Giáo án địa lí 9 hk1 phương pháp mới

Giáo án địa lí 9 hk1 phương pháp mới

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án địa lí 9 hk1 phương pháp mới

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

Tuần 1

Ngày soạn: 10 /8/ Ngày dạy: /8/

Tiết 1 Bài 1 CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

I. Mục tiêu : HS cần:

1. Kiến thức:

- HS nêu được một số đặc điểm về dân tộc

- HS biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .

- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta .

2. Kĩ năng:

- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo thành phần dân tộc để thấy được các dân tộc có số dân rất khác nhau, dân tộc Kinh chiếm khảng 4/5 số dân cả nước.

- Thu thập thông tin về 1 dân tộc (số dân, đặc điểm về phong tục , tập quán trang phục, nhà ở, kinh nghiệm sản xuất, địa bàn phân bố chủ yếu..)

3. Thái độ:

- Nâng cao tinh thần đoàn kết các dân tộc .

4. Năng lực, phẩm chất:

- NL chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán...

- NL chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, tranh ảnh...

- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương đất nước, có ý thức với cộng đồng .

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Tranh các dân tộc VN, Atlat địa lí VN, máy chiếu

2.Học sinh: Sưu tầm tài liệu lịch về một số dân tộc ở VN.

III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, chia nhóm, động não

IV. Tổ chức các hoạt động học tập:

1. Hoạt động khởi động:

* Ổn định tổ chức(1p)

* Kiểm tra bài cũ(2p): GV kiểm tra sách vở và đồ dựng học tập của hs; nhắc nhở những yêu cầu chung của bộ môn địa 9. Khuyến khích HS mua Atlat địa lí VN.

* Vào bài mới(3p):

- GV chiếu ảnh người dân một số dân tộc VN.

- Em nhận ra người dân tộc nào trong các bức ảnh trên? Em biết gì về các dân tộc này?

- HS phát biểu.

- GV giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức :

Hoạt đông của GV - HS

HĐ1:

- PP: trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm

- KT: đặt câu hỏi, chia nhóm.

GV cho hs quan sát ảnh chụp các dân tộc Việt.

? Bằng hiểu biết của mình em hãy cho biết nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Ngoài các dt cô vừa giới thiệu, em còn biết những dân tộc nào nữa?

HS phát biểu.

? Quan sát H1.1, cho biết dân tộc nào có số dân đông nhất? Ít nhất?

Gv chốt bảng.

*HS thảo luận cặp đôi:

? Nêu sự khác biệt của dt Kinh và dt ít người về ngôn ngữ, trang phục, ptục tập quán, kinh nghiệm sx?

  • HS trình bày, nhận xét, bổ sung

Ngôn ngữ: có nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau (Atlat)

+Tạng-Miến: Hà Nhì, La Hủ...

+ Mông-Dao: Mông, Dao, ...

+ Hoa- Hán: Hoa, Ngái, Sán Dìu...

+ Tày-Thái: Ka Đai, Tày, Thái, Nùng, Sán chay, Giáy...

+ Ma Lay Ô- Pô Li Nê Diêng: Gia Rai, Ê Đê, Chăm,...

+ Môn-Kme: Khơ Me, Ba Na, Xơ đăng, Cơ Ho, Hơ Rê...

- Phong tục, tập quán: DT Thái ở nhà sàn. DT Mông ở nhà đất ...

- Trang phục: Người Kinh: áo dài khăn thếp; người Tày: áo chàm, Người Thái: nam mặc quần áo thổ cẩm màu chàm, phụ nữ mặc áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái, xửa luổng), váy (xỉn), khăn (piêu), thắt lưng (xải cỏm), nón (cúp), xà cạp (pa păn khạ), hoa tai, vòng cổ...

- Kinh nghiệm sx: Người Kinh giàu kn thâm canh lúa nước, làm đồ thủ công tinh xảo; các DT ít người có nhiều nghề thủ công truyền thống, trồng rừng,..

? Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của các dân tộc ít người mà em biết?

HS phát biểu: Dệt thổ cẩm, thêu thùa của ngư­ời Tày, ng­ười Thái; Làm gốm trồng bông dệt vải: Chăm; Khảm bạc: Khơme; Làm bàn ghế trúc: Tày,…

? Từ đó, em có nhận xét ntn về văn hóa của các dân tộc Việt Nam?

? E hãy nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của DT Kinh và các DT ít người? Vai trò của các DT trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc?

? Vậy có phải dân tộc ít người có vai trò thấp kém hơn đối với sự phát triển đất nước ko?

(HS lấy ví dụ cụ thể chứng minh – không đúng)

GV chốt bảng.

? Quan sát hình 1.2 (Lớp học vùng cao) em có nhận xét gì về đời sống vật chất và sinh hoạt tinh thần của họ?

HS quan sát, nx (còn khó khăn)

? Ý kiến trong sách giáo khoa: cộng đồng ngư­ời Việt Nam ở n­ước ngoài cũng là ng­ười Việt Nam - Em thấy nh­ư thế nào? (Có đúng không)

? Vì sao?

? Từ đó em thấy mối quan hệ của các dân tộc, các cộng đồng người Việt cả trong và ngoài nước ntn?

GV bổ sung: Bộ chính tri khẳng định: Là bộ phận không thể tích rời và là nguồn lực của cộng đồng VN

- 2.7 Tr ngư­òi /90 quồc gia;4/5 sống ở các n­ước PT

- 2008 l­ượng kiều hối gủi về: 8tỷ USD; tăng 1,3 tỷ so với 2007) 🡪Dù là dân tộc gi, dù SL nhiều hay ít: dù ở trong nứoc hay n­ước ngoài thì các DT VN vẫn cùng nhau gắn bó đoàn kết xây dựng và bvệ TQ.

HĐ 2:

- PP: vấn đáp, hoạt động nhóm

- KT: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, chia nhóm

- GV tổ chức cho hs TLN:

? Dựa vào hiểu biết của mình hãy cho biết dân tộc việt ( kinh ) phân bố chủ yếu ở đâu ?

? Dựa vào vốn hiểu biết và thực tế hãy cho biết các dân tộc ít người thường sinh sống ở đâu ?

- GV: Treo bản đồ phân bố dân cư yêu cầu hs xác định các khu vực tập trung đông dân tộc Việt.

- HS xác định vùng phân bố của các dt ít người trên bản đồ.

? Việc phân bố dân tộc như vậy có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế, an ninh quốc phòng của đất nước ?

-> Có vai trò hết sức quan trọng vì đó là nơi đầu nguồn của các dòng sông, có nhiều TNTN và nằm trên các tuyến biên giới.

? Qsat bức tranh hình 1.2 sgk, em có nhận xét gì về cs của các bạn hs miền núi?

- GV: Mặc dù cs còn rất nhiều khó khăn do đk tự nhiên và csvc còn nhiều thiếu thốn nhưng, hiện nay sự phân bố các dân tộc đó có nhiều thay đổi. Đảng, NN và các tổ chức quốc tế, nd miền xuôi luôn dành cho đồng bào m.núi sự quan tâm đặc biệt -> thay đổi diện mạo cs của đồng bào m.núi.

? Gần đây, với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, đời sống của các dân tộc ít ng­ười có sự thay đổi như­ thế nào?

HS phát biểu.

? Đánh giá về sự phân bố của các dân tộc ở nư­ớc ta?

- Kết luận toàn bài

Nội dung cần đạt

I. Các dân tộc ở Việt Nam(15p)

- Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống, dân tộc Việt (Kinh) chiếm đa số 86,2%. Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số.

- Mỗi dân tộc có nét văn hoá riêng, thể hiện trong trang phục, ngôn ngữ, phong tục tập quán….làm cho nền văn hóa Việt Nam phong phú giàu bản sắc.

+ Người Việt là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức tinh xảo. Là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học kĩ thuật.

+ Các dân tộc ít người có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống.

+ Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Các dân tộc có trình độ pt kinh tế khác nhau nhưng đều tích cực tham gia xây và bảo vệ đất nước.

- Các DT đoàn kết cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

II. Sự phân bố các dân tộc(10p)

1. Dân tộc việt ( Kinh )

- Dân tộc việt sống trên khắp các vùng lãnh thổ, nhưng chủ yếu ở đồng bằng, trung du, ven biển.

2. Các dân tộc ít người

- Các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở vùng núi và trung du.

- TD&MN phía bắc là địa bàn cư trú của trên 30 dt ít người

- Trường Sơn-Tây Nguyên có trên 20 dân tộc it người

- Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khoảng ba dt ít người sinh sống.

- Ổn định và phát triển cuộc sống: định canh, định cư­, xoá đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác du lịch…

=> Phân bố không đồng đều nên gây khó khăn trong phát triển kinh tế và bảo vệ ANQP.

Ghi nhớ sgk.

3. Hoạt động luyện tập(10p)

* Bài 1: Khoanh tròn vào ý em cho là đúng:

1. Nhóm người Tày, Thái phân bố chủ yếu ở:

a) Vùng núi trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

b) Các cao nguyên Nam Trung Bộ

c) Vùng Tây Nguyên

2. Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả:

a. 45 dân tộc b. 48 dân tộc c. 54 dân tộc d. 58 dân tộc.

3. Sự phân bố của các dân tộc chủ yếu do:

a. Điều kiện tự nhiên b. Tập quán sinh hoạt và sản xuất

c. Nguồn gốc phát sinh d. Tất cả các ý trên.

* Bài 2: Dựa vào bảng 1.1 em hãy cho biết mình thuộc dân tộc nào? Dân số là bao nhiêu? Hãy kể một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em?

HS phát biểu. GV nhận xét, chốt.

4. Hoạt động vận dụng(5p)

Gv khái quát toàn bài, hs đọc ghi nhớ sgk.

- Theo em xh cần phải làm gì để nâng cao hơn nữa chất lượng cs cho đồng bào miền núi ?

GV: thực hiện tốt chính sách xóa đói giảm nghèo; kêu gọi cộng đồng trong nước và quốc tế hỗ trợ bằng nhiều hình thức; cải thiện và nâng cao csvc, csht; chú trọng nâng cao dân trí cho đồng bào miền núi,...

Gv giáo dục tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái cho hs.

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- GV tiếp tục sưu tầm ảnh chụp người dân các dân tộc với trang phục riêng của dt đó.

- Học trả lời bài theo câu hỏi SGK. Làm bài tập 3 SGK. Làm bài tập trong tập bản đồ .

-Chuẩn bị trước bài 2: đọc bài, phân tích hình 2.1, 2.2, bảng số liệu 2.1, tìm hiểu thông tin về tình hình dân số VN hiện nay, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.

-----------------------------------------------------------------------

Tuần 1 Ngày soạn: 10 /8/ Ngày dạy: /8/

Tiết 2 Bài 2 DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ

I. Mục tiêu : Qua bài học, HS cần :

1. Kiến thức:

- Học sinh trình đư­ợc một số đặc điểm dân số nước ta; nguyên nhân và hậu quả .

2. Kĩ năng:

- Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam.

- Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999 để tháy rõ đặc điểm cơ cấu, sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới ở nước ta trong giai đoạn 1989-1999.

3. Thái độ:

- HS ý thức đ­ược sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lý.

4. Năng lực, phẩm chất:

- NL chung : giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, tính toán

- NL chuyên biệt : tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ, xử lí BSL

- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương VN.

5. GDMT: mục 2

II. Chuẩn bị:

1. GV: H 2.1 phóng to.Tranh ảnh về hậu quả của dân số tăng nhanh ,máy chiếu

2. HS: học bài cũ, tìm hiểu nội dung và các hình bài 2, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.

III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học :

- Phương pháp : đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm, làm mẫu

- Kĩ thuật : đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não…

IV. Tổ chức các hoạt động học tập :

1. Hoạt động khởi động :

* Ổn định tổ chức(1p)

* Kiểm tra bài cũ (2p)

Kể tên 10 dân tộc VN. Nhận xét sự phân bố các dân tộc tiêu biểu ở n­ớc ta?

* Vào bài mới (3p)

- GV chiếu hình ảnh tắc đường ở HN.

? Bức ảnh cho em nhớ đến tình trạng nào của dân số nước ta ?

- GV dẫn vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của thày – trò

Nội dung cần đạt

HĐ 1:

- PP: vấn đáp, trực quan

- KT: đặt câu hỏi

Y/c hs chú ý kênh chữ sgk mục I và H 2.1

? Hãy cho biết số dân n­ước ta năm 2002, 2003 ?

? Diện tích và dân số nư­ớc ta đứng thứ mấy thế giới và khu vực ?

? Từ đây, nxét ntn về số dân của nư­ớc ta?

? Lợi ích của một n­ước có số dân đông là gì?

HS phát biểu nhanh (KT động não)

HĐ 2:

- PP: vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm

- KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, TL nhóm

- NL giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, tranh ảnh.

- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương đất nước, trách nhiệm

- Treo Hình 2.1 phóng to.

? Hình 2.1 thể hiện những yếu tố nào?

Hs miêu tả biểu đồ hình 2.1

? Từ biểu đồ, hãy quan sát chiều cao của cột, nhận xét sự thay đổi số dân của n­ước ta qua các năm?

? Qua H2.1, nhận xét sự thay đổi tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nư­ớc ta?

? Tại sao lại có sự thay đổi đó?

? Trung bình mỗi năm dân số nư­ớc ta tăng thêm bao nhiêu ngư­ời?

*HS thảo luận cặp đôi:

? Tại sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm mà dân số vẫn tăng nhanh?

  • HS trình bày, nhận xét

Do số dân đông, dân số trẻ, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhiều, tỉ lệ sinh còn cao trên 1%.

GV: Từ 1954 đến 2009 tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm từ 3,9% -> 1,1%. Dân số VN vẫn tăng : năm 2009 tăng 9,47 triệu người so với năm 1999.

* Tích môi trư­ờng:

Thảo luận nhóm lớn:

? Hậu quả của vấn đề dân số đông và tăng nhanh đối với sự phát triển kinh tế, XH, môi tr­ường?

- HS các nhóm nghe hướng dẫn, tiến hành thảo luận (4p)

- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nx, bs

- GV chuẩn xác theo sơ đồ sau

I. Số dân (5p)

- Năm 2002: 79,7 triệu ng­ời

- Năm 2003: 80,9 triệu ng­ời

-> Đứng thứ 3 ĐNA và thứ 14 TG (diện tích đứng thứ 58 TG)

🡪 VN là một n­ước đông dân

- Lợi ích: là thị trư­ờng tiêu thụ lớn, tạo ra nguồn lao động dồi dào.

II. Gia tăng dân số(10p)

- DS n­ước ta tăng nhanh, liên tục dẫn đến

bùng nổ dân số (từ thập kỉ 50 của thế kỉ XX đến cuối thế kỉ XX)

- Gần đây có xu hư­ớng chậm lại.

+ 1954 - 1970: tăng giảm không ổn định (nhất là 1954 - 1960 tăng 4%)

+ 1976 - 2003: giảm dần, năm 2003 là 1,3%, thấp hơn mức trung bình của TG)

-> Tốc độ gia tăng tự nhiên thay đổi từng giai đoạn, tỉ lệ gia tăng DS tự nhiên có xu hướng giảm.

(Do thực hiện chính sách KHHGD, nhận thức của người dân ngày một cao hơn…)

- Mỗi năm d.số n­ước ta tăng thêm 1tr ngư­ời.

* Hậu quả

Bùng nổ dân số

Môi trư­ờng

- Cạn kiệt tài nguyên

- Ô nhiễm môi trư­ờng

Xã hội

- Tệ nạn XH gia tăng

- Gây áp lực về ytế, GD,...

- Đời sống chậm đ­ược cải thiện

Kinh tế

- Kìm hãm sự phát triển kinh tế

? Hãy lấy ví dụ về tác động tiêu cực của gia tăng dân số tới môi trư­ờng?

Hs: lấy ví dụ thực tế.

GV giáo dục ý thức bảo vệ môi trư­ờng.

Yêu cầu HS quan sát bảng 2.1

? Nhận xét về tỉ lệ gia tăng TN ở các vùng?

(Vùng cao nhất, thấp nhất, cao hơn mức TB cả nư­ớc)

Gv: tiểu kết

HĐ 3: cơ cấu dân số

- PP: vấn đáp, trực quan, hđ nhóm

- KT: chia nhóm, động não, TL nhóm

GV: y.c hs quan sát bảng 2.2 sgk/9: cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và theo giới tính ở VN.

*HS thảo luận theo bàn:

? Hãy nhận xét:

Nhóm chẵn: tỉ lệ nam - nữ (1979-1999)

Nhóm lẻ: Cơ cấu ds theo nhóm tuổi (79-99)

Hs: thảo luận theo bàn, báo cáo theo chỉ đạo của GV. Các nhóm nhận xét, bổ sung.

? Tại sao có sự thay đổi cơ cấu DS theo giới tính như­ vậy?

? Từ đây em có nhận xét chung gì về cơ cấu dân số nư­ớc ta giai đoạn 1979 - 1999?

? Qua tìm hiểu bài, em hãy đ­a ra những nhận xét khái quát nhất về tình hình dân số và gia tăng dân số ở nư­ớc ta?

+ ở đồng bằng, đô thị: TG thấp

+ ở miền núi, nông thôn: TG cao

-> Tỉ lệ gia tăng TN giữa các vùng không đồng đều.

III. Cơ cấu dân số(7p)

* Theo độ tuổi:

- Tỉ lệ trẻ em cao -> có xu h­ớng giảm

- Tỉ lệ ng­ười già thấp -> có xu h­ớng tăng

- Tỉ lệ ng­` trong tuổi lđ cao nhất -> vẫn tăng

-> đặt ra các vấn đề cấp bách về văn hóa, y tế, giáo dục, việc làm...

* Theo giới tính:

- Tr­ước 1999: Nữ nhiều hơn nam

- Sau 1999: Nam nhiều hơn nữ

- NN: Hậu quả chiến tranh; do chính sách KHHGD -> sinh đẻ ít -> t­ư t­ưởng p/kiến

-> Nư­ớc ta có cơ cấu dân số trẻ, đang thay đổi theo chiều h­ướng tích cực

Ghi nhớ (sgk/9)

3. Hoạt động luyện tập(13p)

* HS làm BT 3 sgk.

- HS xđ yêu cầu của đề, GV hướng dẫn – HS làm bài cá nhân.

+ Tính tỉ lệ gia tăng DS tự nhiên.

+ Vẽ biểu đồ đường biểu diễn.

+ Chú ý mốc năm trên trục hoành HS làm bài.

- GV nx, chấm điểm.

4. Hoạt động vận dụng( 5p):

Gv khái quát nội dung bài học. GV h­ướng dẫn hs làm bài tập 3 sgk/10:

- Cách tình tỉ lệ gia tăng tự nhiên: TG (%) = (tỉ suất sinh - tỉ suất tử) : 10

- Nhận xét: cần chỉ rõ trong thời kì 1979 - 1999:

+ tỉ suất sinh và tỉ suất tử tăng hay giảm.

+ tỉ lệ gia tăng tự nhiên tăng hay giảm, phản ánh điều gì.

+ Vẽ biểu đồ: Biểu đồ tình hình gia tăng tự nhiên của dân số n­ớc ta thời kì 1979 - 1999

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Tìm thêm số liệu về số dân và tỉ lệ gia tăng ds ở VN trong một vài năm gần đây.

- Học thuộc bài, hoàn thiện bài tập 1,2,3 sgk.

- Chuẩn bị bài 3: đọc bài, phân tích kênh hình, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.

-------------------------------------------------------------

Tuần 2

Ngày soạn: 21/8/

Ngày dạy: /8/

Tiết 3 TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

TRUYỀN THÔNG VỀ DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH LỚP 9

I. MỤC TIÊU: HS đạt được

1. Kiến thức:

- HS hiểu thêm về dân số , sự gia tăng dân số và các vấn đề liên quan về DS ở nước ta.

- Xây dựng được bài truyền thông về vấn đề dân số và sức khoe sinh sản vị thành niên theo các chủ đề:

+ Hiểu được các biện pháp phòng tránh thai

+ Phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS

+ Tình trạng mang thai, phá thai ở độ tuổi vị thành niên

+ Tình trạng buôn bán trẻ em gái ở Việt Nam

2. Kĩ năng: Xử lí tình huống thực tế về dân số và sức khỏe sinh sản vị thành niên, xử lí tình huống khi thấy trẻ em bị bắt cóc –buôn bán ở VN.

3. Thái độ : Ung hộ các chính sách dân số, sức khỏe sinh sản ; HS chủ động có ý thức tích cực tuyên truyền giúp mọi người và bản thân có những biện pháp về vấn đề truyền thông ds tốt hơn.

4. Định hướng PTNL:

- Năng lực chung : Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp, năng lực tổ chức, hợp tác , xử lí tình huống...

- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng số liệu thống kê,NLsử dụng hình ảnh...

- Phẩm chất: Sống có tinh thần trách nhiệm , tự chủ , tự tin, có ý thức với cộng đồng, thể hiện các giá trị bản thân...

II. CHUẨN BỊ

1.GV: - Thời gian thực hiện: 3 tuần sau khi học xong bài 2

- Thiết bị : SGK, sách TNST, đồ dùng, máy chiếu,máy tính,thiết kế giáo án…

- Hình thức hoạt động:Làm việc theo nhóm từ 5 hs ( tổ chức thảo luận hoặc sân khấu tương tác)

  1. HS: SGK, sách TNST, đồ dùng,chuẩn bị bài…

III. DỰ KIẾN GIAO NHIỆM VỤ

  1. Tìm kiếm thông tin:

1.1. Thông tin từ sách giáo khoa: Bài 2 “ Dân số và sự gia tăng dân số”…

1.2: Thông tin từ các nguồn khác: Trên Internet,báo chí, truyền hình; thu thập số liệu ,dẫn chứng tại địa phương.

1.3. Cá nhân tìm kiếm thu thập thông tin theo chủ đề của nhóm mình

2. Chia nhóm thảo luận theo chủ đề: 8 nhóm( 2 nhóm nghiên cứu một chủ đề)

2.1: Nhóm 1-2: Chủ đề 1: Các biện pháp phòng tránh thai

  • Kể tên các biện pháp.
  • Cơ sở khoa học của các biện pháp.
  • Ưu nhược , điểm của từng biện pháp.
  • Biện pháp phòng tránh thai nào là an toàn nhất đối với học sinh và lứa tuổi vị thành niên?

2.2. Nhóm 3-4: Chủ đề 2: Tình trạng mang thai phá thai ở tuổi vị thành niên.

Chủ đề

Hiện trạng

Nguyên nhân

Hậu quả

Giải pháp

Học sinh cần phải làm gì ?

Tình trạng mang thai phá thai ở tuổi vị thành niên

2.3. Nhóm 5-6 : Chủ đề 3: Phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS

Chủ đề

Hiện trạng

Nguyên nhân

Hậu quả

Giải pháp

Học sinh cần phải làm gì ?

Phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS

2.3.Nhóm 7-8 : Chủ đề 4:Tình trạng buôn bán trẻ em qua Việt Nam.

Chủ đề

Hiện trạng

Nguyên nhân

Hậu quả

Giải pháp

Học sinh cần phải làm gì ?

Tình trạng buôn bán trẻ em qua Việt Nam

IV. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Bước 1: Cả nhóm lựa chọn một hình thức cho bài truyền thông

Mẫu 1: Bài truyền thông

TRUYỀN THÔNG VỀ DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN

Kính thưa…………………………………………………………………..

Giơí thiệu chủ đề của nhóm………………………………………………..

Giới thiệu về nhóm…………………………………………………………

Kính thưa quí vị và các bạn!

Hiện trạng vấn đề …………………………………………………………

Nguyên nhân vấn đề……………………………………………………….

Hậu quả …………………………………………………………………...

Biện pháp giải quyết………………………………………………………

Cảm ơn sự lắng nghe của thầy( cô giáo) và các bạn…………………….

Mẫu 2: Đóng kịch

Mẫu 3: Tờ rơi

Bước 2: Đưa ra ý tưởng cho bài truyền thông dựa trên chủ đề đã chọn.Có thể chọn một trong những hình thức sau: tờ rơi, bài thuyết trình,đóng kịch…

Bước 3: Lựa chọn và thống nhất ý tưởng thiết kế sản phẩm.

- Những nội dung chính ( chữ viết ,hình ảnh …) sẽ đưa vào bài truyền thông.

- Hình thức trình bày

Bước 4: Tiến hành thiết kế sản phẩm

* Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên

+ 2-3 người chuẩn bị cơ sở vật chất: máy tính, giấy A0, A4, bút chì, bút màu, trang phục

( nếu đóng kịch)…

+ 2-3 người chuẩn bị nội dung

  • Thiết kế nội dung bài truyền thông
  • Xây dựng kịch bản: nội dung kịch bản, phân vai

* Tiến hành thiết kế ( tờ rơi- bài thuyết trình)

- Tên nhóm…

- Chủ đề …

- Nội dung chủ đề( hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp)- kèm hình ảnh,video minh họa…

- Bài học kinh nghiệm…

- Thiết kế trên giấy A0 hoặc máy tính dưới dạng một bài PowerPoint, video…

- Tập hợp tranh ảnh để minh họa …

-----------------------------------------------------------

Tuần 2

Ngày soạn: 21/8/2018

Ngày dạy: /8/2018

Tiết 4

Bài 3 PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Sau bài học HS cần

- Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta

- Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư

- Nhận biết quá trình đô thị hoá ở nước ta

2. Kĩ năng:

- Sử dụng bản đồ, lược đồ phân bố dân cư và đô thị hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị ở nước ta.

- Phân tích các bảng số liệu về mật độ dân số của các vùng, số dân thành thị và tỉ lệt dân thành thị ở nước ta.

3.Thái độ: Có ý thức đúng đắn về vấn đề DS ở VN.

4. Định hướng PTNL:

+NL chung: NL giải quyết vấn đề, NL tính toán, NL hợp tác, NL sd CNTT….

+NL chuyên biệt: NL sử dụng bản đồ, biểu đồ; NL sd số liệu thống kê, NL sd h/a…

+PC: Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II.CHUẨN BỊ:

  1. Giáo viên:

- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị VN; Một số tranh ảnh về các loại hình quần cư nước ta.

- Hình ảnh 1 số trung tâm thương mại ở HN, TP HCM và hình ảnh cuộc sống của người dân ở nông thôn, miền núi

2. Học sinh: SGK- Tập bản đồ, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức

- Giáo viên tổ chức lớp, kiểm tra nhanh sĩ số:

- Kiểm tra bài cũ :

Em hãy cho biết dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? Giải pháp?

2. Tổ chức các hoạt động dạy học

2.1- Khởi động:

- Gv chiếu hình ảnh 1 số trung tâm thương mại ở HN, TP HCM và hình ảnh cuộc sống của người dân ở nông thôn, miền núi -> Gọi Hs nhận xét -> Gv giới thiệu bài: Với 1 dân số đông và tăng nhanh, MĐDS nước ta sẽ như thế nào? Sự PBDC, các hình thức quần cư và quá trình đô thị hoá ở nước ta có đặc điểm gì? Đó chính là nội dung bài học hôm nay.

1.2.Các hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động của GV – HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1 : Gv HD hs tìm hiểu Mật độ dân số và phân bố dân cư

-PP : DH nêu vấn đề, pp đàm thoại, pp dạy học hợp tác…

-KT: Lắng nghe và phản hồi tích cực

- Hình thức tổ chức dạy học: GV với cả lớp, cá nhân

- ĐHNL: NL tư duy theo LT; NL sd bản đồ, biểu đồ , NL tính toán ...

- Phẩm chất: Tự tin, tự lập, tự chủ

? Nhắc lại cách tính MDDS?

? Dựa vào hiểu biết và sgk cho biết đặc điểm MDDS nước ta?

? So sánh MDDS VN với MDDS thế giới, với Châu Á, các nước trong khu vực ĐNÁ?

+ MDDS nước ta thay đổi qua các năm như thế nào?

  • Hs TL – HS khác nhận xét
  • Gv chuẩn xác kiến thức, bổ sung: MDDS nước ta cao gấp 5 lần so với MDĐS trung bình của TG, gấp gần 2 lần so với TQ => VN là một quốc gia “ đất chật, người đông”

GV chiếu hình 3.1. HS quan sát

? Cho biết dân cư nước ta tập trung đông ở vùng nào? Thưa thớt ở vùng nào?

? Qua đó, em có nhận xét gì về tình hình phân bố dân cư nước ta?

? Em cho biết nguyên nhân nào dẫn đến sự phân bố dân cư nước ta có sự chênh lệch giữa các miền như vậy?

? Sự phân bố dân cư như vậy có ảnh hưởng gì đến sự phát triển KT – XH?

- Hs TL – HS khác nhận xét

- Gv chuẩn xác kiến thức, bổ sung:

+ Nơi tập trung đông dân cư, MDDS cao => sự quá tải về quỹ đất, cạn kiệt về TNTN, ô nhiễm môi trường

+ Nơi thưa dân, đất rộng, TNTN chưa khai thác hết.

? Chúng ta phải làm gì để khắc phục tình trạng đó?

- Hs TL – HS khác nhận xét

- Gv chuẩn xác kiến thức, bổ sung: Phân bố lại dân cư, phát triển kinh tế văn hóa đi đôi với xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ cấu kịnh tế hợp lí gắn liền với bảo vệ MT

* Liên hệ: Chính sách phân bố lại dân cư của Nhà nước ta

I.Mật độ dân số và phân bố dân cư:

1.Mật độ dân số:

+ Nước ta có MDDS cao trên thế giới: 246 người / km2 ( 2003 )

+ MDDS nước ta ngày một tăng

2. Sự phân bố dân cư

*Phân bố

+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị

+ Dân cư thưa thớt ở miền núi và cao nguyên

+ Khoảng 74% dân số sống ở nông thôn

- >Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các miền, vùng:

*Nguyên nhân:

+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng do dây là vùng có ĐKTN thuận lợi cho sự cư trú và họat động KT của con người. Đây cũng là vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. Vùng ĐB tập trung nhiều đô thị, các họat động kinh tế đa dạng, CSHT tốt nên ngày càng thu hút đông dân cư

+ Dân cư thưa thớt ở miền núi vì ĐKTN và ĐKKTXH không thuận lợi cho cho SH và làm việc của con người. TRình độ phát triển KT còn thấp, CSHT yếu kém nên mặc dù nhiều tài nguyên nhưng MN và cao nguyên vẫn có MDDS thấp nhất nước ta

Hoạt động 2 : Gv HD hs tìm hiểu Các loại hình quần cư

  • PP DH nêu vấn đề, pp đàm thoại, pp dạy học hợp tác, thảo luận nhóm…
  • Kĩ thuật: dạy học tích cực: lắng nghe và phản hồi tích cực, chia nhóm
  • Hình thức tổ chức dạy học: Nhóm, cá nhân, GV với cả lớp…

- ĐHNL: NL tư duy theo LT; , biểu đồ và số liệu thống kê, NL tính toán ...

  • Phẩm chất: Tự tin, tự chủ yêu quê hương đất nước

*GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm về các loại hình quần cư.

  • GV phát phiếu cho các nhóm bàn

Đặc điểm

Quần cư nông thôn

Quần cư

thành thị

Mật độ

Kiến trúc nhà ở

Chức năng KT chủ yếu

  • HS thực hiện nhiệm vụ
  • Nhóm thảo luận
  • Đại diện nhóm BC kết quả thảo luận
  • Các nhóm khác nhận xét bổ sung, GV chốt kiến thức
  • Sau đó GV chiếu clip hình ảnh về làng quê và một số đô thị.

II/ Các loại hình quần cư:

Đặc điểm

Quần cư nông thôn

Quần cư thành thị

Mật độ

Thường sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô khác nhau: Làng, bản, sóc...

Mật độ DS cao, tập trung ở các TP và đô thị lớn.

Kiến trúc nhà ở

Làng mạc, thôn xóm thường phân tán, gắn với đất canh tác, đất đồng cỏ

Nhà cửa san sát, kiểu nhà hình ống phổ biến, chung cư cao tầng, kiểu nhà biệt thự, nhà vườn ngày càng nhiều ở các TP lớn.

Chức năng KT chủ yếu

Chủ yếu là hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghip

Chủ yếu là hoạt động kinh tế công nghiệp, dịch vụ và thương mại

Xu hướng

Đang có nhiều thay đổi cùng quá trình CNH, HĐH đất nước

Ngày càng mở rộng quy hoạch

Hoạt động 3 : Gv HD hs tìm hiểu Đô thị hoá

  • PP DH nêu vấn đề, pp đàm thoại, pp dạy học hợp tác…
  • KT: Đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi tích cực.
  • Hình thức tổ chức dạy học: GV với cả lớp
  • ĐHNL: NL TD theo lãnh thổ, NL sd số liệu TK

Hãy:

? Dựa vào bảng 3.1 hãy nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta?

? Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào?

? Quá trình đô thị hóa cao nhưng trình độ đo thị hóa thấp gây ra những khó khăn gì?

- Hs TL – HS khác nhận xét

- Gv chuẩn xác kiến thức, bổ sung: Quỹ đất sản xuất bị thu hẹp, thiếu việc làm, vấn đề xây dựng CSHT đường, trường,trạm, nước, hệ thống cống rãnh nước thải…chưa đáp ứng được yêu cầu => ô nhiễm môi trường, chất lượng cuộc sống chậm cải thiện

4? Hãy lấy VD minh họa về việc mở rộng quy mô các thành phố?

III/ Đô thị hoá:

- Số dân thành thị ít và tỉ lệ dân thành thị thấp,, đang có xu hướng tăng dần

- Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc dộ cao nhưng trình độ đô thị hóa còn thấp

- Phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ

2.3. Hoạt động luyện tập

- PP/KTDH: Vấn đáp, trình bày 1 phút, thuyết trình

- Hình thức tổ chức dạy học:GV và cả lớp, cá nhân

- ĐHNL: NL sử dụng bản đồ

- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

Bài 1: GV chiếu bài tập, HS trả lời hoặc cho HS làm bài tập trong tập bản đồ

/ Chọn ý ở cột A nối với cột B sao cho đúng:

A ( Vùng )

B ( Đặc điểm dân cư )

A – B

1/ Đồng bằng sông Hồng

2/ Đồng bằng sông Cửu Long

3/ Miền núi

a/ Nhà cửa đơn sơ, thoáng mát , trải dài theo kênh rạch

b /Nhà cửa thường cách xa

nhau, ở gần nguồn nước

c/ Nhà cửa kiên cố, tập trung

ở các vùng đất cao

1 -

2 -

3 -

Bài 2/ GV chiếu lược đồ phân bố dân cư. HS lên xác định trên bản đồ và trình bày sự phân bố dân cư nước ta

2.4. Hoạt động vận dụng:

? Em ở nông thôn hay thành thị? Hãy trình bày một số đặc điểm về quần cư ở địa phương em?

2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:

- Nêu các biểu hiện chứng tỏ quy mô các thành phố hiện nay đang được mở rộng ( VD cụ thể ở TPHY)

- Chuẩn bị bài: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống.

+Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta?

+ Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh thể hiện sự phát triển của TPHY đang phấn đấu trở thành đô thị loại 2 vào năm 2020

+ Sưu tầm tranh ảnh minh họa về chất lượng cuộc sống, lao động và việc làm ở các TP lớn, các vùng nông thôn

-------------------------------------------------------------------------------------

Tuần 3

Ngày soạn: 27/ 8 /

Ngày dạy: / 9 /

Tiết 5 Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

I. MỤC TIÊU: Sau bài học HS cần

1.Kiến thức

- Học sinh trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động.

- biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm.

- HS trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta.

2. Kĩ năng

- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn, theo đào tạo; cơ cấu sử dụng lao động theo ngành; cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta.

3. Thái độ

- HS có ý thức phấn đấu có nghề nghiệp.

4. Năng lực, phẩm chất

4.1. Năng lực

- NL chung: NL giải quyết vấn đề, NL tính toán, NL hợp tác, NL sd CNTT….

- NL chuyên biệt: NL sử dụng bản đồ, biểu đồ; NL sd số liệu thống kê, NL sd h/a…

4.2.Phẩm chất

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước,

5. GDMT: mục 3: Chất lượng cuộc sống

II.CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Biểu đồ cơ cấu lao động. Tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ về nâng cao chất lượng csống, máy chiếu

2. Học sinh: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

1.Ổn định tổ chức

- Giáo viên tổ chức lớp, kiểm tra nhanh sĩ số:

- Kiểm tra bài cũ :

?Trình bày sự phân bố dân cư Việt Nam?

? Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi?

2. Tổ chức các hoạt động dạy học

2.1. Khởi động

GV chiếu video phóng sự về tình hình lao động nước ta.

GV trao đổi với HS về chủ đề tình hình lđ nước ta, dẫn vào bài mới.

2.2.Các hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV- HS

Nội dung cần đạt

* HĐ1: I- Nguồn lao động và sử dụng lao động.

1. Nguồn lao động.

- PP: vấn đáp, trực quan, hđ nhóm

- KT: TL nhóm, chia nhóm, đặt câu hỏi

? Từ những số liệu về số dân và tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động ở bài học trước, em có đánh giá gì về lực lượng lao động ở nước ta?

GV: Nước ta có khoảng 85,7 triệu người (2009) trong đó tỉ lệ người trong độ tuổi lao động là khoảng 58.4% vì thế nước ta có lực lượng lao động dồi dào với hơn 40 triệu lao động; Cùng với sự gia tăng dân số thì số người trong độ tuổi cũng tăng nhanh hay nói khác nguồn lao dông cũng tăng nhanh: Bình quân mỗi năm tăng 1,1 triệu người.

? Nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào?

? Đ2 nguồn lao động đem lại những thuận lợi và khăn gì?

-Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận:

HS quan sát H 4.1

- Nhóm chẵn: Nxét cơ cấu lực lượng lđ giữa thành thị và n.thôn? Gthích ng.nhân?

- Nhóm lẻ: Nxét chất lượng lđộng nước ta. Giải pháp nâng cao chất lượng l

động?

  • HS thực hiện nhiệm vụ
  • Nhóm thảo luận
  • Đại diện nhóm BC kết quả thảo luận
  • Các nhóm khác nhận xét bổ sung, GV chốt kiến thức

* Treo hình 4.2 phóng to

? Q.sát hình, nhận xét tình hình sử dụng lao động ở nước ta?

? Từ đây em có nxét chung nhất ntn về cơ cấu sd lđ của nước ta?

? Giải thích nguyên nhân?

- Nguồn LĐ dồi dào, tăng nhanh

- Ưu điểm:

+ Cần cù, thông minh; có khả năng tiếp thu KHKT; nhiều k/nghiệm sx N-L-NN, thủ CN.

- Hạn chế:

+ Về thể lực + trình độ chuyên môn

+ Tác phong nông nghiệp.

-> lđ dồi dào tạo lực cho pt kinh tế; song cũng là sức ép lớn đến vđề giải quyết việc làm và sử dụng lđ.

- Lao động tập trung chủ yếu ỏ nông thôn (75,8%- 2003)

NN: do nền KT thiên về sx nông nghiệp; do dân cư phân bố chủ yếu ở nông thôn.

- Chất lượng lao động còn thấp (78,8% không qua đào tạo)

-> Giải pháp: Cần có kế hoạch giáo dục đào tạo hợp lí; đầu tư mở rộng dạy nghề, đào tạo lđ hợp tác quốc tế.

2. Sử dụng lao động

- Giảm tỉ trọng lđ trong ngành N-L-NN.

- Tăng tỉ trọng lđ trong ngành CN và DV.

- Lđ trong N-L-NN vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất.

-> Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực.

* Với cs khuyến khích SX và quá trình đổi mới, nền ktế pt' => tạo việc làm nhưng do tốc độ tăng nguồn LĐ cao nên giải quyết việc làm vẫn là thách thức lớn.

*HĐ2 II- Vấn đề việc làm

- PP: vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan

- KT: phân tích BSL, chia nhóm, TL nhóm, động não

? Dựa vào hiểu biết thực tế, hãy cho biết thực trạng của giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay?

HS phát biểu.

-Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận ặp đôi:

? GV cho HS quan sát BSL, yêu cầu nhận xét về số lđ đang làm việc và tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị, thời gian thiếu việc làm ở nông thôn của nước ta gđ 1998 – 2009.

  • HS thực hiện nhiệm vụ
  • Nhóm thảo luận
  • Đại diện nhóm BC kết quả thảo luận
  • Các nhóm khác nhận xét bổ sung, GV chốt kiến thức

(Tỉ lệ thất nghiệp ở TT và thiếu việc làm ở NT của nước ta còn rất cao là nguyên nhân khiến cho vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta trở nên gay gắt.)

? Tìm những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này? (KT động não)

GV nhấn mạnh: nước ta dư thừa lđ phổ thông song rất thiếu lđ có trình độ kĩ thuật nhất là ở các cơ sở kinh doanh, các nhà máy xí nghiệp công nghệ cao.

? Để giải quyết vấn đề việc làm cần có những giải pháp nào?

Hs thảo luận theo bàn, trả lời

* Chuyển ý: VN xếp thứ 109/175 nước về chỉ số phát triển con người. Chất lượng cuộc sống ntn?

Lđ & v.làm ở nước ta giai đoạn 1998 - 2009

Năm

Số lđ đang làm việc (triệu người)

Tỉ lệ thất nghiệp ở TT

(%)

Thời gian thiếu việc làm ở nông thôn

1998

35,2

6,9

28,9

2002

39,5

6,0

24,5

2009

47,7

4,6

15,4

- Số lđ đang làm việc của nước ta tăng nhanh (mỗi năm tăng 1,1 tr lđ)

- Tỉ lệ thất nghiệp ở TT tương đối cao (khoảng 6%), có xu hướng giảm.

- Thời gian thiếu việc làm ở NT tuy có xu hướng giảm mạnh song vẫn còn cao (khoảng trên 20%).

-> Giải quyết việc làm cho người lao động ở VN đang gặp nhiều khó khăn, là vđ gay gắt.

*NN:

- Ở NT: do hoạt động sx NN mang tính chất mùa vụ, hoạt động kinh tế nông thôn thiếu tính đa dạng.

- Ở TT: do tốc độ ĐTH cao trong khi CN, DV chưa đáp ứng được, đồng thời còn do tình trạng di dân từ NT ra thành thị -> áp lực gqvl càng lớn

- Giải pháp:

+ Phân bố lại dân cư và lao động

+ Đa dạng hoạt động kinh tế ở nông thôn

+ Phát triển hoạt động CN, dịch vụ

+ Đa dạng hoá các loại hình đào tạo hướng nghiệp, dạy nghề

*HĐ3 III- Chất lượng cuộc sống:

- PP: vấn đáp, trực quan

- KT: đặt câu hỏi

? Nhận xét gì về CLCS ở nước ta?

? Nhận xét về những tiến bộ trong việc cải tạo, nâng cao chất lượng cuộc sống ở nước ta?

* Yêu cầu hs q.sát H4.3

HS quan sát, miêu tả H4.3

? So sánh về chất lượng cuộc sống giữa các vùng, các tầng lớp nd?

? Rút ra nhận xét khái quát về CLCS của nhân dân ta?

*THMT:

? Chúng ta cần phải gì để nâng cao chất lượng cuộc sống?

- HS liên hệ

Gv khái quát bài học

- Trước CM tháng 8 và trong chiến tranh: đói nghèo, bệnh tật, thu nhập thấp, mù chữ

- Ngày nay: Sau 20 năm đổi mới bộ mặt đời sống đã có nhiều thay đổi, người biết chữ đạt 90.3%, tuổi thọ bình quân đạt 67.5t (Nam) và 74t (Nữ), thu nhập trung bình đạt trên 400 USD/ năm, chiều cao thể trọng đều tăng...

-> Clcs thấp song đang dần được cải thiện.

- Vùng núi phía Bắc và Bắc TBắc, duyên hải NTB có GDP thấp nhất, ĐNB GDP cao nhất.

- Chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao và thấp tới 8,1 lần.

- GDP bình quân đầu người VN 850 USD; Tgiới: 5.120 USD; các nước pt' 20.670 USD; đang phát triển: 1.230 USD; ĐNA 1.580 USD

-> Chất lượng cuộc sống còn chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp, các bộ phận nhân dân.

Ghi nhớ sgk.

2.3.Hoạt động luyện tập

- PP/KTDH: Vấn đáp, HS thảo luận cặp đôi trả lời.

- Hình thức tổ chức dạy học: GV và cả lớp, cá nhân...

- ĐHNL: NL sử dụng bảng số liệu

- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

Làm BT3 / SGK: HS theo dõi bảng số liệu

Nx: Một phần lực lượng LĐ trong khu vực Nhà nước chuyển dịch sang kvực kinh tế khác

- Tại sao giải quyết việc làm trở thành vấn đề xh gay gắt ở nước ta?

2.4. Hoạt động vận dụng

- Tìm hiểu thêm thực tế vấn đề việc làm ở địa phương em.

2.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Tìm hiểu thêm về vấn đề việc làm của nước ta.

- Vẽ sơ đồ cây vào vở để khái quát kiến thức.

- Nắm vững nội dung bài học.

- Hoàn thành các bài tập sgk/17.

- Chuẩn bị bài: Thực hành phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 & 1999, chuẩn bị các bài tập 1,2,3

----------------------------------------------------------------------------------------

Tuần 3 NS: 27 /8/ ND: /9/

Tiết 6 THỰC HÀNH

PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999

I. MỤC TIÊU: Qua bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- HS hiểu được tháp dân số.

- HS hiểu được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi và theo giới tính ở nước ta.

- HS xác lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

2. Kỹ năng

- HS nhận xét được các biểu đồ.

- HS đọc và phân tích, so sánh được tháp dân số.

3. Thái độ

- Có ý thức tuyên truyền chính sách dân số

4. Năng lực, phẩm chất

4.1. Năng lực

- NL chung: NL giải quyết vấn đề, NL tính toán, NL hợp tác, NL sd CNTT….

- NL chuyên biệt: NL sử dụng bản đồ, biểu đồ; NL sd số liệu thống kê, NL sd h/a…

4.2.Phẩm chất

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

II.CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Tháp dân số Việt Nam năm 1989-1999, máy chiếu

2. Học sinh: Vở bài tập, Atlat địa lí Việt Nam

III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

1.Ổn định tổ chức

- Giáo viên tổ chức lớp, kiểm tra nhanh sĩ số

- Kiểm tra bài cũ :

? Nêu đặc điểm nguồn lao động ở nước ta?

2. Tổ chức các hoạt động dạy học

2.1. Khởi động

GV chiếu tháp dân số

? Em hãy đọc thông tin từ tháp dân số này?

HS phát biểu. GV dẫn vào bài mới.

2.2.Các hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

*HĐ1 Bài tập 1

- PP: vấn đáp, trực quan, hđ nhóm

- KT: TL nhóm, chia nhóm, đặt câu hỏi

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận (4 nhóm)

- Phát phiếu học tập cho các nhóm

Đặc điểm

Giống

Khác

Tháp dân số năm 1989

Tháp dân số năm1989

  • HS thực hiện nhiệm vụ
  • Nhóm thảo luận
  • Đại diện nhóm BC kết quả thảo luận
  • Các nhóm khác nhận xét bổ sung, GV chốt kiến thức

GV nhấn mạnh: Tỉ số phụ thuộc là tỉ số giữa người chưa đến tuổi lao động, số người quá tuổi lao động với những người đang trong tuổi lao động của dân cư một vùng, một nước. Tỉ số phụ thuộc của nước ta năm 1989 là 86 nghĩa là cứ 100 người trong độ tuổi lao động phải nuôi 86 người ở 2 nhóm tuổi kia

- GV chuẩn xác:

Đặc điểm

Giống

Khác

Tháp dân số năm 1989

Tháp dân số năm1989

Hình dạng

Đáy: rộng

Đỉnh: nhọn

Đáy: rộng

Đỉnh: nhọn

Đáy: thu hẹp lại

Đỉnh: mở rộng hơn

Cơ cấu DS

Tỉ lệ người dưới và trong độ tuổi

LĐ: lớn

- Tỉ lệ trẻ em: lớn

- Tỉ lệ người trong độ tuổi LĐ: lớn

- Tỉ lệ trẻ em: nhỏ hơn

- Tỉ lệ người trong độ tuổi LĐ: lớn hơn

Tỉ lệ ds phụ thuộc

Cao

Giảm đi

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận theo bàn

? Từ những phân tích và so sánh trên, nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.

  • HS thực hiện nhiệm vụ
  • Nhóm thảo luận
  • Đại diện nhóm BC kết quả thảo luận
  • Các nhóm khác nhận xét bổ sung, GV chốt kiến thức

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận theo nhóm:

? Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho sư phát triển kinh tế -xã hội? Chúng ta cần có những biện pháp nào để từng bước khắc phục những khó khăn này?

  • HS thực hiện nhiệm vụ
  • Nhóm thảo luận
  • Đại diện nhóm BC kết quả thảo luận
  • Các nhóm khác nhận xét bổ sung, GV chốt kiến thức

Bài tập 2: sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta và nguyên nhân của sự thay đổi:

* Cơ cấu dân số theo độ tuổi đang thay đổi:

- Nhóm dưới tuổi lđ giảm: 39% -> 33,5%

- Nhóm trong tuổi lđ tăng: 53,8% -> 58,4%

- Nhó trên tuổi lđ tăng: 7,2% -> 8,1%

🡪 Thay đổi theo chiều hướng tích cực nhưng còn chậm.

* Nguyên nhân:

- Thực hiện tốt cs dân số & KHHGĐ

- Trình độ dân trí ngày càng cao

-> Tỉ lệ sinh giảm

- Do kinh tế phát triển hơn, mức sống nâng cao nên chất lượng cuộc sống được cải thiện

- Đ/k y tế, vệ sinh chăm sóc sức khoẻ tốt hơn.

-> Nâng cao tuổi thọ

Bài tập 3: Cơ cấu dân số trẻ:

- Thuận lợi: Tạo ra nguồn lđ dồi dào, một thị trường tiêu thụ lớn, thu hút các nguồn lực bên ngoài.

- Khó khăn: Gây sức ép lên vấn đề y tế, giáo dục, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.

- Biện pháp khắc phục:

+ Thực hiện tốt chính sách dân số – KHHGĐ để tiếp tục giảm tỉ lệ sinh.

+ Tuyên truyền vận động chính sách dân số, nâng cao nhận thức của người dân.

+ Tổ chức giáo dục đào tạo, dạy nghề hợp lý.

+ Đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

2.3.Hoạt động luyện tập

- PP/KTDH: Vấn đáp

- Hình thức tổ chức dạy học: GV và cả lớp, cá nhân...

- ĐHNL: NL giải quyết vấn đề

- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

* Làm bài tập trắc nghiệm/ sách bài tập TN

2.4 Hoạt động vận dụng :

- Sau bài học, em rút ra kinh nghiệm gì về việc phân tích, nhận xét tháp tuổi ?

HS phát biểu

- GV khắc sâu trọng tâm bài học, nhấn mạnh với hs các kĩ năng nhận xét biểu đồ,...

2.4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng :

- Tìm hiểu thêm thông tin về những giải pháp dân số mà nước ta đang tiến hành.

- Hoàn thành các bài tập

- Chuẩn bị bài: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam

+ Quan sát, phân tích biểu đồ H6.1, lược đồ

Tuần 4 Ngày soạn: 1 /9/ Ngày dạy: /9/

Tiết 7- 8 TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

TRUYỀN THÔNG VỀ DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CHO HỌC SINH LỚP 9

I. MỤC TIÊU: HS đạt được

1. Kiến thức:

- HS hiểu thêm về dân số , sự gia tăng dân số và các vấn đề liên quan về DS ở nước ta.

- Xây dựng được bài truyền thông về vấn đề dân số và sức khoe sinh sản vị thành niên theo các chủ đề:

+ Hiểu được các biện pháp phòng tránh thai

+ Phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS

+ Tình trạng mang thai, phá thai ở độ tuổi vị thành niên

+ Tình trạng buôn bán trẻ em gái ở Việt Nam

2. Kĩ năng: Xử lí tình huống thực tế về dân số và sức khỏe sinh sản vị thành niên, xử lí tình huống khi thấy trẻ em bị bắt cóc –buôn bán ở VN.

3. Thái độ : Ung hộ các chính sách dân số, sức khỏe sinh sản ; HS chur động có ý thức tích cực tuyên truyền giúp mọi người và bản thân có những biện pháp về vấn đề truyền thông ds tốt hơn.

4. Năng lực, phẩm chất

4.1.Năng lực

- Năng lực chung : Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp, năng lực tổ chức, hợp tác , xử lí tình huống...

- Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng số liệu thống kê,NLsử dụng hình ảnh...

4.2.Phẩm chất:

- Sống có tinh thần trách nhiệm , tự chủ , tự tin, có ý thức với cộng đồng, thể hiện các giá trị bản thân...

II. CHUẨN BỊ

1.GV: - Thời gian thực hiện: 3 tuần sau khi học xong bài 2

- Thiết bị : SGK, sách TNST, đồ dùng, máy chiếu,máy tính,thiết kế giáo án…

- Hình thức hoạt động:Làm việc theo nhóm từ 5 hs ( tổ chức thảo luận hoặc sân

khấu tương tác)

  1. HS: SGK, sách TNST, đồ dùng,máy tính, chuẩn bị bài…

III. BÁO CÁO SẢN PHẨM

Bước 1: Cử đại diện nhóm lên báo cáo sản phẩm trước lớp theo nội dung đã chuẩn bị:

* Nhóm 1-2 :Các biện pháp phòng tránh thai :

- Kể tên các biện pháp.

- Cơ sở khoa học của các biện pháp.

- Ưu nhược , điểm của từng biện pháp.

  • Biện pháp phòng tránh thai nào là an toàn nhất đối với học sinh và lứa tuổi vị thành niên.

* Nhóm 3-4: Chủ đề 2: Tình trạng mang thai phá thai ở tuổi vị thành niên.

Chủ đề

Hiện trạng

Nguyên nhân

Hậu quả

Giải pháp

Học sinh cần phải làm gì ?

Tình trạng mang thai phá thai ở tuổi vị thành niên

* Nhóm 5-6 : Chủ đề 3: Phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS

Chủ đề

Hiện trạng

Nguyên nhân

Hậu quả

Giải pháp

Học sinh cần phải làm gì ?

Phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS

* Nhóm 7-8 : Chủ đề 4:Tình trạng buôn bán trẻ em qua Việt Nam.

Chủ đề

Hiện trạng

Nguyên nhân

Hậu quả

Giải pháp

Học sinh cần phải làm gì ?

Tình trạng buôn bán trẻ em qua Việt Nam

Bước 2: Cá nhân tự đánh giá, nhận xét về hoạt động và cảm nhận của mình về ý nghĩa của hoạt động đối với bản thân.Đánh giá những mặt đạt được và cần điều chỉnh trong quá trình làm việc của mình.

IV. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM

  1. Tiêu chí đánh giá sản phẩm:

1.1: Hình thức sản phẩm : Sinh động hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe…

1.2: Nội dung sản phẩm: Nêu được thực trạng, nguyên nhân ,giải pháp…về các vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản…

1.3: Khả năng truyền thông của sản phẩm: Dễ hiểu , dễ tiếp cận, nắm bắt được ý tưởng truyền thông của sản phẩm…

2. Tiêu chí đánh giá về hoạt động:

Các thành viên linh hoạt , sáng tạo, tích cực trong quá trình hoạt động nhóm; nắm vững được các thao tác cơ bản trong việc xây dựng sản phẩm truyền thông.

3. Giáo viên phát phiếu đánh giá hoạt động

* Cá nhân tự đánh giá/ đánh giá đóng góp của các thành viên trong nhóm theo các mức độ 0,1,2,3,4

Họ và tên

Mức độ dóng góp

* Cả nhóm thống nhất tự đánh giá các nội dung bằng cách khoanh tròn vào các mức độ A,B,C, D.

Nội dung

Mức độ

A

B

C

D

A

B

C

D

A

B

C

D

V. NHẬN XÉT RÚT KINH NGHIỆM

- Giáo viên thu lại phiếu đánh giá - lưu lại làm hồ sơ

--------------------------------------------------

ĐỊA LÍ KINH TẾ

*****

Tuần 5 NS: 9 / 9 / ND: / 9 /

Tiết 9

SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU: HS cần:

1. Kiến thức

- Biết về quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những thập kỷ gần đây.

- Hiểu được xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những thành tựu và những khó khăn trong quá trình phỏt triển.

- Biết việc khai thác tài nguyên quá mức, môi trường bị ô nhiễm là khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế đất nước.

- Hiểu được để phát triển bền vững thì phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường.

2. Kỹ năng:

- Phân tích biểu đồ về quá trình diễn biến của hiện tượng địa lý (diễn biến về tỉ trọng của các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP.

- Đọc bản đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn) và nhận xét biểu đồ.

- Phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

3. Thái độ:

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

Không ủng hộ những hoạt động kinh tế có tác động xấu đến môi trường.

4. Năng lực, phẩm chất

4.1. Năng lực

- NL chung: NL giải quyết vấn đề, NL tính toán, NL hợp tác, NL sd CNTT….

- NL chuyên biệt: NL sử dụng bản đồ, biểu đồ; NL sd số liệu thống kê, NL sd h/a…

4.2.Phẩm chất

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

5. Giáo dục môi trường: Mục 2

II.CHUẨN BỊ

1. GV: Bản đồ hành chính Việt Nam, biểu đồ về sự chuyển dịch cơ cấu GDP từ 1991- 2002, một số hình ảnh , máy chiếu

2. HS: Vở bài tập, chuẩn bị bài theo hướng dẫn từ tiết trước.Vở bài tập, Atlat địa lí Việt Nam

III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra bài cũ :

?Phân tích những ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta tới nền kinh tế?

2. Tổ chức các hoạt động dạy học

2.1. Khởi động

* Vào bài mới:

? Em biết gì về nền kinh tế VN?

- GV giới thiệu bài mới.

2.2.Các hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

HĐ 1:

- PP: vấn đáp, trực quan, hđ nhóm

- KT: TL nhóm, chia nhóm, đặt câu hỏi

- Hình thức tổ chức dạy học: GV với cả lớp, cá nhân - ĐHNL: NL tư duy theo LT; NL sd bản đồ, biểu đồ , NL tính toán ... - Phẩm chất: Tự tin, tự lập, tự chủ

? VN tiến hành công cuộc đổi mới từ thời gian nào?

- GV bổ sung thông tin về ĐH Đảng VI: "Trong khi không ngừng chăm lo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đảng và nhân dân ta tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng CNXH, xây dựng chế độ làm chủ tập thể, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa".Những mục tiêu cụ thể là: sản xuất đủ tiêu dùng và ó tích lũy, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lí nhằm phát triển sản xuất; xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới; tạo ra chuyển biến tốt vế mặt xã hội; bảo đảm nhu cấu củng cố quốc phòng và an ninh.

? Kết quả đạt được của công cuộc đổi mới đất nước?

? Đặc trưng của quá trình đổi mới đất nước là gì?

II- Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới

- Đạt được nhiều thành tựu lớn.

- Đặc trưng của quá trình đổi mới đất nước là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

- Y/c hs giải thích: chuyển dịch CCKT.

-HS đọc thuật ngữ: chuyển dịch CCKT/152

?Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta thể hiện ở những mặt nào?

*GV giao nhiệm vụ cho 3 nhóm thảo luận

- Các nhóm phân công nhóm trưởng, thư kí, thảo luận theo yêu cầu.

Nhóm 1: Đọc hình 6.1 sgk, phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Nhóm 2: Đọc H6.2 sgk, cho biết lãnh thổ nước ta chia thành những vùng KT nào? Cả nước có ~ vùng KT trọng điểm nào?

Nhóm 3: Đọc kênh chữ, phân tích bảng 6.1 sgk/ 23, nhận xét cơ cấu thành phần kinh tế nước ta năm 2002 và cho biết sự chuyển dịch cơ cấu tp kinh tế?

  • HS thực hiện nhiệm vụ
  • Nhóm thảo luận
  • Đại diện nhóm BC kết quả thảo luận
  • Các nhóm khác nhận xét bổ sung, GV chốt kiến thức

- Gv giải thích thuật ngữ GDP: tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó.

- Chốt kt bằng sơ đồ.

? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nuoc ta như vậy chứng tỏ điêu gì?

? Xu hướng này phù hợp mọi xu hướng chung của thế giới?

? Ảnh hưởng các vùng kinh tế trọng điểm đến sự pt' kinh tế XH?

? Kể tên các vùng KT giáp biển, ko giáp biển? - HS kể, chỉ trên lược đồ.

- GV thuyết trình về các vùng kết hợp ktế đất liền và ktế biển đảo.

? Mối quan hệ giữa sự chuyển dịch CCKT ngành, lãnh thổ và tp kinh tế?

? Nhận xét về nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới?

- HS nghiên cứu phần kênh chữ sgk.

? Nền kinh tế nước ta đạt những thành tựu to lớn nào?

* GDMT:

? Trong quá trình đẩy mạnh phát triển nền KT đất nước, chúng ta đó tác động ntn đến tài nguyên, môi trường tự nhiên và xã hội?

GV mở rộng: tình hình TG với nhiều biến động (chiến sự ở Trung Đông, sự bành trướng của TQ, khủng hoảng KT, ...) cũng tác động mạnh mẽ đến VN, ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ pt kinh tế. Đó cũng là những thách thức lớn đối với VN trong quá trình hội nhập và phát triển.

? Trước những thách thức lớn lao ấy, Đảng, NN và nhân dân ta phải làm gì để phát triển kinh tế 1 cách hiệu quả và bền vững?

HS thảo luận theo cặp trả lời.

? Từ đây em có nhận xét chung ntn về những thành tựu và thách thức của VN trong quá trình pt kinh tế?

- 3 mặt: Chuyển dịch cơ cấu ngành + cơ cấu lónh thổ + cơ cấu thành phần kinh tế

* CC ngành: Giảm % của N-L-NN, tăng mạnh % của CN-XD, DV chiếm % cao, có xu hướng tăng, song có biến động.

* CC lãnh thổ: hình thành 7 vùng KT và 3 vùng KT trọng điểm.

* CC thành phần KT: chuyển dịch từ nền KT chủ yếu là tp nhà nước sang nền KT nhiều thành phần.

-> Chuyển dịch từ nền ktế nông nghiệp sang nền ktế CN, quá trình CNH- HĐH đang tiến triển.

-Các vùng KT trọng điểm thúc đẩy sự phát triển KT-XH của các tỉnh trong vùng, và các vùng lân cận

-> Sự chuyển dịch CCKT nước ta diễn ra ở cả 3 mặt: CC ngành, CC lãnh thổ, CC tp kinh tế -> cùng hỗ trợ nhau trong quá trình CNH, HĐH đất nước.

  • Nền KT đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, tích cực.

2. Những thành tựu và thách thức

a. Thành tựu:

- Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.

- Kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH.

- Ngoại thương phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài.

- Dần hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

b. Thách thức:

- Tài nguyên bị cạn kiệt, MT bị ô nhiễm.

- Còn sự phân hoá giàu nghèo.

- Giải quyết các vấn đề việc làm, y tế, giáo dục...

🡪 Cần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT, nâng cao hiệu quả sx kinh doanh, chớp thời cơ và vượt qua thử thách. Đặc biệt, quan tam giải quyết vấn đề bảo vệ TNMT .

=> Thành tựu nhiều nhưng thách thức cũng không nhỏ

2.3.Hoạt động luyện tập

- PP: Vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm

- KTDH: Chia nhóm

- Hình thức tổ chức dạy học: GV và cả lớp, cá nhân...

- ĐHNL: NL giải quyết vấn đề, sáng tạo

- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

? Xác định các vùng kinh tế trọng điểm trên lược đồ?

? Quá trình pt’ kinh tế nước ta trong những năn gần đây?

- Làm BT2: Vẽ biểu đồ hình tròn

+ GV hướng dẫn, HS vẽ

+ Nxét: Cơ cấu TP Kinh tế đa dạng, TP Kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng lớn.

2.4. Hoạt động vận dụng

- Vẽ sơ đồ tư duy về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo ngành, theo thành phần Kt, theo vùng.

2.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Tìm thêm thông tin về nền KT nước ta trong những năm gần đây.

- Chuẩn bị bài: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự pt’ và phân bố nông nghiệp

+ Đọc SGK, quan sát ảnh và sơ đồ H7.2

----------------------------------------------

Tuần 5 NS: 9/9/ ND: /9/

Tiết 10 Bài 7 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN

VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP

I. MỤC TIÊU: Qua bài học , hs đạt được

1. Kiến thức

- Biết được vai trò của các nhân tố tự nhiên và KT- XH đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.

- Thấy được những nhân tố này đã ảnh hưởng đến sự hình thành nông nghiệp ở nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, đang phát triển theo hướng thâm canh và chuyên môn hoá.

- Hiểu được đất, nước, khí hậu, sinh vật là những tài nguyên quý giá và quan trọng để phát triển nông nghiệp nước ta. Vì vậy cần sử dụng hợp lí tài nguyên đất, không làm ô nhiễm, suy thoái và suy giảm các tài nguyên này.

2. Kĩ năng:

- Đánh giá giá trị kinh tế các tài nguyên thiên nhiên.

- Biết sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

- Phân tích, đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của TNTN đối với sự phát triển NN ở nước ta.

- Liên hệ với thực tế địa phương.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên đất.

- Lên án những hoạt động làm ô nhiễm, suy thoái, suy giảm tài nguyên.

4. Năng lực, phẩm chất

4.1. Năng lực

- NL chung: NL giải quyết vấn đề, NL tính toán, NL hợp tác, NL sd CNTT….

- NL chuyên biệt: NL sử dụng bản đồ, biểu đồ; NL sd số liệu thống kê, NL sd h/a…

4.2.Phẩm chất

- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.

5. GDMT: mục I.4

II.CHUẨN BỊ

1.GV: Bản đồ khí hậu Việt Nam, máy chiếu

2.HS: Vở bài tập, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài và đọc kênh hình sgk.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

1.Ổn định tổ chức

- Kiểm tra bài cũ :

? Nêu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới?

? Những thành tựu và thách thức?

2. Tổ chức các hoạt động dạy học

2.1. Khởi động

? Em hiểu biết gì về đặc điểm tự nhiên nước ta?

- Vào bài mới...

2.2.Các hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

* HĐ1

- PP: vấn đáp, trực quan, hđ nhóm

- KT: chia nhóm, đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi tích cực

- Hình thức tổ chức dạy học: GV với cả lớp, cá nhân ,hs-hs… - ĐHNL: NL tư duy theo LT; NL sd bản đồ, biểu đồ , NL tính toán ... - Phẩm chất: Tự tin, tự lập, tự chủ, trách nhiệm - GV giao nhiệm vụ cho hs thảo luận nhóm - Các nhóm quan sát bản đồ tự nhiên, bản đồ khí hậuN1,2: Tìm hiểu đặc điểm TN đất, thuận lợi và kk đối với sx NN. N3,4: Tìm hiểu đặc điểm TN khí hậu, thuận lợi và khó khăn đối với sx NN N5,6: Tìm hiểu đặc điểm TN nước, sinh vật, thuận lợi và khó khăn đối với sx NN.

  • HS thực hiện nhiệm vụ
  • Nhóm thảo luận
  • Đại diện nhóm BC kết quả thảo luận
  • Các nhóm khác nhận xét bổ sung, GV chốt kiến thức

I- Các nhân tố tự nhiên(20')

1.Tài nguyên đất

Phân bố ĐB sông Hồng

ĐB sông Cửu Long

D.tích

3 triệu ha

Đất phù sa

Cây trồng thích hợp Lúa nước

Hoa màu, cay CN hàng năm (mía, lạc, đậu tương,…)

Tài

nguyên đất

Phân bố: miền núi & trung du

Tập trung ch.yếu: Tây nguyên, ĐNB

Đất Feralit

D.tích

16 triệu ha

Cây trồng thích hợp: Cây CN lâu năm: cây cao su, cà phê,…

1. Tài nguyên đất

? Đất với các đặc điểm trên có ý nghĩa gì đối với phát triển NN?

- GV bổ sung: Là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu SX NN không thể thay thế, cần phải sử dụng hợp lí kết hợp với bảo vệ, cải tạo.

=>

->Thuận lợi phát triển nền NN đa dạng về sản phẩm

2. Khí hậu

Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa ẩm

(nguồn nhiệt, ẩm phong phú)

- Thuận lợi: Cây trồng pt' quanh năm, thâm canh tăng vụ, năng suất cao

- Khó khăn: Sâu bệnh, nấm mốc phát triển, bóo, gió tây khô nóng, lũ lụt, hạn hán,...

Phân hoá theo chiều B-N, theo độ cao, theo mùa

- Thuận lợi: SP cây - con đa dạng.

- Khó khăn: M.Bắc, vùng núi cao mùa đông rét đậm, rét hại, gió Lào.

Các thiên tai

Bão, lũ lụt, hạn hán

3. Tài nguyên nước

? Đặc điểm TN nước của nước ta?

? Khó khăn?

? Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?

- HS thảo luận cặp đôi trả lời.

- Nguồn nước phong phú, sông hồ dày đặc, nước ngầm phong phú

- Khó khăn: Lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô.

- Làm tốt công tác thuỷ lợi sẽ chống úng, lụt mùa mưa bão, cung cấp nước tưới vào mùa khô, cải tạo đất, mở rộng S đất canh tác, tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ & cây trồng => tăng năng suất, sản lượng.

4. Tài nguyên sinh vật

? Đặc điểm tài nguyên sinh vật? Tại sao có đặc điểm này?

? Thuận lợi?

* Tích môi trường:

? Đánh giá chung về ý nghĩa của các nhân tố tự nhiên?

? Qua thực tế, em thấy nước ta đó khai thác những TNTN này cho sx NN ntn?

HS: khai thác chưa hợp lí, chưa chú trọng vào việc khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển bền vững.

? Để tạo sự p.triển bền vững và lâu dài, các tài nguyên cần được s.dụng ntn?

- HS nêu ví dụ cụ thể

- Phong phú, đa dạng, nhiều giống cây trồng vật nuôi chất lượng tốt, thích nghi với môi trường.

-> Lai tạo nhiều giống cây con, phát triển nền nông nghệp nhiệt đới đa dạng

-> Các nhân tố tự nhiên tạo nhiều thuận lợi để phát triển NN.

-> Các tài nguyên cần được bảo vệ và sử dung hợp lý

*HĐ2

- PP: vấn đáp, trực quan

- KT: đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi tích cực

- Hình thức tổ chức dạy học: GV với cả lớp, cá nhân ,hs-hs… - ĐHNL: NL tư duy theo LT; NL sd bản đồ, biểu đồ , NL tính toán ... - Phẩm chất: Tự tin, tự lập, tự chủ, trách nhiệm

? Đặc điểm dân cư và nguồn lđ nông thôn của nước ta?

? Đặc điểm dân cư và lđ nông thôn có tác động ntn đến NN?

II- Các nhân tố kinh tế- xã hội(15p)

1. Dân cư và lao động nông thôn

- Đ2: 70% dân số nông thôn, 60% lao động nông nghiệp, người nông dân giàu kinh nghiệm sx NN, cần cù, sáng tạo.

-> Lđ nông thôn dồi dào là động lực pt nền NN nước ta

2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

- Yêu cầu hs quan sát H.7.2 sgk.

- Lấy VD 1 số cơ sở vật chất kĩ thuật minh hoạ cho sơ đồ?

? Cho biết đặc điểm csvc-kt trong NN của nước ta?

? Sự phát triển của ngành CN chế biến ảnh hưởng ntn đến sự pt' và phân bố nông nghiệp?

- Ngày càng hoàn thiện song chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu cao về khả năng phục vụ.

- CN chế biến nông sản phát triển và phân bố rộng khắp.

- CNCB pt tác động tích cực đến sxNN:

+ Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh nông sản

+ Nâng cao hiệu quả sản xuất NN.

+ Phát triển các vùng chuyên canh NN, đẩy mạnh phát triển nền NN hàng hóa, phục vụ XK.

3. Chính sách phát triển nông nghiệp

? Kể tên 1 số chính sách cụ thể?

? Vai trò của chính sách pt' nông nghiệp?

- Liên hệ thực tế việc thực hiện các chính sách NN ở địa phương em?

Hs liên hệ: chính sách pt kinh tế hộ gia đình, kt trang trại, NN hướng ra xuất khẩu (năm 2013, Mĩ chấp nhận cho VN thêm 1 mặt hàng XK mới: vải, nhãn) -> cơ hội lớn cho ngành trồng trọt HY.

- CS: Pt' kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu,..

-> Là nhân tố trung tâm tác động lên các nhân tố khác, thúc đẩy NN phát triển

4. Thị trường trong và ngoài nước

- Đặc điểm thị trường?

? Nêu mqh giữa chính sách pt' nông nghiệp và các nhân tố kt-xh còn lại?

. Thảo luận bàn, trả lời, bổ sung:

- Được mở rộng

- Thị trường trong nước: sức mua chưa cao

- Thị trường thế giới biến động

- Chính sách phát triển N2 Khơi dậy và phát huy những mặt mạnh về lao động

Hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật

Tạo ra các mô hình phát triển thích hợp

Mở rộng thị trường, ổn định đầu ra cho sản phẩm

? Vậy nhân tố KT - XH có vai trò ntn đối với sản xuất nông nghiệp ở nước ta?

* Nhân tố KT - XH quyết định đến những thành tựu to lớn trong NN

2.3. Hoạt động luyện tập:

- PP: Vấn đáp, trực quan

- KTDH: Đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi tích cực

- Hình thức tổ chức dạy học: GV và cả lớp, cá nhân...

- ĐHNL: NL giải quyết vấn đề, sáng tạo

- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

*HS làm BT trắc nghiệm:

Câu 1: Diện tích đất nông nghiệp nước ta hiện nay chiếm khoảng:

A. hơn 5 triệu ha. B. Hơn 7 triệu ha. C. Hơn 9 triệu ha. D. Hơn 10 triệu ha.

Câu 2: Vùng nào có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta?

A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Đông Nam Bộ D. Các đồng bằng ven biển miền Trung

Câu 3: Điều kiện tự nhiên nào gây nên tính thất thường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nước ta?

A. Đất B. Khí hậu C. Nước D. Sinh vật

Câu 4: Nhân tố có tính quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta là:

A. tài nguyên đất. B. tài nguyên nước.

C. dân cư và lao động nông thôn D. chính sách phát triển NN.

2.4. Hoạt động vận dụng:

- Yếu tố thị trường có tác động ntn đến sx nông nghiệp tại địa phương em. Hãy phân tích.

- Viết báo cáo về ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và dân cư xã hội đến sự phát triển nông nghiệp của địa phương em.

2.5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Tìm hiểu thêm các chính sách pt NN của nước ta hiện nay.

- Chuẩn bị bài: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Phụ lục:

* Phiếu học tập: Muc I.

Nhóm 1, 2: Nghiên cứu sgk, nhớ lại kiến thức địa lí 8 để hoàn thành bảng sau:

Nhóm đất

Phù sa

Feralit

Diện tích

Phân bố chủ yếu

Cây trồng thích hợp

Nhóm 3,4: Nghiên cứu sgk, nhớ lại kiến thức địa lí 8, hoàn thành bảng sau:

Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa ẩm

(nguồn nhiệt, ẩm phong phú)

- Thuận lợi: ...................................................................

.......................................................................................

- Khó khăn: ...................................................................

.......................................................................................

Phân hoá theo chiều B-N, theo độ cao, theo mùa

- Thuận lợi: ...................................................................

.......................................................................................

- Khó khăn: ...................................................................

.......................................................................................

Các thiên tai

Nhóm 5,6: Nghiên cứu sgk, nhớ lại kiến thức địa lí 8, hoàn thành bảng sau:

Tài nguyên

Nước

Sinh vật

Đặc điểm

Thuận lợi

Khó khăn

Tuần 5 NS: 12/9/ ND: 19/9/

Tiết 8 Bài 8

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP

I. Mục tiêu cần đạt : Qua bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- Biết được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng trong phát triển SX nông nghiệp hiện nay.

- Nắm vững sự phân bố SX nông nghiệp với sự hình thành các vùng SX tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.

- Hiểu được ảnh hưởng của việc phát triển NN tới môi trường; trồng cây CN, phá thế độc canh là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường.

2. Kỹ năng:

- Phân tích được bảng số liệu

- Rèn luyện kĩ năng phân tích sơ đồ, ma trận về phân bố các cây công nghiệp chủ yếu theo các vùng.

- Đọc lược đồ nông nghiệp Việt Nam.

- Phân tích được mối quan hệ giữa sản xuất NN và môi trường.

3. Thái độ:

Có ý thức quan tâm đến sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

4. Năng lực, phẩm chất:

- NL chung : giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác

- NL chuyên biệt : tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ, phân tích bảng số liệu.

- Phẩm chất: tự tin, tự chủ

5. GDMT: Mục I.2 Cây công nghiệp

II. Chuẩn bị:

- GV: Bản đồ nông nghiệp VN, tranh ảnh về các thành tựu trong sản xuất nông nghiệp

- HS: Vở bài tập, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV.

III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:

  • Phương pháp: vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
  • Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề

IV. Tổ chức các hoạt động học tập:

1. Hoạt động khởi động:

* ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ:

- Phân tích sự ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất nông nghiệp?

* Vào bài mới.

GV chiếu video hoạt động sx lúa ở ĐBSCL.

? Video cho em biết điều gì về ngành trồng trọt của nước ta? (Lúa là cây trồng chính,...)

GV giới thiệu bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động của GV - HS

Nội dung cần đạt

HĐ 1: Tìm hiểu ngành trồng trọt.

GV : yêu cầu hs đọc bảng 8.1sgk/28

? Ngành trồng trọt gồm ~ nhóm cây nào ?

? Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sx ngành trồng trọt giai đoạn 1990 – 2002 ?

? Sự thay đổi đó nói lên điều gì ?

* Sd: Bản đồ Nông nghiệp VN.

GV : Tổ chức cho hs TL nhóm tìm hiểu về sự phát triển của từng ngành trong ngành trồng trọt.

? Đọc kênh chữ sgk, quan sát kênh hình, hãy nêu cơ cấu, thành tựu và vùng trọng điểm của các cây : lương thực, cây CN, cây ăn quả và cây khác ?

HS: nhận phiếu HT, phân công nhóm trưởng, thư kí; tiến hành thảo luận theo sự hướng dẫn của GV (7 ph)

- Nhóm 1,2: cây lương thực

- Nhóm 3,4: Cây công nghiệp

- Nhóm 5,6: Cây ăn quả và cây khác.

HS: các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nộp phiếu học tập.

GV : thu phiếu ht, nxét, chốt kiến thức.

I- Ngành trồng trọt

* Cơ cấu: có sự thay đổi:

+ Tăng giá trị sx cây công nghiệp

+ Giảm giá trị sx cây lt, cây ăn quả,...

-> Phá thế độc canh cây lúa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh sx cây CN để đáp ứng nhu cầu trong nước và XK.

Ngành trồng trọt

1. Cây lương thực

2. Cây công nghiệp

3. Cây ăn quả

Cơ cấu

  • cây lúa
  • Cây hoa màu: ngô, khoai, sắn, ..

- Cây hàng năm: lạc, đậu, mía, đay,...

- Cây lâu năm: cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, ...

- Đa dạng, phong phú: cây ôn đới, cây nhiệt đới, cây cận nhiệt

Thành tựu

- Ngày càng tăng: S, sản lượng, sản lượng lt bình quân đầu người.

- Lai tạo đc nhiều giống mới.

- Cơ cấu mựa vụ thay đổi.

- VN là 1 trong 3 nước XK gạo nhiều nhất TG.

- Tỉ trọng tăng từ 13,5% lần 22,7% -> phục vụ xk, là nguyên liệu cho CN chế biến, tận dụng TNTN, phá thế độc canh, bảo vệ TNMT.

- Ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển.

Vùng trọng điểm

- ĐBSCL, ĐBSH.

- ĐNB, Tây Nguyên, TDMN phía Bắc.

- ĐNB, ĐBSCL

? HS lên bảng xác định các vùng chuyên canh cây CN, cây ăn quả, vùng trọng điểm sx lttp.

? Giải thích về sự phân bố của cây lt, cây CN, cây ăn quả,... ?

HS: giải thích: phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, cơ sở chế biến,...

? Sự phát triển CNCB ảnh hưởng ntn đến sự phát triển và phân bố NN ?

HS: Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản; Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh, hướng đến pt nền NN hàng hóa, đẩy mạnh XK.

? Việc hình thành lên những vùng chuyên canh, vùng trọng điểm tạo ra ưu thế gì ?

GV : chính nhờ việc đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh, vùng trọng điểm NN mà cho đến nay, VN đó có rất nhiều sp ngành trồng trọt có chỗ đứng trên ~ thị trường lớn của TG : gạo, cà phê, cao su, trái cây. (Liên hệ nhãn lồng Hưng Yên).

? Nhận xét chung về ngành trồng trọt ở nước ta ?

HĐ 2: Tìm hiểu ngành chăn nuôi.

GV: y/c HS qsat cơ cấu ngành NN năm 2001 và 2004.

? N.xét về tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong cơ cấu của ngành NN nước ta?

? Qua thực tế, em thấy hiện nay hình thức chăn nuôi nào đang được áp dụng phổ biến ở nước ta?

HS quan sát bảng 8.4 sgk/33

? So sánh tỉ trọng giá trị sx của chăn nuôi gia súc với gia cầm?

? Nêu vai trò, tình hình phát triển và vùng phân bố chủ yếu của đàn trâu bò, đàn lợn, đàn gia cầm ở nước ta?

Hs: thảo luận nhóm (hình thức như làm với mục I- ngành trồng trọt, thời gian 3p)

GV: chốt kiến thức.

- Việc hình thành nên các vùng chuyên canh cây CN, cây ăn quả, vùng trọng điểm sx lương thực có ý nghĩa: tận dụng tối đa tài nguyên, giảm chi phí sx, nâng cao sản lượng, chất lượng cây trồng, giúp phần phân bố lại dân cư-lđ, thu hút đầu tư,...

* Ngành trồng trọt p.triển đa dạng, trong đó lúa là cây trồng chính; cây CN và cây ăn quả p.triển khá mạnh; nhiều sản phẩm trồng trọt được x.khẩu.

II- Ngành chăn nuôi

- Ngành chăn nuôi chiếm hơn 20 % trong cơ cấu ngành NN -> tỉ lệ nhỏ.

- Hình thức: chăn nuôi công nghiệp đang được mở rộng.

- Chăn nuôi gia súc chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sx ngành chăn nuôi. (Năm 2002: 62,8%)

Ngành chăn nuôi

Trâu, bò (Nhóm 1,2)

Lợn (Nhóm 3,4)

Gia cầm (Nhóm 5,6)

Vai trò

Lấy thịt, sức kéo, sữa.

Lấy thịt

Lấý thịt, trứng.

Số lượng

  • Bò: 4 triệu con
  • Trâu: 3 triệu con

- 23 triệu con

- Có xu hướng tăng

- Hơn 230 triệu con

Phân bố chủ yếu

- Trâu: TDMNBB, BTB

-Bò DHNTB

ĐBSH, ĐBSCL

- Đồng bằng

? Qua đây, em có nhận xét chung gì về ngành chăn nuôi ở nước ta?

? Theo em, bên cạnh những thuận lợi, những thành tựu đó đạt được, hiện nay, ngành NN nước ta còn đang gặp phải những khó khăn, thách thức gì?

GV: chốt kt.

* Chăn nuôi không phát triển mạnh bằng trồng trọt, song đang có sự tăng trưởng khỏ mạnh.

* Khó khăn: thiên tai, dịch bệnh; ÔNMT, sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế chưa cao,...

Ghi nhớ (sgk/32)

3. Hoạt động luyện tập:

- HS xđ yêu cầu BT 2. GV hướng dẫn: vẽ biểu đồ cột chồng.

- HS thực hành vẽ biểu đồ.

4. Hoạt động vận dụng:

- Tìm hiểu tình hình sx NN ở địa phương em (cơ cấu cây trồng vật nuôi, tình hình pt và phân bố, khó khăn)

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng :

- Tìm hiểu thêm một số khó khăn của tình hình sx nông nghiệp nước ta trong những năm gần đây (biến đổi khí hậu, thị trường không ổn định,...)

- Chuẩn bị bài: Sự p.triển và p.bố LN,TS (Đọc sgk, kênh hình, trả lời các câu hỏi)

6. Phụ lục:

Bảng phụ:

Cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2001

Cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2004

Tuần 5 Ngày soạn: 14/9/ Ngày dạy: 21/9/

Tiết 9 - Bài 9 SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

I.Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, HS cần:

1. Kiến thức

- HS biết được các loại rừng ở nước ta; vai trò của ngành lâm nghiệp trong việc phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường; các khu vực phân bố chủ yếu ngành lâm nghiệp.

- Hiểu được rừng nước ta có nhiều tác dụng trong đời sống và sản xuất; song tài nguyên rừng ở nhiều nơi nước ta đó bị cạn kiệt, tỉ lệ đất có rừng che phủ thấp; gần đây S rừng đó tăng nhờ vào việc đầu tư trồng và bảo vệ rừng.

- Hiểu được nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên và TNTN thuận lợi để phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản; song MT ở nhiều vùng ven biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm nhanh.

- HS thấy được nước ta có nguồn lợi khá lớn về thuỷ sản, cả về thuỷ sản nước lợ, thuỷ sản nước ngọt và thuỷ sản nước mặn. Những xu hướng mới trong việc phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.

- Thấy đc sự cần thiết phải vừa khai thac, vừa bảo vệ và trồng rừng; khai thác nguồn lợi thủy sản 1 cách hợp lí và bảo vệ các vùng biển, ven biển khỏi bị ô nhiễm.

2. Kỹ năng:

- Đọc, phân tích lược đồ.

- Vẽ biểu đồ đường, lấy năm gốc = 100%

- Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa việc phát triển lâm nghiệp, thủy sản với tài nguyên môi trường.

3. Thái độ:

- Có ý thức b.vệ tài nguyên trên cạn và dưới nước

- Không đồng tình với những hành vi phá hoại môi trường.

4. Năng lực, phẩm chất:

- NL chung : giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác

- NL chuyên biệt : tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ, phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ.

- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với môi trường, với cộng đồng, đất nước.

5. GDMT: mục II.

II.Chuẩn bị:

- GV: Bản đồ lâm nghiệp và thuỷ sản. Máy chiếu.

- HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn

III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:

  • Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, luyện tập thực hành
  • Kĩ thuật: thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não, mảnh ghép

IV. Tổ chức các hoạt động học tập:

1. Hoạt động khởi động:

* Ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình học bài mới.

* Vào bài mới:

GV giới thiệu bài: Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi; đó là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp.Vậy ngành lâm nghiệp nước ta phát triển và phân bố như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

HĐộng của GV và HS

Nội dung

HĐ 1: tìm hiểu ngành lâm nghiệp

GV. Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển KT- XH và giữ gìn môi trường sinh thái.

? Dựa vào bảng 9.1 và hình 9.2 kết hợp đọc kênh chữ (mục 1), cho biết độ che phủ rừng của nước ta? tỉ lệ này cao hay thấp? Vì sao?

GV giới thiệu công thức tính độ che phủ rừng: Độ che phủ rừng (%) = Diện tích rừng : diện tích tự nhiên (S tự nhiên của VN làm tròn là 33 triệu ha).

? Tỉ lệ này nói lên điều gì về thực trạng tài nguyên rừng nước ta?

? TN rừng nước ta đang bị cạn kệt dẫn tới những hậu quả gì?

- HS phát hiện nhanh (KT động não)

? Dựa vào bảng 9.1/sgk/34 cho biết rừng nước ta gồm có những loại nào?

- HS phát biểu.

- GV tổ chức thảo luận nhóm lớn:

? Nối các ô trong PHT sao cho chính xác nhất về tỉ trọng diện tích, vai trò và đặc điểm phân bố của các loại rừng nước ta?

- HS TL nhóm (3p) hoàn thiện PHT

- Đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm nx.

- GV chốt kiến thức.

I. Lâm nghiệp.

1. Tài nguyên rừng.

- Hiện trạng: Độ che phủ rừng là 35% (tỉ lệ này còn thấp vì nước ta có ¾ diện tích là đồi núi)

-> TN rừng đang bị cạn kiệt.

-> Hậu quả: Suy giảm các loài ĐV, tăng nguy cơ sạt lở, xói mòn đất, sa mạc hoá và ô nhiễm môi trường.

Chiếm 40,9% trong cơ cấu diện tích rừng nước ta

Chiếm 12,5% trong cơ cấu diện tích rừng nước ta

Chiếm 46,6% trong cơ cấu diện tích rừng nước ta

P.bố ở núi thấp, trung du

Rừng sản xuất

Rừng phòng hộ

Rừng đặc dụng

Phân bố ở môi trường tiêu biểu điển hình cho các hệ sinh thái

cung cấp nguyên liệu cho CN dân dụng XK;

Phòng chống thiên tai, bảo vệ MT

bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quí hiếm

ở núi cao, ven biển

.

GV: treo bản đồ N-L-TS

HS xác định vùng p.bố của các loại rừng.

? Nx chung về vai trò của TN rừng?

? Nước ta đã có biện pháp gì để bảo vệ TN rừng hiện nay?

? Cơ cấu ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động nào?

? Tình hình phát triển của từng hoạt động trong ngành lâm nghiệp?

? Khai thác lâm sản tập trung chủ yếu ở đâu?

? Tên các trung tâm chế biến gỗ?

HS: Quan sát H9.1, phân tích hình

(N-L kết hợp)

? Giải thích và nêu ý nghĩa của mô hình kinh tế này?

? Việc trồng rừng đem lại lợi ích gì?

* Thảo luận nhóm cặp đôi :

? Tại sao phải khai thác kết hợp với trồng và bảo vệ rừng?

HS báo cáo -> nx, bổ sung.

GV chốt

- Nhận xét chung về ngành LN?

Rừng có vai trò quan trọng trong việc phát triển KT- XH và bảo vệ MT.

- Phải khai thác rừng hợp lí đi đôi với bảo vệ và trồng rừng.

2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.

- Cơ cấu ngành lâm nghiệp bao gồm:

+ Khai thác gỗ, lâm sản.

+ Hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng.

- Khai thác lâm sản:

+ Tập trung chủ yếu tại các khu vực rừng sản xuất ở TDMNBB, Tây Nguyên, BTB.

+ Sản lượng 2,5 m3/năm

- Trung tâm chế biến gỗ: Bắc Giang, Vinh, Quy Nhơn, TP HCM.

- Trồng rừng:

- Phấn đấu đến năm 2020 đưa tỉ lệ che phủ lên 45%

- Thực hiện mô hình nông lâm kết hợp.

-> Đem lại hiệu quả to lớn về khai thác, bảo vệ và tái tạo đất rừng, TN rừng.

* Lợi ích từ việc trồng rừng:

- Bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế gió bão, lũ lụt, hạn hán và sa mạc hoá.

- Góp phần hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn, bảo vệ nguồn gen quí hiếm.

- Cung cấp nhiều lâm sản thoả mãn nhu cầu của sản xuất và đời sống.

( Tạo sự phát triển bền vững)

* Ngành LN có vai trò quan trọng trong phát triển KT và giữ gìn MT sinh thái song chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, và chưa đáp ứng được yêu cầu

* Tích môi trường :

* GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép :

Vòng 1 :

Nhóm 1,2 : Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành khai thác thuỷ sản ntn?

Nhóm 3,4 : Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nguồn lợi thủy sản của nước ta hiện nay cũng như cho ngành thủy sản?

HS các nhóm thảo luận -> báo cáo -> nx

GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

Vòng 2: Nhóm chuyên gia.

- HS chia sẻ thông tin.

? Với những thuận lợi và khó khăn này, chúng ta cần làm gì để phát huy nguồn lợi thủy sản và khắc phục những khó khăn, hạn chế để phát triển ngành thủy sản?

HS tiến hành thảo luận -> báo cáo, nx

GV nx, chốt kt, giáo dục ý thức bảo vệ MT.

II. Ngành thuỷ sản.

1. Nguồn lợi thuỷ sản.

* Thuận lợi:

- Mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày.

- Vùng biển rộng 1 triệu km2.

- Bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh, nhiều đầm phá, rừng ngập mặn...

- Nguồn lợi về thủy sản: 4 ngư trường lớn:

Cà Mau - Kiên Giang; Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu; Quảng Ninh - Hải Phòng; Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

- Nhiều diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. (nước ngọt, nước mặn, nước lợ), bãi triều, rừng ngập mặn...

* Khó khăn: Hay bị thiên tai (bão, gió mùa Đông Bắc,…); ô nhiễm môi trường biển; nguồn lợi ts bị suy giảm; vốn đầu tư ít; phương tiện đánh bắt thô sơ và trình độ của ngư dân chưa cao; tranh chấp trên biển,...

* Giải pháp:

- Tích cực dự báo, phòng chống thiên tai, đặc biệt là bão.

- Tích cực tuyên truyền và thực hiện các hành động thiết thực bảo vệ môi trường nước, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất: hệ thống tàu thuyền, trang thiết bị đánh bắt,...

- Đẩy mạnh phát triển ngành CN chế biến

- Tăng cường bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, bảo vệ ngư dân.

? Quan sát Bảng 9.2 hãy so sánh số liệu trong bảng, rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thuỷ sản về:

+ Tổng sản lượng thủy sản, thủy sản khai thác, thủy sản nuôi trồng

+ Sản lượng TS khai thác so với sản lượng TS nuôi trồng

? Xác định các tỉnh có sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản lớn ở nước ta?

HS xác định trên bản đồ.

? Hoạt động khai thác và nuôi trồng TS của nước ta p/bố chủ yếu ở đâu?

? Tình hình xuất khẩu TS của nước ta hiện nay ntn?

? Tiến bộ của xuất khẩu thuỷ sản có ảnh hưởng gì đến sự phát triển ngành?

GV: XKTS là đòn bẩy tác động đến toàn bộ các khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản thúc đẩy ngành thuỷ sản ptriển.

GV. Chuẩn kiến thức.

2. Sự phát triển và p.bố ngành thuỷ sản.

- Từ 1990 - 2002 sản lượng TS tăng nhanh liên tục từ 890,6 nghìn tấn đến 2647,4 nghìn tấn...(gấp gần 3 lần)

- Ngành khai thác hải sản: tăng 1074 nghìn tấn(2,47 lần)

- Ngành nuôi trồng thủy sản: tăng 682 nghìn tấn (5,2 lần)

-> Sản lượng khai thác chiếm tỉ trọng lớn hơn và tăng nhiều hơn nuôi trồng. SLTS nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn.

- Phân bố chủ yếu ở DHNTB, Nam Bộ.

- Xuất khẩu thuỷ sản có bước phát triển vượt bậc. Năm 1999 đạt 971 triệu USD 2002 đạt 2014 triệu USD

-> Xuất khẩu thủy sản tăng nhanh -> thúc đẩy ngành thủy sản phát triển, góp phần chuyển dich cơ cấu kinh tế nông thôn và khai thác tiềm năng to lớn của đất nước.

Ghi nhớ sgk/37

3. Hoạt động luyện tập:

- HS lên bảng xác định các vùng phân bố rừng chủ yếu, xđịnh 4 ngư trường lớn, các tỉnh trọng điểm nghề cá trên bản đồ.

4. Hoạt động vận dụng:

- Vẽ sơ đồ tư duy khái quát bài học.

- Tìm hiểu tình hình khai thác thuỷ sản tại địa phương em.

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Tìm hiểu thông tin về tình hình xuất khẩu thuỷ sản của nước ta.

- Chuẩn bị bài thực hành.

Tuần 6 Ngày soạn: 19/9/ Ngày dạy: 26/9/

Tiết 10 Bài 10

THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ

VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO

CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM

I. Mục tiêu cần đạt: Sau bài học hs đạt được :

1. Kiến thức: Củng cố và bổ sung kiến thức lí thuyết về ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi.

2. Kĩ năng:

- Biết tính toán xử lí số liệu từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối.

- Vẽ được biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu và biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng.

- Nhận xét và giải thích được các hiện tượng, vấn đề địa lí qua bảng số liệu và biểu đồ.

3. Thái độ: - Tích cực thực hành, rèn kĩ năng.

4. Năng lực, phẩm chất:

- NL chung : giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác

- NL chuyên biệt : tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ.

- Phẩm chất: tự tin, tự chủ

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Biểu đồ mẫu.

2. Học sinh: - Thước kẻ, compa, thước đo độ, máy tính bỏ túi.

- Bút chì màu, bút dạ, vở ghi, vở bài tập.

III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:

  1. Phương pháp: luyện tập thực hành, hoạt động nhóm, vấn đáp, giải quyết vấn đề
  2. Kĩ thuật: thảo luận nhóm, đặt câu hỏi

IV. Tổ chức các hoạt động học tập:

1. Hoạt động khởi động:

* ổn định tổ chức:

* Kiểm tra 15 phút:

Đề bài:

Cho bảng số liệu sau:`

Cơ cấu diện tích các loại cây trồng nước ta (%)

Năm

Các nhóm cây

1990

2002

Cây lương thực

72

65

Cây công nghiệp

13

18

Cây ăn quả, rau đậu và cây khác

15

17

Tổng số

100

100

1. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây năm 2002.

b. Nhận xét cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây từ năm 1990 đến 2002.

Đáp án- Biểu điểm

a. Vẽ biểu đồ (7 điểm)

HS vẽ đúng dạng biểu đồ tròn với tỉ lệ chính xác, có tên biểu đồ, chú giải; trình bày khoa học, đảm bảo tính thẩm mĩ.

Thiếu 1 trong các yếu tố: tên biểu đồ, chú giải trừ mỗi yếu tố 0,5đ.

Vẽ không chính xác tỉ lệ các thành phần trừ 2đ.

Thiếu khoa học hoặc thiếu tính thẩm mĩ trừ 0,5đ.

b. Nhận xét (3 điểm)

- Cơ cấu diện tích các loại cây trồng nước ta có sự chênh lệch khá lớn: (1,5đ)

+ Diện tích cây lương thực chiếm tỉ trọng cao nhất: 65% (2002)

+ Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả, rau đậu và cây khác chiếm tỉ lệ thấp (lần lượt là 18% và 17%)

- Cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây của nước ta giai đoạn 1990 – 2002 có sự thay đổi: (1,5đ)

+ Giảm tỉ trọng diện tích gieo trồng nhóm cây lương thực: từ 72% -> 65%.

+ Tăng mạnh tỉ trọng diện tích gieo trồng nhóm cây CN (5%): từ 13% -> 18% - đứng thứ 2 trong cơ cấu.

+ Nhóm cây ăn quả, rau đậu và cây khác tăng nhẹ 2% từ 15% -> 17%.

* Vào bài mới:

GV. Nêu nhiệm vụ của tiết thực hành.

- Trên lớp mỗi cá nhân phải hoàn thành một trong hai bài tập thực hành - Về nhà hoàn thành bài còn lại.

2. Hoạt động luyện tập:

HĐộng của GV – HS

Nội dung cần đạt

HS. Đọc yêu cầu BTập 1.

GV: Hướng dẫn HS làm BT1:

- Đưa bảng số liệu (Bảng 10.1) sgk/38.

GV. Hướng dẫn HS làm theo các bước.

GV. Hướng dẫn xử lí số liệu.

- Tổng số diện tích gieo trồng là 100%

- Biểu đồ hình tròn có góc ở tâm là 3600 - nghĩa là 1% ứng với 3,60 (góc ở tâm).

- Cách tính: VD năm 1990 tổng số diện tích gieo trồng là 9040 nghìn ha cơ cấu diện tích là 100%.

+ Tính cơ cấu diện tích gieo trồng cây lương thực là x.

9040 = 100%

6474,6 = x% 71,6%

- Góc ở tâm trên biểu đồ tròn của cây lương thực là: 71,6 . 3,6 = 2580.

- Tương tự cách tính ở trên, HS tính cơ cấu diện tích và góc ở tâm trên biểu đồ của các cây trồng còn lại trong bảng.

HS. Vẽ biểu đồ dựa vào số liệu trong bảng.

* GV tổ chức thảo luận nhóm lớn:

? Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét về sự thay đổi qui mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây?

HS. Đọc yêu cầu BTập.

GV. Hướng dẫn HS làm BT2:

- Đưa bảng số liệu (Bảng 10.2) sgk/38.

GV Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ đường.

(+) Trục tung – (số %) - có vạch trị số lớn hơn trị số lớn nhất trong chuỗi số liệu (182,6%) có mũi tên theo chiều tăng giá trị, ghi đơn vị tính (%).

- Gốc toạ độ thường lấy 0 nhưng có thể lấy 1 trị số phù hợp 100.

(+) Trục hoành (năm).

- Có mũi tên theo chiều tăng gtrị ghi rõ năm.

- Gốc toạ độ trùng với năm gốc (năm 1990) trong biểu đồ các khoảng cách năm đúng theo sự giãn cách của thời gian.

GV. Hướng dẫn HS vẽ các đồ thị:

- Vẽ các đường bằng kí hiệu khác nhau

- Phần chú giải trình bày riêng thành bảng hoặc ghi trực tiếp vào cuối các đường biểu diễn.

GV: Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ lấy gốc toạ độ là trị số 80% thì trục tung được sử dụng hợp lí hơn.

GV: Đưa biểu mẫu lên bảng HS quan sát, đối chiếu.

HS vẽ biểu đồ.

GV yêu cầu hs nhận xét về sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 1990 – 2002.

- Đánh giá kết quả đối với các nhóm qua nội dung thực hành.

- Cho điểm các nhóm.

1. Bài tập 1:

- Vẽ, phân tích biểu đồ hình tròn.

+ B1: Xử lí số liệu (đv %)

+ B2: Vẽ biểu đồ (bắt đầu từ tia 12h): vẽ các hình quạt tương ứng với giá trị từng thành phần trong cơ cấu; ghi trị số và kí hiệu vào các dẻ quạt.

+ B3: Viết tên biểu đồ, bảng chú giải.

* Bảng xử lí số liệu:

Loại cây

Cơ cấu diện tích gieo trồng (%).

Góc ở tâm trên biểu đồ tròn (độ).

Năm 1990

Năm 2002

Năm 1990

Năm 2002

Tổng số

100

100

3600

3600

Cây lt

71,6

64,8

2580

2330

Cây CN

13,3

18,2

480

660

Câytp,..

15,1

16,9

540

610

- Vẽ biểu đồ năm 1990 có bán kính 20mm.

- Vẽ biểu đồ năm 2002 có bán kính 24mm.

Năm 1990

Năm 2002

* Nhận xét: Về sự thay đổi qui mô S và tỉ trọng S gieo trồng của các nhóm cây (1990 – 2002)

- Cây LT:

+ Diện tích gieo trồng tăng 1845,7 nghìn ha

+ Nhưng tỉ trọng giảm từ 71,6% (năm 1990) xuống 64,8% (năm 2002).

- Cây công nghiệp:

+ Diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha

+ Tỉ trọng tăng từ 13,3% lên 18,2%.

- Cây lt-tp, cây ăn quả, cây khác:

+ Diện tích gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha

+ Tỉ trọng cũng từ 15,1% lên 16,9%.

2. Bài tập 2:

Năm

2000

1995

1990

2002

80 80

%

90 9090

100 100

110

160

150

140

130

120

210

200

190

180

170

Biểu đồ thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm

Lợn

Gia cầm

Trâu. bò

* Nhận xét và giải thích:

- Đàn lợn và đàn gia cầm tăng nhanh nhất (nguồn c.cấp thịt chủ yếu do nh/cầu về thịt, trứng tăng nhanh, và do g/quyết tốt nguồn thức ăn chăn nuôi, có nhiều h/thức chăn nuôi đa dạng, ngay cả hthức chăn nuôi CN ở hộ gđ)

- Đàn bò tăng nhẹ, đàn trâu ko tăng. Chủ yếu nhờ cơ giới hoá trong NN nên nhu cầu sức kéo của trâu, bò trong NN đã giảm. Song đàn bò đã được chú ý chăn nuôi để cung cấp thịt và sữa.

4. Hoạt động vận dụng:

- Thảo luận với các bạn trong tổ các kĩ thuật vẽ biểu đồ đường và biểu đồ tròn.

- Tìm hiểu thực trạng thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở địa phương em.

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Tìm hiểu thêm các bài viết, bài phóng sự về sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của nước ta hiện nay.

- Về nhà hoàn chỉnh BT trong vở BT, tập bản đồ.

- Hoàn chỉnh nội dung bài T.Hành.

- Đọc và nghiên cứu trước nội dung bài "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp": đọc kênh chữ, phân tích kênh hình, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.

Tuần 6 Ngày soạn: 21/9/ Ngày dạy: 28/9/

Tiết 14 Bài 11

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN

VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

I. Mục tiêu bài dạy: Sau bài học, hs có được:

1. Kiến thức:

- Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

- Biết nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, tạo điều kiện để phát triển 1 nền công nghiệp có cơ cấu đa ngành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên 1 cách hợp lí để phát triển công nghiệp.

2. Kĩ năng:

- Phân tích biểu được đồ để thấy rõ nước ta có cơ cấu ngành công nghịêp đa dạng.

- Nhận xét nguồn tài nguyên khoáng sản trên bản đồ địa chất – k/sản Việt Nam.

3. Thái độ: Có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường.

4. Năng lực, phẩm chất:

- NL chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ

- NL chuyên biệt: tư duy tổng hợp, sử dụng bản đồ

- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với môi trường

5. GD bảo vệ MT: mục I: các nhân tố tự nhiên

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, Atlat; Sơ đồ về vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.

2. Học sinh: - Trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.

- átlát, sgk, vở ghi, vở bài tập.

III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: vấn đáp, trực quan, thực hành, hoạt động nhóm, thuyết trình

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não,

IV. Tổ chức các hoạt động học tập:

1. Hoạt động khởi động:

  • ổn định tổ chức:
  • Vào bài mới:
  • Theo các em, ngành công nghiệp của nước ta chịu sự tác động của những nhân tố nào?
  • HS phát biểu chia sẻ.
  • GV giới thiệu bài: Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quí giá của quốc gia, là cơ sở quan trọng hàng đầu để phát triển công nghiệp. Khác với nông nghiệp, sự phát triển và phân bố công nghiệp chịu tác động trước hết bởi các nhân tố kinh tế xã hội.

Bài học hôm nay ta cùng tìm hiểu sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta phụ thuộc như thế nào vào các nhân tố tự nhiên và các nhân tố KT-XH.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

HĐ 1: Tìm hiểu các nhân tố tự nhiên I- Các nhân tố tự nhiên

* Treo bản đồ tự nhiên VN, hd HS quan sát, phân tích bản đồ.

* GV tổ chức thảo luận nhóm lớn:

? Quan sát bản đồ, kết hợp hình 11.1 sgk/39 phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên (khoáng sản, sông ngòi, đất, KH, sinh vật) đến sự phát triển và phân bố ngành CN?

* HS thảo luận, hoàn thành PHT để trả lời câu hỏi:

Các nhân tố

tự nhiên

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Khoáng sản

Sông ngòi

Đất, KH, SV

- HS báo cáo kq TL của nhóm, nx chéo

- GV chốt.

? Từ đây em thấy TNTN nước ta có ý nghĩa ntn trong việc phát triển ngành công nghiệp?

- HS quan sát bản đồ tự nhiên VN.

? Nêu và x.định vùng phân bố của 1 số tài nguyên được nêu trong sơ đồ H11.1?

? Vậy từng vùng sẽ có những thế mạnh công nghiệp nào?

? Nhận xét gì về sự a.hưởng của sự p.bố tài nguyên tới sự phân bố CN?

* HS thảo luận cặp đôi:

? Qua tìm hiểu thông tin và các bài đã học, nêu hiện trạng khai thác TNTN ở nước ta ntn? (kthác quá mức, bừa bãi...)

? Việc khai thác TNTN bừa bãi dẫn đến cạn kiệt tác động trở lại đến sự ptriển ngành CN nước ta ntn?

? Từ đây em nhận ra bài học gì về vấn đề phát triển CN một cách bền vững?

HS đưa ra ý kiến -> GV giáo dục BVMT.

Các nhân tố

tự nhiên

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Khoáng sản

phong phú, 1 số loại có trữ lượng lớn: than, dầu khí, sắt, aptit, đá vôi...

Pt CN năng lượng, hóa chất, luyện kim, sx VLXD...

Sông ngòi

dày đặc, nhiều sông dốc, trữ lượng nước lớn

Pt CN thủy điện

Đất, KH, SV

- Đất đai pp, chủ yếu 2 nhóm chính.

- KH NĐGM, phân hoá đa dạng

- SV pp.

-> tạo ra nguyên liệu cho CN chế biến.

=> TNTN phong phú, đa dạng là cơ sở để phát triển cơ cấu CN đa ngành, trong đó có 1 số ngành trọng điểm.

- Than ở vùng mỏ Q.Ninh + ĐBSH; dầu khí ở vùng thềm lục địa phía Nam; Kim loại màu + Bôxít ở Tây Nguyên; Đá vôi ở BTB và Tây Bắc; thủy năng sông ở TDMNBB và Tây Nguyên, ĐNB,...

✓CN khai thác nhiên liệu tập trung chủ yếu ở TDMNBB – nơi có nhiều than, thủy năng, hoặc ĐNB – nơi giàu tài nguyên dầu khí

✓CN luyện kim, hóa chất tập trung chủ yếu TDMNBB- nơi có nhiều ks hoặc ĐNB.

✓SX vlxd tập trung chủ yếu ở ĐBSH hoặc BTB.

✓CB lttp ở DBSH, DBSCL...

🡪 Sự phân bố tài nguyên ở nước ta tạo ra các thế mạnh CN khác nhau cho từng vùng kinh tế.

HĐ 2: Tìm hiểu các nhân tố KT-XH II- Các nhân tố kinh tế- xã hội

* GV tổ chức hoạt động như mục I.

? Đọc phần kênh chữ sgk và dựa vào vốn hiểu biết cá nhân, phân tích ảnh hưởng của các nhân tố KT-XH đến sự phát triển và phân bố ngành CN?

* HS thảo luận, hoàn thành PHT để trả lời câu hỏi:

Các nhân tố

KT- XH

Đặc điểm

Ảnh

Hưởng

Dân cư & lao động

CSVC KT trong CN và CSHT

Chính sách pt

Thị trường

- HS báo cáo kq TL nhóm, nx chéo, bổ sung.

- GV nx, chốt.

NT

KTXH

Đặc điểm

Ảnh hưởng

Dân cư & lao động

- Dân đông

- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm tiếp thu KHKT

- Thị trường tiêu thụ lớn

Phát triển những ngành cần nhiều LĐ, 1 số ngành CNghệ cao -> thu hút đầu tư nước ngoài.

CSVC KT trong CN và CSHT

- Cơ sở vật chất:

- Trình độ công nghệ thấp, chưa đồng bộ chỉ tập trung 1 số vùng.

- Cơ sở hạ tầng: giao thông, bưu chính, điện nước đang từng bước được cải thiện

- Từng bước góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển.

- Song còn nhiều hạn chế. (GTVT)

Chính sách pt

- Chính sách CNH và đầu tư

- C.sách phát triển kinh tế nhiều thành phần

- C.sách đổi mới cơ chế quản lí và hành chính

- C.sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước

Các c.sách p.triển CN thay đổi qua các thời kì và trở thành động lực thúc đẩy CN p.triển

Thị trường

+ TT trong nước: chịu sự cạnh tranh của hàng hoá ngoại nhập.

+ TT ngoài nước: được mở rộng song chịu sức ép cạnh tranh trên lĩnh vực XK (về mẫu mã, chất lượng)

-> TT ngày càng đc mở rộng, song đang bị cạnh tranh quyết liệt.

🡪 Là động lực thúc đẩy hoạt động sx CN.

? ý nghĩa của việc cải thiện hẹ thống đường giao thông với sự phát triển, phân bố CN?

? Qua phân tích em thấy đc vai trò gì của các nhân tố KT-XH đối với sự ptriển và phân bố CN nước ta?

Gv chốt kt toàn bài.

- Việc cải thiện hệ thống giao thông có ý nghĩa:

+ Giảm chi phí vận tải.

+ Rút ngắn thời gian vận chuyển.

+ Đảm bảo việc chuyên chở nguyên liệu đến nơi chế biến và sản phẩm đến nơi tiêu thụ).

Sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố kinh tế xã hội.

* Ghi nhớ – sgk/41s

3. Hoạt động luyện tập:

- Hướng dẫn HS làm BT1: Bảng phụ

+ Các yếu tố đầu vào: Nguyên, nhiên liệu, năng lượng; Lao động; CSVCKT

+ Các yếu tố đầu ra: Thị trường

- Việc phát triển nông, lâm, thuỷ sản tạo cơ sở cho ngành công nghiệp nào? VD?

4. Hoạt động vận dụng:

- HS vẽ lược đồ tư duy khái quát kiến thức toàn bài, treo tại góc học tập của lớp.

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Tìm đọc thêm thông tin về nguồn nguyên liệu dầu khí của nước ta hiện nay.

- Nắm vững nội dung bài học

- Hoàn thành trong TBĐ

- Chuẩn bị bài: Sự phát triển và phân bố công nghiệp

+ Đọc SGK

+ Phân tích biểu đồ, lược đồ, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.

-------------------------------

Tuần 7 Ngày soạn: 28/09/ Ngày dạy: 05/10/

Tiết 13 Bài 12

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

I, Mục tiêu bài học: Qua bài học, HS:

1. Kiến thức:

- Hiểu đc được tình hình phát triển và một số thành tựu của sản xuất công nghiệp.

- Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm.

- Hiểu việc phát triển không hợp lí 1 số ngành công nghiệp đã và sẽ tạo nên sự cạn kiệt khoáng sản và gây ô nhiễm môi trường.

- Thấy được sự cần thiết phải khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí và BVMT trong quá trình phát triển công nghiệp.

2. Kĩ năng:

- Phân tích được các bản đồ, lược đồ công nghiệp hoặc Atlat địa lí Việt Nam để thấy rõ sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm, các trung tâm công nghiệp ở nước ta.

- Xác định được trên bản đồ, (lược đồ) công nghiệp Việt Nam hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng; hai trung tâm công nghiệp lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

- Phân tích được mối quan hệ giữa tài nguyên thiên nhiên và môi trường với hoạt động sản xuất công nghiệp.

3. Thái độ:

- Có ý thức trong học tập - ý thức bảo vệ môi trường.

4. Năng lực, phẩm chất:

- NL chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học, sáng tạo

- NL chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, phân tích số liệu

- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, có trách nhiệm với cộng đồng, đất nước, với môi trường.

5. GD BVMT: Mục II. Các ngành CN trọng điểm.

II. Chuẩn bị:

GV: Bản đồ kinh tế chung Việt Nam.

- PP: vấn đáp, đặt vấn đề, thảo luận nhóm, KT động não

HS: Đọc sgk, phân tích kênh hình, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.

III. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học:

1. Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, luyện tập thực hành.

2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm, thảo luận nhóm

IV. Tổ chức các hoạt động học tập.

1, Hoạt động khởi động:

* ổn định tổ chức.

* Kiểm tra bài cũ:

- Có những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp? Nhân tố nào có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển của công nghiệp?

Đáp án:

- Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp: Các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế xã hội.

- Trong đó những nhân tố kinh tế xã hội mà đặc biệt là nhân tố chính sách phát triển công nghiệp có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển công nghiệp.

* Vào bài mới:

GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức: viết tên các ngành CN của nước ta.

- GV phổ biến luật chơi, nêu yêu cầu, thời gian.

- Hai đội tham gia trò chơi (1 phút)

- Các đội nx chéo. GV nx.

GV dẫn vào bài: CN là 1 ngành kinh tế non trẻ của nước ta, song đã và đang trở thành 1 ngành KT quan trọng của cả nước. Trong quá trình CNH, CN nước ta đang có những bước tiến rất mạnh mẽ . Sự phát triển và phân bố CN VN ra sao sẽ được chúng ta tìm hiểu trong bài hnay .

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động của thày và trò

Nội dung

HĐ 1 : Tìm hiểu cơ cấu ngành CN

GV yêu cầu hs đọc kênh chữ sgk/42.

? Cho biết cơ cấu ngành CN nước ta phân theo thành phần kinh tế?

GV yêu cầu hs phân tích hình 12.1/ 42

? Thế nào là ngành CN trọng điểm?

? Dựa vào H12.1 sgk, hãy kể tên các ngành CN trọng điểm của nước ta theo thứ tự tỉ trọng từ lớn đến nhỏ?

? Việc phát triển những ngành CN trọng điểm này có vai trò ntn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước?

? Từ đây em có nhận xét gì về cơ cấu ngành CN nước ta?

HĐ 2: Tìm hiểu các ngành CN trọng điểm

* Hình 12.2 và 12.3

- GV tổ chức thảo luận nhóm:

GV chia nhóm, giao nhiệm vụ:

Dựa vào phần kênh chữ sgk, Atlat địa lí VN, hình 12.3 sgk, hãy nêu:

- Thế mạnh của các ngành CNTĐ?

- Cơ cấu ngành đó gồm những hđ nào?

- Ptriển ntn và phân bố tập trung ở đâu?

GV. Chuẩn kiến thức bằng bảng phụ.

I. Cơ cấu ngành công nghiệp:

- Theo thành phần kinh tế:

+ Cơ sở CN nhà nước

+ Cơ sở CN ngoài nhà nước

+ Cơ sở CN có vốn đầu tư nước ngoài.

* Ngành CN trọng điểm là ngành CN chiếm tỉ trọng lớn trong CC sx CN. Có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả KT cao và tác động mạnh mẽ đến các ngành KT khác.

- Theo ngành: Hình thành 7 ngành CN trọng điểm: CN chế biến lttp (24,4%)

CN cơ khí, điện tử (12,3%)

CN khai thác nhiên liệu (10,3%)

CN VLXD (9,9%)

CN hóa chất (9,5%)

CN dệt may (7,9%)

CN điện (6,0%)

-> Sử dụng có hiệu quả nguồn TNTN, nguồn lđ, đáp ứng nhu cầu của TT trong & ngoài nước, tạo thế mạnh XK. Từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch CCKT.

-> Cơ cấu ngành CN đa dạng, một số ngành CN trọng điểm đã được hình thành

II. Các ngành công nghiệp trọng điểm:

1. CN khai thác nhiên liệu:

Ngành

Thế mạnh

Cơ cấu

Tình hình PT

Tập trung chủ yếu

CN khai thác nhiên liệu

Nguồn than và dầu khí phong phú

- Khai thác than

- Khai thác dầu mỏ, khí đốt

- Than: sản lượng 15-20tr tấn/năm

- Dầu khí: 24 triệu tấn/năm

- Chủ yếu XK dầu thô

- Nhà máy lọc dầu: Dung Quất, Nghi Sơn

- Vùng mỏ Quảng Ninh

- Vùng thềm lục địa phía Nam: Mỏ Rồng, Đại Hùng, Bạch Hổ,…

CN điện

Nguồn than và thủy năng dồi dào

  • Nhiệt điện
  • Thủy điện

Khai thác 40 tỉ kWh/ năm

- Nhiệt điện: Phú Mỹ, Phả Lại

- Thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Trị An, Y-a-ly

CN chế biến lttp

Sản phẩm nông nghiệp phong phú

- Chế biến sp trồng trọt

- Chế biến sp chăn nuôi

- Chế biến thủy sản

- Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sx CN.

- Phân bố khắp cả nước

- Tập trung: TPHCM, HN, Đà Nẵng, Biên Hòa,…

CN dệt may

Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ

- Sợi, dệt, nhuộm, may

- Sản phẩm đa dạng, là mặt hàng XK chủ lực

- Tổng doanh thu tăng nhanh: 1990: 1 tỉ USD

2011: 20 tỉ USD

Trung tâm lớn: TPHCM, HN, Đà Nẵng, Nam Định.

- HS lên xác định các mỏ than, mỏ dầu, mỏ khí đang được khai thác trên bản đồ.

- X.định các nhà máy thủy điện, nhiệt điện

* Thảo luận cặp đôi:

? Tại sao các TP. - TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định... là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta?

GV: Đó cũng là lí do vì sao mà mặc dù Tây Nguyên là vùng trồng bông lớn nhất nước ta lại ko trở thành vùng tập trung của CN dệt may. Hơn nữa, hiện nay 80% lượng bông cung cấp cho dệp may là do nhập khẩu.

? Nhận xét về sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp trọng điểm nước ta?

? HY phát triển những ngành CN nào?

HS: liên hệ: CN dệt may, Cơ khí, Chế biến lttp, lắp ráp điện, điện tử, ô tô, xe máy,…

GV: Ngành CN Hy ra đời từ năm 1959, đến nay đã có nhiều bước phát triển vượt bậc. Đến nay, HY có 13 khu CN lớn. VD: KCN Phố Nối A,B, KCN Như Quỳnh, KCN Minh Đức, KCN Yên Mỹ,… Hưng Yên có 3 ngành CN chủ đạo: Cơ khí điện tử, chế biến lttp, dệt may. Trong đó, CN cơ khí điện tử có vai trò là ngành xương sống của CN HY.

* GD BVMT:

? Việc đẩy mạnh phát triển CN tại tỉnh HY nói riêng cũng như trong cả nước nói chung có tác động ntn đến kinh tế - xã hội và môi trường?

- Yêu cầu hs quan sát lược đồ H.12.3 sgk/45

- Cho biết đâu là 2 kvực tập trung CN lớn nhất nước ta?

GV liên hệ thực tế địa phương.

HĐ 3: Tìm hiểu các trung tâm CN lớn:

? Kể tên 1 số trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho 2 khu vực trên?

HS kể tên và xđ các ngành CN của 2 TT:

? Xác định 2 khu CN lớn nhất cả nước?

? Tại sao TPHCM và HN trở thành 2 khu CN lớn nhất cả nước?

HS thảo luận cặp đôi.

? Qua tìm hiểu bài học, em có nhận xét chung ntn về sự phát triển ngành CN VN?

GV chốt kt toàn bài.

- NN: Là những tp lớn tập trung dân cư đông đúc -> nhiều lđ, thị trường tiêu thụ lớn

-> Các ngành CN trọng điểm phân bố chủ yếu ở đồng bằng và ven biển. Phát triển chủ yếu dựa trên thế mạnh về TNTN, nguồn lao động.

- Tác động:

+ Tích cực: KT phát triển năng động, đời sống nhân dân ngày 1 nâng cao, giải quyết việc làm cho người lđ,…

+ Tiêu cực: môi trường bị ô nhiễm (do khí thải, chất thải, nước thải CN xả ra môi trường…)

III. Các trung tâm CN lớn:

- Khu vực tập trung CN lớn nhất cả nước:

Đông Nam Bộ, ĐBSH.

- Hà Nội: luyện kim, cơ khí, hoá chất, sx vlxd, chế biến lttp, sx hàng tiêu dùng.

- TP HCM: - Năng lượng, cơ khí, hoá chất, luyện kim,...

- Khu CN lớn nhất cả nước: TPHCM, HN.

Nguyên nhân: giao thông thuận lợi, có đường sông đi vào gần tận trung tâm thành phố; có lịch sử phát triển lâu đời; có nguồn nhân lực dồi dào ,tỉ lệ người lao động có trình độ cao chiếm tỉ lệ cao; có vị trí thuận lơi về mặt bằng, dễ XD các khu CN; gần vùng nguyên liệu dồi dào như khoáng sản, dầu mỏ, khí tự nhiên mả đó lại là nhiên liệu quang trọng cho các nghành CN…

  • Ngành CN nước ta đang phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH đất nước.

Ghi nhớ sgk/46

3. Hoạt động luyện tập:

Câu 1: Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng?

- Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).

-  Một số ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hoá chất

Câu 2: Xác định vị trí các TTCN tiêu biểu của các vùng KT nước ta.

HS lên bảng xđ trên bản đồ.

4. Hoạt động vận dụng:Hãy vẽ sơ đồ tư duy về sự phát trển và phân bố công nghiệp.

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

- Tìm hiểu thêm về ngành CN nước ta trong những năm gần đây, viết báo cáo.

- Nắm vững nội dung bài học, trả lời câu hỏi cuối bài.

- Chuẩn bị bài 13: đọc sgk, phân tích kênh hình, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài.

Bài 13

VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ

    1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
      1. Kiến thức, kĩ năng :

Sau khi học xong bài này, HS :

        1. Kiến thức
  • Biết được cơ cấu và vai trò của nhành dịch vụ
  • Hiểu được ngành dịch vụ càng có ý nghĩa trong việc đảm bảo sự phát triển các ngành kinh tế khác, trong hoạt động của đời sống xã hội tạo việc làm cho nhân dân đóng góp vào thu nhập quốc dân.
  • Biết được đặc điểm phân bố của ngành dịch vụ nói chung.
  • Nắm được một số trung tâm dịch vụ lớn ở Việt nam.

Kĩ năng

  • Phân tích số liệu, lược đồ giao thông VN để nhận biết cơ cấu và sự phát triển của ngành dịch vụ ở nước ta.

.Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh:

  1. Phẩm chất

- Giáo dục tinh thần có trách nhiệm với các vấn đề cộng đồng, đất nước

  1. Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
  2. Năng lực riêng: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng số liệu

CHUẨN BỊ

      1. Giáo viên

- Biểu đồ cơ cấu các ngành dịch vụ nước ta 2002,Bản đồ kinh tế Việt nam

- Sưu tầm tranh ảnh

- Máy chiêú

Học sinh

  • Sách giáo khoa, soạn bài....
  • Sưu tầm một số hình ảnh về hoạt động dịch vụ hiện nay ở nước ta

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

  1. Ổn định tổ chức
  2. Kiểm tra bài cũ:(5’)

? Hãy chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng?

Trả lời:

    • Hệ thống công nghiệp của nước ta hiện nay gồm:

+ Các cơ sở nhà nước.

+ Các cơ sở nước ngoài.

+ Các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.

    • Các ngành công nghiệp:

+ Đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc các lĩnh vực.

+ Một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của

HS

Nội dung kiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)

Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, năng sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’) Mục tiêu: - Biết được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ

- Hiểu được ngành dịch vụ càng có ý nghĩa trong việc đảm bảo sự phát triển các ngành kinh tế khác, trong hoạt động của đời sống xã hội tạo việc làm cho nhân dân đóng góp vào thu nhập quốc dân.

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

Hoạt động dạy

Hoạt động của trò

Nội dung

I – Cơ cấu và vai trò của dịch vụ( 18')

HĐ1 : Cho học sinh tìm hiểu khái niệm.

  • Đọc thuật ngữ " Dịch vụ" ( T 153/SGK)

?. Dịch vụ là gì.

  • Chuẩn kiến thức
  • Thuyết trình: Là tập hợp các hoạt động kinh tế xã hội, có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnh vực nông – lâm – ngư; công nghiệp và xây dựng

HĐ2 : Phân tích H13.1

  • Nêu cơ cấu ngành dịch vụ nước ta năm 2002?

HĐ3 : Thảo luận theo bàn.

  • - Nêu vấn đề: Tại sao nói, kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ càng trở
  • Cho học sinh lấy VD chứng minh.
  • Nhận xét - Chuẩn kiến thức.

HĐ4 : Tìm hiểu vai trò của ngành dịch vụ.

  • Thuyết trình.

+ Sản xuất: vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá để tiêu thụ.

+ Đời sống: tạo mối liên hệ giao lưu giữa các vùng.

  • Bưu chính – viễn thông

+ Thông tin giá cả thị trường

+ Thông tin hiểu biết về nhau

?. Các ngành dịch vụ có vai trò gì?

  • Chuẩn kiến thức.

HĐ5 :

  • Liên hệ thực tế.

Liên hệ địa phương.

  • Đọc Thuật ngữ “dịch vụ”

SGK/153

.

Các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.

  • HS quan sát H13.1
  • Dịch vụ nước ta có cơ cấu đa dạng: nhiều loại hình, phức tạp, phân chia thành 3 loại.

* Thảo luận nhóm

  • Kinh tế tự cung tự cấp ở nông thôn, chỉ có chợ phiên họp vào vài giờ trong ngày hoặc vài ngày trong tháng.

Kinh tế hàng hoá phát triển chợ hoạt động cả ngày lẫn đêm nhiều loại hình:chợ trời, chợ đổ đến siêu thị.

- Trước đây, đi lại chủ yếu bằng đi bộ hoặc đi đò dọc, đò ngang… Nay bằng xe

đạp, xe máy, xe bus, taxi, cầu, phà…

* Thảo luận nhóm

  • Nâng cao đời sống nhân dân.

Tậo diều kiện cho sản xuất phát triển.

Cơ cấu ngành dịch vụ

    1. Khái niệm:

- Là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.

b. Cơ cấu

- Gồm 3 loại:

+ Dịch vụ tiêu dùng

+ Dịch vụ sản xuất

+ Dịch vụ công cộng

Kinh tế càng phát triển dịch vụ càng đa dạng.

2. Vai trò của dịch vụ trong

  • Đối với sản xuất: Tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.

Đối với đời sống: không thể thiếu, nhằm nâng cao đời sống nhân dân.

II- Đặc điểm phát triển và phân bố(17')

HĐ1 : - Đọc bảng số liệu:

?. Dịch vụ có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy hiện nay được phát triển ra sao?

HĐ2: Dựa vào H13.1

?. Tính tỉ trọng các nhóm dịch vụ? Nhận xét.

- Chuẩn kiến thức.

- Nêu vấn đề: Tại sao nói: việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phải dựa trên trình độ công nghệ cao?

  • Cho HS suy nghĩ, tự giải quyết vẫn đề nên trên.

?. Vậy tình hình phát triển ngành dịch vụ nước ta hiện nay?

  • Thuyết trình: Trong điều kiện mở cửa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ngành dịch vụ nước ta phát triển khá nhanh, ngày càng vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế.

Nhiều ngành dịch vụ được ưu tiên phát triển “đi trước một bước”.

HĐ3: Nghiên cứu SGK.

?. Với đặc điểm phát triển như vậy, dịch vụ nước ta phân bố như thế nào?

?. Tại sao các hoạt động dịch vụ nước ta phân bố không đều?

?. Hệ thống dịch vụ ở các vùng núi thưa dân là gì?

?. Dịch vụ ở vùng đông dân như thế nào?

?. Tại sao TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta.

  • Chuẩn kiến thức.

Kết bài.

  • Quan sát bảng số liệu và nhận xét
  • Tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ ít nhưng đóng góp vào GDP của ngành tương đối cao.
  • Tuy nhiên, so với thế giới (các nước phát triển)

ngành dịch vụ nước ta

còn rất non yếu, còn nhiều tiềm năng phát triển, thu hút nhiều công ty nước ngoài đầu tư.

+ Bảo hiểm Prudential,

AIA, Manulife

+ Khách sạn Deawoo,

Melia

Dịch vụ tiêu dùng: 51.0% (1)

Sản xuất: 26.8% (2)

Công cộng: 22.2 (3) Trong đó:

+ Thương nghiệp: 1 (1)

+ KH, GD, y tế: 2 (3)

+ Tư vấn, luật: 3 (2)

Để phát triển kinh tế cần phát triển 2 nhóm ngành dịch vụ quan trọng (2, 3)

đang chiếm tỉ trọng nhỏ.

  • Dịch vụ phát triển trên cơ sở một nền kinh tế phát triển nền công nghiệp hiện đại.
  • HS đọc đoạn đầu mục 2 “đặc điểm phân bố”.
  • Do đặc điểm dân cư phân bố không đều, nên ảnh hưởng đến phân bố mạng lưới dịch vụ.
  • Đường giao thông miền núi nhỏ hẹp-dịch vụ sản xuất.

Nhiều bản mới có một trường học nhiều cấp, một trạm y tế – dịch vụ công cộng.

Chợ phiên họp theo tuần, tháng – dịch vụ tiêu dùng.

  • Phát triển mạnh, đầy đủ các ngành, hình thành những trung tâm dịch vụ lớn tại các Tp HCM, trung tâm kinh tế chính trị của phía Nam.
  • Là 2 thành phố lớn nhất VN, đông dân, phát triển kinh tế mạnh.

Ở đây tập trung nhiều loại

hình dịch vụ. Và sự phát triển dịch vụ lại thúc đẩy vị thế trung tâm của 2 thành phố.

* HS đọc ghi nhớ

Mới thu hút 24% lao động nhưng đóng góp 38,5% trong cơ cấu GDP.

Hiện đang phát triển khá nhanh và ngày càng có cơ hội để vươn ngang tầm khu vực và thế giới

Đặc điểm phân bố

  • Hoạt động dịch vụ phụ thuộc vào phân bố dân cư

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

Điền vào chỗ trống những từ và cụm từ thích hợp

Ngành dịch vụ nước ta có đặc điểm là: Phát triển…(1)…., ngày càng….(2)…... Tuy chỉ chiếm….(3)…..lao động nhưng chiếm tới….(4)…..trong GDP(2002) . So với các nước phát triển và một số nước trong khu vực, ngành dịch vụ nước ta …..(5)….. Hoạt động dịch vụ có nhiều…..(6)…… để phát triển và thu hút……(7)……

  • Lấy VD chứng minh rằng ở đâu đông dân thì ở đó tập trung nhiều hoạt động dịch vụ?

Tai sao các hoạt động dịch vụ nước ta phân bố không đều?

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năn

khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

  • Nhắc lại vai trò ,đặc điểm và phân bố dịch vụ. Xác định dạng câu hỏi phần câu hỏi

và bài tập.Xác định các trung tâm dịch vụ nước ta

  • Hải phòng( Địa phương) phát triển loại hình dịch vụ nào?

Đánh giá cho điểm nhóm làm tốt khuyến khích hướng dẫn các em làm bài kiểm tra

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

  • Nắm chắc kiến thức bài học.Làm BT1 SGK trang 50.
  • Chuẩn bị bài: (Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông)

+ Nghiên cứu trước bài học.

+ Sưu tầm hình ảnh về các công trình giao thông vận tải hiện đại mới xây.

- Tìm hiểu những tuyến đường của đất nước ta.Loại đường nào chở được nhiều hàng và khách nhất.

- Tìm hiểu:

+ Các thông tin về ngành bưu chính viễn thông.

+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin qua phương tiện thông tin.

Tiết 17+18-Bài 14

GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

    1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
      1. Kiến thức, kĩ năng :

Sau khi học xong bài này, HS :

        1. Kiến thức
  • Nắm được đặc điểm phân bố các mạng lưới và các đầu mối giao thông vận tải của nước ta , cũng như các bước tiến mới trong hoạt động giao thông vận tải.
  • Nắm được các thành tựu to lớn của ngành bưu chính viễn thông và tác động của những bước tiến này đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

Kĩ năng:

  • Biết đọc và phân tích lược đồ giao thông vận tải của nước ta .
  • Xác định trên bản đồ một số tuyến đường giao thông quan trọng, một số sân bay, bến cảng lớn

2.Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh:

  1. Phẩm chất
    • Giáo dục tinh thần có trách nhiệm với các vấn đề cộng đồng, đất nước
  2. Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
  3. Năng lực riêng: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng số liệu

CHUẨN BỊ

      1. Giáo viên:
  • Bản đồ giao thông vận tải của Việt nam

-Tranh ảnh về ngành giao thông vận tải

  • Máy chiêú

Học sinh

  • Sách giáo khoa, soạn bài....
  • Sưu tầm một số hình ảnh về hoạt động giao thông vân tải và bưu chính viên thông hiện nay ở nước ta

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

  1. Ổn định tổ chức
  2. Kiểm tra bài cũ:(5’)

? Trình bày vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống?

    • Trả lời:
    • Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp.
      • Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất các vùng trong nước và giữa nước

ta với nước ngoài.

      • Tạo ra nhiều việc làm nâng cao đời sống nhân dân, đem lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế.

Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung kiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’) Mục tiêu: Định hướng nội dung kiến thức của bài

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, năng sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đang được phát triển rất nhanh. Các loại hình dịch vụ này ngày càng đa dạng và hoạt động có hiệu quả....

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)

Mục tiêu: - Nắm được đặc điểm phân bố các mạng lưới và các đầu mối giao thông

vận tải của nước ta , cũng như các bước tiến mới trong hoạt động giao thông vận tải.

- Nắm được các thành tựu to lớn của ngành bưu chính viễn thông và tác động của những bước tiến này đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

Tiết 1: Hoạt động 1:Giao thông vận tải: (34’)

GV: Giao thông vận tải tuy

không tạo ra của cải vật chất nhưng lại được ví như mạch máu trong cơ thể.Vậy để hiểu rõ hơn vai trò đặc biệt quan quan trọng của ngành GTVT

chúng ta đi tìm hiểu phần I.

  • GV yêu cầu HS đọc

? Trình bày ý nghĩa của giao thông vận tải ?

? Tại sao chuyển sang nền kinh tế thị trường giao thông

vận tải phải đi trớc một bước?

? Dựa vào biểu đồ cơ cấu ngành, cho biết nước ta có những loại hình giao thông nào?

  • Dựa vào bảng 14.1

? Cho biết loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất

trong vận chuyển hàng

hóa?Tỉ trọng? Tại sao?

? Loại hình vận tải nào có tỉ trọng tăng nhanh nhất? Tại sao?

? Nêu vai trò, tình hình phát

triển của đường bộ?

  • Xác định trên bản đồ các tuyến đường bộ quan trọng ? Nêu ý nghĩa và hạn chế của đ- ường bộ?

? Nêu tình hình phát triển của đường sắt?

  • Xác định trên bản đồ các tuyến quan trọng.

? Nêu ý nghĩa và hạn chế của đường sắt

? Nêu tình hình phát triển của

đường sông , đường biển?

  • Xác định trên bản đồ các tuyến quan trọng ?

? Nêu ý nghĩa và hạn chế của đường sông và đường biển?

Xác định các cảng biển trên bản đồ? Cảng nào lớn nhất nước ta?

? Nêu tình hình phát triển của đường hàng không?

  • Xác định trên bản đồ sân bay quốc tế và một số sân bay nội địa.
  • Dựa vào H12.1 tr 43 hoặc át lát địa lí Việt Nam đo khoảng cách theo đường chim bay từ các mỏ : Lan Đỏ, Lan Tây, Đại Hùng, Bạch Hổ vào Vũng

Tàu (đất liền) rồi tính thực tế để thấy được bao nhiêu km đ- ường ống qua biển?

  • GV chuẩn xác kt:
  • GV cho HS quan sát ảnh

:hầm xuyên qua đèo Hải Vân, H14.1 cầu Mĩ Thuận.

? Hãy nêu hậu quả về MT do ngành giao thông vận tải gây ra. Theo em, ngành giao thông vận tải cần có biện pháp gì để góp phần bảo vệ tài nguyên và MT ?

  • HS lắng nghe
  • HS đọc
  • HS trả lời, nhận xét
  • HS trả lời, nhận xét
  • HS quan sát và trả lời
  • HS so sánh
  • Đường bộ: rất cơ động, di chuyển nhanh và có thể đi đến nhiều loại địa hình với quãng đường dài ngắn khác nhau
  • HS trả lời, nhận xét
  • HS trả lời, nhận xét
  • HS trả lời, nhận xét
  • HS trả lời, nhận xét

1 A, đường Hồ chí minh...

  • HS trả lời, nhận xét
  • HS xác định
  • Đường hàng không do phải đáp ứng nhu cầu vận chuyển nhanh hàng hóa không ngành nào sánh kịp.Tuy nhiên tỉ trọng của loại hình này còn nhỏ
  • HS xác định
  • Trả lời, nhận xét, bổ sung

- 11,5 cm = 1150 km,

phát triển từ thời chiến tranh chống Mĩ, ngày

nay vận chuyển dầu mỏ khí vào đất liền.

  • HS lắng nghe
  • HS quan sát

− Giao thông vận tải là ngành gây ô nhiễm MT. Các phương tiện giao thông vận tải đã phát thải một lượng khí độc hại vào MT. Đồng thời, ngành giao thông vận tải còn tiêu tốn nhiều tài nguyên (dầu mỏ, than, quặng...).

− Việc tạo ra các phương tiện giao thông vận tải sử dụng ít nhiên liệu, sử dụng năng lượng mặt trời là rất cần thiết. Sử dụng phương tiện giao thông vận tải công cộng, đi xe đạp... cũng là những cách bảo vệ MT.

I.Giao thông vận tải. 1.Ý nghĩa:

  • Thực hiện các mối liên hệ

kinh tế trong nước và nước ngoài.

  • Nhờ vào việc phát triển

giao thông vận tải, nhiều vùng khó khăn đã có cơ hội để phát triển.

2. Giao thông vận tải nước ta phát triển đầy đủ các loại hình.

Các loại hình: đường bộ,

đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, đường ống.

Trong cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2002, đường bộ chiếm tỉ

trọng cao nhất (67,68%), sau đó đến đường sông , đường hàng không chiếm tỉ

trọng nhỏ nhất, sau đó đến đường sắt.

  • Đường bộ:

+ Tổng chiều dài: 205 nghìn km, trong đó có hơn 15

nghìn km đường bộ.

+ Chuyên chở được nhiều hàng hoá và hành khách nhất, được đầu tư nhiều nhất.

+ Các tuyến đường quan trọng: Quốc lộ 1A, 5, 8, 51, 22, đường Hồ Chí Minh.

  • Đường sắt:

+ Tổng chiều dài 2632km

+ Tuyến quan trọng nhất: đường sắt thống nhất-Hà

Nội-Tp Hồ Chí Minh.

  • Đường sông:

+ Mới được khai thác ở mức độ thấp.

+ Tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long

(4500km) và lưu vực vận tải sông Hồng (2500km).

-Đường biển

+ Gồm vận tải ven biển và vận tải quốc tế được đẩy mạnh.

+ Ba cảng biển lớn nhất: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài

Gòn.

  • Đường hàng không:

+ Hàng không Việt Nam đã và đang phát triển đội máy bay theo hướng hiện đại hoá.

+ Mạng nội địa có 24

đường bay đến 19 sân bay địa phương.

+ Mạng quốc tế ngày càng

được mở rộng trực tiếp nối Việt Nam với nhiều nước trên thế giới.

  • Đường ống: ngày càng

được phát triển, chủ yếu chuyên chở dầu mỏ và khí.

Tiết 2 : Hoạt động 2: Tìm hiểu bưu chính viễn thông (34’)

  • Yc hs đọc mục II

? Bưu chính viễn thông trong cuộc sống hiện đại ?

? Cho biết những dịch vụ cơ

bản của bu chính viễn thông?

? Những tiến bộ của bưu chính viễn thông hiện đại thể hiện ở những mặt nào?(chuyển phát nhanh...)

  • Quan sát hình 14.3

? Nhận xét tốc độ phát triển điện thoại từ năm 1991 đến

2002?

  • Liên hệ tốc độ phát triển điện thoại ở địa phương em?

? Thành tựu của ngành bưu chính viễn thông ? Hãy kể các

mạng điện thoại hiện nay mà em biết

- Thuê bao, Internet...,viễn thông quốc tế và liên tỉnh

? Thử hình dung sự phát triển của ngàng bưu chính viễn

thông trong những năm tới,

đặc biệt khi đất nước đã gia nhập WTO sẽ làm thay đổi đời sống xã hội ở địa phương như thế nào

? Gia đình em có bao nhiêu người sử dụng điện thoại và

mạng Internet?

? Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động

như thế nào đến đời sống kinhtế-xã hội nước ta?

- Yc hs đọc ghi nhớ

  • HS đọc
  • Trả lời, nhận xét, bổ sung
  • Trả lời, nhận xét, bổ sung
  • HS quan sát và trả lời
  • HS liên hệ
  • Trả lời, nhận xét, bổ sung
  • Trả lời, nhận xét, bổ sung
  • Trả lời, nhận xét, bổ sung
  • Đảm bảo thông tin,

liên lạc phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.

  • Tạo điều kiện để

người dân tiếp thu các thành tựu về khoa học, công nghệ, văn hoá, xã

hội, làm phong phú đời sống văn hoá và nâng cao trình độ nhận thức mọi mặt.

  • Tạo điều kiện cho sự hội nhập với thế giới.

HS đọc

II. Bưu chính viễn thông:

  • Những dịch vụ cơ bản của

bưu chính viễn thông: điện thoại, điện báo, truyền dẫn

số, Internet, phát hành báo chí, chuyển bưu kiện, bưu phẩm...

  • Bưu chính có những bước phát triển mạnh mẽ:

+ Mạng bưu cục không ngừng được mở rộng và

nâng cấp.

+ Nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời

(chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, điện hoa, tiết kiệm qua buqu điện...).

  • Mật độ điện thoại tăng rất nhanh, năm 2001 đạt 6,0 máy/1000 dân.
  • Toàn mạng lưới điện thoại đã tựn động hoá, tới hơn 90

% số xã trong cả nước.

  • Năng lực mạng viễn thông quốc tế và liên tỉnh được nâng lên vượt bậc. Các dịch vụ nhắn tin, điện thoại di động, thư điện tử,...phát triển tới hầu hết các tỉnh.
  • Ngành viễn thông đi hẳng vào hiện đại. Hiện có 6 trạm

thông tin vệ tinh, ba tuyến

cáp quang biển quốc tế.

Nước ta hoà mạng Internet vào cuối năm 1997. số thuê bao đang tăng rất nhanh.

* Ghi nhớ (sgk)

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

Câu 1: Ở nước ta hiện nay, đã phát triển những loại hình giao thông vận tải:

a. 4 loại hình b. 5 loại hình

c. 6 loại hình d. 7 loại hình.

Câu 2: Khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình GTVT nào nhiều nhất?

a. Đường sắt b. Đường bộ

c. Đương sông d. Đường biển.

Câu 3: Loại hình giao thông vận tải xuất hiện sau nhất ở nước ta là:

a. Đường sắt b. Đường bộ

c. Đường hàng không d. Đường ống.

Câu 4: Loại hình bưu chính viễn thông nào phát triển nhanh nhất hiện nay?

a. Điện thoại cố định b. Điện thoại di động

c. Internet d. Truyền hính cáp.

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

? Nêu cơ cấu và vai trò ngành GTVT? Hiện nay ngành GTVT gặp phải những khó

khăn gì?

- Sau bài học cần nắm những nội dung gì?

  • Xác định dạng câu hỏi phần câu hỏi và bài tập
  • Sơ đồ hóa nội dung kiến thức của bài
  • Liên hệ địa phương ta

? Địa phương em phát triển loại hình GTVT.TTLL nào?

Đánh giá cho điểm nhóm làm tốt khuyến khích hướng dẫn các em làm bài kiểm tra

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, giảng giải

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, năng lực khái quát hóa, sử dụng số liệu, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình….

Vẽ ẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

Tìm hiểu tư liệu về hoạt động xuất, nhập khẩu nước ta trong những năm gần

Đây.

+ Sưu tầm tranh ảnh về các chợ lớn, các trung tâm thương mại trong cả nước và

ở Hải Phòng

+ Sưu tầm tranh ảnh về các địa điểm du lịch nổi tiếng ở nước ta và ở Hải Phòng- Làm bài tập trong vở bài tập

- Soạn bài: Thương mại và du lịch