Kế hoạch dạy học địa lí lớp 10,11,12 theo cv 4040

Kế hoạch dạy học địa lí lớp 10,11,12 theo cv 4040

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Kế hoạch dạy học địa lí lớp 10,11,12 theo cv 4040

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

TRƯỜNG THPT .......

TỔ.........................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

MÔN HỌC: ĐỊA LÍ , KHỐI LỚP 10

(Năm học 2021 - 2022)

Dựa trên tinh thần của Công văn số 1776/SGDĐT-GDTrH ngày 07/9/2021 về việc chủ động xây dựng kế hoạch dạy học tận dụng tối đa thời gian dạy học ở trường phổ thông, kết hợp Công văn số 1990/SGDĐT-GDTrH của Sở GDĐT Quảng Nam và phụ lục đính kèm Công văn số 4040 của Bộ GDĐT

STT

Tên chủ đề/bài học

Số tiết

Yêu cầu cần đạt

Địa điểm dạy học

Gợi ý hướng dẫn thực hiện

Gợi ý hình thức

1

BẢN ĐỒ

Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

Bài 4: Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

2

- Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ: Cụ thể phương pháp: kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động, chấm điểm, bản đồ - biểu đồ.

- Nhận biết được một số phương pháp phổ biển để biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ và Atlat.

- Hình thành và phát triển năng lực: Tùy vào cách tổ chức dạy học của mỗi GV mà các năng lực và phẩm chất HS sẽ được hình thành và phát triển tương ứng. (Tương tự cho các chủ đề/bài học tiếp theo)

- Phòng học và phòng bộ môn.

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Sử dụng bản đồ (có thể sử dụng At lát) kết hợp phát vấn, gợi mở, diễn giảng.

- Nếu có phòng bộ môn nên sử dụng để khai thác được đa dạng các loại bản đồ. Nếu không có phòng bộ môn yêu cầu học sinh sử dụng Atlat Việt Nam để thay thế hoặc sử dụng máy chiếu để học sinh dễ hình dung.

2

VŨ TRỤ, HỆ QUẢ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

Bài 5: Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất.

Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái đất.

2

- Trình bày và giải thích được các hệ quả của c/đ tự quay quanh trục và chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

- Sử dụng video, tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để tr/bày, g/thích các hệ quả c/đ của Trái Đất.

+ X/định hướng c/đ của các hành tinh trong hệ MT, vị trí của Trái đất trong hệ MT, các múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi c/đ trên bề mặt Trái đất.

- + Xác định đường c/đ biểu kiến của MT trong năm; xxác định các góc chiếu của tia MT trong các

ngày 21/3, 22/6, 23/9, 22/12

- Hình thành và phát triển năng lực:....

- Trên lớp (phòng học)

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Lớp học đảo ngược, phát vấn, gợi mở, diễn giảng.

- GV sử dụng Video hệ quả chuyển động của Trái Đất cho HS về nhà xem trước cùng hoàn thành một số câu hỏi liên quan đến video, lên lớp kết hợp phương pháp phát vấn, gợi mở, diễn giảng để làm rõ nội dung bài học.

3

CẤU TRÚC TRÁI ĐẤT, NỘI LỰC

Câu 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng

Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

2

- Biết được khái niệm thạch quyển

- Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết Kiến tạo mảng.

- Trình bày được khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực.

- Phân tích được tác động của vận động theo phương thẳng đứng và theo phương ngang đến địa hình bề mặt trái đất.

- Quan sát và nhận biết được kết quả của các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ.

- Biết một số thiên tai do tác động của nội lực gây ra:động đất, núi lửa.

- Hình thành phát triển năng lực:....

- Phòng học hoặc phòng bộ môn

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học:

Sử dụng video, bản đồ, lược đồ kết hợp phương pháp phát vấn, gợi mở, làm việc nhóm, tổ chức trò chơi.

Bài 7: Mục I Học sinh tự học.

Mục II: GV sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, kết hợp đặt vấn đề, gợi mở, thảo luận nhóm để tổ chức dạy học .

Bài 8. GV sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, kết hợp đặt vấn đề, gợi mở, thảo luận nhóm để tổ chức dạy học.

4

NGOẠI LỰC

Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Bài 9(tiếp theo) Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

2

- Trình bày được khái niệm và nguyên nhân sinh ra ngoại lực. Biết được tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

- Trình bày được khái niệm về quá trình phong hóa. Phân biệt được phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học.

- Nhận xét tác động của các quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt Trái Đất qua tranh ảnh, hình vẽ, băng hình.

- Phân biệt được những khái niệm: bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ và biết tác động của các quá trình này đến địa hình bề mặt Trái Đất.

- Phân tích được mối quan hệ giữa các quá trình: bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.

- Quan sát và nhận xét tác động của các quá trình: bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ đến địa hình bề mặt Trái Đất qua tranh ảnh, hình

- Qua bài học cần nhận thức được các nhân tố ngoại lực tác động làm thay đổi địa hình theo chiều hướng tiêu cực, học sinh cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên.

- Có thái độ đúng đắn trong việc sử dụng và bảo vệ môi trường.

- Hình thành và phát triển năng lực:....

- Trên lớp (phòng học).

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, khai thác bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, làm việc cả lớp, nhóm, máy chiếu.

- Cần sử dụng máy chiếu, các clip, hình ảnh, tư liệu mới liên quan đến nội dung chủ đề.

- Cần liên hệ đến địa phương để nắm rõ các kiến thức của bài học.

5

Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

1

- Biết được khái niệm khí quyển.

- Hiểu được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí: cực, ôn đới, chí tuyến và xích đạo.

- Biết khái niệm frông và các frông, hiểu và trình bày được sự di chuyển của các khối khí, front và ảnh hưởng của chúng đến khí hậu thời tiết.

- Trình bày được nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí và các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí.

- Nhận biết các kiến thức trên qua hình ảnh, bảng thống kê, bản đồ.

- Hình thành và phát triển năng lực:....

- Trên lớp (phòng học)

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, khai thác bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, làm việc cả lớp, nhóm, máy chiếu

- Cần sử dụng máy chiếu, các clip, hình ảnh, tư liệu mới liên quan đến nội dung chủ đề.

- Cần liên hệ đến địa phương để nắm rõ các kiến thức của bài học.

6

Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính.

1

- Phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió; nguyên nhân làm thay đổi khí áp.

- Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên trái đất, gió mùa và một số loại gió địa phương.

- Sử dụng bản đồ khí hậu thế giới để trình bày sự phân bố các khu áp cao, khu áp thấp; sự vận động của các khối khí trong tháng 1 và tháng 7.

- Có khả năng phân tích, sử dụng các hình ảnh để khai thác kiến thức.

- Hình thành và phát triển năng lực:....

- Trên lớp (Phòng học)

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Lớp học đảo ngược, phát vấn, gợi mở, diễn giảng, trò chơi nhỏ.

- Sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược, yêu cầu học sinh về nhà xem video bài giảng hoàn thành nội dung theo yêu cầu GV giao. Lên lớp HS trình bày, GV hướng dẫn học sinh củng cố, khắc sâu nội dung bài học và mở rộng nếu có và củng cố kiến thức bằng trò chơi.

7

Bài 13: Sự ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa

1

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa và sự phân bố mưa trên trái đất.

- Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố: Nhiệt độ, khí áp, đại dương ...với lượng mưa.

- Phân tích biểu đồ (đồ thị) phân bố lượng mưa theo vĩ độ.

- Đọc và giải thích sự phân bố mưa trên bản đồ (hình 13.2) do ảnh hưởng của đại dương.

- Hình thành và phát triển năng lực:....

- Trên lớp (phòng học).

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, khai thác bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, làm việc cả lớp, nhóm, máy chiếu

- Cần sử dụng máy chiếu, các clip, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Cần liên hệ đến địa phương để nắm rõ các kiến thức của bài học.

8

Bài 14: Thực hành

Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

1

- Biết được sự hình thành và phân bố các đới khí hậu trên trái đất.

- Biết được sự hình thành và phân bố các kiểu khí hậu chính trên Trái đất.

- Phân tích bản đồ, nhận xét được sự phân bố các đới khí hậu và các kiểu khí hậu chính trên Trái đất.

- Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để biết được đặc điểm chủ yếu của một số kiểu khí hậu.

- Hình thành và phát triển năng lực:....

- Trên lớp (phòng học).

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, khai thác bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, làm việc cả lớp, nhóm, máy chiếu.

- Cần sử dụng máy chiếu, các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Cần liên hệ đến địa phương để nắm rõ các kiến thức của bài học.

9

Ôn tập giữa kỳ 1

1

- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học từ bài 2→ bài 14 cho HS.

- Rèn luyện một số kĩ năng: Nhận xét BSL, cách tính giờ trên Trái Đất, làm việc với bản đồ, kĩ năng giải thích, phân tích các hiện tượng tự nhiên.

- Đòi hỏi sự nghiêm túc ở HS.

- Hình thành và phát triển năng lực:....

Trên lớp

- Theo ma trận

- Có thể dùng sơ đồ tư duy, hoặc tổ chức trò chơi để nắm kỹ các từ chìa khóa.

- Nên có bộ đề ôn tập, sử dụng máy chiếu hiển thị bộ đề tham khảo cho HS thực hành

10

Kiểm tra giữa kỳ 1

1

- Kiểm tra mức độ nắm kiến thức của HS từ tiết 1→ tiết 15.

- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức đã học của HS vào việc trả lời câu hỏi liên quan đến các hiện tượng tự nhiên.

- Kiểm tra trình độ của HS ở mức: Giỏi, khá, TB, Yếu.

- Rèn luyện kỉ năng trả lời câu hỏi trắc nghiệm ở 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.

Trên lớp

Đề chung cho toàn khối

11

Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất

1

- Nắm khái niệm thủy quyển.

- Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất.

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

- Có ý thức bảo vệ và khai thác có hiệu quả nguồn nước cũng như các sinh vật sống trong nước ở các sông trên Trái Đất.

- Hình thành và phát triển năng lực:....

- Trên lớp (phòng học).

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, khai thác sơ đồ, tranh ảnh, làm việc cả lớp, nhóm, máy chiếu

- Cần sử dụng máy chiếu, các hình ảnh, tư liệu mới liên quan đến nội dung bài học.

- Cần liên hệ đến địa phương để nắm rõ các kiến thức của bài học.

12

Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển

1

- Biết được nguyên nhân hình thành sóng biển, sóng thần.

- Hiểu rõ vị trí giữa Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất đã ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào.

- Nhận biết được sự phân bố của các dòng biển lớn trên các đại dương cũng có những qui luật nhất định.

- Kỹ năng sử dụng bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới để trình bày các dòng biển lớn.

- Hình thành và phát triển năng lực:....

- Trên lớp (phòng học)

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Lớp học đảo ngược kết hợp phát vấn, trò chơi nhỏ...

- Sử dụng lớp học đảo ngược, yêu cầu học sinh về nhà xem video về sóng, thủy triều, dòng biển và hoàn thành nội dung theo yêu cầu GV giao. Lên lớp HS trình bày, GV hướng dẫn học sinh củng cố, khắc sâu nội dung bài học và mở rộng, liên hệ thực tế nếu có.

13

Bài 17: Thổ nhưỡng quyển.

Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

1

- Biết khái niệm đất (thổ nhưỡng), thổ nhưỡng quyển.

- Trình bày được khái niệm sinh quyển, xác định được giới hạn và vai trò của sinh quyển

- Trình bày được ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự phát triển và phân bố sinh vật.

- Phân tích, nhận xét các hình vẽ, bản đồ để rút ra những kết luận cần thiết.

- Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và con người đối với sinh vật

- Cần có ý thức quan tâm đến thực trạng suy giảm diện tích rừng ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay; tích cực trồng rừng, chăm sóc cây xanh và bảo vệ các loại động vật, thực vật.

- Hình thành và phát triển năng lực:....

- Trên lớp (phòng học)

- I bài 17 kết hợp bài 18 dạy 1 tiết.

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Phương pháp đặt vấn đề, đàm thoại gợi mở, kỹ thuật think pair share kỹ thuật mindmap.

- Nên tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại: Máy chiếu, sơ đồ tư duy, video...

- Cần liên hệ đến địa phương để nắm rõ các kiến thức của bài học.

14

Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất.

1

- Biết được tên một số kiểu thảm thực vật và nhóm đất chính. Phân biệt được các kiểu thảm thực vật.

- Nắm được các quy luật phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính trên Trái Đất.

- Phân tích, nhận xét các hình vẽ, bản đồ để rút ra nhưng kết luận cần thiết.

- Nhận biết sơ bộ được các loại đất và thảm thực vật ở địa phương và mối quan hệ giữa khí hậu, đất và thực vật.

- Hình thành và phát triển năng lực:....

- Trên lớp (phòng học).

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Phương pháp đặt vấn đề, đàm thoại gợi mở, phương mindmap.

- Nên tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại: Máy chiếu, sơ đồ tư duy, video...

- Cần liên hệ đến địa phương để nắm rõ các kiến thức của bài học.

15

MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÝ

Bài 20. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

2

- Trình bày được biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

- Sử dụng hình vẽ, sơ đồ để trình bày về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

- Nhận thức được sự cần thiết phải nghiên cứu quy luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí trong việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên

- Sử dụng bản đồ kết hợp với kiến thức đã học để giải thích sự phân chia các đới gió, các đới KH.

- Có ý thức và hành động hợp lý bảo vệ tự nhiên phù hợp với quy luật.

- Hình thành và phát triển năng lực:....

- Trên lớp (phòng học)

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Phương pháp đặt vấn đề, đàm thoại gợi mở, phương pháp làm việc nhóm theo kỹ thuật think pair share.

- Nên tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại: Máy chiếu, sơ đồ tư duy, video...

- Cần liên hệ đến địa phương để nắm rõ các quy luật.

16

ĐỊA LÝ DÂN CƯ

Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số

Bài 23: Cơ cấu dân số

Bài 24: Sự phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa

Bài 25: Thực hành Phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới

3

- Trình bày và giải thích được xu hướng biến đổi quy mô dân số thế giới và hậu quả của nó.

- Biết được các thành phần cấu tạo nên sự gia tăng dân số là sự tăng tự nhiên (sinh thô, tử thô) và gia tăng cơ học ( nhập cư, xuất cư..)

- Trình bày được cơ cấu dân số sinh học ( giới tính và độ tuổi )? Giải thích được cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của các nước? Nêu được những thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ đối với việc phát triển kinh tế ?

- Trình bày được cơ cấu dân số xã hội ( lao động và trình độ văn hóa) ?

- Trình bày được khái niệm phân bố dân cư. Phân phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư

- Trình bày được các đặc điểm, những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hoá.

- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ, sơ đồ, lược đồ và bảng số liệu về các vấn đề dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư và đô thị hóa.

- HS nhận thức được dân số vàng ở nước ta, nhu cầu về giáo dục và việc làm ngày càng lớn. Ý thức được vai trò của giới trẻ đối với dân số, giáo dục, lao động và việc làm.

- Trên lớp.

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Phương pháp đặt vấn đề, đàm thoại gợi mở, phương pháp lớp học đảo ngược, kỹ thuật mindmap.

Tiết 1. Sử dụng phương pháp đặt vấn đề kết hợp sử dụng sơ đồ tư duy.

Tiết 2: Sử dụng phương pháp đặt vấn đề kết hợp sử dụng sơ đồ tư duy.

Tiết 3. Sử dụng phương pháp bản đồ kết hợp phương pháp lớp học đảo ngược để làm rõ kiến thức bài 24,25.

(Cần liên hệ đến địa phương để nắm rõ các kiến thức bài học)

17

Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế

1

- Trình bày được khái niệm nguồn lực; phân biệt được các loại nguồn lực.

- Trình bày được khái niệm cơ cấu nền kinh tế, các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế

- Rèn luyện kỹ năng nhận xét, phân tích sơ đồ nguồn lực và cơ cấu nền kinh tế.

- Tính toán, vẽ biểu đồ cơ cấu nền kinh tế theo ngành của thế giới và các nhóm nước; nhận xét.

- Hình thành và phát triển năng lực:....

- Trên lớp

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đặt vấn đề kết hợp sử kỹ thuật think pair share và mindmap.

- Nếu có bài giảng elearning thì nên sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược càng tốt (vì nội dung hơi trừu tượng)

18

NÔNG NGHIỆP

Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt

Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi

Bài 30: Thực hành

Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia

3

- Trình bày được vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.

- Phân tích được các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

- Nắm đ­ược đặc điểm sinh thái, tình hình phát triển và phân bố các cây l­ương thực, cây công nghiệp chủ yếu trên thế giới

- Biết đ­ược vai trò của ngành trồng rừng

- Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành chăn nuôi.

- Trình bày được sự phân bố của các loại vật nuôi chính.

- Trình bày được vai trò của thủy sản, tình hình nuôi trồng thủy sản.

- Rèn luyện kỹ năng chỉ, nhận xét bản đồ nông nghiệp, kỹ năng vẽ, nhận xét bảng số liệu, biểu đồ về đặc điểm của các ngành nông nghiệp.

- Hình thành và phát triển năng lực:....

- Trên lớp

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Hình thức: Phát vấn, gợi mở, diễn giảng, liên hệ thực tế, kết hợp sử kỹ thuật think pair share.

- Nên tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại: Máy chiếu, sơ đồ tư duy, video...

- Cần liên hệ đến địa phương để nắm rõ các kiến thức của chủ đề.

- Bài 30 hướng dẫn học sinh về nhà làm và nộp sản phẩm lại

19

ÔN TẬP KT HK1

3

- Hệ thống kiến thức đã được học ở học kỳ I.

- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đưa ra ví dụ minh họa.

- Rèn luyện những kĩ năng địa lí cơ bản: Kĩ năng đọc bản đồ, biểu đồ; phân tích, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu thống kê; khái quát hóa kiến thức.

- Hệ thống, ôn tập lại bài 3, bài 10 và các nội dung học sinh tự học và tự làm theo công văn 4040 nếu còn thời gian

Trên lớp

- Theo ma trận của Sở

- Nên có bộ đề ôn tập, sử dụng máy chiếu hiển thị bộ đề tham khảo cho HS thực hành

20

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

3

- Tìm hiểu đặc điểm địa hình, khí hậu, đất, sinh vật, sông ngòi nơi mình đang sống.

Trên lớp và tìm hiểu thực tế

GV hướng dẫn, giao nhiệm vụ và quán triệt các yêu cầu nội dung sẽ thực hiện hoạt động trải nghiệm tại địa phương để học sinh chuẩn bị cũng như tuân thủ. Các lớp chia thành các nhóm làm việc riêng bằng nhiều hình thức để có sản phầm trình bày và đối chiếu với thực tế (1 tiết)

Thực hiện các nội dung mà GV đã yêu cầu chuẩn bị: Đặc điểm tự nhiên: Đất, địa hình, khí hậu, …Cần khảo sát địa điểm trước khi cho HS tiếp cận nơi trải nghiệm, ( 2 tiết)

21

Kiểm tra HK1

1

- Kiểm tra kiến thức của học sinh và khả năng vận dụng kiến thức của HS vào các tình huống cụ thể sau khi học xong chương trình HK I

- Rèn luyện những kĩ năng địa lí cơ bản: Kĩ năng đọc bản đồ, biểu đồ; phân tích, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu thống kê; khái quát hóa kiến thức; kĩ năng làm bài thi môn Địa lí.

Trên lớp

Theo đề chung của sở

Tổng số tiết kì 1: 35

22

CÔNG NGHIỆP

Bài 31. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp

Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp

Hết mục. I. Công nghiệp năng lượng

Bài 32. Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo)

Hết mục. III. Công nghiệp cơ khí

IV. Công nghiệp điện tử - Tin học.

- VI. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

VII. Công nghiêp thực phẩm

Bài 33. Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Bài 34. Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới

5

- Trình bày được vai trò của sản xuất công nghiệp

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.

- Biết được vai trò và cơ cấu ngành năng lượng.

- Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố của ngành công nghiệp năng lượng trên thế giới: Khai thác than, khai thác dầu và công nghiệp điện lực.

- Biết được vai trò, đặc điểm sản xuất và phân bố của ngành công nghiệp điện tử-tin học .

- Hiểu được vai trò của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói chung, công nghiệp dệt may nói riêng ; vai trò của ngành công nghiệp thực phẩm cũng như đặc điểm của chúng.

- Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Biết được sự phát triển từ thấp lên cao của các hình thức này.

- Rèn luyện kỹ năng chỉ, nhận xét bản đồ công nghiệp, kỹ năng tính toán, vẽ, nhận xét bảng số liệu, biểu đồ về tình hình phát triển một số ngành công nghiệp.

- Hình thành và phát triển năng lực:....

- Trên lớp

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Lớp học đảo ngược, đặt vấn đề, kỹ thuật mãnh ghép, kỹ thuật think- pair- share.

- Tiết 1 dạy bài 31 theo phương pháp đặt vấn đề, gợi mở, diễn giảng.

- Tiết 2 dạy phần công nghiệp năng lương áp dụng phương pháp thảo luận nhóm sử dụng kỹ thuật mảnh ghép để pháp huy năng lực làm việc nhóm, kỹ năng trình bày của học sinh.(Cần liên hệ đến địa phương để nắm rõ các kiến thức của chủ đề)

- Tiết 3 dạy các ngành công nghiệp còn lại theo kỹ thuật mảnh ghép hoặc lớp học đảo ngược. (Cần liên hệ đến địa phương để nắm rõ các kiến thức của chủ đề)

- Tiết 4. Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành nội dung theo yêu cầu GV giao.

Hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành, về nhà hoàn thiện và nộp lại lấy điểm thực hành.

- Tiết 5. Hs trình bày nội dung bài 33 và thu bài thực hành 34

23

Ôn tập KT giữa kỳ II

1

- Hệ thống hoá lại đựơc kiến thức về công nghiệp (Vài trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng, các ngành và các hình thức tổ chức sản xuất theo lãnh thổ).

- Rèn luyện một số kĩ năng vẽ các loại biểu đồ, nhận xét và phân tích bảng số liệu

- Hình thành và phát triển năng lực:....

- Trên lớp

- Theo ma trận

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Hình thức: Phát vấn, hoạt động cả lớp, kỹ thuật think pair share.

- Nên sử dụng máy chiếu hiển thị bộ đề tham khảo cho HS thực hành, hoặc gửi qua đại chỉ trực tuyến của nhóm lớp trên phần mềm classrom hay teamlink.

24

KIỂM TRA GIỮA KỲ II

1

- Phát hiện sự phân hóa về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học cho phù hợp

- Giúp HS nhận biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra.

- Hình thành và phát triển năng lực:....

Trên lớp

Đề chung cho toàn khối theo ma trận

25

Bài 35. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng phân bố các ngành dịch vụ

1

- Trình bày được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân.

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ, cho ví dụ minh họa.

- Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ, nhận xét bảng số liệu về các vấn đề liên quan đến ngành dịch vụ.

- Hình thành và phát triển năng lực:....

- Trên lớp

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đặt vấn đề, phát vấn nhanh, kỹ thuật think pair share....

- Sử dụng phương pháp đặt vấn đề kết hợp kỹ thuật nhỏ như thảo luận cặp đôi, hay các trò chơi ai nhanh trí hơn,...

- Cần liên hệ đến địa phương để nắm rõ các kiến thức của bài học.

26

Bài 36. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải

1

- Biết được vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải và các chỉ tiêu đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải.

- Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, kinh tế-xã hội tới phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải và hoạt động của các phương tiện vận tải.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích bảng số liệu và sơ đồ có liên quan.

- Trên lớp

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Hình thức: đạt vấn đề, phát vấn nhanh, kỹ thuật think pair share....

- Sử dụng phương pháp đặt vấn đề kết hợp kỹ thuật nhỏ như thảo luận cặp đôi, hay các trò chơi ai nhanh trí hơn,...

- Cần liên hệ đến địa phương để nắm rõ các kiến thức của bài học.

27

Bài 37. Địa lý các ngành giao thông vận tải

1

- Trình bày được các ưu, nhược điểm và sự phân bố các ngành giao thông vận tải : đường ô tô, đường biển và đường hàng không.

- Rèn luyện kỹ năng khai thác kiến thức qua sơ đồ tranh ảnh có liên quan.

- Hình thành và phát triển năng lực:....

- Trên lớp

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Lớp học đảo ngược, tranh luận, phát vấn...

- Sử dụng lớp học đảo ngược kết hợp trò chơi phản biện về ưu nhược điểm của từng loại hình giao thông.

28

Bài 40. Địa lý ngành thương mại

1

- Trình bày được vai trò của ngành thương mại.

- Hiểu và trình bày được một số khái niệm : thị trường, cán cân xuất nhập khẩu, đặc điểm thị trường thế giới.

- Rèn luện kỹ năng phân tích bảng số liệu, các sơ đồ để rút ra kiến thức. Kỹ năng vẽ biểu đồ, tính toán số liệu có liên quan.

- Hình thành và phát triển năng lực:....

- Trên lớp

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, khai thác lược đồ, làm việc cả lớp, nhóm theo kỹ thuật think pair share.

- Sử dụng phương pháp đặt vấn đề kết hợp kỹ thuật nhỏ như thảo luận cặp đôi, hay các trò chơi ai nhanh trí hơn,...

29

Bài 41 và 42. Chủ đề môi trương và sự phát triển bền vững

2

- Hiểu và trình bày được các khái niệm: môi trường,tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững.

- Năm được thực trạng của môi trường, tài nguyên thiên nhiên hiện nay, biện pháp khắc phục.

- Hình thành và phát triển năng lực:....

- Trên lớp

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở, khai thác lược đồ, làm việc cả lớp, nhóm kỹ thuật think pair share.

- Cần sử dụng máy chiếu, các clip, hình ảnh, tư liệu mới liên quan đến nội dung chủ đề.

Cần liên hệ đến địa phương để nắm rõ các kiến thức của chủ đề

30

Ôn tập ktra HKII

3

- Hệ thống kiến thức đã được học ở học kỳ II.

- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đưa ra ví dụ minh họa.

- Rèn luyện những kĩ năng địa lí cơ bản: Kĩ năng đọc bản đồ, biểu đồ; phân tích, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu thống kê; khái quát hóa kiến thức.

- Hình thành và phát triển năng lực:....

- Trên lớp

- Theo ma trận của Sở

- Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Phát vấn, hoạt động cả lớp, sơ đồ tư duy,...

- Nên có bộ đề ôn tập, Sử dụng máy chiếu hiển thị bộ đề tham khảo cho HS thực hành

32

Kiểm tra HKII

1

- Kiểm tra kiến thức của học sinh và khả năng vận dụng kiến thức của HS vào các tình huống cụ thể sau khi học xong chương trình HK II

- Rèn luyện những kĩ năng địa lí cơ bản: Kĩ năng đọc bản đồ, biểu đồ; phân tích, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu thống kê; khái quát hóa kiến thức; kĩ năng làm bài thi môn Địa lí.

Trên lớp

Theo đề chung của Sở

Tổng số tiết kì II: 17

*Lưu ý:

- Ở cột “Yêu cầu cần đạt” kế hoạch này chỉ xoáy vào kiến thức và kỹ năng, còn năng lực và phẩm chất cần đạt cho học sinh thì tùy thuộc vào cách tổ chức dạy học của mỗi giáo viên.

- Ở “hoạt động trải nghiệm” nếu thầy cô nào tổ chức trải nghiệm thực tế cho HS thì rất tốt, còn không theo gợi ý GV chia nhóm, phân công nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh tự thu thập kiến thức địa phương thông qua nhiều kênh thông tin như phim ảnh, tài liệu, thực tế...sau đó báo cáo sản phẩm bằng video, slide hay đóng tập...

- Kế hoạch này chỉ mang tính chất tham khảo, tùy tình hình thực tế về cơ sở vật chất của trường, lớp; tùy mức độ nhận thức của các đối tượng HS mà GV chọn các PP/KT và phương tiện dạy học thích hợp)

- Theo tinh thần chỉ đạo của sở GD sẽ ưu tiên dạy học những nội dung trọng tâm, quan trọng (cụ thể theo Phụ lục đính kèm CV 4040) được dạy trước, những tuần còn lại sau khi dạy những kiến thức trọng tâm, quan trọng tiếp tục ôn tập lại những kiến thức trọng tâm, quan trọng, kiến thức mà học sinh tự học có hướng dẫn, khuyến khích học sinh tự làm, khuyến khích học sinh tự đọc,các hoạt động trải nghiệm… bổ sung những kiến thức cần thiết (nếu có); Thời gian kiểm tra giữa HK1 là tuần 7-8, kiểm tra giữa HK2 là tuần 25-26.

TỔ TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

…., ngày tháng năm 20…

HIỆU TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

TRƯỜNG: ..................................................................

TỔ: ..............................................................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

MÔN HỌC ĐỊA LÍ, KHỐI LỚP 11

(Năm học 2021 - 2022)

SỐ TIẾT THỰC DẠY THEO DỰ THẢO KHUNG CHƯƠNG TRÌNH

STT

HỌC KÌ 1

 

HỌC KÌ 2

Bài/Chủ đề

Số tiết các bài/chủ đề

Ghi chú

 

Bài/Chủ đề

Số tiết các bài/chủ đề

Ghi chú

1

Sự tương phản về trình độ…

1

 

 

Liên Bang Nga

3(2)

 

2

Chủ đề: các vấn đề toàn cầu

3(2)

*

 

Nhật Bản

3(2)

 

3

Chủ đề: Châu lục, khu vực

4(3)

*

 

Ôn tập

1

 

4

Ôn tập

1

 

 

Kiểm tra giữa kì 2

1

 

5

Kiểm tra giữa kì 1

1

Trung Quốc

2

6

Hoa Kì

3(2)

 

 

Chủ đề: Đông Nam Á

4(3)

*

7

Liên minh Châu Âu

3(2)

 

 

Ô-Xtrây-li-a

1

 

8

Củng cố kiến thức

(4)

Nếu cần

Củng cố kiến thức

(3)

Nếu cần

9

Ôn tập

1

 

 

Ôn tập

1

 

10

Kiểm tra cuối kì 1

1

 

 

Kiểm tra cuối kì 2

 1

 

11

Tổng tiết:

18

 

 

Tổng tiết:

17

 

* Tổ chức dạy học theo chủ đề

(2,3,4) là số tiết điều chỉnh theo CV 4040 và số tiết củng cố KT

STT

Bài học

(1)

Số tiết

(2)

Yêu cầu cần đạt

(3)

Gợi ý

Hình thức/địa điểm dạy học

Gợi ý

hướng dẫn thực hiện

HỌC KÌ 1

1

Bài 1. Sự tương phản trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước…

Mục III- Học sinh tự học (CV 4040/BGD)

1

Tuần 1 từ

6/9🡪11/9/21

– Phân biệt được các nước trên thế giới theo trình độ phát triển kinh tế: nước phát triển, nước đang phát triển, nước công nghiệp mới (NIC).

– Trình bày được sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội của các nhóm nước.

- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế : xuất hiện ngành kinh tế mới ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; hình thành nền kinh tế tri thức.

– Sử dụng được bản đồ để xác định sự phân bố các nhóm nước, phân tích được bảng số liệu về kinh tế - xã hội của các nhóm nước.

– Thu thập được tư liệu về kinh tế - xã hội của một số nước từ các nguồn khác nhau.

- Dạy học tập trung/ tại lớp hoặc phòng bộ môn

- GV tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với đặc trưng của từng lớp học, từng đơn vị, địa phương nhằm đạt được các nội dung theo yêu cầu cần đạt của bài học.

- Tổ chức dạy học theo trình tự các đề mục trong bài học.

- Gợi ý một số phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học:

+ Phương pháp đặt vấn đề kết hợp kĩ thuật nhỏ như thảo luận cặp đôi, hay các trò chơi ai nhanh trí hơn;

+ Sử dụng các bản đồ, số liệu thống kê, biểu đồ…

+ Sử dụng tivi, máy chiếu để trình chiếu một số tư liệu, video, hình ảnh… nhằm thể hiện rõ được các nội dung cơ bản của bài học.

+ Dùng ứng dụng (APP) “Google Earth” để hướng dẫn học sinh đến tham quan trực tuyến một số công trình, thành phố ở các nhóm nước.

2

Bài 2, 3

Chủ đề: Các vấn đề toàn cầu.

Bài 4. Thực hành.

Cả bài Học sinh tự làm (CV 4040/BGD)

2

Tuần 2 từ 13/9🡪18/9/21

Tuần 3 từ 20/9🡪25/9/21

- Trình bày được các biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá, khu vực hóa.

- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên TG.

- Biết giải thích được đặc điểm dân số của thế giới, của các nhóm nước và hệ quả của nó.

- Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân cuả ô nhiễm môi trường; phân tích được hậu quả của ô nhiễm môi trường; nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.

- Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.

- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực.

- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các liên kết kinh tế khu vực.

- Thu thập và xử lí thông tin, thảo luận nhóm và viết báo cáo về một số vấn đề mang tính toàn cầu.

- Tiết 1: Dạy học tập trung tại lớp kết hợp hướng dẫn HS làm việc ở nhà.

- Tiết 2: Học sinh làm việc theo hướng dẫn của GV ở nhà và Báo cáo kết quả tại lớp.

* Tiết 1: GV có thể sử dụng PP lớp học đảo ngược hoặc PP phù hợp khác để tiến hành dạy học nội dung: “Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế”. Sau đó hướng dẫn HS chuẩn bị một số tư liệu, phương tiện, dụng cụ cần thiết để tiến hành tìm hiểu các nội dung: “Một số vấn đề mang tính toàn cầu & Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa…” ở các tiết sau

- GV phân công, hướng dẫn chi tiết và tổ chức cho HS nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung chuyên đề tại lớp và ở nhà theo nhóm ng/cứu (Các vấn đề về dân số; Các vấn đề về môi trường; Vấn đề về nguy cơ chiến tranh và bảo vệ hòa bình TG…) kết hợp liên hệ thực tế tại VN hoặc địa phương.

* Tiết 2: Tổ chức cho HS báo cáo trên lớp tùy theo khả năng thực tế thực hiện của từng nhóm, từng địa phương. (Có thể là slide PP, sơ đồ tư duy, video clip, văn bản, thuyết trình hoặc báo tường…)

- GV hướng dẫn, theo dõi, đánh giá sản phẩm của HS và củng cố kiến thức.

* Gợi ý một số phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học:

+ Phương pháp đặt vấn đề, thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm, lớp học đảo ngược, dạy học theo dự án…

+ Sử dụng các bản đồ, số liệu thống kê, biểu đồ phù hợp…

+ Sử dụng tivi, máy chiếu để trình chiếu một số tư liệu, video, hình ảnh… nhằm thể hiện rõ được các nội dung cơ bản của bài học.

3

Bài 5.

Chủ đề: Một số vấn đề của Châu lục & Khu vực

3

Tuần 4 từ 27/9🡪2/10/21

Tuần 5 từ 4🡪9/10/21

Tuần 6 từ 11🡪16/10/21

- Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của các nước ở châu Phi, Mĩ La tinh, Tây Nam Á & Trung Á.

- Trình bày được một số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ở châu Phi, Mĩ La tinh

- Trình bày được một số vấn đề kinh tế- xã hội của khu vực Tây Nam á và khu vực Trung á (vai trò cung cấp dầu mỏ; xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố)

- Ghi nhớ một số địa danh của các Châu lục và khu vực.

- Phân tích số liệu, tư liệu về một số vấn đề kinh tế - xã hội của châu Phi (dân số, tốc độ tăng trưởng kinh tế); Mĩ la tinh (so sánh GDP, nợ nước ngoài của các quốc gia); Khu vực Tây Nam Á và Trung á (vai trò cung cấp năng lượng cho Thế giới)

- Sử dụng BĐ các nước trên TG để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của KV Tây Nam Á và Trung Á: vị trí chiến lược trên đường thông thương giữa 3 châu lục, tiếp giáp một số cường quốc

- Đọc và phân tích các thông tin địa lí từ các nguồn thong tin về chính trị, thời sự quốc tế.

- Tiết 1: Dạy học tập trung tại lớp và hướng dẫn HS làm việc ở nhà.

- Tiết 2,3: Tổ chức cho học sinh báo cáo các kết quả tìm hiểu được theo các nội dung GV đã hướng dẫn ở trên lớp

* Tiết 1:

- GV chuẩn bị một số tư liệu liên quan đến các vấn đề thuộc các Châu lục và khu vực được đề cập trong bài 5 để giới thiệu cho HS

- GV xây dựng khung nội dung các yêu cầu cần đạt về tìm hiểu và viết báo cáo các vấn đề của C.Phi, Mĩ La Tinh, Tây Nam Á & Trung Á (Các vấn đề tự nhiên; dân cư – xã hội và kinh tế của các Châu lục và khu vực) để hướng dẫn HS nghiên cứu tìm hiểu.

- Phân công cho HS làm việc ở nhà theo nhóm nghiên cứu.

* Tiết 2,3: Tổ chức cho học sinh báo cáo các kết quả tìm hiểu theo gợi ý hướng dẫn của GV bằng các hình thức phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương (Slide PP, sơ đồ tư duy, video clip, văn bản, thuyết trình, báo tường…)

- GV hướng dẫn, theo dõi, đánh giá sản phẩm của HS và củng cố kiến thức.

* Gợi ý một số phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học:

+ Phương pháp phát vấn, đặt vấn đề, thảo luận nhóm, lớp học đảo ngược, dạy học theo dự án…

+ Sử dụng các bản đồ, số liệu thống kê, biểu đồ phù hợp…

+ Sử dụng tivi, máy chiếu để trình chiếu các tư liệu, video, hình ảnh… nhằm thể hiện rõ được các nội dung cơ bản của bài học.

+ Dùng ứng dụng (APP) Google Earth để hướng dẫn học sinh đến tham quan trực tuyến một số địa danh nổi tiếng ở các châu lục, khu vực trong chủ đề bài học

4

Ôn tập

1

Tuần 7 từ

18🡪23/10/21

- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học từ bài 1→ bài 5 cho HS.

- Rèn luyện một số kĩ năng: Nhận xét BSL, nhận dạng biểu đồ, đọc bản đồ…

- Đòi hỏi sự nghiêm túc ở HS.

Dạy học tập trung tại lớp

- Có thể dùng sơ đồ tư duy, hoặc tổ chức các trò chơi phù hợp giúp HS nắm vững các kiến thức trong các bài đã học.

- Nên có bộ đề ôn tập, sử dụng máy chiếu hiển thị bộ đề tham khảo cho HS thực hành.

5

Kiểm tra giữa kì 1

1

Tuần 8 từ 25🡪 30/10/21

Dạy học tập trung tại lớp

- Tổ chức kiểm tra theo kế hoạch, hướng dẫn của Sở, hoặc ma trận thống nhất của tổ CM

6

Bài 6. Hoa Kì.

2

Tiết 1. Tự nhiên và dân cư.

Mục II.1 Học sinh tự học (CV 4040/BGD)

Tuần 9 từ

1/11🡪6/11/21

- Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Hoa Kì.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm dân cư và phân tích được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

- Sử dụng bản đồ Hoa Kì để phân tích đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản, dân cư Hoa Kì.

- Phân tích số liệu, tư liệu về tự nhiên, dân cư, so sánh sự khác biệt giữa các vùng.

- Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí Hoa Kì.

- Dạy học tập trung/ tại lớp hoặc phòng bộ môn

- GV tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với đặc trưng của từng lớp học, từng đơn vị, địa phương nhằm đạt được các nội dung theo yêu cầu cần đạt của bài học.

- Gợi ý một số phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học:

+ Đàm thoại gợi mở, đặt vấn đề, sơ đồ tư duy, làm việc cá nhân, nhóm...

+ Sử dụng các bản đồ, số liệu thống kê, biểu đồ, tranh ảnh về tự nhiên, dân cư Hoa Kì

+ Sử dụng tivi, máy chiếu để trình chiếu các tư liệu, video, hình ảnh liên quan nhằm thể hiện rõ các nội dung cơ bản của bài học.

+ Dùng ứng dụng (APP) “Google Earth” để dẫn dắt học sinh đến tham quan trực tuyến một số địa danh tự nhiên nổi tiếng, các thành phố lớn của Hoa Kì.

Tiết 2. Kinh tế.

Mục II. 3 Học sinh tự học (CV 4040/BGD)

Tiết 3. Thực hành – Cả bài Học sinh tự học (CV 4040/BGD)

Tuần 10 từ

8/11🡪13/11/21

- Trình bày và giải thích được đặc điểm của nền kinh tế hàng đầu thế giới; trình bày được sự phát triển, phân bố của các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), sự chuyển dịch cơ cấu ngành và sự phân hoá lãnh thổ của nền kinh tế Hoa Kì.

- Ghi nhớ được một số địa danh

- Sử dụng bản đồ Hoa Kì để phân tích các ngành kinh tế và các vùng kinh tế.

- Phân tích được các số liệu, tư liệu về kinh tế Hoa Kì; so sánh sự khác biệt giữa các vùng.

- Khai thác được thông tin từ các nguồn khác nhau về địa lí Hoa Kì.

- Dạy học tập trung/ tại lớp hoặc phòng bộ môn

- GV tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với đặc trưng của từng lớp học, từng đơn vị, địa phương nhằm đạt được các nội dung theo yêu cầu cần đạt của bài học.

- Gợi ý một số phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học:

+ Đàm thoại gợi mở, đặt vấn đề, sơ đồ tư duy, làm việc cá nhân, làm việc nhóm...

+ Sử dụng các bản đồ, số liệu thống kê, biểu đồ, tranh ảnh về kinh tế Hoa Kì

+ Nên sử dụng tivi, máy chiếu để trình chiếu các tư liệu, video, hình ảnh liên quan đến nền kinh tế Hoa Kì nhằm thể hiện rõ các nội dung cơ bản của bài học.

7

Bài 7. Liên minh châu Âu (EU)

2

Tiết 1. EU - Liên minh khu vực lớn trên thế giới

Mục I. 2 Học sinh tự học

(CV 4040/BGD)

Tiết 2. EU – Hợp tác, liên kết để cùng phát triển

Tiết 3. Thực hành – Tìm hiểu về liên minh Châu Âu - Cả bài Học sinh tự học (CV 4040/BGD)

Tiết 4. Cộng hòa Liên Bang Đức -Học sinh tự học

(CV 4040/BGD)

Tuần 11 từ 15/11🡪20/11/21

Tuần 12 từ 22/11🡪27/11/21

- Trình bày được lí do hình thành, quy mô, vị trí của EU.

- Phân tích được vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới: trung tâm kinh tế và tổ chức thương mại hàng đầu của thế giới.

- Trình bày được các biểu hiện của hợp tác và mối liên kết toàn diện giữa các nước trong EU

- Ghi nhớ được một số địa danh

- Sử dụng bản đồ để nhận biết các nước thành viên của EU, phân tích liên kết vùng Châu Âu

- Phân tích được các sơ đồ, lược đồ trong bài.

- Phân tích các bảng số liệu, tư liệu

- Dạy học tập trung/ tại lớp hoặc phòng bộ môn

- GV tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với đặc trưng của từng lớp học, từng đơn vị, địa phương nhằm đạt được các nội dung theo yêu cầu cần đạt của bài học.

- Tổ chức dạy học theo trình tự các đề mục trong từng tiết học.

- Gợi ý một số phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học:

+ Thảo luận cặp đôi, làm việc nhóm, đàm thoại gợi mở, đặt vấn đề, phân tích tổng hợp...,

+ Sử dụng các bản đồ, lược đồ, sơ đồ, số liệu thống kê, biểu đồ, tranh ảnh phù hợp.

+ Sử dụng tivi, máy chiếu để trình chiếu các tư liệu, video, hình ảnh về sự hình thành và phát triển của LM. Châu Âu

+ Dùng ứng dụng (APP) “Google Earth” để dẫn dắt và giới thiệu cho HS tham quan trực tuyến một số địa danh, công trình nổi tiếng của LM. Châu Âu và một số nước thành viên.

+ Tiết 2 có thể sử dụng PP lớp học đảo ngược, cho học sinh tìm hiểu trước các vấn đề về hợp tác, liên kết của LM.Châu Âu ở nhà, GV tổ chức cho HS khái quát nội dung kiến thức trên lớp và tổ chức các hoạt động củng cố bài học.

8

Củng cố KT chủ đề: các vấn đề toàn cầu (tiết 3)

1

Tuần 13 từ

29/11🡪4/12/21

Bổ sung các nội dung kiến thức, kỹ năng, năng lực còn thiếu trong chủ đề đã dạy học ở phần trước đó.

- Dạy học tập trung/ tại lớp hoặc dạy học trực tuyến (nếu cần)

Củng cố các nội dung kiến thức của chủ đề mà học sinh đã tự học.

9

Củng cố KT bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (tiết 3) Thực hành: Tìm hiểu sự phân hóa lãnh thổ sản xuất của Hoa Kỳ

1

Tuần 14 từ

6/12🡪11/12/21

Bổ sung các nội dung kiến thức, kỹ năng, năng lực còn thiếu trong chủ đề đã dạy học ở phần trước đó.

- Dạy học tập trung/ tại lớp hoặc dạy học trực tuyến (nếu cần)

- Củng cố các nội dung kiến thức của chủ đề mà học sinh đã tự học

- Kiểm tra, đánh giá phần làm bài tập thực hành theo hướng dẫn của học sinh

10

Củng cố KT bài 7: Liên minh Châu Âu (tiết 3) Thực hành: Tìm hiểu về liên minh Châu Âu.

1

Tuần 15 từ 13/12🡪18/12/21

Bổ sung các nội dung kiến thức, kỹ năng, năng lực còn thiếu trong chủ đề đã dạy học ở phần trước.

- Dạy học tập trung/ tại lớp hoặc dạy học trực tuyến (nếu cần)

- Củng cố các nội dung kiến thức của chủ đề mà học sinh đã tự học

- Kiểm tra, đánh giá phần làm bài tập thực hành theo hướng dẫn của học sinh

11

Ôn tập

2

Tuần 16 từ

20/12🡪25/12/21

Tuần 17 từ 27/12/21🡪1/1/22

- Khái quát lại toàn bộ kiến thức của chương trình HK I đã học

- Rèn luyện những kĩ năng địa lí cơ bản: Kĩ năng đọc bản đồ, biểu đồ; phân tích, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu thống kê; khái quát hóa kiến thức; kĩ năng làm bài thi môn Địa lí.

- Hình thành và phát triển năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; hợp tác; giao tiếp.

sử dụng bản đồ, làm việc với bảng số liệu, biểu đồ.

- Dạy học tập trung/ tại lớp hoặc dạy học trực tuyến (nếu cần)

- Có thể dùng sơ đồ tư duy, hoặc tổ chức các trò chơi phù hợp giúp HS nắm vững các kiến thức trong các bài đã học.

- Nên có bộ đề ôn tập, sử dụng máy chiếu hiển thị bộ đề tham khảo cho HS thực hành.

12

Kiểm tra cuối kì 1

1

Tuần 18 từ 3/1/22🡪8/1/22

- Kiểm tra kiến thức của học sinh và khả năng vận dụng kiến thức của HS vào các tình huống cụ thể sau khi học xong chương trình HK I

- Rèn luyện những kĩ năng địa lí cơ bản: Kĩ năng đọc bản đồ, biểu đồ; phân tích, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu thống kê; khái quát hóa kiến thức; kĩ năng làm bài thi môn Địa lí.

Theo KH của Sở và nhà trường

Theo KH chung của Sở và nhà trường

Tuần dự trữ: tuần: 10/1-15/1/2022

Tổng số tiết kì 1: 18

HỌC KÌ 2

1

Bài 8. Liên Bang Nga

2

Tiết 1. Tự nhiên - dân cư - xã hội

Mục II. 2 (?) Học sinh tự học

(CV 4040/BGD)

Tiết 2. Kinh tế

Mục III và Mục IV Học sinh tự học

(CV 4040/BGD)

Tiết 3. Thực hành tìm hiểu sự thay đổi GDP và phân bố nông nghiệp của Liên Bang Nga.

- Cả bài - Học sinh tự học

(CV 4040/BGD)

Tuần 19 từ

10/1/🡪15/1/22

Tuần 20 từ

17/1/🡪22/1/22

- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ LBN.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với phát triển KT.

- Phân tích các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng đến phát triển kinh tế.

- Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế, đặc điểm nổi bật của một số vùng kinh tế.

- Hiểu được mối quan hệ đa dạng giữa LBN và Việt Nam.

- Ghi nhớ một số địa danh

- Sử dụng bản đồ để nhận biết và phân tích đặc điểm tự nhiên, phân bố dân cư, đô thị của LBN.

- Phân tích số liệu, tư liệu về biến động dân cư LBN.

- Phân tích được bảng số liệu, biểu đồ, tư liệu về tình hình phát triển kinh tế Nga

- Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ và nhận xét.

- Dựa vào bản đồ, lược đồ, nhận xét sự phân bố của sản xuất nông nghiệp.

- Dạy học tập trung/ tại lớp hoặc phòng bộ môn kết hợp hướng dẫn HS tự học tại nhà

- GV tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với đặc trưng của từng lớp học, từng đơn vị, địa phương nhằm đạt được các nội dung theo yêu cầu cần đạt của bài học.

- Tổ chức dạy học theo trình tự các đề mục trong từng tiết học.

- Gợi ý một số phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học:

+ Thảo luận cặp đôi, làm việc nhóm, đàm thoại gợi mở, đặt vấn đề, phân tích tổng hợp...,

+ Sử dụng các bản đồ, lược đồ, sơ đồ, số liệu thống kê, biểu đồ, tranh ảnh phù hợp.

+ Sử dụng tivi, máy chiếu để trình chiếu các tư liệu, video, hình ảnh về đặc điểm tự nhiên, DC - XH và kinh tế LBN.

+ Dùng ứng dụng (APP) “Google Earth” để dẫn dắt và giới thiệu cho HS tham quan trực tuyến một số địa danh, công trình nổi tiếng của LBN

+ Tiết 1 & 2: Tiến hành các hoạt động dạy học trên lớp bình thường theo kế hoạch.

+ Tiết 3: GV có thể sử dụng PP lớp học đảo ngược: cung cấp tài liệu, bài giảng hướng dẫn cho HS ng/cứu các yêu cầu và hoàn thành các nội dung của bài thực hành ở nhà

2

Bài 9: Nhật Bản.

2

Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế

Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế

Mục II. Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn - Học sinh tự học

(CV 4040/BGD)

Tiết 3. Thực hành tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản - Cả bài: Học sinh tự làm

(CV 4040/BGD)

Tuần 21 từ 24/1/🡪29/1/22

(Từ 31/1/🡪5/2/22 nghỉ tết âm lịch)

Tuần 22 từ 7/2/🡪12/2/22

- Biết được vị trí, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế

- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới phát triển kinh tế.

- Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của Nhật Bản

- Hiểu được đặc điểm các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản

- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày một số đặc điểm địa hình, tài nguyên khoáng sản, sự phân bố một số ngành công nghiệp, nông nghiệp của Nhật Bản.

- Nhận xét các bản đồ, số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Nhật Bản.

- Vẽ biểu đồ - Nhận xét biểu đồ

- Hình thành và phát triển năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác, xử lí số liệu, sử dụng bản đồ.

- Dạy học tập trung/ tại lớp hoặc phòng bộ môn.

- GV tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với đặc trưng của từng lớp học, từng đơn vị, địa phương nhằm đạt được các nội dung theo yêu cầu cần đạt của bài học.

- Tổ chức dạy học theo trình tự các đề mục trong từng tiết học.

- Gợi ý một số phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học:

+ Làm việc nhóm, thảo luận cặp đôi, làm việc cá nhân, đàm thoại gợi mở, đặt vấn đề, phân tích tổng hợp...,

+ Sử dụng các bản đồ, lược đồ, sơ đồ, số liệu thống kê, biểu đồ, tranh ảnh phù hợp.

+ Sử dụng tivi, máy chiếu để trình chiếu các tư liệu, video, hình ảnh về đặc điểm tự nhiên, DC - XH và kinh tế của Nhật Bản.

+ Dùng ứng dụng (APP) “Google Earth” để dẫn dắt và giới thiệu cho HS tham quan trực tuyến một số địa danh, công trình nổi tiếng của Nhật Bản

3

Ôn tập

1

Tuần 23 từ

14/2/🡪19/2/22

- Hệ thống kiến thức các bài đã học nữa đầu HK II: Bài 8 & Bài 9

- Rèn luyện những kĩ năng địa lí cơ bản: Kĩ năng đọc bản đồ, biểu đồ; phân tích, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu thống kê; khái quát hóa kiến thức.

Dạy học tập trung tại lớp

- Có thể dùng sơ đồ tư duy, hoặc tổ chức các trò chơi phù hợp giúp HS nắm vững kiến thức những bài đã học.

- Nên có bộ đề ôn tập, sử dụng máy chiếu hiển thị bộ đề tham khảo cho HS thực hành.

4

Kiểm tra giữa kì 2

1

Tuần 24 từ 21/2/🡪26/2/22

Dạy học tập trung tại lớp

- Tổ chức kiểm tra theo kế hoạch, hướng dẫn của Sở

5

Bài 10. CHND Trung Hoa (Trung Quốc)

2

Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội.

Mục III. 2 Xã hội- Học sinh tự học

(CV 4040/BGD)

Tiết 2: Kinh tế

Mục I. Khái quát. Học sinh tự học

(CV 4040/BGD)

Tiết 3. Thực hành

- Cả bài: Học sinh tự làm

(CV 4040/BGD)

Tuần 25 từ

28/2/🡪5/3/22

Tuần 26 từ 7/3/🡪12/3/22

- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Trung Quốc.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

- Phân tích được các đặc điểm dân cư – xã hội và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.

- Hiểu và phân tích được đặc điểm phát triển kinh tế, một số ngành kinh tế chủ chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới ; phân tích được nguyên nhân phát triển kinh tế.

- Giải thích được sự phân bố của một số ngành kinh tế Trung Quốc; sự tập trung các đặc khu kinh tế tại vùng duyên hải.

- Hiểu được quan hệ đa dạng giữa Trung Quốc và Việt Nam.

- Ghi nhớ một số địa danh

- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày sự khác biệt về tự nhiên, về sự phân bố dân cư và kinh tế giữa miền Đông và miền Tây của Trung Quốc.

- Phân tích các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Trung Quốc.

- Hình thành và phát triển năng lực tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác, xử lí số liệu, sử dụng bản đồ.

- Dạy học tập trung/ tại lớp hoặc phòng bộ môn.

- GV tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp với đặc trưng của từng lớp học, từng đơn vị, địa phương nhằm đạt được các nội dung theo yêu cầu cần đạt của bài học.

- Tổ chức dạy học theo trình tự các đề mục trong từng tiết học.

- Gợi ý một số phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học:

+ Làm việc nhóm, thảo luận cặp đôi, làm việc cá nhân, đàm thoại gợi mở, đặt vấn đề, phân tích tổng hợp...,

+ Sử dụng các bản đồ, lược đồ, sơ đồ, số liệu thống kê, biểu đồ, tranh ảnh phù hợp về Trung Quốc.

+ Sử dụng tivi, máy chiếu để trình chiếu các tư liệu, video, hình ảnh về đặc điểm tự nhiên, DC - XH và kinh tế của Trung Quốc.

+ Dùng ứng dụng (APP) “Google Earth” để dẫn dắt và giới thiệu cho HS tham quan trực tuyến một số địa danh, công trình nổi tiếng của Trung Quốc.

6

Bài 11.

Chủ đề: Đông Nam Á

3

Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội

Tiết 2. Kinh tế

Tiết 3. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

Mục II, III Học sinh tự học

(CV 4040/BGD)

Tiết 4. Thực hành

- Cả bài: Học sinh tự làm

(CV 4040/BGD)

Tuần 27 từ 14/3/🡪19/3/22

Tuần 28 từ 21/3/🡪26/3/22

Tuần 29 từ 28/3/🡪2/4/22

- Xác định được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ khu vực ĐNA

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế.

- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.

- Trình bày và giải thích được một số đặc điểm kinh tế.

- Hiểu được mục tiêu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN); cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hoá; thành tựu và thách thức của các nước thành viên.

- Hiểu được sự hợp tác đa dạng của Việt Nam với các nước trong Hiệp hội.

- Ghi nhớ một số địa danh

- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày được vị trí các nước thành viên, đặc điểm chung về địa hình, khoáng sản, phân bố một số ngành kinh tế của các nước ASEAN.

- Nhận xét các số liệu, tư liệu về kết quả phát triển kinh tế của các nước ASEAN.

- Tiết 1, 2: Dạy học tập trung/ tại lớp hoặc phòng bộ môn

- Tiết 3: Hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà và tổ chức báo cáo kết quả trên lớp

* Tiết 1 & 2: GV tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp để truyền tải các nội dung kiến thức phần: “Tự nhiên, dân cư – xã hội” và kinh tế của Đông Nam Á kết hợp hướng dẫn HS làm việc ở nhà.

- GV có thể sử dụng PP lớp học đảo ngược: cung cấp trước các tài liệu, bài giảng để học sinh tìm hiểu các nội dung kiến thức ở nhà nhằm giảm tải cho thời lượng truyền đạt kiến thức trên lớp, dành thời gian cho HS trình bày khái quát kiến thức, trả lời các câu hỏi và GV củng cố, khắc sâu kiến thức.

- Kết hợp tổ chức hướng dẫn cho học sinh làm việc theo nhóm hoàn thành các dự án ng/cứu trên lớp và ở nhà về các nội dung liên quan “Hiệp hội các nước ĐNA”“Hoạt động kinh tế đối ngoại của ĐNA” ở nhà

+ Cần nêu cụ thể các chủ đề tìm hiểu và gợi ý các yêu cầu cần đạt, cách thức thực hiện… (VD: Mục đích và cơ chế hợp tác của ASEAN; Thành tựu và thách thức của ASEAN trong quá trình phát triển; Đánh giá hoạt động kinh tế đối ngoại của ĐNA; Vai trò của Việt Nam trong ASEAN)

* Tiết 3: Tổ chức cho các nhóm HS báo cáo kết quả các chủ đề tìm hiểu được trên lớp tùy theo khả năng thực tế của từng nhóm, từng địa phương. (Có thể là slide PP, sơ đồ tư duy, video clip, văn bản, thuyết trình hoặc báo tường…)

- GV hướng dẫn, theo dõi, đánh giá sản phẩm của HS và củng cố kiến thức.

* Gợi ý một số phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học:

+ Phương pháp đặt vấn đề, thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm, lớp học đảo ngược, dạy học theo dự án…

+ Sử dụng các bản đồ, số liệu thống kê, biểu đồ phù hợp…

+ Sử dụng tivi, máy chiếu để trình chiếu một số tư liệu, video, hình ảnh… nhằm thể hiện rõ được các nội dung cơ bản của bài học.

+ Dùng ứng dụng (APP) “Google Earth” để dẫn dắt và giới thiệu cho HS tham quan trực tuyến một số địa danh, công trình nổi tiếng của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

7

Ô-Xtrây-li-a

1

Tiết 2. Thực hành – Tìm hiểu vê dân cư Ô-Xtrây-li-a.

Tiết 1. Khái quát về Ô- xtrây-li-a Học sinh tự học

(CV 4040/BGD)

Tuần 30 từ

4/4/- 9/4/21

- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.

- Sử dụng bản đồ để trình bày các đặc điểm dân dư và phân bố dân cư Ô-xtrây-li-a

- Nhận xét các số liệu, tư liệu về vấn đề dân cư của Ô-xtrây-li-a.

Dạy học tập trung/ tại lớp hoặc phòng bộ môn

- GV hướng dẫn HS Tìm hiểu về đặc điểm dân cư Ô-Xtrây-li-a theo gợi ý SGK.

- Học sinh phân tích các thông tin, số liệu, bản đồ để viết báo cáo theo yêu cầu

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả tìm hiểu được, theo dõi và đánh giá sản phẩm của HS.

* Gợi ý một số phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học:

+ Phương pháp đặt vấn đề, thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm…

+ Sử dụng các bản đồ, số liệu thống kê, biểu đồ phù hợp…

+ Sử dụng tivi, máy chiếu để trình chiếu một số tư liệu, video, hình ảnh… về đặc điểm dân cư Ô-Xtrây-li-a

8

Củng cố KT Bài 8: Liên Bang Nga

1

Tuần 31 từ

11/4- 16/4/21

Bổ sung các nội dung kiến thức, kỹ năng, năng lực còn thiếu trong chủ đề đã dạy học ở phần trước đó.

- Dạy học tập trung/ tại lớp hoặc dạy học trực tuyến (nếu cần)

- Củng cố các nội dung kiến thức của chủ đề mà học sinh đã tự học

- Kiểm tra, đánh giá phần làm bài tập thực hành theo hướng dẫn của học sinh

9

Củng cố KT bài 9: Nhật Bản

1

Tuần 32 từ

18/4/🡪23/4/22

Bổ sung các nội dung kiến thức, kỹ năng, năng lực còn thiếu trong chủ đề đã dạy học ở phần trước đó.

- Dạy học tập trung/ tại lớp hoặc dạy học trực tuyến (nếu cần)

- Củng cố các nội dung kiến thức của chủ đề mà học sinh đã tự học

- Kiểm tra, đánh giá phần làm bài tập thực hành theo hướng dẫn của học sinh

10

Củng cố KT bài 10: CHND Trung Hoa

(Trung Quốc)

1

Tuần 33 từ

25/4/🡪30/4/22

Bổ sung các nội dung kiến thức, kỹ năng, năng lực còn thiếu trong chủ đề đã dạy học ở phần trước.

- Dạy học tập trung/ tại lớp hoặc dạy học trực tuyến (nếu cần)

- Củng cố các nội dung kiến thức của chủ đề mà học sinh đã tự học

- Kiểm tra, đánh giá phần làm bài tập thực hành theo hướng dẫn của học sinh

11

Ôn tập

2

Tuần 34 từ

2/5/🡪7/5/22

- Khái quát lại toàn bộ kiến thức của chương trình HK II đã học

- Rèn luyện những kĩ năng địa lí cơ bản: Kĩ năng đọc bản đồ, biểu đồ; phân tích, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu thống kê; khái quát hóa kiến thức; kĩ năng làm bài thi môn Địa lí.

- Hình thành và phát triển năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; hợp tác; giao tiếp.

sử dụng bản đồ, làm việc với bảng số liệu, biểu đồ.

- Dạy học tập trung/ tại lớp hoặc dạy học trực tuyến (nếu cần)

- Có thể dùng sơ đồ tư duy, hoặc tổ chức các trò chơi phù hợp giúp HS nắm vững các kiến thức trong các bài đã học.

- Nên có bộ đề ôn tập, sử dụng máy chiếu hiển thị bộ đề tham khảo cho HS thực hành.

12

Kiểm tra cuối kì II

1

Tuần 35 từ 9/5/🡪14/5/22

- Theo KH của Sở

Theo yêu cầu của Sở và nhà trường

Theo KH chung của Sở và nhà trường

TỔ TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

…., ngày tháng năm 20…

HIỆU TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

TRƯỜNG THPT .......

TỔ.........................................

(THAM KHẢO)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 

MÔN HỌC: ĐỊA LÍ, KHỐI LỚP 12

(Năm học 2021 - 2022)

STT

Bài học/ chủ đề

Số tiết

Yêu cầu cần đạt

Thiết bị dạy học

Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

1

Bài 1. Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập.

Cả bài

Tích hợp vào Bài 20 thành chủ đề và dạy trong 2 tiết

2

Bài 2. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

1

- Trình bày được vị trí và giới hạn, phạm vi lãnh thổ nước ta.

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí.

- Xác định được vị trí và phạm vi lãnh thổ của nước ta trên bản đồ.

- Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Hình thành và phát triển năng lực: tự học; giải quyết vấn đề; hợp tác; giao tiếp; tính toán.

Atlat Địa lí VN -

Bản đồ tự nhiên Đông Nam Á.

Thực hiện dạy học theo mức độ cần đạt.

3

Bài 3. Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam

Cả bài

Học sinh tự làm

4

Bài 4. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ

Cả bài

Học sinh tự học

5

Bài 5. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo)

Cả bài

Học sinh tự học

6

Chủ đề. Đất nước nhiều đồi núi

(Bài 6+7)

3

- Biết được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

- Hiểu được sự phân hóa địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi.

- Hiểu được sự phân hóa địa hình đồng bằng, đặc điểm mỗi loại đồng bằng.

- Nhận thấy được sự đa dạng của địa hình nước ta.

- Hiểu được đặc điểm địa hình bán bình nguyên và đồi trung du

Atlat Địa lí VN -

Bản đồ tự nhiên VN

Tiết thứ 2. Nội dung: Thế mạnh và hạn chế tự nhiên của các khu vực đồi núi, đồng bằng đối với phát triển kinh tế-xã hội.

Các nội dung còn lại

Học sinh tự học

Tích hợp bài tập 1 (Bài 13) thành chủ đề và dạy trong 3 tiết.

7

Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

1

Khái quát được đặc điểm biển Đông

Các ảnh hưởng của BĐ đến thiên nhiên

Atlat Địa lí VN -

Bản đồ tự nhiên VN

8

Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

1

- Biết được nguyên nhân hình thành và biểu hiện của khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta.

- Phân tích được sự khác nhau khí hậu giữa các vùng

- Đọc biểu đồ khí hậu. Khai thác kiến thức từ bản đồ khí hậu.

- Sử dụng lược đồ trong SGK và Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm khí hậu nước ta.

Atlat Địa lí VN -

Bản đồ tự nhiên VN

9

Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)

1

- Biết được biểu hiện của nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên: Địa hình, thuỷ văn, thổ nhưỡng, SV.

- Giải thích được đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên.

- Sử dụng bản đồ Tự nhiên, Átlat Địa lí Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai, thực động vật và nhận xét mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng.

Atlat Địa lí VN -

Bản đồ tự nhiên VN

Mục 3

Học sinh tự học

10

Ôn tập giữa kì I

1

- Hệ thống kiến thức, kĩ năng đã học.

Atlat Địa lí VN -

Bản đồ tự nhiên VN

Không ôn tập, đánh giá định kì đối với những nội dung hướng dẫn học sinh tự học, tự làm.

11

Kiểm tra giữa kì I

1

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong toàn bộ chương trình giữa học kì I.

Không kiểm tra, đánh giá định kì đối với những nội dung hướng dẫn học sinh tự học, tự làm.

12

Chủ đề

Thiên nhiên phân hóa đa dạng

(Bài 11+12)

- Phân hóa theo B-N

- Phân hóa theo độ cao

-Phân hóa đông tây

- Các miền ĐLTN

2

- Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo Bắc – Nam là do sự thay đổi khí hậu từ Bắc – Nam, ranh giới là dãy Bạch Mã.

- Biết được sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và lãnh thổ phía Nam.

- Biết được sự phân hoá thiên nhiên từ Đông sang Tây theo 3 dải: Biển, thềm lục địa; Vùng đồng bằng ven biển; Vùng đồi núi

- Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo chiều Đông – Tây, trước hết do sự phân hoá địa hình và sự tác động kết hợp của địa hình với sự tác động của các khối khí qua lãnh thổ.

- Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao: Đặc điểm khí hậu, các loại đất chính, hệ sinh thái 3 đai cao ở Việt Nam; Nhận thức được mối liên hệ có quy luật trong sự phân hoá thổ nhưỡng và sinh vật.

- Biết được nguyên nhân và biểu hiện sự phân hoá thiên nhiên nước ta theo độ cao địa hình.

- Phân tích được đặc điểm tự nhiên 3 miền. Nhận thức được các mặt thuận lợi, khó khăn trong việc khai thác sử dụng tự nhiên ở mỗi miền

- Phân tích được mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên

- Đọc, phân tích bản đồ, bảng số liệu.

- Khai thác kiến thức từ bản đồ, Atlat.

- Làm việc theo nhóm xác định nội dung kiến thức để nhận thức được quy luật phân bố của thổ nhưỡng, sinh vật theo đai cao

- Sử dụng bản đồ và kiến thức đã học để trình bày các đặc điểm của ba miền tự nhiên (về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật)

- Phân tích được mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên

Atlat Địa lí VN -

Bản đồ tự nhiên VN

13

Bài 13. Thực hành

Bài tập 1

Tích hợp vào Bài 6

Bài tập 2

Học sinh tự làm

14

Chủ đề

Tài nguyên và môi trường (Bài 14+15)

2

- Biết được sự suy thoái tài nguyên rừng, đất; một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

- Biết được chiến lược, chính sách về tài nguyên và môi trường của Việt Nam.

- Phân tích các bảng số liệu về sự biến động của tài nguyên rừng và đất ở nước ta.

- Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên ở địa phương.

- Có ý thức sử dụng và bảo vệ tài nguyên.

- Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra đã phá hoại sản xuất, gây thiệt hại về người và của.

- Biết được chiến lược, chính sách về tài nguyên và môi trường của Việt Nam.

- Vận dụng vào thực tiễn các biện pháp phòng chống thiên tai.

- Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên và phòng chống thiên tai ở địa phương. Chia sẻ với đồng bào khi gặp thiên tai.

Atlat Địa lí VN

Bài 14: Mục 1.b - Đa dạng sinh học;

Bài 15: Mục 3 - Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Học sinh tự học

15

Ôn tập cuối kì I

1

- Hệ thống kiến thức, kĩ năng đã học.

Atlat Địa lí VN -

Bản đồ tự nhiên VN

Không ôn tập, đánh giá định kì đối với những nội dung hướng dẫn học sinh tự học, tự làm.

16

Kiểm tra cuối kì I

1

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong toàn bộ chương trình kì I.

Không kiểm tra, đánh giá định kì đối với những nội dung hướng dẫn học sinh tự học, tự làm.

11

Chủ đề:

DÂN CƯ

Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta.

Bài 17: Lao động và việc làm.

Bài 18: Đô thị hóa.

Bài 19: Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.

4

- Hiểu và phân tích được đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta.

- Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của dân số đông, tăng nhanh và phân bố chưa hợp lí.

- Phân tích được bảng số liệu thống kê, biểu đồ dân số Việt Nam để hiểu và trình bày về tình hình tăng DS, cơ cấu DS và phân bố dân cư ở nước ta.

- Có nhận thức đúng dắn về những KK, thách thức của DS nước ta

- Hiểu và trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.

- Hiểu vì sao việc làm đang là vấn đề gay gắt của nước ta và hướng giải quyết.

- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về nguồn lao động, sử dụng lao động, việc làm.

- Nhận thức đúng đắn về vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta

- Hiểu được một số đặc điểm đô thị hoá ở nước ta, nguyên nhân và những tác động đến kinh tế- xã hội

- Biết được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.

- Sử dụng Bản đồ phân bố dân cư, dân tộc và Atlat địa lí Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm phân bố dân cư, nhận xét mạng lưới các đô thị lớn.

- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về các đô thị ở Việt Nam.

- Nhận thức đúng đắn những tác động của ĐTH đến kinh tế- xã hội hiện nay ở nước ta.

Atlat Địa lí VN -

Bản đồ dân cư VN

Bài 16. Mục 4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở nước ta.

Học sinh tự học

12

Chủ đề

Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập. (Bài 1+20)

2

- Biết được công cuộc Đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội.

- Biết được bối cảnh và công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta.

- Biết được một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.

- Nắm được thành tựu lớn nhất của công cuộc đổi mới là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Phân tích biểu đồ và các bảng số liệu về tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng GDP của cả nước và phân theo thành phần kinh tế, tỉ lệ hộ nghèo của cả nước.

- Có nhận thức đúng đắn về công cuộc Đổi mới và hội nhập của nước ta và sự cần thiết phải thúc đẩy quá trình Đổi mới và hội nhập.

- Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp phát triển đất nước.

Atlat Địa lí VN

13

Bài 21. Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

Cả bài

Học sinh tự học

14

Chủ đề

Vấn đề phát triển nông - lâm - thủy sản

Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiêp.

Bài 23: Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt.

Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp.

3

- Hiểu và trình bày được cơ cấu ngành NN: trồng trọt và chăn nuôi; tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng và vật nuôi chính của nước ta.

- Sử dụng bản đồ Nông nghiệp, Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày sự phân bố các cây trồng và vật nuôi chủ yếu. Đọc và giải thích được đặc điểm phân bố ngành chăn nuôi .

- Chứng minh được xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

- Phân tích các bảng số liệu, sự chuyển dịch cơ cấu SX nông nghiệp, tình hình tăng trưởng của một số sản phẩm nông nghiệp.

- Viết báo cáo ngắn về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp dựa trên các bảng số liệu.

- Hiểu và trình bày được điều kiện, tình hình phát triển, phân bố ngành thủy sản và một số phương hướng phát triển ngành thủy sản của nước ta.

- Hiểu và trình bày được vai trò, tình hình phát triển, phân bố ngành lâm nghiệp.

-Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về lâm, ngư nghiệp.

- Phân tích bản đồ nông lâm ngư, Atlat địa lý VN để xác định các khu vực SX, khai thác lớn,các vùng nuôi trồng thủy sản quan trọng.

Atlat Địa lí VN -

Bản đồ NN VN

Bài 22

Mục 1. Ngành trồng trọt; phần b. Sản xuất cây thực phẩm.

Mục 2. Ngành chăn nuôi; phần b. Ngành chăn nuôi gia súc ăn cỏ; chăn nuôi dê, cừu

Học sinh tự học

Bài 23. Bài tập 1, ý b

Học sinh tự làm

Bài 24. Mục 2. Lâm nghiệp; phần b. Tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có, nhưng đã bị suy thoái nhiều.

Học sinh tự học

Bài 25. Cả bài

Học sinh tự học

15

Chủ đề

Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp

Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp.

Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.

Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

3

-Trình bày và nhận xét được cơ cấu CN theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.

- Một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành CN.

- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, sơ đồ về cơ cấu ngành CN.

- Phân tích bản đồ CN chung để trình bày về sự phân hóa lãnh thổ CN.

- Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công nghiệp nước ta

- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành CN trọng điểm

- Trình bày được khái niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta

- Sử dụng bản đồ và Atlat để phân tích cơ cấu ngành của một số trung tâm công nghiệp và phân bố của các ngành công nghiệp trọng điểm, các hình thức tổ chức sản xuất CN.

- Nhận thức đúng đắn về hướng phát triển một số ngành công nghiệp.

- Ý thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Atlat Địa lí VN -

Bản đồ CN VN

Bài 28. Mục 2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Học sinh tự học

Bài 29: Thực hành

Học sinh tự học

16

Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

1

- Trình bày được đặc điểm ngành GTVT, TTLL của nước ta : phát triển khá toàn diện cả về chất lượng và số lượng với nhiều loại hình.

- Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu về tình hình phát triển, cơ cấu vận tải của GTVT

- Sử dụng bản đô giao thông hoặc Atlat địa lý VN để trình sự phân bố của một số tuyến GTVT, đầu mối giao thông và trung tâm TTLL quan trọng

- Thể hiện trách nhiệm đối với vấn đề an toàn giao thông cũng như vấn đề ô nhiễm môi trường do ngành GTVT mang lại.

Atlat Địa lí VN

17

Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch.

1

- Phân tích được tình hình phát triển và sự thay đổi trong cơ cấu nội, ngoại thương và du lịch

- Phân tích được các nguồn tài nguyên du lịch của nước ta

- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển ngành du lịch, sự phân bố các trung tâm du lịch chính; mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường

- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về các ngành nội thương, ngoại thương, du lịch.

- Sử dụng bản đồ, Atlat để nhận biết và phân tích sự phân bố của các trung tâm thương mại và du lịch.

- Có trách nhiệm trong việc quảng bá các nguồn tài nguyên du lịch, trách nhiệm trong việc bảo về môi trường du lịch.

Atlat Địa lí VN

18

Ôn tập giữa kì II

1

- Hệ thống kiến thức, kĩ năng đã học.

Atlat Địa lí VN -

Không ôn tập, đánh giá định kì đối với những nội dung hướng dẫn học sinh tự học, tự làm.

19

Kiểm tra giữa kì II

1

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong toàn bộ chương trình học giữ học kì II.

Atlat Địa lí VN

Không kiểm tra, đánh giá định kì đối với những nội dung hướng dẫn học sinh tự học, tự làm.

20

Bài 32. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

1

- Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Phân tích việc sử dụng các thế mạnh để phát triển các ngành kinh tế của vùng ; một số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục.

- Biết được sự phát triển kinh tế của vùng có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế.

- Sử dụng bản đồ để xác định vị trí của vùng, nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành sản xuất nổi bật.

- Nhận thức được những thế mạnh và những KK vùng TDMN Bắc bộ, có thể đưa ra những định hướng cho sự PT KT vùng.

Atlat Địa lí VN -

Mục 1. Khái quát chung

Chỉ dạy nội dung về phạm vi lãnh thổ, tên các tỉnh, vị trí địa lí của vùng. Phần khái quát còn lại hướng dẫn HS tự học.

21

Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

1

- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.

- Phân tích được các thế mạnh, hạn chế của vùng

- Phân tích được một số vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội của vùng: Vấn đề phát triển công nghiệp, vấn đề phát triển dịch vụ.

- Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về các thế mạnh của vùng.

- Nhận thức đúng về vấn đề dân số của vùng

- Thấy rõ sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng ĐBSH.

Atlat Địa lí VN -

Bản đồ vùng Đồng bằng Sông Hồng

22

Bài 34. Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng

Atlat Địa lí VN -

Cả bài

Học sinh tự học

23

Bài 35. Vấn đề phát triển KT-XH ở Bắc Trung Bộ.

1

- Trình bày được vị trí địa lí, và hình dạng lãnh thổ đặc biệt của vùng từ đó đánh giá vai trò của đặc điểm này đối với phát triển kinh tế xã hội của vùng.

- Phân tích được sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp, cơ cấu công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng.

- Sử dụng bản đồ, Atlat để xác định vị trí của vùng, nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành kinh tế đặc trưng của vùng.

- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ để thấy được tình hình phát triển kinh tế của vùng

- Nhận thức được những thế mạnh và những KK vùng có thể đưa ra những định hướng cho sự PT KT vùng trong tương lai.

Atlat Địa lí VN – Bản đồ vùng Bắc Trung Bộ

Mục 1. Khái quát chung

Chỉ dạy nội dung về phạm vi lãnh thổ, tên các tỉnh, vị trí địa lí của vùng. Phần khái quát còn lại hướng dẫn HS tự học

Câu hỏi 1 phần câu hỏi và bài tập

Học sinh tự học

24

Bài 36. Vấn đề phát triển KT-XH ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

1

- Biết và trình bày được đặc điểm khái quát chung (vị trí địa lí, lãnh thổ, các tỉnh) của Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Trình bày được vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển và tầm quan trọng của vấn đề phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để trình bày về hiện trạng và sự phân bố các ngành kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Sử dụng tổng hợp các nguồn tài liệu : bản đồ, số liệu thống kê để so sánh sự phát triển ngành thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Atlat Địa lí VN – Bản đồ vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Mục 1. Khái quát chung

Chỉ dạy nội dung về phạm vi lãnh thổ, tên các tỉnh, vị trí địa lí của vùng. Phần khái quát còn lại hướng dẫn HS tự học

Câu hỏi 1 phần câu hỏi và bài tập

Học sinh tự học

25

Bài 37. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

1

- Biết được vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ của vùng, ý nghĩa của việc phát triển kinh tế ở Tây Nguyên.

- Hiểu được thực trạng phát triển cây công nghiệp ; khai thác và chế biến lâm sản, bảo vệ rừng ; phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi và những vấn đề của vùng, biện pháp giải quyết những vấn đề đó.

- Sử dụng bản đồ để xác định vị trí, giới hạn của Tây Nguyên ; nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành sản xuất nổi bật.

- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ kinh tế của Tây Nguyên.

Atlat Địa lí VN – Bản đồ vùng Tây Nguyên

Mục 1. Khái quát chung

Chỉ dạy nội dung về phạm vi lãnh thổ, tên các tỉnh, vị trí địa lí của vùng. Phần khái quát còn lại hướng dẫn HS tự học

Câu hỏi 1 phần câu hỏi và bài tập

Học sinh tự học

26

Bài 38. Thực hành:

So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ.

1

- Củng cố thêm kiến thức trong bài 32 và 37

- Biết những nét tương đồng và khác biệt về cây công công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa TN và TDMNBB.

- Xử lý, phân tích số liệu theo yêu cầu và rút ra nhận xét cần thiết.

- Biết cách nhận xét, đánh giá so sánh các vấn đề giữa các vùng.

Atlat Địa lí VN

27

Bài 39. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

1

- Biết được vài nét khái quát về kinh tế – xã hội của vùng Đông Nam Bộ.

- Hiểu được vấn đề đã và đang được giải quyết để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, thể hiện cụ thể ở các ngành kinh tế và việc phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Xác định được trên bản đồ các đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế – xã hội tạo nên những đặc trưng của vùng.

Atlat Địa lí VN -

Bản đồ vùng ĐNB

Mục 2. Các thế mạnh và hạn chế của vùng

Học sinh tự học

Câu hỏi 1 phần câu hỏi và bài tập

Học sinh tự học

28

Bài 40. Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ

Cả bài

Học sinh tự học

29

Bài 41. Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

1

- Biết vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.

- Hiểu được đặc điểm tự nhiên của Đồng Bằng sông Cửu Long với những thế mạnh và hạn chế của nó đối với việc phát triển kinh tế –xã hội của vùng.

- Nhận thức được tính cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến Đồng bằng sông Cửu Long thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước.

- Đọc và phân tích một số thành phần tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long trên bản đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam.

- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu có liên quan.

- Có nhận thức trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và cải tạo tự nhiên.

Atlat Địa lí VN -

Bản đồ tự nhiên Đồng bằng sông Cửu Long

Mục 1. Các bộ phận hợp thành Đồng bằng sông Cửu Long

Chỉ dạy nội dung về phạm vi lãnh thổ, tên các tỉnh, vị trí địa lí của vùng. Phần khái quát còn lại hướng dẫn HS tự học

30

Bài 42. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông

1

- Có được một cái nhìn tổng quan về các nguồn lợi biển đảo nước ta

- Hiểu được vai trò của hệ thống đảo trong chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền vùng biển, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước ta.

- Biết được các vấn đề chủ yếu trong khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo.

- Xác định trên bản đồ sự phân bố các nguồn lợi biển chủ yếu.

- Xác định được trên bản đồ các đảo quan trọng, các huyện đảo của nước ta.

- Ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo và bảo vệ tài nguyên biển.

Atlat VN

Bản đồ tự nhiên ĐNA

31

Bài 43. Các vùng kinh tế trọng điểm

Atlat Địa lí VN

Cả bài

Học sinh tự học

32

Bài 44, 45. Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố

Atlat Địa lí VN

Cả bài

Học sinh tự làm

33

Ôn tập cuối kì II

2

- Hệ thống kiến thức, kĩ năng đã học.

Atlat Địa lí VN -

Không ôn tập, đánh giá định kì đối với những nội dung hướng dẫn học sinh tự học, tự làm.

34

Kiểm tra cuối kì II

1

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong toàn bộ chương trình học kì II.

Atlat Địa lí VN -

Không kiểm tra, đánh giá định kì đối với những nội dung hướng dẫn học sinh tự học, tự làm.

Lưu ý:

1. Thời gian còn lại của năm học tiếp tục tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản đã học cho các nhóm đối tượng học sinh một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại địa phương.

2. Tùy vào điều kiện thực tế của mỗi trường, tổ chuyên môn xây dựng mục tiêu dạy học cho phù hợp.