Trắc nghiệm bài 25 lịch sử 7: phong trào tây sơn có đáp án-tạ thị thúy anh

Trắc nghiệm bài 25 lịch sử 7: phong trào tây sơn có đáp án-tạ thị thúy anh

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Trắc nghiệm bài 25 lịch sử 7: phong trào tây sơn có đáp án-tạ thị thúy anh

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TRẮC NGHIỆM BÀI 25 MÔN LỊCH SỬ 7:

PHONG TRÀO TÂY SƠN

Câu 1: Trong triều đình Phú Xuân, ai nắm hết quyền hành, tự xưng “quốc phó”, khét tiếng tham nhũng?

A. Trương Phúc Thuần B. Trương Phúc Loan

C. Trương Phúc Tần D. Trương Văn Hạnh

Câu 2: Ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút là gì?

A. Đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Xiêm và bắt sống được Nguyễn Ánh

B. Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta

C. Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm

Câu 3: Năm 1777, diễn ra sự kiện gì lớn?

A. Nghĩa quân Tây Sơn đánh bại quân Trịnh ở phía Bắc

B. Nghĩa quân Tây Sơn chiếm vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận

C. Nghĩa quân Tây Sơn bắt chước chúa Nguyễn. Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ

D. Nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Quy Nhơn

Câu 4: Căn cứ Tây Sơn thương đạo của nghĩa quân Tây Sơn nay thuộc vùng nào?

A. Tây Sơn – Bình Định B. An Khê – Gia Lai

C. Đèo Măng Giang – Gia Lai D. An Lão – Bình Định

Câu 5: Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của ai tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân?

A. Nguyễn Lữ B. Nguyễn Nhạc

C. Nguyễn Hữu Cầu D. Nguyễn Hữu Cảnh

Câu 6: Tổ tiên của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ ở đâu?

A. Nghệ An B. Hà Tĩnh C. Thanh Hóa D. Bình Định

Câu 7: Chúa Trịnh đã làm gì khi nghe quân Tây Sơn nổi dậy?

A. Bí mật cấu kết với chúa Nguyễn đánh Tây Sơn

B. Đem quân đánh chiếm Phú Xuân (Huế)

C. Ủng hộ Tây Sơn đánh chúa Nguyễn

D. Đem quân đánh Tây Sơn, tạo điều kiện cho chúa Nguyễn đánh Tây Sơn ở phía Nam

Câu 8: Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn là gì?

A. Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê

B. Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia

C. Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ Quốc

D. Tất cả ý trên đúng.

Câu 9: Vì sao cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân xâm lược nước ta?

A. Lợi dụng lúc nước ta bị chia cắt thành hai Đàng, mâu thuẫn nội bộ gay gắt

B. Lê Chiêu Thống hèn mạc cầu cứu nhà Thanh nhằm khôi phục lại quyền lợi của mình

C. Mưu đồ mở rộng lãnh thổ về phía nam của nhà Thanh

Câu 10: Khi lực lượng đã mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây sơn hạ đạo, rồi lập căn cứ ở đâu?

A. An Khê (Gia Lai) B. Các vùng nêu trên

C. Kiên Mĩ (Tây Sơn – Bình Định) D. Truông Mây (Bình Định)

Câu 11: Nguyễn Nhạc đối phó như thế nào khi phía bắc là quân Trịnh, phía nam là quân Nguyễn?

A. Tạm hòa hoãn với quân Trịnh, dồn ức đánh Nguyễn

B. Tạm hòa hoãn với quân Nguyễn, dồn sức đánh Trịnh

C. Tạm hòa hoãn với cả Trịnh – Nguyễn để củng cố lực lượng

D. Chia lực lượng đánh cả Trịnh và Nguyễn

Câu 12: Nghĩa quân Tây Sơn đã hạ thành Quy Nhơn vào năm nào?

A. Năm 1775 B. Năm 1776 C. Năm 1774 D. Năm 1773

Câu 13: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của……..bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc”.

A. Quân Mãn Thanh B. Quân của Sầm Nghi Đống

C. Quân Xiêm La D. Quân Xiêm, Thanh

Câu 14: Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là “Giặc nhân đức”?

A. Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”, xóa nợ cho nhân dân và bỏ nhiều thứ thuế

B. Lấy ruộng đất công chia cho nông dân, xóa thuế cho dân

C. Xóa nợ cho nông dân, mở lại chợ cho thương nhân

D. Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân

Câu 15: Tướng nào của giặc phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau khi thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa

A. Càn Long B. Sầm Nghi Đống C. Tôn Sĩ Nghị D. Hứa Thế Hanh

Câu 16: Ai là người có công lớn trong việc đập tan chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài?

A. Nguyễn Huệ B. Nguyễn Nhạc

C. Nguyễn Lữ D. Cả ba anh em Tây Sơn

Câu 17: Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được vùng đất nào?

A. Từ Quảng Nam đến Bình Thuận B. Từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận

C. Từ Quảng Nam đến Bình Định D. Từ Bình Định đến Quảng Ngãi

Câu 18: Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung vào năm nào?

A. Năm 1778 B. Năm 1788 C. Năm 1789 D. Năm 1790

Câu 19: Vua Quang Trung tiến quân vào Thăng Long ngày tháng năm nào?

A. Sáng mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789 B. Trưa mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789

C. Chiều mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789 D. Tối mùng 5 tết Kỉ Dậu năm 1789

Câu 20: Căn cứ của cuộc khởi nghĩa chàng Lía ở đâu?

A. Ba Tơ (Quảng Ngãi) B. Điện Biên (Lai Châu)

C. Truông Mây (Bình Định) D. Sơn La

Câu 21: Chiến thắng ý nghĩa to lớn của nghĩa quân Tây Sơn vào năm 1785 là gì?

A. Đánh đổ tập đoàn phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong

B. Hạ thành Quy Nhơn

C. Đánh bại 5 vạn quân Xiêm xâm lược ở Rạch Gầm – Xoài Mút

D. Đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược

Câu 22: Những trận đánh quyết định của quân Tây Sơn quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân Kỉ dậu (1789) diễn ra theo thứ tự như thế nào?

A. Ngọc Hồi – Hà Hồi – Đống Đa B. Đống Đa – Ngọc Hồi – Hà Hồi

C. Đống Đa – Hà Nội – Ngọc Hồi D. Hà Hồi – Ngọc Hồi – Đống Đa

Câu 23: Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn là gì?

A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân và sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân

B. Sự lãnh đạo tài tính của bộ chỉ huy, đứng đầu là Quang Trung

C. Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân

D. Tất cả câu trên đúng

Câu 24: Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần vào thời gian nào?

A. Giữa thế kỉ XVIII B. Cuối thế kỉ XVIII

C. Nửa cuối thế kỉ XVIII D. Đầu thế kỉ XVIII

Câu 25: Tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch?

A. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp

B. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch

C. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh

D. Đó là 1 con sông lớn

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

ĐÁP ÁN

1

B

6

A

11

A

16

A

21

C

2

B

7

B

12

D

17

A

22

D

3

C

8

D

13

D

18

C

23

D

4

B

9

C

14

A

19

B

24

A

5

D

10

C

15

B

20

C

25

C