Đề cương ôn tập địa lí 12 giữa học kỳ 1

Đề cương ôn tập địa lí 12 giữa học kỳ 1

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề cương ôn tập địa lí 12 giữa học kỳ 1

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I

MÔN: ĐỊA LÝ- LỚP 12

NĂM HỌC 2021-2022

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN.

CHỦ ĐỀ 1 :VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ.

1. Trình bày VTĐL, giới hạn, phạm vi lãnh thổ VN.

a. Vị trí địa lí .

- Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo đông dương, gần TT Đông Nam Á.

- Hệ toạ độ trên đất liền ( các điểm cực), trên biển -SGK

b. Phạm vi lãnh thổ.

- Vùng đất: Tổng diện tích 331 212 km2, gồm đất liền và các đảo, quần đảo. Các nước tiếp giáp. Chiều dài đường biên giới trên đất liền và đường bờ biển.

- Vùng biển: các nước tiếp giáp. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta ở BĐ. Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

- Vùng trời.

2. Phân tích được ảnh hưởng của VTĐL, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kt – xh và quốc phòng.

a. Ý nghĩa tự nhiên.

+ VTĐL đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Vị trí và lãnh thổ tạo nên sự phân hoá đa dạng về tự nhiên, sự phong phú về TNKS và TNSV.

+ Do VTĐL nên nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai.

b. Ý nghĩa về kt – xh và quốc phòng.

- Về kinh tế:

+ Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

+ Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc. Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…)

-  Về văn hóa – xã hội: Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước.

- Về an ninh – quốc phòng.

+ Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong Công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

CHỦ ĐỀ 2 : ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI.

1. Đặc điểm chung của địa hình.

- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

+ Địa hình thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam.

+ Hướng núi gồm 2 hướng chính: Hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung. 

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Địa hình chịu sự tác động mạnh mẽ của con người:

2. các khu vực địa hình.

a. Khu vực đồi núi: ( Vị trí, đặc điểm của các vùng núi ).

* Địa hình núi chia thành 4 vùng:

- Vùng núi Đông Bắc:

+ Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích chạy theo hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương ...

- Vùng núi Tây Bắc:

+ Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta với 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam (Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn, phía tây là địa hình núi trung bình với dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt – Lào, ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi).

- Vùng núi Trường Sơn Bắc: Từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và và so le theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với địa thế thấp, hẹp và được nâng  cao ở hai đầu.

- Vùng núi Trường Sơn Nam:

+ Gồm các khối núi và các cao nguyên.

+ Khối núi Kon Tum và khối núi Cực Nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, nghiêng về phía đông.

+ Các cao nguyên badan Plây Ku, Đăk Lăk, Mơ Nông, Di Linh ở phía tây có địa hình tương đối bằng phẳng, làm thành các bề mặt cao 500-800-1000m.

* Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du:

b. Khu vực đồng bằng: 

* Đồng bằng châu thổ sông: Được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

- Đồng bằng sông Hồng: rộng khoảng 15.000 km2, địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê thường xuyên được bồi phù sa.

- Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ): rộng 40.000 km2, địa hình thấp, phẳng. Trên bề mặt đồng bằng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng Tháp Mười, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.

* Đồng bằng ven biển:

- Có tổng diện tích 15.000 km2, phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

- Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu nên đất ở đây có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa.

- Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm 3 dải:

3. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển kinh tế – xã hội:

a. Khu vực đồi núi:

* Các thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên:

- Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.

- Rừng và đất trồng: tạo cơ sở cho phát triển nền nông, lâm nghiệp nhiệt đới.

+ Nguồn thủy năng: các sông miền núi có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.

+ Tiềm năng du lịch:

* Các mặt hạn chế:

- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

- Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất ...)

b. Khu vực đồng bằng:

* Các thế mạnh:

- Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa các loại nông sản, đặc biệt là gạo.

- Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.

- Là nơi có điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại. 

- Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.

* Hạn chế: Thường xuyên chịu thiên tai như bão, lụt, hạn hán ....

CHỦ ĐỀ 3 : THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN.

1. Khái quát về Biển Đông:

 - Biển Đông là một vùng biển rộng (3,477triêụ km2).

- Là biển tương đối kín. (CM)

- Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.(CM)

=> Ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta.

2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam

a. Khí hậu: Nhờ có Biển Đông nên khí  hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa, lượng mưa nhiều, các khối khí đi qua biển vào nước ta làm cho độ ẩm cao.  

b. Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

- Địa hình đa dạng: địa hình vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thoải với bãi triều rộng lớn, các bãi cát, các đảo ven bờ và những rạn san hô.

- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất phèn, nước lợ, hệ sinh thái rừng trên đảo …

c. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

-  Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, cát, quặng ti tan…, trữ  lượng lớn, nhiều vùng thuận lợi cho việc làm muối.

- Tài nguyên hải sản: các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng... ven các đảo có nhiều rạn san hô.

d. Thiên tai

- Bão lớn kèm sóng lừng, lũ lụt,

- Sạt lở bờ biển.

- Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung

CHỦ ĐỀ 4 : THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

BÀI 9. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

I. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

1. Tính chất nhiệt đới

- Tổng bức xạ lớn

- Cán cân bức xạ luôn dương.

- Nhiệt độ TB năm lớn hơn 200C

- Số giờ nắng lớn: 1400-3000 giờ/năm.

→ Nguyên nhân : Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc, góc nhập xạ lớn, mỗi năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh

2. Lượng mưa, độ ẩm lớn

- Lượng mưa lớn : Trung bình từ 1500 → 2000 mm/năm, một số khu vực đón gió và núi cao lượng mưa lên đến 3500 → 4000 mm/năm

- Độ ẩm không khí cao : > 80%, cân bằng ẩm luôn dương

→ Nguyên nhân : Do các khối khí di chuyển qua biển (trong đó có biển Đông) đã mang lại cho nước ta lượng mưa lớn

3. Gió mùa

* Tín phong :

- Do nước ta nằm ở khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc nên có Tín phong hướng Đông Bắc hoạt động quanh năm nhưng bị lấn áp bởi gió mùa, chỉ hoạt động xen kẽ với gió mùa hoặc mạnh lên vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.

- Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, miền Nam (từ Đà Nẵng trở vào) chịu ảnh hưởng của Tín phong, đây là nguyên nhân gây mưa cho Trung Trung Bộ và mùa khô cho Tây Nguyên và Nam Bộ nước ta.

* Gió mùa :Do nằm trong khu vực gió mùa châu Á nên khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng bởi gió mùa, trong một năm có hai mùa gió là: gió mùa muà đông (gió mùa Đông Bắc) và gió mùa mùa hè(gió mùa Tây Nam)

Tóm tắt hoạt động của gió mùa ở nước ta bằng bảng sau:

Gió mùa

Hướng gió

Nguồn gốc

Phạm vi hoạt động

Thời gian hoạt động

Tính chất

Ảnh hưởng đến khí hậu

mùa đông

Đông Bắc

Áp cao Xibia

Miền Bắc

Tháng XI-IV

Nửa đầu mùa: lạnh, khô.

Mùa đông lạnh ở miền Bắc

Nửa sau mùa: lạnh, ẩm (có mưa phùn ven biển và các đồng bằng bắc bộ, BTB)

mùa hè

Tây Nam

Nửa đầu mùa: khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương

Cả nước

V-VII

Nóng ẩm

- Mưa ở Nam Bộ, Tây Nguyên.

- Khô, nóng cho Trung Bộ, phía nam vùng TB.

Giữa và cuối mùa : áp cao cận chí tuyến BCN

VI-X

Nóng ẩm

Mưa cho cả nước

Hoạt động của gió mùa đã tạo ra sự phân mùa khí hậu:

- Miền Bắc: có hai mùa: mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.

- Miền Nam: có hai mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

- Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Bộ ( hay gọi là giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn) có sự đối lập về mùa mưa và khô, đồng bằng ven biển Trung Bộ mùa mưa lệch dần vào thu-đông.

II/ KỸ NĂNG THỰC HÀNH ĐỊA LÍ.

- Sử dụng Atlat địa lí.

- Nhận dạng, nhận xét biểu đồ,bảng số liệu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điểm nào sau đây không đúng với vị trí nước ta?

A. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc.

B. Nằm ở phía Đông Châu Á, trung tâm của bán đảo Đông Dương.

C. Nằm trong vùng có nhiều thiên tai.

D. Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng gió Mậu Dịch và gió mùa Châu Á

Câu 2: Điểm nào sau đây không đúng với lãnh thổ nước ta?

A. Diện tích vùng đất khoảng 331.212km2.

B. Đường biên giới trên đất liền 5400km.

C. Có khoảng hơn 4000 đảo lớn nhỏ.

D. Có một đường bờ biển dài 3260km.

Câu 3: Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương, nên Việt Nam có nhiều

A. tài nguyên sinh vật quý giá.

B. tài nguyên khoáng sản.

C. thiên tai: bão, lũ lụt,….

D. vùng tự nhiên khác nhau trên lãnh thổ.

Câu 4: Đồi núi nước ta có tính phân bậc, vì:

A. trong giai đoạn tân sinh, vận động nâng sụt diễn ra theo từng đợt.

B. trong giai đoạn tân sinh, có nhiều lần biển tiến, biển thoái diễn ra.

C. trong giai đoạn cổ sinh, có hoạt động vận động tạo núi khác nhau.

D. quá trình phong hoá tác động mạnh yếu khác nhau theo từng thời kì.

Câu 5: Ý nghĩa về mặt tự nhiên của địa hình đồi núi thấp là

A. bảo toàn tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên VN.

B. quá trình feralit là quá trình chủ đạo trong hình thành đất.

C. đai nhiệt đới chân núi vẫn chiếm ưu thế trên lãnh thổ.

D. cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa vẫn phổ biển.

Câu 6: Hướng núi chiếm ưu thế trong địa hình núi Việt Nam là

A. Tây Bắc - Đông Nam. B. Đông Bắc – Tây Nam.

C. theo hướng Bắc Nam. D. có hướng vòng cung.

Câu 7: Nhìn chung, từ miền núi ra biển, các dạng địa hình miền núi nước ta có thứ tự như sau:

A. núi cao, núi thấp, núi trung bình, đồi trung du.

B. núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi trung du.

C. núi trung bình, núi cao, núi thấp, đồi trung du.

D. núi thấp, núi trung bình, núi cao, đồi trung du.

Câu 8: Việc khai thác, sử dụng hợp lí miền đồi núi có ý nghĩa vì:

A. địa hình khu vực miền đồi núi có quan hệ chặt chẽ với địa hình đồng bằng về mặt phát sinh.

B. các dạng địa hình có mối quan hệ chặt chẽ về mặt phát sinh và các quá trình tự nhiên hiện tại.

C. các hệ thống sông lớn mang vật liệu phù sa từ miền đồi núi bồi đắp mở rộng ra các đồng bằng về phía biển.

D. nhiều nhánh núi ăn ra sát biển làm thu hẹp, chia cắt dải đồng bằng ven biển thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp.

Câu 9: Biểu hiện chứng tỏ địa hình nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

A. Hướng núi Tây Bắc - Đông Nam thẳng góc với gió mùa vào mùa hạ, gây mưa ở sườn đón gió.

B. Các hiện tượng đất trượt, đá lở phổ biến ở nhiều nơi do cường độ phong hoá diễn ra mạnh.

C. Một số dãy núi cực Nam Trung Bộ có hướng vòng cung song song với hướng gió, làm ít mưa.

D. Địa hình được bồi đắp lên thành các đồng bằng duyên hải miền Trung và đồng bằng Nam Bộ.

Câu 10: Địa hình nào sau đây không thuộc vùng núi Trường Sơn Nam?

A. Khối núi Kon Tum. B. Dãy núi Bạch Mã.

C. Khối núi cực Nam Trung Bộ. D. Các cao nguyên Bazan.

Câu 11: Điểm không giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Bề mặt diện tích rộng. B. Đều có nhiều đê sông.

C. Hình thành trên vùng sụt lún ở hạ lưu sông. D. Thấp và bằng phẳng.

Câu 12: Mối quan hệ giữa dòng hải lưu và gió mùa được thể hiện ở:

1. trong vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, hải lưu hướng chảy vòng tròn.

2. trong vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, hải lưu theo chiều kim đồng hồ.

3. gió mùa đông bắc, hải lưu chảy hướng ngược chiều kim đồng hồ.

4. gió mùa tây nam, hải lưu chảy hướng thuận chiều kim đồng hồ.

Chọn đáp án đúng:

A. 1 + 3. B. 1 + 4 C. 2 + 3 D. 3 + 4

Câu 13: Lượng ẩm cao do biển Đông mang lại đã ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta?

A. Xúc tiến mạnh mẽ hơn cường độ vòng tuần hoàn sinh vật.

B. Làm cho cảnh quan thiên nhiên rừng chiếm ưu thế.

C. Làm cho quá trình tái sinh, phục hồi rừng diễn ra nhanh chóng.

D. Thảm thực vật xanh tươi quanh năm (trừ những nơi có khí hậu khô hạn).

Câu 14: Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nên ở vùng ven biển nước ta từ vĩ tuyến 160B trở ra có

1. nhiệt độ không khí hạ thấp vào mùa đông.

2. nhiệt độ nước biển hạ thấp vào mùa đông.

3. có tuyết rơi vào những ngày đông lạnh giá.

4. xảy ra hiện tượng sương muối, sương giá.

Chọn đáp án đúng:

A. 1 + 2. B. 2 + 3 C. 3 + 4. D. 1 + 4.

Câu 15: Biển Đông làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương là nhờ vào

A. biển rộng, nhiệt độ cao và biến động theo mùa.

B. biển rộng, nhiệt độ cao và chế độ triều phức tạp.

C. biển rộng, nhiệt độ cao và tương đối kín.

D. biển rộng, nhiệt độ cao và có dòng hải lưu.

Câu 16: Miền Nam nước ta không có mùa đông lạnh là do

A. nằm gần đường xích đạo, nhận được lượng nhiệt cao quanh năm.

B. không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tràn vào lãnh thổ.

C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của vùng biển rộng lớn nhiều hơn.

D. hoạt động của gió Mậu dịch Bắc bán cầu diễn ra quanh năm.

Câu 17: Gió phơn Tây nam thổi vào nước ta xuất phát từ khối khí

A. xích đạo B. chí tuyến Bắc bán cầu. C. ôn đới. D. nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương

Câu 18: Nguyên nhân của thời tiết “mưa ngâu” (mưa to và dai dẳng) xuất hiện ở đồng bằng Bắc Bộ trong những ngày mùa hè, là do:

A. hoạt động gió mùa Tây Nam nguồn gốc Nam bán cầu thổi lên gây mưa.

B. gió Mậu Dịch từ áp cao cận chí tuyến Tây Thái Bình Dương ảnh hưởng.

C. hoạt động đường hội tụ nội chí tuyến tạo nên các áp thấp nhiệt đới.

D. áp thấp Ấn – Miến hút gió từ Bắc Ấn độ Dương lên gây mưa.

Câu 19: Cả hai miền Bắc, Nam nước ta đều có mưa vào mùa hạ là do

1. ảnh hưởng hoạt động khối khí xích đạo. 2. hoạt động của gió mùa mùa hạ.

3. sự có mặt của dải hội tụ nhiệt đới. 4. hoạt động gió mùa mùa đông.

Chọn đáp án đúng:

A. 2+ 3 B. 3 + 4 C. 1 + 4 D. 2 + 4

Câu 20: Sự phân hoá chế độ nhiệt ở nước ta theo vĩ độ, chủ yếu là do

A. bức xạ mặt trời. B. gió mùa Đông Bắc. C. gió mùa tây nam. D. gió phơn tây nam

Câu 21: Những nơi mưa nhiều nhất ở nước ta thường nằm ở

A. gần biển B. vùng núi cao chắn gió. C. đỉnh núi cao. D. sườn đón gió.

Cho bảng số liệu sau:

NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA CÁC TRẠM

Tháng

Hà Nội

Huế

TP. Hồ Chí Minh

Nhiệt độ (0C)

Lượng mưa (mm)

Nhiệt độ (0C)

Lượng mưa (mm)

Nhiệt độ (0C)

Lượng mưa (mm)

I

16,4

18

20

161

25,8

14

II

17

26

20,9

62

26,7

4

III

20,2

44

23,9

47

27,9

10

IV

23,7

90

26

51

28,9

50

V

27,3

188

28,3

82

28,3

218

VI

28,8

240

29,3

116

27,5

312

VII

28,9

288

29,4

95

27,1

294

VIII

28,2

318

28,9

104

27,1

270

IX

27,2

265

27,1

473

26,8

327

X

24,6

130

25,1

795

26,7

267

XI

21,4

43

23,1

580

26,4

116

XII

18,2

23

20,8

297

25,7

48

Trung bình năm

23,5

1676

25,2

2867

27,1

1931

Từ bảng số liệu trên (trả lời câu 28, 29, 30, 31, 32, 33) hãy cho biết:

Câu 22: Các tháng khô ở Hà Nội là tháng

A. XII, I, II B. III, IV, V C. VI, VII, VIII D. IX, X, XII

CÂU 23: Các tháng hạn ở TP. Hồ Chí Minh là tháng

A. I, II, III B. IV, V, VI C. VII, VIII, IX D. X, XI, XII

Câu 24: Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A. Càng vào Nam thì nhiệt độ lại càng tăng lên.

B. Khí hậu ở Hà Nội có mùa đông lạnh, ít mưa.

C. Khí hậu Huế không có tháng lạnh và có mưa vào mùa hạ.

D. Khí hậu TP. Hồ Chí Minh chia làm 2 mùa mưa khô rõ rệt.

Câu 25: Thành phố Hồ Chí Minh nóng quanh năm do

A. Chịu sự ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nóng ẩm.

B. gần xích đạo nhận được lượng nhiệt Mặt Trời lớn.

C. sự thống trị của khối khí tín phong bắc bán cầu (Tm).

D. càng vào nam nhiệt độ càng cao, biên độ nhiệt nhỏ

Câu 26: Lượng mưa ở Huế cao hơn ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh do ở Huế chịu tác động mạnh của các nhân tố:

A. bão, áp thấp nhiệt đới; gió mùa Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới.

B. bão, áp thấp nhiệt đới; gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới.

C. bão, áp thấp nhiệt đới; Tín phong bán cầu Bắc, gió Tây Nam.

D. bão, áp thấp nhiệt đới cùng gió mùa Đông Bắc, gió Tây Nam.

Câu 27: TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa lớn hơn Hà Nội là do

A. có gió mùa Tây Nam tác động mạnh và sớm hơn ở Hà Nội.

B. gió mùa Tây Nam không gây hiện tượng phơn như Hà Nội.

C. ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và gió Tây Nam gây mưa lớn.

D. ảnh hưởng gió mùa Tây Nam hoạt động thời gian dài hơn.

Câu 28: Quá trình hoá học tại các vùng núi đá vôi không tạo thành

A. hang động ngầm. B. đồng bằng bồi tụ.

C. các đồi đá vôi sót. D. thung khô, suối cạn.

Câu 29: Vùng trung du là nơi phổ biến hiện tượng

A. đất trượt. B. đá lở. C. đá ong hoá. D. lũ quét.

Câu 30: Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, hẻm vực, khe sâu; đất bị bào mòn, rửa trôi; các hiện tượng đất trượt, đá lở… không phải là kết quả của hiện tượng

A. xâm thực đất đá ở sườn dốc. B. sóng biển đập trên sườn dốc.

C. rửa trôi đất đá trên sườn dốc. D. bào mòn đất đá trên sườn dốc.

Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hãy cho biết cửa khẩu Lao Bảo thuộc tỉnh nào ở nước ta?

A. Quảng Bình B. Quảng Trị C. Quảng Nam D. Quảng Ngãi

Câu 32: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết Đông Bắc có các cánh cung nào?

A. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

B. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Tam Đảo.

C. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Ngọc Linh.

D. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Tam Điệp.

Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đất feralit trên đá vôi tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây?

A. Tây Bắc B. Đông Bắc. C. Bắc Trung Bộ D. Tây Nguyên.

Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu Đông Bắc Bộ có đặc điểm nào sau đây?

A. Nền nhiệt cao trên 200C, mùa đông lạnh, mưa phân hóa theo mùa.

B. Có mùa đông lạnh, mưa nhiều quanh năm, biên độ nhiệt nhỏ.

C. Mưa lớn quanh năm, nền nhiệt cao và phân hóa theo mùa.

D. Nền nhiệt cao trên 250C, lượng mưa và nhiệt độ phân hóa theo mùa.

Câu 32: Bề mặt phủ ba dan cao khoảng 200m ở Đông Nam Bộ được xếp vào dạng địa hình nào dưới đây?

A. Cao nguyên. B. Đồi thấp. C. Bậc thềm phù sa cổ. D. Bán bình nguyên.

Câu 33: Đường biên giới quốc gia trên biển nằm ở vị trí nào sau đây?

A. Cách đường bờ biển 24 hải lý. B. Cách đường cơ sở 12 hải lý về phía biển.

C. Ở ranh giới giữa vùng nội thủy và lãnh hải. D. Nằm rìa đông của vùng tiếp giáp lãnh hải.

Câu 34: Đường biên giới quốc gia trên biển là ranh giới ngoài của vùng

A. nội thuỷ. B. lãnh hải. C. tiếp giáp lãnh hải. D. đặc quyền kinh tế.

Câu 35: Bộ phận nào sau đây thuộc chủ quyền quốc gia trên biển ?

A. nội thuỷ. B. lãnh hải. C. tiếp giáp lãnh hải. D. đặc quyền kinh tế.

Câu 36: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết Dãy Hoàng Liên Sơn nằm giữa hai sông nào sau đây ?

A. Sông Hồng và sông Chảy. B. Sông Hồng và sông Mã.

C. Sông Đà và sông Lô. D. Sông Hồng và sông Đà.

Câu 37: Đặc điểm của đồng bằng sông Cửu Long là

A. có các ô trũng ngập nước. B. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

C. bị chia cắt nhiều bởi các đê ven sông. D. có các bậc ruộng cao bạc màu

Câu 38: Cát trắng là nguyên liệu qúy‎‎ để làm thủy tinh, pha lê có nhiều ở

A.Thái Bình. B. Huế. C. Khánh Hòa. D. Trà Vinh.

Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết điểm cực Nam của nước ta nằm ở

A. mũi Đại Lãnh. B. mũi Ngọc. C. mũi Cà Mau. D. mũi Kê Gà.

Câu 40: Hướng Tây Bắc - Đông Nam ở nước ta nằm trong toàn bộ vùng núi

A. Đông Bắc và Trường Sơn Bắc. B. Đông Bắc và Trường Sơn Nam.

C. Tây Bắc và Đông Bắc. D. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.

Câu 41: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, nhận định đúng nhất về đặc điểm địa hình của vùng núi Tây Bắc là

A. địa hình cao nhất cả nước, hướng Tây Bắc – Đông Nam.

B. gồm nhiều dãy núi theo hướng tây bắc – đông nam.

C. gồm các khối núi và cao nguyên.

D. gồm các các cánh cung song song với nhau.

Câu 42: Nhờ Biển Đông mà khí hậu nước ta có đặc tính

A. nhiệt đới ẩm gió mùa. B. thiên nhiên phân hóa rõ rệt.

C. hải dương điều hoà. D. khí hậu khô nóng.

Câu 43: Biển Đông có các dạng địa hình ven biển thuận lợi xây dựng các hải cảng là

A. các bờ biển mài mòn. B. các vũng vịnh nước sâu.

C. tam giác châu với bãi triều rộng. D. các đảo ven bờ.

Câu 44: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, nhận định đúng nhất về đặc điểm của bốn cánh cung ở vùng núi Đông Bắc

A. song song với nhau. B. so le với nhau.

C. chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và Đông. D. có hướng tây bắc - đông nam.

Câu 45: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, nhận định không đúng về đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Nam là

A. có những đỉnh núi cao trên 2000m, nghiêng dần về phía Tây, sườn dốc

B. Phía Tây gồm các cao nguyên xếp tầng tương đối bằng phẳng.

C. gồm chủ yếu các khối núi và cao nguyên có độ cao trung bình

D. Sườn Tây thoải, chủ yếu là bán bình nguyên xen đồi và các bề mặt phủ ba zan.

Câu 46: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là

A. đồi núi thấp chiếm ưu thế. B. nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam.

C. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên. D. có nhiều khối núi cao đồ sộ.

Câu 47: Yếu tố nào không thuận lợi cho việc phát triển nguồn lợi sinh vật biển ở nước ta?

A. Biển nhiệt đới ấm quanh năm. B. Nhiều ánh sáng, giàu ô xi, độ mặn vừa phải.

C. Có nhiều loài sinh vật biển có giá trị kinh tế cao. D. Nguồn lợi hải sản ven bờ đang được khai thác triệt để.

Câu 48: Ý nghĩa nào quan trọng nhất về việc giữ vững chủ quyền các đảo và quần đảo ?

A. Khẳng định chủ quyền thiêng liêng của nước ta. B. Là căn cứ để khai thác tài nguyên biển.

C. Nơi trú ngụ của tàu thuyền khi có bão. D. Mở rộng không gian sinh sống cho ngư dân.

Câu 49: Cho bảng số liệu sau: Lượng mưa, lượng bốc hơi của một số địa điểm

Địa điểm

Lượng mưa (mm)

Lượng bốc hơi (mm)

Hà Nội

1676

989

Huế

2868

1000

TP HCM

1931

1686

Để thể hiện sự so sánh lượng mưa và lượng bốc hơi của một số địa điểm ở nước ta, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất ?

A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ kết hợp. D. Biểu đồ.

Câu 50: Ở địa hình núi cao ảnh hưởng đến khí hậu và sinh vật như thế nào ?

A. Khí hậu trong lành, sinh vật phong phú.

B. khí hậu mát mẻ, sinh vật phát triển theo yếu tố khí hậu.

C. khí hậu và sinh vật nhiệt đới.

D. đa dạng khí hậu và sinh vật.

Câu 51:Điều kiện nào sau đây của đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi để phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt?

A. Địa hình thấp, phẳng. B. Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

C. Hệ sinh thái đa dạng. D. Nhiều rừng ngâp mặn.

Câu 52: Để bảo vệ nguồn lợi ngành thủy sản chúng ta cần phải

A. tránh khai thác quá mức các nguồn lợi thủy sản ven bờ.

B. tập trung đánh bắt các loài có giá trị kinh tế cao.

C. sử dụng tổng hợp các phương tiện đánh bắt.

D. sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt.

Câu 53: Điểm khác biệt rõ nét về địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Nam so với vùng núi Trường Sơn Bắc là

A. địa hình có độ cao nhỏ hơn. B. độ dốc địa hình nhỏ hơn.

C. núi theo hướng vòng cung. D. có các khối núi và cao nguyên.

Câu 54: Đặc điểm nào sau đây đúng với Đồng bằng ven biển miền Trung nước ta?

A. Địa hình thấp, dễ bị thủy triều xâm nhập sâu.

B. Có cồn cát, đầm phá; vùng trũng thấp; đồng bằng.

C. Có nhiều ruộng cao bạc màu và ô trũng ngập nước.

D. Nằm gần vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng.

Câu 55: Các hướng núi chính ở nước ta được quy định bởi

A. cường độ các vận động nâng lên. B. vị trí địa lí của nước ta.

C. hướng của các mảng nền cổ. D. hình dạng lãnh thổ đất nước.

Câu 56: Hai quần đảo xa bờ nước ta là

  1. Cồn Cỏ và Hoàng Sa C. Hoàng Sa và Trường Sa
  2. Lý Sơn và Trường Sa D. Trường Sa và Côn Đảo

Câu 57: Vùng nội thủy của nước ta không phải là

A. vùng tiếp giáp đất liền, ở trong đường cơ sở.

B. từ mép nước thủy triều thấp nhất đến đường cơ sở.

C. một bộ phận được xem như lãnh thổ trên đất liền.

D. cơ sở ven bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải.

Câu 58: Biểu hiện khép kín của Biển Đông là

A. biển nóng ẩm, độ mặn tương đối cao. B. hướng hải lưu chịu ảnh hưởng của gió mùa.

C. vùng biển rộng, có nhiều đảo và quần đảo D. vùng biển chịu ảnh hưởng của gió mùa.

Câu 59: Đặc điểm nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là

A. gồm các khối núi và cao nguyên. B. gồm 4 cánh cung lớn.

C. địa hình thấp và hẹp ngang. D. có nhiều dãy núi cao và đồ sộ.

Câu 60: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp là nguyên nhân chủ yếu làm cho

A. tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.

B. địa hình nước của biển.ta trẻ lại, có sự phân bậc rõ ràng.

C. thiên nhiên nước ta có sự phân hóa sâu sắc.

D. thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc

Câu 61: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta?

A. Tăng độ ẩm tương đối của không khí. B. Lượng mưa lớn và theo mùa.

C. Làm dịu tính nóng bức của mùa hạ. D. Mang lại lượng mưa, ẩm lớn.

Câu 62: Vùng đất ngoài đê Đồng bằng sông Hồng là nơi

A. không được bồi tụ phù sa hàng năm. B. có nhiều ô trũng ngập nước.

C. có bậc ruộng cao bạc màu. D. thường xuyên được bồi tụ phù sa.

Câu 63: Vùng biển của nước ta không tiếp giáp với vùng biển của quốc gia nào sau đây?

A. Trung Quốc. B. Campuchia. C. Myanma. D. Thái Lan.

Câu 64: Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên có

A. tổng bức xạ lớn B. nhiều khoáng sản. C. sông ngòi dày đặc. D. địa hình đa dạng.

Câu 65: Vòng cung là hướng chính và điển hình nhất của

A. dãy Hoàng Liên Sơn. B. khối núi cực Nam Trung Bộ.

C. dãy Trường Sơn Bắc D. các dãy núi Đông Bắc

Câu 66: Do vị trí tiếp giáp với biển nên nước ta có

A. khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt. B. nền nhiệt cao chan hòa ánh nắng.

C. thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng. D. thảm thực vật xanh tốt giàu sức sống.

Câu 67: Đặc điểm nào sau đây không đúng với Biển Đông ?

A. Nằm trong vùng nhiệt đới khô. B. Phía DDông và Đông Nam là vòng cung đảo.

C. Là biển tương đối kín. D. Phía bắc và phía tây là lục địa.

Câu 68: Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ nên tự nhiên nước ta có sự phân hóa rõ rệt

A. giữa đất liền và ven biển. B. giữa miền núi với đồng bằng.

C. giữa đồng bằng và ven biển. D. giữa miền Bắc với miền Nam.

Câu 69: Biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông là

A. các dòng hải lưu nóng hoạt động quanh năm.

B. mang gió Đông Nam thổi vào nước ta gây mưa lớn.

C. thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế.

D. nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa.

Câu 70: Đâu là ranh giới giữa vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam của nước ta?

A. Dãy núi Bạch Mã. B. Sông Cả. C. Sông Hồng. D. Dãy núi Hoành Sơn.

Câu 71: Đặc điểm chung vùng biển nước ta là

A. biển rộng, tương đối kín, mang tính nhiệt đới gió mùa.

B. biển rộng, mở rộng ra đại dương và nóng quanh năm.

C. biển nhỏ, tương đối kín và nóng quanh năm.

D. biển lớn nhất ở Thái Bình Dương, kín và mang tính chất nhiệt đới gió mùa.

Câu 72: So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc nước ta có

A. khoáng sản phong phú hơn. B. nhiều trung tâm công nghiệp hơn

C. cơ sở vật chất, hạ tầng tốt hơn. D. trữ năng thủy điện lớn hơn.

Câu 73: Đường biên giới trên đất liền của nước ta phần lớn nằm ở

A. khu vực trung du. B. khu vực đồng bằng. C. khu vực miền núi D. khu vực cao nguyên.

Câu 74: Mùa đông ở vùng núi Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn hơn các vùng khác chủ yếu là do

A. các dãy núi có hướng vòng cung, đón gió mùa mùa đông.

B. phần lớn diện tích vùng là địa hình đồi núi thấp.

C. địa hình có hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam

D. nhiều đỉnh núi cao giáp biên giới Việt – Trung

Câu 75. Cà Ná là vùng sản xuất muối nổi tiếng, thuộc tỉnh nào dưới đây ở nước ta ?

A. Phú Yên. B. Quảng Ngãi. C. Ninh Thuận. D. Bình Thuận