Giáo án địa 8 theo cv 5512 học kỳ 2 phương pháp mới

Giáo án địa 8 theo cv 5512 học kỳ 2 phương pháp mới

4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án địa 8 theo cv 5512 học kỳ 2 phương pháp mới

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: ĐÔNG NAM Á - ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

Nội dung kiến thức:

- Mô tả và trình bày vị trí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á.

- Phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu của khu vực

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên để giải thích một số đặc điểm về khí hậu, chế độ nước sông và cảnh quan khu vực.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích lược đồ, bản đồ và biểu đồ để nhận biết vị trí khu vực ĐNÁ trong châu lục và trên thế giới, rút ra ý nghĩa của vị trí cầu nối của khu vực về kinh tế và quân sự.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Có thái độ khách quan, khoa học khi giải thích những đặc điểm tự nhiên một khu vực, có thái độ bảo vệ môi trường.

2. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên.

- Chăm chỉ: Tìm hiểu, phân tích các điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.

- Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với các quốc gia thường xuyên chịu nhiều thiên tai.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Một số lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh,...

- Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Pa-đăng và Y-an- gun

- Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- HS được hiểu biết về vị trí khu vực và ý nghĩa của vị trí cầu nối ảnh hưởng đến đặc điểm tự nhiên

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS dựa vào hình ảnh GV cung cấp và đoán tên các quốc gia.

c) Sản phẩm:

HS nêu được tên các quốc gia: In-đô-nê-xi-a; Phi-lip-pin; Việt Nam; Sing-ga-po; Ma- lai-xi-a.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số tranh ảnh: Quan sát các hình dưới đây, em hãy cho biết đây là những địa điểm ở khu vực nào?

Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí và giới hạn khu vực ĐNÁ (10 phút)

a) Mục đích:

Trình bày được được ĐNÁ gồm bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai, là cầu nối giữa ÂĐD và TBD. Ý nghĩa quan trọng về kinh tế và quốc phòng.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên khu vực Đông Nam Á để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

I. Vị trí và giới hạn của khu vực ĐNÁ

-ĐNÁ gồm bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai

- Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Á và Châu Đại Dương

* Ý nghĩa: quan trọng về kinh tế và quân sự

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi

- Cho biết vị trí, giới hạn của khu vực ĐNÁ: Nằm ở phía Đông Nam của lục địa Á – Âu. Diện tích: khoảng 4,5 triệu km2. ĐNÁ gồm phần đất liền là bán đảo Trung Ấn và phần hải đảo là quần đảo Mãlai. HS xác định vị trí trên bản đồ.

- Ý nghĩa vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á: Khu vực có ý nghĩa lớn về kinh tế quân sự.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát bản đồ khu vực ĐNÁ và trả lời các câu hỏi:

- Cho biết vị trí, giới hạn của khu vực ĐNÁ và xác định trên bản đồ.

- Nêu ý nghĩa vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên (25 phút)

a) Mục đích:

Nêu được đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan của bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính: Bảng thông tin sản phẩm

c) Sản phẩm: HS hoàn thành bảng thông tin

Yếu tố TN

Bán đảo Trung Ấn

Quần đảo Mã Lai

Địa hình

- Chủ yếu là núi cao hướng B-N, ĐB-TN, các cao nguyên thấp

- Các thung lũng sông chia cắt địa hình

- Đồng bằng màu mỡ phân bố ở hạ lưu sông, ven biển, dân cư đông đúc nguồn lao động dồi dào

- Hệ thống núi vòng cung, nhiều núi lửa

- Đồng bằng ven biển

Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa, bão mùa hè thu

(Y-an-gun)

Xích đạo và nhiệt đới gió mùa (Pa-đăng), nhiều bão

Sông ngòi

Sông ngòi phát triển, có nhiều sông lớn, chế độ nước phụ thuộc vào mùa mưa

Ngắn dốc, nhỏ, chế độ nước điều hòa, có giá trị thuỷ điện

Cảnh quan

Rừng nhiệt đới và rừng thưa, xa van

Rừng rậm 4 mùa xanh quanh năm

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ hoàn thành bảng thông tin:

* Nhóm 1, 2: Dựa vào H14.1 và thông tin SGK tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của bán đảo Trung Ấn

* Nhóm 3, 4: Dựa vào H14.1 và 2 biểu đồ H14.2 tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của quần đảo Mã Lai.

Yếu tố TN

Bán đảo Trung Ấn

Quần đảo Mã Lai

Địa hình

Khí hậu

Sông ngòi

Cảnh quan

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

* Liên hệ các trận động đất, núi lửa xảy ra ở khu vực Đông Nam Á trong những năm qua.

* Lồng ghép giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án dựa trên kiến thức bài học

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy về các điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á.

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm đôi.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm lên bảng vẽ nhanh chóng, đơn giản. Đại diện nhóm khác nhận xét, HS hoàn thiện vào vở. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về khu vực Đông Nam Á

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Hãy sưu tầm một số video, hình ảnh và viết một đoạn thông tin nói về những ảnh hưởng của thiên tai ở khu vực Đông Nam Á.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội của khu vực Đông Nam Á

- So sánh được các điểm tương đồng và khác biệt về mặt xã hội của các nước trong khu vực và nhận định được những thuận lợi của khu vực.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích và nhận xét được các bảng số liệu thống kê về dân số của khu vực Đông Nam Á

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Dựa vào lược đồ, xác định sự phân bố dân cư của khu vực Đông Nam Á.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Đánh giá được các thế mạnh và hạn chế của dân cư xã hội Đông Nam Á.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức chấp hành chính sách dân số và bảo vệ môi trường. Trân trọng các giá trị văn hóa đặc trưng của các nước

- Chăm chỉ: Biết được các đặc điểm về dân cư và xã hội của khu vực Đông Nam Á.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ phân bố dân cư châu Á

- Bảng số liệu, phiếu học tập

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS quan sát hình ảnh trang phục truyền thống của các nước

c) Sản phẩm:

HS nêu được tên các quốc gia: Campuchia; Lào; Singgapo; Inđônêxia; Thái Lan; Việt Nam.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số tranh ảnh: Quan sát các hình dưới đây, em hãy cho biết đây là trang phục truyền thống của các quốc gia nào?

Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu dân số ĐNÁ so với châu Á và thế giới (7 phút)

a) Mục đích:

Biết được số dân, mật độ dân số, tỉ lệ gia tăng của khu vực so với châu Á và thế giới

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính

I. Đặc điểm dân cư

- Dân số ĐNÁ đông.

- MĐDS thuộc loại cao so với thế giới và tương đương với châu Á.

- Tỉ lệ gia tăng dân số cao.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi

Chiếm 14,3% dân số châu Á, 8,5% dân số TG năm 2017. Mật độ dân số trung bình gấp hơn 2,6 lần so với TG và tương đối với châu Á. Tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn châu Á và TG.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ, phân tích bảng số liệu và trả lời các câu hỏi:

Một số tiêu chí về dân số của Đông Nam Á, châu Á và thế giới

năm 2002 và năm 2017

Lãnh thổ

Dân số
(triệu người)

Mật độ dân số
(người/km2)

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên
(%)

Năm 2002

Năm 2017

Năm 2002

Năm 2017

Năm 2002

2015 - 2020

Đông Nam Á

536

644

119

149

1,5

1,11

Châu Á*

3766

4494

85

146

1,3

0,95

Thế giới

6215

7536

46

58

1,3

1,09

So sánh số dân, mật độ dân số trung bình, tỉ lệ tăng dân số hằng năm của khu vực so với châu Á và thế giới.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu tên các nước, dân số, thủ đô, sự phân bố dân cư, ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế xã hội ( 15 phút)

a) Mục đích:

Biết được tên nước, thủ đô, sự phân bố dân cư, ý nghĩa của dân số đông đối với phát triển kinh tế xã hội.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

- Phân bố chủ yếu ở ven biển và đồng bằng.

- Dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào.

c) Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập.

1. ĐNÁ có 11 quốc gia

2. Tên nước, thủ đô:

Tên quốc gia

Thủ đô

Tên quốc gia

Thủ đô

Việt Nam

Hà Nội

Inđônêxia

Giacacta

Thái Lan

Băng Cốc

Brunây

Banđa Xêri Bêgaoan

Mianma

Yangun

Đông timo

Đili

Malaixia

Cuala Lămpơ

Lào

Viên Chăn

Singapo

Singapo

Campuchia

Pnôm Pênh

Philipin

Manila

3. Nhận xét diện tích và dân số của nước ta so với các nước trong khu vực

- Diện tích: Chiếm diện tích tương đối

- Dân số: dân số đông, mật độ dân số cao.

4. Các ngôn ngữ được dùng phổ biến ở khu vực: Anh, Hoa và Mã Lai.

5. Nhận xét sự phân bố dân cư của khu vực : Phân bố dân cư không đều.

+ Tập trung ở các đồng bằng châu thổ, các thành phố và vùng ven biển.

+ Sâu trong nội địa phần bán đảo và các đảo dân cư tập trung ít hơn

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát bản đồ, phân tích bảng số liệu 15,2 và hoàn thành phiếu học tập:

Một số tiêu chí của các nước Đông Nam Á năm 2017 [trang 52]

Tên nước

Diện tích
(nghìn km2)

Dân số
(triệu người)

Tỉ lệ gia tăng dân số
giai đoạn 2015 - 2020
(%)

Mi-an-ma

676,6

53,4

1,0

Cam-pu-chia

181,0

15,9

1,7

Lào

236,8

7,0

1,7

Việt Nam

331,0

93,7

1,1

Phi-líp-pin

300,0

105,0

1,5

Bru-nây

5,8

0,4

1,1

In-đô-nê-xi-a

1910,9

264,0

1,2

Xin-ga-po

0,7

5,7

0,4

Ma-lai-xi-a

330,8

31,6

1,2

Thái Lan

513,1

66,1

0,3

Đông Ti-mo

14,9

1,3

2,4

Phiếu học tập

1. ĐNÁ có …... quốc gia

2. Tên nước, thủ đô:

Tên quốc gia

Thủ đô

Tên quốc gia

Thủ đô

3. Nhận xét diện tích và dân số của nước ta so với các nước trong khu vực

- Diện tích: ……………………………………………………………………………

- Dân số: ………………………………………………………………………………

4. Các ngôn ngữ được dùng phổ biến ở khu vực: ……………………………………

5. Nhận xét sự phân bố dân cư của khu vực: ………………………………………….

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm xã hội (10 phút)

a) Mục đích:

Trình bày và giải thích được những nét tương đồng trong sinh hoạt, sản xuất, tập quán.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính

II. Đặc điểm xã hội

Các nước trong khu vực có những nét tương đồng trong lịch sử đấu tranh, trong phong tục tập quán, sản xuất và sinh hoạt, vừa có sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc. Đó là những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước

c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.

- ĐNÁ có 3 tôn giáo: Phật, Hồi, Thiên Chúa và các tín ngưỡng địa phương.

- Các nước có nét tương đồng về lịch sử đấu tranh và trong sinh hoạt, sản xuất: Do có vị trí cầu nối, tài nguyên phong phú, cùng nền văn minh lúa nước, môi trường nhiệt đới gió mùa.

- Khu vực ĐNÁ bị nhiều đế quốc thực dân xâm chiếm: Giàu tài nguyên thiên nhiên, thị trường tiêu thụ lớn, sản xuất nông sản nhiệt đới có giá trị xuất khẩu cao phù hợp với phương tây. Vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quân sự...

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với kiến thức thực tế và trả lời các câu hỏi:

- ĐNÁ có bao nhiêu tôn giáo?

- Vì sao các nước lại có nét tương đồng về lịch sử đấu tranh và trong sinh hoạt, sản xuất?

- Vì sao khu vực ĐNÁ bị nhiều đế quốc thực dân xâm chiếm?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án.

Câu 1: Đọc và xác định tên nước và thủ đô các nước ĐNÁ: HS xác định trên lược đồ.

Câu 2: Về mặt xã hội các nước có những nét tương đồng về phong tục tập quán như: Cùng trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, lương thực chính là gạo

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Đọc và xác định tên nước và thủ đô các nước ĐNÁ

Câu 2: Về mặt xã hội các nước có những nét tương đồng nào? Cho ví dụ.

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về khu vực Đông Nam Á.

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm hiểu hiện nay các nước Đông Nam Á đã làm gì trong việc hợp tác để phát triển kinh tế, xã hội?

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được đặc điểm kinh tế khu vực Đông Nam Á

- Giải thích được vì sao khu vực này có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng không ổn định

- Phân tích được nguyên nhân vì sao khu vực có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được bảng số liệu về tình hình tăng trưởng kinh tế một số nước Đông Nam Á, tỷ trọng các ngành kinh tế của một số nước Đông Nam Á.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Quan sát và nhận xét được lược đồ phân bố nông nghiệp, công nghiệp khu vực Đông Nam Á.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Đánh giá hiện trạng kinh tế các nước, liên hệ kinh tế Việt Nam và đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế nhằm khai thác thế mạnh của các nước.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức xây dựng nền kinh tế đất nước, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Chăm chỉ: Tìm hiểu sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bảng số liệu cập nhật mới

- Lược đồ các ngành kinh tế Đông Nam Á.

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm:

HS nêu được các tài nguyên: đất phù sa, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nhiều khoáng sản, nguồn hải sản phong phú, …

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Các nước Đông Nam Á có tài nguyên phong phú để phát triển kinh tế. Em hãy kể tên một số tài nguyên mà em biết?

Bước 2: HS trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước Đông Nam Á (20 phút)

a) Mục đích:

Phân tích được tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước. Trình bày được sự phát triển kinh tế Đông Nam Á

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và phân tích bảng số liệu để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

I. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc

- Điều kiện thuận lợi: nhân công, tài nguyên, nông phẩm phong phú, vốn và công nghệ nước ngoài.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, song chưa vững chắc, dễ bị tác động từ bên ngoài, môi trường chưa được quan tâm đúng mức.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi

- Thực trạng chung nền KT-XH các nước ĐNÁ: ĐNÁ còn là thuộc địa của các nước đế quốc TD (nghèo, kinh tế chậm phát triển).

- Các nước ĐNÁ có những thuận lợi:

+ Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản ... nông phẩm vùng nhiệt đới.

+ XH: khu vực đông dân, nguồn lao động rẽ, thị trường tiêu thụ lớn.

+ Tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài.

- Nhận xét tình hình tăng trưởng kinh tế một số nước giai đoạn 1990 - 2017

+ Các nước tăng nhiều: Philipin; Việt Nam

+ Các nước giảm: In đô nê xi a; Ma lai xi a; Thái Lan; Singapo

=> Có sự biến động về kinh tế.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với phân tích bảng số liệu và trả lời các câu hỏi:

Tăng trưởng kinh tế của một số nước Đông Nam Á qua các năm (% GDP tăng trưởng so với năm trước) (Đơn vị: %)

Năm
Tên nước

1990

1995

2000

2005

2010

2015

2017

In-đô-nê-xi-a

9,0

8,4

4,8

5,7

6,2

4,8

5,1

Ma-lai-xi-a

9,0

9,8

8,3

5,3

7,4

5,0

5,7

Phi-líp-pin

3,0

4,7

4,0

4,8

7,6

5,8

6,7

Thái Lan

11,2

8,1

4,4

4,2

7,5

2,8

4,0

Việt Nam

5,1

9,5

6,7

7,5

6,4

6,7

6,8

Xin-ga-po

8,9

7,0

9,9

7,5

15,2

2,0

3,7

Trung bình thế giới

2,9

3,0

4,3

3,8

4,3

2,5

3,1

- Dựa vào kiến thức đã học cho biết thực trạng chung nền KT-XH các nước ĐNÁ.

- Cho biết các nước ĐNÁ có những thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế?

- Nhận xét tình hình tăng trưởng kinh tế một số nước qua các năm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. Liên hệ: Để phát triển bền vững, các nước cần chú trọng vấn đề gì? Bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á. ( 15 phút)

a) Mục đích:

Trình bày được cơ cấu kinh tế và sự thay đổi cơ cấu kinh tế các nước Đông Nam Á.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

II. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi

- Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng công nghiệp hoá: tỉ trọng nông nghiệp giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng.

- Nông nghiệp: trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp nhiệt đới (cao su, dầu cọ, dừa, cà phê, ca cao, hồ tiêu, mía...) và các loại hoa quả nhiệt đới.

- Công nghiệp:

+ Các ngành phát triển: khai khoáng (dầu khí, than, kim loại....), luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm…

+ Phân bố : đồng bằng, ven biển.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung thảo luận nhóm

* Nhóm 1, 3 trả lời câu hỏi

+ Nền kinh tế của một nước thuộc địa sẽ có đặc điểm: kém phát triển, chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Đặc điểm đó gây ra những hậu quả: làm cho nền kinh tế ở các nước bị lạc hậu hơn so với các nước khác trên thế giới.

+ Các nước Đông Nam Á đã tiến hành cải cách, mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài để khôi phục nền kinh tế. Các thành tựu đạt được của các nước Đông Nam Á: nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian gần đây.

+ Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của các quốc gia Đông Nam Á đều chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp hoá. Tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp.

* Nhóm 2, 4 trả lời câu hỏi

+ Kể tên các cây trồng vật nuôi ở Đông Nam Á: lúa, mía, cà phê, lợn, trâu bò, … HS nhận xét về sự phân bố cây trồng vật nuôi trên lược đồ.

+ Các ngành công nghiệp chủ yếu ở Đông Nam Á: luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm. HS nhận xét về sự phân bố công nghiệp trên lược đồ.

+ Các trung tâm công nghiệp đa ngành của khu vực Đông Nam Á: Hà Nội; TP.HCM; Viên Chăn; Singapo; Cua-la-lăm-pơ. HS xác định các trung tâm trên lược đồ.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát … , phân tích bảng số liệu và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành kinh tế của một số nước Đông Nam Á qua các năm (Đơn vị: %)

Nước

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

Năm
1980

Năm
2000

Năm
2017

Năm
1980

Năm
2000

Năm
2017

Năm
1980

Năm
2000

Năm
2017

Cam-pu-chia

46,6

37,8

24,9

13,6

23,0

32,8

39,8

39,2

42,3

Lào

39,7

52,9

18,3

14,1

22,8

34,9

46,2

24,3

46,8

Phi-líp-pin

25,1

14,0

9,7

38,8

34,5

30,4

36,1

51,5

59,9

Thái Lan

23,2

10,5

8,3

28,7

40,0

35,3

48,1

49,5

56,4

* Nhóm 1, 3 trả lời câu hỏi

+ Nền kinh tế của một nước thuộc địa sẽ có đặc điểm gì? Đặc điểm đó gây ra những hậu quả như thể nào đến kinh tế các nước Đông Nam Á.

+ Các nước Đông Nam Á đã làm gì để khôi phục nền kinh tế. Nêu các thành tựu đạt được của các nước Đông Nam Á.

+ Cho biết tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia Đông Nam Á tăng giảm như thế nào?

* Nhóm 2, 4 trả lời câu hỏi

+ Kể tên các cây trồng vật nuôi ở Đông Nam Á, nhận xét về sự phân bố cây trồng vật nuôi ở đây và giải thích tại sao có sự phân bố đó.

+ Kể tên các ngành công nghiệp chủ yếu ở Đông Nam Á. Nhân xét về sự phân bố công nghiệp ở đây và giải thích nguyên nhân vì sao có sự phân bố đó.

+ Kể tên các trung tâm công nghiệp đa ngành của khu vực Đông Nam Á. Xác định trên lược đồ.

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: HS đưa ra đáp án theo tình thực tế hiện nay.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời câu hỏi sau:

Bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức đã dẫn đến hậu quả gì ở các nước Đông Nam Á?

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về khu vực Đông Nam Á

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm hiểu một vài hiện tượng gây ô nhiễm môi trường xảy ra ở nước ta hoặc địa phương em trong quá trình phát triển kinh tế mà em biết? Theo em cần có những giải pháp nào để giải quyết các vấn đề đó?

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. GV giới thiệu các địa điểm HS có thể tìm hiểu.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các nước ASEAN

- Mục tiêu hoạt động và thành tích đạt được trong kinh tế do sự hợp tác của các nước.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích số liệu, tư liệu, ảnh để biết sự phát triển và hoạt động, những thành tựu của sự hợp tác trong kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước khu vực Đông Nam Á.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích lược đồ các nước Đông Nam Á thành viên khi gia nhập Asean.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Thuận lợi và khó khăn đối với VN khi gia nhập hiệp hội các nước ASEAN.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng tình hữu nghị hòa bình trong khu vực.

- Chăm chỉ: Biết được sự thành lập và phát triển của Asean.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ các nước Đông Nam Á

- Tư liệu và tranh ảnh về các hoạt động kinh tế của các nước khu vực ĐNA.

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các nước ASEAN. Mục tiêu hoạt động và thành tích đạt được trong kinh tế do sự hợp tác của các nước.

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS quan sát ảnh và dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm:

HS nêu được những đặc điểm chính của Asean theo hiểu biết của mình

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát hình dưới đây, em biết gì về logo này?

Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu Hiệp hội các nước Đông Nam Á (10 phút)

a) Mục đích:

- Trình bày được quá trình thành lập, mục tiêu và nguyên tắc hoạt đông của các nước ASEAN. Giải thích nguyên nhân tổ chức này ra đời.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ các nước thành viên Asean để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

I. Hiệp hội các nước Đông Nam Á

* Thời gian thành lập: 8- 8- 1967 (In-đo nê xi a, Ma-lai xi a, Phi lip pin, Thái Lan, Xin ga po)

- VN gia nhập hiệp hội vào 1995

- Hiện nay: có 10 nước thành viên

* Mục tiêu của hiệp hội:

+ 25 năm đầu: Hợp tác quân sự.

+ Đầu thập niên 90 của thế kỷ 20: Giữ vững hòa bình an ninh, ổn định, phát triển đồng đều.

* Nguyên tắc:

Tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau, hợp tác toàn diện.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi

- Hiệp hội các nước ĐNÁ thành lập vào 8/8/1967

- Gồm 5 nước: In-đo nê xi a, Ma-lai xi a, Phi lip pin, Thái Lan, Xin ga po

- VN gia nhập vào năm 1995.

- Số lượng các nước tham gia hiện nay: 10 ( trừ Đông Timo)

- Mục tiêu Hiệp hội có sự thay đổi qua các thời gian: Hợp tác về quân sự, mục tiêu chung là giữ hòa bình, an ninh, ổn định khu vực xây dựng cộng đồng hòa hợp cùng phát triển kinh tế xã hội (1967, cuối 70, đầu 80, 1990, 12-1998).

- Nguyên tắc: Tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với lược đồ các nước thành viên Asean và trả lời các câu hỏi:

- Hiệp hội các nước ĐNÁ thành lập vào thời gian nào? Mấy nước tham gia? VN gia nhập thời gian nào?

- Số lượng các nước tham gia hiện nay?

- Mục tiêu Hiệp hội có sự thay đổi qua các thời gian như thế nào? Nguyên tắc?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội (18 phút)

a) Mục đích:

Trình bày được những điều kiện thuận lợi để hợp tác và phát triển. Nêu được các biểu hiện của sự hợp tác để phát triển kinh tế.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

II. Hợp tác để phát triển kinh tế- xã hội.

* Biểu hiện của sự hợp tác:

- Xây dựng tam giác tăng trưởng kinh tế.

- Nước phát triển giúp đỡ nước chưa phát triển về đào tạo tay nghề, chuyển giao công nghệ.

- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.

- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ đông sang tây.

- Phối hợp khai thác, bảo vệ sông Mê Công

* Khó khăn:

- Cuối những năm 90 một số nước khủng hoảng kinh tế

- Xung đột tôn giáo.

- Thiên tai.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung thảo luận nhóm

* Nhóm 1, 4: Các điều kiện thuận lợi để hợp tác và phát triển trong ASEAN: Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động dồi dào giá rẽ, thị trường tiêu thụ lớn, giao thộng thuận lợi, có nhiều nét tương đồng.

* Nhóm 2, 5: Biểu hiện của sự hợp tác để phát triển kinh tế:

+ Nước phát triển hơn đã giúp cho các nước thành viên.

+ Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.

+ Xây dựng các tuyến đường giao thông.

+ Phối hợp khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.

* Nhóm 3, 6: Các khó khăn của ASEAN trong quá trình hợp tác kinh tế - xã hội: khủng hoảng kinh tế, bất đồng ngôn ngữ, phong tục tập quán,…

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát … , phân tích bảng số liệu và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:

* Nhóm 1, 4: Các điều kiện thuận lợi để hợp tác và phát triển trong ASEAN.

* Nhóm 2, 5: Biểu hiện của sự hợp tác để phát triển kinh tế.

* Nhóm 3, 6: Các khó khăn của ASEAN trong quá trình hợp tác kinh tế - xã hội.

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu Việt Nam trong ASEAN ( 8 phút)

a) Mục đích:

Biết được thành tựu và khó khăn thách thức của Việt Nam sau khi gia nhập hiệp hội ASEAN

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

III. Việt Nam trong ASEAN.

* Thuận lợi:

Việt Nam tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ:

* Khó khăn

Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, xã hội, khác biệt về chính trị, ngôn ngữ

c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.

- Những lợi ích của Việt Nam khi tham gia Hiệp hội ASEAN:

+ Tốc độ tăng trưởng buôn bán cao

+ Tỉ trọng hàng hóa buôn bán với các nước cao.

+ Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính, kinh tế phát triển.

+ Về lĩnh vực văn hóa xã hội và du lịch phát triển.

- Những khó khăn thử thách cần phải vượt qua: Thách thức về ngôn ngữ, thể chế chính trị, chênh lệch về KT, về mẫu mã và chất lượng các mặt hàng, ...

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với kiến thức thực tế trả lời các câu hỏi:

- Những lợi ích của Việt Nam khi tham gia Hiệp hội ASEAN?

- Những khó khăn thử thách cần phải vượt qua?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS ( có thể hoạt động cặp đôi)

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án.

Câu 1: B ; Câu 2: A ; Câu 3: C ; Câu 4: C ; Câu 5: D ; Câu 6: C ; Câu 7: A

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời nhanh các câu hỏi sau:

Câu 1: Đông Nam Á là cầu nối giữa

A. Châu Á – Châu Âu B. Châu Á – Châu Đại Dương

C. Châu Á – Châu Phi D. Châu Á – Châu Mỹ.

Câu 2: Quốc gia nào ở Đông Nam Á vừa có lãnh thổ ở bán đảo vừa ở đảo?

A. Thái Lan B. Ma-lai-xi-a C. In-đô-nê-xi-a D. Lào.

Câu 3: Quốc gia có diện tích nhỏ nhất ở Đông Nam Á là

A. Bru-nây B. Đông Ti-mo C. Xin-ga-po D. Cam-pu-chia.

Câu 4: Khu vực Đông Nam Á hiện có bao nhiêu quốc gia?

A. 9 B.10 C.11 D.12

Câu 5: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN ) thành lập vào:

A. 02 – 08 – 1964 B. 04 – 08 – 1965

C. 06 – 08 – 1966 D. 08 – 08 – 1967

Câu 6: Đến năm 1999, nước nào chưa gia nhập Hiệp hội?

A. Bru-nây B. Mi-an-ma C. Đông-ti-mo D. Cam-pu-chia.

Câu 7: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm:

A. 1995 B. 1996 C. 1997 D.1998.

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về các tổ chức kinh tế trên thế giới.

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Tìm kiếm thông tin.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Hiện nay, Việt Nam đã tham gia những tổ chức kinh tế -chính trị nào ở khu vực và thế giới?

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH

TÌM HIỂU LÀO VÀ CAMPUCHIA

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Xác định được vị trí của Lào và Campuchia trên lược đồ.

- Phân tích được đặc điểm tự nhiên của Lào và Campuchia.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu về đặc điểm tự nhiên của Lào và Campuchia.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích lược đồ tự nhiên Lào và Campuchia.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Thể hiện tinh thần dân tộc, đoàn kết cùng phát triển với các nước Lào và Campuchia.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Thể hiện tinh thần dân tộc, đoàn kết cùng phát triển với các nước Lào và Campuchia.

- Chăm chỉ: Phân tích các đặc điểm về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Lào và Campuchia.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Lược đồ các nước Đông Nam Á.

- Lược đồ tự nhiên của Lào và Campuchia.

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS quan sát hình ảnh và nêu lên địa điểm được nhắc đến.

c) Sản phẩm:

Hs nêu được hình ảnh đang nhắc đến Lào và CamPuchia.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số tranh ảnh: Quan sát các hình dưới đây, em hãy cho biết đây là những địa điểm ở quốc gia nào?

Ảnh có chứa bầu trời, ngoài trời, tòa nhà, nơi thờ cúng

Mô tả được tạo tự động Ảnh có chứa thiên nhiên

Mô tả được tạo tự động

Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí (15 phút)

a) Mục đích:

- Xác định được vị trí của Lào và Campuchia trên lược đồ.

- Đánh giá khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên Lào và Campuchia để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính: Bảng thông tin sản phẩm

c) Sản phẩm: Hoàn thành bảng thông tin

Quốc gia

Lào

Căm-pu-chia

Vị trí - Giới hạn và ý nghĩa

- Diện tích: 236800km2

- Phía bắc giáp TQ, phía tây giáp Mi-an-ma, phía đông giáp VN, phía nam giáp CPC và Thái Lan => Nằm hoàn toàn trong nội địa.

- Liên hệ với các nước khác chủ yếu = đường bộ. Muốn đi = đường biển phải thông qua các cảng biển ở miền Trung VN (Cửa lò, Vinh, Nghệ An)

- Diện tích: 181000 km2

- Phía tây giáp Thái Lan, phía bắc giáp Lào, phía đông giáp VN và phía tây nam giáp biển.

- Thuận lợi trong giao lưu với các nước trên thế giới cả = đường biển và đường bộ, đường sông.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ tự nhiên và hoàn thành bảng thông tin:

Quốc gia

Lào

Cam-pu-chia

Vị trí - Giới hạn và ý nghĩa

- Diện tích: ……………….

- Tiếp giáp: ……………………….

- Khả năng liên hệ với nước ngoài:

……………………..

- Diện tích: ……………….

- Tiếp giáp: ……………………….

- Khả năng liên hệ với nước ngoài:

……………………..

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên ( 20 phút )

a) Mục đích:

- Phân tích được đặc điểm tự nhiên của Lào và Campuchia.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính: Bảng thông tin sản phẩm

c) Sản phẩm: HS hoàn thành bảng thông tin

Quốc gia

Lào

Cam-pu-chia

Địa hình

Chủ yếu là núi và cao nguyên, chiếm 90% diện tích cả nước. Núi chạy theo nhiều hướng, cao nguyên chạy dài từ Bắc - Nam. Đồng bằng ở ven sông Mê – kông.

Chủ yếu là đồng bằng, chiếm 75% diện tích cả nước. Núi và cao nguyên bao quanh 3 mặt (Bắc, Tây, Đông)

Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa, chia 2 mùa rõ rệt có 1 mùa mưa và 1 mùa khô

Nhiệt đới gió mùa, có 1 mùa mưa và 1 mùa khô

Sông ngòi

S. Mê-kông với nhiều phụ lưu lớn, nhỏ.

S. Mê-kông, Tông-lê-sap, Biển Hồ

Thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với phát triển nông nghiệp

- Khí hậu thuận lợi cho cây cối phát triển , tăng trưởng nhanh. Sơn nguyên có giá trị lớn về thủy lợi, thủy điện, giao thông

- Khó khăn: Diện tích đất canh tác ít, mùa khô thiếu nước nghiêm trọng

- Khí hậu thuận lợi cho trồng trọt, sông ngòi có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông và nghề cá.

- Khó khăn: Lũ lụt mùa mưa, thiếu nước mùa khô.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ tự nhiên, phân tích bảng số liệu và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:

* Nhóm 1, 5 tìm hiểu địa hình

* Nhóm 2, 6 tìm hiểu khí hậu

* Nhóm 3, 7 tìm hiểu sông ngòi

* Nhóm 4, 8 tìm hiểu thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với phát triển nông nghiệp

Quốc gia

Lào

Căm-pu-chia

Địa hình

Khí hậu

Sông ngòi

Thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với phát triển nông nghiệp

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Hoàn thành bài thực hành

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho 2 HS chung bàn kiểm tra tiến độ và chất lượng bài thực hành.

Bước 2: HS báo cáo xem có bao nhiêu bạn đã hoàn thành, đang hoàn thành và chưa hoàn thành bài tập.

Bước 3: GV cho học sinh thời gian về nhà để hoàn thiện bài thực hành, tiết sau kiểm tra lại. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về Lào và Campuchia

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin và thuyết trình về 1 địa điểm du lịch/ 1 phong tục/ 1 món ăn đặc sản của Lào hoặc Campuchia.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. GV giới thiệu các địa điểm HS có thể tìm hiểu.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN,

HÌNH DẠNG CỦA LÃNH THỔ VIỆT NAM

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được vị trí địa lí, giới hạn (Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây), phạm vi lãnh thổ của nước ta (bao gồm cả phần đất liền và phần biển, ghi nhớ diện tích đất tự nhiên của nước ta).

- Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Biết được đặc điểm lãnh thổ VN: Kéo dài từ Bắc đến Nam, đường bờ biển uốn cong hình chữ S, phần biển Đông thuộc chủ quyền VN mở rộng về phía đông và đông nam.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng thông tin về các điểm cực, các tỉnh/ thành phố của Việt Nam.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ khu vực Đông Nam Á và bản đồ tự nhiên VN để xác định vị trí, giới hạn, phạm vi lãnh thổ, nhận xét hình dạng lãnh thổ và nêu một số đặc điểm của biển VN.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Có được kiến thức tư duy về lãnh thổ tự nhiên và ý nghĩa của vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có tấm lòng tương thân tương ái và yêu chuộng hòa bình.

- Yêu nước: Yêu thiên nhiên quê hương đất nước

- Chăm chỉ: Biết được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ các nước Đông Nam á.

- Bản đồ tự nhiên VN

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS quan sát hình ảnh và đoán tên các địa điểm

c) Sản phẩm:

HS nêu được tên các địa danh qua hình ảnh: Cột cờ Lũng Cú, Vịnh Hạ Long, Mũi Cà Mau, Phanxipan.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số tranh ảnh: Quan sát các hình dưới đây, em hãy cho biết đây là những địa điểm ở khu vực nào?

Ảnh có chứa núi, bầu trời, thiên nhiên, ngoài trời

Mô tả được tạo tự động Ảnh có chứa nước, thiên nhiên, thuyền, nhỏ

Mô tả được tạo tự động

Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Vị trí và giới hạn lãnh thổ (15 phút)

a) Mục đích:

- Trình bày và xác định được vị trí địa lí nước ta trên lược đồ Việt Nam.

- Nhận biết các bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.

- Nêu được đặc điểm của vị trí địa lí về mặt tự nhiên và ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

I. Vị trí và giới hạn lãnh thổ:

a) Vùng đất

- Các điểm cực: (Bảng 23.2 sgk/84)

- Giới hạn:

+ Từ Bắc -> Nam: Kéo dài > 150 vĩ độ

+ Từ Tây -> Đông: Rộng 7 kinh độ

- Diện tích phần đất liền : 331.1212km2

- Thuộc múi giờ số 7

b) Vùng biển

- Diện tích > 1 triệu km2

- Có hàng nghìn đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa.

c) Vùng trời

Là khoảng không gian bao la bao trùm lên lãnh thổ nước ta.

d) Đặc điểm của vị trí địa lí VN về mặt tự nhiên

- Thuộc khu vực nội chí tuyến

- Gần trung tâm ĐNA

- Là cầu nối giữa ĐNA đất liền và ĐNA hải đảo

- Là nơi tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và các luồng sinh vật

- Nước ta nằm trong miền nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên đa dạng, phong phú, nhưng cũng gặp không ít khó khăn về thiên tai( Bão, lũ lụt, hạn hán)

- Nằm gần trung tâm khu vực ĐNA nên thuận lợi trong việc giao lưu và hợp tác phát triển kinh tế.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi

- Diện tích của VN: 331212 km2.

- Tọa độ các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền: HS dựa vào bảng thông tin SGK/ 84.

- Các quốc gia tiếp giáp với Việt Nam: Trung Quốc, Lào, Campuchia.

- Diện tích biển VN: khoảng 1 triệu km2. Các vịnh biển: Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, các quần đảo VN: Hoàng Sa và Trường Sa.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ tự nhiên Việt Nam và trả lời các câu hỏi:

- Diện tích của VN.

- Tọa độ các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền.

- Các quốc gia tiếp giáp với Việt Nam.

- Diện tích biển VN. Các vịnh biển, các quần đảo VN.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức lãnh thổ nước ta gồm: Vùng đất liền, vùng biển và vùng trời.

* Nêu những đặc điểm của vị trí địa lí VN về mặt tự nhiên. HS dựa vào thông tin SGK/ 84 và trả lời.

2.2. Hoạt động 2: Đặc điểm lãnh thổ ( 20 phút)

a) Mục đích:

- Nhận diện được hình dạng về lãnh thổ của nước ta

- Trình bày được đặc điểm lãnh thổ nước ta.

- Đánh giá hình dạng lãnh thổ ảnh hưởng tới tự nhiên.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

II. Đặc điểm lãnh thổ:

a) Phần đất liền

- Hình dạng lãnh thổ cong hình chữ S

+ Kéo dài từ Bắc -> Nam dài 1650km (15 vĩ độ)

+ Đường bờ biển hình chữ S: dài 3260km

+ Đường biên giới dài 4550km

-> kéo dài, hẹp ngang.

b) Phần biển

- Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía đông và đông nam.

- Có nhiều đảo và quần đảo.

- Biển Đông có ý nghĩa chiến lược cả về phát triển kinh tế và quốc phòng.

c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu lãnh thổ nước ta phần đất liền.

- Phần đất liền nước ta kéo dài theo chiều Bắc – Nam dài 1650km

- Nơi hẹp nhất theo chiều Đông – Tây chưa đầy 50 km

- Chiều dài đường biên giới trên đất liền 4600km

- Chiều dài đường bờ biển 3260km

-> Hình dạng lãnh thổ Việt Nam: Lãnh thổ nước ta kéo dài theo chiều Bắc - Nam và hẹp chiều Đông - Tây. Đường bờ biển uốn cong hình chữ S hợp với đường biên giới trên đất liền làm thành khung cơ bản lãnh thổ Việt Nam.

- Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động GTVT: Phát triển được nhiều loại hình GTVT. -Tuy nhiên hình dạng lãnh thổ nước ta cũng mang lại không ít khó khăn: Lãnh thổ dài và hẹp ngang, nằm sát biển nên các tuyến đường dễ bị hư hỏng bởi thiên tai: Bão, lũ lụt, sóng, nhất là tuyến đường Bắc –Nam.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đặc điểm biển Đông thuộc chủ quyền của nước ta.

- Đảo lớn nhất của nước ta: Phú Quốc. Thuộc tỉnh Kiên Giang.

- Quần đảo xa nhất của nước ta: Hoàng Sa ( TP Đà Nẵng); Trường Sa ( Khánh Hoà)

- Một số ngành kinh tế biển: giao thông vận tải, du lịch, khoáng sản, khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản

d) Cách thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu lãnh thổ nước ta phần đất liền

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và hoàn thành các câu hỏi:

- Phần đất liền nước ta kéo dài theo chiều Bắc – Nam dài bao nhiêu?

- Nơi hẹp nhất theo chiều Đông - Tây?

- Chiều dài đường biên giới trên đất liền?

- Chiều dài đường bờ biển?

-> Hình dạng lãnh thổ Việt Nam.

- Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động GTVT

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đặc điểm biển Đông thuộc chủ quyền của nước ta.

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi:

- Tên đảo lớn nhất của nước ta là gì? Thuộc tỉnh nào?

- Nêu tên quần đảo xa nhất của nước ta? Chúng thuộc tỉnh, thành phố nào?

- Kể tên một số ngành kinh tế biển mà em biết?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

* Tích hợp giáo dục quốc phòng – an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: HS đưa ra đáp án dựa vào kiến thức bài học.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và hoàn thiện sơ đồ về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ VN.

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm và hoàn thành sơ đồ.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về Việt Nam

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức liên hệ thực tiễn ở Việt Nam

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Giải thích vì sao nước ta có nguồn lợi thuỷ hải sản phong phú.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được một số đặc điểm của biển Đông và vùng biển nước ta.

- Đánh giá được một số tác động của biển Đông đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta .

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích các lược đồ nhiệt độ nước biển tầng mặt, dòng biển theo mùa trên biển Đông làm cơ sở để xác định thành phần và một số đặc điểm của vùng biển Việt Nam.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ, lược đồ khu vực Đông Nam Á, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam để xác định và nhận xét về vị trí, giới hạn của biển Đông.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích được nguyên nhân cần thiết phải bảo vệ môi trường biển từ đó đề xuất giải pháp hợp lí.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Sử dụng hợp lí và bảo vệ môi trường vùng biển Việt Nam. Tham gia vào hoạt động trồng rừng ven biển, làm sạch vùng biển tại địa phương nếu có

- Chăm chỉ: Biết được các đặc điểm nổi bật về vùng biển Việt Nam

- Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với các vùng thường xuyên chịu thiên tai từ biển

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ vùng biển và đảo Việt Nam.

- Tài liệu, tranh ảnh có liên quan.

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS nghe bài hát và nêu cảm nhận của mình về bài hát

c) Sản phẩm:

HS nêu các cảm nhận tuỳ theo mình

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cho HS nghe bài hát Nơi đảo xa – Trọng Tấn: Sau khi nghe xong em có cảm nhận gì về biển đảo quê hương?

Bước 2: HS nghe bài hát và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí và các đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam ( 20 phút)

a) Mục đích:

- Xác định được vị trí, diện tích và các bộ phận của vùng biển Việt Nam.

- Nêu được các đặc điểm chung về tự nhiên của vùng biển Việt Nam.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

I. Đặc điểm chung của vùng biển VN

a) Diện tích giới hạn

- Biển VN có diện tích 1 triệu km2

- Là 1 bộ phận của Biển Đông:

* Biển Đông:

- Là biển lớn, diện tích khoảng 3.447.000km2, tương đối kín nằm trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc. Vùng biển Việt nam là một phần của Biển Đông rộng khoảng 1 triệu km2

b) Đặc điểm khí hậu, hải văn của biển

- Chế độ gió mùa

- Chế độ nhiệt:TB> 23°C

- Chế độ mưa: ít hơn trên đất liền

- Dòng biển: có 2 dòng hải lưu nóng và lạnh chảy ngược chiều nhau.

-> Chế độ hải văn (Nhiệt độ, gió, mưa) theo mùa.

- Thủy triều khá phức tạp, và độc đáo, chủ yếu là chế độ nhật triều.

- Độ mặn TB : 30 -> 330/00.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi và bảng thông tin

- HS xác định vị trí của biển Đông trên lược đồ.

- Biển Đông tiếp giáp những quốc gia: Trung quốc, Philippin, Malaixia, Brunây, In đô nê xi a, Singapo, Thái Lan, Campuchia.

- Biển Đông có vị trí “cầu nối” do đa số các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có tiếp giáp với Biển Đông

- Biển Đông là biển kín do được bao bọc bởi các đảo và vòng cung đảo.

- Các đảo, quần đảo bao quanh biển Đông: Quần đảo của VN, Philipin, Malaixia, In đô nê xi a, Thái Lan,…

- Biển Đông thông với Thái Bình Dương qua eo biển: Eo Đài Loan, Ba-si,…

- Vùng biển VN bao gồm 5 bộ phận. HS xác định vị trí và kể tên các bộ phận của vùng biển nước ta dựa vào sơ đồ.

- HS hoàn thành bảng thông tin

Các yếu tố tự nhiên

Đặc điểm

Khí hậu

Chế độ nhiệt

- Nhiệt độ trung bình năm của tầng nước mặt trên 23oC

- Biên độ nhiệt năm nhỏ

- Mùa hè mát mẻ, mà đông ấm áp

Chế độ mưa

- Lượng mưa từ 1100-1300mm/năm

- Mưa trên biển ít hơn trên đất liền

Chế độ gió

- Gió thổi theo mùa:

+ Gió hướng Đông Bắc: chiếm ưu thế và hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

+ Gió hướng Tây Nam hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10

Hải văn

Dòng biển

- Dòng biển lạnh theo hướng Đông Bắc

- Dòng biển óng theo hướng Tây Nam

Chế độ triều

- Nhật triều và bán nhật triều

Độ muốn

- Trung bình, khoảng 30 -33%o

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ vùng biển Việt Nam và trả lời các câu hỏi:

- Xác định vị trí của biển Đông. Biển Đông tiếp giáp những quốc gia nào? Tại sao nói biển Đông có vị trí “cầu nối”?

- Tại sao nói biển Đông là biển kín? Kể tên các đảo, quần đảo bao quanh biển Đông.

- Biển Đông thông với Thái Bình Dương qua eo biển nào?

Sơ đồ lát cắt ngang vùng biển nước ta

- Vùng biển VN bao gồm mấy bộ phận? Xác định vị trí và kể tên các bộ phận của vùng biển nước ta.

- Đọc thông tin SGK/ 88, 89 và hoàn thành bảng thông tin sau theo cặp đôi.

Các yếu tố tự nhiên

Đặc điểm

Khí hậu

Chế độ nhiệt

Chế độ mưa

Chế độ gió

Hải văn

Dòng biển

Chế độ triều

Độ muốn

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu tài nguyên và môi trường vùng biển nước ta (15 phút )

a) Mục đích:

- Trình bày được những ảnh hưởng của biển đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

- Đánh giá hiện trạng vấn đề môi trường biển nước ta, nguyên nhân và các giải pháp.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

II. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển VN

a) Tài nguyên biển

- Vùng biển VN nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng:

+ TN thủy sản: Giàu tôm, cá và các hải sản quý khác.

+ TN khoáng sản: Dầu khí, khí đốt, muối, cát,...

+ TN du lịch: Các danh lam, thắng cảnh đẹp.

+ Bờ biển dài, vùng biển rộng có nhiều điều kiện xây dựng các hải cảng

- Một số thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta như: mưa, bão, sóng lớn, triều cường…

b) Môi trường biển

- Nhìn chung môi trường biển VN còn khá trong lành.

- Một số vùng ven bờ bị ô nhiễm nguồn nước biển, suy giảm nguồn hải sản

c) Bảo vệ tài nguyên môi trường biển

- Khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường biển.

c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi

- Các nguồn tài nguyên biển:

+ Giao thông vận tải biển

+ Khoáng sản biển

+ Du lịch biển

+ Khai thác thuỷ hải sản

- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nước ta: HS có thể trả lời nhiều nguyên nhân theo thực tế.

+ Nước thải trực tiếp từ nhà máy.

+ Người dân vứt rác không đúng nơi qui định

- Biện pháp khắc phục để bảo vệ môi trường biển nước ta: HS có thể trả lời nhiều biện pháp theo thực tế.

+ Nghiêm cấm các hành vi xả thải không đúng nơi qui định.

+ Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm

+ Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường biển.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi:

- Những hình ảnh sau đây đang thể hiện cho nguồn tài nguyên biển nào?

- Nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nước ta.

- Biện pháp khắc phục để bảo vệ môi trường biển nước ta.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: HS đưa ra đáp án tuỳ theo khả năng của mình

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời nhanh các câu hỏi sau:

Em hãy đóng vai mình là hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về các địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng biển Việt Nam cho du khách quốc tế.

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về vùng biển Việt Nam.

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Giải thích vì sao Đảng và nhà nước ta lại chú trọng phát triển bền vững kinh tế biển?

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Kể tên được một số loại khoáng sản của nước ta.

- Chứng minh được Việt Nam là nước giàu khoáng sản nhưng giàu về chủng loại, phần lớn các mỏ có trữ lượng nhỏ và vừa.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Biết được sự đa dạng về các mỏ khoáng sản ở VN.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ khoáng sản VN, nhận xét sự phân bố các mỏ khoáng sản ở nước ta. Xác định được các mỏ khoáng sản lớn và các vùng khoáng sản trên bản đồ.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích được những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản và nêu được hậu quả khi sử dụng lãng phí tài nguyên.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Đề xuất được những biện pháp bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên.

- Chăm chỉ: Biết được đặc điểm nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

Bản đồ khoáng sản VN

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS dựa vào kiến thức thực tế để kể tên các mỏ khoáng sản có ở nước ta.

c) Sản phẩm:

HS nêu được một số mỏ khoáng sản lớn như: Than, sắt, thiếc, đồng, chì, kẽm, mỏ dầu, mỏ khí,…

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Chia lớp ra làm 2 nhóm. Từng thành viên trong nhóm lên bảng ghi tên các mỏ khoáng sản có ở nước ta. Nhóm nào ghi được nhiều khoáng sản hơn trong 2 phút sẽ chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện trò chơi trong 2 phút.

Bước 3: GV tổng kết trò chơi. Chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tiềm năng khoáng sản Việt Nam (15 phút)

a) Mục đích:

- Chứng minh được Việt Nam là nước giàu khoáng sản nhưng giàu về chủng loại, phần lớn các mỏ có trữ lượng nhỏ và vừa.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

1. VN là nước giàu tài nguyên khoáng sản:

- Khoáng sản nước ta phong phú về loại hình, đa dạng về chủng loại, nhưng phần lớn các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ. Một số khoáng sản có trữ lượng lớn: Than,dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, đồng, thiếc, bôxit…

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi:

- Các mỏ khoáng sản chính ở nước ta: Than, dầu, khí, sắt, thiếc, vàng, đồng, đá quý, đất hiếm, bô xít, mangan, ti tan, cát,…

- HS xác định vị trí các mỏ khoáng sản trên lược đồ.

- Nhận xét về thành phần và trữ lượng khoáng sản ở Việt Nam: Nước ta có nguồn khoáng sản phong phú, đa dạng. Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ khoáng sản VN và trả lời các câu hỏi:

- Kể tên các mỏ khoáng sản chính ở nước ta.

- Xác định vị trí các mỏ khoáng sản trên lược đồ.

- Hãy nhận xét về thành phần và trữ lượng khoáng sản ở Việt Nam?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản (15 phút)

a) Mục đích:

- Phân tích được những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản và nêu được hậu quả khi sử dụng lãng phí tài nguyên.

- Đề xuất được những biện pháp bảo vệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

III. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản

a) Thực trạng

- Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi

- Hiện nay 1 số khoáng sản có nguy cơ bị cạn kiệt, sử dụng còn lãng phí.

- Việc khai thác một số khoáng sản đã làm ô nhiễm môi trường

b) Biện pháp bảo vệ

- Phải khai thác hơp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.

- Cần thực hiện nghiêm luật khoáng sản của Nhà nước ta.

c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi

HS trả lời các câu hỏi theo cách hiểu của mình sau khi xem xong video.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS xem đoạn video về khai thác khoáng sản chưa hợp lí và trả lời các câu hỏi:

https://www.youtube.com/watch?v=j1fUpnkMaGA

- Nội dung video nói về vấn đề gì?

- Nguyên nhân và hậu quả của vấn đề đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (10 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án.

Các vùng mỏ chính

Đáp án

Các mỏ khoáng sản chính

1. Đông Bắc Bắc Bộ

1 – d

a. Bô xít ( Lâm Đồng, Đăk Lăk) cao lanh ( Lâm Đồng)

2. Tây Bắc

2 - b

b. Đồng ( Sơn La), Vàng Mai Sơn ( Hoà Bình)

3. Bắc Trung Bộ

3 – e

c. Than nâu, mỏ khí tự nhiên ( ĐBSH); Than bùn ( ĐBSCL)

4. Tây Nguyên

4 – a

d. Mỏ sắt Trại Cau ( Thái Nguyên); than đá Cẩm Phả ( Quảng Ninh), thiết Tĩnh Túc ( Cao Bằng)

5. Các đồng bằng

5 – c

e. Crôm Cổ Định ( Thanh Hoá), sắt Thạch Khê ( Hà Tĩnh), đá quý Quỳ Châu ( Nghệ An), thiếc Quỳ Hợp ( Nghệ An)

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và hoàn thành câu hỏi sau:

Nối các ô ở cột Các vùng mỏ chính với các ô ở cột Các mỏ khoáng sản chính cho phù hợp

Các vùng mỏ chính

Đáp án

Các mỏ khoáng sản chính

1. Đông Bắc Bắc Bộ

1 -

a. Bô xít ( Lâm Đồng, Đăk Lăk) cao lanh ( Lâm Đồng)

2. Tây Bắc

2 -

b. Đồng ( Sơn La), Vàng Mai Sơn ( Hoà Bình)

3. Bắc Trung Bộ

3 -

c. Than nâu, mỏ khí tự nhiên ( ĐBSH); Than bùn ( ĐBSCL)

4. Tây Nguyên

4 -

d. Mỏ sắt Trại Cau ( Thái Nguyên); than đá Cẩm Phả ( Quảng Ninh), thiết Tĩnh Túc ( Cao Bằng)

5. Các đồng bằng

5 -

e. Crôm Cổ Định ( Thanh Hoá), sắt Thạch Khê ( Hà Tĩnh), đá quý Quỳ Châu ( Nghệ An), thiếc Quỳ Hợp ( Nghệ An)

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về khoáng sản VN

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Qua tìm hiểu thực tế, hãy xác định những nguyên nhân là cạn kiệt tài nguyên khoáng sản của nước ta và lấy ví dụ về một loại khoáng sản cụ thể.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của địa hình VN

- Địa hình đa dạng, đồi núi là bộ phận quan trọng nhất, chủ yếu là đồi núi thấp.

- Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

- Hướng nghiêng của địa hình là hướng tây bắc - đông nam.

- Hai hướng chủ yếu của địa hình là tây bắc - đông nam và vòng cung.

- Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích lát cắt địa hình Việt Nam để chỉ ra tính phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ, lược đồ Địa hình Việt Nam để hiểu và trình bày một số đặc điểm chung của địa hình, mô tả đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Nhận xét tác động của con người tới địa hình qua tranh ảnh thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Giữ gìn, bảo vệ trạng thái ban đầu địa hình của địa phương mình đang ở.

- Chăm chỉ: Phân tích các đặc điểm chính của địa hình Việt Nam.

- Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của địa hình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Lược đồ địa hìnhViệt Nam

- Lát cắt địa hình

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS quan sát tranh và nêu tên các dạng địa hình ở nước ta

c) Sản phẩm:

HS nêu được các dạng địa hình: núi, đồng bằng, ven biển,…

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: Giáo viên giới thiệu các hình ảnh yêu cầu học sinh nhận biết các hình ảnh thể hiện điều gì về đặc điểm địa hình nước ta?

Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam (12 phút)

a) Mục đích:

Sử dụng bản đồ, lược đồ Địa hình Việt Nam để hiểu và trình bày một số đặc điểm chung của địa hình, mô tả đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

I. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

- Địa hình Việt Nam đa dạng, trong đó quan trọng nhất là bộ phận đồi núi chiếm ¾ diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp .

- Đồi núi chạy từ Tây Bắc đến Đông Nam Bộ dài 1400 km tạo thành cánh cung hướng ra biển Đông .

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích lãnh thổ.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi

- Nước ta có 2 dạng địa hình chủ yếu là đồi núi và đồng bằng.

- Dạng địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn.

- Đặc điểm từng dạng địa hình:

+ Đồi núi nước ta tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển Đông chạy dài 1400m

+ Đồng bằng thấp, phân bố ven biển

- Địa hình có thuận lợi – khó khăn:

+ Thuận lợi: phát triển đa dạng các ngành kinh tế ở từng dạng địa hình.

+ Khó khăn: chịu nhiều thiên tai, ngập lụt, địa hình bị chia cắt.

- Nguyên nhân tạo nên sự đa dạng của địa hình: sự vận động kiến tạo địa chất từ giai đoạn cổ kiến tạo đến hiện nay.

- HS xác định đỉnh núi Phanxipăng và đỉnh Ngọc Linh trên lược đồ địa hình VN.

- Các nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển: Tam Điệp, Hoành Sơn, Bạch Mã,…

- Đồng bằng nước ta chiếm ¼ diện tích lãnh thổ. Phân bố chủ yếu ven biển, hạ lưu các con sông lớn. HS xác định trên bản đồ các đồng bằng lớn: ĐBCSL và ĐBSH.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi:

- Cho biết nước ta có mấy dạng địa hình?

- Dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn?

- Nêu đặc điểm từng dạng địa hình?

- Địa hình có thuận lợi – khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội ?

- Địa hình đa dạng, phong phú – nguyên nhân chủ yếu nào tạo nên sự đa dạng của địa hình?

- Tìm trên hình 28.1, đỉnh núi Phanxipăng và đỉnh Ngọc Linh

- Tìm các nhánh núi, khối núi lớn ngăn cách và phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển nước ta ?

- Đồng bằng nước ta chiếm diện tích như thế nào? Phân bố? Xác định trên bản đồ các đồng bằng lớn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau ( 12 phút)

a) Mục đích:

- Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

- Hướng nghiêng của địa hình là hướng tây bắc - đông nam.

- Hai hướng chủ yếu của địa hình là tây bắc - đông nam và vòng cung.

- Phân tích lát cắt địa hình Việt Nam để chỉ ra tính phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

II. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau

- Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa…

+ Hướng nghiêng của địa hình nước ta là tây bắc- đông nam (thể hiện rõ qua hướng chảy của các dòng sông ngòi)

+ Hai hướng chủ yếu của địa hình là: tây bắc – đông nam ; vòng cung

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi

- Lãnh thổ Việt Nam được tạo lập vững chắc ở giai đoạn Cổ kiến tạo.

- Vận động Tân kiến làm địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

- Địa hình nước ta là địa hình già nâng cao trẻ lại: do núi được nâng lên cao hơn, các đồng bằng được san bằng thể hiện tính phân bậc địa hình rõ rệt.

- HS xác định các vùng núi cao và các cao nguyên badan, các đồng bằng trẻ, phạm vi thềm lục địa trên lược đồ.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát … , phân tích bảng số liệu và trả lời các câu hỏi:

- Lãnh thổ Việt Nam được tạo lập vững chắc ở giai đoạn nào?

- Vận động Tân kiến tạo ảnh hưởng như thế nào đến địa hình nước ta?

- Vì sao nói địa hình nước ta là địa hình già nâng cao trẻ lại ?

- Xác định các vùng núi cao và các cao nguyên badan, các đồng bằng trẻ, phạm vi thềm lục địa ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người (10 phút)

a) Mục đích:

Biết được địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

III. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người

- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm ( đất, đá trên bề mặt bị phong hóa mạnh mẽ, các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn,...)

- Sự khai phá của con người làm cho địa hình bị biến đổi mạnh mẽ ( xây dựng đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch,...)

c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.

- Địa hình nước ta bị biến đổi do những nhân tố: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và sự tác động của con người.

- Một số hang động nổi tiếng ở nước ta: Phong Nha, Sơn Đoong, …

* Nhóm 1, 3: hoàn thành bảng sau

Tác động

Ảnh hưởng

Khí hậu và dòng nước

Đất, đá trên bề mặt bị phong hóa mạnh mẽ, các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn,...

* Nhóm 2, 4:

Tác động

Ảnh hưởng

Con người đến địa hình

xây dựng đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch,...

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:

- Địa hình nước ta bị biến đổi do những nhân tố nào?

- Em hãy kể tên một số hang động nổi tiếng ở nước ta?

* Nhóm 1, 3: hoàn thành bảng sau

Tác động

Ảnh hưởng

Khí hậu và dòng nước

* Nhóm 2, 4:

Tác động

Ảnh hưởng

Con người đến địa hình

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.

* Em hãy cho biết khi rừng bị con người chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì ? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì ?

Gây ra hiện tượng lũ bùn, lũ ống, lũ quét, … ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Bảo vệ rừng sẽ bảo vệ được cuộc sống của người dân.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS quan sát lược đồ và lần lượt kể tên các dạng địa hình nước ta ( đồng bằng, núi, cao nguyên)

Bước 2: HS có 2 phút kể tên các dạng địa hình.

Bước 3: GV mời các HS tham gia kể tên. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về địa hình Việt Nam

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm hiểu địa phương em có những địa hình nào và địa hình nào chiếm diện tích lớn.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được vị trí, đặc điểm cơ bản của các khu vực địa hình.

- Giải thích được sự phân hóa địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi.

- Trình bày được đặc điểm chung của đồng bằng nước ta và sự khác nhau giữa các đồng bằng.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Xác lập mối quan hệ giữa đặc điểm địa hình Việt Nam với các đặc điểm khí hậu và thủy văn.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam, lược đồ Địa hình Việt Nam, lược đồ các miền tự nhiên để hiểu và trình bày, mô tả các đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích được mối quan hệ giữa địa hình với các thành phần tự nhiên khác. So sánh các khu vực địa hình.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Yêu thiên nhiên Việt Nam và có các tác động phù hợp đối với các dạng địa hình nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên.

- Chăm chỉ: Tìm hiểu sự phân bố và đặc điểm của các dạng địa hình ở Việt Nam.

- Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những khu vực gặp khó khăn do địa hình mang lại

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Lược đồ địa hìnhViệt Nam

- Tranh ảnh về các khu vực địa hình.

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết về các khu vực địa hình của nước ta

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS quan lược đồ và trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm:

HS trả lời được các dạng địa hình Việt Nam: đồi núi, đồng bằng, ven biển,…

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát lược đồ kết hợp với kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi: Em biết gì về đặc điểm địa hình của Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về khu vực địa hình đồi núi (13 phút)

a) Mục đích:

- Nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồi núi và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi. Học sinh hiểu được sự phân hóa địa hình đồi núi nước ta

- Phân tích so sánh đặc điểm các khu vực địa hình núi.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

I. Khu vực đồi núi.

a. Vùng núi Đông Bắc: Nằm ở tả ngạn sông Hồng, là vùng đồi núi thấp, nổi bật với những dãy núi hình cánh cung. Địa hình cácxtơ khá phổ, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hùng vĩ.

b. Vùng núi Tây Bắc: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam.

c. Vùng núi Trường Sơn Bắc: Từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã. Là vùng núi thấp, có hai sườn không đối xứng, có nhiều nhánh đâm ra biển.

d. Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam: Từ dãy Bạch Mã đến Đông nam Bộ. Là vùng đồi núi, cao nguyên hùng vĩ, lớp đất đỏ ba dan phủ trên các cao nguyên rộng lớn, xếp thành từng tầng trên các độ cao khác nhau.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập

Phiếu học tập 1

Yếu tố

Các khu vực núi

Đông Bắc

Tây Bắc

Trường Sơn Bắc

Trường Sơn Nam

Giới hạn

Tả ngạn sông Hồng

Giữa Sông Hồng và sông Cả

Phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã

Dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ

Độ cao

Đồi núi thấp.

Vùng núi cao hùng vĩ.

Đồi núi thấp.

Cao nguyên hùng vĩ, xếp tầng

Hướng núi

Cánh cung

Hướng núi: Tây Bắc – Đông Nam

Hướng núi: Tây Bắc – Đông Nam

Các cánh cung lớn

Đặc điểm nổi bật

Địa hình Cácxtơ phổ biến

Địa hình Cácxtơ

2 sườn không đối xứng. Núi có nhiều nhánh ăn lan sát biển.

Có lớp đất đỏ Ba dan màu mỡ.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ, atlat địa lý để trình bày vị trí giới hạn và đặc điểm cơ bản của các khu vực đồi núi ở nước ta theo nhiệm vụ sau:

* Nhóm 1, 5: Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ.

* Nhóm 2, 6: Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ

* Nhóm 3, 7: Vùng núi Trường Sơn Bắc

* Nhóm 4, 8: Vùng núi Cao nguyên Trường Sơn Nam.

Phiếu học tập 1

Yếu tố

Các khu vực núi

Đông Bắc

Tây Bắc

Trường Sơn Bắc

Trường Sơn Nam

Giới hạn

Độ cao

Hướng núi

Đặc điểm nổi bật

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào bảng nhóm; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu địa hình đồng bằng ( 11 phút)

a) Mục đích:

- Phân tích được đặc điểm địa hình đồng bằng nước ta và sự khác nhau giữa các đồng bằng.

- Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình đồng bằng nước ta.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để hoàn thành phiếu học tập.

  • Nội dung chính

II. Khu vực đồng bằng

a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn:

- Đồng bằng Sông Cửu Long: Diện tích 40.000 km2. Bề mặt thấp, không có đê lớn ngăn lũ, nhiều vùng bị ngập nước trong mùa lũ.

- Đồng bằng sông Hồng: Diện tích 15.000 km2. Có hệ thống đê lớn ngăn lũ vững chắc, chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng.

b. Đồng bằng Duyên Hải trung bộ:

- Tổng diện tích 15.000 km2, bị đồi núi chia cắt, nhỏ hẹp, kém phì nhiêu

c) Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập

Phiếu học tập 2

Yếu tố

Các khu vực đồng bằng

ĐB Sông Hồng

ĐB Sông Cửu Long

ĐB Duyên Hải Miền Trung

Vị trí

Hạ lưu sông Hồng

Hạ lưu sông Mêkong

Ven biển miền trung

Diện tích

15.000 km2

40.000 km2

15.000 km2

Độ cao trung bình

Thấp hơn mực nước sông ngoài đê 3m đến 7m

Cao TB 2m -3m so với mực nước biển

Đặc điểm nổi bật

- Hình dạng tam giác.

- Có hệ thống đê điều vững chắc.

- Đất không được bồi đắp phù sa thường xuyên

- Không có đê ngăn lũ

- Kênh rạch chằng chịt

- Diện tích đất bị ngập úng lớn.

- Phù sa bồi đắp thường xuyên

- Nhỏ hẹp

- Kém phì nhiêu

Hướng cải tạo và sử dụng

Đắp đê ngăn nước mặn, cải tạo đất

Sống chung với lũ. Tăng cường công tác thủy lợi

Trồng rừng chắn cát bay

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ, atlat địa lý để trình bày vị trí giới hạn và đặc điểm cơ bản của các khu vực đồi núi ở nước ta theo nhiệm vụ sau:

* Nhóm 1, 4: Vùng đồng bằng Sông Hồng

* Nhóm 2, 5: Vùng đồng bằng Sông Cửu Long

* Nhóm 3, 6: Vùng đồng bằng duyên hải miền Trung.

Phiếu học tập 2

Yếu tố

Các khu vực đồng bằng

ĐB Sông Hồng

ĐB Sông Cửu Long

ĐB Duyên Hải Miền Trung

Vị trí

Diện tích

Độ cao trung bình

Đặc điểm nổi bật

Hướng cải tạo và sử dụng

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào bảng nhóm; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.3. Hoạt động 3: Khám phá địa hình bờ biển và thềm lục địa ( 7 phút)

a) Mục đích:

- Phân tích được đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa ở nước ta và sự khác nhau giữa các đồng bằng.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để hoàn thành phiếu học tâp.

  • Nội dung chính:

III. Địa hình bờ biển và thềm lục địa.

- Bờ biển: dài trên 3260 km (từ Móng cái đến Hà Tiên). Có 2 dạng chính:

+ Bờ biển bồi tụ đồng bằng.

+ Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.

- Giá trị: nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng biển, du lịch.

- Thềm lục địa: mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, có nhiều dầu mỏ.

c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.

- Bờ biển Việt Nam dài 3260km từ Móng Cái ( Quảng Ninh) đến Hà Tiên ( Kiên Giang), bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh….

- Địa hình bờ biển bao gồm 2 dạng cơ bản: mài mòn và bồi tụ. Vị trí của các địa hình bờ biển:

+ Mài mòn: kéo dài từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu.

+ Bồi tụ: tại các châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long.

- Các dạng bờ biển có những giá trị kinh tế: Nuôi trồng hải sản, trồng rừng, bến cảng, tránh bão, du lịch,…

- HS dựa vào bản đồ tự nhiên và xác định vị trí các dạng bờ biển chính nước ta. xác định vị trí Hạ Long, Cam Ranh, Đồ Sơn, Vũng Tàu, Hà Tiên.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát … , phân tích bảng số liệu và trả lời các câu hỏi:

- Giáo viên cho học sinh nhận xét bờ biển Việt Nam trên bản đồ tự nhiên ?

- Địa hình bờ biển bao gồm những dạng cơ bản nào? Vị trí của các địa hình bờ biển đó?

- Các dạng bờ biển có những giá trị kinh tế nào ?

- Dựa vào bản đồ tự nhiên hãy xác định vị trí các dạng bờ biển chính nước ta. xác định vị trí Hạ Long, Cam Ranh, Đồ Sơn, Vũng Tàu, Hà Tiên?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án.

KHU VỰC ĐỊA HÌNH

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Khu vực đồi núi

Khai thác khoáng sản, lâm sản, trồng rừng, cây công nghiệp chăn nuôi gia súc lớn.

Khu vực đồng bằng

Sản xuất lương thực thực phẩm quy mô lớn, công nghiệp, du lịch

Bờ biển và thềm lục địa

Khai thác khoáng sản, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, xây dựng cảng biển, du lịch.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và hoàn thành bảng thông tin sau:

Điền tiếp các tiềm năng kinh tế cho phù hợp với các khu vực địa hình.

KHU VỰC ĐỊA HÌNH

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Khu vực đồi núi

Khu vực đồng bằng

Bờ biển và thềm lục địa

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về các đạng địa hình Việt Nam

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Địa phương em đang sinh sống thuộc khu vực địa hình gì? Mô tả các đặc điểm chính về địa hình của địa phương em.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Nêu được các đơn vị địa hình cơ bản của nước ta.

- Trình bày đặc điểm địa hình một số khu vực lãnh thổ

- Đánh giá tác động của địa hình đến đời sống kinh tế và xã hội

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân biệt địa hình tự nhiên, địa hình nhân tạo trên bản đồ.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ Việt Nam, nhận biết các đơn vị địa hình cơ bản trên bản đồ.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Liên hệ những thuận lợi và khó khăn của địa hình địa phương

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Ý thức nghiên cứu các đối tượng tự nhiên do ảnh hưởng của vị trí, địa hình Châu Á.

- Chăm chỉ: Phân tích lát cắt địa hình dọc kinh tuyến 1080Đ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết, sử dụng kĩ năng đọc bản đồ tranh ảnh để nhận biết tọa độ địa lí, địa hình, kĩ năng đọc lát cắt địa hình.

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS quan sát hình ảnh và trình bày hiểu biết của mình

c) Sản phẩm:

HS nhận biết và nêu được một số đặc điểm nổi bật của đèo Hải Vân

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp bức ảnh: Quan sát các hình dưới đây, em hãy cho biết đây là địa điểm nào? Em biết gì về địa điểm đó?

Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Đọc lược đồ tự nhiên Việt Nam, xác định các dãy núi, các dòng sông dọc theo vĩ tuyến 220 B (15 phút)

a) Mục đích:

- Biết được vị trí địa lý, giới hạn của khu vực cần tìm hiểu trên bản đồ;

- Trình bày được các dạng địa hình trong khu vực đó.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

Câu 1:

- Các dãy núi:

+ Dãy Pu Đen Đinh

+ Dãy Hoàng Liên Sơn.

+ Dãy Con Voi.

+ Cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn.

- Các dòng sông:

+ Sông Đà

+ Sông Hồng

+ Sông Chảy.

+ Sông Lô.

+ Sông Gâm

+ Sông Kì Cùng

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi

- HS xác định vĩ tuyến 220B trên lược đồ.

- Từ biên giới Việt – Lào đến biên giới Việt – Trung phải vượt qua các dãy núi: Dãy Pu Đen Đinh; Dãy Hoàng Liên Sơn; Dãy Con Voi; Cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn.

- Từ biên giới Việt – Lào đến biên giới Việt – Trung phải vượt qua các dòng sông lớn: Sông Đà; Sông Hồng; Sông Chảy; Sông Lô; Sông Gâm; Sông Kì Cùng

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ tự nhiên Việt Nam và trả lời các câu hỏi:

- Xác định vĩ tuyến 220B

- Từ biên giới Việt – Lào đến biên giới Việt – Trung phải vượt qua các dãy núi nào?

- Từ biên giới Việt – Lào đến biên giới Việt – Trung phải vượt qua các dòng sông lớn nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Phân tích lát cắt địa hình ( 15 phút)

a) Mục đích:

- Nhận biết được đặc điểm về địa hình từ dãy Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết.

- Phát triển kỹ năng đọc bản đồ, lát cắt địa hình

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

Câu 2:

a) Đi qua các cao nguyên: Trải qua các cao nguyên: Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăk, Lâm Viên.

b) Nhận xét về địa hình và nham thạch: Dung nham núi lửa tạo thành các cao nguyên rộng lớn, xen kẻ với badan trẻ là các đá cổ thời tiền Camri, là khu nền cổ, bị nứt vở, kèm theo sự phun trào mắc ma, tạo nên các cao nguyên xếp tầng, sườn dốc, nhiều suối...

c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi.

- HS xác định kinh tuyến 1080Đ trên lược đồ

- HS xác định các cao nguyên dọc theo kinh tuyến 1080Đ trên lược đồ: Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăk, Lâm Viên.

- Nhận xét về địa hình và nham thạch của các cao nguyên này:

+ Địa hình: Độ cao khác nhau nên được gọi là cao nguyên xếp tầng, sườn dốc tạo nhiều thác lớn trên các dòng sông.

+ Nham thạch: Dung nham núi lửa tạo nên các cao nguyên rộng lớn xen kẻ badan trẻ là đá cổ tiền Cambri.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ, lát cắt địa hình và trả lời các câu hỏi:

- Xác định kinh tuyến 1080Đ.

- Hãy xác định các cao nguyên dọc theo kinh tuyến 1080Đ?

- Nhận xét về địa hình và nham thạch của các cao nguyên này.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu tác động của địa hình đến giao thông vận tải ( 5 phút)

a) Mục đích:

Phân tích được ảnh hưởng của địa hình đến giao thông vận tải, hoạt động kinh tế

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

Câu 3:

- Quốc lộ 1A từ Lạng Sơn ta phải trải qua các đèo là: Sài Hồ, Tam Điệp, Ngang, Hải Vân, Cù Mông, Cả.

- Ảnh hưởng đến ngành giao thông:

+ Đi lại khó khăn nguy hiểm

+ Kéo thời thời gian

+ Đầu tư nhiều để xây dựng đường sá và hầm đường bộ.

- Ví dụ: Hầm đèo Hải Vân, đèo Cả, đèo Ngang….

c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.

- Cho biết quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo: Sài Hồ,Tam Điệp, Ngang, Hải Vân, Cù Mông, Cả

- Các đèo này có ảnh hưởng tới giao thông Bắc – Nam

+ Tốn kém trong xây dựng đường giao thông, vượt qua đèo rất nguy hiểm.

+ Làm chậm tốc độ và dễ gây ra tai nạn giao thông đường bộ.

+ Gây ách tắc giao thông vào mùa mưa lũ do hiện tượng đất trượt, đá lở.

d) Cách thực hiện:

Hoạt động cá nhân

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi:

- Cho biết quốc lộ 1A từ Lạng Sơn tới Cà Mau vượt qua các đèo nào?

- Các đèo này có ảnh hưởng tới giao thông Bắc – Nam như thế nào? Cho ví dụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: HS dựa vào Atlat chọn và đưa ra đáp án.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và hoàn thành bài tập sau:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6, 7 hãy chọn cho mình lộ trình đi theo một tuyến quốc lộ từ Đông sang Tây và xác định các dãy núi, đèo và con sông mà lộ trình đi qua.

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin và thuyết trình về 1 ngọn đèo mà em thích nhất.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. GV giới thiệu các địa điểm HS có thể tìm hiểu.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Mô tả được đặc điểm khí hậu nước ta và giải thích nguyên nhân hình thành tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và tính chất đa dạng thất thường.

- Phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích các bảng số liệu về khí hậu Việt Nam.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ, Atlat để trình bày tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần khí hậu

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích những hiện tượng thời tiết thường gặp trong cuộc sống.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Phát huy được thế mạnh tự nhiên vùng miền qua thành phần khí hậu nhằm khai thác tốt thế mạnh của loại tài nguyên đặc biệt này.

- Chăm chỉ: Phân tích được các đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam.

- Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những khu vực chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của khí hậu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Lược đồ khí hậu Việt Nam

- Atlát Địa lí Việt Nam

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS đọc 2 câu cao dao tục ngữ về thời tiết khí hậu nước ta

c) Sản phẩm:

HS phân tích được 2 câu ca dao tục ngữ theo cách hiểu của mình.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp 2 câu ca dao và tục ngữ: Yêu cầu HS cho biết qua câu thành ngữ và câu thơ sau đây phản ánh hiện tượng thời tiết gì ở nước ta?

“ Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.

Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật”

“ Mồng chín tháng chín có mưa,

Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn.

Mồng chín tháng chín không mưa,

Thì con bán cả cày bừa đi buôn.”

Bước 2: HS trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm ( 17 phút)

a) Mục đích:

Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu VN .

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ khí hậu VN để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

I. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

- Nhiệt đới gió mùa ẩm.

- Số giờ nắng trong năm cao ( 1400- 3000 giờ/ năm). Nhiệt năng lớn: 1 triệu Kilôcalo/m3

- Nhiệt độ trung bình năm > 210C.

- Hướng gió : Mùa đông lạnh khô với gió mùa ĐB, mùa hạ nóng ẩm với gió mùa TN.

- Lượng mưa trung bình năm lớn từ 1500mm đến 2000mm /năm.

- Độ ẩm không khí trên 80%

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung thảo luận nhóm

* Nhóm 1, 4:

- Nhiệt độ trung bình tại các địa điểm tăng dần từ Bắc vào Nam.

- Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam.

=> Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới:

+ Quanh năm nhận lượng nhiệt dồi dào.

+ Số giờ nắng trong năm cao từ 1400 -3000giờ.

+ Số Kcalo/m² : 1 triệu.

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 21 0C.

* Nhóm 2, 5:

- Nước ta có 2 mùa gió. HS xác định hướng gió trên lược đồ: Gió mùa Đông Bắc và Tây Nam.

- Hai loại gió này có tính chất ngược nhau: Gió mùa đông bắc từ cao áp Xibia là gió từ lục địa tới nên lạnh và khô; Gió mùa TN từ biển thổi vào nên ẩm và mưa lớn

=> Nước ta có khí hậu gió mùa: Gió mùa mang lại lượng mưa lớn, độ ẩm cao vào mùa hè (gió mùa Tây Nam). vào mùa đông thời tiết lạnh khô (gió mùa Đông Bắc).

* Nhóm 3, 6:

- Lượng mưa trên toàn lãnh thổ nước ta: mưa nhiều và mưa theo mùa.

- Một số địa điểm có lượng mưa lớn: Bắc Quang, Hoàng Liên Sơn, Huế, Hòn Ba. Những địa điểm này thường có mưa nhiều do nằm trên địa hình chắn gió.

=> Tính ẩm của khí hậu nước ta: Lượng mưa lớn 1500 -> 2000 mm/năm, độ ẩm không khí cao 80%. Các địa điểm nằm trên địa hình đón gió ẩm có lượng mưa cao.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ khí hậu VN, phân tích bảng số liệu và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:

* Nhóm 1, 4:

- Nêu nhận xét về nhiệt độ trung bình tại các địa điểm từ Bắc vào Nam.

- Nhận xét sự thay đổi của biên độ nhiệt từ Bắc vào Nam.

=> Chứng minh khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới.

* Nhóm 2, 5:

- Nước ta có mấy mùa gió? Xác định hướng gió.

- Vì sao hai loại gió này có tính chất ngược nhau.

=> Chứng minh nước ta có khí hậu gió mùa.

* Nhóm 3, 6:

- Nhận xét về lượng mưa trên toàn lãnh thổ nước ta.

- Kể tên một số địa điểm có lượng mưa lớn. Giải thích vì sao những địa điểm đó thường có mưa nhiều

=> Chứng minh tính ẩm của khí hậu nước ta.

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất đa dạng và thất thường (13 phút)

a) Mục đích:

- Nhận biết được tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta.

- Biết thời tiết khí hậu của VN trong những năm gần đây có những diễn biến phức tạp và nguyên nhân của nó.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

II. Tính chất đa dạng và thất thường

- Phân hóa đa dạng: Theo không gian ( các miền, vùng, kiểu khí hậu). Theo thời gian (các mùa ).

- Biến đổi thất thường ( có năm rét sớm, có năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão…)

c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi

- Sự phân hoá khí hậu theo không gian và thời gian: Theo không gian ( các miền, vùng, kiểu khí hậu). Theo thời gian (các mùa ).

- Hình thành các miền và vùng khí hậu có đặc điểm khí hậu khác nhau ở các mùa.

- Thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường do: vị trí địa lí và lãnh thổ, địa hình, gió mùa.

- Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền Bắc. Do tác động của gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi:

- Sự phân hoá khí hậu theo không gian và thời gian?

- Hình thành các miền và vùng khí hậu có đặc điểm gì?

- Nhân tố nào làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường?

- Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền nào? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án.

Miền khí hậu

Vị trí

Tính chất của khí hậu

Phía Bắc

Từ Hoành Sơn (180B) trở ra

Có mùa đông lạnh, ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt. Mùa hè nóng, mưa nhiều.

Đông Trường Sơn

Từ Hoành Sơn (180B) ->Mũi Dinh (110B)

Có mùa hè nóng, khô.

Mùa mưa lệch hẳn về thu đông.

Phía Nam

Nam Bộ và Tây Nguyên

Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa khô và một mùa mưa tương phản sâu sắc.

Biển Đông

Vùng Biển Đông

Mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và hoàn thành phiếu học tập sau:

Phiếu học tập

Miền khí hậu

Vị trí

Tính chất của khí hậu

Phía Bắc

Từ Hoành Sơn (180B) trở ra

Đông Trường Sơn

Từ Hoành Sơn (180B) -> Mũi Dinh (110B)

Phía Nam

Nam Bộ và Tây Nguyên

Biển Đông

Vùng Biển Đông

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về đặc điểm khí hậu Việt Nam.

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Tìm kiếm sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm khoảng 5 câu tục ngữ, ca dao nói về khí hậu - thời tiết ở nước ta hoặc ở địa phương em.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa: Mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam

- Sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của ba miền; Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ với ba trạm tiêu biểu là: Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để thấy được sự khác nhau của mùa bão từ Bắc vào Nam.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: dựa vào lược đồ khí hậu Việt Nam để phân tích, so sánh sự khác nhau về 2 mùa gió ở nước ta.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Trình bày những thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với đời sống và sản xuất của người dân Việt Nam.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Tuyên truyền để mọi người thấy được sự nguy hại của biến đổi khí hậu, góp phần nhỏ sức mình trong việc bảo vệ môi trường.

- Chăm chỉ: Phân tích được các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta.

- Nhân ái: Có tinh thần tương thân, tương ái.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam

- Bản đồ khí hậu Việt Nam.

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Học sinh biết được khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam. Các hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt hằng ngày chịu ảnh hưởng của hai mùa gió.

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS dựa vào hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi

c) Sản phẩm:

HS nêu được do sự biến động của thời tiết mà một số khu vực nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn còn nghèo.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV nêu câu hỏi và HS trả lời

Tại sao, VN là nước có nhiều sản phẩm xuất khẩu quan trọng trên thế giới nhưng nông dân Việt Nam vẫn không giàu?

Bước 2: HS trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam ( 25 phút)

a) Mục đích:

- Những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của mùa gió đông bắc

- Sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của ba miền; Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ với ba trạm tiêu biểu là: Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

I. Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 ( mùa đông)

- Hoạt động thịnh hành của gió ĐB

+ Miền Bắc (từ Bạch Mã trở ra) có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông ẩm ướt

+ Miền khí hậu phía Nam (từ Bạch Mã trở vào) có khí hậu cận xích đạo mùa đông nắng nóng và khô

+ Vùng duyên hải trung bộ có mưa vào những tháng cuối năm

=> Tính chất chung: lạnh, khô, ít mưa, thường gây hạn.

II. Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ)

- Hoạt động thịnh hành của gió TN

+ Miền Bắc (từ Bạch Mã trở ra), mùa hạ nóng và mưa nhiều

+ Miền khí hậu phía Nam (từ Bạch Mã trở vào) có khí hậu cận xích đạo có một mùa mưa

+ Miền Trung gió Tây khô nóng, bão

- Nhiệt độ trung bình trên 25 độ .

- Dạng thời tiết phổ biến là mưa dông, mưa rào. Mùa hạ thường xảy ra mưa ngâu, bão, gió tây

- Mùa bão nước ta từ tháng 6 -11 chậm dần từ Bắc vào Nam gây tai hại lớn về người và của.

- Giữa 2 mùa chính nêu trên là những thời kì chuyển tiếp, ngắn và không rõ rệt (xuân, thu).

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung thảo luận nhóm

* Nhóm 1, 5: Thời gian đặc điểm mùa gió Đông Bắc:

+ Thời gian: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

+ Mùa gió Đông Bắc tạo nên mùa đông lạnh và mưa phùn ở miền Bắc; Khô nóng kéo dài ở miền Nam.

* Nhóm 2, 6: Nhiệt độ lượng mưa của 3 trạm Hà Nội, Huế, Tp.HCM tháng 11 đến tháng 4.

+ Nhiệt độ thấp nhất 3 trạm: Hà Nội: nhiệt độ 16,40C (T1, 2).

+ Lượng mưa trung bình tháng ít nhất của 3 trạm: TP. HCM lượng mưa trung bình ít nhất 4,1 mm (T2).

* Nhóm 3, 7: Thời gian và hoạt động mùa gió Tây Nam

+ Thời gian: từ tháng 5 đến tháng 10

+ Mùa gió Tây Nam tạo nên nóng ẩm mưa to diễn ra phổ biến trên cả nước.

* Nhóm 4, 8: Nhiệt độ lượng mưa về 3 trạm Hà Nội, Huế, Tp.HCM tháng 4 đến tháng 10.

+ Nhiệt độ cao nhất của 3 trạm: Tháng 8 ở Huế 29,40C. Tháng 7 ở HN 28,90C. Tháng 4 ở TP.HCM 28,90C.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát … , phân tích bảng số liệu và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:

* Nhóm 1, 5: Tìm hiểu về thời gian đặc điểm mùa gió Đông Bắc

* Nhóm 2, 6: Phân tích nhiệt độ lượng mưa và nhận xét về trạm Hà Nội, Huế, Tp.HCM tháng 11 đến tháng 4.

* Nhóm 3, 7: Tìm hiểu về thời gian và hoạt động mùa gió Tây Nam

* Nhóm 4, 8: Phân tích nhiệt độ lượng mưa và nhận xét về trạm Hà Nội, Huế, Tp.HCM tháng 4 đến tháng 10.

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại ( 10 phút)

a) Mục đích:

- Trình bày những thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với đời sống và sản xuất của người dân Việt Nam.

- Biết một số biện pháp phòng chống thiên tai do thời tiết, khí hậu gây ra.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

III. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại

- Thuận lợi: Cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp (Các sản phẩm nông nghiệp da đạng, ngoài trồng cây nhiệt đới còn có thể trồng được các loại cây cận nhiệt và ôn đới)

- Khó khăn: Thiên tai, hạn hán, lũ lụt, sương muối, giá rét ...

c) Sản phẩm: Hoàn thành câu hỏi.

* Thuận lợi

- Thích hợp để trồng các cây nhiệt đới có giá trị cao

- Sinh vật phát triển quanh năm

- tăng cường thâm canh, tăng vụ xen canh.

* Khó khăn

- Dịch bệnh, sâu bệnh nấm mốc ảnh hưởng năng suất cây trồng

- Nhiều thiên tai gây thiệt hại nặng về người và của.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giáo viên phát giấy A2 cho học sinh đã kẻ sẵn nội khung hình khăn trải bàn. Nhiệm vụ: Tìm những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại.

Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi nhóm tự viết vào các góc của mình ngồi những ý kiến cá nhân mình vào. Trong 2 phút hoàn thành ý kiến cá nhân. Sau 2 phút các nhóm có 90 giây để ghi lại ý kiến chung của nhóm.

Bước 3: Giáo viên cho học sinh đứng lên trình bày, khi nhóm này trình bày nhóm khác phải lắng nghe, bổ sung và phản biện nếu có.

Bước 4: Giáo viên nhận xét, chốt vấn đề.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án.

Câu 1: A ; Câu 2: B ; Câu 3: C ; Câu 4: A ; Câu 5: B

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời nhanh các câu hỏi sau:

Câu 1: Theo chế độ gió mùa, nước ta có hai mùa gió có hướng?

A. Đông Bắc và Tây Nam B. Bắc và Nam

C. Tây Bắc và Đông Nam D. Đông và Tây

Câu 2: Gió mùa mùa đông là sự hoạt động mạnh mẽ của gió có hướng

A. Tây Nam B. Đông Bắc

C. Tây Bắc D. Đông Nam

Câu 3: Ảnh hưởng của gió mùa mùa đông đối với khí hậu miền Bắc?

A. Nóng ẩm, mưa nhiều B. Nóng, khô, ít mưa

C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm D. Lạnh và khô

Câu 4: Gió mùa mùa hạ là sự hoạt động mạnh mẽ của gió có hướng

A. Tây Nam B. Đông Bắc C. Tây Bắc D. Đông Nam

Câu 5: Đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên và Nam Bộ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau?

A. Nóng ẩm, mưa nhiều B. Nóng, khô, ít mưa

C. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm D. Lạnh và khô

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta.

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục khó khăn do khí hậu gây nên cho sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày và giải thích được các đặc điểm chung của sông ngòi ở nước ta.

- Đánh giá được giá trị của sông ngòi ở nước ta.

- Phân tích được nguyên nhân sông ngòi nước ta bị ô nhiễm

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phát triển tư duy địa lí, phân tích bảng số liệu và giải thích được các mối quan hệ giữa sông ngòi với các yếu tố tự nhiên khác và hoạt động kinh tế của con người.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên Viêt Nam, bản đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam để trình bày các đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Đề xuất các giải pháp để bảo vệ sông ngòi ở địa phương.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế bền vững.

- Chăm chỉ: Phân tích được các đặc điểm chính của sông ngòi Việt Nam

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

Bản đồ Địa lí tự nhiên Viêt Nam

Bản đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam.

Một số tranh ảnh về sông ngòi Việt Nam

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS dựa vào kiến thức hiểu biết của mình kể tên các con sông ở Việt Nam

c) Sản phẩm:

HS kể được tên các con sông: Hồng, Đà, Tiền, Hậu, Ba, Mã, Cả,….

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV chia lớp ra làm 2 nhóm. Trong thời gian 1 phút, nhóm nào kể tên được nhiều con sông thì thắng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: GV tổng kết và hướng dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm chung của sông ngòi ( 20 phút)

a) Mục đích:

- Mô tả được các đặc điểm sông ngòi ở nước ta.

- Xác định được trên bản đồ, lược đồ các con sông lớn và hướng chảy chính.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ hệ thống các sông lớn ở Việt Nam để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

I. Đặc điểm chung

I. Đặc điểm chung

- Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.

+ Có tới 2360 con sông, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn.

+ Các sông lớn như sông Hồng, Mê Kông chỉ có phần trung lưu và hạ lưu chảy qua nước ta.

- Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung.

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.

+ Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh, lượng nước gấp hai đến ba lần mùa cạn và chiếm 70 – 80 % lượng nước cả năm.

- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn.

+ Bình quân 1m3 nước sông có chứa 223g cát bùn và các chất hòa tan khác.

+ Tổng lượng phù sa > 200 triệu tấn/năm.

c) Sản phẩm:

* Nhóm 1, 5:

- Đặc điểm mạng lưới sông ngòi Việt Nam: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố rộng khắp trên cả nước. Cĩ 2360 con sơng di trn 10km.

- Nước ta có nhiều sông suối, song phần lớn là sông nhỏ, ngắn và dốc: Lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm sát biển; Địa hình VN có nhiều đồi núi nhưng đồi núi lại lan ra sát biển nên dòng chảy của sông ngắn và dốc.

* Nhóm 2, 6:

- Sông ngòi Việt Nam chảy theo 2 hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung.

- Chảy theo hướng đó do hướng nghiêng của địa hình Việt Nam.

- Hướng tây bắc – đông nam: sông Hồng, sông Đà, sông Tiền, sông Hậu,… Hướng vòng cung: sông Kì Cùng, sông Cầu, sông Lục Nam,…

* Nhóm 3, 7:

- Sông ngòi Việt Nam có 2 mùa nước. Tương ứng với mùa khô và mùa mưa.

- Mùa lũ trên các lưu vực sông không trùng nhau:

+ Các sông ở Bắc Bộ có mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, tháng lũ cao nhất là tháng 8.

+ Các sông ở Trung Bộ có mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12, tháng lũ cao nhất là tháng 11.

+ Các sông ở Nam Bộ có mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11, tháng lũ cao nhất là tháng 10.

=> Mùa lũ trên các lưu vực sông không trùng nhau vì chê độ mưa trên mỗi lưu vực khác nhau.

* Nhóm 4, 8:

- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa rất lợn.

- Lượng phù sa tác động gì tới thiên nhiên và đời sống cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long: làm đồng bằng thêm màu mỡ, mở rộng diện tích châu thổ.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ , phân tích bảng số liệu và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:

* Nhóm 1, 5: Dựa vào bản đồ treo tường. Hãy nêu đặc điểm mạng lưới sông ngòi Việt Nam ? Tại sao nước ta có nhiều sông suối, song phần lớn là sông nhỏ, ngắn và dốc?

* Nhóm 2, 6: Dựa vào bản đồ treo tường, em hãy cho biết sông ngòi Việt Nam chảy theo những hướng nào ? Vì sao chảy theo hướng đó ?Sắp xếp các sông lớn theo hướng vừa kể?

* Nhóm 3, 7: Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình. Hãy cho biết Sông ngòi Việt Nam có mấy mùa nước ? Tương ứng với mùa nào của khí hậu ? Dựa vào bảng 33.1 SGK cho biết mùa lũ trên các sông có trùng nhau không? Tại sao?

* Nhóm 4, 8: Dựa vào bản đồ treo tường, tranh ảnh. Em hãy cho biết Sông ngòi nước ta có lượng phù sa như thế nào? Lượng phù sa như thế có những tác động gì tới thiên nhiên và đời sống cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long ?

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông ( 14 phút)

a) Mục đích:

- Nêu được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông.

- Năng lực sử dụng bản đồ, tư duy tổng hợp, tranh ảnh và giải thích được các mối quan hệ giữa sông ngòi với các yếu tố tự nhiên khác và hoạt kinh tế của con người

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

II. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông

a. Giá trị của sông ngòi

Sông ngòi nước ta có rất nhiều thuận lợi như: cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủy điện, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, giao thông vận tải, du lịch....

* Khó khăn: chế độ nước thất thường, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội,tàn phá mùa màng, cuốn trôi nhà cửa, gia súc, gây ngập úng diện rộng một số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long, lũ quét ở miên núi và đe dọa tính mạng con người

b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm

* Nguồn nước sông đang bị ô nhiễm, nhất là sông ở các thành phố, các khu công nghiệp, các khu tập trung đông dân cư

- Nguyên nhân: mất rừng, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt.

c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi nhóm

* Nhóm 1, 4: Sông ngòi nước ta có những giá trị kinh tế: Tưới nước, thủy lợi, thủy điện, giao thông vận tải, nuôi trồng thủy sản, bồi đắp phù sa, …

* Nhóm 2, 5: HS xác định các hồ nước Hòa Bình trên sông Đà, hồ Trị An trên sông Đồng Nai, Hồ Y-a-ly trên sông Krông Pơ Kô, hồ Thác Bà trên sông Chảy, hồ Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn.

* Nhóm 3, 6: Nguyên nhân làm ô nhiễm nước sông: Rác thải và các hóa chất độc hại từ các khu dân cư, các đô thị, các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải vào các dòng sông làm cho nhiều dòng sông bị ô nhiễm nặng nề

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát … , phân tích bảng số liệu và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:

* Nhóm 1, 4: Cho biết sông ngòi nước ta có những giá trị kinh tế nào ?

* Nhóm 2, 5: Tìm trên bản đồ và H33.1 các hồ nước Hòa Bình, Trị An, Y-a-ly, Thác Bà, Dầu Tiếng và cho biết chúng năm trên những dòng sông nào?

* Nhóm 3, 6: Nêu những nguyên nhân làm ô nhiễm nước sông ?

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: HS xác định vị trí các sông trên lược đồ.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và thực hiện câu hỏi sau:

Xác định trên lược đồ các hệ thống sông lớn sau: Sông Mã, sông Hồng, sông Đà, sông Gâm, Sông Cả, sông Gianh, sông Cầu, sông Tiền, sông Hậu, sông Thương, sông Lô.

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm lên xác định trên lược đồ. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về sông ngòi Việt Nam

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Quan sát con sông tại địa phương em đang sống, hãy nêu những nguồn lợi và các biện pháp để bảo vệ sự trong sạch của dòng sông.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được đặc điểm ba vùng sông ngòi: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.

- Giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, lược đồ Các hệ thống sông lớn ở Việt Nam để trình bày đặc điểm của các hệ thống sông lớn ở nước ta.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, lược đồ Các hệ thống sông lớn ở Việt Nam để trình bày đặc điểm của các hệ thống sông lớn ở nước ta

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Đánh giá hiện trạng khai thác các nguồn lợi sông ngòi và giải pháp phòng chống lũ lụt ở nước ta.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Yêu mến, tự hào, có ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế bền vững.

- Chăm chỉ: Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi khác nhau của 3 khu vực khác nhau.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

- Bản đồ Các hệ thống sông lớn ở Việt Nam.

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS dựa vào hình ảnh xác định tên các con sông và vị trí của nó.

c) Sản phẩm:

HS nêu được tên các con sông và vị trí phân bố: Sông Hồng ở miền Bắc; sông Thu Bồn ở miền Trung; sông Tiền ở miền Nam.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số tranh ảnh: Quan sát các hình dưới đây, em hãy cho biết con sông tên gì và ở đâu trên đất nước ta?

Sông Thu Bồn Sông Hồng Sông Tiền

Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Chín hệ thống sông lớn ở nước ta ( 10 phút)

a) Mục đích:

- Xác định được vị trí, tên gọi của chín hệ thống sông lớn ở nước ta.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

I. Chín hệ thống sông lớn ở nước ta

- Hệ thống sông Hồng

- Hệ thống sông Thái Bình

- Hệ thống sông Kì Cùng- Bằng Giang

- Hệ thống sông Mã

- Hệ thống sông Cả

- Hệ thống sông Thu Bồn

- Hệ thống sông Bà

- Hệ thống sông Đồng Nai

- Hệ thống sông Mê Công

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi

- Các khái niệm phụ lưu, chi lưu, lưu vực sông và hệ thống sông:

+ Phụ lưu là các sông đổ nước vào một con sông chính

+ Chi lưu là các sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

+ Lưu vực sông là diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.

+ Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông

- HS quan sát lược đồ các hệ thống sông lớn ở nước ta xác định vị trí và lưu vực của chính hệ thống sông:

+ Hệ thống sông Hồng

+ Hệ thống sông Thái Bình

+ Hệ thống sông Kì Cùng- Bằng Giang

+ Hệ thống sông Mã

+ Hệ thống sông Cả

+ Hệ thống sông Thu Bồn

+ Hệ thống sông Bà

+ Hệ thống sông Đồng Nai

+ Hệ thống sông Mê Công

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi:

- Nhắc lại các khái niệm phụ lưu, chi lưu, lưu vực sông và hệ thống sông.

- Quan sát lược đồ các hệ thống sông lớn ở nước ta xác định vị trí và lưu vực của chính hệ thống sông.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp và xác định trên lược đồ; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ ( 25 phút)

a) Mục đích:

- Xác định được vị trí, tên gọi của các hệ thống sông lớn của mỗi vùng.

- Trình bày được đặc điểm ba vùng sông ngòi.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

II. Đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

a. Sông ngòi Bắc Bộ

+ Chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài do có mưa theo mùa, các sông có dạng nan. quạt.

+ Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10.

+ Tiêu biểu cho hệ thống sông ngòi ở Bắc Bộ là hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.

b. Sông ngòi Trung Bộ

+ Thường ngắn và dốc, lũ muộn do mưa vào thu đông (từ tháng 9 đến tháng 12); lũ lên nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão, do địa hình hẹp ngang và dốc.

+ Tiêu biểu là hệ thống sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba (Đà Rằng)

c. Sông ngòi Nam Bộ

+ Lương nước lớn, chế độ nước khá điều hoà do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa hơn vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ…

+ Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.

+ Có 2 hệ thống sông lớn là hệ thống sông Mê Công và hệ thống sông Đồng Nai.

+ Sông Mê Công là hệ thống sông lớn nhất Đông Nam Á, chảy qua nhiều quốc gia. Sông Mê Công đã mang đến cho đất nước ta những nguồn lợi to lớn, sông cũng gây nên những khó khăn không nhỏ vào mùa lũ.

c) Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập.

Sông ngòi Bắc Bộ

Sông ngòi Trung Bộ

Sông ngòi Nam Bộ

Các hệ thống sông lớn

- Sông Hồng

- Sông Thái Bình

- Sông Kì Cùng - Bằng Giang

- Sông Mã

- Sông Cả

- Sông Thu Bồn

- Sông Đà Rằng.

- Sông Đồng Nai

- Sông Mê Công.

Đặc điểm

- Chế độ nước theo mùa, thất thường.

- Lũ tập trung nhanh và kéo dài tới 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10).

- Các sông có dạng nan quạt.

- Ngắn và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập.

- Lũ lên rất nhanh và đột ngột.

- Mùa lũ tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 (lũ vào thu đông).

+ Lượng nước lớn.

+ Chế độ nước khá điều hòa.

+ Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ , phân tích bảng số liệu và hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập:

* Nhóm 1, 4: sông ngòi Bắc Bộ

* Nhóm 2, 5: sông ngòi Trung Bộ

* Nhóm 3, 6: sông ngòi Nam Bộ

Phiếu học tập

Sông ngòi Bắc Bộ

Sông ngòi Trung Bộ

Sông ngòi Nam Bộ

Các hệ thống sông lớn

Đặc điểm

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

- Sông ngòi bắc bộ có dạng nan quạt là do địa hình các cánh cung

- Sông ngòi trung bộ ngắn và dốc là do địa hình chủ yếu là đồi núi và địa hình bề ngang hẹp. Cũng vì thế mà lũ thường lên nhanh và đột ngột

- Sông ở Nam bộ có chế độ nước điều hoà là do có lòng sông rộng và sâu.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án.

- Các thành phố Hà Nội bên sông Hồng, TP Hồ Chí Minh bên sông Sài Gòn, Đà Nẵng bên sông Hàn, Cần Thơ bên sông Hậu

- Nối các ô ở hệ thống sông lớn với các ô ở cột Tên sông chính cho đúng.

Hệ thống sông lớn

Đáp án

Tên sông chính

1. Hệ thống sông Hồng

1 - b

a. Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam

2. Hệ thống sông Cửu Long

2 - d

b. Sông Thao, sông Lô, sông Đà

3. Hệ thống sông Thái Bình

3 - a

c. Sông Bé, sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Sài Gòn, sông La Ngà

4. Hệ thống sông Đồng Nai

4 - c

d. Sông Tiền, sông Hậu

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS nghe câu hỏi và trả lời:

- Các thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ nằm trên bờ những dòng sông nào?

- Nối các ô ở hệ thống sông lớn với các ô ở cột Tên sông chính cho đúng.

Hệ thống sông lớn

Đáp án

Tên sông chính

1. Hệ thống sông Hồng

1 -

a. Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam

2. Hệ thống sông Cửu Long

2 -

b. Sông Thao, sông Lô, sông Đà

3. Hệ thống sông Thái Bình

3 -

c. Sông Bé, sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Sài Gòn, sông La Ngà

4. Hệ thống sông Đồng Nai

4 -

d. Sông Tiền, sông Hậu

Bước 2: HS có 1 phút suy nghĩ.

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về sông ngòi Việt Nam

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin và nêu ra 3 thuận lợi, 3 khó khăn, 3 biện pháp sống chung với lũ của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH VỀ KHÍ HẬU, THUỶ VĂN VIỆT NAM

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Củng cố kiến thức về khí hậu, thuỷ văn Việt Nam, qua hai lưu vực sông Bắc Bộ và Trung Bộ.

- Nắm vững mối quan hệ nhân quả giữa mùa mưa và mùa lũ trên các lưu vực sông

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Rèn luyện kỹ năng về vẽ biểu đồ, phân tích các số liệu khí hậu, thuỷ văn

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Hoàn thành bài tập thực hành.

- Nhân ái: Có tinh thần tương thân, tương ái, , chú ý đến thực hành trong lao động và học tập

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ sông ngòi Việt nam

- Biểu đồ khí hậu thuỷ văn Việt Nam

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết, sử dụng kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về mối quan hệ nhân quả giữa mùa mưa và mùa lũ trên các lưu vực sông

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS sắp xếp tên các con sông vào vị trí tương ứng.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành bảng thông tin

Khu vực

Sông ngòi bắc bộ

Sông ngòi trung bộ

Sông ngòi nam bộ

Tên con sông

Hồng, Đà, Mã, Kì Cùng – Bằng Giang, Thái Bình, Bưởi, Lô, Chảy

Thu Bồn, Đà Rằng, Cả, Gianh

Đồng Nai, Vàm Cỏ Đông, Cửu Long, Bé, Sài Gòn

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp tên một số con sông. Các em HS sẽ sắp xếp vào khu vực tương ứng?

Hồng, Gianh, Lô, Đà, Chảy, Thu Bồn, Đà Rằng, Đồng Nai, Vàm Cỏ Đông, Thái Bình, Kì Cùng – Bằng Giang, Mã, Cả, Bưởi, Cửu Long, Bé, Sài Gòn

Khu vực

Sông ngòi bắc bộ

Sông ngòi trung bộ

Sông ngòi nam bộ

Tên con sông

Bước 2: HS thảo luận nhóm đôi và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Vẽ biểu đồ chế độ mưa dòng chảy Sông Hồng (25 phút)

a) Mục đích:

- Nắm vững mối quan hệ nhân quả giữa mùa mưa và mùa lũ trên các lưu vực sông.

- Rèn luyện kỹ năng về vẽ biểu đồ, phân tích các số liệu khí hậu, thuỷ văn.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác bảng số liệu để vẽ biểu đồ

Nội dung chính: HS vẽ được biểu đồ

c) Sản phẩm:

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát bảng 35.1 SGK cho học sinh qua bảng số liệu vẽ biểu đồ, giáo viên hướng dẫn cho học sinh.

- Chọn tỷ lệ tương đối.

- Thống nhất thang chia cho lưu vực sông để từ đó so sánh được thuỷ văn.

- Vẽ kết hợp biểu đồ lưu lượng và lượng mưa, lương mưa vẽ bằng hình cột, lưu lượng vẽ bằng đường.

- Giáo viên cho HS vẽ biểu đồ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: HS trình bày kết quả

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và rút kinh nghiệm cho HS

2.2. Hoạt động 2: Tính lượng mưa trung bình và lưu lượng trung bình( 10 phút)

a) Mục đích:

- Rèn luyện kỹ năng tính toán, phân tích các số liệu khí hậu, thuỷ văn.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

Tính thời gian mùa mưa và mùa lũ ở từng lưu vực

1. Lưu vực sông Hồng

+ Tổng lượng mưa: 1839,2 mm => Lượng mưa TB: 1839,2 : 12 = 153,2 mm.

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.

+ Tổng lưu lượng dòng chảy: 43591

=> Lưu lượng dòng chảy TB 43591 : 12 = 3632,5

=> Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10

2. Lưu vực sông Gianh

+ Tổng lượng mưa: 2230,1 mm => Lượng mưa TB: 2230,1 : 12 = 185,8 mm.

+ Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 11.

+ Tổng lưu lượng dòng chảy: 740,4

=> Lưu lượng dòng chảy TB 740,4 : 12 = 61,7

=> Mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11

c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi trong nhóm.

* Nhóm 1, 4: Tính lưu lượng trung bình, lượng mưa trung bình

- Lưu lượng trung bình :

Sông Hồng : 3632 m3/S

Sông Gianh : 61,7 m3/S

- Lượng mưa TB

Sông Hồng : 153mm Sông Gianh : 186mm

* Nhóm 2, 5: Tính số tháng của mùa mưa và mùa lũ

- Sông Hồng :

+ Mùa mưa :Tháng 5 đến tháng 10

+ Mùa lũ : Tháng 6 tháng 10

+ Tháng mưa nhiều và đỉnh lũ là tháng 8.

- Sông Gianh

+ Mùa mưa : Tháng 8 đến tháng 10

+ Mùa lũ : Tháng 9 đến tháng 11

+ Mưa nhiều nhất và đỉnh lũ là tháng 10

* Nhóm 3, 6: Nhận xét về quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực sông

Mùa mưa :

- Sông Hồng : Từ tháng 6 đến tháng 10

- Sông Gianh : Tháng 9 đến tháng 10

* Lũ không Trùng mùa mưa

- Sông Hồng : Tháng 5 - Sông Gianh : Tháng 8

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với phân tích bảng số liệu và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:

* Nhóm 1, 4: Tính lưu lượng trung bình, lượng mưa trung bình

* Nhóm 2, 5: Tính số tháng của mùa mưa và mùa lũ

* Nhóm 3, 6: Nhận xét về quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực sông

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

Hoạt 3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án.

+ Thuận lợi: Bồi đắp phù sa, giao thông đường thuỷ thuận tiện, phục vụ tưới tiêu

+ Khó khăn: Ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân trong thời gian dài.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm. Quan sát và trả lời câu hỏi sau:

Lượng nước sông vào mùa lũ có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và xã hội người dân?

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về sông ngòi ở địa phương

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Ở địa phương em, tháng nào mưa nhiều nhất và tháng nào mưa ít nhất? Chế độ mưa ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt tại địa phương? Lấy ví dụ chứng minh.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của đất VN: Đa dạng, phức tạp. Các nhóm đất chính.

- Xác định được đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính ở nước ta. Nêu được một số vấn đề lớn trong sử dụng và cải tạo đất ở VN.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích lát cắt địa hình – thổ nhưỡng để nhận biết giá trị các loại đất.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ các loại đất chính ở nước ta trình bày sự phân bố của các nhóm đất.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Đánh giá được vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở nước ta hiện nay.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Đề xuất các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm đất ở địa phương.

- Chăm chỉ: Biết được các đặc điểm và sự phân bố các loại đất ở Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ đất Việt Nam

- Ảnh phẫu diện đất hoặc mẫu đất tại địa phương

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS quan sát tranh 2 mẫu đất và nêu hiểu biết của mình về mẫu đất đó

c) Sản phẩm:

HS trình bày được sự phân bố 2 loại đất chính: đất phù sa phân bố vùng đồng bằng, hạ lưu các sông. Đất feralit phân bố ở vùng núi.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp tranh về 2 loại đất: Quan sát các hình dưới đây, em hãy cho biết đây là đất gì? Phân bố ở khu vực nào?

Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của đất Việt Nam (22 phút)

a) Mục đích:

- Trình bày được đặc điểm chung của đất Việt Nam đa dạng, phức tạp.

- Nêu được đặc tính, sự phân bố và giá trị kinh tế của các nhóm đất chính.

- Xác định được các nhóm đất chính trên bản đồ.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

I. Đặc điểm chung của đất Việt Nam

a) Đất nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam

- Nước ta có nhiều loại đất khác nhau: Đất feralit, đất phù sa, đất mùn núi cao.

- Tầng phong hóa dày, giàu chất dinh dưỡng

- Nguyên nhân: Do nhiều nhân tố tạo thành: Đá mẹ, địa hình, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật và sự tác động của con người.

b) Nước ta có 3 nhóm đất chính:

+ Đất mùn núi cao: Tỉ lệ diện tích: 11%. Phân bố: vùng núi cao. Đặc tính: màu nâu đen, tơi xốp, giàu mùn.

+ Đất feralit đồi núi thấp: Tỉ lệ 65%. Phân bố vùng đồi núi thấp. Đặc tính: chua, nghèo mùn, nhiều sét, dễ rửa trôi, kết von, màu đỏ vàng. Giá trị: trồng cây công nghiệp.

+ Đất phù sa: Tỉ lệ 24%. Phân bố: vùng đồng bằng. Đặc tính: tơi xốp, giữ nước tốt, màu nâu. Giá trị: trồng cây lương thực, ăn quả…

c) Sản phẩm:

* Đất nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam

- HS xác định các loại đất trên bản đồ. Đất Việt Nam đa dạng và phong phú.

- Đất ở VN đa dạng do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật và sự tác động của con người.

* Nước ta có 3 nhóm đất chính

Nhóm đất

Đất Feralit

Đất mùn

Đất bồi tụ phù sa

Nơi phân bố

Vùng đồi núi thấp

Trên núi cao

Vùng đồng bằng, ven biển

Tỉ lệ diện tích

65%

11%

24%

Đặc tính chung và giá trị sử dụng.

-Chua, nghèo chất dinh dưỡng, nhiều sét.

- Đất có màu đỏ vàng do chứa nhiều hợp chất sắt, nhôm,thường tích tụ kết vón thành đá ong => Đất xấu ít có giá trị đối với trồng trọt.

- Đất hình thành trên đá Badan, đá vôi có màu đỏ sẫm hoặc đỏ vàng, có độ phì cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.

- Hình thành dưới rừng cận nhiệt đới hoặc ôn đới.

- Có giá trị lớn đối với việc trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn

- Chiếm diện tích rộng lớn, phì nhiêu: Tơi, xốp, ít chua, giàu mùn…

- Chia thành nhiều loại, phân bố ở nhiều nơi: Đất trong đê, đất ngoài đê, đất phù sa ngọt, đất mặn, đất chua phèn…

- Nhìn chung rất thích hợp trồng lúa, hoa màu và cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày…

d) Cách thực hiện:

* Đất nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi:

- Xác định các loại đất trên bản đồ? Nhận xét về đất Việt Nam?

- Vì sao đất ở VN lại đa dạng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

* Nước ta có 3 nhóm đất chính

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:

* Nhóm 1, 4: Nhóm đất feralit

* Nhóm 2, 5: Nhóm đất mùn núi cao

* Nhóm 3, 6: Nhóm đất bồi tụ phù sa sông

Nhóm đất

Đất Feralit

Đất mùn

Đất bồi tụ phù sa

Nơi phân bố

Vùng đồi núi thấp

Trên núi cao

Vùng đồng bằng, ven biển

Tỉ lệ diện tích

65%

11%

24%

Đặc tính chung và giá trị sử dụng.

-Chua, nghèo chất dinh dưỡng, nhiều sét.

- Đất có màu đỏ vàng do chứa nhiều hợp chất sắt, nhôm,thường tích tụ kết vón thành đá ong => Đất xấu ít có giá trị đối với trồng trọt.

- Đất hình thành trên đá Badan, đá vôi có màu đỏ sẫm hoặc đỏ vàng, có độ phì cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.

- Hình thành dưới rừng cận nhiệt đới hoặc ôn đới.

- Có giá trị lớn đối với việc trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn

- Chiếm diện tích rộng lớn, phì nhiêu: Tơi, xốp, ít chua, giàu mùn…

- Chia thành nhiều loại, phân bố ở nhiều nơi: Đất trong đê, đất ngoài đê, đất phù sa ngọt, đất mặn, đất chua phèn…

- Nhìn chung rất thích hợp trồng lúa, hoa màu và cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày…

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vấn đề sử dụng và cải tạo đất (15 phút)

a) Mục đích:

- Nêu được thực trạng và nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sử dụng đất ở Việt Nam hiện nay.

- Trình bày được một số biện pháp cải tạo và sử dụng đất hợp lí.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

II. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam:

a.Vai trò: Đất là tài nguyên hết sức quý giá.

b. Thực trạng

+ Nhiều vùng đất được cải tạo và được sử dụng có hiệu quả.

+ Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều chưa hợp lí, tài nguyên đất bị giảm sút : 50% diện tích đất tự nhiên cần cải tạo,đất trống, đồi trọc bị xói mòn tới >10 triệu ha

c. Biện pháp bảo vệ:

+ Sử dụng đất hợp lí, có hiệu quả, có biện pháp bảo về đất: chống xói mòn,rửa trôi,bạc màu vùng đồi núi; cải tạo chua mặn, phèn ở vùng đồng bằng ven biển

c) Sản phẩm: HS hoàn thành các câu hỏi

- Đất không phải là tài nguyên vô tận. Vì nếu chúng ta sử dụng không hợp lí sẽ dẫn đến thoái hoá đất, đất bị sạt lỡ, mất chất dinh dưỡng không canh tác được,…

- Thực trạng việc sử dụng đất ở địa phương chúng ta hiện nay còn chưa hợp lí, diện tích đất bị giảm sút, đất tự nhiên có vấn đề cần phải cải tạo, đất trống đồi trọc còn rất nhiều,…

- Để bảo vệ tài nguyên đất cần có các giải pháp:

* Đối với vùng đồi núi:

+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng.

+ Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp.

+ Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư.

* Đối với vùng đồng bằng:

+ Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

+ Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác hợp lí, chống bạc màu, gây nhiễm mặn, nhiễm phèn.

+ Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.

- Hãy giải thích câu tục ngữ, ca dao sau::

"Tấc đất, tấc vàng" có ý nghĩa: Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt.

"Ai ơi! Chớ bỏ ruộng hoang. Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu!" có ý nghĩa: khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi:

- Đất có phải là tài nguyên vô tận không? Tại sao?

- Thực trạng việc sử dụng đất ở địa phương chúng ta hiện nay như thế nào?

- Chúng ta đã làm những gì để bảo vệ tài nguyên đất?

- Hãy giải thích câu tục ngữ, ca dao sau::

"Tấc đất, tấc vàng".

"Ai ơi! Chớ bỏ ruộng hoang. Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu!"

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án tuỳ theo tình hình của địa phương

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời câu hỏi sau:

Qua tìm hiểu thực tế, ở địa phương em có những loại đất nào? Giá trị sử dụng của loại đất đó? Vấn đề sử dụng đất của địa phương hiện nay như thế nào?

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về đất ở Việt Nam

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm một số câu ca dao, tục ngữ nói về đất, giá trị sử dụng của đất.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.

- Trình bày được những nét cơ bản về sự đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên Việt Nam.

- Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích tranh ảnh, bảng số liệu để chứng minh sự phong phú, đa dạng của sinh vật Việt Nam.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ thực vật và động vật để nhận xét, phân tích sự phân bố của của các loài động thực vật.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Đánh giá tình hình suy thoái tài nguyên sinh vật tại địa phương và đề xuất giải pháp.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Lên án các hành vi phá hoại môi trường rừng và săn bắt động vật hoang dã.

- Chăm chỉ: Tìm hiểu sự phân bố của sinh vật VN.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ sinh vật VN.

- Tranh ảnh địa lí về các kiểu sinh thái rừng VN

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS quan sát video và nêu lên nội dung của video

c) Sản phẩm:

HS nêu được sự đa dạng sinh học của Việt Nam được thể hiện qua số lượng động vật và thực vật.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp video: Quan sát video, em hãy cho biết sinh vật VN như thế nào?

https://www.youtube.com/watch?v=ys_Oikk-fjM

Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam (5 phút)

a) Mục đích:

- Trình bày được đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

I. Đặc điểm chung

- Sinh vật VN rất phong phú và đa dạng:

+ Đa dạng về thành phần loài.

+ Đa dạng về gien di truyền.

+ Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.

+ Đa dạng về công dụng sinh học.

c) Sản phẩm:HS hoàn thành các câu hỏi

- Sinh vật ở nước ta rất đa dạng và phong phú.

- Sự phong phú, đa dạng của sinh vật được thể hiện qua các yếu tố:

+ Đa dạng về thành phần loài.

+ Đa dạng về gien di truyền.

+ Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.

+ Đa dạng về công dụng sinh học.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi:

- Nhận xét về đặc điểm chung của sinh vật ở nước ta?

- Sự phong phú, đa dạng của sinh vật được thể hiện qua các yếu tố nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự giàu có về thành phần loài sinh vật (5 phút)

a) Mục đích:

- Chứng minh được sự giàu có về thành phần loài sinh vật.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

II. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật

- Có tới 14600 loài thực vật, trong dó có 350 loài thực vật quý hiếm

- Có tới 11200 loài và phân loài động vật, trong dó có 365 loài động vật quý hiếm được ghi vào " Sách đỏ"

c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi

- Sự giàu có về thành phần loài sinh vật của VN: có tới 14600 loài thực vật và 11200 loài động vật.

- Những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật VN: Môi trường sống thuận lợi: nhiệt độ cao, ánh sáng đầy đủ,… Là nơi tụ hợp của nhiều luồng di cư sinh vật từ Malaixia, Trung Quốc, Ấn Độ,…

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi:

- Sự giàu có về thành phần loài sinh vật của VN thể hiện như thế nào?

- Dựa vào vốn hiểu biết hãy nêu những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật VN? Cho VD?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu sự đa dạng về hệ sinh thái ( 25 phút)

a) Mục đích:

- Kể tên được các hệ sinh thái ở nước ta và nơi phân bố của chúng.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

III. Sự đa dạng về hệ sinh thái

a) Rừng ngập mặn

- Rộng hàng trăm nghìn ha

- Phân bố: Vùng cửa sông và ven biển, ven hải đảo.

- Chủ yếu là tập đoàn cây đước, sú, vẹt.. cùng với hàng trăm loài tôm, cua, cá… và chim, thú.

b) Rừng nhiệt đới gió mùa

- Có nhiều biến thể:

+ Rừng kín thường xanh: Cúc Phương, Ba Bể…

+ Rừng thưa rụng lá (rừng khộp): Tây Nguyên

+ Rừng tre, nứa: Việt Bắc

+ Rừng ôn đới núi cao: H Liên Sơn

c) Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn rừng quốc gia

- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh: Ngày càng thu hẹp. Là nơi bảo vệ, phục hồi và phát triển những tài nguyên sinh học tự nhiên của nước ta.

- Hệ sinh thái rừng thứ sinh, trảng cỏ, cây bụi: Đang ngày càng mở rộng.

d) Hệ sinh thái nông nghiệp

- Do con người tạo ra: Hệ sinh thái Nông - Lâm nghiệp như ruộng, vườn, ao, chuồng, hồ thủy sản hoặc rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp…

c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi nhóm

* Nhóm 1, 4:

- Tên và sự phân bố các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta: Rừng ngập mặn ở vùng đất triều bãi cửa sông ven biển; Vùng đồi núi có hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa.

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở nước ta lại có nhiều biến thể do nước ta có nhiều dạng địa hình khác nhau với các kiểu khí hậu khác nhau.

* Nhóm 2, 5:

- Tên các vườn rừng Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên trên lãnh thổ nước ta: Ba Bể, Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Cát Bà, Bạch Mã, Tràm Chim, Nam Cát Tiên,…

- Các hệ sinh thái đó có giá trị bảo tồn sự đa dạng của sinh vật Việt Nam.

* Nhóm 3, 6:

- Các cây trồng, vật nuôi ở địa phương: lúa,cam, bưởi, quýt, chôm chôm,… chăn nuôi trâu, gà, lợn, vịt,…

- Các hệ sinh thái nông nghiệp ở địa phương em có giá trị: đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm cho địa phương.

- Rừng trồng và rừng tự nhiên khác nhau:

+ Rừng trồng: cây thuần chủng, không có nhiều tầng, tán, ít động vật

+ Rừng tự nhiên: Nhiều tầng cay, cao lớn, vững chải, động vật trong rừng đa dạng phong phú, có nhiều loài quý hiếm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:

* Nhóm 1, 4: Nêu tên và sự phân bố các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta? Tại sao hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở nước ta lại có nhiều biến thể?

* Nhóm 2, 5: Hãy kể tên các vườn rừng Quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên trên lãnh thổ nước ta mà em biết? Các hệ sinh thái đó có giá trị như thế nào?

* Nhóm 3, 6: Hãy kể tên các cây trồng, vật nuôi ở địa phương em? Các hệ sinh thái nông nghiệp ở địa phương em có giá trị gì? Rừng trồng và rừng tự nhiên có gì khác nhau?

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án dựa vào kiến thức bài học.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và hoàn thành sơ đồ tư duy sau:

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về sinh vật Việt Nam

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Tìm hiểu về sinh vật ở địa phương.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Trong các hệ sinh thái nông nghiệp, rừng ngập mặn, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng nhiệt đới gió mùa ở địa phương em sống có hệ sinh thái nào? Hãy kể tên các vật nuôi và cây trồng điển hình của hệ sinh thái đó ở địa phương em.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được giá trị của tài nguyên sinh vật nước ta.

- Phân tích được nguyên nhân của sự suy giảm của tài nguyên sinh vật nước ta.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích tranh ảnh của sinh vật Việt Nam.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ thực vật và động vật để nhận xét, phân tích sự phân bố của của các loài động thực vật ở nước ta hiện nay.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Hiểu được thực tế về số lượng cũng như chất lượng nguồn tài nguyên sinh vật nước ta hiện nay.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Đề xuất các giải pháp bảo vệ, gìn giữ nguồn tài nguyên sinh vật nước ta.

- Chăm chỉ: Tìm hiểu giá trị của tài nguyên và các giải pháp bảo vệ tài nguyên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ sinh vật VN

- Tranh ảnh về một số loài động thực vật quý hiếm ở nước ta.

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS quan sát 1 số ảnh về động vật quý hiếm ở Việt Nam

c) Sản phẩm:

HS quan sát ảnh và đoán tên các loại động vật: bò tót, sao la, hổ, vooc mũi hếch

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số tranh ảnh: Quan sát các hình dưới đây, em hãy cho biết tên của các loài động vật này?

Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị của tài nguyên sinh vật (10 phút)

a) Mục đích:

Đánh giá được giá trị của tài nguyên sinh vật nước ta.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

I. Giá trị của tài nguyên sinh vật

- Có giá trị to lớn về nhiều mặt đối với kinh tế - xã hội.

+ Thực vật: Bảng 38.1 sgk/133.

+ Động vật: Giá trị kinh tế - xã hội cũng rất lớn: Cung cấp thực phẩm, dược liệu quý.

* Cung cấp lâm sản cho công nghiệp chế biến, dược liệu; là Tài nguyên du lịch tự nhiên hấp hẫn…Tài nguyên sinh vật có khả năng phục hồi.

c) Sản phẩm:HS hoàn thành các câu hỏi

- Giá trị của tài nguyên thực vật đối với kinh tế - xã hội: gỗ, tinh dầu, nhựa, cây thuốc, cây thực phẩm, nguyên liệu thủ công nghiệp, cây cảnh và hoa.

- Giá trị của tài nguyên động vật đối với kinh tế - xã hội: cung cấp thực phẩm, làm thuốc, làm đẹp cho con người.

- Một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và biển:

+ Một số sản phẩm lấy từ động vật rừng như: Mật ong, nọc rắn, nhung hươu, phấn hoa,….

+ Một số sản phẩm lấy từ động vật biển như: Tôm, cua, ốc, cá, mực,…

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp phân tích bảng thông tin và trả lời các câu hỏi:

- Cho biết những giá trị của tài nguyên thực vật đối với kinh tế - xã hội?

- Cho biết những giá trị của tài nguyên động vật đối với kinh tế - xã hội? Nêu một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và biển mà em biết?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bảo vệ tài nguyên rừng và tài nguyên động vật (25 phút)

a) Mục đích:

- Đánh giá được hiện trạng và nguyên nhân của sự suy giảm của tài nguyên rừng và tài nguyên động vật nước ta.

- Đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, tài nguyên động vật.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và thực tế để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

II. Bảo vệ tài nguyên rừng

a) Thực trạng

- Diện tích rừng nguyên sinh ngày càng giảm, tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, chất lượng rừng ngày càng giảm sút.

- Tỉ lệ che phủ rừng hiện nay rất thấp: Còn khoảng từ 33% -> 35% diện tích đất tự nhiên.

b) Biện pháp bảo vệ

- Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ tài nguyên rừng.

- Phấn đấu tăng diện tích rừng trồng đến năm 2020 trồng mới hàng triệu ha rừng.

III. Bảo vệ tài nguyên động vật

a) Thực trạng

- Con ngườiđã hủy diệt nhiều loài động vật hoang dã, làm mất đi nhiều nguồn gien động vật quý hiếm.

- Nguồn lợi thủy sản cũng giảm sút đáng lo ngại.

b) Biện pháp bảo vệ

- Có 365 loài động vật được đưa vào sách đỏ của VN cần được bảo vệ.

- Thực hiện tốt chính sách pháp lệnh bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên động thực vật quý hiếm.

c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi nhóm.

* Nhóm 1, 3, 5:

- Thực trạng tài nguyên thực vật rừng ở nước ta hiện nay: đang bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng và chất lượng.

- Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên thực vật rừng ở nước ta: do khai thác trái phép, khai thác quá mức, cháy rừng, quản lí còn lỏng lẻo,…

- Biện pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên: tăng cường công tác bảo vệ rừng, nâng cao ý thức người dân, xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm,…

* Nhóm 2, 4, 6:

- Thực trạng tài nguyên động vật rừng ở nước ta hiện nay đang bị cạn kiệt, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng,…

- Nguyên nhân làm tài nguyên động vật ở nước ta ngày càng cạn kiệt: do săn bắn trái phép các loài động vật quý hiếm

- Biện pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên: Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, thực hiện tốt các chính sách nhà nước qui định,…

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với kiến thức thực tế và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:

* Nhóm 1, 3, 5:

- Cho biết thực trạng tài nguyên thực vật rừng ở nước ta hiện nay như thế nào?

- Những nguyên nhân nào đã làm suy giảm tài nguyên thực vật rừng ở nước ta?

- Chúng ta đã có những biện pháp gì để bảo vệ nguồn tài nguyên này?

* Nhóm 2, 4, 6:

- Cho biết thực trạng tài nguyên động vật rừng ở nước ta hiện nay như thế nào?

- Những nguyên nhân nào đã làm tài nguyên động vật ở nước ta ngày càng cạn kiệt đặc biệt một số động vật quý hiếm có nguy cơ diệt vong?

- Chúng ta đã có những biện pháp gì để bảo vệ nguồn tài nguyên này?

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án.

Chứng minh tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt:

+ Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống: Cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu, sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, phục vụ nghiên cứu khoa học….

+ Bảo vệ môi trường sinh thái: Nguồn lợi sinh vật đa dạng, phong phú, có khả năng phục hồi và phát triển, làm cho đất nước ta mãi mãi xanh tươi và phát triển bền vững. Hạn chế các thiên tai: lũ, lụt, hạn hán, gió bão …, cải thiện khí hậu….

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời các câu hỏi sau:

Chứng minh tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt:

+ Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống?

+ Bảo vệ môi trường sinh thái?

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về sinh vật Việt Nam

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Để thực hiện dự án mở rộng giao thông tại các đô thị, các nhà đầu tư đã đề xuất phương án chặt bỏ các cây xanh ven đường. Theo em việc chặc bỏ cây xanh có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu và không gian đô thị?

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: THỰC HÀNH

ĐỌC LÁT CẮT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TỔNG HỢP

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- So sánh và giải thích được đặc điểm địa hình và khí hậu của khu vực Tây Bắc

- Đánh giá thế mạnh kinh tế đặc biệt của khu vực

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích lát cắt thấy được cấu trúc đứng, cấu trúc ngang của một lát cắt tự nhiên tổng hợp.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên: Địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thực vật…

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Hiểu được sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên (đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng,…) theo một tuyến cắt cụ thể dọc dãy Hoàng Liên Sơn từ Lào Cai - Thanh Hóa.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Hoàn thành bài thực hành.

- Chăm chỉ: Biết đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ địa lí tự nhiên VN

- Lát cắt tổng hợp sgk.

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS nghe bài hát và thực hiện nhiệm vụ

c) Sản phẩm:

HS nghe bài bát và nêu được các nét đẹp được nhắc đến trong bài hát: Fanxipan hùng vỹ, Fanxipan tỏa sáng, Em gái H.mông đợi khèn bên suối, Đêm SaPa,…

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp cho HS nghe 1 đoạn nhạc của bài “ Phan Xi Păng – Tình yêu”: Sau khi nghe xong các em hãy nêu những nét đẹp được nhắc đến trong bài hát.

https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/phan-xi-pang-tinh-yeu-va.KIOdyS1LU5vR.html

Bước 2: HS nghe bài hát và trả lời

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Xác định tuyến cắt A-B trên lược đồ ( 5 phút)

a) Mục đích:

- Rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ, bản đồ, tính toán

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác hình 40.1 để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

* Xác định tuyến cắt A-B trên lược đồ:

- Tuyến cắt chạy theo hướng: TB -> ĐN

- Đi qua những khu vực địa hình: Khu núi cao Hoàng Liên Sơn -> Khu cao nguyên Mộc Châu -> Khu đồng bằng Thanh Hóa.

- Độ dài của tuyến cắt:Tỉ lệ

1: 2000000

17,4 cm . 20 = 348 km

c) Sản phẩm:

+ Tuyến cắt A – B chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

+ Lát cắt chạy qua 3 khu vực địa hình: Khu núi cao Hoàng Liên Sơn, khu cao nguyên Mộc Châu, khu đồng bằng Thanh Hóa.

+ Độ dài của tuyến cắt A – B = 17,4 cm x 20km = 348km.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát hình 40.1 và trả lời các câu hỏi:

+ Hướng của lát cắt?

+ Các khu vực địa hình đi qua?

+ Độ dài thực tế của lát cắt theo tỉ lệ ngang?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Đọc lát cắt theo thành phần tự nhiên (15 phút)

a) Mục đích:

Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, lược đồ.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát hình 40.1 để hoàn thành phiếu học tập.

  • Nội dung chính:

* Đọc lát cắt theo từng thành phần tự nhiên:

- Có những loại đá, loại đất, nơi phân bố

- Những kiểu rừng và sự phát triển trong những điều kiện tự nhiên khác nhau.

+ Khu núi cao Hoàng Liên Sơn: đất mùn núi cao; đá mácma xâm nhập, đá mácma phun trào.

+ Khu cao nguyên Mộc Châu: đất feralit trên đá vôi; đá trầm tích đá vôi.

+ Khu đồng bằng Thanh Hóa: đất phù sa trẻ; đá trầm tích phù sa.

- Có 3 kiểu rừng:

+ Rừng ôn đới: phát triển trong điều kiện khí hậu lạnh quanh năm.

+ Rừng cận nhiệt: phát triển trong điều kiện khí hậu cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp.

+ Khí hậu cận nhiệt vùng núi, lượng mưa vàRừng nhiệt đới: phát triển trong điều kiện kh nhiệt độ thấp.

+ Hệ sinh thái nông – lâm nghiệp: phát triển trong điều kiện nhiệt độ, lượng mưa cao.

c) Sản phẩm: Hoàn thành các phiếu học tập

Khu vực

Núi cao Hoàng Liên Sơn

Khu CN Mộc Châu

Khu ĐB Thanh Hóa

Địa chất (đá mẹ)

Mắc ma xâm nhập, mắc ma phún xuất

Trầm tích đá vôi

Trầm tích phù sa

Địa hình

Núi cao trên dưới 3000m

Đồi núi thấp cao TB <1000m

Thấp, bằng phẳng, dộ cao TB <50m

Khí hậu

Ôn đới

Cận nhiệt, nhiệt đới.

Nhiệt đới

Đất

Mùn núi cao

Feralit trên núi đá vôi

Phù sa trẻ

Kiểu rừng

Ôn đới

Cận nhiệt -> nhiệt đới.

Ngập mặn ven biển

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sáthình 40.1 và hoàn thành phiếu học tập:

* Nhóm 1, 4: Khu núi cao Hoàng Liên Sơn

* Nhóm 2, 5: Khu CN Mộc Châu

* Nhóm 3, 6: Khu ĐB Thanh Hóa

Phiếu học tập

Khu vực

Núi cao Hoàng Liên Sơn

Khu CN Mộc Châu

Khu ĐB Thanh Hóa

Địa chất (đá mẹ)

Địa hình

Khí hậu

Đất

Kiểu rừng

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.3. Hoạt động 3: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa (15 phút)

a) Mục đích:

Phân tích bảng nhiệt độ và lượng mưa để nhận xét sự khác biệt về khí hậu của các địa điểm

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và phân tích bảng 40.1 để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

* Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa => Rút ra nhận xét:

- Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của 3 trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu, Thanh Hóa => Rút ra nhận xét sự khác nhau về khí hậu ở 3 trạm.

* Sự khác biệt khí hậu:

- Khu núi cao Hoàng Liên Sơn:

+ Nhiệt độ tb năm: 12,80C.

+ Lượng mưa trong năm: 3553mm. Mùa mưa kéo dài 7 tháng; mùa khô kéo dài 5 tháng.

=> Khí hậu ôn đới gió mùa núi cao.

- Khu cao nguyên Mộc Châu:

+ Nhiệt độ tb năm: 18,50C.

+ Lượng mưa trong năm: 1560mm. Mùa mưa và mùa khô bằng nhau ( 6 tháng)

=> Khí hậu cận nhiệt gió mùa núi cao.

- Khu đồng bằng Thanh Hóa:

+ Nhiệt độ tb năm: 23,60C.

+ Lượng mưa trong năm: 1746mm. Mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

=> Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

c) Sản phẩm: Hoàn thành phiêu học tập

Khu vực

Núi cao Hoàng Liên Sơn

CN Mộc Châu

ĐB Thanh Hóa

Nhiệt độ TB năm

- Thấp nhất

- Cao nhất

12,80C

Tháng 1: 7,1

Tháng 6,7,8: 16,4

18,50C

Tháng 1: 11,8

Tháng 7: 23,1

23,60C

Tháng 1: 17,40C

Tháng 6,7: 28,9

Lượng Mưa TB

- Thấp nhất

- Cao nhất

3553mm

Tháng 1: 64

Tháng 7: 680

1560mm

Tháng 12: 12

Tháng 8: 331

1746mm

Tháng 1: 25mm

Tháng 9: 396

Kết luận chung về khí hậu 3 trạm.

T0 thấp lạnh và mưa nhiều quanh năm.

Mùa đông lạnh, ít mưa. Mùa hạ nóng, mưa nhiều.

T0 TB cao. Mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng. Mưa nhiều cuối hạ sang thu.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với phân tích bảng 40.1 và hoàn thành phiếu học tập:

* Nhóm 1, 4: Khu núi cao Hoàng Liên Sơn

* Nhóm 2, 5: Khu CN Mộc Châu

* Nhóm 3, 6: Khu ĐB Thanh Hóa

Phiếu học tập

Khu vực

Núi cao Hoàng Liên Sơn

CN Mộc Châu

ĐB Thanh Hóa

Nhiệt độ TB năm

- Thấp nhất

- Cao nhất

Lượng Mưa TB

- Thấp nhất

- Cao nhất

Kết luận chung về khí hậu 3 trạm.

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án.

* Tổng hợp điều kiện địa lí tự nhiên của từng khu vực:

- Khu núi cao Hoàng Liên Sơn:

+ Địa hình: núi trung bình và núi cao trên 2.000 – 3.000m.

+ Khí hậu: lạnh quanh năm, mưa nhiều.

+ Đất: mùn núi cao.

+ Đá: mácma xâm nhập và phun trào.

+ Rừng: ôn đới trên núi.

- Khu cao nguyên Mộc Châu:

+ Địa hình: núi thấp <1000m.

+ Khí hậu: cận nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp.

+ Đất: feralit nâu đỏ trên núi đá vôi.

+ Đá: vôi là chủ yếu

+ Rừng: cận nhiệt và nhiệt đới.

- Khu đồng bằng Thanh Hóa:

+ Địa hình: thấp, bằng phẳng, được bồi tụ phù sa.

+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa

+ Đất: phù sa

+ Rừng: Hệ sinh thái nông nghiệp.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm và thực hiện câu hỏi sau:

Tổng hợp điều kiện địa lí tự nhiên của từng khu vực: ( Địa hình, khí hậu, đất, đá, thực vật)

- Khu núi cao Hoàng Liên Sơn

- Khu cao nguyên Mộc Châu

- Khu đồng bằng Thanh Hóa

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu về địa phương em đang sống dựa vào các thông tin trong phiếu học tập dưới đây

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm: ….

1/ Địa phương em thuộc khu vực địa hình nào?

………………………………………………………………………………………

2/ Ở địa phương em trong một năm có mấy mùa?

………………………………………………………………………………………

3/ Loại cây nào được trồng phổ biến ở địa phương em?

………………………………………………………………………………………

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

Đánh giá được ý nghĩa vị trí và phạm vi lãnh thổ đặc biệt của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

- Trình bày được đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích các đặc điểm nổi bật về tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Dựa vào lược đồ tự nhiên xác định sự phân bố các dạng địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích được những khó khăn và hạn chế của vùng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa thế mạnh vùng.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Bày tỏ quan điểm nhất trí trong định hướng phát triển vùng.

- Chăm chỉ: Phân tích các đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

- Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những vùng thường xuyên gặp nhiều khó khăn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Lược đồ tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS quan sát video và nêu lên các địa danh du lịch nổi tiếng ở miền Bắc

c) Sản phẩm:

HS nêu được các địa danh trong video

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp video: HS theo dõi và ghi nhận lại những địa điểm du lịch nổi tiếng của miền.

https://www.youtube.com/watch?v=ikdrcAYWzhs

Bước 2: HS quan sát video và trả lời.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí và phạm vi lãnh thổ ( 7 phút)

a) Mục đích:

- Xác định được vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền

- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế - xã hội và hình thành đặc điểm tự nhiên của miền.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:

- Bao gồm: Khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

- Nằm tiếp liền với ngoại chí tuyến Bắc và á nhiệt đới Hoa Nam (Trung Quốc) nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa cực đới

c) Sản phẩm: HS hoàn thành bảng thông tin

+ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ gồm có 2 bộ phận là: Khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.

+ Vị trí địa lí: Nằm tiếp liền với ngoại chí tuyến Bắc và á nhiệt đới Hoa Nam (Trung Quốc)

- Ranh giới tiếp giáp:

+ Phía Bắc giáp Trung Quốc.

+ Phía Tây Nam giáp Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

+ Phía Đông Nam giáp biển Đông

- Kể tên các tỉnh của miền có đường biên giới chung với Trung Quốc: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và hoàn thành bảng thông tin:

+ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ gồm có 2 bộ phận là: …………………………………

+ Vị trí địa lí: ................................................................................................................

- Ranh giới tiếp giáp:

+ Phía Bắc giáp:.................... .......................................................................................

+ Phía Tây Nam giáp: ...................................................................................................

+ Phía Đông Nam giáp: ................................................................................................

- Kể tên các tỉnh của miền có đường biên giới chung với Trung Quốc

......................................................................................................................................

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và TNTN của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ( 28 phút)

a) Mục đích:

- Trình bày được đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

- Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế và đời sống.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

II. Đặc điểm tự nhiên

1/ Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước

- Nét nổi bật:

a- Mùa đông lạnh giá, mưa phùn, gió bấc, lượng mưa nhỏ.

- Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn

->Thuận lợi sinh vật ưa lạnh cận nhiệt đới phát triển

b- Mùa hạ nóng ẩm, nưa nhiều.

2/ Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung núi mở rộng về phía Bắc và quy tụ ở Tam Đảo.

- Địa hình đồi núi thấp nhưng cũng khá đa dạng, đặc biệt là dạng địa hình Catxtơ độc đáo và 4 cánh cung lớn.

- Có các cánh đồng nhỏ nằm giữa núi:

3/ Tài nguyên tự nhiên phong phú, đa dạng và nhiều cảnh đẹp nổi tiếng

- Giàu khoáng sản nhất so với cả nước: than, fe. thiếc, apatit,..

- Nhiều cảnh đẹp nổi tiếng thu hút khách du lịch như vịnh Hạ Long , hồ Ba Bể, …

c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi nhóm

* Nhóm 1, 5:

1/ Tính chất nhiệt đới biểu hiện ở nước ta: nhiệt độ cao > 21 0C, nóng quanh năm.

2) Vì sao tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ: Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.

+ Mùa đông ảnh hưởng của loại gió đông bắc làm cho thời tiết lạnh khô.

+ Mùa hạ ảnh hưởng của loại gió Tây Nam làm cho thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.

3) Thuận lợi sinh vật ưa lạnh cận nhiệt đới phát triển. Khó khăn: rét đậm, rét hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân

* Nhóm 2, 6:

1) Nêu đặc điểm địa hình của miền: Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung mở rộng về phía bắc và quy tụ về Tam Đảo

2) HS xác định trên bản đồ các sơn nguyên đá vôi Hà Giang, Cao Bằng. Bốn dãy núi cánh cung lớn: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Đồng bằng sông Hồng. Vùng quần đảo Vịnh Hạ Long.

3) Quan sát H41.2 hãy cho biết:

+ Núi có chủ yếu là núi thấp. Chạy theo hướng vòng cung

+ Hướng nghiêng chung của địa hình: cao ở Tây Bắc, thấp ở Đông Nam.

* Nhóm 3, 7:

- Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng nhân dân ta đã đắp đê chống lũ lụt. Việc làm đó đã làm biến đổi địa hình: Tạo ra các dạng địa hình nhân tạo,các ô trũng thấp không được phù sa bồi đắp thường xuyên nằm sâu trong đê.

* Nhóm 4, 8:

- Miền có những nguồn tài nguyên: Khoáng sản và du lịch

- Miền có những trở ngại khó khăn về mặt tự nhiên: địa hình núi, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh

- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường giúp kinh tế bền vững: Bảo vệ rừng, chóng xói mòn đất đai, khai thác và phát triển kinh tế phải luôn gắn chặt với bảo vệ môi trường.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ tự nhiên và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:

* Nhóm 1, 5:

1/ Tính chất nhiệt đới biểu hiện ở nước ta như thế nào?

2) Vì sao tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ?

+ Mùa đông ảnh hưởng của loại gió gì? cho thời tiết như thế nào?

+ Mùa hạ ảnh hưởng của loại gió gì? cho thời tiết ra sao?

3) Tính chất đó có thuận lợi - khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế?

* Nhóm 2, 6:

1) Nêu đặc điểm địa hình của miền?

2) Xác định chỉ ra trên bản đồ các sơn nguyên đá vôi Hà Giang, Cao Bằng. Bốn dãy núi cánh cung lớn. Đồng bằng sông Hồng. Vùng quần đảo Vịnh Hạ Long.

3) Quan sát H41.2 hãy cho biết:

+ Núi có đặc điểm như thế nào? Chạy theo hướng chính nào?

+ Nhận xét về hướng nghiêng chung của địa hình

* Nhóm 3, 7:

- Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng nhân dân ta đã làm gì? Việc làm đó đã làm biến đổi địa hình như thế nào?

* Nhóm 4, 8:

- Cho biết miền có những nguồn tài nguyên nào ?

- Miền có những trở ngại khó khăn gì về mặt tự nhiên ?Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường giúp kinh tế bền vững?

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án dựa vào hiểu biết của mình.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời nhanh các câu hỏi sau:

Điền tên các loại khoáng sản và các danh lam thắng cảnh ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

Khoáng sản

Danh lam thắng cảnh

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Hãy sưu tầm tư liệu và viết về một cảnh đẹp nào đó thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ mà e đã đến hoặc dự định sẽ đến trong tương lai.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. GV giới thiệu các địa điểm HS có thể tìm hiểu.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Đánh giá được ý nghĩa vị trí và phạm vi lãnh thổ đặc biệt của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Trình bày được đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích các đặc điểm nổi bật về tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Dựa vào lược đồ tự nhiên xác định sự phân bố các dạng địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích được những khó khăn và hạn chế của vùng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa thế mạnh vùng.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Bày tỏ quan điểm nhất trí trong định hướng phát triển vùng.

- Chăm chỉ: Phân tích các đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những vùng thường xuyên gặp nhiều khó khăn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Lược đồ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS quan sát video và nêu lên các địa danh du lịch nổi tiếng ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

c) Sản phẩm:

HS nêu được các địa danh trong video

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp video: HS theo dõi và ghi nhận lại những địa điểm du lịch nổi tiếng của miền.

https://www.youtube.com/watch?v=cdDdqtEa1l4

Bước 2: HS quan sát video và trả lời.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí và phạm vi lãnh thổ ( 7 phút)

a) Mục đích:

- Xác định được vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền

- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế - xã hội và hình thành đặc điểm tự nhiên của miền.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

I. Vị trí, phạm vi lãnh thổ

- Nằm ở hữu ngạn sông Hồng từ Lai Châu -> dãy Bạch Mã(Thừa Thiên Huế).

c) Sản phẩm:

+ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có vị trí địa lí: hữu ngạn sông Hồng từ Lai Châu -> dãy Bạch Mã

- Ranh giới tiếp giáp:

+ Phía Đông Bắc giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

+ Phía Đông giáp Biển Đông

+ Phía Tây giáp: Lào

+ Phía Bắc giáp: Trung Quốc

+ Phía Nam giáp: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Kể tên các tỉnh của miền có đường biên giới chung với Trung Quốc: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên

- Kể tên các tỉnh của miền có đường biên giới chung với Lào: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và hoàn thành bảng thông tin:

+ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có vị trí địa lí: ......................................................

- Ranh giới tiếp giáp:

+ Phía Đông Bắc giáp:.................... .......................................................................................

+ Phía Đông giáp: ................................................................................................

+ Phía Tây giáp: ................................................................................................

+ Phía Bắc giáp: ...................................................................................................

+ Phía Nam giáp: ...................................................................................................

- Kể tên các tỉnh của miền có đường biên giới chung với Trung Quốc

......................................................................................................................................

- Kể tên các tỉnh của miền có đường biên giới chung với Lào

......................................................................................................................................

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và TNTN của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ( 28 phút)

a) Mục đích:

- Trình bày được đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế và đời sống.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

II. Các điều kiện tự nhiên

1) Địa hình cao nhất Việt Nam

- Là miền núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu.

+ Các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, so le nhau, xen giữa là các CN đá vôi đồ sộ.

+ Dãy Hoàng Liên Sơn: Là dãy núi cao và đồ sộ nhất VN, đỉnh Phan-xi-phăng cao nhất 3414m.

+ Duyên hải Bắc Trung Bộ các dãy núi lan sát biển, xen với đb chân núi và các cồn cát trắng => Tạo các cảnh quan đẹp và đa dạng.

- Sông ngòi ngắn, dốc, lắm thác ghềnh.

- Khí hậu - sinh vật: Phân hóa theo độ cao.Có đủ các vành đai từ nhiệt đới chân núi -> ôn đới trên núi cao.

2) Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình:

- Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm.

+ Miền núi thường chỉ kéo dài trong 3 tháng (tháng 12,1,2).

+ Nhiệt độ cũng thường cao hơn so những nơi có cùng độ cao ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ từ 2 – 3 độ C.

- Mùa hạ có gió Tây Nam khi vượt qua dãy Trường Sơn bị biến tính trở nên khô nóng (gió Lào)

=> Mùa mưa có xu hướng chậm dần từ Tây Bắc , Bắc Trung Bộ.

3) Tài nguyên tự nhiên phong phú, đa dạng được điều tra khai thác

- Tài nguyên phong phú đa dạng, đặc biệt là tiềm năng thủy điện

- Các tài nguyên của miền khai thác còn chậm.

4) Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

- Khôi phục phát triển rừng là khâu then chốt.

- Tích cực bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

- Sẵn sàng chủ động phòng chống thiên tai .

c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi nhóm.

* Nhóm 1, 5:

1) Chứng minh đây là miền địa hình cao nhất VN: Nhiều núi cao, thung lũng sông, cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên 3000m

2) HS xác định các CN lớn, các dãy núi cao trên lược đồ. Các dãy núi chủ yếu theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.

3) Đặc điểm địa hình như vậy ảnh hưởng gì tới khí hậu, thực vật: làm cho khí hậu và thực vật phân hoá theo độ cao.

* Nhóm 2, 6:

1) Đặc điểm cơ bản của khí hậu: Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm, nhiệt độ cao hơn MB và ĐBBB ( ở cùng vĩ độ và độ cao). Mùa hè có gió Tây khô nóng. Mùa mưa chậm dần từ bắc vào nam. Thường xuyên có bão và lũ lụt.

2) Tại sao mùa đông trong miền lại ngắn hơn và ấm hơn so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Do ảnh hưởng của bức chắn địa hình Dãy Hoàng Liên Sơn, ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tới vùng.

* Nhóm 3, 7:

- Miền TB và BTB có tài nguyên phong phú đa dạng, đặc biệt là tiềm năng thủy điện

- So sánh vấn đề khai thác tài nguyên của miền còn chậm hơn so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ do địa hình núi cao hiểm trở.

* Nhóm 4, 8:

- Những thiên tai thường xảy ra ở miền TB và BTB: thường xuyên xảy ra: sương muối, giá rét, lũ bùn, lũ quét.

- Để phát triển kinh tế bền vững miền TB và BTB phải: Khôi phục phát triển rừng, tích cực bảo vệ hệ sinh thái ven biển, sẵn sàng chủ động phòng chống thiên tai

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ tự nhiên và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:

* Nhóm 1, 5:

1) Chứng minh đây là miền địa hình cao nhất VN?

2) Xác định các CN lớn, các dãy núi cao và hướng của chúng?

3) Đặc điểm đia hình như vậy ảnh hưởng gì tới khí hậu, thực vật?

* Nhóm 2, 6:

1) Nêu đặc điểm cơ bản của khí hậu?

2) Tại sao mùa đông trong miền lại ngắn hơn và ấm hơn so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

* Nhóm 3, 7:

- Miền TB và BTB có tài nguyên gì? Thuận lợi phát triển ngành kinh tế nào?

- So sánh vấn đề khai thác tài nguyên của miền với miền Bắc và ĐBBB?

* Nhóm 4, 8:

- Những thiên tai thường xảy ra ở miền TB và BTB như thế nào?

- Để phát triển kinh tế bền vững miền TB và BTB phải làm gì để bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai?

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án dựa trên kiến thức đã học.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và hoàn thành sơ đồ học tập sau.

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Sưu tầm hình ảnh và viết 1 đoạn thông tin phân tích tác động tiêu cực của thiên tai và các hiện tượng cực đoan đến sinh hoạt và sản xuất của người dân ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Đánh giá được ý nghĩa vị trí và phạm vi lãnh thổ đặc biệt của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Trình bày được đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích các đặc điểm nổi bật về tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Dựa vào lược đồ tự nhiên xác định sự phân bố các dạng địa hình của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích được những khó khăn và hạn chế của vùng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa thế mạnh vùng.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Bày tỏ quan điểm nhất trí trong định hướng phát triển vùng.

- Chăm chỉ: Phân tích các đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những vùng thường xuyên gặp nhiều khó khăn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Lược đồ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS quan sát 2 hình ảnh và cho biết sự khác biệt

c) Sản phẩm:

HS nêu được sự khác biệt trong khi đón tết ở 2 miền. Do khí hậu của 2 miền khác nhau nên thực vật khác nhau

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số tranh ảnh: Quan sát các hình dưới đây, em hãy cho biết sự khác biệt?

Bước 2: HS quan sát tranh và trả lời bằng hiểu biết thực tế của mình.

Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án

Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, phạm vi lãnh thổ của vùng (7 phút)

a) Mục đích:

- Xác định và mô tả được vị trí, phạm vi lãnh thổ của vùng.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ:

- Gồm toàn bộ phần phía Nam từ Đà Nẵng đến Cà Mau.

- Gồm Tây nguyên, duyên hải nam trung bộ và ĐB Nam bộ

c) Sản phẩm: HS hoàn thành bảng thông tin

+ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vị trí địa lí: từ phía Nam dãy Bạch Mã đến Cà Mau.

- Ranh giới tiếp giáp:

+ Phía Bắc giáp miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

+ Phía Tây giáp: Lào và Cam-pu-chia

+ Phía Đông giáp: Biển Đông

+ Phía Nam giáp: Biển Đông

- Diện tích miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chiếm 1/2 so với cả nước

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và hoàn thành bảng thông tin:

+ Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có vị trí địa lí: ......................................................

- Ranh giới tiếp giáp:

+ Phía Bắc giáp:.................... .......................................................................................

+ Phía Tây giáp: ................................................................................................

+ Phía Đông giáp: ................................................................................................

+ Phía Nam giáp: ...................................................................................................

- Diện tích miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chiếm …… so với cả nước

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và TNTN của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ ( 28 phút)

a) Mục đích:

- Trình bày được đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

- Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế và đời sống.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

  • Nội dung chính:

II. Các điều kiện tự nhiên

1) Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc

a) Từ dãy Bạch Mã (160B) trở vào:

- Nhiệt độ trung bình năm cao: >250C. Biên độ nhiệt giảm rõ rệt, dao động 3 -> 70C.

b) Chế độ mưa không đồng nhất:

- Khu vực duyên hải NT Bộ có mùa khô kéo dài, nhiều nơi bị hạn gay gắt, mùa mưa đến muộn và tập trung trong thời gian ngắn (tháng 10,11)

- Khu vực Nam Bộ và Tây nguyên: Mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng 5-> 10 chiếm 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng.

2) Trường Sơn nam hùng vĩ và đồng bằng nam bộ rộng lớn

a) Trường Sơn nam:

- Hình thành trên một miền bằng cổ được Tân Kiến Tạo nâng lên mạnh mẽ.

- Là khu vực núi cao và cao nguyên rộng lớn, hùng vĩ.

- Cảnh quan nhiệt đới trở nên đa dạng, nhưng có phần mát mẻ, lạnh giá của khí hậu miền núi và cao nguyên.

b) Đồng bằng Nam Bộ

- Hình thành và phát triển trên một miền sụt võng lớn được phù sa của các sông bồi đắp

- Là vùng đồng bằng rộng lớn, chiếm >1/2 diện tích đất phù sa của cả nước.

3) Tài nguyên phong phúvà tập trung, dễ khai thác:

a) Khí hậu -Đất đai:

-K/h: Có mùa khô gay gắt nhưng nhìn chung khí hậu-đất đai thuận lợi cho sx nông - lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn.

b) Tài nguyên rừng:

- Phong phú, nhiều kiểu loại sinh thái. Rừng phân bố rộng rãi từ miền núi Trường Sơn, Tây Nguyên tới các đồng bằng ven biển.

- Diện tích rừng chiếm gần 60% diện tích rừng cả nước: Có nhiều sinh vật quý hiếm.

c) Tài nguyên biển:

- Đa dạng và có giá trị lớn.

- Bờ biển NTBộ có nhiều vịnh nước sâu, kín để xây dựng các hải cảng

- Thềm lục địa phía nam có nhiều dầu khí

- Trên vùng biển còn có nhiều đảo yến giàu có, những đảo san hô, những ngư trường lớn: Hoàng Sa - Trường Sa, Ninh Thuận - Bình Thuận,…

c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi nhóm.

* Nhóm 1, 4:

1) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc:

- Miền có khí hậu nóng quanh năm.

- Nhiệt độ trung bình năm 250 – 270C

- Mùa khô kéo dài 6 tháng dễ gây ra hạn hán và cháy rừng.

- Có gió tín phong đông bắc khô nóng và gió mùa tây nam nóng ẩm thổi thường xuyên.

2) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt biến động và không có mùa đông lạnh như hai miền phía Bắc do bức chắn địa hình là dãy Bạch Mã và miền Nam ở gần xích đạo hơn.

3) Mùa khô miền Nam có diễn ra gay gắt hơn so với hai miền ở phía Bắc do:

+ Nằm ở vĩ độ thấp => Nhận được lượng nhiệt và ánh sáng Mặt Trời lớn hơn các vùng phía Bắc

+ Gió mùa đông bắc bị dãy Bạch Mã chặn lại nên nhiệt độ không bị giảm mạnh => Biên độ nhiệt nhỏ.

* Nhóm 2, 5:

- Trong miền có những dạng địa hình: cao nguyên và đồng bằng

+ HS xác định những đỉnh núi cao trên 2000 m trên lược đồ.

+ HS xác định các cao nguyên badan trên lược đồ.

* Nhóm 3, 6:

1) Miền NTB và Nam Bộ có những tài nguyên: Các tài nguyên có quy mô lớn, chiếm tỉ trọng cao so với cả nước:

+ Khí hậu - đất đai: diện tích đất phù sa đất đỏ badan thuận lợi sản xuất nông -lâm nghiệp

+ Rừng phong phú nhiều kiểu sinh thái ( chiếm 60%) cả nước)

+ Biển : có tiềm năng lớn về du lịch , dầu khí, cảng biển…

2) Để phát triển bền vững, khi khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên chúng ta phải vừa phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ tự nhiên và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:

* Nhóm 1, 4:

1) Tại sao nói rằng Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc?

2) Vì sao miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt biến động và không có mùa đông lạnh như hai miền phía Bắc ?

3) Vì sao mùa khô miền Nam có diễn ra gay gắt hơn so với hai miền ở phía Bắc ?

* Nhóm 2, 5:

- Trong miền có những dạng địa hình nào?

+ Tìm những đỉnh núi cao trên 2000 m?

+ Các cao nguyên badan?

* Nhóm 3, 6:

1) Miền NTB và Nam Bộ có những tài nguyên gì? Giá trị kinh tế như thế nào?

2) Để phát triển bền vững, khi khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên chúng ta phải làm gì?

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án theo thực tế của mình.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm, xem video và trả lời câu hỏi sau:

https://www.youtube.com/watch?v=pJwhwegDlOA

Em có suy nghĩ gì khi xem video trên

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin và viết 1 bài thuyết trình về các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. GV giới thiệu các địa điểm HS có thể tìm hiểu.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.