Đề thi thử tn thpt 2022 môn hóa có lời giải (đề 4)

Đề thi thử tn thpt 2022 môn hóa có lời giải (đề 4)

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi thử tn thpt 2022 môn hóa có lời giải (đề 4)

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Thuvienhoclieu.Com

ĐỀ 4

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT

NĂM 2022

MÔN HÓA HỌC

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Rb = 85,5; Ca = 40; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Sr = 87,5; Ag = 108; Ba = 137.

Câu 1: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Mg. B. Na. C. Be. D. Fe.

Câu 2: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí H2?

A. BaO. B. Mg. C. Cu. D. Mg(OH)2.

Câu 3: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. NaOH. B. CH3COOH. C. KNO3. D. HCl.

Câu 4: Hòa tan hết 1,68 gam kim loại R trong dung dịch H2SO4 loãng thu được 0,07 mol H2. Kim loại R là

A. Zn. B. Fe. C. Ba. D. Mg.

Câu 5: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe tác dụng với dung dịch muối nào sau đây?

A. HCl. B. Na2SO4. C. Mg(NO3)2. D. FeCl3.

Câu 6: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Mg2+. B. Zn2+. C. Ag+. D. Cu2+.

Câu 7: Cho 6,2 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 7,0. B. 6,8. C. 6,4. D. 12,4.

Câu 8: Thạch cao nung là chất rắn màu trắng, được dùng để bó bột khi gãy xương, đúc tượng…Thạch cao nung có công thức là

A. CaSO4.H2O. B. CaSO4.2H2O. C. CaSO4. D. CaCO3.

Câu 9: Phân tử nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?

A. Poli(vinyl clorua). B. Poliacrilonitrin.

C. Poli(vinyl axetat). D. Polietilen.

Câu 10: Các loại phân đạm đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố:

A. cacbon. B. kali. C. nitơ. D. photpho.

Câu 11: Kim loại X tác dụng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kết tủa. Kim loại X là

A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. K.

Câu 12: Tổng số nguyên tử trong 1 phân tử axit glutamic là

A. 17. B. 19. C. 11. D. 20.

Câu 13: Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân cấu tạo của nhau?

A. Glucozơ và fructozơ. B. Saccarozơ và xenlulozơ.

C. Metyl axetat và axit propionic. D. Etyl amin và đimetyl amin.

Câu 14: Metyl fomat có công thức là

A. CH3COOC2H5. B. CH3COOC2H3. C. HCOOCH3. D. HCOOC2H5.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng về triolein?

A. Là este đa chức. B. Làm mất màu dung dịch brôm.

C. Không tan trong nước. D. Là chất rắn ở điều kiện thường.

Câu 16: Cho lá kẽm mỏng vào ống nghiệm đựng 2 mL dung dịch chất X, thấy lá kẽm tan dần và có khí thoát ra. Chất X là

A. Glixerol. B. Ancol etylic. C. Saccarozơ. D. Axit axetic.

Câu 17: Cho m gam glyxin phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được 3,88 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 1,5. B. 2,0. C. 3,5. D. 3,0.

Câu 18: Chất nào sau đây là amin?

A. C2H5NH2. B. HCOOH. C. C2H5OH. D. CH3COOC2H5.

Câu 19: Cho các dung dịch (có cùng nồng độ 0,1M): (1) glyxin, (2) metyl amin, (3) amoniac. Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần giá trị pH của các dung dịch trên là:

A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (1). C. (1), (3), (2). D. (3), (2), (1).

Câu 20: Hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính” làm cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên, làm biến đổi khí hậu, gây hạn hán, lũ lụt,… Tác nhân chủ yếu gây “Hiệu ứng nhà kính” là do sự tăng nồng độ trong khí quyển của chất nào sau đây?

A. Ozon. B. Nitơ. C. Oxi. D. Cacbon đioxit.

Câu 21: Hòa tan 2,46 gam hỗn hợp X gồm Al và Cu trong dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa 2,67 gam muối khan và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là

A. 1,92. B. 2,19. C. 0,54. D. 4,05.

Câu 22: Chất nào sau đây có số nguyên tử cacbon không bằng số nhóm chức?

A. Metyl amin. B. Glixerol. C. Tristearin. D. Axit fomic.

Câu 23: Cho các chất sau: lysin, metylamin, anilin, phenol. Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch HCl?

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 24: Khi đốt cháy hoàn toàn 6,48 gam hỗn hợp X gồm glucozơ, fructozơ và saccarozơ cần vừa đủ 5,04 lít khí O2 (đkc) thu được CO2 và m gam nước. Giá trị của m là

A. 3,78. B. 3,10. C. 2,70. D. 5,40.

Câu 25: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm K và Na vào nước, thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đktc). Trung hòa X cần 200 ml dung dịch HCl 0,2M. Giá trị của V là

A. 0,112. B. 0,224. C. 0,448. D. 0,896.

Câu 26: Cho dãy các chất: Ag, Fe, CuO, NaOH, Fe(NO3)2, MgSO4. Có bao nhiêu chất trong dãy phản ứng với dung dịch HCl?

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 27: Thí nghiệm nào sau đây làm khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng lên so với dung dịch trước phản ứng?

A. Cho Na vào dung dịch FeCl3 dư. B. Sục khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư.

C. Cho bột Fe vào dung dịch CuSO4 dư. D. Cho bột Zn vào dung dịch FeCl3 dư.

Câu 28: Cặp chất nào sau là đồng phân của nhau?

A. CH3OCH3 và C2H5OH. B. CH4 và C2H6.

C. CH≡CH và CH2=CH2. D. C4H4 và C2H2.

Câu 29: Cho các sơ đồ phản ứng sau (các chất tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol):

(a) X Y + CO2. (b) Y + H2O → Z.

(c) T + Z → R + X + H2O. (d) 2T + Z → Q + X + 2H2O.

Các chất R, Q thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

A. KOH, K2CO3. B. Ba(OH)2, KHCO3. C. KHCO3, Ba(OH)2. D. K2CO3, KOH.

Câu 30: Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y chứa HCl a mol và H2SO4 b mol. Trung hoà dung dịch X bằng dung dịch Y, sau phản ứng thu được 19,71 gam muối khan. Tỉ lệ a:b là:

A. 2:3. B. 3:1. C. 1:3. D. 1:1.

Câu 31: Cho các thực nghiệm sau:

(a) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch hỗn hợp KHCO3 và CaCl2.

(b) Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.

(c) Đun nóng nước có tính cứng tạm thời.

(d) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch KAl(SO4)2.12H2O.

(e) Sục khí CO2 dư vào nước vôi trong.

Số thực nghiệm thu được kết tủa sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 32: Hòa tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối KCl. Giá trị của m là

A. 16,39. B. 8,94. C. 11,92. D. 11,175.

Câu 33: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và các chất béo tạo bởi hai axit đó. Cho 33,63 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,12 mol KOH, thu dung dịch Y chứa m gam muối khan. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 33,63 gam X thu được a mol CO2 và (a-0,05) mol H2O. Giá trị của m là

A. 38,54. B. 37,24. C. 37,24. D. 38,05.

Câu 34: Tiến hành thí nghiệm thử tính chất của xenlulozơ theo các bước sau:

Bước 1: Cho lần lượt 4 ml HNO3, 8 ml H2SO4 đặc vào cốc thủy tinh, lắc đều và làm lạnh.

Bước 2: Thêm tiếp vào cốc một nhúm bông. Đặt cốc chứa hỗn hợp phản ứng vào nồi nước nóng (khoảng 60 - 700C) khuấy nhẹ trong 5 phút.

Bước 3: Lọc lấy chất rắn rửa sạch bằng nước, ép khô bằng giấy lọc sau đó sấy khô (tránh lửa).

Nhận định nào say đây đúng?

A. Thí nghiệm trên chứng minh trong phân tử xenlulozơ có 3 nhóm -OH tự do.

B. Có thể thay thế nhúm bông bằng hồ tinh bột.

C. Sau bước 3, lấy sản phẩm thu được đốt cháy thấy có khói trắng xuất hiện.

D. Sau bước 3, sản phẩm thu được có màu vàng.

Câu 35: Khi thủy phân hoàn toàn 6,44 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở cần vừa đủ 70 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacboxylic trong cùng dãy đồng đẳng và 3,22 gam một ancol. Đốt cháy hết Y trong O2 dư, thu được Na2CO3, CO2m gam H2O. Giá trị của m

A. 1,80. B. 2,16. C. 2,25. D. 2,52.

Câu 36: Hòa tan hoàn toàn 17,94 gam hỗn hợp X gồm Al, Al2O3 và Al(NO3)3 trong dung dịch chứa a mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,06 mol khí N2O sản phẩm khử duy nhất và dung dịch chỉ chứa một muối của kim loại. Giá trị của a là

A. 0,45. B. 0,36. C. 0,48. D. 0,42.

Câu 37: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO và Fe2O3 bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y chứa a gam muối khan. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được (m + 5,4) gam kết tủa. Biết trong X, nguyên tố oxi chiếm 25% khối lượng. Giá trị của a

A. 35,7. B. 25,05. C. 34,4. D. 19,2.

Câu 38: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho a mol kim loại Na vào dung dịch chứa a mol CuSO4.

(b) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ đến khi H2O bị điện phân ở cả 2 điện cực thì dừng lại.

(c) Cho a mol KHCO3 vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2.

(d) Cho a mol KHS vào dung dịch chứa a mol NaOH.

(e) Cho a mol FeCl2 vào dung dịch chứa 3a mol AgNO3.

Có bao nhiêu thí nghiệm sau khi kết thúc thu được dung dịch chỉ chứa 1 chất tan?

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 39: Hỗn hợp E gồm lysin, axit glutamic, alanin và hai amin no, mạch hở. Cho m gam E phản ứng với dung dịch HCl thu được dung dịch Y chỉ chứa (m + 12,775) gam muối khan. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần dùng 550 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,11 mol E cần dùng vừa đủ 12,768 lít khí oxi (đkc) thì thu được 0,97 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Giá trị gần nhất của m là

A. 23,90. B. 25,81. C. 34,02. D. 28,50.

Câu 40: Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và hiđrocacbon Y (số mol X lớn hơn số mol Y). Đốt cháy hết 0,26 mol E cần dùng vừa đủ 2,51 mol O2, thu được N2, CO2 và 1,94 mol H2O. Mặt khác, nếu cho 0,26 mol E tác dụng với dung dịch HCl dư thì lượng HCl phản ứng tối đa là 0,28 mol. Khối lượng của Y trong 0,26 mol E là

A. 10,32 gam. B. 10,00 gam. C. 12,00 gam. D. 10,55 gam.

-------------------

ĐÁP ÁN

Câu 1: B

Câu 2: B

Câu 3: B

Câu 4: D MR = (1,68:0,07) = 24 🡪 R là Mg

Câu 5: D

Câu 6: C

Câu 7: A Fe + CuSO4 🡪 FeSO4 + Cu 🡪Fe dư

Sử dụng pp tăng giảm khối lượng 🡪 m = 6,2 + 0,1.8 = 7,0

Câu 8: A

Câu 9: D

Câu 10: C

Câu 11: K

Câu 12: B Axit glutamic (HOOC – CH(NH2)CH2CH2COOH)

Câu 13: B

Câu 14: C

Câu 15: D

Câu 16: D

Câu 17: D H2NCH2COOH + NaOH 🡪 H2NCH2COONa + H2O

0,04 mol 0,04 mol

  • m = 0,04.75 = 3

Câu 18: A

Câu 19: C

Câu 20: D

Câu 21: A 2,67 gam AlCl3 🡪 nAl = nAlCl3 = 0,02 mol 🡪 m = 2,46 – 0,02.27 = 1,92.

Câu 22: C

Câu 23: D Phenol không phản ứng

Câu 24: A X gồm C và H2O; C + O2 🡪 CO2; nC = nO2 = 0,225 mol

🡪 m = 6,48 – 0,225.12 = 3,78

Câu 25: C nMOH = nHCl = 2nH2 🡪 V = 0,02.22,4 = 0,448

Câu 26: B Ag, MgSO4 không phản ứng với HCl

Câu 27:

A. Cho Na vào dung dịch FeCl3 dư 🡪 Kết tủa Fe(OH)3 và khí H2 (có khối lượng lớn hơn Na) tách ra khỏi dung dịch

B. Sục khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 dư 🡪 Kết tủa BaCO3 (có khối lượng lớn hơn CO2) tách ra khỏi dung dịch

C. Cho bột Fe vào dung dịch CuSO4 dư 🡪 Kết tủa Cu (có khối lượng lớn hơn Fe) tách ra khỏi dung dịch

D. Cho bột Zn vào dung dịch FeCl3 dư. 🡪 Không có chất tách ra khỏi dung dịch

Câu 28: A Đồng phân là các chất có cùng CTPT nhưng có cấu tạo khác nhau.

Câu 29: A

(a) CaCO3CaO+ CO2.

(b) CaO + H2O → Ca(OH)2.

(c) KHCO3 + Ca(OH)2 → KOH (R) + CaCO3 + H2O.

(d) 2KHCO3 + Ca(OH)2 → K2CO3 (Q) + CaCO3 + 2H2O.

Câu 30: A

+ nH+ = (a + 2b) = nOH- = 2 nH2

+ 19,71 = 8,94 + 35,5a + 96b

🡪 a = 0,06 và b = 0,09 🡪 a:b = 2;3

Câu 31: B

Cho các thực nghiệm sau:

(a) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch hỗn hợp KHCO3 và CaCl2.

(b) Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.

(c) Đun nóng nước có tính cứng tạm thời.

(d) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch KAl(SO4)2.12H2O.

(e) Sục khí CO2 dư vào nước vôi trong.

Số thực nghiệm thu được kết tủa sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 32: B

NaHCO3 và MgCO3 cùng M nên X gồm NaHCO3 (x mol) và KHCO3 (y mol)

🡪 84x + 100y = 14,52 và x + y = 0,15 🡪 x = 0,03 và y = 012 🡪 KCl 0,12 mol 🡪 m = 8,94

Câu 33: B

mol chất béo 0,025 mol 🡪 mol KOH p ứ v ới axit b éo 0,045 mol = mol nước sinh ra

BTKL cho p ứ 🡪33,63 + 0,12.56 = m + 0,025.92 + 0,045.18 🡪 m = 37,24

Câu 34: D

Câu 35: C

+ mol của 2 este = mol NaOH = mol 2 muối = mol ancol = 0,07 mol

+ Mancol = 46 🡪 C2H5OH

+ X: RCOOC2H5 MX = (6,44:0,07) = 92 🡪 R = 19 🡪 2 muối được tạo nên từ 2 axit no đơn hở CnH2n+1COONa 0,07 mol 🡪 14n + 1 = 19 🡪 n = 9/7

+ BT H 🡪 m = 18. [(2.(9/7)+1)]:2.0,07 = 2,25

Câu 36: A

+ BT e 🡪 mol Al 0,16 mol

+ BT N 🡪 mol Al(NO3)3 0,04 mol

+ BTKL cho X 🡪 mol Al2O3 0,05 mol

+ BT Al 🡪 Al2(SO4)3 0,3 mol

+ BT S 🡪 a = 0,45

Câu 37: A

X gồm kim loại R (x gam) và O (y mol); Y (R (x gam) và Cl (2y mol)) (Vì 1 O = 2Cl)

m = x + 16 y (1); m + 5,4 = x + 17.2y (2); 16 = 0,25.m (3)

Từ (1), (2) và (3) 🡪 x = 14,4; y = 0,3 v à m = 19,2

🡪 a = x + 35,5.2y = 35,7

Câu 38: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho a mol kim loại Na vào dung dịch chứa a mol CuSO4.

(b) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ đến khi H2O bị điện phân ở cả 2 điện cực thì dừng lại.

(c) Cho a mol KHCO3 vào dung dịch chứa a mol Ba(OH)2.

(d) Cho a mol KHS vào dung dịch chứa a mol NaOH.

(e) Cho a mol FeCl2 vào dung dịch chứa 3a mol AgNO3.

Có bao nhiêu thí nghiệm sau khi kết thúc thu được dung dịch chỉ chứa 1 chất tan?

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 39: B

+ 0,11 mol E gồm COOH 0,2k mol; NH20,35k mol; CH2 ak mol + 0,57 mol O2 tạo ra (CO2 k(a+0,2) mol; H2O k(a+0,45) mol; N2 0,175k mol) có tổng mol 0,97 mol.

🡪 k(2a + 0,825) = 0,97 (1)

+ BT oxi 🡪 0,4k + 1,14 = 3ka + 0,85k 🡪 k(3a + 0,45) = 1,14 (2)

+ Chia (1) cho (2) vế theo vế 🡪 a= 0,8

+ m = 0,2.45+0,35.16 + 0,8.14 = 25,8

Câu 40: C

Bảo toàn O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O ⇒ nCO2 = 1,54

nN = nHCl = 0,28 ⬄ X dạng CnH2n+2+xNx (0,28/x mol)

Do nY < nX < 0,26 ⇒ 0,13 < 0,28/x < 0,26

⇒ x = 2 là nghiệm duy nhất, khi đó nX = 0,14 và nY = 0,12

Y dạng CmHy ⇒ nC = 0,14n + 0,12m = 1,54

⇒ 7n + 6m = 77 ⇒ n = 5 và m = 7 là nghiệm duy nhất. ⬄ X là C5H14N2 (0,14)

nH = 0,14.14 + 0,12y = 1,94.2 ⇒ y = 16 ⇒Y là C7H16 (0,12) ⇒ mY = 12 gam

------------------------------------------------------------------------------------