Tài liệu bồi dưỡng giáo viên ngữ văn 7 bộ chân trời sáng tạo

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên ngữ văn 7 bộ chân trời sáng tạo

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tài liệu bồi dưỡng giáo viên ngữ văn 7 bộ chân trời sáng tạo

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

MÔN

(Tài liệu lưu hành nội bộ) lớp

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HỒNG NAM – NGUYỄN THÀNH THI (đồng Chủ biên) TRẦN LÊ DUY – NGUYỄN THỊ NGỌC THUÝ

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

MÔN

(Tài liệu lưu hành nội bộ)

lớp

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Ngữ văn lớp 7, bộ sách Chân trời sáng tạo

2

Các từ viết tắt

Học sinh

HS

Chương trình giáo dục phổ thông

CTGDPT

Giáo viên

GV

Kế hoạch bài dạy

KHBD

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

NXBGDVN

Sách giáo khoa

SGK

Văn bản

VB

3

Mục lục

Trang

PHẦN MỘT: HƯỚNG DẪN CHUNG 4

  1. Giới thiệu sách giáo khoa Ngữ văn 7 4
  2. Phân tích cấu trúc sách và cấu trúc bài học 10
  3. Phương pháp dạy học/ tổ chức hoạt động 17
  4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn 26
  5. Một số lưu ý khi lập kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 29

PHẦN HAI: HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIỂU BÀI 31

  1. Đặc điểm bài học 31
  2. Kết cấu bài học và phân bố số tiết 32
  3. Phương pháp và phương tiện dạy học 33
  4. Tổ chức các hoạt động dạy học 33

PHẦN BA: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO VIÊN VÀ SÁCH BỔ TRỢ 52

  1. Hướng dẫn sử dụng sách giáo viên 52
  2. Hướng dẫn sử dụng sách bài tập 53
  3. Hướng dẫn sử dụng nguồn tài nguyên sách và các học liệu điện tử

của NXBGDVN 54

  1. Khai thác thiết bị và học liệu trong dạy học 54

PHẦN MỘT

HƯỚNG DẪN CHUNG

GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 7
Quan điểm biên soạn

Tiếp nối Ngữ văn 6, SGK Ngữ văn 7 được biên soạn dựa trên các quan điểm:

      • Quan điểm tích hợp, thể hiện ở nhiều cấp độ: tích hợp thể loại và chủ điểm, tích hợp các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; tích hợp dạy đọc hiểu văn bản (VB) với dạy tiếng Việt; tích hợp viết và tiếng Việt.
      • Quan điểm học thông qua trải nghiệm và kiến tạo tri thức.
      • Các quan điểm hiện đại về đọc, viết, nói và nghe, đó là: đọc, viết, nói và nghe là quá trình tương tác giữa người đọc và VB; người viết, người nói với người đọc, người nghe; đọc không chỉ là sự giải mã VB mà còn kiến tạo nghĩa cho VB; viết là một tiến trình, không phải chỉ là một sản phẩm; hoạt động viết và nói – nghe thể hiện sự hiểu biết của người viết, người nói về đối tượng người đọc, người nghe, về các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp.

Bên cạnh đó, SGK Ngữ văn 7, còn thể hiện những điểm tích cực của SGK của các nước (thiết kế các nhiệm vụ học tập dựa trên yêu cầu cần đạt, thiết kế các điểm học tập gắn với đặc điểm tâm lí, lứa tuổi của HS,...) cũng như kế thừa những điểm tích cực của Ngữ văn 7 hiện hành (tích hợp đọc với tiếng Việt, đọc hiểu theo thể loại; sử dụng lại các VB có giá trị).

Những điểm mới nổi bật của sách giáo khoa Ngữ văn 7

So với SGK hiện hành, SGK Ngữ văn 7, bộ Chân trời sáng tạo có nhiều điểm mới về yêu cầu cần đạt, tính tích hợp, nội dung dạy học theo chủ điểm, cách thiết kế các nhiệm vụ học tập,…

      1. Yêu cầu cần đạt

Yêu cầu cần đạt của từng bài học trong SGK được thiết kế dựa trên các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực mà Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT, Bộ GD và ĐT, 2018) và CTGDPT môn Ngữ văn (Bộ GD và ĐT, 2018) đã đề ra đối với HS lớp 7 để giúp GV và HS định hướng kết quả mà HS cần đạt sau khi học xong bài học, trên cơ sở đó, xác định các phương pháp dạy và học phù hợp.

      1. Tích hợp

Tích hợp các VB đọc theo chủ điểm và thể loại nhằm mục đích giúp HS không chỉ học về thể loại mà còn học cách nhận biết thế giới tự nhiên, xã hội và bản thân (xem bảng thống kê dưới đây):

Tập một

Tập hai

Tiếng nói của vạn vậtTHƠ BỐN C

HỮ, NĂM CHỮHành trang tri

thứcVB NGHỊ LUẬN

Bài học cuộc sốngTRUYỆN NGỤ N

GÔNTrí tuệ dân gianTỤC NG

Những góc nhìn văn chươngVB

NGHỊ LUẬNNét đẹp văn hoá V

iệtVB THÔNG TIN

Quà tặng của thiên nhiênTUỲ BÚ

T, TẢN VĂNTrong thế giới viễ

n tưởngTRUYỆN

Từng bước hoàn thiện bản thânV

B THÔNG TINLắng nghe trái

tim mìnhTHƠ

Tích hợp các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe được thể hiện ở tất cả các bài học ở những mức độ khác nhau. Ví dụ như ở bài Tiếng nói của vạn vật (Bài 1), HS học đọc hiểu, viết cùng về thơ bốn chữ, năm chữ.

Khi đọc hiểu các bài thơ bốn chữ, năm chữ, HS không chỉ được học nội dung mà còn được học về đặc điểm thể loại và có thể dùng những hiểu biết đó vào việc làm một bài thơ bốn chữ, năm chữ.

Tích hợp đọc và tiếng Việt được thực hiện theo nguyên tắc: tri thức tiếng Việt được đưa vào bài học phụ thuộc vào việc VB đọc có chứa tri thức tiếng Việt đó hay không, nhằm giúp HS có thể sử dụng tri thức tiếng Việt để đọc hiểu VB tốt hơn.

      1. Các tri thức nền trong sách giáo khoa

Các tri thức (bao gồm kiến thức, kĩ năng) trong Ngữ văn 7 được xây dựng dựa trên yêu cầu về tri thức đối với lớp 7 mà CTGDPT môn Ngữ văn năm 2018 đã đề ra. Các tri thức đó được trình bày ngắn gọn trong mục Tri thức Ngữ văn, gồm các tri thức đọc hiểu và tri thức tiếng Việt. Tri thức đọc hiểu là những tri thức mang tính chất công cụ, giúp HS không chỉ biết cách đọc hiểu VB trong SGK mà còn biết cách đọc các VB khác cùng thể loại nằm ngoài SGK. Tri thức về tiếng Việt là những tri thức mà chương trình yêu cầu, gắn với các hiện tượng ngôn ngữ xuất hiện trong VB, mang tính chất công cụ, giúp HS đọc hiểu VB tốt hơn.

Tri thức về kiểu bài viết gồm: định nghĩa về kiểu bài, các đặc điểm và yêu cầu đối với kiểu bài (được đóng khung). Đây là những tri thức để HS không chỉ hiểu được đặc điểm kiểu bài mà còn có thể vận dụng để tạo lập VB đúng với đặc điểm kiểu bài. Tri thức về kiểu bài còn được thể hiện thông qua VB mẫu. VB này được hiểu như là một mô hình trực quan. Ở đó hội đủ những đặc điểm chính về nội dung lẫn hình thức của kiểu VB mà HS cần tạo lập, đồng thời vừa tầm nhận thức của HS, giúp HS nhận thấy mình có thể học được và có thể tạo lập, được VB tương tự về kiểu bài với những đề tài khác nhau. Chức năng của mẫu là để HS học cách làm chứ không phải là mẫu để sao chép nội dung. Điều này hoàn toàn khác với việc GV cho HS bài mẫu và HS chép văn mẫu, cũng khác với việc chọn một VB do các nhà nghiên cứu, các nhà phê bình chuyên nghiệp viết làm mô hình trực quan để HS học theo. Bởi vì đặc điểm quan trọng của việc học theo mẫu là HS chỉ có thể học theo những mẫu không quá cao, không quá khó với các em.

Nội dung tri thức về nói và nghe trong SGK gồm: (1) cách nói/ trình bày một kiểu bài cụ thể; (2) kĩ năng giao tiếp nói chung, gồm kĩ năng trình bày, lắng nghe, phản hồi. Đó là những kĩ năng giao tiếp mà HS có thể sử dụng trong các tình huống đa dạng của cuộc sống.

Các nhiệm vụ học tập

Điểm mới của các nhiệm vụ học tập trong SGK Ngữ văn 7 là:

      • Được thiết kế theo nguyên tắc phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS, hướng dẫn HS từng bước kiến tạo tri thức, không cung cấp kiến thức có sẵn, cũng không “mớm” kiến thức cho HS.
      • Bám sát các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe mà CTGDPT tổng thể cũng như CTGDPT môn Ngữ văn đã đề ra.
      • Phù hợp với tầm nhận thức và đặc điểm tâm, sinh lí của HS lớp 7.
      • Tiếp nối và nâng cao những kĩ năng HS đã được học ở lớp 6.
      1. Đặc điểm của các nhiệm vụ học tập phần Đọc
  • Được thiết kế dựa trên yêu cầu cần đạt về đọc, hướng dẫn HS hoàn thành yêu cầu cần đạt mà CT đã đề ra, bao gồm các yêu cầu về đọc hiểu nội dung, đọc hiểu hình thức và liên hệ, so sánh, kết nối và yêu cầu đọc mở rộng.
  • Hướng dẫn HS khám phá nội dung và hình thức của VB, qua đó, hình thành và phát triển các kĩ năng đọc theo kiểu loại VB đã được xác định trong chương trình.
  • Được thiết kế theo ba giai đoạn của tiến trình đọc: trước, trong và sau khi đọc. Ba giai đoạn này được cài đặt ứng với ba mục lớn của bài học đọc là chuẩn bị đọc, trải nghiệm cùng VB suy ngẫm và phản hồi.

+ Chức năng của nhóm câu hỏi chuẩn bị đọc là:

  1. Tạo tâm thế, hứng thú cho HS.
  2. Khơi gợi kiến thức nền của HS, giúp HS sử dụng kiến thức nền để tham gia vào VB.
  3. Phát triển kĩ năng đọc lướt để cảm nhận bước đầu về nội dung VB, kĩ năng dự đoán về nội dung có thể có của VB.

+ Chức năng của nhóm câu hỏi trải nghiệm cùng VB là:

  1. Hướng dẫn HS thực hiện các kĩ năng đọc, đó là: liên tưởng, tưởng tượng, suy luận, dự đoán,... (tham khảo Bảng Phụ lục kĩ năng đọc ở SGK Ngữ văn 6, tập một).
  2. Giúp HS đọc chậm, đôi lúc tạm dừng để suy ngẫm về một số chi tiết quan trọng trong VB, từ đó, tự kiểm soát việc hiểu của mình.
  3. Kích hoạt, huy động kiến thức nền của HS vào việc hiểu VB.
  4. Giúp HS đọc hiểu các yếu tố bộ phận của VB, chuẩn bị dữ liệu đầu vào cho việc hiểu chỉnh thể VB sau khi đọc.

+ Chức năng của nhóm câu hỏi suy ngẫm và phản hồi là:

  1. Hướng dẫn HS nhận biết các chi tiết trên bề mặt VB: từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, sau đó, giải mã, tạo nghĩa cho các chi tiết đó cũng như tác dụng của các chi tiết nghệ thuật.
  2. Giúp HS nhận ra mối quan hệ giữa các chi tiết trong tính chỉnh thể của VB, vai trò của các thành tố trong VB đối với việc thể hiện chủ điểm VB.
  3. Hướng dẫn HS liên hệ những gì đã đọc với kinh nghiệm và kiến thức nền của chính các em, liên hệ với các VB khác và với cuộc sống để từ đó không chỉ hiểu VB mà còn hiểu những vấn đề của cuộc sống do VB gợi lên, hiểu bản thân, rút ra được bài học cho bản thân.
  4. Tiếp tục hình thành và phát triển các kĩ năng đọc hiểu VB: dự đoán, kiểm soát cách hiểu của mình khi đối chiếu với những dự đoán trước đó, suy luận, tưởng tượng, phân tích, đánh giá, liên hệ,…
  5. Giúp HS đạt được các yêu cầu cần đạt của bài học.

– Hướng dẫn đọc mở rộng: những câu hỏi này được thiết kế để hướng dẫn HS vận dụng những tri thức về thể loại VB vào đọc VB cùng thể loại.

      1. Đặc điểm của các nhiệm vụ học tập phần tiếng Việt
  • Được thiết kế dựa trên yêu cầu về kiến thức tiếng Việt của chương trình lớp 7.
  • Gắn với ngữ liệu trong VB đọc.
  • Gồm các bài tập thực hành kiến thức mới và ôn lại các đơn vị kiến thức đã học

ở những bài học trước, cấp lớp dưới.

      1. Đặc điểm của nhiệm vụ học tập phần Viết
  • Được thiết kế dựa trên yêu cầu cần đạt về viết mà chương trình đã đề ra.
  • Hướng dẫn HS phân tích VB mẫu để nhận biết đặc điểm thể loại của kiểu VB, từ đó có thể tạo lập kiểu VB tương tự về thể loại.
  • Hướng dẫn HS quy trình viết qua việc thực hành viết một bài, nghĩa là học bằng cách làm (learning by doing).
  • Hướng dẫn HS tự kiểm soát và điều chỉnh bài viết thông qua các bảng kiểm (checklist), từ đó học kĩ năng viết.
  • Gắn với thể loại VB đọc (trong một số trường hợp).
      1. Đặc điểm các nhiệm vụ học tập phần Nói và nghe
  • Được thiết kế dựa trên yêu cầu cần đạt về nói và nghe mà chương trình đã đề ra.
  • Hướng dẫn HS cách nói dựa trên một đề bài cụ thể để HS có cơ hội học kĩ năng nói, nghe và nói – nghe tương tác (học thông qua trải nghiệm).
  • Tích hợp với viết (trong phần lớn các bài) để HS có cơ hội chia sẻ bài đã viết bằng hình thức nói.
  • Hướng dẫn HS tự kiểm soát và điều chỉnh bài viết thông qua các bảng kiểm (checklist), từ đó học kĩ năng nói, nghe, nói – nghe tương tác.
      1. Các bảng tra cứu và hướng dẫn

SGK Ngữ văn 6 đã giới thiệu các kĩ năng đọc hiểu, SGK Ngữ văn 7 giới thiệu các kĩ năng viết để hướng dẫn HS cách viết (tr.125, tập một).

Ngoài ra, sách còn có bảng tra cứu thuật ngữ và bảng tra cứu tên tiếng nước ngoài, giúp HS dễ dàng tra những thuật ngữ đã học cũng như các tên tiếng nước ngoài (tr.126 – 127, tập một).

PHÂN TÍCH SÁCH VÀ CẤU TRÚC BÀI HỌC
Ma trận nội dung và yêu cầu cần đạt

Nội dung và các hoạt động trong từng bài trong Ngữ văn 7 được thiết kế bám sát vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực mà CTGDPT tổng thể và CTGDPT môn Ngữ văn đã xác định. Mỗi bài học đều có nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và các kĩ năng đọc, viết, nói – nghe phù hợp với nội dung bài học (xem bảng dưới đây):

Tập một

Bài

Văn bản

Yêu cầu cần

đạt về Đọc

Yêu cầu về tiếng Việt

Yêu cầu cần đạt về Viết

Yêu cầu cần

đạt về Nói – nghe

Tiếng nói của vạn vật

  • Lời của cây
  • Sang thu
  • Ông Một
  • Con chim chiền chiện

Đọc hiểu thơ bốn chữ, năm chữ

Nhận biết được đặc điểm và chức năng của phó từ

  • Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
  • Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ, năm chữ

Tóm tắt ý chính do người khác trình bày

Bài học

– Cái nhìn hạn hẹp: Ếch

Đọc hiểu truyện

Nhận biết được

Viết bài văn kể lại sự

Biết kể một

cuộc

ngồi đáy giếng; Thầy

ngụ ngôn

công dụng của

việc có thật liên quan

truyện ngụ

sống

bói xem voi

– Những tình huống

dấu chấm lửng

đến nhân vật hoặc sự

kiện lịch sử

ngôn; biết

sử dụng và

hiểm nghèo: Hai người

thưởng thức

bạn đồng hành và con

những cách nói

gấu; Chó sói và chiên

thú vị, dí dỏm,

con.

  • Biết người, biết ta
  • Chân, Tay, Tai, Mắt,

hài hước trong khi nói và nghe

Miệng

Những

– Em bé thông minh –

Đọc hiểu nghị

Xác định được

– Viết bài phân tích

Trao đổi một

góc nhìn

nhân vật kết tinh trí tuệ

luận phân tích

nghĩa của một

đặc điểm nhân vật

cách xây dựng,

văn

dân gian

một tác phẩm

số yếu tố Hán

trong một tác phẩm

tôn trọng các ý

chương

– Hình ảnh hoa sen

văn học

Việt và nghĩa

văn học

kiến khác biệt

trong bài ca dao “Trong

của những từ có

– Tóm tắt một VB

đầm gì đẹp bằng sen”

yếu tố Hán Việt

– Bức thư gửi chú lính

chì dũng cảm

– Sức hấp dẫn của

truyện ngắn “Chiếc lá

cuối cùng”

Quà

– Cốm Vòng

Đọc hiểu tuỳ bút,

Nhận biết thế

Viết được bài văn biểu

Chia sẻ bài văn

tặng

– Mùa thu về

tản văn

nào là liên kết

cảm về con người, sự

biểu cảm về sự

của

Trùng Khánh nghe hạt

và mạch lạc của

việc

việc

thiên

dẻ hát

văn bản: đặc

nhiên

– Thu sang

điểm và chức

– Mùa phơi sân trước

năng

Từng

– Chúng ta có thể đọc

Đọc hiểu VB

Nhận biết được

Viết VB thuyết minh

Giải thích về

bước

nhanh hơn?

thông tin

đặc điểm và

về một quy tắc hoặc

một quy tắc

hoàn

– Cách ghi chép để nắm

chức năng của

luật lệ trong trò chơi

hoặc luật lệ

thiện

chắc nội dung bài học

thuật ngữ

hay hoạt động

trong một trò

bản

– Bài học từ cây cau

chơi hay hoạt

thân

– Phòng tránh đuối

động

nước

Tập hai

Bài

Văn bản

Yêu cầu cần đạt về Đọc

Yêu cầu về tiếng Việt

Yêu cầu cần đạt về Viết

Yêu cầu cần đạt về Nói – nghe

Hành trình tri thức

  • Tự học – một thú vui bổ ích
  • Bàn về đọc sách
  • Tôi đi học
  • Đừng từ bỏ cố gắng

Đọc hiểu VB nghị luận về một vấn đề đời sống

Liên kết của VB: đặc điểm và chức năng

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống

Trí tuệ dân gian

  • Kinh nghiệm dân gian về thời tiết

– Kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

  • Tục ngữ và sáng tác văn chương: Nàng Bân, Chim trời cá nước – xưa và nay.

– Kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Đọc hiểu tục ngữ–

Nhận biết đặc điểm, chức năng của thành ngữ và tục ngữ

– Nhận biết đặc điểm, tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá; nói giảm, nói tránh

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt

Nét đẹp văn hoá Việt

  • Trò chơi cướp cờ
  • Cách gọt củ hoa thuỷ tiên
  • Hương khúc
  • Kéo co

Đọc hiểu VB thông tin

Nhận biết được đặc điểm và chức năng của số từ

Viết VB tường trình

Trong thế giới viễn tưởng

–Dòng sông “Đen”

  • Xưởng Sô-cô-la
  • Trái tim Đan-kô
  • Một ngày của Ích-chi-an

Đọc hiểu truyện khoa học viễn tưởng

Biết cách mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ

Viết bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt

Lắng nghe trái tim mình

  • Đợi mẹ
  • Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi
  • Lời trái tim
  • Mẹ

Đọc hiểu thơ trữ tình

Nhận biết được ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh

Viết bài văn biểu cảm về con người

Chia sẻ cảm xúc về một con người

Như vậy, toàn bộ các yêu cầu cần đạt mà CTGDPT môn Ngữ văn đề ra đối với HS lớp 7 đã được bố trí đầy đủ trong 10 bài học. Mỗi bài thực hiện một số yêu cầu.

Phân tích kết cấu chủ điểm/ bài học

Các bài học trong Ngữ văn 7 được phân bố thành ba mạch chính: tìm hiểu thiên nhiên, tìm hiểu xã hội, tìm hiểu bản thân. Cụ thể như sau:

Tìm hiểu thiên nhiên

Tìm hiểu xã hội

Tìm hiểu bản thân

  • Tiếng nói của vạn vật
  • Quà tặng của thiên nhiên
  • Bài học cuộc sống
  • Những góc nhìn văn chương
  • Trí tuệ dân gian
  • Nét đẹp văn hoá Việt
  • Trong thế giới viễn tưởng
  • Từng bước hoàn thiện bản thân
  • Lắng nghe trái tim mình
  • Hành trang tri thức

Sách Ngữ văn 7 gồm mười bài học tương ứng với mười chủ điểm gắn với những vấn đề gần gũi trong cuộc sống của các em. Ở tập một, các em sẽ được lắng nghe, chiêm ngưỡng những âm thanh, hình ảnh của thế giới tự nhiên qua các bài thơ bốn chữ, năm chữ (Tiếng nói của vạn vật); tìm hiểu vốn kinh nghiệm, tri thức của nhân loại được đúc kết trong các truyện ngụ ngôn (Bài học cuộc sống); khám phá những vẻ đẹp khác nhau của tác phẩm văn chương trong những bài nghị luận văn học (Những góc nhìn văn chương); đón nhận món quà quý giá từ thiên nhiên, hiểu ý nghĩa của thiên nhiên đối với cuộc sống của chúng ta qua các tản văn, tuỳ bút (Quà tặng của thiên nhiên); học cách đọc, cách ghi chép để hoàn thiện bản thân qua các VB thông tin (Từng bước hoàn thiện bản thân).

Ở tập hai, các em sẽ được mở rộng vốn sống để trưởng thành qua các VB nghị luận xã hội (Hành trình tri thức); thu nhận trí tuệ và kinh nghiệm sống của cha ông được kết tinh qua các câu tục ngữ (Trí tuệ dân gian); học cách hướng dẫn và thực hiện trò chơi, cách cắm một bình hoa đẹp qua các VB thông tin (Nét đẹp văn hoá Việt); du hành vào thế giới tưởng tượng phong phú của các truyện khoa học viễn tưởng (Trong thế giới viễn tưởng); học cách hiểu cảm xúc của bản thân với việc đọc một số bài thơ trữ tình (Lắng nghe trái tim mình).

Đến với mỗi bài học, các em sẽ được tìm hiểu về xã hội, thiên nhiên và về chính mình để từng bước hoàn thiện bản thân.

Ẩn trong từng nội dung bài học là các lí thuyết, mô hình, phương pháp dạy học hiện đại, nhằm hướng dẫn HS trong suốt tiến trình học đọc, viết, nói và nghe; là tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ về những gì đã đọc, viết, nói và nghe.

Mỗi bài học đều có nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu về phẩm chất, đọc, viết, nói và nghe cho từng thể loại.

Cấu trúc mỗi chủ điểm/ bài học theo các mạch kiến thức

Cấu trúc mỗi bài học của Ngữ văn 7 gồm 6 mục, có sự kết nối chặt chẽ giữa yêu cầu cần đạt, giới thiệu bài học, trình bày kiến thức mới (cung cấp những lí thuyết có tính chất công cụ để giúp HS đọc hiểu, viết, nói và nghe) và các hoạt động hướng dẫn HS đọc, làm bài tập tiếng Việt, viết, nói và nghe, ôn tập (xem sơ đồ sau):

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Định hướng yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất

GIỚI THIỆU BÀI HỌC, CÂU HỎI LỚN

Cung cấp thông tin tổng quát về bài học và khơi gợi hứng thú

ĐỌC

Tri thức Ngữ văn (đọc hiểu, tiếng Việt) VB 1, 2: Thuộc thể loại chính của bài học

VB 3: Đọc kết nối chủ điểm, thuộc thể loại khác

VB 4: Đọc mở rộng theo thể loại: thực hành đọc thể loại chính của bài học

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Cung cấp tri thức công cụ để đọc VB Hướng dẫn đọc VB nhằm đạt mục tiêu bài học

Thực hành kiến thức tiếng Việt để đọc hiểu và tạo lập VB

VIẾT

Tri thức về kiểu bài

Hướng dẫn phân tích kiểu VB Hướng dẫn quy trình viết

Cung cấp tri thức công cụ để tạo lập VB. Hướng dẫn các bước tạo lập VB

NÓI – NGHE

Tri thức về kiểu bài

Hướng dẫn quy trình nói – nghe

Cung cấp tri thức công cụ Hướng dẫn nói nghe

ÔN TẬP

Củng cố kiến thức; suy ngẫm về những gì

đã học

Phần đọc trong mỗi bài học sẽ gồm hai VB đọc chính cùng chủ điểm và cùng thể loại nhằm giúp HS phát triển phẩm chất, hình thành kĩ năng đọc theo thể loại, đồng thời thực hiện kĩ năng liên hệ, so sánh để nhận ra những điểm giống và khác nhau giữa hai VB. VB thứ ba khác về thể loại nhưng vẫn kết nối với VB thứ nhất và thứ hai về chủ điểm, giúp HS hiểu: cùng một chủ điểm nhưng có nhiều cách thể hiện khác nhau. Điều này giúp HS tiếp tục có cơ hội thực hiện kĩ năng liên hệ, so sánh VB này với VB khác đồng thời tăng ngữ liệu cho phần Thực hành tiếng Việt. VB thứ tư cùng thể loại, chủ điểm với VB thứ nhất và thứ hai. Chức năng của nó là hướng dẫn HS thực hành đọc theo thể loại, tạo cho HS cơ hội sử dụng kĩ năng đọc (đã được hình thành qua việc đọc VB 1, 2) để đọc VB khác cùng thể loại (HS tự đọc ở nhà, đến lớp thảo luận).

Các yêu cầu cần đạt được triển khai được thể hiện qua các hoạt động cụ thể trong từng bài học. Ví dụ: bài Bài học cuộc sống có các yêu cầu:

Yêu cầu đọc hiểu nội dung

ĐỌC

  • Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian; tóm tắt được VB một cách ngắn gọn.
  • Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
  • Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản

thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

Yêu cầu đọc hiểu hình thức

Các yêu cầu trên được triển khai trong các câu hỏi (mục Suy ngẫm và phản hồi, SGK Ngữ văn 7, tập một, tr.39) để giúp HS đạt được yêu cầu“nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian’’. Các câu hỏi đó là:

Yêu cầu liên hệ, so sánh, kết nối

Để giúp HS đạt được yêu cầu“Viết được một đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ”, sách trình bày yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ, sau đó hướng dẫn HS phân tích mẫu đoạn văn để HS hiểu được đặc điểm đoạn văn (tr.26, SGK Ngữ văn 7, tập một):

Tiếp theo, sách nêu một đề văn mở và hướng dẫn HS từng bước trong quy trình tạo lập VB. Sách còn trình bày các bảng kiểm để hướng dẫn HS tự đọc và tự điều chỉnh bài viết (tr.28, SGK Ngữ văn 7, tập một):

Bảng kiểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Các phần của

đoạn văn

Nội dung kiểm traĐạt Chưa đạ

t

Mở đoạn

Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.

Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm xúc về bài thơ.

Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và cảm xúc khái quát về bài thơ.

Thân đoạn

Trình bày cảm xúc về bài thơ theo trình tự hợp lí.

Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

Dùng các từ ngữ để liên kết các câu.

Kết đoạn

Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

Nội dung phần Nói – nghe trong SGK cũng được thiết kế tương tự như phần Viết.

Như vậy, mọi hoạt động dạy học đều thiết kế dựa trên yêu cầu cần đạt của bài học, không đi ra ngoài cũng như không nâng cao yêu cầu cần đạt đã xác định (trừ trường hợp dạy lớp chuyên, khi HS đã đạt được yêu cầu cần đạt mà chương trình đã nêu), không dựa trên trình độ HS mà giảm mức độ của yêu cầu cần đạt, vì yêu cầu đó là chuẩn tối thiểu mà HS mọi vùng miền cần đạt.

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Những yêu cầu cơ bản về phương pháp dạy học môn Ngữ văn

Việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học để tổ chức dạy học SGK Ngữ văn 7 cần tuân thủ những định hướng chung về phương pháp dạy học mà CTGDPT 2018 đã xác định, đó là:

      • Phát huy tính tích cực của người học bằng cách tạo ra hứng thú, sự khao khát, nỗ lực chiếm lĩnh tri thức và hình thành kĩ năng ở người học; tổ chức các hoạt động học để HS tích cực, chủ động huy động kiến thức, kĩ năng hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc giải quyết những tình huống trong thực tiễn. Để làm được điều này, trong quá trình dạy học Ngữ văn, GV cần thực hiện tốt vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích HS tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển.
      • Tăng cường những hoạt động thực hành, trải nghiệm cho HS. Vì năng lực chỉ được hình thành thông qua hoạt động và bằng hoạt động, do vậy để hình thành, phát triển năng lực cho người học, GV phải tổ chức học tập thông qua các hoạt động. Cần tăng cường chất lượng của các hoạt động thực hành và trải nghiệm, vì:

+ Thực hành là hoạt động áp dụng lí thuyết vào thực tế để HS hình thành kĩ năng

  • thành phần quan trọng của năng lực. Thực hành là cơ sở để hình thành năng lực.

+ Trải nghiệm là hoạt động tổ chức cho người học quan sát, làm thử, làm thử giả định trong tư duy (dựa trên đặc trưng của thực nghiệm), sau đó, người học phân tích, suy ngẫm, chiêm nghiệm về những gì quan sát, làm và kết quả của nó. Trải nghiệm giúp người học hình thành và phát triển các năng lực chung và các năng lực đặc thù ứng với từng chủ đề trải nghiệm. Chẳng hạn khi dạy đọc, GV cần tạo cho HS cơ hội thuyết trình, thảo luận, trao đổi, giải quyết các tình huống/ vấn đề được đặt ra từ VB,… Quá trình dạy viết một kiểu bài cụ thể cần lưu ý đến việc tổ chức cho HS tìm hiểu đặc điểm của kiểu bài thông qua việc phân tích một ví dụ điển hình, thực hiện các bước trong quy trình tạo lập kiểu bài,…

Thông qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm, HS có cơ hội huy động và vận dụng các kiến thức, kĩ năng trong môn học để giải quyết các tình huống có thực trong học tập và cuộc sống, từ đó hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực.

    • Tăng cường dạy học tích hợp và phân hoá:

+ Tổ chức những nhiệm vụ học tập yêu cầu HS phải huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng,… thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết. Thông qua dạy học tích hợp, HS được rèn luyện khả năng tìm hiểu và vận dụng kiến thức, kĩ năng từ nhiều

lĩnh vực để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra trong bài học, từ đó phát triển phẩm chất, năng lực. Trong SGK Ngữ văn 7, việc dạy học tích hợp được thực hiện qua việc tích hợp nội môn (ví dụ: tích hợp dạy đọc với dạy viết, dạy đọc, viết với tiếng Việt, dạy đọc, viết với nói và nghe,… ), tích hợp lồng ghép (ví dụ: tích hợp một số nội dung giáo dục được ưu tiên trong CTGDPT như: chủ quyền quốc gia, hội nhập quốc tế, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bình đẳng giới,…) và tích hợp liên môn (ví dụ: tích hợp một số nội dung gần gũi, có liên quan giữa môn Ngữ văn với một số môn như Lịch sử và Địa lí, Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Âm nhạc, Tin học,…).

+ Tăng cường dạy học phân hoá được thể hiện qua việc phân loại các đối tượng người học, từ đó, vận dụng nội dung, phương pháp và hình thức sao cho phù hợp với từng đối tượng. Trong SGK Ngữ văn 7, quan điểm dạy học phân hoá được thể hiện qua việc GV có thể sử dụng câu hỏi, bài tập được thiết kế theo nhiều mức độ khó dễ khác nhau.

– Đa dạng hoá các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học:

+ Để tạo hứng thú cho người học, GV có thể tổ chức các hình thức học tập đa dạng, chẳng hạn như: dạy học cá nhân, dạy học hợp tác (nhóm, cặp đôi,…), dạy học toàn lớp với hình thức tổ chức trong và ngoài nhà trường. Ngoài ra, GV cũng có thể tổ chức dạy học theo các hình thức như: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xê-mi-na, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

+ Tăng cường sử dụng đa dạng các phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học kết hợp các phương tiện dạy học truyền thống (SGK, sách tham khảo, tranh, ảnh, sơ đồ, bảng biểu,…) với các phương tiện hiện đại (máy chiếu, máy vi tính, bảng tương tác, máy chiếu vật thể,…) để HS có cơ hội sử dụng học liệu số, thiết bị công nghệ vào quá trình học tập.

Một số gợi ý về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cụ thể
      1. Tổ chức dạy học phần Giới thiệu bài học và Câu hỏi lớn

Phần Giới thiệu bài học Câu hỏi lớn cung cấp thông tin tổng quát về bài học (chủ điểm và thể loại chính) và khơi gợi hứng thú cho HS. Vì vậy để hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung này trong SGK, GV có thể tổ chức những hoạt động khởi động nhẹ nhàng, sôi nổi để HS huy động, kích hoạt hiểu biết nền liên quan đến chủ điểm, thể loại chính và câu hỏi lớn của bài học. Bên cạnh đó, GV cần hướng dẫn HS xác định chủ điểm, thể loại chính và câu hỏi lớn của bài học trước khi đi vào khám phá bài học. Ở hoạt động này, chưa cần yêu cầu HS trả lời câu hỏi lớn mà chỉ cần nêu lên để khơi gợi hứng thú, sự tò mò ở người học.

      1. Tổ chức hoạt động dạy học đọc hiều

Trước khi tổ chức cho HS đọc hiểu VB, GV hướng dẫn HS tìm hiểu các khái niệm

  • công cụ đọc hiểu VB – trong mục Tri thức Ngữ văn. Mục đích chính của hoạt động này là giúp HS bước đầu hiểu được các khái niệm – công cụ cho hoạt động đọc hiểu các VB của bài học. Do vậy, GV không cần giảng giải, minh hoạ quá nhiều mà tổ chức các hoạt động để HS bước đầu làm quen với các khái niệm. Chẳng hạn như đọc và xác định từ khoá, đọc và vẽ sơ đồ tóm tắt, đọc và nêu câu hỏi về những điều chưa rõ,… Sau đó thông qua việc đọc hiểu các VB 1, 2 và 4 của bài học, GV tạo cơ hội để HS quan sát, tìm hiểu kĩ hơn biểu hiện của các khái niệm, thuật ngữ trong các VB (tình huống) cụ thể; trên cơ sở đó GV có thể củng cố các khái niệm, công cụ sau khi kết thúc các bài học đọc hiểu.

Đối với việc dạy học đọc trong SGK Ngữ văn 7, GV cần xác định trọng tâm của mục tiêu dạy học đọc hiểu theo đặc trưng thể loại là các giờ học đọc các VB 1 và 2 trong bài học. Đối với VB 3, GV tổ chức các hoạt động đọc để HS rèn luyện các YCCĐ về đọc hiểu nội dung đồng thời hiểu chủ điểm của bài học. Với VB 4, GV cần linh hoạt thiết kế hoạt động học, học liệu và phân phối thời gian để HS có cơ hội vận dụng những kiến thức, kĩ năng về đọc hiểu theo đặc trưng thể loại đã hình thành ở giờ học đọc hiểu VB 1 và 2 vào việc thực hành đọc hiểu VB 4. Nghĩa là GV tổ chức cho HS tự đọc VB 4 ở nhà, sau đó đến lớp chia sẻ kết quả đọc.

Việc tổ chức dạy đọc trong SGK Ngữ văn 7 được thực hiện trên cơ sở tiếp tục sử dụng những định hướng đã được đề cập trong Tài liệu tập huấn Ngữ văn 6 (làm mẫu kĩ năng đọc, sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, tổ chức cho HS tương tác trong giờ học, kết hợp viết ngắn trong quá trình đọc, tổ chức cho HS đóng vai). GV cần lưu ý thêm một số định hướng sau:

  1. Hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động đọc hiểu theo ba giai đoạn của quy trình đọc: trước khi đọc – trong khi đọc – sau khi đọc. Trong SGK Ngữ văn 7, ba giai đoạn này được thiết kế ứng với các mục: Chuẩn bị đọc (trước khi đọc), Trải nghiệm cùng VB (trong khi đọc), Suy ngẫm và phản hồi (sau khi đọc).

Hoạt động Chuẩn bị đọc (trước khi đọc): GV tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động như: xác định mục đích đọc; huy động, bổ sung tri thức nền; trải nghiệm những tình huống liên quan đến nội dung VB; đọc lướt, quan sát nhanh các dấu hiệu hình thức của VB; dự đoán nội dung VB;… Có thể yêu cầu HS thực hiện một số hoạt động tại nhà, trước giờ học về VB ở trên lớp. Ví dụ như GV yêu cầu HS đọc và tự trả lời các câu hỏi, tìm hiểu các từ mới, từ khó trong chú thích ở chân trang sách hoặc trong từ điển, tự tìm kiếm thông tin liên quan đến VB,... Điều này giúp HS có thêm tri thức nền để có thể đọc hiểu VB tốt hơn.

Hoạt động Trải nghiệm cùng VB (trong khi đọc): GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm toàn bộ hay một phần VB tại lớp tuỳ theo độ dài ngắn của VB và thời gian dạy đọc trên lớp để tạo cho HS cơ hội tiếp xúc trực tiếp với VB, từ đó, để bước đầu cảm nhận giọng điệu của VB. Trong giai đoạn này, GV hướng dẫn HS sử dụng các kĩ thuật đọc như liên hệ, hình dung/ tưởng tượng, dự đoán, suy luận, theo dõi,... để trả lời các câu hỏi được đặt trong các thẻ đọc ở bên trái VB. Qua việc thực hiện các kĩ thuật trên, HS có thể tự giám sát quá trình hiểu của bản thân và điều chỉnh kết quả hiểu sau từng chặng đọc, đồng thời làm cơ sở cho việc hiểu về toàn VB (được thực hiện ở giai đoạn sau khi đọc). Đối với những kĩ thuật đọc mới mà HS chưa được học ở lớp trước, bài trước, GV cần giới thiệu, làm mẫu, hướng dẫn cách HS thực hiện. Với những kĩ thuật đọc mà HS đã biết cách làm, GV nhắc HS chú ý thực hiện. Cần lưu ý là GV không đánh giá tính “đúng/ sai” câu trả lời của HS mà chủ yếu quan tâm đến cách thức HS thực hiện các kĩ thuật đọc. GV cũng cần nhắc HS ghi chép trong quá trình đọc để HS lưu vào hồ sơ học tập (minh chứng thể hiện quá trình HS tương tác, làm việc trực tiếp với VB).

Để giảm bớt áp lực về mặt thời gian cho việc tổ chức đọc VB tại lớp, GV có thể thiết kế và chuyển giao một số nhiệm vụ đọc cho HS tại nhà và kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ khi HS đến lớp và sử dụng những kết quả ấy để tiếp tục tổ chức những hoạt động đọc trực tiếp VB tại lớp.

Hoạt động Suy ngẫm và phản hồi (sau khi đọc): đây là giai đoạn người đọc chuyển từ tri giác từng phần (đã thực hiện ở giai đoạn trong khi đọc) sang tri giác tổng thể về VB; cắt nghĩa, phân tích sâu về các thành tố bộ phận của VB dựa trên cái nhìn tổng thể; phản hồi, đánh giá về VB. Các hoạt động này được thực hiện dựa trên hệ thống câu hỏi sau mỗi VB trong SGK. Hệ thống câu hỏi này được thiết kế để hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc mà CTGDPT môn Ngữ văn đã xác định và đã được các tác giả SGK phân bố vào từng bài học. Câu hỏi tập trung hướng dẫn HS tìm hiểu những đặc trưng thể loại VB qua một VB cụ thể, từ đó, HS hình thành và phát triển kĩ năng đọc hiểu các VB khác thuộc thể loại đó.

GV có thể tổ chức cho HS trả lời từng câu hỏi hoặc nhóm các câu hỏi, đồng thời bổ sung câu hỏi gợi mở (nếu cần) để hướng dẫn HS từng bước khám phá VB. Tuy nhiên, cần tránh các loại câu hỏi “có/ không” hoặc câu hỏi lộ thông tin câu trả lời, câu hỏi xa rời YCCĐ của bài học.

  1. Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật, hình thức dạy học.

– Tích hợp đọc với viết ngắn, viết sáng tạo, đặc biệt là đối với những câu hỏi ở cuối hệ thống câu hỏi trong từng VB, qua đó, HS được rèn luyện thêm về kĩ năng viết. Với những câu hỏi này, GV nên:

+ Hướng dẫn HS viết theo hình thức cá nhân.

+ Tổ chức cho HS chia sẻ, trao đổi đoạn viết với nhau theo nhóm hoặc đăng trên bản tin học tập của lớp.

+ Hướng dẫn HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.

+ Tổ chức nhận xét, đánh giá, sửa chữa một vài sản phẩm tiêu biểu để HS rút kinh nghiệm.

+ Nhắc HS lưu giữ sản phẩm trong hồ sơ học tập.

    • Hướng dẫn HS rút ra đặc trưng thể loại và cách đọc VB theo thể loại vào thời

điểm kết thúc hoạt động tìm hiểu VB.

    • Hướng dẫn HS kết hợp các hình thức ghi chép trong quá trình đọc, ví dụ như ghi chép cá nhân, ghi chép đối thoại, ghi chép hai lần về VB, ghi chép bên lề trang sách, phiếu học tập, vẽ sơ đồ, làm hồ sơ đọc,... sau đó bổ sung, điều chỉnh thông tin trên phiếu, sơ đồ khi được GV hướng dẫn trong giờ học. Các phiếu ghi chép này được dùng để thay cho việc GV đọc cho HS chép bài trên lớp. Các ghi chép trên được đưa vào hồ sơ học tập và là một trong những căn cứ để đánh giá thường xuyên HS trong suốt quá trình học.
      1. Tổ chức hoạt động dạy học tiếng Việt

Mục tiêu chính của việc dạy học tiếng Việt của CTGDPT môn Ngữ văn 2018 là không nhằm cung cấp kiến thức hàn lâm mà phục vụ cho việc dạy đọc, viết, nói và nghe. Vì vậy ngữ liệu của phần Thực hành tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 7 thường được trích dẫn từ các VB mà HS đã được đọc. Qua các bài tập thực hành tiếng Việt, HS nhận ra được cách các tác giả VB đã sử dụng tiếng Việt như thế nào, từ đó, hiểu rõ hơn về VB, đồng thời HS học được cách sử dụng tiếng Việt vào hoạt động giao tiếp của bản thân.

Khi tổ chức dạy học tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 7, GV cần lưu ý:

– Tổ chức hình thành kiến thức mới cho HS (thể hiện trong mục Tri thức Ngữ văn của mỗi bài học). Tri thức này là nền tảng để HS có thể giải quyết các bài tập ở phần Thực hành tiếng Việt. Cách dạy:

+ Kích hoạt những hiểu biết nền của HS liên quan đến đơn vị kiến thức và kĩ năng mới về tiếng Việt mà HS cần chiếm lĩnh trong bài học bằng cách nêu câu hỏi, khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về việc sử dụng các kiến thức, kĩ năng đó trong thực tế giao tiếp.

+ Tổ chức hoạt động để HS chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng, chẳng hạn như:

        • Yêu cầu HS đọc SGK để xác định thông tin chính, vẽ sơ đồ tóm tắt thông tin và đặt câu hỏi về những điều chưa rõ,...
        • Quan sát mẫu ngữ liệu (được cung cấp trong SGK hoặc do GV lựa chọn) và trả lời câu hỏi/ thực hiện các nhiệm vụ học tập do GV thiết kế để phân tích ngữ liệu,

phát hiện các dấu hiệu bản chất của các hiện tượng ngôn ngữ, từ đó rút ra đặc trưng của các đơn vị kiến thức, kĩ năng cần lĩnh hội.

          • Nghe và tóm tắt nội dung thông báo, giới thiệu, giải thích của GV về những

đơn vị kiến thức, kĩ năng mới và lấy ví dụ minh hoạ.

+ Ôn tập những đơn vị kiến thức đã học trước đó (bài học trước, lớp trước) liên quan đến một số bài tập thực hành bằng cách sử dụng câu hỏi gợi mở, trò chơi, động não, trả lời câu hỏi trắc nghiệm,…

– Tổ chức cho HS thực hành bằng cách:

+ Hướng dẫn HS vận dụng những kiến thức tiếng Việt vừa học hoặc đã học ở lớp trước, bài trước để giải quyết các bài tập ở phần Thực hành tiếng Việt. GV có thể tổ chức cho HS lần lượt thực hiện từng bài tập hoặc nhóm bài tập.

+ Tổ chức cho HS thảo luận hoặc chơi trò chơi.

+ Tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, qua đó, hình thành cho HS khả năng tự kiểm soát việc học, đồng thời GV đánh giá được mức độ chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng của HS.

+ Nêu câu hỏi giúp HS rút ra các bài học kinh nghiệm về việc sử dụng các đơn vị kiến thức tiếng Việt trong quá trình tiếp nhận và tạo lập VB.

  • Tăng cường sử dụng đa dạng các phương tiện, thiết bị dạy học để HS dễ tiếp nhận kiến thức và tăng hứng thú học tập.
  • Kết hợp đa dạng các hình thức dạy học: cá nhân, hợp tác, trên lớp, ở nhà,…
      1. Tổ chức hoạt động dạy học viết

Đối với cấp THCS và THPT, CTGDPT môn Ngữ văn (2018) nêu định hướng về viết như sau: “Ở cấp THCS và THPT, GV yêu cầu HS thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hơn như thu thập thông tin cho bài viết từ nhiều nguồn (tài liệu in, tài liệu trên mạng, phỏng vấn, thu thập dữ liệu từ thực tế); thảo luận, phân tích về tiêu chí đánh giá bài viết; biết tự chỉnh sửa, trao đổi trong nhóm để hoàn thiện bài viết và rút kinh nghiệm sau mỗi lần viết bài… Ở hai cấp học này, ngoài việc tiếp tục phương pháp phân tích mẫu các kiểu VB, GV chú ý hướng dẫn kĩ thuật viết tích cực nhằm giúp HS vừa thành thạo kĩ năng tạo lập theo từng kiểu VB, vừa phát triển tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thể hiện qua bài viết. Bên cạnh các VB thông thường, HS còn được rèn luyện tạo lập VB điện tử và VB đa phương thức.”*

Việc tổ chức dạy viết trong SGK Ngữ văn 7 được thực hiện trên cơ sở tiếp tục sử dụng những gợi ý đã được đề cập trong Tài liệu tập huấn giáo viên Ngữ văn 6 (làm mẫu

  • Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Hà Nội, tr.84 – 85.

kĩ năng viết, hướng dẫn phân tích VB mẫu, hướng dẫn quy trình viết). Bên cạnh đó, GV cần lưu ý thêm một số định hướng sau:

    • Kích hoạt kiến thức nền về kiểu bài bằng cách gợi lại những VB đã đọc có cùng thể loại với bài viết.
    • Hướng dẫn HS tìm hiểu mục Tri thức về kiểu bài bằng cách yêu cầu HS: đọc thông tin về kiểu bài trong SGK, xác định những nội dung quan trọng/ từ khoá; vẽ sơ đồ tóm tắt đặc trưng kiểu bài; nêu câu hỏi về những điều chưa rõ; trả lời câu hỏi/ chơi trò chơi,… HS sẽ tiếp tục hiểu rõ đặc trưng của kiểu bài qua việc phân tích bài viết tham khảo, vì thế, GV không nên dành quá nhiều thời gian cho hoạt động này và giảng giải một chiều.
    • Hướng dẫn HS đọc và phân tích kiểu VB (bài viết tham khảo) bằng cách yêu cầu HS đọc, quan sát, phân tích VB mẫu, thảo luận nhóm để nhận biết: (1) cấu trúc chung của VB; (2) đặc điểm của từng phần trong VB; (3) đặc điểm ngôn ngữ của VB. Trên cơ sở đó rút ra đặc điểm kiểu bài.
    • Hướng dẫn HS thực hiện quy trình viết (gắn với một đề bài cụ thể) với bốn bước:

Quy trình viết

Gợi ý tổ chức dạy học

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết, gồm: xác định đề tài, mục đích viết, người đọc, thu thập tư liệu

  • Đọc SGK, thực hiện theo gợi ý của SGK.
  • Chuyển những gợi ý của SGK thành câu hỏi/ phiếu học tập để HS hoàn thành.
  • Có thể giao cho HS chuẩn bị trước bước này ở nhà.

– Trao đổi kết quả thực hiện nhiệm vụ với nhóm/ toàn lớp.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý– Đọ

c SGK, thực hiện theo gợi ý của SGK.

  • Chuyển những gợi ý của SGK thành câu hỏi/ phiếu học tập để HS hoàn thành.
  • Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, dạy học hợp tác, kĩ thuật động não, sơ đồ tư duy,… để tổ chức cho HS thực hiện
  • GV có thể hướng dẫn HS sử dụng internet để tìm tư liệu cho bài viết trước khi đến lớp.

– Trao đổi kết quả thực hiện nhiệm vụ với nhóm/ cả lớp.

Bước 3: Viết bài– Hướng

dẫn HS tìm hiểu các tiêu chí đánh giá bài viết (bảng kiểm) và cách dùng các tiêu chí ấy trước và trong quá trình viết bài.

– Tổ chức viết bài theo hướng dẫn của SGK với các hình thức như cá nhân/ cặp

đôi, trên lớp/ ở nhà.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

  • Hướng dẫn HS tự kiểm tra, xem xét và chỉnh sửa bài viết dựa trên các công cụ đánh giá đã được giới thiệu trước đó (có thể tổ chức trong giờ nói – nghe).

– Trao đổi, đánh giá bài viết của nhau theo nhóm/ toàn lớp.

  • Rút ra bài học kinh nghiệm từ quá trình học viết.
  • Khuyến khích HS chỉnh sửa bài viết.
      • Tăng cường các hoạt động thực hành: Hoạt động chủ yếu trong dạy viết là hoạt động thực hành. Các dạng bài tập thực hành trong dạy viết rất đa dạng, đó có thể là bài tập phân tích mẫu; các câu hỏi giúp HS xác định mục đích và nội dung viết; các hướng dẫn và yêu cầu cụ thể về việc thu thập tài liệu, tìm ý và lập dàn ý, lựa chọn cách triển khai dàn ý; viết đoạn, viết bài văn; tự chỉnh sửa dựa trên các tiêu chí đánh giá bài viết.
      • Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp trong dạy viết như phân tích mẫu, thực hành, đàm thoại gợi mở, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác,…
      • Linh hoạt trong việc tổ chức dạy viết bài (đoạn văn và bài văn), ví dụ có thể tổ chức cho HS viết từng phần: mở bài, thân bài, viết một hoặc một số đoạn trong thân bài rồi viết cả bài. Sau khi HS viết xong, GV cần tổ chức hoạt động cho HS nói, trình bày những gì đã viết để kết nối viết với nói và nghe, tạo điều kiện cho HS phát triển năng lực một cách toàn diện.
      • Phân bố thời gian hợp lí để HS có thể viết trọn một bài viết/ một phần bài viết trên lớp hoặc ở nhà và tổ chức trao đổi, đánh giá, rút kinh nghiệm về việc thực hiện kĩ năng viết một kiểu bài cụ thể.
      1. Tổ chức dạy học Nói và nghe

CTGDPT môn Ngữ văn 2018 định hướng về phương pháp dạy nói và nghe như

sau:

Đối với dạy nói, GV hướng dẫn cho HS quan sát, phân tích mẫu; tổ chức cho HS

thực hành nói; hướng dẫn cách thức, quy trình chuẩn bị một bài thuyết trình và trình bày trước nhóm, tổ, lớp; cách thức và quy trình chuẩn bị một cuộc thảo luận, tranh luận và cách tham gia thảo luận, tranh luận; cách dùng các phương tiện nghe nhìn để hỗ trợ cho bài trình bày.

Đối với dạy nghe, GV hướng dẫn HS cách nắm bắt được nội dung nghe, cách hiểu và đánh giá quan điểm, ý định của người nói; cách kiểm tra những thông tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực và tôn trọng người nói, tôn trọng những ý kiến khác biệt; cách hợp tác, giải quyết vấn đề với thái độ tích cực.

Đối với dạy nói – nghe tương tác, GV hướng dẫn HS cách lắng nghe, cách đặt câu hỏi để hiểu nội dung nghe; cách nói theo lượt lời trong hội thoại.

Việc tổ chức dạy nói và nghe trong SGK Ngữ văn 7 được thực hiện trên cơ sở tiếp tục sử dụng những gợi ý đã được đề cập trong Tài liệu tập huấn giáo viên Ngữ văn 6 và lưu ý thêm một số định hướng sau:

      • Kích hoạt những hiểu biết nền của HS về kĩ năng nói và nghe mà các em cần hình thành qua bài học, trong đó, đặc biệt lưu ý đến những hiểu biết liên quan đến

tình huống, bối cảnh và cách thức thực hiện các kĩ năng nói và nghe trong thực tế giao tiếp.

    • Hướng dẫn HS xác định các nhân tố (mục đích giao tiếp, nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, phương tiện giao tiếp) của hoạt động giao tiếp bằng phương pháp đàm thoại gợi mở, phiếu học tập, sơ đồ 5W1H,…
    • Hướng dẫn HS chủ động thực hiện các hoạt động trong suốt quy trình nói và nghe theo bốn bước:

+ Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói

+ Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

+ Bước 3: Luyện tập và trình bày

+ Bước 4: Trao đổi, đánh giá

    • Tích hợp dạy nói và nghe với viết để hướng dẫn HS xác định đặc điểm của kiểu bài nói, chuẩn bị nội dung nói và nghe dựa trên cơ sở những gì đã thực hiện được ở giờ học viết nếu đề tài, kiểu bài của giờ nói và nghe gắn với bài viết. Việc tích hợp có thể được thực hiện ở bước 1 và 2 của quy trình nói và nghe khi hướng dẫn HS xác định đề tài, tìm ý và lập dàn ý cho bài nói.
    • Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học: dạy học tình huống, đàm thoại gợi mở, dạy học theo mẫu, đóng vai, hợp tác,… Trong đó cần đặc biệt lưu ý lựa chọn những mẫu bài trình bày nói và nghe tốt để tổ chức cho HS quan sát mẫu, phân tích các đặc điểm của mẫu, trên cơ sở đó rút ra quy trình thực hiện kĩ năng nói và nghe.
    • Tăng cường tổ chức luyện tập nói và nghe trong nhóm nhỏ trình bày, trao đổi, đánh giá sản phẩm nói và nghe với quy mô toàn lớp. Vì thời gian dạy nói và nghe trên lớp không nhiều nên cần tăng cơ hội để HS thực hành với nhiều hình thức khác nhau.
    • Kết hợp với kiểm tra, đánh giá bằng cách tổ chức cho HS tìm hiểu các tiêu chí đánh giá sản phẩm nói và nghe, thực hành đánh giá kĩ năng nói và nghe theo các tiêu chí.
    • Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ tổ chức các hoạt động học. Vì mẫu trong dạy học nói và nghe thường là mẫu bài nói và nghe, do vậy cần sử dụng kết hợp với các phương tiện dạy học hiện tại (máy tính, máy chiếu, loa,…) và khai thác nguồn học liệu số trên internet để tổ chức hiệu quả bước phân tích mẫu. Đồng thời, GV cũng nên sử dụng các nền tảng lớp học ảo để HS trưng bày, trao đổi các sản phẩm nói và nghe với nhau, góp phần khắc phục hạn chế về thời lượng dạy học nói và nghe trên lớp.
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN
Định hướng chung về đánh giá năng lực, phẩm chất học sinh trong môn Ngữ văn
      1. Mục tiêu đánh giá

Đánh giá kết quả giáo dục trong môn Ngữ văn nhằm:

      • Cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của HS trong suốt quá trình học tập môn học.
      • Hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng cao chất lượng giáo dục.
      1. Căn cứ đánh giá

Căn cứ đánh giá kết quả giáo dục trong môn Ngữ văn là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với HS mỗi lớp học, cấp học đã quy định trong chương trình.

      1. Nội dung đánh giá

Trong môn Ngữ văn, GV đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù và sự tiến bộ của HS thông qua các hoạt động đọc, viết, nói, nghe. Cụ thể như sau:

      • Đánh giá phẩm chất chủ yếu và năng lực chung trong môn Ngữ văn tập trung vào các hành vi, việc làm, cách ứng xử, những biểu hiện về thái độ, tình cảm của HS khi đọc, viết, nói và nghe; thực hiện chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét,...
      • Đánh giá năng lực đặc thù:

+ Đánh giá hoạt động đọc: Tập trung vào yêu cầu HS hiểu nội dung, chủ đề của VB, quan điểm và ý định của người viết; xác định các đặc điểm thuộc về phương thức thể hiện, nhất là về mặt kiểu VB, thể loại và ngôn ngữ sử dụng; trả lời các câu hỏi theo những cấp độ tư duy khác nhau; lập luận, giải thích cho cách hiểu của mình; nhận xét, đánh giá về giá trị và sự tác động của VB đối với bản thân; thể hiện cảm xúc đối với những vấn đề được đặt ra trong VB; liên hệ, so sánh giữa các VB và giữa VB với đời sống.

+ Đánh giá hoạt động viết: Tập trung vào yêu cầu HS tạo lập các kiểu VB: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng. Việc đánh giá kĩ năng viết cần dựa vào các tiêu chí chủ yếu như nội dung, kết cấu bài viết, khả năng biểu đạt và lập luận, hình thức ngôn ngữ và trình bày,…

+ Đánh giá hoạt động nói và nghe: Tập trung vào yêu cầu HS nói đúng chủ đề

và mục tiêu; sự tự tin, năng động của người nói; biết chú ý đến người nghe; biết tranh

luận và thuyết phục; có kĩ thuật nói thích hợp; biết sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và phương tiện công nghệ hỗ trợ. Đối với kĩ năng nghe, yêu cầu HS nắm bắt nội dung do người khác nói; nắm bắt và đánh giá được quan điểm, ý định của người nói; biết đặt câu hỏi, nêu vấn đề, trao đổi để kiểm tra những thông tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực và tôn trọng người nói; biết lắng nghe và tôn trọng những ý kiến khác biệt.

      1. Cách thức đánh giá

Đánh giá trong môn Ngữ văn thực hiện bằng hai cách: đánh giá thường xuyên và

đánh giá định kì.

  • Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do GV môn học tổ chức; hình thức đánh giá gồm: GV đánh giá HS, HS đánh giá lẫn nhau, HS tự đánh giá. Để đánh giá thường xuyên, GV có thể dựa trên quan sát và ghi chép hằng ngày về HS, việc HS trả lời câu hỏi hoặc thuyết trình làm bài kiểm tra, viết phân tích và phản hồi văn học, viết thu hoạch, làm dự án sưu tầm tư liệu, làm bài tập nghiên cứu,...
  • Đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối học kì, cuối cấp học) do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện để phục vụ công tác quản lí hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình, tài liệu học tập. Đánh giá định kì thường thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu); có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm khách quan) và hình thức tự luận (câu hỏi mở) để đánh giá đọc hiểu và yêu cầu viết bài văn về một chủ đề nào đó theo từng kiểu VB đã học trong chương trình. Có thể sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp (để đánh giá nói và nghe) nếu thấy cần thiết và có điều kiện. Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối năm học, cuối cấp học, cần đổi mới cách thức đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó,...); sử dụng và khai thác ngữ liệu bảo đảm yêu cầu đánh giá được năng lực của HS, khắc phục tình trạng HS chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các VB ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học. Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải bảo đảm nguyên tắc HS được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, tư duy hình tượng và tư duy logic, những suy nghĩ và tình cảm của chính HS, không vay mượn, sao chép; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo. HS cần được hướng dẫn tìm hiểu để có thể nắm vững mục tiêu, phương pháp và hệ thống các tiêu chí dùng để đánh giá các phẩm chất, năng lực này.
Một số gợi ý về hình thức, phương pháp, công cụ đánh giá phẩm chất, năng lực trong môn Ngữ văn

Ngoài những định hướng về hình thức, phương pháp đánh giá phẩm chất, năng lực trong môn Ngữ văn được quy định trong CTGDPT môn Ngữ văn 2018, GV khi sử dụng SGK Ngữ văn 7 nên lưu ý thêm một số gợi ý sau khi tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học:

      • Việc lựa chọn hình thức, phương pháp và công cụ kiểm tra, đánh giá cần được thực hiện dựa trên yêu cầu cần đạt của bài học hoặc hoạt động. Do vậy, cần xác định rõ yêu cầu cần đạt của từng hoạt động học và sản phẩm học tập tương ứng đối với từng hoạt động để tiến hành đánh giá.
        • Tham khảo sử dụng câu hỏi/ nhiệm vụ học tập ở các nội dung như: Thực hành tiếng Việt, Đọc mở rộng theo thể loại và đặc biệt là phần Ôn tập để tiến hành đánh giá thường xuyên kết quả thực hiện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe của HS. Ngoài ra, GV cũng có thể sử dụng các bài tập, nhiệm vụ học tập trong sách bài tập để đánh giá thường xuyên mức độ đạt được các yêu cầu cần đạt của HS.
        • Đối với các hoạt động đánh giá, GV nên tổ chức cho HS được tham gia tìm hiểu, đề xuất các tiêu chí đánh giá đối với việc thực hiện các kĩ năng dựa trên những kiến thức mà các em đã chiếm lĩnh ở phần hình thành kiến thức trước khi đi vào luyện tập, thực hành, vận dụng. Đó cũng là minh chứng đánh giá thường xuyên kết quả hình thành kiến thức, kĩ năng ở HS, đồng thời giúp HS định hướng rõ hơn về cách thức đánh giá các kĩ năng mà HS cần thực hiện. Với HS lớp 7, công cụ đánh giá đơn giản nhất mà các em có thể tham gia xây dựng là bảng kiểm và thang đánh giá.
      • Tăng cường sử dụng hình thức đánh giá thường xuyên và kết hợp các phương pháp, công cụ đánh giá để có được kết quả đánh giá chính xác, khách quan, đáng tin cậy về phẩm chất và năng lực của HS trong môn Ngữ văn:

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Phương pháp hỏi – đáp (vấn đáp)Câu hỏi

(trắc nghiệm khách quan, tự luận,…)

Phương pháp quan sátPhiếu ghi chép các

sự kiện thường nhật; Thang đánh giá; Bảng kiểm;…

Phương pháp đánh giá sản phẩm học tập

Bảng kiểm; Thang đánh giá; Rubric; Bài tập tình huống; Sơ đồ tư duy;...

Phương pháp đánh giá hồ sơ học tậpBảng

kiểm; Bảng quan sát; Thang đánh giá; Rubric; Câu hỏi;…

Phương pháp kiểm tra viết

  • Câu trả lời ngắn; phiếu học tập
  • Phiếu KWL/ KWLH
  • Bài tự luận, bài trắc nghiệm khách quan, bài tiểu luận, báo cáo kết quả sưu tầm, báo cáo kết quả nghiên cứu, điều tra,...

– Đề kiểm tra cuối học kì, cuối năm học được thiết kế theo hướng dẫn gợi ý cụ thể của các cấp quản lí có liên quan. Tuy nhiên, việc hướng dẫn ấy không nên đi ngược lại với những định hướng đổi mới về đánh giá đã được đề cập đến trong CTGDPT môn Ngữ văn 2018. Đề kiểm tra đánh giá năng lực trong môn Ngữ văn cần sử dụng, khai thác được ngữ liệu vừa sức với HS (tương đương với ngữ liệu đã học), hội tụ đủ điều kiện để đánh giá được các các yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của HS, tránh dùng lại các ngữ liệu đã học để khắc phục tình trạng HS học thuộc, sao chép tài liệu có sẵn, nhằm đánh giá chính xác năng lực đọc, viết của HS.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI LẬP KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN NGỮ VĂN

Dạy học theo CTGDPT 2018 nhằm hướng đến việc hình thành năng lực cho HS. Khi lập kế hoạch dạy học, GV cần trả lời câu hỏi: Sau bài học này, HS có thể làm được gì? Do đó, khi soạn kế hoạch dạy học, GV cần lưu ý một số điểm sau:

Mục tiêu bài dạy

KHBD theo hướng phát triển năng lực cho HS không thể hiện mục tiêu bài dạy theo các mục kiến thức, kĩ năng, thái độ một cách rời rạc, mà theo các mục về năng lực (bao gồm năng lực đặc thù, năng lực chung) và phẩm chất. Điều quan trọng là các mục tiêu bài dạy cần được viết một cách cụ thể và định lượng, quan sát được thông qua các động từ miêu tả rõ mức độ tư duy như nhận biết, trình bày, phân tích,… (bám sát yêu cầu của CTGDPT môn Ngữ văn 2018). Điều này cũng cho thấy các yêu cầu cần đạt nên được viết từ vai trò chủ thể của hoạt động học là HS chứ không nên viết từ vai trò của GV. Chẳng hạn, thay vì viết “giúp HS nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết”(viết từ vai chủ thể là GV), ta nên viết “nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết” (viết từ vai chủ thể là HS).

Tiến trình dạy học

KHBD phát triển năng lực cần được thiết kế theo một tiến trình phù hợp với tiến trình tư duy của HS (từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan sinh động đến trừu tượng, từ những gì HS đã biết đến những gì HS chưa biết), đảm bảo vai trò trung tâm của HS và hướng dẫn HS hình thành năng lực thông qua việc tổ chức các hoạt động học cụ thể (dựa trên quan điểm của thuyết kiến tạo). Tiến trình này bắt đầu từ việc xác định nhiệm vụ học tập đến hình thành tri thức, kĩ năng để giải quyết nhiệm vụ đã đặt ra, và cuối cùng là luyện tập, vận dụng để khắc sâu kiến mới. Tiến trình dạy học một đơn vị kiến thức hoàn chỉnh bao gồm bốn hoạt động như sau:

      • Hoạt động mở đầu: khởi động, kích hoạt kiến thức nền, xác định nhiệm vụ học tập.
      • Hoạt động hình thành kiến thức mới: hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ học tập đã được đặt ra.
      • Hoạt động luyện tập: luyện tập, thực hành để củng cố các kiến thức, kĩ năng đã học.
      • Hoạt động vận dụng và mở rộng: vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết tình huống tương tự; mở rộng, nâng cao kiến thức, kĩ năng cho HS nếu cần.

Tiến trình dạy học như vậy phù hợp với quá trình tư duy của HS, đáp ứng được định hướng phát triển năng lực cho HS.

Tổ chức thực hiện hoạt động

Số tiết trung bình cho 10 chủ điểm/ bài học chính trong SGK Ngữ văn 7 là 12 tiết, có một số bài 14 tiết, trong đó, số tiết dành cho hoạt động đọc chiếm khoảng 1/3 hoặc 1/2. Tuy nhiên, tuỳ theo khả năng tiếp nhận kiến thức của HS mà GV có thể điều chỉnh cho phù hợp.

Đối với từng chủ điểm/ bài học: cần thực hiện đúng trình tự các hoạt động đã được thiết kế trong SGK, đó là: (1) dạy tri thức đọc hiểu và hướng dẫn HS đọc các VB;

  1. dạy tiếng Việt (dạy tri thức tiếng Việt và tổ chức cho HS thực hành tiếng Việt); (3) dạy viết; (4) dạy nói – nghe; (5) tổ chức cho HS ôn tập sau mỗi chủ điểm/ bài học.

Để bám sát mục tiêu dạy học phát triển năng lực, các hoạt động trong KHBD phát triển năng lực cần được tổ chức sao cho HS là người trực tiếp thực hiện các hoạt động và học hỏi thông qua việc làm nhiệm vụ, hợp tác, giao tiếp với với các thành viên khác trong lớp học (các HS khác, GV). Vai trò của GV là người tổ chức hoạt động, hướng dẫn, định hướng để HS tự mình tìm ra tri thức, hình thành kĩ năng. Định hướng này được thể hiện qua việc:

    • Thiết kế hoạt động xác định nhiệm vụ học tập ở hoạt động mở đầu: giúp HS có cái nhìn tổng quan về nội dung bài học, về những nhiệm vụ cần thực hiện, hoạt động này giúp cho HS chủ động trong giờ học, có thể theo dõi được mức độ tiếp thu của bản thân thông qua việc tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân. Hoạt động này xác định tâm thế học tập quan trọng của dạy học phát triển năng lực: tất cả các thành viên trong lớp học cùng tham gia kiến tạo tri thức, kết quả của giờ học là sản phẩm của trí tuệ tập thể, cả của HS (vai trò trung tâm) và của GV (vai trò tổ chức, hướng dẫn).
    • Mỗi nhiệm vụ học tập cần được gắn với một mục tiêu cụ thể: giúp hoạt động đi đúng hướng, nhằm đáp ứng mục tiêu cần đạt của bài học, giúp GV và HS định lượng mức độ đạt được của mục tiêu sau khi thực hiện hoạt động.
    • Mỗi nhiệm vụ học tập cần được gắn với sản phẩm cụ thể: sản phẩm là những gì HS làm được trong quá trình học tập, không nhất thiết phải là những sản phẩm công phu, phức tạp như bức tranh, mô hình, bài thuyết trình, mà ngay cả những điều nhỏ nhất như câu trả lời của HS, câu hỏi HS đặt ra, kết quả của hoạt động thảo luận,… cũng được tính là sản phẩm. Sản phẩm của hoạt động chính là một kênh minh chứng quan trọng để đo được năng lực của HS.
    • Mỗt hoạt động trong KHBD được thiết kế theo tiến trình: giao nhiệm vụ học tập  thực hiện nhiệm vụ học tập  báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập  kết luận, nhận định giúp làm bật vai trò, hoạt động cụ thể của GV và HS trong từng giai đoạn tổ chức hoạt động.

PHẦN HAI

GỢI Ý, HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIỂU BÀI

Tất cả các bài học của sách Ngữ văn 7 đều được thiết kế tích hợp, trong mỗi bài học có bốn kiểu bài: đọc và thực hành tiếng Việt, viết, nói – nghe và ôn tập. Phần dưới đây hướng dẫn cách tổ chức một bài học cụ thể.

HÀNH TRÌNH TRI THỨC

(Nghị luận xã hội)

ĐẶC ĐIỂM BÀI HỌC
Yêu cầu cần đạt

Yêu cầu cần đạt của bài học này được thiết kế nhằm hướng dẫn HS đạt được các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực mà CTGDPT tổng thể (Bộ GD và ĐT, 2018) và kĩ năng đọc, viết, nói – nghe mà CTGDPT môn Ngữ văn (Bộ GD và ĐT, 2018) đã đề ra đối với HS lớp 7.

      • Nhận biết và chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB; nhận biết được đặc điểm của VB nghị luận về một vấn đề đời sống; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó.
      • Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong VB.
      • Nhận biết được đặc điểm và chức năng của liên kết trong VB.
      • Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.
      • Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.
      • Chăm chỉ và có trách nhiệm với việc học.
Nội dung
      1. Nội dung phần Đọc và Thực hành tiếng Việt

Trong chủ điểm này, HS học kĩ năng đọc hiểu thể loại nghị luận xã hội thông qua những VB bàn về ý nghĩa của việc học hỏi để trưởng thành và hoàn thiện bản thân. Nội dung tri thức của phần đọc gồm:

  • Tri thức về nghị luận xã hội nhằm giúp HS có tri thức công cụ về thể loại để biết cách đọc hiểu VB theo thể loại.
  • Các VB đọc gồm: ba VB đọc cùng chủ điểm và cùng thể loại nghị luận xã hội, một VB đọc kết nối chủ điểm thuộc thể loại hồi kí. VB 1 và 2: hướng dẫn HS cách đọc hiểu thể loại nghị luận, VB 4 giúp HS sử dụng các kĩ năng đọc hiểu đã có sau khi đọc VB 1 và 2 để thực hành (đọc mở rộng theo thể loại). VB 3 (đọc kết nối chủ điểm) giúp HS hiểu là cùng một nội dung có thể được thể hiện bằng những cách thức khác nhau đồng thời tăng ngữ liệu thực hành tiếng Việt.
  • Tri thức tiếng Việt HS được học trong bài này là Liên kết trong VB: đặc điểm và chức năng, mục đích: giúp HS biết một số phép liên kết để vận dụng vào các hoạt động giao tiếp: đọc, viết, nói và nghe.
      1. Nội dung phần Viết và Nói – nghe

Trong phần này, HS được học cách viết bài văn nghị luận bàn về một vấn đề trong đời sống và cách trình bày ý kiến (bằng hình thức nói) về một vấn đề trong đời sống. HS có thể chuyển bài đã viết thành bài nói.

Như vậy, bài học này có sự tích hợp rất chặt về các kĩ năng đọc, viết, nói – nghe, tích hợp giữa thể loại và chủ điểm.

      1. Nội dung phần Ôn tập

Phần ôn tập gồm 7 câu hỏi. Các câu 1 và 2: hướng dẫn HS ôn tập kĩ năng đọc. Câu 3 và 5: ôn kĩ năng viết. Câu 4: ôn tiếng Việt. Câu 6: hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập. Câu 7: giúp HS suy ngẫm về ý nghĩa của tri thức đối với cuộc sống sau khi HS học xong chủ điểm.

PHÂN BỔ SỐ TIẾT

Bài học Hành trình tri thức được dự kiến dạy trong 12 tiết, cụ thể như sau:

Nội dung bài học

Số tiết

ĐỌC

Tri thức đọc hiểu: Nghị luận xã hội

4 tiết

Văn bản 1: TỰ HỌC – MỘT THÚ VUI BỔ ÍCH

Văn bản 2: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

Văn bản 3 (đọc kết nối chủ điểm): TÔI ĐI HỌC

0,5 tiết

Văn bản 4 (đọc mở rộng theo thể loại): ĐỪNG TỪ BỎ CỐ GẮNG

0,5 tiết

TIẾNG VIỆT

Tri thức tiếng Việt: Liên kết trong VB: đặc điểm và chức năng

1 tiết

Thực hành tiếng Việt

VIẾT

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

3 tiết

NÓI – NGHE

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

2 tiết

ÔN TẬP

Ôn tập 7 câu hỏi

1 tiết

Tuỳ vào điều kiện thực tế của việc dạy học mà số tiết của từng nhóm kĩ năng có thể được linh hoạt điều chỉnh sao cho đảm bảo đạt được yêu cầu cần đạt của bài học.

PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Phương pháp dạy học
  • Phương pháp thuyết minh và phương pháp đàm thoại gợi mở: GV sử dụng để

giúp HS hình thành Tri thức Ngữ văn.

  • Phương pháp làm mẫu: GV sử dụng để minh hoạ các kĩ thuật đọc, làm mẫu trong các hoạt động viết, nói và nghe; GV có thể sử dụng kĩ thuật nói to suy nghĩ (think – aloud) để giúp HS hình thành các kĩ năng đọc.
  • Phương pháp hợp tác: hướng dẫn HS thảo luận nhóm nhỏ, thảo luận nhóm đôi (think – pair – share) để trả lời các câu hỏi ở phần Đọc (Chuẩn bị, Suy ngẫm và phản hồi).
  • Phương pháp đóng vai: GV có thể tổ chức buổi toạ đàm, buổi tranh luận cho HS

đóng vai để trình bày bài viết hoặc thực hành nói và nghe.

Phương tiện dạy học
  • SGK, SGV.
  • Một số tranh ảnh có trong SGK được phóng to.
  • Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm.
  • Phiếu học tập: GV có thể chuyển một số câu hỏi (Chuẩn bị, Suy ngẫm và phản hồi) trong SGK thành phiếu học tập; chuẩn bị phiếu học tập hướng dẫn quy trình viết, phiếu học tập hướng dẫn quy trình nói nghe.
  • Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubric chấm bài viết, bài trình bày của HS.
  1. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

GV có thể giới thiệu chủ điểm bài học qua những gợi ý sau:

Cách 1: GV gợi dẫn vào bài học bằng cách nêu một danh ngôn về việc học, chẳng hạn: “Việc học như đi thuyền trên dòng nước ngược, nếu không tiến ắt lùi” (ngạn ngữ

Trung Quốc), “Học, học nữa, học mãi” (Lê-nin), “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào” (ngạn ngữ Hy Lạp). GV có thể hỏi HS về ý nghĩa của những câu danh ngôn ấy, từ đó yêu cầu HS chia sẻ suy nghĩ, trải nghiệm của bản thân về việc học. Trên cơ sở đó, GV giới thiệu chủ điểm bài học và câu hỏi lớn.

Cách 2: GV giới thiệu chủ điểm bài học thông qua câu chuyện về gương hiếu học, ví dụ: “Bác học không có nghĩa là ngừng học” kể về Chác Đác-uyn (Charles Darwin). Sau khi kể chuyện, GV có thể đặt một số câu hỏi cho HS: Tại sao Đác-uyn dù đã lớn tuổi nhưng vẫn tiếp tục học? Theo em, việc học của mỗi người có lúc nào dừng lại không? Vậy việc học có ý nghĩa gì với chúng ta? Từ đó, GV thuyết minh, diễn giảng, giới thiệu chủ điểm bài học và câu hỏi lớn.

Cách 3: GV giới thiệu chủ điểm bài học bằng cách tổ chức cho HS thảo luận nhanh về câu hỏi lớn của bài học: “Tri thức có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống của chúng ta?”. GV có thể sử dụng kĩ thuật thảo luận nhóm đôi để khơi gợi HS trả lời.

Lưu ý: Đối với câu hỏi lớn, GV không chốt đáp án đúng sai, cũng như không đưa ra kết luận cuối cùng, những ý kiến của HS sẽ được lưu lại và tiếp tục tìm tòi, khám phá xuyên suốt các nội dung bài học.

TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN

NGHị LUẬN xã HỘI

Tri thức đọc hiểu sẽ được dạy trong tiết dạy VB Tự học – một thú vui bổ ích. Ở đây, GV cần giúp HS hiểu được khái niệm VB nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) và các đặc điểm của kiểu VB này.

Tri thức đọc hiểu trong bài này được phát triển từ những tri thức đọc hiểu về văn nghị luận trong chương trình Ngữ văn lớp 6, cụ thể như sau:

Nội dung bài học

Ngữ văn 6

Bài Hành trình tri thứcSự

phát triển về kiến thức

Khái niệm về thể loại

Nhận biết khái niệm văn nghị luận

Nhận biết khái niệm VB nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội)

Đi từ khái niệm chung (văn nghị luận) đến khái niệm cụ thể hơn (VB nghị luận về một vấn đề đời sống)

Các yếu tố cơ bản của văn nghị luận

Nhận biết được ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối liên hệ giữa các yếu tố này (trong văn nghị luận nói chung)

Nhận biết được ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối liên hệ giữa các yếu tố này (trong VB nghị luận về một vấn đề đời sống)

Nhận ra các yếu tố ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong loại VB cụ thể (nghị luận xã hội)

Như vậy, trong quá trình giảng dạy, GV cần nắm được những tri thức HS đã biết, những tri thức HS chưa biết để thiết kế các hoạt động“bắc giàn” nhằm hình thành kiến thức mới. Cụ thể, GV có thể thiết kế một số hoạt động khởi động để kích hoạt những tri thức nền về văn nghị luận HS đã học ở lớp 6 như: tổ chức trò chơi ô chữ, nhanh như chớp, hỏi nhanh đáp nhanh, câu hỏi trắc nghiệm, dạng bài tập nối cột, điền khuyết,…

Để hình thành tri thức mới, GV có thể cho HS đọc to thông tin trong mục Tri thức Ngữ văn, sau đó đặt một số câu hỏi để kiểm tra mức độ nắm bắt thông tin của HS, chẳng hạn:

    1. VB nghị luận về một vấn đề đời sống viết ra để làm gì?
    2. VB nghị luận về một vấn đề đời sống có đặc điểm gì?

Những tri thức này sẽ tiếp tục được hình thành trong quá trình HS đọc các VB 1, 2 và 4 cho nên ở bước này, GV không cần giảng giải quá chi tiết. Trong quá trình đọc VB, HS sẽ đối chiếu lại với các nội dung của mục Tri thức đọc hiểu để trả lời các câu hỏi Suy ngẫm và phản hồi, từ đó khắc sâu tri thức về thể loại.

LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN: ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG

Riêng nội dung tri thức tiếng Việt, GV có thể linh hoạt hướng dẫn HS tìm hiểu kết hợp với phần Thực hành tiếng Việt sau khi đọc VB 1, 2 và 3 để tạo thuận lợi cho việc tổ chức dạy học.

TÌM HIỂU KĨ NĂNG ĐỌC

Kĩ NĂNG ĐỌC VĂN NGHị LUẬN Về MỘT VẤN Đề ĐờI SỐNG (NGHị LUẬN xã HỘI)

Mục tiêu chính về việc dạy kĩ năng đọc theo thể loại của chủ điểm này là kĩ năng đọc thể loại VB nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội). GV cần lưu ý HS một số điểm như sau:

    • Nhận biết được đặc điểm VB nghị luận về một vấn đề đời sống.
    • Chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó.
    • Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB; chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
    • Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong VB.
Kĩ NĂNG THeO DõI
    • Kĩ năng đọc chủ yếu trong bài này là kĩ năng theo dõi.
      • Kĩ năng theo dõi là đọc lại những đoạn đã đọc để đánh giá lại cách hiểu của bản thân (chỗ nào đã hiểu, chưa hiểu hoặc hiểu chưa đúng) nhằm điều chỉnh, kiểm soát sự hợp lí của những ý nghĩa HS tạo ra cho VB.
      • Kĩ năng theo dõi được hình thành thông qua những câu hỏi trong khi đọc, nhằm giúp HS kiểm soát quá trình đọc và nhận biết một số thông tin trong VB. Những câu hỏi theo dõi ở phần Trải nghiệm cùng VB sẽ liên kết với một số câu hỏi trong phần Suy ngẫm và phản hồi để hỗ trợ HS trả lời những câu hỏi ấy.

ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

VĂN BẢN 1: TỰ HỌC – MỘT THÚ VUI BỔ ÍCH

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VÀ HỆ THỐNG CÂU HỏI SUY NGẫM Và pHảN HồI

Mối quan hệ giữa yêu cầu cần đạt và hệ thống câu hỏi Suy ngẫm và phản hồi của bài học này được thể hiện qua ma trận sau:

Yêu cầu cần đạt

Hệ thống câu hỏi

Suy ngẫm và phản hồi

Nhận biết được đặc điểm của VB nghị luận về một vấn đề đời sống

3, 4

Chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó

1, 3, 4

Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB; chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng

2

Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong VB

5

GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Chuẩn bị đọc

Các câu hỏi trong phần chuẩn bị đọc nhằm mục đích kích hoạt kiến thức nền của HS về chủ đề VB (việc tự học). GV có thể hướng dẫn HS chia sẻ ý kiến thông qua hoạt động thảo luận nhóm đôi (think – pair – share) hoặc sử dụng kĩ thuật động não, sử dụng giấy ghi chú.

Trải nghiệm cùng văn bản

GV hướng dẫn HS đọc VB và trả lời câu hỏi trong khi đọc (câu hỏi theo dõi và câu hỏi suy luận). GV có thể mời HS đọc thành tiếng hoặc để HS đọc thầm. Khi hướng dẫn HS đọc thành tiếng, GV có thể nhắc HS chú ý ngữ điệu đọc cho phù hợp với văn nghị luận.

Suy ngẫm và phản hồi

Trọng tâm của hệ thống câu hỏi này là hướng dẫn HS nhận biết được những yếu tố trong văn nghị luận: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối liên hệ giữa các yếu tố này; đặc điểm của VB nghị luận về vấn đề đời sống; chỉ ra mối liên hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó.

Cách thứ nhất, GV có thể hướng dẫn HS đọc VB và trả lời các câu hỏi tại lớp. Cách thứ hai, GV thiết kế hệ thống phiếu học tập, sau đó giao việc cho HS chuẩn bị trước các câu hỏi này theo nhóm ở nhà. Như vậy, khi đến lớp, GV yêu cầu HS trình bày kết quả chuẩn bị của mình và đi sâu vào giải đáp những câu hỏi mà HS gặp khó khăn khi thực hiện ở nhà.

Câu 1: nhằm giúp HS xác định mục đích của VB. VB nghị luận được viết ra nhằm mục đích thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết, cho nên, để xác định mục đích của VB, GV có thể đặt câu hỏi: VB viết ra nhằm thuyết phục chúng ta về điều gì?

Gợi ý trả lời: VB Tự học – một thú vui bổ ích được viết ra để thuyết phục người đọc về ích lợi của việc tự học.

Câu 2: nhằm giúp HS nhận biết ý kiến, lí lẽ, bằng chứng của VB và mối liên hệ giữa các yếu tố này. Để trả lời câu hỏi này, GV cần hướng dẫn HS hai thao tác: (1) nhận biết ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB; (2) vẽ sơ đồ chỉ ra mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng dựa vào sơ đồ trong SGK.

Hướng dẫn HS nhận biết ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB: GV hướng dẫn HS nhận biết ý kiến của người viết trong VB bằng thao tác đọc quét, xác định câu chủ đề. GV lưu ý HS chú ý đến những câu văn đầu đoạn hoặc cuối đoạn (câu chủ đề). Trong VB này, ý kiến của người viết thể hiện qua các câu văn sau:

“Trước hết, cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy.” “Hơn nữa, tự học quả là một phương thuốc trị bệnh âu sầu.”

“Quan trọng hơn cả, tự học còn là một thú vui rất thanh nhã nó nâng cao tâm hồn ta lên.”

Với mỗi ý kiến HS tìm được, GV hướng dẫn HS khoanh vùng đoạn VB triển khai lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến và hướng dẫn HS xác định câu văn nêu lí lẽ, câu văn nêu ý kiến.

Chẳng hạn, với ý kiến: “cái thú tự học cũng giống như cái thú đi bộ ấy”, GV hướng dẫn HS tìm lí lẽ, bằng chứng trong đoạn “Trước hết … thi vị”, và chỉ ra những câu văn nêu lí lẽ, những câu văn nêu bằng chứng.

Trên cơ sở nhận biết ý kiến, lí lẽ, bằng chứng của VB, GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ để thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố này. Nội dung trong sơ đồ cần ngắn gọn, súc tích, tránh chép lại những câu văn đã tìm mà cần diễn đạt ngắn gọn bằng ngôn ngữ của HS. Sau đây là gợi ý về sơ đồ thể hiện mối liên hệ giữa ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB Tự học – một thú vui bổ ích:

VẤN ĐỀ CẦN BÀN LUẬN:

Thú tự học

Ý KIẾN 1:

Thú tự học giống thú

đi bộ

Ý KIẾN 2:

Thú tự học là phương thức chữa bệnh âu sầu

Ý KIẾN 3:

Tự học là thú vui tao nhã giúp nâng tầm

tâm hồn ta lên

  • Lí lẽ: Tự học giúp người học hình thành tri thức một cách tự chủ, tự do
  • Bằng chứng: Biết được viên Dạ minh châu, khúc Nghê thường vũ y, kiến thức côn trùng...
  • Lí lẽ: Việc đọc sách giúp ta cảm thấy đồng cảm, được an ủi
  • Bằng chứng: Bệnh nhân biết đọc sách mau lành bệnh hơn, quá trình đọc sách của Mon-ti, Mông-te-xki-ơ
  • Lí lẽ: Tự học giúp ta tiến bộ, có thể cống hiến cho xã hội
  • Bằng chứng: Thầy kí, bác nông phu nhờ tự học mà giỏi nghề, cống hiến; những tấm gương nhà khoa học tự học...

Câu 3: nhằm giúp HS nhận ra mối liên hệ giữa đặc điểm VB nghị luận về một vấn đề đời sống với mục đích VB, cụ thể ở đây là đặc điểm thứ hai: đưa ra lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để làm rõ cho ý kiến của người viết. Để trả lời được câu hỏi này, GV hướng dẫn HS: (1) chỉ ra những bằng chứng trong đoạn trích, (2) nhận xét về những bằng chứng này, (3) lí giải nguyên nhân những bằng chứng này có thể làm tăng sức thuyết phục cho VB. Sau đây là gợi ý trả lời:

– Đoạn trích có hai bằng chứng. Bằng chứng thứ nhất về thầy kí, bác nông phu là những sự việc tiêu biểu, quen thuộc trong đời sống, khẳng định một điều đúng đắn rằng dù bất kì ai chỉ cần tìm tòi, học tập thì sẽ tiến bộ và có thể cống hiến cho xã hội. Bằng chứng thứ hai là về các nhà khoa học nổi tiếng có sức ảnh hưởng và quá trình tự học của họ. Đặc điểm chung của hai bằng chứng này là: nhiều người biết, đáng tin cậy, được số đông thừa nhận.

– Chính bởi vì nhiều người biết, đáng tin cậy, được số đông thừa nhận, nên những bằng chứng này có tác dụng làm rõ cho ý kiến của người viết, dễ dàng được người đọc tin tưởng, tiếp nhận, nhờ đó thực hiện mục đích của VB đó là thuyết phục người đọc về những ích lợi của việc tự học.

Câu 4: nhằm giúp HS nhận ra đặc điểm VB nghị luận về một vấn đề đời sống. GV hướng dẫn HS đọc lại phần Tri thức Ngữ văn để chỉ ra một số dấu hiệu chẳng hạn: VB thể hiện thái độ đề cao, đồng tình của người viết với việc tự học, VB đưa ra được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục để làm rõ cho ý kiến (dựa vào sơ đồ HS đã thực hiện ở câu 1), các lí lẽ, ý kiến được sắp xếp theo trình tự hợp lí để người đọc nhận ra các lợi ích của việc tự học (Các từ như: trước hết, hơn nữa, quan trọng hơn cả giúp người đọc nhận ra các lợi ích của việc tự học được sắp xếp tăng dần theo mức độ quan trọng).

Câu 5: nhằm giúp HS liên hệ những trải nghiệm của bản thân để hiểu ý kiến, vấn đề nêu ra trong VB. GV có thể sử dụng kĩ thuật thảo luận nhóm đôi (think – pair – share) hoặc động não bằng giấy ghi chú để hướng dẫn HS trả lời. GV cũng có thể cụ thể hoá vấn đề bằng một tình huống thực tế để HS trả lời câu hỏi, chẳng hạn: “Giả sử một bạn HS chủ động tìm đến thầy cô để được hướng dẫn những vấn đề mà bạn ấy tìm tòi, nghiên cứu ở nhà, thì như thế có được tính là tự học không?”, “Theo em, có thể tự học thành công mà hoàn toàn không cần sự trợ giúp của người khác không?”. Với câu hỏi này, GV cần định hướng HS: Tự học không phải là không cần sự trợ giúp của ai, mà là người học chủ động, tự giác trong việc học của mình, biết lên kế hoạch học tập, chủ động tìm kiếm tri thức và biết tìm sự trợ giúp khi cần thiết để việc học được hiệu quả. GV có thể cho HS thảo luận tìm ý tại lớp, sau đó về nhà viết đoạn văn và chia sẻ sản phẩm vào buổi học sau.

VĂN BẢN 2: BàN VỀ ĐỌC SÁCH

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT VÀ HỆ THỐNG CÂU HỏI SUY NGẫM Và pHảN HồI

Yêu cầu cần đạt

Hệ thống câu hỏi

Suy ngẫm và phản hồi

Nhận biết được đặc điểm của VB nghị luận về một vấn đề đời sống

3, 4

Chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó

1

Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB; chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng

2

Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong VB

5

GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Chuẩn bị đọc

Câu hỏi chuẩn bị đọc nhằm kích hoạt kiến thức nền của HS về cách đọc sách (kết nối với chủ đề VB). GV tổ chức giờ dạy giống như VB 1.

Trải nghiệm cùng văn bản

GV tổ chức giờ dạy giống như VB 1.

Suy ngẫm và phản hồi

Trọng tâm của hệ thống câu hỏi này là hướng dẫn HS nhận biết được những yếu tố trong văn nghị luận: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối liên hệ giữa các yếu tố này; đặc điểm của VB nghị luận về vấn đề đời sống; chỉ ra mối liên hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó. GV tổ chức giờ dạy giống như với VB 1.

Câu 1: nhằm giúp HS xác định mục đích viết của VB. VB Bàn về đọc sách được viết nhằm mục đích thuyết phục người đọc về hai vấn đề: (1) tầm quan trọng của việc đọc sách; (2) sự cần thiết của việc đọc sâu, nghiền ngẫm kĩ khi đọc.

Câu 2: giúp HS nhận ra ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong VB và chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tố này. GV tham khảo cách dạy câu hỏi 1 của VB 1. Sau đây là gợi ý:

Ý kiến

Lí lẽ và bằng chứng

Ý kiến 1: Học vấn không chỉ là việc của cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại.

– Lí lẽ: Các thành quả của nhân loại đã được tích luỹ từ đâu, nếu không tiếp thu ta sẽ bị tụt hậu.

+ Bằng chứng: Học vấn, tri thức của nhân loại đều được lưu trữ trong sách vở, lưu truyền lại để không bị vùi lấp.

Ý kiến 2: Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ.

  • Lí lẽ 1: Sách nhiều khiến người ta đọc không chuyên sâu.

+ Bằng chứng: Cách học hiệu quả của người xưa và cách học không hiệu quả, không đọng lại gì.

  • Lí lẽ 2: Sách nhiều dễ khiến người ta lạc hướng.

+ Bằng chứng 2: Cách đọc tham số lượng mà không vì thực chất.

Ý kiến 3: Đọc sách không cốt lấy nhiều, mà phải chọn cho tinh, cho kĩ.

– Lí lẽ: Nghiền ngẫm, đọc kĩ sẽ phát triển tư duy, hình thành phẩm chất.

+ Bằng chứng: Lời răn của người xưa trong việc đọc sách; cách đọc sách qua loa để trang trí bộ mặt của bản thân.

Câu 3: giúp HS nhận ra mối liên hệ giữa đặc điểm VB nghị luận về một vấn đề đời sống và mục đích viết, cụ thể là: các lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Để HS nhận ra mối liên hệ giữa đặc điểm này với mục đích viết, GV cần liên hệ với câu

hỏi 3. Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp theo trình tự “một là…”, “hai là…” nhằm giúp người đọc dễ dàng nhận ra các lí lẽ, điều này giúp tăng sức thuyết phục cho VB.

Câu 4: giúp HS liên hệ những trải nghiệm của bản thân trong việc hiểu ý kiến, vấn đề nêu ra trong VB và nhìn nhận vấn đề được nêu trong VB ở góc nhìn khác. Vấn đề mà VB đề cập đó là tầm quan trọng của việc đọc sâu, đọc kĩ; tuy vậy, để tích luỹ tri thức, số lượng sách và tốc độ đọc cũng rất quan trọng, để có thể tích luỹ những tri thức cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề trong đời sống. Do đó, bên cạnh việc đọc sâu, đọc kĩ, người đọc sách cần trang bị những kĩ năng đọc nhanh, đọc lướt, xác định mục tiêu đọc và có cách đọc phù hợp (đọc để nắm bắt thông tin khác với đọc để nghiên cứu, hay đọc để giải trí khác đọc để nghiền ngẫm…).

Câu 5: giúp HS chuyển hoá kết quả đọc thành một sản phẩm sáng tạo. GV có thể thống nhất tiêu chí đánh giá sản phẩm (dưới dạng bảng kiểm hoặc rubric) và hướng dẫn HS thiết kế áp phích. Các sản phẩm thiết kế có thể được trưng bày trong phòng tranh của lớp trên nền tảng online hoặc trưng bày tại góc học tập của lớp.

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: TÔI ĐI HỌC

YÊU CẦU CẦN ĐẠT
    • Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu nội dung VB.
    • Liên hệ, kết nối với VB Tự học – một thú vui bổ ích Bàn về đọc sách để hiểu hơn về chủ điểm Hành trình tri thức.
GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Chuẩn bị đọc

GV có thể cho HS dựa vào nhan đề để đoán nội dung VB.

Trải nghiệm cùng văn bản

GV tổ chức cho HS đọc VB.

Suy ngẫm và phản hồi

Cách tổ chức hoạt động đọc tương tự như hai bài đọc trên.

Câu 1: Những phép so sánh dùng để diễn tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi:

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

So sánh cảm xúc khi nhớ về buổi tựu trường với“cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. Phép so sánh này diễn tả niềm vui, sự náo nức trong trẻo trong tâm hồn của nhân vật “tôi” khi nhớ lại những kí ức mơn man của buổi tựu trường.

Ý nghĩ thoáng qua ấy trong trí óc tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.

So sánh những “ý nghĩ thoảng qua trong trí óc“ với “làn mây lướt ngang trên ngọn núi”. Phép so sánh này diễn tả những suy nghĩ thoáng qua mơ hồ đầy non nớt của nhân vật “tôi“ khi lần đầu tiên đi học, với đầy những bỡ ngỡ.

Câu 2: Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” khi vào lớp: không còn cảm thấy bỡ ngỡ, sợ sệt, mà cảm thấy mọi thứ trong lớp học thân quen, quyến luyến. Sự thay đổi tâm trạng ấy là do thầy giáo tiếp đón các em HS một cách ân cần, nhiệt tình, cách bài trí lớp học, bàn ghế, bạn bè rất ấm áp, thân thiện khiến nhân vật“tôi” cảm thấy yên tâm, quyến luyến, quen thuộc.

Câu 3: Cụm từ “tôi đi học” gợi ra ý nghĩa:

  • Gợi nhắc cột mốc quan trọng của đời người, ngày đầu tiên đi học, với sự trân trọng, nâng niu.
  • Gợi tới những bước đầu tiên trên cuộc hành trình lĩnh hội tri thức của cuộc đời, thể hiện thái độ trân trọng tri thức, trân trọng việc học tập (liên hệ với chi tiết: “Tôi đi học” là bài học đầu tiên nhân vật “tôi” được học khi bước vào ngôi trường mới)

Câu 4: GV sử dụng kĩ thuật thảo luận nhóm đôi (think – pair – share) để HS chia sẻ kí ức ngày đầu tiên đi học. Để HS tự tin và mở lòng khi chia sẻ, GV có thể bắt đầu hoạt động bằng cách chia sẻ kí ức đáng nhớ những ngày đầu tiên đi học của mình, rồi sau đó khơi gợi HS tiếp nối.

      1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Nhận biết được đặc điểm và chức năng của liên kết trong VB.

TìM HIỂU TRI THỨC TIẾNG VIỆT

GV dựa vào phần Tri thức Ngữ văn trong SGK để giúp HS hình thành kiến thức về liên kết trong VB. Ở đây, có hai nội dung GV cần nhấn mạnh:

        • Liên kết là một trong những tính chất quan trọng của VB, có tác dụng làm cho VB trở nên mạch lạc, hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức.
        • Bốn phép liên kết: phép lặp từ ngữ; phép thế; phép nối; phép liên tưởng. GV giúp HS nhận diện các biện pháp liên kết này bằng cách phân tích ví dụ trong SGK. Để giúp HS dễ dàng khắc sâu kiến thức, GV có thể dạy xen kẽ lí thuyết – thực hành tiếng Việt theo gợi ý như sau: Phép lặp từ ngữ – bài tập 1; phép thế – bài tập 2; phép nối – bài tập 3; phép liên tưởng – bài tập 4; liên kết VB – bài tập 5.

– Liên kết câu và liên kết đoạn: Để minh hoạ ví dụ được nêu trong tri thức tiếng Việt, GV hướng dẫn HS đọc lại VB Tự học – một thú vui bổ ích. GV kết nối đơn vị kiến thức này với bài tập 6.

THựC HÀNH TIẾNG VIỆT

Bài tập 1: Để hướng dẫn HS xác định biện pháp liên kết trong các đoạn trích, GV có thể hướng dẫn HS đánh số câu, xác định biện pháp liên kết và chỉ ra từ ngữ thể hiện biện pháp liên kết ấy.

Ví dụ với câu a: Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy (1). Tự học cũng như một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian (2).

 Câu (1) liên kết với câu (2) bởi phép lặp từ ngữ, thể hiện qua cụm từ “tự học”. GV thực hiện tương tự với các bài tập sau:

b. sách

c. tôi, nhìn, Tôi nhìn

Bài tập 2: Phép thế trong các đoạn trích:

  1. thay thế cho sách
  2. Con đường này thay thế cho con đường làng dài và hẹp
  3. Họ thay thế cho mấy cậu học trò mới

Bài tập 3: Phép nối trong các đoạn trích:

  1. Nhưng
  2. Một là,… Hai là,…

Bài tập 4: Phép liên tưởng trong các đoạn trích:

  1. lớp, hình treo trên tường, bàn ghế (trường liên tưởng: lớp học)
  2. chán đời – nỗi đau khổ (trường liên tưởng: bệnh âu sầu)
  3. kẻ giẫm lên vai người khác để thoả mãn lòng ích kỉ - kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai mình. (trường liên tưởng: quan điểm về kẻ mạnh)

Bài tập 5: Để giải bài tập này, GV lưu ý HS tìm các phép liên kết sử dụng ở hai

đoạn khác nhau. Các biện pháp liên kết được dùng để liên kết hai đoạn văn là:

        • Phép nối: Trước hết… Hơn nữa…
        • Phép lặp: tự học

ĐỌC MỞ RỘNG THeO THỂ LOẠI: ĐỪNG TỪ BỎ CỐ GẮNG

YÊU CẦU CẦN ĐẠT
    • Nhận biết được đặc điểm VB nghị luận về một vấn đề đời sống
    • Chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm VB với mục đích của nó.
    • Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB; chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.
    • Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt ra trong VB.
THựC HÀNH ĐỌC

Dựa vào hai VB nghị luận về một vấn đề đời sống đã đọc, GV hướng dẫn HS vận dụng cách đọc văn nghị luận để đọc VB này ở nhà, dựa vào phần hướng dẫn trong SGK.

VIẾT

VIẾT BÀI VĂN NGHị LUẬN Về MỘT VẤN Đề TRONG ĐờI SỐNG

YÊU CẦU CẦN ĐẠT
    • Biết viết VB đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
    • Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.
TìM HIỂU TRI THỨC Về KIỂU VĂN BẢN

Để dạy tri thức về kiểu VB, GV cần lưu ý: kiểu bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống được phát triển tiếp nối từ kiểu bài trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống, thuộc chương trình Ngữ văn lớp 6, cho nên sẽ có những đơn vị kiến thức là kế thừa từ Ngữ văn lớp 6, và có những đơn vị kiến thức mới. Cụ thể như sau:

Trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống (Ngữ văn 6)

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống

(Ngữ văn 7)

Nhận xét về sự phát triển của kiến thức

Đề tài

Trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (bao gồm cả hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lí)

Ở chương trình Ngữ văn lớp 7, đề tài rộng hơn và bao quát hơn, bên cạnh những hiện tượng đời sống thì đó còn có thể là vấn đề về tư tưởng, lối sống, bàn luận về câu danh ngôn, tục ngữ…

Nội dung cần triển khai trong thân bài

HS đưa ra ý kiến về hiện tượng, trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

  • HS cần giải thích được vấn đề cần bàn luận.
  • HS đưa ra ý kiến về vấn đề (đồng ý, phản đối, khen, chê,…), trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến. Lí lẽ, bằng chứng cần thuyết phục.
  • HS lật lại vấn đề để có cái nhìn toàn vẹn về vấn đề cần bàn luận.
  • Chương trình Ngữ văn lớp 7 kế thừa và phát triển cho HS kĩ năng đưa ra ý kiến, trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến.

– Chương trình Ngữ văn lớp 7 yêu cầu cao hơn về lí lẽ, bằng chứng: HS cần biết thế nào là lí lẽ, bằng chứng thuyết phục và biết cách triển khai lí lẽ, bằng chứng cho đa dạng, thuyết phục.

  • Bố cục bài viết trong chương trình Ngữ văn lớp 7 phức tạp hơn: có thêm phần giải thích và phần

lật lại vấn đề.

Như vậy, trước khi dạy tri thức về kiểu bài, GV cần tổ chức hoạt động kích hoạt kiến thức nền của HS về ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, bố cục bài viết của kiểu bài trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống (Ngữ văn 6).

Khi dạy tri thức về kiểu bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (Ngữ văn 7), GV dựa vào nội dung trong SGK, đồng thời cần nhấn mạnh những yêu cầu mới của kiểu bài này so với nhũng gì HS đã biết ở chương trình Ngữ văn lớp 6.

Những yêu cầu mới trong chương trình Ngữ văn lớp 7 sẽ được hướng dẫn cụ thể trong quy trình viết, như vậy khi hướng dẫn HS viết theo quy trình, GV cũng cần nhấn mạnh những nội dung này.

PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN

GV cho HS lần lượt đọc, quan sát kĩ những dấu hiệu trên từng đoạn VB (được thể hiện bằng các con số), dừng lại sau mỗi đoạn để HS nhận ra đặc điểm của kiểu VB.

Sau đó, cho HS thảo luận, trả lời các câu hỏi sau VB mẫu để tiếp tục hiểu rõ đặc điểm của kiểu VB.

VIẾT THeO QUY TRìNH

GV hướng dẫn HS theo quy trình viết, có thể cho HS xác định đề tài, sau đó chọn một đề tài để làm mẫu quy trình viết. Dựa vào phần làm mẫu trên lớp của GV, HS về nhà thực hiện bài viết với đề tài mà mình tự chọn. Để thuận lợi cho HS khi thực hiện quy trình viết, GV có thể thiết kế phiếu học tập bổ trợ.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Xác định đề tài, mục đích, người đọc

GV có thể sử dụng phương pháp phát vấn và đàm thoại để hướng dẫn HS trả lời những câu hỏi sau: VB này viết nhằm mục đích gì? Người đọc bài viết này có thể là ai?

GV sử dụng kĩ thuật động não bằng giấy ghi chú để giúp HS có ý tưởng về các đề

tài có thể viết. Cách làm như sau:

  • Chia lớp ra làm ba nhóm, lần lượt mỗi nhóm sẽ tìm những vấn đề đáng quan tâm để viết. GV chia bảng thành ba cột:

Nhóm 1: Những hiện tượng đời sống (trong gia đình, trong nhà trường, trong xã hội,…

Nhóm 2: Những vấn đề về lối sống, tư tưởng

Nhóm 3: Những danh ngôn, tục ngữ có ý nghĩa với em

...

...

...

  • Phát cho mỗi HS một tờ giấy ghi chú. Trong thời gian 3 phút, mỗi HS sẽ ghi lên tờ giấy ghi chú một vấn đề mà mình quan tâm, sau đó mang lên bảng và dán vào cột tương ứng với nhóm mình.
  • Sau khi HS dán xong, GV đọc các tờ ghi chú trên bảng. Những ý tưởng nào trùng nhau thì chỉ giữ lại một tờ giấy ghi chú.

Sau đó, GV nhận xét các ý kiến của HS và lưu ý HS: bài viết sẽ được đánh giá cao hơn khi bàn về những vấn đề có ý nghĩa với bản thân và xã hội, những vấn đề đang có các ý kiến trái chiều. GV chỉ ra những ý kiến nào của HS đáp ứng các tiêu chí này.

Những ý tưởng đã được dán trên bảng sẽ là gợi ý để HS có thể lựa chọn đề tài để

triển khai bài viết ở nhà.

GV chọn một đề tài để làm mẫu các bước sau trong quy trình viết.

Thu thập tư liệu

GV hướng dẫn HS thu thập tư liệu dựa vào mẫu trong SGK. GV có thể làm mẫu một vài mục tư liệu để HS hình dung cách làm. Ở bước thu thập tư liệu, GV cần nhấn mạnh mục đích và ý nghĩa của việc thu thập tư liệu, đó là: việc thu thập tư liệu giúp gợi ra cho HS những ý tưởng về vấn đề cần bàn luận, thông qua việc đồng tình hay phản đối ý kiến của những người viết khác. Cần tránh việc sao chép ý tưởng, lí lẽ, bằng chứng của người khác.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

GV hướng dẫn HS tìm ý dựa vào sơ đồ trong SGK. GV có thể làm mẫu một sơ đồ

dựa trên đề tài mình chọn để HS hình dung cách làm.

Lập dàn ý

GV có thể hướng dẫn HS lập dàn ý dựa vào bảng sau:

MỞ BÀI– Vấ

n đề tôi cần bàn luận: ........................................................................................................

– Ý kiến của tôi: ........................................................................................................................

THÂN BÀI1. Gi

ải thích:

– Từ ngữ, khái niệm: ...............................................................................................................

– Ý nghĩa cả câu (nếu bàn về danh ngôn, tục ngữ): ................................................................

  1. Bàn luận:

– Khẳng định ý kiến của tôi: ...................................................................................................

– Lí lẽ 1: ..................................................................................................................................

– Bằng chứng 1: .....................................................................................................................

– Lí lẽ 2: ..................................................................................................................................

– Bằng chứng 2: .....................................................................................................................

  1. Lật lại vấn đề:

Tìm ý bằng cách trả lời những câu hỏi sau:

  • Ở chiều hướng ngược lại, cần bổ sung gì cho ý kiến của tôi hay không?

...............................................................................................................................................

– Vấn đề có ngoại lệ hay không?

...............................................................................................................................................

  • Những ý kiến trái chiều tôi cần trao đổi trong bài viết:

...............................................................................................................................................

KẾT BÀI– Kh

ẳng định lại ý kiến: .........................................................................................................

– Giải pháp, bài học nhận thức, phương hướng hành động của tôi: .......................................

Bước 3: Viết bài

Cho HS viết tại lớp hay viết ở nhà tuỳ vào phân bố thời gian của GV cho hoạt động viết. Ở phần này, GV cần nhấn mạnh vào đơn vị kiến thức: Thế nào là một lí lẽ, bằng chứng thuyết phục? Làm thế nào để triển khai phần lí lẽ, bằng chứng được thuyết phục?

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Bước này có thể thực hiện qua các hoạt động:

  • Hướng dẫn HS dùng Bảng kiểm bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

để tự kiểm tra, điều chỉnh bài viết của bản thân (thực hiện ở nhà).

  • Tổ chức cho 2 HS trao đổi bài, tiếp tục dùng bảng kiểm để góp ý cho nhau.

Khuyến khích HS về nhà tiếp tục điều chỉnh bài viết.

– Cuối cùng, cho HS thảo luận, trình bày những gì đã học được từ quá trình viết của bản thân và những gì học hỏi được từ bạn về cách kể lại trải nghiệm của bản thân.

NÓI VÀ NGHE

TRìNH BÀY Ý KIẾN Về MỘT VẤN Đề TRONG ĐờI SỐNG

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục. Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.

THựC HÀNH NóI VÀ NGHe

Để dạy phần nói và nghe này, GV cần lưu ý: Kiểu bài trình bày ý kiến về một vấn đề, hiện tượng trong đời sống HS đã được học ở chương trình Ngữ văn lớp 6. Trong chương trình Ngữ văn lớp 7, có thêm ba yêu cầu:

    • Nêu rõ ý kiến về vấn đề cần bàn luận.
    • Đưa ra lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.
    • Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe.

Do vậy, khi hướng dẫn quy trình nói và nghe, GV cần nhấn mạnh vào những nội dung này trong SGK. Các nội dung này sẽ được GV hướng dẫn kĩ lưỡng bước chuẩn bị và sẽ được GV quan sát, ghi nhận, góp ý trong quá trình HS thực hành nói và nghe.

Khởi động

GV tổ chức hoạt động kích hoạt kiến thức nền của HS về hoạt động Trình bày ý kiến về một vấn đề, hiện tượng trong cuộc sống: tầm quan trọng của việc trình bày ý kiến; các bước trong quy trình nói và nghe; một số lưu ý, kính nghiệm khi trình bày ý kiến,…

Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài nói

GV có thể hướng dẫn HS chuẩn bị bài nói dựa trên phiếu học tập sau:

CHUẨN Bị BÀI NóI TRìNH BÀY Ý KIẾN Về MỘT VẤN Đề, HIỆN TƯỢNG TRONG ĐờI SỐNG

Vấn đề, hiện tượng tôi sẽ trình bày: .....................................................................................

Ý kiến của tôi: ................................................................................................................................

Bước 1: Xác định đề tài, không gian và thời gian nói

Yếu tốDự kiến của tôi

Cách thức trìn

h bày

phù hợp

Mục đích bài nói

Người nghe

Thời gian

Không gian

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Những phương tiện phi ngôn ngữ tôi sẽ sử dụng để tăng sức thuyết phục cho bài nói:

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

Lập dàn ý dựa vào sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG Ý

Ý KIẾN CỦA TÔI

Lí lẽ 1

Lí lẽ 2

Lí lẽ 3

Bằng chứng 1.1, 1.2,…

Bằng chứng 2.1, 2.2,…

Bằng chứng 3.1, 3.2,…

Dự kiến các ý kiến phản biện và chuẩn bị phần phản hồi:

STT

Dự kiến ý kiến phản biện của người nghe

Phản hồi của tôi

1

2

3

Bước 3: Luyện tập và trình bày

Những cách trình bày hấp dẫn:

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

Dự kiến phần mở đầu:

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

Dự kiến phần kết:

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................

Tổ chức cho học sinh thực hành nói – nghe

GV chọn HS trình bày bài nói (GV có thể để HS tự nguyện xung phong hoặc tổ chức bốc thăm, trò chơi “con số ngẫu nhiên” để chọn HS trình bày,…).

Khi tổ chức HS trình bày, GV cũng đồng thời thiết kế nhiệm vụ để hướng dẫn HS rèn luyện kĩ năng nghe. GV yêu cầu HS lắng nghe phần trình bày của bạn mình và đánh giá phần thể hiện của bạn dựa theo những tiêu chí được đề xuất trong SGK. GV nên thiết kế các tiêu chí thành dạng bảng kiểm để HS vừa nghe, vừa đánh giá kết quả trình bày của bạn. Khi HS nghe, GV có thể nhắc nhở các em: sử dụng giấy ghi chú để ghi lại những vấn đề liên quan đến bài trình bày làm căn cứ cho việc đánh giá; ghi lại những câu hỏi/ nội dung cần trao đổi với người nói khi phần trình bày kết thúc.

Lưu ý: Để phần trình bày của HS trở nên hấp dẫn, GV có thể thiết kế thành một buổi toạ đàm; một buổi tranh luận; một cuộc thi hùng biện,… trong đó, HS được đóng vai để trình bày ý kiến từ nhiều góc nhìn khác nhau.

Tổ chức cho học sinh trao đổi, đánh giá về bài nói
      • Sau khi mỗi HS kết thúc phần trình bày, GV hướng dẫn và tổ chức cho các bạn cùng lớp trao đổi về phần trình bày của bạn.
      • Khi HS trình bày bài nói, GV cần quan sát và nhận xét những yêu cầu sau: (1) HS trình bày trực tiếp ý kiến của bản thân, (2) HS đưa ra được lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, (3) HS biết cách bảo vệ ý kiến của bản thân trước sự phản bác của người nghe.

Trong trường hợp không có HS nào nêu ý kiến phản bác, GV sẽ là người đưa ra phản bác bằng cách nêu ý kiến, đặt câu hỏi để HS trả lời.

ÔN TẬP

Trước khi ôn tập, GV cần hướng dẫn HS tự đọc ở nhà VB Đừng từ bỏ cố gắng và hoàn thành bài tập trong phần Ôn tập. Trong lớp học, GV nên dành 1 tiết để HS chia sẻ kết quả đọc mở rộng theo thể loại và các bài tập đã làm trong mục Ôn tập.

GV nên nhắc nhớ lại câu hỏi lớn nêu ở đầu bài học để HS vài phút suy ngẫm, viết ngắn những suy nghĩ của mình về hành trình tri thức. Sau đó, có thể mời một vài HS trình bày trước lớp để chia sẻ.

Nếu HS đã thực hiện sản phẩm Kế hoạch học tập, GV có thể tổ chức hoạt động chia sẻ, triển lãm sản phẩm.

PHẦN BA

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO VIÊN VÀ SÁCH BỔ TRỢ

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH GIÁO VIÊN
Kết cấu sách giáo viên

Sách giáo viên Ngữ văn 7, bộ Chân trời sáng tạo là tài liệu hướng dẫn cách tổ chức dạy học cho SGK Ngữ văn 7, bộ Chân trời sáng tạo. Sách gồm 2 tập.

Tập một gồm hai phần, Phần I: Những vấn đề chung, Phần II: Hướng dẫn tổ chức dạy học các bài học.

Trong Phần I: Những vấn đề chung, trình bày các cơ sở của việc biên soạn SGK (các nghị quyết, thông tư về đổi mới CT, SGK phổ thông của Quốc hội và Bộ GD và ĐT); những điểm mới nổi bật của Ngữ văn 7; cấu trúc sách và cấu trúc bài học.

Phần II: Hướng dẫn tổ chức dạy học các bài học từ bài 1 đến bài 5. Những hướng dẫn này là sự triển khai cụ thể của các phương pháp, kĩ thuật và phương tiện dạy học đã trình bày trong Phần I. Nội dung hướng dẫn tổ chức dạy từng bài học gồm ba mục lớn: Yêu cầu cần đạt; Phương pháp, phương tiện dạy học Tổ chức các hoạt động học.

Tập hai, sách trình bày Hướng dẫn tổ chức dạy học các bài từ bài 6 đến bài 10. Các hướng dẫn trong mỗi bài học tiếp tục thể hiện các phương pháp, kĩ thuật dạy học đã được thể hiện trong Phần I của tập một.

Ở mục Yêu cầu cần đạt, sách trình bày rõ những yêu cầu mà HS cần đạt sau khi học xong bài học. Những yêu cầu này được xây dựng dựa trên yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực mà CTGDPT môn Ngữ văn và CTGDPT tổng thể (Bộ GD và ĐT, 2018) đã xác định đối với HS lớp 7.

Ở mục Phương pháp, phương tiện dạy học, sách giới thiệu những phương pháp và phương tiện dạy học mà GV có thể sử dụng để dạy bài học.

Ở mục Tổ chức các hoạt động học, sách tập trung đề xuất cách tổ chức các hoạt động dạy học cho các bài học (bài 1 đến bài 5), từ cách giới thiệu bài mới đến cách hướng dẫn HS đọc, viết, nói nghe nhằm đạt được các yêu cầu cần đạt về năng lực. Mỗi hoạt động dạy học được tổ chức nhằm giúp HS đạt được các yêu cầu cần đạt về năng lực chung cũng như năng lực chuyên biệt mà chương trình đã đặt ra.

Sử dụng sách giáo viên hiệu quả

Sách giáo viên là nguồn tài liệu quan trọng giúp GV hiểu được các quan điểm dạy học hiện đại, tinh thần của SGK mới, các phương pháp, phương tiện dạy học và cách đánh giá năng lực HS, đồng thời là tài liệu hướng dẫn GV cách dạy các bài cụ thể. Tuy nhiên, GV cần có những điều chỉnh về cách dạy phù hợp với tình hình thực tế của lớp học, trình độ HS, điều kiện vật chất của trường.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH BÀI TẬP
Cấu trúc sách

Sách bài tập gồm 2 phần: Phần 1: Bài tập; Phần 2: Hướng dẫn làm bài tập. Phần 1 trình bày các bài tập cho mười bài học gắn với mười thể loại đọc hiểu:

Tập một

Tập hai

Tiếng nói của vạn vật

THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ

Hành trang tri thức

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Bài học cuộc sốngTRUYỆN NGỤ NGÔN

Trí tuệ dân gian

TỤC NGỮ

Những góc nhìn văn chươngNGHỊ LUẬ

N VĂN HỌC Nét đẹp v

ăn hoá Việt VB THÔNG

TIN

Quà tặng của thiên nhiênTẢN VĂN, TU

Ỳ BÚT Trong thế giớ

i viễn tưởng TRUYỆN

Từng bước hoàn thiện bản thânVB THÔ

NG TIN Lắng n

ghe trái tim mình THƠ

Các bài tập trong cuốn sách này bám sát các yêu cầu cần đạt về kĩ năng đọc, viết, nói – nghe mà CTGDPT môn Ngữ văn đã đề ra đối với HS lớp 7, nhằm giúp HS rèn luyện kĩ năng đọc hiểu VB, viết, nói và nghe theo các kiểu bài và thực hành tiếng Việt. Trình tự các bài tập được trình bày trong mỗi chủ điểm cũng tương thích với trình tự các chủ điểm trong SGK.

Các bài tập trong từng chủ điểm/ bài học được cấu trúc tương ứng với các hoạt

động của từng chủ điểm/ bài học trong SGK.

Trong phần 2, sách đưa ra định hướng trả lời cho những câu hỏi khó để HS có thể tự kiểm tra mức độ đúng, sai cho các câu trả lời của bản thân.

Phân tích, hướng dẫn sử dụng sách bài tập, sách tham khảo hỗ trợ sách giáo khoa

Để sử dụng sách bài tập hiệu quả, GV chú ý:

      • Mỗi chủ điểm/ bài học trong SGK gồm các hoạt động đọc, tiếng Việt, viết, nói – nghe và kéo dài trong khoảng 3 tuần. Vì thế, sau khi HS học xong phần đọc, GV hướng

dẫn HS thực hiện các bài tập nằm trong mục đọc, tiếp theo, thực hiện các bài tập về viết, nói – nghe, sau khi hoàn thành các hoạt động này trên lớp.

        • Với những bài tập khó, cho HS trao đổi trên lớp để cả lớp cùng giải quyết, qua

đó, HS được học hỏi lẫn nhau, GV có cơ hội điều chỉnh kiến thức cho HS.

        • Nhắc nhở HS tự làm bài tập, sau đó đối chiếu với các câu trả lời trong Phần 2, định hướng câu trả lời để kiểm tra mức độ đúng, sai của câu trả lời là tự điều chỉnh kiến thức của bản thân.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN SÁCH VÀ CÁC HỌC LIỆU
ĐIỆN TỬ CỦA NHÀ xUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

(Xem Tài liệu tập huấn giáo viên Ngữ văn 6)

KHAI THÁC THIẾT Bị VÀ HỌC LIỆU TRONG DẠY HỌC

(Xem Tài liệu tập huấn giáo viên Ngữ văn 6)

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Chủ tịch Hội đồng Thành viên NGUYỄN ĐỨC THÁI Tổng Giám đốc HOÀNG LÊ BÁCH

Chịu trách nhiệm nội dung:

Tổng biên tập PHẠM VĨNH THÁI

Tổ chức và chịu trách nhiệm bản thảo:

Phó Tổng biên tập NGUYỄN VĂN TÙNG

Giám đốc Công ty CPDV XBGD Gia Định TRẦN THỊ KIM NHUNG

Biên tập nội dung: VÕ THỊ PHÚC HỒNG Thiết kế sách: TRẦN NGUYỄN ANH TÚ Trình bày bìa: NGUYỄN MẠNH HÙNG Sửa bản in: VÕ THỊ PHÚC HỒNG

Chế bản: CôNG TY CP DỊCH Vụ XBGD GIA ĐỊNH

Địa chỉ sách điện tử và tập huấn qua mạng:

  • Sách điện tử: nxbgd.vn/sachdientu
  • Tập huấn online: nxbgd.vn/taphuan

Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tất cả các phần của nội dung cuốn sách này đều không được sao chép, lưu trữ, chuyển thể dưới bất kì hình thức nào khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tài liệu BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 - BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Mã số: .........

In.........bản, (QĐ in số ) Khổ 19x26,5 cm.

Đơn vị in:..........................

Cơ sở in:...........................

Sô ĐKXB: .........

Số QĐXB:......... ngày .... tháng.... năm 20 ...

In xong và nộp lưu chiểu tháng ....năm 20....

Mã số ISBN: .........