Ma trận đề kiểm tra môn hóa 11 giữa học kỳ 2 có bảng đặc tả chi tiết

Ma trận đề kiểm tra môn hóa 11 giữa học kỳ 2 có bảng đặc tả chi tiết

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Ma trận đề kiểm tra môn hóa 11 giữa học kỳ 2 có bảng đặc tả chi tiết

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II- NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: HÓA HỌC 11– THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% tổng

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

TN

TL

1

Chương 5: Hidrocacbon no

Đồng đẳng , đồng phân, tên gọi, tính chất vật lý

3

2,25

1

1

1

4,5

0

0

4

1

7,75

20%

2

Tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng

3

2,25

3

3

0

0

1

6

6

1

11,25

20%

3

Chương 6:

Hidrocacbon không no

Anken

5

3,75

3

3

0

0

0

0

8

0

6,75

20%

4

Ankadien

2

1,5

2

2

0

0

0

0

4

0

3,0

10%

5

Ankin

3

2,25

3

3

0

0

6

0

5,25

15%

6

Tổng hợp kiến thức

1

4,5

1

6

0

2

10,5

15%

Tổng

16

12

12

12

2

9

2

12

28

4

45

100%

Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%

Tỉ lệ chung

70%

30%

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN: HÓA HỌC - LỚP 11

THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng

cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo các mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Hiđrocacbon no

Ankan

Nhận biết:

− Định nghĩa hiđrocacbon no

- Đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng.

− Công thức chung

- Đồng phân mạch cacbon.

- Danh pháp của ba chất đầu dãy.

- Tính chất vật lí chung

- Tính chất hóa học đặc trưng

Thông hiểu:

− Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh).

− Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp.

- Ứng dụng của ankan.

− Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên của một số ankan đầu dãy đồng đẳng.

Vận dụng:

− Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan.

− Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan.

Tự luận: − Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh: (C4/C5)

Vận dụng cao:

− Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.

− Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy.

Tự luận: Xác định CTPT, CTCT, % thể tích hoặc khối lượng dựa vào phản ứng cháy, cracking hoặc thế halogen.

6

4

2

1

2

Hiđrocacbon không no

Anken

Nhận biết:

− Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử,

- Đồng phân cấu tạo.

− Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của một số anken quen thuộc.

− Tính chất vật lí chung (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của anken.

− Tính chất hoá học: Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX; phản ứng trùng hợp; phản ứng oxi hoá.

Thông hiểu:

− Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. ứng dụng.

− Phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể.

− Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất.

- Tính toán theo phương trình phản ứng cơ bản.

Vận dụng:

− Tính chất hoá học: Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp ; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hoá.

− Phân biệt được một số anken với ankan cụ thể.

Vận dụng cao:

− Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử).

− Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken.

− Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí có một anken cụ thể.

5

3

Ankađien

Nhận biết:

− Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo của ankađien.

− Đặc điểm cấu tạo của buta-1,3-đien và isopren.

− Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí của ankin.

- Tính chất hóa học của ankin.

Thông hiểu:

- Tính chất vật lí (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của ankin

- Tính chất hoá học của ankađien liên hợp (buta-1,3-đien và isopren : phản ứng cộng 1, 2 và cộng 1, 4).

- Ứng dụng của buta – 1,3 – đien và isopren.

− Tính chất hoá học của ankin : Phản ứng cộng H2, Br2, HX ; Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-1-in ; phản ứng oxi hoá).

- Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- Tính toán theo các phương trình đơn giản.

Vận dụng:

− Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankađien và ankin.

− Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien và ankin cụ thể.

− Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.

− Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của buta-1,3-đien và axetilen.

- Phân biệt ank-1-in với anken bằng phương pháp hoá học.

Vận dụng cao:

- Tính thành phần phần trăm về thể tích khí trong hỗn hợp.

- Viết phương trình điều chế một số chất cơ bản.

2

2

Ankin

3

3

3

Tổng hợp hiđrocacbon no và không no

Vận dụng:

− Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số hiđrocacbon.

- Xác định được công thức phân tử và hàm lượng các chất trong hỗn hợp.

Tự luận: − Viết 4 phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của hiđrocacbon với các chất tham gia PU cho trước)

Vận dụng cao:

− Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.

− Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng hiđrocacbon trong hỗn hợp.

- Viết được phản ứng liên hệ giữa các loại hiđrocacbon.

Tự luận: BT tổng hợp về hidrocacbon giới hạn đến Ankin.

1

1

Tổng

16

12

2

2

* Lưu ý:

- Với câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu thì mỗi câu hỏi cần được ra ở một chỉ báo của mức độ kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra, đánh giá tương ứng (1 gạch đầu dòng thuộc mức độ đó).

- Giáo viên có thể ra 1 câu hỏi cho đề kiểm tra ở cấp độ vận dụng ở đơn vị kiến thức: Ankan hoặc Anken hoặc Ankin hoặc Ankađien.

- Giáo viên có thể ra 1 câu hỏi cho đề kiểm tra ở cấp độ vận dụng cao ở đơn vị kiến thức: Ankan hoặc Anken hoặc Ankin hoặc Ankađien.

- Hai câu ở mức độ vận dụng và vận dụng cao không lấy trong cùng một đơn vị kiến thức để đảm bảo vùng kiến thức kiểm tra được phủ rộng trên toàn bộ chương trình học.