Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
LUYỆN TẬP: LIÊN KẾT HÓA HỌC
Câu 1: Trorg phân tử CS2, số cặp electron (lớp ngoài cùng) chưa tham gia liên kết là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 2: Trong các phân tử sau, phân tử nào có nguyên tử trung tâm không có cấu hình electron bền của khí hiếm?
A. NCl3 B. H2S C. CO2 D. PCl5
Câu 3: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết
A. cộng hóa trị không phân cực B. hidro
C. ion D. cộng hóa trị phân cực
Câu 4: Cho các chất: HBr, HI, HCl. Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong phân tử các chất này được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là
A. HBr, HI, HCl B. HI, HBr, HCl C. HCl, HBr, HI D. HI, HCl, HBr
Câu 5: Các chất mà phân tử không phân cực là
A. H2O, CO2, CH4 B. O2, CO2, C2H2 C. NH3, Cl2, C2H4 D. HBr, C2H6, I2
Câu 6: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Cl (Z=17), Ca (Z=20) và liên kết giữa canxi và clo trong hợp chất CaCl2 lần lượt là
A. 3s23p5, 4s1 và liên kết cộng hóa trị B. 3s23p3, 4s2 và liên kết ion
C. 3s23p5, 4s2 và liên kết ion D. 3s23p3, 4s1 và liên kết cộng hóa trị
Câu 7: Hai nguyên tố M và X tạo thành hợp chất có công thức là M2X. Cho biết:
Tổng số proton trong hợp chat M2X bằng 46.
Trong hạt nhân của M có n – p = 1, trong hạt nhân của X có n’ = p’.
Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm 8/47 khối lượng phân tử.
Số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử M, X và liên kết trong hợp chất M2X lần lượt là
A. 19, 8 và liên kết cộng hóa trị B. 19, 8 và liên kết ion
C. 15, 16 và liên kết ion D. 15, 16 và liên kết cộng hóa trị
Câu 8: Cho các nguyên tử X, Y:
Tổng số các loại hạt cơ bản trong nguyên tử X là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Kí hiệu của nguyên tử Y là 919Y.
Công thức hóa học và liên kết trong hợp chất tạo thành từ X và Y là
A. XY và liên kết cộng hóa trị B. X2Y và liên kết ion
C. XY và liên kết ion D. XY2 và liên kết cộng hóa trị
Câu 9: Liên kết hóa học là gì
A. sự kết hợp của các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững.
B. sự kết hợp của các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững.
C. sự kết hợp của các phân tử hình thành các chất bền vững.
D. sự kết hợp của các chất tạo thành vật thể bền vững.
Câu 10: Các nguyên tử kết hợp với nhau nhằm mục đích tạo thành cấu trúc mới
A. giống cấu trúc ban đầu. B. tương tự cấu trúc ban đầu.
C. bền vững hơn cấu trúc ban đầu. D. kém bền vững hơn cấu trúc ban đầu.
Câu 11: Theo quy tắc bát tử thì cấu trúc bền là cấu trúc giống như
A. kim loại kiềm gần kề. B. kim loại kiềm thổ gần kề.
C. nguyên tử halogen gần kề. D. nguyên tử khí hiếm gần kề.
Câu 12: Khuynh hướng nào dưới đây KHÔNG xảy ra trong quá trình hình thành liên kết hóa học?
A. Dùng chung electron. B. Cho nhận electron.
C. Dùng chung electron tự do. D. Hấp thụ electron.
Câu 13: Liên kết nào dưới đây không thuộc loại liên kết hóa học ?
A. Liên kết hiđro. B. Liên kết ion.
C. Liên kết cộng hóa trị. D. Liên kết kim loại.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
ĐA | C | D | D | C | B | C | B | C | B | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
ĐA | C | D | A |
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới