Đề thi thử tốt nghiệp môn địa 2021 theo đề minh họa có lời giải chi tiết và đáp án (đề 3)

Đề thi thử tốt nghiệp môn địa 2021 theo đề minh họa có lời giải chi tiết và đáp án (đề 3)

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi thử tốt nghiệp môn địa 2021 theo đề minh họa có lời giải chi tiết và đáp án (đề 3)

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ THI THỬ 2021 THEO ĐỀ MINH HỌA

ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2021

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: .....................................................................

Số báo danh: ..........................................................................

Câu 41. Khu vực có nguồn sinh vật dưới nước bị suy giảm rõ rệt nhất là

A. vùng các đảo, quần đảo. B. vùng cửa sông, ven biển.

C. vùng tiếp giáp sông lớn. D. nơi có thủy triểu lên cao.

Câu 42. Thiên tai mang tính cục bộ địa phương ở nước ta là

A. bão. B. ngập lụt. C. hạn hán. D. mưa đá.

Câu 43. Cơ cấu công nghiệp khu vực Nhà nước gồm

A. Trung ương, địa phương. B. Trung ương, tập thể.

C. địa phương, tư nhân. D. địa phương, cá thể.

Câu 44. Đường dây tải điện 500kv dài nhất nước ta là

A. Hòa Bình – Hà Nội. B. Hòa Bình - Quy Nhơn.

C. TP. Hồ chí Minh – Hà Nội. D. Hòa Bình – TP.Hồ Chí Minh.

Câu 45. Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về diện tích gieo trồng cây công nghiệp nào sau đây?

A. Cao su. B. Cà phê. C. Dừa. D. Chè.

Câu 46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển?

A. Hà Nam. B. Hưng Yên. C. Nam Định. D. Hải Dương.

Câu 47. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc lưu vực sông Thái Bình?

A. Sông Trà Lí. B. Sông Cầu. C. Sông Thương. D. Sông Lục Nam.

Câu 48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng nào sau đây thuộc vùng khí hậu Bắc Trung Bộ?

A. Hà Nội. B. Thanh Hóa. C. Đồng Hới. D. Đà Nẵng.

Câu 49. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết cao nguyên nào sau đây có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam?

A. Mơ Nông. B. Kon Tum. C. Lâm Viên. D. Đắk Lắk.

Câu 50: Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 500 001 - 100 0000 người?

A. Thái Nguyên. B. Hải Phòng. C. Quảng Ngãi. D. Biên Hòa.

Câu 51. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Biên Hòa. B. Thủ Dầu Một. C. Vũng Tàu. D. Cần Thơ.

Câu 52. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào có diện tích cây công nghiệp hàng năm lớn nhất trong các tỉnh sau?

A. Bình Thuận. B. Đắk Nông. C. Lâm Đồng. D. Tây Ninh.

Câu 53. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành hóa chất?

A. Thái Nguyên. B. Hải Dương. C. Phúc Yên. D. Nam Định.

Câu 54. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô rất lớn?

A. Hà Nội. B. Mộc Châu. C. Thanh Hóa. D. Hải Phòng.

Câu 55. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 9 nối Đông Hà với cửa khẩu nào sau đây?

A. Na Mèo. B. Lao Bảo. C. Cầu Treo. D. Cha Lo.

Câu 56. Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết di sản nào sau đây không phải là di sản văn hóa thế giới?

A. Cố đô Huế. B. Phố cổ Hội An.

C. Phong Nha - Kẻ Bàng. D. Di tích Mỹ Sơn.

Câu 57. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết khai thác apatit có ở tỉnh nào sau đây thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Thái Nguyên. B. Tuyên Quang. C. Bắc Kạn. D. Lào Cai.

Câu 58. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Nghệ An. B. Hà Tĩnh. C. Quảng Bình. D. Quảng Trị.

Câu 59. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cây bông được trồng nhiều ở tỉnh nào sau đây?

A. Phú Yên. B. Khánh Hòa. C. Ninh Thuận. D. Bình Thuận.

Câu 60. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có cơ cấu ngành đa dạng nhất?

A. Tân An. B. Mỹ Tho. C. Biên Hòa. D. Sóc Trăng.

Câu 61. Cho bảng số liệu:

GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI MỘT SỐ QUỐC GIA,

(Đơn vị: USD)

Năm

2010

2013

2018

Bru-nây

35268

44597

32414

Xin-ga-po

46570

56029

64041

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về GDP bình quân đầu nguời của Bru-nây và Xin-ga-po trong giai đoạn 2010 - 2018?

A. Bru-nây giảm, Xin-ga-po giảm. B. Bru-nây tăng, Xin-ga-po giảm.

C. Bru-nây biến động, Xin-ga-po giảm. D. Bru-nây biến động, Xin-ga-po tăng.

Câu 62. Cho biểu đồ về xuất, nhập khẩu của một số quốc gia, giai đoạn 2010 - 2015:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh giá trị xuất, nhập khẩu của một số quốc gia năm 2015 so với năm 2010?

A. Việt Nam tăng chậm hơn Ma-lai-xi-a. B. Xin-ga-po tăng nhiều hơn Việt Nam.

C. Việt Nam tăng nhanh hơn Xinpga-po. D. Xin-ga-po tăng chậm hơn Ma-lai-xi-a.

Câu 63. Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ đã làm cho khí hậu nước ta có

A. tính nhiệt đới. B. sự phân hóa. C. hai mùa rõ rệt. D. tính chất ẩm.

Câu 64. Nước ta có tỉ lệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh phù hợp với

A. tình hình phát triển kinh tế trong nước. B. quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa.

C. xu hướng mở cửa, hội nhập quốc tế. D. phát triển các ngành nghề truyền thống.

Câu 65. Đô thị của nước ta chủ yếu là nhỏ, phân bố phân tán làm hạn chế đến

A. khả năng đầu tư phát triển kinh tế. B. xây dựng các nhà máy công nghiệp.

C. phân bố nguồn nhân lực đất nước. D. tác phong và lối sống của người dân.

Câu 66. Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta là

A. xuất hiện các ngành kinh tế trọng điểm. B. xuất hiện các ngành có trình độ cao.

C. hình thành các khu chế xuất qui mô nhỏ. D. hình thành các vùng kinh tế động lực.

Câu 67. Ngoài được trồng chủ yếu trên đất ba dan, cây cao su nước ta còn được trồng trên đất

A. phù sa và đất pha cát. B. xám bạc màu trên phù sa cổ.

C. feralit trên đá phiến, đá mẹ. D. feralit trên đá vôi, đá phiến.

Câu 68. Phát biểu nào sau đây không đúng về sản xuất thủy sản của nước ta hiện nay?

A. Diện tích nuôi trồng được mở rộng. B. Sản phẩm qua chế biến càng nhiều.

C. Đánh bắt ven bờ được chú trọng. D. Phương tiện sản xuất được đầu tư.

Câu 69. Đặc điểm nổi bật của ngành viễn thông nước ta hiện nay là

A. phong phú đa dạng về loại hình. B. về cơ bản đã phủ kín ở các vùng.

C. mạng lưới nhìn chung còn lạc hậu. D. tốc độ phát triển nhanh vượt bậc.

Câu 70. Điều kiện cơ bản để hình thành các điểm du lịch biển - đảo ở nước ta là

A. tài nguyên du lịch. B. nhu cầu của du khách.

C. chính sách phát triển. D. cơ sở vật chất kĩ thuật.

Câu 71. Nguyên liệu, tư liệu sản xuất chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu hàng nhập khẩu của nước ta chủ yếu do

A. chính sách đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu.

B. giá dầu thô trên thế giới gần đây tăng nhanh.

C. phát triển nhanh các đô thị và khu công nghiệp.

D. nước ta chưa sản xuất được một số nguyên liệu.

Câu 72: Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến vấn đề thiếu việc làm ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu.

B. Có nhiều đô thị tập trung dân cư đông đúc.

C. Phân bố dân cư, nguồn lao động chưa hợp lí.

D. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.

Câu 73. Việc phát triển các tuyến đường bộ theo hướng Đông - Tây ở Duyên hải Nam Trung Bộ chủ yếu nhằm

A. mở rộng các vùng hậu phương cảng. B. tăng cường giao lưu với Đà Nẵng.

C. hình thành các khu kinh tế ven biển. D. kết nối hiệu quả với Bắc Trung Bộ.

Câu 74. Mục đích chủ yếu của việc hình thành vùng chuyên canh nông nghiệp qui mô lớn ở Tây Nguyên là

A. tạo ra khối lượng nông sản lớn và có giá trị cao.

B. giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

C. đa dạng hóa các sản phẩm, phù hợp với địa hình.

D. tận dụng tốt tài nguyên thiên nhiên, thu hút vốn.

Câu 75. Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô chủ yếu là do

A. nhiều cửa sông, ba mặt giáp biển, có nhiều vùng trũng rộng lớn.

B. địa hình thấp, ba mặt giáp biển, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

C. có nhiều vùng trũng rộng lớn, ba mặt giáp biển, địa hình đa dạng.

D. sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, ba mặt giáp biển, nhiều cửa sông.

Câu 76. Cho biểu đồ về sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2005 - 2016:

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Quy mô sản lượng lúa các vụ của nước ta.

B. Quy mô và cơ cấu sản lượng lúa của nước ta.

C. Chuyển dịch cơ cấu sản lượng lúa của nước ta.

D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng lúa của nước ta.

Câu 77. Khí hậu phần đất liền của nước ta mang nhiều đặc tính hải dương chủ yếu do

A. tác động của các khối khí di chuyển qua biển.

B. giáp Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương.

C. hoạt động của bão và khối khí hướng đông bắc.

D. dải hội tụ nhiệt đới và khối khí hướng tây nam.

Câu 78. Chăn nuôi bò sữa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gần đây được phát triển chủ yếu do

A. nguồn thức ăn được đảm bảo, cơ sở hạ tầng cải thiện.

B. nguồn thức ăn được đảm bảo, nhu cầu thị trường tăng.

C. nhu cầu thị trường tăng, nhiều giống mới năng suất cao.

D. nhiều giống mới năng suất cao, cơ sở hạ tầng phát triển.

Câu 79. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các cửa khẩu của vùng Bắc Trung Bộ là

A. thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía tây.

B. tăng cường giao lưu, hợp tác với các nước láng giềng.

C. phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.

D. thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng giao lưu quốc tế.

Câu 80. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG MUỐI BIỂN VÀ NƯỚC MẮM CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

Năm

2010

2014

2017

Muối biển (nghìn tấn)

975,3

905,6

854,3

Nước mắm (triệu lít)

257,1

334,4

380,2

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

Theo bảng số liệu, để thể hiện sản lượng muối biển và nước mắm của nước ta qua các năm, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Cột. B. Tròn. C. Đường. D. Miền.

------------------------ HẾT ------------------------

- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến nay.

- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

ĐÁP ÁN

Câu

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

Đáp án

B

D

A

D

A

C

A

C

C

D

Câu

51

52

53

54

55

56

57

58

59

60

Đáp án

D

D

C

A

B

C

D

B

D

C

Câu

61

62

63

64

65

66

67

68

69

70

Đáp án

D

C

B

C

A

D

B

C

D

A

Câu

71

72

73

74

75

76

77

78

79

80

Đáp án

A

D

A

A

B

C

A

B

B

A

Gợi ý trả lời chi tiết:

Câu 41. (Nhận biết) Khu vực có nguồn lợi sinh vật dưới nước suy giảm rõ rệt nhất là khu vực cửa sông, ven biển. Đáp án: B

Câu 42. (Nhận biết) Thiên tai mang tính chất cục bộ, địa phương là lốc, mưa đá, sương muối(SGK Địa lí 12/T64). Đáp án: D.

Câu 43. (Nhận biết) Cơ cấu công nghiệp khu vực Nhà nước gồm có Trung ương và địa phương (SGK Địa lí 12/T116). Đáp án: A.

Câu 44. (Nhận biết) Đường dây tải điện 500KV nối từ Hòa Bình đến Phú Lâm Hồ Chí Minh dài 1488km. Đáp án: D.

Câu 45. (Nhận biết) Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất cả nước. Đáp án: A.

Câu 46. (Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, tỉnh giáp biển là Nam Định. Đáp án: D.

Câu 47.(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, sông không thuộc lưu vực sông Thái Bình là sông Trà Lí. Đáp án: A.

Câu 48. (Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trạm khí tượng Thanh Hóa thuộc vùng khí hậu Bắc Trung Bộ. Đáp án: B.

Câu 49. (Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cao nguyên Lâm Viên có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam. Đáp án: C.

Câu 50. (Nhận biết) Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết đô thị nào sau đây có quy mô dân số từ 500 001 - 100 0000 người là Biên Hòa. Đáp án: D.

Câu 51.(Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trung tâm kinh tế Cần Thơ thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đáp án: D.

Câu 52. (Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có diện tích trồng cây hàng năm lớn nhất là Tây Ninh. Đáp án: D.

Câu 53. (Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp có ngành hóa chất là Phúc Yên. Đáp án: C.

Câu 54. (Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có qui mô lớn nhất là Hà Nội. Đáp án: A.

Câu 55. (Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, đường số 9 nối Đông Hà với cửa khẩu Lao Bảo. Đáp án: B.

Câu 56. (Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, Phong Nha Kẻ Bàng không phải là di sản văn hóa thế giới. Đáp án: C.

Câu 57. (Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, khai thác apatit có ở Lào Cai. Đáp án: D.

Câu 58. (Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Đáp án: B.

Câu 59. (Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cây Bông được trồng nhiều ở Bảo Lộc tỉnh Bình Thuận. Đáp án: D.

Câu 60. (Nhận biết) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp có cơ cấu ngành đa dạng nhất là Biên Hòa. Đáp án: C.

Câu 61. (Thông hiểu) Theo bảng số liệu, Bru-nây biến động ( giai đoạn năm 2010-2013 tăng, giai đoạn 2013 – 2028 giảm) còn Xin – ga – po tăng. Đáp án: D.

Câu 62. (Thông hiểu) Từ năm 2010 đến năm 2015, Việt Nam tăng 2,04 lần, Xin-ga-po tăng 1,09 lần, Ma-lai-xi-a tăng 0,98 lần. Đáp án: C.

Câu 63. (Thông hiểu) Lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ (gần 150) nên khí hậu nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam. Đáp án: B.

Câu 64. (Thông hiểu) Tỉ lệ lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh phù hợp với xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế. Đáp án: C.

Câu 65. (Thông hiểu) Đô thị nước ta chủ yếu nhỏ, phân bố phân tán làm hạn chế đến khả năng đầu tư phát triển kinh tế. Đáp án: A.

Câu 66. (Thông hiểu) . Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta là hình thành các vùng kinh tế động lực, các khu chế xuất qui mô lớn, các vùng chuyên canh nông nghiệp.

Đáp án: D.

Câu 67. (Thông hiểu) Cây cao su còn được trồng ở đất xám bạc màu trên phù sa cổ ở Đông Nam Bộ. Đáp án: B.

Câu 68. (Thông hiểu) Ngành thủy sản của nước ta hiện nay đang chú trọng đẩy mạnh đánh bắt xa bờ. Đáp án: C.

Câu 69. (Thông hiểu) Đặc điểm nổi bật của ngành viễn thông là tốc độ phát triển vượt bật và đón đầu thành tựu kĩ thuật hiện đại (SGK Địa lí 12/T132). Đáp án: D.

Câu 70: (Thông hiểu) Tài nguyên du lịch là điều kiện cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch. Đáp án: A.

Câu 71. (VD) Nhập khẩu phản ánh sự phục hồi và phát triển của sản xuất. Nguyên liệu, tư liệu sản xuất chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu hàng nhập khẩu của nước ta chủ yếu do chính sách đẩy mạnh sản xuất và đáp ứng nhu cầu hàng xuất khẩu. Đáp án: A

Câu 72. (VD) Trong điều kiện nền kinh tế chậm phát triển (chuyển dịch chậm), vấn đề việc làm trở thành vấn đề nan giải của Đồng bằng sông Hồng. Đáp án: D.

Câu 73. (VD) Việc phát triển các tuyến đường bộ theo hướng Đông - Tây (như các đường 19, 26...) nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu ở Duyên hải Nam Trung Bộ giúp mở rộng các vùng hậu phương của các cảng này. Đáp án: A.

Câu 74. (VD) Mục đích chủ yếu của việc hình thành vùng chuyên canh nông nghiệp qui mô lớn ở Tây Nguyên là tạo ra khối lượng nông sản lớn và cáo giá trị kinh tế cao. Phù hợp với xu hướng phát triển nền nông nghiệp hàng hóa của nước ta. Đáp án: C.

Câu 75. (VD) Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn nặng trong mùa khô chủ yếu là do địa hình thấp, ba mặt giáp biển, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

Đáp án: B.

Câu 76. (VD) Biểu đồ miền thể hiện được sự thay đổi (chuyển dịch) của các yếu tố. Đáp án: C.

Câu 77. (VDC) Biển đóng vai trò là nguồn dự trữ và cung cấp nhiệt, ẩm dồi dào cho các khối khí hoạt động ở nước ta sau khi đi qua biển; các khối khí (gió...) đóng vai trò là nhân tố vận chuyển nhiệt, ẩm vào đất liền. Đáp án: A.

Câu 78. (VDC) Việc chăn nuôi gia súc (bò sữa) ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gặp khó khăn lớn nhất là khâu vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ. Chăn nuôi bò sữa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ gần đây được phát triển chủ yếu do nguồn thức ăn được đảm bảo, cơ sở hạ tầng cải thiện hơn. Đáp án: B.

Câu 79. (VDC) Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các cửa khẩu ở Bắc Trung Bộ là thúc đẩy tăng cường giao lưu, hợp tác với các nước láng giềng. (SGK/ 159 địa lí 12 cơ bản).

Đáp án: B.

Câu 80. (VDC) Biểu đồ cột thể hiện sản lượng muối biển và nước mắm, có 3 năm ( từ 4 năm trở lên là biểu đồ kết hợp). Đáp án: A.