430 câu trắc nghiệm địa lí nghành kinh tế có đáp án và lời giải

430 câu trắc nghiệm địa lí nghành kinh tế có đáp án và lời giải

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa 430 câu trắc nghiệm địa lí nghành kinh tế có đáp án và lời giải

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ NGHÀNH KINH TẾ

Mức độ nhận biết

Câu 1. Cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay đang chuyển dịch theo hướng

  1. Giảm tỉ trọng khu vực III, tăng tỉ trọng khu vực II và khu vực I.
  2. Tăng tỉ trọng cả khu vực I, khu vực II và khu vực III.
  3. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và tỉ trọng khu vực III chưa ổn định
  4. Giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I và khu vực III.

2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết địa danh nào sau đây là di sản văn hóa thế giới?

A. Phong Nha - Kẻ Bàng. B. Vịnh Hạ Long.

C. Phố cổ Hội An. D. Cát Tiên.

3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy nhiệt điện nào sau đây

không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Phú Mĩ B. Cà Mau C. Bà Rịa D. Thủ Đức

4. Nhân tố chính quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nên nông nghiệp nước ta là

A. khí hậu nhiệt đới ẩm. B. địa hình đa dạng.

C. đất Feralit . D. nguồn nước phong phú.

5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết cửa khẩu nào sau đây là cửa ngõ giao thương giữa Việt Nam - Campuchia?

A. Cầu Treo. B. Tịnh Biên. C. Lao Bảo. D. Tây Trang.

6. Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ vào năm:

A. 1993 B. 1994 C. 1995 D. 1996

7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng?

A. Quy Nhơn, Huế, Nha Trang. B. Thái Nguyên, Cẩm Phả, Việt Trì.

C. Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng. D. Cà Mau, Sóc Trăng, Long Xuyên

8. Dựa vào Atlat Đia lí Việt Nam, các trung tâm kinh tế có quy mô GDP trên 100 nghìn tỉ đồng năm 2007 là

A. TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng B. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh

C. Hà Nội, Hải Phòng D. Hà Nội, Đà Nẵng

9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia nào sau đây nằm trên đảo?

A. Bái Tử Long. B. Bến En. C. Tràm Chim. D. Kon Ka Kinh 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Nghệ An. B. Hà Tĩnh. C. Quảng Bình. D. Quảng Trị.

11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các ngành nào sau đây không thuộc nhóm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm?

A. Chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều. B. Đường sữa, bánh kẹo.

C. Thủy hải sản. D. Giấy, in, văn phòng phẩm.

12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21. Cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?

  1. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Cần Thơ
  2. Hà Nội, Đã Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa.
  3. Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
  4. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Cần Thơ.

13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 và trang 4-5, cho biết khu kinh tế ven biển Chu Lai thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Quảng Nam B. Quảng Ngãi C. Bình Định D. Phú Yên

14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các nhà máy điện nào sau đây có công suất trên 1000 MW?

A. Hòa Bình, Thác Bà, Phú Mỹ, Cà Mau. B. Hòa Bình, Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau.

C. Hòa Bình, Cà Mau, Phú Mỹ, Uông Bí. D. Hòa Bình, Phả Lại, Cà Mau, Trị An.

15. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, các cảng biển theo thứ tự từ Bắc vào Nam của nước ta là:

  1. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cửa Lò, Cam Ranh, Quy Nhơn, Sài Gòn.
  2. Hải Phòng, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Cửa Lò, Cam Ranh, Sài Gòn.
  3. Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh, Sài Gòn.
  4. Hải Phòng, Cam Ranh, Đà Nẵng, Cửa Lò, Quy Nhơn, Sài Gòn

16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trong các địa điểm phân bố công nghiệp sau đây, địa điểm nào là điểm công nghiệp?

A. Thái Nguyên B. Hà Giang C. Việt Trì D. Huế

17. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy điện nào không có công suất trên 1000 MW?

A. Phả Lại B. Hòa Bình C. Cà Mau D. Đa Nhim

18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, điểm du lịch biển nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Đá Nhảy. B. Đồ Sơn. C. Sầm Sơn. D. Thiên Cầm.

19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết cửa khẩu Xa Mát thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Đồng Nai. B. Bình Phước C. Tây Ninh. D. Bình Dương.

20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cac trung tâm kinh tế có quy mô trên 15 nghìn ti đồng là

  1. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ.
  2. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cần Thơ.
  3. Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ.
  4. Hải Phòng, Hạ Long, Biên Hòa, Vũng Tàu, Cần Thơ.

21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nêu ba tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa nước ta?

A. An Giang, Long An, Sóc Trăng. B. An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp.

C. Kiên Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang. D. An Giang, Kiên Giang, Long An.

22. Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết trung tâm du lịch nào sau đây không phải là trung tâm du lịch quốc gia?

A. Hà Nội, Đà Nẵng. B. Nha Trang, Vũng Tàu.

C. Hà Nội, Huế. D. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh .

23. Đâu là điểm du lịch lễ hội truyền thống của nước ta?

A. Đền Hùng, Điện Biên Phủ, Tân Trào.B. Đền Hùng, Chùa Hương, Tân Trào.

C. Đền Hùng, Chùa Hương, Yên Tử.D. Đền Hùng, Chùa Hương, Trà Cổ.

24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng?

A. Vinh. B. Cần Thơ. C. Hải Phòng. D. Vũng Tàu.

25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào không thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long?

A. An Giang. B. Đồng Tháp. C. Hà Tiên. D. Bờ Y.

26. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta, nhóm cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là

A. cây ăn quả. B. Cây lương thực. C. Cây rau đậu. D. cây công nghiệp. 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết các trung tâm kinh tế nào sau đây có quy mô GDP trên 100 nghìn tỉ đồng ở nước ta (năm 2007).

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. B. Biên Hòa, Cần Thơ.

C. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. D. Hà Nội, Biên Hòa.

28. Hiện nay vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.

29. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công suất trên 1000 MV?

A. Phả Lại, Phú Mỹ, Thủ Đức B. Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau

C. Phả Lại, Phú Mỹ, Na Dương D. Phả Lại, Phú Mỹ, Bà Rịa

30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia Ba Bể thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Tuyên Quang. B. Cao Bằng C. Bắc Kạn. D. Hà Giang.

31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển Vân Đồn thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Quảng Ninh. B. Hải Dương. C. Bắc Ninh. D. Thái Bình.

32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Lào?

A. Lai Châu. B. Nghệ An. C. Kom Tum. D. Điện Biên.

33. Các bãi tắm nổi tiếng của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam:

  1. Bãi Cháy, Sầm Sơn, Đồ Sơn, Vân Phong, Mũi Né, Vũng Tàu.
  2. Đồ Sơn, Sầm Sơn, Bãi Cháy, Mũi Né, Vân Phong, Vũng Tàu.
  3. Vân Phong, Bãi Cháy, Sầm Sơn, Mũi Né, Vũng Tàu.
  4. Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vân Phong, Mũi Né, Vũng Tàu.

34. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung:

A. Đà Nẵng B. Nha Trang C. Vinh D. Thanh Hóa

35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh nào?

A. Quảng Bình. B. Hà Tĩnh. C. Thừa Thiên - Huế. D. Nghệ An.

36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết ngành công nghiệp nào sau đây không

xuất hiện trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng?

A. Cơ khí. B. Điện tử.

C. Luyện kim màu. D. Sản xuất vật liệu xây dựng.

37. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây có ý nghĩa quốc gia?

A. Hạ Long. B. Đà Lạt. C. Huế. D. Vũng Tàu. 38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 kết hợp với trang 10, cho biết nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trên sông nào dưới đây?

A. Sông Đà. B. Sông Hồng. C. Sông Mã D. Sông Lô.

39. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết sân bay Phù Cát thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Bình Định. B. Phú Yên. C. Quảng Nam D. Quảng Ngãi.

40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết cảng biển Nhật Lệ thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Thanh Hóa. B. Nghệ An. C. Quảng Trị. D. Quảng Bình.

41. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế ven biển Nhơn Hội thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Quảng Nam. B. Khánh Hòa. C. Bình Định. D. Phú Yên.

42. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết đường số 9 chạy qua tỉnh nào sau đây?

A. Quảng Trị. B. Thanh Hóa C. Quảng Bình D. Nghệ An

43. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết than đá có ở nơi nào sau đây?

A. Tiền Hải. B. Cẩm Phả. C. Cổ Định. D. Quỳ Châu.

44. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết đường số 7 chạy qua tỉnh nào sau đây?

A. Quảng Trị. B. Thanh Hóa. C. Nghệ An. D. Quảng Bình.

45. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết apatit có ở nơi nào sau đây?

A. Quỳnh Nhai. B. Sinh Quyền. C. Cam Đường. D. Văn Bàn.

46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết nhà máy thủy điện Cần Đơn thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Tây Ninh. B. Bình Phước. C. Đồng Nai. D. Bình Dương.

47. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Lai Châu. B. Lạng Sơn. C. Cao Bằng. D. Điện Biên.

48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết sân bay Liên Khương thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Kon Tum. B. Gia Lai. C. Đắk Lắk. D. Lâm Đồng.

49. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết Khu kinh tế ven biển Năm Căn thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Trà Vinh. B. Bến Tre. C. Cà Mau. D. Sóc Trăng.

50. Với một mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế để

A. tăng thêm được một vụ lúa. B. trồng được các loại rau ôn đới.

C. trồng được cây công nghiệp lâu năm. D. nuôi được nhiều gia súc ưa lạnh.

ĐÁP ÁN

1. C

2. C

3. B

4. A

5. B

6. C

7. B

8. B

9. A

10. D

11. D

12. C

13. A

14. B

15. C

16. B

17. D

18. B

19. C

20. B

21. B

22. B

23. C

24. A

25. D

26. B

27. A

28. D

29. B

30. C

31. A

32. A

33. D

34. A

35. A

36. C

37. C

38. A

39. A

40. D

41. C

42. A

43. B

44. C

45. C

46. B

47. D

48. D

49. C

50. B

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. Cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay đang chuyển dịch theo hướng Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và tỉ trọng khu vực III chưa ổn định (sgk Địa lí 12 trang 82 và Atlat trang 17)

=> Chọn đáp án C

2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, địa danh di sản văn hóa thế giới là Phố cổ Hội An.

=> Chọn đáp án C

3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, nhà máy nhiệt điện không thuộc vùng Đông Nam Bộ là Cà Mau (thuộc ĐBSCL)

=> Chọn đáp án B

4. Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm, nhờ có khí hậu nhiệt đới ẩm mới cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới (sgk Địa lí 12 trang 88)

=> Chọn đáp án A

5. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cửa ngõ giao thương giữa Việt Nam - Campuchia là cửa khẩu Tịnh Biên (các cửa khẩu còn lại là cửa khẩu giữa Việt Nam và Lào)

=> Chọn đáp án B

6. Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ vào năm 1995 (xem sgk Địa lí 12 trang 9)

=> Chọn đáp án C

7. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng là Thái Nguyên, Cẩm Phả, Việt Trì

=> Chọn đáp án B

8. Dựa vào Atlat Đia lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế có quy mô GDP trên 100 nghìn tỉ đồng năm 2007 là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh

=> Chọn đáp án B

9. Vườn quốc gia Bái Tử Long năm trên khu vực đảo thuộc vịnh Bái Tử Long tỉnh Quảng Ninh. (Atlat Địa lí Việt Nam trang 25)

=> Chọn đáp án A.

10. Cửa khẩu Kinh tế Lao Bảo thuộc tỉnh Quảng Trị (Atlat Địa lí Việt Nam trang 17)

=> Chọn đáp án D.

11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các ngành không thuộc nhóm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là Giấy, in, văn phòng phẩm vì Giấy, in, văn phòng phẩm thuộc nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

=> Chọn đáp án D

12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng là Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.

=> Chọn đáp án C

13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 và trang 4-5, khu kinh tế ven biển Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam

=> Chọn đáp án A

14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các nhà máy điện có công suất trên 1000 MW là Hòa Bình, Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau, trong đó chỉ có Hòa Bình là nhà máy thủy điện, còn lại đều là nhà máy nhiệt điện

=> Chọn đáp án B

15. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, các cảng biển theo thứ tự từ Bắc vào Nam của nước ta là Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cam Ranh, Sài Gòn.

=> Chọn đáp án C

16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trong các địa điểm phân bố công nghiệp, Hà Giang là 1 điểm công nghiệp

=> Chọn đáp án B

17. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 22, nhà máy điện có công suất dưới 1000 MW là Đa Nhim.

=> Chọn đáp án D

18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, điểm du lịch biển không thuộc vùng Bắc Trung Bộ là Đồ Sơn (Hải Phòng)

=> Chọn đáp án B

19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết cửa khẩu Xa Mát thuộc tỉnh Tây Ninh

=> Chọn đáp án C

20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cac trung tâm kinh tế có quy mô trên 15 nghìn tỉ đồng là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Cần Thơ. (Dựa vào kích thước của vòng tròn để xác định quy mô các trung tâm kinh tế theo chú giải)

=> Chọn đáp án B

21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, ba tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa là Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp (cột vàng nâu cao nhất)

=> Chọn đáp án B

22. Dựa vào atlat địa lí Việt Nam trang 25, Nha Trang, Vũng Tàu là các trung tâm du lịch vùng

=> trung tâm du lịch không phải là trung tâm du lịch quốc gia là Nha Trang, Vũng Tàu

=> Chọn đáp án B

23. Điểm du lịch lễ hội truyền thống của nước ta là Đền Hùng, Chùa Hương, Yên Tử (xem Atla trang 25)

=> Chọn đáp án C

24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng là Vinh (vòng tròn quy mô trung tâm công nghiệp nhỏ nhất trong 4 loại kích thước)

=> Chọn đáp án A

25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế cửa khẩu không thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long là Bờ Y (Bờ Y thuộc Tây Nguyên)

=> Chọn đáp án D

26. Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta, nhóm cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là Cây lương thực (cây lương thực chiếm 56,5% giá trị sản xuất ngành trồng trọt - Atlat trang 19)

=> Chọn đáp án B

27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết các trung tâm kinh tế có quy mô GDP trên 100 nghìn tỉ đồng ở nước ta (năm 2007) là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh (kích thước hình tròn biểu thị trung tâm kinh tế lớn nhất)

=> Chọn đáp án A

28. Hiện nay vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất chiếm trên 50% diện tích và trên 50% sản lượng lúa cả nước...(sgk Địa lí 12 trang 94)

=> Chọn đáp án D

29. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000 MV là Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau

=> Chọn đáp án B

30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia Ba Bể thuộc tỉnh Bắc Kạn

=> Chọn đáp án C

31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh

=> Chọn đáp án A

32.

=> Diện tích cây lâu năm tăng nhanh hơn cây hàng năm

=> Chọn đáp án A

33. Các bãi tắm nổi tiếng của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vân Phong, Mũi Né, Vũng Tàu.

=> Chọn đáp án D

34. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung là Đà Nẵng

=> Chọn đáp án A

35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh Quảng Bình

=> Chọn đáp án A

36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp không xuất hiện trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng là Luyện kim màu

=> Chọn đáp án C

37. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia là Huế => Chọn đáp án C

38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 kết hợp với trang 10, nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trên sông Đà

=> Chọn đáp án A

39. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết sân bay Phù Cát thuộc tỉnh Bình Định

=> Chọn đáp án A

40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết cảng biển Nhật Lệ thuộc tỉnh Quảng Bình

=> Chọn đáp án D

41. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, Khu kinh tế ven biển Nhơn Hội thuộc tỉnh Bình Định

=> Chọn đáp án C

42. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, đường số 9 chạy qua tỉnh Quảng Trị

=> Chọn đáp án A

43. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, than đá có ở Cẩm Phả

=> Chọn đáp án B

44. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, đường số 7 chạy qua tỉnh Nghệ An, nối cảng Cửa Lò với cửa khẩu Nậm Cắn

=> Chọn đáp án C

45. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, apatit có ở Cam Đường - Lào Cai

=> Chọn đáp án C

Chú ý: xem chú giải kí hiệu apatit ở Atlat trang 3

46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, nhà máy thủy điện Cần Đơn thuộc tỉnh Bình Phước

=> Chọn đáp án B

47. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, Khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang thuộc tỉnh Điện Biên

=> Chọn đáp án D

48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, sân bay Liên Khương thuộc tỉnh Lâm Đồng

=> Chọn đáp án D

49. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, Khu kinh tế ven biển Năm Căn thuộc tỉnh Cà Mau

=> Chọn đáp án C

Chú ý: chú giải kí hiệu khu kinh tế ven biển có ở Atlat trang 3

50. Với một mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế để trồng được các loại rau có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như củ cải, súp lơ, cải bắp, cải thảo, su hào...

=> Chọn đáp án B

Mức độ thông hiểu - Đề số 1

1. Vùng biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho nghề làm muối ở nước ta là:

A. Nam trung bộ B. Nam Bộ C. Bắc Bộ D. Bắc Trung Bộ

2. Dạng địa hình nào sau đây ở vùng ven biển rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển

A. các tam giác châu với bãi triều rộng. B. vịnh, cửa sông, cồn cát.

C. đầm phá, bờ biển mài mòn. D. các vũng, vịnh nước sâu.

3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có quy mô rất lớn?

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. B. Hải Phòng, Cần Thơ.

C. Cần Thơ, Hà Nội. D. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng.

4. Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kện cho chúng ta phát triển

  1. nền nông nghiệp nhiệt đới.
  2. nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi.
  3. trồng các cây công nghiệp nhiệt đới.
  4. trồng các cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới

5. Thế mạnh nông nghiệp ở đồng bằng không phải là

A. Chăn nuôi gia súc lớn. B. nuôi trồng thủy sản.

C. Thâm canh, tăng vụ. D. cây trồng ngắn ngày

6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp nào sau đây không có trong có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng ?

A. Đóng tàu. B. Chế biến nông sản.

C. Sản xuất vật liệu xây dựng. D. Luyện kim màu.

7. Lĩnh vực được tiến hành Đổi mới đầu tiên ở nước ta là

A. dịch vụ. B. nông nghiệp.

C. tiểu thủ công nghiệp. D. công nghiệp.

8. Dạng địa hình nào sau đây ở vùng ven biển rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển

A. các tam giác châu với bãi triều rộng. B. các vũng, vịnh nước sâu.

C. các bờ biển mài mòn. D. vịnh, cửa sông.

9. Thành tựu to lớn của nước ta trong công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực là

  1. tỉ lệ tăng trưởng GDP khá cao.
  2. tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong cơ cấu kinh tế.
  3. đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI).
  4. tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội được đẩy lùi.

10. Hai bể trầm tích có trữ lượng dầu khí lớn nhất nước ta là

A. Cửu Long và Sông Hồng. B. Nam Côn Sơn và Thổ Chu - Mã Lai.

C. Nam Côn Sơn và Cửu Long. D. Sông Hồng và Trung Bộ.

11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, ba cửa khẩu quan trọng nằm trên biên giới Việt

  • Trung là
  1. Lào Cai, Móng Cái, Lao Bảo.
  2. Lạng Sơn, Lào Cai, Mộc Bài.
  3. Tây Trang, Lạng Sơn, Móng Cái.
  4. Móng Cái, Lạng Sơn, Lào Cai

12. Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, đẩy mạnh tăng vụ là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. Khí hậu phân hóa theo độ cao.

C. Khí hậu có nền nhiệt ẩm cao. D. Có diện tích đất feralit rất lớn.

13. Tài nguyên dầu khí nước ta đang được khai thác nhiều nhất ở các bể trầm tích nào sau đây?

A. Thổ Chu- Mã Lai, Sông Hồng. B. Sông Hồng, Cửu Long.

C. Nam Côn Sơn, Cửu Long. D. Thổ Chu- Mã Lai, Nam Côn Sơn.

14. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của nước ta năm 2007, thứ tự từ nhỏ đến lớn lần lượt là

  1. gia cầm, gia súc, sản phẩm không qua giết thịt.
  2. gia súc, gia cầm, sản phẩm không qua giết thịt.
  3. gia súc, sản phẩm không qua giết thịt, gia cầm.
  4. gia cầm, sản phẩm không qua giết thịt, gia súc

15. Nguyên nhân nào dưới đây trực tiếp làm cho diện tích đất trống đồi trọc giảm mạnh trong những năm gần đây?

  1. Chủ trương toàn dân đẩy mạnh trồng rừng.
  2. Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
  3. Quy định việc khai thác rừng một cách hợp lí.
  4. Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng.

16. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ được thể hiện rõ rệt, đó là

  1. các vùng chuyên canh nông nghiệp được phát triển.
  2. tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp giảm.
  3. hội nhập kinh tế được đẩy mạnh.
  4. một số mặt hàng được xuất khẩu lớn.

17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây

A. Thềm lục địa Nam Trung Bộ. B. Thềm lục địa Bắc Trung Bộ.

C. Thềm lục địa phía Nam. D. Thềm lục địa phía Bắc

18. Khu vực miền núi có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch, nhất là

A. du lịch nghỉ dưỡng B. du lịch sinh thái.

C. du lịch mạo hiểm D. du lịch văn hóa

19. Rừng ở nước ta hiện nay chủ yếu là

A. rừng nghèo và rừng mới phục hồi. B. rừng trồng và rừng mới phục hồi.

  1. rừng non mới hồi phục và rừng giàu. D. rừng giàu và rừng trồng chưa khai thác

20. Dạng địa hình nào sau đây ở ven biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản?

    1. Vịnh cửa sông. B. Các rạn san hô.

C. Các tam giác châu với bãi triều rộng. D. Các đảo ven bờ.

21. Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là

A. Vịnh Thái Lan. B. Vịnh Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

22. Điểm nào sau đây biểu hiện chủ yếu nhất cho một nền kinh tế tăng trưởng bền vững?

  1. Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nền kinh tế.
  2. Cơ cấu giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ hợp lí.
  3. Cơ cấu giữa các ngành, các thành phần kinh tế hợp lí và phân bố rộng khắp.
  4. Cơ cấu ngành và vùng kinh tế hợp lí, kinh tế ngoài nhà nước đóng vai trò chủ đạo

23. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là

A. các loại rau cao cấp. B. lúa có chất lượng cao.

C. cây ăn quả. D. đay, cói.

24. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi cá nước ngọt lớn nhất nước ta do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

  1. Trữ lượng thủy sản lớn nhất cả nước.
  2. Diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cả nước
  3. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
  4. Có nhiều cửa sông và bãi triều rộng.

25. Sự phân hóa của nhân tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu sản phẩm nông nghiệp?

A. Địa hình. B. Đất đai. C. Khí hậu. D. Nguồn nước

26. Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở

  1. đóng góp tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP nước ta.
  2. tỉ trọng trong cơ cấu GDP những năm gần đây khá ổn định.
  3. tỉ trọng tăng nhanh trong cơ cấu GDP.
  4. giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

27. Đây là biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thủy sản vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản

  1. Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, phát triển nuôi trồng thủy sản và chế biến
  2. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến
  3. Tăng cường và hiện đại hóa các phương tiện đánh bắt
  4. Hiện đại hóa các phương tiện, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ

28. Ý nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của nền nông nghiệp cổ truyền ?

  1. Đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa
  2. Năng suất lao động và năng suất cây trồng, vật nuôi thấp
  3. Nông nghiệp mang tính chất tự cấp tự túc
  4. Sử dụng nhiều nguời, công cụ thủ công

29. Nguyên nhân chủ yếu làm cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta được phân bố rộng khắp cả nước là

  1. Thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới ngày càng mở rộng, có nhu cầu lớn về sản phẩm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
  2. Gắn với các vùng chuyên môn hóa về lương thực, thực phẩm
  3. Nước ta có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng, phong phú, có ở khắp các vùng lãnh thổ, thị trường tiêu thụ rộng khắp
  4. Nguyên liệu chủ yếu của ngành là sản phẩm từ nông nghiệp và thủy sản, khó bảo quản, vận chuyển xa tốn kém

30. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước có được là do

  1. Chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế
  2. sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế
  3. phát huy thế mạnh từng vùng và tăng cường hội nhập quốc tế
  4. sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế

31. Vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là

  1. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
  2. Tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững
  3. Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ
  4. Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

32. Ý nào sau đây không đúng với tình hình phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta hiện nay?

  1. Sản lượng điện tăng liên tục tăng rất nhanh
  2. Thủy điện luôn chiếm hơn 70%
  3. Đã xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống đường dây siêu cao áp 500kV, 220kV
  4. Đã và đang sử dụng khí vào sản xuất điện

33. Trong thời gian qua, số lượng đàn trâu ở nước ta không tăng mà có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu do

  1. Sức kéo trong nông nghiệp đã được cơ giới hóa
  2. Đàn trâu bị chết do dịch bệnh
  3. Nuôi trâu hiệu quả kinh tế không cao
  4. Thức ăn cho đàn trâu được đảm bảo

34. Ý nào sau đây không phải là hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta?

  1. Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn
  2. Phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn
  3. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông- lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa
  4. Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn

35. Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng?

  1. Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ngày càng sâu.
  2. Trình độ người lao động ngày càng được nâng cao.
  3. Nguồn nguyên, nhiên liệu nhiều loại và phong phú.
  4. Nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất.

36. Điều kiện thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở nước ta là có

A. diện tích mặt nước lớn ở các đồng ruộng. B. nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ.

C. nhiều đầm phá và các cửa sông rộng lớn. D. nhiều bãi triều, ô trũng ngập nước

37. Xu hướng nổi bật nhất của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là

A. ứng dụng tiến bộ khoa học và kĩ thuật. B. đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.

C. tăng tỉ trọng sản phẩm không giết thịt D. phát triển mạnh dịch vụ về giống, thú y.

38. Điều kiện thuận lợi nổi bật để xây dựng các cảng biển nước sâu ở nước ta là

A. vùng biển rộng. B. thềm lục địa rộng.

C. bờ biển kéo dài. D. vụng biển có nhiều.

39. Phát biểu nào sau đây không đúng với cơ cấu kinh tế nước ta?

  1. Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  2. Ngành nông nghiệp đang có tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu.
  3. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.
  4. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ nhất.

40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết chè được trồng nhiều ở các tỉnh nào sau đây?

A. Kon Tum, Gia Lai. B. Lâm Đồng, Đắk Lắk.

C. Gia Lai, Đắk Lắk. D. Lâm Đồng, Gia Lai.

41. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trên biên giới Việt Nam- Cam-pu- chia có bao nhiêu khu kinh tế cửa khẩu?

A. 6 khu. B. 8 khu. C. 4 khu. D. 10 khu

42. Ý nào sau đây thể hiện cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa?

  1. Nông- lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp.
  2. Nông- lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm, công nghiệp tăng mạnh, dịch vụ không tăng.
  3. Nông- lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao, dịch vụ tăng nhanh, công nghiệp tăng chậm.
  4. Nông- lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm, công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng, nhất là ngành công nghiệp.

43. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là:

A. Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Trung Quốc. B. Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước EU.

C. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc. D. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc

44. Ở nước ta, việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi và phát triển công nghiệp nông thôn nhằm

  1. nâng cao tỉ lệ dân thành thị.
  2. khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước
  3. phân bố lại dân cư.
  4. giải quyết nhu cầu việc làm của xã hội.

45. Biểu hiện nào sau đây không đúng với sự phong phú, đa dạng của tài nguyên du lịch về mặt sinh vật của nước ta?

  1. Hơn 30 vườn quốc gia.
  2. Nhiều nguồn nước khoáng, nước nóng.
  3. Nhiều loại động vật hoang dã, thủy hải sản.
  4. Có nhiều hệ sinh thái khác nhau.

46. Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta là

  1. nguồn nguyên liệu và lao động có trình độ cao.
  2. thị trường tiêu thụ và chính sách phát triển.
  3. nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
  4. nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ.

47. Trong cơ cấu ngành trồng trọt, tỉ trọng cây công nghiệp có xu hướng tăng nhanh thời gian gần đây là do

  1. nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
  2. tác dụng bảo vệ môi trường.
  3. mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  4. dân cư có truyền thống sản xuất.

48. Các cảng biển và cụm cảng quan trọng ở miền Trung nước ta là

  1. Đà Nẵng- Liên Chiểu- Chân Mây, Dung Quất.
  2. Hải Phòng, Cái Lân.
  3. Sài Gòn- Vũng Tàu- Thị Vải.
  4. Cái Lân, Đà Nẵng.

49. Thành tựu ngành viễn thông nước ta về mặt khoa học, công nghệ là

  1. Có các mạng điện thoại nội hạt, mạng đường dài, mạng cố định, mạng di động.
  2. Mạng viễn thông với kĩ thuật analog.
  3. Tăng trưởng với tốc độ cao.
  4. Dùng mạng viễn thông với kĩ thuật số, tự động hóa cao và đa dịch vụ.

50. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây cho phép và đòi hỏi nước ta áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng?

  1. Sự phân hóa của điều kiện địa hình, đất trồng.
  2. Sự khác nhau về cơ sở vật chất, hạ tầng.
  3. Sự phân hóa của lượng mưa, mạng lưới sông ngòi.
  4. Sự phân bố dân cư không đều.

ĐÁP ÁN

1. A

2. D

3. A

4. B

5. A

6. D

7. B

8. B

9. C

10. C

11. D

12. C

13. C

14. D

15. A

16. A

17. C

18. B

19. A

20. C

21. D

22. B

23. A

24. C

25. C

26. C

27. A

28. A

29. C

30. C

31. D

32. B

33. A

34. B

35. C

36. B

37. B

38. D

39. C

40. D

41. A

42. D

43. D

44. B

45. B

46. C

47. C

48. A

49. D

50. A

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. Vùng biển có điều kiện thuận lợi nhất cho nghề làm muối là vùng biển ở Nam Trung Bộ, nơi có nền nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển

=> Chọn đáp án A

2. Dạng địa hình ở vùng ven biển rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển là các vũng, vịnh nước sâu

=> Chọn đáp án D

3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô rất lớn là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

=> Chọn đáp án A

4. Nền nhiệt ẩm cao tạo điều kiện phát triển nông nghiệp lúa nước, khí hậu phân mùa tạo điều kện cho chúng ta tăng vụ, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi

=> Chọn đáp án B

5. Thế mạnh nông nghiệp ở đồng bằng không phải là Chăn nuôi gia súc lớn; đây là thế mạnh của vùng đồi núi, nơi có điều kiện chăn thả và nguồn thức ăn là các đồng cỏ rộng lớn

=> Chọn đáp án A

6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành công nghiệp không có trong có trong cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp Hải Phòng là Luyện kim màu

=> Chọn đáp án D

7. Lĩnh vực được tiến hành Đổi mới đầu tiên ở nước ta là nông nghiệp (sgk Địa lí 12 trang 7)

=> Chọn đáp án B

8. Dạng địa hình ở vùng ven biển rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển là các vũng, vịnh nước sâu, nơi tàu thuyền dễ ra vào, neo đậu

=> Chọn đáp án B

9. Thành tựu to lớn của nước ta trong công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực là đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI) (sgk Địa lí 12 trang 10)

=> Chọn đáp án C

10. Hai bể trầm tích có trữ lượng dầu khí lớn nhất nước ta là Nam Côn Sơn và Cửu Long (sgk Địa lí 12 trang 38)

=> Chọn đáp án C

11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, ba cửa khẩu quan trọng nằm trên biên giới Việt

  • Trung là Móng Cái, Lạng Sơn, Lào Cai.

=> Chọn đáp án D

12. Khí hậu nước ta với nền nhiệt ẩm cao đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, đẩy mạnh tăng vụ (sgk Địa lí 12 trang 47)

=> Chọn đáp án C

13. Tài nguyên dầu khí của nước ta đang được khai thác nhiều nhất từ bể dầu khí Nam Côn Sơn, Cửu Long (sgk Địa lí 12 trang 119)

=> Chọn đáp án C

14. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của nước ta năm 2007, thứ tự tỉ trọng từ nhỏ đến lớn lần lượt là gia cầm (13%), sản phẩm không qua giết thịt (15%) và gia súc (72%)

=> Chọn đáp án D

15. Nguyên nhân trực tiếp làm cho diện tích đất trống đồi trọc giảm mạnh trong những năm gần đây là Chủ trương toàn dân đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc

=> Chọn đáp án A

16. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ được thể hiện rõ rệt: hình thành các vùng động lực kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn

=> Chọn đáp án A

17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở Thềm lục địa phía Nam.

=> Chọn đáp án C

18. Khu vực miền núi có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch sinh thái do có nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ (sgk Địa lí 12 trang 34)

=> Chọn đáp án B

19. Rừng ở nước ta hiện nay chủ yếu là rừng nghèo và rừng mới phục hồi (chiếm 70%) (sgk Địa lí 12 trang 58)

=> Chọn đáp án A

20. Dạng địa hình ở ven biển thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy hải sản Các tam giác châu với bãi triều rộng thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn

=> Chọn đáp án C

21. Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta là Duyên hải Nam Trung Bộ do biển sâu, nhiều vũng vịnh kín gió, thuận lợi xây dựng cảng nước sâu

=> Chọn đáp án D

22. Biểu hiện chủ yếu nhất cho một nền kinh tế tăng trưởng bền vững là Cơ cấu giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ hợp lí (xem phần mở đầu bài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - sgk Địa lí 12 trang 82)

=> Chọn đáp án B

23. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là Đồng bằng sông Hồng có trồng các loại rau cao cấp (xem bảng 25.1 sgk Địa lí 12 trang 107-108)

=> Chọn đáp án A

24. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi cá nước ngọt lớn nhất nước ta do nguyên nhân chủ yếu là diện tích mặt nước cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt như sông ngòi, kênh rạch ao hồ lớn nhất (riêng Cà Mau, Bạc Liêu chiếm 45% diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản cả nước - sgk Địa lí 12 trang 100)

=> Chọn đáp án C

25. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa rất rõ rệt theo chiều Bắc - Nam và theo chiều cao địa hình nên có ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp (sgk Địa lí 12 trang 88)

=> Chọn đáp án C

26. Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở tỉ trọng tăng nhanh trong cơ cấu GDP (sgk Địa lí 12 trang 84)

=> Chọn đáp án C

27. Biện pháp quan trọng để có thể vừa tăng sản lượng thủy sản vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản là Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, phát triển nuôi trồng thủy sản (tăng sản lượng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi ven bờ) và chế biến (tăng giá trị thủy sản)

=> Chọn đáp án A

28. Đặc trưng cơ bản của nền nông nghiệp cổ truyền không bao gồm Đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa (xem các đặc trưng cơ bản của nền nông nghiệp cổ truyền ở trang 89 sgk Địa lí 12)

=> Chọn đáp án A

29. Nguyên nhân chủ yếu làm cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta được phân bố rộng khắp cả nước là Nước ta có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng, phong phú, có ở khắp các vùng lãnh thổ, thị trường tiêu thụ rộng khắp

=> Chọn đáp án C

30. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước có được là do phát huy thế mạnh từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập quốc tế (sgk Địa lí 12 trang 85)

=> Chọn đáp án C

31. Vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (sgk Địa lí 12 trang 82)

=> Chọn đáp án D

32. Tình hình phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta hiện nay không bao gồm Thủy điện luôn chiếm hơn 70% vì hiện nay ưu thế nghiêng về sản xuất nhiệt điện từ than và khí với hơn 70% sản lượng (sgk Địa lí 12 trang 121)

=> Chọn đáp án B

33. Trong thời gian qua, số lượng đàn trâu ở nước ta không tăng mà có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu do trong nông nghiệp đã hầu như không còn nhu cầu sức kéo của trâu, thay vào đó là máy móc, cơ giới hóa nông nghiệp

=> Chọn đáp án A

34. Hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta không bao gồm Phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn (xem hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta tại mục 3 bài 25 sgk trang 109)

=> Chọn đáp án B

35. Nhờ có: Nguồn nguyên, nhiên liệu nhiều loại và phong phú. Nên nước ta có thể phát triển nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

=> Chọn đáp án C.

36. Điều kiện thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở nước ta là nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ. (sgk Địa lí lớp 12 trang 100)

=> Chọn đáp án B.

37. Xu hướng nổi bật của ngành chăn nuôi nước ta là tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trạng theo hình thức công nghiệp. (sgk Địa lí lớp 12 trang 96)

=> Chọn đáp án B

38. Ven biển nước ta có nhiều vũng, vụng, vịnh nước sâu, kín gió thuận lợi cho việc xây dựng cảng nước sâu

=> Chọn đáp án D

39. Dựa vào kiến thức bài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Địa lý 12.

Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta. (Sách giáo khoa 12 trang 84).

=> nhận xét C. Kinh tế Nhà nước đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế là không đúng

=> Chọn đáp án C.

40. Dựa vào Atlat trang 28, Chè được trồng nhiều nhất ở Lâm Đồng và Gia Lai thuộc vùng Tây Nguyên bởi khí hậu và đất thuận lợi thích hợp với sinh thái chè

=> Chọn đáp án D.

41. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trên biên giới Việt Nam- Cam-pu-chia có 6 khu kinh tế cửa khẩu: Bờ Y, Xa Mát, Mộc Bài, Đồng Tháp, An Giang, Hà Tiên

=> Chọn đáp án A

42. Biểu hiện cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa là Nông- lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu hướng giảm, công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng, nhất là ngành công nghiệp

=> Chọn đáp án D

43. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc (sgk Địa lí 12 trang 139)

=> Chọn đáp án D

44. Ở nước ta, việc đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi và phát triển công nghiệp nông thôn nhằm khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước (sgk Địa lí 12 trang 27)

=> Chọn đáp án B

45. Biểu hiện không đúng với sự phong phú, đa dạng của tài nguyên du lịch về mặt sinh vật của nước ta là “Nhiều nguồn nước khoáng, nước nóng” vì nước khoáng, nước nóng là tài nguyên nước không phải tài nguyên sinh vật (sgk Địa lí 12 trang 140)

=> Chọn đáp án B

46. Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta là nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ vì ở nước ta đầu vào của các cơ sở công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chính là nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và đầu ra là thị trường tiêu thụ rộng lớn

=> Chọn đáp án C

47. Trong cơ cấu ngành trồng trọt, tỉ trọng cây công nghiệp có xu hướng tăng nhanh thời gian gần đây là do cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, phát huy được thế mạnh về tự nhiên và kinh tế - xã hội

=> Chọn đáp án C

48. Các cảng biển và cụm cảng quan trọng ở miền Trung nước ta là Đà Nẵng- Liên Chiểu- Chân Mây, Dung Quất (Atlat trang 23)

=> Chọn đáp án A

49. Thành tựu ngành viễn thông nước ta về mặt khoa học, công nghệ là Dùng mạng viễn thông với kĩ thuật số, tự động hóa cao và đa dịch vụ (sgk Địa lí 12 trang 135)

=> Chọn đáp án D

50. Nguyên nhân chủ yếu cho phép và đòi hỏi nước ta áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng là Sự phân hóa của điều kiện địa hình, đất trồng (sgk Địa lí 12 trang 88)

=> Chọn đáp án A

Mức độ thông hiểu - Đề số 2

1. Từ thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay, hoạt động nội thương của nước ta ngày càng nhộn nhịp, chủ yếu là do

A. Cơ chế quản lí thay đổi B. Nhu cầu tiêu dùng của người dân cao

C. Sự đa dạng của các mặt hàng D. Tác động của thị trường ngoài nước

2. Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta là cơ sở để

  1. Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
  2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
  3. Tạo điều kiện cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
  4. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

3. Năng suất lúa cả năm của nước ta tăng mạnh, chủ yếu là do

  1. Mở rộng diện tích canh tác
  2. Áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.
  3. đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.
  4. Đẩy mạnh thâm canh, sử dụng giống mới.

4. Chăn nuôi gia cầm ở nước ta tăng mạnh, chủ yếu là do:

A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo. B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Nhiều giống cho năng suất cao. D. nguồn lao động dồi dào.

5. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là

A. Công nghiệp chế biến chưa phát triển. B. Giống cây trồng còn hạn chế.

C. Thị trường có nhiều biến động. D. Thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất 6. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ ở nước ra ngày càng phát triển là do.

  1. nguồn lợi sinh vật biển ngày càng phong phú.
  2. cơ sở chế biển thủy sản ngày càng phát triển.
  3. tàu thuyền và ngư cụ ngày càng hiện đại hơn.
  4. lao động có kinh nghiệm ngày càng đông.

7. Nghề làm muối ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ phát triển mạnh là do ở đây có

A. nền nhiệt cao, ít cửa sông lớn đổ ra biển. B. nền nhiệt cao, nhiều cửa sồn đổ ra biển.

C. nền nhiệt thấp, ít cửa sông lớn đổ ra biển. D. nền nhiệt thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển. 8. Nhóm cây nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu diện tích trồng trọt ở nước ta hiện nay?

A. Cây lương thực B. Cây ăn quả.

C. Cây công nghiệp lâu năm D. Cây công nghiệp hàng năm

9. Từ năm 1991 đến nay, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta không có đặc điểm sau?

  1. Khu vực I giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
  2. Khu vực III luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP dù tăng không ổn định.
  3. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.
  4. Sự chuyển dịch chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước

10. Căn cứ vào Atlat Địa Lý Việt Nam trang 8, cho biết các mỏ dầu trên vùng biển và thềm lục địa: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ thuộc bể trầm tích nào của nước ta?

A. Bể Cửu Long B. Bể Nam Côn Sơn

C. Bể Sông Hồng D. Bể Thổ Chu - Mã Lai

11. Đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta?

  1. Tạo điều kiện cho hoạt động nông nghiệp thực hiện suốt năm.
  2. Làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp.
  3. Làm cho nông nghiệp nước ta có tính mùa vụ
  4. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.

12. Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở

  1. tỉ trọng tăng nhanh trong cơ cấu GDP.
  2. tỉ trọng trong cơ cấu GDP trong những năm qua ổn định.
  3. giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
  4. đóng góp cao nhất trong cơ cấu GDP.

13. Biểu hiện của việc khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là

  1. khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất
  2. đẩy mạnh sản xuất theo lối quảng canh.
  3. sản lượng cây trồng vật nuôi luôn biến động.
  4. tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn.

14. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế đang chuyển dịch theo hướng

  1. hình thành các ngành kinh tế trọng điểm.
  2. hình thành các khu vực tập trung cao về nông nghiệp.
  3. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
  4. hình thành các vùng kinh tế động lực

15. Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa đã tác động đến sản xuất nông nghiệp biểu hiện ở đặc điểm

  1. sự phân mùa khí hậu
  2. tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp.
  3. tính mùa vụ của sản xuất.
  4. lượng mưa theo mùa.

16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, chiếm tỉ trọng từ cao xuống thấp lần lượt là

A. trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp. B. dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt.

C. chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp. D. chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt. 17. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng nhiều đến ngành sản xuất ở nước ta, mà rõ nét nhất là

A. giao thông vận tải. B. du lịch. C. khai khoáng. D. nông nghiệp.

18. Việc xác định các sản phẩm chuyên môn hóa trong nông nghiệp chủ yếu dựa vào

A. Nhu cầu thị trường. B. điều kiện tự nhiên.

C. giá trị sản phẩm. D. nhu cầu tại chỗ.

19. Trong nền kinh tế nước ta thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo?

A. Nhà nước. B. Có vốn đầu tư nước ngoài.

C. Tập thể. D. Tư nhân.

20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết nhóm hàng nào có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta?

A. Công nghiệp nặng và khoáng sản. B. Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

C. Nông - lâm - thủy sản. D. Nguyên, nhiên, vật liệu.

21. Để góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, cơ cấu ngành công nghiệp nước ta cần tiếp tục hoàn thiện theo chiều hướng

A. Tăng cường liên doanh hợp tác nước ngoài B. Đổi mới trang thiết bị và công nghệ

C. Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến D. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm

22. Giá trị nhập khẩu của nước ta những năm gần đây tăng khá nhanh chủ yếu do

A. Giá nguyên liệu đầu vào tăngB. Nhu cầu phát triển của sản xuất trong nước

  1. Dân số đông, nhu cầu tiêu dùng lớnD. Chất lượng cuộc sống được nâng cao

23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết hầu hết các tuyến đường sắt của nước ta kết nối với thành phố nào sau đây?

    1. Thành phố Hà Nội B. Thành phố Hồ Chí Minh

C. Thành phố Hải Phòng D. Thành phố Đà Nẵng

24. Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước chủ yếu do

A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa B. Lao động có kinh nghiệm

C. Đất phù sa màu mỡ D. Trình độ thâm canh cao

25. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 18, cho biết diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản của nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng nào ?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Đồng bằng sông Hồng D. Bắc Trung Bộ

26. Ý nghĩa xã hội của việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta là

  1. Góp phần phân bố lại dân cư
  2. tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao
  3. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
  4. khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất và khí hậu

27. Nguyên nhân chính hạn chế sự phát triển các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than ở các tỉnh phía Nam nước ta là:

  1. Việc xây dựng đòi hỏi vốn đầu tư lớn.
  2. Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
  3. Xa các nguồn nguyên liệu.
  4. Nhu cầu về điện không cao như các tỉnh phía bắc

28. Đâu không phải là điều kiện thuận lợi chủ yếu đối với phát triển ngành giao thông vận tải đường biển ở nước ta?

  1. Đường bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh rộng, kín gi
  2. Có nhiều đảo và quần đảo ven bờ.
  3. Vùng biển nước ta nằm trên đường hàng hải quốc tế.
  4. Có các dòng biển đổi hướng theo mùa

29. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết các trung tâm kinh tế nào dưới đây ở Đồng bằng sông Hồng có quy mô trên 15 nghìn tỉ đồng (năm 2007)?

A. Bắc Ninh và Nam Định. B. Nam Định và Phúc Yên.

C. Hà Nội và Hải Phòng. D. Phúc Yên và Hải Dương.

30. Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng có mức độ tập trung công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao nhất nước ta

  1. Vùng đông dân nhất cả nước và có mật độ đô thị dày đặc
  2. Vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất lớn nhất nước ta
  3. Vùng có ngành công nghiệp phát triển nhất nước ta
  4. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành truyền thống của vùng.

31. Phát biểu nào sau đây không chính xác về sản xuất công nghiệp ở nước ta

  1. ngành luyện kim màu ở nước ta chỉ xuất hiện ở phía nam.
  2. công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có sự phân bố rộng rãi ở vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
  3. ngành luyện kim đen có sự phân bố rộng hơn so với luyện kim màu.
  4. các điểm khai thác dầu và khí phân bố chủ yếu ở thềm lục địa phía nam.

32. Ý kiến nào sau đây không đúng với ngành nội thương của nước ta?

  1. Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
  2. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa
  3. Trong cả nước đã hình thành thị trường thống nhất.
  4. Hàng hóa phong phú, đa dạng.

33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết Việt Nam có giá trị nhập khẩu hàng hóa trên 6 tỉ USD với quốc gia và vùng lãnh thổ nào?

A. Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan. B. Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Xingapo.

C. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Xingapo. D. Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Ôxtrâylia

34. Kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây tăng khá nhanh chủ yếu do

  1. Sự phục hồi, phát triển của sản xuất và tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu quá trình công nghiệp.
  2. Kinh tế nước ta phát triển chậm chưa đáp ứng nhu cầu trong nước
  3. Dân số đông, nhu cầu tiêu dung cao trong khi sản xuất chưa phát triển.
  4. Phần lớn dân cư chỉ dung hàng ngoại nhập, không dung hàng trong nước

35. Ngành thủy sản nước ta những năm gần đây có bước phát triển đột phá chủ yếu là do

  1. Khí hậu thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thủy sản.
  2. Cơ sở vật chất có nhiều cải thiện, nhu cầu nguời dân trong nước tăng cao.
  3. Có vùng biển rộng, nguồn lợi thủy sản phong phú.
  4. Thị trường đầu ra cho các sản phẩm thủy sản có nhiều thuận lợi.

36. Du lịch Việt Nam chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 cho đến nay nhờ:

A. chính sách mở cửa của Nhà nước B. sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

C. chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa D. chính sách Đổi mới của Nhà nước

37. Đâu không phải là đặc điểm chứng tỏ nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?

  1. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
  2. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.
  3. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.
  4. Chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa

38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết năm 2007 tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng dưới 30% là tỉnh nào

A. Bắc Giang. B. Ninh Thuận. C. Đăk Lăk D. Quảng Trị.

39. Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm:

  1. thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
  2. đổi mới trang thiết bị và công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
  3. mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác
  4. phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới

40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế Nhơn Hội thuộc vùng kinh tế nào sau đây?

A. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ B. Duyên hải nam Trung Bộ

C. Vùng Bắc Trung Bộ D. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

41. Một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta là:

A. vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp. B. hình thành các vùng công nghiệp.

C. vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. D. hình thành các vùng nông nghiệp.

42. Một trong những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng sản xuất ở nước ta là:

  1. trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc
  2. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
  3. duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.
  4. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có.

43. Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính nước ta là

A. đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh. B. Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc

C. có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp. D. cơ giới hóa, tự động hóa

44. Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước chủ yếu do:

  1. Nguồn nước phong phú, nhiệt ẩm dồi dào.
  2. Đất phù sa màu mỡ, nguồn nước phong phú.
  3. Người dân nhiều kinh nghiệm, trình độ thâm canh cao.
  4. Đất phù sa màu mỡ, nhiệt ẩm dồi dào.

45. Phát biểu nào sau đây không đúng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta?

  1. Kinh tế ngoài Nhà nước có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu.
  2. Kinh tế Nhà nước có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.
  3. Ngành nông nghiệp đang giảm tỉ trọng.
  4. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu.

46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết dừa được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?

A. Đông Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.

47. Cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có ý nghĩa vùng?

A. Vinh. B. Hà Nội. C. TP. Hồ Chí Minh. D. Hải Phòng

48. Vùng nào sau đây nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất cả nước?

A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Hồng.

49. Trâu được nuôi nhiều nhất ở các vùng nào sau đây?

  1. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
  2. Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
  3. Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ
  4. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ

50. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết công nghiệp khai thác dầu khí phát triển mạnh nhất ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.

ĐÁP ÁN

1. A

2. A

3. D

4. A

5. C

6. C

7. A

8. A

9. A

10. A

11. D

12. A

13. D

14. D

15. C

16. A

17. D

18. A

19. A

20. B

21. B

22. B

23. A

24. D

25. B

26. A

27. C

28. D

29. C

30. A

31. A

32. B

33. B

34. A

35. D

36. D

37. D

38. B

39. A

40. B

41. A

42. C

43. C

44. C

45. B

46. D

47. D

48. B

49. A

50. B

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. Từ thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay, hoạt động nội thương của nước ta ngày càng nhộn nhịp, chủ yếu là do Cơ chế quản lí thay đổi, nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, thị trường trong nước thống nhất, hàng hóa phong phú...

=> Chọn đáp án A

2. Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta là cơ sở để Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp (sgk Địa lí 12 trang 93)

=> Chọn đáp án A

3. Năng suất lúa cả năm của nước ta tăng mạnh, chủ yếu là do Đẩy mạnh thâm canh, sử dụng giống mới cho năng suất cao (sgk Địa lí 12 trang 94)

=> Chọn đáp án D

4. Chăn nuôi gia cầm ở nước ta tăng mạnh, chủ yếu là do Cơ sở thức ăn được đảm bảo (sgk Địa lí 12 trang 96)

=> Chọn đáp án A

5. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là Thị trường có nhiều biến động. Sản phẩm cây công nghiệp lâu năm là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của nước ta, khi thị trường thế giới nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến sản xuất cây công nghiệp lâu năm trong nước. Ví dụ như khi cà phê được giá, người dân đua nhau trồng cà phê, khi được mùa mất giá, giá cà phê thấp, người dân chặt bỏ cà phê; cây lâu năm cần có thời gian sinh trưởng và phát triển dài mới cho sản phẩm tốt vì vậy nếu giá cả bấp bênh sẽ rất ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất cây lâu năm

=> Chọn đáp án C

6. Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ ở nước ra ngày càng phát triển là do tàu thuyền và ngư cụ ngày càng hiện đại hơn, các đội tàu công suất lớn đã có thể ra khơi xa nhiều ngày => Chọn đáp án C

7. Nghề ỉển Nam Trung Bộ phát triển mạnh là do ở đây có Nền nhiệt cao, nhiều năng, ít cửa sông lớn đổ ra biển (sgk Địa lí 12 trang 38)

=> Chọn đáp án A

8. Nhóm cây chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu diện tích trồng trọt ở nước ta hiện nay là Cây lương thực (xem Atlat trang 19 bản đồ Lúa 2007)

=> Chọn đáp án A

9. Từ năm 1991 đến nay, sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta không có đặc điểm Khu vực I giảm dần tỉ trọng nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP. Vì khu vực I tỉ trọng giảm dần và hiện nay đã chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu ngành kinh tế ( năm 2005, khu vực I chiếm 21%) (sgk Địa lí 12 trang 82 và Atlat trang 17)

=> Chọn đáp án A

10. Căn cứ vào Atlat Địa Lý Việt Nam trang 8, các mỏ dầu trên vùng biển và thềm lục địa: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ thuộc bể trầm tích Cửu Long => Chọn đáp án A

11. Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta không bao gồm Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. Vì sự phân hóa của địa hình và đất trồng mới là nhân tố cho phép và đòi hỏi phải áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng (sgk Địa lí 12 trang 88)

=> Chọn đáp án D

12. Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện ở tỉ trọng tăng nhanh trong cơ cấu GDP (tăng từ 6,3% năm 1995 lên 16% năm 2005 - sgk Địa lí 12 trang 84)

=> Chọn đáp án A

13. Biểu hiện của việc khai thác ngày càng có hiểu quả nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là các tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp => Chọn đáp án D 14. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế đang chuyển dịch theo hướng hình thành các vùng kinh tế động lực, vùng chuyên canh, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ( sgk Địa lí 12 trang 85)

=> Chọn đáp án D

15. Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa đã tác động đến sản xuất nông nghiệp biểu hiện ở đặc điểm tính mùa vụ của sản xuất, sản phẩm nông nghiệp có sự phân hóa theo mùa => Chọn đáp án C 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, chiếm tỉ trọng từ cao xuống thấp lần lượt là trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp ( năm 2007: trồng trọt chiếm 73,9%; chăn nuôi chiếm 24,7%; dịch vụ nông nghiệp chiếm 1,7%)

=> Chọn đáp án A

17. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng nhiều đến ngành sản xuất ở nước ta, mà rõ nét nhất là nông nghiệp (sgk Địa lí 12 trang 46)

=> Chọn đáp án D

18. Việc xác định các sản phẩm chuyên môn hóa trong nông nghiệp chủ yếu dựa vào nhu cầu của thị trường. Người nông dân quan tâm đến thị trường thiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra (sgk Địa lí 12 trang 89)

=> Chọn đáp án A

19. Trong nền kinh tế nước ta thành phần kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo (sgk Địa lí 12 trang 84)

=> Chọn đáp án A

20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24 nhóm hàng có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta là công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (42,6%)

=> Chọn đáp án B

21. Để góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, cơ cấu ngành công nghiệp nước ta cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ (sgk Địa lí 12 trang 114)

=> Chọn đáp án B

22. Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng lên khá nhanh do sự phục hồi và phát triển của sản xuất hay do nhu cầu phát triển sản xuất trong nước (các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất). (sgk Địa lí 12 trang 139)

=> Chọn đáp án B

23. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, các tuyến đường sắt nước ta đều kết nối với TP. Hà Nội (Hà Nội - Lào Cai, đường sắt Thống Nhất).

=> Chọn đáp án A.

24. Đồng bằng sông Hồng là trọng điểm sản xuất lúa của nước ta từ lâu đời, trình độ thâm canh cao nhất cả nước nên có năng suất lúa cao nhất nước ta.

=> Chọn đáp án D.

25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long => Chọn đáp án B

26. Y nghĩa xã hội của việc phát triển cây công nghiệp lâu năm của nước ta là góp phần phân

bố lại dân cư và lao động.

=> Chọn đáp án A

Chú ý từ khóa “Ý nghĩa xã hội”; các đáp án còn lại đều là ý nghĩa về kinh tế

27. Nguyên nhân chính hạn chế sự phát triển các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than ở các tỉnh phía Nam nước ta là xa nguồn nguyên liệu, các mỏ than đã và đang khai thác tập trung chủ yếu ở miền Bắc => Chọn đáp án C

28. Điều kiện thuận lợi chủ yếu đối với phát triển ngành giao thông vận tải đường biển ở nước ta không bao gồm Có các dòng biển đổi hướng theo mùa (xem các điều kiện thuận lợi chủ yếu đối với phát triển ngành giao thông vận tải đường biển ở nước ta tại sgk Địa lí 12 trang 132). Các dòng biển đổi hướng theo mùa vừa tạo thuận lợi vừa gây khó khăn cho sự di chuyển của tàu thuyền tùy vào mùa gió

=> Chọn đáp án D

29. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng có quy mô trên 15 nghìn tỉ đồng (năm 2007) là Hà Nội và Hải Phòng, trong đó trung tâm công

nghiệp Hà Nội có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng, trung tâm công nghiệp hải Phòng có quy mô 15 - 100 nghìn tỉ đồng => Chọn đáp án C

30. Nguyên nhân chính làm cho Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng có mức độ tập trung công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao nhất nước ta là Vùng ĐBSH là vùng đông dân nhất cả nước và có mật độ đô thị dày đặc, thị trường tiêu thụ lớn => Chọn đáp án A

Chú ý: ngành sản xuất hàng tiêu dùng thường gắn với thị trường tiêu thụ

31. Phát biểu không chính xác về sản xuất công nghiệp ở nước ta là “ ngành luyện kim màu ở nước ta chỉ xuất hiện ở phía nam” vì ngành luyện kim màu có cả ở phía Bắc, trung tâm công nghiệp Thái Nguyên (Atlat trang 21)

=> Chọn đáp án A

32. Ngành nội thương nước ta có đặc điểm: khu vực ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (sgk Địa lí 12 trang 137)

=> Nhận xét “Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa” là không đúng => Chọn đáp án B

33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, Việt Nam có giá trị nhập khẩu hàng hóa trên 6 tỉ USD với các quốc gia và vùng lãnh thổ là: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Xingapo.

=> Chọn đáp án B

Chú ý: đọc kĩ chú giải, kích thước các nửa hình cầu tương đương giá trị xuất - nhập khẩu

34. Kim ngạch nhập khẩu của nước ta trong những năm gần đây tăng khá nhanh chủ yếu do phục hồi, phát triển của sản xuất và tiêu dùng (sgk Địa lí 12 trang 139) , nhạp khẩu nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị đáp ứng nhu cầu quá trình công nghiệp

=> Chọn đáp án A

35. Ngành thủy sản nước ta những năm gần đây có bước phát triển đột phá chủ yếu là do Thị trường đầu ra cho các sản phẩm thủy sản có nhiều thuận lợi, thị trường trong nước và quốc tế mở rộng, nhu cầu tiêu thụ thủy sản lớn

=> Chọn đáp án D

36. Du lịch Việt Nam chỉ thật sự phát triển nhanh từ đầu thập kỉ 90 cho đến nay nhờ chính sách Đổi mới của Nhà nước => Chọn đáp án D

37. Đặc điểm chứng tỏ nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới không bao gồm Chuyển nền nông nghiệp tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa (xem thêm các đặc điểm chứng tỏ nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới tại sgk Địa lí 12 trang 88)

=> Chọn đáp án D

38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, năm 2007 tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng dưới 30% là tỉnh Ninh Thuận (từ 20-30%)

=> Chọn đáp án B

39. Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới (sgk Địa lí 12 trang 113)

=> Chọn đáp án A

40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế Nhơn Hội ( Bình Định) thuộc vùng kinh tế Duyên hải nam Trung Bộ

=> Chọn đáp án B

41. Một trong những công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta là tổ chức lãnh thổ công nghiệp (sgk Địa lí trang 125)

=> Chọn đáp án A

42. Một trong những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng sản xuất ở nước ta là đảm bảo duy trì và phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.(sgk Địa lí 12 trang 59)

=> Chọn đáp án C

43. Đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính nước ta là có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp (sgk Địa lí 12 trang 134)

=> Chọn đáp án C

44. Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao nhất cả nước chủ yếu do đây là vùng có lịch sử lúa nước từ lâu đời, người dân có kinh nghiệm, trình độ thâm canh cao => Chọn đáp án C

45. Phát biểu không đúng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta là Kinh tế Nhà nước có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế. Vì mặc dù giảm tỉ trọng nhưng Kinh tế Nhà nước vẫn giữa vai trò chủ đạo trong nền kinh tế (sgk Địa lí 12 trang 84)

=> Chọn đáp án B

46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, dừa được trồng nhiều nhất ở vùng ĐBSCL (Atlat trang 19)

=> Chọn đáp án D

47. Trung tâm công nghiệp có ý nghĩa vùng là Hải Phòng (sgk Địa lí 12 trang 127) => Chọn đáp án D

48. Vùng nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long (sgk Địa lí 1 trang 102-103)

=> Chọn đáp án B

49. Trâu được nuôi nhiều nhất ở các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (sgk Địa lí 12 trang 96)

=> Chọn đáp án A

50. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết công nghiệp khai thác dầu khí phát triển mạnh nhất ở Đông Nam Bộ (xem Atlat trang 21)

=> Chọn đáp án B

Mức độ thông hiểu - Đề số 3

1. Những vùng nào sau đây có mức độ tập trung các khu công nghiệp cao nhất cả nước?

  1. Đông Nam Bộ và đông bằng sông Hồng.
  2. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
  3. Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.
  4. Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung.

2. Đâu không phải là ngư trường trọng điểm ở nước ta?

A. Hải Phòng-Quảng Ninh. B. Hà Tĩnh-Quảng Bình

C. Ninh Thuận-Bà Rịa Vũng Tàu. D. Cà Mau-Kiên Giang.

3. Tuyến đường biển nội địa quan trọng nhất ở nước ta là

A. Hải Phòng-Đà Nẵng. B. TP. Hồ Chí Minh-Cửa Lò.

C. Hải Phòng-TP. Hồ Chí Minh. D. TP. Hồ Chí Minh-Đà Nẵng.

4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp cổ truyền nước ta?

  1. Năng suất lao động thấp.
  2. Sử dụng nhiều sức người.
  3. Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa.
  4. Đặc trưng bởi sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.

5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta?

  1. Tỉ trọng ngành dịch vụ hiện nay đứng thứ 2 trong cơ cấu GDP cả nước
  2. Hiện nay, khu vực nông-lâm-ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng đang có xu hướng giảm.
  3. Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong cơ cấu GDP.
  4. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa

6. Vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thành phần Nhà nước thể hiện qua việc

  1. Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP và đang có xu hướng gia tăng trong giai đoạn gần đây
  2. Kinh tế Nhà nước nắm giữ hầu hết các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước
  3. Kinh tế Nhà nước có quyền chi phối các thành phần kinh tế còn lại
  4. Mặc dù đã giảm nhưng kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng hơn 1/3 trong cơ cấu GDP phân theo các thành phần kinh tế ở nước ta

7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trong các địa điểm phân bố công nghiệp sau đây, địa điểm nào không phải là trung tâm công nghiệp?

A. Thủ Dầu Một B. Phan Thiết C. Bảo Lộc D. Biên Hòa

8. Động lực thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp ở nước ta là do

  1. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp phát triển
  2. Nhu cầu của thị trường
  3. Sự xuất hiện các hình thức sản xuất mới trong nông nghiệp
  4. Sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu ngành nông nghiệp

9. Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là

A. điện năng B. sản xuất hàng tiêu dùng

C. chế biến nông -lâm -thủy sản D. khai thác và chế biến dầu khí

10. Các trung tâm công nghiệp năm ở phía tây bắc Hà Nội có hướng chuyên môn hóa vê

A. hóa chất, giấy B. dệt may, vật liệu xây dựng

C. năng lượng D. luyện kim, cơ khí

11. Dựa vào bản đồ thủy sản - Atlat trang 20, xác định tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta

A. Đồng Tháp B. Quảng Ninh C. An Giang D. Cà Mau

12. Dựa vào bản đồ lâm nghiệp _Atlat trang 20, xác định các tỉnh có tỷ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh cao nhất cả nước

  1. Điện Biên, Quảng Bình, KonTum, Lâm Đồng
  2. Bắc Kạn, Quảng Bình, Hà Tĩnh, KonTum
  3. Tuyên Quang, Hà Tĩnh, KonTum, Lâm Đồng
  4. Tuyên Quang, Quảng Bình, KonTum, Lâm Đồng

13. Hiện nay, Việt Nam là nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu các loại nông sản như

A. cà phê, điêu, hồ tiêu B. cà phê, bông, chè

C. cà phê, đậu tương, hồ tiêu D. cao su, lạc, hồ tiêu

14. Đây không phải là một đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay:

  1. Đem lại hiệu quả kinh tế cao
  2. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm
  3. Có tác động đến sự phát triển các ngành khác
  4. Có thế mạnh lâu dài để phát triển

15. Cơ cấu mùa vụ lúa ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng

  1. mở rộng diện tích lúa đông xuân và hè thu
  2. mở rộng diện tích lúa đông xuân và lúa mùa
  3. giảm diện tích vụ mùa, tăng diện tích vụ hè thu
  4. giảm diện tích vụ đông xuân, tăng diện tích vụ hè thu.

16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trong các trung tâm công nghiệp sau đây, trung tâm công nghiệp nào không có ngành công nghiệp cơ khí?

A. Hải Phòng. B. Việt Trì C. Vũng Tàu D. Biên Hòa

17. Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay

  1. có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, đa dạng.
  2. có nguồn lao động dồi dào, lương thấp
  3. có thị trường xuất khẩu rộng mở.
  4. có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước

18. Đây là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung.

A. Nha Trang. B. Vinh. C. Thanh Hóa D. Đà Nẵng.

19. Đàn gia cầm ở nước ta có xu hướng không ngừng tăng lên chủ yếu là do

  1. có nguồn thức ăn dồi dào từ ngành trồng trọt
  2. nhu cầu thịt, trứng cho tiêu dùng ngày càng tăng
  3. dịch vụ thú y được chú trọng phát triển
  4. chính sách phát triển chăn nuôi của Nhà nước

20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành công nghiệp dệt may?

A. Thanh Hóa B. Phúc Yên C. Hà Nội D. Hạ Long

21. Các hoạt động lâm nghiệp ở nước ta gồm

  1. trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ
  2. lâm sinh, chế biến gỗ và lâm sản
  3. lâm sinh, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản
  4. khoanh nuôi bảo vệ rừng, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

22. Chăn nuôi bò sữa và gà công nghiệp được phát triển mạnh ở vùng ven các thành phố lớn, chủ yếu là do

  1. truyền thống chăn nuôi của vùng ngoại thành.
  2. điều kiện chăm sóc thuận lợi.
  3. nhu cầu của thị trường.
  4. cơ sở kĩ thuật phục vụ chăn nuôi hiện đại.

23. Cơ cấu mùa vụ ở nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam là do

  1. sự phân hóa đất và địa hình giữa miền Bắc và miền Nam.
  2. khí hậu có sự phân hóa theo mùa và theo chiều Bắc - Nam.
  3. sự khác biệt về kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của 2 miền.
  4. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo độ cao.

24. Biện pháp quan trọng hàng đầu nhăm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo xuất khẩu nước ta là

    1. Sản xuất nhiều giống lúa đặc sản, phù hợp nhu cầu thị trường.
    2. nắm bắt được những biến đổi của yêu cầu thị trường.
    3. giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.
    4. nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất và áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến. 25. Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các mỏ khí đốt đang được khai thác ở nước ta (năm 2007) là

A. Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải. B. Tiền Hải, Lan Tây, Bạch Hổ.

C. Lan Tây, Lan Đỏ, Hồng Ngọc D. Tiền Hải, Lan Đỏ, Cái Nước

26. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết ý nào sau đây, thể hiện đặc điểm cán cân xuất nhập khẩu của nước ta?

  1. Hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản, khoáng sản mới qua sơ chế, hàng nhập khẩu chủ yếu là

các sản phẩm kĩ thuật và nguyên vật liệu.

  1. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta tăng liên tục qua các năm và có sự khác nhau giữa các vùng.
  2. Giá trị xuất khẩu luôn thấp hơn giá trị nhập khẩu nên nước ta là nước nhập siêu, giá trị nhập siêu ngày càng tăng.
  3. Các bạn hàng xuất, nhập khẩu của nước ta chủ yếu là Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và Tây Âu.

27. Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm
  2. Tương đối đa dạng
  3. Ổn đinh về tỉ trọng giữa các ngành
  4. Đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới

28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?

  1. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa
  2. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Cần Thơ
  3. Hải Phòng, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một
  4. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Cần Thơ

29. Hiện nay, sản lượng điện nước ta có tỉ trọng lớn nhất là

A. nhiệt điện than B. điêzen - tua bin khí

C. thủy điện D. sức gió

30. Có diện tích bao gồm nhiều tỉnh và các thành phố là đặc điểm của

A. trung tâm công nghiệp B. vùng công nghiệp

C. điểm công nghiệp D. khu công nghiệp

31. Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế đã hình thành nên

  1. các vùng chuyên canh, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất
  2. khu chế xuất, dịch vụ chuyển giao công nghệ, vùng kinh tế trọng điểm
  3. vùng kinh tế trọng điểm, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất
  4. ngành công nghiệp chế biến và viễn thông, tư vấn đầu tư

32. Nhân tố có tính quyết định đến đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là:

  1. có khí hậu nhiệt đới ẩm
  2. có đất phù sa màu mỡ
  3. có mạng lưới sông ngòi dày đặc
  4. có đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

33. Căn cứ vào bản đồ chăn nuôi ở trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam, hai tỉnh có số lượng trâu bò lớn nhất là

A. Thanh Hóa, Nghệ An B. Nghệ An, Quảng Nam

C. Thanh Hóa, Bình Định D. Quảng Ngãi, Thanh Hóa

34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, xác định mỏ nào không phải là mỏ dầu:

A. Tiền Hải B. Hồng Ngọc C. Cái Nước D. Bạch Hổ

35. Vùng trồng nhiều điều nhất là

A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ D. Đông Nam Bộ

36. Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là

  1. phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ
  2. chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển
  3. thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai đặc biệt là bão
  4. môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.

37. Trong cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế, có vai trò ngày càng quan trọng và tỉ trọng tăng nhanh nhất là

A. kinh tế tư nhân B. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

C. kinh tế Nhà nước D. kinh tế tập thể

38. Nhân tố nào dưới đây không tác động trực tiếp đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?

A. Tài nguyên thiên nhiên B. Vị trí địa lí

C. Thị trường D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

39. Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé giá trị sản xuất công nghiệp các vùng là

  1. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long
  2. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ
  3. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

40. Vùng nào sau đây có số lượng trang trại nhiều nhất ở nước ta?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Tây Nguyên.

41. Hướng hoàn thiện nào sau đây quan trọng nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?

  1. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ.
  2. Xây dựng cơ cấu công nghiệp linh hoạt.
  3. Ưu tiên phát triển công nghiệp điện lực
  4. Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm.

42. Loại hình vận tải nào sau đây có tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển nhỏ nhất nước ta hiện nay?

A. Đường hàng không. B. Đường sắt.

C. Đường sông. D. Đường biển.

43. Mạng lưới đường bộ ở nước ta mở rộng và hiện đại hóa do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây:

  1. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh nên nhu cầu lớn.
  2. Huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư.
  3. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách lớn.
  4. Điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi.

44. Tỉnh nào sau đây có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất?

A. Cà Mau. B. Bến Tre. C. Bạc Liêu. D. Đồng Tháp.

45. Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương thực theo đầu người thấp hơn mức trung bình cả nước do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Sản lượng lương thực thấp B. Năng suất lúa thấp.

C. Diện tích đồng bằng nhỏ. D. Số dân rất đông.

46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Vỉệt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta sắp xếp theo thứ tự tăng dần về quy mô (năm 2007) là:

  1. Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hà Nội.
  2. Nha Trang, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Hà Nội.
  3. Thanh Hóa, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội.
  4. Thanh Hoá, Đà Nẵng, Nha Trang, Hà Nội.

47. Phát biểu nào sau đây đúng với điểm công nghiệp ở nước ta?

  1. Phân bố gắn liền với các đô thị lớn.
  2. Chỉ có 1-2 xí nghiệp công nghiệp.
  3. Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất.
  4. Có mối liên hệ chặt chẽ giữa các xí nghiệp.

48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành điện tử có ở hai trung tâm công nghiệp nào sau đây?

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. B. Hà Nội, Hạ Long.

C. TP. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên. D. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

49. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành công nghiệp nước ta là:

  1. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.
  2. giảm tỉ trọng sản phẩm cao cấp.
  3. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác
  4. tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng trung bình.

50. Phát biểu nào sau đây đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta?

  1. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.
  2. Giảm tỉ trọng các sản phẩm có chất lượng cao.
  3. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác
  4. Tăng tỉ trọng các loại sản phẩm có chất lượng thấp và trung bình

ĐÁP ÁN

1. A

2. B

3. C

4. C

5. B

6. B

7. C

8. B

9. A

10. A

11. C

12. D

13. A

14. B

15. A

16. B

17. A

18. D

19. B

20. C

21. C

22. C

23. B

24. D

25. A

26. C

27. C

28. C

29. B

30. B

31. A

32. A

33. A

34. A

35. D

36. A

37. B

38. D

39. A

40. C

41. D

42. A

43. B

44. A

45. D

46. C

47. B

48. A

49. A

50. C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. Những vùng có mức độ tập trung các khu công nghiệp cao nhất cả nước là Đông Nam Bộ và đông bằng sông Hồng (sgk Địa lí 12 trang 126)

=> Chọn đáp án A

2. Ngư trường trọng điểm ở nước ta không bao gồm Hà Tĩnh-Quảng Bình. 4 ngư trường trọng điểm của nước ta là: Hải Phòng - Quảng Ninh; Hoàng Sa - Trường Sa; Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vùng Tàu; Cà Mau - Kiên Giang => Chọn đáp án B

3. Tuyến đường biển nội địa quan trọng nhất ở nước ta là Hải Phòng-TP. Hồ Chí Minh dài 1500km (sgk Địa lí 12 trang 132)

=> Chọn đáp án C

4. Đặc điểm không đúng với nền nông nghiệp cổ truyền nước ta là “Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa” vì đây là đặc điểm của nông nghiệp hàng hóa

=> Chọn đáp án C

5. Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, từ năm 1995-2007, tỉ trọng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp đã thấp nhất trong cơ cấu kinh tế và năm 2007 chỉ chiếm 20,3% cơ cấu kinh tế. Nên nhận xét khu vực nông-lâm-ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất là không đúng

=> Đặc điểm không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta là “Hiện nay, khu vực nông- lâm-ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng đang có xu hướng giảm”

=> Chọn đáp án B

6. Vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thành phần Nhà nước thể hiện qua việc Kinh tế Nhà nước nắm giữ hầu hết các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước ( ví dụ: ngành điện, cung cấp

nước, ngành dầu khí...)

=> Chọn đáp án B

7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, Bảo Lộc không phải là trung tâm công nghiệp mà là 1 điểm công nghiệp => Chọn đáp án C

8. Động lực thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp ở nước ta là do nhu cầu của thị trường. Thị trường ngày càng mở rộng đòi hỏi khả năng cung cấp hàng hóa lớn

=> phải chuyên môn hóa và thâm canh, sản xuất theo hướng hàng hóa mới đáp ứng được nhu cầu thị trường => Chọn đáp án B

9. Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là điện năng (sgk Địa lí 12 trag 114)

=> Chọn đáp án A

10. Các trung tâm công nghiệp nằm ở phía tây bắc Hà Nội có hướng chuyên môn hóa về hóa chất, giấy (xem thêm Atlat trang 21 và sgk Địa lí 12 trang 114)

=> Chọn đáp án A

11. Dựa vào bản đồ thủy sản - Atlat trang 20, xác định tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta là An Giang 263914 tấn => Chọn đáp án C

12. Dựa vào bản đồ lâm nghiệp _Atlat trang 20, các tỉnh có tỷ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh cao nhất cả nước là Tuyên Quang, Quảng Bình, KonTum, Lâm Đồng, tỷ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh đạt tren 60%

=> Chọn đáp án D

13. Hiện nay, Việt Nam là nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu các loại nông sản như cà phê, điều, hồ tiêu (sgk Địa lí 12 trang 95)

=> Chọn đáp án A

14. Đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay không bao gồm “Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm”. Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác => Chọn đáp án B

15. Cơ cấu mùa vụ lúa ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng mở rộng diện tích lúa đông xuân và hè thu => Chọn đáp án A

16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trong các trung tâm công nghiệp đã cho, trung tâm công nghiệp không có ngành công nghiệp cơ khí là Việt Trì (TTCN Việt Trì có 4 ngành chính: hóa chất, phân bón; sản xuất giấy, xenlulo; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông sản)

=> Chọn đáp án B

17. Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay là có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, đa dạng.

=> Chọn đáp án A

18. Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung là Đà Nẵng và Nha Trang (quy mô 9-40 nghìn tỉ), Đà Nẵng có cơ cấu ngành phong phú hơn Nha Trang, lại là trung tâm công nghiệp có ý nghĩa vùng nên chọn đáp án Đà Nẵng => Chọn đáp án D

19. Đàn gia cầm ở nước ta có xu hướng không ngừng tăng lên chủ yếu là do nhu cầu thịt, trứng cho tiêu dùng ngày càng tăng. Đối với ngành chăn nuôi gia cầm, nhu cầu tiêu thụ có vai trò quan trọng hàng đầu => Chọn đáp án B

20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 ( bản đồ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng), trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp dệt may là Hà Nội => Chọn đáp án C

21. Các hoạt động lâm nghiệp ở nước ta gồm lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng), khai thác, chế biến gỗ và lâm sản (sgk Địa lí 12 trang 104)

=> Chọn đáp án C

22. Chăn nuôi bò sữa và gà công nghiệp được phát triển mạnh ở vùng ven các thành phố lớn chủ yếu là do nhu cầu của thị trường. Các thành phố lớn dân cư đông đúc, cần nguồn cung cấp thực phẩm lớn từ trứng, sữa, gia cầm, lợn...theo truyển thống ăn uống => thúc đẩy chăn nuôi các loài này phát triển

=> Chọn đáp án C

23. Cơ cấu mùa vụ ở nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam là do khí hậu có sự phân hóa theo mùa và theo chiều Bắc - Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh nên sẽ có vụ đông còn miền Nam nóng quanh năm nên không có vụ đông => Chọn đáp án B

24. Biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo xuất khẩu nước ta là nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất và áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm lúa gạo, nâng cao sức cạnh tranh => Chọn đáp án D 25. Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các mỏ khí đốt đang được khai thác ở nước ta (năm 2007) là Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải (chú ý phân biệt mỏ dầu và mỏ khí)

=> Chọn đáp án A

26. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, đặc điểm cán cân xuất nhập khẩu của nước ta là Giá trị xuất khẩu luôn thấp hơn giá trị nhập khẩu nên nước ta là nước nhập siêu, giá trị nhập siêu ngày càng tăng. => Chọn đáp án C

Chú ý các từ khóa : đặc điểm cán cân xuất nhập khẩu ; các ý còn lại đều không nhận xét về cán cân xuất nhập khẩu (giá trị xuất nhập khẩu) nên không phải là đáp án đúng

27. Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay không có đặc điểm “Ổn đinh về tỉ trọng giữa các ngành”. Vì trong cơ cấu công nghiệp theo ngành có sự khác biệt về tỉ trọng giữa các ngành, và các ngành cũng đang có sự chuyển dịch nhằm thích nghi với tình hình mới => Chọn đáp án C 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng là Hải Phòng, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một => Chọn đáp án C

29. Hiện nay, sản lượng điện nước ta có tỉ trọng lớn nhất là điêzen - tua bin khí (45,6%) sgk Địa lí 12 trang 121 => Chọn đáp án B

30. Có diện tích bao gồm nhiều tỉnh và các thành phố là đặc điểm của vùng công nghiệp => Chọn đáp án B

31. Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế đã hình thành nên các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn (sgk Địa lí 12 trang 85)

=> Chọn đáp án A

32. Nhân tố có tính quyết định đến đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm => Chọn đáp án A

33. Căn cứ vào bản đồ chăn nuôi ở trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam, hai tỉnh có số lượng trâu bò lớn nhất là Nghệ An và Thanh Hóa => Chọn đáp án A

34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, mỏ Tiền Hải là mỏ khí, không phải mỏ dầu => Chọn đáp án A

35. Vùng trồng nhiều điều nhất là Đông Nam Bộ (sgk Địa lí 12 trang 95)

=> Chọn đáp án D

36. Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ, công suất đánh bắt chưa tương xứng tiềm năng => Chọn đáp án A

37. Trong cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế, có vai trò ngày càng quan trọng và tỉ trọng tăng nhanh nhất là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (từ 1995 đến 2005, tỉ trọng thành phàn kinh tế có

vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 6,3% lên 16%)

=> Chọn đáp án B

38. Nhân tố không tác động trực tiếp đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Các nhân tố chủ yếu tác động đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp là nhân tố bên trong (vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nước, tài nguyên khác), điều kiện kinh

tế- xã hội khác) và các nhân tố bên ngoài (thị trường và hợp tác quốc tế)

=> Chọn đáp án D

39. Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé giá trị sản xuất công nghiệp các vùng là Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long (sgk Địa lí 12 trang 116)

=> Chọn đáp án A

40. Vùng có số lượng trang trại nhiều nhất ở nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long (sgk Địa lí 12 trang 111)

=> Chọn đáp án C

41. Hướng hoàn thiện quan trọng nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta là Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, vì đây là những ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác => Chọn đáp án D

42. Loại hình vận tải có tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển nhỏ nhất nước ta hiện nay là đường hàng không => Chọn đáp án A

43. Mạng lưới đường bộ ở nước ta mở rộng và hiện đại hóa do nguyên nhân chủ yếu là nhờ huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư (sgk Địa lí 12 trang 131)

=> Chọn đáp án B

44. Tỉnh có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất là Cà Mau (xem Atlat trang 18, kí hiệu đất mặt nước nuôi trồng thủy sản)

=> Chọn đáp án A

45. Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương thực theo đầu người thấp hơn mức trung bình cả nước do nguyên nhân chủ yếu là dân cư đông ( bình quân lương thực theo đầu người = Tổng sản lượng lương thực / số dân

=> số dân lớn thì bình quân lương thực nhỏ )

=> Chọn đáp án D

46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Vỉệt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta sắp xếp theo

thứ tự tăng dần về quy mô (năm 2007) là Thanh Hóa, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội => Chọn đáp án C

47. Phát biểu đúng với điểm công nghiệp ở nước ta là Chỉ có 1-2 xí nghiệp công nghiệp (xem thêm sgk Địa lí 10 trang 131)

=> Chọn đáp án B

48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành điện tử có ở hai trung tâm công nghiệp Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

=> Chọn đáp án A

49. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành công nghiệp nước ta là tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (sgk Địa lí 12 trang 113)

=> Chọn đáp án A

50. Phát biểu đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta là Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác (sgk Địa lí 12 trang 113)

=> Chọn đáp án C

Mức độ thông hiểu - Đề số 3

1. Những vùng nào sau đây có mức độ tập trung các khu công nghiệp cao nhất cả nước?

  1. Đông Nam Bộ và đông bằng sông Hồng.
  2. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
  3. Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.
  4. Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung.

2. Đâu không phải là ngư trường trọng điểm ở nước ta?

A. Hải Phòng-Quảng Ninh. B. Hà Tĩnh-Quảng Bình

C. Ninh Thuận-Bà Rịa Vũng Tàu. D. Cà Mau-Kiên Giang.

3. Tuyến đường biển nội địa quan trọng nhất ở nước ta là

A. Hải Phòng-Đà Nẵng. B. TP. Hồ Chí Minh-Cửa Lò.

C. Hải Phòng-TP. Hồ Chí Minh. D. TP. Hồ Chí Minh-Đà Nẵng.

4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp cổ truyền nước ta?

  1. Năng suất lao động thấp.
  2. Sử dụng nhiều sức người.
  3. Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa.
  4. Đặc trưng bởi sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.

5. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta?

  1. Tỉ trọng ngành dịch vụ hiện nay đứng thứ 2 trong cơ cấu GDP cả nước
  2. Hiện nay, khu vực nông-lâm-ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng đang có xu hướng giảm.
  3. Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong cơ cấu GDP.
  4. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa

6. Vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thành phần Nhà nước thể hiện qua việc

  1. Kinh tế Nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất trong GDP và đang có xu hướng gia tăng trong giai đoạn gần đây
  2. Kinh tế Nhà nước nắm giữ hầu hết các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước
  3. Kinh tế Nhà nước có quyền chi phối các thành phần kinh tế còn lại
  4. Mặc dù đã giảm nhưng kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng hơn 1/3 trong cơ cấu GDP phân theo các thành phần kinh tế ở nước ta

7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trong các địa điểm phân bố công nghiệp sau đây, địa điểm nào không phải là trung tâm công nghiệp?

A. Thủ Dầu Một B. Phan Thiết C. Bảo Lộc D. Biên Hòa

8. Động lực thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp ở nước ta là do

  1. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp phát triển
  2. Nhu cầu của thị trường
  3. Sự xuất hiện các hình thức sản xuất mới trong nông nghiệp
  4. Sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu ngành nông nghiệp

9. Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là

A. điện năng B. sản xuất hàng tiêu dùng

C. chế biến nông -lâm -thủy sản D. khai thác và chế biến dầu khí

10. Các trung tâm công nghiệp năm ở phía tây bắc Hà Nội có hướng chuyên môn hóa vê

A. hóa chất, giấy B. dệt may, vật liệu xây dựng

C. năng lượng D. luyện kim, cơ khí

11. Dựa vào bản đồ thủy sản - Atlat trang 20, xác định tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta

A. Đồng Tháp B. Quảng Ninh C. An Giang D. Cà Mau

12. Dựa vào bản đồ lâm nghiệp _Atlat trang 20, xác định các tỉnh có tỷ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh cao nhất cả nước

  1. Điện Biên, Quảng Bình, KonTum, Lâm Đồng
  2. Bắc Kạn, Quảng Bình, Hà Tĩnh, KonTum
  3. Tuyên Quang, Hà Tĩnh, KonTum, Lâm Đồng
  4. Tuyên Quang, Quảng Bình, KonTum, Lâm Đồng

13. Hiện nay, Việt Nam là nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu các loại nông sản như

A. cà phê, điêu, hồ tiêu B. cà phê, bông, chè

C. cà phê, đậu tương, hồ tiêu D. cao su, lạc, hồ tiêu

14. Đây không phải là một đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay:

  1. Đem lại hiệu quả kinh tế cao
  2. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm
  3. Có tác động đến sự phát triển các ngành khác
  4. Có thế mạnh lâu dài để phát triển

15. Cơ cấu mùa vụ lúa ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng

  1. mở rộng diện tích lúa đông xuân và hè thu
  2. mở rộng diện tích lúa đông xuân và lúa mùa
  3. giảm diện tích vụ mùa, tăng diện tích vụ hè thu
  4. giảm diện tích vụ đông xuân, tăng diện tích vụ hè thu.

16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trong các trung tâm công nghiệp sau đây, trung tâm công nghiệp nào không có ngành công nghiệp cơ khí?

A. Hải Phòng. B. Việt Trì C. Vũng Tàu D. Biên Hòa

17. Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay

  1. có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, đa dạng.
  2. có nguồn lao động dồi dào, lương thấp
  3. có thị trường xuất khẩu rộng mở.
  4. có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước

18. Đây là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung.

A. Nha Trang. B. Vinh. C. Thanh Hóa D. Đà Nẵng.

19. Đàn gia cầm ở nước ta có xu hướng không ngừng tăng lên chủ yếu là do

  1. có nguồn thức ăn dồi dào từ ngành trồng trọt
  2. nhu cầu thịt, trứng cho tiêu dùng ngày càng tăng
  3. dịch vụ thú y được chú trọng phát triển
  4. chính sách phát triển chăn nuôi của Nhà nước

20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành công nghiệp dệt may?

A. Thanh Hóa B. Phúc Yên C. Hà Nội D. Hạ Long

21. Các hoạt động lâm nghiệp ở nước ta gồm

  1. trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ
  2. lâm sinh, chế biến gỗ và lâm sản
  3. lâm sinh, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản
  4. khoanh nuôi bảo vệ rừng, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

22. Chăn nuôi bò sữa và gà công nghiệp được phát triển mạnh ở vùng ven các thành phố lớn, chủ yếu là do

  1. truyền thống chăn nuôi của vùng ngoại thành.
  2. điều kiện chăm sóc thuận lợi.
  3. nhu cầu của thị trường.
  4. cơ sở kĩ thuật phục vụ chăn nuôi hiện đại.

23. Cơ cấu mùa vụ ở nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam là do

  1. sự phân hóa đất và địa hình giữa miền Bắc và miền Nam.
  2. khí hậu có sự phân hóa theo mùa và theo chiều Bắc - Nam.
  3. sự khác biệt về kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của 2 miền.
  4. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo độ cao.

24. Biện pháp quan trọng hàng đầu nhăm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo xuất khẩu nước ta là

    1. Sản xuất nhiều giống lúa đặc sản, phù hợp nhu cầu thị trường.
    2. nắm bắt được những biến đổi của yêu cầu thị trường.
    3. giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.
    4. nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất và áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến. 25. Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các mỏ khí đốt đang được khai thác ở nước ta (năm 2007) là

A. Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải. B. Tiền Hải, Lan Tây, Bạch Hổ.

C. Lan Tây, Lan Đỏ, Hồng Ngọc D. Tiền Hải, Lan Đỏ, Cái Nước

26. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết ý nào sau đây, thể hiện đặc điểm cán cân xuất nhập khẩu của nước ta?

  1. Hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản, khoáng sản mới qua sơ chế, hàng nhập khẩu chủ yếu là

các sản phẩm kĩ thuật và nguyên vật liệu.

  1. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta tăng liên tục qua các năm và có sự khác nhau giữa các vùng.
  2. Giá trị xuất khẩu luôn thấp hơn giá trị nhập khẩu nên nước ta là nước nhập siêu, giá trị nhập siêu ngày càng tăng.
  3. Các bạn hàng xuất, nhập khẩu của nước ta chủ yếu là Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và Tây Âu.

27. Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm
  2. Tương đối đa dạng
  3. Ổn đinh về tỉ trọng giữa các ngành
  4. Đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới

28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?

  1. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa
  2. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Cần Thơ
  3. Hải Phòng, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một
  4. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Cần Thơ

29. Hiện nay, sản lượng điện nước ta có tỉ trọng lớn nhất là

A. nhiệt điện than B. điêzen - tua bin khí

C. thủy điện D. sức gió

30. Có diện tích bao gồm nhiều tỉnh và các thành phố là đặc điểm của

A. trung tâm công nghiệp B. vùng công nghiệp

C. điểm công nghiệp D. khu công nghiệp

31. Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế đã hình thành nên

  1. các vùng chuyên canh, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất
  2. khu chế xuất, dịch vụ chuyển giao công nghệ, vùng kinh tế trọng điểm
  3. vùng kinh tế trọng điểm, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất
  4. ngành công nghiệp chế biến và viễn thông, tư vấn đầu tư

32. Nhân tố có tính quyết định đến đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là:

  1. có khí hậu nhiệt đới ẩm
  2. có đất phù sa màu mỡ
  3. có mạng lưới sông ngòi dày đặc
  4. có đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

33. Căn cứ vào bản đồ chăn nuôi ở trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam, hai tỉnh có số lượng trâu bò lớn nhất là

A. Thanh Hóa, Nghệ An B. Nghệ An, Quảng Nam

C. Thanh Hóa, Bình Định D. Quảng Ngãi, Thanh Hóa

34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, xác định mỏ nào không phải là mỏ dầu:

A. Tiền Hải B. Hồng Ngọc C. Cái Nước D. Bạch Hổ

35. Vùng trồng nhiều điều nhất là

A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng sông Hồng

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ D. Đông Nam Bộ

36. Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là

  1. phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ
  2. chưa chú trọng phát triển các ngành kinh tế biển
  3. thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai đặc biệt là bão
  4. môi trường biển bị ô nhiễm nghiêm trọng.

37. Trong cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế, có vai trò ngày càng quan trọng và tỉ trọng tăng nhanh nhất là

A. kinh tế tư nhân B. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

C. kinh tế Nhà nước D. kinh tế tập thể

38. Nhân tố nào dưới đây không tác động trực tiếp đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta?

A. Tài nguyên thiên nhiên B. Vị trí địa lí

C. Thị trường D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

39. Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé giá trị sản xuất công nghiệp các vùng là

  1. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long
  2. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ
  3. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

40. Vùng nào sau đây có số lượng trang trại nhiều nhất ở nước ta?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Tây Nguyên.

41. Hướng hoàn thiện nào sau đây quan trọng nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?

  1. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ.
  2. Xây dựng cơ cấu công nghiệp linh hoạt.
  3. Ưu tiên phát triển công nghiệp điện lực
  4. Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm.

42. Loại hình vận tải nào sau đây có tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển nhỏ nhất nước ta hiện nay?

A. Đường hàng không. B. Đường sắt.

C. Đường sông. D. Đường biển.

43. Mạng lưới đường bộ ở nước ta mở rộng và hiện đại hóa do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây:

  1. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh nên nhu cầu lớn.
  2. Huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư.
  3. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách lớn.
  4. Điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi.

44. Tỉnh nào sau đây có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất?

A. Cà Mau. B. Bến Tre. C. Bạc Liêu. D. Đồng Tháp.

45. Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương thực theo đầu người thấp hơn mức trung bình cả nước do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Sản lượng lương thực thấp B. Năng suất lúa thấp.

C. Diện tích đồng bằng nhỏ. D. Số dân rất đông.

46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Vỉệt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta sắp xếp theo thứ tự tăng dần về quy mô (năm 2007) là:

  1. Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hà Nội.
  2. Nha Trang, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Hà Nội.
  3. Thanh Hóa, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội.
  4. Thanh Hoá, Đà Nẵng, Nha Trang, Hà Nội.

47. Phát biểu nào sau đây đúng với điểm công nghiệp ở nước ta?

  1. Phân bố gắn liền với các đô thị lớn.
  2. Chỉ có 1-2 xí nghiệp công nghiệp.
  3. Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất.
  4. Có mối liên hệ chặt chẽ giữa các xí nghiệp.

48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành điện tử có ở hai trung tâm công nghiệp nào sau đây?

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. B. Hà Nội, Hạ Long.

C. TP. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên. D. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

49. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành công nghiệp nước ta là:

  1. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.
  2. giảm tỉ trọng sản phẩm cao cấp.
  3. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác
  4. tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng trung bình.

50. Phát biểu nào sau đây đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta?

  1. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến.
  2. Giảm tỉ trọng các sản phẩm có chất lượng cao.
  3. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác
  4. Tăng tỉ trọng các loại sản phẩm có chất lượng thấp và trung bình

ĐÁP ÁN

1. A

2. B

3. C

4. C

5. B

6. B

7. C

8. B

9. A

10. A

11. C

12. D

13. A

14. B

15. A

16. B

17. A

18. D

19. B

20. C

21. C

22. C

23. B

24. D

25. A

26. C

27. C

28. C

29. B

30. B

31. A

32. A

33. A

34. A

35. D

36. A

37. B

38. D

39. A

40. C

41. D

42. A

43. B

44. A

45. D

46. C

47. B

48. A

49. A

50. C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. Những vùng có mức độ tập trung các khu công nghiệp cao nhất cả nước là Đông Nam Bộ và đông bằng sông Hồng (sgk Địa lí 12 trang 126)

=> Chọn đáp án A

2. Ngư trường trọng điểm ở nước ta không bao gồm Hà Tĩnh-Quảng Bình. 4 ngư trường trọng điểm của nước ta là: Hải Phòng - Quảng Ninh; Hoàng Sa - Trường Sa; Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vùng Tàu; Cà Mau - Kiên Giang => Chọn đáp án B

3. Tuyến đường biển nội địa quan trọng nhất ở nước ta là Hải Phòng-TP. Hồ Chí Minh dài 1500km (sgk Địa lí 12 trang 132)

=> Chọn đáp án C

4. Đặc điểm không đúng với nền nông nghiệp cổ truyền nước ta là “Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa” vì đây là đặc điểm của nông nghiệp hàng hóa

=> Chọn đáp án C

5. Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, từ năm 1995-2007, tỉ trọng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp đã thấp nhất trong cơ cấu kinh tế và năm 2007 chỉ chiếm 20,3% cơ cấu kinh tế. Nên nhận xét khu vực nông-lâm-ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất là không đúng

=> Đặc điểm không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta là “Hiện nay, khu vực nông- lâm-ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng đang có xu hướng giảm”

=> Chọn đáp án B

6. Vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của thành phần Nhà nước thể hiện qua việc Kinh tế Nhà nước nắm giữ hầu hết các ngành và các lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước ( ví dụ: ngành điện, cung cấp

nước, ngành dầu khí...)

=> Chọn đáp án B

7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, Bảo Lộc không phải là trung tâm công nghiệp mà là 1 điểm công nghiệp => Chọn đáp án C

8. Động lực thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp ở nước ta là do nhu cầu của thị trường. Thị trường ngày càng mở rộng đòi hỏi khả năng cung cấp hàng hóa lớn

=> phải chuyên môn hóa và thâm canh, sản xuất theo hướng hàng hóa mới đáp ứng được nhu cầu thị trường => Chọn đáp án B

9. Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là điện năng (sgk Địa lí 12 trag 114)

=> Chọn đáp án A

10. Các trung tâm công nghiệp nằm ở phía tây bắc Hà Nội có hướng chuyên môn hóa về hóa chất, giấy (xem thêm Atlat trang 21 và sgk Địa lí 12 trang 114)

=> Chọn đáp án A

11. Dựa vào bản đồ thủy sản - Atlat trang 20, xác định tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta là An Giang 263914 tấn => Chọn đáp án C

12. Dựa vào bản đồ lâm nghiệp _Atlat trang 20, các tỉnh có tỷ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh cao nhất cả nước là Tuyên Quang, Quảng Bình, KonTum, Lâm Đồng, tỷ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh đạt tren 60%

=> Chọn đáp án D

13. Hiện nay, Việt Nam là nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu các loại nông sản như cà phê, điều, hồ tiêu (sgk Địa lí 12 trang 95)

=> Chọn đáp án A

14. Đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay không bao gồm “Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm”. Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác => Chọn đáp án B

15. Cơ cấu mùa vụ lúa ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng mở rộng diện tích lúa đông xuân và hè thu => Chọn đáp án A

16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trong các trung tâm công nghiệp đã cho, trung tâm công nghiệp không có ngành công nghiệp cơ khí là Việt Trì (TTCN Việt Trì có 4 ngành chính: hóa chất, phân bón; sản xuất giấy, xenlulo; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông sản)

=> Chọn đáp án B

17. Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay là có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, đa dạng.

=> Chọn đáp án A

18. Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung là Đà Nẵng và Nha Trang (quy mô 9-40 nghìn tỉ), Đà Nẵng có cơ cấu ngành phong phú hơn Nha Trang, lại là trung tâm công nghiệp có ý nghĩa vùng nên chọn đáp án Đà Nẵng => Chọn đáp án D

19. Đàn gia cầm ở nước ta có xu hướng không ngừng tăng lên chủ yếu là do nhu cầu thịt, trứng cho tiêu dùng ngày càng tăng. Đối với ngành chăn nuôi gia cầm, nhu cầu tiêu thụ có vai trò quan trọng hàng đầu => Chọn đáp án B

20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 ( bản đồ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng), trung tâm công nghiệp có ngành công nghiệp dệt may là Hà Nội => Chọn đáp án C

21. Các hoạt động lâm nghiệp ở nước ta gồm lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng), khai thác, chế biến gỗ và lâm sản (sgk Địa lí 12 trang 104)

=> Chọn đáp án C

22. Chăn nuôi bò sữa và gà công nghiệp được phát triển mạnh ở vùng ven các thành phố lớn chủ yếu là do nhu cầu của thị trường. Các thành phố lớn dân cư đông đúc, cần nguồn cung cấp thực phẩm lớn từ trứng, sữa, gia cầm, lợn...theo truyển thống ăn uống => thúc đẩy chăn nuôi các loài này phát triển

=> Chọn đáp án C

23. Cơ cấu mùa vụ ở nước ta có sự khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam là do khí hậu có sự phân hóa theo mùa và theo chiều Bắc - Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh nên sẽ có vụ đông còn miền Nam nóng quanh năm nên không có vụ đông => Chọn đáp án B

24. Biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo xuất khẩu nước ta là nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất và áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm lúa gạo, nâng cao sức cạnh tranh => Chọn đáp án D 25. Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các mỏ khí đốt đang được khai thác ở nước ta (năm 2007) là Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải (chú ý phân biệt mỏ dầu và mỏ khí)

=> Chọn đáp án A

26. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, đặc điểm cán cân xuất nhập khẩu của nước ta là Giá trị xuất khẩu luôn thấp hơn giá trị nhập khẩu nên nước ta là nước nhập siêu, giá trị nhập siêu ngày càng tăng. => Chọn đáp án C

Chú ý các từ khóa : đặc điểm cán cân xuất nhập khẩu ; các ý còn lại đều không nhận xét về cán cân xuất nhập khẩu (giá trị xuất nhập khẩu) nên không phải là đáp án đúng

27. Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay không có đặc điểm “Ổn đinh về tỉ trọng giữa các ngành”. Vì trong cơ cấu công nghiệp theo ngành có sự khác biệt về tỉ trọng giữa các ngành, và các ngành cũng đang có sự chuyển dịch nhằm thích nghi với tình hình mới => Chọn đáp án C 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng là Hải Phòng, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một => Chọn đáp án C

29. Hiện nay, sản lượng điện nước ta có tỉ trọng lớn nhất là điêzen - tua bin khí (45,6%) sgk Địa lí 12 trang 121 => Chọn đáp án B

30. Có diện tích bao gồm nhiều tỉnh và các thành phố là đặc điểm của vùng công nghiệp => Chọn đáp án B

31. Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế đã hình thành nên các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn (sgk Địa lí 12 trang 85)

=> Chọn đáp án A

32. Nhân tố có tính quyết định đến đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta là nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm => Chọn đáp án A

33. Căn cứ vào bản đồ chăn nuôi ở trang 19 Atlat Địa lí Việt Nam, hai tỉnh có số lượng trâu bò lớn nhất là Nghệ An và Thanh Hóa => Chọn đáp án A

34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, mỏ Tiền Hải là mỏ khí, không phải mỏ dầu => Chọn đáp án A

35. Vùng trồng nhiều điều nhất là Đông Nam Bộ (sgk Địa lí 12 trang 95)

=> Chọn đáp án D

36. Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ, công suất đánh bắt chưa tương xứng tiềm năng => Chọn đáp án A

37. Trong cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế, có vai trò ngày càng quan trọng và tỉ trọng tăng nhanh nhất là kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (từ 1995 đến 2005, tỉ trọng thành phàn kinh tế có

vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 6,3% lên 16%)

=> Chọn đáp án B

38. Nhân tố không tác động trực tiếp đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Các nhân tố chủ yếu tác động đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp là nhân tố bên trong (vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nước, tài nguyên khác), điều kiện kinh

tế- xã hội khác) và các nhân tố bên ngoài (thị trường và hợp tác quốc tế)

=> Chọn đáp án D

39. Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé giá trị sản xuất công nghiệp các vùng là Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long (sgk Địa lí 12 trang 116)

=> Chọn đáp án A

40. Vùng có số lượng trang trại nhiều nhất ở nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long (sgk Địa lí 12 trang 111)

=> Chọn đáp án C

41. Hướng hoàn thiện quan trọng nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta là Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, vì đây là những ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác => Chọn đáp án D

42. Loại hình vận tải có tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển nhỏ nhất nước ta hiện nay là đường hàng không => Chọn đáp án A

43. Mạng lưới đường bộ ở nước ta mở rộng và hiện đại hóa do nguyên nhân chủ yếu là nhờ huy động các nguồn vốn và tập trung đầu tư (sgk Địa lí 12 trang 131)

=> Chọn đáp án B

44. Tỉnh có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất là Cà Mau (xem Atlat trang 18, kí hiệu đất mặt nước nuôi trồng thủy sản)

=> Chọn đáp án A

45. Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương thực theo đầu người thấp hơn mức trung bình cả nước do nguyên nhân chủ yếu là dân cư đông ( bình quân lương thực theo đầu người = Tổng sản lượng lương thực / số dân

=> số dân lớn thì bình quân lương thực nhỏ )

=> Chọn đáp án D

46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Vỉệt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta sắp xếp theo

thứ tự tăng dần về quy mô (năm 2007) là Thanh Hóa, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội => Chọn đáp án C

47. Phát biểu đúng với điểm công nghiệp ở nước ta là Chỉ có 1-2 xí nghiệp công nghiệp (xem thêm sgk Địa lí 10 trang 131)

=> Chọn đáp án B

48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, ngành điện tử có ở hai trung tâm công nghiệp Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

=> Chọn đáp án A

49. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành công nghiệp nước ta là tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (sgk Địa lí 12 trang 113)

=> Chọn đáp án A

50. Phát biểu đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta là Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác (sgk Địa lí 12 trang 113)

=> Chọn đáp án C

Mức độ thông hiểu - Đề số 4 1. Nghề cá có vai trò lớn hơn cả là ở các tỉnh giáp biển thuộc

  1. Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.
  2. duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
  3. duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ.
  4. đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

2. Mô hình quan trọng nhất của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là

A. kinh tế hộ gia đình. B. doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, thủy sản.

C. hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản. D. kinh tế trang trại.

3. Phát biểu nào sau đây không phải là xu hướng mới trong phát triển chăn nuôi hiện nay ở nước ta?

  1. Tập trung chăn nuôi trâu, bò lây sức kéo.
  2. Trứng, sữa chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất chăn nuôi.
  3. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
  4. Đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa

4. Nền nông nghiệp hiện đại được đặc trưng bởi

  1. năng suât lao động cao.
  2. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.
  3. người sản xuất quan tâm nhiều đến số lượng.
  4. sản xuất tự câp, tự túc, đa canh là chủ yếu.

5. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, cho biết hai cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Đồng Đăng nằm ở đường biên giới thuộc tỉnh

A. Lào Cai. B. Lạng Sơn. C. Quảng Ninh. D. Cao Bằng.

6. Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước ta nhưng tổng giá trị sản xuất công nghiệp không phải đứng đầu cả nước là

A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải miền Trung.

C. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. D. Đông Nam Bộ.

7. Cà Ná và Sa Huỳnh của vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi sản xuất muối lí tưởng ở nước ta vì

  1. nhiệt độ cao, ít có sông lớn đổ ra biển.
  2. ít bị thiên tai như bão, lũ lụt, nước biển có độ mặn cao.
  3. nghề muối đã trở thành nghề truyền thống lâu đời.
  4. có nhiều bãi cát trắng thích hợp cho việc làm muối.

8. Lễ hội kéo dài nhất trong năm ở nước ta là

A. Yên Tử. B. Chùa Hương. C. Bà Chúa Sứ. D. Đền Hùng.

9. Cho thông tin sau: “Ở nước ta, tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao,

nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài. Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản khác như hải sâm, bào ngư, sò điệp...”. Thông tin vừa cho chứng tỏ vùng biển nước ta

A. có nhiều đặc sản B. có nguồn hải sản phong phú

C. giàu tôm cá D. có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế

10. Trong cơ cấu gía trị sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2007 chiếm

A. 73,9%. B. 73,5%. C. 69,4%. D. 67,8%.

11. Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta là

A. nguồn lợi thủy sản. B. điều kiện khí hậu.

C. địa hình đáy biển. D. chế độ thủy văn.

12. Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta là

  1. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công
  2. phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.
  3. sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp
  4. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa.

13. Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ vì

A. nguồn lợi hải sản ven bờ đã cạn kiệt. B. góp phần bảo vệ môi trường vùng biển.

C. nước ta có nhiều ngư trường xa bờ. D. hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ chủ quyền. 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích trồng cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 2000 - 2007?

  1. Diện tích cây hàng năm tăng liên tục
  2. Diện tích cây lâu năm tăng liên tục
  3. Diện tích cây lâu năm luôn lớn hơn cây hàng năm.
  4. Năm 2007, diện tích cây lâu năm lớn hơn gần 2,2 lần cây hàng năm.

15. Đặc điểm của ngành du lịch nước ta là

A. Số lượt khách nội địa ít hơn khách quốc tế. B. Doanh thu du lịch có xu hướng tăng nhanh.

C. Số khách quốc tế đến nước ta tăng liên tục. D. Hình thành từ những năm 90 của thế kỉ XX.

16. Giải pháp nào sau đây là chủ yếu làm tăng giá trị sản xuất thủy sản?

A. Hiện đại hóa tàu thuyền và ngư cụ. B. Tăng cường đánh bắt thủy sản xa bờ.

C. Phát triển ngành công nghiệp chế biến. D. Đẩy mạnh ngành nuôi trồng thủy sản.

17. Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ đều chuyên môn hóa cây chè chủ yếu do

  1. lao động có kinh nghiệm.
  2. khí hậu cận nhiệt đới do phân hóa đai cao.
  3. nhu cầu thị trường lớn.
  4. có một mùa đông lạnh.

18. Thuận lợi chủ yếu đối với phát triển đường biển nước ta không phải là

A. có các dòng biển đổi chiều theo mùa B. có nhiều đảo và quần đảo nằm ven bờ.

C. có nhiều vũng vịnh nước sâu, kín gió. D. nằm gần tuyến đường hàng hải quốc tế.

19. Hệ quả nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu trong công nghiệp

A. Hạ giá thành sản phẩm. B. Đa dạng hóa sản phẩm.

C. Nâng cao chất lượng. D. Tăng năng suất lao động.

20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với giao thông nước ta

  1. Hệ thống đường ô tô nối với hệ thống giao thông xuyên Á
  2. Có mạng lưới đường bộ phủ khắp cả nước
  3. Có nhiều tuyến bay tromg nước và quốc tế.
  4. Tuyến đường biển nội địa chủ yếu theo chiều ngang.

21. Đặc điểm đặc trưng nhất của nền nông nghiệp nước ta là

  1. nông nghiệp nhiệt đới
  2. nông nghiệp thâm canh trình độ cao
  3. nông nghiệp đang được hiện đại hóa và cơ giới hóa
  4. có sản phẩm đa dạng

22. Vùng ĐBSH và ĐBSCL có ngành chăn nuôi phát triển là do

  1. có lực lượng lao động đông đảo, có kinh nghiệm trong chăn nuôi.
  2. có nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  3. có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
  4. các giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

23. Đặc điểm không đúng về ngành công nghiệp trọng điểm là

  1. thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
  2. sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên với quy mô lớn.
  3. mang lại hiệu quả cao, chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp.
  4. có thế mạnh lâu dài cả về tự nhiên và kinh tế xã hội.

24. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 - 2007, nhận xét nào sau đây đúng?

  1. giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng, khu vực dịch vụ khá cao nhưng chưa ổn định.
  2. tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ.
  3. tăng tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
  4. giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, tăng tỉ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản

25. Khu vực dịch vụ nước ta đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến

A. giáo dục và y tế. B. giải trí, văn hóa và thể dục thể thao.

C. xây dựng và kĩ thuật. D. kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.

26. Ngành bưu chính ở nước ta không có hạn chế nào sau đây?

A. Chỉ phát triển mạng lưới ở đồng bằng. B. Quy trình nghiệp vụ còn thủ công

C. Thiếu lao đông có trình độ cao. D. Mạng lưới phân bố chưa hợp lí.

27. Ngành giao thông vận tải nào ở nước ta có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn nhất?

A. Đường hàng không. B. Đường biển.

C. Đường bộ. D. Đường sắt.

28. Vận tải đường ống phát triển nhất ở vùng nào của nước ta?

A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải miền Trung.

C. Đông Nam Bộ D. Đồng bằng sông Hồng.

29. Trong ngành trồng trọt, xu hướng hiện nay là giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp nhằm:

  1. phát triển công nghiệp chế biến.
  2. tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.
  3. chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa.
  4. nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.

30. Đàn trâu được nuôi nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu do

A. điều kiện sinh thái thích hợp. B. truyền thống chăn nuôi của vùng.

C. nhu cầu thị trường lớn . D. nguồn thức ăn được đảm bảo.

31. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới được hình thành nhưng phát triển mạnh ở nước ta trong thời gian gần đây là

A. vùng công nghiệp. B. khu công nghiệp.

C. trung tâm công nghiệp. D. điểm công nghiệp.

32. Sản lượng điện nước ta trong những năm gần đây tăng rất nhanh chủ yếu do

  1. xây dựng được các nhà máy thủy điện mới vào hoạt động.
  2. phát triển các nhà máy điện sử dụng năng lượng mặt trời, gió, thủy triều.
  3. đưa vào hoạt động các nhà máy điện tuốc bin khí.
  4. đáp ứng nhu cầu lớn của sản xuất và tiêu dùng.

33. Tình trạng nhập siêu ở nước ta hiện nay chủ yếu là do:

A. nền kinh tế đang trong giai đoạn đổi mới. B. nhu cầu nhập khâu hàng tiêu dùng rất lớn.

C. nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu. D. mặt hàng xuất khẩu ít và chất lượng kém. 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết cây mía không phải là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên.

35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết hai vùng nông nghiệp nào sau đây trồng nhiều cây cà phê nhất nước ta (năm 2007)?

A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

36. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với nền kinh tế nước ta?

  1. Thúc đẩy nông nghiệp, thủy sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
  2. Tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực và tích lũy vốn cho nền kinh tế.
  3. Tăng chất lượng và giá trị các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản.
  4. Tác động manh mẽ đến sự phát triển tất cả các ngành kinh tế khác

37. Căn cứ vào Atlat Đia lí Việt Nam trang 24, cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu (năm 2007)?

A. Hải Phòng. B. Hà Nội. C. Lào Cai. D. Quảng Ninh.

38. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của khu công nghiệp nước ta?

A. Không có dân cư sinh sống. B. Ở nơi có vị trí địa lí thuận lợi.

C. Do chính phủ quyết định thành lập. D. Gắn với đô thị vừa hoặc lớn.

39. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh dưới 10% (năm 2007)?

A. Ninh Thuận. B. Cà Mau. C. Bình Dương. D. Quảng Bình.

40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết thành phố nào sau đây không có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo đầu người trên 16 triệu đồng (năm 2007)?

A. TP. Đà Nẵng. B. TP. Hồ Chí Minh. C. TP.Cần Thơ. D. TP. Hà Nội.

41. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta có số lượng gia cầm đạt trên 9 triệu con (năm 2007)?

A. Quảng Bình. B. Điện Biên. C. Nghệ An. D. Quảng Ninh.

42. Mục đích chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất lương thực ở nước ta là

A. Giải quyết việc làm cho người lao động. B. Tạo nguồn hàng xuất khẩu có gía trị.

C. đảm bảo lương thực cho nhân dân. D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. 43. Nhân tố chủ yếu nào sau đây có tác động mạnh mẽ và làm thay đổi cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta?

A. Quá trình công nghiêp hóa đất nước B. Tác động của xu hướng khu vực hóa.

C. Thành tựu của công cuộc Đổi mới. D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

44. Phát biểu nào sau đây không đúng về mục đích sử dụng tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

  1. Dùng apatit để sản xuất phân lân.
  2. Khai thác đá vôi để làm xi măng.
  3. Sử dụng nguồn nước để sản xuâ điện.
  4. Khai thác rừng để lấy đất xây đô thị.

45. Để tăng cường giao lưu kinh tế, văn hóa và thu hút khách du lịch quốc tế thì Bắc Trung Bộ cần phải

A. nâng cấp các cảng biển hiện có. B. xây dựng các khu kinh tế cửa khâu.

C. xây dựng các khu kinh tế ven biển. D. nâng cấp các sân bay trong vùng.

46. Nhân tố nào sau đây tác động chủ yếu đến ngành chăn nuôi nước ta?

  1. Thị trường ngày càng có nhu cầu rất cao.
  2. Chất lượng con giống ngày càng cải thiện.
  3. Cơ sở thức ăn ngày càng được đảm bảo.
  4. Công nghiệp chế biến thức ăn phát triển.

47. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng về ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

A. Gỗ, giấy, xenlulô có phát triển ở Huế. B. Đà nẵng có ngành sản xuất dệt, may.

C. Dệt, may có phát triển ở Thanh Hóa. D. Qui Nhơn có ngành sản xuất da, giày.

48. Ý nghĩa kinh tế của việc đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ của nước ta là

A. bảo vệ vùng trời, vùng biển, thềm lục địa. B. bảo vệ môi trường vùng ven biển.

C. bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ. D. khai thác tốt các nguồn lợi hải sản.

49. Tiềm năng du lịch vượt trội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung so với các vùng kinh tế trọng điểm khác là có

A. nhiều đảo gần bờ nhất. B. nhiều bãi biển đẹp.

C. số giờ nắng cao nhất. D. vùng biển rộng nhất.

50. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với phân bố nông sản của nước ta?

  1. Lạc trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ.
  2. Cao su trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ.
  3. Trâu, bò nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên.
  4. Lúa trồng nhiều ở Đồng bằng sông Hồng.

ĐÁP ÁN

1. B

2. D

3. A

4. A

5. B

6. C

7. A

8. B

9. D

10. A

11. A

12. D

13. D

14. A

15. B

16. C

17. B

18. A

19. D

20. D

21. A

22. A

23. B

24. A

25. D

26. A

27. B

28. C

29. D

30. A

31. B

32. D

33. A

34. A

35. A

36. D

37. D

38. D

39. C

40. C

41. C

42. C

43. C

44. D

45. D

46. C

47. B

48. D

49. B

50. C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. Nghề cá có vai trò lớn hơn cả là ở các tỉnh giáp biển thuộc duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ, đây là những vùng có nhiều ngư trường trọng điểm của cả nước => Chọn đáp án B

2. Mô hình quan trọng nhất của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là kinh tế trang trại.

=> Chọn đáp án D

3. Phát biểu không phải là xu hướng mới trong phát triển chăn nuôi hiện nay ở nước ta là” Tập trung chăn nuôi trâu, bò lấy sức kéo” vì hiện nay, nhờ tiến bộ khoa học kĩ thuật, nông nghiệp đã áp dụng rộng rãi cơ giới hóa, nhu cầu sức kéo từ trâu bò đã không còn nhiều => Chọn đáp án A

4. Nền nông nghiệp hiện đại được đặc trưng bởi năng suất lao động cao do áp dụng các tiến bộ khoa học, kĩ thuật, công nghệ vào sản xuất => Chọn đáp án A

5. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, hai cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Đồng Đăng nằm ở đường biên giới thuộc tỉnh Lạng Sơn.

=> Chọn đáp án B

6. Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước ta nhưng tổng giá trị sản xuất công nghiệp không phải đứng đầu cả nước là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. Theo sgk Địa lí 12 trang 114, khu vực Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất nước ta; nhưng tổng giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước là Đông Nam Bộ => Chọn đáp án C

7. Cà Ná và Sa Huỳnh của vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ là nơi sản xuất muối lí tưởng ở nước ta vì nhiệt độ cao, ít có sông lớn đổ ra biển, mùa khô kéo dài => Chọn đáp án A 8. Lễ hội kéo dài nhất trong năm ở nước ta là hội Chùa Hương, kéo dài từ trung tuần tháng giêng đến hạ tuần tháng 3 âm lịch hàng năm.

=> Chọn đáp án B

9. Thông tin đã cho chứng tỏ vùng biển nước ta có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế, có thể phát triển nghề đánh bắt hải sản

=> Chọn đáp án D

10. Trong cơ cấu gía trị sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2007 chiếm 73,9%.

=> Chọn đáp án A

11. Yếu tố tự nhiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta là nguồn lợi thủy sản, ở đâu có nguồn lợi thủy sản lớn, nhiều bãi tôm, bãi cá thì ở đó ngành thủy sản phát triển mạnh => Chọn đáp án A

12. Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta là đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa (sgk Địa lí 12 trang 89)

=> Chọn đáp án D

13. Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ vì việc đánh bắt xa bờ không những giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản (hiệu quả kinh tế cao) mà còn giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa của nước ta (bảo vệ chủ quyền) (sgk Địa lí 12 trang 193)

=> Chọn đáp án D

14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, giai đoạn 2000 - 2007 diện tích cây hằng năm tăng nhưng không liên tục, tăng từ 778 nghìn ha năm 2000 lên 861 nghìn ha nă 2005 sau đó lại giảm còn 846 nghìn ha năm 2007

=> nhận xét không đúng về diện tích trồng cây công nghiệp của nước ta giai đoạn 2000 - 2007 là Diện tích cây hàng năm tăng liên tục => Chọn đáp án A

15. Đặc điểm của ngành du lịch nước ta là Doanh thu du lịch có xu hướng tăng nhanh (Atlat trang 25 và sgk Địa lí 12 trang 142)

=> Chọn đáp án B

Chú ý: C sai vì theo sgk Địa lí 12 trang 142, lượng khách quốc tế đến Việt Nam có tăng nhưng không liên tục

16. Giải pháp chủ yếu làm tăng giá trị sản xuất thủy sản Phát triển ngành công nghiệp chế biến.

Để tăng sản lượng thủy sản cần tăng cường đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản nhưng để tăng giá trị sản xuất thủy sản cần phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm => Chọn đáp án C

17. Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ đều chuyên môn hóa cây chè chủ yếu do Trung du miền núi Bắc Bộ có 1 mùa đông lạnh và cả 2 vùng đều là vùng đồi núi, khí hậu phân hóa đai cao, chè có thể được trồng trên đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi => Chọn đáp án B

18. Thuận lợi chủ yếu đối với phát triển đường biển nước ta là vị trí nước ta nằm gần đường hàng hải quốc tế thuận lợi trao đổi hàng hóa với các nước theo đường biển, ven bờ biển nhiều vũng vịnh nước sâu, kín gió thuận lợi xây dựng cảng nước sâu; nhiều đảo và quần đảo ven bờ là nơi xây dựng cảng biển, nơi neo đậu, tránh trú bão, nơi cung cấp dịch vụ hàng hải cho tàu thuyền... Các dòng biển đổi chiều theo mùa không phải là thuận lợi chủ yếu đối với phát triển đường biển nước ta

=> Chọn đáp án A

19. Hệ quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu trong công nghiệp là nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm; hệ quả gián tiếp là tăng năng suất lao động do việc đầu tư theo chiều sâu giúp tăng lượng sản phẩm, hàng hóa được tạo ra hay tăng năng suất lao động => Chọn đáp án D 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, nhận xét thấy mạng lưới đường biển chủ yếu phát triển theo hướng Bắc Nam, các tuyến đường biển chủ yếu theo chiều Bắc - Nam

=> nhận xét Tuyến đường biển nội địa chủ yếu theo chiều ngang là không đúng

=> Chọn đáp án D

21. Đặc điểm đặc trưng nhất của nền nông nghiệp nước ta là nông nghiệp nhiệt đới (ssgk Địa lí 12 trang 88)

=> Chọn đáp án A

22. Vùng ĐBSH và ĐBSCL có ngành chăn nuôi phát triển là do có nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú (từ hoa màu, lương thực), thị trường tiêu thụ rộng lớn (dân đông).

=> Chọn đáp án A.

23. Đặc điểm không đúng về ngành công nghiệp trọng điểm là sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên với quy mô lớn. Ngành kinh tế trọng điểm giúp khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên chứ không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và cũng không chỉ sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên với quy mô lớn.

=> Chọn đáp án B

24. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1990 - 2007, nhận xét đúng là giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm

  • thủy sản (giảm từ 38,7% năm 1990 xuống còn 20,3% năm 2007), tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng (từ 22,7% năm 1990 lên 41,5% năm 2007), khu vực dịch vụ khá cao nhưng chưa ổn định ( từ 1990 đến 2007, tỉ trọng dịch vụ tăng giảm không ổn định).

=> nhận xét A đúng => Chọn đáp án A

25. Khu vực dịch vụ nước ta đã có những bước tăng trưởng ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.(sgk Địa lí 12 trang 83)

=> Chọn đáp án D

26. Ngành bưu chính ở nước ta không có hạn chế Chỉ phát triển mạng lưới ở đồng bằng vì hiện nay mạng lưới Bưu chính ở nước ta đã phân bố rộng khắp tuy chưa hợp lí nhưng không phải chỉ phát triển mạng lưới ở đồng bằng => Chọn đáp án A

27. Ngành giao thông vận tải có khối lượng luân chuyển hàng hóa lớn nhất ở nước ta là Đường biển (sgk Địa lí 12 trang 136)

=> Chọn đáp án B

28. Vận tải đường ống phát triển nhất ở vùng Đông Nam Bộ do vận tải đường ống gắn với sự phát triển của ngành dầu khí. Đông Nam Bộ là vùng có ngành dầu khí phát triển nhất cả nước, hệ thống đường ống dẫn dầu khí từ thềm lục địa vào đất liền đã được xây dựng và đi vào hoạt động (sgk Địa lí 12 trang 134)

=> Chọn đáp án C

29. Trong ngành trồng trọt, xu hướng hiện nay là giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp do cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao => Chọn đáp án D

30. Đàn trâu được nuôi nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu do điều kiện sinh thái thích hợp, trâu khỏe , ưa ẩm, chịu rét giỏi, dễ thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng (sgk trang 148)

=> Chọn đáp án A

31. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới được hình thành nhưng phát triển mạnh ở nước ta trong thời gian gần đây là khu công nghiệp (sgk Địa lí 12 trang 126)

=> Chọn đáp án B

32. Sản lượng điện nước ta trong những năm gần đây tăng rất nhanh chủ yếu do nhu cầu lớn của sản xuất và tiêu dùng. Để phát triển kinh tế cần nguồn năng lượng điện rất lớn, vì thế những năm gần đây nhiều nhà máy điện bao gồm cả thủy điện, nhiệt điện đã được xây dựng và đi vào hoạt động

=> Chọn đáp án D

33. Tình trạng nhập siêu ở nước ta hiện nay chủ yếu là do nền kinh tế đang trong giai đoạn đổi mới, cần nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu... phục vụ sản xuất => Chọn đáp án A 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cây mía không phải là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng (không có kí hiệu cây mía trong vùng ĐBSH)

=> Chọn đáp án A

35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết hai vùng nông nghiệp nào sau đây trồng nhiều cây cà phê nhất nước ta (năm 2007) là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, đây là 2 vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu cả nước

=> Chọn đáp án A

36. Phát biểu không đúng về vai trò của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với nền kinh tế nước ta là “Tác động manh mẽ đến sự phát triển tất cả các ngành kinh tế khác” vì ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm tác động đến nhiều ngành kinh tế khác nhưng không phải tất cả các ngành đều bị tác động của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm => Chọn đáp án D

37. Căn cứ vào Atlat Đia lí Việt Nam trang 24, tỉnh có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu (năm 2007) là Quảng Ninh (cột xanh xuất khẩu cao hơn cột đỏ nhập khẩu )

=> Chọn đáp án D

38. Phát biểu không đúng với đặc điểm của khu công nghiệp nước ta là Gắn với đô thị vừa hoặc lớn. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn là trung tâm công nghiệp => Chọn đáp án D

39. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh dưới 10% (năm 2007) là Bình Dương (màu xanh nhạt nhất)

=> Chọn đáp án C

40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, thành phố có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo đầu người dưới 16 triệu đồng (năm 2007) là TP. Cần Thơ => Chọn đáp án C

Chú ý hỏi phủ định “ không có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo đầu người trên 16 triệu đồng” tức là “có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo đầu người dưới 16 triệu đồng (năm 2007)”

41. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có số lượng gia cầm đạt trên 9 triệu con (năm 2007) là Nghệ An (nửa vòng tròn kích thước to nhất )

=> Chọn đáp án C

42. Nước ta là nước đông dân, việc đảm bảo an ninh lương thực là vấn đề quan trọng hàng đầu của ngành sản xuất lương thực. Nói cách khác, mục đích chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất lương thực ở nước ta là đảm bảo lương thực cho nhân dân. Khi đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, lương thực dư thừa sẽ phục vụ xuất khẩu thu ngoại tệ => Chọn đáp án C

43. Nhân tố chủ yếu có tác động mạnh mẽ và làm thay đổi cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta là do thành tựu của công cuộc Đổi mới. Đường lối Đổi mới khăng định xu thế phát triển nền kinh tế - xã hội là Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi cơ cấu thành phần kinh tế

=> Chọn đáp án C

44. Phát biểu nào sau đây không đúng về mục đích sử dụng tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là khai thác rừng để lấy đất xây đô thị. Vì mục đích sử dụng tài nguyên đều hướng tới phát triển kinh tế, xã hội nhưng vẫn đảm bảo sự duy trì, bảo tồn các hệ sinh thái. Hơn nữa, TDMNBB là vùng có nhiều đồi núi,rừng không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa lớn trong việc điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ, lũ quét, sạt lở đất...

=> Chọn đáp án D

45. Để tăng cường giao lưu kinh tế, văn hóa và thu hút khách du lịch quốc tế thì Bắc Trung Bộ cần phải tăng cường nâng cấp các sân bay trong vùng. Các sân bay Phú Bài, Vinh, Đồng Hới được nâng cấp giúp phát triển kinh tế, văn hóa và tăng cường thu hút khách du lịch

=> Chọn đáp án D

46. Nhân tố chủ yếu tác động đến ngành chăn nuôi nước ta là Cơ sở thức ăn ngày càng được đảm bảo (sgk Địa lí 12 trang 96)

=> Chọn đáp án C

Chú ý: các nhân tố đều tác động đến ngành chăn nuôi, trong đó cơ sở thức ăn tác động mạnh nhất đến ngành chăn nuôi nói chung

47. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22phát biểu đúng về ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là Đà Nẵng có ngành sản xuất dệt, may (trung tâm công nghiệp Đà Nẵng có kí hiệu ngành dệt may)

=> Chọn đáp án B

48. Ý nghĩa kinh tế của việc đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ của nước ta là khai thác tốt các nguồn lợi hải sản.

Chú ý từ khóa: Ý nghĩa kinh tế

=> Chọn đáp án D

49. Tiềm năng du lịch vượt trội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung so với các vùn kinh tế trọng điểm khác là có nhiều bãi biển đẹp. Dọc duyên hải miền Trung nói chung và vùng KTTĐ

miền Trung nói riêng có nhiều bãi biển đẹp với cát trắng, biển sâu, nước trong..., là ưu thế hơn hẳn các vùng KTTĐ khác => Chọn đáp án B

50. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, nhận xét không đúng với phân bố nông sản của nước ta là Trâu, bò nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên. Vì Trâu được nuôi nhiều nhất ở TDMNBB và BTB, bò nuôi nhiều ở BTB, DHNTB và Tây Nguyên

=> Tây Nguyên không phải vùng nuôi trâu bò nhiều nhất nước ta

=> Chọn đáp án C

Mức độ thông hiểu - Đề số 5

1. Phát biểu nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta?

  1. Tỉ trọng chăn nuôi lấy sữa tăng so với chăn nuôi lấy thịt.
  2. Tỉ trọng của cây công nghiệp tăng so với cây lương thực
  3. Tỉ trọng của ngành trồng trọt tăng so với chăn nuôi.
  4. Tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm so với chăn nuôi.

2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây đã xây dựng khu kinh tế trên biển trên đảo?

A. Cà Mau. B. Quảng Ninh. C. Hà Tĩnh. D. Kiên Giang.

3. Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào:

  1. sự phân bố dân cư
  2. sự phân bố các ngành sản xuất
  3. sự phân bố các tài nguyên du lịch
  4. sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ

4. Các tuyến đường bay trong nước được khai thác từ các đầu mối chủ yếu là

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Vinh

C. TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hà Nội D. TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng

5. Khi hội nhập quốc tế và khu vực, Việt Nam tranh thủ được những nguồn lực bên ngoài nào sau đây?

  1. Vốn, công nghệ, thị trường.
  2. Vốn, nguồn lao động và đường lối, chính sách.
  3. Thị trường, nguồn lao động và các nguồn nội lực
  4. Công nghệ, thị trường và đường lối, chính sách.

6. Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, để sản xuất nông nghiệp ổn định thì nhiệm vụ quan trọng luôn phải là

  1. phát triển các nhà máy chế biến gắn với vùng sản xuất.
  2. chính sách phát triển nông nghiệp đúng đắn.
  3. phòng chống thiên tai, sâu bệnh, dịch hại.
  4. sử dụng nhiều loại phân bón và thuốc trừ sâu.

7. Mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta là:

  1. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
  2. Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu)
  3. Hàng thủ công nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
  4. Hàng nông - lâm - thủy sản

8. Căn cứ vào Atlat Đia lí Việt Nam trang 20, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với ngành thủy sản nước ta?

  1. An Giang là tỉnh có sản lượng nuôi trồng lớn nhất.
  2. Sản lượng khai thác và nuôi trồng đều tăng.
  3. Sản lượng nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác
  4. Đồng Tháp là tỉnh có sản lượng thủy sản lớn nhất.

9. Điều kiện quan trọng nhất để đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là

A. thị trường xuất khẩu. B. nhà nước có chính sách ưu đãi.

C. có nhiều giống cho năng suất cao. D. phát triển cơ sở chế biến.

10. Công nghiệp chế biến ở nước ta hiện nay chiếm tỉ trọng lớn nhất do

  1. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, thị trường tiêu thụ lớn.
  2. giải quyết nhiều việc làm cho lao động nữ.
  3. phân bố rộng khắp lãnh thổ.
  4. chính sách phát triển của Nhà nước

11. Biểu hiện nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tăng trưởng của ngành nội thương nước ta?

A. Sư phân bố của các cơ sở bán lẻ. B. Số lượng các cơ sở buôn bán.

C. Tổng mức bán lẻ hàng hóa. D. Số lao động của ngành.

12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với nông nghiệp nước ta?

  1. Lúa được trồng nhiều ở Đồng băng sông Cửu Long và Đồng băng sông Hồng.
  2. Cao su được trồng nhiều ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
  3. Chè được trồng nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
  4. Điều được trồng nhiều ở Tây Nguyên và Đồng băng sông Hồng.

13. Ngành hàng không ở nước ta có những bước tiến rất nhanh chủ yếu do

  1. nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
  2. hệ thống đào tạo phi công và nhân viên có chất lượng cao.
  3. có chiến lược phát triển phù hợp và nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất.
  4. hình thành phong cách phục vụ chuyên nghiệp.

14. Cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp nước ta là

A. trồng cây công nghiệp. B. phát triển chăn nuôi.

C. phát triển công nghiệp chế biến. D. đảm bảo an ninh lương thực

15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với thương mại nước ta?

  1. Chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu năm 2007 là thủy sản.
  2. Giá trị xuất -nhập khẩu hàng hóa từ năm 2000 đến năm 2007 đều tăng.
  3. Thị trường xuất khẩu lớn nhất năm 2007 là Hoa Kì và Nhật Bản.
  4. Thị trường nhập khẩu lớn nhất năm 2007 là EU, Bắc Mỹ và Liên Bang Nga

16. Căn cứ vào Atlat Đia lí Việt Nam trang 22, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm?

  1. Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước
  2. Tỷ trọng rất nhỏ trong toàn ngành công nghiệp.
  3. Cơ cấu ngành đa dạng.
  4. Phân bố tương đối rộng khắp cả nước

17. Việc phát huy thế mạnh của từng vùng trong chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta nhằm

  1. nhanh chóng đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
  2. giải quyết dứt điểm tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở nước ta hiện nay.
  3. đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập với thế giới.
  4. tăng cường việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở mỗi vùng.

18. Nghề làm muối ở nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.

19. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực I (nông -lâm-ngư nghiệp), tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng

A. ổn định, không tăng, không giảm. B. tăng nhanh.

C. giảm sát. D. tăng, giảm thất thường.

20. Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Địa lí Việt Nam trang 19, nhận định nào sau đây không đúng về sự phân bố các cây công nghiệp ở nước ta?

  1. Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chuyên canh cây công nghiệp hằng năm.
  2. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta có cơ cấu đa dạng.
  3. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là hai vùng trồng cà phê và cao su lớn nhất cả nước
  4. Mía và lạc là hai sản phẩm cây công nghiệp chuyên môn hóa của Bắc Trung Bộ.

21. Ý nào sau đây không đúng khi nói về sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta?

  1. Hình thành các khu công nghiệp tập trung.
  2. Quy hoạch các vùng chuyên canh công nghiệp.
  3. Xây dựng các ngành kinh tế trọng điểm.
  4. Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế.

22. Các nhà máy thủy điện lớn Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang được xây dựng trên các con sông lần lượt là

A. sông Hồng, sông Chảy, sông Lô. B. sông Chảy, sông Lô, sông Gâm.

C. sông Đà, sông Gâm, sông Lô. D. sông Đà, sông Chảy, sông Gâm.

23. Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo thành phần kinh tế của ngành nội thương nước ta thay đổi theo hướng

  1. giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước
  2. tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước
  3. tăng tỉ trọng khu vực Ngoài nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  4. giảm tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước

24. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 12, hãy cho biết ở ven biển và đảo, quần đảo nước ta có những vườn quốc gia nào sau đây?

  1. Bái Tử Long, Cát Bà, Xuân Thủy, Côn Sơn, Phú Quốc
  2. Bái Tử Long, Cát Bà, Xuân Thủy, Côn Sơn, Rạch Giá
  3. Bái Tử Long, Cát Bà, Xuân Thủy, Côn Sơn, Cù Lao Chàm.
  4. Bái Tử Long, Cát Bà, Xuân Thủy, Côn Sơn, Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh).

25. Đầu tư theo chiều sâu trong công nghiệp là

  1. đổi mới trang thiết bị và công nghệ
  2. đẩy mạnh phát triển công nghiệp trọng điểm.
  3. chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
  4. thích nghi với cơ chế thị trường.

26. Có giá trị hàng đầu trong việc tạo mối liên kết kinh tế giữa các vùng của nước ta là các tuyến

A. đường biển quốc tế. B. giao thông theo hướng Bắc - Nam.

C. vận tải chuyên môn hóa D. đường theo hướng Tây - Đông.

27. Chuyển biến cơ bản của ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là

  1. tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục
  2. có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực
  3. thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.
  4. có nhiều bạn hàng lớn như Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc...

28. Kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta vì

  1. kinh tế biển đóng góp ngày càng lớn trong GDP của cả nước
  2. biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông, du lịch.
  3. biển giàu tài nguyên khoáng sản, hải sản.
  4. vùng biển nước ta rộng, đường bờ biển dài.

29. Phát biểu nào sau đây không đúng với khu công nghiệp ở nước ta

A. Hình thành từ lâu đời ở nước ta B. Không có dân cư sinh sống.

C. Tập trung nhất ở Đông Nam Bộ. D. Phân bố không đều theo lãnh thổ.

30. Biểu hiện nào sau đây thể hiện rõ nhất sự phát triển của ngành du lịch tăng lên?

  1. Đã hình thành các trung tâm du lịch.
  2. Lao dộng trong ngành du lịch tăng lên.
  3. Cơ sở vật chất ngày càng hoàn thiện.
  4. Số lượt khách và doanh thu từ du lịch tăng nhanh.

31. Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phát triển của ngành chăn nuôi nước ta?

  1. Tỉ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng lên.
  2. Ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa
  3. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp được đẩy mạnh ở nhiều nơi.
  4. Trong giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, các sản phẩm không qua giết thịt tỉ trọng giảm mạnh.

32. Phát biểu nào sau đây không đúng với khu vực kinh tế Nhà nước ở nước ta hiện nay?

  1. Tỉ trọng có xu hướng giảm.
  2. Quản lí các ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt.
  3. Chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu GDP.
  4. Giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết chè được trồng nhiều ở các tỉnh nào sau đây?

A. Gia Lai, Đắk Lắk B. Lâm Đồng, Đắk Lắk

C. Lâm Đồng, Gia Lai D. Kon Tum, Gia Lai

34. Thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo ở nước ta không thể hiện qua việc?

  1. dọc bờ biển nước ta có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp
  2. một số đảo, quần đảo thuộc chủ quyền nước ta có các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng và phong cảnh đẹp
  3. vùng biển ấm quanh năm, các hoạt động thể thao dưới nước có thể phát triển
  4. vùng biển nước ta có độ muối trung bình khoảng 30 - 33‰

35. Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta tăng nhanh chủ yếu là do?

  1. khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
  2. tận dụng tốt thế mạnh nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động không ngừng được nâng cao
  3. đường lối mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng cùng với các chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển
  4. Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức như ASEAN, APEC, WTO...

36. Các cảng biển quan trọng hàng đầu của nước ta hiện nay tập trung ở?

A. ĐB sông Hồng và Bắc Trung Bộ B. DH Miền Trung và Đông Nam Bộ

C. ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ D. Bắc Trung Bộ và ĐB sông Cửu Long

37. Đặc trưng quan trọng nhất của việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta hiện nay là

  1. tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt.
  2. quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ.
  3. tạo ra nhiều sản phẩm có gía trị cao.
  4. phân bố ở những nơi có nhiều thuận lợi nhất.

38. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp điện lực của nước ta hiện nay?

  1. Nhiên liệu cho sản xuất điện ở miền Trung là khí tự nhiên.
  2. Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điện.
  3. Trong cơ cấu sản lượng điện, nhiệt điện chiếm tỉ trọng lớn nhất.
  4. Hàng loạt nhà máy điện có công suất lớn đang hoạt động.

39. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình xuất khẩu của nước ta từ sau Đổi mới đến nay?

  1. Kim ngạch xuất khẩu nhìn chung tăng qua các năm.
  2. Kim ngạch xuất khẩu luôn luôn cao hơn nhập khẩu.
  3. Thị trường được mở rộng và đa dạng hóa
  4. Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản là các thị trường lớn.

40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết phát biểu nào sau đây đúng về công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm?

  1. Ti trọng rất nhỏ trong ngành công nghiệp.
  2. Quy mô giá trị sản xuất các trung tâm đều lớn.
  3. Các ngành chế biến chính tương đối đa dạng
  4. Tập trung dày đặc nhất ven biển miền Trung.

41. Ở nước ta, thủy sản nuôi trồng đã vươn lên và vượt thủy sản khai thác cả về sản lượng và giá trị, nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu?

  1. Hiệu quả kinh tế cao và tính chủ động trong sản xuất hàng hóa
  2. Những điều kiện để phát triển nuôi trồng đang có nhiều thuận lợi.
  3. Chủ trương hạn chế khai thác để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
  4. Nuôi trồng tránh được những tác động tiêu cực của tự nhiên.

42. Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế là

  1. cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
  2. giải quyết việc làm, nâng cao mức sống.
  3. phân bố lại dân cư và lao động trong cả nước
  4. thay đổi tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc ít người.

43. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cơ sở nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ là

    1. than. B. than, dầu, khí tự nhiên.

C. dầu, khí tự nhiên. D. nhiên liệu sinh học

44. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ có tỉ trọng tăng nhiều nhất trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000 - 2007 là:

A. Đài Loan. B. Trung Quốc. C. Đông Nam Á D. Hàn Quốc

45. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, các quốc lộ nối Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên là

A. 19, 20, 24, 26, 27, 28. B. 14, 19, 21, 24, 27, 28.

C. 19, 24, 25, 26, 27, 28. D. 14, 15, 19, 20, 21, 26.

46. Trong cơ cấu cây công nghiệp của nước ta chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, vì

  1. mang lại hiệu quả kinh tế cao
  2. nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
  3. nhân dân có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp từ lâu đời.
  4. sự phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta

47. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất thủy sản đạt tỉ lệ trên 50% trong tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản?

A. Bình Thuận. B. Bình Định. C. Bạc Liêu. D. Quảng Ninh.

48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng nhất khi nói về giá trị sản xuất hàng tiêu dùng nước ta từ năm 2000 đến năm 2007?

  1. Giá trị sản xuất da giày giảm; dệt - may, giấy - in - văn phòng phẩm tăng.
  2. Giá trị sản xuất dệt may, da giày, giấy - in - văn phòng tăng giảm không ổn định.
  3. Giá trị sản xuất dệt may giảm; da giày, giấy in, văn phòng phẩm tăng.
  4. Giá trị sản xuất dệt may, da giày, giấy - in - văn phòng phẩm tăng liên tục

49. Những trung tâm công nghiệp nào sau đây được xếp vào nhóm trung tâm công nghiệp có ý nghĩa vùng?

A. Đà Nẵng, Huế, Hà Nội. B. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vũng Tàu.

C. Hải Phòng, Hà Nội, Nha Trang. D. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

50. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết nhà máy thủy điện Thác Mơ thuộc tỉnh nào sau đây:

A. Đồng Nai. B. Đắc Nông. C. Tây Ninh. D. Bình Phước

51. Cây cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ chủ yếu vì

  1. có loại đất xám rất thích hợp cho cây cao su.
  2. có nhiều cơ sở chế biến mủ cao su trong vùng.
  3. thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định.
  4. người dân có kinh nghiệm trồng cao su

52. Phát biểu nào sau đây không đúng về giao thông đường sông nước ta hiện nay?

A. Tập trung chủ yếu ở các đồng bằng. B. Tuyến đường sông dày đặc khắp cả nước

C. Phương tiện vận tải ít được cải tiến D. Trang thiết bị cảng sông còn lạc hậu.

ĐÁP ÁN

1. C

2. D

3. C

4. A

5. A

6. C

7. B

8. D

9. A

10. D

11. C

12. D

13. C

14. D

15. D

16. B

17. C

18. C

19. B

20. A

21. C

22. D

23. A

24. A

25. A

26. B

27. A

28. A

29. A

30. D

31. D

32. C

33. C

34. D

35. C

36. B

37. B

38. A

39. B

40. C

41. A

42. A

43. C

44. D

45. C

46. B

47. C

48. D

49. D

50. D

51. A

52. B

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. Phát biểu không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta là Tỉ trọng của ngành trồng trọt tăng so với chăn nuôi. Vì trong nội bộ ngành nông nghiệp, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng, tỉ trọng trồng trọt giảm (xem Atlat trang 19, sgk Địa lí 12 trang 96)

=> Chọn đáp án C

2. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh đã xây dựng khu kinh tế trên biển trên đảo là Kiên Giang, có khu kinh tế ven biển Phú Quốc trên đảo Phú Quốc => Chọn đáp án D 3. Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào sự phân bố các tài nguyên du lịch, do tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch => Chọn đáp án C

4. Các tuyến đường bay trong nước được khai thác từ các đầu mối chủ yếu là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng (sgk Địa lí 12 trang 134 và Atlat trang 23)

=> Chọn đáp án A

5. Khi hội nhập quốc tế và khu vực, Việt Nam tranh thủ được những nguồn lực bên ngoài là Vốn, công nghệ, thị trường. Loại trừ các đáp án còn lại vì đưa ra nguồn lực trong nước như đường lối, chính sách, nội lực

=> Chọn đáp án A

6. Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, để sản xuất nông nghiệp ổn định thì nhiệm vụ quan trọng luôn phải là phòng chống thiên tai, sâu bệnh, dịch hại (sgk Địa lí 12 trang 88)

=> Chọn đáp án C

7. Mặt hàng không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta là Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu). Vì Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu) là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta (Atlat trang 24)

=> Chọn đáp án B

8. Căn cứ vào Atlat Đia lí Việt Nam trang 20, nhận xét không đúng với ngành thủy sản nước ta là Đồng Tháp là tỉnh có sản lượng thủy sản lớn nhất vì tỉnh có sản lượng thủy sản lớn nhất phải là Kiên Giang => Chọn đáp án D

9. Điều kiện quan trọng nhất để đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp ở nước ta là thị trường

xuất khẩu ngày càng mở rộng, xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn

=> Chọn đáp án A

10. Công nghiệp chế biến ở nước ta hiện nay chiếm tỉ trọng lớn nhất do chính sách phát triển của Nhà nước để phát huy các thế mạnh và tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước phù hợp với tình hình mới

=> Chọn đáp án D

11. Biểu hiện thể hiện rõ nhất sự tăng trưởng của ngành nội thương nước ta là sự tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa (Atlat trag 24)

=> Chọn đáp án C

12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, nhận xét không đúng với nông nghiệp nước ta là Điều được trồng nhiều ở Tây Nguyên và Đồng băng sông Hồng. Vì điều không được trồng ở Đồng băng sông Hồng

=> Chọn đáp án D

13. Ngành hàng không ở nước ta có những bước tiến rất nhanh chủ yếu do có chiến lược phát triển phù hợp và nhanh chóng hiện đại hóa cơ sở vật chất (sgk Địa lí 12 trang 132)

=> Chọn đáp án C

14. Cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp nước ta là đảm bảo an ninh lương thực (sgk Địa lí 12 trang 93) Vì nước ta là nước đông dân, nhiệm vụ quan trọng trước nhất của nông nghiệp là đảm bảo an ninh lương thực, khi giải quyết tốt vấn đề lương thực có thể tiến hành đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, sản xuất

thêm nhiều mặt hàng nông nghiệp khác

=> Chọn đáp án D

15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, nhận xét không đúng với thương mại nước ta là Thị trường nhập khẩu lớn nhất năm 2007 là EU, Bắc Mỹ và Liên Bang Nga. Vì theo Atlat trang 24, Thị trường nhập khẩu lớn nhất năm 2007 là Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Xingapo => Chọn đáp án D

16. Căn cứ vào Atlat Đia lí Việt Nam trang 22, phát biểu không đúng về công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm là Tỷ trọng rất nhỏ trong toàn ngành công nghiệp. Vì ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành công nghiệp ( chiếm 24,9% năm 2000 và 23,7% năm 2007 - Atlat trang 22)

=> Chọn đáp án B

17. Việc phát huy thế mạnh của từng vùng trong chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập với thế giới.

=> Chọn đáp án C

18. Nghề làm muối ở nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nhất là khu vực Cực Nam Trung Bộ, nơi có nhiều nắng, ít sông đổ ra biển, mưa ít

=> Chọn đáp án C

19. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực I (nông -lâm-ngư nghiệp), tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng nhanh. tăng từ 16,3% năm 2000 lên 26,4% năm 2007 => Chọn đáp án B

20. Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Địa lí Việt Nam trang 19, nhận định không đúng về sự phân bố các cây công nghiệp ở nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chuyên canh cây công nghiệp hằng năm. Vì ngoài cây công nghiệp hằng năm Đồng bằng sông Cửu Long còn chuyên canh dừa là cây công nghiệp lâu năm

=> Chọn đáp án A

21. Ý không đúng khi nói về sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta là Xây dựng các ngành kinh tế trọng điểm. Vì ý này nói về sự chuyển dịch cơ cấu Ngành kinh tế chứ không phải lãnh thổ kinh tế. => Chọn đáp án C

22. Nhà máy thủy điện lớn Hòa Bình xây dựng trên sông Đà, Thác Bà trên sông Chảy, Tuyên Quang trên sông Gâm

=> Các nhà máy thủy điện lớn Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang được xây dựng trên các con sông lần lượt là sông Đà, sông Chảy, sông Gâm.

=> Chọn đáp án D

23. Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo thành phần kinh tế của ngành nội thương nước ta thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài => Chọn đáp án A

24. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 12, ở ven biển và đảo, quần đảo nước ta có những vườn quốc gia là Bái Tử Long, Cát Bà, Xuân Thủy, Côn Sơn, Phú Quốc

=> Chọn đáp án A

25. Đầu tư theo chiều sâu trong công nghiệp là đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm (sgk Địa lí 12 trang 114)

=> Chọn đáp án A

26. Có giá trị hàng đầu trong việc tạo mối liên kết kinh tế giữa các vùng của nước ta là các tuyến giao thông theo hướng Bắc - Nam (quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Thống Nhất, đường Hồ Chí Minh trên biển...)

=> Chọn đáp án B

27. Chuyển biến cơ bản của ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục

Chú ý từ khóa quy mô biểu thị độ lớn của tổng kim ngạch => Chọn đáp án A

28. Kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta vì việc phát huy các tiềm năng, khai thác và sử dụng tài nguyên biển đã giúp kinh tế biển đóng góp ngày càng cao vào GDP (trong đó có sự phát triển của các ngành: giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển, khai thác-nuôi trồng thủy sản)

=> Chọn đáp án A

29. Phát biểu không đúng với khu công nghiệp ở nước ta là Hình thành từ lâu đời ở nước ta vì khu công nghiệp ở nước ta mới hình thành trong những năm 90 của thế kỉ XX cho đến nay (sgk Địa lí 12 trang 126)

=> Chọn đáp án A

30. Biểu hiện thể hiện rõ nhất sự phát triển của ngành du lịch tăng lên là Số lượt khách và doanh thu từ du lịch tăng nhanh vì sự tăng trưởng số lượt khách và doanh thu từ du lịch là những chỉ số quan trọng xác định sự phát triển của ngành du lịch => Chọn đáp án D

31. Nhận xét phản ánh không đúng về sự phát triển của ngành chăn nuôi nước ta là “Trong giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, các sản phẩm không qua giết thịt tỉ trọng giảm mạnh“ vì trong giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, tỉ trọng các sản phẩm không qua giết thịt (như trứng sữa...) chiếm tỉ trọng ngày càng cao (sgk Địa lí 12 trang 96).

=> Chọn đáp án D

32. Phát biểu không đúng với khu vực kinh tế Nhà nước ở nước ta hiện nay là Chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu GDP. Vì khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới là khu vực chiếm tỉ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu GDP

=> Chọn đáp án C

33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, chè được trồng nhiều ở các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai (có biểu tượng chè)

=> Chọn đáp án C

34. Thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo ở nước ta không thể hiện qua việc vùng biển nước ta có độ muối trung bình khoảng 30 - 33%0 vì độ muối liên quan nhiều đến tài nguyên sinh vật hơn là du lịch => Chọn đáp án D

35. Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta tăng nhanh chủ yếu là do đường lối mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng cùng với các chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn cần nhiều vốn để xây dựng và phát triển kinh tế

=> Chọn đáp án C

36. Các cảng biển quan trọng hàng đầu của nước ta hiện nay tập trung ở DH Miền Trung và Đông Nam Bộ như cảng Sài Gòn, cảng Cam Ranh, cảng Dung Quất, cảng Đà nẵng....

=> Chọn đáp án B

37. Đặc trưng quan trọng nhất của việc phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta hiện nay là quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ, tạo ra nhiều lợi nhuận (sgk Địa lí 12 trang 89)

=> Chọn đáp án B

38. Phát biểu không đúng với công nghiệp điện lực của nước ta hiện nay là Nhiên liệu cho sản xuất điện ở miền Trung là khí tự nhiên vì nhiên liệu cho sản xuất nhiệt điện ở miền Trung chủ yếu dựa vào nguồn dầu nhập nội (sgk Địa lí 12 trang 121)

=> Chọn đáp án A

39. Đặc điểm không đúng với tình hình xuất khẩu của nước ta từ sau Đổi mới đến nay Kim ngạch xuất khẩu luôn luôn cao hơn nhập khẩu vì nước ta chủ yếu là nhập siêu (nhập khẩu > xuất khẩu) trừ 1992 là xuất siêu (sgk Địa lí 12 trang 138)

=> Chọn đáp án B

40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, phát biểu đúng về công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là Các ngành chế biến chính tương đối đa dạng: Chế biến lương thực; chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều; rượu, bia, nước giải khát; đường sữa, bánh kẹo; sản phẩm chăn nuôi; thủy hải sản

=> Chọn đáp án C

41. Ở nước ta, thủy sản nuôi trồng đã vươn lên và vượt thủy sản khai thác cả về sản lượng và giá trị, nguyên nhân chủ yếu là do nuôi trồng thủy sản cho Hiệu quả kinh tế cao và tính chủ động trong sản xuất hàng hóa (vì khai thác thủy sản phụ thuộc nhiều hơn vào tự nhiên, vào thời tiết, con nước, thủy triều...còn nuôi trồng khắc phục được nhiều hạn chế do bớt phụ thuộc vào thiên nhiên hơn, chủ động hơn trong sản xuất, cho ra sản lượng thủy sản ổn định hơn)

=> Chọn đáp án A

42. Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế là cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.

=> Chú ý từ khóa: ý nghĩa kinh tế, các đáp án còn lại đều là ý nghĩa về mặt xã hội => Chọn đáp án A

43. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cơ sở nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ là dầu, khí tự nhiên => Chọn đáp án C

44. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ có tỉ trọng tăng nhiều nhất trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000 - 2007 là Hàn Quốc ( tăng từ 2,4% lên 11,2%; tăng 8,8%, cao nhất trong mức tăng tỉ trọng các nhóm khách du lịch nước ngoài)

=> Chọn đáp án D

45. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, các quốc lộ nối Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên là 19, 24, 25, 26, 27, 28.

=> Chọn đáp án C Chú ý:

A sai vì đường 20 nối Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

B, D sai vì đường 14 chạy theo hướng Bắc - Nam chứ không nối Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên

46. Trong cơ cấu cây công nghiệp của nước ta chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới, vì nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nhiệt, ẩm cao, thích hợp với điều kiện sinh thái cây công nghiệp nhiệt đới

=> Chọn đáp án B

47. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh có giá trị sản xuất thủy sản đạt tỉ lệ trên 50% trong tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản là Bạc Liêu (màu hồng đậm nhất)

=> Chọn đáp án C

48. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, nhận xet thấy Giá trị sản xuất dệt may, da giày, giấy - in - văn phòng phẩm đều tăng và tăng liên tuc trong giai đoạn năm 2000 - 2007 => Chọn đáp án D

49. Những trung tâm công nghiệp được xếp vào nhóm trung tâm công nghiệp có ý nghĩa vùng là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ (sgk Địa lí 12 trang 127)

=> Chọn đáp án D

50. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, nhà máy thủy điện Thác Mơ thuộc tỉnh Bình Phước

=> Chọn đáp án D

51. Cây cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ chủ yếu vì có loại đất xám rất thích hợp cho cây cao su, đất xám thoát nước tốt rất thích hợp trồng cây cao su => Chọn đáp án A

52. Vận tải đường sông ở nước ta hiện nay mới trung ở đồng bằng, trên các hệ thống sông như sông Hồng - sông Thái Bình, sông Mê Công - Đồng Nai, một số sông lớn ở miền Trung

=> Vì thế nhận xét “Tuyến đường sông dày đặc khăp cả nước“ là không đúng

=> Chọn đáp án B

Mức độ vận dụng

1. Từ vĩ Tuyến 160 Bắc trở vào Nam, hoạt động du lịch biển diễn ra hầu như quanh năm là do nguyên nhân nào sau đây?

  1. Có nhiều bãi biển đẹp, người dân có mức sống cao, thích du lịch biển.
  2. Có nhiều bãi biển đẹp, nổi tiếng.
  3. Khí hậu mang tính chất cận Xích đạo, nóng quanh năm.
  4. Có ít sông lớn đổ ra biển, ít chịu ảnh hưởng của Bão.

2. Tuần lễ Cấp cao Apec 2017 (06 - 11/11/2017) diễn ra tại thành phố nào của Việt Nam?

A. Nha Trang. B. Đà Nẵng.

C. Thủ đô Hà Nội D. TP. Hồ Chí Minh.

3. Biện pháp nào không thể hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu?

  1. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng
  2. Nghiên cứu, phát triển các kĩ thuật công nghệ cao
  3. Tiếp tục sử dụng các nguồn năng lượng, nhiên liệu truyền thống
  4. Nghiên cứu phát triển các loại vật liệu mới

4. Sự thành công của công cuộc Đổi mới ở nước ta được thể hiện rõ nhất ở

  1. tăng khả năng tích lũy nội bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện.
  2. số hộ đói nghèo giảm nhanh; trình độ dân trí được nâng cao.
  3. hình thành được các trung tâm công nghiệp lớn và các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa.
  4. việc mở rộng các ngành nghề; tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

5. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh nào sau đây có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực dưới 60%?

A. Bình Phước, Cà Mau, Quảng Bình. B. Gia Lai, Sơn La, Lào Cai.

C. Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. D. Đắc Lắk, Lâm Đồng, Bình Định

6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang19, hãy cho biết tỉnh nào sau đây là tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng chiếm trên 50%?

A. Bắc Giang B. An Giang C. Nghệ An D. Đắk Lắk

7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây dẫn đầu cả nước về sản lượng thủy sản khai thác ?

A. An Giang. B. Đồng Tháp. C. Kiên Giang. D. Bà Rịa -Vũng Tàu. 8. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết quốc gia nào sau đây có cơ cấu khách du lịch giảm từ năm 2000 đến năm 2007?

A. Đài Loan. B. Hoa Kì. C. Hàn Quốc. D. Nhật Bản.

9. Sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng Bắc Bộ vừa chống rét vừa phải chống hạn vào thời kì

A. tháng XI đến tháng I năm sau B. tháng VI đến tháng X năm sau.

C. tháng II đến tháng IV. D. tháng V đến thắng VII.

10. Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển quanh năm ở các vùng nào sau đây của nước ta?

A. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

C. Bắc Bộ và Nam Bộ. D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

11. Căn cư vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nao sau đây có ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế ?

A. Hà Nội B. Biên Hoà C. Nha Trang D. Hải Phòng

12. Công cuộc Đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc là do

  1. nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các nước bè bạn trên thế giới
  2. trong thời gian tiến hành Đổi mới nước ta ít gặp phải các thiên tai.
  3. nước ta có nhiều tiền đề kinh tế quan trọng từ các giai đoạn trước
  4. các nguồn lực trong và ngoài nước được phát huy một cách cao độ.

13. Phát biểu nào sau đây không phải là xu thế phát triển kinh tế - xã hội trong đường lối Đổi mới của nước ta năm 1986?

  1. Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội.
  2. Lạm phát luôn đạt ở mức 3 con số.
  3. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
  4. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

14. Chè và cao su có sự phân bố khác nhau do nhân tố chủ yếu nào sau đây?

A. Địa hình. B. Đất đai. C. Khí hậu. D. Nguồn nước

15. Ý nào sau đây không đúng về nguyên nhân làm cho cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch?

  1. Nhằm thích nghi với tình hình mới của đất nước,quốc tế
  2. Để hình thành các trung tâm và vùng công nghiệp lớn
  3. Thu hút các nguồn lực bên ngoài
  4. Để hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới

16. GDP/người thể hiện mối quan hệ giữa

  1. Sự phát triển kinh tế và số dân
  2. Đầu tư nước ngoài với số dân
  3. Sự phát triển công nghiệp và số dân
  4. Sự phát triển công nghiệp,nông nghiệp và số dân

17. Năm 2015,diện tích gieo trồng lúa của nước ta là 7834,9 nghìn ha, sản lượng là 42215,6 nghìn tấn. Năng suất lúa năm 2015 là

A. 5,39 nghìn tấn/ha B. 5390 kg/ha C. 5,39 tạ/ha D. 53,9 tạ/nghìn ha 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết phát biểu nào sau đây đúng về công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm?

  1. Tỉ trọng rất nhỏ trong toàn ngành công nghiệp.
  2. Quy mô giá trị sản xuất các trung tâm đều lớn.
  3. Các ngành chế biến chính tương đối đa dạng.
  4. Tập trung dày đặc nhất ở ven biển miền Trung.

19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với nông nghiệp nước ta?

  1. Chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
  2. Cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
  3. Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
  4. Dừa được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.

20. Ý nào sau đây không phải là lợi ích của sự phân hóa mùa vụ ở nước ta?

  1. Cho phép sản xuất các sản phẩm chính vụ và trái vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
  2. Phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp hơn với điều kiện sinh thái các vùng nông nghiệp.
  3. Việc trao đổi nông sản giữa các vùng, nhất là giữa các tỉnh phía bắc và các tỉnh phía nam ngày càng mở rộng và có hiệu quả.
  4. Việc cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến diễn ra đều đặn hơn giữa các tháng trong năm.

21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết nhận định nào sau đây không đúng về sự phân bố các cây công nghiệp ở nước ta?

  1. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là hai vùng trồng cà phê và cao su lớn nhất cả nước
  2. Mía và lạc là hai sản phẩm cây công nghiệp chuyên môn hóa của Bắc Trung Bộ.
  3. Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chuyên canh cây công nghiệp hằng năm.
  4. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta có cơ cấu cây trồng đa dạng.

22. Một số vùng kinh tế của nước ta, công nghiệp kém phát triển là do

  1. Kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí không thuận lợi.
  2. Thiếu sự đồng bộ của các nhân tố tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng.
  3. Thiếu lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề.
  4. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.

23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng khi nói về ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm ở nước ta?

  1. Cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp TP.Hồ Chí Minh đa dạng hơn Hà Nội.
  2. Chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp nước ta.
  3. Các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn trở lên đều thuộc các đồng bằng châu thổ
  4. Giá trị sản xuất nhanh từ năm 2000 đến năm 2007.

24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết giá trị sản xuất cây công nghiệp năm 2007 là

A. 21805,9 tỉ đồng B. 25963 tỉ đồng C. 25571,8 tỉ đồng D. 29536 tỉ đồng 25. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tính độ che phủ rừng của nước ta năm 2007 biết diện tích lãnh thổ nước ta là 331.212 km2.

A. 38,4%. B. 38,5%. C. 3,8%. D. 3,7%.

26. Tỉ trọng khu vực nông- lâm- ngư nghiệp trong GDP ở các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển là do

  1. Số lao động trong nông lâm ngư nghiệp nhiều hơn.
  2. Sản xuất nông lâm ngư nghiệp được chú trọng phát triển.
  3. Trình độ công nghiệp hóa thấp hơn.
  4. Có điều kiện tự nhiên để phát triển nông lâm ngư nghiệp.

27. Vấn đề cần chú ý đầu tiên trong việc phát triển đàn gia súc ở nước ta hiện nay là:

A. phát triển thêm các đồng cỏ. B. Nắm bắt nhu cầu của thị trường.

C. đảm bảo chất lượng của con giống, thú y. D. đảm bảo lương thực vùng chăn nuôi.

28. Yếu tố nào sau đây quan trọng nhất đảm bảo cho sự phát triển ổn định của cây công nghiệp ở nước ta?

A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. Thị trường tiêu thụ.

C. Tiến bộ khoa học kĩ thuật. D. Lao động nhiều kinh nghiệm.

29. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết nhận định nào sau đây không

đúng với ngành du lịch nước ta?

  1. Trong mỗi vùng kinh tế của nước ta đều có một trung tâm du lịch vùng.
  2. Doanh thu du lịch tăng nhanh hơn số lượt khách.
  3. Số khách nội địa luôn nhiều hơn số khách quốc tế.
  4. Các thành phố lớn đồng thời cũng là các trung tâm du lịch.

30. Đâu là phát biểu chưa đúng về nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta?

A. Quy mô sản xuất lớn, tập trung. B. Phân bố rộng khăp cả nước

C. Áp dụng mạnh mẽ khoa học kĩ thuật. D. Sản xuất gắn với nhu cầu của thị trường. 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trong các trung tâm kinh tế sau, trung tâm nào có tỉ trọng công nghiệp chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP?

A. TP. Hồ Chí Minh. B. Hà Nội C. Vũng Tàu. D. Biên Hòa.

32. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 24, cho biết các thị trường nào sau đây nước ta xuất siêu ?

A. Nhật Bản, Đài Loan, Xin -ga-po B. Trung Quốc , Đài Loan, Hàn Quốc

C. Hoa Kỳ , Nhật Bản, Trung Quốc D. Hoa Kỳ, Anh, Ô-xtrây-li-a

33. Trong các loại hình giao thông vận tải ở nước ta, đường bộ có

A. Tỉ trọng cao nhất về khối lượng vận chuyển B. Tốc độ vận chuyển nhanh nhất

C. Khối lượng vận chuyển hàng hóa lớn nhất D. Trình độ kĩ thuật và công nghệ cao nhất 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết hệ thống cảng sông có ở những hệ thống sông nào sau đây?

A. Hồng - Thái Bình; Mê Công B. Hồng - Thái Bình; Cả

C. Hồng - Thái Bình; Đà Rằng. D. Hồng - Thái Bình; Thu Bồn

35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết những tỉnh nào dưới đây có cả khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển?

  1. Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, An Giang.
  2. Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kiên Giang.
  3. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kiên Giang.
  4. Quảng Ninh, Hà nnh, An Giang, Kiên Giang

36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu (xuất siêu)?

A. Hà Nội. B. Đồng Nai. C. Hải Phòng. D. TP. Hồ Chí Minh.

37. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 25, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về khách du lịch và doanh thu từ du lịch?

  1. Số khách nội địa tăng, số khách quốc tế giảm
  2. Tổng số khách tăng 4,3 lần; doanh thu từ du lịch tăng 7,0 lần.
  3. Số khách nội địa giảm, số khách quốc tế tăng.
  4. Tổng số khách tăng 3,4 lần; doanh thu từ du lịch tăng 7,0 lần.

38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2005 là bao nhiêu tỉ đồng?

A. 36975,0 B. 63875,0 C. 63875,6 D. 36875,6

39. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, năm 2007 giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gấp bao nhiêu lần năm 2000?

A. 2,7 B. 3,4 C. 7,3 D. 3,7

40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 và dựa vào biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2007, nhận xét nào sau đây đúng?

  1. Dịch vụ giảm và công nghiệp xây dựng tăng.
  2. Nông, lâm, thủy sản và dịch vụ đều tăng
  3. Nông, lâm, thủy sản và dịch vụ đều giảm.
  4. Nông, lâm, thủy sản giảm và công nghiệp xây dựng tăng.

41. Dựa vào bản đồ sông ngòi trang 10 Atlat Địa lí Việt Nam, đi dọc quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam lần lượt của các con sông là

  1. sông Hồng, sông Mã, sông Gianh, sông Ba, sông Tiền
  2. sông Hồng, sông Gianh, sông Mã, sông Ba, sông Tiền
  3. sông Hồng, sông Mã, sông Gianh, sông Tiền, sông Ba
  4. sông Hồng, sông Ba, sông Mã, sông Gianh, sông Tiền

42. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích trồng cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 - 2007?

  1. Diện tích cây công nghiệp tăng liên tục.
  2. Diện tích cây lâu năm tăng liên tục
  3. Diện tích cây hằng năm tăng liên tục.
  4. Diện tích cây lâu năm lớn hơn cây hàng năm.

43. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết ý nào dưới đây đúng khi so sánh sự khác nhau về thủy điện giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên?

  1. Trung du miền núi Bắc Bộ có số lượng nhà máy nhiều hơn nhưng công suất nhỏ hơn.
  2. Trung du miền núi Bắc Bộ ít nhà máy hơn và được xây dựng thành các bậc thang thủy điện.
  3. Trung du miền núi Bắc Bộ có công suất nhà máy thủy điện lớn hơn và số lượng nhà máy ít hơn.
  4. Trung du miền núi Bắc Bộ có công suất nhà máy lớn hơn và được xây dựng thành các bậc thang thủy điện

44. Vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là

A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.

45. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở trang 22 Atlat Địa lí Việt Nam, giá trị sản xuất công nghiệp này trong giai đoạn 2000 - 2007 của nước ta tăng gần:

A. 3,7 lần B. 4,7 lần C. 1,7 lần D. 2,7 lần

46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng về công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

  1. Tỉ trọng nhỏ hơn công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
  2. Giá trị sản xuất tăng liên tục qua các năm.
  3. Các ngành sản xuất chính rất đa dạng.
  4. Tập trung dày đặc nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.

47. Cho biết nguyên nhân chủ yếu làm cho kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của nước ta sang thị trường Bắc Mĩ tăng mạnh?

  1. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC
  2. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO
  3. Nước ta đẩy mạnh xuất khẩu gạo, thủy sản sang Bắc Mĩ.
  4. Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.

48. Hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ta thuận lợi hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao là nhờ

A. lao động có kinh nghiệm. B. dịch vụ thủy sản phát triển.

C. diện tích mặt nước lớn. D. khí hậu nóng quanh năm.

49. Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện ở nước ta là

  1. sông có lượng nước lớn.
  2. sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn.
  3. phần lớn sông ngòi của nước ta ngắn và dốc
  4. lượng nước phân bố không đều trong năm.

50. Giao thông đường biển nước ta ngày càng phát triển chủ yếu là do

A. thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. B. mở rộng buôn bán với các nước

C. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. D. nâng cao chất lượng lao động.

51. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2007 tăng gấp

A. 1.133,2 nghìn tỉ đồng. B. 4,73 lần

C. 3,47 lần. D. 4,37 lần.

52. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 và kiến thức đã học, trung tâm công nghiệp Đà Nẵng và Nha Trang giống nhau ở điểm nào sau đây?

  1. Quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng.
  2. Cơ cấu ngành giống nhau.
  3. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
  4. Đều là các đô thị trực thuộc Trung ương.

53. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngoại thương nước ta?

  1. Thị phần châu Á chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kim ngạch nhập khẩu, phần lớn thị phần châu Âu.
  2. Kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu tăng khá nhanh, cơ cấu chủ yếu nghiêng về nhập khẩu.
  3. Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa
  4. Từ năm 1993 đến nay, tiếp tục nhập siêu, nhưng bản chất khác xa với nhập siêu thời kì trước Đổi mới

54. Lâm nghiệp có vị trí đặc biêt trong cơ cấu của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta vì:

  1. rừng có nhiều giá trị về kinh tế và môi trường sinh thái.
  2. nước ta có % diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biên.
  3. nhu cầu về tài nguyên rừng lớn và phổ biến.
  4. độ che phủ rừng của nước ta tương đối lớn và hiện đang gia tăng.

55. Biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch của nước ta hiện nay là

A. cơ giới hóa khâu sản xuất nông sản. B. đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch.

C. nâng cao năng suất chế biến nông sản. D. sử dụng các loại hóa phẩm để bảo vệ.

56. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta?

  1. Công nghiệp chế biến lương thực phân bố rộng rãi.
  2. Hải Phòng, Biên Hòa là các trung tâm quy mô lớn.
  3. Có các trung tâm với quy mô rất lớn, lớn, vừa, nhỏ.
  4. Đà Nẵng và Vũng Tàu có cơ cấu ngành giống nhau.

57. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết phát biểu nào sau đây đúng khi so sánh sản lượng thủy sản của một số tỉnh?

  1. Nuôi trồng của Nam Định nhỏ hơn Quảng Bình
  2. Khai thác của Thanh Hóa lớn hơn Ninh Bình.
  3. Nuôi trồng của Nghệ An nhỏ hơn Hà Tĩnh.
  4. Khai thác của Quảng Ninh nhỏ hơn Quảng Trị.

58. Ý nghĩa chủ yếu của kinh tế trang trại đối với nông nghiệp nước ta là

  1. từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.
  2. sử dụng hợp lí tài nguyên vào phát triển sản xuất.
  3. thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
  4. góp phần vào việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.

59. Giải pháp nào sau đây có tác động chủ yếu đến việc phát triển khai thác dầu khí ở nước ta?

A. Nâng cao trình độ của nguồn lao động. B. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dầu thô.

C. Tăng cường liên doanh với nước ngoài. D. Phát triển mạnh công nghiệp lọc hóa dầu. 60. Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta không nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

  1. Khai thác hợp lí hơn sự phong phú, đa dạng của tự nhiên.
  2. Giảm thiểu rủi ro khi thị trường nông sản biến động bất lợi.
  3. Tập trung phát triển nông sản ở những vùng chuyên canh.
  4. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm.

ĐÁP ÁN

1. C

2. B

3. C

4. A

5. B

6. D

7. C

8. A

9. A

10. D

11. B

12. D

13. B

14. C

15. B

16. A

17. B

18. C

19. D

20. D

21. C

22. B

23. D

24. D

25. B

26. C

27. D

28. B

29. A

30. B

31. C

32. D

33. A

34. A

35. B

36. D

37. D

38. C

39. A

40. D

41. A

42. C

43. C

44. C

45. D

46. D

47. D

48. B

49. D

50. B

51. D

52. A

53. A

54. B

55. B

56. D

57. B

58. A

59. C

60. C

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. Từ vĩ Tuyến 16 0 Bắc trở vào Nam, hoạt động du lịch biển diễn ra hầu như quanh năm là do Khí hậu mang tính chất cận Xích đạo, nóng quanh năm. Miền Bắc có mùa đông lạnh hầu như hoạt động du lịch biển đều không diễn ra được => Chọn đáp án C

2. Tuần lễ Cấp cao Apec 2017 (06 - 11/11/2017) diễn ra tại thành phố Đà Nẵng - Việt Nam => Chọn đáp án B

3. Biện pháp nào không thể hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu là Tiếp tục sử dụng các nguồn năng lượng, nhiên liệu truyền thống; vì phát triển kinh tế theo chiều sâu là phải nâng cao được hiệu quả sử dụng các nguồn nguyên liệu, năng lượng dần chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng sạch nhằm đảm bảo phát triển kinh tế mà vẫn giải quyết tốt vấn đề môi trường

=> Chọn đáp án C

4. Sự thành công của công cuộc Đổi mới ở nước ta được thể hiện rõ nhất ở việc tăng khả năng tích lũy nội bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện (ý A thể hiện bao quát nhất)

=> Chọn đáp án A

5. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực dưới 60% là Gia Lai, Sơn La, Lào Cai (bản đồ Lúa năm 2007 - Atlat trang 19)

=> Chọn đáp án B

6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang19, tỉnh có tỉ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng chiếm trên 50% là Đắk Lắk ( bản đồ cây công nghiệp năm 2007 - atlat trang 19)

=> Chọn đáp án D

7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng thủy sản khai thác là Kiên Giang : 315158 tấn thủy sản => Chọn đáp án C

8. Đài Loan là khu vực có tỉ trọng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam giảm từ 9,8% (2000) xuống còn 7,5% (2007). Ngược lại các quốc gia khác vực có tỉ trọng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam đều tăng. (Atlat Địa lí Việt Nam trang 25)

=> Chọn đáp án A.

9. Sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng Bắc Bộ vừa chống rét vừa phải chống hạn vào thời kì tháng XI đến tháng I năm sau, vì đây là thời kì đầu mùa đông, thời tiết lạnh và khô

=> Chọn đáp án A

10. Điều kiện tự nhiên cho phép triển khai các hoạt động du lịch biển quanh năm ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ của nước ta do khí hậu ấm, nóng quanh năm => Chọn đáp án D

11. Căn cư vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trung tâm kinh tế co ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế là Biên Hoà, chiếm >50% cơ cấu kinh tế trong khi các trung tâm còn lại ngành công nghiệp và xây dựng đều chiếm <50%, thấp hơn Biên Hòa =>

Chọn đáp án B

12. Công cuộc Đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chăc là do các nguồn lực trong và ngoài nước được phát huy một cách cao độ.

=> Chọn đáp án D

13. Phát biểu không phải là xu thế phát triển kinh tế - xã hội trong đường lối Đổi mới của nước ta năm 1986 là Lạm phát luôn đạt ở mức 3 con số (sgk Địa lí 12 trang 7) vì chúng ta phải kiểm soát lạm phát , kiềm chế ở mức 1 con số chứ không phải để lạm phát đạt 3 con số.

=> Chọn đáp B

14. Chè và cao su có sự phân bố khác nhau chủ yếudo nhân tố khí hậu Khíhậu. Chè ưa nơi mát mẻ, là cây có nguồn gốc cận nhiệt còn cao su là cây nhiệt đới, ưa nóng, không chịu được gió lớn như gió mùa Đông Bắc => Chọn đáp án C

15. Nguyên nhân làm cho cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch không bao gồm Để hình thành các trung tâm và vùng công nghiệp lớn. Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thi trường khu vực và thế giới (sgk trang 113), thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế phát triển...

=> Chọn đáp án B

16. GDP/người thể hiện mối quan hệ giữa Sự phát triển kinh tế và số dân, chính xác hơn là thể hiện được Tổng sản phẩm quốc nội với số dân => Chọn đáp án A

17. Năm 2015,diện tích gieo trồng lúa của nước ta là 7834,9 nghìn ha, sản lượng là 42215,6 nghìn tấn.

Áp dụng công thức tính năng suất = sản lượng /diện tích

Năng suất lúa năm 2015 là = 42215,6 / 7834,9 = 5,388 tấn /ha = 5388kg/ ha

=> Chọn đáp án B

18. Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có các ngành chế biến chính tương đối đa dạng như: chế biến lương thực; chế biến chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều; đường, sữa, bánh kẹo,... (Atlat Địa lí Việt Nam trang 22)

=> Chọn đáp án C.

19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, 19, xác định: Vùng trồng chè là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

Cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Dừa được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.

=> Nhận xét Dừa được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên là không đúng => Chọn đáp án D

20. Lợi ích của sự phân hóa mùa vụ ở nước ta không bao gồm Việc cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến diễn ra đều đặn hơn giữa các tháng trong năm vì chính sự phân hóa mùa vụ tạo nên sự khác biệt trong việc sử dụng thực phẩm khác nhau theo mùa => Chọn đáp án D

21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nhận định không đúng về sự phân bố các cây công nghiệp ở nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chuyên canh cây công nghiệp hằng năm Đồng bằng sông Cửu Long có chuyên canh cả cây công nghiệp lâu năm như dừa => Chọn đáp án C 22. Ở một số vùng kinh tế của nước ta, công nghiệp kém phát triển là do Thiếu sự đồng bộ của các nhân tố tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng (đáp án B đầy đủ nhất)

=> Chọn đáp án B

23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, nhận xét đúng về ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm ở nước ta là Giá trị sản xuất tăng nhanh từ năm 2000 đến năm 2007, tăng từ 49,4 nghìn tỉ năm 2000 lên 135,2 nghìn tỉ năm 2007

=> Chọn đáp án D

24. Công thức tính Áp dụng tính tỉ trọng thành phần trong 1 tổng = Giá trị thành phần / Tổng

*100%

=> Giá trị thành phần = Tổng * tỉ trọng thành phần

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, giá trị sản xuất cây công nghiệp năm 2007 là 115375*25,6% = 29536 tỉ đồng

( biểu đồ giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt)

=> Chọn đáp án D

25. Áp dụng công thức tính độ che phủ rừng = diện tích rừng / Tổng diện tích tự nhiên *100 (%)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, diện tích rừng năm 2007 = 12739,6 nghìn ha = 127396 km2 Độ che phủ rừng của nước ta năm 2007 = 127396 / 331212 = 38,5%

=> Chọn đáp án B

26. Tỉ trọng khu vực nông- lâm- ngư nghiệp trong GDP ở các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển là do trình độ công nghiệp hóa thấp hơn, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế

=> Chọn đáp án C

27. Vấn đề cần chú ý đầu tiên trong việc phát triển đàn gia súc ở nước ta hiện nay là đảm bảo lương thực vùng chăn nuôi. Vì đặc trưng của chăn nuôi ở nước ta là phụ thuộc nhiều vào cơ sở thức ăn, khi đảm bảo lương thực vùng chăn nuôi mới có điều kiện phát triển nguồn thức ăn khác cho chăn nuôi => Chọn đáp án D

28. Yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho sự phát triển ổn định của cây công nghiệp ở nước ta là Thị trường tiêu thụ ổn định. Nếu thị trường thế giới biến động sẽ tạo sự bất ổn cho sản xuất cây công nghiệp => Chọn đáp án B

29. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, nhận thấy có vùng kinh tế có nhiều hơn 1 trung tâm du lịch vùng như TDMNBB có 2 trung tâm du lịch vùng là Hạ Long và Lạng Sơn => nhận định không đúng là Trong mỗi vùng kinh tế của nước ta đều có một trung tâm du lịch vùng.

=> Chọn đáp án A

30. Phát biểu chưa đúng về nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta là Phân bố rộng khắp cả nước. Vì hiện nay nông nghiệp cổ truyền còn phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ còn nông nghiệp hàng hóa phát triển ở những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa, các vùng gần các trục giao thông, các thành phố lớn => Chọn đáp án B

31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trong các trung tâm kinh tế sau, trung tâm Vũng Tàu có tỉ trọng công nghiệp chiếm cao nhất trong cơ cấu GDP, chiếm tới 90% GDP

=> Chọn đáp án C

32. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24:

  • Các thị trường xuất siêu của nước ta là: Anh, Hoa Kỳ, Ôxtraylia (xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu) => Chọn đáp án D.

33. Trong các loại hình giao thông vận tải ở nước ta, đường bộ có tỉ trọng cao nhất về khối lượng vận chuyển (bao gồm cả hành khách lẫn hàng hóa - sgk Địa lí 12 trang 136)

=> Chọn đáp án A

34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hệ thống cảng sông có ở những hệ thống sông Hồng - Thái Bình; hệ thống sông Mê Công => Chọn đáp án A

35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các tỉnh có cả khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển là Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kiên Giang => Chọn đáp án B

Chú ý: xem tỉnh nào có cả 2 kí hiệu khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển

36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, tỉnh, thành phố có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu (xuất siêu) là thành phố Hồ Chí Minh (cột xanh giá trị lớn hơn cột đỏ)

=> Chọn đáp án D

37. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 25, nhận xét về khách du lịch và doanh thu từ du lịch từ 1995 đến 2007 là Tổng số khách tăng (23,3/6,9=) 3,4 lần; doanh thu từ du lịch tăng (56/8=) 7 lần => Nhận xét D đúng => Chọn đáp án D

38. Áp dụng công thức tính tỉ trọng trong 1 tổng = giá trị thành phần / Tổng *100 => Giá trị thành phần = Tổng * tỉ trọng (%) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, giá trị sản xuất cây lương thực trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt năm 2005 là 59,2% * 107898 = 63875,616 tỉ đồng => Chọn đáp án C

39. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm năm 2007 gấp (135,2 / 49,4 = 2,7) 2,7 lần năm 2002

=> Chọn đáp án A

40. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17 và dựa vào biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2007, nhận xét thấy tỉ trọng Nông, lâm, thủy sản giảm và tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng.

=> Chọn đáp án D

41. Dựa vào bản đồ sông ngòi trang 10 Atlat Địa lí Việt Nam, đi dọc quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam lần lượt của các con sông là sông Hồng, sông Mã, sông Gianh, sông Ba, sông Tiền => Chọn đáp án A

42. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, nhận xét không đúng về diện tích trồng cây công nghiệp nước ta giai đoạn 2000 - 2007 là Diện tích cây hằng năm tăng liên tục. Vì diện tích cây hằng năm tăng trong giai đoạn 2000-2005 sau đó lại giảm từ 2005-2007 => Chọn đáp án C

43. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, nhận xét đúng khi so sánh sự khác nhau về thủy điện giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là Trung du miền núi Bắc Bộ có công suất nhà máy thủy điện lớn hơn và số lượng nhà máy ít hơn (quan sát Atlat thấy Tây Nguyên có mật độ các nhà máy thủy điện dày đặc hơn nhưng không có nhà máy nào công suất >1000MW)

=> Chọn đáp án C

44. Vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là Đông Nam Bộ, chiếm

>50% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước => Chọn đáp án C

45. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở trang 22 Atlat Địa lí Việt Nam, giá trị sản xuất công nghiệp này trong giai đoạn 2000 - 2007 của nước ta tăng gần 135,2 / 49,4

= 2,73 lần

=> Chọn đáp án D

46. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, phát biểu không đúng về công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là Tập trung dày đặc nhất ở đồng bằng sông Cửu Long vì dễ thấy các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tập trung ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng hơn.

=> Chọn đáp án D

47. Nguyên nhân chủ yếu làm cho kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của trường Bắc Mĩ tăng mạnh do Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì. Hoa Kì là 1 trong 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay => Chọn đáp án D

48. Hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ta thuận lợi hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao là nhờ phát triển dịch vụ thủy sản phát triển và mở rộng chế biến thủy sản => Chọn đáp án B

49. Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện ở nước ta là lượng nước phân bố không đều trong năm. Do chế độ nước sông phân hóa thành mùa lũ và mùa cạn nên mùa lũ, sông nhiều nước, các đập thủy điện phải nhiều lần xả lũ để tránh vỡ đập. Mùa cạn, mực nước rất thấp, thiếu nước cho sản xuất điện; nhà máy thủy điện mà giữ nước để sản xuất điện thì ở hạ lưu nông dân lại không có nước cho canh tác nông nghiệp và sinh hoạt.Vì thế mùa cạn đã thiếu nước cho sản xuất điện lại phải chia sẻ nước cho hạ lưu có nước sản xuất => Chọn đáp án D

50. Giao thông đường biển nước ta ngày càng phát triển chủ yếu là do mở rộng buôn bán với các nước. Giao thông đường biển có lợi thế trên các tuyến vận chuyển xa, vì thế việc mở rộng buôn bán với các nước thúc đẩy gtvt biển phát triển => Chọn đáp án B

51. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2007 tăng gấp (1469,3/ 336,1=) 4,37 lần => Chọn đáp án D

52. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 và kiến thức đã học, trung tâm công nghiệp Đà Nẵng và Nha Trang giống nhau ở điểm: Quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng => Chọn đáp án A

53. Đặc điểm không đúng với ngoại thương nước ta là “Thị phần châu Á chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kim ngạch nhập khẩu, phần lớn thị phần châu Âu“ vì thị trường nhập khẩu của nước ta chủ yếu là khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu

=> Chọn đáp án A

54. Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta vì nước ta có % diện tích là đồi núi nên những vùng đồi núi cần có rừng che phủ để đảm bảo cân bằng sinh thái, tránh xói mòn rửa trôi đất đai trên vùng núi dốc, bên cạnh đó, đường bờ biển dài lại có vùng rừng ngập mặn ven biển nên lâm nghiệp xuất hiện ở hầu hết các vùng lãnh thổ ở nước ta từ vùng có đồi núi đến những vùng có biển => Chọn đáp án B

55. Biện pháp quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng nông sản sau thu hoạch của nước ta hiện nay là đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch để vừa nâng cao năng suất, vừa nâng cao chất lượng nông sản

=> Chọn đáp án B

56. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, nhận xét thấy

  • Công nghiệp chế biến lương thực phân bố rộng rãi => A đúng
  • Hải Phòng, Biên Hòa là các trung tâm quy mô lớn => B đúng
  • Các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta có quy mô rất lớn, lớn, vừa, nhỏ

=> C đúng

  • Trung tâm Đà Nẵng có các phân ngành chế biến lương thực, thủy hải sản, rượu bia nước giải khát còn trung tâm Vũng tàu có các phân ngành chế biến thủy hải sản, chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều và đường sữa, bánh kẹo

=> cơ cấu ngành khác nhau

=> D không đúng

=> Phát biểu D không đúng

=> Chọn đáp án D

Chú ý: hỏi phủ định

57. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, sản lượng thủy sản khai thác của Thanh Hóa đạt 60 000 tấn cao hơn sản lượng khai thác thủy sản của Ninh Bình (chỉ 2500 tấn)

=> phát biểu đúng là Khai thác của Thanh Hóa lớn hơn Ninh Bình => Chọn đáp án B

Chú ý: chú giải của các cột sản lượng bên cạnh bản đồ và 1mm chiều cao cột ứng với 5000 tấn

58. Kinh tế trang trại ở nước ta phát triển từ kinh tế hộ gia đình, nhưng từng bước đã đưa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa (sgk Địa lí 12 trang 110)

=> Như vậy, ý nghĩa chủ yếu của kinh tế trang trại đối với nông nghiệp nước ta là từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu thị trường => Chọn đáp án A

59. Giải pháp có tác động chủ yếu đến việc phát triển khai thác dầu khí ở nước ta là tăng cường liên doanh với nước ngoài; do trong khai thác dầu khí, nước ta còn thiếu vốn đầu tư, kĩ thuật thăm dò, khai thác; thiết bị, máy móc phục vụ khai thác còn thiếu

=> cần tăng cường liên doanh, liên kết để được hỗ trợ về các khâu mà ta còn yếu kém => Chọn đáp án C

Chú ý: từ khóa “khai thác dầu khí“ để xác định phạm vi cần đưa ra giải pháp chỉ là khai thác dầu khí chứ không phải toàn bộ ngành dầu khí hay chế biến dầu khí...

60. Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta cho phép khai thác hợp lí hơn sự phong , , , , phú, đa dạng của điều kiện tự nhiên, sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm và nông sản hàng hóa, mặt khác cũng giảm thiểu rủi ro khi thị trường nông sản biến động bất lợi. Còn mục đích „Tập trung phát triển nông sản ở những vùng chuyên canh“ là mục đích của tăng cường chuyên môn hóa sản xuất chứ không phải mục đích của đa dạng hóa nông nghiệp

=> Chọn đáp án C

Mức độ vận dụng cao

1. Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn của sông có tác động tiêu cực như thế nào đến vùng hạ lưu?

  1. Giảm lượng phù sa trong dòng chảy của sông.
  2. Điều tiết dòng chảy, cung cấp nước trong mùa khô.
  3. Gây ra tình trạng mất cân băng sinh thái.
  4. Hạn chế tình trạng lũ lên bất thường.

2. Diện tích gieo trồng lúa nước ta có xu hướng giảm nhẹ trong thời gian gần đây chủ yếu là do

  1. diện tích đất nông nghiệp giảm
  2. chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
  3. tác động của đô thị hóa và công nghiệp hóa
  4. Mở rộng diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm

3. Ý nghĩa lớn nhất của hoạt động xuất khẩu đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta là

  1. thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ.
  2. nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
  3. góp phần vào hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật.
  4. giảm chênh lệch phát triển nông thôn với đô thị.

4. Động lực thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp ở nước ta là do

  1. Nhu cầu của thị trường.
  2. Sự xuất hiện các hình thức sản xuất mới cho nông nghiệp.
  3. Sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
  4. Hoạt động dịch vụ nông nghiệp phát triển.

5. Để phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cần giải quyết những vấn đề nào dưới đây

  1. Giữ vững an ninh vùng biên giới, củng cố khối đoạn kết giữa các dân tộc
  2. Nâng cao đời sống nhân dân, xóa bỏ dần sự cách biệt giữa đông băng và miền núi.
  3. Nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới giao thông, phục hồi và bảo vệ tốt vồn rừng đầu nguồn.
  4. Có kế hoạch bổ sung nguồn lao động đặc biệt là lao động có trình độ kĩ thuật

6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biến nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình phát triển của hoạt động ngoại thương ở nước ta giai đoạn 2000 - 2007?

  1. Cán cân xuất, nhập khẩu có sự thay đổi, nhập siêu ngày càng lớn; các bạn hàng nhập khẩu lớn nhất là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Xingapo.
  2. Kim ngạch xuất - nhập khẩu của nước ta tăng liên tục từ 30,1 tỉ USD năm 2000 lên 111.4 tỉ USD năm 2007; tăng cả kim ngạch xuất khẩu lẫn nhập khẩu.
  3. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là công nghiệp nặng và khoáng sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, nông - lâm, thủy sản; Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng,...
  4. Các quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch buôn bán lớn là khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mĩ, các khu vực còn lại không đáng kể; Các bạn hàng xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kì, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc

7. Khó khăn chủ yếu của mạng lười đường sông nước ta là

  1. Các luồng lạch bị sa bồi và thay đổi thất thường về độ sâu.
  2. Tổng năng lực bốc xếp của các cảng còn thấp.
  3. Các phương tiện vận tải ít được cải tiến,
  4. Trang bị các cảng sông còn nghèo nàn.

8. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở nước ta hiện nay không chứng tỏ điều gì?

  1. Nền kinh tế nước ta đang khai thác tốt mọi tiềm năng của đất nước
  2. Nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  3. Nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo cơ chế thị trường.
  4. Nước ta đang xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, linh động.

9. Ở nước ta khoáng sản có ý nghĩa lớn đối với công nghiệp hiện đại, nhưng chưa được đánh giá đúng trữ lượng là

A. Quặng thiếc và titan B. Quặng sắt và crôm

C. Dầu - khí và than nâu D. Quặng bôxít

10. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết ý nào dưới đây đúng về giá trị của ngành lâm nghiệp nước ta giai đoạn 2000 - 2007?

  1. Giá trị sản xuất tăng thêm khoảng 4512,2 tỉ đồng.
  2. Giá trị sản xuất giảm 0,9%.
  3. Giá trị sản xuất tăng 185,8%.
  4. Giá trị sản xuất tăng 2 lần.

11. Biện pháp quan trọng để giảm tình trạng nhập siêu ở nước ta hiện nay là

  1. tăng cường thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
  2. đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa
  3. giảm nhập khẩu các tư liệu sản xuất.
  4. đánh thuế cao các mặt hàng nhập khẩu.

12. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta có sức cạnh tranh còn thấp?

  1. Chú trọng xuất khẩu nhiều khoáng sản thô.
  2. Công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế.
  3. Thị trường xuất khẩu là các nước Đông Nam Á.
  4. Nguồn hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng.

13. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của nước ta là 32.441 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu là 36.978 triệu USD. Số liệu nào sau đây chưa chính xác?

A. cán cân xuất nhập khẩu là 4.537 USD B. tỉ lệ xuất nhập khẩu là 87,7%

C. nước ta nhập siêu 4.537 triệu USD D. cơ cấu xuất nhập khẩu là 46,7% và 53,3%

14. Giải pháp nào sau đây chủ yếu nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách quốc tế ở nước ta?

A. Nâng cao chất lượng lao động. B. Bảo vệ tài nguyên và môi trường.

C. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch. D. Mở rộng sân bay quốc tế.

15. Ý nghĩa chủ yếu của việc tăng cường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở nước ta là

  1. tạo thêm nhiều việc làm cho số lượng lớn người lao động.
  2. đáp ứng tốt nhu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành và lãnh thổ.
  3. khai thác có hiệu quả sự đa dạng, phong phú của tự nhiên.
  4. tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn và có chất lượng.

16. Yếu tố nào sau đây là chủ yếu thúc đẩy việc phát triển giao thông vận tải biển nước ta hiện nay?

A. Hội nhập toàn cầu sâu, rộng. B. Hoạt động du lịch phát triển

C. Vùng biển rộng, bờ biển dài. D. Nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.

17. Nhân tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng loại hình du lịch ở nước ta hiện nay?

  1. Tài nguyên du lịch và nhu cầu của du khách trong, ngoài nước
  2. Nhu cầu của du khách trong, ngoài nước và điều kiện phục vụ.
  3. Định hướng ưu tiên phát triển du lịch và các nguồn vốn đầu tư.
  4. Lao động làm du lịch và cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng.

18. Khó khăn nào sau đây là chủ yếu đối với nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay?

  1. Dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên diện rộng
  2. Nguồn giống tự nhiên ở một số vùng khan hiếm.
  3. Diện tích mặt nước ngày càng bị thu hẹp nhiều.
  4. Nhiều nơi xâm nhập mặn diễn ra rất nghiêm trọng.

19. Yếu tố nào sau đây tác động chủ yếu đến sự đa dạng của đối tượng thủy sản nuôi trồng ở nước ta hiện nay?

A. Yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm. B. Diện tích mặt nước được mở rộng thêm.

C. Nhu cầu khác nhau của các thị trường D. Điều kiện nuôi khác nhau ở các cơ sở.

20. Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho du lịch biển - đảo nước ta ngày càng phát triển?

  1. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt hơn, nhu cầu du lịch ngày càng tăng.
  2. Có nhiều bãi tăm rộng, phong cảnh đẹp, giao thông thuận lợi.
  3. Khí hậu nhiệt đới, số giờ năng cao, có đảo, quần đảo, bãi biển đẹp.
  4. Dân số đông, lao động trong ngành du lịch dồi dào, đã qua đào tạo.

ĐÁP ÁN

1. A

2. B

3. A

4. A

5. C

6. D

7. A

8. A

9. C

10. A

11. B

12. B

13. A

14. C

15. D

16. A

17. A

18. A

19. C

20. A

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn của sông có tác động tiêu cực đên vùng hạ lưu là làm giảm lượng phù sa trong dòng chảy của sông, gây thiêu hụt phù sa, thiêu hụt bồi tích cung cấp cho hạ lưu, có thể dẫn tới các hiện tượng tiêu cực như đất bạc màu, sạt lở bờ sông.. Nguyên nhân là do khi xây dựng các nhà máy thủy điện ở thượng nguồn của sông, các hồ chứa giữ lại một lượng lớn phù sa, đồng thời lượng dòng chảy giảm cũng làm giảm lượng phù sa vận chuyển về hạ lưu...

=> Chọn đáp án A

2. Diện tích gieo trồng lúa nước ta có xu hướng giảm nhẹ trong thời gian gần đây chủ yếu là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư, đất chuyên dùng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn...

=> Chọn đáp án B

3. Y nghĩa lớn nhất của hoạt động xuất khẩu đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta là thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ. Vì để tạo nguồn hàng xuất khẩu cần phát triển tập trung, đẩy mạnh các ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu, từ đó phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, ngành công nghiệp chế biến và Phân bố lại lao động.

=> Chọn đáp án A

4. Động lực thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và thâm canh trong nông nghiệp ở nước ta là do nhu cầu của thị trường ngày càng lớn, đòi hỏi khối lượng hàng hóa lớn trong khi khả năng mở rộng diện tích hạn chế, vì thế phải tăng cường chuyên môn hóa, thâm canh trong sản xuất nông nghiệp để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cung cấp cho thị trường => Chọn đáp án A

5. Để phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cần giải quyêt tất cả các vấn đề đã cho, trong đó quan trọng nhất là Nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới giao thông, phục hồi và bảo vệ tốt vồn rừng đầu nguồn nhằm phát huy thê mạnh, phát triển kinh tế xã hội, khăc phục hạn chế về tự nhiên do địa hình chia căt, đồng thời do TDMNBB chủ yếu là đồi núi nên cần bảo vệ tốt rừng đầu nguồn giúp giữ đất, điều hòa nước, hạn chế thiên tai ...

=> Chọn đáp án C

6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, nhận xét về tình hình phát triển của hoạt động ngoại thương ở nước ta giai đoạn 2000 - 2007 : Các quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch buôn bán lớn là khu vực châu Á - Thái Bình Dương, EU, Bắc Mĩ, các khu vực còn lại không đáng kể; Các bạn hàng xuất khẩu lớn nhất là Hoa Kì, Nhật Bản, Xingapo, Ôxtrâylia, Trung Quốc

=> đáp án D không đúng vì Xingapo, Ôxtrâylia là những thị trường xuất khẩu lớn hơn so với Đài Loan => Chọn đáp án D

7. Khó khăn chủ yếu của mạng lưới đường sông nước ta là Các luồng lạch bị sa bồi và thay đổi thất thường về độ sâu do nước ta là nước nhiệt đới ẩm gió mùa sông ngòi nhiều phù sa, bồi tụ nhanh ở hạ lưu dẫn đến hiện tượng sa bồi. Nhìn chung, mạng lưới đường sông của nước ta mới được khai thác ở mức độ thấp do hiện tượng sa bồi và sự thay đổi thất thường về độ sâu luồng lạch (sgk nâng cao trang 166)

=> Chọn đáp án A

8. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành kinh tế ở nước ta hiện nay không chứng tỏ Nền kinh tế nước ta đang khai thác tốt mọi tiềm năng của đất nước. Vì thực tế còn nhiều tiềm năng vẫn chưa được khai thác, ví dụ như cơ cấu dân số nước ta đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, nhưng nguồn lao động vẫn chưa tận dụng được triệt để (để mang lại sự phát triển kinh tế vượt bậc) mà tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao. Trong tương lai, khi dân số già hóa, thiếu lao động trong khi tích lũy quốc gia chưa cao => ảnh hưởng tới nhiều vấn đề về kinh tế - an sinh xã hội => Chọn đáp án A

9. Ở nước ta khoảng sản có ý nghĩa lớn đối với công nghiệp hiện đại, nhưng chưa được đánh giá đúng trữ lượng là Dầu - khí và than nâu. Ví dụ, hiện nay than nâu ở bể trầm tích sông Hồng được dự báo là có trữ lượng lớn, có giá trị cao nhưng chưa được đánh giá đúng trữ lượng => Chọn đáp án C

10. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, áp dụng công thức tính tỉ trọng thành phần trong 1 tổng = giá trị thành phần / Tổng *100

=> Giá trị thành phần = tỉ trọng thành phần/100 *Tổng

=> Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2000 = 4,7% * 163313,5 = 7675,7 tỉ đồng Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2007 = 3,6% *338553 = 12187,9 tỉ đồng Nhận xét thấy

Giá trị sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2000-2007:

+ Tăng 12187,9 - 7675,7 = 4512,2 tỉ đồng +Tăng 12187,9 / 7675,7 *100(%) = 158,5 %

=> nhận xét đúng là Giá trị sản xuất tăng thêm khoảng 4512,2 tỉ đồng => Chọn đáp án A

11. Biện pháp quan trọng để giảm tình trạng nhập siêu ở nước ta hiện nay là đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa để có thể cạnh tranh với các sản phẩm từ nước ngoài, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước => Chọn đáp án B

12. Nguyên nhân chủ yếu làm cho một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta có sức cạnh tranh còn thấp là do công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế, vì vậy các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng nông - lâm - thủy sản thô hoặc chỉ qua sơ chế, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế chưa cao. Tỉ trọng hàng chế biến hay tinh chế tương đối thấp và tăng chậm.

=> Chọn đáp án B

13. Áp dụng công thức tính cán cân xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu - giá trị nhập khẩu Tỉ lệ xuất nhập khẩu = giá trị xuất khẩu / giá trị nhập khẩu *100(%) Tỉ trọng xuất (nhập) khẩu = giá trị xuất (nhập) khẩu / Tổng giá trị xuất nhập khẩu *100(%)

=> Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của nước ta là 32.441 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu là 36.978 triệu USD => cán cân xuất nhập khẩu = 32.441 - 36.978 = -4.537 (triệu USD)

=> A sai ; C đúng

Tỉ lệ xuất nhập khẩu = 32.441 / 36.978 *100(%) =87,8%

=> B đúng

Tổng giá trị xuất nhập khẩu = 69.419 (triệu USD) Tỉ trọng xuất khẩu = 32.441 / 69.419 = 46,7% Tỉ trọng nhập khẩu = 36.978 / 69.419 = 53,3%

=> D đúng => Chọn đáp án A

14. Giải pháp chủ yếu nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách quốc tế ở nước ta là đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khách du lịch có thể tham gia nhiều loại hình du lịch, sử dụng nhiều sản phẩm du lịch hơn thì sẽ kéo dài thời gian lưu trú => Chọn đáp án C

15. Ý nghĩa chủ yếu của việc tăng cường chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp ở nước ta là tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn và có chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khó tính của thị trường, nâng cao sức cạnh tranh với sản phẩm nông sản nước ngoài => Chọn đáp án D 16. Yếu tố chủ yếu thúc đẩy việc phát triển giao thông vận tải biển nước ta hiện nay là tăng cường giao lưu, giao thương với các nước trong khu vực và thế giới, hội nhập toàn cầu

=> cần vận chuyển trên tuyến đường dài (đường biển thích hợp vận chuyển trên tuyến đường dài)

=> Chọn đáp án A

Chú ý: Vùng biển rộng, bờ biển dài, Nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió là các điều kiện thuận lợi phát triển giao thông đường biển chứ không phải yếu tố thúc đẩy phát triển giao thông vận tải biển 17. Ngành du lịch nước ta hiện nay chủ yếu phát triển dựa vào tài nguyên du lịch và nhu cầu của khách du lịch, sự đa dạng tài nguyên du lịch và nhu cầu của khách du lịch dẫn tới sự đa dạng

loại hình du lịch; ví dụ: nước ta có những bãi biển đẹp, mùa hè, nhu cầu nghỉ mát, tắm biển tăng cao

=> hình thành loại hình du lịch biển; hoặc nước ta có sự đa dạng về tài nguyên sinh vật, có nhiều khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia... là cơ sở hình thành du lịch sinh thái...

=> Chọn đáp án A

18. Khó khăn chủ yếu đối với nuôi trồng thủy sản ở nước ta hiện nay là dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên diện rộng. Do chưa có các biện pháp xử lí khi có dịch bệnh xảy ra trên tôm, cá nên khi có dịch bệnh thường làm chết hàng loạt các đầm, ao nuôi tôm, cá; gây thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi trồng thủy sản. Hơn nữa, hiện nay do ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước nên thủy sản thường bị nhiễm độc hoặc mắc dịch bệnh trên diện rộng, lây lan nhanh nên rất khó phòng tránh và khắc phục hậu quả => Chọn đáp án A

19. Đối tượng thủy sản nuôi trồng của nước ta hiện nay rất đa dạng từ tôm, cá nước ngọt đến nước lợ và nước mặn, từ các sản phẩm thông thường như cá trê, cá rô phi, tôm ...đến các sản phẩm chuyên xuất khẩu như cá tra, cá basa hoặc các sản phẩm cao cấp như tôm hùm, cua bể...

Nguyên nhân chính dẫn đến sự đa dạng đối tượng thủy sản là do nhu cầu khác nhau của thị trường; thị trường có nhu cầu sản phẩm nào, giá cả ra sao sẽ ảnh hưởng tới việc lựa chọn đối tượng nuôi trồng

=> Chọn đáp án C

20. Du lịch biển - đảo nước ta ngày càng phát triển là do nhu cầu du lịch ngày càng tăng, nhất là những ngày hè nóng bức, du khách có nhu cầu đến những vùng biển - đảo để nghỉ mát. Đồng thời, cơ sở vật chất ngành du lịch như đường xá, phương tiện di chuyển, cơ sở lưu trú, các điểm vui chơi giải trí ngày càng đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu du lịch của du khách

=> thúc đẩy du lịch nói chung và du lịch biển đảo nói riêng ngày càng phát triển => Chọn đáp án A