Trắc nghiệm sử 12 bài 14 có đáp án: phong trào cách mạng 1930-1935

Trắc nghiệm sử 12 bài 14 có đáp án: phong trào cách mạng 1930-1935

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Trắc nghiệm sử 12 bài 14 có đáp án: phong trào cách mạng 1930-1935

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ 12 BÀI 14:

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1935

Câu 1:  Điền thêm từ còn thiếu trong lời nhận định của Quốc tế cộng sản về phong trào Xô-viết Nghệ - Tĩnh : "Phong trào cách mạng bồng bột trong cả xử Đông Dương đã góp phần tăng thêm ảnh hưởng ... trong cái xứ ... nhất là các nước phương Đông".

A. Quốc tế Cộng sản, thuộc địa. B. Quốc tế Cộng sản, Đông Dương.

C. Cộng sản, thuộc địa. D. Cộng sản, Đông Dương.

Câu 2:  Nội đung nào đưới đây gắn liền với Hội nghị thành lập Đảng (3 - 2 - 1930)?

A. Thông qua Luận Cương chính trị của Đảng.

B. Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vấn tắt, Điều lệ Đảng vắn tắt và chỉ định Ban chấp hành Trung ương lâm thời.

C. Bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời.

D. Quyết định lấy tên Đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 3:  Tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là gì?

A. Độc lập dân tộc và tự do.

B. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

C. Độc lập dân tộc và dân chủ.

D. Độc lập dân tộc và mọi người sống sung sướng tự do.

Câu 4:  Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền ở Việt Nam là gì?

A. Đánh đổ phong kiến địa chủ giành ruộng đất cho dân cày.

B. Đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc.

C. Đánh để thế lực phong kiến, đánh đổ cách bóc lột theo lối tư bản, thực hành cách mạng thổ địa triệt để và đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp làm cho nhân dân hoàn toàn độc lập.

D. Đánh đổ giai cấp tư sản và địa chủ phong kiến.

Câu 5: Qua thực tế lãnh đạo phong trào cách mạng 1930-1931, Đảng ta đã trưởng thành nhanh chóng. Do đó, tháng 4/1931 Đảng ta được quốc tế cộng sản công nhận

A. Là một chi bộ của Quốc tế Cộng sản.

B. Là một Đảng trong sạch vững mạnh.

C. Là một Đảng đủ khả năng lãnh đạo cách mạng.

D. Là một Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.

Câu 6:  Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930- 1931?

A. Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 làm cho đời sống nhân dân cơ cực

B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công, nông đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.

D. Địa chủ phong kiến tay sai của thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam.

Câu 7:  Trong thời kì cách mạng 1930 - 1931, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bị giam trong nhà tù nào?

A. Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội). B. Nhà tù Hương Cảng (Trung Quốc).

C. Nhà tù Côn Sơn. D. Nhà tù Côn Đảo.

Câu 8: Trong thời kì đấu tranh để phục hồi lực lượng cách mạng, tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) các chi bộ đã ra những tờ báo nào để bồi dưỡng lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin cho đảng viên.

A. “Ý kiến chung”, “Đuốc đưa đường”. B. “Đuốc đưa đường”, “Con đường chính nghĩa”.

C. “Tiếng dân”, “Nhành lúa”. D. Tất cả các tờ báo trên.

Câu 9:  Thực dân Pháp đã có những thay đổi gì về chính sách chính trị sau khi dập tắt phong trào cách mạng 1930 - 1931 ?

A. Thủ tiêu Hội đồng Quản hạt Bắc Kì.

B. Mở rộng Viện Dân biểu Nam Kì cho người Việt.

C. Mở rộng cơ quan lập pháp cấp Kì cho người Việt tham gia.

D. Mở rộng chính quyền cấp tỉnh cho người Việt tham gia.

Câu 10:  Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào thời gian nào?

A. Tháng 3 - 1930. B. Tháng 5 - 1930. C. Tháng 10 - 1930. D. Tháng 12 - 1930.

Câu 11:  Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương chính trị tháng 10 - 1930

A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác - Lênin lãnh đạo.

C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.

D. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công - nông. Đồng thời “phải biết liên lạc với tiêu tư sản, trí thức, trung nông... để kéo họ đi vào phe vô sản giai câp”.

Câu 12:  Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, trang 25, có viết: “Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ bọn đế quốc, bọn phong kiến và giai cấp tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập...” Đó là một trong những nội dung của văn kiện nào?

A. Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 của Đảng do đồng chí Trần Phú soạn thảo,

B. Lời kêu gọi Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng (tháng 2 - 1930).

C. Cương lĩnh chính trị của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

D. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

Câu 13:  Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thể giới (1929 - 1933) ở các nước tư bản lại ánh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam? `

A. Vì Việt Nam phụ thuộc Pháp.

B. Vì kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng kinh tế Pháp.

C. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Pháp.

D. Vì Việt Nam là thị trường của tư bản Pháp.

Câu 14: Lần đầu tiên truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản đã xuất hiện trên các đường phố Hà Nội và những địa phương khác trong phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Việt Nam là vào thời gian nào?

A. Tháng 2 - 1930. B. Tháng 2, 3, 4 - 1930.

C. 1 – 5 - 1930. D. 12 – 9 - 1930.

Câu 15:  Đối tượng của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) là

A. phong kiến, đế quốc.

B. đế quốc, tư sản phản cách mạng.

C. thực dân Pháp và tư sản mại bản.

D. đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng.

Câu 16:  Tổ chức nào dưới đây không tham gia Hội nghị thành lập Đảng?

A. Đông Dương cộng sản đảng. B. An Nam cộng sản đảng.

C. Đông Dương cộng sản liên đoàn. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Câu 17:  Điều gì đã chứng tỏ rằng: Từ tháng 9 - 1930 trở đi phong trào mạng 1930 - 1931 dần dần đạt tới đỉnh cao?

A. Phong trào diễn ra khắp cả nước.

B. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh.

C. Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết triệt để.

D. Đã thực hiện liên minh công - nông vững chắc.

Câu 18: Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, đó là

A. Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để tiến lên chủ nghĩa cộng sản.

B. Thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để.

C. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn để quốc.

D. Đánh đồ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc.

Câu 19:  Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (ngày 3 - 2 - 1930) thể hiện như thế nào?

A. Thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên để Hội nghị thông qua.

C. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.

D. Câu A và B đúng.

Câu 20:  Hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày” được thể hiện rõ nét nhất trong thời kì cách mạng nào?

A. 1930 - 1931. B. 1932 - 1955. C. 1936 - 1939. D. 1939 - 1945.

Câu 21:  Qua thực tế lãnh đạo phong trào cách mạng 1930-1931, Đảng ta đã trưởng thành nhanh chóng. Do đó, tháng 4/1931 Đảng ta được quốc tế cộng sản công nhận:

A. Là một chi bộ của quốc tế cộng sản

B. Là một Đảng trong sạch vững mạnh

C. Là một Đảng đủ khả năng lãnh đạo cách mạng

D. Là một Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam

Câu 22:  Từ tháng 5 đến tháng 8 - 1930, trung tâm của phong trào cách mạng chủ yếu diễn ra ở đâu?

A. Ở miền Trung. B. Ở miền Bắc. C. Ở miền Nam. D. Trong cả nước

Câu 23:  Trước khí thế đấu tranh của quân chúng công nông, bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến tay sai ở nhiều địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh bị tan rã, Các tổ chức Đảng ở địa phương đã kịp thời lãnh đạo nhân dân thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lí đời sống của mình đó là kết quả của phong trào đấu tranh nào?

A. Phong trào cách mạng 1930 - 1931.

B. Biểu tình ngày 1 - 5 - 1930 trên toàn quốc.

C. Biểu tình ngày 12 - 9 - 1930 của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).

D. Đấu tranh vũ trang của nông dân, công nhân... vào tháng 9 và tháng 10 - 1930.

Câu 24:  Tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi, tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nội dung của:

A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo

B. Điều lệ của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc dự thảo.

C. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

D. Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 do Trần Phú khởi thảo.

Câu 25:  Các số liệu sau đây; số liệu nào đúng nhất:

A. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 50 cuộc đấu tranh của nông dân, 20 cuộc đấu tranh của nông dân, 8 cuộc đâu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị. B. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 30 cuộc đấu tranh của nông dân, 40 cuộc đấu thanh của công nhân, 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.

C. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 16 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị. D. Riêng trong tháng 5 - 1030, cả nước có 16 cuộc đấu tranh của nông dân, 34 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.

Câu 26: Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là gì?

A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công - nông.

B. Thành lập được đội quân chính trị của đông đảo quân chúng.

C. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh.

D. Quân chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 27:  Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đã tác động đến tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam ra sao?

A. Pháp trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng vào tất cả các nước thuộc địa.

B. Đời sống nhân dân thuộc địa càng cơ cực, đói khổ.

C. Kinh tế suy thoái, khủng hoảng, phụ thuộc vào kinh tế Pháp.

D. Kinh tế chịu đựng hậu quả nặng nề, đời sống nhân dân khổ cực.

Câu 28:  Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?

A. Là sự kết hợp tất yếu của quá trình đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam.

B. Mở ra một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

C. Chấm dứt thời kì khủng hoảng đường lỗi của cách mạng Việt Nam.

D. Là bước chuẩn bị đầu tiên cho thăng lợi của cách mạng Việt Nam.

Câu 29: Từ tháng 2 đến tháng 4 - 1930, phong trào nổ ra mạnh nhất ở đâu?

A. Ở Trung Kì. B. Ở Bắc Kì. C. Ở Nam Kì. D. Trong cả nước.

Câu 30:  Những điểm hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10 - 1930?

A. Chưa vạch rõ được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa.

B. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản.

C. Không thấy được khả năng phân hóa và lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Cả ba ý đều đúng.

Câu 31:  Điền thêm từ còn thiếu trong lời nhận định của đồng chí Lê Duẩn: "Không có những trận chiến đấu giai cấp rung trời chuyển đất những năm 1930 - 1931, trong đó công nông đã vung ra nghị lực phi thường của mình thì không thể có cao trào.... "

A. Những năm 1932 - 1935. B. Những năm 1936 - 1939.

C. Những năm. 1939 - 1945. D. Kháng Nhật cứu nước.

Câu 32:  Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được triệu tập (3 - 2 - 1930) tại Hương Cảng vì nhiều lí do. Lí do nào sau đây là đúng:

A. Chấm dứt sự chia rẽ giữa các tổ chức cộng sản.

B. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc đó.

C. Yêu cầu của Quốc tế Cộng sản.

D. Để thay thế vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

Câu 33:  Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp giữa các yếu tố nào?

A. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.

B. Chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh.

C. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

D. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào tư sản yêu nước.

Câu 34:  Lực lượng cách mạng để đánh đỗ đế quốc và phong kiến được nêu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đo đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là lực lượng nào?

A. Công nhân và nông dân.

B. Công nhân, nông dân và các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nông.

C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản và địa chủ phong kiến.

D. Công nhân, nông dân, tư sản.

Câu 35:  Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 -1933) đã ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế Việt Nam trên lĩnh vực nào?

A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Xuất khẩu. D. Thủ công nghiệp

Câu 36:   Đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam, đó là ý nghĩa sự kiện lịch sử nào?

A. Thành lập Đông Dương cộng sản đảng. B. Thành lập An Nam cộng sản đảng.

C. Thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn. D. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 37:  Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng của mình. Đó là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Tính chất đó được thể hiện ở những điểm cơ bản nào?

A. Thực hiện các quyền tự do dân chủ.

B. Chia ruộng đất cho dân nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lí.

C. Xóa bỏ các tập tục lạc hậu, xây dựng đời sống mới.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 38:  Các sự kiện sau đây, sự kiện nào đúng?

A. Tháng 2 - 1930, 3000 công nhân đồn điền Phú Riềng bãi công.

B. Ngày 1 - 5 - 1930, 3000 công nhân huyện Thanh Chương nổi đậy phá đồn điền Trí Viễn.

C. Ngày 12 - 9 - 1930, hơn 2 vạn nông dân thuộc các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn (Nghệ An) nổi dậy biểu tình.

D. Tất cả các sự kiện trên đều đúng.

Câu 39:  Đảng Cộng sản ra đời do tác động của nhiều yếu tố, yếu tố nào sau đây không đúng?

A. Sự phát triển của phong trào yêu nước Việt Nam.

B. Sự thất bại của Việt Nam Quốc dân đảng.

C. Sự phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.

D. Sự phát triển tự giác trong phong trào công nhân Việt Nam.

Câu 40:  Hội nghị thành lập Đảng ngày 3 - 2 - 1930 đã thông qua:

A. Chính cương vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

B. Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc dự thảo.

C. Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo.

D. Chính cương, Sách lược và Điều lệ vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.

Câu 41:  Chính quyền cách mạng ở Nghệ - Tĩnh được gọi là chính quyền Xô viết vì:

A. Chính quyền đầu tiên của công nông.

B. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.

C. Hình thức của chính quyền theo kiểu Xô viết (Nga).

D. Hình thức chính quyền theo kiểu nhà nước mới.

Câu 42:  Công nhân không có việc làm, nông dân tiếp tục bị bần cùng hóa, các tầng lớp tiểu tư sản thành thị bị điêu đứng, các nghề thủ công bị phá sản nặng nề. Đó là đặc điểm của tình hình xã hội Việt Nam trong thời kì:

A. 1929 - 1930. B. 1930 – 1931 C. 1931 – 1932 D. 1932 - 1933.

Câu 43:  Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đẳng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khới thảo và Luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú soạn thảo?

A. Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam là Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.

C. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đề quốc trước, đánh phong kiến sau.

D. Câu A và B đúng.

Câu 44:  Đại hội lần thứ nhất của Đảng diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?

A. Tháng 3 - 1935 ở Ma Cao - Trung Quốc. B. Tháng 3 - 1935 ở Hương Cảng - Trung Quốc.

C. Tháng 3 - 1935 ở Xiêm - Thái Lan. D. Tháng 3 - 1935 ở Cao Bằng - Việt Nam.

Câu 45: Cuộc biểu tình trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Nghệ - Tĩnh có gần 2 vạn nồng dân tham gia diễn ra ở đâu?

A. Anh Sơn. B. Hưng Nguyên. C. Thanh Chương. D. Can Lộc.

Câu 46:  Lần đầu tiên công nhân, nông dân và quân chúng lao động Đông Dương tỏ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu đương lực lượng của mình.

A. Kéo lá cờ trên chiến hạm Hắc Hải phản đối chính phủ Pháp tấn công nhà máy nước xuyên Việt (1919).

B. Kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 - 5 - 1930,

C. Phản đối thực dân Pháp bắt lính người Việt sang tham chiến ở Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

D. Cả 3 ý trên đúng.

Câu 47:  Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931?

A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công nhân và nông dân đứng lên chống đề quốc và phong kiến.

D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân.

Câu 48:  Đại Hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ I đã bầu ai làm Tổng bí thư ?

A. Trần Phú. B. Lê Hồng Phong. C. Hà Huy Tập. D. Nguyễn Ái Quốc.

Câu 49:  Lần đầu tiên nhân dân lao động Việt Nam kỉ niệm ngày Quốc tế lao động vào thời gian nào?

A. 1 - 5 – 1929 B. 1 – 5 - 1930. C. 1 – 5 - 1931. D. 1 – 5 - 1933.

Câu 50: Nguyên nhân nào làm cho phong trào ở Nghệ - Tĩnh lên cao?

A. Vì Nghệ - Tĩnh đã lập được chính quyền xô viết.

B. Vì Nghệ - Tĩnh có tổ chức cộng sản và cơ sở đảng khá mạnh.

C. Vì nhân dân ở đây có lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.

D. Vì cơ sở công nghiệp Vinh – Bến Thủy ở Nghệ - Tĩnh là trung tâm kỹ nghệ lớn nhất ở Việt Nam.

Câu 51:  Hệ thống tổ chức của Đảng đã được phục hồi từ Trung ương đến địa phương khi nào ?

A. Tháng 2/1933. B. Tháng 4/1934. C. Tháng 3/1935. D. Tháng 7/1935.

Câu 52:  Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp Hội nghị toàn thể lần thứ nhất vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Ngày 2 - 3 - 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc).

B. Tháng 10 - 1930, tại Hương Cảng (Trung Quốc).

C. Tháng 3 - 1935, tại Ma Cao (Trung Quốc).

D. Tháng 10 - 1930, tại Quảng Châu (Trung Quốc)

Câu 53:  Các số liệu sau đây, số liệu nào đúng nhất:

A. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 50 cuộc đấu tranh của nông dân, 20 cuộc đấu tranh của công nhân, 8 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị. B. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 30 cuộc đấu tranh của nông dân, 40 cuộc đấu thanh của công nhân, 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.

C. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 16 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị. D. Riêng trong tháng 5 - 1930, cả nước có 16 cuộc đấu tranh của nông dân 34 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học và dân nghèo thành thị.

Câu 54:  Tình hình Đảng Cộng sản Đồng Dương trong năm 1931 - 1932 là :

A. Hoạt động của Đảng hoàn toàn bị tế liệt.

B. Toàn bộ Đảng viên thuộc Xứ uỷ Trung Kì đều bị bắt.

C. Toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương đảng đều bị bắt.

D. Hầu hết các uỷ viên BCH Trung ương đảng, Xứ uỷ 3 kì đểu bị bắt.

Câu 55: Tại Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?

A. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng.

B. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.

C. Đông Dương cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.

D. An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Câu 56: Cách mạng Việt Nam bước vào thời kì vô cùng khó khăn. Đế quốc Pháp và phong kiến tay sai thắng tay thi hành một loạt chính sách khủng bố cực kì tàn bạo. Các cơ sở của Đảng lần lượt bị phá vỡ. Đó là đặc điểm của lực lượng cách mạng Việt Nam giai đoạn

A. 1930 - 1931. B. 1931 - 1932. C. 1033 - 1934. D. 1934 - 1935.

Câu 57:  Điều gì chứng tỏ Cương lĩnh đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là đúng đắn, sáng tạo; thắm đượm tính dân tộc và nhân văn":

A. Nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đâu.

B. Đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam.

C. Thấy được khả năng liên minh có điệu kiện với giai cấp tư sản dân tộc, khả năng phân hóa, lôi kéo một bộ phận giai Ấp, địa chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 58: Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là khẩu hiệu nào?

A. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.

B. “Tự do dân chủ” và “Cơm áo hòa bình”.

C. “Tịch thu ruộng đất của để quốc Việt gian” và “Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.

D. “Chống để quốc”, “Chống phát xít”.

Câu 59:  Tổ chức nào đứng ra quản lí mọi mặt đời sống chính trị, xã hội ở nông thôn Nghệ - Tĩnh là:

A. Ban chấp hành nông hội. B. Ban chấp hành công hội.

C. Hội phụ nữ giải phóng. D. Đoàn thanh niên phản đế.

Câu 60:  Từ ngày 3 đến ngày 7 - 2 - 1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã họp ở đâu?

A. Quảng Châu (Trung Quốc). B. Ma Cao (Trung Quốc).

C. Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc). D. Câu A và B đều đúng.

Câu 61:  Bài học kinh nghiệm về lực lượng cách mạng được rút ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 là gì?

A. Về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh

B. Xây dựng khối liên minh công nông

C. Xây dựng khối đoàn kết dân tộc

D. Xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận thống nhất

Câu 62:  Công tác mặt trận được xây dựng thời kỳ cách mạng 1930- 1931 gọi tên là gì?

A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương

B. Mặt trận dân chủ Đông Dương

C. Hội phản đế Đông Dương

D. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương

Câu 63:  Hệ thống tổ chức Đảng trong nước nói chung đã được khôi phục vào thời gian nào?

A. Đầu năm 1932. B. Đầu năm 1933.

C. Cuối năm 1935 D. Cuối năm 1934 đầu 1935.

Câu 64:  Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thực dân Pháp đã làm gì? .

A. Tăng cường bóc lột công nhân Pháp.

B. Tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương.

C. Tăng cường bóc lột các nước thuộc địa.

D. Vừa bóc lột công nhân và nhân dân lao động chính quốc vừa bóc lột các nước thuộc địa.

Câu 65:  Điền tiếp từ còn thiếu trong đoạn thơ sau:

"Kìa .... đứng đầu dậy trước

Nọ Thanh Chương tiếp bước bước lên

Nam Đàn, Nghi Lộc,...

Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi"

A. Bến Thuỷ, Hưng Nguyên. B. Yên Dũng, Hưng Nguyên.

C. Bến Thuỷ, Hưng Yên. D. Yên Thành, Hưng Nguyên.

Câu 66:  Tính chất cách mạng triệt để của phong trào cách mạng 1930 – 1931 được thể hiện như thế nào?

A. Phong trào thực hiện sự liên minh công - nông vững chắc.

B. Phong trào đấu tranh liên tục từ Bắc đến Nam.

C. Phong trào đã giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến.

D. Phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa, đã giành được chính quyền ở một số địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh và thành lập chính quyền cách mạng Xô viết Nghệ - Tĩnh.

Câu 67:  Phong trào cách mạng 1930 -1931 đạt đến đỉnh cao trong thời điểm lịch sử nào?

A. Từ tháng 2 đến tháng 4 - 1930. B. Từ tháng 5 đến tháng 8 - 1930.

C. Từ tháng 9 đến tháng 10 - 130. D. Từ tháng 1 đến tháng 5 - 1931.

Câu 68:  Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?

A. Từ 2 đến 3 tháng. B. Từ 3 đến 4 tháng. C. Từ 4 đến 5 tháng. D. Từ 5 đến 6 tháng.

Câu 69:  Lãnh tụ nào của Đảng Cộng sản Việt Nam đã hi sinh trong nhà tù đế quốc trong thời kì 1930 – 1935?

A. Trần Phú. B. Trần Đức Cảnh. C. Nguyễn Phong Sắc. D. Ngô Gia Tự.

Câu 70:  Hãy chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống câu sau: “Phong trào cách mạng 1930 - 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Phong trào đã..................”

A. Đánh bại hoàn toàn bọn thực dân Pháp và bọn phong kiến.

B. Giáng một đòn quyết liệt vào bè lũ đế quốc, phong kiến tay sai.

C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

D. Làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn.

Câu 71:  Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3 - 2 - 1930 là kết quả tất yếu của?

A. Phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919 - 1926.

B. Cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới.

C. Fhong trào công nhân trong những năm 1925 - 1927.

D. Phong trào công nhân trong những năm 1919 - 1925.

Câu 72:  Năm 1930, Nghệ - Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng phát trù mạnh nhất vì:

A. Là nơi bị thực dân Pháp khủng bố tàn khốc nhất.

B. Là quê hương của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

C. Là nơi có đội ngũ cán bộ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đông nhất.

D. Là nơi có truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm và là nơi có chi bộ Đảng hoạt động mạnh.

ĐÁP ÁN

1

C

11

D

21

A

31

B

41

C

51

C

61

D

71

B

2

B

12

C

22

A

32

D

42

B

52

B

62

C

72

D

3

A

13

C

23

D

33

C

43

D

53

C

63

D

4

C

14

B

24

D

34

B

44

A

54

D

64

D

5

A

15

D

25

C

35

A

45

B

55

A

65

A

6

C

16

C

26

A

36

D

46

B

56

B

66

D

7

B

17

B

27

D

37

D

47

C

57

D

67

C

8

B

18

A

28

B

38

D

48

B

58

A

68

C

9

C

19

D

29

B

39

B

49

B

59

A

69

A

10

C

20

A

30

D

40

D

50

A

60

C

70

B