Bài tập trắc nghiệm lipit có đáp án

Bài tập trắc nghiệm lipit có đáp án

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bài tập trắc nghiệm lipit có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM LIPIT

(18 câu trắc nghiệm)

Câu 1:  Xà phòng hoá chất nào sau đây thu được glixerol ?

A. tristearin B. metyl axetat C. metyl fomat D. benzyl axetat

Câu 2: Chất nào sau đây có phân tử khối lớn nhất ?

A. triolein B. tripanmitin C. tristearin D. trilinolein

Câu 3: Triolein không phản ứng với chất nào sau đây ?

A. H2 (có xúc tác)     C. dung dịch Br2 B. dung dịch NaOH     D. Cu(OH)2

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

A. Chất béo không tan trong nước.

B. Phân tử chất béo chứa nhóm chức este.

C. Dầu ăn và dầu mỏ có cùng thành phần nguyên tố.

D. Chất béo còn có tên là triglixerit.

Câu 5: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức cấu tạo của ba muối là

A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa.

B. HCOONa, CH=C-COONa và CH3-CH2-COONa.

C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH=C-COONa.

D. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác, a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là

A. 0,20. B. 0,15. C. 0,30. D. 0,18.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun. nóng có xúc tác Ni.

B. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước,

C. Chất béo bị thuỷ phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm,

D. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức chứa mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b - c = 4a); Hiđro hoá m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam M với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất.rắn. Giá trị của m2 là

A.    57,2. B. 52,6. C. 53,2. D. 42,6.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lipit?

A. Là chất béo.

B. Không trong các dung môi hữu cơ như: ete, clorofom, …

C. Là hợp chất chỉ có nhóm chức este trong phân tử.

D. Có trong tế bào sống, bao gồm chất béo, sáp, steroit, …

Câu 10: Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm phản ứng là:

A. một chiều và nhanh hơn phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit.

B. một chiều và chậm hơn phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit.

C. thuận nghịch và có tốc độ bằng tốc độ phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit.

D. không thể kết luận được, điều này còn tùy thuộc vào bản chất của chất béo.

Câu 11: Dầu thực vật ở trạng thái lỏng vì:

A. Chứa chủ yếu các gốc axit béo no.

B. Chứa hàm lượng khá lớn các gốc axit béo không no.

C. Chứa chủ yếu các gốc axit thơm.

D. Một lí do khác.

Câu 12: Phản ứng xà phòng hóa là:

A. Phản ứng điều chế xà phòng.

B. Phản ứng xảy ra khi đun các chất béo với nước

C. Phản ứng thủy phân este trong môi môi trường kiềm.

D. Phản ứng thủy phân este trong môi môi trường axit.

Câu 13: Chỉ số xà phòng hóa là:

A. Số miligam KOH dùng để trung hòa các axit béo tự do có trong 1 gam chất béo.

B. Số miligam KOH dùng để xà phòng hóa hoàn toàn triglixerit và trung hòa các axit béo tự do có trong 1g chất béo.

C. Số miligam KOH dùng để trung hòa các axit béo liên kết với glixerol khi xà phòng hóa hoàn toàn 1g chất béo.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 14: Trong axit dưới đây, những axit nào dùng để sản xuất xà phòng?

(1) Axit panmitic

(2) Axit stearic

(3) Axit salisilic

(4) Axit phtalic

A. (1) và (3) B. (2) và (4) C. (1) và (2) D. (1) và (4)

Câu 15: Có bao nhiêu triglixerit (este chứa ba nhóm chức este của glixerol) với hỗn hợp ba axit béo: axit panmitic, axit stearic và axit oleic, biết trong mỗi triglixerit đều chứa ba gốc khác nhau?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 6.

Câu 16: Để đánh giá lượng axit béo tự docó trong axit béo người ta thường dùng chỉ số axit. Để trung hòa 10g một chất béo cần dùng 20ml dung dịch KOH 0,15M. Chỉ số axit của axit béo đó là:

A. 16,8. B. 6,8. C. 5,6. D. 15,6.

Câu 17: Đun a gam một triglixerit với dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,6 g glixerol và muối của axit cacboxylic không no chứa một lên kết đôi, sau khi axit hóa lượng muối này thì thu được 10,8 g axit. CTCT của muối và giá trị của a là:

A. CH2 = CH – CH2COONa, 12,7. B. CH2 = CH – COONa, 13,7.

C. CH2 = CH – COONa, 12,7. D. CH2 = CH – CH2COONa, 3,7.

Câu 18: A là este 3 chức của glixerol với axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng 2,18 g A với dung dịch NaOH cho tới phản ứng hoàn toàn thu được 2,46 g muối. Số mol của A là:

A. 0,015 mol. B. 0,02 mol. C. 0,01 mol. D. 0,0005 mol.

-----------------------------------------------

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

A

C

D

C

A

B

D

B

D

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

B

B

B

C

B

A

C

C