Bài tập trắc nghiệm liên kết ion-tinh thể ion có đáp án

Bài tập trắc nghiệm liên kết ion-tinh thể ion có đáp án

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bài tập trắc nghiệm liên kết ion-tinh thể ion có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

LIÊN KẾT ION - TINH THỂ ION

(44 câu trắc nghiệm)

Câu 1: Tìm phát biểu đúng:

A. Liên kết ion được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm.

B. Liên kết ion được hình thành giữa phân tử phân cực với phân tử phân cực khác.

C. Liên kết ion được hình thành do lực hút giữa một phân tử với một phân tử khác.

D. Liên kết ion được hình thành do lực hút giữa một nguyên tử với một nguyên tử khác

Câu 2: Hợp chất ion có (những) tính chất :

A. Là chất rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao.

B. Dẫn điện ở trạng thái nóng chảy hay dung dịch.

C. Thường dễ hòa tan trong nước.

D. Cả 3 tính chất trên.

Câu 3: Phân tử nào sau đây có liên kết phân cực nhất?

A. F2O B. Cl2O C. ClF D. O2

Câu 4: Liên kết trong phân tử chất nào sau đây mang nhiều tính chất của liên kết ion nhất?

A. LiCl B. NaCl C. KCl D. CsCl

Câu 5: Các chất trong dãy nào sau đây đều có liên kết ion?

A. KBr, CS2, MgS B. KBr, MgO, K2O C. H2O, K2O, CO2 D. CH4, HBr, CO2

Câu 6: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là

A. HCl B. NH3  C. H2O D. NH4Cl

Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hóa học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết

A. kim loại. B. cộng hóa trị. C. ion. D. cho – nhận.

Câu 8: X, Y là những nguyên tố có điện tích hạt nhân lần lượt là 9, 19.

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X, Y và liên kết trong hợp chất tạo thành từ X và Y là

A. 2s22p5, 4s1 và liên kết cộng hóa trị. B. 2s22p3, 3s23p1 và liên kết cộng hóa trị.

C. 3s23p1, 4s1 và liên kết ion. D. 2s22p1, 4s1 và liên kết ion.

Câu 9: Liên kết ion được tạo thành giữa

A. hai nguyên tử kim loại.

B. hai nguyên tử phi kim.

C. một nguyên tử kim loại mạnh và một nguyên tử phi kim mạnh.

D. một nguyên tử kim loại yếu và một nguyên tử phi kim yếu.

Câu 10: Trong tinh thể NaCl, nguyên tố Na và Cl ở dạng ion và có sô electron lần lượt là

A. 10 và 18 B. 12 và 16 C. 10 và 10 D. 11 và 17

Câu 11: Cho nguyên tử của nguyên tố A và nguyên tố B có cấu hình electron lớp ngoài cùng lần lượt là ns2np5 và ns1. Liên kết hóa học được hình thành giữa A và B là :

A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị.

C. Liên kết cho – nhận. D. Liên kết hiđro.

Câu 12: Anion X- có cấu hình electron là 1s22s22p6 liên kết với nguyên tửu natri để tạo thành hợp chất NaX. Loại liên kết trong hợp chất này là:

A. Liên kết cộng hóa trị có cực. B. Liên kết cộng hóa trị không cực.

C. Liên kết ion. D. Liên kết cho - nhận.

Câu 13: Phân tử nào sau đây được hình thành từ liên kết ion?

A. HCl B. KCl C. NCl3 D. SO2

Câu 14: Nguyên tử nào dưới đây cần nhường 2 electron để đạt cấu trúc ion bền ?

A. A(Z = 8) B. B( Z = 9) C. C(Z= 11) D. D(Z =12)

Câu 15: Sự kết hợp của các nguyên tử nào dưới đây KHÔNG thể tạo hợp chất dạng XO hoặc XY ?

A. Na và O B. K và S C. Ca và O D. Ca và Cl

Câu 16: Cho nguyên tố clo (Z = 17). Cấu hình electron của nguyên tử clo là:

Chọn phương án đúng

A. 1s22s22p63s2 B. 1s22s22p63s23p64s2

C. 1s22s22p63s23p5 D. 1s22s22p63s23p2

Câu 17: Cho nguyên tố clo (Z = 17). Khi hình thành ion Cl- nguyên tử clo:

Chọn phương án đúng

A. Nguyên tử clo đã nhường một electron hóa trị ở phân lớp 4s1 để đạt được cấu hình electron bão hòa của nguyên tử khí hiếm ngay sau nó. B. Nguyên tử clo đã nhận thêm một electron ở phân lớp 1s2 để đạt được cấu hình electron bão hòa của nguyên tử khí hiếm ngay trước nó. C. Nguyên tử clo đã nhường một electron ở phân lớp 1s2 để đạt được cấu hình electron bão hòa của nguyên tử khí hiếm ngay sau nó. D. Nguyên tử clo đã nhận thêm một electron để đạt được cấu hình electron bão hòa của nguyên tử khí hiếm ngay sau nó.

Câu 18: Cho nguyên tố clo (Z = 17). Cấu hình electron của ion Cl- là:

Chọn phương án đúng

A. 1s22s22p6 B. 1s22s22p63s23p64s2

C. 1s22s22p63s23p4 D. 1s22s22p63s23p6

Câu 19: Cho nguyên tố kali (Z = 19). Cấu hình electron của nguyên tử kali là:

Chọn phương án đúng

A. 1s22s22p63s2 B. 1s22s22p63s23p64s1

C. 1s22s22p63s23p4 D. 1s22s22p63s23p2

Câu 20: Cho nguyên tố kali (Z = 19). Khi hình thành ion K+ :

Chọn phương án đúng

A. Nguyên tử kali đã nhường một electron hóa trị ở phân lớp 4s1 để đạt được cấu hình electron bão hòa của nguyên tử khí hiếm ngay sau nó. B. Nguyên tử kali đã nhận thêm một electron để đạt được cấu hình electron bão hòa của nguyên tử khí hiếm ngay trước nó. C. Nguyên tử kali đã nhường một electron hóa trị ở phân lớp 1s2 để đạt được cấu hình electron bão hòa của nguyên tử khí hiếm ngay sau nó. D. Nguyên tử kali đã nhận thêm năm electron để đạt được cấu hình electron bão hòa của nguyên tử khí hiếm ngay sau nó.

Câu 21: Cho nguyên tố kali (Z = 19). Cấu hình electron của ion K+ là :

Chọn phương án đúng

A. 1s22s22p63s23p64s24p6 B. 1s22s22p63s23p64s1

C. 1s22s22p63s23p6 D. 1s22s22p63s23p2

Câu 22: Trong ion Na+ :

A. Số electron nhiều hơn số proton B. Số proton nhiều hơn số electron

C. Số electron bằng số proton D. Số electron bằng hai lần số proton

Câu 23: Cation M2+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Cấu hình electron của nguyên tử M là:

A. 1s22s22p63s2 B. 1s22s22p63s23p64s2

C. 1s22s22p63s23p4 D. 1s22s22p63s23p2

Câu 24: Anion X- có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Cấu hình electron của nguyên tử X là:

A. 1s22s22p63s2 B. 1s22s22p63s23p64s2

C. 1s22s22p63s23p4 D. 1s22s22p63s23p5

Câu 25: Nguyên tử M có cấu hình electron 1s22s22p63s23p1. Cấu hình electron của ion M3+ là:

A. 1s22s22p63s2 B. 1s22s22p63s23p6 C. 1s22s22p6 D. 1s22s22p63s23p4

Câu 26: Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p5. Cấu hình electron của ion X- là:

A. 1s22s22p63s2 B. 1s22s22p63s23p6 C. 1s22s22p6 D. 1s22s22p63s23p4

Câu 27: Nguyên tử R có số hiệu nguyên tử là 12. Ion R2+ tạo ra từ R có cấu hình electron là:

A. 1s22s22p63s2 B. 1s22s22p6 C. 1s22s22p63s23p2 D. 1s22s22p63s23p6

Câu 28: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử bằng 16. X tạo được ion nào sau đây?

A. X2+ : 1s22s22p63s2 B. X2- : 1s22s22p6

C. X- : 1s22s22p63s23p2 D. X2- : 1s22s22p63s23p6

Câu 29: Cho nguyên tố Na (Z = 11) và Cl (Z = 17). Cấu hình electron của các nguyên tử là:

Chọn phương án đúng

A. Na : 1s22s22p63s2 Cl : 1s22s22p63s23p6

B. Na : 1s22s22p6 Cl : 1s22s22p6

C. Na : 1s22s22p63s23p2 Cl : 1s22s22p63s23p5

D. Na : 1s22s22p63s23p6 Cl : 1s22s22p6

Câu 30: Cho nguyên tố Na (Z = 11) và Cl (Z = 17). Liên kết hóa học giữa Na và Cl thuộc loại:

Chọn phương án đúng

A. Liên kết cộng hóa trị phân cực B. Liên kết ion

C. Liên kết cộng hóa trị không phân cực D. Liên kết kim loại

Câu 31: Cho nguyên tố Na (Z = 11) và Cl (Z = 17). Trong phân tử NaCl, cấu hình electron của các ion là:

Chọn phương án đúng

A. Na+ 1s22s22p6 Cl- 1s22s22p63s23p6

B. Na+ 1s22s22p63s23p6 Cl- 1s22s22p6

C. Na+ 1s22s22p63s23p6 Cl- 1s22s22p63s23p6

D. Na+ 1s22s22p6 Cl- 1s22s22p6

Câu 32: Cho các nguyên tố M (Z = 11), R (Z = 19) và X (Z = 3). Khả năng tạo ion từ nguyên tử tăng dần theo thứ tự nào sau đây?

A. M < R < X B. X < R < M C. X < M < R D. M < X < R

Câu 33: Cho các nguyên tố M (Z = 11), R (Z = 19) và X (Z = 3). Các ion được tạo ra từ nguyên tử các nguyên tố trên là:

A. M+ , R+ , X2+ B. M+ , R+ , X+ C. M2+ , R+ , X2+ D. M+ , R2+ , X2+

Câu 34: Cho các nguyên tố R (Z = 8), X(Z = 9), và Z (Z = 16).

Khả năng tạo ion từ nguyên tử tăng dần theo thứ tự nào sau đây?

A. Z < R < X B. X < R < Z C. X < Z < R D. Z < X < R

Câu 35: Cho các nguyên tố R (Z = 8), X(Z = 9), và Z (Z = 16).

Các ion được tạo ra từ nguyên tử các nguyên tố trên là:

A. Z2- , R3- , X2- B. Z+ , R2- , X+ C. Z2- , R- , X2- D. Z2- , R2- , X-

Câu 36: Khi hình thành phân tử NaCl từ natri và clo:

A. Nguyên tử natri nhường một electron cho nguyên tử clo để tạo thành các ion dương và âm tương ứng; các ion này hút nhau tạo thành phân tử

B. Hai nguyên tử góp chung một electron với nhau tạo thành phân tử

C. Nguyên tử clo nhường một electron cho nguyên tử natri để tạo thành các ion dương và âm tương ứng và hút nhau tạo thành phân tử

D. Mỗi nguyên tử (natri và clo) góp chung 1 electron để tạo thành cặp electron chung giữa hai nguyên tử.

Câu 37: Liên kết hoá học trong tinh thể natri clorua NaCl thuộc loại

A. Liên kết ion B. Liên kết cộng hoá trị không cực

C. Liên kết cộng hoá trị D. Liên kết phối trí

Câu 38: Liên kết ion là liên kết được tạo thành

A. Bởi cặp electron chung giữa hai nguyên tử phi kim

B. Bởi cặp electron chung giữa hai nguyên tử kim loại

C. Bởi cặp electron chung giữa một nguyên tử kim loại điển hình và một nguyên tử phi kim điển hình

D. Do lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Câu 39: Trong tinh thể NaCl

A. Các ion Na+ và ion Cl- góp chung cặp electron hình thành liên kết

B. Các nguyên tử Na và Cl góp chung cặp electron hình thành liên kết

C. Nguyên tử Na và nguyên tử Cl hút nhau bằng lực hút tĩnh điện

D. Các ion Na+ và ion Cl- hút nhau bằng lực hút tĩnh điện

Câu 40: Liên kết ion

A. Có tính định hướng, có tính bão hoà B. Không tính định hướng, không bão hoà

C. Không tính định hướng, có tính bão hoà D. Có tính định hướng, không bão hoà

Câu 41: Liên kết hoá học trong phân tử hidro H2 được hình thành

A. Nhờ sự xen phủ giữa hai obitan s của hai nguyên tử

B. Nhờ sự xen phủ giữa hai obitan p chứa electron độc thân của hai nguyên tử

C. Nhờ sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử này với obitan p của nguyên tử kia

D. Nhờ sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử này với obitan d của nguyên tử kia

Câu 42: Trong phân tử H2, xác suất có mặt của các electron tập trung lớn nhất

A. Tại khu vực chính giữa hai hạt nhân B. Lệch về phía một trong hai nguyên tử

C. Tại khu vực ngoài hai hạt nhân D. Tại khắp các khu vực trong phân tử

Câu 43: Liên kết hoá học trong phân tử clo Cl2 được hình thành

A. Nhờ sự xen phủ giữa các obitan s của hai nguyên tử

B. Nhờ sự xen phủ giữa hai obitan p chứa electron độc thân của hai nguyên tử

C. Nhờ sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử này với obitan p của nguyên tử kia

D. Nhờ sự xen phủ giữa obitan s của nguyên tử này với obitan d của nguyên tử kia

Câu 44: Trong phân tử Cl2, xác suất có mặt của các electron tập trung lớn nhất

A. Tại khu vực giữa hai hạt nhân nguyên tử

B. Lệch về phía một trong hai nguyên tử

C. Tại khu vực nằm về hai phía trên đường nối hai hạt nhân nguyên tử

D. Tại khắp các khu vực trong phân tử

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

A

D

C

D

B

D

C

D

C

A

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

ĐA

A

C

B

D

C

C

D

D

B

A

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

ĐA

C

B

B

D

C

B

B

B

C

B

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

38

40

ĐA

A

C

B

A

D

A

A

D

D

B

Câu

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

ĐA

A

A

B

A