Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KT 1 TIẾT SỬ 7 HỌC KỲ I
1/ Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? So sánh sự khác nhau giữa TTTĐ và LĐPK.
*Nguyên nhân: Cuối thế kỷ XI, hàng thủ công sản xuất nhiều -> trao đổi mua bán -> thị trấn ra đời -> thành thị trung đại xuất hiện.
*So sánh sự khác nhau giữa TTTĐ và LĐPK:
Lãnh địa phong kiến | Thành thị trung đại |
+ kìm hãm sự phát triển của XHPK + kinh tế: tự túc, tự cấp
| + thúc đẩy XHPK phát triển + kinh tế: trao đổi mua bán hàng hoá
thương nghiệp + Xã hội thợ thủ công, thương nhân |
2/ Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao?
* Những giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến:
+ Ở phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh
+ Ở phương Tây: Lãnh chúa phong kiến và nông nô
* Quan hệ giữa các giai cấp là quan hệ bóc lột:
Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô
3/Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê
-Cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị ám hại.
-Vua mới còn nhỏ, Lê Hoàn được cử làm phụ chính.
- Nhà Tống lăm le xâm phạm bờ cõi Đại cồ Việt.
-Các tướng lĩnh và quân đội suy tôn Lê Hoàn lên làm vua.
-Lê Hoàn (Lê Đại Hành) đổi niên hiệu là Thiên Phúc, lập nên nhà Lê.
-Giúp Lê Hoàn bàn việc nước có thái sư và đại sư. Dưới vua là các quan văn, quan võ
-Các con vua được phong vương và trân giữ các vùng hiểm yếu.
4/ Nêu đời sống, kinh tế, XH và văn hóa thời Tiền Lê. Tại sao nhà sư lại thuộc tầng lớp thống trị?
*Xã hội:
-Tầng lớp thống trị : vua , quan văn, quan võ , cùng 1 số nhà thơ
-Tầng lớp bị trị : đa số là nông dân tự do
-Tầng lớp nô tì
*Văn hoá:
-Giáo dục chưa phát triển
-Nho học chưa tạo ảnh hưởng
-Đạo phật được truyền bá rộng rãi ,nhà sư được quý trọng ,xây dựng chùa chiền
*Văn hoá nhân gian: đua thuyền , đấu võ .
5/ Trình bày cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược (1076_1077). Tại sao khi quân ta chiến thắng nhưng Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với giặc? Nhận xét về cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.
*Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược:
-Cuối năm 1076, một đạo quân gồm 10 vạn binh Tống, 1 vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy kéo vào nước ta; 1 đạo quân do Hòa Mâu theo đường biển tiếp ứng.
-Tháng 1-1077, quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ nhằm cản bước tiến của giặc.
-Lý Kế Nguyên đã mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thủy của giặc
-Quách Quỳ cho quân vượt sông đánh phòng tuyến của ta nhưng bị phản công quyết liệt làm chúng không tiến vào được
-Quân Tống đóng quân ở bờ Bắc sông Như Nguyệt không thể tiến sâu vào.
-Cuối xuân 1077, Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bất ngờ đánh vào đồn giặc
-Quân giặc “mười phần chết đến năm sáu phần”
-Quách Quỳ chấp nhận giảng hòa với Lý Thường Kiệt và rút quân về nước.
-Quân ta giành thắng lợi
* Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với giặc:
* Nhận xét về cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt:
-Cách đánh giặc của Lí Thường Kiệt ''rất độc đáo và sáng tạo'':
-Vì:
+Xây dựng phòng tuyến ở sông Như Nguyệt.
+thực hiện chủ chương “Tiến công trước để tự vệ.”
+Đánh vào tâm lí của địch.
+Kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hòa.
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI LÝ (câu 3)
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới