30 đề thi học sinh giỏi địa lí 9 có đáp án

30 đề thi học sinh giỏi địa lí 9 có đáp án

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa 30 đề thi học sinh giỏi địa lí 9 có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ 1

SỞ GD &ĐT

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP TỈNH

NĂM HỌC :...........

Môn thi: ĐỊA LÝ

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao nhận đề)

Câu 1 (4 điểm)

a) Dựa vào lược đồ dưới đây, hãy xác định từng hướng từ O đến A, B, C, D, E, F, G, H.

H

F

O

A

B

C

D

E

G

b) Hãy giải thích tại sao trên Trái Đất có hiện tượng các mùa luân phiên nhau giữa hai nửa cầu trong một năm?

Câu 2 (3 điểm):

a) Hãy quan sát và đặt tên cho những bức ảnh sau:

b) Những bức ảnh trên nói về vấn đề gì, hậu quả như thế nào? Chúng ta cần làm gì để giảm thiểu những tác hại do các hoạt động đó gây ra?

Câu 3 (3 điểm):

Dựa vào atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy đánh giá nguồn tài nguyên du lịch nước ta và cho biết những giải pháp nào giúp nước ta có thể phát triển mạnh ngành du lịch?

Câu 4 (4 điểm): Dựa vào biểu đồ sau:

Mật độ dân số của một số vùng và cả nước năm 2002

a) Hãy nhận xét về mật độ dân số của đồng bằng sông Hồng so với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và cả nước năm 2002.

b) Mật độ dân số ở đồng bằng sông Hồng có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội?

Câu 5 (6 điểm): Cho bảng số liệu dưới đây:

Cơ cấu GDP nước ta thời kỳ 1991-2002 (Đơn vị: %)

1991

1995

1997

1999

2001

2002

Nông - lâm - ngư nghiệp

40,5

27,2

25,8

25,4

23,3

23,0

Công nghiệp - xây dựng

23,8

28,8

32,1

34,5

38,1

38,5

Dịch vụ

35,7

44,0

42,1

40,1

38,6

38,5

a/ Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP nước ta thời kỳ 1991-2002.

b/ Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo các khu vực kinh tế nước ta thời kỳ trên.

---Hết---

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS

Năm học 2018 - 2019

Môn: Địa lý

Nội dung

Điểm

Câu 1 (4 điểm)

a) * Hướng từ O đến E, H, G, C

Từ O đến E: hướng Bắc

Từ O đến H: hướng Nam

Từ O đến G: hướng Đông

Từ O đến C: hướng Tây

* Hướng từ O đến A, B, D, F

Từ O đến A: hướng Nam - Tây Nam

Từ O đến B: hướng Tây - Tây Nam

Từ O đến G: hướng Tây Bắc

Từ O đến C: hướng Đông - Đông Bắc

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

b) Khi chuyển động trên quĩ đạo, trục của Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía Mặt Trời nên sinh ra các mùa.

Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu sáng lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn thì nửa cầu đó là mùa nóng;

Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu sáng nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt hơn thì nửa cầu đó là mùa lạnh.

1,0

0,5

0,5

Câu 2 (3 điểm)

a) Tên gọi của các hình:

H1: Khói bụi, khí thải của nhà máy sản xuất công nghiệp

H2: Bụi, khí thải của các phương tiện giao thông

H3: Khí thải của các nhà máy điện nguyên tử

H4: Khói của các công trình khai thác dầu khí.

0,25

0,25

0,25

0,25

b) Những bức ảnh trên nói về hiện tượng ô nhiễm không khí do các hoạt động của con người gây ra.

Hậu quả: Bầu không khí bị ô nhiễm, tăng hiệu ứng nhà kính, mưa axit, thủng tầng ôdôn, băng ở hai cực tan chảy, mực nước các đại dương dâng cao; khí thải của các nhà máy điện nguyên tử gây các hậu quả cho sức khoẻ con người...

* Giải pháp: Các nước công nghiệp phát triển ký Nghị định thư Ki-ô-tô cam kết giảm thiểu lượng khí thải công nghiệp, hạn chế các phương tiện giao thông gây nhiều khói bụi, bảm đảm an toàn các nhà máy điện nguyên tử...

Nghiên cứu tìm ra các nguồn năng lượng mới thay thế các năng lượng truyền thống để giảm bớt lượng khí thải có hại cho môi trường.

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 3 (3 điểm)

a) Đánh giá nguồn tài nguyên du lịch nước ta

- Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh thiên nhiên, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt…

- Tài nguyên du lịch nhân văn: công trình kiến trúc, lễ hội truyền thống, di tích văn hoá, lịch sử…

- Một số thắng cảnh thiên nhiên và di sản văn hoá đã được công nhận di sản của thế giới (Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế).

- Hiện nay việc khai thác tiềm năng du lịch chưa cao do thiếu đầu tư, việc bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái chưa được chú trọng.

0,5

0,5

0,5

0,5

b) Các giải pháp để phát triển ngành du lịch

- Tăng cường quảng bá thông tin, tạo những sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo;

- Quy hoạch và bảo vệ tài nguyên du lịch gắn với bảo vệ môi trường;

- Tôn tạo, bảo vệ di tích văn hoá lịch sử;

- Đào tạo nhân lực cho du lịch, đầu tư cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, các dịch vụ du lịch.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 4 (4 điểm)

a) Nhận xét: Mật độ dân số ở đồng bằng sông Hồng rất cao so với mật độ trung bình cả nước và với một số vùng khác như Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Cụ thể: cao gấp 4,9 lần so với mật độ trung bình cả nước, gấp 10,3 lần Trung du và miền núi Bắc Bộ, gấp 14,6 lần Tây Nguyên.

1,0

1,0

b) Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, có điều kiện phát triển sản xuất tập trung.

Khó khăn: Bình quân đất nông nghiệp/đầu người thấp, nhu cầu rất lớn về lương thực, thực phẩm, nhà ở, việc làm, giáo dục, văn hoá, y tế... gây sức ép lên sự phát triển kinh tế - xã hội.

1,0

1,00.

Câu 5 (6 điểm)

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP nước ta thời kỳ 1991-2002.

* Chọn biểu đồ: Biểu đồ miền.

(Nếu chọn dạng biểu đồ khác mà vẽ đúng thì chỉ cho ½ số điểm vẽ biểu đồ).

Yêu cầu:

- Trục hoành chia đúng tỷ lệ về thời gian, trục tung chia đúng tỷ lệ %.

- Xác định đúng các điểm toạ độ; nối các điểm toạ độ chính xác.

- Biểu đồ có đủ tên, ký hiệu và chú giải.

- Biểu đồ đảm bảo tính thẩm mỹ, tính khoa học và tính chính xác.

(Thiếu hoặc sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm)

2,0

b) Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo các khu vực kinh tế ở nước ta dựa vào biểu đồ đã vẽ.

* Nhận xét:

- Cơ cấu GDP nước ta thời kỳ 1991-2002 có sự chuyển dịch khá rõ nét.

- Tỷ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP giảm mạnh. Năm 1991 chiếm 40,5% đến năm 2002 chỉ còn 23,0% giảm 17,5%.

- Tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng tăng nhanh. Năm 1991 chỉ chiếm 23,8% đến năm 2002 lên đến 38,5% tăng 14,7%.

- Tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm tỉ lệ cao nhưng chưa ổn định.

* Giải thích:

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là do xu thế chung của thời đại và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

- Thành tựu của công cuộc đổi mới kinh tế xã hội ở nước ta.

0,5

0,5

0,5

0,5

1,0

1,0

Tổng cộng

20,0

ĐỀ 2

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN

Năm học 2018-2019 Môn thi: ĐỊA LÝ

Thời gian:150 phút (không kể phát đề)

------------------Đề thi gồm có 02 trang------------------

* Câu 1 (4điểm):

Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển ngành thủy sản ở nước ta.

* Câu 2 (3.5điểm):

Nêu và giải thích điều kiện phát triển và phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?

* Câu 3 (3.5điểm):

Đặc điểm và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

* Câu 4 (4điểm):

Bảng 2: Một số tiêu chí về sản xuất lúa ở nước ta, thời kỳ 1980 –2005

Năm

Tiêu chí

1980

1990

2005

Diện tích (ngàn ha)

5600

6043

7329

Năng suất lúa cả năm (tạ/ha)

20,8

31,8

48,9

Sản lượng lúa cả năm (triệu tấn)

11,6

19,2

35,8

Sản lượng lúa bình quân (kg/người)

217

291

431

a) Dựa vào bảng 2 và kiến thức đã học, phân tích các thành tựu trong sản xuất lúa của nước ta, thời kỳ1980-2005.

b) Nêu các vùng sản xuất lúa quan trọng của nướcta.

* Câu 5 (5 điểm):

Bảng 2: Tỉ suất sinh, tử và tăng tự nhiên dân số tỉnh Bến Tre (%)

199

5

199

6

199

7

199

8

199

9

200

0

200

1

200

3

2005

Tỉ suất sinh

20.5

19.5

18.5

16.4

15.7

15.5

14.7

15.5

15.2

Tỉ suất tử

5.7

5.7

5.6

5.5

5.3

5.1

5.0

4.6

5.4

Tỉ suất tăng tự nhiên

14.8

13.8

12.9

10.9

10.4

10.4

9.7

10.9

9.8

a) Dựa vào bảng 2, vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ suất sinh, tửvà

tăng

tự nhiên dân số tỉnh Bến Tre, thời kỳ 1995-2005.

b) Nhận xét tình hình tăng dân số ở tỉnh BếnTre.

-------------------Hết--------------------

PHÒNG GD&ĐT ……..

HƯỚNG DẪN CHẤM

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN

ĐỀCHÍNHTHỨC Nămhọc:……

Môn thi: ĐỊA LÝ

Câu 1 (4 điểm):

Điểm

* Thuậnlợi:

Đối với ngành khai thác thủy sản:

+ Khai thác thủy sản nước ngọt trong các sông, suối, ao, hồ.

+ Khai thác hải sản (nước lợ, nước mặn): Nước ta có nhiều bãi tôm, bãi cá.

Đặc biệt là có bốn ngư trường trọng điểm:

 Ngư trường Cà Mau – KiênGiang.

 Ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – VũngTàu.

 Ngư trường Hải Phòng - QuảngNinh.

 Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo TrườngSa.

Đối với ngành nuôi trồng thủy sản:

+ Nước ta có các bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn: thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước lợ.

+ Các vùng biển ven các đảo, vũng vịnh: thuận lợi nuôi thủy sản nướcmặn.

+ Nước ta có nhiều sông suối, ao hồ có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.

* Khó khăn:

- Biển động trong mùa mưabão.

- Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản bị suy giảm ở nhiềuvùng.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn đầutư,...

0,5

0,5

1.0

1.25

0.75

Câu 2 (3.5 điểm):

Điểm

Học sinh nêu được:

* CN chế biến lương thực thực phẩm bao gồm:

+ Các ngành chế biến sản phẩm trồng trọt ( xay xát gạo, chế biến cà phê, cao su, sản xuất đường, bia, rượu...).

+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi ( thịt, sữa...), thực phẩm đông lạnh, đồ hộp...

+ Chế biến thuỷ sản ( làm nước mắm, sấy khô...)

Đây là ngành CN chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.

*Côngnghiệpchếbiếnlươngthựcthựcphẩmcóđiềukiệnpháttriểnlà

do:

+ Có nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú tại chỗ, như: Lúa gạo, cà phê, cao su, cá thịt, mía...

+ Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.

+ Thị trường mở rộng...

2.0

1,5

Câu 3 (3.5 điểm):

Điểm

* Đặc điểm:

- Gồm các tỉnh và thành phô: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây, Bắc Ninh, VĩnhPhúc.

- Cơcấukinhtếđadạng,baogồm:cơkhí,hoáchất,chếbiếnthuỷsản,trồngcây

0.5

lương thực; dịch vụ vận tải, du lịch…

1.0

- Trung tâm kinh tế lớn và quan trọng nhất: Thủ đô Hà Nội, TP Hải Phòng.

* Ý nghĩa của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:

0.5

- Về kinh tế: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả vùng; đồng thời làm chuyển

0.75

dịch cơ cấu kinh tế các vùng Bắc Trung Bộ và Miền núi trung du Bắc Bộ.

- Về xã hội: tạo thêm việc làm; nâng cao mức sống cho ngưòi dân, phân bố lại dân

0.75

cư trong vùng.

Câu 4 (4 điểm):

Điểm

a) Phân tích các thành tựu:

- Phân tích sự gia tăng diện tích, năng suất, sản lượng, sản lượng bình quân đầu người qua các năm (có số liệu cụthể)

- Nguyên nhân chủ yếu: áp dụng giống mới, thay đổi cơ cấu mùavụ.

- Kết luận: Lúa là cây lương thực chính; sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn để xuấtkhẩu.

b) Các vùng sản xuất lúa quan trọng:

- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất: ĐBSCL vàĐBSH.

- Các đồng bằng ven biển miềnTrung.

1.5

0.5

1.0

0.5

0.5

Câu 5 (5 điểm):

Điểm

a) Vẽ biểu đồ:

- Hình thức: 3 đường biểu diễn (đồ thị), mỗi đường thể hiện 1 chỉsố

- Nội dung : Thể hiện đủ số liệu, đúng tỉ lệ; kí hiệu và chú thích phù hợp

- Trìnhbày:sạchsẽ,cóthẩmmỹ

b) Nhậnxét:

- Tỉ suất sinh giảm nhanh, tỉ suất tử thấp và ổn định Tỉ suất tăng tự nhiêngiảm.

- Nguyên nhân của tình hình trên: thực hiện chính sách dân số (KHHGĐ) có hiệu quả, công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ có tiếnbộ.

2.0

0.5

1.0

0.5

1.0

* Lưuý: Để đạtđượcđiểmtốiđacủatừngcâu,từngý,bàilàmphảicólậpluận,diễnđạtrõ

ràng, chính xác, có số liệu dẫn chứng, minh họa cụ thể, hợp lý.

Giám khảo được vận dụng, thống nhất cho điểm chi tiết trong từng ý, nhưng không được lệch với số điểm quy định của mỗi câu.

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (3 điểm) Trình bày sự chuyển động tự quay quanh trục của trái đất. Nêu khái quát các hệ quả của sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất.

Câu 2: (3 điểm) Dựa vào atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học cho biết nước ta chịu tác động của những loại gió nào. Trình bày khái quát cơ chế hoạt động và ảnh hưởng của các loại gió đó đến lãnh thổ nước ta.

Câu 3: (4 điểm) Nêu các đặc điểm chủ yếu của lao động nước ta. Vì sao lao động nước ta hoạt động chủ yếu trong ngành nông nghiệp và đang có xu hướng chuyển dịch sang hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ?

Câu 4: (5 điểm) Cho bảng số liệu sau:

Tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp của nước ta giai đoạn 2000 – 2012

Năm

Điện (tỉ kmh)

Than (triệu tấn)

Phân hóa học (nghìn tấn)

2000

26,7

11,6

1210,0

2004

46,2

27,3

1714,0

2006

57,9

38,8

2182,6

2009

80,6

44,1

2360,0

2012

115,0

42,4

2861,4

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện chỉ số tăng trưởng của một số sản phẩm công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 – 2012.

b) Dựa vào biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích tình hình sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp giai đoạn trên.

Câu 5: (5 điểm) Dựa vào atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy.

a) Trình bày đặc điểm dân cư – xã hội của vùng Đồng bằng Sông Hồng.

b) Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở vùng này.

Đáp án đề 3

Câu 1: (3 điểm)

Sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất.

 Hướng quay: từ Tây – Đông 0,5 đ

 Thời gian: 24 giờ (1 ngày đêm) 0,5 đ

 Vận tốc: lớn nhất ở xích đạo (464 m/giây) giảm về 2 cực 0,5 đ

Các hệ quả.

 Sự luân phiên ngày đêm 0,5 đ

 Chuyển động biểu kiến của các thiên thể 0,25 đ

 Gió trên Trái đất và đường chuyển ngày q.tế 0,5 đ

 Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể 0,25 đ

Câu 2: (3 điểm)

Nước ta nằm trong phạm vi chịu tác động của gió mùa Châu Á và của gió tin phong bán cầu Bắc.

* Hoạt động và ảnh hưởng của gió mùa.

Gió mùa mùa đông (gió mùa Đông Bắc)

 Nêu được nguồn gốc, hướng gió, ảnh hưởng... 0,25 đ

 Thời tiết đầu mùa đông... 0,25 đ

 Thời tiết cuối mùa đông... 0,25 đ

 Miền Nam: không chịu ảnh hưởng. 0,25 đ

Gió mùa mùa hạ (gió mùa Tây Nam)

 Nêu được nguồn gốc xuất phát... 0,5 đ

 Tính chất... 0,25 đ

 Hệ quả 0,25 đ

* Hoạt động và ảnh hưởng của gió Tín phong.

 Nêu được hướng thổi, thời gian (thổi quanh năm) 0,5 đ

 Ảnh hưởng: gây nên mùa khô sâu sắc cho Tây nguyên và Đông Nam Bộ... 0,5 đ

Câu 3: (4 điểm)

* Đặc điểm:

 Nguồn lao động dồi dào (dẫn chính). Mỗi năm được bổ sung khoảng 1 triệu LĐ 1 đ

 LĐ có kinh nghiệm... 0,5 đ

 Cần cù, chịu khó... 0,5 đ

 LĐ còn hạn chế... 0,25 đ

 Phân bố... 0,25 đ

* Giải thích:

 Do nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa... 1 đ

 Vì nước đông dân, lao động hạn chế về trình độ... 0,5 đ

Câu 4: (5 điểm)

* Xử lý số liệu: (đơn vị %) (1đ)

Năm

Điện

Than

Phân hóa học

2000

100,0

100,0

100,0

2004

173,0

235,3

141,7

2006

216,9

334,5

180,4

2009

301,9

380,2

195,0

2012

430,7

365,5

236,5

* Vẽ biểu đồ:

 Vẽ biểu đồ đường (Biểu khác không cho điểm)

 Vẽ đúng, đẹp có chú thích, tên biểu đồ 2 đ

* Nhận xét – giải thích:

 Nhìn chung các sản phẩm đều tăng, mức tăng khác nhau. 1đ

 Mức tăng của tính sản phẩm.

* Giải thích:

Giải thích từng sản phẩm tăng do nguyên nhân gì. 1đ

Câu 5: (5 điểm)

1) Đặc điểm dân cư – xã hội của vùng ĐBSH

 Dân cư đông đúc, mật độ dân số cao (dẫn chính) 0,5 đ

 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp (dẫn chứng) 0,5 đ

 Trình độ phát triển dân cư – xã hội cao 0,5 đ

 Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện 0,5 đ

 Hệ thống đê điều là nét văn hóa độc đáo 0,25 đ

 Có nhiều đô thị hình thành từ lâu đời (dẫn chứng) 0,25 đ

 Khó khăn: sức ép dân số... 0,5 đ

b)

 Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế 0,5 đ

 Đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ 0,5 đ

 Giải quyết tốt việc làm... 0,5

 GDP; GDP bình quân đầu người tăng nhanh 0,25 đ

 Đảm bảo vấn đề phát triển bền vững 0,25 đ

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (2,0 điểm): Nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo thì có sự thay đổi các mùa như hiện nay không? Khi đó thì khí hậu ở các vành đai nhiệt sẽ thay đổi như thế nào?

Câu 2 (6,0 điểm): Dựa vào những kiến thức đã học, hãy:

a.Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều?

b.Giải thích nguyên nhân sự phân bố dân cư không đều?

c. Sự phân bố dân cư không đều có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta? Nêu biện pháp?

Câu 3 (6,0 điểm): Điều kiện Tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế xã hội?

Câu 4 (3,0 điểm): Cho bảng số liệu sau:

Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Đơn vị: kg/người)

Năm

1995

1996

2000

2005

Cả nước

363,1

329,6

444,9

475,8

Đồng bằng sông Hồng

330,9

362,4

403,1

362,2

Đồng bằng sông Cửu Long

831,6

876,8

1025,1

1124,9

1. Vẽ biểu đồ so sánh bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm nói trên.

2. 2. Nhận xét và giải thích.

Câu 5 (3,0 điểm) Em hãy cho biết những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với ngành giao thông vận tải nước ta?

Đáp án đề 4

Câu 1 (2 điểm):

Nếu trục Trái Đất thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo thì góc chiếu từ Mặt Trời đến từng vùng trên Trái Đất (trong một năm) không thay đổi, do đó sẽ không có các mùa khác nhau nữa mà lượng nhiệt sẽ giảm đều về xích đạo và 2 cực.

 Vùng nhiệt đới: Khí hậu không thay đổi gì nhiều so với hiện nay (nóng quanh năm).

 Vùng ôn đới: Quanh năm có khí hậu như mùa xuân, ngày và đêm lúc nào cũng bằng nhau.

 Vùng cực: Quanh năm có ánh sáng và khí hậu bớt khắc nghiệt hơn hiện nay.

Câu 2 (6 điểm): Dựa vào những kiến thức đã học, hãy:

a. Chứng minh dân cư nước ta phân bố không đều: (1đ)

 Không đều giữa các vùng đồng bằng, ven biển với vùng núi và cao nguyên (dẫn chứng).

 Phân bố không đều giữa các đồng bằng (dẫn chứng).

 Không đều trong nội bộ các vùng dân cư (dẫn chứng).

b. Nguyên nhân sự phân bố dân cư không đều: (1đ)

 Do điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

 Do điều kiện kinh tế - xã hội.

 Do lịch sử khai thác lãnh thổ.

c. Ảnh hưởng của sự phân bố dân cư không đều đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta Sự phân bố dân cư không đều sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng. (1đ)

(HS lấy VD cụ thể).

* Biện pháp:

 Phân bố lại dân cư trong phạm vi cả nước, trong từng vùng.

 Thực hiện tốt chính sách dân số - KHHGĐ.

 Phát triển kinh tế - xã hội tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

 Phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi.

 Hạn chế nạn di dân tự do.

 Hợp tác quốc tế về xuất khẩu lao động

Câu 3 (6 điểm):

* Điều kiện Tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi: (4đ)

 Về vị trí địa lí là dải đất hẹp ngang, là cầu nối Bắc Bộ với các vùng phía nam, là cửa ngõ hướng ra biển đông của các nước tiểu vùng sông Meekông ở phía tây để phát triển kinh tế - xã hội.

 Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên rừng khá lớn nhất là ở phía bắc dãy Hoàng Sơn, có một số khoáng sản trữ lượng khá thuận lợi cho các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, chế biên lâm sản phát triển, bờ biển dài và có nhiều bãi biển đẹp, vườn quốc gia, hang động. Phát triển du lịch; nhiều bãi tôm, cá, phát triển ngành thủy sản.

* Những khó khăn ở Bắc Trung Bộ: (2đ)

Thời tiết, khí hậu có nhiều thiên tai như lũ lụt hạn hán, gió bão, đất xấu, bạc màu...ảnh hưởng lớn thế đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng, đến giao thông vận tải.

Câu 4 (3 điểm): Vẽ biểu đồ (1đ)

Biểu đồ phải đảm bảo các yêu cầu:

 Đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ.

 Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên, thì trừ đi 0,25 điểm

Nhận xét và giải thích

a. Nhận xét (1đ)

Bình quân lương thực theo đầu người có sự khác nhau giữa các vùng

 ĐB sông Cửu Long so với cả nước và ĐB sông Hồng có mức bình quân lương thực theo đầu người cao nhất (d/c)

 ĐB sông Hồng thấp hơn mức bình quân của cả nước (d/c)

Bình quân lương thực theo đầu người của ĐB sông Cửu Long và cả nước liên tục tăng (d/c), ĐB sông Hồng còn biến động (d/c)

Tốc độ tăng có sự khác nhau

 ĐB sông Cửu Long có mức tăng nhanh hơn (1,35 lần) so với mức tăng trung bình của cả nước (1,31 lần)

 ĐB sông Hồng chỉ tăng 1,09 lần, thấp hơn mức tăng trung bình cả nước.

b. Giải thích (1đ)

 Sản lượng bình quân lương thực tăng là do sản lượng lương thực tăng nhanh (chủ yếu là do tăng năng suất, mở rộng diện tích)

 ĐB sông Cửu Long có bình quân lương thực theo đầu người cao nhất và tăng nhanh nhất là do vùng có nhiều điều kiện để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, đây là vùng trọng điểm lương thực lớn nhất nước ta, mật độ dân số còn thấp

 ĐB sông Hồng có bình quân lương thực thấp hơn mức bình quân cả nước và tăng chậm là do vùng ít có khả năng mở rộng diện tích canh tác, nguy cơ bị thu hẹp do quá trình CNH và ĐTH, đây là vùng có dân số quá đông

Câu 5 (3,0 điểm)

* Thuận lợi (1,0đ)

 Nước ta nằm trong vùng Đông Nam Á và giáp biển có thuận lợi về giao thông đường biển trong nước và các nước trên thế giới.

 Phần đất liền địa thế nước ta kéo dài theo hướng Bắc - Nam, có dải đồng bằng gần như liên tục ven biển và bờ biển dài 3260km nên giao thông giữa các miền Bắc, Trung, Nam khá dễ dàng.

* Khó khăn (1,0đ)

 Hình thể nước ta hẹp ở miền Trung và có nhiều đổi núi, cao nguyên chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam làm cho việc giao thông theo hướng Đông - Tây có phần trở ngại.

 Sông ngòi nước ta dày đặc, khí hậu nhiều mưa bão, lũ lụt nên việc xây dựng và bảo vệ đường xá, cầu cống đòi hỏi tốn kém nhiều công sức và tiền của.

 Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thấp, vốn đầu tư ít, phương tiện máy móc phải nhập từ nước ngoài tốn nhiều ngoại tệ

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (3 điểm) Một máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6 giờ ngày 20/11/2015 đến Luân Đôn sau 12 giờ bay, máy bay hạ cánh. Tính giờ máy bay hạ cánh tại Luân Đôn thì tương ứng là mấy giờ ngày nào tại các địa điểm sau: Tokyo kinh độ 135oĐ; Niu Đê-li kinh độ 750oĐ, Xít-ni kinh độ 150oĐ, Oa-sinh-tơn kinh độ 75oT, Lốt An-giơ-let kinh độ 120oT.

Câu 2: (3 điểm) Dựa vào át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:

a, Nêu ý nghĩa kinh tế của sông ngòi Việt Nam.

b, Chứng minh rằng: các nhân tố địa hình, khí hậu đã tạo nên đặc điểm sông ngòi nước ta.

Câu 3: (4 điểm) Nguồn lao động nước ta có những thế mạnh gì? Tại sao việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay? Nêu biện pháp giải quyết?

Câu 4: (5 điểm) Dựa vào số liệu sau:

1990

1995

1998

2000

2002

2005

2007

Nông - Lâm - Ngư nghiệp

38,7

27,2

25,8

24,5

23,0

21,0

20,3

Công nghiệp - Xây dựng

22,7

28,8

32,5

36,7

38,5

41,0

41,5

Dịch vụ

38,6

44,0

41,7

38,8

38,5

38,0

38,2

Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cầu thu nhập của nước ta thời kỳ 1990 – 2002. Nêu nhận xét và giải thích.

Câu 5 (5 điểm) Cho bảng số liệu:

Diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2006 (Đơn vị: nghìn ha)

Vùng

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Tây Nguyên

Diện tích cây công nghiệp lâu năm

19

634,4

Trong đó

Cà phê

3,3

445,4

Chè

8,0

27,0

Cao su

109,4

Cây khác

7,7

52,5

a, Hãy so sánh sự giống và khác khau về quy mô, cơ cấu diện tích cây công nghiệp của hai vùng chuyên canh cây công nghiệp trên.

b, Giải thích sự giống và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp của hai vùng.

Đáp án đề 5

Câu 1:

 Sân bay Tân Sơn Nhất (VN): múi giờ thứ 7 (0,25đ)

 Luân Đôn múi giờ gốc: 0 (0,25đ)

 Sau 12 giờ máy bay hạ cánh khi đó ở Việt Nam là 6 + 12 = 18 giờ, ngày 20/11/2015, khí đó Luân Đôn là: 18 – 7 = 11 giờ ngày 20/11/2015 (0,5đ)

Luân Đôn

Tokyo

Niu-đê-li

Xít-ni

Oa-sinh-tơn

Lốt An-giơ-let

Múi giờ

0

9

5

10

19

16

Giờ

11

20

16

21

6

3

Ngày

20/11/2015

20/11/2015

20/11/2015

20/11/2015

20/11/2015

20/11/2015

Câu 2:

a. Ý nghĩa kinh tế của sông ngòi Việt Nam:

 Phục vụ nguồn nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp

 Cung cấp nước cho sản xuất công ngiệp, thủy năng cho ngành thủy điện. (0,5đ)

 Phục vụ giao thông đường thủy nội địa. (0,5đ)

 Cung cấp nước cho sinh hoạt

b) * Các nhân tố địa hình, khí hậu đã tạo nên đặc điểm sông ngòi nước ta: (1,0đ)

Địa hình:

 Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính TB – ĐN và vòng cung (sông Hồng, sông Đà, Sông Mã, sông Gâm.....)

 Sông ngòi chảy ở vùng đồng bằng lòng sông rộng, dòng sông uốn khúc quanh co.

 Duyên hải miền Trung địa hình hẹp ngang, song ngòi ngắn và dốc.

* Khí hậu: (1,0đ)

 Khí hậu nhiệt đới ẩm tạo cho nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp.

 Sông ngòi có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

 Mưa nhiều, mưa tập trung theo mùa, địa hình dốc, xói mòn rửa trôi mạnh làm cho sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn.

Câu 3:

* Nguồn lao động nước ta có những thế mạnh gì:

 Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người (51,2% tổng số dân). (0,25đ)

 Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động. (0,25đ)

 Lao động cần cù, sáng tạo có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ. (0,25đ)

 Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu phát triển trong văn hóa, giáo dục và y tế.( 0,25đ)

* Việc làm làm vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay:

 Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay: nguồn lao động nước ta dồi dào mỗi năm tăng 1 triệu lao động trong khí nền kinh tế chưa phát triển (0,75đ)

 Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn gay gắt thể hiện năm 2003: (025đ)

Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 6%

Tỉ lệ thời gian làm việc ở nông thôn là 77,7%

* Hướng giải quyết:

Hướng chung: (1,0đ)

 Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. Chuyển từ đồng bằng sông Hồng, duyên hảI miền Trung đến Tây Bắc và Tây Nguyên.

 Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

 Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hoạt động dạy nghề.

 Lập các trung tâm giới thiệu việc làm, đẩy mạnh hướng nghiệp ở trường phổ thông.

Xuất khẩu lao động

Nông thôn: (0,25đ)

 Đẩy mạnh công tác kế hoạch háo gia đình.

 Đa dạng hoá các loại hình hoạt động kinh tế ở nông thôn.

Thành thị: (0,25đ)

 Mở rộng các trung tâm công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp mới.

 Phát triển các hoạt động dịch vụ. Chú ý các hoạt động công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút lao động.

Câu 4:

Vẽ biểu đồ: (2,5đ)

Dạng biểu đồ miền

Yêu cầu:

 Đẹp, chính xác.

 Có tên biểu đồ, có chú giải và ghi các số liệu cần thiết.

* Nhận xét:

 Tỉ trọng khu vực nông – lâm- ngư nghiệp giảm (dẫn chứng) (0,5đ)

 Tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng tăng nhanh (dẫn chứng) (0,5đ)

 Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn chưa ổn định (dẫn chứng) (0,5đ)

* Giải thích: Sự tăng, giảm tỉ trọng trong các khu vực kinh tế là phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất của đất nước ta và xu thế phát triển chung của thế giới. (1,0đ)

Câu 5:

a/ So sánh:

* Giống nhau:

 Đều trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu. (0,5đ)

 Có cơ cấu cây công nghiệp đa dạng gồm cây công nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt.(0,5đ)

* Khác nhau:

 Quy mô: Tây Nguyên là vùng chuyên canh quy mô lớn hơn Trung du và miền núi Bắc Bộ (dẫn chứng) (0,5đ)

 Cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên đa dạng hơn (dẫn chứng), cà phê là cây công nghiệp quan trọng nhất: Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là cây công nghiệp cận nhiệt đới, chè là cây công nghiệp quan trọng nhất. (0,5đ)

b/ Giải thích:

Giống nhau:

 Cả hai vùng đều thuộc miền núi, cao nguyên, đất đai rộng lớn nhưng địa hình khó giữ nước nên không thích hợp để trồng lúa. Đất đai chủ yếu là đất Feralit hoặc đát Badan chỉ thích hợp cho trồng cây công nghiệp. (0,5đ)

 Dân cư thưa nhưng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trồng cây công nghiệp. (0,5đ)

 Do ảnh hưởng của độ cao địa hình nên Tây Nguyên cũng trồng được chè giống như ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. (0,5đ)

Khác nhau:

 Về quy mô: Do Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình bằng phẳng, đất badan màu mỡ,..) cho tổ chức sản xuất với quy mô lớn. Còn Trung du và miền núi Bắc Bộ địa hình chia cắt mạnh, đất dốc khó khăn cho quy hoạch vùng chuyên canh. (0,5đ)

 Về cơ cấu:

Tây Nguyên có đất đỏ Badan thích hợp cho cây cà phê, khí hậu cận nhiệt xích đạo phân hoá theo độ cao địa hình, nên trồng cả cây nhiệt đới và cận nhiệt; (0,5đ)

Trung du và miền núi Bắc Bộ khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp cho cây cận nhiệt đới, đặc biệt là chè (0,5đ)./.

ĐỀ SỐ 6

Câu 1: (3 điểm) Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không chuyển động quanh trục thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra trên Trái Đất?

Câu 2: (3 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam chứng minh rằng khí hậu nước ta rất đa dạng và thất thường.

Câu 3: (4 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau:

Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi (đơn vị:%)

Nhóm tuổi

1979

1989

1999

2002

0-14

42,5

39,9

33,2

30,2

15-59

50,4

52,9

58,7

61,0

>= 60

7,1

7,2

8,1

8,7

a) Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta theo nhóm tuổi thời kì trên.

b) Tình hình thay đổi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi đang đặt ra vấn đề gì cần quan tâm?

Câu 4: (5 điểm)

Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế (giai đoạn 1990 - 2007)

1990

1993

1995

1999

2002

2005

2007

Tổng số

100

100

100

100

100

100

100

Nông - lâm - ngư

38,7

29,9

27,2

25,4

23

21

20,3

Công nghiệp - XD

22,7

28,9

28,8

34,5

38,5

41

41,5

Dịch vụ

38,6

41,2

44,0

40,1

38,5

38

38,2

a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1990 - 2007

b) Qua biểu đồ đó rút ra nhận xét? Sự thay đổi tỉ trọng của 3 nhóm ngành trên phản ánh điều gì?

Câu 5: (5 điểm) Nhờ điều kiện thuận lợi gì mà cây chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?

Đáp án đề 6

Câu 1:

 Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không chuyển động quanh trục thì lúc đó trên trái đất vẫn có ngày đêm. (0,5đ)

 Nhưng một năm chỉ có một ngày đêm. Ngày sẽ dài 6 tháng và đêm cũng dài 6 tháng đối với tất cả mọi nơi trên Trái Đất.

 Ban ngày (dài 6 tháng), mặt đất sẽ tích một lượng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội. (0,5đ)

 Trong khi đó ban đêm (dài 6 tháng) mặt đất lại tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn, làm cho nhiệt độ hạ xuống hết sự thấp. (0,5đ)

 Trong điều kiện nhiệt độ chênh lệch như vậy, sự sống trên bề mặt Trái Đất như hiện nay không thể tồn tại được. (0,5đ)

 Ngoài ra, sự chênh lệch về nhiệt độ cũng gây ra một sự chênh lệch rất lớn về khí áp giữa hai nửa cầu ngày và đêm, dẫn tới việc hình thành những luồng gió mạnh không sao tưởng tượng nổi trên bề mặt Trái Đất. (0,5đ)

Câu 2: * Khí hậu nước ta rất đa dạng.

Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng không thuần nhất trên cả nước mà phân hóa theo không gian, thời gian và theo mùa: (0,25đ)

Phân hóa theo không gian.

 Miền khí hậu phía Bắc. Từ vĩ tuyến 16 trở ra, có mùa đông lạnh, khô hanh, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. (0,5đ)

 Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông. (0,5đ)

 Miền khí hậu phía Nam: Bao gồm phần Tây Nguyên và Nam Bộ. Có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc. (0,5đ)

 Miền khí hậu biển Đông: Bao gồm biển Đông Việt Nam có khí hậu nhiệt đới hải dương. (0,25đ)

Ngoài ra khí hậu còn phân hóa theo mùa và theo độ cao.

* Khí hậu nước ta còn mang tính thất thường:

 Thể hiện có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nhiều bão, có năm ít bão, có năm mưa lớn, có năm khô hạn.... (0,75đ)

 Ngoài ra hiện tượng nhiễu loạn thời tiết như En Nino và La Nina cũng làm tăng tính thất thường của khí hậu nước ta. (0,25đ)

Câu 3: a) Nhận xét và giải thích sư thay đổi cơ cấu dân số nước ta theo nhóm tuổi thời kì 1979 - 2002

Nhận xét:

 Nhóm tuổi 0-14 có xu hướng giảm từ 42,5% năm 1979 xuống 30,3% năm 2002 (0,5đ)

 Nhóm tuổi từ 15-59 tăng trên 10% từ 50,4% năm 1979 lên 61% năm 2002. Nhóm tuổi này chiếm tỉ lệ cao (0,5đ)

 Nhóm tuổi trên 60 chiếm tỉ lệ thấp và cũng có xu hướng tăng từ 7,1% năm 1979 đến 8.7% năm 2002 (0,5đ)

Giải thích:

 Nhóm tuổi 0-14 giảm do thưc hiện tốt chính sách dân số... (0,5đ)

 Nhóm tuổi 15-59 tăng do sư trưởng thành của nhóm tuổi từ 0-14 tuổi (0,5đ)

 Nhóm tuổi trên 60 tuổi tăng do tình hình kinh tế, y tế phát triển (0,5đ)

b) Tình hình thay đổi cơ cấu đặt ra những vấn đề sau:

 Vấn đề cấp bách về văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho người lao động... (0,5đ)

 Vấn có sư quan tâm đến người cao tuổi... (0,5đ)

Câu 4: a, Vẽ biểu đồ miền, tỉ lệ chính xác có chú giải (2,0đ)

b, Tỉ trọng nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp liên tục giảm từ 38,7% (1990) xuống còn 20,3% (2007) α chứng tỏ Việt Nam đang từng bước từ 1 nước nông nghiệp→ nước công nghiệp

 Tỉ trọng nhóm ngành CN - XD tăng nhanh nhất: từ 22,7% (1990) →41,5% (2007) α chứng tỏ quá trình công nghiệp hóa đã và đang đạt được những thành tựu nhất định. (1,0đ)

 Tỉ trọng nhóm ngành dịch vụ tăng, nhưng chưa ổn định vì phụ thuộc vào tình hình chính trị các nước trong khu vực và trên thế giới (1,0đ)

Câu 5: Trung du và miền núi Bắc Bộ có rất nhiều thuận lợi để trồng chè:

 Diện tích trồng chè chiếm 68,8% diện tích chè cả nước, chiếm 62,1% sản lượng chè cả nước. (0,5đ)

 Có nhiều thương hiệu chè nổi tiếng như chè Mộc Châu, chè Tuyết, chè Tân Cương (Thái Nguyên), chè San (Hà Giang)... (0,5đ)

 Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho cây chè (Khí hậu cận nhiệt). (0,5đ)

 Đất feralit diện tích rộng. (0,5đ)

 Sinh vật: có nhiều chè như chè san, chè đắng, chè tuyết.... (0,5đ)

 Dân cư: có nhiều kinh nghiệm trồng và thu hoạch chế biến chè. (0,5đ)

 Cơ sở vật chất-kĩ thuật phục vụ chế biến chè ngày càng hiện đại. (0,5đ)

 Nhà nước quan tâm khuyến khích trồng chè đặc biệt là khuyến khích đồng bào dân tộc ít người nhằm tạo nguồn thu nhập. (0,5đ)

 Thị trường tiêu thụ rộng lớn:

Trong nước: là thức uống truyền thống (0,5đ)

Thế giới: chè là thức uống ưa chuộng của nhiều nước như Nhật Bản, các nước Tây Nam Á, các nước liên minh châu Âu (EU) (0,5đ)./.

ĐỀ SỐ 7

Câu 1 (4,0 điểm): Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố lượng mưa trên lãnh thổ nước ta.

Câu 2 (2,0 điểm): Chứng minh Việt Nam là nước đông dân, cơ cấu dân số trẻ, mật độ dân số cao. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?

Câu 3 (5,0 điểm): Phân tích các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp nước ta.

Câu 4 (5,0 điểm): Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

1. Hãy phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng Đồng bằng Sông Hồng?

2. Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng Nông Lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 5 (4,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:

Diện tích cây công nghiệp nước ta giai đoạn 1990 2010 (Đơn vị: nghìn ha)

Năm

1990

1995

2000

2007

2010

Cây công nghiệp hàng năm

542,0

716,7

778,1

864,0

797,6

Cây công nghiệp lâu năm

657,3

902,3

1.451,3

1.821,0

2.010,5

Tổng số

1.199,3

1.619,0

2.229,4

2.685,0

2.808,1

Em hãy:

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 2010.

2. Nhận xét về tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 1990 2010 và giải thích vì sao diện tích cây công nghiệp lâu năm liên tục tăng?

Đáp án đề 7

Câu 1 (4,0 điểm): Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố lượng mưa trên lãnh thổ nước ta.

Lượng mưa trung bình năm khá lớn, TB 1500mm - 2000mm do ảnh hưởng của biển, gió Tây nam ẩm ướt và bức chắn địa hình. (0,5đ)

Lượng mưa phân hóa theo mùa với 1 mùa mưa và mùa khô rõ rệt trong năm do chịu sự chi phối của hoàn lưu gió mùa. (0,5đ)

 Mùa khô từ tháng 11 - 4, mưa ít, lượng mưa thấp do tác động của gió mùa Đông Bắc lạnh khô và Tín phong khô nóng. (0,25đ)

 Mùa mưa từ tháng 5 - 10, mưa nhiều, lượng mưa lớn do gió tây nam, dải hội tụ nhiệt đới, bão... (0,25đ)

 Thời gian mùa mưa và mùa khô khác nhau giữa các khu vực, các địa phương. (0,25đ)

Miền Nam, miền Bắc và Tây Nguyên: mưa vào hạ - thu (tháng 5 - 10) do gió mùa Tây Nam ẩm ướt. (0,25đ)

Duyên hải miền trung mùa hạ khô do nằm ở sườn khuất gió. Mưa vào thu-đông do chịu tác động của frông, dải hội tụ nhiệt đới, bão... (0,25đ)

Lượng mưa phân hóa khác nhau giữa các vùng lãnh thổ, các địa phương (0,25đ)

 Những khu vực nhiều mưa, lượng mưa rất lớn (>2800 mm/năm): Huế - Đà Nẵng, Móng Cái, Hoàng Liên Sơn... do nằm ở sườn đón gió, dải hội tụ nhiệt đới, bão... (0,5đ)

 Những khu vực ít mưa, lượng mưa rất thấp (<400 mm/năm): Lạng Sơn, cực nam Trung Bộ...đều nằm ở vùng khuất gió, địa hình thấp hoặc song song với các hướng gió... (0,5đ)

 Khu vực mưa trung bình, (1600-2000 mm/n) phân bố rộng khắp do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, tác động của biển, độ ẩm cao. (0,5đ)

Câu 2: Chứng minh Việt Nam là nước đông dân, cơ cấu dân số trẻ, mật độ dân số cao.

* Việt Nam là nước đông dân: (0,5đ)

 Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người (sách giáo khoa địa lí 9) (HS có thể lấy số liệu At lát Địa lí Việt Nam hoặc số liệu ngày 1/11/2013 là 90 triệu người)

 Với số dân này nước ta đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 13 trên thế giới trong khi diện tích nước ta đứng thứ 58 trên thế giới.

* Cơ cấu dân số trẻ: (0,5đ)

Số người dưới và trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, trên độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ thấp

Năm 1999:

 Nhóm 0 – 14 tuổi (dưới tuổi lao động): 33,5%

 Nhóm 15 – 59 tuổi (trong tuổi lao động): 58,4%

 Nhóm 60 tuổi trở lên (trên tuổi lao động): 8,1%

* Mật độ dân số cao:

Năm 2003: 246 người/km2 (mật độ dân số thế giới 47 người/km2) (0,25đ)

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh vì: (0,75đ)

 Nước ta có dân số đông, quy mô dân số lớn

 Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ cao

 Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng vẫn thuộc loại cao trên thế giới

Câu 3: Phân tích các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp nước ta.

1. Các nhân tố tự nhiên: (2,5 điểm)

 Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng tạo cơ sở về nguyên, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. (0,5đ)

 Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú: Nhiên liệu (than, dầu, khí); kim loại (sắt, mangan, crôm, đồng, thiếc, chì kẽm,...); phi kim (apatit, pirit, photphorit,...); vật liệu xây dựng (sét, đá vôi,...) tạo cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp năng lương, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng... (0,5đ)

 Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều sông có giá trị lớn về thuỷ năng tạo điều kiện phát triển công nghiệp năng lượng (thuỷ điện). (0,5đ)

 Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển nước ta rất đa dạng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. (0,5đ)

 Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ tạo ra các thế mạnh khác nhau của các vùng. (0,5đ)

2. Các nhân tố kinh tế xã hội: (2,5 điểm)

Dân cư và lao động: (0,5đ)

 Nước ta có số dân đông, sức mua đang tăng lên, tạo nên thị trường trong nước rộng lớn.

 Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học – kĩ thuật, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và cả một số ngành công nghệ cao. Đây là một điều kiện hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp.

Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và hạ tầng cơ sở: (0,75đ)

 Cơ sở vật chất chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng. Trình độ công nghệ của nhiều ngành công nghiệp nước ta còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn.

 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước,... đang từng bước được cải thiện, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm.

Chính sách phát triển công nghiệp: (0,5đ)

 Chính sách công nghiệp hoá và chính sách đầu tư phát triển công nghiệp.

 Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế và đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại.

Thị trường: (0,75đ)

 Hàng công nghiệp nước ta có thị trường trong nước rộng lớn, nhưng đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng ngoại nhập.

 Hàng công nghiệp nước ta có lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang các nước công nghiệp phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng,... Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp nước ta trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.

Câu 4:

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang (....) (Nếu thiếu trừ 0,25 điểm)

1. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng Đồng Bằng Sông Hồng (4,0đ)

* Thuận lợi: (3,0)

Điều kiện tự nhiên:

 Có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tếxã hội với các vùng trong cả nước. (0,25đ)

 Địa hình tương đối bằng phẳng. (0,25đ)

 Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có một mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính. (0,25đ)

 Hệ thống sông ngòi dày đặc (lớn nhất là sông Hồng, sông Thái Bình) có lượng nước dồi dào quanh năm, thuận lợi cho tưới tiêu. (0,25đ)

 Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ thích hợp cho thâm canh lúa nước. (0,25đ)

 Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp năng lượng. (0,25đ)

 Tài nguyên biển phong phú thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng thủy sản (0,25đ)

Điều kiện dân cư xã hội: (1,25đ)

 Là vùng dân cư đông đúc nhất nước ta, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao. (0,25đ)

 Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. (0,25đ)

 Cơ sở vật chất – kỹ thuật ngày càng hoàn thiện (0,25đ)

 Tập trung nhiều di tích, lế hội, làng nghề truyền thống..... (0,25đ)

 Một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Thành phố Hà Nội, Hải Phòng). (0,25đ)

* Khó khăn: (1,0)

 Mùa đông khí hậu lạnh, ẩm, nấm mốc sâu bệnh dễ phát triển ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. (0,25đ)

 Mật độ dân số cao, kinh tế chuyển dịch chậm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. (0,25đ)

 Diện tích đất phèn, đất lầy thụt lớn cần được cải tạo. (0,25đ)

 Mùa lũ nước sông Hồng dâng cao gây ngập lụt, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. (0,25đ)

2. Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nônglâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (1,0đ)

 Tăng độ che phủ rừng. Hạn chế lũ quét, xói mòn đất. (0,25đ)

 Cải thiện điều kiện sinh thủy cho các dòng sông, điều tiết nước cho các hồ thủy điện và thủy lợi. (0,25đ)

 Là cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy. (0,25đ)

 Góp phần sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc. (0,25đ)

Câu 5:

1. Vẽ biểu đồ (2,0đ)

Vẽ biểu đồ cột chồng giá trị tuyệt đối.

Yêu cầu: đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ.

Lưu ý:

 Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm.

 Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cầu. 2,0

2. Nhận xét về tình hình phát triển diện tích cây công nghiệp và giải thích vì sao diện tích cây công nghiệp lâu năm ở nước ta liên tục tăng

a) Nhận xét (1,5 đ)

Trong giai đoạn 1990 - 2010, tổng diện tích cây công nghiệp, cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm đều tăng. (0,25đ)

Trong đó:

Tổng diện tích cây công nghiệp tăng nhanh từ 1.199,3 nghìn ha lên 2.808, 1 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 1.608,8 nghìn ha, tăng gấp 2,34 lần. (0,25đ)

 Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng rất nhanh từ 657,3 nghìn ha lên 2.010,5 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 1.353,2 nghìn ha, tăng gấp 3,1 lần. (0,25đ)

 Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm từ 542,0 nghìn ha lên 797,6 nghìn ha, trong vòng 20 năm tăng thêm 255,6 nghìn ha, tăng gấp 1,5 lần. (0,25đ)

Cơ cấu diện tích cây công nghiệp có sự thay đổi:

 Cây công nghiệp lâu năm chiếm ưu thế và đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng từ 54,8 % lên 71,6%. (0,25đ)

 Cây công nghiệp hàng năm giảm dần tỉ trọng từ 45,2% xuống 28,4%. (0,25đ)

b) Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng là do (0,5 đ)

 Nước ta có điều kiện tự nhiên (đất, khí hậu...) thuận lợi cho sản xuất cây công nghiệp.

 Thị trường mở rộng, nhất là thị trường xuất khẩu. (0,25đ)

 Chính sách phát triển cây công nghiệp của nhà nước.

 Các điều kiện khác: công nghiệp chế biến, lao động, cơ sở vật chất... (0,25đ)

ĐỀ SỐ 8

Câu 1: (4 điểm)

1) Phân tích tác động của dãy Trường Sơn Bắc đến địa hình, khí hậu, sông ngòi của vùng Bắc Trung Bộ?

2) Trình bày những khó khăn do các thành phần trên gây ra cho Bắc Trung Bộ?

Câu 2: (2 điểm) Dựa vào bảng số liệu số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị nước ta thời kỳ 1985 - 2003:

Tiêu chí

1985

1990

1995

2000

2003

Số dân thành thị (nghìn người)

11360,0

12880,3

14938,1

18771,9

20869,5

Tỷ lệ dân thành thị (%)

18,97

19,51

20,75

24,18

25,80

Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta và những vấn đề cần quan tâm như thế nào?

Câu 3: (5 điểm) Dựa và bảng số liệu: Sản lượng công nghiệp năng lượng nước ta

Sản phẩm

1975

1980

1986

1990

1995

2000

2002

2004

Than (triệu tấn)

5,2

5,2

6,4

4,6

8,4

11,6

15,9

27,3

Dầu thô (nghìn tấn)

-

-

40

2700

7620

16291

16600

20051

Điện (triệu Kwh)

2428

3680

5683

5790

14665

26682

35562

46202

Hãy nhận xét và giải thích sự phát triển ngành công nghiệp năng lượng nước ta?

Câu 4: (5 điểm) Hãy đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

Câu 5: (4 điểm) Cho bảng số liệu: GDP theo giá thực tế phân theo ngành kinh tế của nước ta (đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

1990

16252

9513

16190

1996

75514

80876

115646

2000

108356

162220

171070

2002

123383

206197

206182

1) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo số liệu trên?

2) Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta?

Đáp án đề 8

Câu 1:

1) Tác động của dãy Trường Sơn Bắc đến địa hình, khí hậu, sông ngòi Bắc Trung Bộ.

Dãy Trường Sơn Bắc chạy liên tục dọc phía Tây vùng Bắc Trung Bộ từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. (0,5đ)

Nó tác động mạnh đến các yếu tố tự nhiên của vùng.

a, Địa hình

 Góp phần hình thành các dạng địa hình của vùng: đồng bằng, ven biển. (0,25đ)

 Quy định hướng địa hình: Tây Bắc- Đông Nam. (0,25đ)

 Chạy sát biển kết hợp các dãy núi đâm ngang: Đồng bằng nhỏ, hẹp ngang, bị chia cắt manh mún. (0,25đ)

b, Khí hậu

Kết hợp với hoàn lưu khí quyển, bức xạ Mặt Trời tạo nên sự khác biệt trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: (0,25đ)

 Vào mùa hè, dãy Trường Sơn Bắc tạo thành bức chắn địa hình ngăn ẩm do gió mùa Tây Nam đem tới tạo hiệu ứng phơn, thời tiết khô nóng. (0,25đ)

 Vào mùa đông, kết hợp các dãy núi đâm ngang đón gió mùa Đông Bắc, hội tụ, bão gây mưa lớn vào mùa đông.

 Phân hóa khí hậu theo đai cao. (0,25đ)

c, Sông ngòi

Dãy Trường Sơn Bắc là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đặc điểm sông ngòi của vùng, đặc biệt là chiều dài, diện tích lưu vực, hướng chảy và tốc độ dòng chảy. (0,25đ)

 Núi chạy sát biển: sông ngắn, dốc, chuyển tiếp nhanh từ miền núi – đồng bằng – ra biển, hàm lượng phù sa ít. (0,25đ)

 Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam làm cho hướng sông hầu hết là hướng Tây – Đông. (0,25đ)

 Kết hợp với khí hậu, nhịp điệu mùa của sông trùng với mùa khí hậu, lưu lượng và tốc độ dòng chảy lớn vào mùa mưa. (0,25đ)

2) Những khó khăn

Vùng núi nhiều tiềm năng nhưng khó khai thác. (0,25đ)

Bắc Trung Bộ gánh chịu hầu hết các loại thiên tai của nước ta: (0,25đ)

 Hạn hán vào mùa khô: thiếu nước tưới tiêu, sinh hoạt

 Lượng mưa lớn nhưng tập trung vào mưa: lũ lụt.

 Thiên tai khác: lở đất, cháy rừng, động đất,...

Đồng bằng nhỏ hẹp, kém màu mỡ. (0,25đ)

Câu 2:

Sự thay đổi đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta và những vấn đề cần quan tâm:

 Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta còn thấp ( 25,8% năm 2003) điều đó chứng tỏ hoạt động nông nghiệp ở nước ta vẫn ở vị trí khá cao. (0,5đ)

 Quá trình đô thị hoá có sự di dân từ nông thôn ra thành thị. (0,5đ)

 Đồng thời với quá trình công nghiệp hoá và sự hình thành các thành phố công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất trong những năm đổi mới. (0,5đ)

 Những vần đề bức xúc tạo nên những sức ép lớn đối với cơ sở hạ tầng và môi trường đô thị; và các vấn đề xã hội khác. (0,5đ)

Câu 3:

a) Nhận xét chung

Trong 30 năm, công nghiệp năng lượng phát triển nhanh, do:

 Nhu cầu năng lượng ngày càng cao, công nghiệp năng lượng phải đi trước một bước để phục vụ nhu cầu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế. (1,0đ)

 Thế mạnh tài nguyên đã được đẩy mạnh khai thác: thủy điện, than, dầu khí. (0,5đ)

b) Nhận xét cụ thể và giải thích

Than:

 1975-1990: Ổn định,1990: Giảm so với 1986 do thị trường cũ thu hẹp, chưa thích ứng với thị trường mới. (1,0đ)

 1995-2004: Tăng nhanh do nhu cầu cho các nhà máy nhiệt điện tăng và thị trường xuất khẩu mở rộng. (0,5đ)

Dầu thô: 1986: khai thác tấn dầu đầu tiên. Sản lượng tăng nhanh chóng do đẩy mạnh khai thác dầu trên thềm lục địa phía Nam, số mỏ đưa vào khái thác ngày càng nhiều. (1,0đ)

Điện: Sản lượng tăng nhanh, đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây do việc đưa vào hoạt động của các tổ máy thủy điện Hòa Bình và xây dựng hàng loạt nhà máy điện trên cả nước. (1,0đ)

Câu 4: Đánh giá tiềm năng phát triển kinh tế biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng lớn để phát triển tông hợp kinh tế biển: Vị trí địa lí, tài nguyên biển, kinh tế xã hội. (0,25đ)

a) Vị trí-lãnh thổ

 Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia (0,5đ)

 Vùng biển Nam Trung Bộ bao gồm thềm lục địa rộng lớn và hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa vừa có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng vừa có giá trị kinh tế. (0,5đ)

 Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, ấm quanh năm. (0,25đ)

 Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng cảng, nuôi trồng thủy hải sản. (0,5đ)

b) Tài nguyên biển

 Trữ lượng thủy hải sản phong phú dồi dào với hai ngư trường lớn ở cực Nam Trung Bộ và hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Nhiều loại có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn. (0,5đ)

 Nhiều loài đặc sản: yến, tôm hùm, rong biển,... (0,25đ)

 Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng, các đảo ven bờ có thể khai thác phát triển du lịch. (0,5đ)

 Cung cấp lượng muối dồi dào (Sa Huỳnh, Cà Ná). (0,25đ)

 Ven biển có một số khoáng sản có thể khai thác ở quy mô công nghiệp như Titan, cát thủy tinh,...(0,5đ)

c) Tiềm năng kinh tế - xã hội

 Người dân có truyền thống nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. (0,25đ)

 Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật được cải thiện. (0,25đ)

 Cơ sở chế biến thủy sản đa dạng: truyền thống, hiện đại (0,25đ)

Tóm lại, vùng có thế mạnh vượt trội về phát triển kinh tế biển bao gồm cả nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, du lịch biển, công nghiệp chế biến thủy sản, khai khoáng,... (0,25đ)

Câu 5:

1) Vẽ biểu đồ

Kết quả xử lí số liệu (%) (1,0đ)

Năm

Tổng cộng

Chia ra

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

1990

100

38,7

22,7

38,6

1996

100

27,8

29,7

42,5

2000

100

24,5

36,7

38,8

2002

100

23,0

38,5

38,5

Vẽ biểu đồ miền, yêu cầu:

 Vẽ đẹp khoảng cách hợp lý chia chính xác khoảng cách năm, chia và ghi đầy đủ % ở trung tung, năm ở trục hoành. (1đ)

 Có tên biểu đồ, chú giải (0,5đ)

2) Nhận xét

 Có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng Công nghiệp hóa. (0,5đ)

 Nhóm nông,lâm nghiệp và thủy sản giảm tỉ trọng. (0,5đ)

 Nhóm công nghiệp và xây dựng tăng liên tục (0,5đ)

 Nhóm dịch vụ có sự biến động. (0,5đ)./.

ĐỀ SỐ 9

Câu 1: (4 điểm)

a) Dựa vào số ghi tỉ lệ của bản đồ 1 là 1/500.000 và bản đồ 2 là 1/1.500.000, em hãy cho biết cùng độ dài 6cm trên từng bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa và so sánh hai khoảng cách ấy?

b) Khoảng cách từ Rạch Giá đến đảo Phú Quốc là 130 km, trên bản đồ Việt Nam khoảng cách giữa hai địa diểm đo được 6,5 cm. Hỏi bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu?

Câu 2: (4 điểm)

a) Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào ? Việc tiếp giáp như vậy có những thuận lợi và khó khăn gì?

b) Tại sao việc giữ vững chủ quyền một hòn đảo, dù nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa rất
lớn ?

Câu 3: (4 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long hàng năm gây nhiều thiệt hại nhưng cũng mang đến một số nguồn lợi cho đồng bằng này". Dựa vào kiến thức và hiểu biết của bản thân, em thấy ý kiến này đúng hay sai, em hãy làm rõ ý kiến trên.

Câu 4: (5 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế năm 2000 và 2005 (%)

Thành phần kinh tế

2000

2005

Nhà nước

9,3

9,5

Ngoài Nhà nước

90,1

88,9

Có vốn đầu tư nước ngoài

0,6

1,6

a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và 2005.

b) Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2000 – 2005.

Câu 5: (3 điểm) Em hãy nêu tên các đảo và quần đảo của tỉnh Kiên Giang.

Đáp án đề 9

Câu 1: Tỉ lệ bản đồ:

a) Cách tính khoảng cách thực địa.

 Bản đồ 1 khoảng cách là: 500.000 x 6 cm= 3.000.000cm= 30 km (1,0đ)

 Bản đồ 2 khoảng cách là: 1.500.000 x 6 cm=9.000.000cm=90 km (1,0đ)

 Khoảng cách thực địa của bản đồ 2 lớn hơn bản đồ 1, bản đồ 2 có tỉ lệ nhỏ (1,0đ)

b) Cách tính tỉ lệ.

130 km = 13.000.000 cm : 6,5 cm = 2.000.000

6,5 = 1, 13.000.000 = 2.000.000

Bản đổ có tỉ lệ 1/2.000.000 (1,0đ)

Câu 2:

a) Biển Việt Nam

Biển Việt Nam trong Biển Đông tiếp giáp với vùng biển 8 quốc gia: Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Brunây, Philippin.(1,0đ)

Ảnh hưởng:

 Thuận lợi: Giao thương, quan hệ phát triển KT – XH.... (0,5đ)

 Khó khăn: nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bất đồng về chủ quyền, quyền lợi.... (0,5đ)

b) Vùng biển chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam

Là vì:

 Các đảo là tuyến tiền tiêu bảo vệ đất nước.... (0,5đ)

 Các đảo là cơ sở để nước ta tiến ra biển trong tương lai... (0,5đ)

 Các đảo là cơ sở khẳng định chủ quyền của ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo (0,5đ)

 Các đảo là địa bàn để phân bố dân cư... (0,5đ)

Câu 3: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

Ý kiến này đúng hoàn toàn. Vì:

Thiệt hại của lũ:

 Với nông nghiệp: Gây ngập úng các đồng lúa chưa thu hoạch... (0,5đ)

 Với thủy sản: Vỡ bè, tràn ao... (0,5đ)

 Với đời sống: đi lại, sinh hoạt khó khăn, dịch bệnh phát triển... (0,5đ)

Nguồn lợi do lũ mang lại:

 Bồi đắp phù sa màu mỡ; (0,5đ)

 Nước ngọt để tháo chua rửa mặn; (0,5đ)

 Cung cấp nguồn tôm cá theo lũ; (0,5đ)

 Làm nhà bè nuôi trồng thủy sản sống chung với lũ (0,5đ)

Câu 4: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới.

a) Vẽ 2 biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và 2005:

 Xử lí bảng: Từ tỉ lệ % chuyển sang độ(0) góc ở tâm. (1,0đ)

 Tên biểu đồ, vẽ đúng, đủ, đẹp. (1,0đ)

b) Nhận xét:

 Có sự khác nhau trong cơ cấu TPKT: Cao nhất ở KV ngoài NN, thấp nhất thấp nhất ở KV có vốn ĐTNN, (1,0đ)

 Có sự chuyển dịch: Lao động ở KV NN tăng nhẹ, KV ngoài NN giảm nhẹ, khu vực có vốn ĐTNN tăng nhanh. (1,0đ)

 Chứng tỏ nước ta có sự chuyển dịch Cơ cấu TPKT theo kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ nước ngoài để phát triển, chủ động hòa nhập. (1,0đ)

Câu 5: Địa lí Kiên Giang.

Các đảo và quần đảo của Kiên Giang:

 Đảo Phú Quốc và quần đảo An Thới (0,5đ)

 Quần đảo Thổ Chu (0,5đ)

 Quần đảo Nam Du (0,5đ)

 Quần đảo Bà Lụa (0,5đ)

 Quần đảo Hải Tặc (0,5đ)

 Hòn Tre, Hòn Nghệ, Hòn Lại Sơn. (0,5đ./.

ĐỀ SỐ 10

Câu 1 (1 điểm):

Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm? Sự thay đổi mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của con người?

Câu 2 (3,5 điểm):

1. Dựa vào bảng số liệu: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và theo giới tính ở Việt Nam (đơn vị %).

Nhóm tuổi

Năm 1979

Năm 1989

Năm 1999

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

0-14

15-59

60 trở lên

21,8

23,8

2,9

20,7

26,6

4,2

20,1

25,6

3,0

18,9

28,2

4,2

17,4

28,4

3,4

16,1

30,0

4,7

a. Nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ của nước ta thời kì 1979-1989.

b. Tính tỉ số giới tính của dân số nước ta năm 1979, 1989, 1999.

c. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các năm 1979, 1989, 1999.

Câu 3 (2,5 điểm):

Hãy cho biết những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với ngành giao thông vận tải nước ta? Hãy cho biết tình trạng đường bộ nước ta hiện nay như thế nào?

Câu 4 (1,5 điểm):

Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển ngành thủy sản ở nước ta.

Câu 5 (1,5 điểm):

Cho bảng số liệu dưới đây:

Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta (đơn vị: %)

Nhóm hàng

1995

1999

2000

2005

Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản

25.3

31.3

37.2

36.l

Hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp

28.5

36.8

33.8

41.0

Hàng nông, lâm, thuỷ sản

46.2

31.9

29.0

22.9

Từ bảng số liệu trên em hãy:

 Nêu các dạng biểu đồ có thể vẽ được để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta.

 Lựa chọn một dạng biểu đồ thích hợp nhất để vẽ và giải thích tại sao có sự lựa chọn này.

Đáp án đề 10

Câu 1. Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm? Sự thay đổi mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của con người?

 Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm

Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động trên quỹ đạo, nên trong khi chuyển động, các bán cầu Bắc và Nam lần lượt hướng về phía Mặt Trời.

Từ đó, thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kỳ của năm, tạo nên các mùa.

 Sự thay đổi mùa có tác động đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của con người

Làm cho cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo từng mùa và sản xuất theo thời vụ.

Sự thay đổi của thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe con người.

Câu 2. a. Nhận xét tỉ lệ dân số nam nữ thời kì 1979-1999: (đơn vị %)

Năm 1979

Năm 1989

Năm 1999

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

48,5

51,5

48,7

51,3

49,2

50,8

 Tỉ lệ dân số nam có xu hướng tăng dần. Dẫn chứng.

 Tỉ lệ dân số nữ có xu hướng giảm dần. Dẫn chứng.

b. Tính tỉ số giới tính của các năm (số nam so với 100 nữ): Dựa vào bảng số liệu ta thấy năm 1979 (tính theo tổng số 100%) thì nam chiếm 48,5%, còn 51,5% là nữ.

Vậy 100 nữ có: 100 x 48,5 / 51,5 = 94,2 (nam)

Năm 1979

Năm 1989

Năm 1999

94,2%

(94,2 nam/100 nữ)

94,9%

(94,9 nam/100 nữ)

96,9%

(96,9 nam/100 nữ)

c. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: (đơn vị %)

Nhóm tuổi

Năm 1979

Năm 1989

Năm 1999

0-14

15-59

60 trở lên

42,5

50,4

7,1

39,0

53,8

7,2

33,5

58,4

8,1

 Vẽ biểu đồ tròn: ba vòng tròn cho ba năm. Bán kính r bằng nhau hoặc r79< r89< r99

 Yêu cầu: có chú giải, tên biểu đồ, chính xác.

Câu 3.

* Thuận lợi:

 Nước ta nằm trong vùng Đông Nam Á, giáp biển có điều kiện thuận lợi về giao thông đường biển trong nước và các nước trên thế giới.

 Phần đất liền nước ta kéo dài theo hướng Bắc-Nam, có dải đồng bằng gần như liên tục ven biển và bờ biển dài trên 3260km, nên việc giao thông giữa miền Bắc, miền Trung và miền Nam khá dễ dàng.

* Khó khăn:

 Hình thể nước ta hẹp ở miền Trung có nhiều đồi núi, cao nguyên chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam làm cho việc giao thông theo hướng Đông-Tây có phần trở ngại.

 Sông ngòi nước ta dày đặc, khí hậu nhiều mưa bão, lũ lụt nên việc xây dựng và bảo vệ đường sá, cầu cống đòi hỏi tốn kém nhiều công sức và tiền của.

 Cơ sở vật chất-kĩ thuật còn thấp, vốn đầu tư ít, phương tiện máy móc phải nhập từ nước ngoài tốn nhiều tiền của Nhà nước và nhân dân.

* Tình trạng đường bộ nước ta hiện nay:

 Hiện nay nước ta có gần 205.000km đường bộ trong đó có hơn 15.000km quốc lộ.

 Vận tải đường bộ chuyên chở nhiều hàng hóa, hành khách nhất và được đầu tư nhiều nhất trong những năm gần đây.

 Các tuyến đường quan trọng đang được mở rộng, nâng cấp như quốc lộ 1A, quốc lộ 18 quốc lộ 5, ...

 Các đường đèo cao, nguy hiểm trên quốc lộ 1 được làm thêm đường hầm xuyên núi như đường hầm Hải Vân, đường hầm Hoành Sơn và dự án đường Hồ Chí Minh đã được hoàn thành.

 Nhiều phà lớn được thay bằng cầu, nhiều cầu mới được xây dựng giúp giao thông được thông suốt mau chóng.

Câu 4.

* Thuận lợi:

 Đối với ngành khai thác thủy sản:

Khai thác thủy sản nước ngọt: Trong các sông, suối, ao, hồ.

Khai thác thủy sản nước lợ, nước mặn: Nước ta có nhiều bãi tôm, bãi cá. Đặc biệt là có 4 ngư trường trọng điểm như:

Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang

Ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh.

Quần đảo Hoàng Sa – quần đảo Trường Sa.

 Đối với ngành nuôi trồng thủy sản:

Nước ta có các bãi chiều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn: Thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước lợ.

Các vùng biển ven các đảo, vũng vịnh thuận lợi cho nuôi thủy sản nước mặn.

Nước ta có nhiều sông suối, ao, hồ có thể nuôi tôm, cá nước ngọt.

* Khó khăn:

 Biển động trong mùa mưa bão.

 Môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản bị suy giảm ở nhiều vùng.

 Cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn đầu tư còn thiếu nhiều...

Câu 5.

1. Các dạng biểu đồ có thể vẽ được:

 Biểu đồ miền

 Biểu đồ hình tròn

 Biểu đồ cột chồng

 Biểu đồ cột ghép

 Biểu đồ hình vuông

2. Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất và giải thích

 Biểu đồ miền

 Giải thích: vì chuỗi số liệu là nhiều năm và phù hợp nhất.

3. Nhận xét: Từ năm 1995 đến 2005 cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi theo hướng: tăng tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản (dẫn chứng) ./.

ĐỀ SỐ 11

Câu I. (2,5 điểm)

1. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu sự phân hóa nhiệt độ ở nước ta và giải thích nguyên nhân tạo nên sự phân hóa đó.

2. Trình bày khái quát các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội theo yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

Câu II. (2,0 điểm)

1. Cho đoạn thông tin sau:

"Việt Nam là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi".

(Sách giáo khoa Địa lí 9 - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2012)

Bằng kiến thức đã học, hãy chứng minh nhận định trên.

2. Ảnh hưởng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ đến vấn đề việc làm ở nước ta?

Câu III. (2,5 điểm)

1. Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?

2. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước?

3. Tây Nguyên là vùng có mức độ tập trung công nghiệp thấp so với các vùng khác trong cả nước. Hiện nay những ngành công nghiệp nào được phát triển mạnh ở đây? Tại sao?

Câu IV. (3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu:

Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2012 (đơn vị: nghìn tỉ đồng)

2000

2005

2008

2010

2012

Tổng số

441,7

914,0

1.616,1

2.157,8

3.245,4

Nông-Lâm-Ngư nghiệp

108,4

176,4

329,9

407,7

638,4

Công nghiệp xây dựng

162,2

348,5

599,2

824,9

1.253,5

Dịch vụ

171,1

389,1

687,0

925,2

1.353,5

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động tổng sản phẩm trong nước của tổng số và các khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 - 2012.

2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích.

Đáp án đề 11

Câu I:

1. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu sự phân hóa nhiệt độ ở nước ta và giải thích nguyên nhân tạo nên sự phân hóa đó.

Phân hoá Bắc - Nam: miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam (dẫn chứng) do càng vào Nam càng gần xích đạo nên có nền nhiệt cao hơn. (0,25đ)

Phân hoá theo độ cao: ở một số khu vực địa hình cao có nền nhiệt thấp hơn những khu vực có địa hình thấp (dẫn chứng) do càng lên cao nhiệt độ càng giảm. (0,25đ)

Theo mùa:

 Nhiệt độ trung bình tháng I có sự chênh lệch lớn giữa miền Bắc và miền Nam (dẫn chứng) do lúc này ở miền Bắc là mùa đông còn miền Nam là mùa khô. (0,25đ)

 Nhiệt độ trung bình tháng VII cao (dẫn chứng) và ít có sự chênh lệch giữa các vùng, miền do lúc này là vào mùa hè. (0,25đ)

2. Trình bày khái quát các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội theo yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

* Các nhân tố đầu vào:

 Khoáng sản: nhiên liệu, kim loại, phi kim loại và vật liệu xây dựng. (0,25đ)

 Thủy năng của sông suối; tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển. (0,25đ)

 Dân cư và lao động. (0,25đ)

 Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng. (0,25đ)

* Các nhân tố đầu ra: Thị trường trong và ngoài nước. (0,25đ)

* Nhân tố chính sách tác động đến cả đầu vào và đầu ra vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. (0,25đ)

Câu II: 1. Cho đoạn thông tin sau:
"Việt Nam là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi".

Bằng kiến thức đã học, hãy chứng minh nhận định trên.

 Việt Nam là nước đông dân (dẫn chứng). (0,25đ)

 Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần (dẫn chứng). (0,25đ)

 Cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hóa (dẫn chứng). (0,25đ)

 Cơ cấu dân số theo giới thay đổi theo hướng tăng tỉ lệ nam, giảm tỉ lệ nữ. (0,25đ)

2. Ảnh hưởng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ đến vấn đề việc làm ở nước ta?

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ:

 Theo ngành: giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn nhiều biến động. (0,25đ)

 Theo lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động,... (0,25đ)

* Ảnh hưởng đến vấn đề việc làm:

 Đa dạng hoá kinh tế nông thôn, đưa nông nghiệp từ tự cấp tự túc lên sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ nhất là những ngành cần nhiều lao động tạo ra việc làm mới cho người lao động. (0,25đ)

 Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ song song với việc phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng góp phần tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động. (0,25đ)

Câu III:

1. Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?

Chế độ mưa mùa gây ra tình trạng ngập úng vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô. (0,25đ)

Giải quyết tốt vấn đề thủy lợi sẽ:

 Chống úng, lụt trong mùa mưa bão, đảm bảo nước tưới trong mùa khô. (0,25đ)

 Cải tạo đất, mở rộng diện tích đất canh tác, tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng,... (0,25đ)

=> Kết quả tăng năng suất và sản lượng cây trồng. (0,25đ)

2. Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước?

 Diện tích đất trồng lúa lớn nhất cả nước, khí hậu, nguồn nước, địa hình thuận lợi canh tác lúa. (0,25đ)

 Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng lúa. (0,25đ)

 Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng tốt hơn: thuỷ lợi, giống, phân bón, máy móc,... (0,25đ)

 Các yếu tố khác: chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của nhà nước, thị trường tiêu thụ rộng,... (0,25đ)

3. Tây Nguyên là vùng có mức độ tập trung công nghiệp thấp so với các vùng khác trong cả nước. Hiện nay những ngành công nghiệp nào được phát triển mạnh ở đây? Tại sao?

 Các ngành chế biến nông, lâm sản phát triển khá nhanh do vùng có nguồn nguyên liệu dồi dào. (0,25đ)

 Công nghiệp thủy điện với một số dự án quy mô lớn đã và đang được triển khai do vùng có trữ năng thủy điện lớn. (0,25đ)

Câu IV:

1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động tổng sản phẩm trong nước của tổng số và các khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 - 2012.

Biểu đồ: cột chồng số liệu tuyệt đối. (Vẽ biểu đồ khác không cho điểm). (1,5đ)

Yêu cầu: vẽ biểu đồ cần đảm bảo tính chính xác, khoa học và thẩm mỹ; Ghi đủ: tên biểu đồ, kí hiệu, chú giải, số liệu, đơn vị, năm. (Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm).

2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích.

* Nhận xét: Nhìn chung tổng sản phẩm của các khu vực kinh tế có sự chênh lệch và đều tăng nhưng sự gia tăng khác nhau. (0,25đ)

Cụ thể:

 Tổng số và các khu vực kinh tế có tổng sản phẩm đều tăng qua các năm (dẫn chứng). (0,25đ)

 Giữa ba khu vực kinh tế có sự gia tăng khác nhau (dẫn chứng). (0,25đ)

 Tổng sản phẩm giữa ba khu vực kinh tế có sự chênh lệch (dẫn chứng). (0,25đ)

* Giải thích:

 Tổng sản phẩm đều tăng do nước ta đạt được nhiều thành tựu trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. (0,25đ)

 Công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng mạnh hơn do nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (0,25đ)./.

ĐỀ SỐ 12

Câu 1 (2.0 điểm)

Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?

Câu 2 (2.0 điểm)

Tính chất đa dạng, thất thường của khí hậu nước ta thể hiện như thế nào? Giải thích vì sao khí hậu nước ta có tính chất trên.

Câu 3 (4.0 điểm)

a. Trình bày đặc điểm sử dụng lao động ở nước ta.

b. Phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.

Câu 4 (3.0 điểm)

Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

a. Kể tên các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện đã xây dựng ở nước ta.

b. Cho biết tài nguyên thiên nhiên của nước ta có những thuận lợi gì để phát triển ngành công nghiệp điện lực.

Câu 5 (3.0 điểm)

Nêu những thành tựu đạt được về kinh tế trong thời kỳ đổi mới ở nước ta. Trong những thành tựu đó nội dung nào là nét đặc trưng của quá trình đổi mới? Trình bày nội dung đó.

Câu 6 (6.0 điểm) Cho bảng bảng số liệu sau:

Diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990-2003

Năm

Diện tích lúa cả năm

(nghìn ha)

Sản lượng lúa (nghìn tấn)

Cả năm

Chia ra

Vụ đông xuân

Vụ hè thu

Vụ mùa

1990

6042,8

19225,1

7865,6

4090,5

7269,0

1995

6765,6

24963,7

10736,6

6500,8

7726,3

2000

7666,3

32529,5

15571,2

8625,0

8333,3

2003

7449,3

34518,6

16822,9

9390,0

8305,7

a, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong thời gian trên.

b, Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy rút ra những nhận xét cần thiết và giải thích.

Đáp án đề 12

Câu 1 (2.0 điểm)

 Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục của Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên ngả gần và chếch xa Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm.

 Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Lúc đó là mùa nóng của nửa cầu đó.

 Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó.

Câu 2 (2.0 điểm) * Tính chất đa dạng của khí hậu nước ta:

 Khí hậu nhiệt đới gió mùa nước ta không thuần nhất trên toàn quốc mà phân hoá mạnh mẽ theo thời gian và không gian hình thành nên các miền và các khu vực khí hậu khác nhau rõ rệt :

Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 160 B) trở ra

Miền khí hậu phía nam từ dãy Bạch Mã trở vào

Khu vực đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ trung bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn đến Mũi Dinh

Khí hậu biển Đông Việt Nam

* Tính chất thất thường của khí hậu nước ta:

 Khí hậu Việt Nam rất thất thường, biến động mạnh: năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm hạn hán, năm nhiều bão, năm ít bão...

* Giải thích:

 Do vị trí địa lý và lãnh thổ (nằm ở đông nam châu Á và kéo dài theo vĩ tuyến)

 Địa hình đa dạng (độ cao và hướng của các dãy núi lớn), gió mùa.

Câu 3 (4.0 điểm)

a. Đặc điểm sử dụng lao động ở nước ta

 Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội của đất nước, số lao động có việc làm ngày càng tăng. Trong giai đoạn 1991 - 2003 số lao động hoạt động trong ngành kinh tế tăng từ 30,1 triệu người lên 41,3 triệu người.

 Cơ cấu sử dụng lao động nước ta phân theo ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực.

 Tỉ lệ lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm (dẫn chứng). Tuy nhiên, lao động khu vực này vẫn còn chiếm tỉ lệ cao.

Tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ tăng (dẫn chứng)

Tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng tăng (dẫn chứng).

Tỉ lệ lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm (dẫn chứng)

=> Sự chuyển dịch trên phù hợp với quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên sự chuyển dịch trên còn chậm.

b. Phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay

 Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng và thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

 Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn (nghề truyền thống, thủ công nghiệp...), phát triển công nghiệp-xây dựng và dịch vụ ỏ thành thị.

 Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

 Mở rộng đa dạng các loại hình đào tạo hướng nghiệp dạy nghề.

 Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lý.

Câu 4 (3.0 điểm)

a. Kể tên các nhà máy nhiệt điện và thuỷ điện đã xây dựng ở nước ta.

 Các nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí, Ninh Bình, Thủ Đức, Phú Mỹ, Bà Rịa, Trà Nóc, Cà Mau

 Các nhà máy thủy điện được xay dựng ở nước ta: Thác Bà, Hòa Bình, Y-a-ly, Đa Nhim, Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn...

(Lưu ý: HS kể được 4 nhà máy thủy điện và nhiêt điện trở lên cho điểm tối đa)

b. Tài nguyên thiên nhiên của nước ta có những thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp điện lực (nhiệt điện và thủy điện)

 Nguồn nhiên liệu dồi dào thuận lợi cho việc phát triển nhiệt điện

Than: Than antraxit có trữ lượng lớn, nhiệt lượng cao ở Quảng Ninh, than nâu ở Đồng bằng sông Hồng, than bùn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Dầu khí: trữ lượng lớn, tập trung ở các bể trầm tích tại thềm lục địa và đồng bằng châu thổ.

 Tiềm năng thủy điện lớn

Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp cả nước, các sông có lượng nước dồi dào, độ dốc lớn thuận lợi cho việc phát triển thủy điện. Các vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đồng Nai.

 Các nguồn năng lượng khác: mặt trời, sức gió...

Câu 5 (3.0 điểm)

* Những thành tựu đạt được về kinh tế trong thời kỳ đổi mới

 Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc, tốc độ tăng trưởng khá cao và khá ổn định.

 Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

 Sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đang thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài.

 Từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

* Nội dung được coi là nét đặc trưng của quá trình đổi mới: Là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thể hiện ở 3 mặt chủ yếu:

 Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỷ trọng ở khu vực nông- lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng ở khu vực công nghiệp - xây dựng; khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhưng còn nhiều biến động.

 Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế năng động (d/c các vùng chuyên canh nông nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm).

 Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

Câu 6 (6.0 điểm) a. Vẽ biểu đồ: thiếu một trong các yêu cầu sau thì trừ điểm (0,25đ)

 Biểu đồ kết hợp đường (diện tích) và cột chồng (sản lượng). Các dạng biểu đồ khác không cho điểm.

 Biểu đố phải đảm bảo tính chính xác, trực quan (chia khoảng cách năm), có ký hiệu, có chú thích, tên biểu đồ.

b. Nhận xét và giải thích:

 Diện tích và sản lượng lúa nước ta thời kỳ 1990-2003 có xu hướng tăng:

 Diện tích lúa tăng nhưng không ổn định:

Từ năm 1990 đến năm 2000 tăng (d/c) vì khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích đất canh tác và do tăng vụ (chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long)

Từ năm 2000 đến năm 2003 giảm (d/c) vì một phần đất nông nghiệp bị chuyển sang đất chuyên dùng, thổ cư (Đb sông Hồng )

 Sản lượng: Liên tục tăng (d/c) chủ yếu do thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

 Về mùa vụ:

Vụ đông xuân đóng vai trò chủ đạo, liên tục tăng. Do năng xuất cao nhất và trở thành vụ chính.

Vụ hè thu liên tục tăng và được đưa vào trồng đại trà.

Vụ mùa: Có năng xuất lúa thấp hơn so với 2 vụ trên./.

ĐỀ SỐ 13

Câu 1: (2,25đ) Cho biết những nơi nào trên Trái Đất:

 Có độ dài ngày đêm luôn bằng nhau?

 Mỗi năm có 1 ngày có ngày dài 13 giờ 30 phút và 1 ngày có đêm dài 13 giờ 30phút? Đó là những ngày nào?

 Mỗi năm có 1 ngày là gày dài 24 giờ và 1 ngày là đêm dài 24 giờ? Đó là những ngày nào?

 Có ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt 6 tháng?

Câu 2: (1,5đ) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các nhân tố chủ yếu làm cho khí hậu nước ta đa dạng, thất thường?

Câu 3: (3,75đ) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a) Hãy kể tên các nhà máy thuỷ điện thuộc miền Bắc, Tây Nguyên và nhiệt điện thuộc miền Bắc và Đông Nam Bộ của nước ta?

b) Hãy nêu thế mạnh tự nhiên đối với việc phát triển ngành điện lực nước ta?

c) Cho biết ý nghĩa của việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La?

Câu 4: (5,5đ) Cho biết những mặt mạnh và những mặt tồn tại của nguồn lao động nước ta? Vì sao việc làm là vấn đề gay gắt của nước ta giai đoạn hiện nay? Nêu hướng giải quyết?

Câu 5: (6,5đ) Cho bảng số liệu sau:

Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha)

1990

2002

Tổng số

9040,0

12831,4

Cây lương thực

6474,6

8320,3

Cây công nghiệp

1199,3

2337,3

Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác

1366,1

2173,8


a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây.

b) Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ,hãy nhận xét sự thay đổi qui mô diện tích và tỉ trọng gieo trồng của các nhóm cây.

c) So sánh sự khác nhau về điều kiện phát triển cây lương thực giữa đồng bằng sồng Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án đề 13

Câu 1:

Trên Trái Đất:

Xích đạo là nơi có độ dài ngày và đêm luôn bằng nhau. (0,25đ)

Chí tuyến Bắc (23o27'B) và chí tuyến Nam (23o27'N) là những nơi mỗi năm có 1 ngày có ngày dài 13 giờ 30 phút và 1 ngày có đêm dài 13 giờ 30 phút (0,25đ)

 Ở chí tuyến Bắc đó là ngày Hạ chí (22/6) và Đông chí (22/12). Hạ chí ngày dài 13 giờ 30 phút và Đông chí đêm dài 13 giờ 30 phút. (0,25đ)

 Chí tuyến Nam,đó là ngày Đông chí (22/12) và ngày Hạ chí (22/6). Đông chí ngày dài 13 giờ 30 phút và Hạ chí đêm dài 13 giờ 30 phút. (0,25đ)

Vòng cực Bắc (66o33'B) và vòng cực Nam (66o33'N) là những nơi trên Trái Đất mỗi năm có 1 ngày dài 24 giờ (ngày địa cực) và 1 ngày là đêm dài 24 giờ (đêm địa cực). (0,25đ)

 Vòng cực Bắc là ngày Hạ chí (22/6)và Đông chí (22/12) (0,25đ)

 Ở vòng cực Nam là ngày Đông chí (22/12) và ngày Hạ chí (22/6). (0,25đ)

Cực Bắc và Cực Nam là 2 nơi có ngày dài 24 giờ kéo dài 6 tháng sau đó là đêm dài 24 giờ kéo dài 6 tháng. Ở 2 cực hiện tượng này diễn ra trái ngược nhau hoàn toàn. (0,5đ)

Câu 2: Các nhân tố chủ yếu làm cho khí hậu nước ta đa dạng, thất thường:

 Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ: tạo ra tính chất khí hậu cơ bản của nước ta là nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hoá sâu sắc theo chiều Bắc – Nam. (0,5đ)

 Địa hình đồi núi và hướng sườn tạo ra sự phân hoá khí hậu theo đai cao (tạo cho nước ta bên cạnh hậu nhiệt đới cơ bản còn có khí hậu cận nhiệt và ôn đới núi cao); đồng thời hình thành mộtsố khí hậu mang tính chất địa phương. (0,5đ)

 Gió mùa: kết hợp với đặc điểm và hình dạng địa hình tạo tính chất mùa và biến động khí hậu (năm rét sớm, năm rét muộn; năm mưa nhiều, năm khô hạn;....). (0,25đ)

 Nhiễu loạn khí tượng và tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu (bão, hạn hán, EnNinô, LaNina,.....) (0,25đ)

Câu 3:

a) Các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện của nước ta:

Các nhà máy thuỷ điện: (0,5đ)

 Miền Bắc có: Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, Nậm Mu.

 Tây Nguyên có: Xa Xan, Xê Xan3, Xê Xan3A, Đrây Hling.

Các nhà máy nhiệt điện: (0,5đ)

 Miền Bắc có: Uông Bí, Phả Lại, Na Dương, Ninh Bình.

 Đông Nam Bộ có: Phú Mĩ, Thủ Đức, Bà Rịa.

b) Thế mạnh tự nhiên đối với việc phát triển điện lực nước ta

Công nghiệp sản xuất điện của nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên than, dầu khí và nguồn thuỷ năng. (0,75đ)

 Than đá: Than nước ta chủ yếu là than Antraxít, tập trung ở Đông Bắc, sản lượng khai thác năm 2007 đạt 42,5 triệu tấn như bể than ở Quảng Ninh. (0,25đ)

 Dầu khí: hiện nay nước ta đang tập trung khai thác tại các mỏ ở thềm lục địa phía Nam như Lan Tây, Cái Nước, Rồng, Bạch Hổ. Sản lượng khai thác đạt 15,9 triệu tấn năm 2007. (0,25đ)

 Nguồn thuỷ năng: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều hệ thống sông có trữ lượng thuỷ năng cao như sông Đà, sông XêXan, sông Đồng Nai, sông Ba,... (0,25đ)

Các nguồn năng lượng khác (gió, thuỷ triều, năng lượng Mặt Trời,.... (0,25đ)

c) Ý nghĩa của việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La:

 Đây là công trình thủy điện lớn nhất nước ta được xây dựng trên sông Đà với công suất thiết kế 2.400MW và cũng là thuỷ điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á. (0,25đ)

 Thuỷ điện Sơn La góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động lớn tại tỉnh Sơn La, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, dịch vụ phục vụ cán bộ công nhân công trường thuỷ điện. (0,25đ)

 Thuỷ điện Sơn La hoàn thành góp phần giải quyết bài toán thiếu điện nghiêm trọng của nước ta hiện nay; đảm bảo điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. (0,25đ)

 Giúp giảm bớt áp lực về điều tiết lũ về mùa mưa; bảo vệ thuỷ điện Hoà Bình; dự trữ nước vào mùa khô cho vùng Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng. (0,25đ)

Câu 4:

* Những mặt mạnh của nguồn lao động nước ta:

 Có nguồn lao động dồi dào. Bình quân mỗi năm nước ta có thêm hơn một triệu lao động. (0,25đ)

 Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (0,25đ)

 Khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh. (0,25đ)

 Đội ngũ lao động kĩ thuật ngày càng tăng: hiện lao động kĩ thuật có khoảng 5 triệu người (chiếm 13% lao động). Số lao động trình độ kĩ thuật khoảng 23%. (0,25đ)

* Những mặt tồn tại:

 Thiếu tác phong công nghiệp; kỉ luật lao động chưa cao. (0,25đ)

 Đội ngũ cán bộ KHKT và công nhân có tay nghề còn ít. (0,25đ)

 Hạn chế về thể lực. (0,25đ)

 Lực lượng lao động phân bố không đều, tập trung ở đồng bằng. Đặc biệt lao động kĩ thuật tập trung ở các thành phố lớn đến thiếu việc làm ở đồng bằng; thất nghiệp ở các thành phố lớn trong khi miền núi trung du lại thiếu lao động. (0,25đ)

 Năng suất lao động thấp. Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, lao động nông nghiêp còn chiếm ưu thế. (0,25đ)

* Việc làm đang là vấn đề KT- XH gay gắt ở nước ta hiện nay vì:

Nguồn lao động còn dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo nên sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm của nước ta giai đoạn hiện nay. (0,25đ)

 Ở nông thôn: Do tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của các ngành còn hạn chế nên tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn là 23% năm 2003. (0,5đ)

 Ở thành thị: tỉ lệ thất nghiệp cao khoảng 6% trong khi lại thiếu lao động có trình độ kĩ thuật ở các ngành công nghiệp, dịch vụ, khoa học kĩ thuật. (0,5đ)

* Hướng giải quyết:

 Đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình. (0,25đ)

 Phân bố lại dân cư và lao động (chuyển từ đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung đến Tây Bắc và Tây Nguyên). (0,25đ)

 Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. (0,25đ)

 Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hoạt động dạy nghề. (0,25đ)

 Lập các trung tâm giới thiệu việc làm, đẩy mạnh hướng nghiệp ở các trường phổ thông. (0,25đ)

 Đa dạng hoá các hoạt động kinh tế nông thôn. (0,25đ)

 Mở rộng các trung tâm công nghiệp, xây dựng các công nghiệp mới. (0,25đ)

 Phát triển các hoạt động dịch vụ. Chú ý các hoạt động công nghiệp vừa và nhỏ để thu hút lao động. (0,25đ)

Câu 5:

a) Vẽ biểu đồ

 Xử lí số liệu ra %.

 Tính bán kính hình tròn: R1990=2cm; R2002=2,4cm

 Vẽ biểu đồ

Yêu cầu: chính xác, có tên, chú giải, số liệu, hình thức đẹp.

b) Nhận xét: Qui mô diện tích các nhóm cây từ 1990-2002 tăng từ 9040,0 nghìn ha lên 12831,4 nghìn ha, tăng thêm 3791,4 nghìn ha. Trong đó:

 Cây lương thực tăng thêm 1845,7 nghìn ha.

 Cây công nghiệp tăng thêm 1138 nghìn ha.

 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác tăng thêm 807,7 nghìn ha.

Tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây từ 1990-2002 có sự thayđổi:

 Tỉ trọng cây lương thực giảm 7%

 Tỉ trọng cây công nghiệp tăng 5%

 Tỉ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác tăng 2%

c) Sự khác nhau về điều kiện phát triển cây lương thực giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long:

Đặc điểm

Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Cửu Long

Đất đai (0,5đ)

Đất phù sa màu mỡ, diện tích nhỏ, có đê bao bọc

Đất phù sa màu mỡ, nhất là dải đất ven sông Tiền và sông Hậu, diện tích lớn, không có đê bao bọc.

Khí hậu (0,5đ)

Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.

Cận xích đạo, nóng quanh năm với 2 mùa mưa và khô.

Nguồn nước (0,5đ)

Hệ thống sông ngòi dày đặc, lớn nhất là hệ thống sông Hồng –Thái Bình.

Hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, lớn nhất là hệ thống sông Tiền và sông Hậu

Dân cư, lao động (0,5đ)

Có nguồn lao động đông, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, kinh nghiệm sản xuất cao.

Có nguồn lao động ít hơn,chất lượng lao động và kinh nghiệm sản xuất thấp hơn.

CSVC kỹ thuật 0,5đ)

Nhìn chung tốt hơn, mật độ dày đặc.

Thưa hơn và chất lượng kém hơn.

(hết)

ĐỀ SỐ 14

Câu 1: (3 đ) Cho biết các địa phương trên Trái Đất vào ngày nào có ngày và đêm dài bằng nhau? Giải thích?

Một trận bóng đá World được truyền hình trực tiếp tại Việt Nam vào 21 giờ ngày 11 tháng 6 năm 2014. Hỏi ở Ấn Độ muốn xem trực tiếp trận bóng đá đó thì phải xem vào lúc mấy giờ vào ngày nào? Biết ở Việt Nam nằm ở vĩ độ 105o Đ, ở Ấn Độ nằm ở vĩ độ 75oĐ.

Câu 2 (3đ): Cho biết đặc điểm chung của sông ngòi nước ta? Giải thích nguyên nhân?

Câu 3 (4đ): Tại sao nói vấn đề việc làm trở nên gay găt ở nước ta trong giai đoạn hiện nay? Để giải quyết vấn đề việc làm cần phải có những giải pháp nào?

Câu 4 (5đ): Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam em hãy cho biết:

Vùng Bắc Trung Bộ có các trung tâm kinh tế nào? Nêu chức năng và các ngành công nghiệp chính của từng trung tâm? Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ?

Câu 5 (5đ). Cho bảng số liệu:

Số dân và sản lượng lúa cả nước của nước ta qua các năm.

Năm

1982

1986

1990

1995

1998

2002

Số dân (triệu người)

56.2

61.2

66

72

75.5

79.7

Sản lượng lúa (triệu tấn)

14.4

16

19.2

25

19.1

34.4

a. Tính sản lượng lúa bình quân trên đầu người qua từng năm (kg/người/năm)

b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ gia tăng số dân, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân trên đầu người qua các năm.

c. Nhận xét và giải thích sự gia tăng đó.

Đáp án đề 14

Câu 1: (3 điểm)

a. Các địa phương trên Trái Đất có ngày dài bằng đêm vào ngày 21/3 (xuân phân) và ngày 23/9 (Thu phân) (1,0đ)

Vì vào ngày đó Mặt trời chiểu vuông góc với Trái Đất tại xích đạo. Mọi địa điểm trên bề mặt trái đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng như nhau nên ngày dài bằng đêm. (0,5đ)

b. Xác định múi giờ của mỗi địa điểm (0,5đ)

 Ở Việt Nam:105:15= 7 (múi giờ)

 Ở Ấn Độ : 75: 15 = 5 (múi giờ)

Độ chênh lệch múi giờ giữa 2 nước là: 7 – 5 = 2 (múi giờ) (0,5đ)

Vậy ở Ấn Độ muốn xem trận bóng đá: 21 – 2 = 19 giờ ngày 11/6/2014. (0,5đ)

Câu 2: (3 điểm)

Sông ngòi nước ta có 4 đặc điểm chính (2,0đ)

Giải thích được (1,0đ)

a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp cả nước. (0,5đ)

Phần lớn các sông ngắn và dốc (0,25đ)

 Giải thích: Nước ta nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên lượng mưa lớn tập trung theo mùa. nên sông ngòi dày đặc.

 Địa hình chủ yếu là đồi núi, hẹp ngang nên sông thường ngắn và dốc

b. Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước, mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt (0,5đ)

Mùa lũ chiếm 70 -80 % lượng nước cả năm

Giải thích: Khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô: Về mùa mưa lượng nước lớn, chiếm 70 -80 % lượng nước cả năm (0,25đ)

c. Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính: Hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung. (0,5đ)

Giải thích: Địa hình nước ta chảy theo 2 hướng là hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.(0,25đ)

d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn: Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước khoảng 200 tr tấn/ năm (0,5đ)

Giải thích: Địa hình bị chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, mưa tập trung theo mùa, tốc độ bào mòn nhanh làm cho sông ngòi có hàm lượng phù sa lớn (0,25đ)

Câu 3: (4 điểm)

Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, chất lượng của nguồn lao động thấp tạo sức ép lớn đối với giải quyết việc làm ở nước ta: (0,5đ)

 Ở nông thôn: Do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên thiếu việc làm ở nông thôn, VD: Tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động nông thôn là 77.7% (năm 2003) (0,5đ)

 Ở thành thị: tỉ lệ thất nghiệp cao 6%, trong khi thiếu lao động có trình độ kĩ thuật ở các ngành công nghiệp, dịch vụ, KHKT.(0,5đ)

 Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp cao ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta (0,5đ)

Hướng giải quyết:

 Thực hiện tốt chính sách dân số. Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng để vừa khai thác tốt hơn tiềm năng của mổi vùng vừa tạo thêm việc làm mới. (0,5đ)

 Đa dạng hoá các hoạt động KT ở nông thôn. Khôi phục các ngành nghề truyền thống, các hoạt động dịch vụ, các hoạt động công nghiệp hóa ở nông thôn. (0,5đ)

 Phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Mở rộng liên doanh, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu lao động cũng là những hướng tạo khả năng giải quyết việc làm. (0,5đ)

 Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp ở nhà trường, hoạt động dạy nghề và giới thiệu việc làm, giúp cho người lao động tự tạo việc làm hoặc dễ tìm việc làm... (0,5đ)

Câu 4

a) Những trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, chức năng và ngành công nghiệp của từng trung tâm: (2đ)

 Thành phố Thanh Hóa là trung tâm công nghiệp lớn ở phía Bắc. Ngành công nghiệp chính: Cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phấm (0,5đ)

 Thành phố Vinh: Là hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ của vùng (ngành công nghiệp chính: cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực, thực phẩm)

 Thành phố Huế: Trung tâm du lịch lớn của vùng và cả nước (ngành công nghiệp Cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực, thực phẩm)

Chứng minh được du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng

* Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch phong phú. (3,0đ)

Tài nguyên du lịch tự nhiên:

 Nhiều phong cảnh và bãi tắm đẹp: Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Pù Mát( Nghệ An), bãi tắm Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm...

 Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên: Bến Én, Pù Mát, Bạch Mã,... với nhiều loại động thực vật quý hiếm.

Tài nguyên du lịch nhân văn:

 Có nhiều công trình kiến trúc, các di tích lịch sử: Cố đô Huế, ngã ba Đồng Lộc, Quê Bác...

 Có nhiều làng nghề truyền thống: Mây tre đan, gốm Quảng Bình...

 Các lễ hội dân gian: Lễ hội Cầu Ngư, Lễ hội thả diều (Huế), và các lễ hội khác như festival Huế...

 Văn hóa dân gian: Hò vĩ dặm, nhã nhạc cung đình Huế (công nhận là di sản văn hóa vi vật thể)

Hệ thống nhà hàng, khách sạn phục vụ du lịch được đầu tư nâng cấp hiện đại phù hợp với du khách.

Lao động trong lĩnh vực du lịch được đào tạo có chuyên môn

Cơ chế chính sách: Đảng và nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển ngành dịch vụ trong đó có du lịch.

Câu 5:

a) Tính sản lượng sản lương lúa bình quân đầu người qua các năm (1,0đ)

Năm

1982

1986

1990

1995

1998

2002

Sản lượng (kg/người/năm)

256

261

291

347

385,4

431,6

b) Xác định biểu đồ cần vẽ là biểu đồ đường biểu diễn

* Lập bảng số liệu về gia tăng diện tích, sản lượng, năng suất lúa cả năm (lấy năm 1985 = 100%) (1,0đ)

Năm

1982

1986

1990

1995

1998

2002

Số dân

100

109

117,4

128,1

134,3

141,8

Sản lượng lúa

100

111,1

133,3

173,6

202

238,9

Sản lượng (kg/người/năm)

100

102

113,7

135,5

150,5

168,6

Đơn vị: %

* Vẽ biểu đồ đường: (1,5đ)

 Vẽ 3 đường thể hiện sự gia tăng diện tích, sản lượng và năng suất lúa cả năm trong thời gian 1982 – 2002.

 Đảm bảo chính xác, có tên và ký hiệu rõ ràng.

 Chú ý khoảng cách giữa các năm.

(Thiếu chú giải, tên biểu đồ, đơn vị, khoảng cách giữa các năm sai trừ 0,25 đ)

b. Nhận xét (0,75đ)

 Số dân tăng.(d/c)

 Sản lượng lúa tăng mạnh.

 Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng (d/c)

Nguyên nhân: (0,75đ)

Dân số tăng là do những người ở độ tuổi sinh đẻ ngày càng tăng.

 Sản lượng lúa cũng tăng nhanh, đặc biệt trong thời kỳ 1995 – 2005 (d/c)

 Nguyên nhân là kết quả của việc mở rộng diện tích gieo trồng và thâm canh tăng năng suất thì trong đó việc đẩy mạnh thâm canh có ý nghĩa quan trọng nhất.

 Sản lượng lượng lúa bình quân đầu người tăng là tổng sản lượng tăng (số dân tăng chậm hơn so với tổng sản lượng).

ĐỀ SỐ 15

Câu 1 (3 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nan và kiến thức đã học em hãy:

Trình bày những biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần sông ngòi. Nêu nguyên nhân của những biểu hiện đó?

Câu 2 (3 điểm) Lao động là nguồn lực quan trọng bậc nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Em hãy:

a. Phân tích thế mạnh của nguồn lao động nước ta. Thế mạnh đó tạo những thuận lợi gì đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

b. Trong những năm tới, nếu tỉ lệ gia tăng dân số giảm thì nguồn lao động nước ta có còn dồi dào không? Vì sao?

Câu 3 (4 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nan và kiến thức đã học em hãy:

Vẽ sơ đồ các ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta?

Trình bày tình hình phát triển các ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta?

Câu 4 (5 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

Hãy phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế -xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng?

Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông-lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Câu 5 (5 điểm) Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM VÀ HÀNG NĂM CỦA NƯỚC TA

(Đơn vị: Nghìn ha)

Năm

Cây công nghiệp lâu năm

Cây công nghiệp hàng năm

1990

657,3

542,6

1995

902,3

716,7

2000

1451,3

778,1

2005

1633,6

861,5

2008

1885,8

806,1

2010

1987,4

800,2

Đáp án đề 15

Câu 1:

a. Biểu hiện: (1,5đ)

 Mạng lưới sông ngòi dày đặc: 2360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên, dọc bờ biển trung bình cứ 20 km có 1 cửa sông.

 Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa: tổng lượng nước 839 tỉ m3/năm, tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm.

 Chế độ nước theo mùa: nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp điệu mưa.

b. Nguyên nhân: (1,5đ)

 Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, kết hợp với địa hình nhiều đồi núi.

 Nước ta có lượng mưa lớn, sông chảy qua nhiều miền địa hình khác nhau trước khi đổ ra biển.

 Chế độ mưa theo mùa, tính chất thất thường trong chế độ mưa của nước ta.

Câu 2:

a. Những thế mạnh của nguồn lao động nước ta: (2,0đ)

Số lượng: Nước ta có nguồn lao động đông đảo, gia tăng nguồn lao động nhanh: Năm 2005, nước ta có 42,53 triệu lao động hoạt động kinh tế chiếm 52,1% dân số. trung bình mỗi năm nước ta bổ sung thêm hơn 1 triệu lao động.

Chất lượng:

 Lao động nước ta có nhiều phẩm chất đáng quý: cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.

 Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên: Tính đến 2005 cả nước có 25% số lao động đã qua đào tạo; tăng gấp 2 lần so với năm 1996.

Thuận lợi:

 Đảm bảo đủ lao động trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

 Cho phép nước ta phát triển các ngành cần nhiều lao động nhưng không đòi hỏi quá nhiều về trình độ như công nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, các ngành nông – lâm – ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp...

 Có khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài.

b. Trong những năm tới, nếu tỉ lệ gia tăng dân số giảm thì nguồn lao động nước ta vẫn còn dồi dào. (1,0đ)

Vì: Nước ta có dân số đông, cơ cấu dân số thuộc loại trẻ (Năm 2005 có 64,1% dân số trong độ tuổi từ 15 – 59 và 27,0% dân số trong độ tuổi từ 0 - 14) nên số người trong độ tuổi sinh đẻ vẫn chiếm tỉ lệ cao do đó số trẻ em sinh ra hàng năm vẫn nhiều (trung bình mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng têm hơn 1 triệu người). Đây chính là nguồn lao động dự trữ hùng hậu cho tương lai.

Câu 3:

Dựa vào Át lát địa lí Việt Nan trang 22

* Vẽ sơ đồ các ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta. (2,0đ)

Trình bày tình hình phát triển các ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta. (2,0đ)

Năm

2000

2005

2007

Dầu (triệu tấn)

16,3

18,5

15,9

Than (triệu tấn)

11,6

34,1

42,5

Điện (tỉ KW)

26,7

52,1

64,1

Nhận xét:

Sản lượng các nghành công nghiệp năng lượng đều tăng

 Dầu còn biến động (dẫn chứng)

 Than tăng (dẫn chứng)

 Điện tăng (dẫn chứng)

Tỉ trọng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp năng lượng so với toàn ngành công nghiệp là 11,1% (2007)

Câu 4:

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26. (Nếu thiếu trừ 0,25 điểm)

a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng: (4,0đ)

* Thuận lợi:

Điều kiện tự nhiên:

 Có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế- xã hội với các vùng trong cả nước.

 Địa hình tương đối bằng phẳng.

 Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có một mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính.

 Hệ thống sông ngòi dày đặc (lớn nhất là sông Hồng, sông Thái Bình) có lượng nước dồi dào quanh năm, thuận lợi cho tưới tiêu.

 Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ thích hợp cho thâm canh lúa nước.

 Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp năng lượng.

 Tài nguyên biển phong phú thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng thủy sản.

Điều kiện dân cư- xã hội:

 Là vùng dân cư đông đúc nhất nước ta, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao.

 Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.

 Một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Thành phố Hà Nội, Hải Phòng).

* Khó khăn:

 Mùa đông khí hậu lạnh, ẩm, nấm mốc sâu bệnh dễ phát triển ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp.

 Mật độ dân số cao, kinh tế chuyển dịch chậm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

 Diện tích đất phèn, đất lầy thụt lớn cần được cải tạo.

 Mùa lũ nước sông Hồng dâng cao gây ngập lụt, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

b) Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông- lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ. (1,0đ)

 Tăng độ che phủ rừng. Hạn chế lũ quét, xói mòn đất.

 Cải thiện điều kiện sinh thủy cho các dòng sông, điều tiết nước cho các hồ thủy điện và thủy lợi.

 Là cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy.

 Góp phần sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc.

Câu 5: Vẽ biểu đồ (2,0đ)

Yêu cầu:

 Vẽ biểu đồ cột so sánh (bao gồm 6 cặp cột).

 Đảm báo chính xác, khoa học, thẩm mĩ.

 Có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, ghi số liệu chính xác vào mỗi cột.

 Chia trục tung và trục hoành chính xác, ghi tên đơn vị phía trên bên trái trục tung.

Trừ điểm:

 Không đảm bảo các tiêu chí trên, mỗi tiêu chí trừ 0,25 điểm.

 Vẽ biểu đồ 2 đường: cho tối đa 01 điểm.

 Vẽ biểu đồ khác: không tính điểm.

Nhận xét: (2,0đ)

 Tổng diện tích cây công nghiệp nước ta tăng từ 1199,3 nghìn ha (1990) lên 2787,6 nghìn ha (2010), tăng gấp 2,3 lần.

 Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh (dẫn chứng số liệu, tăng gấp 3 lần).

 Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm (dẫn chứng số liệu, tăng 1,5 lần), từ 2005 – 2010 diện tích giảm (dẫn chứng số liệu).

 Đến năm 2010, diện tích cây công nghiệp lâu năm đã gấp 2,5 lần diện tích cây công nghiệp hàng năm.

Giải thích: (1,0đ)

 Diện tích cây công nghiệp nước ta tăng lên nhanh, nhất là cây công nghiệp lâu năm gắn liền với sự ra đời của các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

 Từ 2005 – 2010, diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm do hiệu quả sản xuất cây công hàng năm thấp hơn cây công nghiệp lâu năm./.

ĐỀ SỐ 16

Câu 1: (3 điểm) a, Trên Trái đất có mấy đới khí hậu?

b, Gió là gì? Trên trái đất có những loại gió nào? Hoạt động ra sao?

Câu 2: (3 điểm) Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:

a. Trình bày đặc điểm chính của vùng biển Việt Nam.

b. Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với đời sống và kinh tế của nhân dân ta?

Câu 3: (5 điểm) Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế (giai đoạn 1990 - 2007)

1990

1993

1995

1999

2002

2005

2007

Tổng số

100

100

100

100

100

100

100

Nông - Lâm - Ngư

38,7

29,9

27,2

25,4

23

21

20,3

Công nghiệp - XD

22,7

28,9

28,8

35,4

38,5

41

41,5

Dịch vụ

38,6

41,2

44,0

40,1

38,5

38

38,2

a, Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP thòi kì 1990 - 2007

b, Qua biểu đồ đó rút ra nhận xét? Sự thay đổi tỉ trọng của 3 nhóm ngành trên phản ánh điều gì?

Câu 4 (4 điểm) a, Các trung tâm công nghiệp được xây dựng ở những vị trí như thế nào?

b, Dựa vào At lat địa lí Việt Nam, nêu các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta.

Câu 5 (5 điểm) Một số chỉ tiêu phát triển dân cư - xã hội ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Năm 1999)

Tiêu chí

Đơn vị tính

Đông Bắc

Tây Bắc

Cả nước

Mật độ dân số

người/km

136

63

233

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số

%

1,3

2,2

1,4

Tỉ lệ hộ nghèo

%

17,1

17,1

13.3

Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng

nghìn đồng

210

210

295

Tỉ lệ người biết chữ

%

89,3

73,3

90,5

Tuổi thọ trung bình

Năm

68,2

65,9

70,9

Tỉ lệ dân thành thị

%

17,3

12,9

23,6

Dựa vào bảng số liệu, kết hợp với At lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy nhận xét sự chênh lệch về dân cư, xã hội của 2 tiểu vùng Đông Bắc, Tây Bắc vủa Trung du

và miền núi Bắc Bộ.

Đáp án đề 16

Câu 1:

a, Trên Trái đất có 5 đới khí hậu

 1 đới nhiệt đới (0,5đ)

 2 đới ôn đới (0,5đ)

 2 đới hàn đới (0,5đ)

b, Gió là sự chuyển động của không khí, từ nơi áp cao về nơi áp thấp

 Trên trái đất có gió tín phong thổi từ áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo (0,5đ)

 Gió tây ôn đới thooit từ áp cao chí tuyến về áp thấp vòng cực (0,5đ)

 Gió đông cực thổi từ áp cao cực về áp thấp vòng cực (0,5đ)

Câu 2: a, Vùng biển Việt - Nam là một phần của biển đông:

 Biển nóng quanh năm (vùng biển nhiệt đới) (0,5đ)

 Chế độ hải văn theo mùa (0,5đ)

 Thủy triều phức tạp và độc đáo (tạp triều, nhật triều) (0,5đ)

 Tài nguyên phong phú, đa dạng (0,5đ)

 Thiên nhiên dữ đội (0,5đ)

b, Vùng biển nước ta rất giàu và đẹp nguồn lợi thật là phong phú, đa dạng, có giá trị to lớn về nhiều mặt: Kinh tế, quốc phòng, khoa học.... (0,5đ)

Khó khăn: Về quốc phòng: bảo vệ chủ quyền biển - đảo (0,5đ)

Những tai biến thiên nhiên như bào, nước dâng....

Câu 3: a, Vẽ biểu đồ miền, tỉ lệ chính xác có chú giải (2,0đ)

b, Tỉ trọng nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp liên tục giảm từ 38,7% (1990) 20,3%( 2007) chứng tỏ Việt Nam đang từng bước từ 1 nước nông nghiệp nước công nghiệp (1,0đ)

 Tỉ trọng nhóm ngành CN - XD tăng nhanh nhất: từ 22,7%( 1990) 41,5% ( 2007) chứng tỏ quá trình công nghiệp hóa đã và đang đạt được những thành tựu nhất định. (1,0đ)

 Tỉ trọng nhóm ngành dịch vụ tăng, nhung chưa ổn định vì phụ thuộc vào tình hình chính trị các nước trong khu vực và trên thế giới. (1,0đ)

Câu 4: a, Các trung tâm công nghiệp được xây dựng ở những vị trí: (2,0đ)

 Gần nguồn nguyên, nhiên liệu

 Nơi đông dân

 Tiện đường giao thông

 Gần nguồn nước

b, Khu vực đồng bằng sông hồng và vùng phụ cận: Hà Nội, Hải Phòng (2,0đ)

 Đà Nẵng

 TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu

Câu 5:

 Các chỉ tiêu phát triển dân cư- xã hội của 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc đều thấp hơn so với cả nước (2,0đ)

 Các chỉ tiêu phát triển dân cư - xã hội của tiểu vùng Đông Bắc cao hơn so với Tây Bắc: Do địa hình, khí hậu thuận lợi hơn trong sản xuất và sinh hoạt (3,0đ)

ĐỀ SỐ 17

Câu 1 (3,0 điểm)

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy cho biết:

 Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ Đông Nam Á?

 Trên đất liền, nước ta tiếp giáp với các nước nào?

 Tên các nước ven Biển Đông?

b) Nêu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp nước ta.

Câu 2 (2,0 điểm)

Nhận xét sự thay đổi quy mô dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta giai đoạn 1960-2007. Tại sao phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn?

Câu 3 (5,0 điểm) Dựa vào At lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a) Nhận xét và giải thích về diện tích, sản lượng lúa ở nước ta.

b) Kể tên các trung tâm công nghiệp dệt may của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Tại sao các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta?

c) Cho biết cơ cấu các loại rừng, sự phân bố và ý nghĩa của từng loại rừng ở nước ta.

Câu 4 (5,0 điểm)

a) Nêu sự khác biệt về địa hình, khí hậu và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

b) Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?

c) Nêu ý nghĩa của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

Câu 5 (5,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1999-2010 (Đơn vị: triệu USD)

Năm

1999

2003

2007

2010

Giá trị xuất khẩu

11541,4

20149,3

48561,4

72236,7

Giá trị nhập khẩu

11742,1

25255,8

62764,7

84868,6

Tổng số

23283,5

45405,1

111326,1

157105,3

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999-2010.

b) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra những nhận xét cần thiết.

c) Từ bảng số liệu trên hãy tính cán cân xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999-2010. Tại sao trong những năm qua nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu?

Đáp án đề 17

Câu 1:

a) Vị trí của Việt Nam trên bản đồ Đông Nam Á.

Các nước tiếp giáp với nước ta trên đất liền.

Tên các nước ven Biển Đông.

Việt Nam nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. (0,5đ)

Trên đất liền, Việt Nam tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia. (0,25đ)

Các nước ven Biển Đông: Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Singapo, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. (0,5đ)

(Nếu thiếu 1 nước thì không cho điểm tối đa)

b) Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất nông nghiệp nước ta.

Thuận lợi:

 Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thuận lợi cho cây trồng vật nuôi phát triển quanh năm. Đó là cơ sở để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới theo hướng sản xuất lớn, chuyên canh và đa canh. (0,5đ)

 Mùa đông lạnh cho phép phát triển cây trồng vụ đông ở Đồng bằng sông Hồng và cây trồng, vật nuôi cận nhiệt, ôn đới trên các vùng núi. (0,25đ)

Khó khăn:

 Nhiều thiên tai thường xuyên xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, sương muối,...) gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. (0,5đ)

 Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển gây hại cho cây trồng, vật nuôi. (0,5đ)

Câu 2:

Nhận xét sự thay đổi quy mô dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta giai đoạn 1960 - 2007:

 Giai đoạn 1960 - 2007, dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng. (0,25đ)

Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (1960) lên 23,37 triệu người (2007), tăng gấp 4,9 lần. (0,25đ)

Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (1960) lên 61,80 triệu người (2007), tăng gấp 2,4 lần. (0,25đ)

 Tốc độ tăng dân số thành thị nhanh hơn tốc độ tăng dân số nông thôn. (0,25đ)

Giải thích phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn:

 Trình độ phát triển kinh tế của nước ta thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu. (0,25đ)

 Nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa tương ứng là giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, trình độ đô thị hóa chưa cao, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ. (0,5đ)

 Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh kéo dài. (0,25đ)

Câu 3:

a) Nhận xét và giải thích về diện tích, sản lượng lúa ở nước ta.

Nhận xét: Giai đoạn 2000 - 2007:

 Diện tích lúa giảm (giảm 459 nghìn ha) (0,25đ)

 Sản lượng lúa tăng (tăng 3421 nghìn tấn) (0,25đ)

Giải thích:

 Diện tích lúa giảm chủ yếu do kết quả của quá trình công nghiệp hoá- đô thị hoá (đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng, thổ cư) và do chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang trồng các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn (cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu,...). (0,5đ)

 Sản lượng lúa tăng chủ yếu do tăng năng suất (áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật: giống mới năng suất cao, phân bón, thuỷ lợi,...). (0,5đ)

b) Tên các trung tâm công nghiệp dệt may của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Giải thích các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta.

Tên các trung tâm công nghiệp:

 Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định. (0,25đ)

 Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một. (0,25đ)

Giải thích các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta:

 Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào và là nơi thu hút nhiều lao động từ các nơi khác đến, đặc biệt là lao động nữ. (0,25đ)

 Có thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn. (0,25đ)

 Có cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...) phát triển. (0,25đ)

 Các nguyên nhân khác: truyền thống phát triển công nghiệp dệt may, mạng lưới phân phối sản phẩm phát triển,... (0,25đ)

c) Cơ cấu các loại rừng, sự phân bố và ý nghĩa của từng loại rừng ở nước ta.

Cơ cấu các loại rừng:

Gồm ba loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. (0,25đ)

Sự phân bố và ý nghĩa của từng loại rừng: (0,25đ)

Rừng sản xuất:

 Phân bố chủ yếu ở vùng núi trung bình và núi thấp. (0,25đ)

 Ý nghĩa: Cung cấp gỗ và các lâm sản cho công nghiệp chế biến, cho dân dụng, cho xuất khẩu. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. (0,5đ)

Rừng phòng hộ:

 Phân bố ở các khu vực núi cao (đầu nguồn các con sông) và ven biển (rừng chắn cát, rừng ngập mặn). (0,25đ)

 Ý nghĩa: Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và giữ cân bằng sinh thái. (0,25đ)

Rừng đặc dụng:

 Phân bố: Đó là các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển. (0,25đ)

 Ý nghĩa: Duy trì và bảo vệ các nguồn gen, các loài động thực vật quý hiếm, các hệ sinh thái. (0,25đ)

Câu 4:

a) Sự khác biệt về địa hình, khí hậu và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc:

Đông Bắc:

Địa hình: núi trung bình và núi thấp, chủ yếu các dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều). (0,25đ)

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất nước. (0,25đ)

Thế mạnh kinh tế:

 Khai thác và chế biến khoáng sản. (0,25đ)

 Phát triển nhiệt điện (nhiệt điện Uông Bí, Na Dương,...). (0,25đ)

 Trồng rừng, trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới. (0,25đ)

 Du lịch sinh thái: Sa Pa, hồ Ba Bể,... (0,25đ)

 Kinh tế biển: nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, du lịch biển - đảo (vịnh Hạ Long,...), giao thông vận tải biển. (0,25đ)

Tây Bắc:

Địa hình: núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước), địa hình hiểm trở, các dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam. (0,25đ)

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc. (0,25đ)

Thế mạnh kinh tế:

 Phát triển thuỷ điện (thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Sơn La).(0,25đ)

 Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm. (0,25đ)

 Chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu). (0,25đ)

b) Giải thích khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc:

Khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc vì:

 Có tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. (0,25đ)

 Các loại khoáng sản như: than đá, sắt, chì - kẽm, đồng - vàng, man gan, thiếc và bôxít, apatít, pirít, đá vôi,... (0,25đ)

Phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc, vì:

 Có địa hình cao, sông ngòi có độ dốc lớn, có sức nước mạnh tạo nguồn thuỷ năng dồi dào. (0,25đ)

 Địa hình bị chia cắt mạnh tạo các thung lũng, dãy núi cao,... thuận lợi để xây dựng hồ chứa nước phát triển thuỷ điện. (0,25đ)

c) Ý nghĩa của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình:

 Cung cấp điện cho đời sống và sản xuất. (0,25đ)

 Hồ thuỷ điện Hoà Bình: Điều tiết nước hạn chế lũ, cung cấp nước tưới trong mùa khô, đặc biệt cho vùng Đồng bằng sông Hồng; phát triển du lịch, nuôi trồng thuỷ sản. (0,5đ)

 Tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân. (0,25đ)

Câu 5:

a) Vẽ biểu đồ:

* Xử lí số liệu:

Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 - 2010 (1,0đ)

(Đơn vị: %)

Năm

1999

2003

2007

2010

Giá trị xuất khẩu

49,6

44,4

43,6

46,0

Giá trị nhập khẩu

50,4

55,6

56,4

54,0

Tổng

100,0

100,0

100,0

100,0

* Vẽ biểu đồ: (1,5đ)

Yêu cầu:

 Vẽ biểu đồ miền, các dạng biểu đồ khác không cho điểm.

 Chính xác, ghi đầy đủ số liệu, có chú giải, tên biểu đồ.

(Sai mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm)

b) Nhận xét: Giai đoạn 1999 - 2010:

Tỉ trọng giá trị nhập khẩu luôn lớn hơn tỉ trọng giá trị xuất khẩu. (0,25đ)

Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu có sự thay đổi, hướng chung là: (0,5đ)

 Giảm tỉ trọng giá trị xuất khẩu (dẫn chứng);

 Tăng tỉ trọng giá trị nhập khẩu (dẫn chứng).

Sự thay đổi cơ cấu khác nhau theo thời gian: (0,5đ)

 Từ 1999 - 2007, tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm, tỉ trọng giá trị nhập khẩu tăng.

 Từ 2007 - 2010, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng, tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm.

c) Tính cán cân xuất nhập khẩu.

Giải thích trong những năm qua nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu.

Tính cán cân xuất nhập khẩu: (0,75đ)

Cán cân xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 - 2010

(Đơn vị: triệu USD)

Năm

1999

2003

2007

2010

Cán cân xuất nhập khẩu

-200,7

-5106,5

-14203,3

-12631,9

Giải thích trong những năm qua nước ta luôn trong tình trạng nhập siêu: (0,5đ)

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra ở nước ta đòi hỏi phải nhập khẩu với số lượng lớn tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, phụ tùng, nguyên, nhiên, vật liệu)./.

ĐỀ SỐ 19

Câu 1: (3,0 điểm)

Vẽ hình vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày 22 - 6 (hạ chí), 22-12 (đông chí) và giải thích vì sao ngày 22 - 6 tại vòng cực Bắc và ngày 22 -12 tại vòng cực Nam lại có ngày hoặc đêm dài 24 giờ.

Câu 2: (2,0 điểm)

Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam của nước ta.

Địa điểm

Lạng Sơn

Hà Nội

Huế

Đà Nẵng

Tp. HCM

Nhiệt độ trung bình năm (oC)

21,2

23,5

25,1

25,7

27,1

Câu 3: (6,0 điểm)

Dựa vào bảng số liệu sau:

Dân số và diện tích năm 2006 phân theo vùng.

Dân số (nghìn người)

Diện tích (km2)

Cả nước

84155,8

331211,6

Đồng bằng sông Hồng

18207,9

14862,5

Trung du và miền núi phía Bắc

12065,4

101559,0

Bắc Trung Bộ

10668,3

51552,0

Duyên hải Nam Trung Bộ

7131,4

33166,1

Tây Nguyên

4868,8

54659,6

Đông Nam Bộ

13798,4

34807,7

Đồng bằng sông Cửu Long

17415,5

40604,7

Hãy chứng minh rằng dân số nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ; Giải thích vì sao phân bố như thế. Sự phân bố không đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng như thế nào? Giải pháp khắc phục?

Câu 4: (3,0 điểm)

Kể tên các vùng trọng điểm của ngành trồng trọt ở nước ta ? Vì sao các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp lại tập trung chủ yếu ở miền Nam ?

Câu 5: (6,0 điểm) Phạm vi lãnh thổ của một nước thường bao gồm những bộ phận nào? Trình bày khái quát phạm vi lãnh thổ nước ta.

Đáp án đề 19

Câu 1:

Vẽ hình đúng, đẹp như hình 24 trang 28 SGK Địa lí lớp 6 (Trừ điểm nếu vẽ không đúng hoặc không ghi đủ đường xích đạo, các chí tuyến, các vòng cực, các cực, đường phân chia sáng tối - mỗi ý thiếu hoặc sai trừ 0,25 điểm) (1,5đ)

Giải thích

 Trái Đất hình cầu, trục Trái Đất luôn nghiêng trên mặt phẳng quĩ đạo một góc không đổi 66o33' trong quá trình chuyển động xung quanh Mặt Trời. (0,5đ)

 Ngày 22-6 tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại vĩ tuyến 23o27'B vào lúc 12 giờ trưa. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng ngày dài 24 giờ, không có đêm.Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng đêm dài 24 giờ, không có ngày. (0,5đ)

 Ngày 22-12 tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc tại vĩ tuyến 23o27'N vào lúc 12 giờ trưa. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng đêm dài 24 giờ. Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm trước đường phân chia sáng tối nên có hiện tượng ngày dài 24 giờ. (0,5đ)

Câu 2:

Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam:

 Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng) hoặc HS có thể nêu ngược lại (0,5đ)

 Giải thích nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam

Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ (theo chiều Bắc - Nam). (0,5đ)

Càng vào Nam, càng gần Xích đạo nên có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn, nên nhận được lượng nhiệt Mặt Trời nhiều (0,5đ)

Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng vào Nam càng yếu dần và từ dãy Bạch Mã vào Nam ít chịu ảnh hưởng của gió này. (0,5đ)

Câu 3:

Từ bảng số liệu ta tính mật độ dân số của các vùng theo công thức: (0,75đ)

Mật độ dân số = Dân số : Diện tích

Vùng

Mật độ dân số (người/km2)

Cả nước

254

Đồng bằng sông Hồng

1225

Trung du và miền núi phía Bắc

119

Bắc Trung Bộ

207

Duyên hải Nam Trung Bộ

215

Tây Nguyên

89

Đông Nam Bộ

396

Đồng bằng sông Cửu Long

429

Qua bảng số liệu ta thấy: Dân số nước ta phân bố rất không đều

 Tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long; Mật độ dân số ở Đồng bằng sông Hồng đông hơn vùng Tây Nguyên gần 14 lần

 Phân bố thưa thớt ở vùng núi, thấp nhất là vùng Tây Nguyên, tiếp đến là vùng Trung du và miền núi phía Bắc;

Giải thích: Sở dĩ có sự phân bố không đều là do:

 Tập quán trồng lúa nước, cần nhiều lao động của cư dân Việt nên dân cư tập trung ở đồng bằng.

 Do vùng duyên hải, ven biển, đồng bằng giao thông thuận lợi, thiên nhiên thuận lợi, công nghiệp phát triển nên tập trung nhiều lao động. Do đó dân cư đông đúc.

 Vùng núi chủ yếu là dân tộc ít người, địa hình hiểm trở, giao thông không thuận lợi dân cư thưa thớt.

Dân cư phân bố không đều có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng:

 Diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người ở các vùng đồng bằng ngày càng giảm gây khó khăn cho việc nâng cao sản lượng lương thực thực phẩm.

 Ở miền núi và cao nguyên thiếu nhân lực để khai thác tài nguyên.

 Ảnh hưởng đến các vùng an ninh biên giới vì phần lớn đường biên giới đất liền ở nước ta thuộc các tỉnh miền núi và cao nguyên.

Giải pháp khắc phục:

Phân bố lại dân cư lao động giữa các vùng cho hợp lí bằng cách:

 Chuyển một bộ phận dân cư lao động từ đồng bằng lên miền núi, cao nguyên nhất là những người chưa có việc làm để xây dựng vùng kinh tế mới.

 Miền núi và cao nguyên phải tăng cường khảo sát qui hoạch trên cơ sở đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá.

 Phát triển, mở rộng mạng lưới giao thông, giáo dục, y tế, văn hoá miền núi, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm được sản xuất ở miền núi nhằm thu hút dân cư, lao động.

Giảm sự gia tăng dân số bằng kế hoạch hoá gia đình.

Câu 4:

Các vùng trọng điểm của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta: (1,0đ)

 Trọng điểm cây lương thực: Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

 Trọng điểm cây công nghiệp: Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

 Trọng điểm cây ăn quả: Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

Giải thích: Vì miền Nam có các điều kiện sau: (2,0đ)

 Khí hậu cận xích đạo, ổn định, nóng ẩm quanh năm thuận lợi cho cây trồng phát triển thuận lợi.

 Tài nguyên đất có diện tích đất đỏ ba dan rộng lớn ở Tây nguyên, Đông Nam Bộ thuận lợi cho trồng cây công nghiệp; đất phù sa ở Đồng bằng sông Cửu Long có diên tích lớn kết hợp với khí hậu ổn định thuận lợi cho cây lương thực và cây ăn quả phát triển mạnh, năng suất chất lượng cao.

Câu 5:

Phạm vi lãnh thổ của một nước thường bao gồm vùng đất, vùng biển (nếu giáp biển) và vùng trời. (1,0đ)

Phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Cụ thể:

Vùng đất của nước ta là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo với tổng diện tích là 331 212 km2. Phần đất liền được giới hạn bởi đường biên giới với các nước xung quanh (hơn 4 500 km) và đường bờ biển (dài 3 260 km). Nước ta có khoảng 3 000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo nhỏ ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà). (0,5đ)

Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. (1,0đ)

 Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. (0,5đ)

 Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1 852 m).

 Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lí. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư,... (0,5đ)

 Vùng đặc quyền kinh tế là vùng Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không như công ước quốc tế quy định. Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. (0,5đ)

 Thềm lục địa nước ta là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu 200 m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam. (0,5đ)

Vùng trời nước ta là khoảng không gian không giới hạn độ cao bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo. (1,0đ)

ĐỀ SỐ 20

Câu 1 (2,0 điểm)

Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm? Sự thay đổi mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của con người?

Câu 2 (4 điểm):

Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta? Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta?

Câu 3 (3 điểm)

a. Vì sao nước ta phải thực hiện chính sách phân bố lại dân cư giữa các vùng?

b. Nêu ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta? Địa phương em có những giải pháp cụ thể nào để giảm tỉ lệ tăng dân số?

Câu 4 (3 điểm)

a. Trình bày về vai trò, tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực chính ở nước ta?

b. Chứng minh công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng. Kể tên một số ngành công nghiệp chủ yếu của vùng đồng bằng Sông Hồng?

Câu 5 (4,0 điểm):

Phân tích ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh về kinh tế ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?

Câu 6 (4 điểm) Cho bảng số liệu sau:

Diện tích và sản lượng lương thực có hạt của nước ta qua một số năm

Năm

1995

2000

2003

2005

2007

Diện tích (nghìn ha)

7324

8399

8367

8383

8270

Sản lượng (nghìn tấn)

26143

34539

37707

39622

39977

Trong đó: lúa

24964

32530

34569

35833

35868

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2008, NXB Thống kê, 2009, trang 232.

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động về diện tích và sản lượng lương thực của nước ta theo bảng số liệu trên.

b. Rút ra nhận xét từ biểu đồ đã vẽ và giải thích tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong giai đoạn 1995 – 2007.

Đáp án đề 20

Câu 1 (2,0 điểm) Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm? Sự thay đổi mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của con người?

 Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm

Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động trên quỹ đạo, nên trong khi chuyển động, các bán cầu Bắc và Nam lần lượt hướng về phía Mặt Trời. Từ đó, thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kỳ của năm, tạo nên các mùa.

 Sự thay đổi mùa có tác động đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống của con người

Làm cho cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo từng mùa.

Sản xuất theo thời vụ.

Sự thay đổi của thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất và sức khỏe con người.

Câu 2 (4 điểm):

 Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa

Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á

Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.

Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

Nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động của thế giới

 Ý nghĩa

Thuận lợi:

Trong vùng nhiệt đới gió mùa được biển Đông cung cấp hơi ẩm làm cho thiên nhiên nóng ẩm khác hẳn với các nước khác cùng vĩ độ. Tính chất này thể hiện ở tất cả các thành phố tự nhiên: khí hậu, đất... Gió mùa làm cho miền Bắc có mùa đông lạnh, bên cạnh các loài cây nhiệt đới còn có các loại cây cận nhiệt ôn đới.

Ở nơi gặp gỡ các của luồng sinh vật làm cho thiên nhiên Việt Nam thêm phong phú, đa dạng.

Do vị trí trung tâm Đông nam Á, Việt Nam dễ dàng quan hệ kinh tế với nhiều nước trên thế giới bằng nhiều loại đường: thủy, hàng không...

Vùng biển giàu tiềm năng cho phép phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

Nằm trong khu vực phát triển năng động, Việt Nam có điều kiện thuận lợi trong việc học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.

Khó khăn:

Nằm trong vùng có nhiều thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Biên giới đất liền và biển kéo dài, khó khăn cho an ninh, quốc phòng.

Câu 3 (3,0 điểm)

 Vì sao nước ta phải thực hiện chính sách phân bố lại dân cư giữa các vùng?

Dân phân bố không đều và chưa hợp lí giữa các vùng

Vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị có mật độ dân số rất cao (d/c)

Mật độ dân cao nhất là đồng bằng sông Hồng (d/c)

Vùng núi, cao nguyên mật độ dân thấp. (d/c)

Mật độ dân số Tây Nguyên, Tây Bắc là thấp nhất (dẫn chứng)

Ngay tại đồng bằng hoặc miền núi mật độ dân cũng khác nhau (d/c)

Phân bố dân có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn (d/c)

Có sự mất cân đối giữa tài nguyên và lao động

Ở đồng bằng đất chật, người đông tài nguyên bị khai thác quá mức, sức ép dân số lớn.

Ở miền núi đất rộng, người thưa tài nguyên bị lãng phí, thiếu lao động

 Nêu ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta?

Giảm sức ép dân số đối với chất lượng cuộc sống (d/c)

Giảm sức ép dân số đối với phát triển kinh tế, xã hội (d/c)

Giảm sức ép dân số đối với tài nguyên, môi trường (d/c)

 Giải pháp ở địa phương

Tuyên truyền, vận động thực hiện KHHGĐ đến mọi người dân trong họp dân phố, phụ nữ, thanh niên hoặc loa truyền thanh ...

Dán panô, apphích có nội dung dân số như "Dừng ở 2 con để nuôi dạy cho tốt" hay "Gái hay trai chỉ 2 là đủ"

Câu 4 (3,0 điểm)

* Trình bày về vai trò, tình hình sản xuất và phân bố cây lương thực chính ở nước ta?

 Cây lương thực chính ở nước ta là cây lúa

 Vai trò: Cung cấp lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, tạo việc làm, vv.. .

 Tình hình sản xuất và phân bố

Lúa gạo là cây lương thực chính, áp dụng nhiều các tiến bộ kĩ thuật nên cơ cấu mùa vụ thay đổi, trình độ thâm canh nâng cao ...

Diện tích dao động (d/c), sản lượng tăng (d/c), năng suất tăng (d/c)

Bình quân sản lượng lúa đầu người tăng liên tục (d/c)

Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

* Chứng minh công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng. Kể tên một số ngành công nghiệp chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng?

* Chứng minh công nghiệp nước ta có cơ cấu ngành đa dạng.

 Cơ cấu CN theo ngành: Đa dạng có đầy đủ các ngành CN thuộc các lĩnh vực, chia 3 nhóm chính (d/c)

 Trong cơ cấu ngành CN hiện nay một số ngành CN trọng điểm đã được hình thành (d/c)

* Kể tên một số ngành công nghiệp chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng:

 CN Vật liệu xây dựng

 CN nhẹ phát triển: giầy da, may mặc....

 CN Chế biến lương thực, thực phẩm

 CN chế biến lâm sản và sản xuất giấy, vv...

Câu 5 (4,0 điểm) Phân tích ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh về kinh tế ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?

 Ý nghĩa về kinh tế:

Tăng thêm nguồn lực phát triển của vùng và của cả nước, tạo ra động lực mới cho sự phát triển các ngành khai thác, chế biến khoáng sản.

Nâng cao vị thế của vùng tạo ra cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện hơn.

Khai thác hiệu quả các thế mạnh về: Chế biến khoáng sản, thủy điện, chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu.

Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Cho phép phát triển nông nghiệp hành hóa hiệu quả cao.

 Về xã hội:

Đây là vùng tập trung các dân tộc ít người, mức sống thấp, kinh tế khó khăn. Việc phát triển kinh tế sẽ tạo ra việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân để từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Từ đó từng bước xóa dần sự chênh lệch về mức sống giữa giữa người dân miền núi với đồng bằng.

Góp phần hạn chế hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.

 Về chính trị:

Củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc.

Đây là vùng căn cứ địa cách mạng với nhiều di tích lịch sử, nên việc phát triển kinh tế còn mang ý nghĩa đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn và thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước.

 Về quốc phòng: Góp phần bảo vệ và giữ vững an ninh biên giới.

Câu 6 (4,0 điểm)

a. Vẽ biểu đồ

- Biểu đồ kết hợp cột chồng và đường là thích hợp nhất:

Biểu đồ diện tích và sản lượng lương thực có hạt của nước ta

(Trường hợp: thiếu tên biểu đồ, chú giải, chỉ tiêu, số liệu tuyệt đối..., mỗi ý trừ 0,25 điểm. Vẽ biểu đồ dạng khác, vẽ sai không tính điểm).

b. Nhận xét từ biểu đồ đã vẽ và giải thích tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong giai đoạn 1995 – 2007.

 Nhận xét:

Diện tích và sản lượng lương thực đều có xu hướng tăng (diện tích tăng 496 nghìn ha, sản lượng tăng 13834 nghìn tấn).

Diện tích tăng chậm (1,1 lần), không ổn định, còn sản lượng tăng nhanh hơn (1,5 lần) và liên tục.

Sản lượng và cơ cấu lúa từ năm 1993 - 2005 tăng nhanh, từ năm 2005 - 2007 tăng chậm.

 Giải thích:

Diện tích, sản lượng có xu hương tăng do khai hoang, thâm canh, tăng vụ chuyển đổi mục đích sử dụng.

Sản lượng tăng nhanh chủ yếu do tăng năng suất và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ (tăng diện tích lúa đông xuân và hè thu, giảm diện tích vụ lúa mùa).

ĐỀ SỐ 21

Câu 1: (3 điểm)

a. Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh của Trái Đất là ngày nào? Vì sao? (1 điểm)

b. Trái Đất có mấy chuyển động? Vì sao có hiện tượng các mùa nóng, lạnh khác nhau trên trái đất? (2 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

Chứng minh sông ngòi nước ta phản ánh cấu trúc địa hình và nhịp điệu mùa của khí hậu?

Câu 3: (4 điểm)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15 (Nhà xuất bản Giáo dục năm 2010) và những kiến thức đã học hãy:

a. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta? Giải thích nguyên nhân làm cho đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước?

b. Vì sao phải phân bố lại dân cư trong cả nước?

Câu 4: (5 điểm)

Cho bảng số liệu sau: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm ở nước ta

Năm

1985

1990

1995

2000

2002

2005

Diện tích (nghìn ha)

5704

6043

6765

7666

7504

7329

Sản lượng (nghìn tấn)

15874

19225

24964

32529

34400

35833

Năng suất (tạ/ha)

27,8

31,8

36,9

42,4

45,8

48,9

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng, năng suất lúa cả năm ở nước ta trong thời kỳ 1985 – 2005.

b. Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng đó?

Câu 5 (5 điểm)

Nhờ điều kiện thuận lợi gì mà cây chè ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước?

Đáp án

Câu 1 (3 điểm)

a) Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh của Trái Đất là ngày:

 Ngày 21/3 – Xuân phân, ngày 23/9- Thu phân (0.5 điểm)

 Hai nửa cầu đều hướng về phía mặt trời và đều nhận được lượng nhiệt, ánh sáng như nhau (0.5 điểm)

b) Trái Đất có mấy chuyển động? Vì sao có hiện tượng các mùa nóng, lạnh khác nhau trên trái đất? (2 điểm)

 Trái đất có hai chuyển động: Chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời (1 điểm)

 Khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất có độ nghiêng không đổi và hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía mặt trời sinh ra các mùa (1 điểm)

Câu 2 (3 điểm)

 Mạng lưới sông ngòi phản ánh cấu trúc địa hình:

Địa hình ¾ diện tích là đồi núi nên sông ngòi nước ta mang đặc điểm của sông ngòi miền núi: ngắn, dốc, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp nước chảy xiết. Ở đồng bằng lòng sông mở rộng nước chảy êm đềm. (0,5 điểm)

Hướng nghiêng địa hình cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam nên sông ngòi nước ta chủ yếu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: sông Đà, sông Hồng, sông Mã, sông Tiền, sông Hậu... Ngoài ra địa hình nước ta có hướng vòng cung nên sông ngòi nước ta còn chảy theo hướng vòng cung: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam... (0,5 điểm)

Ở miền Trung do địa hình cao ở phía Tây thấp dần về phía Tây nên sông ngòi chảy theo hướng Tây- Đông: sông Bến Hải, sông Thu Bồn... (0,25 điểm)

Địa hình nước ta bị chia cắt phức tạp, độ dốc lớn vì vậy tốc độ bào mòn nhanh làm cho sông ngòi nước ta bị chia cắt phức tạp, hàm lượng phù sa lớn. (0,25 điểm)

 Mạng lưới sông ngòi phản ánh nhịp điệu mùa của khí hậu:

Do mưa nhiều, mưa rào tập trung vào một thời gian ngắn làm xói mòn địa hình, tạo ra nhiều sông ngòi. (0,25 điểm)

Khí hậu chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô, tuy mùa mưa dài ngắn khác nhau, có sự chênh lệch giữa miền này và miền khác, song mọi nơi đều có mùa lũ và mùa cạn tương phản rõ rệt. Mùa mưa nước sông lớn chiếm 7880% lượng nước cả năm, mùa khô nước cạn chiếm 2022% lượng nước cả năm. (0,25 điểm)

Thời gian mùa mưa giữa các miền trong cả nước có sự khác nhau, vì vậy mùa lũa trên các sông cũng có sự khác biệt. Ở miền Bắc lũ tới sớm từ tháng 6,7,8; miền Trung mưa vào cuối thu đầu đông nên mùa lũ đến muộn tháng 10,11,12; miền Nam lũ vào tháng 9, 10. (0,5 điểm)

Ở miền Bắc chế độ mưa thất thường, mùa hè mưa nhiều, mùa đông mưa ít nên chế độ nước sông thất thường. Ở miền Nam khí hậu cận xích đạo nên chế độ nước sông khá điều hòa. (0,5 điểm)

Câu 3: (4 điểm)

a. Đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta:

 Dân cư nước ta phân bố không đều (1,đ)

Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng, ven biển và các đô thị. Dân cư thưa thơt ở các vùng núi và cao nguyên (có dẫn chứng cụ thể).

Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn: 74%, thành thị: 26% (2003).

Không đều ngay trong một vùng (dẫn chứng)

 Nguyên nhân làm cho đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước: (1,5đ)

Ngành nông nghiệp thâm canh lúa nước cần nhiều lao động.

Có nhiều trung tâm công nghiệp.

Tập trung nhiều trung tâm khoa học, kĩ thuật, các trường đại học, các trung tâm văn hóa...

Có lịch sử khai thác lâu đời.

Điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển

b. Phải phân bố lại dân cư trên cả nước vì: (1,5đ)

 Dân cư phân bố không đều dẫn đến ở đồng bằng đất chật, người đông, thừa lao động, thiếu việc làm... gây sức ép cho xã hội.

 Trong khi ở miền núi và cao nguyên giàu tài nguyên lại thiếu lao động. Do đó phân bố lại dân cư.

Câu 4: (5 điểm)

a. Vẽ biểu đồ

* Lập bảng số liệu về

Sự gia tăng diện tích, sản lượng, năng suất lúa cả năm (lấy năm 1985 = 100%) (1đ)

Đơn vị: %

Năm

1985

1990

1995

2000

2002

2005

Diện tích (nghìn ha)

5704

6043

6765

7666

7504

7329

Sản lượng (nghìn tấn)

15874

19225

24964

32529

34400

35833

Năng suất (tạ/ha)

27,8

31,8

36,9

42,4

45,8

48,9

* Vẽ biểu đồ đường (1,5đ)

 Vẽ 3 đường thể hiện sự gia tăng diện tích, sản lượng và năng suất lúa cả năm trong thời gian 1985 – 2005.

 Đảm bảo chính xác, có tên và ký hiệu rõ ràng.

b. Nhận xét

 Diện tích gieo trồng lúa có sự thay đổi

Giai đoạn 1985 – 2000 có xu hướng tăng (d/c) (0,25đ)

Giai đoạn 2000 – 2005 có xu hướng giảm (d/c) (0,25đ)

 Nguyên nhân:

Diện tích gieo trồng lúa tăng là do khai hoang, phục hoá mở rộng diện tích đất canh tác và do tăng vụ mở rộng diện tích gieo trồng... (0,25đ)

Diện tích gieo trồng lúa giảm là do sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quá trình công nghiệp hoá. (0,25đ)

 Năng suất lúa tăng mạnh (0,75đ)

Nguyên nhân: là kết quả áp dụng các biện pháp thâm canh (thuỷ lợi, phân bón...) trong đó nổi bật là việc đưa vào các giống mới và thay đổi cơ cấu mùa vụ.

 Sản lượng lúa cũng tăng nhanh, đặc biệt trong thời kỳ 1990 – 2005 (0,75đ)

Nguyên nhân là kết quả của việc mở rộng diện tích gieo trồng và thâm canh tăng năng suất thì trong đó việc đẩy mạnh thâm canh có ý nghĩa quan trọng nhất.

Câu 5 (5 điểm):

Trung du và miền núi Bắc Bộ có rất nhiều thuận lợi để trồng chè:

 Diện tích trồng chè chiếm 68,8% diện tích chè cả nước, chiếm 62,1% sản lượng chè cả nước. (0,5đ)

 Có nhiều thương hiệu chè nổi tiếng như chè Mộc Châu, chè Tuyết, chè Tân Cương (Thái Nguyên), chè San (Hà Giang)...(0,5đ)

 Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đông lạnh thích hợp cho cây chè (Khí hậu cận nhiệt). (0,5đ)

 Đất feralit diện tích rộng. (0,5đ)

 Sinh vật: có nhiều chè như chè san, chè đắng, chè tuyết.... (0,5đ)

 Dân cư: có nhiều kinh nghiệm trồng và thu hoạch chế biến chè. (0,5đ)

 Cơ sở vật chất-kĩ thuật phục vụ chế biến chè ngày càng hiện đại. (0,5đ)

 Nhà nước quan tâm khuyến khích trồng chè đặc biệt là khuyến khích đồng bào dân tộc ít người nhằm tạo nguồn thu nhập. (0,5đ)

 Thị trường tiêu thụ rộng lớn: (1đ)

Trong nước: là thức uống truyền thống

Thế giới: chè là thức uống ưa chuộng của nhiều nước như Nhật Bản, các nước Tây Nam Á, các nước liên minh châu Âu (EU)./.

ĐỀ SỐ 22

Câu 1: (3 điểm)

a. Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí?

b. Vì sao ở vùng cực ít mưa?

Câu 2: (3 điểm)

Dựa vào át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trức địa hình Việt Nam và chủ yếu là đồi núi thấp?

Câu 3: (4 điểm)

Hãy nhận xét về chất lượng lao động ở Việt Nam?

Câu 4: (5 điểm)

a. Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp?

b. Tại sao công nghiệp khai thác khoáng sản là thế mạnh của vùng Đông Bắc, công nghiệp thủy điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc?

Câu 5: (5 điểm)

Cho bảng số liệu về tình hình sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Hồng.

Năm

1985

1995

1997

200

Diện tích lúa (nghìn ha)

1.185,0

1,193,0

1,197,0

1,212,4

Sản lượng lúa (nghìn tấn)

3,787,0

5,090,4

5,638,1

6594,8

a) Vẽ biểu đồ kết hợp giữa cột và đường biểu hiện diện tích và sản lượng lúa ở Đồng Bằng Sông Hồng?

b) Dựa vào bảng số liệu, tính năng xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Hồng?

c) Nhận xét tình hình sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Hồng trong giai đoạn trên.

(Học sinh được sử dụng át lát địa lí Việt Nam)

Đáp án đề 22

Câu 1: (3 điểm)

a) Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí.

 Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ trung bình năm càng giảm.

Nguyên nhân là do càng lên vĩ độ cao góc chiếu sáng của mặt trời (góc nhập xạ) càng nhỏ (1 điểm).

 Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt năng càng tăng.

Nguyên nhân là càng chênh lệch góc chiếu sáng và chênh lệch thời gian chiếu sáng càng lớn. Ở vĩ độ cao mùa hạ đã có góc chiếu sáng lớn lại có thời gian chiếu sáng dài (dẫn tới 6 tháng ở cực). Mùa đông góc chiếu sáng nhỏ (dẫn tới không) thời gian chiếu sáng lại ít dần (6 tháng đêm ở cực) (1 điểm).

b) Ở vùng cực ít mưa vì:

 Khu vực khí áp cao không có giá thổi đến.

 Dòng biển lạnh hoạt động, nhiệt độ không khí thấp, không khí bốc lên được (1 điểm).

Câu 2: (3 điểm)

Chứng minh:

 Trên phần đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ (0,5 điểm)

 Đồi núi tạo thành một vùng cung lớn hướng ra biển đông chạy dài 1400km từ miền Tây Bắc tới miền Đông Nam Bộ (1 điểm).

 Chủ yếu là đồi núi thấp: núi cao dưới 1000 mét chiếm tới 85% trên 2000m chiếm 10% đỉnh Phan xi păng Cao nhất trên dải Hoàng Liên Sơn là 3143 (1,5 điểm).

Câu 3: (4 điểm)

Nhận xét về chất lượng lao động Việt Nam.

* Chất lượng lao động Việt Nam.

 Với thang điểm 10, Việt Nam được quốc tế chấm 3,79 điểm về nguồn nhân lực 78,8% lao động Việt Nam chưa qua đào tạo (1,5 điểm).

 Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam rất thấp (2,5 điểm) khả năng thích ứng với điều kiện tiếp cận cộng nghiệp thông tin còn kém.

 Lao động Việt Nam còn hạn chế về sức khỏe và thể lực (1,5 điểm).

Câu 4: (5 điểm)

a) Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta (3 điểm).

 Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng để phát triển cơ cấu nông nghiệp đa ngành (0,5 điểm).

 Các nguồn tài nguyên trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển công nghiệp trọng điểm (0,5 điểm).

* Cụ thể:

 Khoáng sản với nhiều nhóm như nhiên liệu, kim loại, phi kim loại, vật liệu xây dựng thuận lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp (0,5 điểm).

 Thủy năng của sông suối thuận lợi để phát triển công nghiệp thủy điện (0,25 điểm).

 Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, sinh vật biển là cơ sở để phát triển nông lâm ngư nghiệp. Từ đó cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản (0,5 điểm).

 Sự phân bố các tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vũng (0,5 điểm).

b) Tại sao công nghiệp khai thác khoáng sản là thế mạnh của vùng Đông Bắc, công nghiệp thủy điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc (2 điểm).

 Đông Bắc có thế mạnh khai thác khoáng sản vì đây là vùng tập chung nhiều loại khoáng sản nhất nước ta, trong đó có những loại trữ lượng lớn như than, a pa tít, thiếc.

 Tây Bắc có thế mạnh phát triển công nghiệp thủy điện vì: Đây là vùng có tiềm năng thủy điện (các thác nước) lớn đặc biệt trên Sông Đà có các nhà máy thủy điện lớn nhất cả nước như: Hòa Bình, Sơn La.

Câu 5: (5 điểm)

a) Vẽ chính xác, đẹp (2 điểm).

 Vẽ hệ trục tọa độ.

Chung 1 trục thời gian

Các mốc thời gian xác định theo khoảng cách tỉ lệ.

2 trục đơn vị (nghìn ha, nghìn tấn).

 Cột biểu hiện diện tích, đường biểu hiện sản lượng.

 Ghi đầy đủ tên biểu đồ, số lượng, ghi chú

 Lưu ý: Thiếu mỗi yếu tố trừ 0,25 điểm, sai thời gian trừ 0,5 điểm.

b) Tính năng xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Hồng (1 điểm).

Năm

1985

1995

1997

2000

Năng xuất (tấn/ha)

3,2

4,3

4,7

5,4

c) Nhận xét về tình hình sản xuất lúa ở Đồng Bằng Sông Hồng (2 điểm).

 Diện tích trồng lúa tăng liên tục nhưng rất chậm. Sau 15 năm chỉ tăng được 27,4 nghìn (0,5 điểm).

 Năng xuất lúa tăng nhanh, sau 15 năm năng xuất lúa tăng 2,2 tấn/ha.

 Càng về sau năng xuất lúa tăng càng nhanh (0,5 điểm).

 Sản lượng lúa tăng nhanh.

Sau 15 năm sản lượng tăng 1,7 lần (2,807,8 nghìn tấn) (0,5 điểm).

Sản lượng tăng nhanh theo thời gian (0,5 điểm)./.

ĐỀ SỐ 23

Câu 1 (2,0 điểm)

Trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất tạo ra những hệ quả gì?

Câu 2 (4,0 điểm)

Dựa vào Atlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố lượng mưa trên lãnh thổ nước ta.

Câu 3 (5,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

Tỉ suất sinh và tỉ suất tử ở nước ta qua các năm

(Đơn vị: %o)

Năm

1979

1989

1999

2009

2012

Tỉ suất sinh

32,2

31,3

26,3

17,6

16,9

Tỉ suất tử

7,2

8,4

7,3

6,8

7,0

a. Từ bảng số liệu trên, tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta.

b. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giai đoạn 1979-2012. Nhận xét và giải thích tình hình dân số nước ta.

Câu 4 (4,0 điểm)

a. Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ở nước ta.

b. Tại sao công nghiệp khai thác khoáng sản là thế mạnh của vùng Đông Bắc, công nghiệp thủy điện là thế mạnh của vùng Tây Bắc?

Câu 5 (5,0 điểm)

Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ.

b. Cho biết, nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta?

Đáp án đề 23

Câu 1: Đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất tạo ra những hệ quả gì? (2,0đ)

Đặc điểm chuyển động:

 Hướng chuyển động: từ Tây sang Đông (0,25đ)

 Trong khi chuyển động, trục tưởng tưởng của Trái Đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033'. (0,25đ)

 Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục một vòng hết 24h (một ngày đêm). (0,25đ)

 Vận tốc quay khác nhau: lớn nhất ở xích đạo, giảm dần về 2 cực. (0,25đ)

Hệ quả:

 Sự luân phiên ngày và đêm (0,25đ)

 Chuyển động biểu kiến hàng ngày của Mặt Trời và các thiên thể (0,25đ)

 Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế (0,25đ)

 Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất (0,25đ)

Câu 2: Nhận xét và giải thích sự phân bố lượng mưa trên lãnh thổ nước ta. (4,0đ)

 Lượng mưa trung bình năm khá lớn, TB 1500 mm-2000 mm do ảnh hưởng của biển, gió Tây nam ẩm ướt và bức chắn địa hình. (0,25đ)

 Lượng mưa phân hóa theo mùa với 1 mùa mưa và mùa khô rõ rệt trong năm do chịu sự chi phối của hoàn lưu gió mùa. (0,25đ)

Mùa khô từ tháng 11 - 4, mưa ít, lượng mưa thấp do tác động của gió mùa Đông Bắc lạnh khô và Tín phong khô nóng. (0,25đ)

Mùa mưa từ tháng 5-10, mưa nhiều, lượng mưa lớn do gió tây nam, dải hội tụ nhiệt đới, bão... (0,25đ)

Thời gian mùa mưa và mùa khô khác nhau giữa các khu vực, các địa phương. (0,25đ)

 Miền Nam, miền Bắc và Tây Nguyên: mưa vào hạ-thu (tháng 5-10) do gió mùa Tây Nam ẩm ướt. (0,25đ)

 Duyên hải miền trung mùa hạ khô do nằm ở sườn khuất gió. Mưa vào thu-đông do chịu tác động của frông, dải hội tụ nhiệt đới, bão... (0,25đ)

Lượng mưa phân hóa khác nhau giữa các vùng lãnh thổ, các địa phương (0,25đ)

 Những khu vực nhiều mưa, lượng mưa rất lớn (>2800 mm/năm): Huế-Đà Nẵng, Móng Cái, Hoàng Liên Sơn... do nằm ở sườn đón gió, dải hội tụ nhiệt đới, bão... (0,25đ)

 Những khu vực ít mưa, lượng mưa rất thấp (<400 mm/năm): Lạng Sơn, cực nam Trung Bộ...đều nằm ở vùng khuất gió, địa hình thấp hoặc song song với các hướng gió... (0,25đ)

 Khu vực mưa trung bình, (1600-2000 mm/n) phân bố rộng khắp do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, tác động của biển, độ ẩm cao. (0,25đ)

Câu 3: Biểu đồ (5,0đ)

a) Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta: (0,5đ)

Gia tăng dân số tự nhiên nước ta

(Đơn vị:%)

Năm

1979

1989

1999

2009

2012

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên

2,5

2,3

1,6

1,1

0,99

b) Vẽ biểu đồ: (2,5đ)

Yêu cầu.

 Vẽ chính xác biểu đồ kết hợp đường và miền, các dạng biều đồ khác không cho điểm(0,25đ)

 Có tỉ lệ, tên biểu đồ và chú thích (thiếu mỗi yếu tố trừ (0,25đ)

Nhận xét:

 Tỉ suất sinh thô và gia tăng dân số tự nhiên giảm nhanh và giảm liên tục (dc) (0,25đ)

 Tỉ suất tử thô giảm chậm, có biến động (dc) (0,25đ)

Giải thích:

 Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình... (0,25đ)

 Chất lượng cuộc sống và nhận thức của người dân được nâng cao, những tiến bộ vượt bậc về y tế, giáo dục... (0,25đ)

Câu 4:

a) Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp: (2,5đ)

Tài nguyên phong phú làm cơ sở để phát triển cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng (0,25đ)

Nhiều loại khoáng sản: năng lượng, kim loại, phi kim, vật liệu xây dựng phân bố rộng khắp, để phát triển nhiều ngành công nghiệp. (0,5đ)

Sự phân bố của tài nguyên, đặc biệt là khoáng sản không đồng đều tạo nên sự phân hóa sâu sắc trong phát triển và phân bố công nghiệp giữa các vùng. (0,25đ)

Một số tài nguyên có trữ lượng lớn để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm (0,25đ)

 Than: nhiều loại, trữ lượng lớn, chất lượng tốt, phân bố tập trung ở Quảng Ninh (0,25đ)

 Dầu mỏ, khí đốt tập trung trong các bể trầm tích thuộc vùng thềm lục địa (0,25đ)

 Trữ năng thủy điện lớn, phân bố trên các hệ thống sông thuộc vùng đồi núi để phát triển thủy điện (kể tên các nhà máy thủy điện). (0,25đ)

 Nguồn nước, khí hậu, đất trồng, tài nguyên biển...tạo thuận lợi cho phát triển nông-lâm-ngư nghiệp để cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng... (0,5đ)

b) Tại sao công nghiệp khai thác khoáng sản là thế mạnh của Đông Bắc, thủy điện là thế mạnh của Tây Bắc? (1,5đ)

Khai thác khoáng sản là thế mạnh của Đông Bắc, vì:

 Tập trung nhiều loại khoáng sản nhất nước ta (0,25đ)

 Nhiều loại có trữ lượng lớn, phân bố tập trung: than (Quảng Ninh), thiếc (Cao Bằng)... (0,5đ)

Thủy điện là thế mạnh của Tây Bắc, vì:

 Có nguồn trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước (0,25đ)

 Có các nhà máy thủy điện công suất lớn: Sơn La, Hòa Bình (0,5đ)

Câu 5: Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ. Tại sao ĐNB là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất cả nước? (5,0đ)

a) Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm

 Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai (0,5đ)

 Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu (0,5đ)

 Hồ tiêu: Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai (0,5đ)

 Điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương (0,5đ)

b) ĐNB là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất cả nước, vì có nhiều thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm:

 Địa hình, đất trồng: địa hình thấp, là các bán bình nguyên với đất badan màu mỡ và đất xám phù sa cổ thoát nước tốt... (0,5đ)

 Khí hậu: cận xích đạo, khá ổn định, ít thiên tai (0,5đ)

 Nguồn nước: khá dồi dào gồm nước ngầm, nước trên hệ thống sông Đồng Nai đảm bảo nước tưới cho cây công nghiệp. (0,5đ)

 Nguồn lao động đông, có kinh nghiệm, năng động với cơ chế thị trường... (0,5đ)

 Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất-kĩ thuật thuộc loại tốt nhất cả nước, đáp ứng sự phát triển và chế biến cây công nghiệp. (0,5đ)

 Các yếu tố khác: khả năng thu hút đầu tư, thị trường tiêu thụ, đường lối chính sách... (0,5đ)./.

ĐỀ SỐ 24

Câu 1: (2,0 điểm)

Theo quy ước giờ GMT, Việt Nam nằm trong múi giờ thứ mấy? Hãy tính giờ, ngày ở Việt Nam biết rằng lúc đó giờ GMT là 24 giờ ngày 31/12/2010?

Câu 2: (7,5 điểm)

Cho bảng số liệu:

Lao động và việc làm nước ta giai đoạn 1996 - 2005

Năm

Số lao động đang làm việc (triệu người)

Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị (%)

Thời gian thiếu việc làm ở nông thôn (%)

1996

1998

2000

2002

2005

33,8

35,2

37,6

39,5

42,7

5,9

6,9

6,4

6,0

5,3

27,2

28,9

25,8

24,4

19,4

1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị, thời gian thiếu việc làm ở nông thôn nước ta thời kì 1996 - 2005?

2. Rút ra nhận xét và giải thích tình trạng lao động và việc làm của nước ta trong thời gian trên?

Câu 3: (5,5 điểm)

Dựa vào bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta giai đoạn 1990 - 2005 (tỉ đồng)

Loại

Năm

Tổng số

Cây lương thực

Cây công nghiệp

Cây ăn quả

Rau đậu

Cây khác

1990

2005

49604,0

107897,6

33289,6

63852,5

6692,3

25585,7

5028,5

7942,7

3477,0

8928,2

1116,6

1588,5

Hãy nhận xét và giải thích về xu hướng chuyển dịch giá trị sản xuất của các nhóm cây trồng trong cơ cấu ngành trồng trọt?

Câu 4: (5,0 điểm)

Chứng minh Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật để phát triển công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng (than, thủy điện, nhiệt điện)?

ĐỀ 25

Phßng gi¸o dôc ®µo t¹o

HuyÖn giao thñy

®Ò thi häc sinh giái m«n ®Þa lÝ líp 9

N¨m häc 2011 – 2012

Thời gian làm bài 90 phút

(không kể thời gian giao đề)

Câu 1 ( 5 điểm)

a)Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta?

b) Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay? Để giải quyết vấn đề này cần tiến hành biện pháp gì?

Câu 2 (3,0 điểm)

a) Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam (trang công nghiệp chung) hãy xác định các trung tâm công nghiệp tiêu biểu của các vùng kinh tế ở nước ta?

b) Trình bày các phân ngành chính và sự phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta?

Câu 3 ( 3,0 điểm)

Dựa vào Át-lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học.

Hãy nêu ảnh hưởng của độ cao địa hình và hướng núi tới sự phân hóa tự nhiên và phát triển kinh tế của hai vùng Tây Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

Câu 4 ( 6 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (tạ/ha)

Năm

Vùng

1995

2000

2002

Đồng bằng sông Hồng

44,4

55,2

56,4

Đồng bằng sông Cửu Long

40,2

42,3

46,2

Cả nước

36,9

42,4

45,9

a) Dựa vào bảng số liệu hãy vẽ biểu đồ thể hiện năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

b) Qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ kết hợp với kiến thức đã học hãy rút ra đặc điểm về tình hình sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng.

c) Giải thích vì sao sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng phát triển chủ yếu bằng thâm canh tăng vụ?

Câu 5 (3,0 điểm)

a) Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng để phát triển du lịch. Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy kể tên 6 di sản vật thể (thiên nhiên, văn hóa) đã được UNESCO công nhận theo thứ tự từ Bắc vào Nam.

b) Em hãy cho biết dân số Việt Nam tính đến thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009 là bao nhiêu người?

HẾT

(Học sinh được sử dụng At-lát địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2011)

Phßng gi¸o dôc ®µo t¹o

HuyÖn giao thñy

H­íng dÉn chÊm

®Ò thi häc sinh giái m«n ®Þa lÝ líp 9

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1:

5 điểm

a) Đặc điểm nguồn lao động nước ta (2,0 điểm)

* Đặc điểm chung: Nguồn lao động nước ta bao gồm những người trong trong độ tuổi lao động (Nước ta quy định nam từ 15 – 60, nữ từ 15- 55 tuổi) có khả năng lao động , có nghĩa vụ lao động và những người ngoài độ tuổi lao động trên nhưng vẫn tham gia lao động gọi là lao động dưới và trên độ tuổi.

- Năm 2003 nước ta có 41,3 triệu lao động trong đó khu vực thành thị chỉ chiếm 24,2 %, khu vực nông thôn chiếm 75,8 %.

- Số lao động nước ta qua đào tạo chỉ chiếm 21,2 % trong đó có 16,6 % có trình độ công nhân kĩ thuật và trung học chuyên nghiệp, số còn lại là cao đẳng đại học , trên đại học. Số chưa qua đào tạo chiếm 78,8 %.

- Lực lượng lao động nước ta dồi dào tăng nhanh , mỗi năm bình quân nước ta tăng thêm hơn 1 triệu lao động.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

* Ưu điểm của nguồn lao động nước ta.

- Lao động Việt Nam có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp , có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật , năng động, linh hoạt với cơ chế thị trường.

- Lao động đông, giá rẻ, thị trường rộng có sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Lực lượng lao động tập trung đông ở Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, và các thành phố lớn thuận lợi cho hình thành các trung tâm công nghiệp, dịch vụ và phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

* Tồn tại của nguồn lao động.

- Lao động nước ta hạn chế vể thể lực và trình độ chuyên môn gây khó khăn cho việc sử dụng lao động.

- Lao động phân bố chưa hợp lí dẫn đến đồng bằng và thành phố lớn thừa lao động gây khó khăn cho việc giải quyết việc làm nhưng trung du, miền núi nhiều tài nguyên lại thiếu lao động để khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế.

0,25đ

0,25đ

b) Giải quyết việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta vì: (1,5đ)

.- Nguồn lao động nước ta dồi dào tăng nhanh trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển nên giải quyết việc làm là vấn đề gay gắt.

- Do đặc điểm của mùa vụ sản xuất nông nghiệp và sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế nên tỉ lệ thời gian thiếu việc làm là nét đặc trưng ở nông thôn. Năm 2003 tỉ lệ thời gian làm việc được sử dụng ở nông thôn mới chỉ đạt 77,7 % . Vì vậy lao động nông thôn bỏ ra thành phố tìm việc làm rất nhiều.

- ở thành thị dân cư tập trung đông trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở thành thị tương đối cao khoảng 6%.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

c) Các giải pháp giải quyết việc làm(1,5đ)

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng để vừa tạo thêm việc làm vừa khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng.

- Đẩy mạnh kế hoạch hoá gia đình giảm sự gia tăng dân số để đi đến cân đối giữa quy mô nguồn lao động với khả năng thu hút lao động của nền kinh tế .

- Đối với nông thôn: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ở nông thôn. Đa dạng hoá kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng phát triển kinh tế hộ gia đình. Khôi phục lại các ngành nghề thủ công truyền thống: mây tre đan, mộc, khảm trai, thêu ren…

- Đối với thành thị: Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, mở thêm nhiều nhà máy xí nghiệp để thu hút lao động.

- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp

- Có chính sách xuất khẩu lao động hợp lí.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Câu 2:

3 điểm

a) Các trung tâm công nghiệp tiêu biểu của các vùng kinh tế ở nước ta (1,75đ)

- Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.

- Vùng Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng.

- Vùng Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Vinh, Huế.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quy nhơn, Nha Trang

- Vùng Tây Nguyên: Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.

- Vùng Đông Mam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long:Cần Thơ, Mĩ Tho, Long Xuyên, Cà Mau.

(Trong mỗi vùng, nếu học sinh nêu thiếu một trung tâm thì cho 0,15đ.)

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

b) (1,25đ)

*Các phân ngành chính của ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta:

- Chế biến sản phẩm trồng trọt (xay xát, sản xuất đường, rượu, bia, nước ngọt, chế biến chè, thuốc lá, cà phê, dầu thực vật)

- Chế biến sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa), thực phẩm đông lạnh, đồ hộp.

- Chế biến thủy sản (làm nước mắm,sấy khô, đông lạnh…)

* Phân bố:

- Rộng khắp cả nước

- Tập trung nhất ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

Câu 3:

3 điểm

ảnh hưởng của độ cao địa hình và hướng núi tới sự phân hóa tự nhiên và phát triển kinh tế đối với:

a) Vùng Tây Bắc: (1,5đ)

- Địa hình cao, có dãy Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao và đồ sộ như một bức tường thành chắn gió đông bắc lại nên mùa đông ít rét hơn.

- Về mùa hè, gió tây nam tạo mưa nhiều hơn vùng Đông Bắc nên có thể phát triển lúa mùa và cây nhiệt đới.

1,0đ

0,5đ

b) Vùng Đông Bắc: (1,5đ)

- Địa hình thấp hơn vùng Tây Bắc, có các dãy núi hình cánh cung mở rộng về phía đông bắc (Trung Quốc) nên:

Mùa đông chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió đông bắc, thời tiết rét đậm, lắm khi có sương muối ở những thung lũng có hại cho cây nhiệt đới nhưng lại có thể phát triển một số cây, rau cận nhiệt, ôn đới…

0,5đ

1,0đ

Câu 4:

6 điểm

a) Vẽ biểu đồ:

- Yêu cầu: Trên cùng một hệ trục tọa độ, vẽ biểu đồ hình cột nhóm, mỗi năm 3 cột thể hiện năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, đẹp, chính xác, có tên biểu đồ, có bảng chú giải .

- Nếu vẽ sai không cho điểm.

- Nếu thiếu tên biểu đồ, bảng chú giải, điền thiếu hoặc sai số liệu mỗi ý trừ 0.5 điểm

2,5đ

b) Đặc điểm tình hình sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng: (1,5đ)

- Về diện tích và sản lượng lương thực Đồng bằng sông Hồng chỉ đứng sau Đồng bằng Sông Cửu Long

- Năng xuất lúa cao nhất cả nước: đạt 56,4 tạ / ha (năm 2002)

- Tổng sản lượng và năng suất cao như vậy là do Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh tăng vụ.

- Vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

c) Giải thích (1,5đ)

- Đất bình quân nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng thấp vì vậy phải thâm canh tăng vụ để sử dụng hết khả năng của đất trồng.

- Dân số đông, thâm canh tăng vụ để giải quyết số lao động nhàn rỗi sau vụ mùa.

- Thời tiết hay thất thường nhưng lại có gió mùa đông lạnh có thể phát triển các loại cây, rau quả ôn đới, vụ đông lại đem lại hiệu quả kinh tế lớn.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 5:

3 điểm

a) Theo thứ tự từ Bắc vào Nam 6 di sản vật thể đã được UNESCO công nhận là: (2,0 điểm)

+ Kể theo thứ tự :

- Vịnh Hạ Long

- Hoàng thành Thăng Long Hà Nội

- Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng

- Quần thể di tích cố đô Huế

- Phố cổ Hội An

- Khu di tích Mĩ Sơn

0,5đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

b) Dân số Việt Nam tính đến thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009 là: 85.789.573 người

(Nếu học sinh nêu được: Dân số Việt Nam tính đến năm 2009 là: 85.7 triệu người thì cho 0,5 điểm)

1,0đ

ĐỀ 26

TRƯỜNG THCS NGA THẮNG

LẦN 2

(Đề thi gồm có 01 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9

NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 150 phút

Câu I: (2,0 điểm)

1.Bạn Nam đang ở 300 Đông gọi điện thoại cho bạn Sơn ở 1500 Đông, biết rằng bạn Nam gọi điện lúc 7 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 02 tháng 09 năm 2014. Hỏi bạn Sơn nhận được điện thoại của bạn Nam lúc mấy giờ (giờ địa phương) vào ngày tháng năm nào?

2. Vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài của ngày và đêm ở Hà Nội (vĩ độ: 21001' B) như­ thế nào? Hãy giải thích hiện tư­ợng trên.

Câu II: (5.5 điểm):

Ở nước ta, việc làm đã và đang là vấn đề được cả nước quan tâm. Em hãy trình bày:

1. Đặc điểm nguồn lao động của nước ta.

2.Các phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay.

3. Trình bày đặc điểm dân số của tỉnh Thanh Hóa.

Câu III: ( 3,5 điểm)

1.Em hãy phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa của khí hậu nước ta.

2. Hãy kể tên 4 hệ thống sông chính ở Thanh Hóa và nêu giá trị kinh tế của sông ngòi Thanh Hóa?

Câu IV: ( 5,5 điểm)

1.Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta. Sự chuyển dịch cơ cấu đó do những nguyên nhân nào?

2.Thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta.

3.Tại sao phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến?

Câu V: (3,5 điểm)

Cho bảng số liệu : Mật độ dân số các vùng ở nước ta, năm 2006 (người/km2)

Vùng

Mật độ dân số

Đồng bằng sông Hồng

1225

Đông Bắc

148

Tây Bắc

69

Bắc Trung Bộ

207

Duyên hải Nam Trung Bộ

200

Tây Nguyên

89

Đông Nam Bộ

551

Đồng bằng sông Cửu Long

429

a) Vẽ biểu đồ biểu hiện mật độ dân số một số vùng nước ta năm 2006.

b) Nhận xét về sự phân bố dân cư ở các vùng của nước ta.

                                           .......................................Hết....................................

  Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục từ 2009 đến nay.

 

 

Câu

Hướng dẫn chấm

Điểm

Câu I

(2,0 đ)

1. Hs phải làm sáng tỏ được:

- Bạn Nam ở 300 Đông còn bạn Sơn ở 1500 Đông vậy hai bạn cách nhau 1200 đi về phía đông

- 1 múi giờ = 150 nên bạn Nam ở 300 Đông tức là ở múi giờ thứ 2 còn bạn Sơn ở 1500 Đông tức là ở múi giờ thứ 10 vậy hai bạn cách nhau 8 múi giờ.

- Như vậy bạn Nam gọi điện lúc 7 giờ sáng (giờ địa phương) ngày 02 tháng 09 năm 2014 bạn Sơn sẽ nhận được điện thoại của bạn Nam lúc 15 giờ (giờ địa phương) vào ngày 02 tháng 09 năm 2014.

* Hs có thể dùng công thức để tính

2.* Ngày 22/6 Hà Nội có ngày dài đêm ngắn

- Giải thích: Ngày 22/6 mặt trời chiếu thẳng góc với mặt đất ở Chí tuyến Bắc, Nửa cầu Bắc sẽ có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt nên ngày dài, đêm ngắn. Hà Nội thuộc Bắc bán cầu nên sẽ có ngày dài đêm ngắn

* Ngày 22/12 Hà Nội có ngày ngắn đêm dài

- Giải thích: Ngày 22/12 mặt trời chiếu thẳng góc với mặt đất ở Chí tuyến Nam, lúc đó nửa cầu Bắc chếch xa phía Mặt Trời nên có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt. Hà Nội thuộc Bắc bán cầu nên sẽ có ngày ngắn đêm dài.

1,0

0,5

0,5

Câu II

(5,5đ)

1.Đặc điểm nguồn lao động :

*Số lượng lao động

- Nguồn lao động nước ta rất dồi dào do dân số đông, cơ cấu dân số trẻ. Năm 1999: 76,3 triệu dân, hơn 38 triệu lao động.

- Mặc dù tốc độ gia tăng dân số đã giảm, nhưng tốc độ gia tăng nguồn lao động vẫn cao (3%/năm), mỗi năm tăng thêm 1,1 triệu lao động.

*Chất lượng nguồn lao động:

- Người lao động Việt Nam cần cù, khéo tay, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất là nông, ngư nghiệp, được tích lũy qua nhiều thế hệ, có khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Chất lượng người lao động ngày càng cao do đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật ngày càng đông đảo. Hiện có khoảng 5 triệu lao động có chuyên môn kỹ thuật, chiếm 13% nguồn lao động, trong đó 23% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.

- Lao động nước ta nhìn chung còn thiếu tác phong công nghiệp, kỹ thuật lao động chưa cao, hạn chế về thể lực, kém nhạy bén với cơ chế thị trường, đội ngũ cán bộ có kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao còn mỏng.

*Phân bố lao động:

- Phân bố lao động chưa hợp lý giữa các vùng và các khu vực sản xuất.

-Lực lượng lao động, đặc biệt là lao động có kỹ thuật tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển của đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, nhất là các thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh…) tạo thuận lợi cho vùng này phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp kỹ thuật cao, nhưng cũng gây khó khăn về việc làm.

-Miền núi, trung du là nơi có nhiều tài nguyên nhưng lại thiếu lao động, đặc biệt lao động có kỹ thuật.

2.Phương hướng giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay:

- Phân bố lại dân cư, lao động trên phạm vi cả nước. Đưa lao động một cách có tổ chức từ các vùng đông dân đến vùng giàu tà-i nguyên nhưng thiếu lao động (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ) hạn chế di dân tự do.

- Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa: Phát triển mô hình kinh tế trang trại, hộ gia đình, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, các hoạt động dịch vụ, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn.

- Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở thành thị, nhất là các ngành thu hút nhiều lao động với quy mô vừa và nhỏ, thu hồi vốn nhanh, sử dụng kỹ thuật tinh xảo.

Các biện pháp khác: Đẩy mạnh công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hướng nghiệp, dạy nghề, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

3. Đặc điểm dân số Thanh Hóa

- Dân số đông. Đứng thứ 3 trong cả nước (sau Hà Nội và Thành phố HCM). Đứng đầu vùng Bắc Trung Bộ.

- Cơ cấu dân số trẻ: Năm 2009

+ Nhóm 0 – 14 tuổi (dưới tuổi lao động): 23,4%

+ Nhóm 15 – 59 tuổi (trong tuổi lao động): 68,3%

+ Nhóm 60 tuổi trở lên(trên tuổi lao động):8,3%

- Mật độ dân số cao: năm 2010: 326 người /km2.

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,75

0,25

Câu III

(3,5đ)

1.Những nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu nước ta:

* Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ

- Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới của nửa cầu Bắc nên nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, mọi địa phương trong cả nước đều có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh trong năm.

- Lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ tuyến nên khí hậu có sự khác biệt từ Bắc vào Nam.

* Địa hình.

- Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi trong đó 85% diên tích địa hình thấp dưới 100m, 14% siện tích núi trung bình,1% diện tích núi cao. Do đó khí hậu chịu sự chi phối của địa hình,thể hiện ở các đặc điểm sau:

+ Khí hậu phân hóa theo đai cao (kh nhiệt đới, cận nhiệt đới, khí hậu núi cao)

+ khí hậu phân hóa theo hướng sườn (Sườn đón gió mưa nhiều ,sườn khuất gió mưa ít)

* Nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa:

Có hai loại gió mùa hoạt động luân phiên ở nước ta:

+ Gió mùa Đông: gió mùa đông bắc hoạt động từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.Gió Tín phong đông bắc ở phía Nam.

+ Gió mùa Hạ: Gồm gí mùa tây nam ở phía nam và gió đông nam ở phía Bắc.

* Sự tranh chấp luân phiên của các khối khí theo mùa tạo nên tính phân mùa của khí hậu

2. Bốn hệ thống sông ngòi ở Thanh Hoá:

+ Hệ thống sông Mã

+ Hệ thống sông Hoạt

+ Hệ thống sông Yên

+ Hệ thống sông Lạch Bạng

* Giá trị kinh tế của sông ngòi Thanh Hoá:

Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, xây dựng công trình thuỷ điện, cung cấp phù sa cho các đồng bằng, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông đường thuỷ, du lịch, và điều hoà khí hậu.

0,5

0,25

0,5

0,5

0,5

0,25

0,5

0,5

Câu IV

(5,5đ)

1. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta:

Cơ cấu ngành kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng :

- Giảm tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp (dc)

- Tăng tỉ trọng của khu vực xây dựng – công nghiệp(dc)

- Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao, có xu hướng ổn định(dc)

Nguyên nhân của sự chuyển dịch đó:

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển biến tốt đẹp theo chiều hướng công nghiệp hóa.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là kết quả của công cuộc đổi mới sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

2.Trình bày thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta

*Thành tựu

-Trong thời gian qua , đời sống người dân Việt Nam đã và đang được cải thiện ( thu nhập ,giáo dục ,y tế ,nhà ở ,phúc lợi xã hội.

-Thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% (Năm 1999).Mang lưới các trường học phát triển rộng khắp từ tiểu học THCS,THPT,Cao đẳng,Đại học...

-Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng :

-Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn .

-Tuổi thọ bình quân tăng: 1999 tuổi thọ trung bình của nam giới là 67,4 và của nữ giới là 74 .Xếp vào loại cao so với các nước đang phát triển

-Tỷ lệ tử vong ,suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm,nhiều dịch bệnh đã bị đẩy lùi .

*Hạn chế

- Chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn , .(dẫn chứng)

-Chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội .(dẫn chứng)

-Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển con người thời kỳ công nghiệp hóa ,hiện đại hóa.

3.Tại sao phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến

-Có điều kiện chế biến sản phẩm tại chỗ từ cây công nghiệp thành những mặt hàng có giá trị kinh tế cao dễ bảo quản ,dễ chuyên chở tiêu thụ và xuất khẩu ,từ đó cho phép vùng chuyên canh mau chóng mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp

-Xây dựng vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến tức là gắn sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp , tạo ra các liên hợp liên minh công –nông nghiệp. Đây chính là bước đi trên con đường hiện đại hóa nền nông nghiệp.

-Góp phần giảm cước phí vận chuyển , là điều kiện hạ giá thành sản phẩm , cho phép sản phẩm cây công nghiệp của nước ta xâm nhập và đứng vững trên thị trường thế giới

Như vậy ,xây dựng vùng chuyên canh gắn liền với công nghiệp chế biến chính là một hướng tiến bộ của sản xuất nông nghiệp trên con đường hiện đại

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

Câu V

(4,5đ)

Vẽ biểu đồ đúng chính xác

Người/km2

Biểu đồ biểu hiện mật độ dân số giữa các vùng nước ta, năm 2006

2,0

Nhận xét về sự phân bố dân cư ở các vùng của nước ta:

- Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng(dc)

- Vùng có mật độ dân số cao ở đồng bằng, ven biển(dc) là nơi có điều kiện sống thuận lợi , dễ dàng cho giao lưu, phát triền sản xuất.

- Miền núi , trung du là nơi điều kiện sản xuất vẫn còn nhiều khó khăn: thiếu nước,đi lại khó khăn,...

0,5

0,5

0,5

ĐỀ SỐ 27

Câu 1 (4 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy cho biết:

Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia và các cửa khẩu nào?

Tại sao nói: "Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam"?

Câu 2 (2,0 điểm). Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều. Nêu nguyên nhân?

Câu 3 (5 điểm)

a. Nêu những sự kiện chứng tỏ rằng nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

b. Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn về việc phát triển ngành thuỷ sản ở nước ta.

Câu 4 (5 điểm) Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy:

a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ

b. Phân tích ý nghĩa của sông Hồng đối với phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư của vùng Đồng bằng sông Hồng. Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực nào?

c.Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nằm trong hai vùng lãnh thổ nào? Kể tên các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Câu 5 đề 1 (4 điểm) Cho bảng số liệu sau

Dân số và sản lượng lương thực của nước ta giai đoạn 1990- 2010

Năm

1990

1995

2000

2005

2010

Dân số (nghìn người)

66.016,7

71.995,5

77.630,9

82.392,1

86.932,5

Sản lượng lương thực có hạt
(Nghìn tấn)

19.897,7

26.142,5

34.538,9

39.621,6

44.632,5

a. Tính sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta qua các năm theo bảng số liệu trên

b. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010

c. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét

Đáp án đề 27

Câu 1 (4,0đ)

* Phần đất liền nước ta tiếp giáp với các quốc gia. Các cửa khẩu?

Dựa át lát bản đồ ....... Trang....(thiếu -0,25 điểm) (3,0đ)

Nước

Trung Quốc

Lào

Campuchia

Hướng

Bắc

Tây

Tây Nam

Các tỉnh biên giới

Điện Biên

Lai Châu

Lào Cai

Hà Giang

Cao Bằng

Lạng Sơn

Quảng Ninh

Điện Biên
Sơn La
Thanh Hóa
Nghệ An
Hà Tình
Quảng Bình
Quảng Trị
Thừa Thiên Huế
Quảng Nam
Kom Tum

Kom Tum
Gia Lai
Đắc Lắc
Đắc Nông
Bình Phước
Tây Ninh
Long An
Đồng Tháp
An Giang
Kiên Giang

Các cửa khẩu dọc biên giới

- Lào Cai (Lào Cai)
- Thanh Thủy (Hà Giang
- Trà Lĩnh, Tà Lùng (Cao Bằng)
- Đồng Đăng (Lạng Sơn)
- Móng Cái (Quảng Ninh)

- Tây Trang (Điện Biên)
- Sơn La (Sơn La)
- Nà Mèo (Thanh Hóa)
- Nậm Cắn (Nghệ An)
- Cầu Treo (Hà Tĩnh)
- Cha Lo (Quảng Bình)
- Lao Bảo (Q Trị)
- Nậm Giang (Quảng Nam)
- Bờ y (Kom Tum)

- Lệ Thanh (Gia Lai)
- Hoa Lư (B Phước)
- Xa mát , Mộc Bài (Tây Ninh)
- Đồng Tháp (Đồng Tháp)
- An Giang (An Giang)
- Hà Tiên (Kiên Giang)

(Hs kể tên các tỉnh theo ND át lát địa lý ( Mỗi nước kể ít nhất 5 cửa khẩu) HS có cách trình bày khác nếu đúng vẫn cho điểm)

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam.

* Đồi núi:

Chiếm ¾ diện tích lãnh thổ trong đó chủ yếu là đồi núi thấp. (0,5đ)

 Địa hình dưới 1000m: chiếm 85%.

 Núi cao trên 2000m: chỉ chiếm 1%

Đồi núi tạo thành cánh cung lớn hướng ra biển Đông kéo dài 1400 km từ miền Tây Bắc đến miền Đông Nam Bộ (0,25đ)

* Đồng bằng:

Chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ phần đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung (0,25đ)

Câu 2: Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam bản đồ dân cư trang...

Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều:

* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, niền núi:

Dân cư đông đúc ở đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao: (0,25đ)

 Đồng bằng Sông Hồng có nơi mật độ dân số cao từ 1001 đến 2000 người/ km2

 Dải đất phù sa ngọt ĐB Sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 đến 1000 người/km2

Ở vùng trung du và niền núi dân cư thưa thớt hơn nhiều mật độ dân số thấp: (0,25đ)
Tây Bắc và Tây nguyên mật độ dân số < 50 người/km2 và từ 50 đến 100 người/km2

* Phân bố không đều giữa đồng bằng Sông Hồng và ĐB Sông Cửu Long:

 ĐB Sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước phần lớn có mật độ dân số từ 501 đến 2000 người/km2 (0,25đ)

 ĐB Sông Cửu Long mật độ từ 101 đến 200 người /km2 và từ 501 đến 1000 người/km2. (0,25đ)

* Phân bố không đều ngay trong một vùng kinh tế:

 Đồng bằng Sông Hồng vùng trung tâm ven biển phía đong mật độ > 2000 người/km2 rìa phía bắc, đông bắc, Tây nam mật độ chỉ từ 201 đến 500 người/km2 (0,25đ)

 Đồng bằng Sông Cửu Long ven sông Tiền mật độ 501 đến 1000 người/km2 Đồng Tháp Mười và Hà Tiên chỉ có 50 đến 100 người/km2 (0,25đ)

* Phân bố không đều ngay trong một tỉnh: Tỉnh Thanh Hóa Thị xã Sầm Sơn mật độ > 2000 người /km2, phía tây giáp Lào mật độ 50 người/km2 (0,25đ)

Nguyên nhân: (0,25đ)

 Điều kiện tự nhiên

 Lịch sử định cư, khai thác lãnh thổ

 Trình độ phát triển kinh tế và khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng

Câu 3 (5 điểm)

a. Nêu những sự kiện chứng tỏ rằng nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.

 Đầu năm 1995 Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ.Tháng 7- 1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN (0,5đ)

 Nước ta cũng đang trong lộ trình thực hiện cam kết của AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN), tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), đẩy mạnh quan hệ đa phương và song phương (0,5đ)

 Tháng 1- 2007 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO (0,5đ)

b, Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản nước ta.

* Thuận lợi

Điều kiện tự nhiên

 Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km (0,25đ)

 Có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang. (0,25đ)

 Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. (0,25đ)

 Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,... (0,25đ)

 Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản. (0,25đ)

 Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch... có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. (0,25đ)

Điều kiện kinh tế xã hội

 Dân cư có nhiều kinh nghiệm có truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (0,25đ)

 Cơ sở vật chất được chú trọng (0,25đ)

 Thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu lớn (0,25đ)

 Chính sách của Đảng và nhà nước đang có tác động tích cực tới ngành thủy sản (0,25đ)

* Khó khăn

 Hằng năm có 9- 10 cơn bão đổ bộ vào (0,25đ)

 Phương tiện đánh bắt cò chậm đổi mới (0,25đ)

 Hệ thống các cảng cá chưa chưa đáp ứng được yêu cầu (0,25đ)

 Một số vùng biển môi trường bị suy thoái nguồn lợi hải sản bị suy giảm (0,25đ)

Câu 4 (5 điểm)

a. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ

* Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm

 Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai (0,25đ)

 Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu (0,25đ)

 Điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương (0,25đ)

 Hồ tiêu: Bình Phước, Đồng Nai (0,25đ)

b. Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư:

 Bồi đắp phù sa tạo nên châu thổ lộng lớn màu mỡ là địa bàn của sản xuất nông nghiệp. (0,5đ)

 Có diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản (0,25đ)

 Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt (0,25đ)

 Đồng bằng đông dân, nông nghiệp trù phú, công nghiệp đô thị sôi động... (0,5đ)

 Chế độ nước thất thường gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt dân cư (0,5đ)

 Tốn kém việc xây dựng và bảo vệ thống đê. (0,25đ)

* Hệ thống đê điều có những mặt tiêu cực:

 Các cánh đồng bị vây bọc bới các con đê trở thành những ô trũng thấp, khó thoát nước về mùa lũ. (0,5đ)

 Bộ phân đất phù sa trong đê không được bồi đắp thường xuyên, khai thác lâu đời bị thoái hóa (0,5đ)

c. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nằm trong hai vùng: Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng (0,5đ)

* Các tỉnh thành phố là: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh. (0,25đ)

Câu 5 (4 điểm)

a. Tính sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta qua các năm theo bảng số liệu trên (0,5đ)

Năm

1990

1995

2000

2005

2010

SLTT có hạt bình quân

theo đầu người (kg/người)

301,4

363,1

444,9

480,9

513,4

b. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010

Xử lý bảng số liệu: (Lấy năm 1990 là 100)

Tốc độ tăng trưởng dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010 (%) (1,0đ)

Năm

1990

1995

2000

2005

2010

Dân số

100

109,1

117,6

124,8

131,7

Sản lượng lương thực có hạt

100

131,4

173,6

199,1

224,3

SLTT có hạt bình quân theo đầu người (kg/người)

100

120,5

147,6

159,6

170,3

Vẽ biểu đồ (1,25đ)

Yêu cầu:

 Vẽ biểu đồ đường

 Đảm bảo chính xác, khoa học, thẩm mỹ.

 Có đầy đủ tên biểu đồ, chú giải, ghi số liệu đúng cho mỗi đường.

 Trục tung: ghi đơn vị % phía trên bên trái trục tung.

 Trục hoành: chia năm chính xác, có mũi tên và chữ "năm" ở cuối trục.

Trừ điểm:

 Vẽ biểu đồ khác: không tính điểm.

 Các tiêu chí trên, mỗi tiêu chí không đạt hoặc sai trừ 0,25 điểm/tiêu chí.

c. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét

Dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân đầu người của nước ta giai đoạn 1990- 2010 của nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng không đều.

 Dân số tăng gấp 1,23 lần (tăng 31,7 %) (0,25đ)

 Sản lượng lương thực tăng 2,24 lần ( tăng 124,3 %) (0,25đ)

 Sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng khá nhanh 1,70 lần (tăng 70,3 %) (0,25đ)

Tốc độ tăng trưởng sản lượng lương thực còn chậm vì nếu tăng 1% dân số sản lượng lương thực phải tăng 4%. Để đảm bảo an ninh lương thực phải đẩy mạnh sản xuất lương thực mặt khác phải hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số. (0,25đ)

ĐỀ SỐ 28

Câu 1: (3 điểm)

1.Tỉ lệ bản đồ cho biết điều gì? Nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ 1:2.000.000

2. Trên một bản đồ Việt Nam tỉ lệ 1:700.000, khoảng cách đo được từ Hà Nội đến Hải Phòng đo được là 15cm. Hỏi trên thực địa khoảng cách giữa hai thành phố này là bao nhiêu kilomet?

3. Khoảng cách từ Hải Dương đến Trường Sa là 1500km. Trên một bản đồ Việt Nam đo được khoảng cách giữa hai địa điểm này là 7,5cm. Hỏi bản đồ này có tỉ lệ bao nhiêu?

Câu 2: (3 điểm) Nêu những thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tự nhiên nhiều đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam?

Câu 3: (5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta?

Câu 4: (5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:

1. Hãy phân tích thế mạnh và hạn chế trong việc xây dựng công nghiệp của miền núi và Trung du Bắc Bộ?

2. Hãy phân tích đặc điểm phân bố các điểm công nghiệp và các trung tâm công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ?

Câu 5: ĐỀ 2 (4 điểm) Cho bảng số liệu sau đây:

SỐ DÂN VÀ TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA

Năm

Tổng số dân (nghìn người)

Số dân thành thị (nghìn người)

Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên (%)

1995

71996

14938

1,65

1996

73157

15420

1,61

1999

76597

18082

1,51

2000

77635

18772

1,36

2002

79727

20022

1,32

2005

83106

22337

1,31

2006

84156

22824

1,26

Em hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số của nước ta trong giai đoạn 1995-2006 và nêu nhận xét.

Đáp án đề 28

Câu 1:

1. Tỉ lệ bản đồ cho biết điều gì? (1,0đ)

 Tỉ lệ bản đồ cho biết khoảng cách trên bản đồ đã được thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa

 Tỉ lệ bản đồ 1:2.000.000 có ý nghĩa là kích thước trên bản đồ đã được thu nhỏ 2.000.000 lần so với kích thước thực của chúng trên thực địa

2. Khoảng cách thực địa từ Hà Nội đến Hải Phòng? (1,0đ)

15 x 700.000 = 1.050.000 (cm) = 105 (km)

3. Tỉ lệ bản đồ? (1,0đ)

Đổi: 1.500 (km) = 150.000.000 (cm)

Bản đồ đã thu nhỏ số lần là:

150.000.000 : 7,5 = 20.000.000 (lần)

Vậy bản đồ có tỉ lệ là 1:20.000.000

Câu 2:

1. Thuận lợi: (1,5đ)

 Các mỏ nội sinh tập trung ở vùng đồi núi là cơ sở để công nghiệp hóa.

 Tài nguyên rừng giàu có về loài động, thực vật với nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.

 Bề mặt cao nguyên bằng phẳng thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chăn nuôi.

 Các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn (sông Đà, sông Đồng Nai, sông Xêxan,...).

 Với khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp nhiều vùng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Mẫu Sơn...

2. Khó khăn: (1,5đ)

 Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.

 Do mưa lớn, độ dốc lớn nên miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, tại các đứt gãy sâu còn phát sinh động đất.

 Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng.

 Miền núi đá vôi thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước về mùa khô.

 Cuộc sống của người dân vùng cao gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.

Câu 3:

1. Thuận lợi:

Điều kiện tự nhiên: (2,0đ)

 Đất: diện tích lớn, có nhiều loại thích hợp cho việc phát triển của cây công nghiệp lâu năm, khả năng mở rộng diện tích còn nhiều

Đất feralit trên đá badan và đá macma: phân bố tập trung ở Tây Nguyên, rải rác ở Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung, rất thuận lợi cho việc phát triển của cây công nghiệp lâu năm

Đất feralít phát triển trên các loại đá khác: phân bố rộng khắp trên toàn bộ các vùng đồi núi ở nước ta, có thể phát triển các cây công nghiệp lâu năm

Đất xám trên phù sa cổ: tập trung ở Đông Nam Bộ và rải rác ở Tây Nguyên, Trung du Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung, thích hợp cho việc trồng nhiều loại cây công nghiệp lâu năm

 Nguồn nước: dồi dào, từ các sông, hồ cung cấp nước tưới cho cây

 Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, phân hóa từ Bắc đến Nam và phân hóa theo độ cao nên có thể trồng được nhiều loại cây công nghiệp lâu năm

Điều kiện kinh tế - xã hội: (1,0đ)

 Dân cư đông, lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cây công nghiệp

 Nguồn lương thực ngày càng được đảm bảo, tạo điều kiện để ổn định và mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm

 Công nghiệp chế biến ngày càng phát triển mạnh

 Thị trường ngày càng mở rộng

 Chính sách đầu tư phát triển cây công nghiệp của Nhà nước

2. Khó khăn

Điều kiện tự nhiên: (1,0đ)

 Thiếu nước tưới mùa khô

 Vấn đề khai thác tài nguyên đất chưa thật hợp lí ở nhiều vùng, nguy cơ xói mòn, thoái hóa đất ở vùng đồi núi còn cao

 Thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường, có nhiều thiên tai

Điều kiện kinh tế - xã hội: (1,0đ)

 Sự phân bố lao động không đồng đều, thiếu lao động ở nhiều vùng có điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm

 Công nghiệp chế biến còn lạc hậu

 Thị trường còn nhiều biến động

Câu 4:

1. Thế mạnh và hạn chế trong việc xây dựng công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ

Thế mạnh: (1,5đ)

 Vị trí: giáp Trung Quốc, Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và biển Đông nên thuận lợi cho việc giao lưu xuất, nhập nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, tiếp thu khoa học kĩ thuật, nguồn lao động lành nghề bằng các loại hình giao thông vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và đường hàng không.

 Khoáng sản: giàu tài nguyên khoáng sản nhất cả nước, phong phú về chủng loại (than, sắt, thiếc...), đặc biệt là than có trữ lượng lớn, phân bố tập trung

 Thủy điện: dồi dào (sông Đà, sông Chảy, sông Gâm)

 Đất đai: khí hậu, thuận lợi cho các cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn phát triển, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

 Vùng biển giàu tiềm năng thủy sản, là cơ sở để phát triển ngành chế biến thủy, hải sản

Hạn chế: (1,0đ)

 Tài nguyên bị cạn kiệt do khai thác quá mức

 Hạn chế về cơ sở hạ tầng, làm cho việc giao lưu trong và ngoài vùng còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới

 Là vùng sinh sống của nhiều dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp

 Thiếu lao động có trình độ chuyên môn

2. Đặc điểm phân bố các điểm công nghiệp và các trung tâm công nghiệp ở miền núi và Trung du Bắc Bộ

Nhận xét: (1,5đ)

 Các điểm công nghiệp, các trung tâm công nghiệp nhỏ phân bố ở các thị xã miền núi, gắn với việc chế biến nông sản (chè Hà Giang, thực phẩm ở Mộc Châu, Sơn La, Lai Châu), khai thác khoáng sản ở Lào Cai, Tĩnh Túc,...

 Các trung tâm công nghiệp thường có qui mô trung bình, riêng Quảng Ninh là trung tâm công nghiệp lớn. Cơ cấu ngành tương đối đa dạng, với ưu thế là ngành công nghiệp nặng và một số ngành công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản. Các trung tâm công nghiệp thường phân bố ở các thành phố.

 Nhìn chung công nghiệp còn kém phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng do thiếu sự đồng bộ của nguồn lao động có tay nghề với cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông vận tải.

Một số trung tâm công nghiệp điển hình: (1,0đ)

 Quảng Ninh: khai thác than, cơ khí, nhiệt điện

 Bắc Giang: hóa chất phân bón, thực phẩm, chế biến gỗ, cơ khí

 Thái Nguyên: luyện kim đen, luyện kim màu, cơ khí, khai thác chế biến gỗ, chế biến chè, nhiệt điện nhỏ

 Việt Trì: hóa chất, cơ khí, vật liệu xây dựng, thực phẩm, gỗ, giấy

 Hòa Bình: thủy điện, vật liệu xây dựng

Câu 5:

1. Vẽ biểu đồ: (3,0đ)

Yêu cầu:

 Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp

 Chính xác về khoảng cách năm

 Có chú giải và tên biểu đồ

 Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ

Biểu đồ:

2. Nhận xét: (1,0đ)

 Tổng số dân và số dân thành thị đều tăng (dẫn chứng)

 Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên giảm (1,65% năm 1995 xuống 1,26% năm 2006) do làm tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình)