lời dẫn vào bài mới.

Dự kiến sản phẩm: HS sẽ hứng thú và tò mò muốn tìm tìm hiểu chính sách khai thác của TDP và sự biến chuyển của kinh tế, xã hội Việt Nam

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động dạy và học

Kiến thức cơ bản

-Hoạt động 1:

Mục 1: Cuộc khai thác lần thứ nhất- Tổ chức bộ máy nhà nước

  • Mục tiêu:Nắm Được bộ máy của Pháp đặt ở Đông Dương và VN
  • Phương thức : Hoạt động nhóm
  • Tổ chúc hoạt động

B1: GV chia cả lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau

-Nhóm 1,2 Bộ máy cai trị của TDP ở Việt Nam được tổ chức như thế nào?

-Nhóm 3,4:Tổ chưc bộ máy nhà nước VN cuối thế kỷ X I X đầu thế kỷ X X có đặc điểm gì?

- Nhóm 5,6: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Đông Dương đầu thế kỷ XX và rút ra hệ thống chính quyền của Pháp

B2. HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.

B3. HS báo cáo thảo luận

B4. HS nhận xét , đánh giá kết quả của bạn.

-GV bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả phần thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh

- Chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho học sinh

GV giới thiệu chuyển ý

Hoạt động 2

Mục 2: Chính sách kinh tế

  • Mục tiêu:HS nắm được Pháp áp dụng chính sách khai thác . Mục đích chính sách đó.

Phương thức: Hoạt động nhóm

Tổ chức hoạt động:

B1. Chia cả lớp thành 6 nhóm

Nhóm 1,2:Nêu chính sách khai thác của TDP trong các ngành nông nghiệp,công thương nghiệp, giao thong vận tải và tài chính

Nhóm 3,4:Các chính sách trên của Pháp nhằm mục đích gì?

Nhóm 5,6:Tác hại của chính sách khai thác của TDP đối với kinh tế VN như thế nào?

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi HS thực hiện

B 3: HS báo cáo , thảo luận

B4 HS đânh giá, nhận xét kết quả của bạn

GV bổ sung phần phân tích nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh

Chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho học sinh.

Hoạt động 3

Mục 3: Chính sách văn hóa giáo dục

Mục tiêu:HS nắm được chính sách văn hóa giáo dục mà P thực hiện ở VN

Phương thức: Hoạt động nhóm

Tổ chức hoạt động

Chia cả lớp thành 4 nhóm

Nhóm 1,2 Nêu những chính sách VH - GD của thực dân Pháp ở Việt Nam?

Nhóm 3,4- Chính sách VH - GD của Pháp nhằm mục đích gì?

-HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu . GV khuyến khích , hỗ trợ HS làm việc tại các nhóm

HS báo cáo thảo luận

HS phân tích ,đánh giá, nhận xét kết quả của bạn

GV bổ sung phân tích nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh

Chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho học sinh.

I. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực dân Pháp:

1. Tổ chức bộ máy nhà nước.

- TD Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gốm: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.

- Chia Đông Dương thành 5 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cam-pu-chia và Lào

- Chia Việt Nam thành 3 xứ với 3 chế độ khác nhau: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ

2. Chính sách kinh tế.

- Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền

- Công nghiệp: Khai thác mỏ (than, kim loại) và đầu tư một số ngành như xi-măng, điện, chế biến gỗ...

- Thương nghiệp độc chiếm thị trường, tăng cường các loại thuế.

- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ quân sự.

* Mục đích khai thác:Vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.

3. Chính sách văn hóa, giáo dục:

- Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến

- +Về sau, Pháp mở một số cơ sở y tế, văn hoá, trường học mới.

* Nhằm tạo nên tầng lớp tay sai phục vụ cho công việc cai trị, kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt .

VI. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

  1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa , hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về : Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp và biến chuyển về kinh tế, xã hội Việt Nam
  2. Phương thức:GV giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy cô giáo

Câu 1. Tổ chức bộ máy nhà nước VN cuối thế kỷ XI X đầu thế kỷ XX có đặc điểm gì?

Câu.2.Tác hại của chính sách khai thác của TDP đối với kinh tế VN như thế nào?

Câu 3. Nêu chính sách văn hóa giáo dục mà Pháp đã thực hiện ở VN

3.VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:

HS biết nhận xét , đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm khi các nước đến xâm lược nước ta

2.Phương thức:

a.Nêu câu hỏi sau khi hình thành kiến thức(củng cố,mở rộng, liên hệ)

-Chính sách khai thác thuộc địa của Pháp nhằm mục đích gì?

-.Ảnh hưởng của chính sách văn hóa giáo dục của Pháp đối với VN

Hiện nay chính sách khai thác của Pháp có ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế nước ta?

b. GV giao nhiệm vụ cho HS

-Học bài cũ, nắm kiến thức bài vừa học

-Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau

GV đánh giá sản phẩm của HS : nhận xét tuyên dương, khen ngợi..

  1. Dự kiến sản phẩm

Bộ sưu tập hình ảnh nông dân, công nhân nước ta thời Pháp thuộc

Qua việc chuẩn bị bài mới . HS có được một số kiến thức về bài mới

Ngày soạn: 15/4/2019

Ngày dạy: 17/4/2019

Tiết 47: Bài 29: CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP

VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở VIỆT NAM (TT)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Biết được những nét chính của sự biến đổi cơ cấu của xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa .

- Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc

2. Kỹ năng: Sử dụng bản đồ

3. Thái độ: Trân trọng hành động yêu nước của các sĩ phu thế kỉ XX

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: năng lực tự học,phát triển và giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác….

_ Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực thực hành bộ môn : sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

+ Phân tích, so sánh, liên hệ thực tiễn..

II. PHƯƠNG PHÁP:

Trực quan, phát vấn, phân tích , kể chuyện , mô tả, làm việc nhóm,nêu và giải quyết vấn đề….

III. PHƯƠNG TIỆN: Máy tính tranh ảnh , lược đồ

- Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương

- Tài liệu văn học, sử học liên quan

IV. CHUẨN BỊ:

  1. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án,
  • Máy móc, phương tiện có liên quan
  1. Chuẩn bị của học sinh:

-Chuẩn bị bài mới

Sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến bài mới

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu những chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục mà Pháp thi hành đầu TK XIX

- Ảnh hưởng của chính sách đó đến kinh tế, văn hoá của nước ta như thế nào?

3. Bài mới:

3.1 Hoạt động khởi động/ Tình huống xuất phát

1. Mục tiêu: Trình bày được sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác.

2. Phương thức: GV cho học sinh xem các hình ảnh 99,100,101 SGK và yêu cầu trả lời câu hỏi dưới đây:

Chính sách khai thác, bóc lột của TDP làm cho xã hội VN có những biến đổi như thế nào?

Cuối thế kỷ XI X các đô thị VN phát triển ra sao?

HS quan sát trả lời

3.Dự kiến sản phẩm:

Học sinh quan sát hình ảnh trao đổi thảo luận với nhau để trả lời

GV nhận xét và vào bài mới. Để hiểu rõ hơn chúng ta tìm hiểu qua bài 29 tiết 2

Bài 29 II. NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI VIỆT NAM

3.2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động dạy và học

Kiến thức cơ bản

Hoạt động 1:

Mục 1.Các vùng nông thôn.

Mục tiêu:HS nắm được chính sách khai thác của Pháp đã làm xã hội VN thay đổi

Phương thức: Hoạt động nhóm

Tổ chức hoạt động:

B1:GV chia cả lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau

Nhóm 1,2

- Theo em, giai cấp địa chủ, quan lại ở nông thôn đầu thế kỉ XX có thay đổi như thế nào? Vì sao?

Nhóm 3,4

- Tình cảnh nông dân như thế nào? Vì sao?

B2: Học sinh đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khich HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV đến các nhóm theo dõi

B3: HS báo cáo thảo luận

B4 HS nhận xét đánh giá kết quả của bạn

HS nhóm khác có thể tiến hành chất vấn nhóm bạn qua các câu hỏi.

Gv bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho HS

GV chuyển ý

Hoạt động 2:

Mục tiêu: HS nắm được Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới

Phương thức: Hoạt động nhóm

B1:Gv chia cả lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu

- Nhóm 1,2: Vì sao đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam ra đời và phát triển nhanh chóng?..

Nhóm 3,4 : Các giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện ở thành thị? Họ sinh sống và làm việc ở đô thị như thế nào?

- Nhóm 5,6: Những nét chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX?

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đến các nhóm theo dõi

B3: HS báo cáo thảo luận

B4. HS nhận xét kết quả của bạn

GV bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS

Chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho HS

GV giới thiệu chuyển ý

Hoạt động 3:

Mục tiêu: Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc

Phương thức: Hoạt động nhóm

B1. Chia cả lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện yêu cầu sau

Nhóm 1,2:Những nét chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỷ 19?

Nhóm 3,4:Tư tưởng nào có ảnh hưởng đến VN lúc đó Nhóm 5,6 Vì sao đầu TK XX, ở nước ta xuất hiện xu hướng cứu nước mới?

Nhóm 7,8: Tại sao các nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo con đường của Nhật Bản?

B2 HS đọc SGK thực hiện yêu cầu

GV đến các nhóm theo dõi

B3 HS báo cáo thảo luận

B4.HS nhận xét, đánh giá kết quả của bạn

GV bổ sung phần nhận xét đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS

Chính xá hóa kiến thức đã hình thành cho HS.

II. Những chuyển biến của xã hội Việt Nam:

1. Các vùng nông thôn:

- Quan lại địa chủ ngày càng đông thêm, trở thành tay sai của thực dân Pháp.

- Nông dân bị bần cùng hoá, sống cơ cực, sẵn sàng tham gia cách mạng.

2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:

- Nhiều đô thị mới xuất hiện và phát triển nhanh.

- Một số giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện:

+ Tư sản

+ Tiểu tư sản thành thị.

+ Công nhân.

3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc:

- Đầu thế kỷ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu, truyền vào nước ta qua sách báo của Trung Quốc và con đường TBCN ở Nhật Bản đã tác động vào Việt Nam.

- Các trí thức Nho học tiến bộ muốn đi theo con đường dân chủ tự sản để cứu nước.

* Xuất hiện xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.

    1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  1. Mục tiêu:

Nhằm củng cố , hệ thống hóa hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

-Các vùng nông thôn

Đô thị phát triển, sự xuất hiện giai cấp, tầng lớp mới

Xu hướng mới trong cuộc vận đông giải phóng dân tộc

  1. Phương thức: GV đặt lại một số câu hỏi để HS nắm vững bài học

-Giai cấp địa chủ và nông dân thay đổi như thế nào?

--Cuối thế kỷ XI X đô thị VN phát triển như thế nào?

-Sự phát triển của đô thị,các giai cấp, tầng lớp mới nào xuất hiện?

3.4 VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:HS nhận biết, đánh giá , rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

2. Phương thức:

a. Nêu câu hỏi sau khi hình thành kiến thức(củng cố mở rộng, liên hệ)

-Hiện nay, Đảng và nhà nước ta có những chính sách gì đối với vùng nông thôn?

Đô thị hóa đối với nước ta hiện nay đã đem lại hiệu quả gì cho người dân?

b.Gv giao nhiệm vụ cho HS

+ Học bài cũ,nắm kiến thức bài vừa học

+ Chuẩn bị nội dung, tranh ảnh cho bài học sau

+ GV đánh giá sản phẩm của HS : nhận xét,tuyên dương, khen ngợi..

  1. Dự kiến sản phẩm:

-Chân dung Phan Bội Châu, vua Duy Tân, Trịnh Văn Cấn

Qua việc chuẩn bị bài mới , HS có một số kiến thức nhất định về bài mới

Ngày soạn: 01/01/2019

Ngày dạy: 4/4/2019

Tiết 48: Bài 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP

TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh nắm được:

- Xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam - xu hướng cách mạng dân chủ tư sản với nhiều hình thức phong phú.

- Phong trào Đông Du 1905-1909

- Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục 1907

- Cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung kì 1908.

2. Thái độ

- Giáo dục học sinh trân trọng sự cố gắng phấn đấu của các sĩ phu yêu nước tiến bộ, họ luôn vươn tới những cái mới, muốn vận động cách mạng đi vào quĩ đạo chung của cách mạng thế giới.

- Các sĩ phu tiến bộ muốn tìm con đường mới cứu dân tộc ra khỏi vòng nô lệ.

- Học sinh hiểu rõ bản chất tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc

3. Kĩ năng:

- Học sinh hình thành kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử.

- Biết nhận định, đánh giá tư tưởng và hành động của các nhân vật lịch sử.

4. Định hướng các năng lực hình thành:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện tình hình nước Việt Nam đầu thế kỉ XX: yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản, hình thức bạo động và cải cách. Nhận thức được những hạn chế của các phong trào.

+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

+ Phân tích, nhận xét,vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống và so sánh với tình hình nước ta hiện nay.

II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích, so sánh…

III. PHƯƠNG TIỆN:

- Tranh ảnh, máy chiếu, …

- Văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX.Chân dung: Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Phan Châu Trinh

- Những hình ảnh về phong trào duy tân chống thuế ở Trung Kì.

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan.

- Phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Em hãy trình bày về các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX và thái độ chính trị của từng giai cấp.

3. Bài mới:
3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

* Mục tiêu:

Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là xu hướng cách mạng mới xuất hiện trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam - xu hướng cách mạng dân chủ tư sản với nhiều hình thức phong phú.

- Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 2 phút

* Phương thức: GV cho HS quan sát chân dung các nhà yêu nước tiền bối trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, trả lời câu hỏi nhanh

- Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng

* Dự kiến sản phẩm: HS trả lời - GV chuẩn bị sẵn đáp án

- Phan Bội Châu với phong trào Đông Du.

- Lương Văn Can với Đông Kinh nghĩa thục.

- Phan Châu Trinh với cuộc vận động Duy Tân.

- Huỳnh Thúc Kháng với phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.

→ GV vào bài mới.

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Phần I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất:

* Mục tiêu:

- Học sinh nắm và trình bày được nét chính về phong trào Đông du, những hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì .

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổng hợp, nhóm...

- Phương tiện: lược đồ nước Nhật, bản đồ chính trị thế giới từ sau đại chiến thứ nhất .

- Thời gian: 20 phút

* Phương thức: cho HS thảo lận nhóm

Hoạt động của GV và HS

* GV cho học sinh nhận thức về xu hướng dân chủ tư sản

- Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX giúp vua cứu nước thất bại.

- Đầu TK XX,cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất làm cho xã hội Việt Nam chuyển biến. Các đô thị phát triển sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới: tư sản,tiểu tư sản

=> Xu thế cứu nước mới đi theo dân chủ tư sản.

- Hoàn cảnh Việt Nam đầu TK XX như thế nào?

+ Đầu TK XX, một trào lưu dân chủ tư sản đã tràn vào Việt Nam qua các tân thư của Trung Quốc và sự duy tân tự cường của Nhật Bản.

+ Trong xã hội Việt Nam, một số nhà yêu nước muốn noi gương Nhật, vì Nhật cùng màu da, cùng văn hoá hán học đi theo con đường TBCN đã có thế lực đánh thắng đế quốc Nga 1905, cho nên có thể nhờ cậy được.

* Sau khi cho HS nắm được hoàn cảnh nước ta đầu thế kỷ XX và GV phân công HS thực hiện nhiệm vụ:(hoàn thành nội trong bảng)

- Nhóm 1. Phong trào Đông Du (1905-1909)

- Nhóm 2. Đông Kinh nghĩa Thục(1907)

- Nhóm 3. Cuộc vận động Duy Tân

- Nhóm 4. Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ 1908

* HS tập trung thảo luận và trình bày sản phẩm.

Nội dung ( Dự kiến sản phẩm)

Các phong trào

Phong trào Đông du

Đông Kinh nghĩa thục

Cuộc vận động Duy tân

Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ

Người lãnh đạo

Phan Bội Châu

Lương Văn Can

Nguyễn Quyền

Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng

Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng

Chủ trương

- Cứu nước bằng khởi nghĩa vũ trang, khôi phục nước Việt Nam độc lập.

.- 3- 1907 thành lập trường Đông Kinh nghĩa thục thành lập tại Hà Nội.

- Vận động, cải cách KT-VH-XH làm cho Việt Nam phát triển giàu mạnh tiến tới giành ĐLDT, cứu nươc bằng con đường hoà bình thông qua cải cách XH.

- Chống sưu thuế.

Biện pháp

- Đưa thanh niên đi du học ở Nhật, nhờ Nhật giúp đỡ về vũ khí, lương thực để chống Pháp.

- Thực hiện cuộc vận động cải cách văn hoá, xã hội theo lối tư sản

- Lúc đầu hoạt động chủ yếu ở Hà Nội, sau lan rộng ra các tỉnh Bắc Kì, lôi cuốn hàng ngàn người tham gia.

- Mở trường học.

- Xuất bản sách báo.

- Đả phá hủ tục lạc hậu.

- Tuyên truyền, vận động lối sống mới.

- Mở mang công thương nghiệp, ....

- Đả kích hủ tục phong kiến.

- Đấu tranh trực diện với Pháp, yêu sách cụ thể, quần chúng tham gia đông, mạnh mẽ.

- Diễn ra sôi nổi, bắt đầu từ Quảng Nam, sau lan ra khắp Trung Kì.

Kết quả

Pháp – Nhật cấu kết, trục xuất những người Việt Nam yêu nước ra khỏi đất Nhật, phong trào tan rã.

- 11/1907 Pháp giải tán Đông Kinh nghĩa thục.

- Thực dân Pháp đàn áp.

Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp.

* HS nhận xét, bổ sung.

* GV kết luận: Phong trào đã thể hiện rõ tinh thần cách mạng, yêu nước chống Pháp của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhưng cũng thể hiện rõ thiếu một giai cấp lãnh đạo có năng lực.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYÊN TẬP:

* Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.

* Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

Câu hỏi:

Câu 1. Thành phần tham gia chính của phong trào Đông Du là

A. Nông dân B. Thanh niên yêu nước.

C. Phong kiến. D. Tư sản.

Câu 2. Phong trào yêu nước nào sau đây diễn ra mạnh mẽ ở Trung Kỳ?

A. Đông du. B. Đông Kinh nghĩa nghĩa thục.

C. Duy tân. D. Chống thuế.

Câu 3. Nhận xét phong trào yêu nước đầu TK XX.

- Ưu điểm:

+ Phong trào diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ làm cho Pháp lo lắng đối phó.

+ Nhiều hình thức phong phú, người lao độngtiép thu được những giá tri tiến bộ của trào lưu tư tưởng Dân chủ tư sản.

- Nguyên nhân thất bại:

+ Những người lãnh đạo phong trào cách mạng chưa thấy được mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn dân tộc và chưa xác định được đầy đủ kẻ thù cơ bản của Việt Nam là Thực dân Pháp và địa chủ phong kiến.

+ Thiếu phương pháp cách mạng đúng đắn, không đề ra được đường lối cách mạng phù hợp.

+ Đường lối còn nhiều thiếu sót, sai lầm:

→ Phan Bội Châu dựa vào đế quốc để đánh đế quốc chẳng khác nào “Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.

→ Phan Châu Trinh: Dựa vào đế quốc để đánh phong kiến thì chẳng khác gì “Cầu xin đế quốc rủ lòng thương”.

+ Các phong trào chưa lôi kéo được đông đảo quần chúng và các giai cấp tham gia.

+ Các phong trào sôi nổi, nhưng cuối cùng thất bại. Vì vậy có thể nói: các phong trào yêu nước đầu TK XX mang màu sắc Dân chủ tư sản đã lỗi thời, muốn Cách mạng Việt Nam thắng lợi trước hết phải tiến hành Cách mạng vô sản.

3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:

* Mục tiêu:

- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển kinh tế nước ta và địa phương hiện nay.

* Phương thức: Nêu câu hỏi cho HS thảo luận.

Những nét mới của phong trào yêu nước đầu TK XX ở Việt Namlà gì?

- Về tư tưởng: các phong trào yêu nước đầu TK XX đều đoạn tuyệt với tư tưởng phong kiến, tiếp thu tư tưởng Dân chủ tư sản tiến bộ.

- Về mục tiêu: không chỉ chống đế quốc Pháp mà còn chống phong kiến, tay sai, đồng thời canh tân đất nước.

- Về hình thức, phương pháp: mở trường, lập hội, tổ chức cho học sinh đi du học, xuất bản sách báo, vân động nhân dân theo đời sống mới.

- Thành phần tham gia: ngoài nông dân phong trào còn lôi cuốn được các tầng lớp, giai cấp khác như tư sản dân tộc, tiểu tư sản, công nhân.

- Người lãnh đạo: là các nhà nho yêu nước tiến bộ sớm tiếp thu tư tưởng Dân chủ tư sản.

4. Dặn dò:

- Học bài, làm bài tập, soạn bài mới bài 30 - phần II

- Bài tập: Nêu những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và cuối thế kỉ XIX.

- Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.(theo mẫu ở sách giáo khoa)

Ngày soạn: 06/5/2019

Ngày dạy: 08/5/2019

Tiết 49: Bài 30. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP

TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918 (TT)

I MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

- Yêu cầu lịch sử và hoạt động bước đầu trên con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

2. Tư tưởng:

- Nêu gương tinh thần yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

3. Kỹ năng:

- Quan sát, nhận định, đánh giá tư tưởng, hành động của các nhân vật lịch sử.

4. Định hướng các năng lực hình thành:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện tình hình nước Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất.

+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

+ Phân tích, nhận xét,vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống và so sánh với tình hình nước ta hiện nay

+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

+ So sánh, phân tích, nhận xét và vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống trong tình hình nước ta hiện nay.

II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích, so sánh

III. PHƯƠNG TIỆN: Tranh ảnh, máy chiếu…

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh có liên quan:

+ Chân dung của Nguyễn Ái Quốc.

+ Tài liệu nói về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

- Phiếu học tập.

- Tư liệu có liên quan

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Bài cũ: GV nêu câu hỏi:

* Những nét mới của phong trào yêu nước đầu TK XX ở Việt Namlà gì?

* Dự kiến sản phẩm: HS sẽ trả lời

- Về tư tưởng: các phong trào yêu nước đầu TK XX đều đoạn tuyệt với tư tưởng phong kiến, tiếp thu tư tưởng Dân chủ tư sản tiến bộ.

- Về mục tiêu: không chỉ chống đế quốc Pháp mà còn chống phong kiến, tay sai, đồng thời canh tân đất nước.

- Về hình thức, phương pháp: mở trường, lập hội, tổ chức cho học sinh đi du học, xuất bản sách báo, vân động nhân dân theo đời sống mới.

- Thành phần tham gia: ngoài nông dân phong trào còn lôi cuốn được các tầng lớp, giai cấp khác như tư sản dân tộc, tiểu tư sản, công nhân.

- Người lãnh đạo: là các nhà nho yêu nước tiến bộ sớm tiếp thu tư tưởng Dân chủ tư sản.

* GV nhận xét và ghi điểm.

3. Bài mới:
3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

* Mục tiêu:

Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là Chiến tranh Thế giới I bùng nổ, Pháp tham gia chiến tranh và tăng cường bóc lột, vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương.

- Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 2 phút

* Phương thức: GV cho HS quan sát chân dung các nhà yêu nước tiền bối trong phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, trả lời câu hỏi nhanh

- Nguyễn Ái Quốc.

* Dự kiến sản phẩm: HS trả lời - GV chuẩn bị sẵn đáp án

- Nguyễn Ái Quốc với hành trình cứu nước...

→ GV vào bài mới.

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

Phần I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất:

* Mục tiêu:

- Học sinh nắm và trình bày được nét chính về chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương. Đặc biệt, những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổng hợp, nhóm...

- Phương tiện: Tranh ảnh, tư liệu...

- Thời gian: 20 phút

* Phương thức: cho HS thảo lận nhóm

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Phần 1.

* GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận

(tất cả các nhóm đều thảo luận chung )

- Nêu những thay đổi trong chính sách kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất ? Vì sao có sự thay đổi đó?

* HS tập trung thảo luận và trình bày sản phẩm.

* HS nhận xét, bổ sung.

* GV nhận xét, kết luận.

+ TDP vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương để phục vụ cho chiến tranh đế quốc

+ Những thay đổi về KT và XH, làm cho mẫu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với TDP ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh ngày càng quyết liệt hơn. Đặc biệt là sự nổi dậy của binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp.

Phần 2:

Tìm hiểu nội dung để tham khảo

Phần 3: Tìm hiểu nội dung mục 3.

- Nêu vài nét về tiểu sử của Nguyễn Tất Thành ?

- Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới?

+ Đất nước bị rơ vào tay Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều bị thất bại, Cách mạng Việt Nam bị bế tắc về đường lối.

- Hành trình cứu nước của Người diễn ra như thế nào?

- GV giới thiệu H107: Tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin con tàu đưa Người sang Pháp tìm đường cứu nước.

- Kết quả những hoạt động của Nguyễn Tất Thành ở nước ngoài?

* HS thảo luận nhóm: Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?

* GV kết luận: Nguyễn Tất thành là vị cứu tinh của dân tộc, bước đầu hoạt động của Người đã mở ra một chân trời mới cho CMVN.

1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến:

+ Xã hội: Bắt lính cung cấp cho chiến tranh.

+ Kinh tế: Trồng cây công nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái.

→ Mâu thuẫn dân tộc thêm sâu sắc.

2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên( 1917)

(không dạy)

3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước:

a. Tiểu sử:

- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Gia đình và quê hương có truyền thống cách mạng.

b. Hoàn cảnh:

- Đất nước bị rơi hoàn toàn vào tay Pháp. - Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều bị thất bại.

- CM Việt Nam bị bế tắc về đường lối

c. Hoạt động:

- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành chọn con đường sang các nước phương Tây để tìm hiểu kẻ thù, các dân tộc cùng cảnh ngộ.

- Qua 6 năm vòng quanh thế giới để tìm hiểu đến năm 1917, Người trở lại Pháp hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.

- Tiếp nhận được ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở để xác định con đường chân chính cho cách mạngViệt Nam.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYÊN TẬP:

* Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.

* Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

Câu hỏi:

Câu 1. Việc làm nào sau đây của thực dân Pháp không thực hiện trong chính sách cai trị ở Đông Dương?

A. Bắt lính để cung cấp cho chiến tranh.

B. Miễn giảm sưu thuế.

C. Trồng cây công nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái.

D. Chính sách văn hoá lừa bịp

2. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh

A. nước ta hoàn toàn độc lập.

B. nước bị thực dân Pháp xâm lược, nhân dân cơ cực.

C. các cuộc khởi nghĩa nổ ra đều thất bại.

D. cách mạng Việt Nam bị bế tắc về đường lối.

3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:

* Mục tiêu:

- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển kinh tế nước ta và địa phương hiện nay.

* Phương thức: Nêu câu hỏi cho HS thảo luận

Đánh giá những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ này?

* Dự kiến sản phẩm: Hoạt động này tuy mới chỉ là bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc.

4. Dặn dò:

- Học bài thật kỹ, chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập

Ngày soạn: 01/01/2019

Ngày dạy: / /2019

Tiết 50: Bài 31

ÔN TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1918

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức cơ bản:

- Lịch sử dân tộc từ giữa thế kỷ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Đặc điểm, diễn biến cơ bản của phong trào đấu tranh vũ trang từ 1895 - 1896.

- Bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.

2. Tư tưởng: Giúp HS

- Giáo dục lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc.

- Trân trọng các tấm gương dũng cảm vì dân vì nước, noi gương học tập cha anh.

3. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá, tổng hợp trong việc học tập bộ môn lịch sử.

4. Định hướng các năng lực hình thành:

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện tình hình nước Việt Nam tù giữa thế kỷ XIX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất.

+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

+ Phân tích, nhận xét,vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống và so sánh với tình hình nước ta hiện nay

+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

+ So sánh, phân tích, nhận xét và vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống trong tình hình nước ta hiện nay.

II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích, so sánh

III. PHƯƠNG TIỆN:

- Máy chiếu.

- Bản đồ Việt Nam và tranh ảnh có liên quan

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan

- Phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh

V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

- Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước?

3. Bài mới :

3.1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

* Mục tiêu:

Giúp học sinh hình dung được Lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 2 phút

* Phương thức: GV cho HS quan sát một số hình ảnh đã học xếp theo thứ tự thời gian và nêu câu hỏi để HS trả lời nhanh

* Dự kiến sản phẩm: HS trả lời - GV chuẩn bị sẵn đáp án

→ GV vào bài mới.

3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

* Mục tiêu:

- Học sinh nắm được lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến hết năm 1918.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổng hợp, nhóm...

- Phương tiện: Tranh ảnh, tư liệu...

- Thời gian: 15 phút

* Phương thức: cho HS thảo lận nhóm bằng cách lập bảng hệ thống kiến thức

Bảng 1: Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta.

Thời gian

Quá trình xâm lược của TD Pháp

Cuộc đấu tranh của nhân dân ta

1-9-1858

Pháp đánh Sơn Trà. Mở màn cuộc xâm lược Việt Nam

Quân ta đánh trả quyết liệt

2-1859

Pháp kéo vào Gia Định

Quân dân ta chặn địch ở đây

2-1862

Pháp chiếm Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long

Nhân dân căm phẫn, tiếp tục kháng chiến

6-1862

Hiệp ước nhâm tuất Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì

Nhân dân độc lập kháng chiến

6-1867

Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây

Nhân dân 6 tỉnh khởi nghĩa

20-11-1873

Pháp đánh thành Hà Nội

Nhân dân tiếp tục chống Pháp

18-8-1883

Pháp đánh Huế, điều ước Hác măng, Pa-tơ-nốt công nhận sự bảo hộ của Pháp

Triều đình đầu hàng nhưng phong trào kháng chiến của nhân dân ta không chấm dứt.

Bảng 2: Lập niên biểu về phong trào Cần Vương.

Thời gian

Sự Kiện

5-7-1885

Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế

13-7-1885

Vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương.

1886-1887

Khởi nghĩa Ba Dình

1883-1892

Khởi nghĩa Bãi Sậy

1885-1895

Khởi nghĩa Hương Khê

Bảng 3: Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đến năm 1918:

Phong trào

Chủ trương

Biện pháp đấu tranh

Thành phần tham gia

Phong trào

Đông Du

(1905-1909)

Lập ra một nước VN độc lập.

Bạo động vũ trang giành độc lập, cầu viện Nhật Bản

Nhiều thành phần chủ yếu là thanh niên yêu nước

Đông Kinh nghĩa thục

(1907)

Giành độc lập xây dựng xã hội tiến bộ

Truyền bá tư tưởng mới, vận động chấn hưng đất nước

Đông đảo nhân dân tham gia nhiều tầng lớp xã hội

Cuộc vận động Duy Tân

(1908)

Đổi mới đất nước.

Mở trường học dạy theo lối mới, đả kích hủ tục PK, mở mang công thương nghiệp.

Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia

Phong trào chống thuế ở

Trung Kì

Chống đi phu,

chống sưu thuế.

Từ đấu tranh hoà bình PT dần thiên về xu hướng bạo động.

Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia,chủ yếu là nông dân

3.2. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

* Mục tiêu:

- Học sinh nắm được lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến hết năm 1918.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổng hợp, nhóm...

- Thời gian: 20 phút

* Phương thức: cho HS thảo lận nhóm bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

1. Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?

2. Nguyên nhân làm cho nước ta rơi vào tay của thực dân Pháp.

3. Những nét chính của phong trào Cần Vương: Nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của phong trào.

4. Nhận xét chung về phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX.

5. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX .

* Dự kiến sản phẩm:

1. Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam :

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nhu cầu xâm chiếm thuộc địa, Việt Nam giàu sức người, sức của.

2. Nguyên nhân làm cho nước ta bị mất vào tay thực dân Pháp :

- Đường lối, cách thức tổ chức kháng chiến của triều đình Huế mắc nhiều sai lầm, bất cập.

- Bối cảnh quốc tế bất lợi.

3. Về phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX :

- Nguyên nhân bùng nổ :

+ Âm mưu thống trị của thực dân Pháp.

+ Lòng yêu nước, ý chí bất khuất của quần chúng nhân dân.

+ Thái độ kiến quyết chống Pháp của phái chủ chiến…

4. Nhận xét chung về phong trào chống Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX :

- Quy mô : diễn ra khắp Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

- Thành phần tham gia gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.

- Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc).

- Tính chất : là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Ý nghĩa : chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt.

5. Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Nguyên nhân: tác động từ cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những tư tưởng tiến bộ trên thế giới, nhất là tấm gương tự cường của Nhật Bản.

3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:

* Mục tiêu:

- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển kinh tế nước ta và địa phương hiện nay.

* Phương thức: Nêu câu hỏi cho HS thảo luận các câu hỏi sau:

1. Nhận xét chung về phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.

2. So sánh hai xu hướng cứu nước: Bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh về chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng, hạn chế...

3. Bước đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành có ý nghĩa như thế nào?Hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì khác với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó?

GV tổng hợp lại một số kiến thức cơ bản

4. Dăn dò:

- Học ôn tất cả các bài đã học từ Học kỳ II để kiểm tra.

* Rút kinh nghiệm: