Đề thi giữa hk2 địa 9 năm 2021-2022 có đáp án và ma trận

Đề thi giữa hk2 địa 9 năm 2021-2022 có đáp án và ma trận

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề thi giữa hk2 địa 9 năm 2021-2022 có đáp án và ma trận

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

Môn: địa lí 9

Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (4 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:

Câu 1. Đông Nam Bộ không giáp với vùng nào sau đây?

A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 2. Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là

A. đất phù sa và đất ferlit. B. đất badan và đất xám. C. đất xám và đất phù sa. D. đất badan và đất feralit.

Câu 3. Nhà máy thủy điện nào dưới đây thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Yaly. B. Sông Hinh. C. Trị An. D. Thác Bà.

Câu 4. Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là

A. điều. B. hồ tiêu. C. cà phê. D. cao su.

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây lớn nhất ở Đông Nam Bộ?

A. Thành phố Hồ Chí Minh. B. Biên Hòa. C. Bình Dương. D. Đồng Nai.

…………………

Câu 6. Loại hình dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất vùng Đông Nam Bộ là

A. xuất nhập khẩu. B. du lịch sinh thái. C. giao thông, vận tải. D. bưu chính, viễn thông.

Câu 7. Yếu tố nào sau đây không phải là lợi thế thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào Đông Nam Bộ?

A. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. B. Lao động có chuyên môn kỹ thuật.

C. Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng. D. Khí hậu nhiệt đới có một mùa khô

Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không đúng với điều kiện tự nhiên của Đông Nam Bộ?

A. Ô nhiễm bị môi trường B. Sông ngòi ngắn và dốc.

C. Diện tích rừng tự nhiên ít D. Trên đất liền ít khoáng sản

…………….

Câu 9. Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước không phải là do

A. vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. chính sách phát triển phù hợp, thu hút đầu tư.

C. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài. D. lao động lành nghề, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.

Câu 10. Lợi thế hơn hẳn của Đông Nam Bộ so với Duyên hải Nam Trung Bộ trong phát triển tổng hợp kinh tế biển là

A. dịch vụ hàng hải. B. tài nguyên dầu khí. C. nguồn lợi thủy hải sản. D. tài nguyên du lịch biển.

……………….

Câu 11. Loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là

  1. đất phèn. B. đất mặn. C. đất phù sa ngọt. D. đất cát ven biển.

Câu 12. Tỉnh nào dưới đây thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Bình Dương. B. Tây Ninh. C. Bình Thuận. D. Long An.

Câu 13. Trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Cà Mau. B. Cần Thơ. C. Long An. D. Sóc Trăng.

…………………

Câu 14. Hàng xuất khẩu chủ lực của Đồng bắng sông Cửu Long là

A. gạo, xi măng, vật liệu xây dựng. B. gạo, hàng may mặc, nông sản.

C. gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả. D. gạo hàng tiêu dùng, hàng thủ công.

Câu 15. Đặc điểm nào sau đây không phải của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Năng suất lúa cao nhất cả nước . B. Diện tích trồng lúa lớn nhất.

C. Bình quân lương thực theo đầu người cao nhất. D. Sản lượng lúa cả năm lớn nhất.

……………..

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Khí hậu cận xích đạo. B. Diện tích tương đối rộng.

C. Địa hình thấp, bằng phẳng. D. Giàu tài nguyên khoáng sản

II. TỰ LUẬN ( 6 ĐIỂM)

Câu 1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nào giúp Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta?(2,5đ)

Câu 2. (3,5đ) Cho bảng số liệu sau:

Tình hình sản xuất lúa ở Đồng bằng sông cửu Long, giai đoạn 1985 - 2011

Năm

1985

1990

1995

2000

2011

Diện tích (nghìn ha)

2.250,8

2.580,1

3.190,6

3.945,8

4.093,9

Năng suất (tạ/ha)

30,5

36,7

40,2

42,3

56,8

Sản lượng (nghìn tấn)

6.859,5

9.480,3

12.831,7

16.702,7

23.269,5

Sản lượng lúa bình quân đầu người (kg)

503

694

760

1020

1343

  1. Tính tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người của Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 1985-2011.
  2. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người của Đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 NĂM HỌC 2021 – 2022

I PHẦN TRẮC NGHIỆM(4đ MỖI Ý ĐÚNG 0.25Đ)

câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta vì ở đây có nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển sản xuất cây công nghiệp.(0,5đ)

- Địa hình - đất đai(1đ)

  • Địa hình tương đối bằng phẳng với các đồi thấp có độ cao trung bình 200 - 300m, bề mặt rộng thích hợp cho việc tập trung hóa các loại cây công nghiệp.
  • Đất feralit phát triển trên đá badan khá màu mỡ, chiếm hơn 40% diện tích đất của vùng.
  • Đất xám bạc màu trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chút ít. Loại đất này tuy nghèo nghèo dinh dưỡng hơn đất badan, nhưng thoát nước tốt lại phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, thích hợp để xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.
  • Dọc theo các thung lũng sông Sài Gòn, Đồng Nai, La Ngà có đất phù sa.
  • Các loại đất trên thích hợp cho việc trồng cả các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, điều) và cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, lạc, mía, thuốc lá,...) trên quy mô lớn.

- Khí hậu: cận xích đạo, nóng quanh năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng các loại cây nhiệt đới cho năng suất cao và ổn định.(0,5đ)

- Tài nguyên nước: khá phong phú với nhiều sông lớn (Đồng Nai và các phụ lưu là các sông Vàm cỏ, sông Bé, La Ngà), cung cấp nước tưới cho sản xuât cây công nghiệp. (0,5đ)

Câu 2

  • Công thức tính 0.5đ
  • Môi con tính đúng 0.1đ ( tổng 2đ)
  • Nhận xét 1đ

a) Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng và sản lượng lúa bình quân đầu người ở

Đồng bằng sông cửu Long, giai đoạn 1985 - 2011

(Đơn vị:%)

Năm

1985

1990

1995

2000

2011

Diện tích

100,0

114,6

141,8

175,3

181,9

Năng suất

100,0

120,3

131,8

138,7

186,2

Sản lượng

100,0

138,2

187,1

243,5

339,2

SL lúa bình quân/ người

100,0

138,0

151,1

202,8

267,0

b) Nhận xét và giải thích

  • Diện tích lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng do mở rộng diện tích, cải tạo đất, thâm canh, tăng vụ.
  • Năng suất lúa tăng do áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, sử dụng các giống lúa mới cho năng suất cao, thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lí.
  • Sản lượng lúa tăng do kết quả của việc mở rộng diện tích, tăng vụ và đặc biệt là tăng năng suất.
  • Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng và cao nhất cả nước do sản lượng tăng nhanh và không bị sức ép dân số.

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9

NĂM HỌC 2021 – 2022

(THƠI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT KHÔNG KỂ THƠI GIAN GIAO ĐỀ)

TT

NỘI DUNG KIẾN THỨC

ĐƠN VỊ KIẾN THỨC

MỨC ĐỘ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CẦN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

SỐ CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ

NHẬN THỨC

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DỤNG NC

1

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Bài 31:

Vùng Đông Nam Bộ

- Nhận biết vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội. Xác định được trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng; những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội.

- Sử dụng bản đồ tự nhiên vùng ĐNB để phân tích tiềm năng tự nhiên của vùng.

1

1

1

2

Bài 32:

Vùng Đông Nam Bộ

(tt)

- hiểu được Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Công nghiêp và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong GDP. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò quan trọng.

- Nắm được những khó khăn, hạn chế trong sự phát triển của vùng.

1

1

Bài 33:

Vùng Đông Nam Bộ

(tt)

- Học sinh hiểu được dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh và đa dạng, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội , góp phần thúc đẩy sản xuất và giải quyết việc lam.

- Hiểu được thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố Biên Hòa,

Vũng Tàu, các vùng kinh tế trọng điểm phía nam có tầm quan

trọng đặc biệt với Đông Nam Bộ và cả nước.

1

2

1

2

VÙNG ĐỒNG BĂNG SCL

Bài 35:

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Xác định được vị trí, giới hạn của vùng trên bản đồ, lược đồ.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và tác động của chúng đối với việc phát triển kinh tế – xã hội

1

1

1

Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tt)

- Trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng. Phân tích lược đồ địa lí kinh tế của vùng và số liệu thống kê để hiểu và trình bày đặc điểm kinh tế của vùng.

- Nêu được tên các trung tâm kinh tế lớn.

- Biết xử lí số liệu, Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người của Đồng bằng sông Cửu Long.

1

2

1

TỔNG

8

6

4

18

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9

NĂM HỌC 2021 – 2022

(THƠI GIAN LÀM BÀI 45 PHÚT KHÔNG KỂ THƠI GIAN GIAO ĐỀ)

TT

NỘI DUNG KIẾN THỨC

ĐƠN VỊ KIẾN THỨC

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

TỔNG ĐIỂM

% TỔNG ĐIỂM

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

VẬN DUNG NC

SỐ CÂU HỎI

THỜI GIAN

SỐ CH

THỜI GIAN

SỐ

CH

THỜI GIAN

SỐ CH

THỜI GIAN

SỐ

CH

THỜI GIAN

TN

TL

1

VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Bài 31:

Vùng Đông Nam Bộ

3

3P

2

13P

4

1

22P

50%

(5Đ)

Bài 32:

Vùng Đông Nam Bộ (tt)

1

1P

1

1P

2

Bài 33:

Vùng Đông Nam Bộ (tt)

1

1P

2

2P

1

1P

4

2

VÙNG ĐỒNG BĂNG SCL

Bài 35:

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

2

2P

1

1P

3

23P

50%

(5Đ)

Bài 36:

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tt)

1

1P

2

2p

1

17P

3

1

TỔNG

8

8P

6

17P

4

20P

16

2

45P

10Đ

TỈ LỆ %

44,4%

33,3%

22,3%

40%

60%

100%

100%

TỈ LỆ CHUNG %

77,7%

22,3%

100%

100%

100%