Bài tập trắc nghiệm ôn thi địa 6 học kỳ 2

Bài tập trắc nghiệm ôn thi địa 6 học kỳ 2

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Bài tập trắc nghiệm ôn thi địa 6 học kỳ 2

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

HỌ TÊN HS:………………………………………………………... LỚP: 6/…….

NỘI DUNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II MÔN LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 6

PHẦN ĐỊA LÍ

Lưu ý: HS điền đáp án vào ô phía sau đề cương, không khoanh tròn vào câu hỏi

Câu 1: Nước trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở:

A. biển và đại dương. C. ao, hồ, vũng vịnh.

B. các dòng sông lớn. D. băng hà, khí quyển.

Câu 2: Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là từ

A. các dòng sông lớn. C. biển và đại dương.

B. các loài sinh vật. D. ao, hồ, vũng vịnh.

Câu 3: Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ?

A. Hồ Thác Bà. C. Hồ Trị An.

B. Hồ Ba Bể. D. Hồ Tây.

Câu 4: Chi lưu là gì?

A. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.

B. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ.

C. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.

D. Lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông.

Câu 5: Cửa sông là nơi dòng sông chính 

A. xuất phát chảy ra biển. C. đổ ra biển hoặc các hồ.

B. tiếp nhận các sông nhánh. D. phân nước cho sông phụ.

Câu 6: Lưu vực của một con sông là

A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.

B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.

C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.

D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng.

Câu 7: Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?

A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 8: Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây?

A. Dòng biển. C. Sóng biển.

B. Sóng ngầm. D. Thủy triều.

Câu 9: Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?

A. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

B. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.

C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.

D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội. 

Câu 10: Độ muối trung bình của đại dương là

A. 32‰. B. 34‰. C. 35‰. D. 33‰.

Câu 11: Hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương gọi là

A. sóng biển. C. thủy triều.

B. dòng biển. D. triều cường.

Câu 12: Nguyên nhân tạo nên sóng biển không phải là do

A. động đất. C. dòng biển.

B. bão. D. gió thổi.

Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do

A. bão, lốc xoáy trên các đại dương.

B. chuyển động của dòng khí xoáy.

C. sự thay đổi áp suất của khí quyển.

D. động đất ngầm dưới đáy biển.

Câu 14: Trên thế giới không có đại dương nào sau đây?

A. Ấn Độ Dương. C. Đại Tây Dương.

B. Bắc Băng Dương. D. Châu Nam Cực.

Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do

A. gió thổi. C. thủy triều.

B. núi lửa. D. động đất.

Câu 16: Các thành phần chính của lớp đất là

A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.

B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.

C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. 

D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.

Câu 17: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?

A. Thành phần quan trọng nhất của đất.

B. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.

C. Đá mẹ sinh ra thành phần hữu cơ.

D. Thường ở tầng trên cùng của đất.

Câu 18: Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là

A. khí hậu. B. địa hình. C. đá mẹ. D. sinh vật.

Câu 19: Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.

B. Thành phần quan trọng nhất của đất.

C. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.

D. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.

Câu 20: Đất không có tầng nào sau đây?

A. Hữu cơ. B. Đá mẹ. C. Tích tụ. D. Vô cơ.

Câu 21: Những loài thực vật tiêu biểu ở miền cực có khí hậu lạnh giá là

A. cây lá kim. C. rêu, địa y.

B. cây lá cứng.  D. sồi, dẻ, lim.

Câu 22: Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của

A. số lượng loài. C. nguồn cấp gen.

B. môi trường sống. D. thành phần loài.

Câu 23: Rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính nào sau đây?

A. Rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.

B. Rừng mưa nhiệt đới và rừng cận nhiệt đới mùa.

C. Rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới xích đạo.

D. Rừng nhiệt đới khô và rừng cận nhiệt gió mùa.

Câu 24: Nhân tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật trên Trái Đất rõ nhất?

A. Khí hậu. B. Thổ nhưỡng. C. Địa hình. D. Nguồn nước.

Câu 25: Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở

A. vùng cận cực. C. hai bên chí tuyến.

B. vùng ôn đới. D. hai bên xích đạo.

Câu 26: Rừng nào sau đây được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái Đất?

A. Rừng cận nhiệt đới. C. Rừng nhiệt đới.

B. Rừng ôn đới. D. Rừng lá kim.

Câu 27: Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?

A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.

B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.

C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

Câu 28: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?

A. Gió Tây ôn đới.  C. Gió Tín phong.

B. Gió mùa. D. Gió Đông cực

Câu 29: Ở đới nào sau đây thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ nét nhất?

A. Nhiệt đới. C. Ôn đới. 

B. Cận nhiệt đới. D. Hàn đới. 

Câu 30: Cảnh quan ở đới ôn hòa thay đổi theo

A. vĩ độ. C. độ cao.

B. kinh độ. D. hướng núi.

Câu 31: Nguyên nhân chủ yếu một số động vật bị suy giảm hiện nay là do

A. Mở đường giao thông. C. Khai thác rừng bừa bãi.

B. Thâm canh lúa nước. D. Khai thác khoáng sản.

Câu 32: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh?

A. Gió Tín phong. C. Gió Tây ôn đới. 

B. Gió Đông cực. D. Gió mùa. 

Câu 33: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới ôn hòa?

A. Gió Tín phong. C. Gió Tây ôn đới. 

B. Gió Đông cực. D. Gió Tây Nam. 

Câu 34: Trên Trái Đất có bao nhiêu đới khí hậu?

A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.

Câu 35: Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho

A. băng hai cực tăng. C. sinh vật phong phú.

B. mực nước biển dâng. D. thiên tai bất thường.

Câu 36: Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là

A. nhiệt độ Trái Đất tăng. C. mực nước ở sông tăng.

B. số lượng sinh vật tăng. D. dân số ngày càng tăng.

Câu 37: Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là

A. tiết kiệm điện, nước. C. giảm thiểu chất thải.

B. trồng nhiều cây xanh. D. khai thác tài nguyên.

Câu 38: Một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu là

A. quy mô kinh tế thế giới tăng.

B. dân số thế giới tăng nhanh.

C. thiên tai bất thường, đột ngột.

D. thực vật đột biến gen tăng.

Câu 39: Nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,… là từ

A. hơi nước. B. khí metan. C. khí ôxi. D. khí nitơ.

Câu 40: Ngày 15/4/2021, người ta đo được nhiệt độ lúc 1 giờ được 200C, lúc 7 giờ được 230C, lúc 13 giờ được 280C và lúc 19 giờ được 250C. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?

A. 240C. B. 230C. C. 250C. D. 220C.

Câu 41: Con người đã khai thác, sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt và đời sống dưới dạng nào sau đây?

A. Làm ao. B. Xây hồ. C. Đào giếng. D. Làm đập.

Câu 42: Phụ lưu là gì?

A. Các con sông làm nhiệm vụ cung cấp nước cho sông chính.

B. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ.

C. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.

D. Lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông.

Câu 43: Hệ thống sông gồm:

  1. Sông chính + dòng chảy + hợp lưu
  2. Sông chính + phụ lưu + chi lưu
  3. Sông chính + cửa sông + chi lưu
  4. Sông chính + phụ lưu + cửa sông

Câu 44: Thổ nhưỡng là gì?

A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, hình thành từ quá trình phong hóa.

B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và các đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.

D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp.

CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT