15 đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh hóa 10 có đáp án

15 đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh hóa 10 có đáp án

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa 15 đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh hóa 10 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

HẢI DƯƠNG

--------------

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn thi: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 03/4/2019

Đề thi gồm: 05 câu, 02 trang

-----------------------------------------------

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố: 1H; 2He; 6C; 7N; 8O; 9F; 10Ne; 11Na; 12Mg; 13Al; 16S; 17Cl; 18Ar; 19K; 20Ca; 24Cr; 26Fe; 29Cu; 30Zn; 35Br.

Câu 1: (2,0 điểm)

1) Phân tử M được tạo nên bởi ion X3+ và Y2-. Trong phân tử M có tổng số hạt p, n, e là 224 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 72 hạt. Tổng số hạt p, n, e trong ion X3+ ít hơn trong ion Y2- là 13 hạt. Số khối của nguyên tử Y lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5 đơn vị. Xác định số hạt p, n, e của nguyên tử X, Y và công thức phân tử của M.

2) X, Y, R, A, B, M theo thứ tự là 6 nguyên tố liên tiếp trong Hệ thống tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 63 (X có số đơn vị điện tích hạt nhân nhỏ nhất).

a. Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B, M.

b. Viết cấu hình electron của X2−, Y, R, A+, B2+, M3+. So sánh bán kính của chúng và giải thích?

Câu 2: (2,0 điểm)

1) Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.

a) MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O

b) FeO + HNO3 NO + Fe(NO3)3 + H2O

c) Cu + H2SO4 (đ) CuSO4 + SO2 + H2O

d) FeS2 + H2SO4 (đ) Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

2) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

a. Sục từ từ khí sunfurơ đến dư vào cốc chứa dung dịch KMnO4.

b. Dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch nước clo, sau đó nhỏ vào dung dịch sau phản ứng vài giọt dung dịch muối BaCl2.

c. Dẫn khí ozon vào dung dịch KI (có sẵn vài giọt phenolphtalein).

d. Dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch muối CuCl2 (màu xanh).

Câu 3: (2,0 điểm)

1) a. Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những khí ẩm, hãy dẫn ra hai thí dụ. Có những khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy dẫn ra hai thí dụ. Vì sao?

b. Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than (được gọi là sự hóa than). Dẫn ra những thí dụ về sự hóa than của saccarozơ, vải sợi làm từ xenlulozơ (C6H10O5)n.

2) Hỗn hợp A gồm Al, Zn, S dưới dạng bột mịn. Sau khi nung 33,02 gam hỗn hợp A (không có không khí) một thời gian, nhận được hỗn hợp B. Nếu thêm 8,296 gam Zn vào B thì hàm lượng đơn chất Zn trong hỗn hợp này bằng hàm lượng Zn trong A.

Lấy hỗn hợp B hòa tan trong H2SO4 loãng dư thì sau phản ứng thu được 0,48 gam chất rắn nguyên chất.

Lấy hỗn hợp B thêm một thể tích không khí thích hợp (coi không khí chứa 20%O2 và 80% N2 theo thể tích). Sau khi đốt cháy hoàn toàn B, thu được hỗn hợp khí C gồm hai khí trong đó N2 chiếm 85,8% về thể tích và chất rắn D. Cho hỗn hợp khí C đi qua dung dịch NaOH dư thể tích giảm 5,04 lít (đktc).

a. Tính thể tích không khí (đktc) đã dùng.

b. Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong B.

Câu 4: (2,0 điểm)

1) Một oleum A chứa 37,869 % lưu huỳnh trong phân tử.

a) Hãy xác định công thức của A.

b) Trộn m1 gam A với m2 gam dung dịch H2SO4 83,30% được 200 gam oleum B có công thức H2SO4.2SO3. Tính m1 và m2.

2) A, B là các dung dịch HCl có nồng độ mol khác nhau. Lấy V lít dung dịch A cho tác dụng với AgNO3 dư thấy tạo thành 35,875 gam kết tủa. Để trung hòa V’ lít dung dịch B cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 0,3M. Trộn V lít dung dịch A với V’ lít dung dịch B thu được 2 lít dung dịch C (coi V + V’ = 2 lít).

a. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch C.

b. Lấy riêng 100 ml dung dịch A và 100 ml dung dịch B cho tác dụng với Fe dư thì lượng H2 thoát ra trong hai trường hợp chênh lệch nhau 0,448 lít (ở đktc). Tính nồng độ mol của các dung dịch A, B.

Câu 5: (2,0 điểm)

1) a. Nhỏ từng giọt đến hết 125 ml dung dịch HCl 4M vào 375 ml dung dịch chứa đồng thời hai chất tan NaOH 0,4M và Na2SO3 0,8M đồng thời đun nhẹ để đuổi hết khí SO2. Thể tích khí SO2 thu được (ở đktc) là bao nhiêu?

b. Làm ngược lại câu a, nhỏ từng giọt đến hết 375 ml dung dịch chứa đồng thời hai chất tan NaOH 0,4M và Na2SO3 0,8M vào 125 ml dung dịch HCl 4M đồng thời đun nhẹ để đuổi hết khí SO2. Thể tích khí SO2 thu được (ở đktc) là bao nhiêu?

Coi hiệu suất các phản ứng là 100%.

2) Chia 15 gam một muối sunfua của kim loại R (có hóa trị không đổi) làm hai phần. Phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư tạo ra khí A. Phần 2 đốt cháy hết trong oxi vừa đủ thu được khí B. Trộn hai khí A và B với nhau thì thu được 5,76 gam chất rắn màu vàng và một khí dư thoát ra. Dùng một lượng NaOH (trong dung dịch) tối thiểu để hấp thụ vừa hết lượng khí dư này thì thu được 6,72 gam muối. Hãy xác định tên kim loại R. Biết tất cả các phản ứng đều có hiệu suất 100%.

--------------- Hết --------------------

Họ tên thí sinh: ……………………………………Số báo danh …………..

Chữ kí giám thị 1 …………………………….Chữ kí giám thị 2 …………..

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

HẢI DƯƠNG

--------------

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN THI: HÓA HỌC

(Hướng dẫn chấm gồm 6 trang)

(*) Hướng dẫn chung:

- Học sinh có thể làm theo cách khác, nếu đúng và lập luận chặt chẽ vẫn cho điểm tối đa.

- Nếu giải toán có sử dụng tỉ lệ của PTHH mà cân bằng sai phương trình thì không cho điểm phần giải toán đó.

- Nếu bài làm học sinh viết thiếu điều kiện phản ứng, thiếu đơn vị (mol, g, …) thì giáo viên chấm linh động để trừ điểm.

- Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.

Câu

Ý

Đáp án

Biểu điểm

1

1.1

Gọi ZX, ZY tương ứng là số proton của X, Y . ( ZX, ZY є Z*)

NX, NY tương ứng là số nơtron của X, Y. ( NX, NY є Z*)

Phân tử M được tạo nên bởi ion X3+ và ion Y2- do đó M có công thức phân tử là: X2Y3.

0,25

- Tổng số hạt p, n, e trong phân tử M là:

2(2ZX + NX) + 3( 2ZY + NY) = 224 (1)

- Trong phân tử M, hiệu số hạt mang điện và số hạt không mang điện là:

( 4ZX + 6ZY) – (2NX + 3NY) = 72 (2)

- Hiệu số hạt p, n, e trong ion X3+ và ion Y2-:

(2ZY + NY +2) – ( 2ZX + NX – 3) = 13 (3)

0,25

- Hiệu số khối trong nguyên tử X và Y là:

(ZY + NY) – ( ZX + NX) = 5 (4)

Lấy (1) + (2) ta được: 2ZX + 3 ZY = 74 (5)

Lấy (3) – (4) ta được: ZY - ZX = 3 (6)

0,25

Giải hệ (5) và (6) được ZX = 13; ZY = 16 => NX = 14; NY = 16

Vậy X là Al (e=p=13; n=14) và Y là S (e=p=n=16).

Công thức phân tử của M: Al2S3.

0,25

2a

Gọi Z là số điện tích hạt nhân của X

=> Số điện tích hạt nhân của Y, R, A, B, M lần lượt

(Z + 1), (Z + 2), (Z + 3), (Z + 4), (Z+5) Theo giả thiết

Z + (Z + 1) + (Z + 2) + (Z + 3) + (Z + 4)+ (Z+5) = 63

=> Z = 8

0,25

8X; 9Y; 10R; 11A; 12B, 13M

(O) (F) (Ne) (Na) (Mg) (Al)

0,25

2b

O2-, F-, Ne, Na+, Mg2+ , Al3+ đều có cấu hình e: 1s2 2s2 2p6

0,25

Số lớp e giống nhau => bán kính r phụ thuộc điện tích hạt nhân. Điện tích hạt nhân càng lớn thì bán kính r càng nhỏ.

rO2- > r F- > rNe >rNa+ > rMg2+ > rAl3+

0,25

2

1a

1x Mn+4 + 2e Mn+2

2x 2Cl- Cl2 + 2e

MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O

0,25

1b

3x Fe+2 Fe+3 + e

1x N+5 + 3e N+2

3FeO + 10HNO3 NO + 3Fe(NO3)3 + 5H2O

0,25

1c

1x S+6 +2e S+4

1x Cuo Cu+2 + 2e

Cu + 2H2SO4 đặc CuSO4 + SO2 + 2H2O

0,25

1d

2FeS2 + 14 H2SO4 (đ) Fe2(SO4)3 + 15SO2 + 14H2O

0,25

2.a

Phương trình:

- Màu tím của dung dịch nhạt dần, cuối cùng mất màu hoàn toàn.

0,25

2.b

Phương trình:

- Nươc Cl2 nhạt màu, có kết tủa trắng xuất hiện.

0,25

2.c

Phương trình: O3 + H2O + 2KI O2 + 2KOH + I2.

- Dung dịch chuyển sang màu hồng.

0,25

2.d

Phương trình:

- Màu xanh của dung dịch nhạt dần và dung dịch có kết tủa màu đen xuất hiện.

0,25

3

3.1

a) Nguyên tắc của chất dùng làm khô các khí có lẫn hơi nước là chất đó phải hút được hơi nước nhưng không tác dụng với chất khí được làm khô.

Thí dụ: Để làm khô khí CO2, SO2, O2, … ta có thể dẫn các khí này qua dung dịch H2SO4 đặc.

0,25

-Có những khí ẩm không được làm khô bằng H2SO4 đặc vì chúng tác dụng với H2SO4.

Thí dụ: Khi cho khí HI, HBr,… có lẫn hơi nước đi qua dung dịch H2SO4 đặc thì các khí này tác dụng theo các phương trình

8HI + H2SO4 đặc 4I2 + H2S + 4H2O

2HBr + H2SO4 đặc SO2 + Br2 + 2H2O

0,25

b) H2SO4 đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than

Thí dụ:

C12H22O11 12C + 11H2O

Đường mía (màu trắng) muội than

C + 2H2SO4 CO2 + SO2 + 2H2O

0,25

(C6H10O5)n 6nC + 5nH2O

Xenlulozơ muội than

C + 2H2SO4 CO2 + SO2 + 2H2O (HS chỉ cần viết 1 lần PT này)

0,25

3.2

a Phương trình: 2Al + 3S Al2S3

Zn + S ZnS

TH tổng quát : Hỗn hợp B gồm Al2S3, ZnS, S dư, Al dư, Zn dư.

hh B + H2SO4loãng chất rắn là S

= 0,48 g mol

Pt : Al2S3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2S

ZnS + H2SO4 ZnSO4 + H2S

Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2

2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2

*hỗn hợp B nung:

Pt: 2Al2S3 + 9O2 2Al2O3 + 6SO2

2ZnS + 3O2 2ZnO + 2SO2

4Al + 3O2 2Al2O3

2Zn + O2 2ZnO

S + O2 SO2

(*) HS có thể viết sơ đồ phản ứng để thay cho PTHH khi giải toán.

0,25

*Khí C: SO2, N2( không có O2 vì vậy dùng vừa đủ) Khí C

Vgiảm = sinh ra = 5,04( l)

ADĐLBT nguyên tố S: = 0,225.2 = 0,45 mol

= 0,45 .32 = 14,4g; mAl + Zn(A)= 33,02 – 14,4 = 18,62g

Gọi nAl: x(mol) ;nzn: y(mol); 27x + 65y = 18,62 (1)

% VSO2/C = 100 - % VN2 = 14,2%

molVkk = 1,7 .22,4 = 38,08 lít

0,25

b. mol.

Nhận xét: Lượng O2 pứ với A (Al, Zn, S) tạo ra Al2O3, ZnO, SO2 = lượng O2 phản ứng với B (Al2S3, ZnS, Al (dư) Zn (dư), S (dư) Al2O3, ZnO, SO2 vì có cùng số mol Al, Zn, S và cùng tạo thành 3 oxit như nhau.

Pt: 4Al + 3O2 2Al2O3

Mol: x/2 3x/8

Zn + O2­ ZnO

Mol: y/2 y/4

S + O2 SO2

Mol: 0,225 0,225

Ta có: + 0,225= 0,34 (2). Giải (1,2): x = 0,16; y = 0,22

%mZn(A)

0,25

Gọi nZn dư: z(mol)

Sau khi thêm 8,296 gam Zn vào B:

% Zn đơn chất=z = 0,01mol Zn dư

nZn phản ứng với S = 0,22-0,01=0,21mol

nS phản ứng với Al= nS chung - nS phản ứng Zn - nS dư = 0,45 – 0,21 – 0,03= 0,21mol

mol

% mB:

; %m ZnS =

% mZndư = ; % mS =

% mAl dư = 100% - (31,8% + 61,69% + 1,97% + 2,91%) = 1,63%

0,25

4

4.1a

Đặt công thức oleum A là H2SO4.nSO3.

%mS(A) = n = 3

Vậy A là H2SO4.3SO3.

0,25

4.1b

Theo giả thiết: m1 + m2 = 200 (1)

Khối lượng S trong hỗn hợp các chất sẽ bằng khối lượng của S trong 200 gam oleum H2SO4.2SO3.

Ta có PT: (2)

0,25

Từ (1) và (2) m1 = 187,619 gam; m2 = 12,381 gam.

0,25

4.2

- Cho V lít dung dịch A tác dụng với AgNO3

AgNO3 + HCl AgCl + HNO3 (1)

0,25 0,25

- Trung hòa V’ lít dung dịch B bằng NaOH

NaOH + HCl NaCl + H2O (2)

0,15 0,15

0,25

a) Ta có: Trong 2 lít dung dịch C có nHCl = 0,25 + 0,15 = 0,4 mol HCl

Vậy CM(HCl) = 0,4 : 2 = 0,2M.

0,25

b) Khi cho dung dịch A hay dung dịch B tác dụng với Fe thì đều xảy ra phản ứng

Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (3)

Đặt nồng độ của dung dịch A là xM nHCl(A) = 0,1x mol.

Đặt nồng độ của dung dịch B là yM nHCl(B) = 0,1y mol.

Ta có: V + V’ = 2 hay = 2 (I)

Số mol H2 chênh lệch = 0,448 : 22,4 = 0,02 mol

0,25

*TH1: Lượng H2 từ dung dịch A thoát ra lớn hơn từ dung dịch B.

Từ pư (3) và số mol H2 chênh lệch ta có:

0,05x – 0,05y = 0,02 (II)

Từ (I) và (II) x1 = 0,5 và x2 = 0,1

Với x = x1 = 0,5M y = 0,1M

Với x = x2 = 0,1M y = - 0,3M (loại)

0,25

*TH2: Lượng H2 từ dung dịch B thoát ra lớn hơn từ dung dịch A.

Từ pư (3) và số mol H2 chênh lệch ta có:

0,05y – 0,05x = 0,02 (III)

Từ (I) và (III) x1 = 0,145 và x2 = - 0,345 (loại)

Với x = x1 = 0,145M y = 0,545M

0,25

5

5.1a

nHCl = 0,5 mol; nNaOH = 0,15 mol; = 0,3 mol

Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa hỗn hợp đã cho thì các phản ứng xảy ra theo thứ tự sau:

NaOH + HCl NaCl + H2O

0,15 0,15

Na2SO3 + HCl NaCl + NaHSO3

0,3 0,3 0,3

0,25

nHCl còn lại = 0,5 – 0,15 – 0,3 = 0,05 mol

HCl + NaHSO3 NaCl + SO2 + H2O

0,05 0,05

= 0,05.22,4 = 1,12 lít.

0,25

5.1b

Nhỏ từ từ dung dịch chứa hỗn hợp đã cho vào dung dịch HCl, hai chất NaOH và Na2SO3 phản ứng đồng thời với HCl. Số mol mỗi chất đã phản ứng tỉ lệ thuận với số mol của nó trong dung dịch ban đầu.

nNaOH pư: = nNaOH : = 0,15 : 0,3 = 1 : 2.

Đặt nNaOH pư = a mol = 2a mol. Vì nhỏ từng giọt hỗn hợp vào HCl nên phản ứng của muối với HCl tạo ngay sản phẩm khí.

0,25

Các PTPƯ là:

NaOH + HCl NaCl + H2O

a a

Na2SO3 + 2HCl 2NaCl + SO2 + H2O

2a 4a 2a

Với lượng HCl và lượng dung dịch hỗn hợp đã cho thì HCl hết

(nHCl < nNaOH + 2nNa2SO3)

nHCl = 5a = 0,5 a = 0,1 mol.

= 2a = 0,2 mol = 4,48 lít.

0,25

5.2

Đặt công thức của muối là R2Sa (a là hóa trị của R)

-Phần 1:

R2Sa + 2aHCl 2RCla + aH2S (1)

-Phần 2:

2R2Sa + 3aO2 2R2Oa + 2aSO2 (2)

Khí A là H2S; khí B là SO2

0,25

SO2 + 2H2S 3S + 2H2O (3)

0,06 0,12 0,18

Với nS = 0,18 mol. Khí dư có thể là SO2 hoặc H2S

0,25

*Nếu khí dư là H2S:

H2S + NaOH NaHS + H2O (vì NaOH tối thiểu) (4)

0,12 0,12 0,12

Theo giả thiết nNaHS = 6,72 : 56 = 0,12 mol

Vậy = 0,12 + 0,12 = 0,24 mol; = 0,06 mol

= 0,24 + 0,06 = 0,3 mol

mol = 50a

2R + 32a = 50a R = 9a

Chọn a = 3 R = 27 (Al)

0,25

*Nếu khí dư là SO2

SO2 + NaOH NaHSO3 (5)

Theo giả thiết = 6,72 : 104 = 0,065 mol

= 0,12 mol; = 0,06 + 0,065 = 0,125 mol.

= 0,125 + 0,12 = 0,245 mol

a mol

= 61,22a MR = 14,6a

Trường hợp này không có nghiệm thỏa mãn.

0,25

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2017 - 2018

ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC 10 - THPT

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề.

(Đề thi gồm 02 trang)

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Al = 27; S = 32;

Fe = 56; K = 39; Mg = 24; Ca = 40; Cu = 64; Ag = 108; Cl = 35,5; Br = 80; Ba = 137; Na = 23.

Câu 1 (2,0 điểm)

1. Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

a. FexOy + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

b. FeS2 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

c. Al + HNO3 Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O (tỉ lệ mol NO và N2O tương ứng là 3:1)

d. Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

2. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Viết cấu hình electron và xác định vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn.

Câu 2 (2,0 điểm)

Dự đoán hiện tượng và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có) trong các thí nghiệm sau:

1. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3.

2. Sục khí SO2 vào dung dịch nước Br2.

3. Cho FeCl2 vào dung dịch chứa (H2SO4 loãng, KMnO4) dư.

4. Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư).

Câu 3 (2,0 điểm)

1. Từ dung dịch H2SO4 98% (D = 1,84 gam/ml) và dung dịch HCl 5M, trình bày phương pháp pha chế để được 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 1M và HCl 1M.

2. Trộn x (mol) tinh thể CaCl2.6H2O vào V1 lít dung dịch CaCl2 nồng độ C1 (mol/lít) (khối lượng riêng D1 gam/lít), thu được V2 lít dung dịch CaCl2 nồng độ C2 (mol/lít) (khối lượng riêng D2 gam/lít). Thiết lập biểu thức tính x theo V1, C1, C2, D1, D2.

Câu 4 (2,0 điểm)

Hòa tan hỗn hợp gồm FeCl3, MgCl2, CuCl2 vào nước được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch Na2S dư, thu được kết tủa Y. Mặt khác, nếu cho một lượng dư H2S tác dụng với X, thu được kết tủa Z. Xác định các chất có trong Y và Z. Giải thích bằng phương trình hoá học.

Câu 5 (2,0 điểm)

1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt các loại là 60, số hạt mang điện trong hạt nhân bằng số hạt không mang điện. Nguyên tử của nguyên tố Y có 11 electron p. Nguyên tử nguyên tố Z có 3 lớp electron và 1 electron độc thân. Viết cấu hình electron nguyên tử của X, Y, Z và xác định vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn.

2. Tổng số các hạt cơ bản trong ion Mn+ có là 80. Trong hạt nhân của M, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 4. Xác định tên nguyên tố M và viết cấu hình electron của Mn+.

Câu 6 (2,0 điểm)

1. Đốt cháy hoàn toàn 4,741 gam khí X trong oxi rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch NaOH 25% (khối lượng riêng D = 1,28 gam/ml) được dung dịch A. Nồng độ của NaOH trong dung dịch A giảm đi 1/4 so với nồng độ của NaOH trong dung dịch ban đầu. Dung dịch A có thể hấp thu tối đa 17,92 lít khí CO2 (ở đktc). Xác định X và sản phẩm đốt cháy của X.

2. Cho m gam hỗn hợp X gồm FexOy, Fe, MgO, Mg tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 129,4 gam muối và 0,3 mol hỗn hợp khí Y gồm N2O và NO có khối lượng 9,56 gam. Mặt khác, nếu cho m gam hỗn hợp X ở trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 104 gam muối và 0,7 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Tính m.

Câu 7 (2,0 điểm)

Hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M (hóa trị n không đổi). Hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư được dung dịch A và V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Hấp thụ hết lượng SO2 trên bằng 500 ml dung dịch NaOH 0,2M thu được dung dịch chứa 5,725 gam chất tan.

- Thêm vào m gam X một lượng kim loại M gấp đôi lượng kim loại M có trong X, thu được hỗn hợp Y. Cho Y tan hết trong dung dịch HCl dư thu được 1,736 lít khí H2 (đktc).

- Thêm vào m gam X một lượng Fe bằng lượng Fe có trong X, thu được hỗn hợp Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch B chứa 5,605 gam muối.

1. Tính V.

2. Xác định kim loại M và tính thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp X.

Câu 8 (2,0 điểm)

Hỗn hợp rắn X gồm KClO3, KCl, BaCl2 và Ba(ClO3)2. Nung nóng 103,95 gam X với cacbon vừa đủ, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 13,44 lít (đktc) khí CO2 duy nhất và hỗn hợp rắn Y gồm KCl và BaCl2. Cho Y tác dụng vừa đủ 522 gam dung dịch K2SO4 10%, lọc bỏ kết tủa được dung dịch Z. Lượng KCl trong dung dịch Z gấp 9 lần lượng KCl trong hỗn hợp X. Tính phần trăm khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp X.

Câu 9 (2,0 điểm)

Bộ dụng cụ điều chế khí được bố trí như hình vẽ sau:

Dung dịch B

Chất rắn A

Khí C

Với bộ dụng cụ trên, có thể dùng để điều chế những chất khí nào trong số các khí sau: Cl2, H2, O2, SO2, CO2? Giải thích. Viết phương trình phản ứng điều chế các khí đó (mỗi khí chọn một cặp chất A, B thích hợp).

Câu 10 (2,0 điểm)

Cho 82,05 gam hỗn hợp X gồm 3 muối MgCl2, BaCl2, KCl tác dụng với 900ml dung dịch AgNO3 2M, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và kết tủa Z. Lọc lấy kết tủa Z, cho 33,6 gam bột sắt vào dung dịch Y, sau khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn T và dung dịch M. Cho T vào dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch M thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí dư ở nhiệt độ cao thu được 36 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp X.

.....................................Hết......................................

Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:………………………………………….Số báo danh:……………………………

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT

Năm học: 2017 – 2018

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: HÓA HỌC 10 - THPT

(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

CÂU

Ý

NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu 1

(2,0đ)

1

a. FexOy + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

1x

(3x – 2y)x S+6 + 2e S+4

2FexOy + (6x-2y)H2SO4 xFe2(SO4)3 + (3x-2y)SO2 + (6x-2y)H2O

0,25đ

b. FeS2 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

1x 2FeS2 2Fe+3 + 4S+4 +22e

11x S+6 +2e S+4

2FeS2 + 14H2SO4 Fe2(SO4)3 + 15SO2 + 14H2O

0,25đ

c. Al + HNO3 Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O

17x Al Al+3 + 3e

3x 5N+5 +17e 3N+2 + 2N+1

17Al + 66HNO3 17Al(NO3)3 + 9NO + 3N2O + 33H2O

0,25đ

d. Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

5Na2SO3 + 2KMnO4 + aNaHSO4 bNa2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4 + cH2O

5Na2SO3 + 2KMnO4 + 6NaHSO4 8Na2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4 + 3H2O

0,25đ

2

* Trường hợp 1: Cấu hình electron của X là [Ar] 4s1.

X thuộc ô thứ 19, chu kì 4, nhóm IA.

0,5đ

* Trường hợp 2: Cấu hình electron của X là [Ar] 3d54s1.

X thuộc ô thứ 24, chu kì 4, nhóm VIB.

0,25đ

* Trường hợp 3: Cấu hình electron của X là [Ar] 3d104s1.

X thuộc ô thứ 29, chu kì 4, nhóm IB.

0,25đ

Câu 2

(2,0đ)

1

Lúc đầu không có khí, lúc sau có bọt khí không màu thoát ra

Na2CO3 + HCl NaHCO3 + NaCl

NaHCO3 + HCl NaCl + CO2↑ + H2O

0,5đ

2

Màu vàng nâu nhạt dần

SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4

0,5đ

3

Xuất hiện khí màu vàng lục, dung dịch mất màu tím.

10FeCl2 + 6KMnO4 + 24H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 10Cl2 + 3K2SO4 + 6MnSO4 + 24H2O

0,5đ

4

Xuất hiện khí không màu, mùi hắc.

2Fe3O4 + 10H2SO4 (đặc nóng) → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O

0,5đ

Câu 3

(2,0đ)

1

* Phần tính toán:

Số mol H2SO4 cần lấy = số mol HCl cần lấy =

Khối lượng dung dịch H2SO4 cần lấy =

Thể tích dung dịch H2SO4 cần lấy = = 10,87 (ml)

Thể tích dung dịch HCl cần lấy = = 40 (ml)

0,5đ

* Cách tiến hành:

Lấy khoảng 100 - 120 ml nước cho vào bình thể tích 200 ml có chia vạch. Cân 20 gam dung dịch H2SO4 hoặc đong 10,87 ml dung dịch H2SO4, sau đó cho từ từ vào bình chứa nước khuấy đều. Đợi dung dịch H2SO4 thật nguội, đong 40 ml dung dịch HCl 5M thêm vào bình, sau đó thêm nước vào cho đến vạch 200 ml.

0,5đ

2

Khối lượng CaCl2 sau khi trộn = V2.D2 219x + V1.D1 = V2.D2

Số mol CaCl2 sau khi trộn = V2.C2 x + V1.C1 = V2.C2

0,5đ

219x.C2 + V1.C2.D1 = V2.D2.C2 và x.D2 + V1.C1.D2 = V2.C2.D2

219x.C2 + V1.C2.D1 = x.D2 + V1.C1.D2

x =

0,5đ

Câu 4

(2,0đ)

* Kết tủa Y chứa: Mg(OH)2; FeS; CuS; và S:

MgCl2 + Na2S + 2H2O → Mg(OH)2↓ + H2S + 2NaCl

0,5đ

2FeCl3 + 3Na2S → 2FeS↓ + S↓ + 6NaCl

0,25đ

CuCl2 + Na2S → CuS↓ + 2NaCl

0,25đ

* Kết tủa Z chứa CuS và S:

MgCl2 + H2S → không phản ứng

0,25đ

2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S↓ + 2HCl

0,25đ

CuCl2 + H2S → CuS↓ + 2HCl

0,25đ

FeCl2 + H2S → không phản ứng

0,25đ

Câu 5

(2,0đ)

1

* Theo bài ra ta có: 2ZX + NX = 60 (1); ZX = NX (2)

Từ (1) và (2) ZX = NX = 20.

X là canxi (Ca), cấu hình electron của 20Ca : [Ar] 4s2

Vị trí của X: chu kỳ 4; nhóm IIA.

0,5đ

* Cấu hình của Y là 1s22s22p63s23p5 hay [Ne] 3s23p5 Y là Cl

Vị trí của Y: chu kỳ 3; nhóm VIIA.

0,25đ

* Theo giả thiết thì Z chính là nhôm, cấu hình electron của 13Al: [Ne] 2p63s1

Vị trí của Z: chu kỳ 3; nhóm IIIA.

0,25đ

2

Theo bài ra ta có: 2ZM + NM – n = 80 (1); NM – ZM = 4 (2)

Thay (2) vào (1) ta được: 3ZM – n = 76

0,25đ

Do 1 ≤ n ≤ 3 77 ≤ 3ZM ≤ 79 25,67 ≤ ZM ≤ 26,33

ZM = 26; n = 2 M là sắt (Fe)

0,5đ

Cấu hình electron của Mn+ (Fe2+): [Ar] 3d6 Hoặc 1s22s22p63s23p63d6

0,25đ

Câu 6

(2,0đ)

1

Số mol NaOH ban đầu = 0,8 (mol); Số mol CO2 = 0,8 (mol)

Do A hấp thụ tối đa CO2 nên: NaOH + CO2 NaHCO3

0,25đ

Vậy số mol NaOH sau khi hấp thụ sản phẩm = 0,8 (mol) không có sự thay đổi số mol so với ban đầu, mà nồng độ NaOH lại giảm.

Xảy ra sự pha loãng dung dịch, do đó sản phẩm cháy của X là H2O và X là khí H2.

0,25đ

- Thử lại:

(Thỏa mãn đề bài)

0,5đ

2

Theo bài ra số mol của NO = 0,26 (mol); số mol của N2O = 0,04 (mol)

Số mol của SO2 = 0,7 (mol) Khi cho X tác dụng với HNO3 có tạo muối NH.

Số mol NH = 0,0375 (mol) mmuối nitrat kim loại = 129,4 – 0,0375.80 = 126,4 (gam)

0,25đ

0,25đ

0,25đ

2x + 3y – 2z = 1,4 (3)

Từ (1); (2) và (3) ta có: x = 0,2; y = 0,4; z = 0,1 m = 28,8 (gam)

0,25đ

Câu 7

(2,0đ)

1

Ta có nNaOH = 0,5.0,2 = 0,1 mol

Khí SO2 sinh ra tác dụng với dung dịch NaOH có thể xảy ra phản ứng:

SO2 + NaOH NaHSO3

SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O

- Nếu chỉ tạo muối NaHSO3 mchất rắn = 10,4 (gam)

- Nếu chỉ tạo muối Na2SO3 mchất rắn = 6,3 (gam)

0,5đ

Ta có: mchất rắn < mmuối min

Chất rắn gồm

0,5đ

2

Đặt số mol Fe và M trong m gam X 3x + ny = 0,075 (1)

Số mol các chất trong hỗn hợp Y 2x + 3ny = 0,155 (2)

Từ (1) và (2) x = 0,01; ny = 0,045

0,5đ

Số mol các chất trong hỗn hợp Z

mmuối = 5,605 (gam)

Thay x = 0,01 và ny = 0,045 vào (*) ta được: M = 9n M là Nhôm (Al); y = 0,015 (mol)

Hỗn hợp X gồm

0,5đ

Câu 8

(2,0đ)

0,5đ

Y tác dụng vừa đủ với 0,3 mol K­2SO4 Khối lượng KCl trong Y là: 84,75 – 0,3.208= 22,35 (gam)

0,5đ

nKCl (trong Y) = 0,3 (mol)

Gọi x là số mol KClO3, y là số mol KCl trong hỗn hợp X ban đầu.

Ta có:

0,5đ

0,5đ

Câu 9

(2,0đ)

- Giải thích: Để điều chế được khí C như bộ dụng cụ vẽ thì khí C phải có đặc điểm: nặng hơn không khí (= 29) và không tác dụng với không khí.

có thể điều chế được các khí: Cl2, SO2, CO2, O2.

1,0đ

- Phản ứng điều chế:

2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O

Na2SO3 + H2SO4 (loãng) Na2SO4 + SO2 + H2O

CaCO3 + 2HCl 2NaCl + CO2↑ + H2O

H2O2 H2O + 1/2O2

1,0đ

Câu 10

(2,0đ)

Số mol AgNO3 = 1,8 (mol); Số mol Fe = 0,6 (mol)

Dung dịch Y tác dụng được với Fe Trong Y có AgNO3

Chất rắn T tác dụng với HCl tạo khí H2 Trong T có Fe dư;

0,5đ

Số mol Fe dư = 0,3 (mol)

Số mol Fe phản ứng với AgNO3 dư (trong dung dịch Y) = 0,3 (mol)

Ta có sơ đồ phản ứng:

0,5đ

Số mol Fe(NO3)2 (trong M) = 0,3 (mol) Số mol AgNO3 (trong Y) = 0,6 (mol)

Số mol AgNO3 phản ứng = 1,2 (mol) Số mol AgCl = 1,2 (mol)

; nMgO =

0,5đ

Đặt số mol BaCl2 và KCl trong hỗn hợp X lần lượt là x (mol) và y (mol).

2.0,3 + 2x + y = 1,2 (1); mX = 82,05(gam) 208x + 74,5y = 53,55 (2)

Từ (1) và (2) x = 0,15(mol); y = 0,3 (mol)

0,5đ

Lưu ý: Thí sinh làm theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HÀ TĨNH

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Đề thi có 02 trang, gồm 10 câu)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2016 - 2017

Môn thi: HÓA HỌC – LỚP 10

Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1:

Hợp chất (SCN)2 được gọi là một trong các halogen giả vì nó có nhiều tính chất giống với halogen. Biết tính oxi hóa của (SCN)2 mạnh hơn I2 và yếu hơn Br2. Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

1. NaSCN + Br2

2. NaI + (SCN)2

3. MnO2 + H2SO4 + NaSCN

4. AgSCN + Br2

5. C2H4 + (SCN)2

Câu 2:

Ion X- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p6.

1. Hãy viết cấu hình electron của X, xác định số electron độc thân trong một nguyên tử X.

2. Dựa vào cấu hình electron hãy xác định vị trí của X trong bảng HTTH, giải thích.

3. Nêu tính chất hoá học của X, viết phương trình phản ứng minh họa.

4. Khi sục không khí vào một dung dịch chứa hợp chất Y của nguyên tố X thu được đơn chất của nguyên tố X. Hãy viết phương trình hóa học xẩy ra và chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử trong phản ứng.

Câu 3:

Một thí nghiệm được tiến hành như sau: Cho vào ống nghiệm khô một vài tinh thể KMnO4, nhỏ tiếp vào ống vài giọt dung dịch HCl đậm đặc. Đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su có đính một băng giấy màu ẩm (như hình vẽ).

1. Hãy nêu hiện tượng xẩy ra trong thí nghiệm, giải thích?

2. Một số học sinh trong quá trình làm thí nghiệm trên thấy nút cao su bị bật ra. Em hãy nêu nguyên nhân và cách khắc phục.

3. Em hãy nêu một giải pháp để hạn chế tối đa khí Cl2 thoát ra môi trường sau khi làm xong thí nghiệm trên và giải thích cách làm.

4. Trong thí nghiệm trên ta không thể thay KMnO4 bằng chất nào trong số các chất sau đây: MnO2, KClO3, KNO3, H2SO4 đặc, tại sao?

Câu 4:

Trong công nghiệp H2O2 có thể điều chế bằng cách cho axit A hoặc axit B tác dụng với nước, sản phẩm của 2 phản ứng này đều là H2SO4 và H2O2. Biết 1 phân tử A có 8 nguyên tử, trong A nguyên tố oxi chiếm 70,18% khối lượng, phân tử B chứa nhiều hơn phân tử A 1 nguyên tử S và 3 nguyên tử O.

1. Xác định A,B và viết các phương trình hóa học xẩy ra.

2. Hãy viết công thức cấu tạo, cho biết trạng thái lai hóa của các nguyên tử trong A và B (với các nguyên tử có lai hóa), xác định số oxi hóa của các nguyên tử trong A và B.

3. Vì sao A và B đều có tính oxi hóa mạnh và tính axit mạnh. Một trong 2 axit là axit 1 nấc đó là axit nào, hãy giải thích.

4. Hãy viết phương trình phản ứng của KI lần lượt với A và B, cho biết phản ứng nào giải phóng I2 nhanh hơn, giải thích.

Câu 5:

1. Cho một viên bi bằng nhôm nặng 16,2 gam vào 600ml dung dịch HCl. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy còn lại m gam nhôm không tan. Cho m gam nhôm trên vào 196 gam dung dịch H2SO4 40% (loãng), đến khi phản ứng kết thúc, nồng độ dung dịch H2SO4 còn lại 9,533%. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl.

2. Hỗn hợp X gồm Al, BaCO3, MgCO3. Lấy 10,65 gam X hòa tan hết vào dung dịch HCl dư thấy có 2,464 lít khí ở (đktc) thoát ra. Mặt khác lấy 0,2 mol X nung đến khối lượng không đổi thu được 3,584 lít khí ở (đktc) và hỗn hợp chất rắn không chứa cacbon.

a. Viết các phương trình hóa học xẩy ra.

b. Tính % khối lượng các chất trong X.

Câu 6:

1. Từ một hợp chất bền trong tự nhiên người ta có thể tách được một khí A có tính oxi hóa mạnh và một khí B có tính khử, A và B có thể phản ứng với nhau tỏa nhiều nhiệt. Từ A có thể điều chế trực tiếp chất C có tính oxi hóa mạnh hơn A, chất C thường được dùng làm chất diệt trùng. Trong thực tế người ta cũng có thể điều chế A bằng cách cho chất rắn D phản ứng với CO2. Hãy xác định A, B, C, D và viết các phương trình hóa học xẩy ra.

2. Bạc bromua được dùng sản xuất phim trong nhiếp ảnh, sau khi chụp ảnh phim được rửa bằng một dung dịch hóa chất (chất đó thường được gọi là chất xử lý ảnh). Em hãy viết phương trình hóa học xẩy ra và giải thích cách làm.

Câu 7:

1. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuCO3, Fe vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được hỗn hợp 2 khí ở (đktc) có tỷ khối so với H2 bằng 29,5 và dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 12 gam chất rắn. Tính m.

2. Viết công thức cấu tạo của SO2, cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm nếu có. Hãy giải thích tại sao SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử và tan tốt trong nước.

Câu 8:

Đốt cháy m gam hỗn hợp (A) gồm C và FeS2 trong V lít O2, sau phản ứng thu được chất rắn (B) và 16,8 lít hỗn hợp khí (C). Cho (C) qua dung dịch dung dịch Br2 dư, còn lại hỗn hợp khí (D). Cho (D) qua dung dịch HI, tạo ra tối đa 25,4 gam chất kết tủa. Khí ra khỏi bình HI hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 59,1 gam kết tủa (biết các phản ứng đều hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc).

1. Viết các phương trình hóa học xẩy ra.

2. Tính m và V.

Câu 9:

Có 3 muối A,B,C đều là muối của Na thỏa mãn điều kiện:

- Trong 3 muối chỉ có A là tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2.

- Trong 3 muối chỉ có muối B và C tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra chất khí.

- Cả 3 muối khi tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 đều cho kết tủa và sinh ra H2O.

- Trong 3 muối chỉ B có thể làm nhạt màu dung dịch KMnO4 trong H2SO4.

Xác định A,B,C, viết các phương trình phản ứng.

Câu 10:

Nung nóng 30,005 gam hỗn hợp X gồm KMnO4, KClO3 và MnO2, sau một thời gian thu được khí O2 và 24,405 gam chất rắn Y gồm K2MnO4, MnO2, KMnO4, KCl. Để tác dụng hết với hỗn hợp Y cần vừa đủ dung dịch chứa 0,8 mol HCl, thu được 4,844 lít khí Cl2 ở (đktc). Tính thành phần % khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân.

----- HẾT-----

- Học sinh không được sử dụng tài liệu (trừ bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học).

- Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm.

- Họ và tên thí sinh: ............................................................................Số báo danh:..........

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HÀ TĨNH

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CÂP THPT NĂM HỌC 2016 - 2017

MÔN HÓA HỌC LỚP-10

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1: (2,0 điểm)

Hợp chất (SCN)2 được gọi là một trong các halogen giả vì nó có nhiều tính chất giống với halogen. Biết tính oxi hóa của (SCN)2 mạnh hơn I2 và yếu hơn Br2. Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

1. NaSCN + Br2

2. NaI + (SCN)2

3. MnO2 + H2SO4 + NaSCN

4. AgSCN + Br2

5. C2H4 + (SCN)2

HD:

Câu 1

Nội dung

Điểm

a. 2NaSCN + Br2 (SCN)2 + 2NaBr

b. 2NaI + (SCN)2 2NaSCN + I2

c. MnO2 + 2H2SO4 + 2NaSCN Na2SO4 + (SCN)2 + MnSO4 + 2H2O

d. AgSCN + Br2 AgBr + (SCN)2.

e. C2H4 + (SCN)2 CH2(SCN)-CH2(SCN)

2,0

Câu 2: (2,0 điểm)

Ion X- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p6.

1. Hãy viết cấu hình electron của X, xác định số electron độc thân trong một nguyên tử X.

2. Dựa vào cấu hình electron hãy xác định vị trí của X trong bảng HTTH, giải thích.

3. Nêu tính chất hoá học của X, viết phương trình phản ứng minh họa.

4. Khi sục không khí vào một dung dịch chứa hợp chất Y của nguyên tố X thu được đơn chất của nguyên tố X. Hãy viết phương trình hóa học xẩy ra và chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử trong phản ứng.

HD:

Câu 2

Nội dung

Điểm

1

1.

* Nguyên tử X có ít hơn ion X- 1 electron nên X có cấu hình electron

1s22s22p63s23p63d104s24p5.

* Trong nguyên tử X có 1 electron độc thân.

0,5

2

X thuộc chu kỳ 4 vì có 4 lớp electron, X thuộc nhóm 7A vì nó là nguyên tố p và có 7 electron ở lớp ngoài cùng.

0,5

3

X có tính oxihoa mạnh và có tính khử

3Br2 + 2Al → 2AlBr3

5Cl2 + Br2 + 6H2O → 10HCl + HBrO3

0,5

4

O2 + 4HBr → Br2 + 2H2O

O2 là chất oxihoa, HBr là chất khử.

0,5

Câu 3: (2,0 điểm)

Một thí nghiệm được tiến hành như sau: Cho vào ống nghiệm khô một vài tinh thể KMnO4, nhỏ tiếp vào ống vài giọt dung dịch HCl đậm đặc. Đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su có đính một băng giấy màu ẩm (như hình vẽ).

1. Hãy nêu hiện tượng xẩy ra trong thí nghiệm, giải thích?

2. Một số học sinh trong quá trình làm thí nghiệm trên thấy nút cao su bị bật ra. Em hãy nêu nguyên nhân và cách khắc phục.

3. Em hãy nêu một giải pháp để hạn chế tối đa khí Cl2 thoát ra môi trường sau khi làm xong thí nghiệm trên và giải thích cách làm.

4. Trong thí nghiệm trên ta không thể thay KMnO4 bằng chất nào trong số các chất sau đây: MnO2, KClO3, KNO3, H2SO4 đặc, tại sao?

HD:

Câu 3

Nội dung

Điểm

1

1. Có khí màu vàng lục thoát ra trong ống nghiệm; mẩu giấy màu ẩm bị mất màu dần.

Giải thích: 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 5Cl2 + MnCl2 + 8H2O

Sinh ra khí Cl2 trong bình, khí Cl2 tác dung với H2O trên mẩu giấy

Cl2 + H2O HCl + HClO

Sinh ra HClO là chất oxi hóa mạnh tẩy màu tờ giấy.

0,5

2

2. Một số học sinh làm thí nghiệm nút cao su bị bật ra vì các lý do sau đây:

* Đậy nút không đủ chặt, khắc phục bằng cách đậy chặt nút hơn.

* Lấy hóa chất quá nhiều nên khí sinh ra nhiều làm áp suất trong bình tăng mạnh làm bật nút, khắc phục bằng cách lấy hóa chất vừa đủ.

* Ống nghiệm quá nhỏ không đủ chứa khí, cách khắc phục thay ống nghiệm lớn hơn.

0,5

3

3. Để hạn chế Cl2 thoát ra gây độc sau khi làm xong thí nghiệm cần cho thêm lượng dư dung dịch kiềm (ví dụ NaOH) để trung hòa hết HCl dư và tác dụng hết với Cl2 trong bình trước khi đổ ra môi trường.

0,5

4

4. Không thể thay KMnO4 bằng MnO2, KNO3, H2SO4 đặc vì:

MnO2 cần đun nóng mới phản ứng với HCl.

KNO3 không phản ứng với HCl được.

H2SO4 đặc không phản ứng với HCl.

0,5

Câu 4: (2,0 điểm)

Trong công nghiệp H2O2 có thể điều chế bằng cách cho axit A hoặc axit B tác dụng với nước, sản phẩm của 2 phản ứng này đều là H2SO4 và H2O2. Biết 1 phân tử A có 8 nguyên tử, trong A nguyên tố oxi chiếm 70,18% khối lượng, phân tử B chứa nhiều hơn phân tử A 1 nguyên tử S và 3 nguyên tử O.

1. Xác định A,B và viết các phương trình hóa học xẩy ra.

2. Hãy viết công thức cấu tạo, cho biết trạng thái lai hóa của các nguyên tử trong A và B (với các nguyên tử có lai hóa), xác định số oxi hóa của các nguyên tử trong A và B.

3. Vì sao A và B đều có tính oxi hóa mạnh và tính axit mạnh. Một trong 2 axit là axit 1 nấc đó là axit nào, hãy giải thích.

4. Hãy viết phương trình phản ứng của KI lần lượt với A và B, cho biết phản ứng nào giải phóng I2 nhanh hơn, giải thích.

HD:

Câu 4

Nội dung

Điểm

1

A + H2O H2SO4 + H2O2

B + H2O H2SO4 + H2O2 ⇒ A, B đều chứa H, O và S.

Gọi công thức của A là HaSbOc ta có

a+b+c=8 (1) ⇒ a=8-b-c

⇒ ⇒

Vì a+b+c=8 ⇒ c tối đa =6 thử với c=1,2,3,4,5,6 ta có

c

1

2

3

4

5

6

b

- ...

0,25

0,5

0,75

1

1,25

a

2

Vậy A là H2SO5 B là H2S2O8

Phương trình phản ứng:

H2SO5 + H2O H2O2 + H2SO4

H2S2O8 + 2H2O H2O2 + 2H2SO4

0,5

2

B

-2

-2

-1

-1

-2

-2

+6

+6

-2

+1

-2

-1

-1

+1

+1

-2

-2

+6

-2

+1

S

O

O

O

H O

H O

A

S

O

O

O

H

O

S

O

O H

O

O

Trong các chất trên O có liên kết đơn đều lai hóa sp3, S lai hóa sp3

Số oxihoa của S là +6; O có số oxihoa -1 hoặc -2

(chú ý nếu xác định số oxihoa trung bình không cho điểm)

0,5

3

* Trong A và B đều chứa nhiều O liên kết với S tạo ra nhóm có hiệu ứng liên hợp hút electron làm cho liên kết O-H trong phân tử phân cực mạnh làm A và B có tính axit mạnh.

Trong A và B nguyên tử oxi có số oxi hóa -1 và phân tử kém bền nên A và B đều có tính oxi hóa mạnh.

* A là axit một nấc vì có 1 nhóm HO không tạo hiệu ứng liên hợp với gốc axit còn lại làm liên kết HO trong đó kém phân cực.

0,5

4

Phương trình phản ứng

2KI + H2SO5 I2 + K2SO4 + H2O (1)

2KI + H2S2O8 I2 + K2SO4 + H2SO4 (2)

(1) giải phóng I2 nhanh hơn (2) vì H2SO5 có tính oxihoa mạnh hơn H2S2O8 do phân tử A kém đối xứng hơn B nên A có tính oxi hóa mạnh hơn B.

0,25

0,25

Câu 5: (2,0 điểm)

1. Cho một viên bi bằng nhôm nặng 16,2 gam vào 600ml dung dịch HCl. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy còn lại m gam nhôm không tan. Cho m gam nhôm trên vào 196 gam dung dịch H2SO4 40% (loãng), đến khi phản ứng kết thúc, nồng độ dung dịch H2SO4 còn lại 9,533%. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl.

2. Hỗn hợp X gồm Al, BaCO3, MgCO3. Lấy 10,65 gam X hòa tan hết vào dung dịch HCl dư thấy có 2,464 lít khí ở (đktc) thoát ra. Mặt khác lấy 0,2 mol X nung đến khối lượng không đổi thu được 3,584 lít khí ở (đktc) và hỗn hợp chất rắn không chứa cacbon.

a. Viết các phương trình hóa học xẩy ra.

b. Tính % khối lượng các chất trong X.

HD:

Câu 5

Nội dung

Điểm

1

nAl ban đầu=(1/3)nHCl+(2/3)nH2SO4 phản ứng.=16,2/27=0,6

Gọi số mol H2SO4 phản ứng là n ta có nH2SO4 ban đầu-n=nH2SO4 dư

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

-n= ⇒ n=0,6

nAl ban đầu=0,6=(1/3) nHCl+(2/3)*0,6 ⇒ nHCl= 0,6⇒ CHCl=nHCl/0,6=1M

1,0

2

a. Các phương trình hóa học xẩy ra:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (1)

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O (2)

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O (3)

CaCO3 CaO + CO2 (4)

t0

MgCO3 CaO + CO2 (5)

t0

t0

2Al + 3CO2 Al2O3 + 3CO (6)

Chú ý: Phương trình (6) học sinh không viết cũng cho điểm tối đa.

b. Gọi số mol Al, BaCO3, MgCO3 trong 10,65 gam hỗn hợp lần lượt là a,b,c

27a+197b+84c=10,65 1,5a+b+c=0,11

Mặt khác ta có số mol hỗn hợp/số mol khí (a+b+c)/(b+c)=0,2/0,16=1,25

a=0,02 b=0,03 c=0,05 %mAl=5,07% %mBaCO3=55,49% %mMgCO3=39,44%

1,0

Câu 6: (2,0 điểm)

1. Từ một hợp chất bền trong tự nhiên người ta có thể tách được một khí A có tính oxi hóa mạnh và một khí B có tính khử, A và B có thể phản ứng với nhau tỏa nhiều nhiệt. Từ A có thể điều chế trực tiếp chất C có tính oxi hóa mạnh hơn A, chất C thường được dùng làm chất diệt trùng. Trong thực tế người ta cũng có thể điều chế A bằng cách cho chất rắn D phản ứng với CO2. Hãy xác định A, B, C, D và viết các phương trình hóa học xẩy ra.

2. Bạc bromua được dùng sản xuất phim trong nhiếp ảnh, sau khi chụp ảnh phim được rửa bằng một dung dịch hóa chất (chất đó thường được gọi là chất xử lý ảnh). Em hãy viết phương trình hóa học xẩy ra và giải thích cách làm.

HD:

Câu 6

Nội dung

Điểm

1

A, B, C, D lần lượt là O2, H2, O3, Na2O2

Các phương trình phản ứng

2H2O 2H2 + O2

Điện phân

2H2 + O2 → 2H2O

3O3 2O3

uv

2Na2O2 + 2CO2 → 2Na2CO3 + O2

Chú ý: Học sinh có thể thay Na2O2 bằng K2O2 hoặc KO2 và viết phương trình đúng vẫn cho điểm tối đa.

1,0

2

2AgBr 2Ag + Br2 (1)

AS

AgBr + 2Na2S2O3 → Na3[Ag(S2O3)2] + NaBr (2)

Phản ứng (1) xẩy ra khi chụp ảnh (ánh sáng chiếu lên tấm phim phủ AgBr) sinh ra Ag bám lên tấm phim.

Phản ứng (2) xẩy ra khi rửa ảnh (hòa tan AgBr còn lại trên phim) làm cho tấm phim chỉ còn lại Ag bám trên đó tạo hình ảnh âm bản cho tấm phim.

1,0

Câu 7: (2,0 điểm)

1. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp CuCO3, Fe vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được hỗn hợp 2 khí ở (đktc) có tỷ khối so với H2 bằng 29,5 và dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 12 gam chất rắn. Tính m.

2. Viết công thức cấu tạo của SO2, cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm nếu có. Hãy giải thích tại sao SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử và tan tốt trong nước.

HD:

Câu 7

Nội dung

Điểm

1

Vì Mkhí=29,5*2=59 ⟹ hỗn hợp khí là CO2 và SO2

Gọi số mol CuCO3 và Fe lần lượt là và b ta có

(44a+1,5b*46)/(a+1,5b)=2* 29,5

80a+80b=12 a=0,05 b=0,1 m=11,8

1,0

2

S

O

S

O

O

O

* Nguyên tử S lai hóa sp2.

* SO2 tan tốt trong nước vì phân tử phân cực.

* SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử vì trong SO2 lưu huỳnh có số oxi hóa +4 (trung gian) và phân tử chưa bền.

1,0

Câu 8: (2,0 điểm)

Đốt cháy m gam hỗn hợp (A) gồm C và FeS2 trong V lít O2, sau phản ứng thu được chất rắn (B) và 16,8 lít hỗn hợp khí (C). Cho (C) qua dung dịch dung dịch Br2 dư, còn lại hỗn hợp khí (D). Cho (D) qua dung dịch HI, tạo ra tối đa 25,4 gam chất kết tủa. Khí ra khỏi bình HI hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 59,1 gam kết tủa (biết các phản ứng đều hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc).

1. Viết các phương trình hóa học xẩy ra.

2. Tính m và V.

HD:

Câu 8

Nội dung

Điểm

1

Khí (D) qua dung dịch HI tạo ra kết tủa ⟹ trong (D) có O2 và chất rắn tạo thành là I2

⟹ quá trình đốt cháy chỉ tạo CO2 và SO2. Vậy các phản ứng xẩy ra là

C + O2 → CO2

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

O2 + 4HI → 2H2O + 2I2

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

1,0

2

Hỗn hợp (C) gồm CO2, SO2, O2 dư

nCO2=nBaCO3=0,3=nC nO2 dư= (1/2)*0,1= 0,05 mol.

nSO2=0,75-0,3-0,05=0,4 (mol)

⇒ nFeS2=0,2 ⇒ nFe2O3=0,1 m=0,3*12+0,2*(56+64)=27,6 (gam)

nO2 đầu=0,3+0,15+0,4+0,05=0,9 V=20,16 (lít)

1,0

Câu 9: (2,0 điểm)

Có 3 muối A,B,C đều là muối của Na thỏa mãn điều kiện:

- Trong 3 muối chỉ có A là tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2.

- Trong 3 muối chỉ có muối B và C tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra chất khí.

- Cả 3 muối khi tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 đều cho kết tủa và sinh ra H2O.

- Trong 3 muối chỉ B có thể làm nhạt màu dung dịch KMnO4 trong H2SO4.

Xác định A,B,C, viết các phương trình phản ứng.

HD:

Câu 9

Nội dung

Điểm

A,B,C lần lượt là NaHSO4, NaHSO3, NaHCO3

Các phương trình phản ứng:

NaHSO4 + Ba(NO3)2 → BaSO4 + NaNO3 + HNO3.

2NaHSO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + 2SO2

2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + 2CO2

NaHSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + NaOH + H2O.

2NaHSO3 + Ba(OH)2 → BaSO3 + NaOH + H2O.

2NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + NaOH + H2O.

10NaHSO3 + 4KMnO4 + H2SO4 → 5Na2SO4 + 2K2SO4 + 4MnSO4 + 6H2O

1,0

1.0

Câu 10: (2,0 điểm)

Nung nóng 30,005 gam hỗn hợp X gồm KMnO4, KClO3 và MnO2, sau một thời gian thu được khí O2 và 24,405 gam chất rắn Y gồm K2MnO4, MnO2, KMnO4, KCl. Để tác dụng hết với hỗn hợp Y cần vừa đủ dung dịch chứa 0,8 mol HCl, thu được 4,844 lít khí Cl2 ở (đktc). Tính thành phần % khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân.

HD:

Câu 9

Nội dung

Điểm

Gọi số mol KMnO4, KClO3 và MnO2 trong 30,005 gam X lần lượt là x, y,z

* Ta có phương trình cho khối lượng X:

mX = 158x + 122,5y + 87z = 30,005 gam.

* Số mol HCl đã dùng là: nHCl dùng = 0,8 mol

⟹ nO trong Y =0,8/2= 0,4 mol; nO2 ↑ ra = (30,005 – 24,405)/32 = 0,175 mol.

Bảo toàn O có số mol nguyên tử O trong X bằng số mol nguyên tử O thoát ra + số mol nguyên tử O trong Y

⟹ 4x + 3y + 2z = 0,175 × 2 + 0,4 = 0,75 mol.

* Bảo toàn electron cả quá trình có: 5x + 6y + 2z = 4nO2 + 2nCl2 = 1,1325 mol.

Giải hệ các phương trình trên có: x = 0,12 mol; y = 0,0875 mol và z = 0,00375 mol.

MnO2 không nhiệt phân; ở đây dùng một lượng ít này làm chất xúc tác cho 0,0875 mol KClO3 nhiệt phân hoàn toàn tạo 0,13125 mol O2.

⟹ Còn cần 0,0875 mol KMnO4 phản ứng nhiệt phân nữa để tạo thêm 0,04375 mol O2

⟹ %mKMnO4 nhiệt phân = 0,0875 ÷ 0,12 ≈ 72,92 %.

1,0

1.0

Chú ý: Nếu học sinh có cách giải khác hợp lý vẫn cho điểm.

------ HẾT------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HẢI DƯƠNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN THI: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 180 phút

Ngày thi: 06/4/2016

(Đề thi gồm : 02 trang)

Câu I: (2,0 điểm)

1. Cho 5 nguyên tố A, X, Y, Z, T theo thứ tự thuộc 5 ô liên tiếp nhau trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, có số hiệu nguyên tử tăng dần. Tổng số hạt mang điện trong 5 nguyên tử của 5 nguyên tố trên bằng 100.

a) Xác định 5 nguyên tố đã cho.

b) Sắp xếp bán kính của các nguyên tử và ion sau theo chiều tăng dần (có giải thích): A2-; X-; Z+; T2+; Y.

2. Trong tự nhiên, nguyên tố Clo có 2 đồng vị là 35Cl và 37Cl. Nguyên tử khối trung bình của Clo là 35,5. Trong hợp chất HClOx, nguyên tử đồng vị 35Cl chiếm 26,12% về khối lượng. Xác định công thức phân tử của hợp chất HClOx (cho H = 1; O = 16)

Câu II: (2,0 điểm)

1. Có 4 lọ hóa chất mất nhãn được kí hiệu là A, B, C, D. Mỗi lọ đựng một trong các dung dịch: HCl, NaHSO4, BaCl2, NaHSO3. Để xác định hóa chất trong mỗi lọ, người ta tiến hành các thí nghiệm và thấy hiện tượng như sau:

- Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch B thấy xuất hiện kết tủa;

- Cho dung dịch B hay D tác dụng với dung dịch C đều thấy có bọt khí không màu, mùi hắc bay ra;

- Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch A thì không thấy hiện tượng gì.

Hãy biện luận để xác định hóa chất đựng trong các lọ A, B, C, D. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

2. Trong khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa lưu huỳnh đioxit. Khí lưu huỳnh đioxit là một trong những khí chủ yếu gây ra mưa axit. Mưa axit phá hủy những công trình, tượng đài làm bằng đá, bằng thép. Bằng kiến thức hóa học hãy giải thích cho vấn đề nêu trên?

3. Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron:

a) Na2SO3 + NaHSO4 + KMnO4 Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

b) FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O

c) Cu + H2SO4 (đặc,nóng) → CuSO4 + SO2 + H2O

d) Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + H2O

Câu III: (2,0 điểm)

1. Hòa tan 15,92 gam hỗn hợp 2 muối NaX, NaY vào nước thu được dung dịch A (X, Y là 2 nguyên tố Halogen có trong tự nhiên và thuộc 2 chu kì liên tiếp trong Bảng tuần hoàn). Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư), thu được 28,67 gam kết tủa (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Tìm 2 nguyên tố X, Y và tính thành phần % về khối lượng của hai muối trong hỗn hợp ban đầu.

2. Cho V lít khí SO2 (đktc) hấp thụ vào 350ml dung dịch X gồm KOH 2M và Ba(OH)2 aM, sau phản ứng thu được 86,8 gam kết tủa. Mặt khác, hấp thụ 3,25V lít khí SO2 (đktc) vào 350ml dung dịch X ở trên, cũng thu được 86,8 gam kết tủa.

Tính giá trị của a và V?

Câu IV: (2,0 điểm)

1. Nhiệt phân 98 gam KClO3 (có xúc tác MnO2), sau một thời gian thu được 93,2 gam chất rắn và khí A. Cho toàn bộ lượng khí A phản ứng hết với hỗn hợp kim loại X gồm Mg, Fe thu được hỗn hợp chất rắn Y cân nặng 15,6 gam. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp Y bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,56 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6). Tính thành phần % khối lượng của Mg trong hỗn hợp X.

2. Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất của S+6) và còn gam kim loại không tan. Cho toàn bộ lượng kim loại không tan tác dụng hết với dung dịch HCl (lấy dư 10% so với lượng cần phản ứng) được dung dịch A. Dung dịch A tác dụng hết với dung dịch chứa tối đa 0,064 mol KMnO4 đun nóng (đã axit hóa bằng H2SO4 dư).

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b) Tính giá trị của m và thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp X?

Câu V: (2,0 điểm)

Cho A là dung dịch NaOH aM; B là dung dịch chứa hỗn hợp HCl bM và H2SO4 cM. Trộn A với B theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 5 : 2, thu được dung dịch C không làm đổi màu quỳ tím. Cô cạn 700ml dung dịch C, thu được 30,5 gam muối khan.

Mặt khác, đem hòa tan 5,4 gam một kim loại R vào 300ml dung dịch B, thu được dung dịch D và 6,72 lít khí H2 (đktc). Để trung hòa axit dư trong dung dịch D, cần vừa đủ 150ml dung dịch A. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, coi thể tích dung dịch không thay đổi khi pha trộn.

1. Xác định kim loại R đã dùng.

2. Tính giá trị của a, b, c?

- Cho biết nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố:

H = 1; C =12; N = 14; O = 16; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; Na = 23; K = 39; Mg = 24; Al = 27; Ca = 40; Ba = 137; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Mn = 55.

- Cho biết số hiệu nguyên tử của một số nguyên tố: 1H; 2He; 3Li; 4Be; 5B; 6C; 7N; 8O; 9F; 10Ne; 11Na; 12Mg; 13Al; 14Si; 15P; 16S; 17Cl; 18Ar; 19K; 20Ca; 21Sc; 22Ti; 23V; 24Cr; 25Mn; 26Fe.

- Học sinh không được sử dụng tài liệu, kể cả Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

--------- Hết ---------

Họ và tên thí sinh:………………….………………………..Số báo danh:………………………..

Chữ kí giám thị 1:……………………………….. Chữ kí giám thị 2:……………….……………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HẢI DƯƠNG

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN THI: HÓA HỌC

(Hướng dẫn chấm gồm : 5 trang)

(*) Hướng dẫn chung:

- Học sinh có thể làm bài theo cách khác, nếu đúng và lập luận chặt chẽ vẫn cho điểm tối đa.

- Nếu giải toán có sử dụng tỉ lệ của PTHH mà cân bằng sai phương trình thì không cho điểm phần giải toán đó.

- Nếu bài làm học sinh viết thiếu điều kiện phản ứng, thiếu đơn vị (mol, g, l…) thì giáo viên chấm linh động để trừ điểm.

- Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.

(*) Đáp án và thang điểm:

Câu

Ý

Đáp án

Điểm

I

1

(1,0 điểm)

Gọi số hạt proton của A là p

=> của X là p+1; của Y là p+2; của Z là p+3; của T là p+4

Theo bài ra ta có: 10p + 20 = 100 => p = 8.

=> A là 8O ; X là 9F ; Y là 10Ne ; Z là 11Na ; T là 12Mg

0,5

Cấu hình e của A: 1s2 2s2 2p4 Do A +2e A2- => Cấu hình e của A2- là 1s2 2s2 2p6

Cấu hình e của X: 1s2 2s2 2p5 Do X + e X- => Cấu hình e của X - là 1s2 2s2 2p6

Cấu hình e của Y: 1s2 2s2 2p6

Cấu hình e của Z: 1s2 2s2 2p63s1 Do Z Z+ +1e => Cấu hình e của Z+ là 1s2 2s2 2p6

Cấu hình e của T: 1s2 2s2 2p63s2 Do T T2+ +2e => Cấu hình e của T2+ là 1s2 2s2 2p6

0,25

Do A2-, X-, Y, Z+, T2+ đều có cùng cấu hình e (lớp vỏ giống nhau) nhưng điện tích hạt nhân của chúng lần lượt là 8+, 9+, 10+, 11+, 12+

Khi lực hút của hạt nhân càng lớn thì bán kính càng nhỏ

=> Bán kính nguyên tử, ion biến đổi theo thứ tự sau:

T2+ < Z+ < Y < X- < A2-

0,25

2

(1,0 điểm)

Gọi x là % số nguyên tử của đồng vị 35Cl, ta có:

35,5 = => x= 75.

0,5

Chọn số mol của HClOx = 1 mol => nCl = 1 mol

=> số mol nguyên tử 35Cl = 0,75 mol.

Theo bài ta có:

%m 35Cl = = 0,2612 => x= 4.

CTPT hợp chất là : HClO4

0,5

II

1

(0,5 điểm)

A + B có kết tủa A hoặc B có thể là NaHSO4 hoặc BaCl2

B + C hay D + C đều giải phóng khí không màu, mùi hắc C phải là NaHSO3, B hoặc D có thể là HCl hoặc NaHSO4

=> B là NaHSO4; D là HCl => A là BaCl2

A + D không có hiện tượng gì BaCl2 không tác dụng với HCl (thỏa mãn).

0,25

Phương trình hóa học:

BaCl2 + NaHSO4 → BaSO4 + NaCl + HCl

NaHSO4 + NaHSO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O

HCl + NaHSO3 → NaCl + SO2↑ + H2O

(*) Học sinh có thể lập bảng phản ứng, viết PTHH và kết luận cũng cho điểm tương đương.

0,25

2

(0,5 điểm)

- Lưu huỳnh đioxit tác dụng với khí Oxi và hơi nước trong không khí tạo ra axit sunfuric (xúc tác là oxit kim loại có trong khói, bụi hoặc ozon) : 2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4

Axit H2SO4 tan vào nước mưa tạo thành mưa axit.

0,25

- Mưa axit phá hủy các công trình, tượng đài bằng đá, thép:

H2SO4 + CaCO3 → CaSO4 + CO2 + H2O

H2SO4 + Fe → FeSO4 + H2

0,25

3

(1,0

điểm)

a) 5Na2SO3 + 6NaHSO4 + 2KMnO4 → 8Na2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4 + 3H2O

b) (5x-2y) FeO + (16x-6y) HNO3 (5x-2y) Fe(NO3)3 + NxOy + (8x-3y)H2O.

Fe+2 → Fe+3 + 1e . (5x-2y)

xN+5 + (5x-2y)e → xN+2y/x . 1

c) Cu + 2H2SO4 (đ) CuSO4 + SO2 + 2H2O

Cu0 → Cu+2 + 2e x 1

S+6 + 2e → S+4 x 1

d) 3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O

3x Mg0 → Mg+2 + 2e

2x N+5 +3e → N+2

(*) 0,25 điểm/PT; nếu không viết các quá trình oxh, khử thì trừ nửa số điểm.

1,0

III

1

(1,0 điểm)

Muối Halogenua tác dụng với AgNO3 tạo kết tủa gồm có muối clorua, bromua hoặc iotua; muối florua không tác dụng.

TH1: Chỉ có 1 muối halogenua tạo kết tủa với dd AgNO3 2 muối halogenua là NaF và NaCl

NaCl + AgNO3 NaNO3 + AgCl

Kết tủa là AgCl nNaCl bđ = nAgCl = 28,67/143,5 0,2 mol

0,25

mNaCl bđ = 11,7g < 15,92 (thỏa mãn)

=> X, Y là F và Cl

%mNaCl73,5%; %mNaF26,5%.

0,25

TH2: Cả 2 muối halogenua đều tạo kết tủa với dd AgNO3.

Gọi CT chung của 2 muối là .

Phản ứng:

Ta có: => = 83,13

=> hai nguyên tố X, Y là Br và I.

0,25

CT 2 muối: NaBr và NaI.

Đặt nNaBr=x, nNaI=y 188x+235y=28,67 và 103x+150y=15,92

x=0,14; y=0,01 (mol)

0,25

2

(1,0 điểm)

Các phản ứng có thể xảy ra :

SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 ↓ + H2O (1)

SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O (2)

SO2 + K2SO3 + H2O → 2KHSO3 (3)

SO2 + BaSO3 + H2O → Ba(HSO3)2 (4)

Số mol: nKOH = 0,7mol; nBa(OH)2 = 0,35a mol; nBaSO3 = 0,4mol

0,25

Ta thấy: Pư (1) kết tủa tăng dần đến cực đại; Pư (2), (3) kết tủa không đổi; Pư (4) kết tủa tan dần => Có 2 trường hợp xảy ra.

TH1: Kết tủa thu được là giá trị cực đại

=> Ở cả 2 thí nghiệm: Ba(OH)2 phản ứng hết; chưa có phản ứng (4)

Ta có: khi xong (1) => nSO2 = nBa(OH)2 = nBaSO3 = 0,4mol;

Khi xong (1), (2), (3) => nSO2 = 0,4 + 0,7 = 1,1mol

=> 0,4 nSO2 1,1

Đặt số mol SO2 trong V lít là x mol => trong 3,25V lít là 3,25x mol

=> 0,4 x 1,1 và 0,4 3,25x 1,1 (loại)

0,25

TH2: Kết tủa thu được chưa đạt cực đại

=> Ở thí nghiệm 1: Ba(OH)2 dư, SO2 hết, chỉ xảy ra phản ứng (1)

Ở thí nghiệm 2: Cả Ba(OH)2 và SO2 hết; Xảy ra phản ứng (1), (2), (3) xong; (4) xảy ra một phần.

- TN1: Theo (1) nSO2 = nBaSO3 = 0,4mol => V = 8,96 lít

0,25

- TN2: Theo (1), (2), (3) => nSO2 = nBa(OH)2 + nKOH = 0,35a +0,7

Theo (4) => nSO2 = nBaSO3 max - nBaSO3 thu được = 0,35a - 0,4

=> (0,35a + 0,7) + (0,35a - 0,4) = 0,4.3,25 = 1,3

=> 0,7a = 1 => a = 10/7 (M)

0,25

IV

1

(1,0 điểm)

Phản ứng nhiệt phân: 2KClO3 2KCl + 3O2

- Khí A là O2, ta có:

= 98 – 93,2 = 4,8(g);

mkim loại= 15,6 – 4,8 = 10,8 (g)

0,25

Theo PP bảo toàn e

Mg → 2e + Mg2+ O2 + 4e → 2O­2-

x 2x (mol) 0,15 0,6 (mol)

Fe → 3e + Fe3+ S+6 + 2e → S+4

y 3y (mol) 0,05 0,025(mol)

0,25

Bảo toàn e ta có hệ:

0,25

0,25

2

(1,0 điểm)

Cho hỗn hợp Fe, Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4đặc, nóng, còn dư kim loại không tan là Fe dư.

=>dung dịch thu được sau phản ứng chỉ chứa muối FeSO4.

PTHH các phản ứng :

2Fe + 6H2SO4 đ,nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (1)

2Fe3O4 + 10H2SO4đ,nóng → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O (2)

Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4 (3)

0,25

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (4)

10HCl + 2 KMnO4 + 3H2SO4 → K2SO4 + 2MnSO4 + 5Cl2 + 8 H2O (5)

10FeCl2 + 6 KMnO4 + 24H2SO4 → 3K2SO4 + 6MnSO4 + 5Fe2(SO4)3 + 10Cl2 + 24 H2O (6)

0,25

Gọi số mol Fe dư là a mol

Theo (4) ta có : nHCl phản ứng = 2a (mol)

=> nHCl dư = 0,2a (mol)

Dung dịch A thu được, tác dụng với dung dịch KMnO4/H2SO4

Theo các phản ứng (5), (6) => = 0,64a = 0,064 => a= 0,1

mFe dư= 5,6 gam = 7m/ 50 => m = 40 (gam)

0,25

Gọi số mol Fe, Fe3O4 phản ứng ở (1), (2), (3) là x, y

Ta có 56 x + 232y = 40- 5,6 = 34,4 (7)

Số mol SO2 = 0,1mol

Các quá trình:

Fe0 Fe+2 + 2e S+6 +2eS+4

Mol : x 2x mol: 0,2 0,1

3Fe+8/3+ 2e 3Fe+2

Mol: 3y 2y

Theo định luật bảo toàn electron ta có : 2x = 2y + 0,2 (8)

Từ (7) và (8) ta giải ra được : x = 0,2 và y = 0,1

Khối lượng sắt ban đầu : mFe bđ = 0,2. 56 + 5,6 = 16,8 gam

=> %mFe= 42% ; = 58%.

0,25

V

1

(1,0 điểm)

Kim loại R tác dụng với axit tạo H2: (gọi n là hóa trị của R)

2R + 2nHCl → 2RCln + nH2 (1)

2R + nH2SO4 → R2(SO4)n + nH2 (2)

0,5

Ta có: nH2 = 0,3 mol

Theo các phản ứng (1), (2) => => R = 9n

Thử n = 1; 2; 3 => kim loại R là Al (thỏa mãn với n = 3).

(*) Học sinh có thể viết quá trình và dùng bảo toàn mol e cũng cho điểm tương đương.

0,5

2

(1,0 điểm)

2/ Phản ứng trung hòa axit bằng kiềm:

NaOH + HCl → NaCl + H2O (3)

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O (4)

(*) Thí nghiệm 1: Trộn A với B tỉ lệ thể tích 5:2

- Dung dịch C không đổi màu quỳ tím => Phản ứng vừa đủ

- V dd C = 700ml => VA = 500ml; VB = 200ml

=> nNaOH = 0,5a; nHCl =0,2b; nH2SO4 = 0,2c (mol)

Theo PƯ (3), (4) ta có: 0,5a = 0,2b + 0,4c (5)

0,25

Tổng mmuối = 0,5a.23 + 0,2b.35,5 + 0,2c.96 = 30,5

=> 11,5a + 7,1b + 19,2c = 30,5 (6)

0,25

(*) Thí nghiệm 2: Dung dịch B tác dụng với kim loại R thu dung dịch D, trung hòa dung dịch D bằng dung dịch A. Ta có:

nH2 = 0,3mol

VB = 300ml => nHCl =0,3b; nH2SO4 = 0,3c (mol)

VA =150ml => nNaOH = 0,15a mol

Theo các phản ứng ta có: nNaOH ở (3) + 2nH2 ở (1) = nHCl; nNaOH ở (4) + 2nH2 ở (2) = 2nH2SO4

=> nNaOH + 2nH2 = nHCl + 2nH2SO4

=> 0,15a + 0,6 = 0,3b + 0,6c (7)

0,25

Giải hệ (5), (6), (7) ta được kết quả: a = 1; b = 2; c = 0,25.

(*) Cách giải khác: có thể dùng PT dạng ion hoặc đặt công thức chung của axit là HX…

0,25

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HÀ TĨNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2015 - 2016

Môn: HÓA HỌC 10

Thời gian làm bài: 180 phút

(Đề thi có 2 trang, gồm 10 câu)

Câu 1:

1) Một nhóm học sinh cần một hỗn hợp chất có khả năng bùng cháy để biểu diễn trong một đêm câu lạc bộ hóa học. Một số hỗn hợp bột được đề xuất gồm:

a) KClO3, C, S.

b) KClO3, C.

c) KClO3, Al.

Hỗn hợp nào có thể dùng, hãy giải thích.

2) Từ muối ăn điều chế được dung dịch có tính tẩy màu, từ quặng florit điều chế được chất có thể ăn mòn thủy tinh, từ I2 điều chế một chất pha vào muối ăn để tránh bệnh bướu cổ cho người dùng, từ O2 điều chế chất diệt trùng. Em hãy viết phương trình phản ứng điều chế các chất như đã nói ở trên, biết mỗi chất chỉ được viết một phương trình phản ứng.

Câu 2:

Trong phòng thí nghiệm, dung dịch HCl được điều chế bằng cách cho NaCl khan tác dụng với H2SO4 đặc rồi dẫn khí HCl vào nước.

1) Em hãy vẽ hình thí nghiệm thể hiện rõ các nội dung trên.

2) Trong thí nghiệm đã dùng giải pháp gì để hạn chế HCl thoát ra ngoài? Giải thích.

3) Một số nhóm học sinh sau một lúc làm thí nghiệm thấy dung dịch HCl chảy ngược vào bình chứa hỗn hợp phản ứng. Em hãy giải thích và nêu cách khắc phục.

Câu 3:

Trong một thí nghiệm khi nung m gam KMnO4 với hiệu suất phản ứng 60% rồi dẫn toàn bộ khí sinh ra vào một bình cầu úp ngược trong chậu H2O như hình vẽ. Một số thông tin khác về thí nghiệm là:

* Nhiệt độ khí trong bình là 27,30C.

* Áp suất không khí lúc làm thí nghiệm là 750 mmHg.

* Thể tích chứa khí trong bình cầu là 400 cm3

* Chiều cao từ mặt nước trong chậu đến mặt nước trong bình cầu là 6,8cm.

* Áp suất hơi nước trong bình cầu là 10 mmHg.

Biết khối lượng riêng của Hg là 13,6gam/cm3, của nước là 1 gam/cm3. Hãy tính m.

Câu 4:

1) Cho rằng Sb có 2 đồng vị 121Sb và 123 Sb, khối lượng nguyên tử trung bình của Sb là 121,75. Hãy tính thành phần trăm về khối lượng của 121 Sb trong Sb2O3 (Cho biết MO=16).

2) Hãy tính bán kính nguyên tử Liti (đơn vị nm), biết thể tích của 1 mol tinh thể kim loại Li bằng 7,07cm3 và trong tinh thể các nguyên tử Li chỉ chiếm 68% thể tích, còn lại là khe trống.

Câu 5:

1) Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

Fe3C + H2SO4 đặc nóng dư

FexSy + HNO3 đặc nóng dư Fe(NO3)3 + NO2 + H2SO4 + H2O

2) Hãy trình bày cách làm sạch các chất sau, viết phương trình phản ứng (nếu có) để giải thích.

a. HCl bị lẫn H2S.

b. H2S bị lẫn HCl.

c. CO2 bị lẫn SO2.

d. CO2 bị lẫn CO.

Câu 6:

Đốt cháy hoàn toàn m gam C trong V lít O2 ở (đktc), thu được hỗn hợp khí A có tỷ khối đối với H2 là 19.

1) Hãy xác định thành phần % theo thể tích các khí có trong A.

2) Tính m và V, biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 5 gam kết tủa trắng.

Câu 7:

Hòa tan S vào dung dịch NaOH đặc, đun sôi, được muối A và muối B. Muối A tác dụng với dung dịch H2SO4 1M thấy có vẫn đục màu vàng và có khí mùi hắc thoát ra. Muối B tác dung với dung dịch H2SO4 1M có khí mùi trứng thối thoát ra. Đun sôi dung dịch B đậm đặc rồi hòa tan S, thu được hỗn hợp muối C. Đun sôi dung dịch đậm đặc muối D rồi hòa tan S ta cũng được muối A.

1) Xác định các muối A, B, D, công thức chung của muối C. Viết các phương trình phản ứng xẩy ra.

2) Trong hỗn hợp C có chất C' có khối lượng mol bằng 206 gam. Khi cho chất này vào dung dịch HCl đặc ở -100C thu được chất lỏng (E) màu vàng, mùi khó chịu. Trong E có các chất F, G, H đều kém bền (mỗi chất đều chứa 2 nguyên tố), trong đó F có tỷ khối hơi so với H2 bằng 33, G có 1 nguyên tố chiếm 2,041% về khối lượng, H và C' có cùng số nguyên tử trong phân tử. Hòa tan C' vào dung dịch HCl đặc đun nóng thấy dung dịch có vẫn đục và có khí thoát ra. Xác định các chất C', F, G, H viết các phương trình phản ứng xẩy ra.

Câu 8:

X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn, chúng tạo được với nguyên tố flo hai hợp chất XF3 và YF4, biết:

* Phân tử XF3 có các nguyên tử nằm trên cùng một mặt phẳng, phân tử có hình tam giác.

* Phân tử YF4 có hình tứ diện.

* Phân tử XF3 dễ bị thủy phân và kết hợp được tối đa một anion F- tạo ra XF4-.

* Phân tử YF4 không có khả năng tạo phức.

1) Xác định vị trí của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố.

2) So sánh góc liên kết, độ dài liên kết trong XF3 với XF4-.

Câu 9:

Cho 32 gam dung dịch Br2 a% vào 200 ml dung dịch SO2 b mol/lít được dung dịch X. Chia X làm 2 phần bằng nhau

* Cho dung dịch BaCl2 dư vào phần 1 thu được 4,66 gam kết tủa.

* Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào phần 2 thu được 11,17 gam kết tủa.

a. Viết các phương trình phản ứng.

b. Tính a,b (coi các phản ứng đều hoàn toàn).

Câu 10:

Cho 11,56 gam hỗn hợp A gồm 3 muối FeCl3, BaBr2, KCl tác dụng với 440 ml dung dịch AgNO3 0,5M thu được dung dịch D và kết tủa B. Lọc kết tủa B, cho 0,15 mol bột Fe vào dung dịch D thu được chất rắn F và dung dịch E. Cho F vào dung dịch HCl loãng dư tạo ra 2,128 lít H2 (đktc) và còn phần chất không tan. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch E thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 6,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

1) Lập luận để viết các phương trình phản ứng xẩy ra.

2) Tính khối lượng kết tủa B.

------------------ HẾT-----------------

- Học sinh không được sử dụng tài liệu (trừ bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học).

- Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm.

- Họ và tên thí sinh: ............................................................................Số báo danh:..........

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HÀ TĨNH

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CÂP THPT NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN HÓA HỌC LỚP-10

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1:

1) Một nhóm học sinh cần một hỗn hợp chất có khả năng bùng cháy để biểu diễn trong một đêm câu lạc bộ hóa học. Một số hỗn hợp bột được đề xuất gồm:

a) KClO3, C, S.

b) KClO3, C.

c) KClO3, Al.

Hỗn hợp nào có thể dùng, hãy giải thích.

2) Từ muối ăn điều chế được dung dịch có tính tẩy màu, từ quặng florit điều chế được chất có thể ăn mòn thủy tinh, từ I2 điều chế một chất pha vào muối ăn để tránh bệnh bướu cổ cho người dùng, từ O2 điều chế chất diệt trùng. Em hãy viết phương trình phản ứng điều chế các chất như đã nói ở trên, biết mỗi chất chỉ được viết một phương trình phản ứng.

Câu 1

Nội dung

Điểm

1

* Cả ba hỗn hợp đều có thể dùng được.

* Vì mỗi hỗn hợp trên đều có ít nhất một chất oxi hóa mạnh và một chất khử.

0,5

0,5

2

* NaCl + H2O NaClO + H2.

điện phân

* CaF2 rắn + H2SO4 đặc CaHSO4 + HF

* I2 + 2K 2KI

* 3O2 2O3

UV

Các chất cần tạo ra là NaClO, HF, I- hoặc IO3-, O3 học sinh có thể viết Phương trình phản ứng khác.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 2:

Trong phòng thí nghiệm, dung dịch HCl được điều chế bằng cách cho NaCl khan tác dụng với H2SO4 đặc rồi dẫn khí HCl vào nước.

1) Em hãy vẽ hình thí nghiệm thể hiện rõ các nội dung trên.

2) Trong thí nghiệm đã dùng giải pháp gì để hạn chế HCl thoát ra ngoài? Giải thích.

3) Một số nhóm học sinh sau một lúc làm thí nghiệm thấy dung dịch HCl chảy ngược vào bình chứa hỗn hợp phản ứng. Em hãy giải thích và nêu cách khắc phục.

Câu 2

Nội dung

Điểm

1

Hình vẽ: Học sinh có thể vẽ hình khác nhưng yêu cầu:

* Có bình phản ứng, hóa chất, ống hòa tan khí

* Biện pháp tránh khí HCl thoát ra ngoài.

1,0

2

Để tránh khí thoát ra ngoài có thể dùng bông tẩm dung dịch kiềm để lên trên ống nghiệm hoặc dẫn khí thừa vào dung dịch kiềm.

0,5

3

Nếu ống sục khí cắm sâu vào nước thì khi HCl bị hòa tan có thể gây ra hiện tượng giảm áp suất trong bình phản ứng làm nước bị hút vào bình phản ứng.

0,5

Câu 3:

Trong một thí nghiệm khi nung m gam KMnO4 với hiệu suất phản ứng 60% rồi dẫn toàn bộ khí sinh ra vào một bình cầu úp ngược trong chậu H2O như hình vẽ. Một số thông tin khác về thí nghiệm là:

* Nhiệt độ khí trong bình là 27,30C.

* Áp suất không khí lúc làm thí nghiệm là 750 mmHg.

* Thể tích chứa khí trong bình cầu là 400 cm3

* Chiều cao từ mặt nước trong chậu đến mặt nước trong bình cầu là 6,8cm.

* Áp suất hơi nước trong bình cầu là 10 mmHg.

Biết khối lượng riêng của Hg là 13,6gam/cm3, của nước là 1 gam/cm3. Hãy tính m.

Câu 3

Nội dung

Điểm

1

pkhí O2= 750-10-6,8*10* = 735 (mmHg) = 0,9671 (atm)

2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

t0

nO2==0,0157 (mol)

mKMnO4=2*nO2**158=8,269 (gam)

1,0

1,0

Câu 4:

1) Cho rằng Sb có 2 đồng vị 121Sb và 123 Sb, khối lượng nguyên tử trung bình của Sb là 121,75. Hãy tính thành phần trăm về khối lượng của 121 Sb trong Sb2O3 (Cho biết MO=16).

2) Hãy tính bán kính nguyên tử Liti (đơn vị nm), biết thể tích của 1 mol tinh thể kim loại Li bằng 7,07cm3 và trong tinh thể các nguyên tử Li chỉ chiếm 68% thể tích, còn lại là khe trống.

Câu 4

Nội dung

Điểm

1

Xét 2 mol Sb gọi số mol 121Sb và 123 Sb lần lượt là a và b ta có

a+b=2 121*a+123*b=2*121,75 a=1,25 b=0,75 %m121Sb=1,25*121/(121,75*2+16*3)=51,89%

1,0

2

Xét 1 mol Li ⇒ 6,02*1023*(4/3)* π*r3=0,68*7,07⇒ r=1,24*10-8cm=12,4 nm

1,0

Câu 5:

1) Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

Fe3C + H2SO4 đặc nóng dư

FexSy + HNO3 đặc nóng dư Fe(NO3)3 + NO2 + H2SO4 + H2O

2) Hãy trình bày cách làm sạch các chất sau, viết phương trình phản ứng (nếu có) để giải thích.

a. HCl bị lẫn H2S.

b. H2S bị lẫn HCl.

c. CO2 bị lẫn SO2.

d. CO2 bị lẫn CO.

Câu 5

Nội dung

Điểm

1

2Fe3C+ 22H2SO4 đặc nóng dư 3Fe2(SO4)3 + 2CO2 + 13SO2 + 22H2O

FexSy + (6x+6y)HNO3 đặc nóng dư xFe(NO3)3 + yH2SO4 + (3x+6y)NO2 +

(3x+3y)H2O

0,5

0,5

2

a. Sục hỗn hợp qua dung dịch Cu(NO3)2 dư trong HCl đặc H2S bị giữ lại.

Cu(NO3)2 + H2S CuS + 2HNO3

b. Sục hỗn hợp qua nước hoặc dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng...) dư HCl bị hòa tan.

c. Sục hỗn hợp qua dung dịch chất oxi hóa mạnh (KMnO4, Br2...) SO2 bị giữ lại

SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4

d. Cho hỗn hợp qua oxit kim loại yếu hoặc trung bình nung nóng (CuO, FeO...) CO bị chuyển thành CO2

CO + CuO Cu + CO2

t0

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 6:

Đốt cháy hoàn toàn m gam C trong V lít O2 ở (đktc), thu được hỗn hợp khí A có tỷ khối đối với H2 là 19.

1) Hãy xác định thành phần % theo thể tích các khí có trong A.

2) Tính m và V, biết rằng khi dẫn hỗn hợp khí A vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư tạo thành 5 gam kết tủa trắng.

Câu 6

Nội dung

Điểm

1

Vì M=19*2=38 ⇒ trong A có CO2

Trường hợp 1: A gồm CO và CO2 xét 1 mol hỗn hợp gọi số mol CO và CO2 lần lượt là a và b ta có a+b=1 28a+44b=38 a=0,375 b=0,625

%VCO=37,5% %VCO2=62,5%

Trường hợp 2: A gồm O2 và CO2 xét 1 mol hỗn hợp gọi số mol O2 và CO2 lần lượt là a và b ta có a+b=1 32a+44b=38 a=0,5 b=0,5

%VCO=50% %VCO2=50%

0,5

0,5

2

nCO2 = 0,05mol

Trường hợp 1: A gồm CO và CO2 nCO2=nCaCO3=0,05 nCO=0,03

mC=0,08*12=0,96 gam; nO2 đã lấy =0,065 V=1,456 lít

Trường hợp 2: A gồm O2 và CO2 nC=0,05

m=0,6 gam; VO2=2,24 lít

0,5

0,5

Câu 7:

Hòa tan S vào dung dịch NaOH đặc, đun sôi, được muối A và muối B. Muối A tác dụng với dung dịch H2SO4 1M thấy có vẫn đục màu vàng và có khí mùi hắc thoát ra. Muối B tác dung với dung dịch H2SO4 1M có khí mùi trứng thối thoát ra. Đun sôi dung dịch B đậm đặc rồi hòa tan S, thu được hỗn hợp muối C. Đun sôi dung dịch đậm đặc muối D rồi hòa tan S ta cũng được muối A.

1) Xác định các muối A, B, D, công thức chung của muối C. Viết các phương trình phản ứng xẩy ra.

2) Trong hỗn hợp C có chất C' có khối lượng mol bằng 206 gam. Khi cho chất này vào dung dịch HCl đặc ở -100C thu được chất lỏng (E) màu vàng, mùi khó chịu. Trong E có các chất F, G, H đều kém bền (mỗi chất đều chứa 2 nguyên tố), trong đó F có tỷ khối hơi so với H2 bằng 33, G có 1 nguyên tố chiếm 2,041% về khối lượng, H và C' có cùng số nguyên tử trong phân tử. Hòa tan C' vào dung dịch HCl đặc đun nóng thấy dung dịch có vẫn đục và có khí thoát ra. Xác định các chất C', F, G, H viết các phương trình phản ứng xẩy ra.

Câu 7

Nội dung

Điểm

1

Theo đề bài A là Na2S2O3, B là Na2S, C là hỗn hợp có công thức chung là Na2Sn+1, D là Na2SO3

6NaOH (đặc sôi) + 4S Na2S2O3 (A)+ Na2S (B) + 3H2O

Na2S2O3 (A)+ H2SO4 loãng Na2SO4 + S + SO2 + H2O

Na2S (B) + H2SO4 loãng Na2SO4 + H2S

nS + Na2S (B) Na2Sn+1 (C)

S + Na2SO3 đặc sôi (D) Na2S2O3 (A)

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

2

MC'=206 ⇒ C' là Na2S5 ; MF=2*33=66 ⇒ F là H2S2 ; 2,041%=2/(MG) ⇒ MG=98 ⇒ G là H2S3; H có 7 nguyên tử trong phân tử nên H là H2S5

Na2S5 + 2HCl 2NaCl + H2S2 (F) + 3S

Na2S5 + 2HCl 2NaCl + H2S3(G) +2S

Na2S5 + 2HCl 2NaCl + H2S5(H)

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 8:

X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn, chúng tạo được với nguyên tố flo hai hợp chất XF3 và YF4, biết:

* Phân tử XF3 có các nguyên tử nằm trên cùng một mặt phẳng, phân tử có hình tam giác.

* Phân tử YF4 có hình tứ diện.

* Phân tử XF3 dễ bị thủy phân và kết hợp được tối đa một anion F- tạo ra XF4-.

* Phân tử YF4 không có khả năng tạo phức.

1) Xác định vị trí của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố.

2) So sánh góc liên kết, độ dài liên kết trong XF3 với XF4-.

Câu 8

Nội dung

Điểm

1

Xác định vị trí của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố.

Từ các tính chất đã cho, suy ra:

- X (trong XF3) chỉ có 1 obital trống;

- Y (trong YF4) không có obital trống.

Vậy X và Y phải ở chu kì 2⇒ X là 5B, Y là 6C.

0,5

0,5

1,0

2

- Góc liên kết FXF trong XF3 là 120o,

Góc liên kết FXF trong XF4- là 109o28’

Vì Trong XF3 X lai hóa sp2, trong XF4- thì X lai hóa sp3.

- Độ dài liên kết: d (X – F) trong XF3 < d(X – F) trong XF4- vì liên kết trong XF3 ngoài liên kết còn có một phần liên kết π không định chỗ.

0,5

0,5

Câu 9:

Cho 32 gam dung dịch Br2 a% vào 200 ml dung dịch SO2 b mol/lít được dung dịch X. Chia X làm 2 phần bằng nhau

* Cho dung dịch BaCl2 dư vào phần 1 thu được 4,66 gam kết tủa.

* Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào phần 2 thu được 11,17 gam kết tủa.

a. Viết các phương trình phản ứng.

b. Tính a,b (coi các phản ứng đều hoàn toàn).

Câu 9

Nội dung

Điểm

1

Br2 + 2H2O + SO2 2HBr + H2SO4

BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl

Ba(OH)2 + SO2 BaSO3 + H2O

Ba(OH)2 + H2SO4 BaSO4 + 2H2O

0,25

0,25

0,25

0,25

2

nBaSO4 ở phần 1 = nBaSO4 ở phần 2= 0,02 mol ⇒ nBr2=0,04 ⇒ a=[0,04*160]/32=20%.

nBaSO3=[11,17-4,66]/217 =0,03 mol.

nSO2 ban đầu =2*(0,02+0,03)=0,1 b=0,5M

0,5

0,5

Câu 10:

Cho 11,56 gam hỗn hợp A gồm 3 muối FeCl3, BaBr2, KCl tác dụng với 440 ml dung dịch AgNO3 0,5M thu được dung dịch D và kết tủa B. Lọc kết tủa B, cho 0,15 mol bột Fe vào dung dịch D thu được chất rắn F và dung dịch E. Cho F vào dung dịch HCl loãng dư tạo ra 2,128 lít H2 (đktc) và còn phần chất không tan. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch E thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 6,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

1) Lập luận để viết các phương trình phản ứng xẩy ra.

2) Tính khối lượng kết tủa B.

Câu 10

Nội dung

Điểm

1

Vì F tác dụng với HCl dư còn phần không tan ⇒ D có AgNO3

FeCl3 + 3AgNO3 3AgCl + Fe(NO3)3

BaBr2 + 2AgNO3 2AgBr +Ba(NO3)2

KCl + AgNO3 KNO3 + AgCl

B: AgBr, AgCl; D: AgNO3 dư, Fe(NO3)3, Ba(NO3)2, KNO3.

Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe + 2Fe(NO3)3 3Fe(NO3)2

Chất không tan là Ag và Fe dư, dung dịch E gồm Fe(NO3)2, Ba(NO3)2, KNO3, Ba(NO3)2, KNO3.

Fe + 2HCl FeCl2 + H2

Fe(NO3)2 + 2NaOH Fe(OH)2 +2NaNO3

4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O

t0

0,5

0,5

2

Gọi số mol mỗi chất FeCl3, BaBr2, KCl lần lượt là a, b,c.

Vì cho Fe có phản ứng với dung dịch D nFe ban thêm vào= 0,15 mol nFe trong F= 0,095 nFe phản ứng với Ag+ và Fe3+=0,055

⇒ nAgNO3 dư trong D = 0,055*2-a ⇒ nAgNO3 phản ứng với X-= 0,22- (0,055*2-a)

162,5a+297b+ 74,5c = 11,56 (1)

3a + 2b + c = 0,22- (0,055*2-a) (2)

6,8 gam chất rắn sau cùng gồm Fe2O3 (a+0,055)/2 mol

160*(a+0,055)/2 = 6,8 (3)

a=0,03 b=0,02 c=0,01

⇒ B gồm 0,1 mol AgCl; 0,04 mol AgBr. mB= 21,87 gam

0,5

0,5

Chú ý: Nếu học sinh có cách giải khác hợp lý vẫn cho điểm.

------------------ HẾT-----------------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HÀ TĨNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2014 - 2015

MÔN THI: HÓA HỌC 10

Thời gian làm bài: 180 phút

(Đề thi có 2 trang, gồm 10 câu)

Câu 1. Người ta quy ước trị số năng lượng của electron trong nguyên tử có dấu âm (–). Electron trong He+ khi chuyển động trên một lớp xác định có một trị số năng lượng tương ứng, đó là năng lượng của một mức. Có 3 trị số năng lượng (theo eV) của electron trong hệ He+ là: –13,6; –54,4; –6,04.

a) Hãy chỉ ra trị số năng lượng mức 1, 2, 3 từ 3 trị số trên.

b) Từ trị số nào trong 3 trị số trên ta có thể xác định được một trị số năng lượng ion hóa của He? Giải thích?

Câu 2. Thực nghiệm cho biết các độ dài bán kính của sáu ion theo đơn vị A0 như sau: 1,71; 1,16; 1,19; 0,68; 1,26; 0,85. Các ion đó đều có cùng số electron. Số điện tích hạt nhân Z của các ion đó trong giới hạn 2< Z <18. Hãy xác định các ion đó và gán đúng trị số bán kính cho từng ion, xếp theo thứ tự tăng dần của các trị số đó. Giải thích của sự gán đúng các trị số đó.

Câu 3. Cho bảng giá trị một số đại lượng của các đơn chất halogen sau:

Đơn chất

Nhiệt độ sôi

(oC)

Năng lượng liên kết

X – X (kJ/mol)

Độ dài liên kết X – X

(Ao)

F2

Cl2

Br2

I2

- 187,9

- 34,1

58,2

184,5

159

242

192

150

1,42

1,99

2,28

2,67

Nhận xét và giải thích sự biến đổi: nhiệt độ sôi, năng lượng liên kết và độ dài liên kết cho trên.

Câu 4. Hãy chứng minh độ đặc khít của mạng lưới tinh thể lập phương tâm khối là 68%. Từ đó hãy tính khối lượng riêng của natri theo g/cm3. Biết natri kết tinh có dạng tinh thể lập phương tâm khối và bán kính hiệu dụng của nguyên tử natri bằng 0,189 nm.

Câu 5. Trộn một lượng nhỏ bột Al và I2 trong bát sứ, sau đó cho một ít nước vào.

a) Nêu hiện tượng xảy ra và giải thích.

b) Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò của các chất tham gia.

c) Giải thích tại sao hợp chất COBr2 có tồn tại, còn hợp chất COI2 không tồn tại?

Câu 6. Hỗn hợp khí X gồm SO2 và O2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 28. Cho 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X vào bình kín có V2O5 rồi nung nóng đến 4500C. Sau một thời gian phản ứng, làm nguội bình rồi cho toàn bộ các chất thu được đi qua dung dịch BaCl2 (dư). Sau khi kết thúc phản ứng, thu được 17,475 gam kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3.

Câu 7. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, NaOH, Na2CO3 trong lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 40%, thu được 8,96 lít hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 16,75 và dung dịch Y có nồng độ 51,449%. Cô cạn dung dịch Y, thu được 170,4 gam muối khan. Tính m.

Câu 8. Thực nghiệm cho biết cả ba hợp chất CHBr3, SiHBr3, CH(CH3)3 đều có cấu tạo tứ diện. Có ba trị số góc liên kết tại tâm là 110o, 111o, 112o (không kể tới H khi xét các góc này). Độ âm điện của H là 2,2; CH3 là 2,27; CH là 2,47; Si là 2,24; Br là 2,5. Dựa vào mô hình đẩy giữa các cặp electron hóa trị và độ âm điện, hãy cho biết trị số góc của mỗi chất và giải thích.

Câu 9. Hòa tan hết 2m gam kim loại M trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được V lít khí SO2. Mặt khác, hòa tan hết m gam hợp chất X (X là sunfua của kim loại M) trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng cũng thu được V lít khí SO2. Biết SO2 là sản phẩm khử duy nhất của các quá trình trên, khí đo ở cùng điều kiện. Xác định kim loại M và công thức của hợp chất X.

Câu 10. Hỗn hợp chất rắn A gồm M2CO3, MHCO3, MCl (M là kim loại kiềm). Cho 43,71 gam A tác dụng hết với lượng dư V ml dung dịch HCl 10,52% (d = 1,05 g/ml), thu được dung dịch B và 17,6 gam khí C. Chia B làm hai phần bằng nhau.

- Phần một tác dụng vừa đủ với 125 ml dung dịch KOH 0,8M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan.

- Phần hai cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 68,88 gam kết tủa trắng.

a) Xác định kim loại M.

b) Tính % khối lượng các chất trong A.

c) Tính V và tính m.

…………………………..HẾT…………………………….

- Thí sinh không được sử dụng tài liệu (kể cả bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố)

- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

- Họ và tên thí sinh:………………………………….Số báo danh:……………………….

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HÀ TĨNH

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CÂP THPT NĂM HỌC 2014 - 2015

MÔN HÓA HỌC LỚP 10

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu

Nội dung

Điểm

1.

Ta có electron càng gần hạt nhân càng bị hút chặt, vì vậy electron ở mức 1 có năng lượng thấp nhất đó là – 54,4 eV, electron ở mức thứ hai có mức năng lượng là – 13,6 eV, electron ở mức thứ ba có năng lượng là – 6,04 eV. Ta có He+ He2+ + 1e

Năng lượng cần thiết để tách electron mức 1 này là năng lượng ion hóa I2. Vậy năng lượng ion hóa I2 của He là: 54,4 eV (đây là năng lượng ở mức 1 của electron nhưng có dấu dương)

1,0

1,0

2

Vì 2 < Z < 18 nên các ion này là của các nguyên tố thuộc chu kì 2 và 3.

Vì các ion này có cùng tổng số electron nên trong hai chu kì này có các ion sau:

N3-, O2-, F-, Na+, Mg2+, Al3+.

Vì các ion này có cùng số electron nhưng điện tích hạt nhân tăng nên bán kính giảm (số lớp electron là như nhau, lực hút giữa các electron và hạt nhân tăng lên). Ta có thể lập bảng theo thứ tự tăng dần như sau:

Ion

Al3+

Mg2+

Na+

F-

O2-

N3-

Bán kính (A0)

0,68

0,85

1,16

1,19

1,26

1,71

1,0

1,0

3

Từ bảng ta nhận thấy các giá trị sau: nhiệt độ sôi, độ dài liên kết tăng dần từ F2 đến I2. Năng lượng liên kết từ F2 đến Cl2 tăng lên rồi sau đó giảm dần từ Cl2 đến I2.

Giải thích: - Từ F2 đến I2 vì khối lượng phân tử tăng nên nhiệt độ sôi

tăng. Độ dài liên kết tăng từ F2 đến I2 do bán kính nguyên tử tăng từ F đến I.

Năng lượng liên kết của F2 bé hơn của Cl2 bởi vì trong phân tử Cl2 ngoài liên kết tạo bởi sự xen phủ của hai obitan p thì còn có sự xen phủ của obitan d và obitan p mà ở trong phân tử F2 không có xen phủ của obitan d.

0,5

0,5

1,0

4

Học sinh vẽ hình minh họa.

- Từ hình vẽ ta có số nguyên tử Na trong một tế bào cơ sở là:

8.1/8 + 1 = 2.

Gọi r là bán kính nguyên tử Na thì thể tích thật là: 2..r3.4/3.

Gọi a là cạnh của hình lập phương của một tế bào cơ sở, ta có:

a = 4r/√3

Thể tích của 1 tế bào là: a3 = 64r3/5,196

Vậy độ đặc khít của mạng lưới tinh thể Na là:

(2..r3.4/3)/(64r3/5,196) = 0,68 hay là 68%.

- Chọn 1 mol Na thì khối lượng là: 23 gam; số nguyên tử là 6,02.1023

Thể tích số nguyên tử của 1 mol Na là:

6,02.1023.3,14.0,1893.10-21.4/3 (cm3) = 17 cm3 =>

Thể tích của 1 mol tinh thể Na là: 17.100/68 = 25 cm3.

Vậy khối lượng riêng của Na là: 23/25 = 0,92 (g/cm3)

0,5

0,5

0,5

0,5

5

  1. Hiện tượng: lúc đầu chưa có phản ứng xảy ra, sau khi thêm nước vào thì phản ứng từ từ xảy ra và sau đó có hơi màu tím thoát ra mạnh.

Giải thích: Khi chưa có nước thì phản ứng chưa xảy ra vì chưa có chất xúc tác, sau khi thêm nước làm chất xúc thì phản ứng xảy ra và tõa nhiệt mạnh. Do I2 dễ thăng hoa nên khi phản ứng tõa nhiệt mạnh thì I2 bay hơi và hơi iot có màu tím ta có thể quan sát dễ dàng.

  1. Vai trò các chất tham gia: Al là chất khử, I2 là chất oxi hóa, nước là chất xúc tác. PTHH: 2Al + 3I2 2AlI3

O=C

X

X

  1. Cấu tạo chung của hợp chất là

Do iot có bán kính nguyên tử lớn, độ âm điện nhỏ hơn brom nên hợp chất COI2 rất kém bền và không tồn tại.

0,5

0,5

0,5

0,5

6

Dựa vào tỉ khối hơi của hỗn hợp và số mol của hỗn hợp ta tính được số mol của SO2 = 0,15 mol, của O2 = 0,05 mol.

PTHH:

2SO2 + O2 → 2SO3

Khi cho toàn bộ các chất thu được đi qua dung dịch BaCl2 dư thì chỉ có SO3 tham gia phản ứng.

PTHH:

SO3 + H2O + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

Dựa vào lượng kết tủa ta có số mol O2 phản ứng là 0,0375 mol.

Vậy hiệu suất phản ứng là: 0,0375/0,05 = 75%

0,5

0,5

0,5

0,5

7

Học sinh viết 4 PTHH:

2Na + H2SO4 Na2SO4 + H2

Na2O + H2SO4 Na2SO4 + H2O

NaOH + H2SO4 Na2SO4 + H2O

Na2CO3 +H2SO4 Na2SO4 + H2O + CO2

Từ giả thiết ta tính được khối lượng hai khí là 13,4 gam; khối lượng muối Na2SO4 là 170,4 gam => số mol H2SO4 = số mol Na2SO4 = 1,2 mol

Từ đó tính được khối lượng dung dịch H2SO4 ban đầu là 294 gam và khối lượng dung dịch sau phản ứng là 331,2 gam.

Theo bảo toàn khối lượng ta có:

294 + m = 331,2 + 13,4 => m = 50,6 gam.

0,5

0,5

0,5

0,5

8

Học sinh vẽ công thức cấu tạo của ba hợp chất SiHBr3 (1), CHBr3 (2), CH(CH3)3 (3)

H H H

C Si C

Br Br CH3

Br Br Br Br CH3 CH3

(2) (1) (3)

Vì độ âm điện của Si < CH nên cặp e liên kết của C-Br gần CH hơn so với cặp e liên kết của Si-Br => lực đẩy giữa các cặp liên kết của C-Br mạnh hơn => góc liên kết ở (2) lớn hơn (1).

Tương tự ta có độ âm điện của Br > CH3 nên cặp e liên kết của C-Br lệch về phía Br nhiều hơn => góc liên kết của (2) < (3)

Vậy ta có góc liên kết tăng dần theo thứ tự: (1) < (2) < (3)

0,5

0,5

0,5

0,5

9

Học sinh viết hai PTHH

2M + 2nH2SO4 M2(SO4)n + nSO2 + 2nH2O (1)

2MxSy + (2nx + 4y)H2SO4 xM2(SO4)n + (nx + 6y)SO2 + (2nx + 4y)H2O (2)

Từ giả thiết ta lập được phương trình

n.x.M + 6.y.M = 2M.x.n + 64y.n

Xét các giá trị của n, x, y từ 1 đến 3 ta nhận thấy nghiệm thích hợp là x = 2; y = 1; n = 2 và M = 64.

Vậy kim loại M là Cu và hợp chất X là Cu2S.

0,5

0,5

0,5

0,5

10

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của M2CO3, MHCO3, MCl. Ta có:

(2M + 60)x +(M + 61)y + (M + 35,5)z = 43,71 (I)

PTHH:

M2CO3 + 2HCl 2MCl + CO2 + H2O

MHCO3 + HCl MCl + CO2 + H2O

  • Dung dịch B có: MCl = (2x + y + z) mol và HCl dư

Khí C là CO2 : x + y = 0,4 mol (II)

Khi B tác dụng với KOH: 0,2 mol

HCl + KOH KCl + H2O

Khi B tác dụng với AgNO3 dư:

MCl + AgNO3 AgCl + MNO3

HCl + AgNO3 AgCl + HNO3

Ta có số mol AgCl kết tủa = số mol MCl + 0,2 = 0,96 mol

  • (2x + y + z) = 0,76 (III)

Từ (II) và (III) => z = 0,36 – x; y = 0,4 – x

Thay vào (I) ta có: 0,76M – 36,5x = 6,53

Hay x = (0,76M – 6,35)/36,5

Vì 0 < x < 0,4 nên 8,6 < M < 27,8 Vậy M = 23 và M là kim loại kiềm Natri

Thay M = 23 vào các phương trình trên ta được: x = 0,3; y = 0,1 và

z = 0,06

Trong A có 31,8 gam Na2CO3 chiếm 72,75%; 8,4 gam NaHCO3 chiếm 19,22% và 3,51 gam NaCl chiếm 8,03%

Số mol HCl = 0,9 mol nên V = 297,4 ml

m = khối lượng NaCl + khối lượng KCl = 22,23 + 7,45 = 29,68 gam

m = 29,68 gam

0,5

0,5

0,5

0,5


Nếu học sinh giải bằng cách khác mà đúng vẫn được điểm tối đa.

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO

HÀ TĨNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT

NĂM HỌC 2013-2014

MÔN THI: HOÁ HỌC LỚP 10

Thời gian làm bài: 180 phút

(Đề thi có 02 trang, gồm 10 câu)

Câu 1: Hãy giải thích các nội dung sau:

a. Phân tử CO2 không phân cực, trong khi phân tử SO2 lại phân cực.

b. Phân tử NO2 có thể nhị hợp tạo thành phân tử N2O4, trong khi phân tử SO2 không có khả năng nhị hợp.

c. Tinh thể sắt có tính dẫn điện, còn tinh thể kim cương lại không dẫn điện.

d. Các phân tử HF có khả năng polime hóa thành (HF)n, trong khi phân tử HCl không có khả năng polime hóa.

Câu 2: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a. A2(CO3)a + HNO3 NO + ... ( A là kim loại có hoá trị cao nhất là b)

b. N2H4 + AgNO3 + NaOH N2 + Ag + NaNO3 + ...

c. Fe3O4 + HNO3 dư NxOy + ...

d. KClO4 + FeCl2 + H2SO4 Cl2 + ...

Câu 3: Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau (mỗi chữ cái trong ngoặc là một chất):

(A) (B) + (C) + (D)

(C) + (E) (G) + (H) + (I)

(A) + (E) (K) + (G) + (I) + (H)

(K) + (H) (L) + (I) + (M)

Biết: (D); (I) ; (M) là các đơn chất ở trạng thái khí trong điều kiện thường, khí (I) có tỉ khối so với khí SO2 là 1,1094. Để trung hòa dung dịch chứa 2,24 gam (L) cần 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M.

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg, Fe trong O2 được hỗn hợp chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn A vào dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch B. Dung dịch B tác dụng vừa đủ với 1,12 lít Cl2 (đktc) được dung dịch C (coi Cl2 tác dụng với H2O không đáng kể). Cho dung dịch NaOH dư vào C lọc, thu được chất rắn D. Nung D đến khối lượng không đổi, được 32 gam chất rắn E.

a. Viết các phương trình phản ứng.

b. Tính m.

Câu 5: Quặng pirit trong thực tế được coi là hỗn hợp FeS2 và FeS. Khi xử lí một mẫu quặng pirit bằng Br2 trong KOH dư, đun nóng, người ta thu được kết tủa đỏ nâu X và dung dich Y. Nung X đến khối lượng không đổi được 1,2 gam chất rắn. Thêm dung dich Ba(OH)2 dư vào dung dich Y thì thu được 6,6405 gam kết tủa trắng không tan trong HCl (biết các phản ứng đều hoàn toàn).

a. Viết các phương trình phản ứng.

b. Tính % khối lượng của FeS trong loại quặng pirit trên.

Câu 6: Hợp chất X có công thức AxB2 (A là kim loại B là phi kim). Biết trong nguyên tử B có số notron nhiều hơn proton là 10, trong nguyên tử A số electron bằng số notron, trong 1 phân tử AxB2 có tổng số proton bằng 82, phần trăm khối lượng của B trong X bằng 86,957%. Xác định A,B.

Câu 7: Bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp X gồm O2 và H2 với hiệu suất phản ứng là 90% sau phản ứng đưa hỗn hợp về 200C được hỗn hợp khí Y có tỷ khối so với H2 bằng 88/73. Tính thành phần trăm thể tích các khí trong X (thể tích chất lỏng là không đáng kể).

Câu 8: Cho CO qua hỗn hợp A gồm CuO và Fe3O4 nung nóng một thời gian, được m gam hỗn hợp chất rắn B gồm Cu, CuO, Fe, FeO. Hoà tan hoàn toàn B vào dung dịch HNO3 dư, được 1,344 lít hỗn hợp NO và NO2 (đktc không có sản phẩm khử nào khác) có tỷ khối so với H2 bằng 61/3 và dung dịch C chứa 22,98 gam hỗn hợp 2 muối. Tính m biết trong A số mol CuO gấp 2,25 lần số mol Fe3O4.

Câu 9: Trong một mẫu gỗ lấy từ một ngôi mộ cổ có 10,3 phân hủy 14C. Biết trong khí quyển có 15,3 phân hủy 14C, các số phân hủy nói trên đều tính với 1,0 gam cacbon, xảy ra trong 1,0 giây. Cho biết chu kỳ bán hủy của 14C là 5730 năm. Hãy cho biết cây tạo ra mẫu gỗ trên đã chết bao nhiêu năm, trong phép tính trên chấp nhận sai số gì?

Câu 10: Trộn 8,31 gam hợp chất A (gồm 3 nguyên tố) với 5,4 gam nhôm, đem nung nóng cho phản ứng xẩy ra hoàn toàn (trong điều kiện không có không khí) thu được hỗn hợp chất rắn B gồm Al, Al2O3 và một muối. Đem hoà tan hoàn toàn hỗn hợp B trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc, không có sản phẩm khử nào khác) và dung dịch C. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch C thu được 8,61 gam kết tủa màu trắng. Lập công thức phân tử của A. Biết A chứa 1 kim loại có hoá trị không đổi trong hợp chất.

------------------ HẾT-----------------

- Học sinh không được sử dụng tài liệu (trừ bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học).

- Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm.

- Họ và tên thí sinh: ...............................................................................Số báo danh:................

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT

HÀ TĨNH NĂM HỌC 2013-2014

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HOÁ HỌC LỚP 10

Câu

Nội dung

Điểm

1

Câu 1:

Em hãy giải thích các nội dung sau:

a. Phân tử CO2 không phân cực, trong khi phân tử SO2 lại phân cực.

b. Phân tử NO2 có thể nhị hợp tạo thành phân tử N2O4, trong khi phân tử SO2 không có khả năng nhị hợp.

c. Tinh thể sắt có tính dẫn điện, còn tinh thể kim cương lại không dẫn điện.

d. Các phân tử HF có khả năng polime hóa thành (HF)n , trong khi phân tử HCl không có khả năng polime hóa.

HD:

a.

* Phân tử CO2 có nguyên tử trung tâm (nguyên tử cacbon) lai hóa sp nên phân tử dạng đường thẳng 2 nguyên tử O ở 2 đầu nên phân tử không phân cực.

* Trong khi phân tử SO2 có nguyên tử trung tâm (nguyên tử lưu huỳnh) lai hóa sp2 nên phân tử có dạng góc. Mặt khác liên kết S với O là liên kết phân cực nên phân tử phân cực

O=C=O ; S

O O

b.

* Phân tử NO2 có nguyên tử trung tâm lai hóa sp2 (nguyên tử nitơ) nên phân tử có dạng góc. Mặt khác trên nguyên tử N trong phân tử NO2 có 1 electron độc thân trong một obitan lai hóa nên 2 phân tử NO2 dễ nhị hợp tạo thành phân tử N2O4.

* Phân tử SO2 như đã mô tả ở trên không có obitan nào tương tự để các phân tử SO2 có thể nhị hợp.

c.

* Trong tinh thể Fe có các electron tự do nên có thể dẫn điện.

* Trong tinh thể kim cương các nguyên tử C liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị nên không có các electron tự do nên không dẫn điện được.

d.

* Vì F có độ âm điện lớn, có bán kính nhỏ nên giữa nguyên tử H của phân tử HF này có thể tạo thành liên kết khá bền với nguyên tử F của phân tử HF khác nên HF có thể bị polime hóa tạo ra (HF)n.

* Nguyên tử Cl có bán kính lớn, độ âm điện nhỏ hơn F nên liên kết giữa các phân tử HCl kém bền nên phân tử HCl không thể bị polime hóa.

0,5

0,5

0,5

0,5

2

Câu 2:

Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

a. A2(CO3)a + HNO3 NO + ... ( A là kim loại có hoá trị cao nhất là b)

b. N2H4 + AgNO3 + NaOH N2 + Ag + NaNO3 + ...

c. Fe3O4 + HNO3 dư NxOy + ...

d. KClO4 + FeCl2 + H2SO4 Cl2 + ...

HD:

a. 3A2(CO3)a + (8b-2a)HNO3 6A(NO3)b + 2(b-a)NO + 3aCO2 + (4b-a)H2O

b. N2H4 + 4AgNO3 + 4NaOH N2 + 4Ag + 4NaNO3 + 4H2O

c. (5x-2y) Fe3O4 + (46x-18y)HNO3 (15x-6y)Fe(NO3)3 + 1NxOy +(23x-9y) H2O

d. 6KClO4 + 14FeCl2 + 24H2SO4 17Cl2 + 7Fe2(SO4)3 + 3K2SO4 + 24H2O

0,5

0,5

0,5

0,5

3

Câu 3:

Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau (mỗi chữ cái trong ngoặc là một chất):

(A) (B) + (C) + (D)

(C) + (E) (G) + (H) + (I)

(A) + (E) (K) + (G) + (I) + (H)

(K) + (H) (L) + (I) + (M)

Biết: (D); (I) ; (M) là các đơn chất ở trạng thái khí trong điều kiện thường, khí (I) có tỉ khối so với khí SO2 là 1,1094. Để trung hòa dung dịch chứa 2,24 gam (L) cần 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M.

HD: Khối lượng mol của I bằng 71 là Cl2; khối lượng mol của L là 56 ⇒ L là KOH.

2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2

t0

(A) (B) (C) (D)

MnO2 + 4HCl MnCl2 + 2H2O + Cl2

t0

(C) (E) (G) (H) (I)

2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

(A) (E) (K) (G) (I) (H)

2KCl + 2H2O 2KOH + Cl2 + H2

Đp, MNX

(K) (H) (L) (I) (M)

0,5

0,5

0,5

0,5

4

Câu 4:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Mg, Fe trong O2 được hỗn hợp chất rắn A. Hòa tan hoàn toàn A vào dung dịch H2SO4 loãng, dư, được dung dịch B. Dung dịch B tác dụng vừa đủ với 1,12 lít Cl2 (đktc) được dung dịch C (coi Cl2 tác dụng với H2O không đáng kể). Cho dung dịch NaOH dư vào C lọc thu được chất rắn D. Nung D đến khối lượng không đổi được 32 gam chất rắn E.

a. Viết các phương trình phản ứng.

b. Tính m.

HD:

a. Các phương trình phản ứng:

2Mg + O2 2MgO

3Fe + 2O2 Fe3O4

MgO + H2SO4 MgSO4 + H2O

Fe3O4 + 4H2SO4 FeSO4 + Fe2(SO4)3

6FeSO4 + 3Cl2 2Fe2(SO4)3 + 2FeCl3

MgSO4 + 2NaOH Mg(OH)2 +Na2SO4

Fe2(SO4)3 + 6NaOH Fe(OH)3 + 3Na2SO4

Mg(OH)2 MgO + H2O

t0

2Fe(OH)3 Fe2O3 +3H2O

t0

b. Gọi số mol Fe và Mg lần lượt là a và b ta có

(a/2)*160+40b=32 (1)

nFe=3*nCl ta có

a=3*2*1,12/22,4 (2)

a=nFe=0,3 b=0,2 m=21,6 gam

1,0

1,0

5

Câu 5:

Quặng pirit trong thực tế được coi là hỗn hợp FeS2 và FeS. Khi xử lí một mẫu quặng pirit bằng Br2 trong KOH dư, đun nóng, người ta thu được kết tủa đỏ nâu X và dung dich Y. Nung X đến khối lượng không đổi được 1,2 gam chất rắn. Thêm dung dich Ba(OH)2 dư vào dung dich Y thì thu được 6,6405 gam kết tủa trắng không tan trong HCl (biết các phản ứng đều hoàn toàn).

a. Viết các phương trình phản ứng.

b. Tính % khối lượng của FeS trong loại quặng pirit trên.

HD:

a. 2FeS2 + 15Br2 + 38KOH 2Fe(OH)3 + 4K2SO4 + 30KBr + 16H2O

t0

2FeS + 9Br2 + 22KOH 2Fe(OH)3 + 2K2SO4 + 18KBr + 8H2O

t0

2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O

t0

Ba(OH)2 + K2SO4 BaSO4 + 2KOH

b. nFe=2*nFe2O3=2*(1,2/160)= 0,015 mol.

nS=nBaSO4= 6,6405/233=0,0285 mol

Gọi số mol FeS2 là a, số mol FeS là b ta có

a+b=0,015

2a+b=0,0285 a=0,0135 b=0,0015 ⇒ %mFeS= 7,534%

1,0

1,0

6

Câu 6:

Hợp chất X có công thức AxB2 (A là kim loại B là phi kim). Biết trong nguyên tử B có số notron nhiều hơn proton là 10, trong nguyên tử A số electron bằng số notron, trong 1 phân tử AxB2 có tổng số proton bằng 82, phần trăm khối lượng của B trong X bằng 86,957%. Xác định A,B.

HD:

MX= 82*2+10*2= 184.

2*MB/184= 86,957% ⇒ MB=80 ⇒ B là Br gọi X là AxBr2

MA*x+ 160= 184 ⇒ MA*x=24 ⇒ x=1, MA=24 A là Mg.

1,0

0,5

0,5

7

Câu 7:

Bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp X gồm O2 và H2 với hiệu suất phản ứng là 90% sau phản ứng đưa hỗn hợp về 200C được hỗn hợp khí Y có tỷ khối so với H2 bằng 88/73. Tính thành phần trăm thể tích các khí trong X (thể tích chất lỏng là không đáng kể).

HD: Xét 1 mol X gọi số mol O2 và H2 lần lượt là a và b ta có

a+b=1 (1)

Hỗn hợp sau phản ứng đưa về 200C nên chỉ có O2 dư và H2 dư có M=2*88/73 ≈ 2,41 ⇒ nếu phản ứng hoàn toàn thì H2 dư.

⇒ số mol O2 đã phản ứng là 0,9a

O2 + 2H2 2H2O

ban đầu a b

phản ứng 0,9a 2*0,9a

Sau phản ứng 0,1a (b-1,8a) 1,8a

⇒ Số mol hỗn hợp giảm là 2,7a ;

Khối lượng khí giảm so với ban đầu là 18*2*0,9a

Ta có 2* (2)

Từ (1) và (2) ta có a=0,1 b=0,9

Hỗn hợp X có 10% thể tích là O2 và 90% thể tích là H2.

0,5

0,5

1,0

8

Câu 8:

Cho CO qua hỗn hợp A gồm CuO và Fe3O4 nung nóng một thời gian, được m gam hỗn hợp chất rắn B gồm Cu, CuO, Fe, FeO. Hoà tan hoàn toàn B vào dung dịch HNO3 dư, được 1,344 lít hỗn hợp NO và NO2 (đktc không có sản phẩm khử nào khác) có tỷ khối so với H2 bằng 61/3 và dung dịch C chứa 22,98 gam hỗn hợp 2 muối. Tính m biết trong A số mol CuO gấp 2,25 lần số mol Fe3O4.

HD:

Gọi số mol CuO là a và số mol Fe3O4 là b ta có

a-2,25b=0 a(64+62*2)+3b*(56+62*3)=22,98 a=0,045 b=0,02

⇒ khối lượng hỗn hợp đầu = 8,24 gam

Gọi số mol NO là x số mol NO2 là y ta có x+y=1,344/22,4 30x+46y=(1,344/22,4)*2*61/3

x=0,02 y=0,04

Coi như m gam hỗn hợp B được tạo thành từ 0,045 mol Cu và 0,06 mol Fe ta có

Cu,Fe Cu, CuO, Fe, FeO Cu(NO3)3, Fe(NO3)3

+O2

+HNO3

⇒ 0,045*2+0,06*3=2*(m-0,045*64-0,06*56)/16+0,02*3+0,04

⇒ m=7,6

1,0

1,0

9

Câu 9:

Trong một mẫu gỗ lấy từ một ngôi mộ cổ có 10,3 phân hủy 14C. Biết trong khí quyển có 15,3 phân hủy 14C, các số phân hủy nói trên đều tính với 1,0 gam cacbon, xảy ra trong 1,0 giây. Cho biết chu kỳ bán hủy của 14C là 5730 năm. Hãy cho biết cây tạo ra mẩu gỗ trên đã chết bao nhiêu năm, trong phép tính trên chấp nhận sai số gì?

Hướng dẫn giải:

* Cùng 1 gam C mà tỷ số phân hủy là 15,3/10,3 ⇒ Nồng độ 14C thời điểm khi mẫu than hình thành so với hiện tại

C0/C=15,3/10,3

Mặt khác hằng số phóng xạ: k = =

Niên đại của mẩu gỗ t = = 3271,2 (năm)

Cây tạo ra mẫu gỗ đã chết cách đây khoảng 3271,2 (năm)

* Để tính niên đại theo cách trên chấp nhận hàm lượng 14C trong cây khi còn sống bằng hàm lượng 14C trong không khí tại thời điểm đo cường độ phóng xạ.

1,0

1,0

10

Câu 10:

Trộn 8,31 gam hợp chất A (gồm 3 nguyên tố) với 5,4 gam nhôm, đem nung nóng cho phản ứng xẩy ra hoàn toàn (trong điều kiện không có không khí) thu được hỗn hợp chất rắn B gồm Al, Al2O3 và một muối. Đem hoà tan hoàn toàn hỗn hợp B trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,896 lít khí NO ở (đktc, không có sản phẩm khử nào khác) và dung dịch C. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch C thu được 8,61 gam kết tủa màu trắng. Lập công thức phân tử của A. (Biết A chứa 1 kim loại có hoá trị không đổi trong hợp chất).

HD:

- Chất kết tủa màu trắng từ dung dịch C là AgCl ⇒ A chứa Cl, O và một kim loại khác.

- Hợp chất chứa O của Cl tác dụng với Al dư ⇒ muối thu được trong B không chứa O

nO trong 8,31 gam A= nO trong Al2O3

nAl trong Al2O3=(5,4/27)-(0,896/22,4)=0,16 mol ⇒ nAl2O3=0,08 mol

⇒ nO trong 8,31 gam A=0,16 mol

Mặt khác nCl trong 8,31 gam A= nAgCl=8,61/143,5=0,06 mol

nCl: nO = 0,06 : 0,24 = 1:4 ⇒ Gốc axit của muối là ClO4-

⇒ muối là M(ClO4)n ⇒ (M+99,5.n)*nA = 8,31

nA*x= nCl trong 8,31 gam A = 0,06 ⇒ (M+99,5.n)= 138,5

⇒ n=1, M = 39 là phù hợp

Công thức phân tử của A là KClO4

0,5

0,5

0,5

0,5

Lưu ý: Nếu thí sinh giải đúng theo cách khác vẫn cho điểm tối đa.

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT

HÀ TĨNH NĂM HỌC 2012-2013

MÔN THI: HOÁ HỌC LỚP 10

ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút

(Đề thi có 02 trang, gồm 06 câu)

Câu I:

1. Trong thiên nhiên, brom có nhiều ở nước biển dưới dạng NaBr. Công nghiệp hóa học điều chế brom từ nước biển được thực hiện theo quy trình sau đây:

- Cho một ít dung dịch H2SO4 vào một lượng nước biển;

- Sục khí clo vào dung dịch mới thu được;

- Dùng không khí lôi cuốn hơi brom tới bảo hòa vào dung dịch Na2CO3;

- Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch đã bão hòa brom, thu hơi brom rồi hóa lỏng.

Hãy viết các phương trình hóa học chính đã xảy ra trong các quá trình trên và cho biết vai trò của H2SO4.

2. Cho m gam hỗn hợp X gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước thu được dung dịch A. Chia A làm 2 phần bằng nhau. Sục khí H2S dư vào phần 1 được 1,28 gam kết tủa, cho Na2S dư vào phần 2 được 3,04 gam kết tủa. Tính m.

Câu II:

1. Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1- kJ/mol) của các nguyên tố chu kỳ 2 có giá trị (không theo trật tự) 1402, 1314, 520, 899, 2081, 801, 1086, 1681. Hãy gắn các giá trị này cho các nguyên tố tương ứng. Giải thích.

2. Có 1 lít dung dịch X gồm Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M. Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch X, sau khi phản ứng kết thúc thu được 39,7 gam kết tủa A. Tính thành phần % khối lượng các chất trong A.

Câu III:

1.a. Sục từ từ khí Cl2 vào dung dịch KI, hãy cho biết màu sắc dung dịch biến đổi như thế nào? Giải thích.

b. Hãy giải thích tại sao ái lực electron của flo (3,45 eV) bé hơn của clo (3,61 eV) nhưng tính oxi hóa của flo lại mạnh hơn của clo?

2. Cho hỗn hợp gồm 0,03 mol Al, 0,02 mol Cu và 0,02 mol Zn tác dụng với hỗn hợp 2 axit H2SO4 và HNO3, sau phản ứng thu được 4,76 gam hỗn hợp khí SO2 và NO2 có thể tích là 1,792 lít (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và m gam muối (không có muối amoni). Tính m.

Câu IV:

1. M và R là các nguyên tố thuộc phân nhóm chính (nhóm A), có thể tạo với hiđro các hợp chất MH và RH. Gọi X và Y lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của M và R. Trong Y, R chiếm 35,323% khối lượng. Để trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch 16,8% X cần 150 ml dung dịch Y 1M. Xác định các nguyên tố M và R.

2. Để hoà tan hoàn toàn a mol một kim loại cần một lượng vừa đủ a mol H2SO4, sau phản ứng thu được 31,2 gam muối sunfat và khí X. Toàn bộ lượng khí X này làm mất màu vừa đủ 500 ml dung dịch Br2 0,2M. Xác định tên kim loại.

Câu V:

1.Trong một tài liệu tham khảo có ghi những phương trình hóa học như dưới đây, hãy chỉ ra những lỗi (nếu có) và sửa lại cho đúng.

a. CaI2 + H2SO4 đặc 🡪 CaSO4 +2HI

b. 3FeCl2 + 2H2SO4 đặc 🡪 FeSO4 + 2FeCl3 + SO2 +2H2O

c. Cl2 +2KI dư 🡪 2KCl + I2

2. Đun nóng hỗn hợp X gồm bột Fe và S trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn A. Cho A tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl thu được sản phẩm khí Y có tỉ khối so với H2 là 13. Lấy 2,24 lít (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) khí Y đem đốt cháy rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy đó đi qua 100 ml dung dịch H2O2 5,1% (có khối lượng riêng bằng 1g/ml), sau phản ứng thu được dung dịch B. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

a. Tính thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp X.

b. Xác định nồng độ % các chất trong dung dịch B.

Câu VI:

1.Cho m gam hỗn hợp kim loại Ba, Na (được trộn theo tỉ lệ số mol 1:1) vào nước được 3,36 lít H2 (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và dung dịch X. Cho CO2 hấp thụ từ từ vào dung dịch X. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol kết tủa theo số mol CO2 được hấp thụ.

2. A là dung dịch chứa AgNO3 0,01M, NH3 0,25M và B là dung dịch chứa các ion Cl-, Br-, I- đều có nồng độ 0,01M. Trộn dung dịch A với dung dịch B (giả thiết ban đầu nồng độ các ion không đổi). Hỏi kết tủa nào được tạo thành? Trên cơ sở của phương pháp, hãy đề nghị cách nhận biết ion Cl- trong dung dịch có chứa đồng thời 3 ion trên.

Biết: Ag(NH3)2+ Ag+ + 2NH3 k = 10-7,24 ; TAgCl = 1,78.10-10 ; TAgBr = 10-13; TAgI = 10-16.

-----------------HẾT---------------

- Thí sinh không được sử dụng tài liệu (kể cả bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học).

- Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm.

- Họ và tên thí sinh……………………………………………… Số báo danh………………………

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THPT

HÀ TĨNH NĂM HỌC 2012-2013

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HOÁ HỌC 10

Câu

Nội dung

Điểm

I

3

1. Cl2 + 2NaBr 2NaCl + Br2 (1)

3Br2 + 3Na2CO3 → 5NaBr + NaBrO3 + 3CO2 (2)

H2SO4 + Na2CO3 Na2SO4 + CO2 + H2O (3)

5NaBr + NaBrO3 + 3H2SO4 → 3Na2SO4 + 3Br2 + 3H2O (4)

Vai trò của H2SO4: (1) H2SO4 có tác dụng axit hóa môi trường phản ứng, (3) (4) là chất tham gia pư, nếu môi trường kiềm thì sẽ có cân bằng: .

2. Thêm H2S vào phần 1 ta có:

2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl

x 0,5x

CuCl2 + H2S → CuS↓ + 2HCl

y y

🡪 16x +96y = 1,28 (I)

Thêm Na2S vào phần 2

2FeCl3 + Na2S → 2FeCl2 + S + 2NaCl

sau đó: FeCl2 + Na2S → FeS↓ + 2NaCl

⇨ 2FeCl3 + 3Na2S → 2FeS↓ + S↓ + 6NaCl

mol: x x 0,5 x

CuCl2 + Na2S → CuS↓ + 2NaCl

y y

🡪 88x + 32.0,5x + 96y = 3,04 (II)

+ Từ (I, II) ta có: x = 0,02 mol và y = 0,01 mol ⇨ m = 4,6.2 = 9,2 gam.

II

3

1. Giá trị năng lượng ion hóa tương ứng với các nguyên tố:

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA

Li

Be

B

C

N

O

F

Ne

2s1

2s2

2p1

2p2

2p3

2p4

2p5

2p6

I1 (kJ/mol)

520

899

801

1086

1402

1314

1681

2081

Nhìn chung từ trái qua phải trong một chu kỳ năng lượng ion hóa I1 tăng dần, phù hợp với sự biến thiên nhỏ dần của bán kính nguyên tử.

Có hai biến thiên bất thường xảy ra ở đây là:

- Từ IIA qua IIIA, năng lượng I1 giảm do có sự chuyển từ cấu hình bền ns2 qua cấu hình kém bền hơn ns2np1 (electron p chịu ảnh hưởng chắn của các electron s nên liên kết với hạt nhân kém bền chặt hơn).

- Từ VA qua VIA, năng lượng I1 giảm do có sự chuyển từ cấu hình bền ns2np3 qua cấu hình kém bền hơn ns2np4 (trong p3 chỉ có các electron độc thân, p4 có một cặp ghép đôi, xuất hiện lực đẩy giữa các electron).

2. Học sinh viết ptpu, ta có thể tóm tắt như sau:

M2+ + CO32- 🡪 MCO3

Dự vào số mol muối cacbonat, tính được nCO32- = 0,35

Theo tăng giảm khối lượng thấy từ 1 mol MCl2 về MCO3 khối lượng giảm 11 gam. Thực tế khối lượng giảm 43 – 39,7 = 3,3 gam 🡪 Số mol MCO3 = = 0,3 < nCO32- -> CO32- có dư, M2+ pư hết

nBaCl2 = x, CaCl2 = y, lập hệ pt đại số 208x +111y = 43 và x + y = 0,3

giải ra được BaCO3 = 0,1 mol, CaCO3 = 0,2 mol và % BaCO3 = 49,62%, CaCO3 = 50,38%.

III

3,5

1. a. dd KI xuất hiện màu đỏ tím, sau đó dần trở lại không màu

Cl2 + 2KI 🡪 2KCl + I2 và 5Cl2 + I2 + 6H2O 🡪 2HIO3 + 10HCl

b. Quá trình chuyển X2 🡪 2X- phụ thuộc vào 2 yếu tố: năng lượng phân li phân tử thành nguyên tử (tức năng lượng liên kết) và ái lực e để biến nguyên tử X thành ion X-

Mặc dù ái lực của flo bé hơn clo, nhưng năng lượng liên kết của flo lại thấp hơn của clo nên flo dễ phân li thành nguyên tử hơn, vì vậy tính oxi hóa của flo mạnh hơn clo

(Năng lượng liên kết của flo thấp hơn clo vì: Trong phân tử F chỉ có các AO p, không có AO trống 🡪 phân tử F2 chỉ có liên kết . Trong nguyên tử Cl, ngoài các AO p còn có AO d trống 🡪 phân tử Cl2 ngoài sự xen phủ các AO p để tạo liên kết , thì mây e còn đặt vào AO d trống, do đó tạo một phần liên kết pi).

2. Dựa vào thể tích và khối lượng hỗn hợp khí, lập hệ pt dễ dàng tính được số mol SO2 = 0,06 và NO2 = 0,02 🡪 số mol e nhận = 0,06.2 + 0,02 = 0,14

Nếu tất cả kim loại đều tan thì ne nhường = 0,03.3 + 0,02.2 + 0,02.2 = 0,17 > 0,14. Như vậy có kim loại còn dư, đó là Cu (vì Cu có tính khử yếu nhất), tính được số mol Cu dư = = 0,015

Ta có : NO3- + 2H+ +1e 🡪NO2 + H2O

0,02 0,04

SO42- + 4H+ +2e 🡪 SO2 +2H2O

0,06 0,24

nNO3 -(muối) = nNO3- (ax) – nNO2 = nH+ - nNO2 = 0,04 – 0,02 = 0,02

Tương tự tính được nSO42- = 0,06 mol. Khối lượng muối = mkim loại + mgốc axit

🡪 m = 0,03.27 + 0.02.65 + 0,005.64 + 0,02.62 + 0,06.96 = 9,43 (gam)

IV

3,5

1. Hợp chất với hiđro có dạng RH nên R có thể thuộc nhóm IA hoặc VIIA.

Trường hợp 1 : Nếu R thuộc nhóm IA thì Y có dạng ROH

Ta có : (loại do không có nghiệm thích hợp)

Trường hợp 2 : R thuộc nhóm VIIA thì Y có dạng HRO4

Ta có : , vậy R là nguyên tố clo (Cl).

Do hiđroxit của R (HClO4) là một axit, nên hiđroxit của M phải là một bazơ dạng MOH

MOH + HClO4 → XClO4 + H2O

⇒ M = 39 , vậy M là nguyên tố kali (K).

2. Khí X có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom nên X phải là H2S hoặc SO2.

Giả sử X là H2S, ta có phương trình phản ứng:

8R + 5nH2SO4 → 4R2(SO4)n + nH2S + 4nH2O

Theo ptpu: n = nR. Theo bài ra: n= nR → 5n = 8 → n = .

Vậy khí X đã cho là khí SO2. Và ta có phương trình phản ứng:

2R + 2nH2SO4 → R2(SO4)n + nSO2 + 2nH2O

Ta có: 2 =2n 🡪 n =1

Phương trình (1) được viết lại:

2R + 2H2SO4 → R2SO4 + SO2 + 2H2O *

Cho khí X phản ứng với dung dịch Br2 xảy ra phản ứng sau:

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr (2)

Theo (2): n= n= 0,5.0,2 = 0,1(mol); theo (*): nR2SO4 = n= 0,1(mol)

Theo bài ra khối lượng của R2SO4 = 31,2g → = = 312 → MR = 108 (R là Ag).

V

3,5

1. a. HI có tính khử, pư được với H2SO4 đặc, nên sửa lại

4CaI2 + 5H2SO4 đặc 🡪 4CaSO4 + H2S + 4I2 +4H2O

b. Do FeSO4 có tính khử, H2SO4 đặc có tính oxi hóa nên phương trình được viết lại:

2FeCl2 + 4H2SO4 🡪 Fe2(SO4)3 + SO­2 + 4HCl + 2H2O

c. Do có KI dư nên I2 tan trong KI tạo KI3, vậy phương trình được viết lại:

Cl2 + 3KI 🡪 2KCl + KI3

2. a) Viết phương trình:

Fe + S → FeS (1)

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑ (2)

Với = 13.2 = 26 ⇒ Y có H2S và H2, do Fe dư phản ứng với HCl.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ (3)

2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O (4)

2H2 + O2 → 2H2O (5)

SO2 + H2O2 → H2SO4 (6)

Đặt = a (mol); = b (mol)

⇒ =

Giả sử = 1 (mol) ⇒ = 3 (mol)

(1)(2) ⇒ phản ứng = nS = nFeS = = 3 (mol)

(3) ⇒ nFe dư = = 1 (mol)

ban đầu = 1 + 3 = 4 (mol)

Vậy: %mFe =

%mS = 100% - 70% = 30%

b) nY = = 0,1(mol) ⇒ = .0,1 = 0,075 (mol).

⇒ = 0,1 - 0,075 = 0,025 (mol).

Từ (4)(6) ⇒ = = 0,075 (mol)

Từ (6) ⇒ = = 0,075 (mol) ⇒ H2O2 dư.

phản ứng = = 0,075 (mol) ⇒ H2O2 dư = 0,15 - 0,075 = 0,075 (mol)

Áp dụng BTKL ta có:

mddB = + + = 100.1 + 0,075.64 + 0,1.18 = 106,6 (g)

Vậy: C%H2SO4 = = 6,695 (%).

C%H2O2 dư = = 2,392 (%).

VI

3,5

1. Ba + H2O 🡪 Ba(OH)2 + H2

Na + H2O 🡪 NaOH + 1/2H2

Dựa vào pt, tính được nBa(OH)2 = NaOH = 0,1. Tính được nOH- = 0,3

Sục từ từ CO2 vào dd X có các pư

CO2 + 2OH- 🡪 CO32- + H2O

CO32- + Ba2+ 🡪 BaCO3

BaCO3 + CO2 🡪 Ba(HCO3)2

Dựa vào pt, hs vẽ được đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số mol BaCO3 kết tủa với số mol CO2 được hấp thụ (Hình thang cân…..)

0,1

0

0,1

0,2

0,3

nCO2

nkết tủa

2. Vì AgNO3 tạo phức với NH3 nên trong dung dịch A chứa Ag(NH3)2+ 0,01M và NH3 = 0,25 – 0,02 = 0,23M

Ag(NH3)2+ == Ag+ + 2NH3 K = 10-7,24

Ban đầu 0,01 0 0,23

Cân bằng 0,01-x x 0,23 + 2x

K = 10-7,24 = Giải được x = 1,09.10-8 . Vậy nồng độ cân bằng của Ag+= 1,09.10-8

Ta có T = Ag+.X- = 1,09.10-8. 0,01 = 1,09.10-10

Như vậy: T < TAgCl 🡪 nên không có kết tủa AgCl

T > TAgBr và TAgI nên có kết tủa AgBr và AgI

Để nhận biết Cl- trong dd có chúa đồng thời 3 ion trên, ta dùng dd A để loại bỏ Br- và I- (tạo kết tủa), sau đó thêm từ từ axit để phá phức Ag(NH3)2NO3 làm tăng nồng độ Ag+, khi đó T tăng lên và T > TAgCl mới có kết tủa AgCl (nhận ra Cl-)

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT

HÀ TĨNH NĂM HỌC 2012-2013

MÔN THI: HOÁ HỌC LỚP 11

Thời gian làm bài: 180 phút

ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang, gồm 6 câu)

Câu I:

Nguyên tử của nguyên tố R ở trạng thái cơ bản có tổng số electron ở các phân lớp s là 7.

a. Viết cấu hình electron nguyên tử của R ở trạng thái cơ bản, xác định tên nguyên tố R.

b. Với R có phân lớp 3d đã bão hoà, hoà tan hoàn toàn m gam một oxit của R trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư sinh ra 0,56 lít (điều kiện tiêu chuẩn) khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Toàn bộ lượng khí SO2 trên phản ứng vừa đủ với 2 lít dung dịch KMnO4 thu được dung dịch T (coi thể tích dung dịch không thay đổi).

- Viết các phương trình hoá học, tính m và tính nồng độ mol/l của dung dịch KMnO4 đã dùng.

- Tính pH của dung dịch T (bỏ qua sự thủy phân của các muối).

Biết axit H2SO4 có Ka1 =+∞; Ka2 = 10-2.

Câu II:

1. Thêm 1ml dung dịch MgCl2 1M vào 100 ml dung dịch NH3 1M và NH4Cl 1M được 100 ml dung dịch A, hỏi có kết tủa Mg(OH)2 được tạo thành hay không?

Biết: =10-10,95 và = 10-4,75.

2. Tính pH của dung dịch thu được khi trộn lẫn các dung dịch sau:

a. 10ml dung dịch CH3COOH 0,10M với 10ml dung dịch HCl có pH = 4,00

b. 25ml dung dịch CH3COOH có pH = 3,00 với 15ml dung dịch KOH có pH= 11,00

c. 10ml dung dịch CH3COOH có pH = 3,00 với 10ml dung dịch axit fomic (HCOOH) có pH=3,00.

Biết Ka của CH3COOH và HCOOH lần lượt là 10-4,76 và 10-3,75 (Khi tính lấy tới chữ số thứ 2 sau dấu phẩy ở kết quả cuối cùng).

Câu III:

1. Cho 2,16 gam hỗn hợp gồm Al và Mg tan hết trong dung dịch axit HNO3 loãng, đun nóng nhẹ tạo ra dung dịch A và 448 ml (đo ở 354,9 K và 988 mmHg) hỗn hợp khí B gồm 2 khí không màu, không đổi màu trong không khí. Tỉ khối của B so với oxi bằng 0,716 lần tỉ khối của CO2 so với nitơ. Làm khan A một cách cẩn thận thu được chất rắn D, nung D đến khối lượng không đổi thu được 3,84 gam chất rắn E. Tính khối lượng D và thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

2. Cho 20 gam hỗn hợp A gồm FeCO3, Fe, Cu, Al phản ứng với 60 ml dung dịch NaOH 2M được 2,688 lít hiđro. Thêm tiếp vào bình sau phản ứng 740 ml dung dịch HCl 1M và đun nóng đến khi ngừng thoát khí, được hỗn hợp khí B, lọc tách được cặn C (không chứa hợp chất của Al). Cho B hấp thụ từ từ vào dung dịch nước vôi trong dư được 10 gam kết tủa. Cho C phản ứng hết với HNO3 đặc nóng dư thu được dung dịch D và 1,12 lít một khí duy nhất. Cho D phản ứng với dung dịch NaOH dư được kết tủa E. Nung E đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Tính khối lượng mỗi chất trong A, tính m, biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Câu IV:

Đốt cháy hoàn toàn 0,047 mol hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon mạch hở rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,0555M được kết tủa và dung dịch M. Lượng dung dịch M nặng hơn dung dịch Ca(OH)2 ban đầu là 3,108 gam. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch M thấy có kết tủa lần 2 xuất hiện. Tổng khối lượng kết tủa hai lần là 20,95 gam. Cùng lượng hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch Br2 0,09M. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của các hiđrocacbon biết có 2 chất có cùng số nguyên tử cacbon, phân tử khối các chất trong X đều bé hơn 100 và lượng hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch AgNO3 0,2M trong NH3 được 3,18 gam 1 kết tủa.

Câu V:

1. Hợp chất X có công thức phân tử C6H10 tác dụng với hiđro theo tỉ lệ mol 1: 1 khi có chất xúc tác. Cho X tác dụng với dung dịch KMnO4 trong H2SO4 loãng, đun nóng thu được HOOC(CH2)4COOH.

a. Xác định công thức cấu tạo, gọi tên X và viết phương trình phản ứng

b. Viết phương trình phản ứng oxi hoá X bằng dung dịch KMnO4 trong nước

2. Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon đồng phân A, B, C. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 5,75 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M thu được kết tủa và khối lượng dung dịch tăng lên 5,08 gam. Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được, kết tủa lại tăng thêm, tổng khối lượng kết tủa 2 lần là 24,305 gam.

a. Xác định công thức phân tử của 3 hiđrocacbon

b. Xác định công thức cấu tạo A, B, C biết:

- Cả 3 chất đều không làm mất màu dung dịch brom.

- Khi đun nóng với dung dịch KMnO4 loãng trong H2SO4 thì A và B đều cho cùng sản phẩm C9H6O6 còn C cho sản phẩm C8H6O4.

- Khi đun nóng với brom có mặt bột sắt A chỉ cho một sản phẩm monobrom. Còn chất B, C mỗi chất cho 2 sản phẩm monobrom

Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra

Câu VI:

1. Khí N2O4 kém bền, bị phân ly một phần theo phương trình:

N2O4 (khí) 2NO2 (khí) (1)

Thực nghiệm cho biết các số liệu sau khi (1) đạt tới trạng thái cân bằng ở áp suất chung 1 atm:

Nhiệt độ (0oC)

35

45

(g)

72,450

66,800

( là khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí ở trạng thái cân bằng)

a. Tính độ phân ly α của N2O4 ở các nhiệt độ đã cho.

b. Tính hằng số cân bằng K của (1) ở mỗi nhiệt độ trên.

c. Cho biết (1) là phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt. Giải thích?

(Khi tính lấy tới chữ số thứ 3 sau dấu phẩy).

2. Có các phân tử XH3

a. Hãy cho biết dạng hình học của các phân tử PH3 và AsH3.

b. So sánh góc liên kết HXH giữa hai phân tử trên và giải thích.

c. Những phân tử nào sau đây có phân tử phân cực ? Giải thích ngắn gọn

BF3, NH3, SO3, PF3.

Cho biết ZP = 15, ZAs = 33, ZO = 8, ZF = 9, ZB = 5, ZN = 7, ZS = 16.

------------------ HẾT-----------------

- Thí sinh không được sử dụng tài liệu (kể cả bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học).

- Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm.

- Họ và tên thí sinh: ..................................................................Số báo danh.............................. HƯỚNG DẪN CHẤM – HÓA 11

Câu

0,75+1,75(1+0,75)

I

2,5

a) Trong vỏ nguyên tử của nguyên tố R electron phân bố vào các phân lớp s theo thứ tự là: 1s2; 2s2; 3s2; 4s1 => Các cấu hình electron thỏa mãn là

1s22s22p63s23p64s1 => Z = 19 R là Kali

1s22s22p63s23p63d54s1 => Z = 24 R là Crom

1s22s22p63s23p63d104s1 => Z = 29 R là đồng

b) Vì oxit của Cu tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc nóng tạo ra khí SO2 do đó là đồng (I) oxit (Cu2O)

Cu2O + 2H2SO4 2CuSO4 + SO2 + 2H2O

0,025 0,025 (mol)

=> m=144.0,025=3,6 (g)

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O→ 2H2SO4 + K2SO4 + 2MnSO4

0,025 0,01 0,01 (mol) 0,005 (mol) 0,01 mol

Nồng độ mol/l của dung dịch KMnO4 là 0,005 (M); K2SO4 là 0,0025M; MnSO4 là 0,005M.

Phương trình điện li của axit sunfuric: ([H2SO4]=0,005M)

H2SO4 H+ + HSO4-

0,005 0,005 0,005(M)

HSO4- H+ + SO42-

C :0,005 0,005 0,0075 (M)

[ ]: 0,005 - x 0,005+x 0,0075+x (M)

=> =>

=> [H+]=0,005+5,245.10-4=5,5245.10-3(M) => pH=2,26.

II

1+3(1+1+1)

1.

Khi thêm 1ml dung dịch MgCl2 1M vào 100ml dung dịch đệm thì

ban đầu = 10-2 (M).

Ta có: = [Mg2+][OH]2 = 10-10,95

Để kết tủa Mg(OH)2 thì [Mg2+][OH]2 ≥ 10-10,95

⇒ [OH]2 ≥ = 10-8,95. Hay [OH] ≥ 10-4,475

* Dung dịch: NH4Cl 1M + NH3 1M.

cân bằng chủ yếu là:

NH3 + H2O + OH = Kb = 10-4,75

1 1

1-x 1+x x

Kb = = 10-4,75

⇒ x = 10-4,75 Hay [OH] = 10-4,75 < 10-4,475.

Vậy khi thêm 1 ml dung dịch MgCl2 1M vào 100ml dung dịch NH3 1M và NH4Cl 1M thì không xuất hiện kết tủa Mg(OH)2.

2.

a. Dung dịch HCl có pH = 4,0 ⇒ [H+] = [HCl] = 10-4M

Sau khi trộn:

HCl → H+ + Cl-

5.10-5M 5.10-5M

CH3COOH CH3COO- + H+

C 0,05M 0 5.10-5M

∆C x x x

[ ] 0,05-x x 5.10-5 + x

x = 8,991.10-4M (nhận)

x = -9,664.10-4M(loại)

pH = -lg[H+] = -lg(5.10-5 + x) = 3,023=3,02

b. Gọi CA là nồng độ M của dung dịch CH3COOH

C CA 0 0

ΔC x x x

[ ] CA – x x x

Với pH = 3,0 ⇒ x = 10-3M

Dung dịch KOH có pH = 11,0 ⇒ [OH-] = [KOH] =

Sau khi trộn:

Phản ứng 3,66.10-2 3,75.10-4 0 0

Sau phản ứng (3,66.10-2 – 3,75.10-4 )0 3,75.10-4 3,75.10-4

C

ΔC

[ ]

0,036225 3,75.10-4 0

x x x

0,036225– x x+3,75.10-4 x

Nên Ka= x(x+3,75.10-4)/(0,036225-x)=10-4,76 → x = 6,211.10-4 pH = 3,207=3,21

c. Tương tự với câu trên:

  • Dung dịch CH3COOH có pH = 3,0 ứng với
  • Dung dịch HCOOH có pH = 3,0 ứng với nồng độ axit fomic

Sau khi trộn lẫn:

Bảo toàn điện tích : [H+]=[CH3COO-]+[HCOO-]

Ta có: h= C1Ka1/(Ka1+h)+ C2Ka2/(Ka2+h)

→ h3+h2(Ka1+Ka2)+h(Ka1Ka2 –C1Ka1-C2Ka2 )-( C1Ka1Ka2 +C2 Ka1Ka2)=0

Ta có h= 9,997.10-4. Nên pH = 3,00

III

1,5+2

1.

Theo giả thiết thì B chứa N2 và N2O

Ta có

⇨ số mol e nhận để tạo ra 2 khí này là : 0,01(10+8) = 0,18 mol (I)

⇨ D có Al(NO3)3, Mg(NO3)2 có thể có NH4NO3.

NH4NO3 → N2O↑ + 2H2O

2 NH4NO3 → N2 ↑ + O2 ↑ + 4 H2O ↑

4Al(NO3)3 → 2Al2O3 + 12 NO2 ↑ + 3O2 ↑

2Mg(NO3)2 → 2MgO + 4 NO2 ↑ + O2 ↑

⇨ E chỉ có Al2O3 và MgO.

+ Gọi x, y lần lượt là số mol của Al và Mg ta có hệ :

⇨ x = Al = 0,04 mol và Mg = 0,045 mol ⇨ số mol e cho = 0,21 mol (II)

+ Từ (I, II) suy ra phải có NH4NO3. Từ đó dễ dàng tính được kết quả sau:

D gồm: Al(NO3)3 (8,52 gam) ; Mg(NO3)2 (6,66 gam) ; NH4NO3 (0,3 gam) = 15,48 gam. Hỗn hợp ban đầu có 50% lượng mỗi kim loại.

2.

+ Khi A pư với NaOH thì nNaOH = 0,12 mol;n H2 = 0,12 mol. Suy ra NaOH dư

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2.

Mol: 0,08 0,08 0,08 0,12

⇨ Sau pư trên thì hh có: FeCO3 + Fe + Cu + 0,04 mol NaOH dư + 0,08 mol NaAlO2.

+ Khi thêm vào 0,74 mol HCl vào thì:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Mol: 0,04 0,04

NaAlO2 + 4HCl + H2O → NaCl + AlCl3 + 3H2O

Mol: 0,08 0,32

⇨ Số mol HCl còn lại sau 2 pư trên là 0,38 mol. B là hh khí nên B phải có CO2 + H2. C chắc chắn có Cu, có thể có FeCO3 + Fe. Mặt khác C + HNO3 → NO2 là khí duy nhất nên C không thể chứa FeCO3 ⇨ C có Cu và có thể có Fe (FeCO3 đã bị HCl hòa tan hết).

TH1: Fe dư. Gọi x là số mol FeCO3; y là số mol Fe bị hòa tan; z là số mol Fe dư, t là số mol Cu ta có: 116x + 56(y + z) + 64t = 20 – 0,08.27 = 17,84 (I)

FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2↑ + H2O

Mol: x 2x x x

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Mol: y 2y y y

⇨ Số mol HCl = 2x + 2y = 0,38 (II)

⇨ B có x mol CO2 + y mol hiđro. Dựa vào pư của B với nước vôi trong ⇨ x = 0,1 mol (III)

⇨ C có z mol Fe dư + t mol Cu ⇨ 3z + 2t = 1,12/22,4 (IV)

⇨ x = 0,1 mol; y = 0,09 mol; z = 0,01 mol và t = 0,01 mol.

Vậy A có: 0,1.116=11,6 gam FeCO3 + 0,1.56=5,6 gam Fe + 0,01.64=6,4 gam Cu + 0,08.27=2,16gam Al

+ Tính tiếp ta được giá trị của m=mCuO+mFe2O3=0,01.80+0,01.160/2 = 1,6 gam.

TH2: Fe hết ⇨ C chỉ có Cu ⇨ số molCu = ½ NO2 = 0,025 mol.

⇨ A có 0,1.1z16=11,6 gam FeCO3 + 0,025.64=1,6 gam Cu + 0,08.27=2,16gam Al+ (20-11,6-1,6-2,16=4,64)gam Fe

⇨ tính được m =mCuO =0,025.80= 2 gam.

IV

2,5

CxHy + m AgNO3 + m NH3 → CxHy-mAgm + m NH4NO3 .

0,02 mol 0,02/m mol

→ m = 3,18 = (0,02/m)(12x+y+107m) → 12x+ y = 52m

Do MHDC < 100 nên m=1, x=4, y=4.

Vậy 1 chất C4H4 : CH2=CH-C≡CH: 0,02 mol

Ta có sơ đồ

CO2 + Ca(OH)2 (0,111mol) →

Nên 100x+(0,111-x)100+(0,111-x)197=20,95 → x= 0,061 → nCO2= 0,061+2(0,111-0,061)= 0,161

→ nH2O = (0,061.100+ 3,108-0,161.44)/18=0,118

+ Hai HDC còn lại cháy cho: nCO2=0, 161-0,02.4=0,081; nH2O= 0,118-0,02.2=0,078

Số Ctb = 0,081/0,027= 3

Do trong X có 2 HDC có cùng số C nên có các TH sau

+ TH1: 2 HDC còn lại có cùng 3C

nBr2 = 0,09-0,02.3=0,03 > 0,027 nên có C3H4

còn lại là C3H8 hoặc C3H6

- C3H: a ; C3H:b

- C3H: a ; C3H:b

+ TH2: 1 HDC còn lại có cùng 4C, HDC còn lại là 1C hoặc 2C

- C4Hc:x ; C2Hd: y nên 0,0135c/2+0,0135d/2=0,078 →c+d=11,55 loại

- C4Hc:x ; CH4: y nên 0,018c/2+0,009.4/2=0,078 →c=6,67 loại

Kết luận : CH2=CH-C≡CH CH2=C=CH2 C3H6 hoặc C3H8

V

1,5+2,5

1.

a. C6H10 = 2

X phản ứng với H2 theo tỉ lệ 1 : 1 nên X phải có 1 vòng 5,6 cạnh và 1 liên kết đôi

Khi oxi hóa X thu được sản phẩm chứa 6 cacbon nên X có 1 vòng 6 cạnh không nhánh

- Công thức cấu tạo của X là: xclohexen

5 + 8KMnO4+ 12H2SO4 5 HOOC(CH2)4COOH +4K2SO4+8MnSO4+12H2O.

b. Phản ứng:

3 + 2KMnO4 + 4H2O 3 + 2MnO2 + 2KOH.

2.

a. nCa(OH)2 = 0,115 mol

CO2 + Ca(OH)2 (0,115mol) →

Nên 100x+(0,115-x)100+(0,115-x)197=24,305 → x= 0,05 → nCO2= 0,05+2(0,115-0,05)= 0,18

→ nH2O = (0,05.100+ 5,08-0,18.44)/18=0,12

- Gọi công thức phân tử của A là CxHy:

CxHy + O2 xCO2 + H2O

0,02 0,02x 0,01y

Ta có: 0,02x = 0,18 x = 9 và 0,01y = 0,12 y = 12

Công thức phân tử của A, B, C là C9H12, = 4.

b. Theo giả thiết thì A, B, C phải là dẫn xuất của benzen vì chúng không làm mất màu dung dịch Br2.

* A, B qua dung dịch KMnO4/H+ thu được C9H6O6 nên A, B phải có 3 nhánh CH3; C cho C8H6O4 nên C có 2 nhánh trên vòng benzen (1 nhánh –CH3 và 1 nhánh –C2H5).

- Khi đun nóng với Br2/Fe thì A cho 1 sản phẩm monobrom còn B, C cho 2 sản phẩm monobrom nên công thức cấu tạo của A, B, C là:

(A) (B) (C)

Các phản ứng xẩy ra

5+ 18KMnO4 + 27H2SO4 5+9K2SO4+18KMnO4+42H2O.

5+18KMnO4+27H2SO4 5+ 9K2SO4+18KMnO4+42H2O.

5+18KMnO4+27H2SO4 5+5CO2+18MnSO4 + 9K2SO4 + 42H2O

+ Br2 + HBr

+ Br2 hoặc + HBr

+ Br2 hoặc + HBr

VI

2(0,5+1+0,5)+1,5

1.

a) Đặt a là số mol N2O4 có ban đầu,

α là độ phân li của N2O4 ở toC

xét cân bằng: N­2O4 2NO2

số mol ban đầu a 0

số mol chuyển hóa aα 2aα

số mol lúc cân bằng a(1 - α) 2aα

Tổng số mol khí tại thời điểm cân bằng là a(1 + α)

Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí:

- ở 35oC thì = 72,45 → = 72,45 →α = 0,270 hay 27%

- ở 45oC thì = 66,8 α = 0,377 hay 37,7%

b) Ta có Kc =

V là thể tích (lít) bình chứa khí

Và PV = nS. RT → RT =

Thay RT, Kc vào biểu thức KP = Kc. ở đây

Δn = 1 → KP =

ở 35oC thì α = 0,27 → KP = 0,315

ở 45oC thì α = 0,377 → = 0,663

c) Vì khi tăng nhiệt độ từ 35oC → 45oC thì độ điện li α của N2O4 tăng (hay KP tăng) → Chứng tỏ khi nhiệt độ tăng thì cân bằng chuyển sang chiều thuận (phản ứng tạo NO2) do đó theo nguyên lí cân bằng Lơ Satơliê (Le Chatelier) thì phản ứng thuận thu nhiệt.

2.

a. P : 1s22s22p63s23p3 ; As : 1s22s22p63s23p63d104s24p3

P và As đều có 5 electron hóa trị và đã có 3 electron độc thân trong XH3

XH3 hình tháp tam giác,

b. góc HPH > góc AsH, vì độ âm điện của nguyên tử trung tâm P lớn hơn so với As nên các cặp e liên kết P-H gần nhau hơn so với As-H lực đẩy mạnh hơn.

c. không phân cực

Phân cực

2 chất đầu sau có cấu tạo bất đối xứng nên phân cực

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT

HÀ TĨNH NĂM HỌC 2011-2012

MÔN THI: HOÁ HỌC LỚP 10

Thời gian làm bài: 150 phút

ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang, gồm 7 câu)

Câu 1:

Cho V lít CO qua ống sứ đựng 5,8 gam sắt oxit nung đỏ một thời gian, thu được hỗn hợp khí A và chất rắn B. Cho B phản ứng hết với HNO3 loãng, thu được dung dịch C và 0,784 lít NO. Cô cạn dung dịch C, thu được 18,15 gam muối sắt (III) khan. Nếu hòa tan B bằng axit HCl dư thì thấy thoát ra 0,672 lít khí (thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn)

1. Tìm công thức của sắt oxit.

2. Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong B.

Câu 2:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,11 mol Al và 0,05 mol ZnO bằng V lít dung dịch HNO3 1M vừa đủ, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí Y nguyên chất. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 35,28 gam muối khan. Xác định công thức phân tử của Y và tính V, biết quá trình cô cạn không có sự phân hủy muối, thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Câu 3:

Nguyên tử của nguyên tố phi kim A có electron cuối cùng ứng với bộ 4 số lượng tử thỏa mãn điều kiện: m + l = 0 và n + ms = 3/2 (quy ước các giá trị của m tính từ thấp đến cao).

1. Xác định nguyên tố A.

2. A tạo ra các ion BA32- và CA32- lần lượt có 42 và 32 electron

a. Xác định các nguyên tố B và C.

b. Dung dịch muối của BA32- và CA32- khi tác dụng với axit clohiđric cho khí D và E.

- Mô tả dạng hình học của phân tử D, E.

- Nêu phương pháp hóa học phân biệt D và E.

- D, E có thể kết hợp với O2 không? Tại sao?

Câu 4:

Cho hỗn hợp khí A gồm H2 và CO có cùng số mol. Người ta muốn điều chế H2 từ hỗn hợp A bằng cách chuyển hóa CO theo phản ứng:

CO(K) + H2O(K) == CO2(K) + H2(K)

Hằng số cân bằng KC của phản ứng ở nhiệt độ thí nghiệm không đổi (t0C) bằng 5. Tỷ lệ số mol ban đầu của CO và H2O bằng 1: n. Gọi a là % số mol CO bị chuyển hóa thành CO2.

1. Hãy thiết lập biểu thức liên quan giữa n, a và KC.

2. Cho n = 3, tính thành phần % thể tích CO trong hỗn hợp khí cuối cùng (ở trạng thái cân bằng).

3. Muốn thành phần % số mol CO trong hỗn hợp khí cuối cùng nhỏ hơn 1% thì n phải có giá trị bao nhiêu?

Câu 5:

Cho biết nhiệt hình thành chuẩn của CH4(k), C2H6(k) lần lượt bằng -17,89; -20,24, nhiệt thăng hoa của Cgrafit là 170, năng lượng liên kết EH-H là 103,26. Hãy tính nhiệt hình thành chuẩn của C3H8(k). (Các giá trị đều có đơn vị tính là Kcal/mol).

Câu 6:

Hòa tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe vào 290 ml dung dịch HNO3, chỉ thu được khí NO và dung dịch Y không chứa muối amoni. Để tác dụng hết với các chất trong Y cần 250 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Nung kết tủa thu được trong không khí đến khối lượng không đổi, được 32,03 gam chất rắn Z.

1. Tính thể tích khí NO thu được (đo ở điều kiện tiêu chuẩn).

2. Tính CM dung dịch HNO3 đã dùng.

Câu 7:

Độ tan của AgCl trong nước cất ở một nhiệt độ nhất định là 1,81 mg/dm3. Thêm HCl để chuyển pH về 2,35, giả thiết thể tích dung dịch sau khi thêm HCl vẫn giữ nguyên và bằng 1dm3. Tính:

1.Nồng độ ion Cl- trong dung dịch trước khi thêm HCl.

2.Tích số tan T trong nước của AgCl ở nhiệt độ trên.

3.Độ tan của AgCl đã giảm đi mấy lần sau khi dùng HCl axit hóa dung dịch ban đầu đến khi có pH=2,35.

4.Khối lượng của NaCl và của Ag+ tan được trong 10 m3 dung dịch NaCl 10-3 M.

------------ HẾT -----------

- Học sinh không được sử dụng tài liệu (trừ bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học).

- Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm.

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT

HÀ TĨNH NĂM HỌC 2011-2012

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HOÁ HỌC LỚP 10

Câu

Nội dung

Điểm

1

2,5đ

Câu 1:

Cho V lít CO qua ống sứ đựng 5,8 gam sắt oxit nung đỏ một thời gian, thu được hỗn hợp khí A và chất rắn B. Cho B phản ứng hết với HNO3 loãng, thu được dung dịch C và 0,784 lít NO. Cô cạn dung dịch C, thu được 18,15 gam muối sắt (III) khan. Nếu hòa tan B bằng axit HCl dư thì thấy thoát ra 0,672 lít khí (thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn)

1. Tìm công thức của sắt oxit?

2. Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong B ?

Câu 1:

a) Số mol Fe trong FexOy = số mol Fe trong Fe(NO3)3 = 0,075

→ số mol oxi trong FexOy = (5,8-0,075.56)/16 = 0,1 ⇨ oxit là Fe3O4.

b) B có thể chứa Fe, FeO (a mol) và Fe3O4 dư (b mol)

3Fe3O4 + 28HNO3 → 9Fe(NO3)3 + NO + H2O

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

Fe + 4 HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ,

nHNO3= 0,075.3+0,035=0,26

mB = mmuối + mNO + mH2O - mHNO3 = 18,15+ 0,035.30+ 18.0,26/2-0,26.63=5,16

ta có :

1,0

0,5

1,0

2

2,5đ

Câu 2:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,11 mol Al và 0,05 mol ZnO bằng V lít dung dịch HNO3 1M vừa đủ, thu được dung dịch X và 0,672 lít khí Y nguyên chất. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 35,28 gam muối khan. Xác định công thức phân tử của Y và tính V, biết quá trình cô cạn không có sự phân hủy muối.

=(mmuối - mAl(NO3)3 - mZn(NO3)2)/80

= (35,28-0,11.(27+62.3)-0,05.(65+62.2))/80 =0,03

Bảo toàn e: 3nAl = 8. + n.nY ⇒ n = (3.0,11-0,03.8)/0,03= 3

Y là NO

= 3nAl + 2nZnO+ 2 + 1.nNO = 0,52 ⇒ = 0,52L

0,5

1,0

1,0

3

Câu 3:

Nguyên tử của nguyên tố phi kim A có electron cuối cùng ứng với bộ 4 số lượng tử thỏa mãn điều kiện: m + l = 0 và n + ms = 3/2 (quy ước các giá trị của m tính từ thấp đến cao).

1. Xác định nguyên tố A.

2. A tạo ra các ion BA32- và CA32- lần lượt có 42 và 32 electron

a. Xác định các nguyên tố B và C.

b. Dung dịch muối của BA32- và CA32- khi tác dụng với axit clohiđric cho khí D và E.

- Mô tả dạng hình học của phân tử D và E.

- Nêu phương pháp hóa học phân biệt D và E.

- D và E có thể kết hợp với O2 không? Tại sao?

1

2

a

b

Trường hợp 1: ms= +1/2 => n=1 => l=0 =>m=0

Vậy cấu hình electron của nguyên tử A : 1s1 => Hydrô

Trường hợp 2: ms= -1/2 => n=2 => l=0 => m=0

hoặc l=1 => m= -1

* Với ms= -1/2; n=2; l=0; m=0 => Cấu hình electron là 1s22s2 : Beri

* Với ms= -1/2; n=2; l=1; m= -1 => Cấu hình electron là 1s22s22p4 : Oxy

Vì A là phi kim nên hoặc A là Hydro (H) hoặc A là Oxi (O)

Ion A3B2- có 42 electron.

* Nếu A là Hidrô, ta có: 3.1 + ZB = 42 -2 ; ZB = 37

Loại vì không tồn tại ion RbH32-

* Vậy A là oxi.

Lúc đó 3.8 +ZB = 42 - 2 ; ZB = 16 ( B là lưu huỳnh ) Chọn

Ion A3C2- :

Ta có : 3.8 + ZC = 32 -2 => ZC = 6 ( C là các-bon) Chọn

Vậy A3B2- là SO32-

A3C2- là CO32-

SO32- + 2H+ ↔ SO2 ↑ + H2O CO32- + 2H+ ↔ CO2 ↑ + H2O

D là SO2 ; E là CO2

- Dạng hình học phân tử :

SO2 : nguyên tử S ở trạng thái lai hóa sp2 nên phân tử có cấu tạo góc SOS = 1190

CO2: nguyên tử C ở trạng thái lai hóa sp nên phân tử có cấu tạo đường thẳng O =C=O; COC = 1190

- Phân biệt SO2 và CO2

Dùng dung dịch brôm để nhận ra SO2 qua hiện tượng màu vàng của dung dịch brôm nhạt dần

SO2 + Br2 + 2H2O = H2SO4 + 2HBr

- Khí SO2 có thể kết hợp với O2 tạo SO3 do lưu huỳnh trong SO2 còn cặp electron chưa liên kết. CO2 không có khả năng này do cacbon trong phân tử không còn cặp electron chưa liên kết.

0,5

0,5

0,5

1,0

0,5

0,5

0,5

4

Câu 4:

Cho hỗn hợp khí A gồm H2 và CO có cùng số mol. Người ta muốn điều chế H2 đi từ hỗn hợp A bằng cách chuyển hóa CO theo phản ứng:

CO(K) + H2O(K) == CO2(K) + H2(K)

Hằng số cân bằng KC của phản ứng ở nhiệt độ thí nghiệm không đổi (t0C) bằng 5. Tỷ lệ số mol ban đầu của CO và H2O bằng 1: n. Gọi a là % số mol CO bị chuyển hóa thành CO2.

1. Hãy thiết lập biểu thức liên quan giữa n, a và KC.

2. Cho n = 3, tính thành phần % thể tích CO trong hỗn hợp khí cuối cùng (ở trạng thái cân bằng).

3. Muốn thành phần % số mol CO trong hỗn hợp khí cuối cùng nhỏ hơn 1% thì n phải có giá trị bao nhiêu?

1. Xét cân bằng: CO + H2O ↔ CO2 + H2

Trước phản ứng 1 n 0 1

Phản ứng a a a a

Sau phản ứng 1-a n-a a 1+a

Tổng số mol sau phản ứng : (1-a) + (n-a) + a + (1+a) = n + 2

KC =

2. Vì ta có % thể tích CO trong hỗn hợp x= ⇒ a= 1-Nx (N = n+2)

Khi n = 3 thay a vào Kc, thay số vào, rút gọn

100x2 + 65x – 2 = 0

Giải phương trình: x = 2,94%

3. Muốn x = 1% thay a= 1-Nx và thay tiếpvào Kc ta có phương trình.

5,04 N2 – 12N – 200 = 0

Giải phương trình: N = 7,6 tức n = 5,6

Vậy để % VCO trong hỗn hợp < 1% thì n phải có giá trị lớn hơn 5,6.

1,0

1,0

0,5

0,5

5

Câu 5:

Cho biết nhiệt hình thành chuẩn của CH4(k), C2H6(k) lần lượt bằng -17,89; -20,24, nhiệt thăng hoa của Cgrafit là 170, năng lượng liên kết EH-H là 103,26. Hãy tính nhiệt hình thành chuẩn của C3H8(k). (Các giá trị đều được tính theo Kcal/mol).

Từ giả thiết ta có:

C(gr) + 2H­2(k) → CH4(k) (1) ΔH1 = -17,89 (Kcal/mol)

2C(gr) + 3H­2(k) → C2H6(k) (2) ΔH2 = -20,24 (Kcal/mol)

C(gr) → C(k) (3) ΔH3 = 170 (Kcal/mol)

H­2(k) → 2H(k) (4) ΔH4 = 103,26 (Kcal/mol)

CH4(k) → C(k) + 4H­(k) (5) ΔH5

+ ta có (5)= -(1)+(3)+2(4)

Nên ΔH5 = -ΔH1 + ΔH3 + 2ΔH4 = 394,41 = 4 EC-HEC-H = 98,6025(Kcal/mol).

C2H6(k) → 2C(k) + 6H­(k) (6) ΔH6

+ ta có (5)= -(2)+2(3)+ 3(4)

Nên ΔH6 = -ΔH2 + 2ΔH3 + 3ΔH4 = 6 EC-H + EC-C EC-C = 78,405(Kcal/mol).

C3H8(k) → 3C(k) + 8H­(k) (7) ΔH7

ΔH7 = 8 EC-H + 2EC-C = 945,63(Kcal/mol)

⇒ 3C(gr) + 4H­2(k) → C3H8(k) (8) ΔH8

Ta có (8)= -(7)+3(3)+ 4(4)

ΔH8 = -ΔH7 + 3ΔH3 + 4ΔH4 = -22,59 (Kcal/mol)

Đáp án nhiệt hình thành chuẩn của C3H8(k) là -22,59 (Kcal/mol)

0,5

0,5

1,0

6

Câu 6:

Hòa tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe vào 290 ml dung dịch HNO3, chỉ thu được khí NO và dung dịch Y không chứa muối amoni. Để tác dụng hết với các chất trong Y cần 250 ml dung dịch Ba(OH)2 1M. Nung kết tủa thu được trong không khí đến khối lượng không đổi, được 32,03 gam chất rắn Z.

1. Tính thể tích khí NO thu được (đo ở điều kiện tiêu chuẩn).

2. Tính CM dung dịch HNO3 đã dùng.

Ta có sơ đồ sau:

H+ + OH- →H2O, Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 . Ba2+ + SO42- → BaSO4 .

2Fe(OH)3 → Fe2O2 + 3 H2O

mX = mFe + mS; mZ=mFe2O3 + mBaSO4

⇒ nNO = 0,3 mol ⇒ VNO = 6,72 lít

nH+(Y) =nOH- - 3nFe3+= 0,25.2-0,08.3=0,26.

Bảo toàn điện tích trong Y

nH+ + 3nFe3+ = nNO3- + 2nSO42- ⇒ nNO3- = 0,28

bảo toàn N ta có nHNO3= 0,3+ 0,28= 0,58. CM(HNO3)= 2M

0,5

0,5

0,5

0,5

1,0

7

Câu 7:

Độ tan của AgCl trong nước cất ở một nhiệt độ nhất định là 1,81 mg/dm3. Thêm HCl để chuyển pH về 2,35, giả thiết thể tích dung dịch sau khi thêm HCl vẫn giữ nguyên và bằng 1dm3. Tính:

1.Nồng độ ion Cl- trong dung dịch trước khi thêm HCl.

2.Tích số tan T trong nước của AgCl.

3.Độ tan của AgCl đã giảm đi mấy lần sau khi dùng HCl axit hóa dung dịch ban đầu đến khi có pH=2,35.

4.Khối lượng của NaCl và của Ag+ tan được trong 10 m3 dung dịch NaCl 10-3 M.

1. [Cl-]=[AgCl]=1,81.10-3g/dm3=1,81.10-3/143,5 mol/dm3=1,26.10-5mol/dm3=1,26.10-5 mol/l.

2. Tích số tan T AgCl = [Ag ]. [Cl- ] = (1,26.10-5)(1,26.10-5) = 1,59.10-10 mol2/l2.

3. Khi axit hóa dung dịch đến pH = 2,35:

Coi [Cl- ]= CHCl = 10-2,35 = 4,47.10-3

CAgCl= [Ag+]= TAgCl/[Cl-] = 1,59.10-10/4,47.10-3 = 3,56.10-8 mol/l << [Cl-] nên thõa mãn

Như vậy độ tan của AgCl = 3,56.10-8mol/l, giảm đi 1,26.10-5/3,56.10-8= 354 lần

4. * Số mol NaCl = 10-3. 10. 103= 10 mol mNaCl= 10. 58,5= 585g

[Ag+]= T AgCl/ [Cl-]= 1,59. 10-10/ 10-3= 1,59. 10-7mol/l

* Số mol Ag+= 1,59. 10-7. 10. 103= 1,59. 10-3 mAg+= 1.59. 10-3.108= 0,17g

0,5

0,5

1,0

1,0

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT

HÀ TĨNH NĂM HỌC 2011-2012

MÔN THI: HOÁ HỌC LỚP 11

Thời gian làm bài: 180 phút

ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang, gồm 10 câu)

Câu 1:

Hãy so sánh và giải thích sự khác nhau về nhiệt độ sôi, độ mạnh tính bazơ, kh¶ n¨ng thÓ hiÖn tÝnh khö vµ tham gia ph¶n øng céng của NH3 và NF3.

Câu 2:

Hòa tan hết 7,33 gam hỗn hợp kim loại M (chỉ có hóa trị II) và oxit của nó vào nước, thu được 1 lít dung dịch X có pH = 13.

a) Xác định kim loại M.

b/ Tính thể tích dung dịch chứa HCl và H2SO4 có pH = 0 cần thêm vào 0,1 lít X để thu được dung dịch mới có pH = 1,699.

Câu 3:

Hợp chất hữu cơ A cộng hợp với HBr tạo ra hỗn hợp D gồm các chất là đồng phân cấu tạo của nhau. D có chứa 79,2% khối lượng brom, còn lại là cacbon và hiđro. Tỉ khối của D so với O2 nhỏ hơn 6,5. Xác định công thức cấu tạo có thể có của A (dạng bền) và của các sản phẩm trong D tương ứng với A.

Câu 4:

Hiđrocacbon mạch hở X có 94,12% khối lượng cacbon, phân tử khối nhỏ hơn 120. Khi thay thế hết các nguyên tử H linh động trong phân tử X bằng những nguyên tử kim loại M (M có số oxi hóa là +1) thu được muối Y có chứa 76,6% khối lượng kim loại.

Xác định kim loại M và các công thức có thể có của X,Y.

Câu 5:

Thủy phân hoàn toàn 2,475 gam halogenua của photpho, thu được hỗn hợp 2 axit (axit của photpho với số oxi hóa tương ứng và axit không chứa oxi của halogen). Để trung hòa hoàn toàn hỗn hợp này cần dùng 45 ml dung dịch NaOH 2M. Xác định công thức của halogenua đó.

Câu 6:

Trộn CuO với một oxit của kim loại chỉ có hoá trị II theo tỷ lệ mol tương ứng là 1:2 được hỗn hợp A. Dẫn một luồng khí H2 dư đi qua 3,6 gam A nung nóng, thu được hỗn hợp B. Để hòa tan hết B cần 60 ml dung dịch HNO3 nồng độ 2,5M, thu được V lít khí NO duy nhất (điều kiện tiêu chuẩn) và dung dịch chỉ chứa muối nitrat kim loại. Xác định kim loại nói trên và tính V.

Câu 7:

Đốt cháy hoàn toàn 6,48 gam hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ A và B, chỉ thu được H2O và 18,48 gam CO2. Tìm công thức phân tử của A và B, biết X có tỉ khối đối với H2 là 13,5; A có nhiều hơn B một nguyên tử cacbon nhưng khối lượng phân tử của A lại nhỏ hơn B.

Câu 8:

Để sản xuất một mẻ phân bón amophot, người ta cho vào lò 2 tấn quặng apatit (chứa 85,25% Ca3(PO4)2 tinh chất), dung dịch H2SO4 cần thiết và một lượng khí NH3 đã được tính toán vừa đủ là 420 m3 (ở 76,22o C, 1,2 atm). Hiệu suất các phản ứng đều đạt 100%.

a) Viết các phương trình hoá học xảy ra. Tính khối lượng amophot thu được.

b) Thiết lập công thức amophot, tính hàm lượng đạm, lân trong loại phân bón nói trên.

Câu 9:

Một loại xăng có chứa 4 ankan với thành phần về số mol như sau: 10% heptan, 50% octan, 30% nonan và 10% đecan. Hãy tính xem một xe máy chạy 100 km tiêu thụ hết 2,0 kg loại xăng nói trên thì đã tiêu thụ bao nhiêu lít oxi của không khí, thải ra môi trường bao nhiêu lít khí cacbonic và bao nhiêu nhiệt lượng; giả thiết rằng nhiệt đốt cháy của xăng là 5337,8 kJ/mol, năng lượng giải phóng ra có 80% chuyển thành cơ năng còn 20% thải vào môi trường, các thể tích khí đo ở 27,3 oC và 1 atm.

Câu 10:

  1. Cation Fe3+ là axit, phản ứng với nước theo phương trình:

Fe3+ + 2H2O == Fe(OH)2+ + H3O+ , Ka = 10-2,2

Hỏi ở nồng độ nào của FeCl3 thì bắt đầu có kết tủa Fe(OH)3, tính pH của dung dịch đó; biết rằng = 10-38.

b) Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon khí A với oxi trong bình kín. Nếu tăng nồng độ oxi lên 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng lên gấp 32 lần. Tìm công thức phân tử có thế có của A. Biết công thức tính tốc độ trùng với công thức được thiết lập theo lý thuyết, các hệ số hợp thức trong phương trình phản ứng đều nguyên, các phản ứng xảy ra ở cùng nhiệt độ.

------------------ HẾT-----------------

- Học sinh không được sử dụng tài liệu (trừ bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học).

- Cán bộ coi thi không phải giải thích gì thêm.SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT

HÀ TĨNH NĂM HỌC 2011-2012

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HOÁ HỌC LỚP 11

Câu

Nội dung

Điểm

1

Câu 1:

Hãy so sánh và giải thích sự khác nhau về nhiệt độ sôi, độ mạnh tính bazơ, kh¶ n¨ng thÓ hiÖn tÝnh khö vµ tham gia ph¶n øng céng của NH3 và NF3.

- Nhiệt độ sôi của NH3 cao hơn NF3 do NH3 tạo được liên kết H liên phân tử.

- NH3 là một bazơ còn NF3 thì không, do trong NF3 các nguyên tử F hút electron làm giảm mật độ electron trên nguyên tử N.

- Trong ®k th­êng NF3 không có kh¶ n¨ng thÓ hiÖn tÝnh khö vµ tham gia ph¶n øng céng nh­ NH3 v× N trong NF3 cã sè oxh +3 vµ ®«i e ch­a dïng lÖch nhiÒu vÒ phÝa F.

2

Câu 2:

Hòa tan hết 7,33 gam hỗn hợp kim loại M (chỉ có hóa trị II) và oxit của nó vào nước, thu được 1 lít dung dịch X có pH = 13.

a) Xác định kim loại M.

b/ Tính thể tích dung dịch chứa HCl và H2SO4 có pH = 0 cần thêm vào 0,1 lít X để thu được dung dịch mới có pH = 1,699.

Gọi x, y lần lượt là số mol của M và MO ta có: Mx + y(M+16) = 7,33. (1)

M + 2H2O → M(OH)2 + H2

x x

MO + H2O → M(OH)2.

y y

⇨ số mol OH- = 2x + 2y = 1.0,1 (II)

+ Từ (I, II) ta có: 16y = 7,33 – 0,05M ⇨ M = 146,6 – 320y (*)

+ Từ (II) suy ra: 0,05 > y > 0 thay vào (*) ta có:146,6 > M > 130,6 ⇨ M là Ba.

b/ Số mol của OH- = 0,1.0,1 = 0,01 mol; Gọi V là thể tích cần tìm ⇨ số mol

H+ = 1.V mol. Vì pH của dd sau pư = 1,699 < 7 nên axit dư

H+ + OH- → H2O

bđ: V 0,01

pư: 0,01 0,01

còn: V-0,01 0

⇨ =10-1,699V = 0,0122 lít

3

Câu 3.

Hợp chất hữu cơ A cộng hợp với HBr tạo ra hỗn hợp D gồm các chất là đồng phân cấu tạo của nhau. D có chứa 79,2% khối lượng brom, còn lại là cacbon và hiđro. Tỉ khối của D so với O2 nhỏ hơn 6,5. Xác định công thức cấu tạo có thể có của A (dạng bền) và của các sản phẩm trong D tương ứng với A.

D: CxHyBrz : %mBr = 80z / MD = 0,792 ⇒ MD = 101z

Do MD < 6,5.32 = 208 ⇒ z ≤ 2.

+ TH1: z =1 ⇒ MD =101=12x + y + 80 ⇒ x =1; y = 9 : loại.

+ TH2: z = 2 ⇒ MD = 202 =12x + y +160 ⇒ x =3; y = 6 : Nên D: C3H6Br2.

Vậy A có thể là C3H4 hoặc C3H5Br

CTCT của A

CTCT của D

CH≡C-CH3

CHBr2-CH2-CH3 , CH2Br-CHBr-CH3, CH3-CBr2-CH3

CH2=C=CH2

CH2Br-CHBr-CH3, CH2Br-CH2-CH2Br, CH3-CBr2-CH3

CHBr=CH-CH3

CHBr2-CH2-CH3 , CH2Br-CHBr-CH3

CH2=CBr-CH3

CHBr2-CH2-CH3 , CH2Br-CHBr-CH3

CH2=CH-CH2Br

CH2Br-CH2-CH2Br , CH2Br-CHBr-CH3

CHBr2-CH2-CH3 , CH2Br-CH2-CH2Br,

CH2Br-CHBr-CH3

Lưu ý: học sinh có thể không viết công thức A: CH2=C=CH2 và các công

thức D tương ứng

4

Câu 4:

Hiđrocacbon mạch hở X có 94,12% khối lượng cacbon, phân tử khối nhỏ hơn 120. Khi thay thế hết các nguyên tử H linh động trong phân tử X bằng những nguyên tử kim loại M (M có số oxi hóa là +1) thu được muối Y có chứa 76,6% khối lượng kim loại.

Xác định kim loại M và các công thức có thể có của X,Y.

X: CxHy %mC = 12x/(12x+y) = 0,9412 ⇒ x/y = 4/3

Từ MX < 120 nên X: C8H6 (a=6) chứa tối đa 3 liên kết 3.

Y: C8H6-bMb %mM = Mb/(102+Mb-b) = 0,766 ⇒ M = (102-b).0,766/(0,234.b)

Do b ≤ 3 nên b=3, M=108, kim loại M chính là Ag.

Nên X: C2H3(C≡CH)3 .Y C2H3(C≡CAg)3

X

Y

CH3C(C≡CH)3

CH3C(C≡CAg)3

HC≡C-CH2-CH(C≡CH)2

AgC≡C-CH2-CH(C≡CAg)2

5

Câu 5:

Thủy phân hoàn toàn 2,475 gam halogenua của photpho, thu được hỗn hợp 2 axit (axit của photpho với số oxi hóa tương ứng và axit không chứa oxi của halogen). Để trung hòa hoàn toàn hỗn hợp này cần dùng 45 ml dung dịch NaOH 2M. Xác định công thức của halogenua đó.

Halogenua của photpho có thể có công thức PX3 hoặc PX5.

Xét trường hợp PX3:

PTHH PX3 + 3H2O → H3PO3 + 3HX

H3PO3 + 2NaOH → Na2HPO3 + 2H2O ( axit H3PO3 là axit hai lần axit)

HX + NaOH → NaX + H2O

số mol NaOH = 2. 0,045 = 0,09 mol

Để trung hòa hoàn toàn sản phẩm thủy phân 1 mol PX3 cần 5 mol NaOH;

số mol PX3 = 1/5 số mol NaOH = 0,09/5 = 0,018 mol

Khối lượng mol phân tử PX3 = 2,475/0,018 = 137,5

Khối lượng mol cuả X = (137,5 – 31): 3 = 35,5. ⇒ X là Cl . Công thức PCl3

Xét trường hợp PX5:

PX5 + 4H2O → H3PO4 + 5HX

H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O

HX + NaOH → NaX + H2O

số mol NaOH = 2. 0,045 = 0,09 mol

Để trung hòa hoàn toàn sản phẩm thủy phân 1 mol PX5 cần 8 mol NaOH;

số mol PX5 = 1/8 số mol NaOH = 0,09/8 = 0,01125 mol

Khối lượng mol phân tử PX5 = 2,475/0,01125 = 220

Khối lượng mol cuả X = (220 – 31): 5 = 37,8 ⇒ không ứng với halogen nào.

6

Câu 6:

Trộn CuO với một oxit của kim loại chỉ có hoá trị II theo tỷ lệ mol tương ứng là 1:2 được hỗn hợp A. Dẫn một luồng khí H2 dư đi qua 3,6 gam A nung nóng, thu được hỗn hợp B. Để hòa tan hết B cần 60 ml dung dịch HNO3 nồng độ 2,5M, thu được V lít khí NO duy nhất (điều kiện tiêu chuẩn) và dung dịch chỉ chứa muối nitrat kim loại. Xác định kim loại nói trên và tính V.

* Trường hợp 1: oxit của M bị khử.

CuO + H2 → Cu + H2O

MO + H2 → M + H2O

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO ↑+ 4H2O

3M + 8HNO3 → 3 M(NO3)2 + 2NO ↑+ 4H2O

Ta có hệ pt: ⇨ a = 0,01875 và M = 40 ~ Ca ⇨

loại vì CaO không bị khử

* Trường hợp 2: oxit của M không bị khử

B pư với HNO3 có 2 pư:

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO ↑+ 4H2O

MO + 2HNO3 → M(NO3)2 + H2O

Tương tự trên, có pt: ...........................................................

M = 24 ~ Mg thỏa mãn.

⇨ V= . 22,4 = 0,336 lít. →

7

Câu 7:

Đốt cháy hoàn toàn 6,48 gam hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ A và B, chỉ thu được H2O và 18,48 gam CO2. Tìm công thức phân tử của A và B, biết X có tỉ khối đối với H2 là 13,5; A có nhiều hơn B một nguyên tử cacbon nhưng khối lượng phân tử của A lại nhỏ hơn B.

Do MX = 13,5.2 = 27 --> MA < 27 --> Loại trường hợp A là CH4 vì không có B phù hợp, A là C2H2.

B có ít hơn A một nguyên tử cacbon, B là CHyOz.

C2H2 ---> 2CO2

CHyOz --> CO2

Dựa vào bài ra, hs dễ dàng lập được các phương trình đại số:

26a + Mb = 6,48

2a + b = 0,42

a + b = 0,24

Từ các phương trình này, tìm được M = 30, B là CH2O

8

Câu 8:

Để sản xuất một mẻ phân bón amophot, người ta cho vào lò 2 tấn quặng apatit (chứa 85,25% Ca3(PO4)2 tinh chất), dung dịch H2SO4 cần thiết và một lượng khí NH3 đã được tính toán vừa đủ là 420 m3 (ở 76,22o C, 1,2 atm). Hiệu suất các phản ứng đều đạt 100%.

a) Viết các phương trình hoá học xảy ra. Tính khối lượng amophot thu được.

b) Thiết lập công thức amophot, tính hàm lượng đạm, lân trong loại phân bón nói trên.

a) Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 --> 2H3PO4 + 3CaSO4

NH3 + H3PO4 --> NH4H2PO4

x x x

2NH3 + H3PO4 --> (NH4)2HPO4

2y y y

Công thức amophot: xNH4H2PO4. y(NH4)2HPO4

Số mol NH3 = 17,6.103 (mol); Ca3(PO4)2 = 55.102 (mol) --> H3PO4 = 11.103 (mol) ;

Khối lượng amophot = m(H3PO4 + NH3) = 98.11.103 + 17.17,6.103 = 1377,2 (kg)

  1. Lập công thức amophot, Tính hàm lượng đạm, lân trong amophot:

x + y = 11.103

x + 2y = 17,6.103

x = 4,4.103 , y = 6,6.103. tỷ lệ x : y = 2 : 3.

Vậy công thức amophot là 2NH4H2PO4. 3(NH4)2HPO4

Hàm lượng đạm (%N) trong amophot = 8.14.100/626 = 17,89 (%)

Hàm lượng lân (%P2O5) = 2,5.142.100/626 = 56,7 (%)

9

Câu 9:

Một loại xăng có chứa 4 ankan với thành phần về số mol như sau: 10% heptan, 50% octan, 30% nonan và 10% đecan. Hãy tính xem một xe máy chạy 100 km tiêu thụ hết 2,0 kg loại xăng nói trên thì đã tiêu thụ bao nhiêu lít oxi của không khí, thải ra môi trường bao nhiêu lít khí cacbonic và bao nhiêu nhiệt lượng; giả thiết rằng nhiệt đốt cháy của xăng là 5337,8 kJ/mol, năng lượng giải phóng ra có 80% chuyển thành cơ năng còn 20% thải vào môi trường, các thể tích khí đo ở 27,3 oC và 1 atm.

Trong 1 mol xăng có: 0,1 mol C7H16, 0,5 mol C8H18, 0,3 mol C9H20, 0,1 mol C10H22. Đặt công thức các ankan trong xăng là CaH2a+2

với a = 0,1.7 + 0,5.8 + 0,3.9 + 0,1.10 = 8,4

M = 14a + 2 = 119,6. Số mol có trong 2 kg xăng = 16,7224 (mol)

Pư cháy của hơi xăng:

CaH2a+2 + (3a + 1)/2O2 --> aCO2 + (a+1)H2O

Để đốt cháy 1 mol xăng cần số mol O2 là (3.8,4 + 1)/2 = 13,1 (mol).

Số mol O2 cần để đốt cháy 2 kg xăng là: 16,7224. 13,1 = 219,063 (mol)

VO2 cần dùng (27,3 oC, 1atm) = 5394 (l)

- Số mol CO2 tạo ra là: 8,4. 16,7224 = 140,47

Tính được VCO2 thải ra không khí là: 140,47 . 0,082.300.3 = 3459 (l)

Nhiệt tạo thành khi đốt cháy 2 kg xăng là: 16,7224. 5337,8 = 89260,8 (kJ)

Lượng nhiệt thải ra khí quyển là: 17852,16 (kJ).

10

Câu 10:

a. Cation Fe3+ là axit, phản ứng với nước theo phương trình:

Fe3+ + 2H2O == Fe(OH)2+ + H3O+ , Ka = 10-2,2

Hỏi ở nồng độ nào của FeCl3 thì bắt đầu có kết tủa Fe(OH)3, tính pH của dung dịch đó; biết rằng TFe(OH)3 = 10-38.

b. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon khí A với oxi trong bình kín. Nếu tăng nồng độ oxi lên 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng lên gấp 32 lần. Tìm công thức phân tử có thế có của A. Biết công thức tính tốc độ trùng với công thức được thiết lập theo lý thuyết, các hệ số hợp thức trong phương trình phản ứng đều nguyên, các phản ứng xảy ra ở cùng nhiệt độ.

a. Gọi nồng độ mol/l của FeCl3 là C ta có

Fe3+ + 2H2O ↔ Fe(OH)2+ + H3O+ (1)

Ban đầu C 0 0

Cân bằng C-x x x

Ka = ⇒ [Fe3+] = C-x = x2.Ka-1 (2)

Khi bắt đầu kết tủa Fe(OH)3 thì [Fe3+] = (3)

Mặt khác [OH-]3 = (10-14/x)3 = 10-42/(x3) (4)

thay (4) vào (3): [Fe3+] = 104.x3 (5)

So sánh (2) và (5) 104.x3 = x2.102,2

⇒ x = [H3O+] = 10-1,8 M ⇒ pH=1,8.

Từ (5) : [Fe3+]= 104.x3 = 104.(10-1,8)3 = 10-1,4

Theo (2) C= [Fe3+] + x = 10-1,4 + 10-1,8 = 5,56.10-2 (M).

b. Đặt công thức của A: CxHy (x, y nguyên, dương).

CxHy + (x + y/4)O2 → xCO2 + y/2H2O (1)

Công thức tính tốc độ phản ứng trên theo lý thuyết

Vì hệ số hợp thức trong phương trình phản ứng nguyên nên có 2 trường hợp:

TH1: y là chia hết cho 4.

Gọi số mol của hiđrocacbon và oxi trong 1 lít hỗn hợp trước phản ứng là a, b → ,

→ x + y/4 = 5 --> 4x + y = 20

Lập bảng

y 4 8 12 16

x 4 (nhận) 3 (nhận) 2 (loại) 1 (loại)

A là C4H4 hoặc C3H8

TH2: y là số nguyên chẵn nhưng không chia hết cho 4

Khi đó hệ số hợp thức của phản ứng phải là:

2CxHy + 2(x + y/4)O2 → 2xCO2 + yH2O (2)

,

→ 2x + y/2 = 5 hay 4x + y = 10

Lập bảng:

y 2 4 6

x 2 1,5 (loại) 1 (loại)

Vậy A là C2H2

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI

LỚP 10 THPT, NĂM HỌC 2013 – 2014

MÔN THI: HOÁ HỌC

THỜI GIAN LÀM BÀI: 180 phút

(không kể thời gian giao đề)

- Đề thi có hai trang –

Bài 1: 2,0 điểm

Một hợp chất (A) được cấu tạo từ cation và anion . Trong phân tử MX2 có tổng số proton, nơtron, electron là 186 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt. Số khối của M2+ lớn hơn số khối của là 21. Tổng số hạt trong cation M2+ nhiều hơn tổng số hạt trong anion là 27.

    1. Xác định số proton, nơtron và tên nguyên tố của M và X.
    2. Hãy viết bốn số lượng tử ứng với electron cuối cùng của M và X.
    3. Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn.

Bài 2: 2,0 điểm

  1. Một mẫu đá uranynit có tỉ lệ khối lượng ; cho chu kì bán huỷ của là 4,55921.103 năm. Hãy tính tuổi của mẫu đá đó.
  2. Năng lượng ion hóa thứ nhất (I1 - kJ/mol) của các nguyên tố chu kỳ 2 có giá trị (không theo trật tự) 1402, 1314, 520, 899, 2081, 801, 1086, 1681. Gán các giá trị này cho các nguyên tố tương ứng. Giải thích.

Bài 3: 2,0 điểm

  1. a. Hãy cho biết trạng thái lai hoá của nguyên tâm và dạng hình học của BrF5.
  2. Theo thuyết MO hãy viết cấu hình electron của N2, suy ra từ tính của nó.
  3. Tính năng lượng mạng lưới tinh thể BaCl2 từ 2 tổ hợp dữ kiện sau: (vẽ rõ sơ đồ)
  • Entanpi sinh của BaCl2 tinh thể: - 859,41 kJ/mol
  • Entanpi phân li của Cl2: 238,26 kJ/mol
  • Entanpi thăng hoa của Ba: 192,28 kJ/mol
  • Năng lượng ion hoá thứ nhất của Ba: 500,76 kJ/mol
  • Năng lượng ion hoá thứ hai của Ba: 961,40 kJ/mol
  • Ái lực electron của Cl : - 363,66 kJ/mol

Bài 4: 2,0 điểm

Cho phản ứng : 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k) △H = - 198 kJ

    1. Để tăng hiệu suất quá trình tổng hợp SO3, người ta có thể sử dụng biện pháp nào liên quan đến áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác ? Giải thích ?
    2. Cho 10,51 mol khí SO2 và 37,17 mol không khí (20% về thể tích là O2 còn lại là N2) có xúc tác là V2O5. Thực hiện phản ứng ở 427oC, 1 atm thì phản ứng đạt hiệu suất 98%. Tính hằng số cân bằng KC, KP của phản ứng ở 427oC.

Bài 5: 2,0 điểm.

Bổ túc và cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp ion – electron:

  1. CrO­ + Br2 + OH CrO + …
  2. FexOy + H2SO4 đ SO2 + …

Bài 6: 2,0 điểm

Một pin được thiết lập trên cơ sở điện cực Zn nhúng vào dung dịch Zn(NO3)2 0,1 M và điện cực Ag nhúng vào dung dịch AgNO3 0,1 M. Biết .

  1. Hãy thiết lập sơ đồ pin theo quy ước và viết phương trình hoá học xảy ra khi pin hoạt động.
  2. Tính sức điện động của pin và nồng độ các chất khi pin hết.

Bài 7: 2,0 điểm

Hoà tan 60,9 gam hỗn hợp hai muối bari của hai halogen vào nước rồi cho tác dụng vừa đủ với dung dịch K2SO4. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 58,25 gam kết tủa trắng và dung dịch muối. Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp hai muối khan.

  1. Xác định khối lượng hai muối khan.
  2. Biết rằng halogen ở hai chu kì liên tiếp. Xác định hai halogen này và tính phần trăm khối lượng muối trong hỗn hợp đầu.

Bài 8: 2,0 điểm

  1. Hòa tan hoàn toàn 9,06 gam một mẫu hợp kim Al-Mg (giả thiết không có tạp chất nào khác) bằng dung dịch H2SO4 đặc, thu được 12,22 lít khí SO2 (đo ở 136,5oC; 1,1 atm) và 0,64 gam chất rắn màu vàng. Xác định phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong mẫu hợp kim trên.
  2. Viết các phản ứng xảy ra khi điện phân dung dịch gồm NaCl 0,5 M và Cu(NO3)2 2M.

Bài 9: 2,0 điểm

  1. Dung dịch A chứa các ion: Na+; Cu2+; Ag+; Al3+; Mg2+‑. Cho dung dịch A tác dụng với HCl dư được kết tủa B và dung dịch C. Cho khí H­2S sục qua dung dịch C thu được kết tủa D và dung dịch E. Thêm NH3 vào dung dịch E được kết tủa F và dung dịch G. Thêm (NH4)2CO3 vào dung dịch G thu được kết tủa H. Xác định các chất và viết phương trình ion của tất cả các phản ứng xảy ra.
  2. Tại sao Na2O2 được dùng làm khí trong bình dưỡng khí của thợ lặn? Viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có)

Bài 10: 2,0 điểm

  1. Muối LiCl kết tinh theo mạng tinh thể lập phương tâm diện. Ô mạng cơ sở có độ dài mỗi cạnh là 0,514nm. Giả thiết ion Li+ nhỏ đến mức có thể xảy ra sự tiếp xúc anion – anion và ion Li+ được xếp khít vào khe giữa các ion Cl-.
  2. Tính độ dài bán kính của mỗi ion Li+, Cl- trong mạng tinh thể.
  3. Xác định khối lượng riêng của tinh thể LiCl. Biết Li = 6.94; Cl = 35,45
  4. Hoà tan 63 gam Na2SO3 khan vào nước sau đó đun sôi dung dịch khoảng 2 giờ với một lượng dư bột lưu huỳnh. Lọc bỏ phần lưu huỳnh dư, từ dung dịch làm kết tinh tối đa 93 gam tinh thể Na2S2O3.5H2O.
  5. Tính hiệu suất điều chế Na2S2O3.
  6. Hoà tan muối kết tinh vào nước lẫn với hồ tinh bột, sục I2 vào dung dịch đó tới dư. Nêu hiện tượng phản ứng có thể xảy ra và viết phương trình hoá học.
  7. Khi hoà tan CH3COOH tới bão hoà vào nước. Viết các quá trình điện ly có thể xảy ra.

---HẾT---

Ghi chú: Thí sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐÁP ÁN ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI

LỚP 10 THPT, NĂM HỌC 2013 – 2014

MÔN THI: HOÁ HỌC

(Đáp án này có 4 trang)

Bài 1: 2,0 điểm

Câu 1

1,0 điểm

CrO­ + Br2 + OH CrO + Br + H2O

2 x CrO + 4OH CrO + 2H2O + 3e

3 x Br2 + 2e 2Br

2CrO + 8OH + 3Br2 2CrO+ 6Br + 4H2O

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

Câu 2

1,0 điểm

FexOy + H2SO4 đ SO2 + …

2 x FexOy + 2yH+ xFe3+ + yH2O + (3x – 2y)e

(3x – 2y) x SO + 4H+ + 2e SO2 + 2H2O

2FexOy + (3x – 2y)SO + (12x – 4y)H+

2xFe3+ (3x – 2y)SO2 + (6x – 2y) H2O

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

Bài 2: 2,0 điểm

Câu 1

1,0 điểm

Đặt halogen X có X đvC và muối của nó là BaX2, số mol a

Y Y BaY2 b

BaX2 + K2SO4 2KX + BaSO4

a a 2a a (mol)

BaY2 + K2SO4 2KY + BaSO4

b b 2b b (mol)

0,25 điểm

0,25 điểm

Từ 2 phương trình phản ứng ta có: n

Theo định luật bảo toàn khối lượng:

Với a + b = 0,25

0,5 điểm

Câu 2

1,0 điểm

Số mol halogen tương ứng: 2a + 2b = 0,5

khối lượng mol trung bình của X, Y:

Với X, Y là 2 halogen thuộc hai chu kì liên tiếp nên đó là Cl và Br (thoả mãn điều kiện 35,5 < 53,3 < 80)

Thay giá trị Cl và Br vào phương trình khối lượng:

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Bài 3: 2,0 điểm

Câu 1

1,0 điểm

  1. Trạng thái lai hoá của Br là sp3d2.

BrF5 có công thức VSEPR là AX5E1 chóp vuông.

N2 có tính nghịch từ.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 2

1,0 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Bài 4: 2,0 điểm

Câu 1

1,0 điểm

Từ (1), (2), (3), (4)

M là Fe; X là Cl

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 2

0,5 điểm

Fe(Z=26): 1s22s22p63s23p63d64s2

Fe2+(Z=26): 1s22s22p63s23p63d6

Cl(Z=17): 1s22s22p63s23p5

Cl-(Z=17): 1s22s22p63s23p6

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 3

0,5 điểm

Fe: Chu kỳ 4 nhóm VIIIB

Cl: chu kỳ 3 nhón VIIA

0,25 điểm

0,25 điểm

Bài 5: 2,0 điểm

Câu 1

0,75 điểm

Câu a: phương trình: PBr3 + 3H2O H3PO3 + 3HBr.

Câu b: Không dùng phương pháp sunfat điều chế HBr vì H2SO4 có tính oxi hoá mạnh nên có thể oxi hoá chất khử mạnh như ion Br (trong HBr) thành Br2:

2HBr + H2SO4 Br2 + SO2 + 2H2O

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 2

1,25 điểm

Câu a: H2Ox + NaCl NaClO + H2.

2H2O + CaCl2 Ca(OCl)2 + 2H2.

3H2O + KCl KClO3 + 3H2.

Câu b: 2CaOCl2 + H2O + CO2 CaCO3 + CaCl2 + 2HClO.

NaClO + H2O + CO2 NaHCO­3 + HClO.

0,75 điểm

0,5 điểm

Bài 6: 2,0 điểm

Câu 1

1,0 điểm

2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2.

2KMnO­4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O + 5Cl2.

2HCl + Fe FeCl2 + H2.

HCl + Na2SO3 NaCl + SO + H2O. (ngoài ra: H+ Cl2 2HCl)

0,25 x 4 = 1,0 điểm

Câu 2

1,0 điểm

Số mol (phóng xạ) = số mol =

mU (ban đầu) = 1 + .298 = 1,0523 (g)

(năm)

0,25 điểm

0,25 điểm

0,5 điểm

Bài 7: 2,0 điểm

S + Mg → MgS (1)

MgS + 2HCl → MgCl2 + H2S (2)

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (3)

0,25 điểm

0,25 điểm

khí B: H2S; H2: Mg có dư sau phản ứng (1)

Đặt , ta có

Từ (1), (2), (3) ta có:50%; 50%

0,25 điểm

0,25 điểm

2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O 2H2 + O2 → 2H2O

0,1 0,1 0,1 0,033 0,033

SO2 + H2O2 → H2SO4

0,1 0,147

0 0,047 0,1

0,5 điểm

m(dung dịch) = gam

C%(H2SO4) = 9%; C%(H2O) = 1,47%

0,25 điểm

0,25 điểm

Bài 8: 2,0 điểm

Câu 1

1,5 điểm

Gọi x, y lần lượt là số mol các kim loại Mg và Al.

; Chất rắn: S,

Viết các bán phản ứng:

0,25 điểm

0,5 điểm

0,25 điểm

Ta có :

⇒ và

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 2

0,5 điểm

n = và , ⇒

0,5 điểm

Bài 9: 2,0 điểm

Câu 1

0,75 điểm

A: 3p4 ⇒ A là S B: 2p5 ⇒ B là F C: 2p4 ⇒ C là O

0,25 x 3 =

0,75 điểm

Câu 2

1,25 điểm

Giá trị năng lượng ion hóa tương ứng với các nguyên tố:

IA

IIA

IIIA

IVA

VA

VIA

VIIA

VIIIA

Li

Be

B

C

N

O

F

Ne

2s1

2s2

2p1

2p2

2p3

2p4

2p5

2p6

I1 (kJ/mol)

520

899

801

1086

1402

1314

1681

2081

Nhìn chung từ trái qua phải trong một chu kỳ năng lượng ion hóa I1 tăng dần, phù hợp với sự biến thiên nhỏ dần của bán kính nguyên tử.

Có hai biến thiên bất thường xảy ra ở đây là:

- Từ IIA qua IIIA, năng lượng I1 giảm do có sự chuyển từ cấu hình bền ns2 qua cấu hình kém bền hơn ns2np1 (electron p chịu ảnh hưởng chắn của các electron s nên liên kết với hạt nhân kém bền chặt hơn).

- Từ VA qua VIA, năng lượng I1 giảm do có sự chuyển từ cấu hình bền ns2np3 qua cấu hình kém bền hơn ns2np4 (trong p3 chỉ có các electron độc thân, p4 có một cặp ghép đôi, xuất hiện lực đẩy giữa các electron).

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Bài 10: 2,0 điểm

Câu 1

0,75 điểm

 - Giảm nhiệt độ của hệ phản ứng (khoảng 500oC là thích hợp: nếu giảm  thấp quá thì tốc độ phản ứng chậm).

 - Tăng áp suất (bằng cách thổi liên tục SO2 và không khí được nén ở áp suất cao vào lò phản ứng).

 - Xúc tác không ảnh hưởng đến sự chuyển dời cân bằng, nhưng giúp phản ứng nhanh đạt đến trạng thái cân bằng hơn.

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 2

1,25 điểm

2SO2 (k) + O2 ⇄ 2SO3 (k) △H = - 198 kJ

   Co 10,51 (mol) 7,434 (mol) 0

   C 10,3 (mol) 5,15 (mol) 10,3 (mol)

   [C] 0,21 (mol) 2,284 (mol) 10,3 (mol)

Tổng số mol hỗn hợp ở cân bằng:

Pi = xi.P = xi.1 = xi; và và

(R = 0,082, T = 427 + 273 = 7000K, △n = -1)

0,5 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

---Hết---

Ghi chú

Giám khảo chấm bài cẩn thận.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HÀ TĨNH

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Đề thi có 02 trang, gồm 9 câu)

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10,11 THPT NĂM HỌC 2018-2019

Môn thi: HÓA HỌC-LỚP 10

Thời gian làm bài: 180 phút

Nguyên tử khối: H =1, He =4, C =12, N =14, O =16, Na = 23, Mg =24, Al = 27 Si = 28, P =31, S =32, Cl = 35, K = 39, Ca = 40, Fe = 56, Br = 80, Ba= 137, Ag = 108.

Câu 1. (3,0 điểm)

1) So sánh và giải thích ngắn gọn các trường hợp sau:

a. Năng lượng liên kết của N-F và B-F trong các hợp chất NF3 và BF3.

b. Nhiệt độ sôi của NF3 và NH3.

c. Mô men lưỡng cực của NF3 và NH3.

d. Nhiệt độ nóng chảy của AlCl3 và AlF3.

2) Hoàn thành các phương trình hóa học của các phản ứng sau:

a. NaBr + H2SO4 (đặc, nóng)

b. NaClO + PbS

c. F2 + NaOH (loãng, lạnh)

d. FeI2 + Cl2(dư)

e. FeSO4 + H2SO4 + HNO2

f. KMnO4 + H2SO4 + HNO2

Câu 2. (3,0 điểm)

1) Giả thiết tồn tại các obitan ng tương ứng với số lượng tử phụ l = 4.

a. Hãy cho biết số electron tối đa mà phân lớp ng có thể có.

b. Dự đoán sau phân mức năng lượng nào thì đến phân mức ng.

c. Nguyên tử có electron đầu tiên ở phân mức ng này có số hiệu nguyên tử Z bằng bao nhiêu?

2) Cho ba khí X, Y, Z. Đốt cháy V lít khí X thu được V lít khí Y và 2V lít khí Z. Hợp chất X không chứa oxi, Z là sản phẩm thu được khi cho lưu huỳnh tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Y là oxit trong đó khối lượng oxi gấp 2,67 lần khối lượng nguyên tố tạo oxit. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Viết các phương trình hóa học xảy ra khi

a. Đốt cháy hỗn hợp X, Y, Z trong không khí (nếu có xảy ra).

b. Cho Z lần lượt sục qua các dung dịch: Br2, H2O2, H2S, Na2CO3, KMnO4.

Câu 3. (2,0 điểm)

Giải thích ngắn gọn các trường hợp sau:

a. Để tẩy uế hố rác, cống rãnh, chuồng trại người ta thường dùng clorua vôi.

b. Trong thiên nhiên có nhiều nguồn tạo ra H2S nhưng không có hiện tượng tích tụ khí H2S trong không khí.

c. I2 tan rất ít trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzen, xăng, … và tan trong dung dịch KI.

d. Ozon dễ hóa lỏng và tan trong nước nhiều hơn oxi.

e. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm tầng ozon là do hợp chất CF2Cl2 dùng trong công nghiệp làm lạnh thải vào không khí.

Câu 4. (2,0 điểm)

Một bình thủy tinh kín chứa 500 ml hỗn hợp khí gồm H2, F2, O2 (ở đktc) có tỉ lệ thể tích tương ứng là 5:3:1. Nung nóng bình thì xảy ra phản ứng tỏa nhiệt rất mạnh. Sau đó làm lạnh bình về nhiệt độ phòng (250C) thì xuất hiện tinh thể (A) không màu bám trên thành bình. Trong A nguyên tố Si chiếm 36% về khối lượng.

a. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b. Xác định công thức phân tử của A.

c. Tính khối lượng FeS2 cần dùng để điều chế một lượng SO3 đủ để tan vào 200 gam dung dịch H2SO4 91% tạo thành oleum chứa 12,5% SO3. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Câu 5. (2,0 điểm)

Đã có một số công trình về việc điều chế hợp chất của canxi hóa trị 1. Mặc dù bản chất của các chất đó vẫn chưa được biết nhưng chúng đã được sự quan tâm rất nhiều của các nhà hóa học.

Có thể chuyển CaCl2 thành CaCl bằng canxi, hiđro, cacbon.

a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.

b. CaCl2 tác dụng với hidro nguyên tử tạo ra sản phẩm màu trắng chứa 52,36% Ca và 46,32% Cl về khối lượng. Xác định công thức thực nghiệm cho sản phẩm đó.

c. CaCl2 tác dụng với cacbon tạo ra sản phẩm màu đỏ (X) chứa 3 nguyên tố, trong đó tỉ lệ số mol nCa : nCl = 1,5 : 1. Thủy phân sản phẩm X thì thu được hợp chất như khi thủy phân Mg2C3. Xác định công thức thực nghiệm của sản phẩm X. Viết công thức cấu tạo mạch hở của hợp chất tạo ra khi thủy phân sản phẩm X.

Câu 6. (2,0 điểm)

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm MgCl2, FeCl3, CuCl2 vào nước, thu được dung dịch A. Cho từ từ khí H2S đến dư vào dung dịch A, thu được lượng kết tủa nhỏ hơn 2,51 lần lượng kết tủa tạo ra khi cho dung dịch Na2S dư vào dung dịch A. Tương tự, nếu thay FeCl3 trong dung dịch A bằng FeCl2 với khối lượng như nhau (tạo dung dịch B) thì lượng kết tủa thu được khi cho khí H2S dư vào dung dịch B nhỏ hơn 3,36 lần lượng kết tủa tạo ra khi cho Na2S dư vào dung dịch B. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp X.

Câu 7. (2,0 điểm)

Cho 12,25 gam KClO3 vào dung dịch HCl đặc, dư. Sau khi kết thúc các phản ứng cho toàn bộ lượng Cl2 tạo ra tác dụng hết với kim loại M, thu được 38,1 gam hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ lượng X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được 118,5 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định kim loại M.

Câu 8. (2,0 điểm)

Cho 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 x mol/l, thu được 42,75 gam kết tủa. Thêm tiếp 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào hỗn hợp sau phản ứng thì khối lượng kết tủa thu được là 94,2375 gam. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định giá trị của x.

Câu 9. (2,0 điểm)

Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, CuO, MgO, FeO, Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc). Mặt khác, khi cho khí CO dư đi qua m gam hỗn hợp X nung nóng, thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ lượng Z vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 35 gam kết tủa. Hòa tan toàn bộ lượng Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được V lít khí SO2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính V.

--------Hết-------

- Thí sinh không được sử dụng tài liệu kể cả bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:……………………………………… Số báo danh……………………………

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HÀ TĨNH

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH

LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn thi: HÓA HỌC – LỚP 10

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1: (3,0 điểm).

NỘI DUNG

Điểm

1.

a) Năng lượng liên kết N – F < B – F vì phân tử NH3 có chứa nguyên tử N lai hóa sp3 => liên kết N – F là liên kết đơn tạo bởi sự xen phủ của obitan sp3 của N và obitan p của F; phân tử BF3 có chứa nguyên tử B lai hóa sp2 => liên kết B – F ngoài sự xen phủ của obitan sp2 của B và obitan p của F thì có sự xen phủ của obitan p tự do của B và obitan p của F => bền hơn liên kết N – F.

b) Nhiệt độ sôi của NH3 > NF3 do giữa các phân tử NH3 có liên kết hidro còn giữa các phân tử NF3 không có liên kết hidro.

c) Mô men lưỡng cực của NH3 > NF3 do chiều véc tơ của các momen liên kết trong phân tử NH3 cùng chiều với cặp electron tự do trên N, còn trong phân tử NF3 thì chiều của các momen liên kết ngược chiều với cặp electron tự do trên N

d) Nhiệt độ nóng chảy của AlF3 > AlCl3 do hợp chất AlF3 là hợp chất ion, tồn tại ở dạng tinh thể rắn còn hợp chất AlCl3 là hợp chất cộng hóa trị, lực liên kết giữa các phân tử yếu.

2.

Các phương trình phản ứng

  1. 2NaBr + 3H2SO4 Br2 + SO2 + 2NaHSO4 + 2H2O
  2. 4NaClO + PbS PbSO4 + 4NaCl
  3. 2F2 + 2NaOH(loãng, lạnh) 2NaF + H2O + OF2
  4. 3Cl2 + 2FeI2 2FeCl3 + 2I2

2Cl2 + I2 + 3H2O 4HCl + 2HIO3

  1. 2FeSO4 + H2SO4 + 2HNO2 Fe2(SO4)3 + 2NO + 2H2O
  2. 2KMnO4 + 3H2SO4 + 5HNO2 K2SO4 + 2MnSO4 + 5HNO3 + 3H2O

Câu 2: (3,0 điểm).

NỘI DUNG

Điểm

1.

Phân mức năng lượng ng ứng với l = 4 sẽ có (2l + 1) obitan

a. Như vậy số obitan ứng với mức năng lượng này là 9 => số electron tối đa là 18 e.

b. Phân mức năng lượng ng xuất hiện trong cấu hình electron nguyên tử là 5g, vì khi số lượng tử chính n = 5 thì lớp electron này có tối đa 5 phân mức năng lượng ứng với: l = 0 (s); l = 1 (p); l = 2 (d); l = 3 (f); l = 4 (g) => phân mức 5g có tổng số (n + l) = 9 => phân mức này nằm sát sau phân mức 8s.

c.Nguyên tử đầu tiên ở phân mức này có cấu hình: 7s25f146d107p68s25g1

Vậy Z = 121

2.

Z là sản phẩm của S với H2SO4 đặc , nóng => Z là SO2. Y là oxit trong đó lượng oxi = 2,67 lần lượng nguyên tố tạo oxit => Y là CO2. Vậy X là CS2.

  1. Phương trình phản ứng:

CS2 + O2 CO2 + SO2

CO2, SO2 không cháy trong không khí.

  1. Các phương trình phản ứng

SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4

SO2 + H2O2 H2SO4

SO2 + Na2CO3 Na2SO3 + CO2

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4

Câu 3: (2,0 điểm).

NỘI DUNG

Điểm

  1. Clorua vôi là chất bột rẽ tiền, dễ điều chế, có hàm lượng hipoclorit cao, có khả năng diệt trùng nhờ tính oxi hóa mạnh của gốc hipoclorit (ClO) nên được sử dụng để tẩy uế các hố rác, cống rãnh,…
  2. H2S không tích tụ trong không khí là do H2S có tính khử mạnh, khi gặp oxi trong không khí thì xảy ra phản ứng: H2S + O2 S + H2O
  3. I2 là phân tử không phân cực nên khó tan trong nước (là dung môi phân cực) nhưng dễ tan trong các dung môi không phân cực như benzen, xăng,…

Trong dung dịch KI thì I2 tạo phức tan KI3 theo phản ứng: KI + I2 KI3

  1. O2 là phân tử không phân cực, O3 là phân tử phân cực vì vậy O3 dễ hóa lỏng và tan trong nước nhiều hơn O2
  2. CF2Cl2 phá hủy tầng ozon là do các phản ứng sau

CF2Cl2 CF2Cl. + Cl.

Cl. + O3 O2 + OCl.

OCl. + O3 O2 + Cl.

Một gốc Cl. có thể phá hủy hàng ngàn phân tử O3

Câu 4: (2 điểm).

NỐI DUNG

Điểm

a.

b.

A có chứa Si chiếm 36% khối lượng => A là H2SiO3

Các phương trình phản ứng xảy ra

H2 + F2 2HF

4HF + SiO2 SiF4 + 2H2O

SiF4 + 3H2O H2SiO3 + 4HF

c.

Các phương trình phản ứng xảy ra

4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 (1)

2SO2 + O2 2SO3 (2)

SO3 + H2O H2SO4 (3)

nSO3 + H2SO4 H2SO4.nSO3 (4)

Gọi x là số mol FeS2 cần dùng. Từ (1) và (2) => số mol SO3 = x

Số mol H2O trong dung dịch H2SO4 91% là (100 – 91) : 18 = 0,5 mol

=> Số mol SO3 cần dùng để chuyển 100 gam dung dịch H2SO4 91% thành H2SO4 100% là 0,5 mol => số mol SO3 còn lại là: (2x – 0,5)

Vì oleum chứa 12,5% SO3 nên ta có

=> x = 0,375.

Vậy khối lượng của FeS2 cần dùng là m = 0,375.120 = 45 gam.

Câu 5. (2 điểm).

NỘI DUNG

Điểm

a.

Các phương trình phản ứng

CaCl2 + Ca 2CaCl

CaCl2 + H2 CaCl + HCl

4CaCl2 + C 4CaCl + CCl4

b.

Theo giả thiết ta có %H = 100 – 52,36 – 46,32 => ta có tỉ lệ số mol

Ca : Cl : H = 1 : 1 : 1 => công thức thực nghiệm là (CaClH)n

c.

Ta có nCa : nCl = 1,5 : 1 = 3 : 2

Mặt khác, ta có: Mg2C3 + 4H2O 2Mg(OH)2 + C3H4

=> X có dạng (Ca3C3Cl2)n

Công thức cấu tạo mạch hở của C3H4

H H H

C=C=C H – C = C – C H

H H H

Câu 6. (2,0 điểm).

NỘI DUNG

Điểm

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của CuCl2, MgCl2, FeCl3

-Tác dụng với Na2S: CuCl2 + Na2S CuS + 2NaCl

MgCl2 + Na2S + H2O Mg(OH)2 + H2S + 2NaCl

2FeCl3 + 3Na2S 2FeS + S + 6NaCl

-Tác dụng với H2S: CuCl2 + H2S CuS + 2HCl

2FeCl3 + H2S 2FeCl2 + 2HCl + S

MgCl2 + H2S: không phản ứng

Nếu thay bằng FeCl2:

-Tác dụng với Na2S: CuCl2 + Na2S CuS + 2NaCl

MgCl2 + Na2S + H2O Mg(OH)2 + H2S + 2NaCl

FeCl2 + Na2S FeS + 2NaCl

-Tác dụng với H2S: CuCl2 + H2S CuS + 2HCl

FeCl2, MgCl2 : không phản ứng

Theo giả thiết ta có: 96x + 88z + 16z + 58y = 2,51(96x + 16z) (1)

Số mol FeCl2 = => 96x + 58y + = 3,36.96x (2)

Từ (1) và (2) => y = 0,664x và z = 1,67x => MgCl2 = 13,45%; FeCl3 = 57,8%;

CuCl2 = 28,75%

Câu 7: (2 điểm).

NỘI DUNG

Điểm

Phương trình phản ứng

KClO3 + 6HCl KCl + 3Cl2 + 3H2O

M tác dụng với Cl2 tạo ra hỗn hợp X => X gồm MCln và M dư.

Số mol Cl2 = 0,3 mol => số mol AgCl = 0,6 mol => mAgCl = 86,1 gam

Theo giả thiết ta có mM = 38,1 – mCl2 = 16,8 gam

Giả sử M không tác dụng với AgNO3 thì khối lượng kết tủa là

86,1 + mM (dư) < 86,1 + 16,8 = 102,9 < 118,5 => M có phản ứng với AgNO3

=>khối lượng Ag tạo ra = 118,5 – 86,1 = 32,4 gam => số mol Ag = 0,3 mol

=>tổng số mol electron do M cho = 2.nCl2 + nAg = 0,9 mol

Ta có: M – n.e Mn+

Gọi x là số mol M => x.n = 0,9 ; M.x = 16,8 => M = => M =

Giá trị thích hợp là n = 3 và M = 56

Vậy M là Fe

Câu 8. (2 điểm).

NỘI DUNG

Điểm

Theo giả thiết ta có số mol Ba(OH)2 = 0,15 mol; Al2(SO4)3 = 0,25x mol

Phương trình phản ứng:

3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 3BaSO4 + 2Al(OH)3

Giả sử Ba(OH)2 hết => m = 0,15.233 + 0,15. .78 = 42,75 gam (thõa mãn bài ra)

Khi thêm 0,2 mol Ba(OH)2 vào dung dịch sau phản ứng thì khối lượng kết tủa tăng thêm => có hai khả năng xảy ra:

- Nếu cả BaSO4 và Al(OH)3 đều kết tủa hết thì khối lượng kết tủa là: 0,35.233 + 0,35. .78 = 99,75 > 94,2375 => không thõa mãn bài ra

- Nếu chỉ có BaSO4 kết tủa còn Al(OH)3 tan hết thì khối lượng kết tủa là: 0,35.233 = 81,55 < 94,2375 => khi thêm Ba(OH)2 thì xảy ra hai phản ứng và lượng Al(OH)3 tan một phần:

3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 3BaSO4 + 2Al(OH)3 (1)

0,75x 0,25x 0,75x 0,5x

Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 Ba(AlO2)2 + 4H2O (2)

(0,35 – 0,75x) 2(0,35 – 0,75x)

Sau các phản ứng thì số mol Al(OH)3 còn lại là: 0,5x – 2(0,35 – 0,75x) = (2x – 0,7) mol

=> tổng khối lượng kết tủa là: 233.0,75x – 78(2x – 0,7) = 94,2375

=> x = 0,45 (mol/l)

Câu 9: (2,0 điểm).

NỘI DUNG

Điểm

Hỗn hợp X + CO hỗn hợp Y (MgO, Fe, Cu) + hỗn hợp khí Z (CO, CO2)

Hỗn hợp X + H2SO4 Fe3+

Cu2+

Mg2+

0,15 mol SO2

Hỗn hợp Y (MgO, Fe, Cu) + H2SO4 Fe3+

Cu2+

Mg2+

V lít SO2

Áp dụng bảo toàn electron ta có:

Ở thí nghiệm 1 thì số mol electron cho = số mol electron nhận = 0,3 mol

Ở thí nghiệm 2 thì số mol electron cho = số mol e cho tại TN 1 + 2.nCO2 = 1 mol

=> Số mol e cho ở thí nghiệm 2 = 2.nSO2

=> nSO2 = 0,5 mol

Vậy thể tích khí SO2 = 11,2 lít

V = 11,2 lít

Nếu thí sinh có cách giải khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa

---------------------------HẾT--------------------------

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

HẢI DƯƠNG

--------------

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn thi: HÓA HỌC

Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Ngày thi: 03/4/2019

Đề thi gồm: 05 câu, 02 trang

-----------------------------------------------

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137.

Cho biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố: 1H; 2He; 6C; 7N; 8O; 9F; 10Ne; 11Na; 12Mg; 13Al; 16S; 17Cl; 18Ar; 19K; 20Ca; 24Cr; 26Fe; 29Cu; 30Zn; 35Br.

Câu 1: (2,0 điểm)

1) Phân tử M được tạo nên bởi ion X3+ và Y2-. Trong phân tử M có tổng số hạt p, n, e là 224 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 72 hạt. Tổng số hạt p, n, e trong ion X3+ ít hơn trong ion Y2- là 13 hạt. Số khối của nguyên tử Y lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5 đơn vị. Xác định số hạt p, n, e của nguyên tử X, Y và công thức phân tử của M.

2) X, Y, R, A, B, M theo thứ tự là 6 nguyên tố liên tiếp trong Hệ thống tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 63 (X có số đơn vị điện tích hạt nhân nhỏ nhất).

a. Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của X, Y, R, A, B, M.

b. Viết cấu hình electron của X2−, Y, R, A+, B2+, M3+. So sánh bán kính của chúng và giải thích?

Câu 2: (2,0 điểm)

1) Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.

a) MnO2 + HCl MnCl2 + Cl2 + H2O

b) FeO + HNO3 NO + Fe(NO3)3 + H2O

c) Cu + H2SO4 (đ) CuSO4 + SO2 + H2O

d) FeS2 + H2SO4 (đ) Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

2) Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

a. Sục từ từ khí sunfurơ đến dư vào cốc chứa dung dịch KMnO4.

b. Dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch nước clo, sau đó nhỏ vào dung dịch sau phản ứng vài giọt dung dịch muối BaCl2.

c. Dẫn khí ozon vào dung dịch KI (có sẵn vài giọt phenolphtalein).

d. Dẫn khí hiđro sunfua vào dung dịch muối CuCl2 (màu xanh).

Câu 3: (2,0 điểm)

1) a. Axit sunfuric đặc được dùng làm khô những khí ẩm, hãy dẫn ra hai thí dụ. Có những khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy dẫn ra hai thí dụ. Vì sao?

b. Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than (được gọi là sự hóa than). Dẫn ra những thí dụ về sự hóa than của saccarozơ, vải sợi làm từ xenlulozơ (C6H10O5)n.

2) Hỗn hợp A gồm Al, Zn, S dưới dạng bột mịn. Sau khi nung 33,02 gam hỗn hợp A (không có không khí) một thời gian, nhận được hỗn hợp B. Nếu thêm 8,296 gam Zn vào B thì hàm lượng đơn chất Zn trong hỗn hợp này bằng hàm lượng Zn trong A.

Lấy hỗn hợp B hòa tan trong H2SO4 loãng dư thì sau phản ứng thu được 0,48 gam chất rắn nguyên chất.

Lấy hỗn hợp B thêm một thể tích không khí thích hợp (coi không khí chứa 20%O2 và 80% N2 theo thể tích). Sau khi đốt cháy hoàn toàn B, thu được hỗn hợp khí C gồm hai khí trong đó N2 chiếm 85,8% về thể tích và chất rắn D. Cho hỗn hợp khí C đi qua dung dịch NaOH dư thể tích giảm 5,04 lít (đktc).

a. Tính thể tích không khí (đktc) đã dùng.

b. Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong B.

Câu 4: (2,0 điểm)

1) Một oleum A chứa 37,869 % lưu huỳnh trong phân tử.

a) Hãy xác định công thức của A.

b) Trộn m1 gam A với m2 gam dung dịch H2SO4 83,30% được 200 gam oleum B có công thức H2SO4.2SO3. Tính m1 và m2.

2) A, B là các dung dịch HCl có nồng độ mol khác nhau. Lấy V lít dung dịch A cho tác dụng với AgNO3 dư thấy tạo thành 35,875 gam kết tủa. Để trung hòa V’ lít dung dịch B cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 0,3M. Trộn V lít dung dịch A với V’ lít dung dịch B thu được 2 lít dung dịch C (coi V + V’ = 2 lít).

a. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch C.

b. Lấy riêng 100 ml dung dịch A và 100 ml dung dịch B cho tác dụng với Fe dư thì lượng H2 thoát ra trong hai trường hợp chênh lệch nhau 0,448 lít (ở đktc). Tính nồng độ mol của các dung dịch A, B.

Câu 5: (2,0 điểm)

1) a. Nhỏ từng giọt đến hết 125 ml dung dịch HCl 4M vào 375 ml dung dịch chứa đồng thời hai chất tan NaOH 0,4M và Na2SO3 0,8M đồng thời đun nhẹ để đuổi hết khí SO2. Thể tích khí SO2 thu được (ở đktc) là bao nhiêu?

b. Làm ngược lại câu a, nhỏ từng giọt đến hết 375 ml dung dịch chứa đồng thời hai chất tan NaOH 0,4M và Na2SO3 0,8M vào 125 ml dung dịch HCl 4M đồng thời đun nhẹ để đuổi hết khí SO2. Thể tích khí SO2 thu được (ở đktc) là bao nhiêu?

Coi hiệu suất các phản ứng là 100%.

2) Chia 15 gam một muối sunfua của kim loại R (có hóa trị không đổi) làm hai phần. Phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư tạo ra khí A. Phần 2 đốt cháy hết trong oxi vừa đủ thu được khí B. Trộn hai khí A và B với nhau thì thu được 5,76 gam chất rắn màu vàng và một khí dư thoát ra. Dùng một lượng NaOH (trong dung dịch) tối thiểu để hấp thụ vừa hết lượng khí dư này thì thu được 6,72 gam muối. Hãy xác định tên kim loại R. Biết tất cả các phản ứng đều có hiệu suất 100%.

--------------- Hết --------------------

Họ tên thí sinh: ……………………………………Số báo danh …………..

Chữ kí giám thị 1 …………………………….Chữ kí giám thị 2 …………..

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

HẢI DƯƠNG

--------------

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 10 THPT

NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN THI: HÓA HỌC

(Hướng dẫn chấm gồm 6 trang)

(*) Hướng dẫn chung:

- Học sinh có thể làm theo cách khác, nếu đúng và lập luận chặt chẽ vẫn cho điểm tối đa.

- Nếu giải toán có sử dụng tỉ lệ của PTHH mà cân bằng sai phương trình thì không cho điểm phần giải toán đó.

- Nếu bài làm học sinh viết thiếu điều kiện phản ứng, thiếu đơn vị (mol, g, …) thì giáo viên chấm linh động để trừ điểm.

- Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.

Câu

Ý

Đáp án

Biểu điểm

1

1.1

Gọi ZX, ZY tương ứng là số proton của X, Y . ( ZX, ZY є Z*)

NX, NY tương ứng là số nơtron của X, Y. ( NX, NY є Z*)

Phân tử M được tạo nên bởi ion X3+ và ion Y2- do đó M có công thức phân tử là: X2Y3.

0,25

- Tổng số hạt p, n, e trong phân tử M là:

2(2ZX + NX) + 3( 2ZY + NY) = 224 (1)

- Trong phân tử M, hiệu số hạt mang điện và số hạt không mang điện là:

( 4ZX + 6ZY) – (2NX + 3NY) = 72 (2)

- Hiệu số hạt p, n, e trong ion X3+ và ion Y2-:

(2ZY + NY +2) – ( 2ZX + NX – 3) = 13 (3)

0,25

- Hiệu số khối trong nguyên tử X và Y là:

(ZY + NY) – ( ZX + NX) = 5 (4)

Lấy (1) + (2) ta được: 2ZX + 3 ZY = 74 (5)

Lấy (3) – (4) ta được: ZY - ZX = 3 (6)

0,25

Giải hệ (5) và (6) được ZX = 13; ZY = 16 => NX = 14; NY = 16

Vậy X là Al (e=p=13; n=14) và Y là S (e=p=n=16).

Công thức phân tử của M: Al2S3.

0,25

2a

Gọi Z là số điện tích hạt nhân của X

=> Số điện tích hạt nhân của Y, R, A, B, M lần lượt

(Z + 1), (Z + 2), (Z + 3), (Z + 4), (Z+5) Theo giả thiết

Z + (Z + 1) + (Z + 2) + (Z + 3) + (Z + 4)+ (Z+5) = 63

=> Z = 8

0,25

8X; 9Y; 10R; 11A; 12B, 13M

(O) (F) (Ne) (Na) (Mg) (Al)

0,25

2b

O2-, F-, Ne, Na+, Mg2+ , Al3+ đều có cấu hình e: 1s2 2s2 2p6

0,25

Số lớp e giống nhau => bán kính r phụ thuộc điện tích hạt nhân. Điện tích hạt nhân càng lớn thì bán kính r càng nhỏ.

rO2- > r F- > rNe >rNa+ > rMg2+ > rAl3+

0,25

2

1a

1x Mn+4 + 2e Mn+2

2x 2Cl- Cl2 + 2e

MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O

0,25

1b

3x Fe+2 Fe+3 + e

1x N+5 + 3e N+2

3FeO + 10HNO3 NO + 3Fe(NO3)3 + 5H2O

0,25

1c

1x S+6 +2e S+4

1x Cuo Cu+2 + 2e

Cu + 2H2SO4 đặc CuSO4 + SO2 + 2H2O

0,25

1d

2FeS2 + 14 H2SO4 (đ) Fe2(SO4)3 + 15SO2 + 14H2O

0,25

2.a

Phương trình:

- Màu tím của dung dịch nhạt dần, cuối cùng mất màu hoàn toàn.

0,25

2.b

Phương trình:

- Nươc Cl2 nhạt màu, có kết tủa trắng xuất hiện.

0,25

2.c

Phương trình: O3 + H2O + 2KI O2 + 2KOH + I2.

- Dung dịch chuyển sang màu hồng.

0,25

2.d

Phương trình:

- Màu xanh của dung dịch nhạt dần và dung dịch có kết tủa màu đen xuất hiện.

0,25

3

3.1

a) Nguyên tắc của chất dùng làm khô các khí có lẫn hơi nước là chất đó phải hút được hơi nước nhưng không tác dụng với chất khí được làm khô.

Thí dụ: Để làm khô khí CO2, SO2, O2, … ta có thể dẫn các khí này qua dung dịch H2SO4 đặc.

0,25

-Có những khí ẩm không được làm khô bằng H2SO4 đặc vì chúng tác dụng với H2SO4.

Thí dụ: Khi cho khí HI, HBr,… có lẫn hơi nước đi qua dung dịch H2SO4 đặc thì các khí này tác dụng theo các phương trình

8HI + H2SO4 đặc 4I2 + H2S + 4H2O

2HBr + H2SO4 đặc SO2 + Br2 + 2H2O

0,25

b) H2SO4 đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than

Thí dụ:

C12H22O11 12C + 11H2O

Đường mía (màu trắng) muội than

C + 2H2SO4 CO2 + SO2 + 2H2O

0,25

(C6H10O5)n 6nC + 5nH2O

Xenlulozơ muội than

C + 2H2SO4 CO2 + SO2 + 2H2O (HS chỉ cần viết 1 lần PT này)

0,25

3.2

a Phương trình: 2Al + 3S Al2S3

Zn + S ZnS

TH tổng quát : Hỗn hợp B gồm Al2S3, ZnS, S dư, Al dư, Zn dư.

hh B + H2SO4loãng chất rắn là S

= 0,48 g mol

Pt : Al2S3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2S

ZnS + H2SO4 ZnSO4 + H2S

Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2

2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2

*hỗn hợp B nung:

Pt: 2Al2S3 + 9O2 2Al2O3 + 6SO2

2ZnS + 3O2 2ZnO + 2SO2

4Al + 3O2 2Al2O3

2Zn + O2 2ZnO

S + O2 SO2

(*) HS có thể viết sơ đồ phản ứng để thay cho PTHH khi giải toán.

0,25

*Khí C: SO2, N2( không có O2 vì vậy dùng vừa đủ) Khí C

Vgiảm = sinh ra = 5,04( l)

ADĐLBT nguyên tố S: = 0,225.2 = 0,45 mol

= 0,45 .32 = 14,4g; mAl + Zn(A)= 33,02 – 14,4 = 18,62g

Gọi nAl: x(mol) ;nzn: y(mol); 27x + 65y = 18,62 (1)

% VSO2/C = 100 - % VN2 = 14,2%

molVkk = 1,7 .22,4 = 38,08 lít

0,25

b. mol.

Nhận xét: Lượng O2 pứ với A (Al, Zn, S) tạo ra Al2O3, ZnO, SO2 = lượng O2 phản ứng với B (Al2S3, ZnS, Al (dư) Zn (dư), S (dư) Al2O3, ZnO, SO2 vì có cùng số mol Al, Zn, S và cùng tạo thành 3 oxit như nhau.

Pt: 4Al + 3O2 2Al2O3

Mol: x/2 3x/8

Zn + O2­ ZnO

Mol: y/2 y/4

S + O2 SO2

Mol: 0,225 0,225

Ta có: + 0,225= 0,34 (2). Giải (1,2): x = 0,16; y = 0,22

%mZn(A)

0,25

Gọi nZn dư: z(mol)

Sau khi thêm 8,296 gam Zn vào B:

% Zn đơn chất=z = 0,01mol Zn dư

nZn phản ứng với S = 0,22-0,01=0,21mol

nS phản ứng với Al= nS chung - nS phản ứng Zn - nS dư = 0,45 – 0,21 – 0,03= 0,21mol

mol

% mB:

; %m ZnS =

% mZndư = ; % mS =

% mAl dư = 100% - (31,8% + 61,69% + 1,97% + 2,91%) = 1,63%

0,25

4

4.1a

Đặt công thức oleum A là H2SO4.nSO3.

%mS(A) = n = 3

Vậy A là H2SO4.3SO3.

0,25

4.1b

Theo giả thiết: m1 + m2 = 200 (1)

Khối lượng S trong hỗn hợp các chất sẽ bằng khối lượng của S trong 200 gam oleum H2SO4.2SO3.

Ta có PT: (2)

0,25

Từ (1) và (2) m1 = 187,619 gam; m2 = 12,381 gam.

0,25

4.2

- Cho V lít dung dịch A tác dụng với AgNO3

AgNO3 + HCl AgCl + HNO3 (1)

0,25 0,25

- Trung hòa V’ lít dung dịch B bằng NaOH

NaOH + HCl NaCl + H2O (2)

0,15 0,15

0,25

a) Ta có: Trong 2 lít dung dịch C có nHCl = 0,25 + 0,15 = 0,4 mol HCl

Vậy CM(HCl) = 0,4 : 2 = 0,2M.

0,25

b) Khi cho dung dịch A hay dung dịch B tác dụng với Fe thì đều xảy ra phản ứng

Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (3)

Đặt nồng độ của dung dịch A là xM nHCl(A) = 0,1x mol.

Đặt nồng độ của dung dịch B là yM nHCl(B) = 0,1y mol.

Ta có: V + V’ = 2 hay = 2 (I)

Số mol H2 chênh lệch = 0,448 : 22,4 = 0,02 mol

0,25

*TH1: Lượng H2 từ dung dịch A thoát ra lớn hơn từ dung dịch B.

Từ pư (3) và số mol H2 chênh lệch ta có:

0,05x – 0,05y = 0,02 (II)

Từ (I) và (II) x1 = 0,5 và x2 = 0,1

Với x = x1 = 0,5M y = 0,1M

Với x = x2 = 0,1M y = - 0,3M (loại)

0,25

*TH2: Lượng H2 từ dung dịch B thoát ra lớn hơn từ dung dịch A.

Từ pư (3) và số mol H2 chênh lệch ta có:

0,05y – 0,05x = 0,02 (III)

Từ (I) và (III) x1 = 0,145 và x2 = - 0,345 (loại)

Với x = x1 = 0,145M y = 0,545M

0,25

5

5.1a

nHCl = 0,5 mol; nNaOH = 0,15 mol; = 0,3 mol

Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa hỗn hợp đã cho thì các phản ứng xảy ra theo thứ tự sau:

NaOH + HCl NaCl + H2O

0,15 0,15

Na2SO3 + HCl NaCl + NaHSO3

0,3 0,3 0,3

0,25

nHCl còn lại = 0,5 – 0,15 – 0,3 = 0,05 mol

HCl + NaHSO3 NaCl + SO2 + H2O

0,05 0,05

= 0,05.22,4 = 1,12 lít.

0,25

5.1b

Nhỏ từ từ dung dịch chứa hỗn hợp đã cho vào dung dịch HCl, hai chất NaOH và Na2SO3 phản ứng đồng thời với HCl. Số mol mỗi chất đã phản ứng tỉ lệ thuận với số mol của nó trong dung dịch ban đầu.

nNaOH pư: = nNaOH : = 0,15 : 0,3 = 1 : 2.

Đặt nNaOH pư = a mol = 2a mol. Vì nhỏ từng giọt hỗn hợp vào HCl nên phản ứng của muối với HCl tạo ngay sản phẩm khí.

0,25

Các PTPƯ là:

NaOH + HCl NaCl + H2O

a a

Na2SO3 + 2HCl 2NaCl + SO2 + H2O

2a 4a 2a

Với lượng HCl và lượng dung dịch hỗn hợp đã cho thì HCl hết

(nHCl < nNaOH + 2nNa2SO3)

nHCl = 5a = 0,5 a = 0,1 mol.

= 2a = 0,2 mol = 4,48 lít.

0,25

5.2

Đặt công thức của muối là R2Sa (a là hóa trị của R)

-Phần 1:

R2Sa + 2aHCl 2RCla + aH2S (1)

-Phần 2:

2R2Sa + 3aO2 2R2Oa + 2aSO2 (2)

Khí A là H2S; khí B là SO2

0,25

SO2 + 2H2S 3S + 2H2O (3)

0,06 0,12 0,18

Với nS = 0,18 mol. Khí dư có thể là SO2 hoặc H2S

0,25

*Nếu khí dư là H2S:

H2S + NaOH NaHS + H2O (vì NaOH tối thiểu) (4)

0,12 0,12 0,12

Theo giả thiết nNaHS = 6,72 : 56 = 0,12 mol

Vậy = 0,12 + 0,12 = 0,24 mol; = 0,06 mol

= 0,24 + 0,06 = 0,3 mol

mol = 50a

2R + 32a = 50a R = 9a

Chọn a = 3 R = 27 (Al)

0,25

*Nếu khí dư là SO2

SO2 + NaOH NaHSO3 (5)

Theo giả thiết = 6,72 : 104 = 0,065 mol

= 0,12 mol; = 0,06 + 0,065 = 0,125 mol.

= 0,125 + 0,12 = 0,245 mol

a mol

= 61,22a MR = 14,6a

Trường hợp này không có nghiệm thỏa mãn.

0,25

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 1

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề có 2 trang)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN THI: HÓA HỌC 10

(Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề)

Họ và tên học sinh:..........................................., Số báo danh:..............................................

Bài 1: (4 điểm)

1. Nguyên tố X có 3 phân lớp s, số electron trên phân lớp p nhiều hơn phân lớp s là 4.

a) Xác định X, viết cấu hình electron của X và ion tạo ra từ X.

b) X tạo được hợp chất khí với hiđro là hợp chất A. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho A lần lượt tác dụng với: dung dịch nước clo; dung dịch FeCl3; dung dịch Cu(NO3)2; dung dịch FeCl2; dung dịch KMnO4/H2SO4.

2. Tính bán kính nguyên tử gần đúng của Ca ở 200C, biết tại nhiệt độ đó khối lượng riêng của Ca bằng 1,55 g/cm3. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Ca dạng hình cầu, có độ đặc khít là 74% (cho Ca = 40,08).

Bài 2: (3 điểm)

Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.

a) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + NO + H2O (Biết tỉ khối hh khí so với H2 là 17)

b) Fe(NO3)2 + KHSO4→ Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + NO + H2O

c) CrI3 + Cl2 + KOH → K2CrO4 + KCl + KIO4 + H2O

Bài 3: (3 điểm)

1. Những thay đổi nào có thể xảy ra khi bảo quản lâu dài trong bình miệng hở các dung dịch sau đây: (a) axit sunfuhiđric, (b) axit bromhiđric, (c) nước Gia-ven.

2. Sục Cl2 vào dung dịch KOH loãng thu được dung dịch A. Cho lần lượt các dung dịch: hỗn hợp HCl và FeCl2, Br2, H2O2, CO2 vào dung dịch A (không có Cl2 dư, chỉ chứa các muối). Viết các phương trình hoá học xảy ra?

Bài 4: (4 điểm)

1. Cho 20 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO tác dụng vừa đủ với 700 ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đktc). Làm khô cẩn thận dung dịch X thu được m gam muối khan. Coi quá trình làm khô không xảy ra phản ứng hoá học. Tính m?

2. Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít SO2 ( đktc) vào 13,95 ml dung dịch KOH 28%, có khối lượng riêng là 1,147g/ml. Hãy tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng

Bài 5: (4 điểm)

1. Nhiệt phân m gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3 một thời gian thu được O2 và 6,39 gam chất rắn Y gồm 5 chất. Toàn bộ hỗn hợp rắn Y tác dụng với dung dịch HCl đặc, vừa đủ, đun nóng thấy có 0,26 mol HCl tham gia phản ứng, thu được khí Cl2 và dung dịch Z. Cho toàn bộ dung dịch Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện 15,785 gam AgCl kết tủa. Xác định thành phần phần trăm khối lượng KMnO4 trong hỗn hợp X?

2. Lấy 3,49 gam hốn hơp A gồm Al và FexOy cho tác dung hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng, dư thoát ra 0,448 lít NO (đktc) và thu được dung dịch B chứa 17,29 gam muối. Xác định công thức của oxit sắt biết số mol HNO3 đã phản ứng là 0,26 mol.

Bài 6: (2 điểm)

Cho hình vẽ mô tả sự điều chế Clo trong phòng thí nghiệm như sau:

dd NaCl

dd H2SO4 đặc

ddHCl đặc

Bình tam giác sạch để thu khí Clo

MnO2

Cho các nhận định sau:

(1) Khí Clo thu được trong bình tam giác là khí Clo khô.

(2) Không thể thay MnO2 bằng chất khác.

(3) Không thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch NaCl.

(4) Dung dịch H2SO4 đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO.

Trong các nhận định trên, nhân định nào là đúng, nhân định nào là không đúng? Giải thích ngắn gọn, viết phương trình xảy ra nếu có ?

--------------HẾT--------------

Cho biết:

  • Nguyên tử khối (Al=27, K=39, Fe=56, Mn=55, Ag=108, H=1, N=14, O=16, Cl=35,5, S=32)

Học sinh không dùng bảng tuần hoàn, giám thị không giải thích gì thêm.

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10

NĂM HỌC: 2018 – 2019

Thời gian: 180 phút (không kể phát đề)

Ngày thi: …………….

Câu 1.(3 điểm)

1. Hỗn hợp khí X gồm SO2 và O2 có tỉ khối hơi so với H2 bằng 28. Cho 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí X vào bình kín có V2O5 rồi nung nóng đến 4500C. Sau một thời gian phản ứng, làm nguội bình rồi cho toàn bộ các chất thu được đi qua dung dịch BaCl2 (dư). Sau khi kết thúc phản ứng, thu được 17,475 gam kết tủa. Tính hiệu suất của phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3.

2. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, NaOH, Na2CO3 trong lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 40%, thu được 8,96 lít hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 16,75 và dung dịch Y có nồng độ 51,449%. Cô cạn dung dịch Y, thu được 170,4 gam muối khan. Tính m.

Câu 2. (2 điểm)

Bổ túc và cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electrom

a. Cr2S3 + Mn(NO3)2 + K2CO3 K2CrO4 + K2SO4 + K2MnO4 + NO + CO2

b. P + NH4ClO4 H3PO4 + N2 + Cl2 + …

c. FexOy + HNO3 … + NnOm + H2O

Câu 3(3 điểm).

Hợp chất A có công thức MX2, trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân của M có n – p = 4; của X có n = p, trong đó n, n, p, p là số nơtron và số proton. Tổng số proton trong MX2 là 58. Viết kí hiệu nguyên tử của M, X và cấu hình electron M 2+

Câu 4(3 điểm)

a. Nguyên tử vàng có bán kính và khối lượng mol lần lượt là 1,44AO và 197g/mol. Biết rằng khối lượng riêng của vàng kim loại là 19,36g/cm3. Hỏi các nguyên tử vàng chiếm bao nhiêu % thể tích trong tinh thể ? (cho N = 6,02.1023)

b. Viết công thức cấu tạo các chất sau: HClO4, H3PO3, NH4NO3, H2SO4

Câu 5 (3 điểm)

Cho vào nước dư 3g oxit của 1 kim loại hoá trị 1, ta được dung dịch kiềm, chia dung dịch làm hai phần bằng nhau:

- Phần 1: Cho tác dụng hoàn toàn với 90 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng dung dịch làm quỳ tím hoá xanh.

- Phần 2: Cho tác dụng với V(ml) dung dịch HCl 1M sau phản ứng dung dịch không làm đổi màu quỳ tím

  1. Tìm công thức phân tử oxit
  2. Tính V

(Cho: Ba = 137; Li = 7; Na = 23; k = 39; Rb = 85; Cs = 133)

Câu 6(3 điểm)

3,28g hỗn hợp 3 kim loại A, B, C có tỉ lệ số mol tương ứng là 4 : 3: 2 và có tỉ lệ khối lượng nguyên tử tương ứng là 3 : 5 : 7. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 3 kim loại trên trong dung dịch HCl dư thì thu được 2,0161 lít khí (đktc) và dung dịch A

  1. Xác định 3 kim loại A, B, C, Biết rằng khi chúng tác dụng với axit đều tạo muối kim loại hoá trị 2
  2. Cho dung dịch xút dư vào dung dịch A, đun nóng trong không khí cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính lượng kết tủa thu được, biết rằng chỉ có 50% muối của kim loại B kết tủa với xút

(cho: Ca = 40; Mg = 24; Fe = 56; Ni = 5; Sn = 118; Pb = 207; H = 1; O = 16)

Câu 7(1,5 điểm)

Hoà tan 46g một hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm A, B thuộc hai chu kì kế tiếp vào nước thì thu được dung dịch (D) và 11,2 lít khí (đktc). Nếu cho thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch (D) thì dung dịch sau phản ứng chưa kết tủa hết Ba. Nếu cho thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch (D) thì dung dịch sau phản

ứng còn dư Na2SO4. Xác định tên 2 kim loại kiềm

Câu 8( 1,5đ):

Thiết bị điều chế khí Y từ chất X trong phòng thí nghiệm như hình vẽ dưới đây:

a. Cho biết phương pháp điều chế khí Y và nguyên tắc điều chế Y.

b. Khí Y, chất X có thể là cặp chất nào trong chương trình hóa học 10 trở xuống. Viết phương trình phản ứng hóa học cụ thể.

(Cho: Ba = 137; Li = 7; Na = 23; k = 39; Rb = 85; Cs = 133)

(Thí sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn, giáo viên coi thi không giải thích gì thêm)

ĐÁP ÁN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

MÔN: HÓA HỌC – LỚP 10

NĂM HỌC: 2018 – 2019

Câu 1

(3 đ)

1.Dựa vào tỉ khối hơi của hỗn hợp và số mol của hỗn hợp ta tính được số mol của SO2 = 0,15 mol, của O2 = 0,05 mol.

PTHH:

2SO2 + O2 → 2SO3

Khi cho toàn bộ các chất thu được đi qua dung dịch BaCl2 dư thì chỉ có SO3 tham gia phản ứng.

PTHH:

SO3 + H2O + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

Dựa vào lượng kết tủa ta có số mol O2 phản ứng là 0,0375 mol.

Vậy hiệu suất phản ứng là: 0,0375/0,05 = 75%

0,5

0,5

0,5

2. Học sinh viết 4 PTHH:

2Na + H2SO4 Na2SO4 + H2

Na2O + H2SO4 Na2SO4 + H2O

NaOH + H2SO4 Na2SO4 + H2O

Na2CO3 +H2SO4 Na2SO4 + H2O + CO2

Từ giả thiết ta tính được khối lượng hai khí là 13,4 gam; khối lượng muối Na2SO4 là 170,4 gam => số mol H2SO4 = số mol Na2SO4 = 1,2 mol

Từ đó tính được khối lượng dung dịch H2SO4 ban đầu là 294 gam và khối lượng dung dịch sau phản ứng là 331,2 gam.

Theo bảo toàn khối lượng ta có:

294 + m = 331,2 + 13,4 => m = 50,6 gam.

0,5

0,5

0,5

Câu 2

(2 đ)

a Cr2S3 + Mn(NO3)2 + K2CO3 K2CrO4 + K2SO4 + K2MnO4 + NO + CO2

2Cr+3 2Cr+6 + 6e

3S–2 3S+6 + 24e

Cr2S3 2Cr+ 6  + 3S+ 6 + 30e x 1 (a)

Mn+ 2 Mn+ 6 + 4e

2N+ 5 + 6e 2N+ 2

Mn(NO3)2 + 2e Mn+ 6 + 2N+2 x 15 (b)

Cộng (a) và (b)

Cr2S3 + 15Mn(NO3)2 2Cr+ 6 + 3S+ 6 + 15Mn+ 6 + 30N+ 2

Hoàn thành:

Cr2S3 + 15Mn(NO3)2 + 20K2CO3 2K2CrO4 + 3K2SO4 +15 K2MnO4 + 30NO + 20CO2

0,25

0,25

0,5

b. P + NH4ClO4 H3PO4 + N2 + Cl2 + H2O

2N –3 2NO + 6e

2Cl+ 7 + 14e 2ClO

2NH4ClO3 + 8e 2NO + 2ClO x 5

PO P+ 5 + 5e x 8

10NH4NO3 + 8PO 8P+ 5 + 10NO + 10ClO + 16H2O

10NH4NO3 + 8P 8H3PO4 + 5N2 + 5Cl2 + 8H2O

0,25

0,25

c. FexOy + HNO3 Fe(NO3)3 + NnOm + H2O

xFe+2y/x xFe+ 3 + (3x – 2y)e (5n – 2m)

nN+ 5 + (5n – 2m)e nN+ 2m/n (3x – 2y)

x(5n –2m)Fe+2y/x + n(3x – 2y)N+ 5 x(5n – 2m)Fe + 3 + n(3x – 2y)N+2m/n

Hoàn thành:

(5n – m)FexOy + (18nx – 6my – 2ny)HNO3

x(5n – 2m)Fe(NO3)3 + (3x – 2y)NnOm + (9nx – 3mx – ny)H2O

0,25

0,25

Câu 3

(3đ)

Hợp chất A; MX2

Ta có:

p + n 46,67

=

2(p’ + n’) 53,33

p + n = 1,75(n’ + p’) (a)

n – p = 4 (b)

n’ = p’ (c)

p + 2p’ = 58 (d)

Từ (a), (b), (c), (d) p = 26 ; p’ = 16

n = 30; n’ = 16

AM = 26 + 30 = 56; AX = 16 + 16 = 32

  • Kí hiệu nguyên tử:

32

X

M

56

16

26

M là Fe; X là S

* Cấu hình electron Fe2+: 1s22s22p63s23p63d6

0,5

0,5

1

0,5

0,5

Câu 4

(3đ)

a. Ta có: mng tửAu = 197/6,02.1023 = 327,24.10 – 24g

r = 1,44AO = 1,44.10 – 8cm

VAu = 4/3.п r3 = 4/3. 3,14.(1,44.10 – 8)3 = 12,5.10 – 24cm3

d = (327,24.10– 24)/(12,5.10 – 24) = 26,179g/cm3

Gọi x là % thể tích Au chiếm chỗ

Ta có: x = (19,36.100)/26,179 = 73,95 %

0,5

0,5

  1. Công thức cấu tạo:

O O

H – O H – O

H – Cl = O Hay: H – Cl O ; P = O Hay: P O

H – O H – O

O O H H

H O

+ – H – O O H – O O

H – N – H O – N ; S Hay: S

H – O O H – O O

H O

Viết 1 công thức cấu tạo cho 0,25 điểm

Câu 5

(3đ)

a. Gọi công thức oxit kim loại hóa trị I: M2O

nHCl = 1.0,09 = 0,09mol

Phương trình phản ứng: M2O + 2HCl 2MCl + H2O (1)

1,5/(2M + 16) 3/(2M + 16)

(1) suy ra: 3/(2M + 16) > 0,09 M < 8,67

Suy ra: M là Li

0,5

1

0,5

b. nL2O(1/2 hỗn hợp) = 1,5/30 = 0,05 mol

Phương trình phản ứng: Li2O + 2HCl 2LiCl + H2O (2)

0,05 0,1

(2) suy ra: V = 0,1/1 = 0,1 lít = 100 ml

0,5

0,5

Câu 6

(3đ)

a. Gọi số mol 3 kim loại A, B, C lần lượt là: 4x, 3x, 2x và KLNT tương ứng là MA, MB, MC

số mol H2 = 2,0262/22,4 = 0,09 mol

ptpư: A + 2HCl ACl2 + H2 (1)

4x 4x 4x

B + 2HCl BCl2 + H2 (2)

3x 3x 3x

C + 2HCl CCl2 + H2 (3)

2x 2x 2x

Từ (1), (2), (3) ta có : 4x + 3x + 2x = 0,09 x = 0,01 (a)

Ta có: MB = 5/3MA (b)

MC = 7/3MA (c)

Mặc khác ta có: MA.4x + MB.3x + MC.2x = 3,28 (d)

Từ (a), (b), (c), (d) suy ra: MA(0,04 + 5/3.0,03 + 7/3.0,02) = 3,28

Suy ra: MA = 24 A: Mg

MB = 5/3.24 = 40 B: Ca

MC = 7/3.24 = 56 C: Fe

0,125

0,125

0,125

0,125

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

b. Dung dịch (A): MgCl2, CaCl2, FeCl2

Phương trình phản ứng:

MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2 + 2NaCl (4)

4x 4x

CaCl2 + 2NaOH Ca(OH)2 + 2NaCl (5)

1,5x 1,5x

FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl (6)

2x 2x

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3 (7)

2x 2x

Từ (4), (5), (6), (7) suy ra: 58.0,04 +74.0,015 + 107.0,02 = 5,57g

0,125

0,125

0,125

0,125

0,5

Câu 7

(3đ)

số mol H2 = 11,2/22,4 = 0,5 mol

Gọi công thức trung bình 2 kim loại kiềm: M

Phương trình phản ứng là:

Ba + H2O Ba(OH)2 + H2 (1)

x x x

M + H2O MOH + 1/2H2 (2)

y y y/2

Ba(OH)2 + Na2SO4 BaSO4 + 2NaOH (3)

x x

Từ (1) và (2) suy ra: x + y/2 = 0,5 (a)

Ta có: 137x + My = 46 (b)

Từ (3) suy ra: 0,18 < x < 0,21 (c)

Từ (a) và (c) suy ra: x = 0,18 y = 0,64

x = 0,21 y = 0,58

Từ (b) suy ra: x = 0,18, y = 0,54 M = 33,34

x = 0,21, y = 0,58 M = 29,7

Na = 23 < 29,7 < M < 33,34 , K = 39

Hai kim loại kiềm là; Na và K

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 8

a. Phương pháp đẩy nước.

Nguyên tắc: Y không tan hoặc tan rất ít trong nước nước.

b. X có thể là KMnO4, KClO3…; Y có thể là: O2,

Ptpu:

0,5

0,5

0,5

Thí sinh giải theo cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa

SỞ GD & ĐT BẮC GIANG

CỤM THPT HUYỆN LỤC NAM

(Đề thi có 4 trang, 42 câu hỏi)

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ

NĂM HỌC 2017-2018

MÔN: HÓA HỌC 10

Thời gian làm bài: 120 phút

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, kể cả bảng tuần hoàn)

Mã đề thi 132

Cho: (Be = 9; Mg=24; Ca 40; Sr = 87,5; Ba=137; Cl=35,5; H=1; Cu=64; S =32; C=12; Si=28; P=31; I=127, Br=80, F=19; O=16)

(Độ âm điện: H=2,20; S = 2,58.; Cl=3,16; O=3,44; Ba =0,89; K=0,82; C= 2,55)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (40 câu, tổng 70 điểm mỗi câu 1,75 điểm)

Câu 1: Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6

A. Na+, F , Ne. B. K+, Cl , Ar. C. Li+, F , Ne. D. Na+, Cl , Ar.

Câu 2: Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) của nguyên tố X là 40. Biết số hạt notron nhiều hơn số hạt proton là 1 hạt. Nguyên tố X là

A. nguyên tố s. B. nguyên tố f. C. nguyên tố d. D. nguyên tố p.

Câu 3: Hai nguyên tố X, Y thuộc một nhóm A và ở hai chu kỳ liên tiếp, có tổng số hạt mang điện là 44. Trong bảng tuần hòa X, Y thuộc nhóm

A. VA. B. VIA. C. VIIA. D. IVA.

Câu 4: Nguyên tử nguyên tố X (Z=26), vị trí X trong bảng tuần hoàn là

A. chu kỳ 4, nhóm VIIIB. B. chu kỳ 4, nhóm IIA.

C. chu kỳ 3, nhóm VIIIB. D. chu kỳ 4, nhóm VIB.

Câu 5: Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion ?

A. H2S, Na2O. B. CH4, CO2. C. Al2O3, BaCl2. D. SO2, KCl.

Câu 6: Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Vị trí X trong bảng tuần hoàn là

A. ô thứ 10 chu kì 2 nhóm VIIIA. B. ô thứ 8 , chu kì 2 nhóm VIA.

C. ô thứ 12 chu kì 3 nhóm IIA. D. ô thứ 9 chu kì 2 nhóm VIIA.

Câu 7: Trong bảng hệ thống tuần hoàn hiện nay, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là

A. 4 và 3. B. 3 và 6. C. 3 và 4. D. 3 và 3.

Câu 8: Trong nguyên tử, electron hóa trị là các electron

A. ở lớp ngoài cùng. B. ở phân lớp ngoài cùng.

C. có mức năng lượng thấp nhất. D. tham gia tạo liên kết hóa học.

Câu 9: Giả thiết trong tinh thể, các nguyên tử sắt là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu, cho khối lượng nguyên tử của Fe là 55,85 ở 20oC khối lượng riêng của Fe là 7,78 g/cm3. Bán kính nguyên tử gần đúng của Fe là

A. 1,44.10-8 cm. B. 1,29.10-8 cm. C. 1,97.10-8 cm. D. 1,79.10-8 cm .

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) bằng 180. Trong đó các hạt mang điện chiếm 58,89% tổng số hạt. Nguyên tố X là nguyên tố nào ?

A. F. B. Cl. C. Br. D. I.

Câu 11: Trong các hidroxit sau, chất có lực bazơ mạnh nhất là

A. Mg(OH)2. B. Ca(OH)2. C. Ba(OH)2. D. Be(OH)2.

Câu 12: Trong nguyên tử, electron trên lớp nào sau đây có mức năng lượng lớn nhất ?

A. K. B. L. C. N. D. M.

Câu 13: Mg có 3 đồng vị 24Mg, 25Mg và 26Mg. Clo có đồng vị 35Cl và 37Cl. Có bao nhiêu loại phân tử MgCl2 khác tạo nên từ các đồng vị của 2 nguyên tố đó ?

A. 12. B. 10. C. 6. D. 9.

Câu 14: Nguyên tố X thuộc loại nguyên tố d, nguyên tử X có 5 electron hoá trị và lớp electron ngoài cùng thuộc lớp N. Cấu hình electron của X là

A. 1s22s22p63s23p63d34s2. B. 1s22s22p63s23p63d104s24p3.

C. 1s22s22p63s23p63d54s2. D. 1s22s22p63s23p64s23d3.

Câu 15: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, chu kỳ 2 có số nguyên tố là

A. 18. B. 2. C. 8. D. 32.

Câu 16: X là nguyên tố kim loại, có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 4s2. Số nguyên tố hóa học thỏa mãn với điều kiện của X là

A. 8. B. 9. C. 10. D. 1.

Câu 17: Đồng có hai đồng vị 63Cu (chiếm 73% số nguyên tử) còn lại là đồng vị 65Cu. Khối lượng gần đúng của 63Cu có trong 7,977 gam CuSO4

A. 2,25 gam. B. 2,20 gam. C. 2,15 gam. D. 2,31 gam.

Câu 18: Nguyên tử nguyên tố X cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ns2np2. Trong hợp chất của X với H, H chiếm 12,5% về khối lượng. % khối lượng của X trong oxit cao nhất gần nhất với giá trị nào trong các giá trị sau đây ?

A. 53,33. B. 72,73. C. 46,67. D. 27,27.

Câu 19: Tính chất hoặc đại lượng vật lí nào sau đây, biến thiên nhiên tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử ? (1) bán kính nguyên tử; (2) tổng số electron; (3) tính kim loại; (4) tính phi kim. (5) độ âm điện; (6) nguyên tử khối

A. (3), (4), (6). B. (1), (2), (3). C. (2), (3,) (4). D. (1), (3), (4), (5).

Câu 20: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử nguyên tố X là

A. 17. B. 23. C. 15. D. 18.

Câu 21: Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì

A. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.

B. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.

C. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.

D. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.

Câu 22: Chọn đáp án đúng nhất

A. Bản chất của liên kết ion là lực đẩy tĩnh điện giữa 2 ion mang điện trái dấu.

B. Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa 2 ion dương và âm.

C. Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa các hạt mang điện trái dấu.

D. Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân và các electron hóa trị.

Câu 23: Một nguyên tử (X) có 13 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là

A. 27 gam. B. 78,26.1023 gam. C. 21,74.10-24 gam. D. 27 đvC.

Câu 24: Hầu hết các hợp chất ion

A. có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. B. dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ.

C. khó hòa tan trong nước. D. ở điều kiện thường tồn tại ở trạng thái khí.

Câu 25: Hợp chất X có công thức phân tử dạng AB2 có A = 50% (Về khối lượng) và tổng số proton là 32. Nguyên tử A và B đều có số p bằng số n. Số oxi hóa của A trong X là

A. +2. B. +6. C. +4. D. -2.

Câu 26: Chọn phát biểu không đúng trong các phát biểu sau:

A. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong chu kì không hoàn toàn giống nhau.

B. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng chu kì đều có số lớp electron bằng nhau.

C. Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm IA đều là các nguyên tố kim loại kiềm.

D. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng nhóm A (trừ nhóm VIIIA) có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.

Câu 27: Phản ứng nào dưới đây không là phản ứng oxi hóa-khử ?

A. 2Al + 2NaOH + 2H2O ⎯→ 2NaAlO2 + 3H2↑.

B. MgCO3 + 2HNO3 ⎯→ Mg(NO3)2 + CO2↑ + H2O.

C. Zn + 2Fe(NO3)3 ⎯→ Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.

D. Fe + H2SO4 ⎯→ FeSO4 + H2↑.

Câu 28: Các chất mà phân tử không phân cực là

A. HBr, CO2, CH4. B. Cl2, CO2, C2H2. C. NH3, Br2, C2H4. D. HCl, C2H2, Br2.

Câu 29: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng

A. số hiệu nguyên tử. B. số electron lớp ngoài cùng.

C. notron. D. số lớp electron.

Câu 30: Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực?

A. N2, CO2, Cl2, H2. B. N2, Cl2, H2, HCl. C. N2, HI, Cl2, CH4. D. Cl2, O2. N2, F2.

Câu 31: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số hạt là 34, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Cho một số nhận xét sau về X:

(a) Nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

(b) Đơn chất X dễ bị oxi hóa bởi nước ở điều kiện thường.

(c) X tác dụng với Cl2 tạo thành hợp chất ion.

(d) X là nguyên tố phi kim.

(g) X có tính kim loại mạnh hơn Ba.

Số nhận xét đúng là

A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

Câu 32: Cho các hạt sau: Al (Z=13), Al3+, Na (Z=11), Na+, Mg (Z=12), Mg2+, F-, O2-. Dãy các hạt xếp theo chiều giảm dần bán kính là (Biết Al (Z=13), Na (Z=11), Mg (Z=12, F (Z=9), O (Z=8))

A. Na > Mg > Al > O 2-> F - > Na+ > Mg2+ > Al3+. B. Na > Mg > Al > O 2-> F - > Al3+ > Mg2+ > Na+.

C. Na > Mg > Al > F-> O2 - > Al3+ > Mg2+ > Na+. D. Al > Mg > Na > O 2-> F - > Na+ > Mg2+ > Al3+.

Câu 33: Ở đktc (760 mmHg, 0oC ) 10,65 gam khí Cl2 có thể tích là 3,36 lít. Nguyên tử nguyên tố Cl có hai đồng vị bền là 35Cl và 37Cl. % khối lượng của 35Cl có trong 3,36 lít khí Cl2 ở đktc là

A. 73,49. B. 75. C. 74,95. D. 73,94.

Câu 34: Ở Trạng thái cơ bản

- Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là np2n+1.

- Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 7.

- Số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố Z nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố X là 20 hạt.

Nhận xét nào sau đây là sai ?

A. Nguyên tố X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp. B. X là nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất.

C. Oxit và hiđroxit của Y có tính lưỡng tính. D. Tính phi kim giảm dần theo thứ tự X, Z, Y.

Câu 35: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A liên tiếp. Tổng số proton của nguyên tử X và Y là 25. Y thuộc nhóm VIA. Đơn chất X phản ứng trực tiếp với đơn chất Y. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng?

A. X thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. B. Công thức hidroxit cao nhất của Y là H2YO4.

C. Độ âm điện của Y lớn hơn độ âm điện của X. D. Công thức oxi cao nhất của X là X2O5.

Câu 36: Nguyên tử nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 20,826.10-19C. Hạt nhân nguyên tử X có khối lượng gần đúng là 45,194. 10-27kg. Cho các nhận định sau về X:

(1). Ion tương ứng của X sẽ có cấu hình electron là: 1s22s22p6.

(2). Oxit tương ứng của X tác dụng được với dung dịch NaOH.

(3). X có thuộc chu kỳ 2 trong bảng tuần hoàn.

(4). X là nguyên tố phi kim.

(5). X không tác dụng được với nước ở điều kiện thường.

Có bao nhiêu nhận định không đúng trong các nhận định cho ở trên ?

A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 37: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong phản ứng hóa học H2 + Cl22HCl, H2 đã chuyển hẳn 2 electron cho Cl2.

B. Trong phản ứng hóa học 4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2+ 2H2O, MnO2 là chất oxi hóa và đã khử Cl- lên Cl2o.

C. Trong phản ứng của kim loại với các phi kim và axit, kim loại đều đóng vai trò là chất khử.

D. Tất cả các nguyên tố có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng đều là các nguyên tố kim loại.

Câu 38: Hợp chất ion M được tạo nên từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều có 5 nguyên tử của 2 nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong X+ bằng 11, còn tổng số electron trong Y2- là 50. Biết rằng hai nguyên tố trong Y2- ở cùng phân nhóm chính và thuộc hai chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số liên kết cộng hóa trị (kể cả liên kết cho nhận) trong M là

A. 10. B. 12. C. 14. D. 16.

Câu 39: Hợp chất T có công thức phân tử là M2X. Trong T, tổng số hạt cơ bản (proton, notron, electron) là 164, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52. Số hạt không mang điện trong nguyên tử X nhỏ hơn số hạt không mang điện trong nguyên tử M là 4. Số electron trong M+ và trong X2- bằng nhau. Hiệu số số khối AM-AX có giá trị bằng.

A. 3. B. 9. C. 15. D. 7 .

Câu 40: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) là 28. Cho các phát biểu sau về X:

(a) Trong hợp chất của X, X có số oxi hóa là -1.

(b) Oxit cao nhất của X là X2O7.

(c) X là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn.

(d) X là nguyên tố có bán kính nguyên tử lớn nhất trong bảng tuần hoàn.

(e) Trong bảng tuần hoàn, X thuộc chu kỳ 2.

Số các phát biểu sai

A. 2. B. 3. C. 1 D. 0.

II. PHẦN TỰ LUẬN (30 điểm)

Câu 41: (14 điểm)

Lập các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.

1. FeO + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

2. SO2 + KMnO4 + H2O K2SO4 + MnSO4 + H2SO4

3. FeCl2 + KMnO4 + H2SO4Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4+Cl2 + H2O

4. Fe(NO3)2 + KHSO4 Fe(NO3)3 + Fe­2(SO4)3 + K2SO4 + NO + H2O

Câu 42: (16 điểm)

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp hai kim loại A, B (MA<MB) thuộc nhóm IIA và ở hai chu kỳ liên tiếp cần vừa đủ 73 ml dung dịch HCl 20% (d= 1,1 g/ml), thu được dung dịch X và khí H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch X thu được 21,22 gam chất rắn khan.

1. Xác định hai kim loại và % theo khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

2. Nếu cho hỗn hợp hai kim loại trên vào 135 gam dung dịch CuCl2 25%. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Tính khối lượng chất rắn Z và nồng độ % các muối trong dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

----------- HẾT ----------

SỞ GD & ĐT BẮC GIANG

CỤM THPT HUYỆN LỤC NAM

HDC ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP CƠ SỞ

NĂM HỌC 2017-2018

MÔN: HÓA HỌC 10

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (70 điểm, mỗi câu đúng được 1,75 điểm)

132

209

307

485

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

A

1

A

1

B

1

A

2

D

2

B

2

C

2

C

3

A

3

D

3

B

3

C

4

A

4

B

4

C

4

A

5

C

5

C

5

C

5

D

6

B

6

A

6

A

6

D

7

C

7

C

7

C

7

B

8

D

8

D

8

D

8

D

9

B

9

D

9

A

9

A

10

D

10

A

10

B

10

B

11

C

11

D

11

A

11

B

12

C

12

A

12

C

12

B

13

D

13

A

13

D

13

C

14

A

14

D

14

A

14

D

15

C

15

B

15

D

15

A

16

B

16

B

16

A

16

B

17

D

17

C

17

B

17

C

18

C

18

C

18

C

18

B

19

D

19

D

19

A

19

A

20

A

20

B

20

B

20

C

21

B

21

C

21

B

21

B

22

B

22

B

22

C

22

C

23

C

23

A

23

B

23

D

24

A

24

C

24

C

24

A

25

C

25

C

25

C

25

D

26

C

26

A

26

D

26

D

27

B

27

B

27

A

27

A

28

B

28

D

28

D

28

B

29

A

29

A

29

D

29

C

30

D

30

D

30

D

30

B

31

C

31

A

31

B

31

A

32

A

32

D

32

A

32

D

33

D

33

D

33

A

33

C

34

D

34

C

34

B

34

D

35

B

35

A

35

A

35

B

36

A

36

C

36

D

36

D

37

C

37

B

37

D

37

A

38

B

38

D

38

B

38

C

39

D

39

B

39

C

39

B

40

A

40

C

40

C

40

B

Câu 41: (14 điểm)

Lập các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.

1. FeO + H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

2. SO2 + KMnO4 + H2O K2SO4 + MnSO4 + H2SO4

3. FeCl2 + KMnO4 + H2SO4Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4+Cl2 + H2O

4. Fe(NO3)2 + KHSO4 Fe(NO3)3 + Fe­2(SO4)3 + K2SO4 + NO + H2O

Câu 41:

14

- Viết đúng các quá trình oxi hóa, quá trình khử được 1,75.

- Đặt đúng hệ số vào phương trình được 1,75.

2

1

1

1,75

2FeO + 4H2SO4 Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O

1,75

2

5

2

1,75

5SO2 + 2KMnO4 +2H2O K2SO4 + 2MnSO4+ 2H2SO4

1,75

3

5

6

1,75

10FeCl2 + 6KMnO4+ 24H2SO45Fe2(SO4)3 + 3K2SO4 +6MnSO4+10Cl2 + 24H2O

1,75

4

3

1

1

- Kết hợp cả phương pháp đại số để điền.

1,5

9Fe(NO3)2 + 12KHSO4 5Fe(NO3)3 + 2Fe­2(SO4)3 + 6K2SO4 +3NO + 6H2O

1

Câu 42: (16 điểm)

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp hai kim loại A, B (MA<MB) thuộc nhóm IIA và ở hai chu kỳ liên tiếp cần vừa đủ 73 ml dung dịch HCl 20% (d= 1,1 g/ml), thu được dung dịch X và khí H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch X thu được 21,22 gam chất rắn khan.

1. Xác định hai kim loại và % theo khối lượng các kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

2. Nếu cho hỗn hợp hai kim loại trên vào 135 gam dung dịch CuCl2 25%. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Tính khối lượng chất rắn Z và nồng độ % các muối trong dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Câu 42:

Thí sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa, nếu sai nội dung phần trên liên quan đến phần dưới thì không cho điểm.

1

- Đặt công thức trung bình của hai kim loại A, B là (MA<< MB)

-

1,75

- Phương trình hóa học

+ 2HCl + H2

(mol) 0,22 0,44 0,22

1,75

- Phương trình về khối lượng chất rắn

0,22(+71) = 21,22 gam 25,45

24 < 25,45 <40 Hai kim loại cần tìm là Mg và Ca

1,75

1,75

Đặt số mol của Mg và Ca trong hỗn hợp ban đầu là x và y mol.

- Ta có: x + y = 0,22

95x + 111y =21,22

- Giải ra được x = 0,2 mol; y =0,02 mol

- Tính % Mg = 100%85,71%

% Ca = 100%-85,71%= 14,29%

1,5

0,5

0.5

2

Ta có:

- Các phương trình phản ứng

- CuCl2 dư là: 0,25 – 0,02 – 0,2 = 0,03 mol

- Khối lượng của chất rắn Z là mZ=0,02.98 + 0,2.64 = 14,76 gam

0,5

1

0,5

0,5

0,5

0,5

- Khối lượng dung dịch sau phản ứng là

mdd sau= 24.0,2 + 40.0,02 + 135 – 0,02.2-14,76 = 125,8 gam

- Nồng độ % của các chất trong dung dịch sau phản ứng là

C% (MgCl2) = 100% 15,10%

C% (CaCl2) = 100% 1,76%

C% (CuCl2) = 100% 3,22%

1,75

0,75

0,25

0,25