Bộ đề thi học kỳ 2 môn địa 9 năm học 2021-2022 có đáp án

Bộ đề thi học kỳ 2 môn địa 9 năm học 2021-2022 có đáp án

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bộ đề thi học kỳ 2 môn địa 9 năm học 2021-2022 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

thuvienhoclieu.com

ĐỀ 1

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II

Môn: Địa Lý 9

Câu 1. Chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển của nước ta tương ứng là

A. 3 160 km và khoảng 0,5 triệu km2

B. 3. 260km và khoảng 1 triệu km2

C. 3. 460 km và khoảng 2 triệu km2

D. 2. 360 km và khoảng 1,0 triệu km2

Câu 2: Ngành chăn nuôi ở Đông Nam Bộ được chú trọng phát triển theo hướng nào?

A. chăn nuôi quảng canh. B. hình thức V.A.C

C. phương pháp chăn nuôi công nghiệp D. theo hình thức hộ gia đình

Câu 3. Du lịch biển của nước ta hiện nay mới chỉ chủ yếu tập trung khai thác hoạt động

A.Thể thao trên biển B. Tắm biển

C. Lặn biển D. Khám phá các đảo

Câu 4. Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở vùng thềm lục địa phía Nam của nước ta vào năm

A. 1966 C. 1986

B. 1976 D. 1996

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng với điều kiện sinh thái nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long?

A. có dải phù sa ngọt, các vùng đất phèn, đất mặn lớn.

B. đồng bằng châu thổ có nhiều ô trũng, có mùa đông lạnh.

C. có đất badan và có đất xám phù sa cổ rộng lớn, thiếu nước mùa khô.

D. các cao nguyên badan rộng lớn, khí hậu phân hai mùa mưa, khô rõ rệt.

Câu 6: Những ngành công nghiệp nào ở Đông Nam Bộ sử dụng tài nguyên có sẵn?

A. khai thác nhiên liệu, điện. B. hàng may mặc, hóa chất.

C. luyện kim, cơ khí. D. công nghệ cao, cơ khí.

Câu 7. Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là

A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế

B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy

C. dặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải

D. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế

Câu 8: Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long ( đơn vị: nghìn tấn)

Phân ngành

2000

2010

Tổng số

1169,0

2972,7

Đánh bắt

803,9

986,1

Nuôi trồng

365,1

1986,6

Để thể hiện sự thay đổi có cấu sản lượng thủy sản phân theo đánh bắt, nuôi trồng của Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2000 và 2010 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. tròn B. miền. C. cột D. đường

Câu 9: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 25. Các vườn quốc gia nào thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Tràm Chim, Đất Mũi, Phú Quốc, U Minh Thượng.

B. Đất Mũi, Côn Đảo, Bạch Mã, Kiên Giang.

C. U Minh Thượng, Cát Bà, Núi Chúa, An Giang.

D. Phú Quốc, Bù Gia Mập, Cát Tiên, An Giang.

Câu 10. Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc

A. Bắc Bộ B. Nam Trung Bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Bắc Trung Bộ

Câu 11: Ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu của nước ta?

A. Làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển.

B. Mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn.

C. Làm tăng tính chất nóng và khô của khí hậu nước ta.

D. Làm giảm tính chất lạnh, khô và dịu bớt thời tiết nóng bức .

Câu 12: Một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đang đánh bắt cách đảo Lý Sơn 10 hải lí về hướng đông, hãy cho biết tàu này đang hoạt động ở bộ phận nào của vùng biển nước ta?

A. Nội thủy. B. Lãnh hải.

C. Tiếp giáp lãnh hải. D. Đặc quyền kinh tế.

Câu 13: Khó khăn nào không phải là chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. bão và áp thấp nhiệt đới.

B. thiếu nước trong mùa khô.

C. phần lớn diện tích là đất mặn và đất phèn.

D. xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.

Câu 14: Ngành công nghiệp nào ở Đông Nam Bộ đòi hỏi kĩ thuật cao?

A. luyện kim, cơ khí. B. hàng may mặc, hóa chất.

C. cơ khí, điện tử. D. khai thác nhiên liệu.

Câu 15: Loại thiên tai trên biển thường gây ra hậu quả nặng nề nhất cho các vùng đồng bằng ven biển nước ta là:

A. bão. B. sóng thần

C. triều cường D. xâm nhập mặn.\

Câu 16: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp sau đây, trung tâm công nghiệp nào không nằm ở vùng Đông Nam Bộ?

A. Vũng Tàu. B. Biên Hòa.

C. Cần Thơ D. Thủ Dầu Một.

Câu 17: Bên cạnh là vựa lúa số 1 của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển mạnh ngành kinh tế nào?

A. nghề rừng. B. giao thông.

C. thủy hải sản. D. du lịch.

Câu 18: Dạng địa hình nào sau đây ở vùng ven biển rất thuận lợi cho xây dựng các cảng biển?

A. Các bờ biển mài mòn B. Vịnh cửa sông

C. Các vũng , vịnh nước sâu. D. Nhiều bãi ngập triều

Câu 19:Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh nào sau đây ?

A. Đồng Tháp. B. Kiên Giang.

C. Long An. D. Bạc Liêu.

Câu 20. Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là

A. Tập trung khai thác hải sản ven bờ

B. Phát triển khai thác hải sản xa bờ

C. Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

D. Hình thành các cảng cá dọc bờ biển

Câu 21: Vùng có nghề làm muối phát triển mạnh nhất nước ta là.

A. Đông Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 22. Cảng nào sau đây không phải cảng biển?

A. Đà Nẵng C. Vũng Tàu

C. Quy Nhơ D. Cần Thơ

Câu 23 Hệ thống đảo ven bờ nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

  1. Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định, Cà Mau

B. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang

C. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sóc Trăng

D. Thái Bình, Phú Yên, Ninh Thuận, Bạc Liêu

Câu 24: Vùng Đồng bằng sống Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi phát triển là do:

A. có điều kiện tự nhiên thuận lợi.

B. các giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

C. có lực lượng lao động đông đảo, có kinh nghiệp trong chăn nuôi.

D. có nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 25: Nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta không bị khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Nam Á, Bắc Phi là do nước ta nằm.

A. ở vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu.

B. giáp biển Đông.

C. trên đường di cư của nhiều sinh vật.

D. gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

……………………………..Hết……………………….

thuvienhoclieu.com

ĐỀ 2

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II

Môn: Địa Lý 9

ĐỀ BÀI:

I. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đứng trước ý trả lời đúng từ câu 1 đến câu 16.

Câu 1. Đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ là

A. Bà Rịa – Vũng Tàu . B. Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Bình Dương. D. Bình Phước.

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Đồng bằng sông Cửu Long, cho biết trung tâm kinh tế lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Mỹ Tho. B. Long Xuyên. C. Cần Thơ. D. Cà Mau.

Câu 3. Một loại hình dịch vụ khó tìm thấy ở các vùng khác nhưng lại xuất hiện ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đó là

A. chợ nổi B. chợ đêm C. chợ phiên D. chợ hoa

Câu 4. Nhóm đất có ý nghĩa lớn nhất đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A.đất mặn. B. đất phèn. C. đất pha cát. D. đất phù sa ngọt.

Câu 5: Đồng bằng sông Cửu Long không tiếp giáp với

A. Tây Nguyên. B. Đông Nam Bộ. C. biển Đông. D. Cam – pu – chia.

Câu 6: Dân số của Đồng bằng sông Cửu Long lớn thứ mấy cả nước?

A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Thứ tư.

Câu 7: Đảo, quần đảo nào không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Hà Tiên. B. Nam Du. C. Thổ Chu. D. Trường Sa.

Câu 8: Thế mạnh trong nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long là

A.trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.

B. cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.

C.trồng lúa, cây ăn quả, nuôi vịt đàn, thuỷ sản.

D.Thuỷ sản, cây công nghiệp, chăn nuôi vịt đàn.

Câu 9. Trong sản xuất lúa, Đồng bằng Sông Cửu Long không đứng đầu cả nước về

A. diện tích lúa. B. năng suất lúa.

C. sản lượng lúa. D. bình quân lương thực theo đầu người.

Câu 10: Ý nào không phải là nguyên nhân làm cho Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm du lịch lớn nhất cả nước?

A. Có vị trí địa lí thuận lợi. B. Có tài nguyên du lịch phong phú.

C. Có cơ sở hạ tầng và giao thông thuận lợi. D. Có dân số đông nhất cả nước.

Câu 11: Trong quá trình thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến dầu khí ở Đông Nam Bộ (và cả nước), vấn đề được đặc biệt quan tâm là

A. phương tiện công suất lớn. B. tìm thị trường tiêu thụ.

C. ô nhiễm môi trường biển. D. quy trình công nghệ hiện đại.

Câu 12: Tỉnh Tuyên Quang tiếp giáp với

A.Bắc Ninh, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc

B.Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc

C.Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang

D.Hải Phòng, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Giang

Câu 13: Ý nào sau đây nói đúng về đặc điểm địa hình tỉnh Tuyên Quang?

A. Địa hình phần lớn diện tích là đồi, núi.

B. Địa hình đồng bằng, tương đối bằng phẳng.

C. Địa hình đa dạng, có cả đồng bằng, đồi núi, bờ biển.

D. Địa hình khá bằng phẳng.

Câu 14: Tuyến đường quốc lộ nào đi qua địa phận tỉnh Tuyên Quang?

A. Quốc lộ 2C B. Quốc lộ 5A C. Quốc lộ 5B D. Quốc lộ 39.

Câu 15: Các loại khoáng sản chính của tỉnh Tuyên Quang là

A. sắt, đá vôi, vàng. B. thiếc, cát, đá vôi.

C.sắt, thiếc, mangan, ba rit D. thiếc, cát, a –pa-tit.

Câu 16: Ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh Tuyên Quang là

A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Lâm nghiệp D. Dịch vụ

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0điểm ): Cho bảng số liệu sau:

Diện tích, năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm

Năm

2005

2008

2010

2011

Diện tích (nghìn ha)

3826

3859

3946

4089

Năng suất (tạ/ha)

50,4

53,6

54,7

56,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB Thống kê, 2012)

a. Dựa vào bảng số liệu trên, hãy chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích, năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm.

b. Dựa vào bảng số liệu rút ra nhận xét.

c. Nhờ những nguyên nhân nào mà Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước?

Câu 2: (3,0điểm): Việc giảm sút tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển – đảo được biểu hiện như thế nào? nguyên nhân, hậu quả sự giảm sút tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển – đảo là gì?

ĐÁP ÁN

Phần I. Trắc nghiệm( 4,0 điểm) Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

A

D

A

B

D

C

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

B

D

C

B

A

A

C

A

Phần II. Tự luận ( 6,0 điểm)

Câu

Ý

Nội dung (Đáp án)

Điểm

1

a

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích, năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm là biểu đồ kết hợp cột và đường

0,5

b

Nhận xét.

  • Giai đoạn 2005 – 2011, diện tích và năng suất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long đều tăng. (dẫn chứng).
  • Diện tích lúa tăng chậm hơn so với năng suất lúa. (dẫn chứng)

* Lưu ý: HS thiếu dẫn chứng trừ một nửa số điểm.

1,0

c

Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước nhờ nhừng điều kiện sau:

- Vùng có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất lương thực, đặc biệt là cây lúa nước: là vùng đồng bằng có diện tích đất phù sa ngọt lớn nhất cả nước, khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nước sông dồi dào,…

- Vùng có nhiều điều kiện dân cư xã hội thuận lợi: số dân đông thứ 2 cả nước, dân cư giàu kinh nghiệm trồng cây lúa theo hướng sản xuất hàng hoá, cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp khá hoàn thiện, đặc biệt là sự phát triển của ngành CN chế biến lương thực – thực phẩm, nhiều chính sách ưu tiên phát triển sản xuất lương thực, thị trường tiêu thụ rộng lớn,…

1,5

2

Sự giảm sút tài guyên môi trường biển - đảo.

Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh

Nguồn lợi hải sản giảm đáng kể

Ô nhiễm môi trường biển có nguy cơ ra tăng rõ rệt

1.0

Nguyên nhân sự giảm sút tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển – đảo:

- Nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên: Khai thác bừa bãi, vô tổ chức và dùng các phương pháp có tính hủy diệt ( nổ mìn, rà điện,..)quá nhiều lao động và phương tiện đánh bắt nhỏ, thủ công dày đặc tập chung ở vùng ven bờ.

- Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển – đảo: các chất độc hại từ trên bờ theo nước sông đổ ra biển, các hoạt động giao thông trên biển khai thác dầu khí được tăng cường, việc vận chuyển dầu khí và các sự cố đắm tàu, thủng tàu, tràn dầu, rửa tàu,..

1,5

Hậu quả :

  • Nguồn lợi sinh vật bị suy giảm
  • Ảnh hưởng đến đời sống con người, hoạt động du lịch biển ,…

0,5

thuvienhoclieu.com

ĐỀ 3

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ II

Môn: Địa Lý 9

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trong các trung tâm công nghiệp sau đây, trung tâm công nghiệp nào có cơ cấu ngành công nghiêp đa dạng nhất ở Đông Nam Bộ?

A. Thủ Dầu Một. B. Biên Hòa. C. Vũng Tàu. D. TP. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết mặt nước nuôi trồng thủy sản có diện tích lớn nhất ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Bắc Trung Bộ.

Câu 3: Các trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là

A. Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

B. Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh - Hải Phòng - Quảng Ninh.

C. Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh.

D. Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh - Hải Phòng - Đà Nẵng.

Câu 4: Theo bảng diện tích và sản lượng lúa của nước ta năm 2000 và 2014. Năng suất lúa (tạ/ha) của nước ta năm 2000 và 2014 lần lượt là

Năm

2000

2014

Diện tích ( nghìn ha )

7666

7813

Sản lượng ( nghìn tấn )

32530

44975

A. 40,5 và 60,2. B. 42,4 và 57,6. C. 41,7 và 59,4. D. 45,8 và 50,8.

Câu 5: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự đổi thay to lớn của nông nghiệp nước ta trong những năm Đổi mới là do

A. khí hậu thuận lợi. B. đường lối đổi mới trong nông nghiệp.

C. nông dân cần cù lao động. D. đất đai màu mỡ.

Câu 6: Mục tiêu của vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là

A. nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ.

B. khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội.

C. đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

D. đẩy mạnh đầu tư vốn, công nghệ.

Câu 7: Cho bảng số liệu sau. Nhận xét nào sau đây đúng về diện tích lúa gieo trồng của cá nước, Đồng bằng sông Hồng và Đông bằng sông Cửu Long?

A. Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn Đồng bằng sông Hồng

B. Cả nước và Đồng bằng sông Cửu Long đều có xu hướng giảm.

C. Cả nước và Đồng bằng sông Hồng đều có xu hướng tăng nhanh.

D. Đồng bằng sông Cứu Long vả Đồng bằng sông Hồng đều tăng.

Câu 8: Lợn được nuôi nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng vì

A. người dân tranh thủ được thời gian nhàn dỗi.

B. khí hậu của vùng thích hợp cho nuôi lợn.

C. vùng có nguồn thức ăn dồi dào, nhu cầu thực phẩm của người dân lớn.

D. người dân có kinh nghệm trong chăn nuôi lợn.

Câu 9: Cho bảng số liệu sau. Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất đẻ thể hiện cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta năm 2010 và năm 2016?

A. Biểu đồ miền. B. Biểu đồ đường. C. Biểu đồ tròn. D. Biểu đồ cột.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng với thành tựu trong sản xuất lương thực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Diện tích lúa cả năm lớn nhất nước ta.

B. Bình quân lương thực đầu người cao nhất nước ta.

C. Là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.

D. Chiếm hơn 50% sản lượng lúa cả nước.

Câu 11: Diện tích đất phù sa ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng thu hẹp chủ yếu là do

A. đẩy mạnh đắp đê nên phù sa ít được bồi lấp B. thời gian mùa khô hạn ngày càng kéo dài.

C. chế độ nước của sông Mê Công thay đổi. D. mở rộng việc nuôi trồng thủy sản nước lợ.

Câu 12: Sự tương hỗ về kinh tế, kĩ thuật giữa vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, biểu hiện là

A. vùng Đông Nam Bộ với nền kinh tế năng động đã hỗ trợ cho Đồng bằng sông Cửu Long công nghệ chế biến, thị trường tiêu thụ nông sản và xuất khẩu.

B. Đông Nam Bộ xay sát lúa gạo, xuất khẩu nông sản cho Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Mặt hàng nông sản, thủy sản đông lạnh của Đồng bằng sông Cửu Long đã xuất khẩu qua cảng Sài Gòn của vùng Đông Nam Bộ.

D. công nhân có tay nghề của Đông Nam Bộ đã chi viện cho các xí nghiệp mới mở ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết hai đô thị nào sau đây của nước ta thuộc loại đô thị đặc biệt?

A. Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. B. Hà Nội và Hải Phòng.

C. Đà Nẵng và Cần Thơ. D. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 14: Ngành thủy sản của nước ta hiện nay đang phát triển theo hướng

A. ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ; đẩy mạnh nuôi trồng, chế biến thủy sản.

B. ưu tiên phát triển nuôi trồng và khai thác hải sản gần bờ.

C. ưu tiên phát triển nuôi trồng, cấm khai thác hải sản.

D. ưu tiên phát triển khai thác hải sản gần bờ.

Câu 15: Cho bảng số liệu. Nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất, nhập khâu của nước ta, giai đoạn 2005 – 2016:

A. Giá trị xuất khẩu tăng, giá trị nhập khẩu giảm.

B. Giá trị xuât khẩu tăng nhanh hơn giá trị nhập khẩu.

C. Giá trị xuất khẩu luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu.

D. Giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn giá trị xuất khẩu.

Câu 16: Năm 2002, sản lượng thủy sản của nước ta là 2647,4 nghìn tấn, trong đó sản lượng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long là 1354,5 nghìn tấn. Vậy tỉ lệ (%) sản lượng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long là

A. 53,2%. B. 50,2%. C. 52,2%. D. 51,2%.

Câu 17: Trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đất phù sa ngọt chủ yếu tập trung ở

A. dọc hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu.

B. ven Biển Đông.

C. ven vịnh Thái Lan.

D. phía nam của vùng, thuộc các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu.

Câu 18: Để nâng cao hệ số sử dụng đất trồng lúa ở nước ta hiện nay, giải pháp nào sau đây là cơ bản nhất?

A. Chủ động phòng chống thiên tai và sâu bệnh B. Đưa các giống năng suất cao vào sản xuất.

C. Phát triển thủy lợi nhằm đảm bảo nước tưới. D. Đẩy mạnh khai hoang mở rộng đất canh tác

Câu 19: Vùng kinh tế có diện tích lớn nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Tây Nguyên.

C. Bắc Trung Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 20: Nơi cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp chế biến ở Đông Nam Bộ là

A. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.

C. Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.

D. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.

Câu 21: Bảo vệ rừng trên thượng lưu các con sông ở Đông Nam Bộ nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Bảo vệ các hồ thủy điện trước sự bồi lắng phù sa

B. Hạn chế lũ lớn và xói mòn đất ở các vùng hạ lưu.

C. Bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.

D. Tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ mực nước ngầm

Câu 22: Giải pháp chủ yếu để nâng cao sản lượng cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. phát triển việc chế biến, đẩy mạnh xuất khẩu. B. thay đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng diện tích.

C. phát triển thủy lợi và thay đổi cơ cấu mùa vụ. D. đa dạng hóa cây trồng và thâm canh tăng vụ.

Câu 23: Hạn chế lớn nhất về mặt dân cư, xã hội đối với phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là

A. mật độ dân số tương đối cao so với trung bình cả nước.

B. mặt bằng dân trí chưa cao, mức độ đô thị hóa thấp.

C. dân cư phân bố không đều.

D. đời sống của một bộ phận khá đông dân cư còn nhiều khó khăn.

Câu 24: Vùng đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh để phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản là do

A. biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú. B. dân số đông, nguồn lao động dồi dào.

C. hải sản phong phú. D. vùng có nhiều sông ngòi.

Câu 25: Đâu không phải thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển ngành nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.

A. Khoáng sản chủ yếu là than bùn và đá vôi

B. Khí hậu tính chất cận xích đạo

C. Ngư trường rộng lớn có nhiều đảo và quần đảo thuận lợi cho khai thác hải sản

D. Đất đai phì nhiêu màu mỡ, kết hợp với địa hình thấp và bằng phẳng

----- HẾT -----