Đề tuyển sinh 10 môn hóa sở gd&đt quảng bình 2019-2020 có đáp án

Đề tuyển sinh 10 môn hóa sở gd&đt quảng bình 2019-2020 có đáp án

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề tuyển sinh 10 môn hóa sở gd&đt quảng bình 2019-2020 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

Số báo danh:…………

KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2019 - 2020

Khóa ngày 03/6/ 2019

Môn: Hóa học (Chuyên)

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi gồm có 05 câu trên 01 trang

Câu 1 (2,0 điểm).

Viết phương trình hóa học xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau:

a. Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thường. b. Hoà tan Al2O3 trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

c. Cho Na tác dụng với dung dịch CuSO4. d. Đốt quặng pirit sắt FeS2 trong khí O2 dư.

e. Cho Zn vào dung dịch axit axetic. f. Đun nóng hỗn hợp benzen và brôm có mặt bột Fe.

g. Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. h. Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch NaHSO4.

Câu 2 (1,5 điểm).

1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra trong mỗi trường hợp sau:

a. Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư.

b. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.

2. Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch chứa y mol Ba(OH)2. Mối quan hệ giữa số mol kết tủa thu được và số mol CO2 được biểu diễn theo đồ thị bên. Tính giá trị của x, y.

3. Tính độ dinh dưỡng của một loại phân đạm ure (NH2)2CO có lẫn 16% tạp chất trơ (biết tạp chất trơ không chứa nguyên tố nitơ).

Câu 3 (1,5 điểm).

1. Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên:

Biết (1) là H2O; (2) là hỗn hợp gồm CaC2 và Al4C3; (3) là dung dịch Br2 dư. Hãy cho biết thành phần của (X)? Viết các phương trình hóa học xảy ra trong thí nghiệm trên.

2. Có 3 chất hữu cơ A, B, D đều chứa 3 nguyên tố C, H, O và cùng có phân tử khối là 46. Biết A, B, D có các tính chất sau:

+ A và B là hai chất lỏng tan nhiều trong nước; A và B tác dụng được với Na, B còn tác dụng được với NaOH.

+ D là chất khí; không tác dụng với Na, NaOH.

Xác định công thức cấu tạo của A, B, D và viết phương trình hóa học xảy ra.

Câu 4 (2,5 điểm).

1. Chia m gam hỗn hợp T gồm Na2CO3 và KHCO3 thành hai phần bằng nhau.

Phần 1: Cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 29,55 gam kết tủa.

Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 30,00 gam kết tủa. Tính giá trị của m.

2. Hòa tan 24,16 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl loãng, dư thấy còn lại 6,40 gam rắn không tan. Tính khối lượng mỗi chất trong X.

3. Hòa tan hoàn toàn 13,20 gam hỗn hợp G gồm: Mg, MgO, Ca và CaO vào dung dịch HCl (vừa đủ) thu được 4,48 lít khí (đktc); dung dịch H có chứa 16,65 gam CaCl2 và m gam MgCl2. Tính m.

Câu 5 (2,5 điểm).

1. Cho dãy chuyển hóa sau: Xenlulozơ A1 A2 A3 PE.

Xác định các chất A1, A2, A3. Viết phương trình hóa học trong dãy chuyển hóa trên.

2. Cho 4,3 gam hỗn hợp khí M gồm metan, etilen, axetilen qua bình đựng dung dịch brôm dư thấy có 0,15 mol brôm đã phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp M, toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua bình đựng H2SO4 (đặc, dư) thấy khối lượng bình axit tăng 12,6 gam. Xác định thành phần % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp M.

3. Ancol X và axit cacboxylic Y đều đơn chức, no, mạch hở. Hỗn hợp Z gồm X, Y và este E tạo ra từ X và Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Z cần vừa đủ 4,032 lít O2 (đktc) thu được H2O và 6,16 gam CO2. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp Z tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,1 M sau khi phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 4,48 gam chất rắn khan và 1,38 gam hơi một ancol. Xác định công thức cấu tạo của X, Y và E; biết số mol ancol X chiếm 50% số mol hỗn hợp Z.

Cho: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Cl = 35,5, K = 39, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64, Ba = 137.

------------------------ Hết ----------------------

HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHẤM

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: Hóa học (Chuyên)

Khóa ngày 03/ 6/ 2019

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

2,0 điểm

2,0

a. Cl2 + 2KOH KCl + KClO + H2O

0,25

b. Al2O3 + 3H2SO4 đặc, nóng Al2(SO4)3 + 3H2O

0,25

c. 2Na + 2H2O 2NaOH+ H2

CuSO4 + 2NaOH Cu(OH)2 + Na2SO4

0,25

d. 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2

0,25

e. Zn + 2CH3COOH (CH3COO)2Zn + H2

0,25

f. C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr

0,25

g. 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4

0,25

h. Fe3O4 + 8NaHSO4 4Na2SO4 + FeSO4 + Fe2(SO4)3+4H2O

0,25

Câu 2

1,5 điểm

1.

0,5

a. Xuất hiện kết tủa trắng và dung dịch chuyển sang màu vàng nâu.

FeCl2 + 3AgNO3 2AgCl + Fe(NO3)3 + Ag

b. Xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan ra trong HCl dư

HCl + H2O + NaAlO2 Al(OH)­3 + NaCl

3HCl + Al(OH)3 AlCl3 + 3H2O

0,25

0,25

2.

0,5

- PTHH: Theo thứ tự:

CO2 + Ba(OH)2 BaCO3 + H2O (1)

CO2 + BaCO3 + H2O Ba(HCO3)2 (2)

- Ta thấy y = số mol BaCO3 (Cực đại)

+ Tại vị trí số mol CO2 = 1,2 mol, kết tủa bị hòa tan một phần còn 0,2 mol:

1,2 = y + (y – 0,2) → y = 0,7

+ Tại vị trí số mol CO2 = 0,8 mol, kết tủa bị hòa tan một phần còn x mol:

0,8 = y + (y – x) = 0,7 + (0,7 – x) → x = 0,6

0,25

0,25

3.

0,5

Xét 100 gam phân đạm, trong đó có 84 gam (NH2)2CO (84/60 = 1,4 mol)

Sơ đồ: (NH2)2CO 2N

1,4 mol 2,8 mol

% N =

0,5

Câu 3

1,5 điểm

1.

0,75

Thành phần của X là khí CH4 (hoặc CH4 và hơi H2O)

PTHH: CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2

Al4C3 + 12H2O 3CH4 + 4Al(OH)3

Ca(OH)2 + 2Al(OH)3 Ca(AlO2)2 +4H2O

C2H2 + 2Br2 C2H2Br4

0,25

0,25

0,25

2.

0,75

- Lập luận xác định A, B, D:

+ A tan nhiều trong nước, tác dụng với Na và không tác dụng với NaOH nên có nhóm chức -OH, MA = 46 do đó A là C2H5OH (ancol etylic) 2C2H5OH + 2Na 2C2H5ONa + H2

+ B tan nhiều trong nước, tác dụng với Na và tác dụng với NaOH nên B có nhóm chức -COOH (axit cacboxylic), MB = 46 nên B là HCOOH (axit fomic). 2HCOOH + 2Na 2HCOONa + H2

HCOOH + NaOH HCOONa + H2O

+ D là chất khí, có MD = 46 nhưng không tác dụng với Na, NaOH nên D là CH3OCH3 (đimetyl ete).

0,25

0,25

0,25

Câu 4

2,5 điểm

1.

0,75

;

+ Phần 1: BaCl2 dư: KHCO3 không phản ứng.

Na2CO3 + BaCl2 BaCO3↓ + 2NaCl

0,15 0,15

+ Phần 2: Ca(OH)2 dư:

Na2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3↓ + 2NaOH

0,15 0,15

KHCO3 + Ca(OH)2 CaCO3↓ + KOH + H2O

0,15 (0,3 – 0,15)

m = 2.(106.0,15+100.0,15) = 61,8 (gam)

0,25

0,25

0,25

2.

0,75

Chất rắn không tan là Cu.

Đặt số mol Cu và Fe3O4 phản ứng tương ứng là a, b

PTHH:

Fe3O4 +8HCl 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O (1)

b 8b 2b b

Cu + 2FeCl3 CuCl2 + 2FeCl2 (2)

a 2a a 2a

Theo bài ra ta có: 64a+ 232b = 24,16 – 6,4 = 17,76 (I)

→ Phản ứng (2) vừa đủ nên 2a = 2b (II)

Từ (I, II) → a = b = 0,06

Vậy trong 24,16 gam X có: 0,16 mol Cu; 0,06 mol Fe3O4

0,25

0,25

0,25

3.

1,0

2HCl + Mg MgCl2 + H2

2HCl + MgO MgCl2 + H2O

2HCl + Ca CaCl2 + H2

2HCl + CaO CaCl2 + H2O

0,5

Gọi số mol của MgCl2 là a.

+ HCl + H2 + H2O

13,2 g (0,3+2a) 0,2

Bảo toàn khối lượng:

13,2+(0,3+2a).36,5 = 16,65+95a+0,4+.18

→ a = 0,2

→ m= 0,2.95=19 (gam)

0,25

0,25

Câu 5

2,5 điểm

1.

0,5

A1: C6H12O6

A2: C2H5OH

A3: C2H4

PTHH:

(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6

C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2

C2H5OH CH2=CH2 + H2O

0,25

0,25

2.

1,0

PTHH:

C2H4 + Br2 C2H4Br2

C2H2 + 2Br2 C2H2Br4

CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O

C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O

2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O

Gọi số mol của CH4, C2H4, C2H2 trong 4,3 gam M lần lượt là x, y, z .

→ (I)

Khi cho M qua dung dịch brom dư, C2H4 và C2H2 bị giữ lại → y + 2z = 0,15 (II).

Gọi số mol của của CH4, C2H4, C2H2 trong 8,96 lít M lần lượt là kx, ky, kz.

Theo bài ra ta có:

Giải hệ (I), (II), (III) →

0,25

0,25

0,25

0,25

3.

1,0

= 0,18 (mol); = 0,14 (mol); = 0,05 (mol).

Khi đốt cháy YE thì = ;

còn khi đốt cháy X thì nX =-

→ Tổng số mol H2O khi đốt cháy Z là: nROH + 0,14

- Sơ đồ phản ứng cháy:

+ O2 CO2 + H2O (1)

Mol: 0,18 0,14 (x + 0,14)

Bảo toàn O: x + 2y + 2z + 0,18.2 = 0,14.2 + (x + 0,14)

→ y + z = 0,03 (mol)

0,25

0,25

R’COOH + KOH R’COOK + H2O (2)

y y y

R’COOR + KOH R’COOK + ROH (3)

z z z z

→ dư = 0,05 – (y+z) = 0,05 – 0,03 = 0,02 (mol)

Ta có: + dư = 4,48 → = 4,48 – 0,02.56 = 3,36 (g)

→ = 3,36/0,03 = 112 (g/mol) → MR’ = 112 - 83 = 29 (C2H5-)

0,25

- Do X chiếm 50% số mol Z → x = y + z = 0,03 (mol)

- Sau phản ứng (3) → nROH = 0,03 + z

→ MROH = (g/mol)

→ X là CH3OH (32 g/mol)

Vậy X: CH3OH; Y: C2H5COOH; E: C2H5COOCH3

0,25

Lưu ý:

- Thí sinh có thể giải nhiều cách, nếu đúng vẫn được điểm tối đa tùy theo điểm của từng câu.

- Nếu bài toán giải hợp lý mà thiếu phương trình hóa học thì thí sinh vẫn được tính kết quả, chỉ mất điểm phương trình.

- Nếu thí sinh giải đúng trọn kết quả của một ý theo yêu cầu đề ra thì cho điểm trọn ý mà không cần tính điểm từng bước nhỏ, nếu từng ý giải không hoàn chỉnh, có thể cho một phần của tổng điểm tối đa dành cho ý đó, điểm chiết phải được tổ chấm thống nhất; Điểm toàn bài chính xác đến 0,25 điểm.