Chuyên đề văn tự sự lớp 8

Chuyên đề văn tự sự lớp 8

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Chuyên đề văn tự sự lớp 8

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

CHYÊN ĐỀ: VĂN TỰ SỰ

I. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Các yếu tố có trong một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả

Trong bài văn tự sự, yếu tố tự sự đóng vai trò nòng cốt, là nền tảng cấu trúc nên bài văn, còn miêu tả có nhiệm vụ bổ sung để làm nổi bật thêm chi tiết tự sự. Và nói đến văn tự sự, người ta nhắc đến 3 yếu tố. 

Yếu tố quan trọng đầu tiên là nhân vật. Câu chuyện tự sự phải kể về một nhân vật nào đó và họ phải gây được ấn tượng với người đọc. Điều này có thể biểu hiện trong lời nói hoặc hành động. Có nhân vật được nhớ bởi tên gọi, ngoại hình và cũng có người lại cuốn hút bởi những thói quen khác lạ…

Để bài văn được đầy đủ, học sinh cần cung cấp thêm cho người đọc thông tin cơ bản về nhân vật như: tên gọi, lai lịch xuất thân, hoàn cảnh sống, ngoại hình, diễn biến tâm lý, thói quen, tính nết, số phận cuộc đời…Tuy nhiên, không phải nhân vật nào trong bài cũng nhất thiết phải có đầy đủ các đặc điểm kể trên mà đối với các nhân vật chính, học sinh nên đưa ra nhiều chi tiết tiêu biểu để người đọc hình dung được rõ nét về đối tượng. 

Yếu tố tiếp theo phải kể đến trong bài văn tự sự kết hợp với miêu tả là cốt truyện. Dù mỗi học sinh có cách trình bày cốt truyện khác nhau nhưng trước hết học sinh cần giới thiệu hoàn cảnh diễn ra sự việc, các nhân vật tham gia, diễn biến câu chuyện (sự kiện mở đầu, sự kiện tiếp diễn phát triển câu chuyện và kết thúc). Cốt truyện học sinh đưa ra phải hợp lý và logic, các hành động của nhân vật phải phù hợp với tính cách của họ. Ngoài ra, để bài viết hấp dẫn người đọc, học sinh có thể đưa thêm vào tình tiết bất ngờ vào cuối câu chuyện. 

Bên cạnh đó, một yếu tố không thể thiếu để có bài viết hay là câu chuyện ấy phải mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Bài văn nên hướng con người ta đến với tình cảm cao đẹp, cách ứng xử cao thượng giữa con người với con người trong cuộc sống. Sau khi câu chuyện kết thúc, người đọc, người nghe tự mình rút ra được bài học thấm thía, chiêm nghiệm điều gì đó về cuộc đời. Có thể nói, mỗi câu chuyện học sinh viết ra là một sự khám phá về hiện thực cuộc sống. Bằng chính những suy nghĩ rất riêng của bản thân mình, học sinh lớp 8 có thể trình bày những quan điểm mang màu sắc riêng mà đôi khi góc nhìn của người lớn vốn đã bị đóng khung, rập theo khuôn mẫu chung của xã hội.

1.Ngôi kể trong văn tự sự.

- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.

- Khi gọi các nhân vật bằng các tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

- Khi tự xưng là tôi kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.

- Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.

- Người kể xưng tôi trong tác phẩm không nhất thiết phải là chính tác giả...

2. Các bước xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

* Bước 1 : Xác định sự việc chọn kể.

* Bước 2 : Chọn ngôi kể cho câu chuyện :

- Ngôi mấy?

- Xưng là:

* Bước 3: Xác định trình tự kể:

- Bắt đầu từ đâu ? diễn ra thế nào? Kết thúc ra sao ?

* Bước 4 : Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết( bao nhiêu ? ở vị trí nào trong truyện ?)

* Bước 5 : Viết thành văn bản.

3. Dàn ý:

* Mở bài: Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.

* Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định.

( Sự việc bắt đầu, sự việc phát triển, sự việc đỉnh điểm, sự việc kết thúc)

( Trong khi kể, chú ý kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả).

* Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người kể.

B, Cách làm các dạng văn bài văn tự sự.

Đề 1.

Em hãy kể lại những kỉ niệm sâu sắc của ngày khai trường đầu tiên

* Dàn ý.

a. Mở bài.

- Cảm nhận chung: Trong đời học sinh, ngày khai trường đầu tiên bao giờ cũng để lại dấu ấn sâu đậm nhất.

b. Thân bài.

- Đêm trước ngày khai trường.

+ Em chuẩn bị đầy đủ sách vở, quần áo mới.

+ Tâm trạng nôn nao, háo hức lạ thường.

- Trên đường đến trường.

+ Tung tăng đi bên cạnh mẹ, nhìn thấy cái gì cũng thấy đẹp đẽ, đáng yêu( bầu trời, mặt dất, con đường, cây cối, chim muông...)

+ Thấy ngôi trường thật đồ sộ, còn mình thì quá nhỏ bé.

+ Ngại ngùng trước chỗ đông người.

+ Được mẹ động viên nên mạnh dạn hơn đôi chút.

- Lúc dự lễ khai trường.

+ Tiếng trống vang lên giòn giã, thúc giục.

+ Lần đầu tiên trong đời, em được dự một buổi lễ long trọng và trang ngghiêm như thế.

+ Ngỡ ngàng và lạ lùng trước khung cảnh ấy.

+ Vui và tự hào vì mình đã là học sinh lớp Một.

+ Rụt rè làm quen với các bạn mới.

c. Kết bài.

- Cảm xúc của em: Cảm thấy mình đã lớn. Tự nhủ phải chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ vui lòng.

Đề 2 .

Người ấy (bạn, mẹ , thầy...)sống mãi trong lòng tôi

(Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.)

  • Mở bài: + Dẫn dắt về tình bạn.

+ Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm nào ? ( nêu một cách khái quát).

+ Ấn tượng chung về kỉ niệm ấy.

* Thân bài : Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy :

+ Nó xảy ra ở đâu(thời gian)? Lúc nào( địa điểm)? Với ai( nhân vật) ?

+ Chuyện xảy ra như thế nào? ( mở đầu, diễn biến, kết quả…).

+ Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?( miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).

* Kết luận: Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?

Đề 3 .

Kể về một việc làm của em khiến thầy (cô) buồn lòng

Dàn ý :

1.Mở bài : (Dẫn dắt vào sự việc sẽ kể )

-Nhiều năm trôi qua, tôi không sao quên được một việc làm vô ý thức của tôi khi còng học lớp 6 .

-Việc làm ấy đã khiến thầy cô buồn lòng và tôi cứ ân hận mãi .

2.Thân bài : a/ Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống phát sinh câu chuyện (kết hợp MT, BC )

-Tôi là HS mới được chuyển trường vì treo ba mẹ công tác .

-Sau 3 tuần học , tôi đã được GVCN quan tâm đặc biệt (vì có tiếng là nghịch phá và lém lĩnh )

-GVCN bố trí chỗ ngồi ? (gần một bạn nữ học giỏi , chăm nhưng ít nói và nghiêm nghị quá ; lại thường xuyên dò bài tôi lúc 15 phút đầu giờ ! )

-Sắp xếp tôi ngồi như vậy, có lẽ để tôi hạn chế những thói hư tật xấu của tôi chăng ?

-Thái độ học ở trường ? (làm kiểm tra thường quay cóp; GVCN đã nhiều lần nhắc nhở và phân công “bạn ấy “ theo dõi báo cáo lại.

-Suy nghĩ lúc đó ? (tự ái khi bị kìm kẹp bởi một đứa con gái ; càng tức giận hơn khi bạn ấy cứ lằn nhằn bên tai tôi những lời góp ý khuyên can về việc học hành . . .)

b/ Diễn biến sự việc gây nên lỗi lầm :

-Tìm cách trả thù ? (phải tìm cách nào cho “bạn ấy “ sợ không dám báo cáo với GVCN mà còn thành khẩn cho tôi xem bài khi làm kiểm tra )

-Thời cơ đã đến ? (Hôm ấy , có tiết kiểm tra Văn . Cả lớp chuẩn bị lấy giấy làm bài .Bỗng một tiếng thét thất thanh vang lên, liền sau đó một thân người ngã quị .”Người bạn nữ “ ngồi cạnh tôi bất tỉnh .Dưới chân bạn ấy, một con rắn nhỏ đã bị dập đầu nằm sóng soài ).

-Tình hình lúc ấy như thế nào ? (Tôi ngồi thừ người ra bất động ; Cả lớp cuống cuồng lo cho bạn ấy .Người thì đánh dầu, kẻ bóp tay chân nhưng bạn ấy vẫn không tỉnh .Cuối cùng, nhà trường phải đưa bạn ấy vào bệnh viện; Hình ảnh thảm thương của người bạn ấy cứ ám ảnh tôi trên suốt đường về nhà.

c/ Tâm trạng, suy nghĩ sau sự việc trên :

-Hôm sau, bạn ấy phải nghỉ học vài hôm để tĩnh dưỡng. Lòng tôi chợt buồn, nhớ và hồi hộp lo âu . . .

-Tôi có cảm giác như các bạn đang nhìn về phía tôi ,đang trút nỗi căm giận về tôi ; Chưa bao giờ tôi thấy buồn và trống vắng như thế; Lần đầu tiên tôi hiểu thế nào là sự dày vò day dứt của lương tri.

-Tôi thu hết can đảm nhận tội trước lớp và nhận sự trừng phạt của GVCN .

-Sự ân cần bao dung của cô chủ nhiệm, của lớp, đặc biệt là của bạn ấy càng khiến tôi ân hận nhiều hơn .

-Từ đó , tôi thầm hứa chuyên tâm học hành; Cuối năm vươn lên đạt khá, giỏi xứng đáng với sự tin yêu của thầy cô và bạn bè; Tôi và bạn ấy trở thành đôi bạn thân cho đến bây giờ.

3.Kết bài : (Liên hệ, liên tưởng về thực tại, tương lai )

-“Nếu như vì quá hoảng sợ cùng với bệnh tim mà bạn của em chết luôn thì em nghĩ sao ?”. Lời của GVCN ngày nào cứ văng vẳng bên tai. Lúc ấy, tôi còn quá nhỏ , không hề suy nghĩ đén điều cô giáo đã nói cũng như hậu quả của việc làm trên !

-Giờ đây, kể lại tội lỗi ấy mà lòng tôi cứ ray rứt mãi.Thầy cô ơi ! Em hứa sẽ không bao giờ tái phạm trò đùa nghịch quái ác và nguy hiểm như vậy nữa !

-Mong các bạn tu tâm dưỡng tính, thi đua học tốt để cha mẹ và thầy cô vui lòng .

Đề 4 .

Hãy kể lại một buổi tối sum họp đầm ấm trong gia đình em.

Dàn ý :

a) Yêu cầu chung về kĩ năng làm bài

- Bài viết phải đúng phương thức tự sự, có kết hợp hợp lí với miêu tả và biểu cảm. Cốt truyện phải chặt chẽ, tình huống phải hợp lí, có sự phát triển, không sa đà vào kể lể một cách vụng về, không đưa vào những sự việc vụn vặt, thiếu ý nghĩa hoặc thô thiển. Phải làm toát lên được không khí gia đình đầm ấm, thấy rõ tình cảm của mọi người dành cho nhau. Cảm xúc phải chân thật, sâu sắc. Biết viết và trình bày lời thoại.

- Diễn đạt rõ ràng, lưu loát. Biết dùng từ đặt câu, viết câu đúng ngữ pháp.

- Bố cục phải chặt chẽ, hoàn chỉnh.

b) Yêu cầu về nội dung kiến thức

- Giới thiệu được hoàn cảnh diễn ra sự việc: Thời gian, thành phần, lí do khiến cho em nhớ mãi (sum họp: mọi người có mặt đông đủ, quây quần trong không khí ấm áp yêu thương).

- Buổi sum họp bắt đầu như thế nào? (Mọi người trở về, gặp gỡ, chào đón).

- Bữa cơm gia đình: miêu tả không khí bữa ăn, các món ăn, thái độ của mọi người, những câu chuyện bên mâm cơm; cảm giác, cảm xúc của người viết.

- Sau bữa cơm: bên bàn nước, câu chuyện lại tiếp tục; sự quan tâm đến nhau của mọi người, những câu chuyện vui, dí dỏm, hài hước.

- Khép lại một buổi tối trong gia đình, ấn tượng còn đọng lại.

Đề 5 . Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

Dàn ý :

a) Yêu cầu chung về kĩ năng làm bài

- Viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Bài viết có bố cục ba phần.

b) Yêu cầu về nôi dung kiến thức

Mở bài

- Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát "Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường,... "

- Ngày đầu tiên đi học luôn là ngày để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta.

Thân bài

Cảm xúc, tâm trạng cúa tôi trong đêm trước khi ngày mai đi học

- Chộn rộn, háo hức đến lạ.

- Chuẩn bị đầy đủ quần áo, cặp sách,... sẵn sàng cho ngày mai đi học.

- Lo lắng, trằn trọc, khó ngủ.

- Đã đi ngủ sớm nhưng vẫn không chợp mắt được vì mải lo nghĩ đến ngày mai sẽ ra sao?

a. Ngày dầu tiên đến trường.

Trên đường đến trường

- Sau khi mặc đồng phục, cả nhà chụp một tấm hình làm ki niệm “Ngày đầu tiên tôi đi học”.

- Mẹ dắt tay tôi đi học với tất cả sự háo hức tràn đầy niềm vui.

- Con đường quen thuộc sao mà hôm nay bỗng nhiên thấy cái gì cũng lạ lẫm. Con đường, hàng cây, tiếng chim hót, đường phố xe cộ đông đúc qua lại,.. tất cả đều lạ lẫm

- Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy cùng cỏ nhiều bạn giống mình, cũng lần đầu tiên đến trường với biết bao điều thú vị.

b.Khi tới trường

Đứng trước cổng trường: Cổng trường to lớn, hàng cây thật đẹp, bảng tên trường rất to và nghe sao thật hay... tôi như bị choáng ngợp.

Mẹ dắt tôi vào trường, còn tôi trong lòng xiết bao hồi hộp, lo lắng.

- Bước vào sân trường: Sân trường thật rộng lớn, từng dãy phòng học khang

trang, đẹp đẽ khiến tôi thật thích thú.

- Xếp hàng: Mẹ buông tay tôi và bảo tôi vào xếp hàng với các bạn theo sự

điều động của nhà trường.

- Cảm xúc của tôi lúc này mắt rơm rớm nước mắt vì lo sợ mẹ sẽ bỏ mình, bấu

víu lấy áo mẹ không rời,...

- Mẹ tôi dịu dàng khuyên tôi phải mạnh dạn hơn.

c. Trong giờ học

- Cô chủ nhiệm dắt cả lớp lên phòng học.Tôi vẫn cố ngoái nhìn xem mẹ có còn đứng trong sân trường không? Tôi không thấy, lòng lại càng hồi hộp hơn nhưng tự nhủ sẽ mạnh mẽ hơn.

- Bước lên phòng học, tôi và các bạn rất ngạc nhiên vì phòng học quá đẹp.

- Phòng học đẹp là vì: Sơn phết màu sắc rất đẹp đẽ, từng cái bàn cái ghế được xếp gọn gàng, ngàn nắp. Trên các bức tường được trang trí hình ảnh dễ thương bắt mắt.

- Chúng tôi bước vào bài học đầu tiên trong cuộc đời mình.

- Cô giảng bài thật hay. Lời giảng du dương, trong treo, ngọt ngào đưa chúng tôi đến với sự thú vị của từng bài học.

- Sau tiết học, tôi cảm thấy thật thích thú và hạnh phúc khi được đi học. Được cô giáo yêu thương, được làm quen bạn bè mới. Ôi thích thú làm sao!

Giờ ra về

- Vừa bước chân xuống cầu thang, tôi đã nhìn thấy mẹ mình.

- Tôi vui mừng chạy đến, hôn lên má mẹ.

- Mẹ hỏi tôi nhiều điều về lớp học, về cô giáo, về bài học ngày hôm nay. Tôi kể

mẹ nghe mọi việc.

- Thấy tôi vui khi đi học về, mẹ cũng thấy hạnh phúc.

III. Kết bài

- Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của tôi là thế đó.

- Biết bao cảm xúc xen lẫn vào nhau khiến tôi nhớ mãi.

Đề 6 . Em hãy kể lại một kỉ niệm với thầy, cô, bạn bè dưới mái trường thân yêu mà em đang học tập.

I – Tìm hiểu đề:

– Thể loại: Tự sự (kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận + miêu tả nội tâm).

– Nội dung: Kể lại một kỉ niệm (câu chuyện) đáng nhớ nhất giữa mình và thầy (cô) giáo cũ.

– Hình thức: Bố cục rõ ràng, đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài.

– Yêu cầu:

+ Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nên nó phải sâu sắc, có ảnh hưởng to lớn đến suy nghĩ, tình cảm hay nhận thức của người viết.

+ Người viết bài cũng chính là người kể chuyện – xưng “tôi”.

+ Cần trả lời được các câu hỏi sau:

– Đó là kỉ niệm gì?

– Xảy ra vào thời điểm nào?

– Diễn biến của câu chuyện như thế nào?

– Điều đáng nhớ nhất trong câu chuyện ấy là gì?

* Chú ý:

– Bài viết cần tự nhiên, chân thành.

– Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận là việc tái hiện những tình cảm, cảm xúc của mình khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ chân thực, sâu sắc về tình cảm thầy trò.

– Khi kể, cũng cần kết hợp với các yếu tố miêu tả (hình dáng, trang phục, giọng nói…), yếu tố biểu cảm để bài văn sinh động hơn.

II – Dàn ý:

1. Mở bài:

– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.

– Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

2. Thân bài:

– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):

+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…

– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?

+ Đó là người thầy (cô) như thế nào?

+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).

+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.

– Diễn biến của câu chuyện:

+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…

+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: Tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

3. Kết bài:

Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

Đề 7 . Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một vật nuôi mà em yêu thích.

A/ YÊU CẦU CỦA ĐỀ:

1/ Kiểu bài: Tự sự kết hợp miêu tả.

2/ Nội dung: Kể lại những kỉ niệm, những ấn tượng về một con vật mà em đang hoặc đã từng nuôi. Vd: Nét đáng yêu, sự thông minh của nó…

3/ Nghệ thuật: Cần miêu tả vật nuôi cho sinh động cũng như bày tỏ được tình cảm của em với nó (yếu tố biểu cảm)

B/ DÀN BÀI:

I/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về con vật nuôi và kỉ niệm đáng nhớ của em giữa em với con vật nuôi đó.

II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.

1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?…

2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?

3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?

4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao? (Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám... v... v....)

5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? (Vd: Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột...)

6/ Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào? (Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)

III/ KẾT BÀI: Suy nghĩ của em về nó.

  • Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc.
  • Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình.

Ví dụ về CON CHÓ

I. Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm với con vật nuôi mà em yêu thích

Từ nhỏ, em đã rất thích nuôi chó, chính vì thế mà sinh nhật vừa rồi mẹ mua cho em con chó vì em đã có thành tích học tập tốt. mặc dù e rất thích nuôi chó nhưng ba mẹ không cho, chính vì thế được tặng con chó em rất vui. E đặt tên cho nó là “Mít”, bởi vì nó mũm mĩm như hột mít. Có một kỉ niệm em rất tự hào về Mít, nó đã giúp một bà cụ tìm lại được túi từ thằng ăn cướp.

II. Thân bài: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích

1. Tả con chó:

- Con chó là giống chó Nhật.

- Nó cao to và khỏe mạnh.

- Nó có bộ lông đen có vài đốm vàng vàng.

- Mắt nó đen long.

- Miệng lúc nào cũng lè lưỡi rất dễ thương.

- Cái đuôi bao giờ cũng ngheo ngẩy.

2. Kỉ niệm với con vật nuôi

- Một lần em dắt nó đi dạo công viên.

- Tụi em đang ngồi chơi ở bãi cỏ thì nghe tiếng kêu “cướp…. cướp….”

- Em hốt hoảng đứng dậy xem.

- Không biết tự lúc nào Mít đã lao tới và cắn tên cướp.

- Mọi người vây quanh đánh tên cướp và lấy lại túi xách cho một bà cụ.

- Ai cũng trầm trồ con chó này ngoan và giỏi.

- Lúc đó em cảm thấy rất tự hào về Mít.

3. Con chó có những tính cách như thế nào:

- Ăn rất nhiều.

- Thích đi dạo.

- Nó vừa là người bạn chia ngọt sẻ bùi vừa là người vệ sĩ trung thành của em.

III. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ của em về con chó

- Em sẽ chăm sóc nó như thể nào để nó tốt hơn.

Lấy ví dụ là CON MÈO

I. MỞ BÀI

- Dẫn dắt vào hoàn cảnh nào em có được chú mèo? (được tặng nhân dịp sinh nhật, nhặt ngoài đường đem về nuôi,...)

- Chú mèo này tên Mi Mi, trông chú rất dễ thương

II. THÂN BÀI

1. Miêu tả CON MÈO

- Vóc dáng, ngoại hình:

+ Thân hình: Dài, trông như một trái đu đủ.

+ Bộ lông: Có ba màu: Trắng, cam, đen (tam thể) trông rất đẹp.

+ Đôi mắt: Tinh anh, nhìn rõ dù cho trong bóng đêm.

+ Hàm răng: Những chiếc răng sắc nhọn, trông rất đáng sợ khi mà nó nhe ra.

+ Đôi chân: Có một lớp thịt dưới bàn chân của mèo để giúp nó đi nhẹ nhàng và không gây ra tiếng động.

+ Đôi tai: Hay vểnh như nghe ngóng điều gì đó.

+ Bộ râu: Là kênh ra-đa, trông rất đáng yêu.

+ Miệng: Nhỏ bé, xinh xắn.

- Khả năng, tính cách:

+ Bắt chuột rất giỏi.

+ Thích nũng nịu, thích được vuốt ve.

+ Sạch sẽ

- Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và chú mèo

- Một ngày, do tôi bận học nơi này nơi kia không có thời gian để quan tâm chăm sóc chú mèo nên đã quên mất chú mèo.

- Đang học bài, mèo ta đến bên cạnh tôi kêu “meo...meo" suốt. Tôi nghĩ rằng nó đang làm phiền mình. Thế là tôi đá một cái, nó văng ra xa.

- Thế nhưng, có lẽ cú đá đó hơi mạnh nên đã khiến cho chú mèo bị thương.

- Nó rên “hừ...hừ”, khi học bài xong, tôi chợt nhớ tới nó không biết có sao không vì khi nãy tôi đã lỡ chân đá nó.

- Tôi liền chạy đến bên xem nó ra sao. Tôi thấy nó nằm thoi thóp, thở dốc thở đổ. Tôi hoảng quá, liền bế nó ra khu khám bệnh để bác sĩ thú ý xem bệnh cho nó.

- Bác sĩ nói rằng, nó bị cái gì đó đập mạnh vào bụng nên bây giờ nó hơi đau, cần phải chăm sóc nhiều hơn mới mau khỏi.

- Tôi hốt hoảng, lo lắng cho nó. Thế rồi, nó cũng khỏe mạnh trở lại. Tôi rất mừng vì điều đó.

- Tôi hối hận rất nhiều, tự trách mình vì đã làm tổn hại đến một loài vật bé nhỏ, đáng thương. Tự hứa với bản thân sẽ luôn yêu thương, quan tâm đến nó nhiều hơn.

2. Cảm nhận về CON MÈO

- Chú mèo là một con vật dễ thương, ngoan ngoãn.

- Đến tận bây giờ tôi vẫn yêu thương nó như ngày đầu đem về nuôi.

III. KẾT BÀI

- Chú mèo là một người bạn thân thương của tôi.

- Tôi hứa rằng tôi và nó sẽ luôn là đôi bạn thân của nhau.

Đề 8 . Hãy kể lại một lần em mắc khuyết điểm với thầy cô giáo.

DÀN Ý CHI TIẾT

Lấy ví dụ là QUAY CÓP TRONG GIỜ KIẾM TRA

Dàn ý 1:

I. MỞ BÀI

- Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.

- Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.

II. THÂN BÀI

1. Hoàn cảnh

- Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.

- Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.

1. Trong giờ kiểm tra

- Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.

- Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?

- Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.

- Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.

- Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào.

- Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.

- Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.

- Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.

- Tôi đi khoe khắp nơi: Bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..

- Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.

- Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?

- Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.

- Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lôi, đó là điều đáng trân trọng.

- Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

III. KẾT BÀI

- Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.

- Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.

Dàn ý 2:

Mở bài:

Thứ hai tuần trước vì ở nhà ham chơi, không học bài đề kiểm tra môn Lý nên tôi đã có hành động sai trái là mở sách và tập trong giờ kiểm tra. Chính điều này đã làm cho cô giáo buồn.

Thân bài:

1/ Sự việc mở đầu:

- Đi học về, ăn cơm xong, tôi định lên phòng học bài chuẩn bị cho giờ kiểm tra Lý ngày mai.

- Thằng bạn bên cạnh nhà qua rủ tôi đi chơi điện tử - một trò chơi tôi rất thích – tôi đi ngay, định chơi một lát rồi về nhà học bài.

2/ Sự việc diễn biến:

- Trò chơi hấp dẫn quá nên tôi về nhà khá trễ.

- Tôi bị bố mắng: Đi học về không lo học bài mà lại đi chơi (may là bố không biết tôi đi chơi điện tử, nếu không thì tôi ốm đòn). Bố bảo tôi về phòng học bài.

- Tôi lí nhí xin lỗi bố và nhanh chân về phòng. Lúc đi ngang qua phòng anh trai, tôi thấy ti vi đang chiếu phim “Hiệp sĩ bóng đêm”. Sao lại nhiều thứ hấp dẫn thế này? Làm sao đây? “Xem một tí thôi rồi về học bài” – tôi tự trấn an mình.

- Phim kết thúc khá muộn, hai mắt tôi díu lại. Tôi ngủ một mạch đến sáng.

- Tôi choàng tỉnh và quáng quàng chạy đến lớp.

- Tiết đầu là giờ kiểm tra Lý. Cả lớp im phăng phắc vì ai cũng chăm chú làm bài.

- Tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao? Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt và cây roi mây trên tay bố.

- Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh chừng cô giáo.

- Đúng là “Thiên bất dung gian”. Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ.

3/ Sự việc kết thúc:

- Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm.

- Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm.

- Cô tha lỗi cho tôi và khuyên tôi nên chăm học và phải trung thực nhận lỗi.

Kết bài:

- Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình.

- Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa.

Đề 1 . Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn “lão Hạc” của Nam Cao, em sẽ kể lại câu chuyện đó như thế nào?

Hướng dẫn:

  • Kể lại việc lão Hạc đã bán con vàng như thế nào, chứ không phải chép lại đoạn văn trong truyện ngắn của Nam Cao.
  • - Người kể phải ở ngôi thứ nhất, số ít, xưng “tôi”( người kể trong truyện của Nam Cao là ông giáo.)
  • Suy nghĩ tình cảm của bản thân về câu chuyện và các nhân vật trong truyện như ông giáo, lão Hạc....

Lập dàn ý:

A.  Mở bài

  • Giới thiệu ngôi kể thứ nhất (tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ 3 ngoài lão Hạc với ông giáo.(phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính là ông giáo.
  • Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể

Tham khảo: Hôm nay là một ngày khá là đẹp, mặt trời chiếu những tia nắng xen qua kẽ lá. Tôi đang lụi hụi nấu ăn, còn chồng thì chăm chú ngồi đọc sách. Chợt từ xa, lão Hạc với dáng vẻ buồn bã từ từ tiến lại gần nhà tôi, không biết có chủ ý gì mà lão qua đây. Tò mò tôi ló đầu ra hóng chuyện.

B. Thân bài

1. Kể lại diễn biến câu chuyện mà lão Hạc kể lại việc bán chó cho ông giáo

- Vừa gặp ngay đầu cửa, lão nói với chồng tôi là: “Bán rồi”.

- Chồng tôi thắc mắc: “Bán thật rồi à, nó cho bắt à ?”.

- Lão nói với giọng bùi ngùi, gương mặt lão cố tỏ ra vui vẻ nhưng thật ra trong lòng đau đớn đến tột cùng.

- Lão cười, cười một cách quái dị, lão cười mà cứ như mếu. Trên đôi mắt ngân ngấn nước, đỏ hoe.

- Lão bắt đầu khóc, lão khóc hu hu như một đứa trẻ, khóc như chưa từng được khóc. Nước mắt chan hòa với nỗi đau khiến lòng lão quặn lại, tim đau từng hồi. 

- “Khốn nạn...ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu”. Lão kể lại.

- “Ông giáo à! Ngay cả tôi cũng không hiểu vì sao mình bằng tuổi này rồi mà lại nhẫn tâm đi lừa một con chó, phản bội người bạn thân duy nhất của mình. Tôi thấy ân hận quá!”.

- Lão vừa nói vừa đấm thình thịch vào ngực mình, nước mắt cứ thế mà rơi trên gương mặt xương xương, gầy gầy.

2. Miêu tả biểu cảm của ông giáo và tâm trạng của lão Hạc

- Lão Hạc: nét mặt đau khổ của lão Hạc, nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó, chua chát kết thúc việc bán chó.

- Ông giáo: nét mặt của ông giáo khi nhận được tin, thái độ ân cần hỏi han, chia sẻ, an ủi,…đồng cảm với tâm trạng day dứt của lão Hạc, muốn xoa dịu nỗi đau của một thân phận khốn khổ kiếp người, tạo niềm lạc quan cho ông bạn già và chính mình bằng cách pha trò, thấu hiểu nhân cách cao đẹp  của lão Hạc bằng tấm lòng tri âm, tri kỉ.

3. Cảm nghĩ của bản thân

- Suy nghĩ về bản thân về câu chuyện: Xót thay cho những thân phận khốn khổ trong xã hội, không biết cậu Vàng  đi rồi, lão Hạc sẽ sống chuỗi ngày còn lại như thế nào, ai sẽ quấn quýt bên lão,…

- Suy nghĩ về các nhân vật trong chuyện: Tôi thấy thương lão Hạc biết bao, Lão Hạc quả là một con người đáng thương, ông có một tấm lòng yêu thương con trai và yêu con vật như yêu chính bản thân. Một con người sống có tình có nghĩa như lão thật đáng trân trọng biết bao. Đồng thời ông giáo cũng là người có nhân cách cao cả khi đã ở bên động viên, an ủi người bạn già của mình bằng tấm lòng tri âm, tri kỉ,….

C.  Kết bài: Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình.

Tham khảo: Chứng kiến toàn bộ cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với chồng mình đã để lại cho tôi cảm xúc khó tả, giúp tôi thấm thía, cảm nhận được những nỗi đau của lão Hạc cũng như những người nông dân thời xưa phải trải qua, họ phải sống trong tầng lớp nghèo khổ, bị khinh miệt rất đáng thương. Và tôi thầm ao ước một ngày nào đó, những con người khốn khổ bần cùng như lão Hạc sẽ vơi bớt khổ đau.

Đề 10 . Kể lại một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.

  1. Mở bài: Giới thiệu được sự việc và cảm xúc chung về sự việc đó.

Tham khảo: Hôm qua em vừa làm được một việc tốt đó là giúp một bà cụ qua đường. Khi về kể cho ba mẹ nghe thì bố mẹ rất vui và khen em ngoan. Việc làm này cũng khiến em thấy vui và rất tự hào.

II. Thân bài

1. Thời gian, hoàn cảnh làm được việc tốt.

- Hôm ấy, tôi thức dậy trễ nên chạy thật vội để đến trường.

- Trên đường đi học, tôi nhìn thấy một bà lão đang muốn băng qua đường.

- Thế nhưng bà lão còn rụt rè, lo sợ vì thấy trên đường xe quá nhiều, bà không dám băng qua.

- Tôi đắn đo suy nghĩ: Một là giúp bà lão qua đường, hai là bị trễ giờ học. Tôi phải lựa chọn một trong hai.

- Tôi quyết định giúp bà lão băng qua dường dù biết rằng mình có thể sẽ bị trễ giờ học.

2. Diễn biến sự việc.

- Tôi chạy tới gần bà và hỏi thăm, bà có sao không?

- Bà lão trả lời là muốn qua bên kia đường nhưng vì sợ xe nhiều quá nên không dám.

- Tôi đưa ra nhã ý giúp bà băng qua đường. Bà vui vẻ nhận lời.

- Một tay cầm lấy tay bà. Bàn tay ấm áp, run run của bà cũng giống như bà của tôi vậy. Tay còn lại của tôi giơ cao ra hiệu qua đường để các chú tài xế nhìn thấy mà nhường cho bà cháu chúng tôi.

- Đưa bà lão qua được bèn kia đường, lòng tôi cảm thấy rất vui và tự hào.

- Bà lão hỏi tên tuổi của tôi, tôi học trường nào. Tôi nói, tôi phải tới trường ngay sợ trễ giờ.

- Tôi tới trường vừa kịp chuông reo.

- Về nhà, tôi kể cho bố mẹ nghe sự việc khi sáng với vẻ rất háo hức.

- Bố mẹ tôi khen tôi là trẻ ngoan và tự hào về tôi vì đã biết giúp đỡ người lớn tuổi.

III. Kết bài

- Đó là lần tôi làm việc tốt mà tôi cảm thấy rất vui và tự hào.

- Tôi hứa với bản thân mình sẽ cố gắng làm thật nhiều việc tốt để bố mẹ, thầy cô vui lòng.

Đề 11 . Ghi lại những tình kỉ niệm đẹp về tình bạn tuổi học trò.

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu kỉ niệm sâu sắc về tình bạn
Tham khảo
: Những người bạn thân để chia sẻ niềm vui và nổi buồn của bạn có thể là nam hay nữ, những người bạn cho rằng có thể tin tưởng và trao niềm tin của mình cho họ. bạn thân là người mà bạn có thể chia sẻ niềm vui nổi buồn cùng nhau. Đôi khi bạn thân chỉ là ăn chung, đi học chung, chơi chung, học chung,… tất cả mọi chuyện đều làm cùng nhau. Những kỉ niệm sâu sắc về tình bạn có vô số kể và là những kỉ niệm không bao giờ quên. Một kỉ niệm tôi nhớ nhất với người bạn thân tôi là cùng nhau tắm mưa trên đường đi học về.
II. Thân bài: kể lại kỉ niệm sâu sắc về tình bạn
1. Câu chuyện bắt đầu như thế nào?

- Đó là một buổi chiều mùa hạ

- Chúng tôi đang đi học trên đường về

- Tôi và bạn tôi đạp hai chiếc xe đạp bên cạnh nhau

- Hai đứa nói chuyện inh ỏi cả đường di

- Trời bỗng đổ mưa to

2. Kết quả của câu chuyện

- Chúng tôi bị mắc mưa

- Không vào trú mưa và chúng tôi đạp xe trong mưa

- Những hạt mưa rơi lã chã nhưng chúng tôi ngước mặt lên trời tận hưởng rồi cũng nhau cười hả hê

- Ngày mai cả hai đều nghỉ học vì bị cảm lạnh

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về kỉ niệm sâu sắc về tình bạn
Tham khảo:
Đó là một kỉ niệm với người bạn thân của tôi, kỉ niệm ấy vẫn đi theo tôi bao tháng năm. Tôi không bao giờ quên được kỉ niệm đẹp ấy.

Đề 12 .Nếu em là người được chứng kiến cảnh chị Dậu đánh tên cai lệ thì em sẽ kể lại chuyện ấy với các bạn như thế nào?

Tham khảo bài viết: Năm 1939, ở làng Đông Xá, tôi còn là một đứa trẻ con 14 tuổi. Hồi ấy là những ngày sưu thuế, không khí rất căng thẳng, đột ngột. Buổi sáng hôm ấy, tôi đang chơi ở đầu làng, bỗng tôi thấy có một toán người đi qua, tay cầm roi thước, dây thừng vừa đi vừa đánh trống, thooit tù và, mặt hầm hầm trông rất sợ. Tò mò. Tôi đi theo và thấy họ vào nhà chị Dậu.

Tôi đứng núp ngoài cổng ngó vào xem. Tôi nhận ra đó là tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Tên cai lệ gõ đầu roi xuống đất để ra oai, Hắn thét chị Dậu nộp tiền sưu. Khổ thân chị Dậu, chị đã phải bán khoai, bán chó, bán con mà vẫn không đủ tiền nộp. Nhà chị rất nghèo khổ, nghèo thuộc loại nhất nhì trong hạng cùng đinh. Chị vẫn tiếp tục van xin. Tôi tưởng khi nghe thấy thế tên cai lệ sẽ tha thứ, cho chị khất tiền sưu, nhưng tôi không ngờ hắn lại bịch vào ngực chị Dậu mấy bịch. Những giọt nước mắt tuôn như mưa trên khuôn mặt gầy gò của chị. Tôi vừa sợ, vừa thương chị Dậu. Lúc này, tôi đã rơm rớm nước mắt. Rồi hình như tức quá chị Dậu liều mạng cự lại. Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp khiến tôi giật nảy mình. Chị dậu nghiến răng túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Tôi há hốc mồm ngạc nhiên. Thường ngày, chị Dậu rất hiền lành tốt bụng. Lúc nào gặp tôi chị cũng cười hiền hậu và cho tôi củ khoai nhỏ hay bắp ngô non. Tôi lại nghe thấy tên cai lệ vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng anh chị Dậu. Tên người nhà lí trưởng lại sấn sổ xông tới giơ gậy định đánh chị Dậu, nhưng chị nắm ngay được gậy của hắn, hai người giằng co, du đẩy nhau rồi cả hai cùng bỏ tay ra, áp vào vật nhau. Thằng Dần và cái Tí kêu khóc om sòm, tôi thấy tội cho chúng nó quá. Chắc từ sáng tới giờ chúng nó vẫn chưa có gì vào bụng. Nhưng kết cục anh chàng hầu cận lí yếu hơn chị Dậu- người đàn bà làm ruộng.

Tôi rất khâm phục chị Dậu vì chị đã dám đứng lên chống lại bọn cầm quyền, nhưng tôi cũng lo bởi thế nào chúng cũng quay lại trả thù gia đình chị.

Đề 13. Cho sự việc và nhân vật sau đây: sau khi bán chó, lão Hạc sang báo cho ông giáo biết.

Em hãy đóng vai ông giáo, kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.

Tham khảo:

Tôi đang ngồi một mình buồn thì thấy bóng lão Hạc lững thững vào cổng. Mừng vì tưởng có bạn trò chuyện thì lão lại xuất hiện với khuôn mặt ủ ê quá chừng.

Tôi chưa kịp hỏi ra làm sao, tiếng lão đã nặng nề:

- Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!

- Lão thiểu não nói.

- Cụ bán rồi?

- Tôi hơi ngạc nhiên.

Lão nói mà cứ như chực khóc. Tiếng lão như mếu. Đôi mắt lão ầng ậc, long lanh nước, nước mắt cứ như chỉ muốn trào ra, khó mà kìm được, thấy lão như vậy nên tôi cũng buồn. Thương lão lắm, lão Hạc ơi!

Tôi hỏi tiếp:

-Thế nó cho bắt à?

Lúc này thì lão khóc thật. Cái đầu lão nghẹo hẳn xuống cứ như người bị phải gió. Mặt lão nhăn nhó, rúm ró lại, những nếp nhăn dài, hên tiếp trông như những vết nứt nẻ trên mặt đất mùa hanh. Hai hàng nước mắt thế là cứ trào ra, ròng ròng hai bên má, tưởng như không ngăn lại được. Cái miệng lão mếu máo, lão cũng khóc hu hu như con nít. Lần đầu thấy cảnh một người già mà lại khóc như thế, lòng tôi xúc động, thương xót vô cùng. Chắc trong lòng lão cũng đang đau lắm.

Rồi lão kể chuyện: Con Vàng nghe tiếng lão gọi, chạy về ăn cơm như thế nào, rồi sau đó thằng Mục, thằng Xiên xông vào bắt trói bất ngờ cậu Vàng ra sao. Lão đau xót, con chó Vàng cứ kêu ư ử nhìn lão. như trách lão đã lừa nó. Nó cũng không ngờ lão Hạc có thể lừa nó. Nhìn lão Hạc, nghe lão kể, tôi thấy rõ nỗi dằn vặt, đau đớn tự trách mình của lão. Tôi lựa lời an ủi lão. Tôi thương lão vô cùng. Lão Hạc ơi, sao cái thân lão khổ đến thế?

Đề 14 . Em hãy kể lại một buổi tối thứ bảy ở gia đình em.

YÊU CẨU

  • Lựa chọn được một buổi tối thứ bảy trong gia đình mà em thấy có ý nghĩa hơn cả.
  • Sự việc, hành động trong lời kể phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
  • Lựa chọn ngôi kể, giọng điệu kể cho thích hợp. Biết kết hợp giữa kể với miêu tả, biểu cảm và nghị luận. Lời kể phải tự nhiên, chân thành, có cảm xúc,…

DÀN BÀI

MỞ BÀI:

Giới thiệu về buổi tối thứ bảy mà em chọn để kể lại.

THÂN BÀI:

Mỗi người tuỳ vốn sông mà có những sự việc để kể lại. Điều quan trọng là lựa chọn được một chuỗi các sự việc, hành động có ý nghía trong gia đình để kể. Có thể kể theo trình tự xảy ra của các sự việc :

  • Gia đình sum họp : những người đi làm, học tập ở xa về nhà ; không khí gia đình đầm ấm, vui vẻ,…
  • Các việc diễn ra trong tối thứ bảy : bữa cơm sum họp đầm ấm ; quà của người đi xa về ; mọi người chuyện trò về việc học hành, làm ăn,…
  • Các hoạt động sau bữa ăn : xem truyền hình, thăm hỏi sức khoẻ, chào hỏi hàng xóm, láng giềng,…

Qua chuỗi sự việc đó phải làm nổi bật không khí, tính chất, ý nghĩa của buổi tối cuối tuần trong gia đình.

KẾT BÀI

Nêu cảm nghĩ của bản thân (buổi tối trong gia đình thật là vui vẻ, đầm ấm ; em mong muốn có nhiều buổi tôi như thế này ; ấn tượng này sẽ theo em suốt đời,…).

Tham khảo bài viết:

Tối nào cũng vậy, bố tôi phải dạy thêm ở trường trung cấp nên ngày nào ba cũng về trễ. Do vậy, chỉ có ngày thứ bảy gia đình tôi mới quây quần bên nhau. Dù hôm ấy trời có se se lạnh nhưng không khí gia đình vào buổi tối thật ấm áp!
Từ sớm mẹ tôi đã chuẩn bị thức ăn và hai chị em tôi cũng đã dọn dẹp nhà cửa. Tối đến, em tôi thì cứ đi ra đi vào để ngóng chờ bố. Còn tôi thì cùng mẹ loay hoay dưới bếp để nấu bữa cơm tối. Đang ở dưới bếp, bỗng có tiếng gọi của em tôi: “Bố ! Bố về rồi mẹ ơi!”. Mẹ và tôi cùng chạy lên nhà, bố đang cởi giày. Tôi đi cất cặp cho ba còn mẹ tôi chỉ kịp mang chậu rửa mặt. Em tôi nhanh nhảu rót một ly nước mát cho bố uống. Một lát sau, cả gia đình tôi đã quây quần bên mâm cơm nóng hổi.
Từ khi bố tôi về, em tôi cứ đòi ngồi kế bên bố để gắp thức ăn cho bố. Hôm ấy, mẹ nấu những món ăn thật hấp dẫn. Nào là món canh chua cá lóc thơm lừng, đĩa gà hấp lá chanh vàng ươm, đĩa rau trộn xa lách xanh mơn mởn và cuối cùng là món tráng miệng với những trái cây được mẹ cắt, gọt. Cả nhà tôi sum họp bên nhau, bố tôi hỏi về chuyện học tập của hai chị em chúng tôi, rồi việc nhà,… Tôi khoe với bố những bông hoa điểm 10 đỏ chói. Em tôi thì kể cho cả nhà nghe những chuyện ở trường và ra những câu đố mẹo khiến cả nhà phải bật cười. Đôi khi tôi thua thì tôi lại tìm đủ mọi cách cãi lại em tôi để tôi thắng. Bố mẹ nhìn chúng tôi bằng cái nhìn trìu mến và nụ cười hài lòng. Ăn xong, bố tôi lại ghế ngồi đọc báo. Em tôi ngồi xem bộ phim “ Những loài động vật máu lạnh”. Tôi và mẹ dọn dẹp chén, bát. Sau đó, mẹ tôi tranh thủ may những bộ quần áo bị rách. Còn tôi ngồi đọc truyện và nghe nhạc. Đến 8g, ba rủ cả nhà đi chơi. Cả nhà tôi đi dạo phố và uống trà sữa ở công viên. Đường phố thật đông đúc và tấp nập. Vừa đi hai chị em tôi vừa đùa giỡn, còn bố mẹ thì thảo luận về những điều trong ngành giáo dục.
Khi đi ngang qua những em nhỏ ăn xin, không có tình thương của cha mẹ hay vòng tay yêu thương của người thân, tôi càng quý trọng từng giây phút bên cạnh gia đình. Tôi mong sao ngày nào cũng là ngày thứ bảy để cả nhà tôi lại luôn quây quần hạnh phúc bên nhau.
Những giây phút gia đình sum họp hạnh phúc bên nhau chính là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn chị em chúng tôi mỗi ngày một lớn hơn. Bởi vậy, mỗi tối trước khi đi ngủ, sau khi đọc kinh, tôi thầm cầu nguyện cho cả nhà luôn được mạnh khoẻ, bình an và hạnh phúc!

Đề 15 . Hãy đóng vai ông giáo, kể lại cảnh lão Hạc sang báo tin bán chó.

1. Mở Bài

Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh sống của ông giáo "tôi" và lão Hạc

2. Thân Bài

- Hôm vừa rồi lão qua báo với tôi tin bán cậu Vàng trong nước mắt

+ Tôi đang lúi húi dở với nồi khoai trong bếp, lão chạy sang hớt hải, nhìn thấy tôi, lão nghẹn ngào nói về việc bán cậu Vàng.

+ Tôi an ủi lão, nhưng không thể làm vơi được nỗi buồn trong lão

+ Mặt lão bỗng có rúm lại, những nếp nhằn hằn trên khuôn mặt già nửa tội nghiệp kia xô ép vào nhau, dòng nước mắt chảy ra trong đau đớn.

- Tôi cố gợi chuyện sang chuyện khác, lão nhờ tôi hai việc:

+ Việc thứ nhất gửi gắm mảnh vườn nhờ tôi trông coi giúp khi còn trai lão về thì trao cho nó.

+ Việc thứ hai là lão giao cho tôi ba mươi đồng bạc nhờ tôi cầm hộ phòng khi chết, nhờ hàng xóm lộ ma chay.

3. Kết Bài

Sau cuộc trò chuyện hôm ấy, tôi càng quý càng thương lão nhiều hơn. Những người đồng bào tôi, những người nông dân nghèo khổ ấy họ tuy đói rách mà nhân cách cao cả, thiện lương.

Bài viết tham khảo:

Tôi là một ông giáo làm nghề dạy chữ cho lũ trẻ con trong làng. Mọi người thường gọi tên với cái tên thân mật là "ông giáo". Tôi sống với vợ và hai người con một trai, một gái. Nhà tôi tuy không khá giả gì nhưng so với với nhiều hộ bần nông trong làng thì cũng đỡ hơn phần nào.. Cạnh nhà tôi có lão Hạc, lão nghèo lại già yếu, quanh năm làm thuê cuốc mướn kiếm cái ăn. Lão sống một mình cô đơn lắm, ai cũng thương cảm nhưng lại không đủ điều kiện để giúp đỡ. Anh con trai lão bỏ nhà đi đồn điền cao su mấy năm biệt tăm chẳng tin tức gì, lão sống bầu bạn với cậu Vàng qua ngày, xem con chó như vật quý chăm sóc và cưu mang nó như thành viên trong nhà vậy. Lão yêu và quý trọng cậu Vàng như tôi trân trọng những cuốn sách của mình vậy. Tình cảm của lão dành cho cậu Vàng rất lớn, bởi vậy mà dù có đói khổ thế nào lão cũng chẳng chịu bán cậu Vàng đi.

Bỗng dưng một hôm, khi tôi đang lúi húi dở với nồi khoai trong bếp, lão chạy sang hớt hải, nhìn thấy tôi , lão nghẹn ngào báo với tôi tin bán cậu Vàng:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông Giáo ạ! Tôi giật mình, bởi tôi hiểu tính lão, dù có phải nhịn ăn thì lão cũng sẽ không bao giờ chịu bán cậu Vàng đâu. Chắc chắn phải có lý do gì khác.

Dù lòng phân vân nhưng tôi vẫn tiếp lời hỏi lão:

- Cậu Vàng sao đi vậy? Cụ bán à?

Lão gật gật, chẳng nói nên lời, giọng khàn hẳn:

- Bán rồi ông ạ, họ vừa bắt xong.

Chao ôi, khốn khổ quá, nhìn khuôn mặt tội nghiệp của lão mà lòng nghẹn đắng. Có bao giờ người ta mất đi thứ quý giá gắn bó với mình mà không đau không tiếc cơ chứ? Lão cố tỏ ra vui vẻ, mặt gượng cười mà như mếu, nước mắt ầng ậc chực chờ chảy. Xót xa quá, tôi vòng tay ôm lấy lão như ôm lấy một đứa trẻ đáng thương đang bởi bỏ rơi giữa trời đông lạnh giá. Hơn ai hết tôi hiểu nỗi đau của lão lúc này, lão cô đơn lại càng cô đơn hơn. Những cuốn sách tôi xót xa kia làm sao mà sánh được với nỗi đau của lão lúc này. Thật đáng thương, đáng thương làm sao, tôi buồn cho lão, buồn cho cuộc đời éo le của lão.

Nhìn lão hồi lâu rồi tôi cố trấn an lão rồi hỏi:

- Vậy lão để cho chúng bắt á?

Vừa dứt lời, mặt lão bỗng có rúm lại, những nếp nhằn hằn trên khuôn mặt già nua tội nghiệp kia xô ép vào nhau, dòng nước mắt chảy ra trong đau đớn. Lão nghẹo đầu về một bên, cái miệng méo mó bật ra tiếng khóc thương tâm, lão khóc hu hu, trong tiếng khóc ấy là nỗi đau xé lòng của lão:

- Ông giáo ơi ... Cậu Vàng có biết gì đâu, nghe tiếng tôi gọi nó chạy vào ngay, còn vẫy đuôi mừng rỡ. Nó nào ngờ tôi nhẫn tâm lừa bán nó...

Lão sụt sùi trong tiếng khóc, tôi gắng an ủi lão:

- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó có hiểu gì đâu? Tình cảnh khó khăn như này cụ cũng đâu thể nuôi mãi nó được. Cụ bán nó âu cũng là số kiếp của nó.

Tôi cố nói thế cho cụ đỡ bận lòng nhưng tôi biết làm gì có thể nguôi được nỗi buồn của lão. Cụ ngồi thất thần, tiếp lời tôi:

- Ông giáo nói cũng phải. Kiếp làm chó nó khổ quá may mắn ra kiếp sau nó được làm người sẽ sung sướng hơn. Như tôi chẳng hạn. Lão vừa dứt lời tôi thấy lòng mình nghẹn đắng. Tại sao có bao số kiếp đớn đau, tủi nhục, hẩm hiu quá vậy. Bùi ngùi nhìn lão, nặng lòng thêm, tôi bảo:

- Kiếp ai cũng vậy thôi cụ. Đời tôi đây cũng chả sung sướng gì. Cái xã hội tàn bạo này đâu cho ai cái quyền làm người sung sướng ngoài bọn ngang tàng, bạo ngược.

Lão gật đầu, khuôn mặt tê dại đi, mắt nhìn xa xăm một cõi, lão nghĩ gì tôi cũng không biết nữa. Tiếng thở dài nặng nề lan toả cả bầu không gian.

Lão bảo:

- Kiếp người mà cũng khổ nốt thì nên làm kiếp gì cho sướng nhỉ? Đó là câu nói của một người đã trải đời mấy mươi năm. Người ta đau đớn cho kiếp làm người ngang trái, chua chát nhận ra những đắng cay cuối đời. Một câu hỏi của lão khiến tôi nặng lòng, não nề và ám ảnh: "Rốt cuộc thì làm kiếp gì cho sướng?" .

Lạ lùng thay, kiếp người có khổ cực ngang trái, có quá bao kiếp nạn thì người ta vẫn khát khao được làm người và làm người lương thiện. Tôi cố gợi chuyện khác để lão quên đi nỗi buồn thực tại. Định xuống bếp lấy vài củ khoai lang mời lão uống chén trà thì lão gọi lại nhờ tới hai việc.Việc thứ nhất gửi gắm mảnh vườn nhờ tôi trông coi giúp đặng khi còn trải lão về thì trao cho nó. Việc thứ hai là lão giáo cho tôi ba mươi đồng bạc nhờ tôi cầm hộ phòng khi chết nhờ hàng xóm lộ ma chay. Dặn dò tôi xong, lão lặng lẽ ra về.

Sau cuộc trò chuyện hôm ấy, tôi càng quý càng thương lão nhiều hơn. Những người đồng bào tôi, những người nông dân nghèo khổ ây họ tuy đói rách mà nhân cách cao cả tuyệt vời. Trong mọi hoàn cảnh vẫn giữ một tấm lòng thiện lương, một trái tim vô vàn yêu thương và giàu lòng nhân ái.

Đề 16 . Hãy đóng vai cô bé bán diêm kể lại truyện ngắn “Cô bé bán diêm”