100 câu trắc nghiệm địa lí công nghiệp theo từng mức độ có đáp án

100 câu trắc nghiệm địa lí công nghiệp theo từng mức độ có đáp án

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa 100 câu trắc nghiệm địa lí công nghiệp theo từng mức độ có đáp án

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP-PHẦN 1

I. NHẬN BIẾT

Câu 1 (NB). Trong cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế nước ta, khu vực kinh tế nhà nước gồm hai thành phần là

A. trung ương và địa phương.

B. trung ương và tập thể.

C. địa phương và tư nhân.

D. địa phương và cá thể.

Câu 2 (NB). Ngành công nghiệp trọng điểm không phải là ngành

A. phụ thuộc chủ yếu vào vốn đầu tư nước ngoài.

B. có thế mạnh để phát triển lâu dài.

C. có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường.

D. có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác.

Câu 3 (NB). Các ngành công nghiệp chuyên môn hóa của tuyến giao thông Hà Nội đi Đáp Cầu - Bắc Giang là

A. vật liệu xây dựng, phân hóa học.

B. cơ khí, khai thác than.

C. phân hóa học, luyện kim.

D. vật liệu xây dựng, khai thác than.

Câu 4 (NB). Ở Bắc Bộ, thủy điện là hướng chuyên môn hóa sản xuất của tuyến giao thông từ Hà Nội đến

A. Hòa Bình - Sơn La.

B. Đáp cầu - Bắc giang.

C. Đông Anh - Thái Nguyên

D. Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa.

Câu 5 (NB). Ở Bắc Bộ, công nghiệp hóa chất và giấy là hướng chuyên môn hóa sản xuất của tuyến giao thông từ Hà Nội đến

A. Việt Trì - Lâm Thao .

B. Đông Anh - Thái Nguyên.

C. Đáp Cầu - Bắc Giang.

D. Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa.

Câu 6 (NB). Trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của Đông Nam Bộ là

A. Tp. Hồ Chí Minh.

B. Biên Hòa.

C. Vũng Tàu.

D. Thủ Dầu Một.

Câu 7 (NB). Ở nước ta, vùng có công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc là

A. miền núi.

B. ven biển.

C. trung du.

D. đồng bằng.

Câu 8 (NB). Ở nước ta, than antraxit tập trung chủ yếu ở

A. Quảng Ninh.

B. Thái Nguyên.

C. Lạng Sơn.

D. Ninh Bình.

Câu 9 (NB). Vùng có tỉ trọng công nghiệp dẫn đầu nước ta là

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Duyên hải miền Trung.

Câu 10 (NB). Vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Duyên hải miền Trung.

Câu 11 (NB). Trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của Duyên hải miền Trung là

A. Đà Nẵng.

B. Quy Nhơn.

C. Nha Trang.

D. Huế.

Câu 12 (NB). Ở nước ta, than nâu tập trung chủ yếu ở

A. đồng bằng sông Hồng.

B. đồng bằng sông Cửu Long.

C. tỉnh Quảng Ninh.

D. tỉnh Thái Nguyên.

Câu 13 (NB). Ở nước ta, than bùn tập trung chủ yếu ở

A. đồng bằng sông Cửu Long.

B. đồng bằng sông Hồng.

C. tỉnh Quảng Ninh.

D. tỉnh Thái Nguyên.

Câu 14 (NB). Ở nước ta, nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí đốt là

A. Phú Mĩ và Cà Mau.

B. Hiệp phước và Na Dương.

C. Thủ Đức và Uông Bí.

D. Hiệp Phước và Thủ Đức.

Câu 15 (NB). Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta không có ngành chế biến

A. gỗ và lâm sản.

B. sản phẩm trồng trọt.

C. sản phẩm chăn nuôi.

D. thủy, hải sản.

Câu 16 (NB). Có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta là hệ thống sông

A. Hồng.

B. Cửu Long.      

C. Đồng Nai.     

D. Cả.

Câu 17 (NB). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết nhà máy thủy điện Thác Mơ thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Bình Phước.

B. Đồng Nai.

C. Đắk Nông.

D. Tây Ninh.

Câu 18 (NB). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công xuất dưới 1000 MW?

A. Na Dương.

B. Phả Lại.

C. Phú Mỹ.

D. Cà Mau.

Câu 19 (NB). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp Vinh không có ngành nào sau đây?

A. Luyện kim màu.

B. Cơ khí.

C. Sản xuất vật liệu xây dựng.

D. Chế biến nông sản.

Câu 20 (NB). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nào sau đây có quy mô rất lớn?

A. Hà Nội.

B. Hải Phòng.

C. Đà Nẵng.

D. Vũng Tàu.

Câu 21 (NB). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy thuỷ điện nào sau đây nằm trên sông Gâm?

A. Tuyên Quang.

B. Sông Hinh.

C. Cửa Đạt.

D. Bản Vẽ.

Câu 22 (NB). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết tỉnh nào sau đây có ngành công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản?

A. Gia Lai.

B. Kon Tum.

C. Đắk Lắk.

D. Lâm Đồng.

Câu 23 (NB). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 0,1% so với cả nước?

A. Kon Tum.

B. Khánh Hoà.

C. Quảng Ninh.

D. Cà Mau.

Câu 24 (NB). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành được phân chia thành mấy nhóm?

A. 3 nhóm.

B. 2 nhóm.

C. 4 nhóm.

D. 5 nhóm.

Câu 25 (NB). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp Đà Nẵng không có ngành chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây?

A. Đường sữa, bánh kẹo.

B. Lương thực.

C. Rượu, bia, nước giải khát.

D. Thuỷ hải sản.

II. THÔNG HIỂU

Câu 26 (TH). Than có chất lượng tốt nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở

A. Quảng Ninh.

B. Thái Nguyên.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 27 (TH). Nguồn nhiên liệu chủ yếu của các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là

A. than.

B. khí đốt.

C. dầu.

D. củi, gỗ.

Câu 28 (TH). Cơ sở nhiên liệu của nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau là

A. khí tự nhiên.

B. than bùn.

C. dầu.

D. than đá.

Câu 29 (TH). Dầu nhập nội là nguồn nhiên liệu chủ yếu của các nhà máy nhiệt điện ở

A. Đông Nam Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Trung du miền Bắc Bộ.

Câu 30 (TH). Khu vực có tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta hiện nay là khu vực

A. có vốn đầu tư nước ngoài.

B. Nhà nước.

C. ngoài nhà nước.

D. kinh tế tập thể.

Câu 31 (TH). Một trong những đặc điểm quan trọng của cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta là đang

A. nổi lên một số ngành trọng điểm.

B. ưu tiên cho các ngành công nghiệp tuyền thống.

C. tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng đòi hỏi nguồn vốn lớn.

D. chú ý phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Câu 32 (TH). Yếu tố đặc biệt quan trọng làm cho các vùng trung du và miền núi của nước ta còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp hiện nay là

A. giao thông vận tải kém phát triển.

B. thiếu tài nguyên khoáng sản.

C. vị trí địa lí không thuận lợi.

D. nguồn lao động có trình độ thấp.

Câu 33 (TH). Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phấn bố ở các tỉnh phía Nam chủ yếu do

A. vị trí xa vùng nhiên liệu.

B. miền Nam không thiếu điện.

C. gây ô nhiễm môi trường.

D. việc xây dựng đòi hỏi vốn lớn.

Câu 34 (TH). Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu ở nước ta phân bố chủ yếu ở

A. các khu công nghiệp tập trung.

B. gần các cảng biển.

C. xa khu dân cư.

D. đầu nguồn các dòng sông.

Câu 35 (TH). Việc phân chia các trung tâm công nghiệp ở nước ta thành trung tâm rất lớn, trung tâm lớn, trung tâm trung bình, trung tâm nhỏ là dựa vào

A. giá trị sản xuất của trung tâm công nghiệp.

B. vị trí địa lí của trung tâm công nghiệp.

C. diện tích của trung tâm công nghiệp.

D. vai trò của trung tâm công nghiệp.

Câu 36 (TH). Công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn do có

A. thị trường tiêu thụ lớn.

B. các vùng nuôi bò sữa lớn.

C. kĩ thuật nuôi bò sữa tốt.

D. nhiều lao động có trình độ.

Câu 37 (TH). Vấn đề cấp bách được đặt ra trong phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay là tình trạng

A. gây ô nhiễm môi trường.

B. mất đất sản xuất nông nghiệp.

C. chênh lệch giàu nghèo.

D. mất các ngành công nghiệp truyền thống.

Câu 38 (TH). Việc mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào hoạt động công nghiệp nhằm

A. phát huy mọi tiềm năng cho việc phát triển sản xuất.

B. đa dạng hóa sản phẩm.

C. giảm bớt sự phụ thuộc vào nền kinh tế Nhà nước.

D. hạn chế thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

III. VẬN DỤNG THẤP

Câu 39 (VD). Đồng bằng sông Cửu Long có ngành công nghiệp xay xát phát triển mạnh chủ yếu do có

A. nhiều nguyên liệu.

B. cơ sở hạ tầng phát triển.

C. thị trường lớn.

D. truyền thống lâu đời.

Câu 40 (VD). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nào sau đây có cơ cấu ngành đa dạng nhất?

A. Hải Phòng, Cần Thơ.

B. Vinh, Sơn La.

C. Huế, Quảng Ngãi

D. Quy Nhơn, Phan Thiết.

Câu 41 (VD). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết các trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?

A. Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.

B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà.

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Cần Thơ.

D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Cần Thơ.

Câu 42 (VD). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp nào sau đây có quy mô lớn nhất?

A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. Đà Nẵng. D. Vũng Tàu.

Câu 43 (VD). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp nào sau đây của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không có ngành cơ khí?

A. Quảng Ngãi. B. Đà Nẵng. C. Nha Trang. D. Quy Nhơn.

Câu 44 (VD). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trung tâm công nghiệp nào sau đây nằm ở Đông Nam Bộ?

A. Biên Hoà. B. Đà Nẵng. C. Nha Trang. D. Cần Thơ.

Câu 45 (VD). Cho biểu đồ:

SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 1995 - 2014

Theo biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng than, dầu thô, điện của nước ta, giai đoạn 1995 - 2014?

A. Dầu thô tăng nhanh hơn than.

B. Than tăng chậm hơn điện.

C. Điện tăng liên tục và nhanh nhất.

D. Dầu thô tăng không liên tục.

Câu 46 (VD). Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ KHÍ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2000 - 2015

Năm

2000

2005

2010

2015

Dầu thô (nghìn tấn)

16 291

18 519

15 014

18 746

Khí tự nhiên (triệu m3)

1 596

6 440

9 402

10 660

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Theo bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng dầu thô và khí tự nhiên của nước ta, giai đoạn 2000 - 2015?

A. Sản lượng dầu thô tăng gấp 1,15 lần.

B. Khí tự nhiên luôn nhỏ hơn dầu thô.

C. Khí tự nhiên tăng chậm hơn dầu thô.

D. Dầu thô và khí tự nhiên luôn tăng.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 47 (VDC). Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ KHÍ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2000 - 2015

Năm

2000

2005

2010

2015

Dầu thô (nghìn tấn)

16 291

18 519

15 014

18 746

Khí tự nhiên (triệu m3)

1 596

6 440

9 402

10 660

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Theo bảng số liệu, để thể hiện sản lượng dầu thô và khí tự nhiên của nước ta giai đoạn 2000 - 2015, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Kết hợp.

B. Đường.

C. Tròn.

D. Miền.

Câu 48 (VDC). Khó khăn lớn nhất của việc phát triển thuỷ điện của nước ta là

A. sự phân mùa trong chế độ nước của sông ngòi.

B. sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điện thấp.

C. miền núi và trung du cơ sở hạ tầng còn yếu.

D. sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ.

Câu 49 (VDC). Thế mạnh quan trọng nhất của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là

A. nguyên liệu tại chỗ phong phú.

B. cơ sở hạ tầng thuận lợi.

C. nguồn lao động dồi dào.

D. thị trường tiêu thụ trong nước lớn.

Câu 50 (VDC). Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG GẠCH NUNG, NGÓI NUNG VÀ XI MĂNG NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 - 2015

Năm

Sản phẩm

1995

2000

2005

2010

2015

Gạch nung (triệu viên)

6.892,0

9.087,0

16.530,0

20.196,0

18.451,0

Ngói nung (triệu viên)

561,0

366,2

526,6

587,4

517,2

Xi măng (nghìn tấn)

5.828,0

13.298,0

30.808,0

55.801,0

67.645,0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng của sản lượng gạch nung, ngói nung và xi măng giai đoạn 1995 - 2015, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Đường.

B. Kết hợp.

C. Tròn.

D. Miền.

ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP-PHẦN 2

Câu 1 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp Vinh thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Thanh Hóa. B. Nghệ An. C. Quảng Bình. D. Quảng Trị.

Câu 2 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp Cẩm Phả thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Lạng Sơn. B. Bắc Giang. C. Bắc Ninh. D. Quảng Ninh.

Câu 3 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp Bỉm Sơn thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Ninh Bình. B. Nam Định. C. Thanh Hóa. D. Nghệ An.

Câu 4 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp Quy Nhơn thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Quảng Nam. B. Quảng Ngãi. C. Bình Định. D. Khánh Hòa.

Câu 5 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có giá trị sản xuất lớn nhất?

A. Việt Trì. B. Phúc Yên. C. Hải Phòng. D. Hà Nội.

Câu 6 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trong số những trung tâm công nghiệp dưới đây trung tâm nào có giá trị sản xuất nhỏ nhất?

A. Cần Thơ. B. Biên Hòa. C. Sóc Trăng. D. Thủ Dầu Một.

Câu 7 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có cơ cấu ngành đa dạng nhất nhất?

A. Việt Trì. B. Phúc Yên. C. Hải Phòng. D. Thái Nguyên.

Câu 8 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có số lượng ngành ít nhất?

A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. Biên Hòa. D. Nha Trang.

Câu 9 (NB): Khu công nghiệp tập trung của nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

A. Ranh giới xác định. B. Có dân cư sinh sống.

C. Do Chính phủ thành lập. D. Chuyên sản xuất công nghiệp.

Câu 10 (NB): Khu công nghiệp tập trung của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng nào sau đây?

A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 11 (NB): Các điểm công nghiệp đơn lẻ của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Tây Nguyên. B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Bắc Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 12 (NB): Công nghiệp khai thác dầu khí của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đông Nam Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 13 (NB): Công nghiệp khai thác than của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải nam Trung Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 14 (NB): Công nghiệp chế biến cà phê phân bố chủ yếu ở các khu vực nào sau đây?

A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ.

C. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 15 (NB): Công nghiệp chế biến thủy hải sản của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Đông Nam Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 16 (NB): Vùng nào sau đây ở nước ta có ngành công nghiệp chậm phát triển nhất?

A. Tây Nguyên. C. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 17 (NB): Vùng nào sau đây của nước ta có ngành công nghiệp phát triển nhất?

A. Bắc Trung Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 18 (NB): Vùng tập trung than nâu với quy mô lớn ở nước ta là

A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đông Nam Bộ.

Câu 19 (NB): Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào sau đây?

A. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. B. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác.

C. Tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp. D. Giảm tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp.

Câu 20 (TH): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh quy mô giá trị sản xuất công nghiệp của một số trung tâm?

A. Việt Trì nhỏ hơn Hạ Long. B. Hà Nội lớn hơn Hải Phòng.

C. Bỉm Sơn nhỏ hơn Hạ Long. D. Quảng Ngãi lớn hơn Đà Nẵng.

Câu 21 (TH): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết phát biểu nào sau đây đúng khi so sánh quy mô giá trị sản xuất công nghiệp của một số trung tâm?

A. Biên Hòa nhỏ hơn Mỹ Tho. B. Vũng Tàu nhỏ hơn Cà Mau.

C. Vũng Tàu lớn hơn Cần Thơ. D. Quy Nhơn lớn hơn Nha Trang.

Câu 22 (TH): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết phát biểu nào sau đây đúng khi so sánh quy mô giá trị sản xuất công nghiệp của một số trung tâm?

A. Rạch Giá lớn hơn Cà Mau. B. Hạ Long nhỏ hơn Nam Định.

C. Hải Phòng nhỏ hơn Phúc Yên. D. Thủ Dầu Một lớn hơn Nha Trang.

Câu 23 (TH): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết phát biểu nào sau đây đúng khi so sánh số lượng ngành công nghiệp của một số trung tâm?

A. Cần Thơ ít hơn Cà Mau. B. Quảng Ngãi nhiều hơn Quy Nhơn.

C. Biên Hòa ít hơn Đà Nẵng. D. Vĩnh Phúc nhiều hơn Thanh Hóa.

Câu 24 (TH): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh số lượng ngành công nghiệp của một số trung tâm?

A. Cà Mau nhiều hơn Sóc Trăng. B. Phúc Yên nhiều hơn Thanh Hóa.

C. Đà Nẵng nhiều hơn Nha Trang. D. Vũng Tàu nhiều hơn TP Hồ Chí Minh.

Câu 25 (NB): Cơ cấu sản xuất công nghiệp của nước ta không chuyển dịch theo hướng nào sau đây?

A. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến. B. Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác.

C. Tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng thấp. D. Tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp.

Câu 26 (TH): Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta phát triển dựa vào điều kiện thuận lợi chủ yếu nào sau đây?

A. Nguồn vốn đầu tư lớn. B. Cơ sở hạ tầng phục đồng bộ.

C. Nguồn lao động có trình độ cao. D. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú.

Câu 27 (TH): Ngành công nghiệp nào sau đây của nước ta cần phải đầu tư phát triển đi trước một bước so với các ngành khác?

A. Công nghiệp điện tử. B. Công nghiệp điện lực.

C. Công nghiệp hoá chất. D. Công nghiệp thực phẩm.

Câu 28 (TH): Công nghiệp ở trung du và miền núi nước ta còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển là do

A. vị trí địa lí không thuận lợi. B. nghèo tài nguyên khoáng sản.

C. thiếu lao động có tay nghề. D. điều kiện phát triển thiếu đồng bộ.

Câu 29 (TH): Biểu hiện nào dưới đây cho thấy công nghiệp năng lượng là ngành trọng điểm ở nước ta?

A. Cơ cấu sản lượng điện có thay đổi nhanh chóng.

B. Phát triển dựa trên thế mạnh vô tận về tài nguyên.

C. Các nguồn năng lượng sạch đang được phát triển.

D. Chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp.

Câu 30 (TH): Hoạt động của các nhà máy thủy điện nước ta gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây?

A. Sông ngòi ngắn và dốc. B. Cơ sở hạ tầng yếu kém.

C. Sự phân mùa của khí hậu. D. Thiếu lao động kĩ thuật.

Câu 31 (TH): Công nghiệp trọng điểm ở nước ta không phải là ngành

A. có thế mạnh lâu dài. B. dựa hoàn toàn vào vốn nước ngoài.

C. có hiệu quả kinh tế cao. D. tác động mạnh đến các ngành khác.

Câu 32 (TH): Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

B. Thích nghi với thay đổi của thị trường khu vực.

C. Phù hợp với xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa.

D. Thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp.

Câu 33 (TH): Phát biểu nào sau đây không đúng với phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện ngành công nghiệp nước ta?

A. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.

B. Đầu tư theo chiều sâu và đổi mới trang thiết bị.

C. Đẩy mạnh một số ngành công nghiệp trọng điểm.

D. Chỉ điều chỉnh một số ngành theo nhu cầu thị trường.

Câu 34 (TH): Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Các trung tâm lớn nhất phân bố tập trung ở ven biển.

B. Các trung tâm lớn phân bố chủ yếu ở rìa đồng bằng.

C. Nhiều trung tâm có giá trị sản lượng cao nhất cả nước.

D. Mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.

Câu 35 (TH): Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho mức độ tập trung công nghiệp hạn chế ở khu vực trung du, miền núi nước ta?

A. Sự phân hóa tài nguyên thiên nhiên. B. Hạ tầng giao thông vận tải hạn chế.

C. Vị trí địa lí không có nhiều thuận lợi. D. Thiếu lao động có trình độ kĩ thuật.

Câu 36 (TH): Vùng nào sau đây có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta?

A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 37 (TH): Phát biểu nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho sản xuất điện trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?

A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

B. Mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

C. Tác động mạnh mẽ đến các ngành khác.

D. Vai trò chủ lực trong xuất khẩu hàng hoá.

Câu 38 (TH): Phát biểu nào sau đây đúng với ngành dầu khí nước ta?

A. Tập trung ở thềm lục địa phía Bắc. B. Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa tiến bộ.

C. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước. D. Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 39 (TH): Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay là

A. nhiệt điện và điện gió. B. thủy điện và điện Mặt Trời.

C. nhiệt điện và thủy điện. D. nhiệt điện và điện Mặt Trời.

Câu 40 (TH): Phát biểu nào sau đây không đúng với thủy điện của nước ta?

A. Tiềm năng thủy điện nước ta rất lớn.

B. Phân bố tập trung ở sông suối miền núi.

C. Tây Nguyên có nhiều bậc thang thủy điện.

D. Thủy điện không làm thay đổi môi trường.

Câu 41 (TH): Hoạt động nào sau đây không thuộc công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của nước ta?

A. Chế biến sản phẩm chăn nuôi. B. Chế biến thủy, hải sản.

C. Chế biến sản phẩm trồng trọt. D. Khai thác gỗ và lâm sản.

Câu 42 (TH): Công nghiệp chế biến chè của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên.

B. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Câu 43 (VD): Sử dụng than trong sản xuất nhiệt điện ở nước ta gây ra vấn đề môi trường chủ yếu nào sau đây?

A. Cạn kiệt khoáng sản. B. Ô nhiễm không khí.

C. Phá hủy tầng đất mặt. D. Ô nhiễm nguồn nước.

Câu 44 (VD): Cho biểu đồ:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây của nước ta?

A. Khối lượng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu.

B. Tốc độ tăng trưởng dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu.

C. Giá trị dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta.

D. Cơ cấu dầu thô khai thác, dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta.

Câu 45 (VD): Cho biểu đồ:

CƠ CẤU SẢN LƯỢNG ĐƯỜNG KÍNH PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

CỦA NƯỚC TA, NĂM 2010 VÀ 2016 (%)

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu sản lượng đường kính phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2016 so với 2010?

A. Nhà nước giảm, ngoài Nhà nước tăng.

B. Nhà nước và ngoài Nhà nước đều tăng.

C. Đầu tư nước ngoài giảm, ngoài Nhà nước tăng.

D. Đầu tư nước ngoài và Nhà nước đều giảm.

Câu 46 (VD): Cho biểu đồ:

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2006 - 2015

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta, giai đoạn 2006 – 2015?

A. Than sạch và dầu thô khai thác đều giảm.

B. Điện phát ra và dầu thô khai thác đều tăng.

C. Dầu thô khai thác giảm, điện phát ra tăng.

D. Điện phát ra giảm, dầu thô khai thác tăng.

Câu 47 (VD): Cho bảng số liệu:

MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010-2016

(Đơn vị: nghìn cái)

Năm

2010

2014

2015

2016

Máy in

23 519,2

27465,8

25820,1

25847,6

Điện thoại cố định

9405,7

5439,5

5868,1

5654,4

Ti vi lắp ráp

2800,3

3425,9

5512,4

10838,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta, giai đoạn 2010 – 2016?

A. Máy in giảm, điện thoại cố định tăng.

B. Ti vi lắp ráp tăng nhanh hơn máy in.

C. Điện thoại cố định tăng, ti vi lắp ráp giảm.

D. Điện thoại cố định tăng nhanh hơn máy in.

Câu 48 (VDC): Cho bảng số liệu:

MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010-2016

Năm

2010

2014

2015

2016

Vải (triệu m2)

1 176,9

1 346,5

1 525,6

1 700,7

Giày, dép da (triệu đôi)

192,2

246,5

253,0

257,6

Giấy bìa (nghìn tấn)

1 536,8

1 349,4

1 495,6

1 614,4

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta giai đoạn 2010 – 2016 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Cột. B. Đường. C. Miền. D. Kết hợp.

Câu 49 (VDC): Cho bảng số liệu:

MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010-2016

Năm

2010

2014

2015

2016

Vải (triệu m2)

1 176,9

1 346,5

1 525,6

1 700,7

Giày, dép da (triệu đôi)

192,2

246,5

253,0

257,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)

Để thể hiện sản lượng vải, giày và dép da của nước ta giai đoạn 2010 – 2016 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Tròn. B. Đường. C. Miền. D. Kết hợp.

Câu 50 (VDC): Nhân tố nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho các đô thị đặc biệt của nước ta có công nghiệp chế biến sữa phát triển mạnh?

A. Lao động có kĩ thuật cao. B. Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.

C. Giao thông vận tải phát triển. D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.